You are on page 1of 8

LoRaWan

Khái niệm
LoRaWAN là một mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) dành cho những
vật hoạt động bằng pin không dây trong mạng khu vực, quốc gia hoặc toàn
cầu.
Nó có thể được coi là tương đương với lớp thứ 2 và thứ 3 của mô hình mạng
OSI (lớp liên kết dữ liệu và lớp mạng).
Thông thường, LoRaWAN hoạt động trên đỉnh LoRa tương đương với lớp 1
OSI (lớp vật lý).
Nếu so sánh với mạng Ethernet / IP, LoRa là cáp vật lý và LoRaWAN là các
lớp MAC & IP.

Trong kiến trúc mạng LoRaWAN, các gateway được kết nối với máy chủ
mạng thông qua các kết nối IP tiêu chuẩn, và các thiết bị đầu cuối sử dụng
giao tiếp không dây một bước đến một hoặc nhiều gateway. Tất cả các giao
tiếp điểm cuối đều là hai chiều, nhưng cũng hỗ trợ hoạt động như phát đa
hướng, cho phép nâng cấp phần mềm hoặc các thông điệp phân phối hàng
loạt khác để giảm thời gian liên lạc.
LoRaWAN là giao thức truyền thông và kiến trúc hệ thống cho mạng, trong
khi đó kiến trúc LoRa cho phép liên kết truyền thông tầm xa. Hai yếu tố này
giúp xác định tuổi thọ pin của một node, dung lượng mạng, chất lượng dịch
vụ, bảo mật và các ứng dụng khác được cung cấp bởi mạng.
Đặc tính của LoRaWan
Có thể truyền tầm xa: LoRa sử dụng điều chế phổ trải chirp để liên lạc trên
một khoảng cách xa. Khoảng cách thông thường là 10km nhưng tuỳ vào
trường hợp mà khoảng cách truyền có thể xa hơn hoặc ngắn đi.
Công suất thấp: LoRaWAN không đồng bộ, các thiết bị chỉ giao tiếp khi có dữ liệu
sẵn sàn để gửi. Không dồng bộ hoá khi thiết bị truyềnnó chỉ khởi động, gửi tin
nhắn và trở lại chế độ chờ. Sự đơn giản này đã mang lại đặc tính năng lượng
thấp cho LoRaWAN. Điều chế vô tuyến LoRa (LoRa radio modulation) có thể
bao phủ khoảng cách lớn với công suất truyền thấp. LoRaWAN cũng hỗ trợ
tốc độ dữ liệu, nghĩa là các thiết bị gần gateway hơn có thể giảm công suất
truyền dẫn.
Chi phí thấp: Vì LoRa sử dụng dải tần ISM nên chúng ta có thể vận hành
mạng vô tuyến LoRaWAN của riêng mình. Tuy vậy. chúng ta cần phải tuân
thủ các quy định trong khu vực mình sử dụng. Để sở hữu một gatewway và
một số cảm biến phục vụ cho cá nhân chúng ta chỉ mất một khoản chi phí rất
thấp
Tính bảo mật: LoRaWAN k`ết hợp hai lớp bảo mật. Lớp bảo mật mạng đảm
bảo tính xác thực node trong mạng. Bảo mật lớp ứng dụng xử lý mã hoá dữ
liệu giữa  các node và máy chủ ứng dụng để tin nhắn có thể được đọc hoặc
can thiệp trong quá trình gửi.
Tốc độ truyền dữ liệu thấp: phù hợp với việc truyền một lượng dữ liệu nhỏ từ
các thiết bị đơn giản như cảm biến
Các thành phần của mạng LoRaWAN bao gồm:

– End Devices (thiết bị cuối) hỗ trợ LoRaWAN: là một cảm biến hoặc thiết bị truyền động
được kết nối không dây với mạng LoRaWAN thông qua các gateway sử dụng công nghệ
điều chế LoRa. Các thiết bị này phần lớn hoạt động bằng pin và thực hiện các chức năng
số hóa các thông tin vật lý hoặc môi trường như: chiếu sáng đường phố, khóa cửa, ngắt
van nước, ngăn rò rỉ…

– Gateway LoRaWAN (cổng LoRaWAN) : nhận các dữ liệu RF được điều chế LoRa từ
các thiết bị cuối và chuyển tiếp dữ liệu này đến máy chủ ở mạng LoRaWAN. Các cảm biến
được kết nối với gateway thông qua mạng IP backbone, đặc biệt cùng một cảm biến có
thể gửi dữ liệu đến nhiều gateway miễn là có kết nối giữa chúng. Điều này làm giảm đáng
kể khả năng lỗi gói (vì khả năng ít nhất một gateway sẽ nhận được thông báo là rất
cao) đồng thời cũng giảm chi phí pin cho các cảm biến di động có tính năng xác định vị trí.

– Network server (máy chủ mạng): quản lý toàn bộ hệ thống mạng, các thông số thích


hợp để điều chỉnh hệ thống và thiết lập kết nối AES 128-bit an toàn để truyền tải và kiểm
soát dữ liệu. Máy chủ mạng đảm bảo tính xác thực của mọi cảm biến trên mạng và tính
toàn vẹn của các thông báo, tuy nhiên lại không thể nhìn thấy hoặc truy cập vào dữ liệu
ứng dụng.

– Application servers (máy chủ ứng dụng): chịu trách nhiệm xử lý, quản lý và diễn giải
dữ liệu nhận được từ các cảm biến một cách an toàn, đồng thời tạo ra một downlink
payloads tới các thiết bị đầu cuối.

– Join Server: quản lý quá trình kích hoạt cho các end devices được thêm vào mạng. Join
Serve chứa thông tin cần thiết để xử lý các yêu cầu tham gia vào mạng, báo hiệu cho
network server và application servers nào sẽ được kết nối với thiết bị đầu cuối và thực
hiện mã hóa các phiên ứng dụng, mạng.

Ưu điểm của LoRaWAN


 Cảm biến công suất thấp và vùng phủ sóng rộng được đo bằng km
 Hoạt động trên tần số miễn phí (không có license), không có chi phí cấp phép trả
trước để sử dụng công nghệ
 Công suất thấp có nghĩa là tuổi thọ pin dài cho các thiết bị. Pin cảm biến có thể
tồn tại trong 2 năm5 năm (Lớp A và Lớp B)
 Thiết bị gateway LoRa đơn được thiết kế để chăm sóc hàng ngàn thiết bị đầu
cuối hoặc node
 Nó dễ dàng để triển khai do kiến trúc đơn giản của nó
 Nó được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng M2M / IoT
 Kích thước tải trọng tốt hơn (100 byte), so với SigFox là 12 byte
 Mở: một liên minh mở và một tiêu chuẩn mở. Công nghệ mở so với đối thủ
SigFox
 Không giới hạn số lượng tin nhắn hàng ngày tối đa (so với giới hạn SigFox là
140 / ngày)
 LoRaWAN có lợi ích là liên minh với cách tiếp cận mở thay vì độc quyền
(SigFox).
 Tầm xa cho phép các giải pháp như ứng dụng thành phố thông minh.
 Băng thông thấp làm cho nó lý tưởng cho việc triển khai IoT thực tế với ít dữ liệu
hơn và / hoặc với việc truyền dữ liệu không đổi.
 Chi phí kết nối thấp.
 Không dây, dễ cài đặt và triển khai nhanh.
 Bảo mật: một lớp bảo mật cho mạng và một lớp cho ứng dụng có mã hóa AES.
 Giao tiếp hai chiều đầy đủ.
 Được hỗ trợ bởi những người như CISCO, IBM và 500 công ty thành viên khác
của Liên minh LoRa.
Nhược điểm của LoRaWAN
 Không dành cho tải trọng dữ liệu lớn, tải trọng giới hạn ở 100 byte.
 Không cho giám sát liên tục (trừ các thiết bị Class C).
 Không phải là ứng cử viên lý tưởng cho các ứng dụng thời gian thực đòi hỏi độ
trễ thấp hơn và yêu cầu thiết bị ràng buộc.
 Tăng cường mạng lưới LoRaWAN: Sự phát triển của các công nghệ LPWAN, và
đặc biệt là LoRaWAN, đặt ra những thách thức cùng tồn tại khi việc triển khai
các gateway vào khu vực đô thị.
 Nhược điểm của tần số mở là bạn có thể bị nhiễu tần số đó và tốc độ dữ liệu có
thể thấp. (Đối với GSM hoặc tần số được cấp phép, bạn có thể truyền trên tần số
đó mà không bị nhiễu. Các nhà khai thác GSM sử dụng tần số nhất định phải trả
phí cấp phép lớn cho chính phủ để sử dụng các tần số đó. LoRa hoạt động trên
các tần số mở và không cần trạng thái license.)
2.1.1. Các thông số, băng tần và khoảng cách truyền của LoRa
Khi truyền đi một gói tin, thì hai thông số chúng ta quan tâm đó là khoảng cách truyền
(range) và tốc độ truyền (Data rate). Đối với LoRa thì 2 giá trị trên phụ thuộc vào 3 thông số
có thể điều chỉnh được: Băng thông (BW), hệ số trải phổ(SF) và tốc độ mã hóa(CR).
BW xác định biên độ tần số mà tín hiệu chirp có thể thay đổi. Các chip LoRa khác
nhau sẽ cho phép tùy biến cấu hình các mức băng thông khác nhau, nhưng thông thường sẽ
cấu hình ba mức băng thông phổ biến là 125kHz, 250kHz và 500 kHz. Băng thông cao sẽ
cho phép mã hóa tín hiệu nhanh hơn, giúp thời gian truyền dữ liệu nhanh hơn nhưng bù lại
khoảng cách truyền cũng sẽ ngắn đi.
SF xác định số lượng tín hiệu chirp khi mã hóa tín hiệu đã được điều chế tần số
(chipped signal) của dữ liệu, SF là các giá trị nguyên từ 7 đến 12. Ví dụ nếu SF = 12 có
nghĩa là 1 mức logic của tín hiệu sẽ được mã hóa bởi 12 xung tín hiệu chirp. Giá trị SF càng
lớn thì thời gian truyền dữ liệu sẽ lâu hơn nhưng đổi lại tỉ lệ lỗi bit BER sẽ giảm và khoảng
cách truyền cũng sẽ xa hơn.
Rb Là hệ số lan truyền của LoRa, được tính bằng công thức

CR là số lượng bit được tự thêm vào trong payload gói tin LoRa để mạch nhận có thể
sử dụng để phục hồi lại một số bit dữ liệu đã nhận sai và từ đó phục hồi được nguyên vẹn dữ
liệu payload. CR là các giá trị nguyên từ 1 đến 4 và thường biểu thị ở dạng 4/CR+4 (ví dụ:
4/5, 4/6, 4/7, 4/8). Do đó, sử dụng CR càng cao thì khả năng nhận dữ liệu đúng càng tăng,
nhưng bù lại chip LoRa sẽ phải gửi nhiều dữ liệu hơn và làm tăng thời gian truyền.
Tóm lại tùy vào mục đích ứng dụng ưu tiên hơn về khoảng cách hay tốc độ truyền mà
chúng ta có thể cấu hình các tham số BW, SF, CR phù hợp. Ví dụ nếu mục đích của ứng
dụng là thu thập các giá trị của cảm biến cần truyền ở khoảng cách xa không quá yêu cầu về
thời gian, vì vậy sẽ không yêu cầu băng thông lớn nên chúng ta sẽ cấu hình các hệ số BW
thấp (125 kHz), SF cao (12) và CR có thể tùy chỉnh. 
Băng tần làm việc của LoRa từ 430 MHz đến 915 MHz cho từng khu vực khác
nhau trên thế giới:

 430MHz cho châu Á


 780MHz cho Trung Quốc
 433MHz hoặc 866MHz cho châu Âu
 915MHz cho USA
Ở Việt Nam chúng ta hiện LoRa có thể sử dụng ở băng tần 920-923 MHz với công suất
phát được quy định theo văn bản 1/VBHN-BTTTT
Các Lớp của LoRaWAN

LoRaWAN là là thiết bị đầu cuối có 3 lớp khác nhau:


LoRaWAN class A- Node cho Pin
Class A là thiết bị truyền thông tin 2 chiều. Đường truyền lên của thiết bị đầu cuối
được theo dõi bởi 2 cửa sổ nhận đường xuống.
Các gói truyền được sắp xếp thời gian truyền bởi thiết bị đầu cuối dựa trên nhu cầu
giao tiếp của nó. Class A là thiết bị tiết kiệm năng lượng nhất trong LoRaWAN phù hợp với
các ứng dụng chỉ yêu cầu giao tiếp với máy chỉ ngay sau khi thiết bị đầu cuối gửi một đường
truyền lên.
LoRaWAN class B

Là thiết bị truyền thông tin đảm bảo độ trễ thấp nhưng trong khi đó vẫn đảm bảo được
việc tiêu thụ năng lượng là thấp nhất có thể, Class B mô phỏng thiết bị nhận liên tục bằng
cách tạo ra các cửa sổ nhận thông tin trong khoản thời gian cố định nhằm mục đích chấp
nhận tin truyền xuống của Server
LoRaWAN class C
Các thiết bị sử dụng Class C là các thiết bị được cung cấp năng lượng liên tục do đó
chúng ta không cần giảm thiểu các cửa sổ nhận thông tin nên Class C có thể nhận thông tin
liên tục.

1. OTAA: Over the air activation (kích hoạt qua không khí)
Khi sử dụng OTAA để tham gia thì một yêu cầu tham gia sẽ được gửi tới mạng.
Mạng sẽ kiểum tra các mã định dạng như APPEUI và APPKey có hợp lệ hay không.
Sau đó sẽ gửi một tin nhắn chấp nhận tới thiết bị kết nối

2. ABP: Activation by personalization
3.

Sử dụng ABP sẽ không có sự kết nối giữa thiết bị và mạng. Ngay sau khi thiết bị thực
kết nối thì nó sẽ có thể bắt dầu gửi dữ liệu. AppSKey và Network Session Key phải khớp
nhau trong thiết bị và mạng Sever

You might also like