You are on page 1of 9

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN
BÁO CÁO CUỐI KỲ

Đề bài:
Phân tích
phương pháp
sản xuất giá
trị thặng dư
tuyệt đối và
giá trị thặng
dư tương đối
Sinh viên thực hiện: Nguyễn
SoHữu Hảihai
sánh
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn
phươngThị Điệp
pháp
và cho biết ý
nghĩa thực
tiễn05/2021
đối với
việc phát
triển nền kinh
tế Việt Nam
hiện nay
I.Phân tích phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng
dư tương đối

1.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày
lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá
trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Do đó ngày lao
động càng dài thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao, giá trị thặng dư tuyệt đối
càng nhiều.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của
chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ
công, hoặc lao động với những máy móc đơn giản ở các công trường thủ công. Đó
là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

Giả sử: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ và ngày lao động là 8 giờ, thì tỷ suất
thặng dư là 100%.

Nếu ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ với mọi điều kiện không đổi thì giá trị thặng
dư tuyệt đối sẽ tăng từ 4 giờ lên 6 giờ với tỷ suất giá trị thặng dư là 150%.

m’=6giờ/4giờ = 150%

Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách
để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.

Ngoài thời gian công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, nhà máy, người
công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất sức
lao động. Mặt khác sức lao động của công nhân là thứ hang hóa đặc biệt vì vậy
ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho những nhu cầu
sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong
trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản rút ngắn thời gian lao động
trong ngày, vì người công nhân cho rằng mình có quyền đòi hạn chế ngày lao động
ở mức bình thường. Nên giai cấp công nhân luôn đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao
động. Tuy nhiên ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức bằng thời gian
lao động cần thiết, vì như vậy không còn cơ sở cho chủ nghĩa tư bản tồn tại. Bị
buộc phải rút ngắn ngày lao động, nhà tư bản lại tìm cách khác để tăng cường bóc
lột công nhân. Đó là tăng cường độ lao động, nghĩa là bắt công nhân phải làm việc
căng thẳng hơn, hao phí nhiều sức lực hơn. Do đó tạo ra được giá trị và giá trị
thặng dư nhiều hơn. Tăng cường độ lao động cũng có tắc dụng kéo dài ngày lao
động. Tuy nhiên, nhà tư bản cũng không thể tăng cường độ lao động lên vô hạn, họ
tìm ra một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối.

2.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất
yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động
không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.

Giả sử: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ và ngày lao động là 8 giờ, thì tỷ suất
thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động tất yếu
giảm xuống 2giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6 giờ. Khi đó:

m’=6giờ/2giờ = 300%

Nếu ngày lao động giảm xuống còn 6 giờ nhưng giá trị sức lao động giảm khiến
thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 1 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ
là 5 giờ. Khi đó:

m’=5giờ/1giờ = 500%
Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, phải hạ thấp giá trị ngày lao động.
Chúng ta biết giá trị sức lao động biểu hiện thành giá trị sức lao động, biểu hiện
thành giá trị những tư liệu sinh hoạt dung để duy trì đời sống của công nhân. Vậy
muốn hạ thấp giá trị sức lao động, phải làm giảm các giá trị các tư liệu sinh hoạt.
Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản
xuất tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dung của công nhân, hoặc tăng năng suất
lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất các tư liệu sinh hoạt
đó.

Trong thực tế việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động diễn ra trước tiên ở một
số xí nghiệp riêng lẻ, làm cho giá trị cá biệt của sản phẩm do các xí nghiệp đó sản
xuất thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản khi bán hang thu được một số giá trị thặng
dư trội hơn số giá trị thặng dư của các nhà tư bản khác phần giá trị thặng dư trội
hơn đó mà các nhà tư bản cá biệt thu được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có cơ sở giống nhau là do
tăng năng suất lao động, nhưng lại khác nhau ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối dựa
trên cơ sở tăng năng suất lao động, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì dựa trên cơ
sở tăng năng suất lao động cá biệt. Cho nên Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là
hiện tượng biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Xét trong từng trường hợp,
giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ đó
đã phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đấy là một hiện tượng
thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kỳ vọng của nhà tư bản là
động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh chóng.

II.So sánh hai phương pháp và cho biết ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát
triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay
1.So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Trên thực tế, hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời khỏi nhau, mà
chỉ trong mỗi thời kỳ khác nhau sự vận động hai phương pháp nhiều hay ít, , trong
thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp
dụng nhiều hơn phương pháp giá trị thặng dư tương đối, còn đối với thời kỳ sau
của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản
kết hợp tốt hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tạo ra ngày càng nhiều giá trị
thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý
để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng,
các lao động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường
độ lao động của người công nhân. Mà trái lại do việc áp dụng máy móc chạy với
tốc độ cao buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho
cường độ lao động tăng. Hai phương pháp này là hai phương pháp cơ bản để nhà tư
bản nâng cao mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Cả hai phương pháp đều được áp
dụng song song trong suốt quá trình lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng
nhìn chung về phía sau, kỹ thuật càng phát triển thì sự bóc lột giá trị thặng dư
tương đối chiếm ưu thế.

Giống nhau:

1. Nâng cao bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình hình thành của Chủ
nghĩa tư bản
2. Tăng thời gian lao động thặng dư
3. Tạo ra nhiều sản phẩm
4. Nâng cao trình độ bóc lột

Khác nhau:

Phương pháp sản xuất giá Phương pháp sản xuất


trị thặng dư tuyệt đối giá trị thặng dư tương
đối
Phương thức thực Tăng thời gian lao động: Tăng năng suất lao động:
hiện Kéo dài thời gian lao động Tăng thời gian lao động
thặng dư; thời gian lao động thặng dư; giảm thời gian
tất yếu không đổi lao động tất yếu
Được sử dụng chủ Giai đoạn phát triển đầu Giai đoạn KHCN phát
yếu trong giai đoạn tiên của CNTB triển
Trình độ bóc lột Thấp Tinh vi hơn
Điểm mạnh Không cần máy móc hiện Không phải kéo dài thời
đại, không cần đầu tư gian ngày lao động
Điểm yếu Giới hạn bởi sức khỏe của Phải ứng khoa học kỹ
người công nhân thuật

2.Nêu ý nghĩa và liên hệ thực tiễn đối với việc phát triển nền kinh tế Việt Nam
hiện nay

Áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nhằm kích thích sản xuất, tăng năng
suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi
phí sản xuất.

Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu
sản xuất giá trị thặng dư sẽ góp phần cái nhìn tổng quan cho các nhà hoạch định
chính sách để tạo ra những phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh
doanh. Về lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để
tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với quá trình vận dụng và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của
nước ta hiện nay, giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao
động làm thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản, của giai cấp tư
sản.

Trong xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của con người công
nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư không còn tồn tại
mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác không giống như giai cấp tư
sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để xây đất nước, xây dựng chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì mục đích phát triển xã hội chủ nghĩa. Vì con
người không tách ra khỏi xu hướng của xã hội, Việt Nam vận dụng các phương
pháp ấy vào công cuộc dây dựng đất nước, trong đó tiến hành công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình sản xuất phát triển
kinh tế mỗi quốc gia.

Là một quốc gia quá độ lên xã hội chủ nghĩa và không qua giai đoạn giai cấp tư
sản. Vì vậy, chúng ta không có được những tiền đề vững chắc trong hệ thống kinh
tế. Nhận thức được yếu tố đó, việc áp dụng giá trị thặng dư chính là luận điểm nâng
cao kết quả của lao động thừa vượt qua những chi phí để duy trì lao động và việc
xây dựng, tích lũy quỹ sản xuất xã hội và dự trữ… Tất cả những giá trị đó đã đang
và sẽ mãi mãi vẫn là cơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh
thần. Đây sẽ là điều kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa.

Chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nước
tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa mặc dù có sản
xuất hàng hóa. Cái thiếu của đất nước là chưa chải qua sự ngự trị của cách tổ chức
của kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Đất nước ta đang đứng trước một
nhiệm vụ cháy bỏng và tạo ra tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, đó là sự phát
triển của sức sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị
thặng dư dù chúng biểu hiện những quan hệ xã hội khác nhau.

Đi lên từ một quốc gia tiêu nông và không trải qua thời kì tư sản. Chúng ta không
thể đạt được những mục tiêu kinh tế ngay trong thời gian ngắn mà phải rút ngắn
những quá trình tất yếu mà chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua và đang thực hiện để
có một nền kinh tế thị trường như ngày nay. Đó là một quá trình phát triển trải qua
nhiều giai đoạn phân công lao động, khi khoa học công nghệ phát triển sản xuất và
chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản đã diễn ra một cách tự phát và
tuần tự.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay cần có phương hướng khai thác và vận dụng
những tư tưởng và các nguyên lý của học thuyết giá trị sản xuất thặng dư một
cách hiệu quả để đạt được những thành tựu mới đưa nền kinh tế đất nước phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, phương hướng phát triển của Việt Nam
đã và đang được định hình như sau:

 Các doanh nghiệp nhỏ và lớn đề tìm mọi cách để tăng thời gian lao động
thặng dư và nhất là tăng năng suất của lao động thặng dư.
 Các nhà đầu tư rất cân nhắc và kĩ lưỡng trong việc đầu tư. Đó là nguyên tắc
bảo tồn vốn và nguyên tắc sinh lợi, nhất là nguyên tắc sinh lợi, để cho một
đồng vốn đầu tư sử dụng được tăng thêm giá trị.
 Nhà nước nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài, gián tiếp phát triển thị trường kinh tế chung, thậm chí là cả thị trường
sức lao động.
 Nhà nước phải thật sự có thực lực trong tư tưởng, kinh tế, năng lực quản lý
và uy tín đối với xã hội. Từ đó tạo ra các giá trị văn hóa trong nền kinh tế xã
hội.
 Tối thiểu hóa các yếu tố gây thiệt hại như ngăn chặn sự mất trật tự chính trị,
xã hội. Các công đoàn luôn đặt quyền lợi người lao động lên hàng đầu và bảo
vệ họ trong môi trường lao động

Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang đi đúng hướng trong phát triển kinh tế,
con đường phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Với sự
chung tay đồng lòng, Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thiện mô
hình chính trị xã hội đáng tự hào và mơ ước.

Tài liệu tham khảo

 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin. (n.d.).

You might also like