You are on page 1of 2

Hành tinh

Hành tinh là thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có
hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể
diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium,[1] và đã hút sạch miền lân cận
quanh nó như các vi thể hành tinh.[a][2][3].

Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, xếp theo thứ tự khoảng cách từ gần nhất cho đến xa nhất so với
mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải
Vương (Sao Diêm Vương từng được xếp vào nhóm này nhưng hiện tại bị loại ra do không đáp ứng
được tiêu chí ba trong định nghĩa của IAU 2006). Từ năm 1992, hàng trăm hành tinh quay xung
quanh ngôi sao khác ("hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời" hay "hành tinh ngoại hệ") trong Ngân Hà đã
được khám phá. Tính đến ngày 1 tháng 9 năm 2021, đã phát hiện được 4.831 hành tinh ngoài hệ
Mặt Trời, có kích thước từ các hành tinh khí khổng lồ lớn hơn Sao Mộc cho đến kích thước của các
hành tinh đá, với 3.572 hệ hành tinh (bao gồm 795 hệ đa hành tinh).[4][5][6]

Từ hành tinh trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán được viết bằng chữ Hán là 行星. 行星 có
âm Hán Việt là hành tinh.[7] Trên nguyệt san 察世俗每月統記傳 Sát thế tục mỗi nguyệt thống ký
truyện kỳ tháng 8, 9 (kỳ chung cho hai tháng 8 và 9) năm Bính Tý, niên hiệu Gia Khánh năm thứ 21
(Tây lịch năm 1816) có bài 論行星 Luận hành tinh. Theo bài viết này thì có bảy ngôi sao lớn đi xung
quanh mặt trời. Trái Đất (trong bài viết được gọi là 地 địa) là một trong bảy ngôi sao đó. Vì bảy
ngôi sao này đều đi xung quanh mặt trời nên được gọi chung là 行星 hành tinh (nghĩa mặt chữ là
sao đi). Cũng theo bài viết này, người ta đã phát hiện ra thêm bốn ngôn sao lớn khác nữa, cả bốn
ngôi sao đều thuộc loại sao hành tinh. Bốn sao hành tinh mới phát hiện ra được nói đến trong bài
viết là bốn tiểu hành tinh Ceres, 2 Pallas, 3 Juno, 4 Vesta. Tác giả bài viết không phân biệt hành
tinh với tiểu hành tinh nên bốn tiểu hành tinh này được gọi là hành tinh.[8][9]

Ý niệm về các hành tinh đã gắn liền với lịch sử của nó, từ những ngôi sao lang thang tượng trưng
cho các vị thần của người xưa cho đến các thiên thể giống Trái Đất của thời đại khoa học. Khái
niệm hành tinh đã được mở rộng cho các thiên thể không chỉ ở trong hệ Mặt Trời, mà cho hàng
trăm hành tinh khác nằm ngoài hệ Mặt Trời. Nhiều sự mơ hồ xuất phát từ việc định nghĩa hành
tinh đã gây ra rất nhiều tranh cãi khoa học.

Trong thời kì cổ đại, các nhà thiên văn học đã chú ý tới những điểm sáng xác định di chuyển băng
qua bầu trời như thế nào so với các ngôi sao khác. Người Hy Lạp cổ đại gọi những đốm sáng này là
"πλάνητες ἀστέρες" (planetes asteres: những ngôi sao lang thang) hay đơn giản là "πλανήτοι"
(planētoi: những người đi lang thang).[10][11] Thời Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa cổ đại, Babylon và
hầu hết các nền văn minh trung cổ,[12][13] đều tin tưởng một cách tuyệt đối rằng Trái Đất là trung
tâm của vũ trụ và mọi "hành tinh" quay xung quanh Trái Đất. Lý do cho sự nhận thức này là các
ngôi sao và các hành tinh hiện lên và di chuyển quanh một vòng tròn quanh Trái Đất mỗi ngày,[14]
và sự nhận thức này dựa trên cảm nhận chung là Trái Đất là một vật thể rắn và ổn định, nó không
di chuyển mà đứng im.

You might also like