You are on page 1of 7

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO CUỐI KỲ

Đề bài:

Phân tích
một luận
điểm
mang tính
sáng tạo
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Hải
của Hồ Chí
Giảng viên giảng dạy: Huỳnh Thị Bích Vân
Minh về
Cách mạng
giải06/2021
phóng
dân tộc
Trong các luận điểm mang tính sáng tạo của Hồ Chí Minh, em ấn tượng nhất luận
điểm “Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Lí do là vì luận điểm này đề cao sự
chủ động trong công cuộc giải phóng, dân tộc phải tự mình đấu lên đấu tranh thay
vì trông chờ sự giúp đỡ từ nước khác, và đề cao ý chí một dân tộc thuộc địa có thể
làm cách mạng thành công thay vì phải phụ thuộc vào giai cấp vô sản giành được
thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.

Đầu tiên, định nghĩa sáng tạo là quá trình hoạt động của con người, tạo nên những
giá trị tinh thần và vật chất mới về chất. Sáng tạo là khả năng nảy sinh trong lao
động của con người nhằm tạo nên từ vật liệu do hiện thực cung cấp (trên cơ sở
nhận thức được các qui luật của thế giới khách quan) một thực tại mới thỏa mãn
được các nhu cầu đa dạng xã hội. Các hình thức sáng tạo được quy định bởi tính
chất của hoạt động có tính chất xây dựng (sự sáng tạo của người phát minh, của
người tổ chức, sự sáng tạo của khoa học và nghệ thuật,…).

Bên cạnh đó, định nghĩa cách mạng thuộc địa là cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, nổ ra ở các nước thuộc địa. Người dân đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập
chủ quyền của quốc gia mình, đánh đuổi quân xâm lược.

Cuối cùng, định nghĩa chính quốc được giải thích như sau. Theo quan điểm của
Lênin, một dân tộc có 2 quyền cơ bản là quyền bình đẳng và quyền tự quyết. Bình
đẳng giữa các dân tộc, tự quyết về chế độ chính trị và tự quyết về việc sáp nhập hay
tách rời khỏi các liên minh dân tộc. Do đó về nguyên tắc, các dân tộc hoàn toàn
bình đẳng với nhau. Chính vì vậy, chính quốc là một từ ước lệ nhằm ám chỉ quốc
gia đi xâm lược quốc gia khác và biến quốc gia bị xâm lược thành thuộc địa.
Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), nền
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó là
nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước
thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc.

Quan niệm của Quốc tế cộng sản

Lênin là người luôn theo sát các phong trào ở các nước thuộc địa. Tuy nhiên năm
1920 Lênin mất, dẫn đến ở Quốc tế cộng sản không còn người đại diện theo dõi các
phong trào thuộc địa. Chính vì vậy, họ xa dần, không đánh giá đúng hết tiềm lực và
khả năng to lớn của cách mạng thuộc địa. Quốc tế cộng sản đã có lúc xem nhẹ vai
trò của cách mạng thuộc địa, có thời điểm họ còn cho rằng: “Thuộc địa là một nơi
trên thì đầy ánh sáng mặt trời, dưới thì đầy cát, có vài cây dừa xanh và một túyp
người da màu”. Nghĩa là xem thuộc địa là một nơi nghèo nàn, lạc hậu, bạc nhược
về ý chí đấu tranh, kém cỏi về nhận thức lí luận, nghèo nàn về tiềm năng kinh tế,
một nơi không thể làm cách mạng.

Tại Đại hội VI Quốc tế cộng sản năm 1928 đã thông qua Những luận cương về
phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, trong đó có
đoạn viết rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước
thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”.
Nghĩa là Quốc tế cộng sản cho rằng cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc vào
các nước chính quốc. Đây không phải là mối quan hệ bình đẳng mà là mối quan hệ
phụ thuộc. Quan điểm này đã có tác động tiêu cực, và đã làm giảm đi tính chủ
động, sáng tạo của nhân dân các nước thuộc địa trong công cuộc đấu tranh chống
thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc.

Quan điểm của Hồ Chí Minh


Quán triệt tư tưởng của Lênin về môi quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, Hồ Chí Minh chỉ ra chúng
có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, có mối quan hệ bình đẳng chứ không
phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Nhận thức đúng vai trò, vị trí
chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc. Nguyễn Ái Quốc cho
rằng cách mạng giải phóng dân tộc từ thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc.

Tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1-7-1924). Nguyễn Ái Quốc phê
phán các đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng sản ở các nước
có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa. Trong
khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chúng nô
dịch trong vòng áp bức ở các thuộc địa. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925), Người cũng viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi
bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản
ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đông thời cắt cả hai vòi. Nếu
người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn sẽ tiếp tục hút máu của giai
cấp vô sản, con vật vẫn sẽ tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.

Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh dựa trên những cơ sở sau:

1.Vị trí thuộc địa

Thuộc địa có vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là
nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc. Cụ
thể là thuộc địa là đầu ra của sản phẩm thừa của các nước chính quốc, nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn nhân công lao động rẻ mạt.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy
ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi Chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy
của nó, nơi nó đầu tư tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quản lao động
của nó, và nhất là quyền những binh lính ban xử cho các đạo quân phản cách mạng
của nó". "... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở
các thuộc địa".

2.Tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa

Xuất thân từ một đất nước thuộc địa, Hồ Chí Minh hiểu thấu những khó khăn cùng
cực mà nhân dân các nước nơi đây phải trải qua. Sự tàn ác áp bức bóc lột, sự hành
hạ dã man lâu ngày sẽ khiến người dân vùng lên đấu tranh để đòi lại sự công bằng,
đòi lại sự tự do vốn có, đòi lại một cuộc sống bình yên, như một cái lò xo đã bị nén
quá đủ lâu. Tinh thần ấy được thể hiện qua câu: “Nơi nào có áp bức nơi đó có đấu
tranh”.

Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo
Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập
hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, phải "Làm cho các dân
tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết
lại - để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ
là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản".

3.Căn cứ vào quan điểm của C.Mác

Căn cứ vào luận điểm của C.Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp công
nhân, trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, khi kêu gọi các dân tộc thuộc
địa đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc, Người viết: “Hỡi anh em ở các
thuộc địa… Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của
C.Mác, chúng tôi xn nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể
thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.

Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực
dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị
động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8/1945, khi thời cơ cách mạng
xuất hiện, Người kêu gọi: "Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự
giải phóng cho ta".

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Người nói: "Kháng chiến trường kỳ gian
khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình… cố nhiên sự giúp đỡ
của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong
chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác
giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập".

Thực tế đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, dẫn
chứng cụ thể đó là Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi và cách mạng những năm 60
(năm lục địa đen nổi dậy) hàng loạt các nước châu phi giành được độc lập trước khi
cách mạng vô sản ở chính quốc nổ ra và thắng lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 http://nguyenhoangchinhtri.blogspot.com/2013/04/tu-tuong-ho-chi-minh-
cach-mang-giai.html
 https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/tieu-luan-tu-tuong-ho-chi-minh--
Phan-tich-quan-diem-sang-tao-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc-cua-Ho-
Chi-Minh-9327/
 https://loigiaihay.com/cach-mang-giai-phong-dan-toc-can-duoc-tien-hanh-
chu-dong-sang-tao-va-co-kha-nang-gianh-thang-loi-truoc-cach-mang-vo-
san-o-chinh-quoc-c124a20353.html
 Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh

You might also like