You are on page 1of 6

1.

Khái niệm tội phạm


Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Tội
phạm được quy định như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong
Bộ luật này, tội phạm được phân thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng… căn cứ vào
mức độ cùa từng hành vi phạm tội mà pháp luật sẽ cân đo đong đếm và áp dụng những
hình phạt hợp lí cho từng loại tội phạm
Đối vs loiaj Tội phạm ít nghiêm trọng, đây là loại tội phạm gây nguy hại không
lớn cho xã hội nên mức phạt cao nhất cho loại tội phạm này là khoảng ba năm
tù; tội phạm nghiêm trọng thì mức cao nhất của khung hình phạt là đến bảy năm
tù; 15 năm tù là mức hình phạt cao nhất cho loại tôi phạm rất nghiêm trọng; tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
 Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã
hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác.
(tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, nghĩa là
những người phải đạt độ tuổi nhất định do nhà nước quy định. Tuổi chịu trashc
nhiệm hình sự là bắt đầu từ 14 tuổi trở lên. 16 tuổi là tuổi phải chịu mọi trashc
nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật. và tội phạm phải thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, là phải có lỗi : Lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp hoặc vô ý do quá tự tin,
hoặc vô ý do cẩu thả.
2.Dấu hiệu của tội phạm
Những dấu hiệu đó là những kiến thức cơ bản, kiến thức nền để trên cơ sở đó chúng ta có
thể xác định những cá nhân, tổ chức,… có vi phạm pháp luật hay ko? Tuy nhiên, vi phạm
pháp luật nào? VPPL hành chính, hình sự, dân sự… thì phải thỏa mãn các dấu hiệu của
từng văn bản pháp luật đó.
Trước khi đi vào các dấu hiệu cơ bản, thì chúng ta phải thống nhất với nhau trước 1 điều
rằng:
Tội phạm trước hết phải là một hành vi, vì:
+ chỉ có hành vi của con người mới có thể tác động vào thế giới khách quan
+ chỉ có hành vi mới có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
Nghĩa là sao? Nghĩa là tội phạm chỉ được quy kết khi ng đó hoặc cá nhân tổ chức đó thực
hiện ra ngoài bằng hành vi, ( hành vi có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không
hành động). những ng có suy nghĩ tiêu cực, xấu xa thì cũng ko đc coi là phạm tội khi
chưa thực hiện những hành vi đó.
4 dấu hiệu cơ bản của tội phạm :

*ppt tương tự như này : ( tính nguy hiểm và tính co lỗi thuộc những dấu hiệu về nội
dung…. Còn 2 tính còn lại là thuộc dấu hiệu về hình thức.)

Đi chi tiết vào từng dấu hiệu:


2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội
*Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm:
- Nguy hiểm cho xã hội nghĩa là ng có hành vi đó phải có lỗi .
-Tính nguy hiểm cho xã hội có tính khách quan
-Gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình Sự
bảo vệ.
-Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội, ta có thể :
+ phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi phạm tội và các hành vi vi phạm khác.
(Ví dụ: đánh nhau nhưng gây thương tích dưới 11% thì ko bị xử lí hình sự mà bị xử lí
hành chính)
+ biết được mức độ nguy hiểm ít hay nhiều của hành vi phạm tội.
( Để có thể cân nhắc, xem xét áp dụng các hình phạt cho phù hợp)
+ giúp cá thể hóa hình phạt
Slide tương tự :

Slide thứ 2:
Những tình tiết làm căn cứ nhận thức, đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi:
- Tính chất mức độ lỗi ( lỗi thì có lỗi vô ý hoặc cố ý, : Lỗi cố ý trực tiếp, cố ý
gián tiếp hoặc vô ý do quá tự tin, hoặc vô ý do cẩu thả. Lỗi cố ý thì mức
độ hình phạt sẽ nặng hơn lỗi vô ý)
- Hoàn cảnh trính trị - xã hội , nơi và khi phạm tội xãy ra
- Động cơ, mục đích của người phạm tội
- Tính chất của hành vi khách quan :Phương pháp, thủ đoạn,..
- Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ xã hội.
- Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại
- Nhân thân của người phạm tội (Công an biết luật thì sẽ bị nặng hơn ng ko biết
luật,…)
2.2.Tính có lỗi
Lỗi là gì?
-Lỗi là trạng thái tâm lý của con người với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ
thực hiện hoặc với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
(do đó khi 1 cá nhân nào thực hiện hành vi trái pháp luật thì phải có lỗi, và khi có
lỗi thì chúng ta cần phải xem xét rằng là họ có khả năng nhận thức về hành vi và
hậu quả của mình gây ra có nguy hiểm hay ko) và đc thể hiện ở 2 dạng là lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý.
- Xử sự của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và
chủ quan. Do đó, trong tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi bao giờ cũng bao
hàm tính có lỗi
- Bản chất của lỗi thể hiện ở chỗ chr thể đã tự mình lựa chọn quyết định thực hiện
trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một cách xử sự khác phù hợp vói lợi ích của
xã hội.
- Căn cứ vào lỗi, có thể thấy:
+Luật hình sự VN ko chấp nhận việc quy tội khách quan
+Mục đích của việc áp dụng hình phạt

You might also like