You are on page 1of 79

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CAO KIM DUYÊN

TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP NGOẠI TRÚ
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
BÌNH ĐỊNH, NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN CAO KIM DUYÊN

TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP NGOẠI TRÚ
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
BÌNH ĐỊNH, NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đỗ Nguyên

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này đƣợc ghi nhận và nhập liệu trung
thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã đƣợc Đại Học Y
Dƣợc TP. Hồ Chí Minh hay trƣờng Đại Học nào khác chấp nhận để lấy văn bằng
đại học, sau đại học. Khóa luận cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã đƣợc
công bố trừ khi đã đƣợc công khai thừa nhận.

Khóa luận đã đƣợc chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng đạo đức
trong nghiên cứu y sinh học đại học y dƣợc TP Hồ Chí Minh số 1713 – ĐHYD ký
ngày 10/5/2017.

Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Cao Kim Duyên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 5
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp .............................................................. 5
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp .............................................................................. 5
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp ................................................................................. 5
1.2. Dịch tễ tăng huyết áp ......................................................................................... 6
1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới ............................................................ 6
1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam........................................................... 6
1.3. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ............................................................................ 7
1.4. Biến chứng của tăng huyết áp ............................................................................ 8
1.5. Phòng ngừa tăng huyết áp ................................................................................ 10
1.6. Điều trị tăng huyết áp....................................................................................... 10
1.7. Tổng quan về tuân thủ điều trị ......................................................................... 16
1.7.1. Khái niệm tuân thủ điều trị ......................................................................... 16
1.7.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị ........................................... 16
1.8. Tổng quan thang đo MMAS-8 ......................................................................... 17
1.9. Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp...................................... 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 21
2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.2. Thời gian địa điểm ........................................................................................... 21
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.4. Thu thập dữ kiện .............................................................................................. 22
2.5. Xử lý dữ kiện ................................................................................................... 23
2.5.1. Biến số nền .................................................................................................. 23
2.6. Phân tích dữ kiện ............................................................................................. 33
2.7. Nghiên cứu thử ................................................................................................ 33
2.8. Y đức ................................................................................................................ 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ......................................................................................... 35
3.1. Mô tả đặc tính chung của mẫu ......................................................................... 35
3.2. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp......................................... 36
3.3. Thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............................................................ 37
3.4. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc ................................................ 38
3.5. Mô tả tuân thủ tái khám của mẫu nghiên cứu .................................................. 39
3.6. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc .......................................... 39
3.7. Đặc điểm tƣ vấn điều trị THA ......................................................................... 40
3.9. Mối liên quan giữa kiến thức chung và đặc tính của mẫu ............................... 41
3.11. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc với đặc tính của
dân số nghiên cứu ..................................................................................................... 43
3.12. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc với đặc tính của
dân số nghiên cứu ..................................................................................................... 44
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 46
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................................ 46
4.2. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp......................................... 47
4.3. Thái độ điều trị tăng huyết áp .......................................................................... 48
4.4. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc ................................................ 49
4.5. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc .......................................... 50
4.6. Tƣ vấn điều trị tăng huyết áp ........................................................................... 51
4.7. Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài ........................................................... 51
4.7.1. Điểm mạnh của nghiên cứu ........................................................................ 51
4.7.2. Điểm hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 51
4.7.3. Điểm mới và tính ứng dụng ........................................................................ 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII.......................................................... 5


Bảng 1. 2 Tóm tắt huyết áp mục tiêu của ESH/ESC 2013 và JNC8 [29, 39] ............... 10
Bảng 1. 3 Các thuốc điều trị tăng huyết áp đang đƣợc sử dụng tại đơn vị nghiên
cứu[8]:............................................................................................................................ 15
Bảng 1. 4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị [41] ..................................... 16

Bảng 3. 1 Các đặc điểm về đặc tính dân số mẫu nghiên cứu (n=132)..................... 35
Bảng 3. 2 Kiến thức về biến chứng THA (n=132)..................................................... 36
Bảng 3. 3 Kiến thức theo dõi huyết áp hằng ngày (n=132) ...................................... 36
Bảng 3. 4 Kiến thức về những thói quen sinh hoạt cần rèn luyện(n= 132) ............ 36
Bảng 3. 5 Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp (n= 132) ....... 36
Bảng 3. 6 Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp (n=132) .................. 37
Bảng 3. 7 Đặc điểm về thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của mẫu nghiên
cứu (n=132) ................................................................................................................... 37
Bảng 3. 8 Đặc điểm về điều trị dùng thuốc tăng huyết áp của mẫu nghiên cứu
(n=132 ) ......................................................................................................................... 38
Bảng 3. 9 Mô tả tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc theo thang đo
MMAS của mẫu nghiên cứu (n= 132) ........................................................................ 38
Bảng 3. 10 Tuân thủ tái khám của mẫu nghiên cứu (n=132) ................................... 39
Bảng 3. 11 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của
mẫu nghiên cứu(n=132) .............................................................................................. 39
Bảng 3. 12 Đặc điểm về tƣ vấn điều trị tăng huyết áp trên mẫu nghiên cứu
(n=132) .......................................................................................................................... 40
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc tăng huyết áp với
thái độ kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu (n=132) ............................................... 40
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng
thuốc với thái độ, kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu (n=132) ............................. 41
Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa kiến thức chung và đặc tính của dân số nghiên
cứu (n=132) ................................................................................................................... 41
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa thái độ chung và đặc tính của dân số nghiên cứu
(n=132) .......................................................................................................................... 42
Bảng 3. 17 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc với
đặc tính của dân số nghiên cứu (n=132) .................................................................... 43
Bảng 3. 18 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc với đặc
tính của dân số nghiên cứu (n=132) ........................................................................... 44
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THA Tăng huyết áp
TBMMN Tai biến mạch máu não
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trƣơng
WHO World Health Organization
MMAS Morisky Medication Adherence Scale
CDC Centers for disease control and prevention
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong sự biến đổi không ngừng của môi trƣờng, mỗi ngƣời
đều chịu sự ảnh hƣởng của tuổi tác, khí hậu, biến đổi dân số và từ chính những thói
quen sinh hoạt của mình. Ví dụ điển hình của sự ảnh hƣởng này lên con ngƣời chính
là bệnh không lây, đứng đầu là các bệnh về tim mạch, ung thƣ, béo phì. Một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch là tăng huyết áp (THA).
Theo ƣớc tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có hàng triệu ngƣời bị THA và đây
là nguyên nhân dẫn đến đau tim, đột quỵ, có khoảng chín triệu ca tử vong do tăng
huyết áp mỗi năm. Vào năm 2008, trên thế giới ƣớc tính 40% ngƣời trƣởng thành
(độ tuổi từ 25 trở lên) mắc bệnh THA, số lƣợng ngƣời mắc bệnh tăng từ 600 triệu
ngƣời năm 1980 lên đến 1 tỉ ngƣời năm 2008 [47]. Các nƣớc đang phát triển và
chƣa phát triển có tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao hơn các nƣớc đã phát triển trong đó
Việt Nam là nƣớc đang phát triển, tần suất mắc tăng huyết áp ở ngƣời lớn ngày
càng tăng, vào những năm 1960 tỷ lệ mắc là 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là
16,3% và 2005 là 18,3% . Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt
Nam, có trên 5454 ngƣời trƣởng thành trong quần thể 44 triệu ngƣời tại 8 tỉnh thành
trên toàn quốc mắc tăng huyết áp, tỷ lệ mắc tăng huyết áp là 47,3% [13].
Trên thế giới, mỗi năm có 17 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch, chiếm gần
một phần ba tổng số ca tử vong, trong đó tử vong do nguyên nhân tăng huyết áp gần
9,4 triệu ca mỗi năm[47]. Tăng huyết áp gây ra ít nhất 45% tử vong vì biến chứng
tim, và 51% tử vong do biến chứng đột quỵ [47]. Theo các nghiên cứu cho thấy,
ngƣời tăng huyết áp không kiểm soát đƣợc thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng gấp
3 lần, suy tim tăng gấp 6 lần, đột quỵ tăng gấp 7 lần [9]. Tuy nhiên con số này có
thể khống chế đƣợc bằng việc tuân thủ điều trị thuốc cũng nhƣ thay đổi lối sống
lành mạnh, tăng huyết áp có thể đƣợc phòng tránh dễ dàng và ít tốn kém.
Mặc dù vậy việc kiểm soát tăng huyết áp cũng gặp không ít khó khăn. Cho dù
trên thế giới đã cho ra đời những phƣơng pháp điều trị hiệu quả, nhƣng vẫn có một
số lƣợng bệnh nhân bỏ điều trị trong vòng một năm đầu sau khi đƣợc chẩn đoán. Số
liệu thống kê từ WHO, năm 2003, chỉ ra rằng trong số những ngƣời đƣợc chẩn đoán
có 50% là tiếp tục điều trị theo đơn thuốc của họ, 75% bệnh nhân tăng huyết áp
không đạt đƣợc huyết áp tối ƣu [46]. Tại Việt Nam, năm 2015, ở những ngƣời tăng
2

huyết áp có 39,1% (8,1 triệu ngƣời) không đƣợc phát hiện tăng huyết áp; 69% (8,1
triệu ngƣời) bị tăng huyết áp chƣa kiểm soát đƣợc [20].
Nghiên cứu về tình trạng tăng huyết áp của ngƣời dân độ tuổi từ 25-64 tuổi ở
Nhơn Châu, Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2014, cho kết
quả tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp là 20%, kiến thức đúng về tăng huyết áp chiếm
34,3%, và thực hành đúng về phòng chống tăng huyết áp chiếm 19,2% [22]. Trong
một nghiên cứu về kiến thức bệnh nhân tăng huyết áp đang đƣợc điều trị tại bệnh
viện đa khoa Bồng Sơn, thành phố Bình Định năm 2015-2016 cho thấy đa số bệnh
nhân có hiểu biết về điều chỉnh lối sống nhƣng chƣa nắm rõ về điều trị dùng thuốc
và nguyên tắc dùng thuốc, có 27,2% bệnh nhân cho rằng điều trị dùng thuốc chỉ khi
nào huyết áp cao, dùng một đợt rồi nghỉ là 9,1% [12]. Đơn vị phòng chống tăng
huyết áp Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, có nhiệm vụ khám, điều trị và quản lý
tất cả các trƣờng hợp tăng huyết áp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2016 theo báo cáo
của Đơn vị quản lý và tƣ vấn THA Bệnh viện Đa khoa tỉnh, số bệnh nhân tăng
huyết áp đƣợc quản lý và điều trị là 589 bệnh nhân. Trong đó, có 386 bệnh nhân
điều trị đạt huyết áp mục tiêu (dƣới 140/90mmHg), đạt tỉ lệ 65,53% [8]. Nghĩa là
vẫn tồn tại gần 203 bệnh nhân (34,46%) không đạt huyết áp mục tiêu. Vậy đặt ra
vấn đề cho dù bệnh nhân có những hiểu biết nhất định về tăng huyết áp nhƣng thái
độ và thực hành về tuân thủ điều trị có thể chƣa đúng, và có điều gì làm ảnh hƣởng
đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vì vậy đề tài “Tuân thủ điều trị tăng huyết
áp của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2017” đƣợc thực hiện để đánh giá kiến
thức, thái độ và mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân ở nhóm điều
trị không đạt huyết áp mục tiêu, góp phần quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tốt hơn,
đƣa ra những biện pháp can thiệp, giáo dục sức khỏe để ngƣời bệnh hiểu đúng và
điều trị hiệu quả.
3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Tỷ lệ có kiến thức, thái độ và tuân thủ điều trị đúng ở bệnh nhân tăng huyết áp
ngoại trú không đạt mục tiêu điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm
2017 là bao nhiêu ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ và tuân thủ điều trị đúng ở bệnh nhân
tăng huyết áp ngoại trú không đạt mục tiêu điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bình Định, năm 2017.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ đúng của bệnh nhân tăng huyết áp
ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Định.
2. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp
ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Định.
3. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân tăng
huyết áp ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bình Định.
4. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA dùng thuốc với kiến
thức và thái độ điều trị THA
5. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc với
kiến thức và thái độ điều trị THA
4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu


Nhóm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp,
giới, trình độ học vấn, điều kiện
kinh tế, thời gian điều trị tăng
Kiến thức về bệnh Thực hành tuân thủ
và chế độ điều trị điều trị tăng huyết áp
tăng huyết áp Thái độ về tuân thủ -Tuân thủ điều trị dùng
Kiến thức về bệnh điều trị tăng huyết thuốc (MMAS-8)
Nhận biết tăng áp Đôi khi quên uống
huyết áp Thái độ về tuân thủ thuốc
Biến chứng tăng điều trị dùng thuốc Từng không uống
huyết áp Thái độ về tuân thủ thuốc trong 2 tuần
Kiến thức về chế độ điều trị không dùng gần đây
điều trị tăng huyết áp thuốc Từng không uống
Biết cách tự theo thuốc vì cảm thấy
dõi huyết áp khó chịu
Biết đƣợc chế độ Tƣ vấn điều trị tăng Đôi khi quên uống
điều trị tăng huyết huyết áp thuốc khi đi xa nhà
áp Đã uống thuốc của
Đƣợc tƣ vấn điều trị
Biết đƣợc mức ngày hôm qua
tăng huyết áp có dùng
huyết áp cần phải
thuốc Tự ngƣng uống thuốc
duy trì khi huyết áp trở về
Đƣợc tƣ vấn điều trị bình thƣờng
tăng huyết áp không Cảm thấy việc điều
dùng thuốc trị rắc rối
Hiểu đƣợc chế độ
-Tuân thủ điều trị
điều trị tăng huyết áp
không dùng thuốc
có dùng thuốc sau khi
Tình trạng hút thuốc
đƣợc tƣ vấn
5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN


1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Huyết áp (HA) là áp lực trong lòng động mạch góp phần giúp máu lƣu thông tới các
mô và cơ quan. Huyết áp bị ảnh hƣởng bởi nhịp tim, thể tích máu lƣu thông và sức
đàn hồi của thành mạch.

Theo WHO, huyết áp bình thƣờng của một ngƣời trƣởng thành đƣợc định nghĩa là
khi huyết áp tâm thu (HATT) là 105 đến 120 mmHg và huyết áp tâm trƣơng
(HATTr) là 60 đến 80 mmHg. Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trƣơng ≥90mmHg [47].

1.1.2. Phân loại tăng huyết áp


Bảng 1. 1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII

Huyết áp (mmHg)
Phân loại THA
Tâm thu Tâm trƣơng

Bình thƣờng < 120 < 80

Tiền THA 120 – 139 80 – 89

THA độ I 140 – 159 90 – 99

THA độ II ≥ 160 ≥ 100

Theo JNC VII, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp ở ngƣời trƣởng thành dựa trên
ít nhất 2 lần đo trong 2 lần thăm khám lâm sàng trở lên. Nếu HATT và HATTr rơi
vào 2 phân độ khác nhau thì chẩn đoán cuối cùng dựa vào phân đọ huyết áp cao
hơn. Huyết áp đƣợc chia ra làm 4 độ: bình thƣờng, tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp
độ 1 và tăng huyết áp độ 2. Tiền tăng huyết áp không đƣợc xem là tăng huyết áp,
nhƣng là một nguy cơ để cảnh báo cho sự tiến triển lên tăng huyết áp độ 1 hoặc độ 2
trong tƣơng lai [23, 30].
6

1.2. Dịch tễ tăng huyết áp


1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới

Thông tin đáng tin cậy về sự phổ biến của bệnh tăng huyết áp ở các khu vực khác
nhau trên thế giới là cần thiết để xây dựng các chính sách y tế quốc gia và quốc tế
để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này. Nhằm vào dữ liệu từ các khu vực khác
nhau trên thế giới để ƣớc tính mức độ phổ biến và gánh nặng bệnh tăng huyết áp
vào năm 2000 và để ƣớc tính gánh nặng toàn cầu vào năm 2025, năm 2005 tạp chí
The Lancet đã đƣa ra số liệu thống kê cho thấy [36]: ƣớc tính toàn cầu năm 2000,
trong số ngƣời trƣởng thành có 26,4% bị tăng huyết áp (26,6% nam giới và 26,1%
phụ nữ), dự báo vào năm 2025 số ngƣời tăng huyết áp sẽ tăng lên 29,2%.

Ƣớc tính tổng số ngƣời lớn bị tăng huyết áp năm 2000 là 972 triệu; 333 triệu ở các
nƣớc phát triển kinh tế và 639 triệu ở các nƣớc đang phát triển kinh tế. Số ngƣời lớn
bị tăng huyết áp năm 2025 đƣợc dự đoán sẽ tăng khoảng 60% lên tổng cộng là 56 tỷ
ngƣời. Theo WHO, năm 2008, toàn thế giới có khoảng 1 tỷ ngƣời bị tăng huyết áp,
chiếm 40% dấn số trong nhóm từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc cao nhất ở Châu Phi
46%, thấp nhất ở Châu Mỹ 35% [47].

Có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về bệnh tăng huyết áp, tại Canada
(1995) tỷ lệ THA là 22%, Mexico (1998) 30%, Cuba (1998) 44%, Tây Ban Nha
(1996) 30%, Trung Quốc (2001) 27%, Thái Lan (2001) 20,5%, Singapore (1998)
26,6% [33].

1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tỷ lệ phần trăm ngƣời bị THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát
triển. Trong một nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Tân và Đinh Thị Nguyệt (năm
2010), tỷ lệ bệnh nhân không biết bị THA là 15,57%, biết nhƣng không điều trị
21,16%, điều trị không đúng 50,25%, Chỉ có 12,56% điều trị đúng và kiểm soát
đƣợc huyết áp.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần về tỷ lệ tăng huyết áp ở thành phố Hồ Chí
Minh năm 2005 với phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, cỡ mẫu 1991 ngƣời
từ 25 đến 65 tuổi cho kết quả tủ lệ tăng huyết áp là 26,52% [21].
7

Kết quả này cho thấy tần suất THA tăng nhanh ở Việt Nam trong một vài thập niên
qua và tỷ lệ THA ở khu vực thành thị cao hơn rất nhiều ở khu vực nông thôn và tỷ
lệ THA ở nam giới có xu hƣớng cao hơn nữ giới. Nhƣ vậy, với dân số Việt Nam
hiện nay khoảng 88 triệu dân thì ƣớc tính sẽ có khoảng 11 triệu ngƣời bị THA.

1.3. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

Di truyền: Nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc ngƣời thân có quan hệ huyết thống,
tỷ lệ tăng huyết áp cao từ 2-7 lần so với quần thể chung [5].

Tuổi: Càng lớn tuổi, thành mạch càng kém đàn hồi là nguyên nhân góp phần dẫn
đến tăng huyết áp. Theo thống kê ngƣời từ 44-46 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp gấp
4 lần ngƣời <44 tuổi. Trong khi đó so với ngƣời >65 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp
gấp gần 2 lần [38].

Giới: Nam ở độ tuổi <45 có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn nữ, từ 45-64 tuổi
nam và nữ có xu hƣớng mắc tăng huyết áp nhƣ nhau, sau 65 tuổi, nữ có xu hƣớng
mắc tăng huyết áp cao hơn nam [24].

Chủng tộc: Ở ngƣời da đen, nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn ngƣời da trắng
[26].

Tăng lipids máu: Tăng lipids máu là yếu tố nền tảng gây ra xơ vữa động mạch,
tăng huyết áp góp phần làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch [34].

Đái tháo đƣờng: Sự kết hợp đồng thời tăng huyết áp và đái tháo đƣờng làm tăng
nguy cơ tổn thƣơng các cơ quan đích quan trọng. Kiểm soát huyết áp, cholesterol và
đƣờng huyết là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trên bệnh nhân tăng
huyết áp có mắc đái tháo đƣờng[31]. Theo thống kê CDC, có 60% ngƣời bị đái tháo
đƣờng đồng thời mắc tăng huyết áp[28]..

Vận động thể lực: Vận động thể lực là có lợi cho hệ tim mạch, ở những ngƣời ít
vận động thể lực có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Vận
động thể dục hằng ngày, đều đặn từ 30-45 phút giúp giảm nguy cơ mắc tăng huyết
áp và các bệnh tim mạch [18]
8

Ăn mặn: Ăn uống đầy đủ chất dinh dƣỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, chế độ ăn nhiều
muối làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Theo khuyến cáo WHO, một ngƣời trƣởng
thành chỉ nên nạp ít hơn 2g Natri tƣơng đƣơng ít hơn 5g muối mỗi ngày [47].

Hút thuốc lá: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất
nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều
nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên 11
mmHg, huyết áp tâm trƣơng lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy không
hút thuốc là biện pháp để phòng ngừa tăng huyết áp [6]

Uống rƣợu: Uống rƣợu dù ở mức trung bình hay nhiều đều gây ra các vấn đề sức
khỏe nhƣ trụy tim, đột quỵ, loạn nhịp tim. Nó gây ra tăng huyết áp và các bệnh khác
nhƣ ung thƣ, nghiện rƣợu, béo phì, tai nạn[24]…. Vì vậy, không nên uống quá
nhiều rƣợu, bia để phòng bệnh THA. Hàng ngày, mỗi ngƣời có thể uống khoảng
30ml rƣợu mạnh hoặc 50ml rƣợu vang hoặc 300ml bia [6].

Thừa cân, béo phì: Cơ thể tích trữ nhiều mỡ dễ làm tăng cholesterol có hại và tăng
trigiceride, giảm lƣợng cholesterol có lợi, không chỉ làm tăng nguy cơ mắc tăng
huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đƣờng [27].

Căng thẳng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress
làm tăng nhịp tim.Dƣới tác dụng của các chất trung gian hóa học là adrenalin,
noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA. Vì vậy, mỗi ngƣời cần rèn
luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trƣớc mọi vấn
đề xảy ra trong cuộc sống. Có nhƣ vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng
thời cũng chính là phòng bệnh THA [6].

1.4. Biến chứng của tăng huyết áp

Các biến chứng của THA rất đa dạng, phong phú nhƣng lại thƣờng diễn biến âm
thầm, ngày một nặng dần và ảnh hƣởng đến nhiều cơ quan bộ phận cơ thể của
ngƣời bệnh bằng nhiều cách. Biều hiện lâm sàng của các biến chứng này thƣờng kín
đáo làm cho ngƣời bệnh chủ quan tƣởng mình vẫn bình thƣờng. Các biến chứng có
thể xảy ra của bệnh THA [5, 9]
9

Biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim… Trong
đó suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân gây tử
vong xao nhất của THA. THA làm tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch.
Tim ngƣời bệnh phải làm việc nặng hơn trong một thời gian dài, nên có xu hƣớng
giãn to ra, Dày thất trái là biến chứng sớm do dày cơ tim trái để đối phó với sức cản
ngoại biên bên gia tăng sức co bóp làm công tim tăng lên và vách cơ tim dày ra.
Dần dần suy tim trái với các triệu chứng khó thở khi gắng sức và về sau với gắng
sức vừa cũng khó thở, đến giai đoạn cuối của bệnh thì khó thở cả khi nằm, hen tim
và phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn bộ với các triệu chứng: phù, gan
to, tĩnh mạch cổ nổi, X-quang và điện tim thấy có dấu hiệu dày thấy phải. Suy mạch
vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình, loạn nhịp tim.

Biến chứng về não: Là những biến chứng rất thƣờng gặp và thƣờng nặng nề với
các bệnh nhân THA. Tai biến mạch máu não bao gồm cả xuất huyết não và nhồi
máu não với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do
THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [7]

Biến chứng về thận: Xơ vữa động mạch nhanh và sớm, gây suy thận dần dần, hoại
tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính. Giai đoạn cuối thiếu máu
cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ rennin và angiotensin II trong máu gây
cƣờng aldosterone thứ phát.

Biến chứng về mắt: Tiến triển theo giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Khi
soi đáy mắt có thể thấy tổn thƣơng đáy mắt(lòng động mạch co nhỏ, ngoằn ngoèo,
động tĩnh mạch bắt chéo, phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc, phù gai thị).

Biến chứng về mạch ngoại vi: trong đó đặc biết nguy hiểm là biến chứng tách
thành động mạch chủ có thể dẫn đến tử vong. THA là yếu tố gây xơ vữa động
mạch, phồng động mạch chủ. Trong những năm trở lại đây, các biến chứng về mạch
máu ngày càng gia tăng.

Các nghiên cứu cho thấy ngƣời bị THA không đƣợc kiểm soát thì có nguy cơ bệnh
động mạch vành tăng gấp 3 lần, suy tim tăng 6 lần, đột quỵ tăng 7 lần [5]… Các
biến chứng gây ra THA có thể cấp tính, có thể âm thầm và do vậy không những
10

nguy hiểm đe dọa tính mạng mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng sống của ngƣời
bệnh.

1.5. Phòng ngừa tăng huyết áp


Duy trì cân nặng hợp lí: BMI lí tƣởng ở một ngƣời trƣởng thành là từ 18,5-22,9
kg/m2. Cần kết hợp chế độ ăn uống và vận động hợp lí để đạt tránh tình trạng thừa
cân, béo phì.

Giảm lƣợng muối ăn: Trong một nghiên cứu của đơn vị tăng huyết áp ở London
đƣa ra kết quả: giảm 100mmol/ngƣời/ngày (6g muối) giúp giúp giảm 7,11mmHg
huyết áp tâm thu và 3,88 mmHg huyết áp tâm trƣơng đối với bệnh nhân tăng huyết
áp và 3,57/1,66mmHg đối với ngƣời không mắc THA [32].

Không hút thuốc lá: giảm 50% các nguy cơ bệnh mạch vành ở những ngƣời bỏ hút
thuốc lá so với những ngƣời tiếp tục hút thuốc, bất kể thời gian. Ở những ngƣời
THA giảm 1 gói thuốc mỗi ngày giúp giảm rủi ro từ 35-40% [35].

Hạn chế rƣợu bia: Mỗi 10g rƣợu bia làm huyết áp tăng 1mmHg. Uống nhiều rƣợu
bia đồng nghĩa nguy cơ xuất huyết não, tử vong do bệnh động mạch vành cao hơn
so với không uống rƣợu bia [40].

Tập thể dục: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng
30-60 phút mỗi ngày. Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu đƣợc của
chƣơng trình điều trị hàng ngày. Tập thể dục giúp giảm huyết áp và giảm cân nặng
hoặc giữ cho cơ thể ở mức cân nặng lý tƣởng.

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh: mỗi ngƣời cần có chế độ thƣ giãn, nghỉ ngơi
hợp lý.

1.6. Điều trị tăng huyết áp


Mục tiêu lâu dài của điều trị là đạt huyết áp mục tiêu với ít tác dụng phụ nhất để
giảm tổn thƣơng cơ quan đích, giảm biến chứng tim mạch, nhờ đó hạ thấp tỉ lệ mắc
bệnh và tỉ lệ tử vong. Huyết áp mục tiêu của tổ chức ESH/ESC 2013 và JNC8 đƣợc
trình bày trong bảng 1.2 [29, 39].

Bảng 1. 2 Tóm tắt huyết áp mục tiêu của ESH/ESC 2013 và JNC8 [29, 39]
11

Đối tƣợng ESH/ESC


Tăng huyết áp, ≥ 60 < 150/90
tuổi
Tăng huyết áp, < 60 < 140/90
tuổi
Tăng huyết áp + đái < 140/85
tháo đƣờng
Tăng huyết áp + bệnh < 140/90
thận mạn + chƣa xuất
hiện protein niệu
Tăng huyết áp + bệnh < 130/90
thận mạn + xuất hiện
protein niệu
Điều trị cần hết sức tích cực đối với những bệnh nhân đã có tổn thƣơng cơ quan
đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ
quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

Các bệnh nhân tiền THA và THA nên thay đổi lối sống, vì thay đổi lối sống làm
giảm huyết áp và ngăn tiến triển thành THA, giảm liều thuốc hạ áp, giảm nguy cơ
tim mạch. Theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp [3],
những biện pháp làm giảm huyết áp mà không cần dùng thuốc:

Giảm cân: béo phì hoặc quá cân nếu giảm 10kg để BMI nằm trong khoảng 18,5-
24,5 làm giảm HA tâm thu 5-20mmHg.Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa
ít mỡ bão hòa, ít mỡ toàn phần làm giảm HA tâm thu 8-14mmHg.

Giảm lƣợng muối ăn: vào hàng ngày, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối ( < 6g
NaCl) mỗi ngày, bao gồm cả lƣợng muối đƣợc nêm trong thức ăn và nƣớc chấm.

Vận động thể lực: tham gia vào các hoạt động thể lực vừa sức nhƣ đi bộ ít nhất 30
phút mỗi ngày và mọi ngày trong tuần.

Hạn chế hay uống rƣợu bia vừa phải : uống ít hơn 80ml rƣợu mạnh, 600ml bia và
250ml rƣợu vang trong 1 ngày.

Bỏ thuốc lá.
Hạn chế căng thẳng: nghỉ ngơi thƣ giãn, giải trí.
12

Để điều trị THA, luôn phải phối hợp thay đổi lối sống, chế độ dùng thuốc càng đơn
giản càng tốt. Khởi đầu với liều thấp, rồi tăng liều từ từ. Nếu không đạt hiệu quả, có
thể thay thuốc hoặc phối hợp với thuốc khác để giảm tác dụng phụ từng thuốc.

Theo hƣớng dẫn của bộ Y tế chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ban hành năm 2010
[2]:

Chọn thuốc khởi đầu:


Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm nhƣ lợi tiểu
thiazide liều thấp, ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài, chẹn
beta giao cảm ( nếu không chống chỉ định).

Tăng huyết áp độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi,
ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn beta giao cảm).

Từng bƣớc phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp nhƣ lợi tiểu
thiazide (hydrochlorothiazide 12,5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích
chậm (nifedipine chậm – retard 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril
5mg/ngày, perindopril 2,5-5mg/ngày).

Quản lý ngƣời bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân đƣợc uống thuốc
đúng và đủ liều.

Nếu chƣa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ƣu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc
khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.

Nếu không đạt huyết áp mục tiêu, cần chuyển tuyến hoặc chuyển khoa tim mạch.

Điều trị tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến trên

Quản lý tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến trên bao gồm:

Phát hiện tổn thƣơng cơ quan đích ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng. Loại trừ các
nguyên nhân gây tăng hyết áp thứ phát.

Chọn chiến lƣợc điều trị dựa vào độ huyết áp và nguy cơ tim mạch.

Tối ƣu hóa phác đồ điều trị tăng huyết áp: dựa vào các chỉ định bắt buộc hoặc ƣu
tiên của từng nhóm thuốc hạ huyết áo trong các thể bệnh cụ thể.
13

Phối hợp nhiều thuốc để tăng khả năng kiểm soát huyêt sáp thành công, giảm tác
dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh.

Điều trị các bệnh phối hợp vầ điều trị dự phòng ở nhóm có nguy cơ tim mạch cao
hoặc rất cao.

Sử dụng các thuốc hạ áp đƣờng tĩnh mạch trong các tình huống khẩn cấp nhƣ THA
ác tính, tách thành động mạch chủ, suy thận tiến triển nhanh, sản giật, THA có kèm
nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim trái cấp.
14

Điều chỉnh lối sống

Không đạt HA mục tiêu( <140/90mmHg)

<130/80mmHg /bệnh nhân ĐTĐ và Bệnh thận mạn

Lựa chọn thuốc khởi


đầu

Không có chỉ định bắt buộc Có chỉ định bắt buộc

Tăng huyết áp độ 1 Tăng huyết áp độ 2 Thuốc chỉ định bắt


buộc.
(Huyết áp (Huyết áp ≥160/100
140/90mmHg đến mmHg). Các loại thuốc hạ
159/99mmHg) huyết áp khác (lợi
Kết hợp 2 loại thuốc
tiểu, ACEI, ARB,
Lợi tiểu type (thƣờng lợi tiểu
CCB, BB) khi cần.
thiazide. thiazide và ACEI
hay ACEI hay ARB,
Có thể xem xét
BB, CBB.
ACEI, ARB, CB,

Không đạt đƣợc huyết áp


mục tiêu

Dùng liều tối đa hay thêm thuốc đến khi đạt đƣợc huyết áp mục
tiêu là đƣợc. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về THA
15

Bảng 1. 3 Các thuốc điều trị tăng huyết áp đang đƣợc sử dụng tại đơn vị nghiên
cứu[8]:

STT Tên thuốc STT Tên thuốc


(đơn vị/hàm lƣợng) (đơn vị/hàm lƣợng)
1 Enapril 5mg 9 Valsartan 80mg
2 10 Valsartan 80mg/ Hypothiazid
Enalapril 10mg
20/12,5
3 Peridopril 5mg 11 Valsartan/Amlopin 80/5
4 Lisinopril 10mg 12 Irbesartan 150mg
5 Liripriropril/Hypothiazid 13 Candersartan/ Hypothiazid
20/12,5 16/12,5
6 Losartan 25mg 14 Amlodipin 5mg
7 Losartan 50mg 15 Telodipin 5mg
8 Losartan/Hypothiazid 50/12,5 16 Vinzix 40 mg
Bệnh nhân tăng huyết áp cần đƣợc khám định kì đều đặn nhằm điều chỉnh chế độ
dùng thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng nhƣ phát hiện và xử lý các tác dụng
phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Tần suất theo dõi HA phụ thuộc vào đặc
tính nguy cơ toàn bộ của bệnh nhân cũng nhƣ mức THA [18].

Khi điều trị đạt huyết áp mục tiêu ổn định, tần suất khám định kì có thể giảm xuống.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 hoặc có nguy cơ thấp, có thể khám
định lỳ khoẳng 1-3 tháng một lần, cần khuyên bệnh nhân tự đo huyết áp tại nhà để
theo dõi tốt hơn. Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc rất cao, lịch khám có thể
dày hơn. Khám định kì cũng đƣợc khuyến cáo ở những trƣờng hợp chỉ điều chỉnh
lối sống.

Khám định kì nhằm kiểm tra chỉ số huyết áp và đánh giá lâm sàng các yếu tố nguy
cơ cũng nhƣ mức độ tổn thƣơng cơ quan đích.

Cần luôn tƣ vấn cho ngƣời bệnh là việc điều trị tăng huyết áp thƣờng kéo dài và liên
tục, thậm chí suốt đời. Việc tự ngƣng uống thuốc sẽ làm HA tăng cao trở lại gây
biến chứng nguy hiểm.
16

1.7. Tổng quan về tuân thủ điều trị


1.7.1. Khái niệm tuân thủ điều trị

Theo Haynes và Rand, “tuân thủ điều trị là mức độ hành vi của bệnh nhân đối với
việc dùng thuốc, theo một chế độ ăn uống và/hoặc thực hiện thay đổi lối sống tƣơng
ứng với các khuyến cáo của nhân viên chăm sóc y tế [41].

Tại các nƣớc phát triển, sự tuân thủ của bệnh nhân trong điều trị bệnh mạn tính
trung bình khoảng 50%. Còn tại các nƣớc đang phát triển, sự tuân thủ điều trị đƣợc
ƣớc tính là thấp hơn do sự thiếu nguồn lực y tế và bất bình đẳng trong việc tiếp cận
chăm sóc sức khỏe

Ví dụ: tại Trung Quốc, Gambia, Seychelles, tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân
THA lần lƣợt là 43%, 27%, 26%; còn ở Mỹ là 51% [41].

1.7.2. Ảnh hƣởng của sự tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân THA
THA không thể chữa khỏi, vì thế bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời. Tuân thủ
điều trị ở mức độ cá nhân giúp cải thiện chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân thông qua
việc kiểm soát huyết áp và giảm tỉ lệ tử vong.

Báo cáo của tác giả Kettani năm 2009 đã khảo sát vai trò của sự tuân thủ đối với
việc xuất hiện bệnh mạch máu não trên bệnh nhân mới điều trị THA. Việc tuân thủ
tốt làm giảm nguy cơ bệnh mạch máu não (PR = 0,78) so với nhóm bệnh nhân kém
tuân thủ [37]

1.7.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị, đƣợc trình bày trong bảng 1.4.

Bảng 1. 4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị [41]

STT Yếu tố Đặc điểm


1 Bệnh nhân - Nhân khẩu học: tuổi, dân tộc, giới
tính, giáo dục, tình trạng hôn nhân
- Tâm lý xã hội: niềm tin, sự động
viên, thái độ
- Mối quan hệ bệnh nhân, ngƣời kê
đơn
- Sự kiến thức về sức khỏe
17

Bảng 1. 5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị [41]

2 Điều trị - Đƣờng dùng thuốc


- Mức độ phức tạp của việc
điều trị
- Thời gian điều trị
- Tác dụng phụ của thuốc
- Mùi vị của thuốc
- Yêu cầu về bảo quản thuốc.
3 Kinh tế - xã hội - Không có thời gian nghỉ
việc
- Chi phí thuốc và thu nhập
- Hỗ trợ xã hội.
4 Hệ thống chăm sóc - Thiếu điều kiện tiếp cận
sức khỏe - Thời gian chờ đợi lâu
- Khó khăn trong việc mua
thuốc theo toa
- Không hài lòng khi đến
phòng khám.
1.8. Tổng quan thang đo MMAS-8
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho ra đời những bộ câu hỏi đánh giá sự tuân
thủ dùng thuốc của bệnh nhân, có thể kể đến nhƣ BMQ, MMAS-4.
Bằng việc sử dụng thang đo MMAS-8 ngắn và dễ tính điểm, phù hợp với nhiều
nhóm thuốc, dùng để tầm soát những bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc, cũng
nhƣ quản lý sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.Đây là bộ câu hỏi có độ tin cậy chấp
nhận đƣợc với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 53%.
MMAS-8 có 7 câu hỏi đầu tiên sử dụng câu trả lời có/ không, và thang đo Likert 5
điểm cho câu 8. Mỗi câu trả lời “Không” đƣợc tính là 1 điểm và mỗi câu trả lời
“Có” đƣợc tính là 0 điểm; ngoại trừ câu số 5 với trả lời “Có” đƣợc tính 1 điểm và
“Không” đƣợc tính 0 điểm. Câu số 8, nếu bệnh nhân chọn “Không bao giờ/hiếm
khi” tính là 1 điểm, chọn “Mọi lúc” cho điểm là 0, đối với câu trả lời “Hơn 1 lần”
“Thỉnh thoảng” hoặc “Thường xuyên” đƣợc đánh giá tƣơng ứng là 0,25; 0,75; 0,75
điểm. Tổng điểm MMAS-8 dao động từ 0-8 điểm.[43, 44]
Cấu trúc bộ câu hỏi bao gồm:

Thỉnh thoảng ông (bà) có quên uống thuốc không ?

Trong 2 tuần qua, có ngày nào ông (bà) quên uống thuốc không?
18

Ông (bà) có từng giảm hay tự ngƣng thuốc mà không báo bác sĩ vì cảm thấy sức
khỏe mình xấu đi khi uống thuốc không?

Có khi nào ông (bà) quên mang theo thuốc khi đi du lịch, đi chơi hoặc đi xa nhà
nhiều ngày ?

Ông (bà) có uống đủ thuốc của ngày hôm qua không?

Ông (bà) có tự ý ngƣng thuốc khi thấy huyết áp của mình bình thƣờng không?

Ông (bà) có thấy bất tiện khi phải uống thuốc hằng ngày không?

Ông (bà) có bao giờ thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả thuốc không?

1.9. Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Nghiên cứu của Azuana Ramli và cộng sự về tuân thủ điều trị dùng thuốc tăng
huyết áp trên những bệnh nhân điều trị ở các phòng khám sức khỏe tại Malaysia
[25], bằng phƣơng pháp cắt ngang mô tả cho kết luận tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều
trị tăng huyết áp là rất thấp, bệnh nhân nữ có xu hƣớng tuân thủ điều trị tốt hơn ở
nam, tỷ lệ tuân thủ kém đã ảnh hƣởng tiêu cực đến việc kiểm soát huyết áp. Có mối
liên quan giữa kiến thức với tỷ lệ tuân thủ, mặt khác việc tăng liều thuốc mà bệnh
nhân đang dùng hằng ngày đƣợc cho thấy là có ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị.

Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đƣợc thực hiện ở Pakistan nhằm đánh giá mối
quan hệ giữa kiến thức về tăng huyết áp và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân cho
kết quả: Trong số 385 bệnh nhân đƣợc phỏng vấn thì 37,9% có kiến thức thấp,
64,7% có mức tuân thủ điều trị thấp, 35,3% tuân thủ trung bình và 0% tuân thủ tốt,
có mối tƣơng quan nghịch giữa kiến thức và sự tuân thủ huyết áp của bệnh nhân.
Cần phải tìm thêm các yếu tố khác ảnh hƣởng đến sự không tuân thủ điều trị [42].

Năm 2015, nghiên cứu cắt ngang mô tả xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức,
điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân trên 30 tuổi đƣợc thực hiện tại Iran.
Nghiên cứu cho thấy, có mối tƣơng quan thuận giữa kiểm soát huyết áp với môi
trƣờng sống (p<0,001), giáo dục (p<0,001) thu nhập (p=0,002), tiền sử gia đình về
bệnh tăng huyết áp (p=0,003), hút thuốc lá (p=0,006) và thời gian chẩn đoán
(p=0,045). Những ngƣời sống ở thành phố, có trình độ giáo dục cao và mức thu
nhập cao thì có mức kiểm soát huyết áp tốt hơn. Có 25% bệnh nhân có kiến thức tốt
19

về tăng huyết áp, tỷ lệ này cao hơn ở nam giới, ở những ngƣời có trình độ giáo dục
cao và những ngƣời có thu nhập cao [45].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh năm 2010 về kiến thức, thái độ và sự tuân
thủ dùng thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trƣng Vƣơng,
bằng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu 386 bệnh nhân tăng
huyết áp cho thấy: kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc là 55,7%, tỷ lệ có thái độ
đúng là 35,8%, tỷ lệ bệnh nhân có tuân thủ dùng thuốc là 49,5% [15].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị thu Hƣơng năm 2013 về kiến thức và sự tuân thủ điều
trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Hồng
Bàng năm 2013 cho kết quả, có 54,5% bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị tăng huyết áp
dùng thuốc, 38,5% bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị thay đổi lối sống [16].

Một nghiên cứu khác của Bùi Thị Mai Tranh và cộng sự thực hiện năm 2011 ở bệnh
viện Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trên đối tƣợng bệnh nhân tăng huyết áp ≥60
tuổi đang điều trị ngoại trú cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị là 25%, không tuân thủ
điều trị là 75%. Nguyên nhân kém tuân thủ bao gồm không đủ điều kiện kinh tế,
quên uống thuốc, không biết cần uống liên tục, sợ uống nhiều thuốc, nghĩ đã khỏi
bệnh chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ điều trị.
Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị gồm bảo hiểm y tế, tình trạng hôn nhân,
tuổi, bệnh mãn tính kèm theo, bác sĩ tƣ vấn và áp dụng biện pháp không dùng thuốc
[4].

1.10. Tổng quan bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định


Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc tỉnh, là
tuyến khám chữa bệnh sau cùng của tỉnh. Bệnh viện có 1050 giƣờng kế hoạch với
40 khoa, phòng. Trong nhiều năm qua bệnh viện đã phát triển nhiều kỹ thuật chẩn
đoán và điều trị mới nhƣ mổ tim hở, tim mạch can thiệp,đặt máy tạo nhịp, phẫu
thuật nội soi, CT Scanner, MRI, xạ trị…đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân trong tỉnh. Riêng khoa Nội tim mạch có chỉ tiêu giƣờng bệnh theo kế
hoạch là 50 với 7 bác sỹ, 21 điều dƣỡng và 4 hộ lý nhƣng hầu nhƣ vẫn không đủ
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh về tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói
riêng với công suất sử dụng giƣờng bệnh luôn đạt trung bình trên 110%. Khoa đã
20

thu dung và điều trị hiệu quả cho phần lớn các bệnh tim mạch đặc biệt đã áp dụng
đƣợc các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị nhƣ điện tim và siêu âm tim gắng
sức, đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn, can thiệp mạch vành qua da trong 3
năm qua với nhiều thành công to lớn, đem lại niềm tin tƣởng lớn lao không những
cho nhân dân trong tỉnh mà còn cả trong khu vực miền Trung – Tây nguyên. Mặc
dù nguồn nhân lực hạn chế và chi phối bởi nhiều dịch vụ kỹ thuật cao khoa vẫn phải
đảm nhận trọng trách là đơn vị phòng chống tăng huyết áp tuyến tỉnh trong chƣơng
trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia do Bộ Y tế triển khai.
Chƣơng trình Phòng chống bệnh THA là một trong các chƣơng trình y tế quốc gia
đã và đang đƣợc triển khai tại tỉnh Bình Định từ tuyến xã cho tới tuyến tỉnh. Từ
năm 2011, đơn vị thực hiện thí điểm hoạt động phòng chống bệnh THA theo chỉ
đạo của Sở Y tế Bình Định và là tuyến sau cùng trong hệ thống y tế tuyến tỉnh có
trách nhiệm khám sàng lọc, quản lý, điều trị các bệnh nhân THA trong địa bàn toàn
tỉnh. Năm 2016 theo báo cáo của Đơn vị quản lý và tƣ vấn THA Bệnh viện Đa khoa
tỉnh, số bệnh nhân tăng huyết áp đƣợc quản lý và điều trị là 589 bệnh nhân. Trong
đó, có 386 bệnh nhân điều trị đạt huyết áp mục tiêu (dƣới 140/90mmHg), đạt tỉ lệ
65,53% .
21

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2. Thời gian địa điểm
Thời gian nghiên cứu: 12 tháng 5 – 10 tháng 6 năm 2017
Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám tim mạch_Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
2.3.1. Dân số mục tiêu
Tất cả ngƣời bệnh tăng huyết áp ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu đang đƣợc
điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định
2.3.2. Dân số chọn mẫu
Ngƣời bệnh tăng huyết áp ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu đến khám tại bệnh
viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định trong thời gian nghiên cứu.
2.3.3. Cỡ mẫu
Theo công thức ƣớc lƣợng một cỡ mẫu, ta có:
n=Nz21-α/2σ/[d2(N-1)+z21-α/2σ2
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu
z: trị số từ phân phối chuẩn(z=1,96)
d: độ chính xác với khoảng tin cậy 95% (d=0,05)
N: là quân thể nghiên cứu, theo số liệu cuối năm 2016 của đơn vị phòng chống tang
huyêt sáp, có 203 bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu điều trị[8].
σ: là độ lệch chuẩn, theo nghiên cứu của Azuana Ramli và cộng sự thực hiện tại
Malaysia σ=3,17 [25]
Thay vào công thức ta có cỡ mẫu là
n=203x1,962x3,172/(0,052x202+1,962x3,172)=200 bệnh nhân
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu
Lấy mẫu toàn bộ: Phỏng vấn tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chí nghiên cứu, đến khám
và điều trị trong thời gian nghiên cứu.
2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đƣa vào
22

Bệnh nhân đã đƣợc chẩn đoán tăng huyết áp và đang đƣợc điều trị ngoại trú ít nhất
1 tháng nhƣng không đạt huyết áp mục tiêu tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình Định. Theo dự án phòng chống tăng huyết áp quốc gia, huyết áp mục tiêu
<140/90 mmHg (<130,80 mmHg với bệnh nhân có bệnh ĐTĐ, bệnh thận mạn hoặc
THA có biến chứng) [8].
Đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đƣợc giải thích mục đích nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra
Bệnh nhân đang suy tim nặng.
Bệnh nhân suy thận đang chạy thận nhân tạo.
Phụ nữ mang thai.
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Mời những bệnh nhân thỏa các tiêu chí chọn mẫu tham gia nghiên cứu.
Ghi lại mã số hồ sơ bệnh nhân, tránh lặp lại.
Thuyết phục bệnh nhân tham gia nghiên cứu trên nguyên tắc tự nguyện.
2.4. Thu thập dữ kiện
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ kiện
Thông tin thu thập đƣợc bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đƣợc soạn
sẵn trên đối tƣợng bệnh nhân tăng huyết áp đang đƣợc điều trị ngoại trú, không đạt
huyết áp mục tiêu, đến khám tại khoa khám bệnh của bệnh viện.
2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện
Bộ câu hỏi phỏng vấn có 44 câu (phụ lục 1). Gồm 5 phần: thông tin cá nhân (12
câu). Thang đo kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp (6 câu) gồm 7
biến số về kiến thức tăng huyết áp và chế dộ điều trị. Thang đo thái độ của bệnh
nhân đối với chế độ điều trị tăng huyết áp (9 câu) về thái độ tuân thủ điều trị dùng
thuốc và điều chỉnh lối sống. Thang đo tuân thủ điều trị dùng thuốc (8 câu) gồm 8
biến số về tuân thủ điều trị dùng thuốc tăng huyết áp theo thang đo Morisky
(MMAS-8). Tuân thủ điều trị không dùng thuốc (9 câu) gồm 5 biến số về tuân thủ
điều trị không dùng thuốc trong tăng huyết áp.
2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin
Định nghĩa rõ ràng, cụ thể các biến số.Bộ câu hỏi sử dụng từ ngữ dễ hiểu, rõ ràng,
dễ trả lời.Tập huấn, hƣớng dẫn cụ thể cho điều tra viên.Thu thập thông tin đầy đủ,
23

chính xác, kiểm tra hoàn tất bộ câu hỏi trong ngày nếu thấy thông tin còn thiếu hoặc
nghi ngờ.Dựa vào sổ khám bệnh của bệnh nhân để hoàn tât những thông tin về thời
điểm điều trị tăng huyết áp/ các bệnh kèm theo… nếu bệnh nhân không nhớ rõ.Giải
thích rõ mục đích nghiên cứu cho ngƣời đƣợc phỏng vấn.Khuyến khích bệnh nhân
nói thật, không ép trả lời.Giải đáp thắc mắc của đối tƣợng về vấn đề nghiên cứu.
2.5. Xử lý dữ kiện
2.5.1. Biến số nền
Giới tính là biến số nhị giá, là giới tính về mặt sinh học, gồm 2 giá trị
Nam
Nữ
Tuổi là biến số định lƣợng, xác định bằng cách lấy năm khảo sát (2017) trừ đi năm
sinh đƣợc ghi trong chứng minh nhân dân/ sổ hộ khẩu.
Nhóm tuổi là biến số thứ tự gồm 2 giá trị
<60 tuổi
≥60 tuổi
Dân tộc là biến số danh định, gồm 5 giá trị:
Kinh
Bana
Chăm
Khác
Trình độ học vấn là biến số thứ tự, gồm 5 giá trị
Không biết chữ
Tiểu học: từ lớp 1 đến hết lớp 5
Trung học cơ sở: từ lớp 6 đến hết lớp 9
Trung học phổ thông: từ lớp 10 đến hết lớp 12
Sau phổ thông: đang học hoặc đã tốt nghiệp Đại Học, Cao đẳng, Trung cấp
Nhóm trình độ học vấn là biến số danh định gồm 3 giá trị
Không biết chữ-Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông-sau phổ thông
Hoàn cảnh gia đình là tình trạng sinh hoạt, sống chung một nhà với đối tƣợng
nghiên cứu, là biến số danh định gồm 3 giá trị:
24

Sống một mình


Sống cùng gia đình (sống cùng ngƣời thân)
Nhóm nghề nghiệp là biến số danh định gồm 2 giá trị
Có việc làm: khi đối tƣợng vẫn còn làm việc và có thu nhập từ công việc mình làm,
bao gồm các công việc: công nhân viên chức, công nhân nhà máy xí nghiệp, ngƣ
dân, buôn bán, làm nông….
Không có việc làm: Khi bệnh nhân không có việc làm và thu nhập từ công việc đó,
bao gồm: nội trợ (ở nhà), hƣu trí…
Nơi hiện tại sinh sống là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị, đƣợc xác định dựa trên lời
khai của bệnh nhân hoặc trong sổ khám bệnh.
Nông thôn
Thành phố, thị trấn
Tình trạng kinh tế cá nhân là biến số danh định gồm 3 giá trị, theo quyết định về
việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2016-2020 của thủ tƣớng chính
phủ [1].
Chuẩn nghèo: khi đối tƣợng ở nông thôn có thu nhập bình quân ≤700.000
đồng/ngƣời/tháng; đối tƣợng ở thành thị có thu nhập bình quân ≤900.000
đồng/ngƣời/tháng.
Cận nghèo: khi đối tƣợng ở nông thôn có thu nhập bình quân từ 700.000-1 triệu
đồng/ngƣời/tháng; đối tƣợng ở thành phố có thu nhập bình quân 900.000-1,3 triệu
đồng/ngƣời/tháng
Trung bình: khi đối tƣợng có thu nhập bình quân >1 triệu đồng/ngƣời/tháng ở nông
thôn; hoặc >1,3 triệu đồng/ngƣời/tháng ở thành thị.
Nhóm thu nhập cá nhân là biến số thứ tự gồm 2 giá trị
Thu nhập dƣới trung bình: khi đối tƣợng có tình trạng kinh tế cá nhân là nghèo hoặc
cận nghèo.
Thu nhập trung bình: Khi đối tƣợng có tình trạng kinh tế cá nhân là trung bình
Thời gian điều trị tăng huyết áp là biến số liên tục, là thời gian đƣợc tính từ thời
điểm bệnh nhân bắt đầu điều trị tăng huyết áp đến thời điểm nghiên cứu (2017), đơn
vị: năm.
Nhóm thời gian điều trị tăng huyết áp là biến số thứ tự gồm 3 giá trị
<1 năm
25

1-5 năm
>5 năm
Bệnh kèm theo THA là tình trạng bệnh nhân đang có bệnh khác kèm theo, xác
định trên sổ khám bệnh của bệnh nhân/ lời khai của bệnh nhân đã đƣợc chẩn đoán.
Là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: khi bệnh nhân trả lời/sổ khám bệnh có ít nhất 1 bệnh kèm theo
Không: khi bệnh nhân trả lời/sổ khám bệnh không có bệnh kèm theo
Các bệnh kèm theo THA là biến số danh định, xác định dựa trên lời khai/sổ khám
bệnh của bệnh nhân. Là biến danh định gồm các giá trị:
Bệnh đái tháo đƣờng là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: khi bệnh nhân trả lời có bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ) hoặc ghi nhận có bệnh
ĐTĐ trong sổ khám bệnh.
Không: khi bệnh nhân trả lời không có bệnh đái tháo đƣờng hoặc không ghi nhận có
bệnh ĐTĐ trong sổ khám bệnh.
Bệnh tăng cholesteron máu là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: khi bệnh nhân trẩ lời có bệnh tăng cholesteron máu hoặc ghi nhận có bệnh tăng
cholesteron trong sổ khám bệnh.
Không: khi bệnh nhân trả lời không có bệnh tăng cholesteron máu hoặc ghi nhận
không có bệnh tăng cholesteron trong sổ khám bệnh.
Bệnh tai biến mạch máu não là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: khi bệnh nhân trả lời có bệnh tai biến mạch máu não hoặc ghi nhận có bệnh tai
biến mạch máu não trong sổ khám bệnh.
Không: khi bệnh nhân trả lời không có bệnh tai biến mạch máu não hoặc ghi nhận
không có bệnh tai biến mạch máu não trong sổ khám bệnh.
Bệnh khớp là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: khi bệnh nhân trả lời có bệnh về khớp hoặc ghi nhận có bệnh về khớp trong sổ
khám bệnh.
Không: khi bệnh nhân trả lời không có bệnh về khớp hoặc không ghi nhận có bệnh
về khớp trong sổ khám bệnh.
Bệnh khác: khi bệnh nhân khai hoặc sổ khám bệnh ghi nhận những bệnh ngoài
những bệnh đƣợc liệt kê ở trên.
26

2.5.2. Nhóm biến số về kiến thức bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp
Xây dựng dựa trên khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam (năm 2015), và thông
tin về tăng huyết áp của WHO (năm 2013).
Biết đƣợc các biến chứng của tăng huyết áp là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Đúng: Khi bệnh nhân trả lời đúng ít nhất một trong các biến chứng: suy tim, tai biến
mạch máu não, tổn thƣơng thận, tổn thƣơng mắt.
Sai: Khi bệnh nhân không trả lời đúng biến chứng nào
Cần theo dõi huyết áp hằng ngày là biến số nhị giá gồm hai giá trị
Đúng: Khi bệnh nhân trả lời cần đo và ghi lại huyết áp mỗi ngày.
Sai: khi bệnh nhân trả lời không cần đo và ghi huyết áp hằng ngày.
Biết đƣợc mức huyết áp cần phải duy trì là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Đúng: khi bệnh nhân trả lời cần duy trì huyết áp <140/90mmHg hoặc <130/80
mmHg nếu bệnh nhân có biến chứng THA, bệnh đái tháo đƣờng hoặc bệnh thận
mạn.
Sai: khi bệnh nhân không trả lời đúng mức huyết áp cần duy trì.

Biết điều chỉnh thói quen sinh hoạt là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Đúng: khi bệnh nhân trả lời đƣợc cả 4 thói quen ăn nhạt, giảm muối, hạn chế bia
rƣợu, không hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn.
Sai: khi bệnh nhân trả lời sai ít nhất 1 trong 4 thói quen quen ăn nhạt, giảm muối,
hạn chế bia rƣợu, không hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn.
Biết tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Đúng: khi bệnh nhân trả lời uống thuốc hằng ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám
đúng hẹn.
Sai: khi bệnh nhân trả lời khi huyết áp tăng mới uống, hoặc uống thuốc từng đợt khi
có tăng huyết áp.
Kiến thức chung đúng của bệnh nhân là kiến thức về bệnh và điều trị tăng huyết
áp biến nhị giá gồm 2 giá trị
Có kiến thức đúng: khi bệnh nhân trả lời đúng tất các câu hỏi trong nội dung kiến
thức.
Kiến thức chƣa đúng: khi bệnh nhân trả lời sai ít nhất 1 câu hỏi bất kì trong nội
dung này.
27

2.5.3. Nhóm biến số về thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Thái độ tái khám của bệnh nhân là biến số thứ tự gồm 5 giá trị, đo lƣờng thái độ
bệnh nhân đối nếu cho rằng tái khám là bất tiện.
Rất đồng ý: Khi bệnh nhân trả lời rất đồng ý việc tái khám là bất tiện.
Đồng ý: Khi bệnh nhân trả lời đồng ý việc tái khám là bất tiện.
Không ý kiến: khi bệnh nhân trả lời không có ý kiến với việc tái khám.
Không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy việc tái khám là bất tiện.
Rất không đồng ý: Khi bệnh nhân trả lời việc tái khám là tốt hoặc hài lòng với việc
tái khám.
Thái độ tái khám đúng của bệnh nhân là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Tốt: Khi bệnh nhân trả lời “không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân trả lời các nội dung còn lại.
Thái độ hạn chế hút thuốc lá: là biến thứ tự có 5 giá trị, đo lƣờng thái độ nếu cho
rằng bỏ hút thuốc lá là bất tiện trên những bệnh nhân đang hút thuốc lá.
Rất đồng ý: khi bệnh nhân trả lời bỏ hút thƣớc lá là rất khó khăn.
Đồng ý: khi bệnh nhân trả lời đồng ý việc bỏ thuốc lá là khó khăn.
Không ý kiến: khi bệnh nhân trả lời không cảm thấy gì với việc bỏ thuốc lá.
Không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không cảm thấy bất tiện khi bỏ hút thuốc lá.
Rất không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy chút khó khăn nào hoặc rất
đồng ý bỏ hút thuốc lá.
Thái độ đúng đối với hạn chế hút thuốc lá: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Tốt: Khi bệnh nhân trả lời “không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân trả lời các nội dung còn lại.
Thái độ hạn chế sử dụng rƣợu bia là biến số thứ tự gồm 5 giá trị, đo lƣờng thái
độ bệnh nhân nếu cho rằng hạn chế dùng rƣợu bia là khó khăn trên những bệnh
nhân có sử dụng rƣợu bia.
Rất đồng ý: khi bệnh nhân trả lời rất đồng ý rằng hạn chế sử dụng rƣợu bia là khó
khăn.
Đồng ý: khi bệnh nhân trả lời đồng ý hạn chế sử dụng rƣợu bia là khó khăn.
Không ý kiến: khi bệnh nhân không cảm thấy gì với việc hạn chế sử dụng rƣợu,bia.
28

Không đồng ý:khi bệnh nhân trả lời không thấy khó khăn trong việc hạn chế sử
dụng rƣợu bia.
Rất không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy chút bất tiện nào hoặc thấy rất
đồng ý hạn chế sử dụng rƣợu bia.
Thái độ đúng đối với hạn chế sử dụng rƣợu bia: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Tốt: Khi bệnh nhân trả lời “không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân trả lời các nội dung còn lại.
Thái độ hạn chế ăn mặn là biến số thứ tự gồm 5 giá trị, đo lƣờng thái độ bệnh
nhân nếu cho rằng hạn chế sử dụng ăn mặn là khó khăn.
Rất đồng ý: khi bệnh nhân trả lời rất đồng ý rằng hạn chế ăn mặn là khó khăn.
Đồng ý: khi bệnh nhân trả lời đồng ý hạn chế ăn mặn là khó khăn.
Không ý kiến: khi bệnh nhân không cảm thấy gì với việc hạn chế ăn mặn.
Không đồng ý:khi bệnh nhân trả lời không thấy khó khăn trong việc hạn chế ăn
mặn.
Rất không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy chút bất tiện nào hoặc thấy rất
đồng ý hạn chế ăn mặn.
Thái độ đúng đối với hạn chế ăn mặn: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Tốt: Khi bệnh nhân trả lời “không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân trả lời các nội dung còn lại.
Thái độ hạn chế ăn chất béo động vật là biến số thứ tự gồm 5 giá trị, đo lƣờng
thái độ bệnh nhân nếu cho rằng hạn chế sử dụng chất béo dộng vật là khó khăn.
Rất đồng ý: khi bệnh nhân trả lời rất đồng ý rằng hạn chế sử dụng chất béo động vật
là khó khăn.
Đồng ý: khi bệnh nhân trả lời đồng ý hạn chế sử dụng chất béo dộng vật là khó
khăn.
Không ý kiến: khi bệnh nhân không cảm thấy gì với việc hạn chế sử dụng chất béo
dộng vật.
Không đồng ý:khi bệnh nhân trả lời không thấy khó khăn trong việc hạn chế sử
dụng chất béo dộng vật.
Rất không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy chút bất tiện nào hoặc thấy rất
đồng ý hạn chế sử dụng chất béo động vật.
Thái độ đúng đối với hạn chế chất béo động vật là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
29

Tốt: Khi bệnh nhân trả lời “không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân trả lời các nội dung còn lại.
Thái độ duy trì tập thể dục là biến số thứ tự, gồm 5 giá trị, đo lƣờng thái độ bệnh
nhân nếu cho rằng duy trì việc tập thể dục là khó khăn ở những bệnh nhân có tập
thể dục.
Rất đồng ý: khi bệnh nhân trả lời việc duy trì tập thể dục là rất khó khăn.
Đồng ý: khi bệnh nhân trả lời có khó khăn trong việc duy trì tập thể dục.
Không ý kiến: khi bệnh nhân không đƣa ra cảm nhận với việc duy trì tập thể dục.
Không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy khó khăn khi duy trì tập thể dục.
Rất không đồng ý: khi bệnh nhân trả lời không thấy chút khó khăn hay rất đồng ý
duy trì việc tập thể dục.
Thái độ đúng đối với việc duy trì tập thể dục là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Tốt: Khi bệnh nhân trả lời “không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân trả lời các nội dung còn lại.
Thái độ chung là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Tốt: Khi bệnh nhân có thái độ tốt ở 6 nội dung trên.
Chƣa tốt: Khi bệnh nhân có thái độ chƣa tốt ở 6 nội dung trên.
2.5.4. Nhóm biến số về thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng
thuốc
Tuân thủ điều trị là mức độ bệnh nhân tuân thủ khi dùng thuốc, theo lời khuyên của
bác sĩ, và tuân theo phác đồ điều trị.
Tuân thủ điều trị dùng thuốc:
Đánh giá tuân thủ điều trị dùng thuốc có nhiều thang đo nhƣng phổ biến nhất là
thang đotuân thủ điều trị Morisky(MMAS) . Bằng việc sử dụng thang đo MMAS-8
ngắn và dễ tính điểm, phù hợp với nhiều nhóm thuốc, dùng để tầm soát những bệnh
nhân không tuân thủ dùng thuốc, cũng nhƣ quản lý sự tuân thủ điều trị của bệnh
nhân.Đây là bộ câu hỏi có độ tin cậy chấp nhận đƣợc với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu
53%.
MMAS-8 có 7 câu hỏi đầu tiên sử dụng câu trả lời có/ không, và thang đo Likert 5
điểm cho câu 8. Mỗi câu trả lời “Không” đƣợc tính là 1 điểm và mỗi câu trả lời
“Có” đƣợc tính là 0 điểm; ngoại trừ câu số 5 với trả lời “Có” đƣợc tính 1 điểm và
“Không” đƣợc tính 0 điểm. Câu số 8, nếu bệnh nhân chọn “Không bao giờ/hiếm
30

khi” tính là 1 điểm, chọn “Mọi lúc” cho điểm là 0, đối với câu trả lời “Hơn 1 lần”
“Thỉnh thoảng” hoặc “Thường xuyên” đƣợc đánh giá tƣơng ứng là 0,25; 0,75; 0,75
điểm. Tổng điểm MMAS-8 dao động từ 0-8 điểm.[43, 44]
Tuân thủ điều trị thuốc là biến số thứ tự gồm 3 giá trị:
<6 điểm : Tuân thủ thấp
Từ 6 đến <8 điểm: Tuân thủ trung bình
8 điểm: Tuân thủ cao
Thang đo bao gồm 9 biến số:
Thỉnh thoảng quên uống thuốc: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: khi bệnh nhân trả lời thỉnh thoảng quên uống thuốc.
Không: khi bệnh nhân trả lời không quên uống thuốc ngày nào.
Từng không uống thuốc trong hai tuần gần đây là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời từng không uống thuốc trong 2 tuần gần đây.
Không: Khi bệnh nhân trả lời uống thuốc đầy đủ trong 2 tuần gần đây.
Từng không uống thuốc vì cảm thấy khó chịu là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời từng giảm hoặc ngƣng thuốc mà không báo bác sĩ vì cảm
thấy sức khỏe xấu đi khi uống.
Không: Khi bệnh nhân không từng giảm hoặc ngƣng thuốc mà không báo bác sĩ vì
cảm thấy sức khỏe xấu đi khi uống.
Quên mang theo thuốc khi đi xa nhà là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời có quên mang theo thuốc khi đi xa nhà.
Không: Khi bệnh nhân trả lời không quên mang theo thuốc khi đi xa nhà.
Đã uống thuốc của ngày hôm qua là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời đã uống đầy đủ thuốc của ngày hôm qua.
Không: Khi bệnh nhân trả lời chƣa uống đủ hoặc quên uống thuốc của ngày hôm
qua.
Tự ngƣng thuốc khi thấy huyết áp bình thƣờng là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời khi thấy huyết áp trở lại bình thƣờng, bệnh nhân tự ý
ngƣng thuốc mà không báo cho bác sĩ biết
Không: Khi bệnh nhân trả lời vẫn uống thuốc đủ cả khi huyết áp trở về bình thƣờng
Cảm thấy bất tiện khi uống thuốc hằng ngày là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời uống thuốc hằng ngày làm bệnh nhân cảm thấy bất tiện
31

Không: Khi bệnh nhân trả lời không thấy bất tiện khi phỉ uống thuốc mỗi ngày
Tần suất quên thuốc là biến số thứ tự gồm 5 giá trị:
Không bao giờ/ hiếm khi
Hơn một lần
Thỉnh thoảng
Thƣờng xuyên
Mọi lúc
2.5.5. Tái khám đúng hẹn là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: khi bệnh nhân đến khám đúng theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trễ/sớm hơn
2 ngày
Không: Khi bệnh nhân không đúng hẹn nhƣ giấy hẹn hoặc trễ hơn ít nhất 3ngày.
2.5.6. Nhóm biến số thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng
thuốc
Hút thuốc lá là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: Khi bệnh nhân trả lời hiện có hút thuốc lá.
Không: Khi bệnh nhân trả lời không bao giờ hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá.
Dùng rƣợu bia, chất cồn là biến số nhị giá gồm2 giá trị:
Có: khi bệnh nhân trả lời có sử dụng rƣợu bia, chất cồn.
Không: khi bệnh nhân trả lời không sử dụng rƣợu bia, chất cồn.
Tần suất sử dụng rƣợu là biến số thứ tự gồm 4 giá trị:
5 ngày/tuần hoặc hơn
1-4 ngày/tuần
1-3 ngày/tháng
Dƣới 1 lần/tháng
Uống rƣợu bia, chất cồn vừa phải là biến số nhị giá với 2 giá trị:
Có: khi uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam và uống ít hơn 1 đơn vị
cồn/ngày đối với nữ
Không: Khi uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam và hơn 1 đơn vị
cồn/ngày đối với nữ
Trong đó 1 đơn vị cồn tƣơng đƣơng 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch
uống. Nhƣ vậy 1 đơn vị cồn tƣơng đƣơng 1 chai/lon bia 330ml (5%); 1 ly rƣợu vang
100ml (13,5%); hoặc một chén rƣợu mạnh 30ml (40%)
32

Hạn chế ăn mặn là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:


Có: Khi bệnh nhân trả lời không nêm thêm muối, nƣớc mắm vào thức ăn đã nấu sẵn
hoặc chấm thêm muối, nƣớc mắm trong bữa ăn.
Không: Khi bệnh nhân trả lời nêm thêm muối, nƣớc mắm vào thức ăn đã nấu sẵn
hoặc chấm thêm muối, nƣớc mắm trong bữa ăn.
Hạn chế chất béo động vật là thói quen hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật
nhƣ mỡ động vật trong bữa ăn hằng ngày, là biến số nhị giá có 2 giá trị:
Có: Khi bệnh nhân thƣờng chỉ sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật, bơ thực vật
trong bữa ăn hằng ngày.
Không: Khi bệnh nhân thƣờng sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật nhƣ mỡ
dộng vật.
Tập thể dục đúng cách là hoạt động thể chất đƣợc lên kế hoạch, lặp đi lặp lại, là
biến số nhị giá gồm 2 giá trị:
Có: Khi bệnh nhân hiện có tập thể dục và số ngày tập ≥5 ngày/tuần, ≥30 phút/ngày.
Không: Khi bệnh nhân không tập thể dục hoặc tập không đúng nội dung trên.
Tuân thủ điều trị không dùng thuốc là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: Khi bệnh nhân trả lời Không trong biến số hút thuốc lá và trả lời Có trong biến
uống rƣợu uống rƣợu/ bia vừa phải, hạn chế ăn chất béo, hạn chế ăn mặn, tập thể
dục.
Không: khi bệnh nhân không thực hiện đủ 5 nội dung hút thuốc lá, uống rƣợu bia
vừa phải, hạn chế ăn chất béo, hạn chế ăn mặn, tập thể dục.
2.5.7. Thông tin về tƣ vấn điều trị
Đƣợc tƣ vấn điều trị dùng thuốc là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: khi bệnh nhân trả lời có đƣợc bác sĩ tƣ vấn về cách dùng thuốc.
Không: khi bệnh nhân trả lời không đƣợc bác sĩ tƣ vấn về cách dùng thuốc.
Đƣợc tƣ vấn điều trị không dùng thuốc là biến số nhị giá gồm 2 giá trị
Có: khi bệnh nhân trả lời đƣợc bác sĩ tƣ vấn về cách điều chỉnh lối sống phù hợp.
Không: khi bệnh nhân trả lời không đƣợc bác sĩ tƣ vấn điều chỉnh lối sống phù hợp.
Hiểu đƣợc chế độ điều trị dùng thuốc sau khi đƣợc tƣ vấn là biến số nhị giá gồm
2 giá trị
Có: khi bệnh nhân trả lời có hiểu sau khi đƣợc bác sĩ tƣ vấn về cách dùng thuốc.
33

Không: khi bệnh nhân trả lời không hiểu sau khi đƣợc bác sĩ tƣ vấn về cách dùng
thuốc

Hiểu đƣợc chế độ điều trị không dùng thuốc sau khi đƣợc tƣ vấn là biến số nhị
giá gồm 2 giá trị
Có: khi bệnh nhân trả lời có hiểu sau khi đƣợc bác sĩ tƣ vấn về cách điều chỉnh lối
sống phù hợp.
Không: khi bệnh nhân trả lời không hiểu sau khi đƣợc bác sĩ tƣ vấn điều chỉnh lối
sống phù hợp.
2.6. Phân tích dữ kiện
Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0
2.6.1. Thống kê mô tả
Mô tả tần số và tỷ lệ phần trăm với các biến số của nhóm biến số kiến thức kiến
thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp, nhóm biến số thái độ tuân thủ điều trị
tăng huyết áp, nhóm biến số thực hành tuân thủ điều trị dùng thuốc, không dùng
thuốc, và nhóm biến số thông tin tƣ vấn điều trị.
2.6.2. Thống kê phân tích
Dùng kiểm định chi bình phƣơng để kiểm định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị
dùng thuốc tăng huyết áp với kiến thức, thái độ, và tƣ vấn điều trị THA.
Dùng kiểm định chi bình phƣơng để kiểm định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị
không dùng thuốc tăng huyết áp với kiến thức, thái độ, và tƣ vấn điều trị THA.
Số đo kết hợp sử dụng trong nghiên cứu là PR với khoảng tin cậy 95%
2.7. Nghiên cứu thử
Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế nghiên cứu thử 20 trên đối tƣợng bệnh nhân tăng huyết áp
đến khám tại phòng khám bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định. Những bệnh nhân
đã tham gia nghiên cứu thử sẽ đƣợc loại ra khỏi danh sách nghiên cứu. Sau đó biên
soạn lại nội dung cho đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với ngƣời dân.
2.8. Y đức
Đề tài nghiên cứu đã đƣợc thông qua bởi hội đồng y đức đại học Y Dƣợc thành phố
Hồ Chí Minh, và đã đƣợc sự chấp thuận của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
34

Trƣớc khi thu thập thông tin, đối tƣợng nghiên cứu đƣợc giải thích rõ về mục tiêu
của nghiên cứu, lợi ích của nghiên cứu và phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Trong quá trình phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu có quyền từ chối không tiếp tục trả
lời bất cứ khi nào.
Bộ câu hỏi không có vấn đề riêng tƣ, nhạy cảm nên không ảnh hƣởng đến tâm lý
sức khỏe của đối tƣợng nghiên cứu.
Toàn bộ dữ liệu thu thập đƣợc giữ kín để bảo vệ đối tƣợng nghiên cứu.
Các số liệu thu thập đƣợc nhằm mục đích nghiên cứu, giúp cho cán bộ y tế tại địa
phƣơng hoàn thành tốt công tác, nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân.
35

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ

3.1. Mô tả đặc tính chung của mẫu


Trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ 12 tháng 5 đến 9 tháng 6 năm 2017 đã thu
nhận, kiểm tra và loại trừ 20 mẫu phỏng vấn thử và chỉnh sửa nhiều nội dung của
câu hỏi thì có 132 mẫu đƣợc đƣa vào nghiên cứu, với kết quả nhƣ sau:
Bảng 3. 1 Các đặc điểm về đặc tính dân số mẫu nghiên cứu (n=132)

Đặc tính dân số Tần số Phần trăm


Giới tính
Nữ 71 (54)
Nhóm tuổi
≥60 tuổi 106 (80)
Dân tộc
Kinh 132 (100)
Nhóm trình độ học vấn
Không biết chữ-Tiểu học 22 (16)
Trung học cơ sở 43 (33)
Trung học phổ thông-Sau phổ thông 67 (51)
Hoàn cảnh gia đình
Sống với gia đình 120 (91)
Nhóm nghề nghiệp
Không có việc làm 101 (77)
Nhóm thu nhập cá nhân
Dƣới trung bình 23 (17)
Trung bình 109 (83)
Nhóm thời gian điều trị tăng huyết
áp (năm)
<1 năm 14 (11)
1-5 năm 40 (30)
>5 năm 78 (59)
Bệnh kèm theo THA
Có 78 (59)

Trong số 132 đối tƣợng nghiên cứu, nữ chiếm 54%, đa số ở độ tuổi trên 60 chiếm tỷ
lệ 80%. Dân tộc kinh chiếm 100% trong các đối tƣợng. Phần lớn đối tƣợng có trình
độ học vấn trung học phổ thông-sau phổ thông (51%), có 33% đối tƣợng đạt trình
độ trung học cơ sở và 16% đối tƣợng thuộc nhóm không biết chữ-trình độ tiểu học.
Các đối tƣợng chủ yếu sống với gia đình (91%).
Phần lớn đối tƣợng không có việc làm, chiếm 77%. Tỷ lệ đối tƣợng có thu nhập
trung bình đạt 83%.
36

Phần lớn đối tƣợng có thời gian điều trị tăng huyết áp trên 5 năm (59%), từ 1-5 năm
là 30%. Có 59% đối tƣợng có mắc bệnh kèm theo.

3.2. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp


Bảng 3. 2 Kiến thức về biến chứng THA (n=132)

Kiến thức về biến chứng THA Tần số Phần trăm


Có biết tai biến mạch máu não 64 (49)
Có biết suy tim 29 (22)
Có biết tổn thƣơng mắt 14 (10)
Có biết tổn thƣơng thận 5 (4)
Biến chứng khác
Đột quị 20 (15)
Liệt 6 (5)
Không biết biến chứng nào 35 (27)

Biến chứng tai biến mạch máu não đƣợc biết đến nhiều nhất với số ngƣời trả lời
chiếm phần lớn với tỷ lệ 49%, tổn thƣơng thận là biến chứng ít đƣợc biết đến nhất
với tỷ lệ 4% trên tổng số đối tƣợng tham gia nghiên cứu. Có 27% đối tƣợng không
biết đƣợc biến chứng tăng huyết áp.
Bảng 3. 3 Kiến thức theo dõi huyết áp hằng ngày (n=132)

Theo dõi huyết áp mỗi ngày Tần số Phần trăm


Có biết đo huyết áp mỗi ngày 99 (75)
Có biết ghi huyết áp mỗi ngày 33 (25)
Đa số bệnh nhân biết cần đo huyết áp mỗi ngày (75%), tuy nhiên chỉ 25% cho rằng
cần ghi huyết áp mỗi ngày vào sổ để theo dõi.
Bảng 3. 4 Kiến thức về những thói quen sinh hoạt cần rèn luyện(n= 132)

Thói quen sinh hoạt cần rèn luyện Tần số Phần trăm
Có biết hạn chế bia rƣợu 129 (98)
Có biết không hút thuốc lá 129 (98)
Có ăn nhạt giảm muối 128 (97)
Có biết tập thể dục đều đặn 119 (90)
Kết quả cho thấy đa số đối tƣợng trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức sinh hoạt cần
rèn luyện, chiếm trên 90% ở mỗi nội dung.
Bảng 3. 5 Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp (n= 132)

Kiến thức tuân thủ dùng thuốc điều Tần số Phần trăm
trị THA
Có biết uống hằng ngày liên tục theo 132 (100)
chỉ dẫn bác sĩ
37

Tất cả các đối tƣợng nghiên cứu đều biết cần phải uống thuốc hằng ngày theo chỉ
dẫn của bác sĩ (100%).
Bảng 3. 6 Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp (n=132)

Loại kiến thức Tần số Phần trăm


Có kiến thức tuân thủ dùng thuốc 132 (100)
Có kiến thức điều chỉnh thói quen 100 (86)
sinh hoạt
Có kiến thức theo dõi huyết áp 33 (25)
Có kiến thức mức huyết áp cần duy 87 (66)
trì
Có kiến thức về biến chứng THA 98 (74)
Có kiến thức chung đúng 21 (16)
Tất cả bệnh nhân đều có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc điều trị THA.Các
đối tƣợng có kiến thức đúng về biến chứng, về chỉ số huyết áp cần duy trì, điều
chỉnh thói quen sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao lần lƣợt 74%, 66%, 86%, 61%. Tuy nhiên
kiến thức theo dõi huyết áp đúng chỉ đạt 25%. Vậy nên nhìn chung số bệnh nhân có
kiến thức đúng đạt 16%.

3.3. Thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp


Bảng 3. 7 Đặc điểm về thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của mẫu nghiên
cứu (n=132)

Thái độ điều trị THA Tần số Phần trăm


Có thái độ hạn chế sử dụng chất béo đúng 131 (99)
Có thái độ tái khám đúng 118 (89)
Có thái độ hạn chế rƣợu bia đúng (n=35) 30 (86)
Có thái độ tập thể dục đúng 97 (73)
Có thái độ hạn chế ăn mặn đúng 90 (68)
Có thái độ điều trị THA đúng 68 (51)
Có thái độ hạn chế thuốc lá đúng (n=16) 2 (13)
Phần lớn đối tƣợng có thái độ tái khám đúng (89%), hầu hết có thái độ hạn chế sử
dụng chất béo động vật đúng (99%). Tỷ lệ đối tƣợng có thái độ tập thể dục đúng là
73%, thái độ hạn chế ăn mặn đúng là 68%, và thái độ hạn chế rƣợu bia đúng là
86%.
Thái độ đúng đối với việc hạn chế thuốc lá rất thấp, chiếm tỷ lệ 13%
Kết quả cho thấy có 51% đối tƣợng nghiên cứu có thái độ điều trị tăng huyết áp tốt.
38

3.4. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc


Bảng 3. 8 Đặc điểm về điều trị dùng thuốc tăng huyết áp của mẫu nghiên cứu
(n=132 )

Tuân thủ điều trị dùng thuốc Tần số Phần trăm


Có thỉnh thoảng quên uống thuốc 74 (56)
Có từng quên uống thuốc trong 2 tuần qua 38 (29)
Có từng không uống thuốc vì cảm thấy 16 (12)
không khỏe
Có quên mang thuốc khi đi xa 31 (24)
Đã uống đủ thuốc ngày hôm qua 109 (83)
Có tự ngƣng thuốc khi HA bình thƣờng 41 (31)
Có cảm thấy bất tiện khi phải uống thuốc
hằng ngày 17 (13)
Khó khăn khi nhớ uống tất cả thuốc
Không bao giờ/hiếm khi 73 (55)
Hơn 1 lần 29 (22)
Thỉnh thoảng 26 (20)
Thƣờng xuyên 4 (3)
Tỷ lệ bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc là khá cao (56%). Phần lớn bệnh
nhân uống đủ thuốc của ngày hôm qua (83%).Rất ít bệnh nhân từng không uống
thuốc vì cảm thấy không khỏe (12%), cũng rất ít bệnh nhân từng quên uống thuốc
trong 2 tuần qua (29%), quên mang thuốc khi đi xa nhà (24%), Cảm thấy bất tiện
khi phải uống thuốc hằng ngày (13%).
Tỷ lệ bệnh nhân tự ngƣng uống thuốc khi HA bình thƣờng chiếm 31%.
Khoảng 55% bệnh nhân không bao giờ hoặc hiếm khi cảm thấy khó khăn khi phải
nhớ uống tất cả thuốc, có 22% bệnh nhân có hơn một lần quên thuốc, 20% thỉnh
thoảng quên thuốc và chỉ 3% thƣờng xuyên quên.

Bảng 3. 9 Mô tả tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc theo thang đo
MMAS của mẫu nghiên cứu (n= 132)

Tuân thủ điều trị dùng thuốc Tần số Phần trăm


Thấp 54 41
Trung bình 58 44
Cao 20 15
Trong 132 đối tƣợng tham gia nghiên cứu có 58% đạt mức tuân thủ dùng thuốc
huyết áp trung bình, 30% có mức tuân thủ dùng thuốc thấp và 11% có mức tuân thủ
dùng thuốc cao.
39

3.5. Mô tả tuân thủ tái khám của mẫu nghiên cứu


Bảng 3. 10 Tuân thủ tái khám của mẫu nghiên cứu (n=132)

Tái khám đúng hẹn Tần số Phần trăm


Có tái khám đúng hẹn 74 (56)
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn chiếm 56%.

3.6. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Bảng 3. 11 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của
mẫu nghiên cứu(n=132)

Tuân thủ điều trị không dùng thuốc Tần số Phần trăm
Có uống rƣợu bia vừa phải 128 (97)
Hạn chế ăn chất béo động vật 130 (98)
Cả chất béo thực vật và động vật 2 (2)
Không hút thuốc lá 116 (88)
Có hạn chế ăn mặn 60 (45)
Có tập thể dục đúng cách 51 (39)
Có tuân thủ điều trị không dùng thuốc 24 (18)
Tỉ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá và sử dụng rƣợu bia, chất cồn vừa phải chiếm
phần lớn tổng số đối tƣợng nghiên cứu, lần lƣợt 88% và 97%. Tỷ lệ bệnh nhân hạn
chế ăn mặn đạt 45%, và tập thể dục đúng cách là 61%. Có 98% bệnh nhân sử dụng
dầu thực vật, bơ thực vật là chính để nấu ăn, chỉ có 2% là sử dụng cả chất béo thực
vật và động vật.
Đối với thực hành tuân thủ điều trị không dùng thuốc chỉ 18% đạt tuân thủ điều trị.
Bảng 3.11. Các đặc điểm về hành vi tập thể dục của mẫu nghiên cứu (n=132)
Hành vi tập thể dục Tần số Phần trăm
Có tập thể dục 97 (73)
Số ngày tập thể dục
<5 ngày/tuần 60 (45)
≥5 ngày/tuần 72 (55)
Thời gian tập thể dục
<30 phút/ngày 75 (57)
≥30 phút/ngày 57 (43)
Có tập thể dục đúng cách 51 (39)
Trong số các đối tƣợng nghiên cứu, có 73% bệnh nhân tập thể dục, chỉ 39% là tập
thể dục đúng cách. Tập thể dục ≥5 ngày/tuần chiếm đến 75%, chỉ 43% đạt ≥30
phút/ngày.
40

3.7. Đặc điểm tƣ vấn điều trị THA


Bảng 3. 12 Đặc điểm về tƣ vấn điều trị tăng huyết áp trên mẫu nghiên cứu
(n=132)

Tƣ vấn điều trị THA Tần số Phần trăm


Đƣợc tƣ vấn điều trị dùng thuốc 57 (43)
Đƣợc tƣ vấn điều trị không dùng thuốc 47 (36)
Hiểu đƣợc sau khi tƣ vấn điều trị dùng
thuốc (n=57) 44 (77)
Hiểu đƣợc sau khi tƣ vấn không dùng
thuốc (n=47) 40 (85)
Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc tƣ vấn về điều trị dùng thuốc và tƣ vấn thay đổi thói quen
sinh hoạt lần lƣợt là 43% và 36%. Trong số các bệnh nhân đƣợc tƣ vấn điều trị dùng
thuốc tỷ lệ hiểu sau khi đƣợc tƣ vấn là 77%. Trong số các bệnh nhân đƣợc tƣ vấn
điều trị không dùng thuốc tỷ lệ hiểu sau khi đƣợc tƣ vấn là 85%.
3.8. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với thái độ, kiến thức của
đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc tăng huyết áp với
thái độ kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu (n=132)

Kiến thức về bệnh và chế Tuân thủ điều trị dùng thuốc p PR(KTC 95%)
độ điều trị THA
Thấp TB Cao
n(%) n(%) n(%)
Kiến thức đúng
Có 5 (24) 9 (43) 7 (33) 1
Không 49 (44) 49 (44) 13 (12) 0,18 1,25 (0,9-1,74)
Thái độ đúng điều trị THA
Có 26 (38) 32 (47) 10 (15) 1
Không 28 (44) 26 (41) 10 (16) 0,84 1,03(0,79-1,32)
Không có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp với
mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc (p=0,29).
Không có mối liên quan giữa thái độ điều trị tăng huyết áp với chế độ điều trị dùng
thuốc tăng huyết áp.
41

Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng
thuốc với thái độ, kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu (n=132)

Kiến thức về bệnh và chế độ Tuân thủ điều trị không dùng p PR(KTC 95%)
điều trị THA thuốc

Có Không
n(%) n(%)
Kiến thức đúng
Có 4 (19) 17 (81) 1
Không 20 (18) 91 (82) 0,91 1,05 (0,4-2,78)
Thái độ đúng điều trị THA
Có 19 (28) 49 (72) 1
Không 5 (8) 59 (92) 0,003 3,57(1,42-9,01)
Có mối liên quan thái độ điều trị THA với chế độ điều trị tăng huyết áp không dùng
thuốc (p=0,003). Bệnh nhân không có thái độ điều trị tăng huyết áp đúng thì tỷ lệ
tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc bằng 3,57 lần so với bệnh nhâ có
thái độ đúng KTC 95% (1,42-9,01).

3.9. Mối liên quan giữa kiến thức chung và đặc tính của mẫu
Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa kiến thức chung và đặc tính của dân số nghiên
cứu (n=132)

Đặc điểm dân số Kiến thức chung p PR (KTC 95%)


Có Không
n(%) n(%)
Giới tính
Nam 5(8) 56 (92) 1
Nữ 16(23) 55(77) 0,02 0,36 (0,14-0,93)
Nhóm tuổi
<60 tuổi 5(19) 21(81) 1
≥60 tuổi 16(15) 90(85) 0,64 0,78(0,29-2,14)
Nhóm trình độ học vấn
Không biết chữ-tiểu học 1(5) 21(95) 1
Trung học cơ sở 5(12) 38(88) 0,39 2,56(0,29-21,9)
Trung học phổ thông-sau PT 15(22) 52(78) 0,12 4,92(0,65-37,3)
Hoàn cảnh gia đình
Sống một mình 2(17) 10(83) 1
Sống với gia đình 19(16) 101(84) 0,95 0,95(0,22-4,07)
Nhóm nghề nghiệp
Có việc làm 5(16) 26(84) 1,01(0,4-2,55)
Không có việc làm 16(16) 85(84) 0,96
42

Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa kiến thức chung và đặc tính của dân số nghiên
cứu (n=132)

Nhóm thu nhập cá nhân


Dƣới trung bình 2(9) 21(91) 1
Trung bình 19(17) 90(83) 0,35 2(0,47-8,6)
Nhóm thời gian điều trị THA
<1 năm 3(21) 11(79) 1
1-5 năm 6(15) 34(85) 0,7 0,79(0,23-2,66)
>5 năm
12(15) 66(85) 0,7 0,7(0,11-4,34)
Bệnh kèm theo THA
Có 13(17) 65(83) 0,77 1,12(0,5-2,5)
Không 8(15) 46(85)
Có mối liên quan giữa giới tính và kiến thức chung của bệnh nhân (p=0,02), tỷ lệ có
kiến thức đúng ở nữ là 0,36 lần so với nam..
3.10. Mối liên quan giữa thái độ chung và đặc tính của dân số nghiên cứu

Bảng 3. 17 Mối liên quan giữa thái độ chung và đặc tính của dân số nghiên cứu
(n=132)

Đặc điểm dân số Thái độ chung p PR (KTC 95%)


Có Không
n(%) n(%)
Giới tính
Nam 25(41) 36(59) 1
Nữ 43(61) 28(39) 0,02 0,68(0,47-0,96)
Nhóm tuổi
<60 tuổi 10(39) 16(62) 1
≥60 tuổi 58(55) 48(45) 0,3 1,42(0,72-2,78)
Nhóm trình độ học vấn
Không biết chữ-tiểu học 9(41) 13(59) 1
Trung học cơ sở 19(44) 24(56) 0,85 1,08(0,48-2,39)
Trung học phổ thông-sau PT 40(60) 27(40) 0,31 1,46(1,7-3)
Hoàn cảnh gia đình
Sống một mình 5(42) 7(58) 1
Sống với gia đình 63(53) 57(48) 0,62 1,26(0,5-3,1)
Nhóm nghề nghiệp
Không có việc làm 58(57) 43(43) 1
Có việc làm 10(32) 21(68) 0,01 0,56(0,32-0,96)
43

Bảng 3. 18 Mối liên quan giữa thái độ chung và đặc tính của dân số nghiên cứu
(n=132)

Nhóm thu nhập cá nhân


Dƣới trung bình 10(43) 13(56)
Trung bình 58(53) 51(47) 0,56 1,22(0,62-2,39)
Nhóm thời gian điều trị THA
<1 năm 7(50) 7(50) 1
1-5 năm 21(53) 19(48) 0,91 1,05(0,4-2,5)
>5 năm 40(51) 38(49) 0,95 1,02(0,46-2,29)
Bệnh kèm theo THA
Có 41(53) 37(47) 0,77 1,05(0,74-1,48)
Không 27(50) 27(50)

Có mối liên quan giữa giới tính và thái độ chung (p=0,02) ở nữ tỷ lệ có thái độ đúng
bằng 0,68 lần ở nam. Có mối liên quan giữa nhóm nghề nghiệp và thái độ chung
(p=0,01), tỷ lệ có thái độ đúng ở nhóm có việc làm bằng 0,56 lần ở nhóm không có
việc làm.

3.11. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc với đặc
tính của dân số nghiên cứu
Bảng 3. 19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc với
đặc tính của dân số nghiên cứu (n=132)

Đặc điểm dân số Tuân thủ dùng thuốc p PR (KTC 95%)


Thấp TB Cao
n(%) n(%) n(%)
Giới tính
Nam 19(31) 35(57) 7(11) 1
Nữ 21(30) 42(59) 8(11) 0,97 0,99(0,77-1,28)
Nhóm tuổi
<60 tuổi 6(23) 13(50) 7(27) 1
≥60 tuổi 34(32) 64(60) 8(8) 0,27 0,84(0,61-1,14)
Nhóm trình độ học vấn
Không biết chữ-tiểu học 12(55) 9(41) 1(5) 1
Trung học cơ sở 14(33) 24(56) 5(12) 0,23 1,3(0,85-1,98)
Trung học phổ thông-sau PT 14(21) 44(66) 9(13) 0,13 1,4(0,91-2,02)
Hoàn cảnh gia đình
Sống một mình 5(41) 5(42) 2(17) 1
Sống với gia đình 35(29) 72(60) 13(11) 0,66 1,11(0,69-1,78)
44

Bảng 3. 20 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc với
đặc tính của dân số nghiên cứu (n=132)

Nhóm nghề nghiệp


Không có việc làm 30(29) 62(61) 9(9) 1
Có việc làm 10(32) 15(48) 6(19) 0,64 1,07(0,8-1,4)
Nhóm thu nhập cá nhân
Dƣới trung bình 11(48) 11(48) 1(4) 1
Trung bình 29(27) 66(61) 14(13) 0,29 1,22(0,85-1,75)
Nhóm thời gian điều trị THA
<1 năm 3(21) 6(43) 5(36) 1
1-5 năm 12(30) 20(50) 8(20) 0,34 0,81(0,53-1,24)
>5 năm 25(32) 51(65) 2(3) 0,13 0,74(0,5-1,09)
Bệnh kèm theo THA
Có 21(27) 50(64) 8(15) 1
Không 19(35) 27(50) 7(9) 0,88 1,02(0,78-1,33)
Không có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc với đặc tính
của dân số nghiên cứu.

3.12. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc với đặc
tính của dân số nghiên cứu
Bảng 3. 21 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc với đặc
tính của dân số nghiên cứu (n=132)

Đặc điểm dân số TTĐTKDT P PR (KTC 95%)


Có Không
n(%) n(%)
Giới tính
Nam 8(13) 53(87) 1
Nữ 16(23) 55(77) 0,16 0,58(0,27-1,27)
Nhóm tuổi
<60 tuổi 3(12) 23(89) 1
≥60 tuổi 21(20) 85(80) 0,38 1,72(0,51-5,76)
Nhóm trình độ học vấn
Không biết chữ-tiểu học 1(5) 21(95) 1
Trung học cơ sở 5(12) 28(88) 0,39 2,55(0,29 - 21,98)
Trung học phổ thông-sau PT 18(27) 49(73) 0,08 5,91(0,78 - 44,27)
45

Bảng 3. 22 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc với đặc
tính của dân số nghiên cứu (n=132)

Nhóm nghề nghiệp 1


Không có việc làm 19(19) 82(81) 0,85(0,32 – 2,29)
Có việc làm 5(16) 26(84) 0,76
Nhóm thời gian điều trị THA
<1 năm 2(14) 12(86) 1 1
1-5 năm 8(20) 32(80) 0,67 1,4(0,29 – 6,59)
>5 năm 14(18) 64(82) 0,76 1,25(0,28 – 5,52)
Bệnh kèm theo THA
Có 15(19) 63(81) 1
Không 9(17) 45(83) 0,7 1,15(0,55 - 2,44)
Không có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc với
đặc tính của dân số nghiên cứu.
46

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu


Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên đối tƣợng bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú
không đạt đƣợc huyết áp mục tiêu trong quá trình điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bình Định. Thời gian tiến hành nghiên cứu trùng với thời gian diễn ra tết Đoạn Ngọ
tại địa phƣơng, nên số lƣợng bệnh nhân đến khám ít hơn so với ngày thƣờng, vậy
nên có thể bỏ sót đối tƣợng.
Trong tổng số 132 đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, có 54% đối tƣợng là nữ, kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch năm 2015 trên bệnh nhân tăng
huyết áp đang đƣợc điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định với tỷ lệ bệnh
nhân nữ chiếm 51% [14] và cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Long Nhơn về
tỉ lệ tăng huyết áp ở dân cƣ Bắc Bình Định, có 65% đối tƣợng mắc THA là nữ.
Nghiên cứu cho thấy 80% đối tƣợng có độ tuổi trên 60, kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh trên bệnh nhân tăng huyết áp đang
điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trƣng Vƣơng, có 60,4% đối tƣợng nghiên
cứu độ tuổi trên 60[15]. huyết áp tăng theo tuổi, khi tuổi càng cao thành mạch bị xơ
và kém đàn hồi, sức đàn hồi thành mạch kém, lòng mạch cũng thu hẹp lại, do đó áp
lực máu lên thành mạch tăng cao, vì vậy ngƣời cao tuổi thƣờng dễ mắc tăng huyết
áp.
Tỷ lệ dân tộc kinh chiếm 100% tổng số đối tƣợng nghiên cứu, tỷ lệ này là phù
hợp với đặc điểm phân bố dân tộc tại tỉnh Bình Định với 98% dân số là dân tộc
Kinh [10]. Trình độ học vấn nhóm trung học phổ thông-sau phổ thông của các đối
tƣợng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (51%) phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Phan Thạch có 57,8% đối tƣợng nghiên cứu có trình độ học vấn trên trung học phổ
thông [14]. Phần lớn đối tƣợng sống chung với gia đình (91%), điều này cũng phù
hợp với phong tục tập quán của ngƣời dân Việt Nam, có xu hƣớng sống cùng gia
đình, nhiều thế hệ trong một nhà, theo nghiên cứu của Bùi Thị Mai Tranh thì tình
trạng hôn nhân có liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp [4].
Phần lớn đối tƣợng không có việc làm (77%) vì đa số có độ tuổi trên 60, đây là
độ tuổi ngoài lao động, đối tƣợng có trình độ học trung học phổ thông-sau đại học
chiếm tỷ lệ cao nên phần lớn bệnh nhân là nghỉ hƣu hoặc làm công việc nội trợ, phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch, với 81,3% bệnh nhân là hƣu trí [14]
và của Nguyễn Thị thu Hƣơng có tỷ lệ đối tƣợng không đi làm là 77% [16]. Theo
kết quả nghiên cứu, có 82% đối tƣợng có thu nhập cá nhân mức trung bình trở lên,
để giải thích điều này, vì phần lớn bệnh nhân là hƣu trí nên lƣơng hƣu là một phần
thu nhập cố định hàng tháng và một số vẫn còn đi làm nên tỉ lệ đối tƣợng có thu
nhập từ trung bình trở lên là hợp lí.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian điều trị tăng huyết áp trên 5 năm
là 59%, tỷ lệ này khác với nghiên cứu của Azuana Ramli và cộng sự thực hiện tại
47

Malaysia, đa số bệnh nhân có thời gian điều trị THA từ 1- 5 năm là 46% [25] và của
Nguyễn Phan Thạch là 57,8% bệnh nhân có thời gian điều trị từ 1-5 năm[14].
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên nhóm đối tƣợng tăng huyết áp không đạt mục
tiêu điều trị, bệnh nhân đa số là những ngƣời trên 60 tuổi có trí nhớ bắt đầu suy
giảm, làm ảnh hƣởng đến việc nhớ uống thuốc, tái khám đúng hẹn dẫn đến tình
trạng huyết áp không đạt chỉ tiêu.
Phần lớn đối tƣợng có bệnh kèm theo (59%), phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Phan Thạch, có 51,3% đối tƣợng nghiên cứu có bệnh kèm theo. Vì bệnh
nhân lớn tuổi chiếm đa số nên tỷ lệ mắc bệnh về khớp chiếm cao nhất (23%).

4.2. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp


Phần lớn bệnh nhân có kiến thức đúng về biến chứng tăng huyết áp (74%), biến
chứng tai biến mạch máu não đƣợc biết đến nhiều nhất (49%),
Có 25% bệnh nhân có kiến thức theo dõi huyết áp đúng, biết cần đo và ghi lại
huyết áp vào sổ theo dõi mỗi ngày. Đa số bệnh nhân trả lời cần đo huyết áp mỗi
ngày (75%) nhƣng chỉ 25% cho rằng cần ghi lại vào sổ theo dõi huyết áp. Kết quả
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng, chỉ 30% bệnh nhân cho rằng
cần đo và ghi lại huyết áp vào sổ theo dõi mỗi ngày [16]. Vì phần lớn bệnh nhân có
thời gian điều trị đã lâu, họ có xu hƣớng nhớ huyết áp của mình dao động trong
khoảng nào đồng thời việc ghi huyết áp vào sổ khiến bệnh nhân cảm thấy phiền
phức nên đa số cho rằng không cần ghi lại huyết áp mỗi ngày.
Chỉ 66% bệnh nhân có kiến thức đúng về mức huyết áp cần duy trì. Trong quá
trình thu thập số liệu đa số những bệnh nhân có bệnh kèm theo nhƣ rối loạn
cholesterone máu, đái tháo đƣờng thƣờng có hiểu biết chƣa đúng về mức huyết áp
cần duy trì, dựa trên mức huyết áp bản thân thấy thoải mái để trả lời và thƣờng là
cao hơn mức huyết áp mục tiêu điều trị. Đa số bệnh nhân có hiểu biết về điều chỉnh
thói quen sinh hoạt đúng (86%), với 97% bệnh nhân biết cần ăn nhạt giảm muối,
98% biết hạn chế bia rƣợu, 98% biết hạn chế hút thuốc lá và 90% biết cần tập thể
dục đều đặn. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn văn Út và Nguyễn Thi
Hùng thực hiện ở bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng, năm 2007, tỷ lệ biết hạn chế ăn
mặn là 91,4%, uống rƣợu vừa phải là 78,5%, hoạt động thể lực là 92,9%, không hút
thuốc lá là 79,5% [17].
Hầu hết bệnh nhân có kiến thức tuân thủ dùng thuốc đúng, 100% bệnh nhân biết
rằng cần uống thuốc liên tục, hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hƣơng cũng đƣa ra kết quả tƣơng tự có 87,5% bệnh nhân cho rằng
cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế [16].Tỷ lệ bệnh nhân có tổng kiến
thức đúng về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp không cao (14%), điều này là
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh thực hiện ở bệnh viện Trƣng
Vƣơng với số bệnh nhân có kiến thức đúng về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
là 55,7% [15].
48

Trong phân tích đơn biến, có mối liên quan giữa giới tính với kiến thức chung
về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp, nữ có kiến thức chung đúng bằng 0,36 lần
so với nam, giải thích cho điều này có thể ở các đối tƣợng nam thƣờng đọc báo và
tìm hiểu thông tin qua nhiều phƣơng tiện khác nhau hơn nữ, vì vậy tỷ lệ có kiến
thức cao hơn.

4.3. Thái độ điều trị tăng huyết áp


Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ điều trị tăng huyết áp đúng đạt 51%, cao hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (31,8%)[15]. Trong tổng số đối tƣợng nghiên
cứu có 95% bệnh nhân đang sống ở thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến
khám và chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, điều này giải thích cho
phần lớn bệnh nhân có thái độ tái khám đúng, chiếm tỷ lệ cao (89%). Trong số
những bệnh nhân hiện đang hút thuốc lá, chỉ có 13% bệnh nhân có thái độ đúng với
việc hạn chế sử dụng thuốc lá, cho thấy các đối tƣợng vẫn chƣa có thái độ tích cực
trong việc hạn chế dùng thuốc lá sẽ đạt đƣợc mục tiêu điều trị huyết áp, các bệnh
nhân thƣờng hút thuốc từ lâu mặc dù đã có giai đoạn bỏ hút thuốc và có biết tác hại
của hút thuốc lá nhƣng việc bỏ thuốc là khó, điều này ảnh hƣởng đến thái độ điều trị
của họ.

Thái độ đúng đối với hạn chế ăn mặn là 68% thấp hơn so với nghiên cứu của
Phan Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần với tỷ lệ 80%[19]. Khu vực tỉnh Bình Định
thuộc duyên hải miền Trung, có nền ngƣ nghiệp phát triển, các sản phẩm từ đánh
bắt thủy hải sản đa dạng, nổi bật là nƣớc mắm, cá khô và các sản phẩm khác, cùng
với đó trong các món ăn thƣờng có xu hƣớng nêm đậm hơn và sử dụng nƣớc chấm
trong bữa ăn nhiều hơn, ảnh hƣởng nhiều đến khẩu vị, vì vậy mặc dù phần lớn bệnh
nhân biết cần hạn chế ăn mặn nhƣng tỷ lệ có thái độ hạn chế ăn mặn đúng lại thấp
hơn.

Có 86% bệnh nhân có thái độ hạn chế rƣợu bia đúng, kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Phan Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần với tỷ lệ 88,84% [19].Đa số
bệnh nhân có thái độ hạn chế sử dụng chất béo động vật đúng là 99%, cho thấy hiệu
quả của truyền thông và các biện pháp khuyến khích ngƣời dân hạn chế sử dụng
chất béo có hại cho tim mạch.

Bệnh nhân nữ có thái độ đúng bằng 0,68 lần bệnh nhân nam vì trong nghiên của
chúng tôi, bệnh nhân nữ chiếm đa số (54%), trên các bệnh nhân này có thể có thái
độ chƣa đúng về hạn chế ăn mặn hoặc việc tập thể dục, vì vậy thái độ đúng ở nhóm
nữ thấp hơn ở nam. Trong phân tích đơn biến cũng cho thấy ở nhóm có việc làm thì
thái độ đúng bằng 0,56 lần nhóm không có việc làm, giải thích cho điều này, vì
nhóm có việc làm ít có thời gian để quan tâm đến việc thay đổi thói quen sinh hoạt
cho hợp lý và tái khám đúng hẹn so với nhóm không có việc làm.
49

4.4. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc


Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt tuân thủ ở mức trung bình là
44%, cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Mai Tranh có tỷ lệ tuân thủ điều trị
thuốc hạ áp là 25% [4]. Giải thích cho sự khác biệt này là các đối tƣợng trong
nghiên cứu này phần lớn ở thành phố, họ sống với gia đình và đƣợc hỗ trợ về mặt
kinh tế, các đối tƣợng đều có bảo hiểm y tế nên chi phí khám đƣợc giảm nhẹ. Có
56% đối tƣợng thỉnh thoảng quên uống thuốc, kết quả nghiên cứu này cao hơn so
với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm (49%)[11], có sự khác biệt này là do đối
tƣợng trong nghiên cứu của chúng tôi là những đối tƣợng không đạt huyết áp mục
tiêu, nên tỷ lệ có sự chệnh lệch do cỡ mẫu. Có 29% đối tƣợng từng quên uống thuốc
trong 2 tuần vừa qua, cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm với tỷ lệ
quên uống thuốc trong 2 tuần qua là 17%[11]. Vì phần lớn bệnh nhân trên 60 tuổi,
và đang điều trị bệnh kèm theo nên đôi khi có sự nhầm lẫn, quên uống thuốc.

Có 12% đối tƣợng từng không uống thuốc vì cảm thấy sức khỏe xấu đi, các
đối tƣợng trong nghiên cứu đa số đang điều trị một bệnh kèm theo, việc uống thuốc
nhiều sẽ làm họ bận tâm đến tác dụng phụ của thuốc, và họ thƣờng không rõ do
nguyên nhân nào, vì vậy sẽ có trƣờng hợp không uống thuốc vì cảm thấy không
khỏe sau khi uống. Nghiên cứu của chúng tôi có 24% đối tƣợng quên mang thuốc
khi đi xa nhà, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng (13,5%) và Lê Thị
Bích Trâm (17%)[11, 16], vì các đối tƣợng trong nghiên cứu đã lớn tuổi, việc đi lại
xa nhà cần chuẩn bị nhiều nên gây bỏ sót trong lúc chuẩn bị.

Có 83% đối tƣợng đã uống đủ thuốc huyết áp của ngày hôm qua, tỷ lệ này phù
hợp với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm (95%) [11]. Có 31% đối tƣợng tự ngƣng
uống thuốc khi thấy huyết áp bình thƣờng, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của Bùi Thị Mai Tranh, có tỷ lệ ngƣng uống thuốc vì nghĩ đã khỏi bệnh là 23% [4],
giải thích cho điều này vì bệnh nhân uống nhiều thuốc nên lo ngại tác dụng phụ của
thuốc, một số cho rằng khi nào huyết áp cao mới uống, vì vậy tự ngƣng uống thuốc
khi thấy huyết áp về bình thƣờng và chỉ uống khi thấy mệt.

Tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy bất tiện khi phải uống thuốc hằng ngày chiếm 13%,
việc uống thuốc hang ngày đã trở thành việc phải làm của bệnh nhân, trở thành thói
quen, và hành động này liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân nên với họ không
cảm thấy bất tiện. Nghiên cứu cứu của chúng tôi có 55% bệnh nhân không bao
giờ/hiếm khi quên uống thuốc, nhƣ đã đề cập ở trên, việc uống thuốc hằng ngày đã
trở thành thói quen. Có 22% bệnh nhân không bao giờ/hiếm khi quên uống thuốc,
có 20% thỉnh thoảng quên uống thuốc và 3% thƣờng xuyên quên uống thuốc, điều
này phù hợp với tỷ lệ bệnh nhân từng quên uống thuốc trong nghiên cứu là 56%.

Trong phân tích đơn biến, không tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và sự
tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu này, kết quả phù hợp với
50

nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [15] không có sự khác biệt giữa kiến thức về
sử dụng thuốc với sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của
chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa thái độ điều trị với thực hành tuân thủ
điều trị dùng thuốc, khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, bệnh nhân có
thái độ đúng thì tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn bệnh nhân có thái độ chƣa đúng.
Giải thích cho sự khác biệt này, bệnh nhân dù không có thái độ đúng với chế độ
điều trị tăng huyết áp nhƣng theo lời khuyên của bác sĩ họ vẫn uống thuốc nhƣ chỉ
dẫn.

Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn tƣơng đối thấp, chiếm 56% tổng số đối
tƣợng nghiên cứu, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch, với tỷ lệ tái
khám đúng hẹn đạt đến 99% [14]. Trong mỗi lần tái khám, bệnh nhân sẽ đƣợc bác
sĩ ghi phiếu hẹn vào tháng sau, đồng thời cho lƣợng thuốc vừa đủ 1 tháng, tuy nhiên
bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc, điều này làm tồn đọng thuốc và bệnh
nhân thƣờng để uống hết thuốc mới tái khám, dẫn đến việc tái khám không đúng
hẹn và khó theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.

4.5. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của các đối tƣợng trong nghiên cứu
này chỉ đạt 18%, điều này là phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm thực
hiện năm 2016, với tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc là 20,6% [11]. Trong
nghiên cứu, có 88% đối tƣợng không hút thuốc thuốc lá, kết quả phù hợp với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng, có 90,5% bệnh nhân không hút thuốc hoặc đã bỏ
hút thuốc lá[16]. Các đối tƣợng trong nghiên cứu này phần lớn chƣa bao giờ hút
thuốc lá hoặc đã bỏ hút thuốc lá trên 1 năm, đối tƣợng hút thuốc lá chủ yếu là nam,
khi phát hiện bệnh đƣợc bác sĩ khuyên bỏ hút thuốc lá đồng thời qua các phƣơng
tiện truyền thông hoặc kiến thức có sẵn mà các đối tƣợng này biết đƣợc sự ảnh
hƣởng của thuốc lá đến tình trạng sức khỏe hiện tại, điều này dẫn đến tỷ lệ tuân thủ
cao.

Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ hạn chế sử dụng bia rƣợu là 97%, cao hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần với tỷ lệ uống rƣợu vừa phải
đạt 74% [19], trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng thực hiện ở bệnh viện
đa khoa Hồng Bàng năm 2015 thì tỷ lệ uống rƣợu bia vừa phải tƣơng tự nhƣ nghiên
cứu này với tỷ lệ là 87% [16]. Tỷ lệ bệnh nhân thực hành hạn chế ăn mặn chƣa cao
(55%), kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng với tỷ lệ bệnh
nhân hạn chế ăn mặn là 98% và nghiên cứu này cũng thấp hơn so với tỉ lệ của Phan
Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần (80%). Giải thích cho điều này vì ngƣời dân ở vùng
miền Trung có xu hƣớng ăn mặn và sử dụng nƣớc chấm trong bữa ăn nhiều.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có 98% đối tƣợng hạn chế ăn chất béo,
kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng, với tỷ lệ đối
51

tƣợng hạn chế ăn chất béo động vật là 98%. Các đối tƣợng sống chủ yếu ở thành
phố, nơi có điều kiện sống tốt hơn, việc sử dụng dầu ăn là phổ biến.đồng thời cho
thấy hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe về việc sử dụng chất béo có lợi.
Tỷ lệ bệnh nhân tập thể dục là 73%, tuy nhiên tỷ lệ tập thể dục đúng cách chỉ đạt
39%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị bích Trâm (2016) với tỷ lệ tập
thể dục đúng cách là 70,8% trong 33,8% đối tƣợng có tập thể dục[11]. Giải thích
cho điều này, vì các đối tƣợng phần lớn đã lớn tuổi và việc đi lại bị hạn chế bởi các
bệnh về cơ khớp, làm giới hạn hoạt động sinh hoạt cũng nhƣ tập thể dục và thời
gian tập mỗi ngày, bên cạnh đó các đối tƣợng cần đƣợc bổ sung thêm kiến thức về
việc tập thể dục đúng cách.

Trong phân tích đơn biến, tìm thấy mối liên quan giữa thái độ và tuân thủ điều
trị THA không dùng thuốc. Trên những bệnh nhân có thái độ điều trị chƣa đúng thì
tuân thủ điều trị THA cao hơn 3,57 lần những bệnh nhân có thái độ điều trị đúng,
điều này có thể đƣợc giải thích vì những bệnh nhân có thái độ chƣa đúng nhƣng vẫn
thực hiện những hành vi ăn nhạt giảm muối, hạn chế rƣợu bia, thuốc lá…, hay
ngƣợc lại, chính việc tuân thủ điều trị mặc dù đối tƣợng không muốn dẫn đến thái
độ đi ngƣợc lại với hành vi thay đổi lối sống.

4.6. Tƣ vấn điều trị tăng huyết áp


Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc tƣ vấn điều trị dùng thuốc của nghiên cứu chúng tôi là
43%, và tƣ vấn thay đổi lối sống là 36%, giải thích cho điều này vì mỗi ngày chỉ có
một bác sĩ đảm nhiệm tại phòng khám ngoại trú, nới tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân
với các vấn đề về tim mạch đến khám, vì vậy không có đủ thời gian để giải đáp các
thắc mắc của bệnh nhân hoặc tƣ vấn đầy đủ về cách dùng thuốc hoặc cách sinh hoạt
cho phù hợp.

Tỷ lệ bệnh nhân hiểu đƣợc sau tƣ vấn điều trị dùng thuốc là 77%, và sau khi
đƣợc tƣ vấn thay đổi thói quen sinh hoạt là 85%, cho thấy các bác sĩ đã tƣ vấn có
hiệu quả cho bệnh nhân.

4.7. Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài

4.7.1. Điểm mạnh của nghiên cứu


Sử dụng thang đo đánh giá sự tuân thủ thuốc Morisky có độ tin cậy tƣơng đối
cao đƣợc sử dụng ở các nƣớc châu Á nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản.

4.7.2. Điểm hạn chế của nghiên cứu


Mẫu nghiên cứu chƣa đại diện cho dân số chung.

Nghiên cứu phân tích tìm thấy mối liên quan nhƣng chƣa kết luận đƣợc yếu tố
nguy cơ.
52

4.7.3. Điểm mới và tính ứng dụng


Đây là nghiên cứu đầu tiên về kiến thức – thái độ - thực hành của bệnh nhân tăng
huyết áp không đạt mục tiêu điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, giúp cho
đội ngũ y bác sĩ biết quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tốt hơn, đƣa ra những biện
pháp can thiệp, giáo dục sức khỏe để ngƣời bệnh hiểu đúng và điều trị hiệu quả
53

KẾT LUẬN
Bằng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang từ 132 bệnh nhân THA đang điều trị
ngoại trú tại bênh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2017 cho thấy:

Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp

- Phần lớn bệnh nhân có kiến thức đúng về biến chứng tăng huyết áp (74%)
trong đó biến chứng tai biến mạch máu não đƣợc biết đến nhiều nhất (49%).
- Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức theo dõi huyết áp mỗi ngày khá thấp, chiếm
25%.
- Có 66% bệnh nhân biết đƣợc đúng mức huyết áp cần duy trì.
- Đa số bệnh nhân có kiến thức đúng về các thói quen sinh hoạt cần điều chỉnh
(86%). Hạn chế bia rƣợu và không hút thuốc lá là hai thói quen sinh hoạt cần
cho điều trị tăng huyết áp đƣợc biết đến nhiều nhất, với tỉ lệ bằng nhau 98%.
- Bệnh nhân có kiến thức tuân thủ dùng thuốc đúng chiếm 61%.
- Hầu hết bệnh nhân biết phải uống thuốc liên tục, đều đặn theo chỉ dẫn của
bác sĩ.

Thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp

- Tỷ lệ có thái độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp đúng thấp, chiếm 51%.
- Phần lớn đối tƣợng có thái độ tái khám đúng (89%)
- Hầu hết có thái độ hạn chế sử dụng chất béo động vật đúng (99%)
- Tỷ lệ đối tƣợng có thái độ tập thể dục đúng là 73%, thái độ hạn chế ăn mặn
đúng là 68%.
- Thái độ hạn chế hút thuốc lá đúng rất thấp, chiếm 2%
- Thái độ hạn chế bia rƣợu đúng chiếm 23%

Tuân thủ điều trị THA có dùng thuốc

- Số bệnh nhân từng quên thuốc chiếm tỉ lệ khá cao (56%).


- Phần lớn bệnh nhân uống đủ thuốc của ngày hôm qua (83%)
- Rất ít bệnh nhân từng không uống thuốc vì cảm thấy không khỏe (12%),
- Rất ít bệnh nhân từng quên uống thuốc trong 2 tuần qua (29%).
54

- Quên mang thuốc khi đi xa nhà chiếm 24%.


- Cảm thấy bất tiện khi phải uống thuốc hằng ngày chiếm 13%.
- Tỷ lệ bệnh nhân tự ngƣng uống thuốc khi HA bình thƣờng chiếm 31%.
- Tái khám đúng hẹn chiếm 56%.
- Khoảng 55% bệnh nhân không bao giờ hoặc hiếm khi cảm thấy khó khăn khi
phải nhớ uống tất cả thuốc.
- Có 22% bệnh nhân có hơn một lần quên thuốc, 20% thỉnh thoảng quên thuốc
và chỉ 3% thƣờng xuyên quên.
- Phần lớn bệnh nhân đạt tuân thủ dùng thuốc điều trị THA mức trung bình
(58%)

Tuân thủ điều trị không dùng thuốc THA

- Tỉ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá và sử dụng rƣợu bia, chất cồn vừa phải
chiếm phần lớn tổng số đối tƣợng nghiên cứu, lần lƣợt 88% và 97%.
- Tỷ lệ bệnh nhân không hạn chế ăn mặn chiếm đến 55%,
- Tập thể dục không đúng cách là 61%.
- Có 98% bệnh nhân sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật là chính để nấu ăn.

Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với kiến thức, thái độ, và
tƣ vấn điều trị tăng huyết áp

- Ở bệnh nhân có kiến thức đúng thì tỉ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc tăng
huyết áp cao gấp 1,19 lần so với không có kiến thức đúng, KTC 95% (0,85-
1,67)

Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không dùng dùng thuốc với kiến thức,
thái độ, và tƣ vấn điều trị tăng huyết áp

- Ở bệnh nhân có thái độ điều trị tăng huyết áp đúng thì tỉ lệ tuân thủ điều trị
tăng huyết áp không dùng thuốc cao gấp 3,57 lần so với bệnh nhân không có
thái độ điều trị đúng, KTC 95% ((1,42-9,01).
55

KIẾN NGHỊ
Dựa theo kết quả nghiên cứu, cần tập trung vào thay đổi nhận thức của ngƣời dân
trong điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc. Cụ thể:
Thực hiện truyền thông tuyên truyền về các biện pháp thay đổi lối sống: các buổi
tọa đàm về bệnh và cách thay đổi lối sống hợp lý trên bệnh nhân bị bệnh tăng huyết
áp. Xây dựng bản tin phát thanh, tờ rơi, quảng cáo có nội dung tập trung việc giúp
ngƣời dân thay đổi hành vi nguy cơ có hại cho sức khỏe, ảnh hƣởng đến tuân thủ
điều trị (chế độ dinh dƣỡng hợp lý, chế độ luyện tập, sinh hoạt điều độ, hạn chế
rƣợu bia và hạn chế ăn mặn).
Tổ chức các phong trào tập thể dục, các câu lạc bộ thể dục dƣỡng sinh, khuyến
khích ngƣời dân cùng tham gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ lao động-thương binh và xã hội (2015) Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Government Document, 48,
2. Bộ y tế (2010) "Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ Y tế về ban hành Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp".
3. Bộ y tế (2015) Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giai đoạn 2015 - 2020: Tăng huyết áp -
Nhận biết, điều trị và phòng ngừa,
http://moh.gov.vn/news/Pages/ChuongTrinhMucTieuQuocGiaYTe.aspx?ItemID=3123, 24/6/2017.
4. Bùi Thị Mai Tranh, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Đỗ Nguyên (2012) "Sự tuân thủ điều trị dùng
thuốc hạ áp trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp". tập 16 ( số 4)
5. Châu Ngọc Hoa Đặng Văn Phước (2009) Bệnh Học Nội Khoa, NXB Y Học chi nhánh thành phố Hồ
Chí Minh, 53-56.
6. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp (2010) Yếu tố nguy cơ của tăng
huyết áp, http://huyetap.vn/news/vn/tim-hieu-tang-huyet-ap/yeu-to-nguy-co-cua-tang-huyet-
ap.html, 24/6/2017.
7. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp (2011) Biến chứng não do tăng
huyết áp, http://huyetap.vn/news/vn/tim-hieu-tang-huyet-ap/bien-chung-nao-do-tang-huyet-
ap.html, 24/6/2017.
8. chống tăng huyết áp Đơn vị phòng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (2016) "Báo cáo hoạt
động phòng, chống tăng huyết áp năm 2016".
9. Hội tim mạch học quốc gi Việt Nam (2011) "Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp". tr.11.
10. Khu công nghiệp Nhơn Hòa Tổng quan tỉnh Bình Định,
http://nhonhoaindustrialpark.com/?page_id=16, 2/7/2017.
11. Lê Thị Bích Trâm (2016) Tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Phương Trà,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2016, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng năm
2016, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr40,
12. Nguyễn Hồng Mai (2016) Tìm hiểu kiến thức của bệnh nhân tăng huyết áp (THA) đang điều trị
tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn trong 02 năm 2015-2016,
http://syt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=1600&id=3, 24/6/2017.
13. Nguyễn Lân Việt (2011) "Tăng huyết áp - vấn đề cần được quan tâm hơn". Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp,
14. Nguyễn Phan Thạch (2015) Kiến thức thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp và một số
yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được quản lý tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Định,
15. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2011) "Khảo sát kiến thức thái độ vầ sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh
nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương". Chuyên Đề Hội
Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 15 (1)
16. Nguyễn Thị Thu Hương (2013) "Thực trạng kiến thức và sự tuân thủ điều trị của các bệnh nhân
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Hồng Bàng năm 2013".
17. Nguyễn Thi Hùng Nguyễn Văn Út (2007) "Kiến thức, thái độ và thực hành tăng huyết áp của
bệnh nhân tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương". Tạp Chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 14 (2)
18. Phân hội tăng huyết áp/ Hội tim mạch Việt Nam (2015) "Cập Nhật Khuyến Cáo: Chẩn đóa và
điều trị tăng huyết áp". Hội nghị tim mạch toàn quốc năm 2015, tr.13.
19. Trần Thiện Thuần Phan Nhật Lệ (2010) "Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát tăng huyết
áp của bệnh nhân khám bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 3, năm 2009". Tạp Chí Y học Thành Phố
Hồ Chí Minh, 14 (2)
20. Thanh Loan (2016) Báo động hơn 5000 người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp,
http://suckhoedoisong.vn/bao-dong-hon-5000-nguoi-viet-nam-mac-benh-tang-huyet-ap-
n116575.html, 24/6/2017.
21. Trần Thiện Thuần (2005) "Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành ở người lớn bị
bệnh tăng huyết áp tại thành phố Hồ Chí Minh". Tạp Chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, 11 (1), tr.118-125.
22. Trần Văn Tân (2014) Thực trạng tăng huyết áp và kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp
của người dân từ 25-64 tuổi ở 2 xã đảo Nhơn Châu, Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định, năm 2014, http://123doc.org/document/2993709-thuc-trang-tang-huyet-ap-va-kien-thuc-
thuc-hanh-phong-tang-huyet-ap-cua-nguoi-dan-tu-25-64-tuoi-tai-hai-xa-dao-nhon-chau-nhon-hoi-
thanh-pho-quy-nhon-b.htm, 24/6/2017.
23. Alabama Pharmacy Association (2015) "Hypertension:The Silent Killer - Updated JNC-8
Guideline Recommendations".
24. American Heart Association (2016) Know Your Risk Factors for High Blood Pressure,
24/6/2017.
25. Azuana Ramli, Nur Sufiza Ahmad, Thomas Paraidathathu (2012) Medication adherence among
hypertensive patients of primary health clinics in Malaysia,
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3437910/, 2/7/2017.
26. Centers for disease control and prevention (CDC) (2014) Family History and Other
Characteristics That Increase Risk for High Blood Pressure,
https://www.cdc.gov/bloodpressure/family_history.htm, 24/6/20017.
27. Centers for disease control and prevention (CDC) (2014) Behaviors That Increase Risk for High
Blood Pressure, https://www.cdc.gov/bloodpressure/behavior.htm, 24/6/2017.
28. Centers for disease control and prevention (2014) Conditions That Increase Risk for High Blood
Pressure, https://www.cdc.gov/bloodpressure/conditions.htm, 24/6/2017.
29. Cheryl Dennison-Himmelfarb, Joel Handler, Daniel T Lackland, Michael L LeFevre, Thomas D
MacKenzie, Olugbenga Ogedegbe, et al. (2014) "2014 Evidence-Based Guideline for the
Management of High Blood Pressure in Adults Report From the Panel Members Appointed to the
Eighth Joint National Committee (JNC 8)".
30. Giles, Thomas D, Berk, Bradford C, Black, Henry R, et al. (2005) "Expanding the definition and
classification of hypertension". The Journal of Clinical Hypertension, 7 (9), 505-512.
31. Ehud Grossman, Franz H Messerli (2008) Hypertension and diabetes. Cardiovascular
diabetology: Clinical, metabolic and inflammatory facets. Karger Publishers, 82-106.
32. Feng J He, Graham A MacGregor (2002) "Effect of modest salt reduction on blood pressure: a
meta-analysis of randomized trials. Implications for public health". Journal of human
hypertension, 16 (11), 761.
33. Mohsen Janghorbani, Masoud Amini, Mohammad Mehdi Gouya, Alireza Delavari, Siamak
Alikhani, Alireza Mahdavi (2008) "Nationwide survey of prevalence and risk factors of
prehypertension and hypertension in Iranian adults". Journal of hypertension, 26 (3), 419-426.
34. Kannel, William B (1989) "Risk factors in hypertension". Journal of cardiovascular
pharmacology, 13, S4-S10.
35. Kannel, WB, Higgins, M (1990) "Smoking and hypertension as predictors of cardiovascular risk
in population studies". Journal of hypertension. Supplement: official journal of the International
Society of Hypertension, 8 (5), S3-8.
36. Kearney, Patricia M, Whelton, Megan, Reynolds, Kristi, et al. (2005) "Global burden of
hypertension: analysis of worldwide data". The lancet, 365 (9455), 217-223.
37. Kettani, Fatima-Zohra, Dragomir, Alice, Côté, Robert, et al. (2009) "Impact of a better
adherence to antihypertensive agents on cerebrovascular disease for primary prevention". Stroke,
40 (1), 213-220.
38. Keenan, Nora L, Rosendorf, Kimberly A, Centers for Disease Control Prevention (2011)
"Prevalence of hypertension and controlled hypertension—United States, 2005–2008". MMWR
Surveill Summ, 60 (Suppl), 94-97.
39. Mancia, Giuseppe, Fagard, Robert, Narkiewicz, Krzysztof, et al. (2013) "2013 ESH/ESC
guidelines for the management of arterial hypertension: the Task Force for the Management of
Arterial Hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society
of Cardiology (ESC)". European heart journal, 34 (28), 2159-2219.
40. Ian B Puddey, Lawrence J Beilin (2006) "Alcohol is bad for blood pressure". Clinical and
Experimental Pharmacology and Physiology, 33 (9), 847-852.
41. Sabaté, Eduardo (2003) Adherence to long-term therapies: evidence for action, World Health
Organization,
42. Fahad Saleem, MA Hassali, Asrul Akmal Shafie, AG Awad, Sajid Bashir (2011) "Association
between knowledge and drug adherence in patients with hypertension in Quetta, Pakistan".
Tropical Journal of Pharmaceutical Research, 10 (2)
43. Florence Gillaizeau Virginie Korb-Savoldelli , Jacques Pouchot, Emilie Lenain, Nicolas Postel-
Vinay, Pierre-Franc¸ ois Plouin, Pierre Durieux, Brigitte Sabatier "Validation of a French Version of
the 8-Item Morisky MedicationAdherenc e Scale in Hypertensive Adults".
44. Paula Fresco Wai Yin Lam (2015) "Medication Adherence Measures: An Overview".
45. Sayed Fazel Zinat Motlagh, Reza Chaman, Sayed Rashid Ghafari, Zafar Parisay, Mohamad Reza
Golabi, Ahmad Ali Eslami, et al. (2015) "Knowledge, treatment, control, and risk factors for
hypertension among adults in Southern Iran". International journal of hypertension, 2015
46. WHO (2003) Adherence to Long-term therapies - Evidence for action,
http://apps.who.int/medicinedocs/en/d/Js4883e/8.7.html, 24/6/2017.
47. WHO (2013) "A global brief of hypertension: Silent killer, global public health crisis". tr.9-10.
PHỤ LỤC 1
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HCM Mã số phiếu:……………..….
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG Ngày điều tra……./…../2017
TRANG THÔNG TIN NGHIÊN CỨU
Kính gửi quý Ông (Bà) đến khám bệnh tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định,

Chúng tôi trân trọng kính mời quý Ông (Bà) đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định tham gia vào nghiên cứu “Kiến thức , thái độ và thực hành tuân thủ điều
trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú không đạt huyết áp mục tiêu,
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2017”.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng và tỷ lệ
tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang đƣợc điều trị ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Định. Chúng tôi trân trọng kính mời quý Ông (Bà) dành
khoảng 10-15 phút để trả lời một bảng khảo sát gồm 31 câu hỏi. Sự đồng ý tham gia
của quý Ông (Bà) vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện và Ông (Bà) có thể
từ chối trả lời toàn bộ câu hỏi hoặc bỏ qua bất cứ câu hỏi nào hoặc rút lui khỏi
nghiên cứu bất kì lúc nào.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bởi nhóm nghiên cứu. Chúng tôi là một nhóm
nghiên cứu hoạt động dƣới sự hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Đỗ Nguyên, khoa Y tế
công cộng, ĐH Y Dƣợc Tp.HCM.
Nghiên cứu này đã đƣợc thông qua Hội đồng xét duyệt của bệnh viện nơi Ông (Bà)
đến khám bệnh. Tham gia vào nghiên cứu này Ông (Bà) sẽ không gặp phải bất kì
nguy cơ nào. Nghiên cứu không thu thập bất cứ thông tin cá nhân nào nên những
ngƣời tham gia nghiên cứu sẽ đƣợc bảo mật danh tính. Những câu trả lời của Ông
(Bà) sẽ đƣợc giữ bí mật và dữ liệu nghiên cứu sẽ đƣợc báo cáo một cách tổng thể,
không ai ngoài nhóm nghiên cứu sẽ biết đƣợc những câu trả lời của từng Ông (Bà)
cho bộ câu hỏi này.
Quý Ông (Bà) sẽ không có những lợi ích trực tiếp từ việc tham gia vào nghiên cứu
này, tuy nhiên kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần hiểu rõ hơn về tỷ lệ có kiến thức,
thái dộ đúng và tuân thủ điều trị tăng huyết áp, từ đó giúp cho cán bộ y tế tại địa
phƣơng đƣa ra các biện pháp giúp quý ông bà điều trị tốt hơn cũng nhƣ có thêm
hiểu biết về bệnh của mình.
Xác nhận thông tin trả lời phỏng vấn
Thông tin liên lạc của ông/bà (số điện thoại/ địa chỉ cƣ ngụ)

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của quý Ông (Bà) vào nghiên cứu này.
Ngƣời tham gia nghiên cứu Ngƣời phỏng vấn
(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HCM Mã số phiếu:……………..….
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG Ngày điều tra……./…../2017

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG ĐẠT
ĐƢỢC HUYẾT ÁP MỤC TIÊU, ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH, NĂM 2017.

Mã số bệnh nhân:………………………………………………………………………
Chỉ số huyết áp hiện tại:……………………………………………………………….
(lần đo gần nhất tại phòng khám do điều tra viện ghi nhận trong sổ khám bệnh)
Mã Câu hỏi Trả lời Mã hóa Ghi chú
số
PHẦN A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
A1 Giới tính 1. Nam
2. Nữ
A2 Ông (bà) sinh năm
nào? (ghi rõ) …………

A3 Dân tộc 1. Kinh


2. Bana
3. Chăm
4. Khác
A4 Trình độ học vấn 1. Không biết chữ
cao nhất mà ông 2. Tiểu học
(bà) là gì? 3. Trung học cơ sở
4. Trung học phổ thông
5. Sau phổ thông
A5 Hiện ông bà sống 1. Một mình
chung với ai ? 2. Sống cùng gia đình
A6 Trong 1 năm trở lại 1. Công nhân viên chức
đây, công việc chính 2. Công nhân nhà máy, xí nghiệp
của ông (bà) là gì? 3. Ngƣ dân
4. Buôn bán
5. Làm nông
6. Nội trợ (ở nhà)
7. Hƣu trí
8. Khác (ghi rõ)…………
A7 Hiện ông/bà đang 1. Thành phố, thị trấn
sống ở đâu? 2. Nông thôn
A8 Thu nhập trung bình
một tháng của …………………đồng
ông/bà là bao nhiêu?
A9 Ông (bà) bắt đầu
điều trị tăng huyết
áp từ khi nào? (ghi Ngày…….Tháng……năm………
rõ)
A10 Ngoài bệnh tăng 1. Có
huyết áp ông (bà) có 2. Không chuyển sang B1
mắc bệnh nào khác
không ?
A11 Những bệnh hiện Có Không
mắc của ông bà là
gì? Bệnh đái tháo đƣờng 1 0

(nhiều lựa chọn) Tăng Cholesteron máu 1 0


Bệnh tai biến mạch máu 1 0
não
Bệnh khớp 1 0
Bệnh khác (ghi rõ)
1 0
……………………
B.KIẾN THỨC VỀ BỆNH VÀ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
B1 Bệnh tăng huyết áp 1. Suy tim
nếu không đƣợc 2. Tai biến mạch máu não
điều trị đúng có thể 3. Tổn thƣơng thận
có những biến 4. Tổn thƣơng mắt
chứng gì? 5. Khác (ghi rõ)
(Nhiều lựa chọn) ………………………..
B2 Bệnh nhân tăng huyết 1. Có
áp cần đo huyết áp 2. Không
hằng ngày không?
B3 Hằng ngày, khi đo 1. Có
huyết áp có cần ghi
lại vào sổ theo dõi 2. Không
không ?
B4 Khi điều trị tăng
huyết áp ngƣời bệnh
………………………………………mmHg
cần duy trì huyết áp
bao nhiêu? (ghi rõ)
B5 Những thói quen sinh Có Không
hoạt nào sau đây cần 1. Ăn nhạt, giảm muối 1 0
rèn luyện khi bị tăng 2. Hạn chế bia rƣợu 1 0
huyết áp? 3. Không hút thuốc lá 1 0
(nhiều lựa chọn) 4. Tập thể dục đều đặn 1 0
B6 Uống thuốc điều trị Có Không
tăng huyết áp nhƣ thế 1. Uống thuốc hằng ngày, 1 0
nào là đúng, trong liên tục, theo chỉ dẫn của
những điều đƣợc nêu bác sĩ
sau đây? 2. Khi huyết áp tăng 1 0
mới uống
3. Uống thuốc từng đợt
khi có tăng huyết áp 1 0

C. THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP
C1 Thỉnh thoảng ông 1. Có
(bà) có quên uống
thuốc không ? 2. Không
C2 Trong 2 tuần qua, có
ngày nào ông (bà) 1. Có
quên uống thuốc
không? 2. Không

C3 Ông (bà) có từng


giảm hay tự ngƣng
thuốc mà không báo 1. Có
bác sĩ vì cảm thấy
sức khỏe mình xấu đi
2. Không
khi uống thuốc
không?
C4 Có khi nào ông (bà) 1. Có
quên mang theo
thuốc khi đi du lịch, 2. Không
đi chơi hoặc đi xa
nhà nhiều ngày ?
C5 Ông (bà) có uống đủ 1. Có
thuốc của ngày hôm
qua không? 2. Không
C6 Ông (bà) có tự ý 1. Có
ngƣng thuốc khi thấy
huyết áp của mình 2. Không
bình thƣờng không?
C7 Ông (bà) có thấy bất 1. Có
tiện khi phải uống
thuốc hằng ngày 2. Không
không?
C8 Ông (bà) có bao giờ 1. Không bao giờ/hiếm khi
thấy khó khăn khi 2. Hơn 1 lần
phải nhớ uống tất cả 3. Thỉnh thoảng
thuốc không? 4. Thƣờng xuyên
5. Mọi lúc
C9 Thời điểm tái khám
trên phiếu hẹn ……………………....

Thời điểm tái khám ………………………


của bệnh nhân
C10 Ông/bà có cho rằng 1. Rất đồng ý
việc tái khám là bất 2. Đồng ý
tiện? 3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
D.THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
KHÔNG DÙNG THUỐC
D1 Hiện tại ông/bà có 1. Chƣa bao giờ hút thuốc  qua câu D3
hút thuốc lá không ? 2. Đang hút thuốc lá  qua câu D2
3. Đã bỏ hút thuốc lá  qua câu D3
D2 Ông/bà có cảm thấy 1. Rất đồng ý
khó khăn trong việc 2. Đồng ý
bỏ hút thuốc lá? 3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
D3 Ông (bà) hiện có 1. Có  qua câu D4
uống bia/rƣợu
không? 2. Không  qua câu D7
D4 Ông/bà có cảm thấy 1. Rất đồng ý
khó khăn trong việc 2. Đồng ý
bỏ uống rƣợu/bia? 3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
D5 Trong 12 tháng vừa 1. 5 ngày/tuần hoặc hơn
qua, bao lâu ông/bà 2. 1-4 ngày/tuần
uống rƣợu/bia 1 lần? 3. 1-3 ngày/tháng
(mỗi lần uống ít nhất 4. Dƣới 1 lần/tháng
1 ly rƣợu/bia)
D6 Ông (bà) uống bao …………… (lon) bia
nhiêu bia/rƣợu trong
một ngày? …………….(ly) rƣợu nhẹ
(ghi rõ)
…………….(ly) rƣợu mạnh
D7 Ông (bà) thƣờng nêm
thêm muối, nƣớc 1. Có
mắm vào thức ăn đã
nấu sẵn hoặc chấm 2. Không
thêm muối, nƣớc
chấm trong bữa ăn
hay không ?
D8 Ông/bà có cảm thấy 1. Rất đồng ý
việc hạn chế ăn mặn 2. Đồng ý
là khó hay không? 3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
D9 Ông (bà) thƣờng xử 1. mỡ động vật
dụng loại chất béo 2. dầu thực vật, bơ thực vật
nào? 3. Cả hai loại trên
D10 Ông bà có cảm thấy 1. Rất đồng ý
việc hạn chế ăn chất 2. Đồng ý
béo động vật là khó ? 3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
D11 Ông (bà) hiện có tập 1. Có  qua câu D14
thể dục không? 2. Không  qua câu E1
D12 Trong một tuần bình
1. ≥5 ngày
thƣờng ông (bà) tập
thể dục bao nhiêu
2. <5 ngày
ngày/tuần ?
D13 Trong 1 ngày, trung 1. <30 phút
bình ông (bà) tập thể
dục bao nhiêu phút? 2. ≥30 phút
D14 Ông/bà có cảm thấy 1. Rất đồng ý
duy trì tập thể dục là 2. Đồng ý
khó? 3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
E.THÔNG TIN VỀ TƢ VẤN ĐIỀU TRỊ
E1 Ông bà có đƣợc bác 1. Có  qua câu E2
sĩ tƣ vấn về cách
dùng thuốc không? 2. Không  qua câu E3
E2 Ông/bà có hiểu đƣợc 1. Có
chế độ điều trị dùng
thuốc sau khi đƣợc tƣ 2. Không
vấn không ?
E3 Ông/bà có đƣợc bác 1. Có  qua câu E4
sĩ tƣ vấn về cách điều
chỉnh thói quen sinh 2. Không  Kết thúc bộ câu hỏi
hoạt (không dùng
thuốc) không?
E4 Ông/bà có hiểu đƣợc 1. Có
chế độ điều trị không
dùng thuốc sau khi 2. Không
đƣợc bác sĩ tƣ vấn
không?
CẢM ƠN SỰ THAM GIA CỦA ÔNG, BÀ!
PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU

STT Mã số Tên bệnh nhân Địa chỉ HATT HATTr


1. 08313152 Phùng Mỹ P P.Nguyễn Văn Cừ 160 80
2. 07229910 Lê Văn L P.Ngô Mây 150 80
3. 08512698 Lƣu Thị N P.Lê Lợi 170 90
4. 07207929 Mai Thị T P.Đống Đa 150 80
5. 05021995 Lê Thị L P.Lê Lợi 155 90
6. 17032781 Trần S P.Nhơn Bình 160 80
7. 17031868 Phạm Trung T P.Ngô Mây 154 74
8. 17154867 Phạm Đức T TT.Bồng Sơn 150 70
9. 13274964 Lâm Văn H P.Trần Hƣng Đạo 158 80
10. 16121874 Nguyễn Văn H P Đống Đa 149 76
11. 0712371 Lê Thị Cát T P.Lê Lợi 150 65
12. 17510480 Lê Đình T P.Nguyễn Văn Cừ 150 70
13. 046576 Trần Thị X P.Nhơn Bình 150 70
14. 1002914 Võ Thanh Cảnh P.Thị Nại 154 75
15. 16257180 Võ Thị Ngọc B P.Lê Lợi 150 90
16. 17018331 Dƣơng Văn C P.Lê Lợi 150 80
17. 17004585 Nguyễn Minh L P.Lý Thƣờng Kiệt 160 90
18. 07274321 Lê Thị Bích L P.Lê Hồng Phong 159 65
19. 843392 Nguyễn Thị T P.Ngô Mây 150 70
20. 16096195 Phạm Văn T TT.Tuy Phƣớc 160 80
21. 5099253 Từ Văn N P Đống Đa 150 90
22. 1535921 Nguyễn Thành L P.Trần Hƣng Đạo 150 70
23. 1019741 Nguyễn Văn M P.Ngô Mây 150 70
24. 16674398 Nguyễn Thị T P.Hải Cảng 160 90
25. 15383522 Nguyễn Quang Đ P.Trần Phú 180 100
26. 07305999 Nguyễn ThanhT P.Ngô Mây 140 80
27. 13722795 Lâm Ngọc X P.Trần Hƣng Đạo 160 90
28. 17834557 Nguyễn Thế S P.Đống Đa 170 80
29. 0866764 Trƣơng Thị D P.Lê lợi 165 80
30. 09213425 Đỗ Thị M P.Thị Nại 170 80
31. 07225275 Nguyễn Minh C P.Lê Hồng Phong 150 80
32. 16252247 Nguyễn Thị L P.Bùi Thị Xuân 150 80
33. 17029043 Đặng Công M P.Hải Cảng 156 80
34. 09343903 Trƣơng Thanh L P.Lê lợi 150 80
35. 17999541 Trần Anh T P.Lý Thƣờng Kiệt 150 80
36. 17823425 Trần Đức V P.Nhơn Bình 170 98
37. 16121650 Nguyễn D P.Nguyễn Văn Cừ 150 80
38. 17027168 Đặng Thị M P.Lý Thƣờng Kiệt 160 90
39. 8046388 Đinh Thị L P.Lê Hồng Phong 158 80
40. 1435678 Lê Văn H P.Ngô Mây 170 80
41. 1900723 Trần Thị L P.Lê Lợi 149 60
42. 1728834 Nguyễn C P.Lê Lợi 150 70
43. 1410370 Nguyễn Hữu T P Đống Đa 160 85
44. 05320993 Lê Văn B P.Nguyễn Văn Cừ 170 80
45. 05324989 Lê Hữu P P.Trần Phú 150 80
46. 1789320 Võ Thị N P.Ngô Mây 150 80
47. 17729342 Đinh N P.Quang Trung 150 80
48. 08923145 Bùi Văn T P.Thị Nại 140 85
49. 24827618 Hà Thị T P.Trần Quang Diệu 150 80
50. 09299092 Trần Thị Bạch T P.Lê Lợi 150 80
51. 00127891 Trần Thị T P.Nguyễn Văn Cừ 165 75
52. 17682709 Võ Thị H P.Lê Hồng Phong 160 80
53. 1908567 Phạm Đình B P.Trần Quang Diệu 150 80
54. 07342651 Nguyễn Thị N P.Hải Cảng 150 80
55. 08116534 Lê Thị H P.Lê Lợi 150 80
56. 1762396 Phạm Thị Thanh L P.Trần Phú 156 80
57. 19803422 Đinh Văn G P.Ngô Mây 170 80
58. 198070 Phan Thị T TT.Tuy Phƣớc 149 60
59. 017890 Nguyễn Thị H P.Trần Phú 150 70
60. 9102849 Võ N P.Lê Lợi 160 85
61. 198267 Nguyễn Thị L P.Quang Trung 170 80
62. 0524789 Phạm Thị C P.Thị Nại 150 80
63. 1683009 Nguyễn Hữu L P.Trần Quang Diệu 150 80
64. 0172947 Nguyễn C P.Quang Trung 150 80
65. 0381097 Huỳnh Thị L P.Lê Hồng Phong 140 85
66. 1700981 Hà Thị Đ P.Lê Lợi 150 80
67. 0760191 Lê Thị M P.Bùi Thị Xuân 150 80
68. 80342273 Nguyễn Hữu T P.Lê Lợi 150 70
69. 08567973 Huỳnh Thị L P.Trần Phú 160 80
70. 02824693 Dƣơng Hoài S P.Thị Nại 150 90
71. 01113748 Nguyễn Văn T P.Ngô Mây 150 70
72. 638190 Nguyễn Thị Bích V P.Nguyễn Văn Cừ 150 70
73. 01781360 Hồ Văn Đ P.Trần Quang Diệu 160 90
74. 0939273 Lê Thị G P.Lê Lợi 180 100
75. 05941877 Phan Thị X P.Bùi Thị Xuân 140 80
76. 1723457 Võ Thị Hồng D P.Lý Thƣờng Kiệt 160 90
77. 721310 Trần QUang T P.Quang Trung 170 80
78. 0928433 Lê Thị L P.Bùi Thị Xuân 150 80
79. 2801113 Nguyễn Hữu T P.Trần Quang Diệu 155 90
80. 71288631 Lê Hồng A P.Lê Hồng Phong 160 80
81. 8171290 Trần Đức S P.Ngô Mây 154 74
82. 0152503 Ung Thanh C P.Hải Cảng 150 70
83. 05239178 Phạm P P.Lê Lợi 158 80
84. 05532896 Phạm Thị Hồng M P.Lê Lợi 149 76
85. 1781902 Nguyễn Thị T P.Nguyễn Văn Cừ 150 65
86. 01729382 Trần Thị N P.Trần Phú 150 70
87. 0918356 Nguyễn Thị L P.Ngô Mây 150 70
88. 053409 Lê Thanh H P.Trần Quang Diệu 149 76
89. 170239 Bùi Thị Hồng S P.Thị Nại 150 65
90. 560148922 Nguyễn Thị R P.Ngô Mây 150 70
91. 19837619 Trần Thị N P.Lê Lợi 150 70
92. 01091383 Lê Đình T P.Nguyễn Văn Cừ 154 75
93. 07229910 Cao Thành S P.Trần Phú 150 90
94. 1703142 Trần Thị N P.Quang Trung 150 80
95. 1706345 Lê Văn Đ P.Lê Lợi 160 90
96. 1703044 Đỗ Thị P P.Lê Lợi 159 65
97. 1052050 Võ Thị V P.Lê Hồng Phong 150 70
98. 13020309 Văn Thị C Đăk Lắk 160 80
99. 07012945 Phan Minh H P.Lý Thƣờng Kiệt 150 90
100. 17020858 Bùi D P.Trần Quang Diệu 150 70
101. 17029808 Nguyễn P P.Ngô Mây 150 70
102. 1702875 Nguyễn Thị M P.Lê Lợi 160 90
103. 17923876 Nguyễn Bá T TT,Tuy Phƣớc 180 100
104. 1601698 Nguyễn Thị L P.Lê Hồng Phong 140 80
105. 0581942 Bùi Thị C P.Quang Trung 160 90
106. 17029472 Huỳnh Văn Đ P.Trần Phú 170 80
107. 10790274 Ung Thị S P.Nhơn Lý 149 76
108. 01729478 Nguyễn Thị N P.Nguyễn Văn Cừ 150 65
109. 17029877 Lƣơng Thanh D P.Lê Hồng Phong 150 70
110. 11929478 Nguyễn S P.Thị Nại 160 85
111. 08928749 Cao Huỳnh T P.Bùi Thị Xuân 170 80
112. 0699032 Trần Thị P P.Hải Cảng 150 80
113. 1302890 Hà Thị L P.Lê Lợi 150 80
114. 1500890 Võ N P.Quang Trung 150 80
115. 09104111 Nguyễn Văn D P.Lê Lợi 140 85
116. 1605265 Cao Huỳnh T P.Lê Lợi 150 80
117. 1891901 Nguyễn B P.Ngô Mây 150 80
118. 1609011 Phan Văn S P.Ngô Mây 150 70
119. 1821109 Võ Thị N P.Trần Quang Diệu 160 80
120. 7029232 Phạm Văn T P.Lê Lợi 150 90
121. 190133 Võ Thị N P.Bùi Thị Xuân 150 70
122. 0532900 Huỳnh Thị P P.Ngô Mây 150 70
123. 05523918 Trần Thị T P.Lê Lợi 160 90
124. 09103111 Nguyễn Thanh Q P.Trần Phú 180 100
125. 092186 Đào Thị M P.Quang Trung 150 70
126. 0609143 Nguyễn Văn M P.Lê Hồng Phong 160 85
127. 17032298 Nguyễn Thị T P.Quang Trung 170 80
128. 17066902 Nguyễn Thị H P.Thị Nại 150 80
129. 1095671 Nguyễn D P.Lý Thƣờng Kiệt 150 80
130. 150250 Võ Thị Ngọc T P.Thị Nại 150 80
131. 092841 Bùi Thị H P.Quang Trung 140 85
132. 0816738 Nguyễn T P.Lê Lợi 150 80
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC Y DƢỢC Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA KHÓA LUẬN


THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN

Sinh viên: Nguyễn Cao Kim Duyên


Tên đề tài: Tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú không đạt huyết
áp mục tiêu, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2017.
Khóa luận đã đƣợc bổ sung và sửa chữa các điểm nhƣ sau:
1. Nội dung
1. Đã mô tả thang đo MMAS-8.
2. Đã mô tả tổng quan địa điểm lấy mẫu
3. Đã bỏ phân chia nguy cơ thay đổi đƣợc và nguy cơ không thay đổi đƣợc.
4. Đã sửa đổi cỡ mẫu tối thiểu
5. Đã sửa lại bàn luận và kết luận
6. Đã bổ sung danh sách lấy mẫu
7. Hình thức
1. Đã sửa tên đề tài cho phù hợp
2. Đã sửa lỗi chính tả và lỗi trình bày
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ………..tháng……….năm …….

Ngƣời hƣớng dẫn Sinh viên


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Thƣ ký Tiểu ban Trƣởng Tiểu ban


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

You might also like