You are on page 1of 7

31_Huỳnh Thị Xuân Mai_19516211

HỌC TẬP TUẦN 8 (WEEK 8)


A. Phân tích vải dêṭ thoi
- Cấu trúc dệt thoi (Weaving): do các hệ sợi vuông góc đan kết
lại với nhau.
- Là sản phẩm dạng tấm do hai hệ thống sợi đan thẳng góc với
nhau tạo thành.
- Vải vừa dệt xong trên máy lấy ra được gọi là vải mộc, vải
được đưa đi in nhuộm và đem bán ra thị trường được gọi là
vải thành phẩm hay vải đã hoàn tất.
- Hệ sợi nằm dọc theo chiều dài tấm vải được gọi là sợi dọc,
còn hệ kia được gọi là sợi ngang, bề rộng tấm vải còn được
gọi là khổ vải.
- Để dệt được vải loại này, trước đây người ta phải dùng con
thoi trên máy dệt nên vải có tên là vải dệt thoi.
- Thường vải dệt thoi được gọi bởi tên vật liệu của sợi tạo nên
như:
- vải bông, vải lanh, vải len, vải tơ tằm, vải tổng hợp, vv..
- Nếu vải dệt thoi tạo nên từ các loại sợi khác nhau thì cũng có
tên theo sợi pha: vải pha polyester – bông, vải pha viscose –
bông,...
B.Làm bài tâ ̣p về phân tích xơ và nhâ ̣n dạng xơ

1. Kiểu dệt vân điểm (plain weave):


- Kiểu dệt vân điểm là kiểu dệt chặt chẽ nhất, làm vải cứng vì sợi bị uốn nhiều nên ít bị
dạt, vải bền.
- Vải vân điểm đơn giản, dễ dệt, có thể dệt thưa, mỏng và được sử dụng phổ biến.
- Kiểu dệt vân điểm biến đổi
- Là kiểu dệt xuất phát từ các kiểu dệt vân điểm cơ bản, có phát triển vàtạo ra một kiểu
dệt gần với nó nên còn được gọi là kiểu dệt dẫn xuất hay biến thể.
- Cấu trúc vải biến đổi có hình dạng và đặc tính vật lý gần giống với kiểu dệt vân điểm
cơ bản như hoa văn kẻ ô, điểm nổi đều cả 2 mặt, mình vải cứng, dày, ít bóng nhưng dễ
hút bụi.
- Các loại vải có kiểu dệt vân điểm:
Batiste: là vải vân điểm mịn, thưa, dệt từ sợi cotton hoặc sợi lanh mảnh, chất lượng
cao và được sử dụng làm trang phục lót, khăn tay.
- Muslin: là mặt hàng vải nổi tiếng có kiểu dệt vân điểm bằng sợi bông chải thô, hầu
như không tẩy trắng và không nhuộm màu, tương đối rẻ, với nhiều khối lượng khác
nhau.
- Sheer: là vải được làm bằng sợi mảnh, mật độ dệt thưa, do đó kiểu dệt thường là vân
điểm đối với vải dệt thoi. Được dùng phổ biến làm rèm che, vải cũng được sử dụng
trong hàng may mặc như bít tất, đồ lót, trang phục dạ hội, quần áo ngủ phụ nữ. Là một
mặt hàng vải dệt thoi vân điểm, sợi bông, chưa tẩy trắng, và thường không nhuộm
màu như muslin nhưng dệt bằng sợi to hơn nên vải thô, dày và giá thành rẻ hơn. Vải
calico tẩy trắng được dùng làm vải drap trải giường, vải bọc áo gối, may áo blouse y
tế hay nhân viên phòng thí nghiệm. Vải calico in bông dùng may quần áo mặc ở nhà,
quần áo trẻ em.
- Poplin: còn gọi là vải tabinet, là một loại vải vân điểm dày, mật độ sợi dọc gần gấp
đôi mật độ sợi ngang, có khối lượng trung bình khoảng 100 - 120 g/m2 .
- Vải Katê hay KT: là loại vải vân điểm, mới xuất hiện khoảng vài chục năm trở lại đây
khi ngành kéo sợi xơ ngắn bông pha polyester phát triển.Vải KT được dệt từ sợi bông
pha với PES cắt ngắn tên gọi là sợi TC hay Peco. Theo truyền thống thành phần
polyester trong sợi là 65 %, còn lại 35 % là bông. Do có pha với polyester nên sợi rất
đều, mình vải đẹp, mỏng, ít bị nhăn, nhàu nhưng bền và thoáng khí rất thích hợp cho
các trang phục mặc ngoài ở các vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta.
- Vải Toile: là một loại vải dệt thoi có kiểu dệt vân điểm, cân bằng, khối lượng nhẹ với
sợi xơ ngắn nhưng tương đối đắt tiền như sợi PES pha với viscose (sợi PEVI), viscose
pha với bông (sợi COVI) hay len hoặc tơ tằm.Mặt vải mịn, đều, mờ đục che kín được
phía trong khi mặc, vải được in các hoa văn nhiều màu, mô tả cây cảnh, hoa lá theo
các phong cách đa dạng nên thường dùng làm vật liệu trang trí ở các nơi sang trọng,
vải may trang phục nữ và trẻ em vì mềm, rũ và mát.
- Vải Taffeta: là loại vải dệt thoi, kiểu dệt vân điểm, mật độ khá dày và dệt từ sợi
multifilament. Đầu tiên taffeta dệt từ tơ tằm, sau này người ta sử dụng tơ hóa học như
rayon, nylon hay polyester.
- Vải Crêpe: là một loại vải vân điểm có bề mặt nhám, nhăn nheo, nổi hạt do dệt từ sợi
ngang hoặc sợi dọc có độ xoắn cao (từ 1200 - 4000 vòng/m), đôi khi cả hai hệ sợi đều
được xe xoắn. Crêpe là loại vải sang trọng, không bóng, khó nhàu, thích hợp để làm
váy, đầm, bộ complet nhẹ của nữ, trang phục dạ hội.
- Georgette: là một loại vải crêpe, theo truyền thống vải được dệt từ tơ tằm, kiểu dệt vân
điểm và tạo hiệu ứng nổi cát xù xì bằng cách dệt theo thứ tự 2 sợi xoắn Z kế đến 2 sợi
xoắn S và tiếp tục…
- Vải chiffon: còn gọi là nhiễu, là loại vải crêpe có khối lượng nhẹ hơn, mịn, có thể
trong suốt, và từ tơ tằm, sợi nhân tạo hay sợi tổng hợp, nhuộm màu hoặc tẩy trắng
hoặc in hoa. Chiffon được sử dụng phổ biến nhất trong trang phục đầm cưới, dạ hội,
mặc buổi tối, làm áo choàng, áo cánh, ruy băng, khăn quàng cổ và đồ lót.
- Vải canvas: hiện nay thường được làm từ sợi bông hoặc sợi lanh mặc dù quá khứ vải
được dệt từ sợi gai dầu. Trong ngành hàng hải xưa kia, vải canvas được dùng làm
buồm nên đôi khi chúng cũng mang tên truyền thống là vải duck hay vải sailcloth.
- Plannel: thường dùng để may bộ complet, veston, trang phục cao cấp mặc ngoài,
trang phục làm việc ở vùng khí hậu lạnh như dùng làm khăn choàng cổ, chăn đắp, áo
bành tô.
- Vải plannel dệt sợi mảnh, không cào bông thường được gọi là vải tropical thích hợp
cho trang phục cao cấp mặc ở nơi có khí hậu nóng cũng như ở vùng ôn đới. Vải
tropical có bề mặt mịn gần giống như poplin nhưng đắt tiền hơn.
- Vải oxford ban đầu được dệt bằng sợi bông, sử dụng sợi dọc chập đôi dệt với 2 sợi
ngang tạo ra cấu trúc như đan rổ. Điều này làm cho các sợi dệt nằm khít lại nên vải
dày và cứng hơn nhưng vẫn có khoảng thoát hơi vì bề mặt vải nổi lên các điểm lồi
lõm khá rõ. Mặt vải oxford không bóng vì có hiệu ứng nổi hạt tạo thành các vân chéo
45o theo các hướng khác nhau nên khuếch tán hầu hết các tia sáng chiếu đến, điều này
khắc phục được hiện tượng mật độ dệt không đều, có thể sử dụng sợi thô, rẻ tiền
nhưng vẫn được mình vải đẹp, có tính giữ dáng tốt, khó phát hiện được nếp gấp nhăn
và có độ bền sử dụng lâu. Do đó vải oxford được dùng để may áo sơ mi mặc ngoài vì
có tính giản dị nhưng trang trọng.
1. Kiểu dệt vân chéo cơ bản (Basic twill weave)
- Kiểu dệt vân chéo tạo nên vải dày, nặng, bền, thường được dùng để mặc ngoài (áo
vest, quần tây, đồ bảo hô ̣). Kiểu dệt vân chéo là kiểu dệt có hiệu ứng sọc chéo 45o .
Kiểu dệt này cho phép dệt được vải có mật đô ̣ lớn, vải dày nhưng mềm mại.
- Vải có kiểu dệt vân chéo thường nặng, bền, giữ nhiệt và tạo dáng tốt, được dùng
đểmặc ngoài như áo vét, quần tây, đồ̀bảo hô ̣ lao động, chăn mền. Ngoài may mặc, vải
còn được ưa chuộng dùng bọc nệm đồ nội thất vì mềm và dày.
Các loại vải có kiểu dệt vân chéo
- Vải serge: Ngày nay serge len được gọi chung là serge, loại vải dệt thoi làm bằng sợi
len với khối lượng khác nhau . Kiểu dệt vân chéo là kiểu dệt có hiệu ứng sọc chéo 45o
. Kiểu dệt này cho phép dệt được vải có mật đô ̣ lớn, vải dày nhưng mềm mại. Vải có
tính mềm mại và đàn hồi cũng như đặc điểm tiện nghi về nhiệt và ẩm rất tốt. Vải có
tính chống nhăn nhàu nên trở nên lý tưởng cho đồng phục quân đội và trang phục mặc
ngoài, lễ phục. Quần áo may bởi vải serge có tính tạo dáng đẹp, trông rất thanh lịch.
- Vải gabardin cũng là loại vải dệt thoi vân chéo 2/2 nhưng dệt với mật độ lớn, dày khít
và nặng. Vải được lấy tên từ "gaberdine", có nghĩa là áo choàng dài mặc trong thời
Trung cổ, sau này được hiểu như là vải làm áo choàng đi mưa, áo bảo vệ chống thấm
ướt, áo khoác vì dệt bằng sợi len hay len pha bông. Gabardine dùng tốt nhất cho trang
phục mùa xuân và mùa thu, vải thường có khối lượng khoảng 300 - 400 g/m.
- Vải denim: là loại vải dệt thoi bằng 100 % sợi bông, có kiểu dệt vân chéo 3/1 với sợi
dọc được nhuộm indigo hay màu chàm, sợi ngang không nhuộm nên giữ được màu
nguyên thủy của xơ bông. Do kiểu dệt vân chéo 3/1 với sợi dọc màu là bông chải kỹ,
mật độ cao nên mặt phải hiện lên hầu như toàn bộ sợi dọc có màu xanh. Mặt trái của
vải hiện lên các sợi ngang nổi chéo không nhuộm, thô và thưa hơn với màu trắng xám.
Khối lượng tiêu chuẩn của vải là 500 g/m2 , tuy nhiên trên thị trường vẫn thấy nhiều
loại vải denim có khối lượng dao động từ 300 - 600 g/m2 .
- Vải Kaki (khaki), Chino: là vải dệt thoi kiểu dệt vân chéo nhưng có mật độ vừa phải,
không đậm đặc như denim hay gabardine, sợi dệt 100 % bông chất lượng trung bình.
Vải được coi phù hợp cho việc may quần dài (quần tây), quần lửng, rất thuận tiện cho
người mặc làm việc ở những nơi có khí hậu nhiệt đới.
- Vải Herringbone: là loại vải dệt thoi có kiểu dệt vân chéo gãy zigzag tạo các đường
sọc dạng xương cá hay dạng các chữ V xếp chồng lên nhau. Vật liệu để dệt ban đầu là
len, sau này người ta sử dụng cả sợi acrylic, bông hay sợi pha từ các loại xơ khác.
- Vải Tweed: là tên vải vân chéo "twill" nhưng bị gọi nhầm là "tweed" (tên một con
sông ở Vương quốc Anh) bởi một thương gia người Scotland ở thế kỷ thứ 19. Đây là
một loại vải được dệt từ sợi len thô và thường dùng kiểu dệt vân chéo trong đó có cả
dạng xương cá.
2. Kiểu dệt vân đoạn cơ bản:
- Kiểu dệt vân đoạn cơ bản có các điểm nổi dọc đơn lẻ nằm gián đoạn cách xa nhau, rải
rác phân bố đều trong toàn diện tích rappo. Kiểu dệt vân đoạn cơ bản là kiểu dệt có
liên kết yếu nhất giữa 2 hê ̣sợi, sốđiểm nổi ít nhất, làm vải mềm mại vàbóng, dễbị dạt
sợi vàđược sử dụng phổ biến cho hàng thời trang mặc ngoài, cần đô ̣ bóng và độ rũ
cao.
- Vải vân đoạn có các tính chất cơ bản là dày, rũ, bóng nên thường được dệt từ các loại
sợi filament thẳng, không bị làm mờ hay dún như tơ tằm, rayon, polyester, nylon
Kiểu dệt vân đoạn biến đổi: (Satin, sateen weave variations)
- Là kiểu dệt vân đoạn nhưng tăng cường thêm các điểm liên kết hay điểm nổi dọc
trong rappo nhằm khắc phục hiện tượng bước nhảy của sợi quá lớn, hay không có các
đoạn khá dài nằm mãi một bên mặt vải làm lỏng lẻo cấu trúc.
- Kiểu dệt vân đoạn biến đổi tạo hiệu ứng uyển chuyển từ bóng sang nổi cát (nhám) có
tính chất ngẫu nhiên hay tạo những lỗ thủng, nếp nổi trên vả
Các loại vải có kiểu dệt vân đoạn:
- Sa tanh (satin), Lĩnh (lãnh), Đoạn, Vóc, Fluid … là các tên quen thuộc của một loại
vải vân đoạn có đặc trưng bóng và rũ, thường để thiết kế các mặc hàng thời trang
dùng cho nữ giới.
Trong ngành thời trang phương Tây, một vài tên vải sa tanh được biết đến như sau:
Antique satin - vải có khối lượng lớn, bóng mờ, dệt từ sợi thô có độ không đều cao
- Baronet satin : vải có độ bóng cao nhất trong các loại vải sa tanh, mặt phải là sợi dọc rayon,
mặt trái là sợi ngang cotton; vải được xử lý hoàn tất nhằm tăng cường độ phản xạ ánh sáng
của bề mặt
- Canton satin: vải xốp, khối lượng hơi lớn, một bề mặt có hiệu ứng bóng của satin, còn bề
mặt kia có hiệu ứng crepe do dệt sợi ngang kích thước to nên có sọc và nổi hạ
- Charmeuse: vải sa tanh có khối lượng trung bình với độ bóng rất cao ở mặt ngoài nhưng rất
mờ ở mặt kia. Vải rất mềm và rũ, bám sát thân thể người mặc.
- Ciré satin: vải sa tanh được xử lý hoàn tất bằng cách ép nóng sáp vào mặt vải làm tăng độ
bóng và hơi cứng.
- Crepe-back satin hay satin-back crepe : một loại vải sa tanh, trong đó sợi ngang có độ xoắn
cao gấp 2 hay 3 lần độ xoắn sợi dọc. Do đó mặt satin warp hay mặt trái của kiểu dệt nổi lên
các sợi dọc ít xoắn nên bóng láng và mịn. Hiệu ứng crepe xuất hiện ở mặt phải của kiểu dệt
với các sợi ngang nổi cát nhám.

You might also like