You are on page 1of 5

1.

Trước khi hoà vào biển, dòng sông run rẩy, lo sợ vì chính bản thân dòng
sông biết rằng bản thân dòng sông thật nhỏ bé so với đại dương bao la.
Dòng sông chưa bao giờ bước ra khỏi đại dương, trước giờ chỉ ở trong
"vùng an toàn" của chính bản thân dòng sông. Cho nên khi sắp bước ra
đại dương bao la, dòng sông không biết điều gì đang đợi mình ở phía
trước, không biết điều gì sẽ xảy ra cho bản thân mình và quan trọng là
không biết bản thân mình có đủ sức để có thể đối mặt hay vượt qua
những điều sẽ đến với mình hay không và còn rất nhiều điều run sợ nữa..
Chính những điều đó đã làm cho dòng sông run rẩy lo sợ.

2. Chúng ta được ví như dòng dông. Dòng sông thì luôn luôn chảy ra biển,
không thể chảy ngược lại. Cũng giống như chúng ta. Khi đã chọn con
đường làm rạng danh Thiên Chúa. Chúng ta phải cố gắng hết mình để
hoàn thành con đường mình đã chọn. Chúng ta không thể từ bỏ con
đường này, như vậy là chính chúng ta đã bản bội lựa chọn của bản thân,
quay lưng lại với chính mình và Thiên Chúa. Khi chúng ta từ bỏ lựa chọn
của mình thì chúng ta tồn tại vì mục đích nào, liệu chúng ta còn mục đích
nào khác ở trần thế này hay lúc này chúng ta chỉ là những cái xác biết đi
vô phương hướng, không biết đi về đâu, về nơi nào.

3. Khi dấn bước là giây phút nỡi sợ tiêu tan. Vì chỉ khi chúng ta đặt niềm tin
tưởng tuyệt đối vào sự Quan PHòng của Chúa, chúng ta mới có đủ can
đảm để thực thi ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta mới có thể làm được
những việc mà bản thân một con người nhỏ bé, yếu hèn không thể nào
hoàn thành được nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa. Cũng giống
như các Thánh Tông Đồ khi xưa. Đã ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn
dân. Các Ngài đã hăng say, nhiệt thành rao giảng, nỗi sợ đã tan biến
nhưng chưa hề tồn tại khi có Thiên Chúa hoạt động cùng các Ngài.
4. Dưới góc nhìn là một Kito hữu, chính bản thân chúng ta là một dòng sông.
Dòng sông đi qua rừng núi, đi qua làng mạc, cánh đồng… cũng chính là
những gì chúng ta được huấn luyện, đạo tạo, tôi luyện… Giờ đây, khi phải
bước ra đại dương- còn chúng ta thì bước sang một trang mới trong cuộc
đời dấn thân theo Chúa: Sứ Vụ. Lúc này chúng ta cũng như dòng sông.
Bản thân cũng đầy lo sợ, run rẩy, không biết bản thân có đủ sức hay đủ
khả năng đối diện với những thử thách, trông gai, trở ngại trước mắt,
không biết sức mình có đủ để làm những việc đó không. Nhưng chúng ta
không thể quay lại, hay chối từ, chúng ta buộc phải tiến bước tới, bước đi
trong sự Quan Phòng của Chúa. Và chính khi đó, sự Quan Phòng của Chúa
đã soi dẫn lối, đã tiếp thêm sức mạnh và lòng dũng cảm để bản thân dám
đón nhận, tiếp lãnh sứ vụ và chu toàn hết sức có thể. Đến khúc cuối hay
một lúc thình lình nào đó, khi chúng ta nhìn lại, chúng ta đã tự hỏi tại sao
bản thân có thể thực hiện được những việc đó. Những việc mà chúng ta
đã từng lo sợ hay nghi ngờ bản thân mình không thể làm được. Những
suy nghĩ lo sợ, run rẩy đó đã không còn mà thay vào đó là sự bình an,
niềm vui, hoan hỷ khi được sự Quan Phòng của Chúa dẫn lối. Chính lúc
này, bản thân chúng ta mới nhận ra: khi đặt niềm tin, sự tin tưởng tuyệt
đối nơi Chúa thì chúng ta mới có đủ sức mạnh để dấn thân, để chu toàn
công việc mà Thiên Chúa trao phó nơi mỗi người chúng ta.
Bài 2
Trong cuộc sống, có những điều chúng ta chỉ có thể nhìn được bằng mắt
thường và có những điều chúng ta chỉ có thể cảm nhận. Những điều này
luôn có một mối liên hệ đến với những điều khác một cách thật kì diệu mà
chúng ta thường gọi là mắt xích. Nước, không khí, ánh sáng làm cho mọi
sinh vật phát triển và tồn tại. Nhưng có một mắt xích chúng ta vừa có thể
nhìn thấy, vừa có thể cảm nhận đó chính là mắt xích giữ tình yêu và sự
sống.
Như một cái đập cánh của con bướm hôm nay ở phương Đông sẽ tạo ra
trong không khí các xoáy có thể biến thành bão tố trong tháng sau ở
phương Tây. (Theo James Gleick, Hiệu ứng con bướm đến Lý thuyết hỗn
độn, NXB Trẻ, 2011). Những cánh bướm khi đạp cánh tạo thành những
xoáy cuộn và những xoáy cuộn này tiếp tục được lớn lên nhờ những cuộn
xoáy khác nơi những cánh bướm khác đập cánh. Những cuộn xoáy gió nhỏ
nhoi này, dần dần dần dần tao thành một cơn bão tố. Khi chúng ta nhìn
lại, thì những cuộn xoáy gió nhỏ bé đó đã to lớn, giờ đây có thể làm được
những việc to lớn mà chúng ta không ngờ tới. Khi liên tưởng đến cao dao
tục ngữ của Việt Nam, tôi liên tưởng ngay đến ngay câu: “góp gió thành
bão”. Cũng theo một nguyên lý, từ những cơn gió nhỏ, cứ thổi cứ thổi, rồi
một lúc nào đó, chúng hoà quyện vào với nhau tạo thành một cơn bão
lớn, đủ sức thổi tung bay những cây cối hay tạo nên những ngọn sóng lớn.
Đâu ai trong chúng ta nghi ngờ những ngọn gió nhỏ nhoi chỉ đủ sức làm
lung lay ngọn cỏ hay cánh hoa, giờ đây chúng có thể làm cho chúng ta bất
ngờ. Từ đó cho chúng ta thấy, các mắt xích rất quan trọng. Nếu không có
sự liên kết với nhau thì chúng không thể làm nên những điều to lớn. Có
một minh chứng khác cho chúng ta thấy sự quan trọng của mắt xích, điều
mà làm chúng ta bất ngờ hơn, cảm thấy thật tuyệt diệu vô cùng đó chính
là chính bản thân mỗi người chúng ta. Chính chúng ta là sự kết tinh của
tình yêu – một sự sống. Điều mà chúng ta vừa có thể nhìn thấy vừa có thể
cảm nhận. Một sự kết hợp giữa bố và mẹ chúng ta hay một cách nói khác
là sự kết hợp giữa người nam và người nữ. Từ sự kết hợp tinh trùng của
người nam với trứng của người nữ - sự kết hợp từ những điều rất nhỏ bé,
với kích thước nanomet. Sau thời gian chín tháng mười ngày kết kinh,
chúng ta xuất hiện với một hình hài hoàn hảo – một em bé sơ sinh. Nếu
không có sự kết hợp của người nam và người nữ- một mắt xích của tình
yêu - thì liệu chúng ta – một minh chứng của sự sống- có tồn tại.
Khi một sự sống xuất hiện, theo thời gian rồi chúng ta cũng sẽ phải cũng
chết đi theo quy luật không thể tránh khỏi: sinh – lão – bệnh – tử. Khi
nghe tiếng chuông báo một người đã về với Thiên Chúa vang lên từ Nhà
Thờ, chúng ta không thể làm gì được nữa ngoài sự thể hiện lòng xót
thương, tiếc nuối khi một sự sống đã kết thúc nơi trần thế. Từng hồi
chuông đó cũng đã cảnh tỉnh mỗi người chúng ta. Rồi chúng ta cũng sẽ
như họ, ra đi không còn hiện diện nơi trần thế nữa. Thế rồi những tiếng
chuông cảnh tỉnh đó có thức tỉnh được mỗi người chúng ta, chúng ta đã
làm được những gì để minh chứng cho tình yêu và sự sống khi mà chúng
ta nghe Kinh Thánh hằng ngày, hàng tuần nhưng chúng ta lại không đem
những gì chúng ta nghe được đem ra thực hành. Kinh Thánh có chép
rằng: “ Có người thông luật đứng lên hỏi Đức Giê su để thử Người rằng:
“Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?.
Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa:
“Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh
hồn, hết sức lực và hết trí không ngươi, và yêu mến người thân cận như
chính mình. Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.” (trích
Kinh Thánh, Lc 10,25-28). Yêu mến Thiên Chúa thật dễ dàng, nhưng nêu
mến những người thân cận như chính chúng ta thì thật là khó. Làm sao
chúng ta có thể yêu kẻ thù mình, trong khi kẻ thù mình luôn hãm hại, làm
khó chúng ta. Sao chúng ta có thể hiện tình yêu nơi những con người đó.
Thật là khó. Tuy nhiên, khó thì chúng ta mới phải học, học từ những việc
nhỏ bé như Chúa nói “ cứ làm như vậy (yêu mến) thì sẽ được”, hay như
thánh Augustin đã nói là hãy yêu đi rồi làm gì thì làm. Đúng vậy, chúng ta
hãy cứ yêu thương, cứ quảng đại trao đi từ những việc làm nhỏ bé, rồi khi
đó chúng khi nhìn lại chúng ta sẽ không biết từ khi nào chúng đã biết yêu
thương, chia sẻ sự sống với người khác. Như tình Covid-19 hiện nay, đây
là một hoàn cảnh tuyệt vời để chúng ta thể hiện tình yêu, để thực hành
như lời Chúa dạy. Chúng ta cần lương thực, sự quan tâm, sự chia sẻ trong
thời dịch bệnh này. Vậy thì chúng ta hãy giúp đỡ những người khác bằng
tất cả những gì chúng ta đang muốn - “yêu người khác như chính bản
thân mình”. Chúng ta có thể không đủ sức về tài chính, về nhân lực nhưng
chính chúng ta có thể giúp đỡ bằng cách cầu nguyện. Cầu nguyện cho
những những tinh thần hy sinh quảng đại giúp đỡ, cầu nguyện cho cơn
dịch chóng biến mât… Tất cả những điều đó, tuy bé nhỏ nhưng đã là minh
chứng cho sự hiện diện – sự sống – của mỗi người chúng ta nơi trần thế
này.
Như chính Thiên Chúa từ khởi đầu, Ngài là tình yêu. Xuất phát nơi Ngài
mới có sự sống. Chúng ta chính là “sản phẩm sự sống” từ tình yêu của
Ngài. Sự có mặt của chúng ta chính là để minh chứng cho tình yêu của
Thiên Chúa. Nhất là trong thời đại ngày nay. Những giá trị nhân bản đang
dần phai nhạt. Mỗi người chúng ta phải tự mình đặt ra câu hỏi cho bản
thân: chúng ta phải làm gì để làm để mắt xích tình yêu và sự sống không
bao giờ bị đứt rời, không bao giờ bị mất liên kết?

You might also like