You are on page 1of 3

1.

Sự nhất quán của Đảng ta về vai trò chủ đạo của thành phần “Kinh tế nhà nước”:
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta bắt đầu thừa nhận sự tồn tại của
nhiều thành phần kinh tế, trong đó khẳng định vai trò chủ đạo thuộc về khu vực kinh tế nhà
nước. Đảng chỉ đạo: “Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả kinh tế quốc
doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện… làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi
phối trong nền kinh tế quốc dân… Bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của
các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế
xã hội chủ nghĩa”.1
Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta chủ trương củng cố vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế
nhà nước: “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế
quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tập trung lực lượng củng cố và phát triển những cơ sở kinh tế
trọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân”.2
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) cũng
khẳng định: “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở
rộng…”.
Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) lần đầu tiên trong lịch sử đã thay thế cụm từ kinh tế quốc
doanh bằng cụm từ kinh tế nhà nước: "Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
nhà nước, kinh tế hợp tác. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã
dần dần trở thành nền tảng…".
Đại hội IX, X, XI cũng thống nhất: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể
không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân…”.3
Về cơ bản nhất quán với các chủ trương trước đó, theo tinh thần Đại hội XII: "Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong
đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh
tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều
kiện cụ thể của đất nước, trải qua 6 kỳ Đại hội, Đảng ta đã khẳng định nhất quán kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X),
Phần I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 41.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn tập, tập 51, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng
xuất bản, Hà Nội, 2016,
Sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục ở mức
khá. Thành tựu đó trước hết là nhờ đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng.
2. Thực trạng vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Nhìn tổng quát từ sau Đại hội VIII đến nay, quan niệm của Đảng ta về kinh tế nhà nước và
vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã có sự phát triển
đáng kể. Hai điểm nổi bật nhất là:

- Chúng ta đã chuyển từ khái niệm kinh tế quốc doanh sang khái niệm kinh tế nhà nước.
- Đảng ta đã khẳng định, thành phần kinh tế nhà nước không lãnh đạo các thành phần kinh
tế khác mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế,
tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
Sau hơn 30 năm phát triển thành phần kinh tế nhà nước, trong đó có doanh nghiệp nhà nước,
nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước qua
nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi từng bước được củng cố và đóng góp vào thành tựu của quá trình
đổi mới. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đứng vững trên thị trường, sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả, nắm các ngành kinh tế then chốt, đóng góp lớn cho ngân sách. Tuy nhiên, cũng phải thừa
nhận rằng, còn nhiều nhiệm vụ nêu ra chưa được thực hiện hiệu quả.
Thực tế cho thấy:

- Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chính sách "kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực", tham gia
thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư bất động sản và chứng khoán, ít đầu tư vào
lĩnh vực chính của mình.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã và đang là lực cản lớn đối với quá trình nâng cao
năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, một số đơn vị hoạt động mang
tính độc quyền còn cao, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường; sử dụng vốn nhà nước nhiều nhưng
hiệu quả chưa tương xứng, làm tăng nợ nhà nước.
- Không chỉ làm ăn kém hiệu quả, bộ phận doanh nghiệp nhà nước còn bị “tai tiếng” bởi
những vụ án tham nhũng kinh tế lớn, phức tạp thời gian vừa qua.
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực KTTN có xu hướng giảm xuống,
tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động giai đoạn 2007 - 2015 là 45-50% số doanh nghiệp
mới thành lập.
Kinh tế nhà nước hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề, nhưng cơ cấu ngành nghề
còn chưa hợp lý: tập trung phần lớn trong các ngành nghề như thương mại và dịch vụ nhỏ, lẻ
phục vụ người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở khâu gia công lắp ráp, mang lại giá trị
gia tăng thấp, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực công nghiệp phụ
trợ còn ít.
Mặc dù doanh nghiệp nhà nước thời gian qua có những hạn chế, yếu kém, nhưng đó là
những yếu kém trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, là sai lầm và yếu kém của một
số cá nhân lãnh đạo và nhà quản trị doanh nghiệp trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, kinh
doanh, chứ không phải là sai lầm về quan điểm, chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Với chủ trương, chính sách quyết liệt của Đảng và Nhà nước, tỷ trọng đóng góp vào GDP
của khu vực kinh tế nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng. Vai trò chủ đạo của khu vực
kinh tế nhà nước trong thời gian tới sẽ ngày càng được tập trung vào các nội dung và mục tiêu:
ngành, lĩnh vực then chốt.
Ở trình độ phát triển chưa cao như nền kinh tế nước ta, Nhà nước đóng vai trò quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước sử dụng các nguồn lực của mình, cùng các công cụ,
chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Như vậy, kinh tế nhà nước vẫn là lực lượng vật chất quan trọng hàng đầu để Nhà nước định
hướng, điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế khác
cùng phát triển.

You might also like