You are on page 1of 51

MỞ ĐẦU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH

MỞ ĐẦU

Trong nghiên cứu, học tập vật lý nói chung và vật lý lý thuyết nói riêng chúng ta thường
gặp phải một số khó khăn khi tính toán. Cụ thể, đó là những vấn đề như: Tính một tích phân
không ở dạng thông thường, giải một phương trình vi phân, tính giới hạn, biến đổi một biểu
thức vật lý có dạng toán học cồng kềnh, … Việc này rất tốn công sức và không phải lúc nào
cũng có thể thu được những biểu thức ở dạng giải tích rõ ràng. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải
tính toán số, rồi từ đó tìm lại các biểu thức giải tích ở dạng gần đúng với sai số nằm trong giới
hạn cho phép. Để làm được những công việc đó thì ngoài những kiến thức chuyên ngành tốt đòi
hỏi chúng ta phải có kiến thức toán học và các lĩnh vực khoa học khác nữa.
Ngày nay, cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc sử
dụng máy tính và các phần mềm chuyên dụng đã và đang là xu thế tất yếu của khoa học nói
chung và vật lý học nói riêng. Thực tế chỉ ra rằng, việc sử dụng máy tính điện tử trong nghiên
cứu, học tập vật lý đã đem lại những thành tựu vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện ở
việc ứng dụng máy tính trong rất nhiều các ngành, các lĩnh vực khác nhau của vật lý như: Vật
lý lý thuyết, Thiên văn, Vật lý chất rắn … Nhằm hỗ trợ cho việc tính toán và đo đạc chính xác,
-1-
xây dựng các mô hình lý thuyết, mô phỏng và dự đoán các hiện tượng, hỗ trợ thí nghiệm …
Việc sử dụng máy tính hỗ trợ trong nghiên cứu đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các
nhà khoa học ở trong nước và trên thế giới.
Từ mong muốn như vậy, giáo trình bước đầu trang bị cho người học nghiên cứu phương
pháp tính số và phần phần mềm Mathematica. Đây là những công cụ được nhiều nhà khoa học
học viên cao học…và sinh viên một số trường đại học sử dụng. Đây là một lĩnh vực rất rộng và
có nhiều vấn đề cần quan tâm, do thời gian còn hạn chế nên trong giáo trình còn nhiều lỗi. Rất
mong được các bạn đọc góp ý kiến để chúng tôi chỉnh sửa và hoàn thiện giúp cho sinh viên có
được một tài liệu học tập có giá trị.

-2-
PHẦN 1: MỞ ĐẦU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH SỐ

Trước khi đi vào nghiên cứu các phương pháp tính thì chúng ta phải nắm đuợc các loại
sai số và các quy tắc tính sai số. Trong các phương pháp tính việc tính sai số thường xuyên xảy
ra khi chúng ra chuyển những bài toán phức tạp về dạng đơn giản, tức là về các bài toán gần
đúng. Mặt khác, sai số còn phản ánh kết quả tính toán của chúng ta có sát với các giá trị thực
hay không.

1. Sai số
1.1. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối
Sai số tuyệt đối: Xét đại lượng đúng A có giá trị gần đúng là a. Lúc đó ta nói “a xấp xỉ A” và
viết a  A . Trị tuyệt đối a − A gọi là sai số tuyệt đối của a. Do không biết số đúng A nên
không tính được sai số tuyệt đối của a nên ta tìm cách ước lượng sai số đó bằng số dương  a
nào đó lớn hơn hoặc bằng a − A
a − A  a (1)
Số dương  a này gọi là sai số tuyệt đối giới hạn của a.
• Nếu  a là sai số tuyệt đối giới hạn của a thì mọi số ' >  a đều là sai số tuyệt đối giới
hạn của a. Vì vậy trong điều kiện cụ thể người ta chọn  a là số dương nhỏ nhất có thể
được thoả mãn (1)
-3-
• Nếu số xấp xỉ a của A có sai số tuyệt đối giới hạn là  a thì quy ước viết:
A = a  a (2)
Với nghĩa của (1) tức là:
a - a  A  a +  a (3)
a−A a−A
Sai số tương đối: Tỉ số  gọi là sai số tương đối của a so với A.
a A
Ta gọi tỉ số:

a = a (4)
a
là tỉ số tương đối giới hạn của a. Từ đó ta có :
 a = a . a (5)
Do (5) nên (2) cũng có thể viết:
A = a.(1  a ) (6)
* Lưu ý: Sai số tuyệt đối không nói lên chất lượng của một số xấp xỉ, “chất lượng” ấy được
phản ánh qua sai số tương đối. Cho nên khi muốn so sánh sự chính xác của các phép đo cùng
loại thì ta sử dụng sai số tương đối.

-4-
1.2.Cách viết số xấp xỉ
Chữ số có nghĩa: Một số thập phân có thể gồm nhiều chữ số nhưng ta chỉ kể các chữ số khác
không đầu tiên tính từ trái sang phải là chữ số có nghĩa.
Chữ số đáng tin: Mọi số thập phân đều có dạng:
a =    s .10 s (7)
trong đó:  s là những số từ 0 đến 9. Giả sử a là giá trị xấp xỉ của A với sai số tuyệt đối giới hạn
 a Ta chú chữ số  s là chữ số đứng ở hàng thứ s của a. Nếu  a  0.5.10 s thì nói  s la chữ số
đáng tin, nếu  a > 0.5.10 s thì nói  s là chữ số đáng nghi.
• Nếu  s là đáng tin thì tất cả những chữ số có nghĩa đứng bên trái nó cũng là đáng tin.
• Nếu  s là đáng nghi thì tất cả những chữ số có nghĩa ở bên phải nó cũng là đáng nghi.
Cách viết số xấp xỉ:
Cách 1: Viết kèm theo sai số như công thức (2) hoặc (6)
Cách 2: Viết theo quy ước “Mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin”. Có nghĩa là sai số tuyệt đối giới
hạn không lớn hơn một nửa đơn vị của hàng cuối cùng.

1.3. Sai số quy tròn


Hiên tượng quy tròn và sai số quy tròn: Trong tính toán khi gặp một số có quá nhiều chữ số
đáng nghi người ta bỏ đi một vài chữ số cuối cho gọn, việc làm đó gọi la quy tròn số. Mỗi khi

-5-
quy tròn một số người ta tạo ra một sai số mới gọi là sai số quy tròn, nó bằng hiệu giữa số quy
tròn và số chưa quy tròn.
Quy tắc: quy tròn sao cho sai số quy tròn tuyệt đối không lớn hơn một nửa đơn vị ở hàng được
giữ lại cuối cùng, tức là 5 đơn vị ở hàng bỏ đi đầu tiên. Cụ thể là: Nếu chữ số bỏ đi đầu tiên  5
thì thêm vào chữ số giữ lại cuối cùng một đơn vị, còn nếu chữ số bỏ đi đầu tiên bỏ đi < 5 thì để
nguyên chữ số giữ lại cuối cùng.
Sai số đã quy tròn:
'a =  a +  a ' (8)
Trong đó:  a là sai số tuyệt đối giới hạn
 a ' là sai số quy tròn tuyệt đối giới hạn

1.4. Sai số tính toán và sai số phương pháp


* Khi giải gần đúng một bài toán phức tạp ta phải thay bài toán đã cho bằng một bài toán đơn
giản hơn có thể giải được thông qua việc thực hiện các phép tính thông thường bằng tay hoặc
trên máy tính điện tử. Phương pháp thay bài toán phức tạp bằng bài toán đơn giản như thế gọi là
phương pháp gần đúng. Sai số do phương pháp gần đúng tạo ra gọi là sai số phương pháp.
* Khi giải các bài toán đơn giản ta phải thực hiện các phép tính thông thường ta luôn phải quy
tròn các kết quả trung gian. Sai số tạo ra bởi tất cả các lần quy tròn như vậy gọi là sai số tính
toán.
-6-
* Sai số cuối cùng là tổng hợp của hai loại sai số phương pháp và sai số tính toán.

1.5. Các quy tắc tính sai số


Xét hàm số u của hai biến số x và y:
u = f(x,y) (9)
Cho biết sai số về x và y, ta cần lập công thức tính sai số về u.
Kí hiệu: x ,  y,  u chỉ các số gia của x, y, u.
dx, dy, du chỉ các vi phân của x, y, u.
  ,  y ,  u là sai số tuyệt đối của x, y, u. Ta luôn có:
x   x ; y   y (10)
Ta cần phải tìm  u để ta có: u   u
Sai số của tổng u = x + y
 u = x +  y (11)
ta suy ra: u  x + y . Do đó ta có: u   x +  y , nếu ta chọn:
 x+y =  x +  y (12)
để có u   u
Ta có quy tắc: “Sai số tuyệt đối giới hạn của một tổng bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số
hạng”.
Sai số của tích u = x.y
-7-
 u  du = ydx + xdy  yx + xy
Suy ra: u  y . x + x . y  y . x + x . y .
Ta thu được:  u = y . x + x . y
u y . x + x  y  x  y
Do đó: u = = = +
u xy x y
Tức là ta có:
 xy =  x +  y (13)
* Ta có quy tắc: “Sai số tương đối của một tích bằng tổng sai số tương đối của các số hạng của
tích”.
* Đặc biệt ta có:
 (x n ) = n. x (n nguyên dương) (14)
Sai số của thương u = x/y, y  0
Tương tự ta có quy tắc: “sai số tương đối của một thương bằng tổng các sai số tương đối của
các số hạng”.
x / y = x + y (15)
Công thức tổng quát: Cho u = f(x 1 ,… , x n ) ta có sai số tuyệt đối:

-8-
n
f
u =  x . x i (16)
i =1 i
và từ đó suy ra sai số tương đối  u theo định nghĩa.

1.6. Sự ổn định của quá trình tính


Xét một quá trình tính vô hạn để tính ra một đại lượng nào đó .
* Ta nói quá trình tính là ổn định nếu sai số tính toán, tức là sai số quy tròn tích luỹ lại không
tăng vô hạn.
* Nếu sai số đó tăng vô hạn thì ta nói quá trình tính là không ổn định.
Rõ ràng nếu quá trình tính không ổn định thì khó có hi vọng tính được đại lượng cần tính
với sai số nhỏ hơn sai số cho phép. Cho nên trong tính toán kị nhất là các quá trình tính không
ổn định. Để kiểm tra tính ổn định của quá trình tính thường người ta giả sử sai số chỉ xảy ra tại
một bước, sau đó các phép tính đều làm đúng không có sai số. Nếu cuối cùng sai số tính toán
không tăng vô hạn thì xem như quá trình tính là ổn định.

-9-
2. Phương pháp giải phương trình và hệ phương trình

2.1. Nghiệm và khoảng phân li nghiệm


Nghiệm thực của phương trình một ẩn: Xét phương trình một ẩn:
f(x) = 0 (17)
trong đó: f là một hàm số cho trước của đối số x.
Nghiệm thực của phương trình (17) là số thực  thoả mãn (17), tức là khi thay  vào x ở vế
trái ta được:
f(  ) = 0 (18)
Ý nghĩa hình học của nghiệm
Ta vẽ đồ thị của hàm số:
y = f(x) (19) x

Trong hệ toạ độ vuông góc Oxy (H.1). Giả sử đồ thị cắt


trục hoành tại điểm M thì điểm M này có toạ độ y = 0 và M
hoành độ x =  . Thay chúng vào (19) ta được:
0 = f(  ) (20) Hình 1
Vậy hoành độ  của giao điểm M chính là một nghiệm của (17). Ta cũng có thể thay phương
trình (17) bằng phương trình tương đương:
h(x) = g(x) (21)
- 10 -
rồi vẽ đồ thị của hai hàm số (H.2):
y = g(x) và y = h(x) (22)

Giả sử hai đồ thị ấy cắt nhau tại điểm M có hoành độ x =  thì ta có:
g(  ) = h(  ) (23)
Vậy hoành độ của giao điểm của hai đồ thị (22) chính là M
một nghiệm của (21), tức là của (17)
Sự tồn tại nghiệm thực của phương trình (17)
Định lí: Nếu có hai số thực a và b (a < b) sao
cho f(a) và f(b) trái dấu nhau, tức là:
f(a).f(b) < 0 (24) Hình 2 
Đồng thời f(x) liên tục trên [a, b] thì ở trong khoảng [a, b] có ít nhất một nghiệm thực của
phương trình (17)
Khoảng phân li nghiệm: Khoảng [a, b] nào đó gọi là khoảng phân li nghiệm của phuơng trình
f(x) = 0 nếu nó chứa một và chỉ một nghiệm của phương trình đó.
* Định lí 1: - Nếu [a, ] là một khoảng trong đó hàm số f(x) liên tục và đơn điệu, đồng thời f(a)
và f(b) trái dấu thì [a, b] là một khoảng phân li nghiệm của phương trình f(x) = 0.
- 11 -
* Định lí 2: - Nếu [a, b] là một khoảng trong đó hàm f(x) liên tục, đạo hàm f ' (x ) không đổi dấu
và f(a).f(b) trái dấu thì [a, b] là một khoảng phân li nghiệm của phương trình f(x) = 0.

2.2. Phương pháp chia đôi


Nội dung của phương pháp: Giả sử (a, b) là khoảng phân ly nghiệm của phương trình f(x) =
0. Ta chia đôi khoảng (a, b)
a+b a+b
- Nếu f   = 0 thì  = là nghiệm của phương trình.
 2  2
a+b a+b a+b
- Nếu f    0 , ta chọn một trong hai khoảng (a, ) và ( , b) mà tại hai mút của
 2  2 2
khoảng hàm số f(x) có dấu khác nhau làm khoảng phân li nghiệm mới. Gọi khoảng này là
( a 1 , b 1 ), nó có độ dài bằng nửa khoảng (a, b):
1
b1 − a 1 = (b − a )
2
Lại chia đôi khoảng ( a 1 , b 1 ) và tiếp tục làm như trên đến lần thứ n ta được:
1
b n − a n = n (b − a ) (25)
2
Sự hội tụ của phương pháp: Nếu ta thực hiện vô hạn lần phương pháp chia đôi đôi với
khoảng (a, b) thì hoặc tại một lần nào đó điểm giữa của khoảng này là nghiệm đúng của phương
- 12 -
trình f(x) = 0 hoặc ta nhận được một dãy vô hạn các khoảng chồng lên nhau và thu nhỏ dần
( a 1 , b 1 ),( a 2 , b 2 ), … , ( a n , b n ),..,sao cho:
1
f(a).f(b) < 0 (24) và b n − a n = (b − a ) (25) (n = 1, 2, ….)
2n
Vì các nút trái a 1 , a 2 ,...., a n ,.. . tạo nên dãy đơn điệu không giảm và bị chặn trên bởi số
b, còn các nút phải b 1 , b 2 ,...., b n ,.. tạo nên dãy đơn điệu không tăng và bị chặn dưới bởi số a,
nên khi n → + từ (25) ta nhận được:
lim a n = lim b n = 
n →+ n →+
Cho n → + trong bất đẳng thức (24) do sự liên tục của hàm số f(x) ta có:
2
f ( )  0
Vậy f () = 0 và  là nghiệm của phương trình
Đánh giá sai số của nghiệm gần đúng: Trong thực hành ta không thể thực hiện phương pháp
chia đôi vô hạn lần để nhận được nghiệm đúng của phương trình mà chỉ có thể áp dụng n lần
phương pháp chia đôi, với n là một số nguyên dương hữu hạn. Dừng lại ở lần thứ n ta có :
1
a n    b n và b n − a n = (b − a )
2n
Vậy có thể lấy nghiệm gần đúng là:

- 13 -
1
a) a n , khi đó sai số của nghiệm gần đúng là: a n −   b n − a n = (b − a )
2n
1
b) b n , khi đó sai số của nghiệm gần đúng là: b n −   b n − a n = n (b − a )
2
a + bn
c) n , khi đó sai số của nghiệm gần đúng là:
2
an + bn 1 1
−   (b n − a n ) = n +1 (b − a )
2 2 2
Ưu, nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm: đơn giản, dễ lập chương trình chạy máy tính
Nhược điểm: tốc độ hội tụ chậm

2.3. Phương pháp lặp


Mô tả phương pháp: Giả sử phương trình f(x) = 0 có nghiệm thực  phân li trong khoảng [a,
b]. Trước hết ta chuyển phương trình f(x) = 0 về dạng:
x = (x) (26)
Sau đó ta chọn một số x o nào đó  [a, b] làm xấp xỉ đầu rồi tính dần dãy số x n theo quy tắc:
x n = (x n −1 ) n = 1, 2,... (27)
Quá trình tính này lặp đi lặp lại nên phương pháp ở đây là phương pháp lặp và (x) là hàm lặp.
- 14 -
Sự hội tụ của phương pháp lặp: Nếu dãy x n →  khi n → + thì ta nói phương pháp lặp
(26), (27) hội tụ.
Định lí 3: Xét phương pháp lặp (26), (27) giả sử:
1) [a, b] là khoảng phân li nghiệm  của phương trình f(x) = 0
2) Mọi x n tính theo (26), (27) đều  [a, b]
3) Hàm (x) có đạo hàm thoả mãn
 ' (x)  q  1 , a<x<b (28)
trong đó q là một hằng số. Thế thì phương pháp lặp (26), (27) hội tụ.
* Nếu  ' (x) > 0 ta có thể chọn x o  [a,b] một cách bất kì, nếu  ' (x) < 0 thì phải chọn x o theo
quy tắc sau:
a+b
x o = a khi a <  <
2
a+b
x o = b khi <  <b (29)
2
a+b
Muốn biết  thuộc nửa khoảng nào ta chỉ việc tính f ( ) rồi so sánh dấu của nó với dấu của
2
f ( )
Đánh giá sai số
Công thức đánh giá sai số thứ nhất
- 15 -
q
 − xn  x n − x n −1 (30)
1− q
trong đó : 0  q  1
Công thức đánh giá sai số thứ hai
Định lí 4: Xét phương trình f(x) = 0 có nghiệm x  [a, b] và x được xem là giá trị gần đúng của
x. Lúc đó ta có:
f (x)
x−x  (31)
m
trong đó m là một số dương thoả mãn: f ' (x)  m  0

- 16 -
3. Phương pháp nội suy hàm số
3.1. Đa thức nội suy
Vấn đề nội suy: Trong thực tế nhiều khi phải phục hồi một hàm số f(x) tại mọi giá trị của x
trên đoạn [a, b] mà chỉ biết một số hữu hạn giá trị của hàm số tại một số hữu hạn các điểm rời
rạc của đoạn đó. Các giá trị đó được cung cấp qua thực nghiệm hay tính toán. Vậy nảy sinh một
vấn đề toán học sau: Trên đoạn [a, b] cho một lưới các điểm chia x i , i = 0, 1, .., n :
a  x o , x1 ,..., x n  b và tại các nút x i cho giá trị của hàm số y = f(x) là:
y i = f (x i ) , i = 0, 1, …, n (32)
Ta viết thành bảng sau:
x x0 x1 ... xn bảng 1
y y0 y1 ... yn
Hãy xây dựng một đa thức bậc n: p n (x) = a o x n + a 1 .x n −1 + ... + a n −1 .x + a n
Sao cho p n (x i ) = y i , i = 0, 1, …, n. Đa thức p n (x) gọi là đa thức nội suy của hàm f(x). Ta chọn
đa thức nội suy hàm f(x) vì đa thức là loại hàm đơn giản, luôn có đạo hàm và nguyên hàm, việc
tính giá trị cũng đơn giản. Ta có:
p n (x) = (...(a o .x + a 1 )x + a 2 )...) + a n

- 17 -
b o = a o ,
b = b .c + a ,
 1 0 1
Sơ đồ Hoocne tính giá trị pn (c) : b 2 = b1 .c + a 2 , (33)
..........................

b n = b n −1 .c + a n = p n (c)
Sự duy nhất của đa thức nội suy:
Định lí 5: Đa thức nội suy p n (x) của hàm số f(x) định nghĩa như trên nếu có thì chỉ có một mà
thôi.
* Như vậy ta thấy đa thức nội suy có thể xây dựng nhiều cách, nhưng vì nó có tính duy nhất nên
tất cả các dạng của nó đều có thể quy về nhau được.

3.2. Đa thức nội suy Lagrange


Thành lập đa thức nội suy Lagrange: Gọi l i (x) là:
(x − x o )....(x − x i−1 )(x − x i+1 )...(x − x n )
l i (x) =
(x i − x o )...(x i − x i−1 )(x i − x i+1 )...(x i − x n )
Rõ ràng l i (x) là đa thức bậc n và ta có :
1 khi j = i
l i (x j ) =  (34)
0 khi j  i
- 18 -
Ta gọi là đa thức Lagrange cơ bản. Bây giờ xét biểu thức:
n
p n (x) =  y i l i (x) (35)
i
Ta thấy p n (x) vừa là một đa thức bậc n, vừa thoả mãn: p n (x i ) = y i . Ta gọi nó là đa thức nội
suy Lagrange.
Nội suy bậc nhất: Với n = 1 đa thức nội suy sẽ là :
p 1 ( x ) = y o l o ( x ) + y 1 l 1 ( x )

 x − x1 x − xo (36)
0l ( x ) = , l ( x ) =
x o − x1 x1 − x o
1

x − x1 x − xo
Do đó: p 1 (x) = y o . + y1 .
x o − x1 x1 − x o
Đa thức p1 (x) là bậc nhất với x có dạng: Ax + B
Nội suy bậc hai: Với n = 2 đa thức nội suy có dạng là:
p 2 (x) = y o .l o (x) + y 1 .l1 (x) + y 2 .l 2 (x) (37)
(x − x 1 ).(x − x 2 )
Trong đó : l o (x) = ,
(x o − x 1 ).(x o − x 2 )

- 19 -
(x − x o ).(x − x 2 )
l 1 (x) = ,
(x 1 − x o ).(x 1 − x 2 )

(x − x 0 ).(x − x 1 )
l 2 (x) = .
(x 2 − x o ).(x 2 − x 1 )
Đa thức p 2 (x) là một đa thức bậc hai đối với x có dạng Ax2 + Bx + C.
Sai số nội suy:
Định lí 6: Nếu hàm f(x) liên tục trên [a, b] và có trong (a, b) đạo hàm liên tục đến cấp n + 1 thì
sai số nội suy có biểu thức :
(x)
rn (x) = f ( n +1) (c). , c  a, b  (38)
( n + 1)!
trong đó :

(x) = (x − x o ).(x − x1 )....(x − x n ) (39)

3.3. Đa thức Niutơn


Đa thức nội suy Niutơn tổng quát:
Xây dựng đa thức nội suy Niutơn xuất phát từ nút xo.
Giả sử hàm y = f(x) có bảng giá trị :
- 20 -
x x0 x1 ... xn

y y0 y1 ... yn
yi − y j

Tỉ hiệu cấp một của y tại x i , x j là: y x i , x j =  xi − x j

  (yx ,(xx −− yxx) , x ) v.v…


Tỉ hiệu cấp hai của y tại x i , x j , x k là: y x i , x j , x k =
i j j k

yx , x  = yx x 
i k
Các tỉ hiệu có tính chất đối xứng: i j j, i
và   
y xi,x j,xk = y xk ,x j,xi 
Với y(x) = pn(x) là một đa thức bậc n thì tỉ hiệu cấp một tại x, xo là :
p (x) − p n (x o )
p n x, x o  = n
(x − x o )
là một đa thức bậc n-1. Tỉ hiệu cấp hai tại x, xo, x1 là:
p x, x o  − p n x o , x 1 
p n x, x o , x 1  = n
(x − x 1 )
là một đa thức bậc n - 2. Tiếp tục xây dựng tới cấp n + 1 thì:
p n x, x o , x1 ,..., x n  = 0

- 21 -
Từ định nghĩa tỉ hiệu ta suy ra :
p n (x) = p n (x o ) + (x − x 0 ).p n x, x o 
p n x, x o  = p n x o , x1  + (x − x1 ).p n x, x o , x1 
p n x, x o , x1  = p n x o , x1 , x 2  + (x − x 2 ).p n x, x o , x1 , x 2 
……………………………..
p n x, x o , x1 ,..., x n −1  = p n x o , x1 , x 2 ,..., x n  + (x − x n ).p n x, x o , x 1 , x 2 ,..., x n 
Vì p n x, x o , x1 ,..., x n  = 0 , nên từ đó ta có:
p n (x) = p n ( x o ) + (x − x o ).p n x o , x1 
+ (x − x o ).(x − x1 ).p n x, x o , x1 , x 2  + ...
... + (x − x o ), (x − x1 )....(x − x n −1 )p n x, x o ,..., x n  (40)
Nếu Pn(x) là đa thức nội suy của hàm y = f(x) thì: Pn(xi) = f(xi), i = 0, 1, …, n.
Và ta có:
p n (x) = y(x o ) + (x − x o ).yx o , x1  + (x − x o ).(x − x1 ).yx, x o , x1 , x 2  + ...
... + (x − x o ), (x − x1 )....(x − x n−1 )yx, x o ,..., x n  (41)
Đa thức này gọi là đa thức Niutơn tiến xuất phát từ nút x o của hàm y = f(x)
Xây dựng đa thức nội suy Niutơn xuất phát từ nút x n: Tương tự cách xây dựng như trên ta
có:

- 22 -
p n (x) = y(x n ) + (x − x n ).yx n , x n −1 
+ (x − x n ).(x − x n −1 ).yx, x n , x n −1 , x n −2  + ...
... + (x − x n ), (x − x n −1 )....(x − x1 )yx, x n ,..., x 0  (42)
Đây là đa thức Niutơn lùi xuất phát từ nút xn của hàm y = f(x)
Đa thức Niutơn trong trường hợp các nút cách đều: Giả sử các nút xi cách đều
xi = xo + i.h , i = 0, ..., n.
Khi đó h gọi là bước nội suy
Khái niệm sai phân tiến:
Sai phân tiến cấp một tại i: y i = y i+1 − y i
Sai phân tiến cấp hai tại i: 2 y i = (y i ) = y i +2 − 2.y i +1 + y i
…………………………….
Sai phân tiến cấp n tại i là: n y i = (n −1 y i )
y 0
Khi đó ta có : yx 0 , x 1  =
h
2 y 0
yx 0 , x 1 , x 2  =
2.h 2
……………………

- 23 -
n y 0
yx 0 , x 1 ,..., x n  =
n! h n
Bây giờ đặt x = xo + h.t trong đa thức Niutơn tiến (41) ta được :
t(t − 1) 2 t.(t − 1)...(t − n + 1) n
p n (x) x=x + h.t = y 0 + t.y 0 +  y 0 + ... +  y 0 (43)
0 2! n!
gọi là đa thức Niutơn tiến xuất phát từ x0 trong trường hợp các nút cách đều
Khái niệm sai phân lùi: Hoàn toàn tương tự như phân sai tiến ta có :
y i = y i − y i −1
2 y i = (y i ) = y i − 2.y i −1 + y i −2
……………………
n y i = (n −1 y i )
Ta có đa thức nội suy Niutơn lùi xuất phát từ xn trong trường hợp nút cách đều:
t(t − 1) 2 t.(t − 1)...(t − n + 1) n
p n (x) x=x + h.t = y 0 + t.y 0 +  y 0 + ... +  y0 (44)
0 2! n!

- 24 -
4. Phương pháp tính đạo hàm - Tính tích phân - Tính vi phân

4.1. Tính gần đúng đạo hàm


Áp dụng đa thức nội suy: Để tính gần đúng đạo hàm của hàm f(x) tại x tức là f ’(x) ta có thể
thay hàm f(x) bằng đa thức nội suy p(x) rồi tính đạo hàm của đa thức nội suy : p ' (x) , lấy p ' (x)
là giá trị gần đúng của f’(x).
Cách tính này chỉ có ý nghĩa khi các x i +1 − x i nhỏ vì nếu không thí sai số có thể rất lớn.
Áp dụng công thức Taylor: Theo công thức Taylo ta có :
h2 "
f (x + h) = f (x) + h.f (x) + f (c)
'
(c = x + .h,0    1 )
2!
Khi h bé thì số hạng cuối ở vế phải rất bé ,ta có thể bỏ qua và có :
f (x + h ) − f (x)  h.f ' (x) (45)
f (x + h) − f (x)
Vậy ta có : f ' (x)  (46)
h
4.2. Tính gần đúng tích phân xác định
b
Xét tích phân xác định: I =  f (x)dx
a
Nếu f(x) liên tục trên [a, b] và có nguyên hàm là F(x) thì công thức Niutơn –Lépnit cho:
- 25 -
b

 f (x)dx = F(b) − F(a)


a
Nhưng nếu không tìm được nguyên hàm của f(x) ở dạng sơ cấp hoặc nguyên hàm đó quá phức
tạp thì tích phân I phải tính gần đúng. Sau đây ta sẽ trình bày hai công thức tính gần đúng tích
phân I dựa trên tư tưởng thay hàm f(x) bằng một đa thức nội suy.
Công thức hình thang: Chia [a, b] thành n đoạn cong bằng nhau bởi các điểm chia xi: a = x0 <
(b − a )
x1 < … < xn-1 < xn = b (xi = a + i.h , h = , i = 0, 1, …, n).
n
Đặt yi = f(xi) ta có :
b x1 x2 n

 f (x)dx =  fdx +  fdx + ... +  fdx (47)


a x0 x1 n −1
Để tính tích phân ở vế phải ta thay hàm f(x) bằng một đa thức nội suy bậc nhất p 1(x). Với tích
phân thứ nhất ta có :
x1 x1

 f (x)dx =  p1 (x)dx
x0 x0
Đổi biến x = x0 + h.t, ứng với x0 là t = 0, ứng với x1 là t = 1 nên có:

- 26 -
x1 t =1
y 0 
1
t2 
 1p ( x ) dx = h. 0( y + t .y 0 ) dt = h.( y 0 t +
2
y 0 ) = h.

y
 0 +
2 
x0 0 t =0

y 0 + y1
= h.
2 M1
x1 x1
y 0 + y1
Vậy có :  f (x)dx   p1 (x)dx = h. 2
x0 x0 M0
Về mặt hình học có điều đó có nghĩa: thay diện tích
hình thang cong x0M0M1x1 bởi diện tích hình thang x0 x1
thường x0M0M1x1
Đối với tích phân thứ i + 1 ta có: Hình 3
x i +1
y i + y i +1
 f (x)dx  h. 2
xi

Vậy công thức (47) cho:


b
.(y 0 + y 1 ) + (y 1 + y 2 ) + ... + (y n −1 + y n ) )
h
 f ( x ) dx =
2
a

- 27 -
 (y 0 + y n ) 
= h. + y 1 + y 2 + ... + y n −1  ,
 2 
b−a
trong đó: h = (48)
n
Công thức này gọi là công thức hình thang .
Đánh giá sai số: Người ta chứng minh được:
M
I − I T  .h 2 (b − a )
12 (49)
M = max f (x) , a  x  b
"

Công thức Simxơn: Ta chia [a, b] thành 2n đoạn cong bằng nhau bởi các điểm chia xi:
a = x0 < x1 < …< x2n = b
b−a
xi = a + i.h, h = , i = 0, 1, …, 2n.
2n
Giả sử yi = f(xi). Ta có:
b x2 x4 x2 n

 f (x)dx =  fdx +  fdx + ... +  fdx (50)


a x0 x2 x2 n −2

- 28 -
Để tính mỗi tích phân ở vế phải ta thay f(x) bằng đa thức nội suy bậc hai. Với tích phân thứ
x2 x2
nhất ta có:  f (x)dx =  p1 (x)dx
x0 x0
Đổi biến x = x0 + h.t thì dx = h.dt, ứng x0 là t = 0, ứng x2 là t = 2. Do đó:
x2
t(t − 1) 2
2
h
 p 2 (x)dx = h. (y 0 + ty 0 + 2
 y 0 )dt = (y 0 + 4y 1 + y 2 )
3
x0 0
x2
h
Vậy ta có:  f ( x ) dx =
3
(y 0 + 4y 1 + y 2 )
x 0

Đối với tích phân sau ta cũng có một cách tính tương tự :
x 21+ 2
h
 f ( x ) dx =
3
(y 2 i + 4y 2 i +1 + y 2 i +2 )
x 2i

Vậy ta cũng được:

I = .(y 0 + y 2 n ) + 4(y1 + y 3 + ... + y 2 n−1 ) + 2(y 2 + y 4 + ... + y 2 n−2 ) ,


h
3
b−a
h= (51)
2n
- 29 -
Công thức này gọi là công thức Simxơn.
Đánh giá sai số: Người ta chứng minh được :
M 4
I − IS  .h (b − a )
180 (52)
M = max f (4)
(x) , a  x  b

4.3. Phương pháp giải phương trình vi phân


Phương pháp chuỗi Taylo:
Bài toán Côsi đối với phương trình vi phân cấp một: Cho khoảng [x 0, X]. Tìm hàm số y = y(x)
xác định trên [x0, X] và thoả mãn:
y’ = f(x,y), x 0  x  X (53)
y( x 0 ) =  (54)
trong đó f(x, y) là một hàm số đã biết của hai đối số x, y còn  là một số thực cho trước .
Phương pháp chuỗi Taylor: Ta tìm nghiệm y(x) khai triển thành chuỗi Taylor tại x = x0:
y ' (x 0 ) y " (x 0 ) y (k)
y( x ) = y( x 0 ) + .(x − x 0 ) + (x − x 0 ) + .... +
2
(x − x 0 ) k + ... (55)
1! 2! k!
Bây giờ ta tính các đạo hàm y ( k ) (x 0 ) của y tại x0 ta có :
y’(x0) = f(x0, y(x0)) (56)

- 30 -
f f
y " (x) = (y ' ) ' = (f (x, y(x)))' = (x, y(x)) + (x, y(x)).y ' (x) (57)
x y
Thay x = x0 và y(x 0 ) =  ta được:
f f
y " (x 0 ) = (y ' ) ' = (f (x 0 , ))' = (x 0 , ) + (x 0 , ).f (x 0 , )
x y
Một cách tương tự, để tính y ''' (x 0 ) :trước hết ta phải lấy đạo hàm (57) sau đó thay x = x0. Và cứ
thế tiếp tục .
Với x khá gần x0 thì chuỗi Taylor hội tụ về nghiệm của bài toán và độ chính xác càng cao khi n
càng lớn.
Phương pháp Ơle: Chia đoạn [x0, X] thành n đoạn nhỏ bằng nhau bởi các điểm xi
x i = x 0 + i.h, i = 0,1,..., n
X − x0 (58)
h=
n
Phương pháp Ơle cho phép tìm cách tính gần đúng giá trị của y(x) chỉ tại các nút x i mà thôi,
chứ không phải tại mọi x  x0 , X  .
* Gọi y(x) là nghiệm của bài toán Côsi và y(xi) là giá trị của y(xi) tại xi
ui là giá trị gần đúng của y(xi) mà ta muốn tính. Sau đay ta xây dựng công thức tính ui.
* Giả sử đã biết ui tại nút xi và muốn tính ui+1 tại nút xi+1. Khai triển Taylor :

- 31 -
y ' (x i ) y " (c i )
y( x ) = y( x i ) + .(x − x i ) + (x − x i ) 2 c i = x i + (x − x i ),0    1
1! 2!

Thay x = xi+1 = xi + h và y (xi) = f(xi, y(xi)) , ta được :
y ' (x i ) "
2 y (c i )
y(x i+1 ) = y(x i ) + h. .+ h . (59)
1! 2!
Khi h bé số hạng ở cuối vế phải có thể xem là bé, không đáng kể ta bỏ qua và thay y(x i) bằng ui
ta được công thức :
u i+1 = u i + h i .f (x i , u i ) (60)
Công thức này cho phép tính ui+1 khi biết ui và điều kiện Côsi đặt u0 =  .
Sự hội tụ của phương pháp Ơle: Ta gọi e i = u i − y(x i ) là sai số phương pháp Ơle. Nếu tại xi
xác định, e i → 0 khi h → 0 , tức là u i → y(x i ) khi h → 0 thì ta nói phương pháp Ơle hội tụ.

4.4. Hệ phương trình vi phân


Hệ phương trình: Cho khoảng [x0, X]. Tìm hai hàm số y = y(x) và z = z(x) xác định trên đoạn
[x0, X] và thoả mãn
y’ = f(x,y,z), z’ = g(x,y,z) (61)
y(x 0 ) = 1 , z( x 0 ) =  2 (62)
trong đó: 1 , 2 là hai số thực cho trước.

- 32 -
Phương pháp chuỗi Taylor: Giống như đối với phương trình ta cũng có thể mở rộng áp dụng
cho bài toán hệ. Với phương pháp Taylo ta viết :
y ' (x 0 ) y " (x 0 ) y (k)
y( x ) = y( x 0 ) + .(x − x 0 ) + (x − x 0 ) + .... +
2
(x − x 0 ) k + ...
1! 2! k!
' "
z (x 0 ) z (x 0 ) z (k)
z( x ) = z( x 0 ) + .(x − x 0 ) + (x − x 0 ) 2 + .... + (x − x 0 ) k + ...
1! 2! k!
Với : y(x 0 ) = 1 , z(x 0 ) = 2
y’(x0) = f(x0, y(x0), z(x0)) = f (x 0 , 1 , 2 )
z’(x0) = g(x0, y(x0), z(x0)) = g(x 0 , 1 , 2 )
Phương pháp Ơle: Trước hết ta chia đoạn [x0, X] thành n đoạn con, giả thiết bằng nhau cho
đơn giản, bởi các điểm :
x i = x 0 + i.h, i = 0,1,..., n
1
h=
n
Phương pháp Ơle viết: ui +1 = ui + hi . f ( xi , ui , vi )
vi +1 = vi + hi .g ( xi , u i , vi )
u 0 = 1 , v 0 =  2
Như vậy biết ui, vi tính được ngay ui+1, vi+1.
- 33 -
5. Các phương pháp gần đúng trong vật lý lượng tử

Khi nghiên cứu hệ lượng tử có tương tác thì Hamiltonian của hệ lượng tử bao gồm số hạng
không tương tác và số hạng tương tác. Các số hạng tương tác không thể giải một cách chính
xác. Các số hạng tương tác này gọi là nhiễu loạn gây bởi trường ngoài hay do tương tác của
chính hệ lượng tử gây ra. Phần này chúng ta áp dụng các phương pháp giải bài toán nhiễu
loạn trong các trạng thái khác nhau của hệ lượng tử.

5.1. Phương pháp nhiễu loạn đối với trạng thái dừng không suy biến
Giả sử Hamiltonian của hệ lượng tử có thể viết dưới dạng:
  
H = H 0 + H 1 (63)

trong đó: + H 0 là Hamiltonian của hệ ở trạng thái không có nhiễu loạn, với trị riêng E (n0) và
vectơ riêng  n không suy biến đã được biết chính xác:

H 0  n = E (n0 )  n (64)

+ H1 là thành phần nhễu loạn,  là thông số nhiễu loạn có giá trị nằm giữa 0 và 1.

Kí hiệu các vectơ riêng của H là n ứng với trị riêng E n , ta có:
 
(H 0 + H1 ) n = E n n (65)

- 34 -
Khai triển n theo các vectơ trạng thái riêng  n và giả thiết có sự tương ứng giữa các trạng
thái n và  n . Nghĩa là khi  → 0 ta có sự tương ứng sau:
n →  n và E n → E (n0 )
n =  n +  c nk ()  k (66)
kn
Từ điều kiện  → 0 ta có n →  n dẫn đến c nk (0) = 0 . Các hệ số khai triển c nk và trị riêng
E n cũng được khai triển chuỗi theo  .
c nk () = .c (nk1) + 2 .c (nk2) + 3 .c (nk3) + ... (67)
E n = E (n0) + .E (n1) + 2 .E (n2) + 3 .E (n3) + ... (68)
Thay các khai triển vào phương trình Schrodinger ta được:
   
(H 0 + .H1 )  n +  .c (kn1) +  2 .c (kn2 ) + ...
 kn kn 

( )  
= E (n0 ) + .E (n1) + 2 .E (n2 )   n +  .c (kn1) +  2 .c (kn2 ) + ... (68)
 kn kn 
Đây là phương trình thoả mãn với  bất kì, các hệ số mỗi bậc của  ở cả hai vế của phương
trình phải bằng nhau. Trong gần đúng bậc một, chỉ giữ lại các số hạng tỉ lệ với  phương trình
(68) có dạng:
- 35 -
 
H 0  c (kn1)  k + H 1  n = E (n0 )  c (kn1)  k + E (n1)  n (69)
kn kn

Vì: H 0  k = E (k0 )  k
nên phương trình (69) được viết lại:

( )
E (n1)  n = H1  n +  E (k0 ) − E (n0 ) c (nk1)  k (70)

Nhân hai vế của (70) với vectơ bra  n và sử dụng điều kiện trực giao của các vectơ trạng thái
không nhiễu loạn  n  k =  nk ta tìm được phần bổ chính bậc một của năng lượng:

E (n1) =  n H1  n (71)
Tương tự, nhân trái hai vế của phương trình (70) với  m (m  n) và sử dụng điều kiện trực
giao của vectơ trạng thái không nhiễu loạn ta được:

 m H 1  n + (E (m0 ) − E (n0 ) ).c (nm
1)
=0
Ta suy ra hệ số khai triển trong gần đúng  bậc một:
 k H1  n
c (nk1) = ( 0 ) (72)
E n − E (k0 )
do đó trạng thái trong gần đúng bậc một có dạng :

- 36 -

 k H1  n
n =  n +  k (73)
kn E (n0 ) − E (k0 )
Bỏ qua các số hạng chứa luỹ thừa của  bậc ba trở lên trong phương trình (73) ta được:
 
H 0  c (nl2)  k + H1  c (nk1)  k = E (n0)  c (nk2)  k + E (n1)  c (nk1)  k + E (n2)  n (74)
kn

Nhân trái vô hướng hai vế của (74) với bra  n ta thu được biểu thức phần bổ chính bậc hai
của năng lượng:

E (n2 ) =   n H1  k c (nk1)

 m H1  n
Thay c (nk1) = vào ta được:
E (n0 ) − E (m0 )
 2
 k H1  n
E (n2 ) =  (75)
E (n0 ) − E (k0 )
kn
Để cho phép gần đúng có nghĩa thì số hạng bổ chính phải nhỏ ta phải có:

 H 1 n
c (nk1) = k
 1 (76)
E (n0 ) − E (k0 )

- 37 -
5.2. Nhiễu loạn suy biến 
Xét toán tử Hamiltơn H 0 không nhiễu loạn bị suy biến bậc s

H 0  nk = E (n0 )  nk , k = 1, 2, …., s. (77)
ứng với một giá trị năng lượng E (n0) , trạng thái của hệ không nhiễu loạn được mô tả bởi các
vectơ trạng thái trực giao:
 n1 ,  n 2 ,....,  ns
   
Giả sử Hamiltơnian nhiễu loạn H của hệ có dạng: H = H 0 + H 1

và các vectơ riêng của H được xác định từ phương trình Schrodinger.
  
H n = (H 0 + H1 ) n = E n n (78)

Khai triển n theo các vectơ riêng của toán tử H 0
s
n =  c k  nk (79)
k =1
và thay (79) vào (78) ta được:
 
( ) = E n  c k  nk
s s
 k 0 nk
c H  + .H 1  nk (80)
k =1 k =1
Nhân hai vế của phương trình (80) với bra  nk

- 38 -
s  s
 c k E (n0)  nl  nk +  c k  nl .H 1  nk = E n  c k  nl  nk (81)
k =1 k =1

Và kí hiệu yếu tố ma trận H lk =  nl .H1  nk , đồng thời đặt  n = E n − E (n0) khi đó phương
trình (1.81) biến đổi thành:
s
 (H lk −  n . lk )c k = 0 (82)
k =1
Phương trình này gọi là phương trình thế kỉ.
Muốn cho hệ phương trình trên có nghiệm c k khác không thì định thức của hệ phải khác
không.
(H11 −  n )H12 H13 ....H1s
H 21 (H 22 −  n )H 23 ...H 2s
ta phải có: =0 (83)
...........................
H s1 H s2 H s3 ...(H ss −  n )
Đây là phương trình đại số bậc s đối với  n . Giải phương trình này ta được s nghiệm nói chung
khác nhau là:  n =  n1 ,  n 2 ,...,  ns
Như vậy khai có nhiễu loạn một mức suy biến E (n0) sẽ tách thành một dãy các mức gần nhau:
E n = E (n0 ) +  nj , j = 1, 2, …, s.
- 39 -
Thay một giá trị  nj vào hệ phương trình (82) ta tìm được một giá trị của c k. Thành thử vectơ
trạng thái của hệ nhiễu loạn bây giờ có dạng:
s
nj =  c k ( nj )  nk (84)
k =1

5.3. Nhiễu loạn phụ thuộc vào thời gian


Trong trường hợp nhiễu loạn tác dụng lên hệ lượng tử phụ thuộc vào thời gian. Hamiltơnian
phụ thuộc vào thời gian của hệ có dạng;
  
H (t ) = H 0 + H1 (t ) (85)
Năng lượng của hệ nhiễu loạn nói chung không bảo toàn và hệ không có trạng thái dừng. Tuy
nhiên để áp dụng phương pháp nhiễu loạn chúng ta sẽ xác định các vectơ trạng thái của hệ
nhiễu loạn theo các trạng thái dừng của hệ không nhiễu loạn  n .
Trước hết, ta khai triển các vectơ riêng  (t ) của Hamiltơnian toàn phần theo các trạng thái

dừng riêng  n của toán tử H 0

(t ) =  c n (t )  n (86)
n
  iE t 
Khi H1 = 0 ta có: c n (t ) = c n (0). exp − n  (87)
  
- 40 -
trong đó E n là năng lượng của hệ ở trạng thái dừng  n

H0 n = En n
Do đó để thuận tiện lợi hơn ta viết lại hệ số c n (t ) khi hệ có nhiễu loạn:
 iE t 
(t ) =  c n (t ). exp − n   n (88)
n   
Thay khai triển vào phương trình Schrođinger:
d  
i. (t ) = (H 0 + H1 ) (t )
dt
ta được :
 dc (t )  −
 

iE n t iE
− nt
 i dtn + E n cn (t )..e 
 n =  E n + H 1 (t ) .c n (t ).e   n (89)

Nhân vô hướng (89) với bra  m và sử dụng tính chất trực chuẩn của bracket  m  n =  mn ,
ta được:
i( E m −E n ) t
dc n (t ) 
i. =  c n (t ).e   m H1  n (90)
dt n
Giả sử khi t ≤ 0 hệ ở trạng thái không nhiễu loạn nào đó  i , khi đó:
c n (0) = c (n0) =  ni (91)

- 41 -

Bắt đầu từ thời điểm t = 0 hệ chịu tác dụng của nhiễu loạn nhỏ H 1 và ở thời điểm t>0 các hệ số
cn (t ) có thể khai triển dưới dạng chuỗi nhiễu loạn sau:
c n = c (n0) + c (n1) + c (n2) + ... (92)
Thay (92), (93) vào (90) ta nhận được phương trình đối với c n (t ) trong gần đúng bậc một
( m  i ).
dc1m (t )  i.(E m − E i ).t  
i. = exp   m 1 i
 H
dt   
nghiệm của phương trình này có dạng:
i.( E m − E i ).t '
i
t

c (m1) = −  dt ' e   m H 1 (t ' )  i (93)
0
do đó trong gần đúng bậc một, ta có :
i .( Em − Ei ).t '
i
t

c m (t ) =  mi −  dt ' e 
 m H 1 (t ' )  i (94)
0
Với điều kiện : c1n (t )  1 .

5.4. Phương pháp biến phân

- 42 -
Trong lý thuyết nhiễu loạn không thuận lợi khi áp dụng giải bài toán cơ học lượng tử
,người ta còn sử dụng phương pháp gần đúng khác gọi là phương pháp biến phân. Phương pháp
biến phân xuất phát từ nhận xét đơn giản rằng năng lượng trung bình của một hệ luôn lớn hơn
hoặc bằng năng lượng trạng thái cơ bản của hệ lượng tử. Việc tính năng lượng trạng thái cơ bản
dẫn đến việc chọn các hàm thử chứa một số thông số chưa biết nào đó. Sau đó tìm cực tiểu của
năng lượng trung bình cho phép ta xác định được thông số, nghĩa là xác định được năng lượng
trang thái cơ bản của hệ.
Khai triển vectơ trạng thái của hệ lượng tử  theo các vectơ riêng u n của toán tử

Hamiltơnian H :
 = an un (95)
n
Trị trung bình của năng lượng của hệ ở trạng thái đã cho có dạng:
 a
2
.E n
 H n
H = = n
(96)
  a
2
n
n

Gọi E 0 là năng lượng trang thái cơ bản của hệ lượng tử, từ (1.96) ta có bất đẳng thức:
E0  a n .
2


H  n
= E0 (97)
 an
2

- 43 -
Chọn các vectơ trạng thái  là một hàm của thông số chưa biết nào đó 1 ,  2 ,... sao cho gần
trùng với vectơ trạng thái cơ bản của hệ.
 = ( 1 ,  2 ,...) (98)
và thực hiện cực tiểu hoá năng lượng trung bình:

 H
=0 (99)
 i
cho phép xác định các thông số  0 i . Bằng cách đó ta sẽ tính được giá trị trung bình năng lượng

( 01 ,  02 ,...) H ( 01 ,  02 ,...
E=
( 01 ,  02 ,...) ( 01 ,  02 ,...)
gần với giá trị năng lượng cơ bản của hệ.
Phương pháp tính năng lượng ở trạng thái cơ bản của hệ lượng tử nói trên phụ thuộc vào
việc chọn hàm thử. Ngoài ra ta cũng có thể tính năng lượng của trạng thía kích thích thứ nhất
E1 hoặc thứ hai E 2 , …
Thực vậy, nếu kí hiệu 0 là vectơ trạng thái cơ bản của hệ thì việc tính E1 đòi hỏi bài
toán biến phân:

E 1 = min 1 H 1 (100)
với điều kiện bổ sung 1 1 = 1 và 1 0 = 0

- 44 -
Tương tự, việc tính năng lượng ở mức kích thích E 2 dẫn đến giải bài toán:

E 2 = min 2 H 2 (101)
với điều kiện bổ sung 2 2 = 1 và 2 1 = 2 0 = 0

5.5. phương pháp trường tự hợp Hartee- Fock


Toán tử Hamilton của nguyên tử nhiều electron hệ toạ độ gắn với hạt nhân có dạng:
1 ,
Hˆ =  Hˆ i + k Vki i, k = 1, 2,…,Z (102)
i 2
e2
trong đó Ĥ là toán tử Hamilton của electron thứ i trong trường hạt nhân điện tích Ze, Vki =
rki
là toán tử tương tác của hai electron, dấu phẩy ở tổng thứ hai kí hiệu tổng chỉ lấy các giái trị k
và i với k  i.
Để thuận tiện, ta dùng phương pháp biến phân để tính năng lượng của trạng thái cơ bản
của nguyên tử. Khi đó hàm sóng của nguyên tử được xác định từ đẳng thức.
J =   * HdV = 0 (103)
Với điều kiện   * dV = 1
Ta chọn hàm tử là tích của hàm sóng của các electron riêng biệt :
    
( r1, r2, .... r2 ) = ( r1 )( r2 ).....( r2 ) (104)
- 45 -
Điều đó ứng với giả thiết là các electron trong nguyên tử độc lập với nhau. Ở đây chúng ta chưa
kể đến tính đối xứng đối với việc hoán vị các cặp hạt. Nếu thay (104) vào biểu thức của J và
chú ý là Ĥ i chỉ có tác dụng lên toạ độ của electron thứ i, còn Vki chỉ có tác dụng lên toạ độ của
các electron thứ k và thứ i, ta có:
1
J =    i* Hˆ i i dVi +    i* k*Vki i k dVk dVi (105)
i 2 k 1
Thực hiện biến phân theo  i* ta có:
J =   i* Hˆ i i dVi +   i* k*Vki i k dVk dVi = 0 (106)
i k 1

trong đó biến phân theo  i* thoả mãn điều kiện


 i i dVi = 0
*
(107)
Nhân đẳng thức này với thừa số bất định Lagrange  i và cộng vào (106), ta có:
J =   *i H i +   *k Vki  k dVk −  i  i dVi (108)
i k 1

Vì biến phân *i là độc lập nên đẳng thức này sẽ được thoả mãn chỉ với điều kiện
 
H i +   k Vki  k dVk −  i   i = 0
*
i = 1, 2,..., Z (109)
 k 1 

- 46 -
Đây là một hệ phương trình vi phân tuyến tính đối với các hàm chưa biết 1 ,  2, ...., z . Hệ
phương
trình này lần đầu tiên được đưa ra bởi Hartee dựa trên khái niệm trường trung bình và sau đó
Fock thiết lập bằng phương pháp gần đúng liên tiếp. Đầu tiên, ta chọn hàm sóng trong phép gần
đúng lại không là hàm sóng của nguyên tử có một electron. Đó là hàm sóng của nguyên tử
Hiđrô và các ion tương tự He+, Li++… Nhờ hàm ok , ta tính được tổng.

v (i o ) ( ri ) =   *ko Vki  ok dVk
k 1
Tổng này là giá trị trung bình của tương tác của electron thứ i với tất cả các electron còn lại ở
trong trạng thái được mô tả bằng các hàm  ko . Nếu thay giá trị của tổng này vào (109), ta nhận
được hệ phương trình để xác định các hàm  i1 trong phép gần đúng bậc nhất:
(H i )
+ vio −  io  i1 = 0.
Sau khi giải hệ phương trình này, ta lại tính được thế năng mới.

v (i1) ( ri ) =   *k Vki 1k dVk
k 1

Nhờ thế năng này, ta lại tìm được hàm (k2 ) gần đúng bậc 2
H
+ v 1i − 1i 2i = 0
i 
Nếu quá trình này hội tụ, thì có thể tiếp tục cho đến khi nhận được thế năng

- 47 -

v i ( r1 ) =   *k Vki  k dVk (110)
k 1
và hệ phương trình
H i + vi (r) −  i i (ri ) = 0 (111)
Nhờ hệ phương trình này, ta tính được thế năng. Thế năng nhận được như vậy gọi là trường tự
hợp Hartee.
Như vậy, với phương pháp trường tự hợp, bài toán nhiều electron rút về bài toán một
electron. Mỗi electron trong nguyên tử được xét như chuyển động trong trường tự hợp tạo bởi
hạt nhân cùng với tất cả các electron còn lại.
Fock đã mở rộng phương pháp của Hartee bằng cách kể đến tính đồng nhất của electron.
Theo phương pháp của Fock, hàm thử được xây dựng nhờ các hàm sóng của electron riêng biệt
phụ thuộc cả vào các biến số không gian lẫn các biến số spin. Đặt  1 là tập
 1 (1 ) 1 ( 2 )...... 1 ( z )
1  2 (1 ) 2 ( 2 )..... 2 ( z )
= (112)
z! .....................................
 z (1 ) z ( 2 )..... z ( z )

- 48 -
Fock đã nhận được phương trình đối với hàm sóng  1 () . Phương trình này có dạng phức tạp
hơn nhiều so với phương trình nhận được bằng phương pháp Hartree nhưng kết quả chính xác
hơn nhiều.
Cụ thể ta xét ví dụ về trường hợp nguyên tử Hêli: Tính đối xứng của hàm toạ độ phụ thuộc vào
spin toàn phần của hệ. Trong trường hợp nguyên tử Hêli, ta có hai trường hợp:
+Trạng thái para ứng với spin toàn phần của hệ bằng không.
+ Trạng thái ốcto ứng với spin tổng cộng bằng một.
Giả sử toán tử Hamiltơnian có dạng:
Hˆ = Hˆ 10 + Hˆ 20 + V12 (113)
ˆ
Trong đó H i chỉ tác dụng lên toạ độ của hạt thứ i.
0

- Đầu tiên ta tìm phương trình xác định có trạng thái para của hệ: Trạng thái spin tổng cộng
bằng không và hàm sóng toạ độ là đối xứng. Ta chọn hàm thử dưới dạng:
=
1
a (1) b (2) + a (2) b (1) (114)
2
Thay vào biểu thức của J ta có:
J =  * Hˆ  .dV1.dV2
=   a* Hˆ 10 . a dV1 +   b* .Hˆ 20 . b dV2 +   a* (1) b* (2)V12 b (2) a (1)dV1dV2

+  *a (1).*b (2).V12  b (1). a (2)dV1 dV2 (115)


- 49 -
Tính biến phân J theo hàm *a và *b với điều kiện:
 i  k dV =  ik ; i, k = a, b.
*

Ta nhận được biểu thức: ( J − E a  *a a dV − E b  *b  b dV) = 0


Từ đó ta tìm được hệ hai phương trình:
( Hˆ 0 +  bb − Ea ) a +  ba b = 0
( Hˆ 0 +  aa − Eb ) b +  ab a = 0 (116)
trong đó :
 bb =  *b (1)V12  b (1)dV1
là tích phân tính đến tương tác Coulomb của electron ở trong trạng thái  b với electron ở trong
trạng thái  a . Còn tích phân:
 ba =  *b (1)V12  a (1)dV1
là tích phân trao đổi tính đến tương quan trong chuyển động của electron, gây ra do việc đối
xứng hoá các hàm toạ độ.
- Trong trạng thái ôcto: Trạng thái spin tổng cộng bằng 1 và hàm sóng toạ độ là phản đối xứng.
=
1
a (1) b (2) − a (2) b (1) (117)
2
Tương tự, hệ phương trình Fock co dạng:
- 50 -
( Hˆ 0 +  bb − Ea ) a −  ba b = 0
( Hˆ 0 +  aa − Eb ) b −  ab a = 0 (118)
Hệ phương trình (116) khác (118) bởi dấu của tích phân trao đổi. Nếu không kể đến tính đối
xứng của các hàm sóng thì tích phân trao đổi sẽ biến mất và hệ hai phương trình này trùng nhau
và ta lại nhận được phương trình Hartee ít chính xác, trong đó các mức năng lượng của các
trạng thái para và ôcto là như nhau.

- 51 -

You might also like