You are on page 1of 67

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỔNG THỊ THỦY TIÊN

TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM
TRONG ĐỘ TUỔI 25-64 TẠI
TỈNH NINH THUẬN, NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỔNG THỊ THỦY TIÊN

TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM
TRONG ĐỘ TUỔI 25-64 TẠI
TỈNH NINH THUẬN, NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1: TS.BS TRỊNH THỊ HOÀNG OANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2: BS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các dự kiện, kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.

Người hướng dẫn 1 Tác giả

TS.BS TRỊNH THỊ ĐỔNG THỊ THỦY TIÊN


HOÀNG OANH

Người hướng dẫn 2

BS. NGUYỄN THỊ KIM


NGÂN
MỤC LỤC
Lời đăng ký
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ...................................................................... 5
1.1. Định nghĩa về tăng huyết áp ............................................................................. 5
1.2. Nguyên nhân của tăng huyết áp ....................................................................... 5
1.2.1. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát ...................................................... 5
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ................................................................. 5
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch .............................................................................. 8
1.3. Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thương đích do tăng huyết áp ............ 8
1.3.1. Biến chứng tim mạch .......................................................................................... 8
1.3.1.1. Động mạch vành .......................................................................................... 8
1.3.1.2. Suy tim ......................................................................................................... 9
1.3.1.3. Phì động mạch chủ bụng ............................................................................ 10
1.3.1.4. Phì tách động mạch chủ ............................................................................. 11
1.3.1.5. Bệnh mạch máu ngoại biên ........................................................................ 11
1.3.1.6. Tai biến mạch máu não .............................................................................. 11
1.3.1.7. Biến chứng bệnh thận mạn tính ................................................................. 12
1.3.2. Biến chứng lên mắt ........................................................................................... 13
1.4. Chuẩn đoán tăng huyết áp .............................................................................. 14
1.4.1. Chuẩn đoán xác định ......................................................................................... 14
1.4.2. Các xét nghiệm tổn thương cơ quan đích, nguyên nhân tăng huyết áp và yếu tố
nguy cơ tim mạch ............................................................................................................ 15
1.5. Phân loại tăng huyết áp .................................................................................. 16
1.6. Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ trên thế giới ......................... 18
CHƢƠNG 2:............................................................................................................ 22
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................. 22
2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 22
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu ......................................................................................... 22
2.5. Tiêu chí chọn mẫu .......................................................................................... 23
2.5.1. Tiêu chí đưa vào ................................................................................................ 23
2.5.2. Tiêu chí loại ra................................................................................................... 23
2.6. Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 23
2.6.1. Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................................... 23
2.6.2. Phương pháp thu thập........................................................................................ 23
2.7. Liệt kê và định nghĩa biến số nghiên cứu ....................................................... 25
2.7.1. Thông tin dân số học của đối tượng nghiên cứu .............................................. 25
2.7.2. Biến số hành vi nguy cơ .................................................................................... 26
2.7.3. Biến số đo lường thực thể ................................................................................. 28
2.8. Kiểm soát sai lệch thông tin ........................................................................... 29
2.9. Xử lý và phân tích dữ liệu .............................................................................. 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................ 30
3.1. Đặc tính chung về dân số xã hội ở đối tượng nghiên cứu .............................. 30
3.2. Các chỉ số về BMI .......................................................................................... 31
3.3. Các chỉ số về tăng huyết áp ............................................................................ 31
3.4. Tỷ lệ các hành vi sức khỏe ở đối tượng nghiên cứu....................................... 32
3.5. Mối liên quan giữa THA với đặc điểm dân số xã hội .................................... 34
3.6. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với chỉ số BMI.......................................... 35
3.7. Mối liên quan giữa THA với các hành vi sức khỏe ...................................... 36
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ....................................................................................... 38
4.1. Những đặc tính về dân số xã hội .................................................................... 38
4.2. Thực trạng bệnh THA .................................................................................... 38
4.3. Tỷ lệ THA theo các biến số nền ..................................................................... 39
4.3.1. Về tỷ lệ THA theo nhóm Tuổi .......................................................................... 39
4.3.2. Về tỷ lệ THA theo giới tính............................................................................... 40
4.3.3. Về tỷ lệ THA theo trình độ học vấn .................................................................. 40
4.4. Thừa cân và béo phì ....................................................................................... 40
4.5. Những hành vi nguy cơ đến THA .................................................................. 41
4.5.1. Hút thuốc lá ....................................................................................................... 41
4.5.2. Uống rượu bia ................................................................................................... 41
4.5.3. Ăn chất béo động vật ......................................................................................... 42
4.5.4. Hoạt động thể lực .............................................................................................. 42
4.6. Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài .......................................................... 43
4.6.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 43
4.6.2. Điểm hạn chế ..................................................................................................... 43
4.6.3. Điểm mới và tính ứng dụng .............................................................................. 43
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 44
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 45
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
ABI Chỉ số áp lực cổ chân-cánh tay
CB-CNV Cán bộ-công nhân viên
ĐMC Động mạch chủ
ĐMV Động mạch vành
ĐTĐ Đái tháo đường
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
NMCT Nhồi máu cơ tim
THA Tăng huyết áp

TIẾNG ANH
ACTH Adrenocorticotropic hormone (hormone võ
thượng thận)
BIM Body Mass Index antigen (chỉ số khối cơ thể)
JNC Joint National Committee (ủy ban phòng
chống tăng huyết áp Hoa Kỳ)
WHO World Health Oranization (Tổ chức Y tế thế
giới)
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo
Bảng 1.2: Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2003
Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp theo báo cáo lần thứ VII của JNC
Bảng 1.4: Phân loại tăng huyết áp ở Việt Nam do hội Tim Mạch đề xuất
Bảng 3.5: Các đặc điểm về đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên
cứu
Bảng 3.6: Đặc điểm về tình trạng BMI ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7: Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8: Tỷ lệ các hành vi sức khỏe ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tỷ lệ tăng huyết áp với các yếu tố dân số xã
hội
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tăng huyết áp chỉ số BMI
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tăng huyết áp với các hành vi sức khỏe
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ dàn ý nghiên cứu
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) hiện nay đang trở thành một vấn đề y tế công
cộng trên toàn cầu, phổ biến trên thế giới cũng như là Việt Nam. Tỷ lệ
THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025
[16]. Tại Việt Nam theo thống kê của chương trình phòng chống Tăng
Huyết Áp Quốc gia thì tỷ lệ THA chiếm 25,1% (2008). Ước tính đến
2025 có khoảng 10 triệu dân bị THA [10].
THA làm giảm tuổi thọ từ 10-20 năm và nguy cơ biến chứng sẽ
diễn ra sau 7-10 năm mắc bệnh, khoảng trên 50% sẽ có tổn thương ở cơ
quan đích như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận hay bệnh võng
mạc [4].
Có khoảng trên 95% bệnh nhân THA thường không rõ nguyên nhân
[17]. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh một số yếu
tố nguy cơ quan trọng có thể làm HA tăng cao như ăn mặn, hút thuốc lá,
thuốc lào, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tiền sử gia đình có người
THA, tuổi cao, thừa cân, béo phì, uống nhiều bia, rượu, ít vận động thể
lực, có nhiều căng thẳng, lo âu quá mức...[5] Phần lớn các yếu tố nguy cơ
này có thể kiểm soát được khi bệnh nhân có hiểu biết đúng và biết được
cách phòng tránh.
Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy tỷ
lệ THA phân bố theo dân tộc có sự khác biệt nhau. Như tại Mỹ, theo khảo
sát về Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia lần thứ IV thì người da đen
thường có tỷ lệ THA cao hơn so với người da trắng, tỷ lệ này là 39% so
với 28,5% [32]. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Chu Hồng Thắng cho
thấy tỷ lệ THA của người dân tộc Tày (29,5%) cao hơn so với dân tộc
kinh (20,3%) [24].
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ của Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm và là nơi chiếm tới 46% dân tộc Chăm tập trung sinh sống. Theo
thống kê của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm
2

2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc. Trong đó, người kinh đông
chiếm 76% tỷ lệ dân số trong toàn tỉnh, tiếp sau đó là người Chăm chiếm
11,8%, xếp ở vị trí thứ ba là Raglay chiếm 10,4%, cùng một số dân tộc ít
người khác như người Cơ Ho, Hoa, Chu Ru, Nùng, Tày. Trên địa bàn tỉnh
đã có nghiên cứu báo cáo về tỷ lệ THA của người kinh nhưng chưa có
báo cáo nào nói về tình hình THA của người dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh đặc biệt là người dân tộc Chăm có dân số đứng thứ hai trên địa bàn
tỉnh với nhiều lễ hội, phong tục như: Lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, lễ hội
cầu mưa đầu năm, lễ cúng đất,…đây là ngày mà lượng rượu bia tiêu thụ
rất nhiều một trong những hành vi nguy cơ sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam về THA trên đối tượng dân tộc thiểu
số cũng đã được tiến hành như nghiên cứu ở người dân tộc M’nông tại
Đăk Lăk (2009), nghiên cứu ở người dân tộc S’tiêng tại tỉnh Bình Phước
(2012)…Nhưng chưa thấy nghiên cứu nào nói về tỷ lệ THA và các yếu tố
liên quan ở người dân tộc Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng và Việt
Nam nói chung. Đề tài này nhằm tìm hiểu tình hình THA ở người dân tộc
Chăm tại tỉnh Ninh Thuận, nhằm góp phần xây dựng và thực hiện dự án
phòng chống THA ở đối tượng dân tộc Chăm nói riêng và dân tộc thiểu
số nói chung trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu này được thực hiện là cơ sở
khoa học cho những nghiên cứu cấp cao sau này được thực hiện tại tỉnh
Ninh Thuận, đặc biệt là đối với đối tượng là dân tộc Chăm. Ngoài ra,
nghiên cứu này sẽ là tiền đề để các cấp chính quyền tại địa phương tỉnh
Ninh Thuận có thể tham khảo nhằm giúp thay đổi tỷ lệ THA tại đây.
3

Câu hỏi nghiên cứu

1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đồng bào dân tộc Chăm từ 25- 64 tuổi sống
tại tỉnh Ninh Thuận là bao nhiêu?
2. Có mối liên quan giữa tăng huyết áp với các hành vi sức khỏe ở đối tượng
nghiên cứu hay không ?
3. Có mối liên quan giữa tăng huyết áp với các yếu tố dân số xã hội ở đối
tượng nghiên cứu hay không ?

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát

Xác định tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở đồng bào dân
tộc Chăm từ 25-64 tuổi tại tỉnh Ninh Thuận năm 2015.

 Mục tiêu cụ thể


1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người đồng bào dân tộc Chăm từ 25-64
tuổi sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận.
2. Xác định mối liên quan giữa tăng huyết áp với các hành vi sức khỏe: Sử
dụng thuốc lá, tiêu thụ rượu/bia, hoạt động thể lực, chế độ ăn ở đối tượng
nghiên cứu.
3. Xác định mối liên quan giữa tăng huyết áp với các yếu tố dân số xã hội:
Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn ở đối tượng nghiên cứu.
4

Dàn ý nghiên cứu

Thừa cân-béo phì

Yếu tố dân số xã hội

Tỷ lệ tăng huyết áp ở ngƣời đồng bào dân tộc Tuổi

Chăm từ 25-64 tuổi trở lên tại tỉnh Ninh Thuận Giới
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp

Yếu tố hành vi sức khỏe


Sử dụng thuốc lá
Lượng rượu bia tiêu thụ
Hoạt động thể lực
Chế độ ăn

Hình 1.1: Sơ đồ dàn ý nghiên cứu


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN


1.1. Định nghĩa về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là khi HATT ≥140 mmHg và/hoặc HATTr ≥90
mmHg [23]. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2009,
xác định THA bệnh nhân ĐTĐ là >130/80 mmHg được định nghĩa là
THA [27].
1.2. Nguyên nhân của tăng huyết áp
Hiện nay Y học mới chứng minh có khoảng 5% bệnh nhân bị THA
là có nguyên nhân để điều trị triệt để, còn khoảng 95% bệnh nhân bị THA
còn lại là không có nguyên nhân nên được gọi là bệnh THA [17].
1.2.1. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát
- Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, thận đa nang, viêm
dài bể thận mạn do ứ nước, ứ mủ đài bể thận, u thận làm tiết renin, hẹp
động mạch.
- Bệnh nội tiết: Bao gồm các bệnh vỏ thượng thận như hội chứng Conn, hội
chứng Cushing và các bệnh tủy thượng thận như u tủy thượng thận (hội
chứng Pheocromocytome).
- Bệnh tim mạch: Các bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ,
viêm hẹp động mạch chủ bụng chỗ xuất phát động mạch thận.
- Do thuốc: Các hormon ngừa thai, cam thảo, corticoid, ACTH, chất gây
chán ăn, chất chống trầm cảm ba vòng.
- THA thai kỳ: THA ở phụ nữ mang thai xảy ra sau tuần lễ 20 của chu kỳ,
tuy nhiên thai phụ không có đạm niệu và trị số huyết áp sẽ trở về bình
thường sau sanh, do đó còn được gọi là THA thoáng qua. Một số trường
hợp dẫn đến tiền sản giật, sản giật.
- Ngoài ra THA thứ phát còn có một số nguyên nhân khác như nhiễm độc
thai nghén, bệnh cường giáp, bệnh Beri Beri, bệnh đa hồng cầu, hội
chứng carcinoid, tăng áp lực sọ.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
 Yếu tố dân số xã hội
- Tuổi
6

Tuổi càng cao thì tỷ THA càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa
và xơ vữa, giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, làm cho HA tối đa hay
HATT tăng cao hơn, gọi là tăng HATT đơn thuần [5].
- Giới tính
Sự khác nhau giữa hai giới cũng liên quan theo tuổi. Ở giới trẻ thì
THA cao hơn ở người nam do hút thuốc, uống rượu, kinh tế xã
hội…Nhưng khi trên 50 tuổi thì tỷ lệ nữ cao hơn do ảnh hưởng của nữ tiết
tố thời kỳ mạn kinh, sử dụng hormon thay thế, béo phì, giảm hoạt động
thể lực…Tuy nhiên sự khác biệt này không rõ rệ [22].
 Rối loạn kèm theo
- Cân nặng
Cân nặng có liên quan đến tình trạng THA. Cân nặng làm THA
tăng lên từ 2-6 lần, tỷ lệ người THA trong số người béo phì là 30-65% ở
Châu Âu. Nếu tăng 5–10 kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn
(lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện THA [2]. Tăng cân
trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm tới 48%) khả năng mắc bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy tăng 10 kg thì HATTr tăng từ 2-3 mmHg và
HATT tăng từ 1-2 mmHg. Huyết áp tăng theo chỉ số hối cơ thể (BMI),
BMI càng lớn thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, HA càng tăng [22].
 Yếu tố hành vi sức khỏe ảnh hƣởng đến tăng huyết áp
- Ăn mặn
Người thường hay ăn mặn, có nhiều chất muối natri clorua thì nguy
cơ mắc bệnh THA càng cao. Ở những gia đình có tiền sử THA, có thói
quen ăn nhiều chất muối ngay từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ THA khi
trưởng thành. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần thực hiện chế
độ ăn giảm bớt chất muối thì có thể điều trị được bệnh. Chế độ ăn giảm
bớt chất muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng
bệnh THA. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn
nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày có thể làm giảm được huyết áp trung
bình từ 4 đến 8 mmHg [5]. Theo ước tính của Hội Tim Mạch Canada năm
7

2009 cho thấy tại Canada, với việc giảm ăn mặn từ 3500 mg muối xuống
1700 mg muối trong một ngày đã giúp giảm 1 triệu người bị THA [11].
- Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích
thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA. Nhiều nghiên cứu
ghi nhận khi người hút một điếu thuốc lá có thể làm THA tối đa, còn gọi
là HATT lên tới 11 mmHg và HA tối thiểu, còn gọi là HATTr lên tới 9
mmHg và kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút. Vì vậy, nếu
trong sinh hoạt hàng ngày không hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một biện
pháp phòng bệnh THA [5].
- Uống rượu, bia
Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây
bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Đối với những người
phải dùng thuốc để điều trị THA, việc uống bia, rượu quá mức hoặc
người bị nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ HA, như vậy làm
cho bệnh THA càng nặng hơn. Ngoài ra, việc uống bia, rượu quá mức
còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián
tiếp làm THA. Vì vậy, không nên uống nhiều bia, rượu quá mức thì có
thể phòng được bệnh THA [5].
Hàng ngày, mỗi người có thể uống được khoảng 300 ml bia hoặc 30
ml rượu mạnh hay 50 ml rượu vang. Nếu uống nhiều hơn sẽ tạo yếu tố
nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh THA nói riêng.
- Đái tháo đường
Đái tháo đường hay còn được gọi là bệnh tiểu đường, tỷ lệ bị bệnh
THA cao gấp đôi so với người không bị bệnh ĐTĐ. Khi người bệnh có cả
bệnh THA và bệnh ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng ở các mạch máu
lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với người bệnh THA
đơn thuần. Vì vậy khi bị bệnh ĐTĐ, cần phải điều trị tốt bệnh này để góp
phần khống chế được bệnh THA kèm theo [5].
- Ít hoạt động thể lực
8

Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại cũng được xem là
một nguy cơ của bệnh THA. Việc vận động thể lực hàng ngày đều đặn
trong khoảng thời gian từ 30-45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong biện
pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng
[5].
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch
 Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi đƣợc [8]
- Tuổi
- Giới
- Yếu tố di truyền
 Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đƣợc [8]
- Tăng huyết áp
- Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid liên quan
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Đái tháo đường và kháng insilin
- Lười vận động
- Rượu
1.3. Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thƣơng đích do tăng huyết áp
1.3.1. Biến chứng tim mạch
1.3.1.1. Động mạch vành
Phân tích tổng hợp 61 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ
giữa HATT và HATTr với nguy cơ bị biến cố ĐMV ở 5 nhóm tuổi từ 40-
49, 50-59, 60-69, 70-79, 80-89. Nghiên cứu cho thấy cứ tăng mỗi 20
mmHg HATT (khi HATT thay đổi từ 115-180 mmHg) và/hoặc tăng mỗi
10 mmHg HATTr (khi HATTr từ 75-100 mmHg) thì tăng gấp 2 lần nguy
cơ. Có sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ với nhau, do vậy mối liên
quan giữa HATT và nguy cơ bệnh ĐMV càng chặt chẽ hơn ở bệnh nhân
có cholesterol máu cao hơn là các bệnh nhân có cholesterol máu bình
thường. Mặc dù đã xác định rõ ràng rằng HA là một trong 3 yếu tố nguy
cơ chủ yếu gây bệnh ĐMV (2 yếu tố nguy cơ kia là cholesterol máu cao
9

và hút thuốc lá), nhưng người ta thấy biến chứng bệnh ĐMV thường xuất
hiện ở các bệnh nhân không có đầy đủ cả 3 yếu tố nguy cơ này. Nghiên
cứu tiền cứu ngẫu nhiên cho thấy ở các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim
(NMCT) tử vong và không tử vong, một trong số ba yếu tố nguy cơ chủ
yếu trên xuất hiện ở ít nhất 90% các trường hợp [18].
Sự liên quan giữa nguy cơ HA ở mỗi cá thể và những người đã bị
NMCT là khác nhau và đã được báo cáo cáo là có hình chữ J sau 2 năm
đầu tiên bị NMCT (ví dụ có sự tăng nguy cơ nghịch thường ở các đối
tượng có HA ở mức độ thấp nhất, như dưới 110/70 mmHg), nhưng với
theo dõi lâu dài hơn có sự liên quan thuận. Tăng tỷ lệ tử vong ở mức HA
thấp hơn có thể là một ví dụ của thuyết quan hệ nhân quả ngược, HA thấp
là do tổn thương cơ tim trầm trọng hơn. Tiền sử THA do vậy không làm
tăng tỷ lệ tử vong sau NMCT, nhưng nó dự báo tái NMCT [18].
Khuyến cáo chính thức trong điều trị bệnh nhân THA có bệnh ĐMV
là mục tiêu điều trị HA dưới 140/90 mmHg, trong khi giảm HA nhiều
hơn có lợi hay gây hại còn đang tranh cãi. Giả thuyết đường cong hình
chữ J là điều được thừa nhận dựa trên sự quan sát gợi ý rằng nếu HA tâm
trương quá thấp có sự tăng nghịch thường các biến chứng. Lý do bởi vì
tưới máu ĐMV chủ yếu được thực hiện trong thời kỳ tâm trương, việc
giảm quá nhiều HA tâm trương ở bệnh nhân có bệnh ĐMV có thể dẫn
đến thiếu máu cơ tim. Một số báo cáo ủng hộ ý kiến này, bởi vì đường
cong J được thấy ở bệnh NMCT cấp nhưng không thấy ở bệnh nhân đột
qụy, do vậy có câu ngạn ngữ rằng HA càng thấp pháo đài càng vững
chắc. Phân tích một nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng có sự tăng
nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và NMCT ở các bệnh nhân có HA
tâm trương dưới 75 mmHg [18].
1.3.1.2. Suy tim
Suy tim hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện của các
bệnh nhân trên 65 tuổi, và không giống như các biến chứng khác của
THA, tỷ lệ bị suy tim đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Với
phụ nữ và nam giới khoảng 40 tuổi, nguy cơ bị suy tim khoảng 20% trong
10

những năm còn lại của cuộc đời, một con số cao đáng ngạc nhiên. Nếu
đối tượng có mắc bệnh ĐMV được loại trừ thì tỷ lệ này là 11% ở nam
giới và 15% ở nữ giới. HA là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu. Nguy cơ tăng
gấp 2 lần ở nam giới và gấp 3 lần ở nữ giới có THA so với những người
có HA bình thường. 90% số trường hợp mới bị suy tim có tiền sử bị
THA. Nguy cơ này có liên quan chặt chẽ với chỉ số HATT hơn là
HATTr. Điều trị bệnh THA ở người lớn tuổi sẽ làm giảm tỷ lệ bị suy tim
khoảng 50% [18].
Trong khoảng 10 năm gần đây, có khoảng gần ½ số bệnh nhân có
triệu chứng kinh điển của suy tim nhưng chức năng tâm thu thất trái bình
thường (EF > 50%) trên siêu âm tim. Những người này bị suy chức năng
tâm trương của tim. Suy tim tâm trương chiếm khoảng 74% các trường
hợp bị suy tim trong số các bệnh nhân THA. Nguyên nhân của suy tim
tâm trương là do sự thay đổi ở trong tim. Những thay đổi tiên phát trong
THA xuất hiện ở động mạch ngoại biên. Bệnh nhân THA xuất hiện phì
đại thất trái và suy tim là bởi vì tăng áp lực mạch gây tăng gánh nặng cho
tim hay tăng hậu tải. Vì sao điều này không áp dụng được cho suy tim
tâm trương? Bệnh nhân suy tim tâm trương có ĐMC cứng hơn bệnh nhân
bình thường, do vậy làm tăng nhanh phản hồi sóng mạch từ ngoại biên,
kết hợp với tăng áp lực tâm thu động mạch chủ trung tâm và giảm áp lực
tâm trương. Yếu tố thứ hai sẽ dẫn đến giảm tưới máu ĐMV trong thời kỳ
tâm trương và do vậy làm ảnh hưởng đến sự thư giãn của cơ tim [18].
1.3.1.3. Phì động mạch chủ bụng
Tỷ lệ bệnh nhân bị phình động mạch chủ (ĐMC) bụng ngày càng
tăng lên do số người già có mang các yếu tố nguy cơ tim mạch từ thời
trung niên ngày càng tăng. THA là một trong các yếu tố nguy cơ chính
gây phình ĐMC bụng. Có sự liên quan giữa chỉ số HA và tỷ lệ mắc phình
ĐMC bụng. Khoảng 3% những người THA nhẹ có tuổi từ 60-75 bị bị
phình ĐMC bụng trong khi tỷ lệ này là 11% ở những người có HATT
>195 mmHg. Do vậy, siêu âm ĐMC cần thực hiện cho các bệnh nhân
11

nam giới trên 65 tuổi có THA, hút thuốc lá. Phình ĐMC có đường kính
lớn hơn 5 centimét thì cần can thiệp [18].
1.3.1.4. Phì tách động mạch chủ
Có tới 80% bệnh nhân bị phình tách ĐMC có THA. Cơ chế gây
phình tách ĐMC bao gồm kết hợp cả tác động của sóng mạch tăng và tiến
triển của vữa xơ động mạch. HA càng tăng thì bệnh nhân có nguy cơ bị
phình tách ĐMC càng cao [18].
Phình tách ĐMC có thể bị ở ĐMC lên (đoạn gần hay týp A), loại
này cần phải phẫu thuật, hay ĐMC xuống (đoạn xa hay týp B), loại này
thường chỉ cần điều trị nội khoa. THA là nguyên nhân thường gặp nhất
gây phình tách ĐMC đoạn xa.
1.3.1.5. Bệnh mạch máu ngoại biên
THA là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch máu ngoại biên.
Điều này rất quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất nó gây ra các triệu chứng
đau cách hồi, thứ hai nó là yếu tố nguy cơ cao của các biến cố tim mạch.
Một thông số được chấp nhận là chỉ số áp lực cổ chân- cánh tay (ABI) <
0,9. Chỉ số này liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ
vữa xơ động mạch như HA, hút thuốc lá, cholesterol máu, ĐTĐ và một
yếu tố cực kỳ quan trọng đó là tuổi tác. Một nghiên cứu cho thấy, yếu tố
nguy cơ quan trọng nhất là tuổi tác, sau đó là HA và hút thuốc lá. Chỉ số
ABI dự báo đột qụy chính xác hơn bệnh ĐMV. Việc phát hiện bệnh mạch
máu ngoại biên nhắc nhở chúng ta cần phải tìm các bệnh vữa xơ động
mạch ở các bộ phận khác, ví dụ như có tới 60% bệnh nhân có bị vữa xơ
nặng ĐMV, bệnh mạch máu não, hay cả hai. Trong khi đó có tới 40%
bệnh nhân bị bệnh ĐMV hay bệnh mạch máu não có bệnh mạch máu
ngoại biên [18].
1.3.1.6. Tai biến mạch máu não
Đột qụy là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nước ta (sau bệnh
ĐMV) cũng như trên toàn thế giới, là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu
hụt thần kinh vĩnh viễn ở người trưởng thành và là nguyên nhân quan
trọng nhất làm bệnh nhân phải nhập viện cũng như cần phải chăm sóc lâu
12

dài tại nhà. Tỷ lệ tử vong do đột qụy đã giảm đi trong những năm gần đây
nhưng vẫn còn rất cao, đặc biệt di chứng do đột qụy rất trầm trọng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của
người bệnh [18].
THA là nguyên nhân chủ yếu gây đột qụy. Khoảng 50% trường hợp
đột qụy là do THA, HA càng tăng thì nguy cơ bị đột qụy càng cao. Người
bị THA có nguy cơ bị đột qụy cao gấp 3-4 lần so với người có HA bình
thường, ngay cả những người có chỉ số HA ở giới hạn cao của bình
thường 130/86 mmHg cũng có nguy cơ bị đột qụy tăng gấp 1,5 lần. Gần
80% người bị THA bị đột qụy là do thiếu máu não, do huyết khối tại chỗ
gây tắc mạch hay huyết khối từ nơi khác trôi đến gây thuyên tắc mạch.
15% chảy máu trong não và 5% chảy máu dưới màng nhện. Thiếu máu
não thoáng qua (TIA) do sự cung cấp máu không đầy đủ gây thiếu hụt
thần kinh trong vòng 24 giờ thường do thuyên tắc mạch do các mảng xơ
vữa bong ra từ động mạch cảnh hay cục máu đông gây thuyên tắc có
nguồn gốc từ tim. Những người này có nguy cơ cao bị đột qụy thực sự
[18].
Người ta thấy rằng các cơn đột qụy thường xảy ra vào lúc sáng sớm,
vài giờ sau khi ngủ dậy, khi mà HA đột ngột tăng cao. Mặt khác, những
người THA đang được điều trị có HA hạ xuống khi ngủ cũng rất dễ bị
nguy hiểm. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc hạ HA trong giai đoạn cấp
của đột qụy để tránh làm giảm HA quá nhiều gây tổn thương não trầm
trọng hơn. Ngược lại, điều trị THA lâu dài là biện pháp hiệu quả nhất để
phòng ngừa và tránh tái phát đột qụy.
1.3.1.7. Biến chứng bệnh thận mạn tính
Có sự liên quan giữa HA với nguy cơ bị bệnh thận giai đoạn cuối,
cho dù người đó có chỉ số HA ở giới hạn cao của bình thường (HATT từ
130-139 mmHg và/hoặc HATTr từ 85-89 mmHg) so với người có HA tối
ưu (dưới 120/80 mmHg). Bệnh nhân THA không được kiểm soát tốt có
nguy cơ bị suy giảm chức năng thận nhiều hơn. Các bệnh nhân sau
NMCT có sự liên quan chặt chẽ giữa mức lọc cầu thận và tử vong do
13

nguyên nhân tim mạch. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị giảm chức năng
thận mức độ nhẹ (mức lọc cầu thận dưới 60 ml/phút) làm tăng tỷ lệ bị tổn
thương cơ quan đích, như phì đại thất trái, tăng độ dày lớp nội - trung
mạc động mạch cảnh và vi đạm niệu. Như vậy, rõ ràng là bệnh thận mạn
tính là một biến chứng quan trọng của THA và làm tăng nguy cơ tim
mạch lên đáng kể. Với người phải chạy thận nhân tạo, thì nguy cơ này
tăng lên từ 10-30 lần so với người bình thường, đây là nhóm có nguy cơ
cao nhất bị mắc các bệnh lý tim mạch. Có 2 ảnh hưởng chủ yếu của bệnh
thận mạn tính đến động mạch là tăng tỷ lệ bị vữa xơ động mạch và được
cho rằng việc tăng urê máu đã làm vữa xơ động mạch tiến triển mạnh
hơn, thứ hai là do hiện tượng tái cấu trúc thành động mạch và làm tăng độ
cứng của động mạch và được cho là có mối liên quan với tăng tỷ lệ tử
vong [18].
Trong vài thập kỷ qua chúng ta đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong do
bệnh ĐMV và đột qụy nhưng không song song với việc làm giảm tỷ lệ bị
bệnh thận giai đoạn cuối, một bệnh đang không ngừng tăng lên. Rất nhiều
trường hợp trong số bệnh nhân này là do kiểm soát HA kém, còn những
trường hợp khác hầu hết là do ĐTĐ. Bệnh thận và ĐTĐ là hai bệnh có
ngưỡng HA cần phải điều trị thấp hơn (130/80 mmHg so với 140/90
mmHg) những trường hợp khác và sự liên quan giữa HA và các biến cố
trên lâm sàng đặc biệt chặt chẽ trong những tình trạng bệnh lý này. Tuy
nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy việc giảm HA thật tích cực có lợi
ở bệnh nhân ĐTĐ hơn (HA càng thấp càng tốt), trong khi không mang lại
lợi ích gì thêm ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính [18].
1.3.2. Biến chứng lên mắt
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về những biến đổi của mắt
trong bệnh THA. Tại Việt Nam theo điều tra của Nguyễn Lân Việt thì tỷ
lệ biến chứng tại mắt ở những bệnh nhân THA là khá cao, tuy nhiên đây
mới chỉ là đánh giá bước đầu của bệnh võng mạc THA mà chưa đánh giá
hết mức độ trầm trọng của biến chứng tại mắt trên những bệnh nhân
THA. Những tổn thương đáy mắt trong bệnh THA thường thấy ở hai mắt,
14

đối xứng, phân độ võng mạc THA dựa theo tổn thương nặng nhất xuất
hiện ở bất cứ góc 1/4 nào của võng mạc. Trong trường hợp phân độ võng
mạc ở hai mắt không giống nhau thì đánh giá theo mắt nặng hơn [34].
Bệnh võng mạc THA gặp nhiều nhất ở độ I trong tất cả các độ của
THA, các bệnh nhân có tổn thương võng mạc độ III-IV gặp ít hơn ở tất cả
3 nhóm. Thời gian bị bệnh THA càng lâu thì tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh
võng mạc THA gặp càng nhiều và độ bệnh võng mạc THA càng cao. Mối
quan hệ giữa thời gian bị bệnh THA và độ võng mạc THA là mối quan hệ
thuận chiều [34].
Trong nhóm kiểm soát được trị số HA sau khi dùng thuốc thì bệnh
võng mạc THA gặp chủ yếu là độ I. Trong nhóm không kiểm soát được
trị số HA thì bệnh võng mạc THA gặp nhiều ở độ II thực tế cho thấy nếu
bệnh THA được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tổn thương võng
mạc độ III và IV rất ít khi gặp.
1.4. Chuẩn đoán tăng huyết áp
1.4.1. Chuẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định THA dựa váo trị số HA đo được sau khi đo HA
đúng. Cách thường sự dụng nhất là đo HA tại phòng khám hoặc bệnh
viện, khi đó HA đươc đo có trị số HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥
90 mmHg thì người đó được xếp vào nhóm có THA.
Bảng 1.1: Các ngưỡng chẩn đoán THA theo từng cách đo [15, 23]

HATT HATTr
1. Đo HA tại phòng khám, bệnh viện 140 mmHg 90 mmHg
2. Đo HA lưu động 24 giờ 125mmHg 80 mmHg
3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) 135 mmHg 85 mmHg

Thông thường, việc chẩn đoán THA nên dựa trên ít nhất 2 lần đo
HA/lần khám và ít nhất là phải từ 2 đến 3 lần khám, mặc dù trong các
trường hợp nặng chẩn đoán có thể dựa trên các số đo chỉ trong một lần
khám duy nhất.
15

Tuy nhiên để đảm bảo đo HA được chính xác, cần tuân thủ đúng
quy trình đo chuẩn, trong đó lưu ý những điểm như sau:
- Ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên tĩnh.
- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc) trước đó 1 giờ.
- Tư thế đo: Người bệnh ngồi ghế tựa, cách tay duỗi thẳng trên bàn, nếp
khuỷa ngang mức với tim. Có thể đo ở tư thế nằm, ngồi. Đối với người
cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có
hạ HA tư thế hay không.
- Sự dụng HA kế thủy ngân hoặc đồng hồ (loại đo ở cánh tay) có bề dài
bao đo (nằm trong bao quấn) tối thiểu bằng 80%; bề rộng tối thiểu bằng
40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên
nếp lăn khuỷa 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của
thang đo ngang mức tim.
- Nên đo HA ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Trong trường hợp
ở hai lần đo nếu HATT lần 1 và lần 2 khác biệt quá 25 mmHg hoặc
HATTr hai lần khác biệt quá 15 mmHg thì sẽ tiến hành đo HA lần sau khi
đã nghỉ trên 5 phút [9].
- HATT tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của
Korotkoff) và HATTr tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V).
- Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi HA liên tục bằng máy đo tự động
trong 24 giờ (Holter).
- Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HATT/HATTr (ví dụ 130/80).
1.4.2. Các xét nghiệm tổn thƣơng cơ quan đích, nguyên nhân tăng huyết áp
và yếu tố nguy cơ tim mạch
- Các test thường quy
 Đường huyết tương (tốt hơn nên làm lúc đói)
 Cholesterol huyết tương
 HDL-C huyết tương
 Tryglycerid huyết tương lúc đói
 Acid uric huyết tương
 Creatinin huyết tương
16

 Ion đồ
 Hb và Hct
 Phân tích nước tiểu
 Điện tim
- Các test khuyến cáo
 Siêu âm tim
 Siêu âm ĐMC (và động mạch đùi)
 CRP
 Albumin niệu vi thể (chủ yếu trong ĐTĐ)
 Định lượng protein niệu (nếu test que nhúng dương tính)
 Soi đáy mắt (trong THA nặng)
- Các test mở rộng (trong lĩnh vực chuyên khoa)
- THA có biến chứng: test chức năng não, tim và thận
- Tìm kiếm THA thứ phát: Định lượng renin, aldosterone,corticosteroid,
catecholamin, chụp ĐM, siêu âm thận.
Việc xác định các nguyên nhân có thể THA, đánh giá các tổn
thương cơ quan đích của THA và các yếu tố nguy cơ tim mạch là điều hết
sức cần thiết để ước lượng nguy cơ tổng thể mắc các biến cố tim mạch, từ
đó phân tầng nguy cơ, giúp cho việc phân loại tiên lượng, xác định mục
tiêu và chiến lược điều trị mang lại hiểu quả tốt hơn [15].
1.5. Phân loại tăng huyết áp
Bảng 1.2: Việc phân loại THA luôn có sự thay đổi trong những năm
gần đây. Theo WHO/ISH quy định vào năm 2003 thì THA chia làm 3 độ
như sau: [23]

Phân độ THA HA (mmHg)


Tâm thu Tâm trƣơng
THA độ I 140 - 159 90 - 99
THA độ II 160 - 179 100 - 109
THA độ III ≥ 180 ≥ 110
17

Bảng 1.3: Phân độ THA theo báo cáo lần thứ VII của JNC – JNC
VII (Joint National Committee) [29].

Phân hạng HATT (mmHg) HATTr (mmHg)


Bình thường < 120 và < 80
Tiền THA 120 - 139 Hoặc 80 - 89
THA giai đoạn 1 140 - 159 Hoặc 90 - 99
THA giai đoạn 2 ≥ 160 Hoặc ≥ 100

Phân loại này được áp dụng cho người không dùng thuốc hạ HA và
trên 8 tuổi. Khi HATT và HATTr không cùng độ thì chọn phân độ cao
nhất.
Khuyến cáo cập nhật xử dụng cách phân loại của Hội Tim Mạch
Việt nam đã công bố vào năm 2007. Đây là khuyến cáo dưạ vào phân loại
của WHO/ISH năm 1999, năm 2005, JNCVI 1997 và đặc biệt là khuyến
cáo của ESC/ESH 2003 [14].
Bảng 1.4: Cách phân loại THA ở Việt Nam là sự kết hợp từ cách
phân độ THA của WHO/ISH và JNC do Hội Tim Mạch Việt Nam đề xuất
như sau: [14]

Phân độ HA HATT (mmHg) HATTr (mmHg)


HA tối đa < 120 và < 80
HA bình thường 120 - 129 Và/hoặc 80 - 84
HA bình thường cao 130 -139 Và/hoặc 85 - 89
THA độ 1 (nhẹ) 140 - 159 Và/hoặc 90 - 99
THA độ 2 (trung bình) 160 - 179 Và/hoặc 100 - 109
THA độ 3 (nặng) ≥ 180 Và/hoặc ≥ 110
Tăng HATT đơn độc ≥ 140 và < 90

Nếu HATT và HATTr không cùng mức phân độ thì chọn mức cao
hơn để xếp loại. Tăng HATT đơn độc cũng được phân độ theo các mức
biến động của HATT.
18

Ngoài ra, còn có một số loại THA như sau:


- Tăng HATT đơn độc: Khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg.
- Tăng HATTr đơn độc: Khi HATT < 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg.
- THA “áo choàng trắng”: Khi HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc
phòng khám trong khi đo HA hằng ngày hoặc đo trong vòng 24 giờ vẫn
bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán THA khi trị số HA đo nhiều lần
tại phòng khám đều ≥ 140/90 mmHg, trong khi HA đo 24 giờ vẫn <
125/80 mmHg.
1.6. Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ trên thế giới

Trên thế giới, THA ước tính gây ra 7,5 triệu ca tử vong mỗi năm,
chiếm khoảng 12,8% tổng các ca tử vong trên toàn thế giới. Năm 2008
trên thế giới có khoảng 40% người dân từ 25 tuổi trở lện bị bệnh THA
[33].
Tỷ lệ mắc bệnh ở một số nước như: Hoa Kỳ (28,7%, 2000), Canada
(22%, 1992), Anh (38,8%, 1998), Thụy Điển (38,4%, 1999), Ai Cập
(26,3%, 1991), Cameroon (15,4%, 1995), Trung Quốc (27,2%, 2001),
Thái Lan (20,5%, 2001), Singapore (26,6%, 1998)...[2]
Tại Châu Phi có tới 40-50% những người trưởng thành bị mắc bệnh
THA và hầu như những người này thì không được chẩn đoán và điều trị
THA [35].
Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người
Mỹ bị THA; cứ 3 người lớn có 1 người bị THA và có khoảng 56.561
người Mỹ chết vì THA [16].
Năm 2008, có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế
giới. THA được coi là nguyên nhân chủ yếu hoặc yếu tố nguy cơ chính
dẫn đến 11,4% ca tử vong tại Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993-
2003), tỷ lệ tử vong do THA tăng 29,3% và số ca tử vong tăng 56,1%.
Năm 1999 có tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân tới khám vì THA tại Mỹ.

Theo bản tin của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, THA chiếm 55% số ca tử
vong trên toàn cầu là do bệnh lý tim mạch. Ở Trung Quốc, tỷ lệ THA đã
19

tăng đáng kể từ năm 2002 đến 2010 từ khoảng 20% đến 34%. Đáng tiếc
là việc quản lý THA ở Trung Quốc không có hiệu quả trong nhiều
năm. Trong năm 2010, chỉ có 35,7% bệnh nhân THA đã nhận thức được
tình trạng của họ và ít hơn 18% của cá nhân được kiểm soát có hiệu quả
THA. Người ta ước tính rằng THA có liên quan với 20% số ca tử vong
được ghi nhận tại Trung Quốc vào năm 2005, bao gồm 2,33 triệu, gần
80% số ca tử vong là do bệnh tim mạch. THA không chỉ gây tử vong sớm
mà nó còn có thể làm tăng chi phí của hộ gia đình. Trong một nghiên cứu
được tiến hành ở nông thôn Trung Quốc, người ta ước tính rằng 4,1% các
hộ gia đình nghèo đi do kết quả của THA [31].
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 37% người lớn hơn 24 tuổi có HA
cao (40,4% ở nam giới và 34,9% ở phụ nữ). Hơn nữa, 36,7% số người
trưởng thành từ 25 tuổi trở lên đã tăng cholesterol máu; 33,2% số người
lớn tuổi hơn 15 năm có hoạt động thể chất không đủ; 25,4% người lớn
tuổi trên 20 đang thừa cân; 24,8% người trưởng thành ở độ tuổi trên 15
tuổi hút thuốc lá hàng ngày [36].
THA là "kẻ giết người thầm lặng" không có dấu hiệu hoặc triệu
chứng điển hình. Nhiều người không nhận ra triệu chứng của bệnh THA.
THA là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra tử vong, theo WHO ở khu
vực Đông Nam Á cứ 10 người bị THA thì có một người tử vong. THA
làm tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ, mất thị lực và bệnh thận. Mỗi năm,
THA làm gần 1,5 triệu người tử vong trong khu vực Đông Nam Á [37].
1.7. Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam
Tỷ lệ THA ngày càng gia tăng ở Việt Nam và là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo thống kê của chương trình
phòng chống Tăng Huyết Áp Quốc gia thì cứ 4 người lớn thì có 1 người
bị THA, có nghĩa là với dân số 88 triệu dân vào năm 2008 thì ước tính có
khoảng 11 triệu người bị THA, và ước tính đến 2025 có khoảng 10 triệu
dân bị THA [10].
Tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển, các số
liệu thống kê điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: Năm 1960 THA chiếm
20

1,0 % dân số [8] thì đến năm 2008, tỉ lệ này là 11,5% [10]. Tương tự như
vậy, tỉ lệ THA có sự chênh lệch giữa các khu vực kinh tế, do đó theo
khảo sát của Bộ Y tế đối với người dân từ 25 tuổi trở lên ở Hà Nội, Thái
Nguyên, Thái Bình và Nghệ An năm 2009, thì tần xuất ở thành thị chiếm
22,7%, nông thôn chiếm 12,3% trong tổng số 16,3% người bị THA [7].
Sự đô thị hóa kéo theo sự thay đổi trong lối sống của người dân, đặc
biệt là thói quen ăn uống và vận động thể lực sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các
bệnh mạn tính trong đó có bệnh THA. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị
Phương Thảo, Nguyễn Văn Cừ về hành vi nguy cơ ở những người mắc
bệnh THA tại quận 5, TP.HCM thì tỷ lệ người mắc bệnh THA là 28,5%
(271/951), nghiên cứu cho thấy các nguy cơ THA bao gồm: Thừa cân-
béo phì 56,0%, ăn chất béo động vật 49,1%, không hoạt động thể lực
45,8%, ăn mặn 42,8%, hút thuốc lá 40,6%, lạm dụng rượu 40,6%. Các
hành vi nguy cơ THA cao như: Hút thuốc lá trên 5 năm là 75,5%, béo
phì là 60,5% [25]. Nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng (2008) tỷ lệ
THA chung là 17,7% trong đó, nhóm người dân tộc Tày có tỷ lệ THA
trên tổng số là 29,5%, nhóm dân tộc Nùng là 29,2% chiếm tỉ lệ khá cao,
các yếu tố nguy cơ như béo phì, lạm dụng rượu bia, thường xuyên ăn
mặn, hút thuốc lá, lười vận động sẽ có nguy cơ THA gấp 1,5 đến 3,35 lần
[24]. Tương tự, nghiên cứu của Trần Văn Hương về tỷ lệ tăng huyết áp và
những hành vi nguy cơ ở người 25-64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận năm 2012 thì tỷ lệ THA là 15%, nếu tính luôn người có tiền sử
THA đã được xác định thì tỷ lệ THA là 20% và những hành vi sức khỏe
cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ như: Tỷ lệ người đang hút thuốc lá là
37%, tỷ lệ sử dụng rượu chiếm 44% [9]. Theo nghiên cứu của Văn Hữu
Tài về tỷ lệ THA ở người dân tộc M’nông tại tỉnh Đăk Lăk năm 2009 cho
thấy tỷ lệ THA ở người dân tộc M’nông là 17,5%. Tỷ lệ các yếu tố nguy
cơ lần lượt: Thừa cân 8,5%, béo phì 2,5%, hút thuốc lá 24%, uống rượu
bia 39,5%, ăn mặn 61,0% và hoạt động nhẹ 11,2% [20]. Địa điểm, thời
gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ở các nghiên cứu trên đều khác
nhau nên phân bố về tỷ lệ THA, các yếu tố nguy cơ ở các nghiên cứu trên
21

có sự khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra mức độ nguy cơ
cao đối với bệnh THA, đây là một điều đáng lo vì các yếu tố nguy cơ nêu
trên có thể kiểm soát được nhưng lại chiếm tỷ lệ rất cao. Điều này cho
thấy, các hoạt động phòng ngừa, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về THA
tại cộng đồng vẫn còn yếu kém.
22

CHƢƠNG 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: Người dân tộc Chăm từ 25-64 tuổi tại tỉnh Ninh Thuận
- Dân số chọn mẫu: Tất cả các người dân tộc Chăm từ 25-64 tuổi trong
các hộ gia đình được chọn theo mẫu hiện đang cư trú tại tỉnh Ninh Thuận.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2015.
Địa điểm: Tỉnh Ninh Thuận.
2.3. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu cắt ngang, cỡ
mẫu cho nghiên cứu là:

- Z: Trị số từ phân phối chuẩn, Z= 1,96


- α: Xác suất sai lầm loại I, với α= 0,05
- P: Tỷ lệ THA theo nghiên cứu của Trần Văn Hương về tỉ lệ tăng huyết áp
và những hành vi nguy cơ ở người 25-64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận năm 2012 là 0,2 [9].
- d: Sai số cho phép = 0,05
- Thế vào công thức trên → N=246
- Với kỹ thuật chọn mẫu cụm, nhân với hệ số thiết kế là 1,5
- Cỡ mẫu nghiên cứu: N= 246 x 1,5 = 369 (người)
- Dự trù mất mẫu 10%. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 410.
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu cụm 2 bậc:
 Bước 1: Chọn cụm bậc 1, với đơn vị là thôn (khu phố).
23

Toàn tỉnh Ninh Thuận, dân tộc Chăm phân bố tập trung ở 22 thôn
(khu phố). Dựa trên danh sách 22 thôn (khu phố), chọn ngẫu nhiên đơn 9
thôn (khu phố) trong đó.
 Bước 2: Chọn cụm bậc 2, với đơn vị chọn là cá thể trong thôn (khu phố).
Tiến hành thống kê danh sách đối tượng 25-64 tuổi thuộc thôn (khu
phố) đã được chọn, với cỡ mẫu là 410 người vậy số cá thể của mỗi cụm
được chọn ngẫu nhiên theo danh sách là 46 người thỏa điều kiện là người
dân tộc Chăm trong độ tuổi 25-64 tuổi.
2.5. Tiêu chí chọn mẫu
2.5.1. Tiêu chí đƣa vào
- Người dân tộc Chăm trong độ tuổi 25-64 tuổi đang sống tại Ninh Thuận ít
nhất 12 tháng kể cả người tạm trú.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu (phỏng vấn và đo huyết áp, chiều cao, cân
nặng).
2.5.2. Tiêu chí loại ra
- Người dân gặp khó khăn về khả năng giao tiếp khi phỏng vấn (câm điếc,
nói ngọng).
- Người dân gặp các vấn đề về tinh thần (tầm thân, mất trí).
- Những người bị cụt 2 tay do bẩm sinh hay tai nạn.
- Phụ nữ có thai.
2.6. Thu thập dữ liệu
2.6.1. Công cụ thu thập dữ liệu
- Bộ câu hỏi soạn sẵn.
- Đo chiều cao đứng: Thước đứng Microstoise với độ chính xác 0,1
centimét.
- Đo cân nặng: Cân bằng cân điện tử SECA với độ chính xác 0,1 kilogam.
Cân được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi sử dụng.
- Đo HA: Sử dụng HA điện tử.
2.6.2. Phƣơng pháp thu thập
Thành lập tổ điều tra: Gồm 3 người, trong đó có 1 người đo HA,
chiều cao, cân nặng, 1 người dẫn đường và 1 người phỏng vấn.
24

- Người đo HA, chiều cao, cân nặng, vòng eo là cán bộ thuộc trạm y tế ở
các cụm đã được chọn.
- Người phỏng vấn là tác giả đề tài.
- Người dẫn đường là cán bộ của khu phố (thôn) đã được chọn.
Thu thập thông tin:
- Đo chiều cao đứng: Đối tượng được đo bỏ guốc, dép, đứng thẳng với tư
thế thoải mái, hai chân chụm hình chữ V, gót chân sát mặt sau của cân,
mắt nhìn thẳng phía trước, đảm bảo ba điểm cơ sở chạm vào thước đo là
vùng chẩm, mông và gót chân. Kéo Eker gắn sẵn trên thước đo cho lên
qua đầu, hạ dần xuống đến khi chạm đỉnh đầu. Đọc kết quả và ghi số
centimét với một số lẻ.
- Đo cân nặng: Đối tượng điều tra cởi bỏ dày, dép, áo khoác đứng giữa bàn
cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng dồn đều cả hai bàn
chân. Kết quả đo được ghi theo đơn vị kilogam với một số lẻ.
- Đo HA của đối tượng:
 Cho đối tượng ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên
tĩnh. Đối tượng không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá) trước đó 2
giờ.
 Tư thế đo: Đối tượng ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp
khuỷa ngang mức với tim. Có thể đo ở các tư thế nằm, ngồi. Đối với
người cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác
định có hạ HA tư thế hay không.
 Sử dụng HA điện tử có bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu
bằng 80%; bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn
đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lăn khuỷu 2 centimét. Đặt máy ở
vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức tim.
 HA được đo ít nhất 2 lần để mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Trong trường
hợp ở hai lần đo nếu HATT lần 1 và lần 2 khác biệt quá 25 mmHg hoặc
HATTr hai lần khác biệt quá 15 mmHg thì sẽ tiến hành đo HA lần 3. Trị
số HA được tính bằng lấy giá trị trung bình của những lần đo.
25

 HATT tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của
Korotkoff) và HATTr tương ứng với khi mất tiếng đập (pha V).
 Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi HA liên tục bằng máy đo tự động
trong 24 giờ (Holter HA).
 Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HATT/HATTr (ví dụ 120/80)
và thông báo cho người đo.
- Thu thập các dữ liệu về các yếu tố nguy cơ: Hỏi trực tiếp mặt đối mặt với
đối tượng bằng bộ câu hỏi sàng lọc THA.
2.7. Liệt kê và định nghĩa biến số nghiên cứu
2.7.1. Thông tin dân số học của đối tƣợng nghiên cứu
- Nhóm tuổi là biến thứ tự và được phân ra làm 4 nhóm tuổi là:[9]
 25 – 34 tuổi
 35 – 44 tuổi
 45 – 54 tuổi
 55 – 64 tuổi
- Giới tính là biến nhị giá gồm 2 giá trị là:
 Nam
 Nữ
- Trình độ học vấn là biến thứ tự gồm 5 giá trị là:
 Mù chữ
 Cấp 1
 Cấp 2
 Cấp 3
 Trên cấp 3
- Công việc là biến danh định gồm 3 giá trị:
 Lao động trí óc: Cán bộ quản lý, hành chính, văn phòng, công chức, viên
chức, chủ cơ sở.
 Lao động tay chân: Công nhân (thợ xây dựng, thợ hồ, thợ xây), lao động
phổ thông, khuân vác, xe hồ, ba gác, làm công, làm nông, tiểu thủ công
nghiệp.
26

 Khác (ghi rõ): Tiểu thương, nội trợ, nghỉ hưu, già yếu không có khả năng
lao động.
2.7.2. Biến số hành vi nguy cơ
- Có hút thuốc lá không là biến nhị giá gồm 2 giá trị là:
 Có
 Không
- Số năm hút thuốc lá là biến nhị giá gồm 2 giá trị là:[9]
 ≤ 5 năm
 > 5 năm
- Mức độ hút thuốc là biến số định tính với 3 giá trị là:[9]
 < 10 điếu/ngày
 10-20 điếu/ngày
 ≥ 20 điếu/ngày
- Uống rượu trong vòng 12 tháng qua là biến số nhị giá, với 2 giá trị là:[9]
 Có uống rượu bia: Khi có uống rượu/bia bất kỳ loại nào (kể cả rượu trái
cây) trong vòng 12 tháng qua.
 Không uống rượu bia: Được xác định đã từng có uống rượu/bia trước đây
nhưng hiện nay đã bỏ, thời gian bỏ phải được > 12 tháng tính từ ngày
điều tra hoặc chưa bao giờ uống.
- Uống rượu trong vòng 30 ngày qua là biến số nhị giá với 2 giá trị là:
 Có uống rượu bia: Khi có uống rượu/bia bất kỳ loại nào (kể cả rượu trái
cây) trong vòng 30 ngày qua.
 Không uống rượu bia: khi không sự dụng rượu/bia bất kỳ trong vòng 30
ngày qua.
- Tần suất uống rượu là biến số thứ tự có 4 giá trị là:
 5 ngày/tuần
 1-4 ngày/tuần
 1-3 ngày/tháng
 < 1 ngày/tháng
- Lạm dụng rượu bia là biến số nhị giá với 2 giá trị là:[9]
27

 Có lạm dụng rượu bia: Khi uống rượu bia với số lượng ≥ 5 ly chuẩn với
bất kỳ loại nào trong tuần qua đối với nam, hoặc ≥ 4 ly chuẩn đối với nữ.
 Không lạm dụng rượu bia: Khi uống rượu bia với số lượng ít hơn 5 ly
chuẩn vào bất kỳ loại nào trong tuần qua đối với nam hoặc ít hơn 4 ly
chuẩn đối với nữ.
Một ly tiêu chuẩn tương đương với 330 ml bia hoặc 140 ml rượu
vang hoặc 40 ml rượu mạnh [30].
- Ăn rau, củ, quả là biến nhị giá với 2 giá trị là:[9]
 Có khi ăn rau và trái cây ≥ 5 suất/ngày.
 Không khi ăn rau và trái cây < 5 suất/ngày.
Một suất được xem là khoảng 80-100 gam rau và trái cây.
- Ăn chất béo động vật là biến số nhị giá với 2 giá trị là:
 Có khi thường sử dụng trong nấu ăn bằng mỡ động vật hay sự dụng nhiều
loại khác nhau.
 Không khi thường sử dụng trong nấu ăn bằng chất béo có nguồn gốc thực
vật (dầu thực vật, bơ thực vật…).
- Hoạt động thể lực là biến thứ tự với 3 giá trị:
 Hoạt động nặng khi: Số ngày làm công việc nặng + số ngày hoạt động thể
lực nặng trong lúc rảnh ≥ 3 ngày và tổng số phút hoạt động mỗi tuần ≥
1500 phút.
Hoặc số ngày làm việc nặng + số ngày làm việc với cường độ trung
bình + số ngày đi bộ hay đi xe đạp tối thiểu 10 phút + số ngày hoạt động
thể lực nặng trong lúc rảnh + số ngày hoạt động với cường độ trung bình
trong thời gian giải trí ≥ 7 ngày và tổng thời gian hoạt động của mỗi tuần
≥ 3000 phút.
 Hoạt động trung bình khi: Số ngày làm công việc nặng + số ngày hoạt
động thể lực nặng trong lúc rảnh ≥ 3 ngày và ((số ngày làm việc nặng x
số phút làm việc nặng trong 1 ngày) + (số ngày hoạt động thể lực nặng x
số phút hoạt động nặng trong 1 ngày)) ≥ 60 phút.
Hoặc số ngày hoạt động với cường độ trung bình + số ngày đi bộ
hay đi xe đạp tối thiểu 10 phút + số ngày hoạt động với cường độ trung
28

bình ≥ 5 ngày và ((số ngày làm việc với cường độ trung bình x số phút
làm việc với cường độ trung bình trong một ngày) + (số ngày đi bộ hay đi
xe đạp tối thiểu 10 phút x số phút đi bộ hay đi xe đạp trong một ngày) +
(số ngày hoạt động với cường độ trung bình x số phút hoạt động với
cường độ trung bình trong một ngày)) ≥ 150 phút.
Hoặc số ngày đi bộ hay đi xe đạp tối thiểu 10 phút + số ngày hoạt
động thể lực nặng trong lúc rảnh + số ngày hoạt động với cường độ trung
bình trong thời gian giải trí ≥ 5 ngày và tổng hoạt động thể chất của mỗi
tuần ≥ 600 phút.
 Hoạt động nhẹ: Khi không đạt được mức hoạt động thể lực ở trên.
2.7.3. Biến số đo lƣờng thực thể
- Chiều cao là biến số định lượng được tính bằng centimet, lấy một số lẻ.
- Cân nặng là biến số định lượng được tính bằng kilogam, lấy 1 số lẻ.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI: Theo phân loại béo phì cho các nước Châu Á do
WHO và khu vực Thái Bình Dương đưa ra tháng 2/2000) là biến danh
định được tính theo công thức cân nặng/(chiều cao)².
 Nhẹ cân: < 18,5 kg/m².
 Bình thường: 18,5-22,99 kg/m².
 Thừa cân: 23-24,99 kg/m².
 Béo phì: ≥ 25 kg/m².
- Huyết áp: HA được đo ít nhất 2 lần để mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Trong
trường hợp ở hai lần đo nếu HATT lần 1 và lần 2 khác biệt quá 25mmHg
hoặc HATTr hai lần khác biệt quá 15 mmHg thì sẽ tiến hành đo HA lần 3.
Trị số HA được tính bằng lấy giá trị trung bình của những lần đo.
- THA là biến nhị giá với 2 giá trị là có và không:
 Có THA: Khi đối tượng có một trong các điều kiện sau: HATT ≥ 140
mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg hoặc trong 2 tuần qua đối tượng
đang sử dụng thuốc HA.
 Không có THA: Khi đối tượng có HATT < 140 mmHg, HATTr < 90
mmHg và trong 2 tuần qua đối tượng không sử dụng thuốc HA.
29

2.8. Kiểm soát sai lệch thông tin


- Dụng cụ cân, đo được trang bị mới và đã được hiệu chỉnh.
- Giải thích rõ ràng các câu hỏi mà đối tượng không rõ để tránh sai lệch
thông tin.
- Đối với những đối tượng không hiểu rõ tiếng Việt thì sẽ có phiên dịch
viên.
- Tiến hành đo và phỏng vấn đối tượng tại nơi yên tĩnh, ít người để tránh
gây nhiễu thông tin.
- Kiểm tra tính hoàn tất của bộ câu hỏi sau khi phỏng vấn (người phỏng
vấn và giám sát viên).
2.9. Xử lý và phân tích dữ liệu
- Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12.
- Thống kê mô tả tần số, tỷ lệ đối với các biến số dân số học (tuổi, giới,
nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ THA).
- Thống kê phân tích dùng kiểm định chi bình phương hoặc Fisher (dùng
kiểm định Fisher khi có ít hơn 20% số các giá trị vọng trị < 5 và không có
giá trị vọng trị nào < 1), đối với các biến định tính để xét mối liên quan
giữa 2 biến số, ý nghĩa thống kê được xác định khi p < 0,05; (KTC 95%).
2.10. Y đức
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, chỉ thu thập số liệu khi đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu,
đối tượng có quyền chấm dứt nghiên cứu bất cứ khi nào của quá trình
nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng mục
tiêu nghiên cứu, được giải thích rõ ràng quyền lợi khi tham gia nghiên
cứu. Bộ câu hỏi không có vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên không ảnh
hưởng đến tâm lý và sức khỏe của đối tượng nghiên cứu. Toàn bộ dự kiện
thu thập được giữ kín, nhằm bảo vệ cho người tham gia nghiên cứu. Các
số liệu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ được
làm cơ sở nhầm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh và phòng
tránh các yếu tố nguy cơ.
30

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ


3.1. Đặc tính chung về dân số xã hội ở đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.5: Các đặc điểm về đặc tính dân số xã hội của đối tượng
nghiên cứu (n=410)

Tần số Tỷ lệ
Đặc tính
(n=410) %
Giới tính
Nam 206 50,2
Nữ 204 49,8
Nhóm tuổi
25-34 99 24,1
35-44 110 26,8
45-54 101 24,6
55-64 100 24,4
Trình độ học vấn
Mù chữ 26 6,3
Cấp 1 200 48,8
Cấp 2 95 23,2
Cấp 3 36 8,8
Trên cấp 3 53 12,9
Nghề nghiệp
Lao động chân tay 358 87,3
Lao động trí óc 52 12,7
Tình trạng hôn nhân
Đã lập gia đình 370 90,2
Chưa lập gia đình 40 9,8

Nhận xét: Trong số 410 người, nam chiếm 50,2% (206 đối tượng). Phần lớn
đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn cấp 1 và thấp nhất là mù chữ có tỷ lệ
31

tương ứng là 48,8% và 6,3%. Lao động chủ yếu ở đối tượng nghiên cứu là lao động
chân tay, chiếm tỷ lệ tới 87,3%. Đa số đối tượng đã lập gia đình chiếm tỷ lệ 90,2%,
không ghi nhận đối tượng nghiên cứu có tình trạng là ly thân, ly hôn, sống chung
như vợ chồng.
3.2. Các chỉ số về BMI
Bảng 3.6: Đặc điểm tình trạng BMI của đối tượng nghiên cứu
(n=410)

Tần số Tỷ lệ % KTC 95%

Nhóm BMI
Thiếu cân (< 18,5) 29 7,1 4,6-9,6
Bình thường (18,5-22,99) 236 57,6 52,8-62,4
Thừa cân (23-24,99) 82 20,0 16,1-23,9
Béo phì (≥ 25) 63 15,4 11,9-18,9

Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở đối tượng nghiên cứu tính theo chỉ số
BMI lần lượt là 20,0% và 15,4%, thấp nhất là thiếu cân chỉ chiếm 7,1%.
3.3. Các chỉ số về tăng huyết áp
Bảng 3.7: Chỉ số THA theo giới tính ở đối tượng nghiên cứu (n=410)

Tổng Nam Nữ
KTC 95% KTC 95%
n= 410 % n=206 % n=204 %
Tăng huyết áp**
Có 93 22,7 18,6-26,8 60 29,1 33 16,2
1,8*(1,2-2,6)
Không 317 77,3 73,2-81,4 146 70,9 171 83,8
Tăng huyết áp***
Có 83 20,2 16,3-24,1 58 28,2 25 12,3
2,3*(1,5-3,5)
Không 327 79,8 75,9-83,7 148 71,8 179 87,7

Chú thích: * P <0,001


** THA dựa vào số đo HA tại thời điểm nghiên cứu và những người có THA
nhưng tại thời điểm nghiên cứu số đo HA bình thường.
32

*** THA dựa vào số đo HA tại thời điểm nghiên cứu.


Nhận xét: Tỷ lệ THA chung ghi nhận tại thời điểm nghiên cứu là 20,2%, nếu
tính luôn những người có tiền sử THA thì tỷ lệ THA 22,7%. Trong đó, tỷ lệ nam
tăng huyết áp gấp 1,8 lần so với nữ.
3.4. Tỷ lệ các hành vi sức khỏe ở đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.8: Tỷ lệ các hành vi sức khỏe ở đối tượng nghiên cứu (n=410)

Hành vi Tần số Tỷ lệ % KTC 95%


Hút thuốc lá
Có 118 28,8 24,4-33,2
Không 292 71,2 66,8-75,6
Mức độ hút (n=118)
< 10 điếu 15 12,7 6,6-18,8
10-20 điếu 95 80,5 73,3-87,8
≥ 20 điếu 8 6,8 2,2-11,4
Thời gian hút thuốc lá (n=72)
≤ 5 năm 4 5,6 0,1-11,0
>5 năm 68 94,4 89,0-99,9
Sử dụng rƣợu bia trong 12 tháng qua
Có 164 40 35,2-44,8
Không 246 60 55,2-64,8
Tần số sử dụng rƣợu bia
trong 12 tháng qua (n= 164)
>=5 ngày/tuần 6 3,7 0,8-6,6
1-4 ngày/ tuần 50 30,5 23,4-37,6
1-3 ngày/ tuần 64 39,0 31,5-46,6
< 1 ngày/tháng 44 26,8 20,0-33,7
Lạm dụng rƣợu bia

Có 159 38,8 34,0-43,5

Không 254 61,2 56,5-66,0


33

Hành vi Tần số Tỷ lệ % KTC 95%


Uống rƣợu bia trong 30
ngày qua (n=164)
Có 159 97,0 94,3-99,6
Không 5 3,0 0,4-5,7
Ăn trái cây, rau,củ
≥ 5 suất/ngày 42 10,2 2,2-11,4
< 5 suất/ngày 368 89,8 88,6-97,8
Ăn chất béo
Dầu thực vật 321 78,3 74,3-82,3
Nhiều thứ 62 15,1 11,6-18,6
Mỡ động vật 27 6,6 4,2-9,0
Hoạt động thể lực
Nặng 124 30,2 25,8-34,7
Trung bình 275 67,1 62,5-71,6
Nhẹ 11 2,7 1,1-4,3

Nhận xét: Gần 1/3 đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá chiếm 28,8%. Mức
độ hút thuốc lá 10-20 điếu mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao 80,5%. Thời gian hút thuốc lá
trên 5 năm chiếm 94,4% trong tổng số đối tượng hiện tại có hút thuốc lá.
Có 40,0% đối tượng có sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua. Tần suất sử dụng
rượu bia trong 12 tháng cao nhất ở nhóm có sử dụng 1-3 ngày/tuần (39,0%) và thấp
nhất ở nhóm sử dụng rượu bia ≥ 5 ngày/ tuần (3,7%). Tỷ lệ lạm dụng rượu bia
chiếm đến 38,0%.
Tỷ lệ đối tượng ăn đủ suất rau quả trong 1 ngày chỉ chiếm 10,2%. Tỷ lệ đối
tượng sử dụng dầu thực vật chiếm cao nhất (78,3%). Đa số đối tượng được có hoạt
động thể lực trung bình chiếm 67,1%.
34

3.5. Mối liên quan giữa THA với đặc điểm dân số xã hội

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa THA và các đặc điểm dân số xã hội

Tăng huyết áp
Đặc điểm PR (KTC 95%) p value
Có (%) Không (%)
Giới tính
Nam 60(29,1) 146(70,9)
1,8(1,2-2,6) 0,0017
Nữ 33(16,2) 171(83,8)
Nhóm tuổi
25-34 13(13,1) 86(86,9)
35-44 29(26,4) 81(73,6) 1,2(1,0-1,4) 0,031*
45-54 23(22,8) 78(77,2) 1,4(1,0-2,0) < 0,001*
55-64 28(28,0) 72(72,0) 1,7(1,0-2,7) < 0,001*
Nghề nghiệp
Lao động trí óc 12(23,1) 40(76,9)
1,02(0,6-1,7) 0,94
Lao động chân tay 81(22,6) 277(77,4)
Trình độ học vấn
Mù chữ 8(30,8) 18(69,2)
Cấp 1 42(21,0) 158(79,0) 0,7(0,4-1,3) 0,2
Cấp 2 22(23,2) 73(76,8) 0,8(0,4-1,5) 0,4
Cấp 3 10(27,8) 26(72,2) 0,9(0,4-1,9) 0,8
Trên cấp 3 11(20,8) 42(79,2) 0,7(0,3-1,5) 0,3

Chú thích: * có tính khuynh hướng


Nhận xét: Có mối liên quan giữa tăng huyết áp với giới tính, ở nam giới tỷ lệ
THA cao gấp 1,8 lần so với nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, tỷ lệ
THA tăng lên gấp 1,2 lần khi nhóm tuổi tăng lên một nhóm và sự khác biệt này ghi
nhận có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không tìm thấy mối liên quan giữa THA với
nhóm nghề nghiệp và học vấn của đối tượng tham gia nghiên cứu.
35

3.6. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với chỉ số BMI
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tăng huyết áp chỉ số BMI

Đặc điểm Tăng huyết áp PR (KTC 95%) p value


Có (%) Không (%)

Nhóm BMI
Nhẹ cân ( < 18) 2(6,9) 27(93,1)
Bình thường (18,5-22,99) 52(22,0) 184(78,0) 3,2(0,8-12,4) 0,094
Thừa cân (23-24,99) 22(26,8) 60(73,2) 3,9(0,9-15,6) 0,055
Béo phì ( ≥ 25) 17(27,0) 46(73,0) 3,9(0,9-15,7) 0,056

Nhận xét: Ở người thừa cân béo phì có tỷ lệ THA lần lượt là: 26,8% và
27,0%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
36

3.7. Mối liên quan giữa THA với các hành vi sức khỏe
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa THA với các hành vi sức khỏe (n=410)

Tăng huyết áp
Hành vi PR (KTC 95%) P value
Có (%) Không (%)
Đang hút thuốc lá
Có 36(30,5) 82(69,5)
1,5(1,1-2,2) 0,016
Không 57(19,5) 235(80,5)
Mức độ hút thuốc
< 10 điếu/ngày 4(26,7) 11(73,3) 1
10-20 điếu/ngày 27(28,4) 68(71,6) 1,1(0,4-2,6) 0,9
>=20 điếu/ngày 5(62,5) 3(37,5) 2,3(0,9-6,4) 0,09
Số năm hút
≤ 5 năm 1(25,0%) 3(75,0%)
1,2(0,2-6,7) 0,8
> 5 năm 20(29,4%) 48(70,6)
Tình trạng uống rƣợu bia trong 12
tháng qua
Có 46(28,1) 118(71,9)
1,5(1,0-2,1) 0,03
Không 47(19,1) 199(80,9)
Lạm dụng rƣợu bia
Có 45(28,3) 114(71,7) 0,03
1,5(1,0-2,1)
Không 48(19,1) 203(80,9)
Tần suất sự dụng rƣợu bia
≥ 5 ngày/tuần 2(33,3%) 4(66,67)
1-4 ngày/tuần 15(30,0%) 35(70,0%) 0,9(0,3-3,0) 0,9
1-3 ngày/tháng 20(31,3%) 44(68,7%) 0,9(0,3-3,1) 0,92
< 1 ngày/tháng 9(20,5%) 35(79,5%) 0,6(0,2-2,2) 0,45
Tình trạng uống rƣợu
bia trong 30 ngày qua
Có 45(28,3%) 114(71,7)
Không 4(80,0) 2(20,0) 1,4(0,2-8,3) 0,68
37

Hành vi Tăng huyết áp PR (KTC 95%) P value


Có (%) Không (%)
Ăn trái cây, rau, củ
< 5 suất/ngày 85(25,3) 251(74,7)
2,1(0,9-4,9) 0,054
≥ 5 suất/ngày 5(11,9) 37(88,1)
Vận động thể lực
Nặng 32(5,8) 92(74,2)
Trung bình 58(21,1) 217(78,9) 0,8(0,6-1,2) 0,3
Nhẹ 3(27,3) 8(72,7) 1,1(0,4-2,9) 0,9

Nhận xét: Trong các hành vi sức khỏe ảnh hưởng đến THA, tìm thấy mối liên
quan giữa tình trạng đang hút thuốc lá với THA. Người đang hút thuốc lá có tỷ lệ
THA cao gấp 1,5 lần so với người không hút, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,016. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,03) giữa tình trạng
uống rượu bia trong 12 tháng qua với THA. Tỷ lệ THA ở người có sử dụng rượu bia
trong vòng 12 tháng qua cao gấp gần 1,5 lần so với người không sử dụng. Ngoài ra,
cũng ghi nhận mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với THA. Tỷ lệ THA ở người
lạm dụng rượu bia cao khoảng gần 1,5 lần so với người không có hành vi lạm dụng
rượu bia, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Không tìm thấy mối liên quan giữa
mức độ ăn trái cây, rau củ quả; tình trạng vận động thể lực và số năm hút thuốc với
THA ở đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận.
38

CHƢƠNG: 4 BÀN LUẬN


4.1. Những đặc tính về dân số xã hội
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, nơi mà
dân tộc Chăm tập trung nhiều nhất trên cả nước chiếm 41,6% tổng người
Chăm tại Việt Nam.
Trong đề tài nghiên cứu có 410 đối tượng được khảo sát được chọn từ
(9/22 cụm) cộng đồng dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Chúng tôi tiến hành lấy
cụm bậc hai là bóc thăm theo danh sách các cá thể của từng cụm, tại các cụm
điều tra chúng tôi đều có người dẫn đường là những người dân làng quen
biết, tin tưởng nên các đối tượng không ai từ chối tham gia nghiên cứu. Chỉ
có 3 đối tượng (0,7%) là không có mặt tại nhà để tham gia nghiên cứu nên
chúng tôi loại ra. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nam, nữ tham gia
nghiên cứu xấp sĩ bằng nhau với tần số 1:1 nam chiếm 50,2%, nữ chiếm
49,8%.
Về trình độ học vấn, đa số đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn
cấp 1 chiếm 48,8%, cấp 3 chiếm 8,8% thấp nhất là mù chữ với tỷ lệ 6,3%.
Nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng nghiên cứu là lao động chân tay chiếm
86,8%. Trình độ học vấn cấp 3 ở nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu
của Trần Văn Hương được tiến hành trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (11%) [9].
Mặc dù cùng địa điểm nghiên cứu, nhóm tuổi giống nhau nhưng sự khác
nhau về đối tượng nghiên cứu làm cho tỷ lệ về trình độ học vấn cũng khác
nhau.
Kết quả thu được ban đầu cho thấy đặc tính của đối tượng nghiên cứu là
người dân tộc thiều số trình độ học vấn còn thấp, trình độ học vấn cấp 3 chỉ
chiếm 8,8% và chủ yếu là lao động chân tay 86,3%.
4.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp
Dựa theo định nghĩa biến số THA là những người HATT ≥ 140 mmHg
hoặc HATTr ≥ 90 mmHg tại thời điểm nghiên cứu hoặc những người có
HATT < 140 và HATTr < 90 tại thời điểm nghiên cứu nhưng có sự dụng
thuốc HA trong hai tuần qua (xem thêm chương 2 phần thiết kế nghiên cứu).
Trong 410 đối tượng tham gia nghiên cứu có 93 người bị THA (chiếm
39

22,68%), trong đó nam 29,1% và nữ 16,2%. Kết quả này so với nghiên cứu
tương tự về đối tượng nghiên cứu là người dân tộc thiểu số có sự khác biệt rõ
rệt. Cụ thể, tỷ lệ này cao hơn so với với nghiên cứu của Văn Hữu Tài ở người
dân tộc M’nông tại tỉnh Đăk Lăk là 17,5% [21], nghiên cứu của Ngụy Văn
Đôn, Đặng Đức Toàn ở người dân tộc S’tiêng tại Bình Phước là 15,6% [3].
Mặc dù hai nghiên cứu trên cũng làm trên đối tượng là người dân tộc thiểu số
nhưng hai nghiên cứu này đều lấy đối tượng từ 18 tuổi trở lên, độ tuổi đưa
vào nghiên cứu khác nhau nên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt về tỷ lệ THA. Một số nghiên cứu khác tuy không làm trên đối tượng
người dân tộc thiểu số nhưng cách chia về độ tuổi nghiên cứu giống nhau, so
với các nghiên cứu này thì tỷ lệ THA cao hơn. Cụ thể, nghiên cứu của Chu
Hồng Thắng (2008) tại Thái Nguyên với kết quả THA là (17,7%) [24],
nghiên cứu của Lê Quang Đạo (2010) với tỷ lệ THA chung là (18%) [1]. Tuy
nhiên đối với nghiên cứu của Trần Thiện Thuần (2005) thì tỷ lệ này thấp hơn
là (26,5%) [26]. Lý giải cho sự khác biệt này là do sự khác nhau về dân tộc,
thời gian và địa điểm nghiên cứu. Bởi vì đối tượng được lựa chọn ở các
nghiên cứu là khác nhau, có nghĩa là khác nhau về văn hóa, thói quen ăn
uống, sinh hoạt, tập quán. Theo nghiên cứu của Chu Hồng Thắng tỷ lệ THA
có sự khác nhau giữa các dân tộc, dân tộc Tày (29,5%), dân tộc Nùng
(29,2%), dân tộc kinh (20,3%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Trong nghiên cứu này, yếu tố về dân tộc là vấn đề đáng được quan tâm.
4.3. Tỷ lệ tăng huyết áp theo các biến số nền
4.3.1. Về tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm Tuổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, cứ tăng lên một bậc (10 tuổi) thì
nguy cơ THA lại tăng lên 1,2 lần, có nghĩa là tuổi càng cao thì càng dễ mắc
THA. Phù hợp với nghiên cứu của Văn Hữu Tài trên đối tượng người dân tộc
M’nông, theo kết quả của nghiên cứu cứ tăng lên một bậc (10 tuổi) thì nguy
cơ THA gấp 1,7 lần [20], nghiên cứu của Ngụy Văn Đồn ở người dân tộc
S’tiêng thì nguy cơ THA gấp 1,5 lần khi nhóm tuổi tăng lên một bậc (10
40

tuổi). Tuy các nghiên cứu đều chỉ ra là mỗi khi nhóm tuổi tăng lên một bậc
thì làm nguy cơ THA tăng nhưng tỷ lệ nguy cơ đều khác nhau.
Theo một số nghiên cứu có cùng nhóm tuổi như Chu Hồng Thắng
(2008) cứ tăng lên một bậc (10 tuổi) nguy cơ THA gấp 3,85 lần. Tuy các
nghiên cứu chứng minh được khi nhóm tuôi tăng lên một bậc (10 tuổi) thì
làm tăng nguy cơ THA. Tuy nhiên, do nhóm tuổi đưa vào nghiên cứu có sự
khác nhau nên các nghiên cứu đều cho kết quả về mức độ nguy cơ khác
nhau. Một số nghiên cứu THA trên đối tượng người cao tuổi đều cho ra tỷ lệ
mắc bệnh THA khá lớn. Như nghiên cứu của Đào Duy Khánh thì tỷ lệ THA
ờ cán bộ trung cao tới 42,9% [12], nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoàng tỷ lệ
THA ở người cao tuổi (38,89%) [6].
4.3.2. Về tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính
Tỷ lệ THA ở nam là 29,1% và nữ là 16,2% và nam giới có nguy cơ
THA cao gấp 1,8 lần so với nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết
quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Văn Hữu Tài
(nam 23,0%, nữ 13,6%) [20], Chu Hồng Thắng (nam 20,3%, nữ 15,4%)[24],
Trần Thiện Thuần (nam 32,8%, nữ 21,1%)[26]. Do ở nam giới tỷ lệ hút
thuốc lá, uống rượu bia đều cao hơn so với nữ như theo nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ nam hút thuốc 57,3%, trong khi nữ giới không có và tỷ lệ
uống rượu bia ở nam giới gấp 3,6 lần so với nữ giới, các nghiên cứu trên
cũng cho ra kết quả tỷ lệ hút thuốc, uống rượu ở nam đều cao hơn nữ, làm
cho nguy cơ THA ở nam giới cao hơn. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho
tỷ lệ THA ở nam cao hơn so với nữ.
4.3.3. Về tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn
Không có mối liên quan giữa THA với trình độ học vấn. Phù hợp với
nghiên cứu của Ngụy Văn Đồn (2012) cũng không chỉ ra được mối liên quan
giữa hai biến số này. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu của Chu Hồng Thắng
(2012), lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [24].
4.4. Thừa cân và béo phì
Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu chiếm lần
lượt là 20,0% và 15,4%, những đối tượng nhẹ cân chỉ chiếm 7,1%. Vậy tỷ lệ
41

thừa cân và béo phì là 35,4%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu ở dân tộc
M’nông tỉnh Đăk Lăk thừa cân, béo phì (11%), nghiên cứu ở người dân tộc
S’tiêng tại Bình Phước (13,6%), nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lan
(32,2%) [13]. Dân tộc Chăm được biết đến với nhiều phong tục tập quán, tín
ngưỡng, văn hóa phong phú. Trong đó, có lễ Ramadam (tháng chay niệm)
trong tháng này người dân không được sát sinh, mọi hoạt động ăn uống chỉ
được phép thực hiện khi mặt trời đã lặn. Họ phải nhịn ăn vào ban ngày và chỉ
được ăn vào buổi tối. Do hoạt động thờ cúng này kéo dài trong một tháng
nên để bù lại năng lượng đã mất, không được bổ sung vào ban ngày, buổi tối
họ sẽ ăn nhiều hơn bình thường để tiếp tục quá trình nhịn ăn vào sáng hôm
sau. Bởi vì, lượng calo nạp vào quá nhiều trong một lúc mà không có bắt cứ
hoạt động tiêu hao năng lượng nào, đặc biệt vào buổi tối việc chuyển hóa
năng lượng sẽ chậm lại và nặng lượng còn dư thừa sẽ được dự trữ dưới dạng
mỡ thừa. Điều đó dẫn đến việc tích tụ mỡ trong một khoảng thời gian ngắn
gây nên tình trạng thừa cân béo phì. Đây có lẽ là điều dẫn đến tỷ lệ thừa cân
béo phì của dân tộc Chăm cao hơn so với dân tộc khác.
4.5. Những hành vi nguy cơ đến tăng huyết áp
4.5.1. Hút thuốc lá
Số người có hút thuốc lá chiếm 28,8% và tất cả đều là nam giới, không
có đối tượng nữ giới nào hút thuốc lá. Tỷ lệ nam giới có hút thuốc lá trong
tổng số nam là 57,3%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Khánh
Toàn (54,6%) [28]. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hút thuốc lá
với THA, tỷ lệ THA ở các nhóm có hút thuốc lá (30,5%) so với không hút
thuốc lá (19,5%) nhóm có hút thuốc lá có nguy cơ THA gấp 1,5 lần nhóm
không hút thuốc lá. Đây là yếu tố cần lưu ý trong công tác truyền thông về
bệnh THA đối với đối tượng này và đây cũng lý giải cho sự khác biệt về
nguy cơ THA của nam và nữ.
4.5.2. Uống rƣợu bia
Những người có sử dụng rượu bia trong nghiên cứu là 40,0% trong đó,
chủ yếu là đối tượng nam giới (70,9%) một số ít là nữ giới (8,8%). Theo kết
quả nghiên cứu yếu tố sử dụng rượu bia và nguy cơ THA có mối liên quan có
42

ý nghĩa thống kê, những người sử dụng rượu bia có nguy cơ THA gấp 1,5 lần
so với người không sử dụng rượu bia và hầu như gần toàn bộ đối tượng có
uống rượu bia thì đều lạm dụng rượu bia (38,0%). Tương tự như yếu tố hút
thuốc đây cũng là lý giải cho sự khác biệt về tỷ lệ THA giữa nam và nữ.
4.5.3. Ăn chất béo động vật
Thói quen ăn chất béo động vật của đối tượng trong nghiên cứu chiếm
tỷ lệ 21,7% tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Văn Hữu Tài ở người
dân tộc M’nông (21,8%), nhưng cao hơn nghiên cứu của Trần Văn Hương
(3%). Sự khác biệt này có lẽ do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên dân
còn sự dụng mỡ động vật trong chế biến thức ăn.
Không tìm được mối liên quan giữa THA với hành vi ăn chất béo ở đối
tượng nghiên cứu. Phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Hương.

4.5.4. Hoạt động thể lực

Vì nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là lao động
chân tay, với nghề làm nương rẫy, trồng lúa nước nên tỷ lệ hoạt động thể lực
cao, ở nhóm có hoạt động thể lực 97,3%, những người không hoạt động thể
lực chỉ chiếm 2,7%. Phù hợp với nghiên cứu cùa Văn Hữu Tài (88,8%)
nhưng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc (63%) [19]. Đối tượng
nghiên cứu là người dân tộc thiểu số với hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng
trọt lúa nước và chăn nuôi nên việc hoạt động thể lực của đối tượng cao là
đều dễ hiểu.

Qua khảo sát 410 đối tượng về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu,
với các yếu tố hành vi sức khỏe với bệnh THA, chúng tôi nhận thấy có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với một số yếu tố như: Giới tính, nhóm tuổi,
hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng rượu bia. Ở nam nguy cơ THA gấp 1,2
l,8 lần so với nữ giới. Còn ở những người hút thuốc lá, uống rượu bia nguy
cơ mắc bệnh THA gấp 1,5 lần. Cũng như nghiên cứu của Văn Hữu Tài cũng
tìm thấy mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, cứ tăng lên một bậc (10
tuổi) thì kéo theo nguy cơ THA. Thừa cân béo phì tuy không tìm thấy được
mối liên quan nhưng có tỷ lệ cao trong nghiên cứu và so với các nghiên cứu
43

khác. Qua đó việc thực hiện công tác truyền thông về bệnh THA trên đối
tượng này sẽ đặc biệt chú trọng ở những điểm trên. So với nghiên được thực
hiện chung một địa phương nhưng khác về đối tượng nghiên cứu của Trần
Văn Hương có sự tương đồng về mối liên quan với bệnh THA ở một số yếu
tố như: Nhóm tuổi, lạm dụng rượu bia, uống rượu bia, hút thuốc lá. Do đó,
những buổi truyền thông về THA tại Ninh Thuận nên tập trung tại bốn vấn
đề này.
4.6. Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài
4.6.1. Điểm mạnh
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được sự dụng trong nghiên cứu là
phù hợp để xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh THA và các yếu tố liên quan.
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Ninh Thuận nơi có tới 46% dân
tộc Chăm sinh sống nên phần nào báo cáo được tỷ lệ hiện mắc THA của
người dân tộc Chăm tại tỉnh Ninh Thuận.
4.6.2. Điểm hạn chế
Vì là nghiên cứu cắt ngang mô tả nên không xác định được trình tự thời
gian, nguyên nhân và hậu quả, chỉ xác định được tỷ lệ THA tại thời điểm tiến
hành nghiên cứu và một số yếu tố liên quan.
Là người dân tộc thiểu số nên có một số câu hỏi đối tượng không hiểu
đúng bản chất của câu hỏi, điều này có thể dẫn đến sai lệch thông tin từ đối
tượng (mặc dù vẫn có phiên dịch viên).
Nghiên cứu của chúng tôi chưa thực hiện được mô hình hồi quy đa biến
để xét mối liên quan độc lập giữa các yếu tố với THA.
4.6.3. Điểm mới và tính ứng dụng
Đây là nghiên cứu đầu tiên và bước đầu để đánh giá tình trạng THA và
một số yếu tố liên quan đến THA ở người dân tộc thiểu số Chăm trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận, tạo được tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn.
Tạo cơ sở cho việc xây dựng những chương trình giáo dục sức khỏe
cho cộng đồng dân tộc Chăm cũng như các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn
tỉnh.
44

KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ mắc bệnh THA ở người dân tộc Chăm từ 25-64 tuổi


- Trong 410 đối tượng tham gia nghiên cứu có 50,2% (206) đối tượng là nam
giới.
- Tỷ lệ THA ở đối tượng nghiên cứu là 22,7% (93/410), ở nam là 29,1% và nữ
là 16,2%.
2. Những hành vi nguy cơ sức khỏe
- Tỷ lệ thừa cân béo phì ở đối tượng nghiên cứu lần lượt là 20,0% và 15,4%.
- Tỷ lệ hút thuốc lá: 28,8%, 12,7% hút < 10 điếu/ngày, 80,5% hút 10-20
điếu/ngày, 6,8% hút ≥ 20 điếu/ngày.
- Tỷ lệ người sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua chiếm 40,0%. 38,0% đối
tượng có lạm dụng rượu bia.
- Tỷ lệ ăn rau củ ≥ 5 suất/ngày 11,1%, < 5 suất/ngày 88,9%.
3. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với các yếu tố
- Tìm thấy mối liên quan gựa nhóm tuồi với THA.
- Ở nam có nguy cơ THA gấp 1,8 lần so với nữ.
- Những người uống rượu bia trong 12 tháng qua có nguy cơ mắc bệnh THA
gấp 1,5 lần so với nữ.
- Tìm thấy mối liên quan giữa THA với tình trạng uống rượu bia với PR=1,5.
- Tình trạng lạm dụng rượu bia khiến nguy cơ THA gấp 1,5 lần.
45

KIẾN NGHỊ
Kết hợp với trạm y tế xã phường thường xuyên tuyên truyền về tác hại
của thuốc lá, rượu bia. Tổ chức thăm khám và đo HA cho người dân hay các
buổi nói chuyện chuyên đề về bệnh THA cũng như các nguy cơ của bệnh và
biến chứng của bệnh để người dân biết dự phòng được cho mình và cho
người thân đặc biệt là đối tượng nam giới những người có hành vi sức khỏe
cao. Các buổi nói chuyện, thăm khám người dân nên tổ chức định kỳ.
Riêng việc nhịn ăn trong tháng Ramadam (tháng chay niệm) đây là tín
ngưỡng tập tục lâu đời nên rất khó để thay đổi, những biện pháp tuyên truyền
giáo dục có thể sẽ không mang lại hiểu quả nên cần phải có những nghiên
cứu sâu hơn về lâu dài về phong tục tín ngưỡng của người dân, từ đó giúp
người dân chuyển hóa từ nhận thức sang thay đổi hành vi trong những dịp lễ
hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Quang Đạo, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010) "Tăng huyết áp và các trị số nhân trắc
ở người 25-64 tuổi tại Lâm Đồng năm 2010". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Đại
học y dược TP.HCM, tập 15 (3), tr 158.
2. Viên Văn Đoan, Bùi Thị Thi (2010) Dự án Quốc gia phòng chống bệnh tăng
huyết áp - Viện Tim mạch Quốc gia, http://yhth.vn/song-lanh-manh-de-phong-
chong-benh-tang-huyet-ap_s567.aspx,
3. Ngụy Văn Đồn, Đặng Đức Toàn, Văn Hữu Tài (2012) "Tỉ lệ tăng huyết áp và
một số yếu tố liên quan ở người dân tộc S'tieng trưởng thành tại xã Thiện Hưng, Bù
Đốp, Bình Phước". Sở y tế tỉnh Kon Tum, trường đại học Tây Nguyên,
4. Tạp chí y học thực hành (2014) Tổn thương đáy mắt ở bệnh nhân tăng huyết áp,
số 11, http://www.yhth.vn/ton-thuong-day-mat-o-benh-nhan-tang-huyet-
ap_d3279.aspx
truy cập ngày 13/4/2015.
5. Nguyễn Võ Hình (2010) 10 yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, viện sốt rét ký sinh
trùng côn trùng Quy Nhơn, http://www.impe-qn.org.vn/impe-
qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1133&ID=4945
6. Nguyễn Đức Hoàng (2004) "Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại
xã Hương Xuân, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế". Tạp chí Tim Mạch Học,
Hội Tim Mạch học Quốc Gia Việt Nam, (37), 16-17.
7. Đỗ Quang Huân, viện Tim TP.HCM (2012) Biến chứng của bệnh cao huyết áp,
http://www.t4ghcm.org.vn/benh-man-tinh-khong-lay/YFNPZE041254-878/
8. Phạm Mạnh Hùng các yếu tố nguy cơ tim mạch,
http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=635
13/4/2015.
9. Trần Văn Hương, Nguyễn Đỗ Nguyên (2012) Tỉ lệ tăng huyết áp và những hành
vi nguy cơ ở người 25-64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận năm 2012, Luận
văn tốt nghiệp CK cấp I chuyên ngành Y Tế Công Cộng, ĐH Y Dược TP.HCM, tr
62.
10. Trương Thị Mai Hương (2014) Những vấn đề cơ bản của Tăng huyết áp, Trung
tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe TP.HCM, http://www.t4ghcm.org.vn/tai-
lieu-sinh-hoat-CLB/nhung-van-de-co-ban-cua-tang-huyet-ap-2268/
11. Phạm Gia Khải, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2010) "Chuyên đề dành
cho người bệnh: Tăng huyết áp-kẻ giết người thầm lặng". Tạp chí Tim Mạch Học
Việt Nam Hội Tim Mạch học Quốc Gia Việt Nam, (52), tr. 77-80.
12. Đào Duy Khánh Tình hình tăng huyết áp và mối liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ với bệnh tăng huyết áp của cán bộ trung cao tại 8 huyện, tỉnh Kon Tum,
http://syt.kontum.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=lQAwb98heX0%3D&tabid=47
2, ngày truy cập. 9/7/2015.
13. Nguyễn Thị Phương Lan (2010) Tỷ lệ tăng huyết áp và các hành vi nguy cơ
tăng huyết áp ở người từ 25-64 tuổi tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, Luận văn
chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược TP.HCM, tr. 40.
14. Huỳnh Văn Minh, trường Đại Học Y Dược Huế (2008) Cập nhập khuyến cáo
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn, http://www.huemed-
univ.edu.vn/?cat_id=46&id=176.
, 15/4/2015.
15. Huỳnh Văn Minh, các ủy viên (2008) Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học
Việt Nam: Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn (I),
http://timmachhoc.vn/component/content/article.html?id=253:khuyn-cao-2008-ca-
hi-tim-mch-hc-vit-nam-chn-oan-iu-tr-tng-huyt-ap-ngi-ln&catid=63, 15/4/2015.
16. Hội tim mạch học Việt Nam (2010) Tăng huyết áp-kẻ giết người thầm lặng,
http://yhth.vn/tang-huyet-ap-ke-giet-nguoi-tham-lang_s555.aspx.
, 5/9/2015.
17. Viện Tim Mạch Việt Nam (2009) Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp,
http://www.yhth.vn/yeu-to-nguy-co-cua-tang-huyet-ap_s534.aspx
ngày truy cập 19/5/2015.
18. Viện Tim Mạch Việt Nam (2009) Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp,
http://www.yhth.vn/bien-chung-tim-mach-cua-tang-huyet-ap_d1463.aspx
ngày truy cập 20/5/2015.
19. Nguyễn Văn Phúc (2011) Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở
người 25-64 tuổi tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên khoa cấp II,
tr. 99.
20. Văn Hữu Tài (2009) Tăng huyết áp ở người M'nông tại xã Yang Tao, Lăk, Đăk
Lăk 2009 tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y
dược TP.HCM, tr. 111-112.
21. Văn Hữu Tài (2009) Tăng huyết áp ở người M'nông tại xã Yang Tao, La8k, Đăk
Lăk 2009 tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y
dược TP.HCM, tr. 111-112.
22. Bộ Y Tế (2006) Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu
về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm. IN Tế, B. Y. (Ed.) Bộ Y Tế.
23. Bộ Y Tế (2010) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (ban hành kèm
theo quyết định 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 nam 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế),
http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/ThongTinYDuoc/HuongdanDieutri
/Tanghuyetap/BYT-huong%20dan%20dieu%20tri.2010.pdf, ngày truy cập
8/7/2015.
24. Chu Hồng Thắng (2008) nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn
chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ-tỉnh Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ Y Học, Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, tr. 54-73.
25. Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Cừ (2012) "Hành vi nguy cơ ở những
người mắc bệnh tăng huyết áp tại quận 5, TP.HCM". Tạp chí y học TP.HCM,
chuyên đề điều dưỡng kỹ thuật, 16 (4), tr 74.
26. Trần Thiện Thuần, Lê Thế Thự (2005) Tăng huyết áp ở người dân 25-64 tuổi tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2005: tỷ lệ hiện mắc và những hành vi nguy cơ, Luận
án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược TP.HCM,
27. Nguyễn Hải Thuỷ, Trường Đại Học Y Dược Huế bệnh sinh tăng huyết áp ở
bệnh nhân đái tháo đường, http://bomonnoiydhue.edu.vn/?cat_id=124&id=176
11/4/2015.
28. Trần Khánh Toàn, Nguyễn Thị Kim Chúc, Nguyễn Hoàng Long (2009) "Hút
thuốc lá và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25-64 tuổi tại quấn Đống
Đa, Hà Nội". Tạp chí Y học Thực Hành, Đại học Y dược Thái Nguyên, 4 (866), tr.
147-149.
29. Bộ môn nội trường Đại Học Y Dược TP.HCM (2012) Bệnh học Nội Khoa, Nxb
Y Học, TP.HCM,
30. Nguyễn Lân Việt, Viện Tim Mạch Việt Nam Tăng huyết áp - vấn đề đáng được
quan tâm hơn, http://vnha.org.vn/huyetap.vn/baiphatthanh/1.THA-Van-de-dang-
bao-dong.pdf, ngày truy cập 12/7/2015.
TIẾNG ANH

31. Xing Lin Feng, Mingfan Pang, John Beard (2013) Health system strengthening
and hypertension awareness, treatment and control: data from the China Health
and Retirement Longitudinal Study, Who,
http://www.who.int/bulletin/volumes/92/1/13-124495/en/
32. Anand Krishnani, Renu Gargii, Athula Kahandaliyanage (2013) "Hypertension
in the South-East Asia Region: an overview ". Regional Health Forum, World
Health Organization, 17 (1), 7-14.
33. World Health Organization Raised blood pressure Situation and trends, Who,
http://www.who.int/gho/ncd/risk_factors/blood_pressure_prevalence_text/en/,
34. World Health Organization "Raised blood pressure Situation and trends".
35. World Health Organization (2012) New data highlight increases in
hypertension, diabetes incidence, Who,
http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2012/world_health_statistics_20120
516/en/,
36. World Health Organization (2013) World Health Day 2013: honouring a leader,
controlling high blood pressure,
http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2013/20130404/en/,
37. World Health Organization (2013) Preventing hypertension in an increasingly
urbanized, globalized world,
http://www.searo.who.int/entity/world_health_day/hbp_mav_whd2013/en/ accessed
on 8 July 2015.
Mục lục 1
Danh sách các cụm bậc 1 đƣợc chọn
STT Thôn (khu phố) Thôn (khu phố) đƣợc chọn
1 An Nhơn
2 Phước Nhơn
3 Lương Tri
4 Tân Đức X
5 Hữu Đức X
6 Thành Ý
7 Phú Nhuận
8 Hậu Sanh X
9 Vụ Bổn X
10 Phước Đồng
11 Hiếu Lễ
12 Chất Thường
13 Hiếu Thiện X
14 Phước Lập
15 Văn Lâm X
16 Chung Mỹ X
17 Mỹ Nghiệp X
18 Bầu Trúc X
19 Như Bình
20 Thành Tín
21 Tuấn Tú
22 Định Nghĩa
Mục lục 2
Mã số phiếu…………..
Ngày phỏng vấn……./……/2015

BẢNG CÂU HỎI


“ TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI
DÂN TỘC CHĂM TRONG ĐỘ TUỔI 25-64
TẠI TỈNH NINH THUẬN, NĂM 2015”
Câu trả lời dưới đây của quý vị chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, tất cả các
thông tin của quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật. do đó có thể đảm bảo tính chính
xác trong nghiên cứu mong quý vị trả lời câu hỏi dựa vào ý kiến của chính mình.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị!
Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu quý vị vui lòng kí tên (không cần ghi rõ họ
tên) vào khung dưới đây.
Chữ ký của người được phỏng vấn

BƢỚC 1: THÔNG TIN VỀ DÂN SỐ HỌC CƠ BẢN


Cột mã số
Phái (ghi nhận Nam/Nữ theo Nam
C1
quan sát) Nữ
1
2 
C2 Ngày sinh của Ông/Bà? Ngày  Tháng  Năm 
C3 Ông/Bà bao nhiêu tuổi? Năm 
Mù chữ 1
Cấp 1 2
C4 Trình độ học vấn của Ông/Bà? Cấp 2
Cấp 3
3
4

Trên cấp 3 5
Tình trạng công việc chính của
Ông/Bà trong 12 tháng qua?
Lao động trí óc
Lao động chân tay
1
2 
C5
..................................................... Khác (Ghi rõ) 3 …………………………
..... …………….
Tình trạng hôn nhân của Chưa lập gia đình 1
Ông/Bà? 2
Đã lập gia đình
3
C6
Ly thân
Ly hôn
4
5

Sống chung 6
Từ chối 88
Tại chỗ làm việc, những mô tả 1
Hầu như ngồi 2
nào sau đây mô tả đúng nhất
Hầu như đứng 3
công việc của Ông/Bà? NẾU CÓ
C7 NHIỀU NGHỀ, THÌ HỎI TẤT Hầu như đi lại
Hầu như công việc nặng nhọc 4

CẢ NGHỀ
hay cần nhiều sức lực
Không biết/không chắc 77
BƢỚC 2: CÁC ĐO LƢỜNG THỰC THỂ
CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG Cột mã hóa
Chiều cao
M1 (Centimetres) .
Cân nặng
M2 Nếu quá lớn so với cân, mã
(Kilograms) .
666.6
HUYẾT ÁP - BLOOD PRESSURE Cột mã hóa

M3a
Đo lần 1 HA tâm thu -
Systolic BP
Systolic mmHg 
M3b HA tâm trương - Diastolic BP Diastolic mmHg 
Đo lần 2 (nghỉ cách nhau 5
M4a phút)
HA tâm thu - Systolic BP
Systolic mmHg 
M4b HA tâm trương - Diastolic BP Diastolic mmHg 
Đọc lần 3 ( nếu chênh 2,5cm
M5a Hg)
HA tâm thu - Systolic BP
Systolic mmHg 
M5b HA tâm trương - Diastolic BP Diastolic mmHg 
Trong 2 tuần nay, Ông/Bà có
đang được điều trị tăng huyết
M6 áp bằng thuốc hay không Không
(được chỉ định bởi nhân viên
Có 1
2 
y tế)?
BƢỚC 3 : CÁC ĐO LƢỜNG HÀNH VI CƠ BẢN

PHẦN CƠ BẢN SỬ DỤNG THUỐC LÁ


Bây giờ tôi sẽ hỏi Ông/Bà một số câu hỏi về hành vi sức khoẻ, bao gồm một số điểm như hút thuốc,
uống rượu, ăn trái cây, rau quả và hoạt động thể lực. Hãy bắt đầu với việc hút thuốc.
Trả lời Cột mã hóa

S1a
Ông/Bà hiện có đang hút
thuốc lá không? Chẳng hạn
Có 1
2  Nếu
không
như thuốc điếu, xì gà, tẩu hay Không đến
thuốc lào? A1a

S1b
Nếu CÓ ,
Ông/Bà có hút thuốc lá mỗi
Có 1
2  Nếu
không
đến
Không
ngày? A1a

S2a
Ông/Bà bắt đầu hút thuốc lá
mỗi ngày năm bao nhiêu
Tuổi (năm)
Không nhớ 77  Nếu
nhớ,
đến
tuổi? phần
S3
Ông/Bà đã hút thuốc được Năm
bao lâu rồi?
(Mã 77 CHO TRƯỜNG HỢP
Tính bằng năm

Tháng
KHÔNG NHỚ)
S2b Tính bằng tháng

Tuần
Tính bằng tuần

Tính trung bình, Ông/Bà hút
bao nhiêu điếu một ngày ?
Thuốc điếu 
(GHI LẠI CHO TỪNG LOẠI)
(MÃ 00 CHO KHÔNG SỬ
Thuốc vấn tay (thuốc rê) 
DỤNG)
S3
Tẩu thuốc 
Xì gà 
Thuốc lào 
 Loại khác (Ghi rõ): 
PHẦN CƠ BẢN LƢỢNG RƢỢU TIÊU THỤ (PHẦN A)
Các câu hỏi kế tiếp về vấn đề uống rượu.
Câu hỏi Trả lời Cột mã hóa
Ông/Bà có từng uống
rượu/bia không? (kể cả rượu Có Nếu
A1a trái cây) Không
1
2  không
đến
D1a
Trong 12 tháng vừa qua
Nếu
A1b Ông/Bà có uống rượu/bia Có
không? Không
1
2  không
đến
D1a
Trong 12 tháng vừa qua, 9≥ 5 ngày mỗi tuần 1
khoảng bao lâu Ông/Bà uống 1– 4 ngày mỗi tuần 2
A2 rượu/bia một lần (Mỗi lần
uống ít nhất một ly rượu/bia)?
1– 3 ngày mỗi tháng 3 
Ít hơn 1 lần mỗi tháng 4

Trong 1 LẦN uống rượu/bia,


A3 tính trung bình Ông/Bà
uống bao nhiêu ly?
Số lượng
Không biết 77 
Trong vòng 30 ngày vừa Nếu
qua, Ông/Bà có uống không
A4a rượu/bia không ?
(Bất kỳ loại nào)

Không
1
2  đến
D1a

Trong vòng 30 ngày vừa


qua, có bao nhiêu dịp mà
Ông/Bà đã uống ít nhất một
ly rượu chuẩn? (Bất kỳ loại Số dịp
A4b nào) Không biết 77 
(GHI LẠI CHO TỪNG NGÀY
)
(luôn luôn sử dụng ly chuẩn)
Trong 30 ngày qua, trung bình,
Số lượng
A4c
Ông/Bà uống bao nhiêu ly
rƣợu/bia chuẩn trong một
Không biết 77 
dịp uống??
Trong 30 ngàyqua, lần Ông/Bà

A5
uống nhiều rƣợu/bia nhất là
bao nhiêu ly? (Cộng tất cả các loại
Số lượng lớn nhất

rượu/bia với nhau)
Riêng cho NAM:
A6a
Trong 30 ngày qua, bao nhiêu lần
ông uống ≥ 5 ly chuẩn trong 1
Số lần 
dịp?
Riêng cho NỮ:
Trong 30 ngày qua, bao nhiêu lần
A6b bà uống ≥ 4 ly chuẩn trong 1
dịp?
Số lần 
PHẦN CƠ BẢN : CHẾ ĐỘ ĂN (PHẦN D)
Các câu hỏi kế tiếp về trái cây và rau củ mà Ông/Bà thường ăn. Tôi sẽ cho Ông/Bà xem một số mẫu
về trái cây và rau quả địa phương. Mỗi hình đại diện cho khẩu phần một bữa ăn. Khi Ông/Bà trả lời
các câu hỏi này xin vui lòng nghĩ về một tuần bình thường trong năm qua.
Trong một tuần bình thường, có bao Nếu
nhiêu ngày Ông/Bà có ăn trái cây? không

D1a
Số ngày
Không biết 77  có ngày
nào,
đến D
2a
Trong những ngày đó, Ông/Bà ăn
D1b bao nhiêu suất trái cây trong một
ngày?
Số suất
Không biết 77 
Trong một tuần bình thường, có bao Nếu
nhiêu ngày Ông/Bà ăn rau củ?

Số ngày không
D2a có ngày
Không biết 77 nào,
đến D3
Trong những ngày đó, Ông/Bà ăn
D2b bao nhiêu suất rau củ trong một
ngày? (Không kể các loại khoai)
Số suất
Không biết 77 
PHẦN MỞ RỘNG : CHẾ ĐỘ ĂN

Loại dầu, mỡ nào Ông/Bà Dầu thực vật 1


thƣờng sử dụng nhất để nấu Mỡ động vật 2
ăn cho gia đình ? Bơ 3
Bơ thực vật
D3

4
CHỈ CHỌN MỘT THỨ
Khác 5
 Sử dụng nhiều thứ 6
Không sử dụng 7
Không biết 77
Số ngày Ông/Bà thường ăn những
thứ sau đây trong một tuần lễ bình
Thịt 
thường?
( Đơn vị tính là ngày) Trứng 
Các sản phẩm sữa 
Cá, tôm, hải sản 
Các loại mắm (mắm cá, tép, ba
khía) 
D4 Cá khô, tôm khô mặn 
Dưa muối 
Tương chao 
Thịt muối 
Trứng muối 
Bánh kẹo ngọt 
Trong một tuần bình thường, có bao
D5a nhiêu ngày Ông/Bà ăn đồ chiên
xào?
Số ngày

Trong một tuần bình thường, có bao
D5b nhiêu ngày Ông/Bà ăn món mặn (đồ
kho, ram, xào mặn)?
Số ngày 
PHẦN CƠ BẢN : HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC (PHẦN P)

Kế tiếp tôi sẽ hỏi Ông/Bà về thời gian mà Ông/Bà dùng cho các loại hoạt động thể lực khác nhau.
Xin vui lòng trả lời những câu hỏi này cho dù Ông/Bà không tự cho mình là người hoạt động
Đầu tiên hãy nghĩ về thời gian Ông/Bà dành để làm việc. Nghĩ về các công việc mà Ông/Bà làm như
các việc có hay không có lương, việc nhà, thu gặt mùa màng, câu cá, tìm việc
“Hoạt động thể lực nặng là những hoạt động đòi hỏi gắng sức đưa đến tăng nhịp thở và nhịp tim,
“hoạt động thể lực vừa phải” là những hoạt động đòi hỏi gắng sức mức độ vừa phải và làm tăng nhẹ
nhịp tim và nhịp thở.
[Nêu ví dụ minh họa cho từng mức độ vận động]

Tại nơi làm việc


Có phải công việc của bạn liên quan Nếu
đến vận động cường độ nặng đưa khong,
P1
đến tăng nhịp tim, nhịp thở nhiều
như mang hay nâng vật nặng, cuốc
đất hay công việc xây dựng, ít nhất

Không
1
2  chuyển
qua P4

10 phút liên tục

P2
Trong một tuần bình thường, có bao
nhiêu ngày Ông/Bà phải làm các Số ngày trong 1 tuần  Nếu
không
việc nặng? chuyển
qua P4

P3(a-b)
Trong một ngày làm việc bình
thường, thời gian Ông/Bà làm công
Giờ và phút Giờ  phút
việc nặng nhọc là bao nhiêu?
HAY chỉ tính phút Phút 
P4
Công việc của Ông/Bà có liên quan
đến hoạt động với cường độ trung Có 1  Nếu
không,
bình như là đi nhanh hoặc mang vật Không 2 chuyển
nhẹ (ít nhất 10 phút 1 lần không)? qua P7

P5
Trong một tuần bình thường, có bao
nhiêu ngày Ông/Bà phải làm việc Số ngày trong 1 tuần 
với cường độ trung bình?

P6(a-b)
Trong một ngày bình thường mà
Ông/Bà làm việc, thời gian Ông/Bà
Giờ và phút Giờ : phút
làm việc với cường độ trung bình là
bao lâu? Hoặc Chỉ tính phút Phút 
Đi lại
Ngoài các hoạt động mà Ông/Bà đã đề cập đến, tôi xin hỏi Ông/Bà về tuyến đường mà Ông/Bà đi và
về, ví dụ như đi làm việc, đi mua sắm, đi chợ, đi nhà thờ…
Ông/Bà có đi bộ hay dùng xe đạp
liên tục ít nhất 10 phút để di chuyển Có 1
 Nếu
không
chuyển
P7 không?
Không 2 qua
P10

P8
Trong 1 tuần bình thường, có bao
nhiêu ngày Ông/Bà đi bộ hay đi xe
Số ngày trong 1 tuần

đạp tối thiểu 10 phút liên tục?

P9(a-b)
Trong một ngày bình thường,
Ông/Bà dành bao nhiều thời gian để
Giờ và phút Giờ : phút
đi bộ hay đi xe đạp?
HAY chỉ tính phút Phút 
Hoạt động giải trí
Các câu hỏi tiếp theo về hoạt động của Ông/Bà trong khi giải trí. Nghĩ về những hoạt động tiêu
khiển, [chèn thêm các việc thích hợp]. Không bao gồm các hoạt động chân tay trong công việc hay
đi lại đã đề cập trên.
Trong lúc giải trí, Ông/Bà có bất kỳ
hoạt động thể lực nặng như Nếu
P10
chạy bộ, chơi thể thao gắng sức, cử
tạ… (ít nhất 10 phút một lần) không?

Không
1
2  không
chuyển
qua
P13

P11
Nếu CÓ,
Trong một tuần, số ngày Ông/Bà có
Số ngày trong tuần

hoạt động thể lực nặng trong
lúc rảnh rỗi là bao nhiêu?

P12(a-
Trong một ngày, Ông/Bà dùng bao
nhiêu thời gian để làm công việc như
vậy?
Giờ và phút
Giờ : phút
b)
HAY chỉ tính phút

Hay phút

Trong thời gian giải trí, Ông/Bà có


Nếu

P13
hoạt động nào với cƣờng độ trung
bình ít nhất 10 phút một lần không?

Không
1
2
 không
chuyển
(ví dụ như đi bộ nhanh, đi xe đạp hay qua
bơi) P16

P14
Nếu CÓ
Trong 1 tuần, Ông/Bà có các hoạt
Số ngày trong tuần

động với cường độ trung bình trong
thời gian giải trí bao nhiêu ngày?

P15(a-
Trong một ngày, Ông/Bà dành thời
gian bao lâu cho hoạt động này?
Giờ và phút
Giờ  : phút
b)
HAY chỉ tính phút

Hay phút
Phần mở rộng – Hoạt động tĩnh tại
Các câu hỏi sau về ngồi, dựa hay nằm nghỉ. Nghĩ về 7 ngày vừa qua, đến thời gian làm việc, ở nhà,
khi tiêu khiển, giải trí có liên quan đến thời gian dùng để ngồi tại bàn, đi thăm Ông/Bà, bạn bè, ngồi
uống cà phê, đọc sách, xem tivi nhưng không bao gồm thời gian dùng để ngủ.

P16(a-
Trong 7 ngày vừa qua, thời gian mà
Ông/Bà dùng để ngồi, dựa hay nằm
Giờ và phút Giờ  :  phút
trong 1 ngày bình thường là bao nhiêu,
b)
không tính thời gian ngủ? HAY chỉ tính phút 
hay phút
BỘ Y TẾ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC Y DƢỢC Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA KHÓA LUẬN


THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN

Sinh viên: ĐỔNG THỊ THỦY TIÊN


Tên đề tài: TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TRONG ĐỘ TUỔI 25-64 TẠI TỈNH
NINH THUẬN, NĂM 2015
Chuyên ngành: Cử nhân y tế công cộng
Người hướng dẫn: TS.BS TRỊNH THỊ HOÀNG OANH
BS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Khóa luận đã được bổ sung và sửa chữa các điểm như sau:

1. Nội dung

- Lỗi chính tả.


- Kiến nghị: chung chung.
- Đặt vấn đề: tltk phải chắc chắn là có số liệu đưa vào đề tài.
- Tổng quan: viết lại, nhiều câu diễn dịch cần kiểm tra lại.
- Nhiều cái không cần thiết: các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
- Định nghĩa biến: uống rượu trong 30 ngày, trong kết quả không có.
- Ăn trái cây/rau củ: tại sao mẫu mất 32 người.
- Bàn luận: kiểm tra kĩ, viết khó hiểu. Sử dụng chung một lí giải  nên tìm
các cách lí giải khác.

Kết luận.
2. Hình thức

- Tổng quan y văn.


- Kết luận.
- Bàn luận.
- Tài liệu tham khảo bỏ một số tài liệu trùng nhau.
TP.Hồ Chí Minh, ngày ………..tháng……….năm …….

Người hướng dẫn 1 Sinh viên


(Ký tên) (Ký tên)

TSBS. TRỊNH THỊ HOÀNG OANH ĐỔNG THỊ THỦY TIÊN

Người hướng dẫn 2


(ký tên)

BS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Thư ký hội đồng Chủ tịch hội đồng


(Ký tên) (Ký tên)

CN. LÊ TRƯỜNG VĨNH PHÚC TS. ĐẶNG VĂN CHÍNH

You might also like