You are on page 1of 1

Bước 1: Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi đóng gói

- Nhân viên kho phụ trách giao hàng kiểm tra tình trạng sản phẩm (sản phẩm đúng mã,
hoạt động tốt, không bể/móp/méo, đủ bộ phận/sách hướng dẫn/phiếu bảo hành của
hãng). Trường hợp không còn sản phẩm nguyên vẹn tại kho, nhân viên báo lại cho điều
phối viên để chuyển đơn cho cửa hàng khác. Đồng thời, điều phối viên báo lại ngày, giờ
giao hàng với khách hàng (nếu có thay đổi).

- Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, thiết bị cần thiết như giấy gói/bao bì, kéo, kim bấm, băng
keo, tem, nhãn dán,… đảm bảo đúng và đủ số lượng hàng hóa phụ trách đóng

Bước 2: Đóng gói sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn

- Thực hiện đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo bao bì đẹp, gọn gàng

- Đối với những đồ dễ vỡ, dễ hư hỏng khi xảy ra va chạm cần bọc trong túi chống sốc hoặc
cố định bằng ghim, chun mềm trước khi niêm phong.

- Dán ghi chú “hàng dễ vỡ” hoặc những nội dung cần lưu ý nếu có - Dán thông tin người
nhận, phiếu giao / nhận nếu đóng gói để ship cho khách

- Sản phẩm được đóng gói kèm các bộ phận và hộp của hãng

- Ngoại trừ các mặt hàng cồng kềnh, các mặt hàng khác đều được gói thêm túi xốp có nhãn
Điện Máy Xanh bên ngoài.

- Đối với những sản phẩm là hàng điện tử mà đã qua sử dụng, không còn giữ được nguyên
hộp ta phải bọc sản phẩm bằng những túi nilong tránh thấm nước hay những vật liệu mềm
để chống va chạm dẫn đến vỡ. Ngoài ra còn cần đóng gói sản phẩm trong thùng xốp chắc
chắn và được lấp đầy khoảng trống bên trong thùng nhằm đảm bảo độ an toàn cho hàng
hoá.

Bước 3: Phân loại và phân loại hàng hóa

– Kiểm tra để phân loại từng mặt hàng, đảm bảo không có sự nhầm lẫn giữa mặt hàng này
với mặt hàng khác, đơn hàng này với đơn hàng khác

– Tổng hợp hàng hóa cho từng đơn hàng có sẵn

– Sắp xếp hàng hóa đóng gói gọn gàng, khoa học để dễ tìm, dễ mang đi.

– Tiến hành dỡ hàng và đóng gói lại nếu hàng hóa không đạt yêu cầu (bao bì rách, bẩn,
đóng gói không kín để lộ hàng, không bọc hàng dễ vỡ bằng giấy…)

You might also like