You are on page 1of 2

LÊ MINH QUÂN -81900559

306105_LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM_N29


BÀI TẬP TUẦN 4
1.Theo anh/chị Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) được triệu tập với tinh thần như thế nào? Hãy làm rõ
những bài học kinh nghiệm rút ra trong Đại hội VI.

2.Theo anh/chị Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã
nêu ra những đặc trưng cơ bản nào của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Hãy làm rõ những đặc trưng
đó.

Bài làm

1. Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI được tổ chức từ ngày 15
đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội . Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9
triệu Đảng viên. Công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI kéo dài 19 ngày.
Sau hội nghị lần thứ 10, các tổ chức đảng cấp tỉnh và địa phương bắt đầu bầu đại biểu dự đại hội
cũng như chuẩn bị các văn kiện Đại hội.
Đại hội đã đưa ra các cải cách kinh tế, được gọi là Đổi Mới, và bầu ra ban lãnh đạo mới của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng Bí thư Trường Chinh đương nhiệm không được bầu lại và
ông Nguyễn Văn Linh lên thay. Các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng và Lê Ðức
Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Ðảng.
Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng
chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối
lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố;
đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn…Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tình
hình của đất nước, Ðại hội nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm.Ðổi mới tư
duy, nhận thức rõ hơn về những quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa những thành
tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và những năm đầu khi nước nhà
thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Ðại hội đề ra đường lối đổi mới.
Ðại hội xác định: Ðảng phải trưởng thành về lãnh đạo chính trị, phát triển và cụ thể hóa đường
lối, đề ra những giải pháp đúng đắn đối với những vấn đề mới của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ðể tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình,
Ðảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức; đổi
mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
Ðại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Ðiều lệ Ðảng cho phù hợp tình
hình mới.
Trên cơ sở thực tiễn cách mạng của 10 năm vừa qua, Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm có
ý nghĩa hết sức quan trọng:
- Phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động.
- Phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
- Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân
tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Ðổi mới toàn diện thật sự là ý Ðảng, lòng dân. Nghị quyết Ðại hội VI vào cuộc sống là quá trình
thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hóa, phát triển và tổ chức thực hiện những định hướng lớn.
Ðảng và Nhà nước vừa tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách, giữ vững ổn
định chính trị, vừa thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ trương, chính
sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải
thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công
cuộc đổi mới tăng lên.
2. Dựa vào việc nhận thức lại một cách đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, kết hợp với những kinh nghiệm của thế giới
và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi
mới (1986), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội  được
thông qua tại Đại hội VII (1991), Đảng xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản nhất:

1/ Do  nhân dân lao động làm chủ


2/ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu
3/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
4/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
5/ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

You might also like