You are on page 1of 3

III- Chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái

3.3.Nâng giá tiền tệ

3.3.1.Định nghĩa:

Nâng giá tiền tệ (tiếng anh là Revaluation) là biện pháp chính phủ tuyên bố chính
thức nâng cao sức mua của đồng nội tệ (hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái).

Ví dụ: Giả sử NHTW thiết lập: 1USD = 20 500 VND

NHTW tiến hành nâng giá tiền tệ: 1 USD = 18 000 VND

 Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã giảm:


VND nâng giá lên (20500-18000)/18000 = 13,51%
USD giảm giá ( 18000-20500)/20500 = - 12,2%
Giá của VND đã tăng từ 1 VND = 4,88 . 10^(-5)
lên 1VND = 5.56 . 10^(-5)

3.3.2.Nguyên nhân

Một quốc gia nâng giá tiền tệ có thể do các nguyên nhân chính sau:

3.3.2.1. Áp lực của nước khác

Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc một nước phải thuực hiện chính sách nâng
giá tiền tệ của mình. Đức, Nhật Bản, Trung Quốc là các ví dụ điển hình nhất.

Đức là một nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đối với Mỹ, Anh
và Pháp. Để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Đức vào nước mình, Mỹ, Anh và Pháp thúc
ép Đức phải nâng giá Mác Đức. Sau khi nâng hàm lượng vàng của Mác Đức lên 5% vào
năm 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nâng giá đồng tiền của mình dưới áp lực của
các nước như Mỹ, Anh, Pháp và Ý.

Đối với Nhật Bản, vào năm 1985, dưới áp lực của Beck- Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ,
ngân hàng Nhật Bản buộc phải đồng ý nâng giá đồng Yên. Chỉ trong vong mấy tháng sau
khi ký thỏa thuận Plaza được ký kết giữa các nước Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, tỷ giá
đồng Yên Nhật từ 250 JPY đổi 1 USD đã tăng lên mức 149 JPY đổi 1 USD. Yên đã lên
giá quá cao USD/JPY = 102 vào năm 1996, so với USD/JPY = 360 vào năm 1971.

Một nước khác cũng chịu sức ép về nâng giá tiền tệ là Trung Quốc. Trong nhiều năm gần
đây, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, hàng hóa xuất khẩu tràn ngập thị
trường nước ngoài với ưu thế là giá rẻ do Nhà nước của Trung Quốc duy trì đồng Nhân
dân tệ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ. Điều này tạo ra sụ đe dọa lớn đối với
các nghành sản xuất của các nền kinh tế khác, đặc biệt là Mỹ, một trong những thị trường
tiêu thụ lớn các sản phẩm của Trung Quốc. Dưới sức ép từ Mỹ và các nước khác trên thế
giới, Trung Quốc ddacx phải đồng ý thi hành chính sách Nâng giá đồng Nhân dân tệ.

3.3.2.2. Để tránh phải tiếp nhận những đồng Đô la bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy vào
nước mình

Nguyên nhân này có thể xảy ra ở những nước không muốn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng
từ nước có sử dụng đồng đô la yếu. Những nước này muốn ngăn chặn nguồn vốn nước
ngoài ồ ạt chạy vào nước mình, chi phối lớn đến các nghành kinh tế của đất nước. Chính
phủ lo sợ rằng nếu không có biện pháp này thì các nước mạnh hơn sẽ lợi dụng xuất khẩu
tư bản để gây tác động đến tình hình kinh tế trong nước và từ đó ảnh hưởng đến chính trị,
xã hội làm cho đất nước phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

Thật vậy, để tránh tiếp nhận các đồng Đo la mất giá của Mỹ và Anh, Chính phủ Đức và
Nhật coi biện pháp nâng giá đồng tền của mình và giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng
duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân này còn mang tính lý thuyết cao, vì hầu
như không có quốc gia nào trên thế giới hiện nay không muốn tiếp nhận dòng vốn đầu tư
vào nước mình.

3.3.2.3 Hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng

Tăng trưởng nóng là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản lượng
tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng, các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng
một cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. tăng trưởng nóng tạo nên một
số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không tốt cho nền kinh tế. Một
nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái sau “phát
nhiêt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lai, nếu không có những biện pháp ngăn chặn
kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đưa nó về trạng thái phát triển cân bằng
và ổn định.

Khi một quốc gia đang tăng trưởng nóng, cần phải có biện pháp làm giảm xuất khẩu hàng
hóa ra bên ngoài, đồng thời hạn chế đầu tư vào trong nước. Đó chính là lúc nhà nước đưa
ra chính sách nâng giá tiền tệ. Để thực hiện được những mục tiêu ‘giảm nhiệt’ cho nền
kinh tế, mỗi quốc gia cần phải chọn thời điểm để tiến hành nâng giá tiền tệ sao cho phù
hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
3.3.2.4. Xây dựng sự ảnh hưởng ra nước ngoài

Chính phủ các nước có thể xem xét sử dụng biện pháp nâng giá tiền tệ để có thể nâng cao
sự ảnh hưởng của nước mình đối với các nước khác trên thế giới. Một khi thực hiện biện
pháp này sẽ tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài, từ đó sẽ khiến nền kinh tế
của nước nhận đầu tư phần nào chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế của nước đi đầu tư.

Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các nước có nền kinh tế đã phát triển, lượng vốn đang
ở trạng thái bão hòa, không còn có thể tăng được hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Do đó,
những nhà đầu tư mong muốn di chuyển nguồn vốn của mình ra những nước có nền kinh
tế kém phát triển hơn.

Nhật Bản là một ví dụ điển hình, việc nâng giá đồng Yên của Nhật đã tạo điều kiện cho
Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhằm xây dựng được sân sau trong lòng kinh
tế quốc gia khác, nhờ đó Nhật Bản giữ vững được thị trường bên ngoài.

3.3.3.Tác động của chính sách nâng giá tiền tệ

Tác động của chính sách nâng gí tiền tệ có thể theo hai hướng:

 Thứ nhất, vì muốn nâng giá tiền tệ Ngân hàng Trung Ương phải thu bớt nội vào
nên lượng tiền cơ sở giảm, cung tiền giảm theo cấp số nhân. Đường LM* dịch
chuyển sang trái, sản lượng giảm, thất ngiệp tăng, tuy nhiên lạm phát giảm xuống.
 Thứ hai, khi nâng giá tiền tệ, các yếu tố khác không đổi thì sức cạnh tranh của
hàng trong nước giảm xuống, làm giảm xuất khẩu ròng ( xuất khẩu giảm, nhập
khẩu tăng), giảm tổng cầu, đường IS* dịch chuyển sang trái.

Như vậy, trong mô hình IS*-LM*, nâng giá tiền tệ làm lượng cung tiền giảm nên
đường LM* cũng dịch chuyển sang trái. Do xuất khẩu ròng giảm làm cho tổng cầu
giảm, đường IS* dịch chuyển sang trái. Kết quả của sự dịch chuyển này là sản lượng
cân bằng giảm.

You might also like