You are on page 1of 24

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG

NGÀY NHÀ GIÁO


VIỆT NAM 20 - 11
Những câu thơ, những
câu ca dao nói về tình
yêu làng quê, yêu quê
hương đất nước
Làng tôi sau lũy tre mờ xa
Tình quê yêu thương những nếp nhà
Làng tôi yên ấm bao ngày qua
Những chiều đàn em vui hòa ca.
Lời bài hát "Làng tôi" của Hồ Bắc.
Làng tôi xanh bóng tre,
từng tiếng chuông ban chiều,
tiếng chuông nhà thờ rung...
Lời bài hát "Làng tôi" của Văn Cao.
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Ca dao
Giếng làng Chùa vừa trong vừa mát
Đường làng Chùa lắm cát dễ đi
Ca dao
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Quê Hương - Tế Hanh.
• Nhà văn Kim Lân tên thật Nguyễn
Văn Tài sinh (1920- 2007).
• Quê: Từ Sơn, Bắc Ninh.
• Nhà văn có sở trường về truyện
ngắn.
• Ngoài hoạt động sáng tác, nhà văn
Kim Lân còn tham gia sân khấu và
điện ảnh, đóng kịch, đóng phim
• Am hiểu và gắn bó với nông thôn và
người nông dân.
• Năm 2001, Kim Lân được trao tặng
“ Giải thưởng Nhà nước về VHNT”.
Kim Lân trong vai Thống Lý Pá Tra,
trong phim Vợ Chồng A Phủ.
Kim Lân trong vai Lão Hạc, trong
phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy.
Kim Lân trong vai Lí Cựu, trong
phim Chị Dậu.
Kim Lân trong vai Lão Pẩu,
trong phim Con Vá
Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân viết và đăng lần
đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
TÁC PHẨM
Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân viết và đăng lần
đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thời kì này người dân nghe theo chính sách của chính phủ:
kêu gọi nhân dân ở các đô thị đi tản cư ra các vùng tự do;
những người dân ở vùng địch tạm chiếm thì đi lên vùng chiến
khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài trên phạm vi cả
nước.
Đoạn 1 Từ đầu…đến… “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”

Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

Đoạn 2 Tiếp…đến…”cũng vơi được đi đôi phần”

Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

Đoạn 3 Còn lại


Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được
cải chính.
TÓM TẮT
Ông Hai ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi
chiến đấu giữ làng: nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng
vợ con rời bỏ làng chợ Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư,
ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng với bà con trên đó.
Bỗng một hôm, ông nghe tin cả làng chợ Dầu của ông theo giặc
Pháp làm Việt gian. Ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Khi tin
đồn được cải chính làng ông là làng kháng chiến. Ông vô cùng
sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
‒ Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây vất vả quá!
‒ Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
‒ Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này
nhiều.
‒ Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: "Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày
cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để".
‒ Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
‒ Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.
Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
‒ Nó… Nó vào Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
‒ Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng
làm với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ
ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man
suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại
muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ
hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong
chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao
ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CỦNG CỐ

"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó
cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng
ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
‒ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi
làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế
này."
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CỦNG CỐ
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng
là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng
hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai
tay lại và rít lên:
‒ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái
giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này."
Tình huống cơ bản của truyện và ý nghĩa của tình huống truyện là
gì? Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật ông
Hai? Theo em tình huống truyện nào trong truyện "Làng" đã khiến
ông Hai có tâm trạng như vậy?
ĐÁP ÁN
Tình huống cơ bản của truyện: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu
theo giặc.
‒ Ý nghĩa của tình huống: Bộc lộ tình yêu Làng, yêu nước của
ông Hai.
‒ Tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên: đau đớn, tủi hổ.
‒ Tình huống dẫn đến tâm trạng ông Hai: Khi ông Hai nghe tin
làng chợ Dầu theo giặc từ miệng một người phụ nữ tản cư.

You might also like