You are on page 1of 5

Kịch bản Speak Yourself – Tập 1

Kênh phát sóng:


Thời lượng: 30 phút
Producer: Nhóm 3

STT HÌNH ẢNH NỘI DUNG T.LƯỢNG GHI CHÚ


1 MC phim Rất vui cùng chào đón quý vị khán giả đến với chương trình 60s
trừơng Speak Yourself. Một chương trình mang đến những câu chuyện
cùng với những thắc mắc xoay quanh các bạn trẻ có những
khúc mắt trong tuổi dậy thì. Cảm ơn nhà tài trợ Nestle Milo cung
cấp năng lượng cho trẻ đến trường và Decumar giúp xoá tan lo
âu về mụn đã đồng hành cùng chương trình này.
Trong số phát sóng lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề
bạo lực ngay trong học đường. Đến với chương trình hôm nay là
bác sĩ tâm lý... ( chọn tên bác sĩ) sẽ giải đáp các thắc mắc, định
hướng, và đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ
2 Hình ảnh, Voice: 2p
video tư liệu Như mọi người đã biết vấn nạn học đường luôn là đề tài nhức
bạo lực học nhối trong suốt bao năm qua đối với ngành giáo dục. Một số vụ
đường việc cho thấy sự bất lực của nhà trường, gia đình trước vấn nạn
này. Nhiều ý kiến cho rằng, vì hình thức mức độ răn đe thấp,
cho nên dẫn đến nhiều học sinh xem thường kỷ luật nhà
trường, do đá các hành vi sai phạm lặp đi, lặp lại nhiều lần. Thời
gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các
trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Điều đáng lo ngại hơn là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn
giản như va chạm lúc chơi đùa hay đi đường, mâu thuẫn trên
các trang mạng xã hội. Có nhiều nạn nhân của bạo lực học
đường không được bảo vệ kịp thời đã bỏ học. Thậm chí dẫn đến
nhiều học sinh bị ảnh hưởng tới tâm lí, trầm cảm, chán học và
nghiêm trọng hơn đó là tự tử.
3 MC phim Thưa quý vị, tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều những biến đổi 3p
trường về hình thể, tâm sinh lý phức tạp nhất của đời người, do đó dễ
bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. Chính vì vậy mà các
hội chứng tâm lý cũng dễ xảy ra ở lứa tuổi này.
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể các em có những thay đổi không chỉ
về sinh lý mà còn cả tâm lý. Nhiều khi những sự thay đổi ấy lại
khiến các em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân
và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Dưới đây là những hội
chứng tâm lý mà các em dễ mắc ở tuổi dậy thì.
Các em bị suy giảm khả năng học hành bất thường. Căng
thẳng, dễ bực dọc, đôi lúc tỏ ra hỗn láo với người lớn. Có khi
mất ngủ, đứng ngồi không yên; có những hành vi bất thường
như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác, rối loạn cảm xúc (vui
buồn thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá hoặc rơi vào
trạng thái trầm cảm)...
Các em có thể chuyển từ rối loạn hành vi sang rối loạn tâm thần
với những triệu chứng hoang tưởng và điều này càng làm các
em cách biệt về mặt thực thể đối với người khác. Lúc đó, con sẽ
có những hành vi và lời nói không phù hợp với thực tế.
4 MC phim 1. Theo CGTL, hội chứng tâm lý thường mắc ở tuổi dậy 4p
trường và bác thì là những hội chứng nào?
sĩ tâm lí (Rối loạn cảm xúc, stress và trầm cảm, rối loạn tâm lý và hành
vi).
2. Lý do nào mà trẻ vị thành niên lại thường mắc những
hội chứng đó?
(Áp lực học tập, gia đình, bạn bè, tình cảm... trong đó nhiều
hiện tượng xảy ra nhất là do bạo lực, áp bức)
3. CGTL nghĩ như thế nào về vấn nạn bạo lực hiện nay,
đặc biệt là bạo lực học đường?
(Không chỉ bạo lực qua hành động bạo lực, mà còn thể hiện qua
lời nói, cử chỉ, thái độ.. gây ảnh hưởng đến thể trạng, tâm lý
người khác...)
5 MC phim Chúng tôi đã mời đến đây một em học sinh là nạn nhân trong 10s
trường sự việc bắt nạt nơi học đường để chia sẻ với trường quay và các
bác sĩ về câu chuyện của em ấy.
6 Em học sinh Nạn nhân bắt đầu kể câu chuyện của mình. 8p
ngồi sau bức
màn
7 MC trò Vâng, sau khi nghe khách mời chia sẻ về câu chuyện của mình 4p
chuyện cùng ta có thể hình dung ra được được những huệ lụy của vấn nạn
gia đình nạn bạo lực học đường. Không chỉ chịu áp lực về mặt thể xác lẫn
nhân tinh thần những đã kích mà em đã chịu không chỉ ngoài đời
thực mà còn ở trên mạng xã hội.
Sau khi thấy được thấy được tình trạng sức khỏe và tinh thần
của khách mời đã ổn định thì chắc hẳn tôi và mọi người ở đây
cũng thấy được phần nào nhẹ nhõm. Không biết Bố/Mẹ của
khách mời có thể chia sẻ cảm nhận khi biết chính đứa con của
mình lại là nạn nhân của bạo lực học đường được không ạ?
Khi bị bạo lực học đường thì khách mời có chia sẻ với bố/mẹ
không?
Liệu anh/chị nghĩ bạo lực học đường có xuất phát từ môi trường
sống hình thành nên hay do tâm lý có nhiều sự thay đổi trong
quá trình dậy thì (trở nên sốc nổi, ngông cuồng chẳng hạn)
Thì qua vụ việc vừa rồi, không biết anh/chị có thể gửi lời nhắn
đến phụ huynh đang có con bị ảnh hưởng từ bạo lực học đường
để giúp các bé trở nên ổn định hơn phần nào.
Vâng, vừa rồi là đôi lời tâm sự với gia đình khách mời. Và để
hiểu sâu hơn về câu chuyện vửa rồi ngay bay giờ xin được mời
quý vị, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với bác sĩ tâm lí.
8 Bác sĩ tâm lý 1. Gia đình biết khách mời bị bạo lực học đường như 4p
trò chuyện thế nào?
cùng nạn (Gia đình tự biết, khách mời kể hoặc biết được do người khác
nhân và nói,…)
người thân. 2. Khi biết khách mời bị bạo lực học đường gia đình đã
làm những gì?
(Tìm hiểu nguyên nhân, lo lắng và trấn an tinh thần khách mời,
trao đổi với nhà trường,…)
3. Tâm lí của khách mời trong thời gian đó như thế
nào?
(Biểu hiện ở nhà và trên trường của khách mời do gia đình và
bạn bè kể lại)
4. Tâm lý của cháu ra sao khi mình lại là nạn nhân của
bạo lực học đường?
( khủng hoảng, lo lắng khi đến trường,…..)
5. Khách mời có từng có ý nghĩ dại dột chưa?
(Tự làm đau bản thân hay có muốn tự tử…?)
9 Chia sẻ của Bác sĩ tâm lý nêu nguyên nhân của bạo lực học đường, cho lời 2p
bác sĩ tâm lý khuyên cho những bạn trẻ vô tình là nạn nhân của bạo lực học
đường. Từ đó đưa ra cách giải quyết và biện pháp phòng tránh
cũng như làm giảm tình trạng bạo lực học đường hiện nay
10 MC Phim - MC cảm ơn khách mời, bác sĩ tâm lý, nhãn hàng tài trợ. 1p
trường - MC giới thiệu chủ đề tập sau.
- MC kết thúc chương trình

You might also like