You are on page 1of 3

Bài 1.

1. (1) Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này dựa theo đặc điểm trình bày hợp lý theo khuôn mẫu lý
thuyết kế toán. Bởi vì nghiệp vụ này đã có đầy đủ thông tin chính xác về việc phát sinh nghĩa vụ phải
thực hiện trong tương lai đó chính là thuê tài sản để ghi nhận là một khoản nợ phải trả.

(2) Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này theo đặc điểm thích hợp theo khuôn mẫu lý thuyết kế
toán. Bởi vì quyết định đánh giá lại tài sản đã dựa vào những giá trị xác định được trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh kết hợp với sự đánh giá dự đoán giá trị tài sản và thu nhập trong tương lai
nên nghiệp vụ này được ghi nhận theo đặc điểm thích hợp.

(3) Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này theo đặc điểm so sánh của khuôn mẫu lý thuyết kế toán.
Bởi vì khi lập báo cáo tài chính năm 2020, kế toán thay đổi số dư đầu kỳ hàng tồn kho theo phương
pháp bình quân gia quyền để cho số liệu của tài khoản hàng tồn kho được đo lường theo cùng một
phương thức trong năm tài chính đó.

2. Kế toán công ty nên thực hiện đánh giá lại tài sản cũng như lập báo cáo tài chính trên một
nguyên tắc giả định khác.

Bài 1.2

(1) Theo khuôn mẫu lý thuyết, 1.8 tỷ không được ghi là giảm khoản phải thu vì Sunny có nghĩa
vụ hoàn lại tiền cho các khoản phải thu mà Finease không thu nợ được sau 6 tháng (là còn kiểm soát
tài sản này nên không được ghi giảm), phải ghi nhận như một khoản nợ. Bên cạnh đó Sunny sẽ phải
ghi nhận 10 triệu vào chi phí quản lý doanh nghiệp với Finease là người quản trị khoản nợ cho Sunny
với mức phí 10 triệu/tháng. Tiếp theo Sunny sẽ ghi nhận chi phí lãi vay 36 triệu đồng (1,8 tỷ*2%) là
chi phí tài chính vì trong tháng 9 vẫn chưa có khoản nợ nào đến hạn hoặc khách thanh toán nợ. Và
ghi tăng thêm 36 triệu đồng đối với khoản nợ phải trả công ty Finease.
(2) Trong nghiệp vụ này, không được ghi 10 tỷ là doanh thu bán hàng vì Sunny còn quyền kiểm
soát hàng hóa, có quyền mua lại số hàng bất kỳ thời điểm nào trong vòng 2 năm, Sunny vẫn phải
thanh toán chi phí lưu kho cho lô hàng này. Nên 10 tỷ này được coi như là 1 khoản nợ vay được đảm
bảo bằng hàng tồn kho. Và ghi nhận 60 triệu là Chi phí lưu kho.

Bài 1.3

1. Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán, công ty không nên ghi nhận một tài sản hay một khoản
nợ phải trả tại ngày ký hợp đồng đặt mua máy bay vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, quyền sở hữu tài
sản vẫn chưa được chuyển giao cho công ty cũng như chưa có hoạt động giao dịch trực tiếp nên kế
toán không được phép ghi nhận một tài sản hoặc nợ phải trả.
Vì đây là HĐ không hủy ngang, có thể phải thanh toán khoản tiền lớn trong tương lai.
2. Đối với cả hai trường hợp, công ty hàng không không ghi tăng và giảm giá trị ghi sổ mà vẫn
căn cứ vào giá trị gốc ban đầu vì theo hợp đồng, công ty đã đồng ý mua máy bay với với mức giá cố
định, không hủy ngang (mức giá được xác định một cách chắc chắn trong tương lai). Nếu công ty ký
hợp đồng mua máy bay bằng ngoại tệ với mức giá cố định, sẽ ghi nhận tăng giảm lợi nhuận vì sự
thay đổi chênh lệch tỉ giá vào ngày giao tài sản.
(Nếu việc thanh toán bằng ngoại tệ, sự thay đổi tỷ giá lên hoặc xuống sẽ được ghi nhận như
khoản lãi/lỗ trong kỳ.)
Bài 1.4

1. Khoản chi 2,2 tỷ cho dự án nghiên cứu này sẽ được ghi nhận vào chi phí phát sinh và dự án
nghiên cứu này chưa được dự đoán sẽ thành công về mặt thương mại, nói cách khác khoản chi này
chưa chắc sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nên khoản chi phí này không đáp
ứng điều kiện vốn hóa.
2. Khoản tiền 20 triệu bị mất sẽ được ghi vào chi phí trong kỳ vì đáp ứng định nghĩa yếu tố chi
phí trên Báo cáo tài chính là làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán do sự giảm sút tài sản.
3. Luật sư cho biết công ty Lampeter có khả năng 60% sẽ thắng vụ việc, tình hình này công ty sẽ
không ghi nhận vì khoản bồi thường không đáp ứng định nghĩa của các yếu tố tài chính (không ghi
nhận là nợ phải trả vì chưa phải là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phải thanh toán, không ghi
nhận là chi phí vì không mang tính chắc chắn về việc làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong
kỳ kế toán,…) và khoản bồi thường không được xác định một cách chắc chắc (không đáp ứng đặc
điểm thích hợp của thông tin tài chính hữu ích).

Bài 1.5

Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán khi đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện được, tài
sản được ghi nhận theo giá trị của các khoản tiền hoặc tương đương tiền có thể thu được từ việc
bán tài sản tại thời điểm hiện tại. Hàng tồn kho là vàng bạc có tính thanh khoản cao nên việc ghi
nhận lợi nhuận tại thời điểm sản xuất cũng coi là hợp lý. Nếu giá trị tài sản bị suy giảm nên được
phản ánh trong BCKQHĐ để phù hợp với doanh thu của giai đoạn hiện tại.

Bài 1.6

a) Giá gốc = Giá mua – Khấu hao lũy kế = 100.000 - 40.000 = 60.000 (trđ)
b) Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá bán – Chi phí bán

= 50.000 - 500 = 49.500 (trđ)

c) Giá hiện hành = Giá mua tài sản tương đương – Khấu hao lũy kế (4 năm)

= 110.000 – 40.000*110.000/100.000 = 66.000 (trđ)

d) Giá trị tài sản theo hiện giá

25.000 25.000
Hiện giá dòng tiền trong 2 năm đầu tiên = + =43.388,43 (trđ)
1,1 1,12
20.000 20.000 20.000 20.000
Hiện giá dòng tiền tại năm N+2 = + + + =63.397,3 (trđ)
1,1 1,12 1,13 1,14
63.397,3
Giá trị tài sản theo hiện giá = 43.388,43 + =95.782,89 (trđ)
1,12

Bài 1.7
Bảo toàn vốn tài chính Bảo toàn vốn vật
Tiền tệ không đổi Theo sức mua không đổi chất
Doanh thu 2200 2200 2200
Giá vốn hàng bán (2000) (2000) (2150)
Lợi nhuận 200 200 50
Điều chỉnh lạm phát
về số vốn đầu kỳ (100)

Tổng lợi nhuận 200 100 50

Bảo toàn vốn TC về mặt tiền tệ không đổi: 2200-2000 = 200

Bảo toàn vốn vật chất: 2200 - 200*10,75 = 50

Bảo toàn vốn theo sức mua không đổi: 2200-2000*105% = 100

You might also like