You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN HỌC KÌ II

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ca. B. Na. C. Al. D. Fe.
Câu 2: Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp là do:
A. mạng tinh thể lập phương tâm diện cấu trúc đặc khít, liên kết kim loại bền vững.
B. mạng tinh thể lập phương tâm khối cấu trúc đặc khít, liên kết kim loại kém bền vững.
C. mạng tinh thể lập phương tâm diện tương đối rỗng, liên kết kim loại kém bền vững.
D. mạng tinh thể lập phương tâm khối tương đối rỗng, liên kết kim loại kém bền vững.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tính khử giảm dần từ Li đến Cs. B. Các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh do có năng lượng ion hóa lớn.
C. Các kim loại kiềm đều khử mạnh nước. D. Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử K là 3s2.
Câu 4: Để điều chế Mg người ta dùng cách nào sau đây?
A. Dùng Na để khử ion Mg2+ từ dung dịch MgCl2. B. Dùng CO để khử MgO ở nhiệt độ cao.
C. Nung MgO ở nhiệt độ cao. D. Điện phân MgCl2 nóng chảy.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 6: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da?
A. NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaNO3.
Câu 7: Nhóm mà các chất đều tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm là
A. K2O, BaO và Al2O3. B. Na2O, K2O và BaO. C. Na2O, K2O và MgO. D. Na2O, Fe2O3 và BaO.
Câu 8: Thạch cao sống có công thức là
A. CaSO4.5H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.H2O.
Câu 9: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
Câu 10: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 là
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa bị hòa tan một phần. B. dung dịch vẫn trong suốt.
C. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan dần thành dung dịch trong suốt. D. xuất hiện kết tủa, kết tủa không tan.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi?
A. CaCO3 → CaO + CO2 B. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Câu 12: Nước có tính cứng tạm thời chứa các ion
A. Ca2+, Mg2+, HCO3- . B. Ca2+, Mg2+, Cl-. C. Ba2+ , Mg2+, HCO3-. D. Ca2+, Mg2+, SO42-.
Câu 13: Nước cứng là nước chứa nhiều ion
A. Ca2+, Mg2+. B. Na+, K+. C. Cu2+, Mg2+. D. Zn2+, Ca2+.
Câu 14: Cặp chất nào sau đây đều có khả năng làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?
A. NaOH, HCl. B. Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaHCO3, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2.
Câu 15: Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HCl đặc. C. NaOH đặc. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 16: Cho các dd: HCl,CuSO4,NaOH,NaCl, HNO3 đặc nguội, H2SO4 loãng. Số dung dịch phản ứng được với Al là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với oxit kim loại ở nhiệt độ cao. B. Al tác dụng với oxi.
C. Điện phân Al2O3 nóng chảy. D. Al tác dụng với dung dịch NaOH.
Câu 18: Trong phản ứng của Al với dung dịch NaOH, chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hóa là
A. Al. B. NaOH. C. NaAlO2. D. H2O.
Câu 19: Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2. B. Ba(OH)2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 20: Nhôm hidroxit không tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. H2SO4. B. HCl. C. NaHSO4. D. NH3.
Câu 21: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH đếñ dư vào dung dịch Al 2(SO4)3 là
A. Lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa bị hòa tan một phần. B. Xuất hiện kết tủa keo trắng và sủi bọt khí không màu.
C. Xuất hiện kết tủa và kết tủa không bị hòa tan. D. Lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan hết.
Câu 22: Cho các phát biểu sau đây:
(a) Al2O3 vừa tác dụng với dd HCl vừa tác dụng với dd NaOH.
(b) AlCl3 là hợp chất lưỡng tính.
(c) Trong công nghiệp điều chế Al từ quặng boxit Al2O3.2H2O.
(d) Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 23: Cho các phát biểu sau đây:
(a) Nguyên tử sắt có 8e ở lớp ngoài cùng. (b) Fe ở ô 26, chu kì 4, nhóm VIB.
(c) Cấu hình e của ion Fe2+ là [Ar]3d44s2. (d) Fe có tính nhiễm từ. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 24: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các chất riêng biệt sau: H 2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)3, AgNO3, NaCl.
Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 25: Cho các phát biểu nào sau đây:
(a) Fe có khả năng tan trong dung dịch FeCl3. (b) Fe có khả năng tan trong dung dịch CuCl2.
(c) Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3. (d) Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 4 C. 2. D. 1.
Câu 26: Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo thành hợp chất Fe(III)?
A. S (t0). B. dung dịch HCl. C. dung dịch CuSO4. D. Cl2 (t0).
Câu 27: Phản ứng nào sau đây không tạo hợp chất Fe(II)?
A. FeCl3 + Cu. B. Fe (dư) + HNO3 loãng. C. Fe(OH)2 + HNO3 loãng. D. FeS + HCl.
Câu 28: Công thức của sắt(II) hiđroxit là
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 29: Nung Fe(OH)2 trong điều kiện có không khí, ta thu được
A. Fe(OH)3 và H2. B. Fe và H2O. C. Fe2O3 và H2O. D. FeO và H2O.
Câu 30: Nung Fe(OH)2 trong điều kiện không có không khí, ta thu được
A. Fe(OH)3 và H2. B. Fe và H2O. C. FeO và H2O. D. Fe2O3 và H2O.
Câu 31: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt. B. trắng xanh. C. xanh lam. D. nâu đỏ.
Câu 32: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu
nâu đỏ. Chất X là
A. AlCl3. B. MgCl2. C. FeCl2. D. FeCl3.
Câu 33: Fe(OH)3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4. B. KCl. C. HCl. D. HNO3.
Câu 34: Cho phản ứng: a FeO + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + c H2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng
A. 5. B. 9. C. 13. D. 22.
Câu 35: Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Fe3O4?
A. Hematit. B. Manhetit. C. Pirit. D. Xiđerit.
Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng:
X Y Z
Fe  FeCl3  Fe(NO3)3  Fe(OH)3. X, Y, Z lần lượt là
A. HCl, NaNO3, NaOH. B. FeCl2, HNO3, NaOH. C. Cl2, AgNO3, NaOH. D. Cl2, HNO3, Cu(OH)2.
Câu 37: Cho các chất : Al2O3, MgO, Al, NaHCO3, Ca(OH)2, Al(OH)3. Số chất vừa tác dụng được với dung dịch
HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 38: Cho các chất: Al2O3, ZnSO4, NaHCO3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. Số chất có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 39: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl 2?
A. Fe, Na, Mg. B. Na, Mg, Ag. C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag.
Câu 40: Có 3 chất rắn Al, Al2O3, Mg. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt được chúng?
A. NaOH. B. H2SO4. C. NaCl. D. NH3.
Câu 41: Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong qúa trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt
để. Đó là những chất nào sau đây?
A. NH3, HCl. B. SO2, NO2. C. CO2, SO2. D. H2S, Cl2.
Câu 42: Nhóm nào sau đây gồm các ion gây ô nhiễm nguồn nước?
A. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-. B. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-.
C. NO3-, NO2-, Pb2+, As3+. D. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+.
Câu 43: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong
thuốc lá là
A. nicotin. B. becberin. C. axit nicotinic. D. mocphin.
Câu 44: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây ?
A. Khí clo. B. Khí cacbonic. C. Khí cacbon oxit. D. Khí hidro clorua.
Câu 45: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại
bỏ các khí đó ?
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl.
----- HẾT -----

You might also like