You are on page 1of 3

Phần 1:Cơ sở lý luận:

1) Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay:
Trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –
Lênin, sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Đến Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, sau
khi giành được thắng lợi chính trị, giai cấp vô sản sẽ dùng sự
thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư
bản trong tay giai cấp tư sản.
Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xét đến cùng, là do quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nước tiểu nông, do trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế và không
đồng đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số thành phần kinh
tế của phương thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất
định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát
triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa
trong phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. quy định sự
tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu và tương
ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở
nước ta hiện nay. Trong cơ cấu nền kinh tế đó, kinh tế nhà
nước được Đảng xác định là thành phần đóng vai trò chủ
đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong
việc huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh
doanh, phát triển lực lượng sản xuất.
 
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản
phẩm của quá trình Đảng và nhân dân ta nhận thức, vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, thể hiện tư duy mới
của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong
hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận nền kinh tế
nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta trong một thời gian
tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội
chủ nghĩa được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép, không
căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Những
sai lầm này tất yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế –
xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 – đầu những
năm 80 của thế kỷ XX. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải có
những thay đổi lớn trong nhận thức và hành động, phải tìm
ra con đường, bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2) Khái niệm Thành Phần Kinh Tế nhà nước:
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các
doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài
sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng
biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước,
hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phần
vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những
thành phần kinh tế khác.

You might also like