You are on page 1of 1

● TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA SHOPEE GIAI ĐOẠN 16 - 19

(CafeF) Năm 2019, thị trường Đông Nam Á được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất thế giới về thương mại điện tử, cũng trong năm đó, Shopee giữ vững vị thế
dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Đáng chú ý, sàn thương mại điện
tử này đạt mức tăng trưởng dương về tổng số lượt truy cập từ quý IV/2018 sang quý
II/2019 hay thu được tải ứng dụng trung bình cao nhất tại 6 nước Đông Nam Á trên
thiết bị di động, máy tính (Dantri).

● TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHUNG CỦA SHOPEE trong giai đoạn 2016 -
2019.

Mặc dù đạt được những con số vô cùng ấn tượng nhưng Shopee vẫn chưa thể bù đắp
cho khoản chi phí khổng lồ đã đầu tư trước đó. Báo cáo thu nhập vào năm 2019 từ Sea
cho thấy mặc dù Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng tương đương mức doanh thu 17,6
tỷ USD ở tất cả các sàn trong khu vực nhưng Shopee vẫn công bố mức lỗ EBITDA là
1 tỷ USD vào năm 2019, mức lỗ EBITDA trên mỗi đơn hàng được điều chỉnh giảm
xuống 0,86 USD so với mức 1,42 USD của năm trước. Ngoài ra, với sự hậu thuẫn từ
công ty mẹ (tập đoàn Sea) với nguồn lực tài chính dồi dào thì Shopee vẫn được đánh
giá là sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai.

● TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Shopee chính thức gia nhập thị trường TMĐT Việt Nam vào tháng 8/2016, ban đầu
sàn giao dịch điện tử này kinh doanh dựa trên mô hình C2C và cho đến hiện nay đã
mở rộng thêm sang mô hình B2C (SHOPEE, 2020). Có thể xem Shopee là một ứng
dụng phát triển thần tốc vào năm 2016, nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 3 vào đầu năm
2018, và vị trí thứ 1 trong 7 tháng sau đó (Dantri). Tính đến năm 2017, tại Việt Nam
nền tảng này ghi nhận hơn 5 triệu lượt tải. Theo iPrice, sàn thương mại điện tử này
tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6
triệu lượt mỗi tháng. Vào năm đầu tiên ra mắt, Shopee đã báo cáo mức lỗ lên đến 164
tỷ đồng, con số đó tiếp tục tăng lên 600 tỷ đồng ở năm 2017 và gấp 3 lên thành 1.900
tỷ đồng vào năm 2018.

You might also like