You are on page 1of 6

Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong bài Ôn tập”

Chuyên đề
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRONG BÀI “ÔN TẬP”
*********

I. Đặt vấn đề:


Như chúng ta đã biết, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang trong đà
phát triển, đất nước đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường.
Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) giai đoạn hiện nay. Ngay từ
những bậc học đầu tiên, chúng ta cần phải trang bị cho các em có những kiến thức cơ
bản của tự nhiên và của xã hội. Việc chiếm lĩnh tri thức không chỉ trong những giờ
cung cấp kiến thức mới mà còn có trong những giờ ôn tập. Ôn tập giúp học sinh củng
cố, khắc sâu kiến thức mới và rèn cho các em những kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc
sống.
Thấy được tầm quan trọng của những giờ ôn tập, chúng tôi đã cùng nhau xây
dựng chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong tiết ôn tập” nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của giáo dục.

II. Giải quyết vấn đề:


Nói đến việc đổi mới PPDH, việc đầu tiên cần phải hiểu thế nào đổi mới PPDH?
Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, phương tiện và hình
thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các ưu điểm của phương pháp
cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của người học.
Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để hcọ sinh pahỉ
thực sự tích cực, chủ động, tự giác, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh
hội tri thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Qua việc định nghĩa về đổi mới PPDH, mỗi giáo viên cần phải hiểu rằng đổi
mới PPDH ở đây không phải là sự thay thế cá phương páhp quen thuộc bằng những
phương pháp mới lạ. Thực chất chúng ta phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến
hành các PPDH và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những hoàn cảnh và tình
huống khác nhau để những PPDH có tác động tích cực ddeens người học.
Khi đã hiểu thế nào làđổi mới PPDH, người giáo viên cần phải nắm được mục
tiêu của một giờ ôn tập là gì?

Tổ chuyên môn 4 + 5
3
Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong bài Ôn tập”

1. Mục tiêu của giờ ôn tập


- Ôn tập, củng cố các kiến thức học sinh đã được tiếp cận ở tiết học trước hoặc
các tiết trước đó.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

2. Số lượng giờ ôn tập trong chương trình lớp 4


- Môn Toán: 70 tiết (gồm các tiết luyện tập và luyện tập chung)
- Môn Tiếng Việt: 28 tiết
- Môn Khoa học: 10 tiết
- Môn Lịch sử và Địa lí: 6 tiết (gộp cả hai phân môn Lịch sử và phân môn Địa
lí)
- Môn Đạo đức: 4 tiết (đây chính là các giờ thực hành kĩ năng)
- Môn Kĩ thuật: 70 tiết (chính là những tiết thực hành)

3. Giải pháp để đổi mới PPDH


Để đổi mới PPDH đạt kết quả cao cần có một số điều kiện sau:
a. Về giáo viên:
- Cần thay đổi nhận thức về dạy học, phân biệt được sự khác nhau giữa việc dạy
học tích cực với dạy học thụ động; nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết
của việc dạy học tích cực, sẵn sàng đổi mới PPDH, có ý thức trong việc vận dụng
PPDH tích cực vào thực tiễn dạy học.
- Người giáo viên phải nắm vững về chuyên môn, tức là nắm vững được nội
dung, mục tiêu của từng tiết dạy, môn dạy. Trong điều kiện hiện nay, mỗi giáo viên
cần phải tự học để bổ sung những mảng kiến thức mà mình còn thiếu.
b. Về học sinh:
- Cần có đủ sách giáo khoa và các phương tiện học tập cho từng môn học.

4. Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng trong các tiết ôn tập
a. Phương pháp dạy học theo nhóm:
Việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là quan trọng. Nó giúp học sinh có
nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá lí tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết. Học sinh
có cơ hội để học hỏi bạn bè, phát huy vai trò trách nhiệm.
Dạy học hợp tác theo nhóm bao gồm những bước sau;
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn các nhóm làm việc.
- Làm việc theo nhóm từng học sinh (làm việc đọc lập từng học sinh), tập hợp
kết quả làm việc của từng học sinh để thành sản phẩm chung của nhóm.
- Làm việc chung cả lớp:
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
+ Các nhóm bổ sung, góp ý
+ Giáo viên kết luận

Tổ chuyên môn 4 + 5
4
Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong bài Ôn tập”

b. Phương pháp trò chơi học tập:


- Là phương pháp lấy các trò chơi có nội dung gắn với hoạt động hcọ tập của
học sinh.
Trò chơi học tập làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, học sinh thấy
vui, nhanh nhẹn, cởi mở và tiếp thu tự giác, tích cực hơn.
- Cách tổ chức trò chơi học tập:
+ Giới thiệu tên trò chơi
+ Cho học sinh chơi thử
+ Chơi thật
+ Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người chơi
+ Kết thúc: Học sinh nêu những gì các em đã hcọ được qua trò chơi
- Một số điểm cần lưu ý:
+ Nếu giáo viên tổ chức trò chơi không tốt sễ khó kiểm soát, dễcháy giáo án
+ Một số trò chơi có thể làm hcọ sinh quá hưng phấnvà có thể ảnh hưởng đến
những môn khác.
c. Phương pháp đàm thoại:
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi tạo thành một chuỗi kiến thức. Học sinh trả lời
các câu hỏi đó giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học theo trình tự lôgic.
- Khi đưa ra hệ thống câu hỏi, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
+ Câu hỏi đưa ra không khó hiểu đối với học sinh.
+ Cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi theo trình tự bài học
+ Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi đối với mọt học sinh.
- Giáo viên nên sử dụng phương pháp này trong những phần chốt kiến thức. Và
không nên lạm dụng quá nhiều vấn đáp trong dạy học.
d. Phương pháp luyện tập:
- Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình
thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
- Một số yêu cầu cơ bản:
Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định: nắm lí thuyết rồi mới luyện
tập và luyện tập đưới nhiều dạg khác nhau nhằm rèn luyện năng lực vận dụng tri thức
vào nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như giữ vững được hứng thú học tập. Luyện tập
phải kiên trì, nhẫn lại, phải tập trung chú ý, phải theo dõi kiểm tra, có ý thức khắc phục
khó kkhăn, nhất là học sinh đầu cấp tiểu học.

5.Các bước thiết kế một bài luyện tập:


5.1. Xác định mục tiêu bài học
5.2. Xác định các hoạt động dạy học
5.3. Xác định các phương pháp dạy học cần sử dụng
5.4. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Tổ chuyên môn 4 + 5
5
Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong bài Ôn tập”

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ


Đổi mới phương pháp dạy học trong bài “Ôn tập” theo hướng phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, từng đối tượng học sinh để có thể bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến học sinh, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh. Để đạt được điều này, vai trò của nguời giáo viên hết sức
quan trọng. Người giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập của hs,
huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của hs để xây dựng bài. Khuyến khích hs
nêu câu hỏi, ý kiến cá nhân, nêu thắc mắc về vấn đề đang học. Với vốn kiến thức sâu
rộng cộng với việc sử dụng linh hoạt các pp dạy học của người giáo viên nhất định sẽ
giúp hs phát huy tốt nhất tính tự giác, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Trên đây
là một vài ý kiến của tôi, rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp.

Tổ chuyên môn 4 + 5
6
Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong bài Ôn tập”

Bài dạy minh hoạ chuyên đề


Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn tập về So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong dạy bài mới
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập
Tên hoạt động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ 1: Củng cố về Bài 1:
so sánh các số tự - 1H nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, =
nhiên - Cho H làm phiếu cá nhân, 1 H làm - H làm phiếu
phiếu lớn - Trình bày kết quả
989 < 1321 ; 34579 <34601
27105 > 7985 ; 150482 >150459
8300 : 10 = 830
- Cho H nhận xét 72600 = 726 x 100
- Muốn so sánh hai số tự nhiên, ta - Muốn so sánh hai số tự nhiên, ta
phải làm như thế nào? phải dựa vào cấu tạo hoặc thứ tự
HĐ2: Củng cố về của chúng trong dãy số tự nhiên.
xếp thứ tự của số Bài 2:
tự nhiên Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến - 1H nêu yêu cầu
lớn: - H chơi trò chơi tiếp sức
a. 7426; 999; 7642; 7624 - Nhận xét, chốt lại:
b. 3158; 3518; 1853; 3190 a. 999; 7426; 7624; 7642
b. 1853; 3158; 3190; 3518
- G cùng cả lớp khen đội thắng cuộc.
Bài 3:
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến - Cách làm tương tự bài 2
bé: - Kết quả:

Tổ chuyên môn 4 + 5
7
Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong bài Ôn tập”

a. 1567; 1590; 897; 10261 a. 10261; 1590; 1567; 897


b. 2476; 4270; 2490; 2518 b.4270; 2518; 2490; 2476
- Muốn sắp xếp được thứ tự của các - Ta phải so sánh các số tự nhiên.
số tự nhiên, ta phải làm gí?
HĐ3: Củng cố về
viết số tự nhiên Bài 4: - 1H đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bảng con
a. 0; 10; 100
b. 9; 99; 999
c.1; 11; 101
d. 8; 98; 998
HĐ4: Củng cố về
tìm x trong bất Bài 5:
đẳng thức Tìm x biết 57 < x < 62 và: - H làm nhóm
a. x là số chẵn - Đại diên các nhóm báo cáo kết
b. x là số lẻ quả
c. x là số tròn chục Các số lớn hơn 57 và nhỏ
hơn 62 là: 58; 59; 60; 61
a. x là 58 hoặc 60
b. x là 59 hoặc 61
c. x là 60
- Nhận xét, cùng H chốt kết quả. - Các nhóm khác nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ hcọ
- Yêu cầu học sinh vè xem lại các bài tập và xem trước bài sau

Tề Lỗ, ngày tháng 04 năm 2009


Tổ thực hiện

Tổ chuyên môn 4 + 5

Tổ chuyên môn 4 + 5
8

You might also like