You are on page 1of 1

NGỮ VĂN 10

Tuần 2 (Từ 23/8-28/8)


Kính nhờ quí thầy/ cô quản nhiệm nhắc các em :
* Đọc bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
* Làm bài tập Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (trang 20, 21)
* Ghi bài học vào vở

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG


1. Tính truyền miệng
- VHDG tồn tại và phát triển bằng phương thức truyền miệng.
- Nhờ truyền miệng, VHDG có thể nói, kể, hát, diễn…-> tạo nên quá trình diễn xướng phong phú.
2. Tính tập thể
- Quá trình sáng tác tập thể : một người sáng tác, tác phẩm hình thành ; người khác tiếp nhận, sửa
chữa, lưu truyền ; tác phẩm hoàn thiện về nội dung, nghệ thuật.
- Tác phẩm VHDG trở thành tài sản chung của tập thể.
-> Tính tập thể và tính truyền miệng thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt
cộng đồng.
II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VHDG VIỆT NAM
Có 12 thể loại -> phong phú, đặc sắc (SGK)
III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Giá trị nhận thức
- VHDG chứa đựng tri thức ở nhiều lĩnh vực : tự nhiên, xã hội, con người -> kinh nghiệm của ông
cha.
- Tri thức dân gian được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật dễ hiểu, sinh động.
2. Giá trị giáo dục
- VHDG giáo dục con người tình yêu thương, tinh thần đấu tranh, niềm tin vào chính nghĩa…
- VHDG hình thành phẩm chất tốt đẹp : vị tha, cần kiệm, khiêm tốn…
3. Giá trị thẩm mĩ
- VHDG được chắt lọc, mài giũa qua thời gian, trở thành những mẫu mực về nghệ thuật
- VHDG phong phú, đa dạng
-> lay động, say đắm lòng người.
=> VHDG là nền tảng hình thành, cùng song song phát triển với VH viết, tạo cho nền VHVN
phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(TT)


(Các em làm bài tập trang 1, 2, 3 trang 20, 21)

You might also like