You are on page 1of 3

Does the optimization of a company's environmental performance reduce its

systematic risk? New evidence from European listed companies

1.Bản dịch: Kết quả của nghiên cứu này sẽ cho phép các nhà đầu tư tiềm năng của thị
trường tài chính Châu Âu đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên kết quả thu được liên
quan đến chỉ số quản lý môi trường và các chỉ số phụ về mức độ rủi ro hệ thống của
công ty. Xue và cộng sự (2017) cho rằng chỉ số môi trường không chỉ củng cố tài sản
của các cổ đông mà còn cải thiện khả năng quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho các
tài sản này. Trong cơ cấu này, các hoạt động quản lý môi trường, ví dụ như chính sách
quản trị, có thể trở thành một loại cơ chế bảo hiểm cho công ty, (Godfrey, Merrill, &
Hansen, 2009), điều này làm giảm xác suất của các sự kiện có thể tác động tiêu cực
đến dòng tiền của công ty và rủi ro đối với cổ đông (sự biến động về dòng tiền và cổ
phiếu của công ty). Hơn nữa, về phía cổ đông, Jo và Na (2012) cho thấy mức độ trách
nhiệm xã hội của công ty sẽ giảm đáng kể rủi ro của của công ty. Tác động này càng
lớn nếu xác suất xảy ra các sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền càng cao. Ví dụ,
Blacconiere và Patten (1994) đã phân tích phản ứng thị trường của các công ty hóa
chất (ngoài Union Carbide) đối với vụ rò rỉ năm 1984 ở Ấn Độ, dẫn đến hơn 200.000
người bị thương và khoảng 4.000 người tử vong. Mặc dù vấn đề ban đầu chỉ liên quan
đến Union Carbide, nhưng nó đã nêu bật phản ứng tiêu cực đáng kể trong nội bộ
ngành đối với cuộc khủng hoảng này. Hơn nữa, các công ty có hiệu suất môi trường
cao đã ít bị ảnh hưởng bởi phản ứng tiêu cực của thị trường so với các công ty khác vì
cơ chế bảo hiểm này. Một trong những giới hạn của nghiên cứu này nằm ở việc lựa
chọn mẫu, bao gồm các công ty niêm yết rất lớn. Kết quả do đó thu được trong khuôn
khổ của nghiên cứu này sẽ không nhất thiết giống nhau đối với các công ty có vốn
hóa yếu hoặc có vốn ít bị phân tán. Hơn nữa, do Báo cáo Tài chính Quốc tế Tiêu
chuẩn và xếp hạng ngoài tài chính dành riêng cho Châu Âu, hiệu lực của kết quả hiện
tại chỉ giới hạn ở Châu  u. Tuy nhiên, những kết quả này cũng là lời mời gọi đầu tư
vào khu vực này. Cuối cùng, các nghiên cứu sâu hơn nên khám phá yếu tố đa dạng
khác chẳng hạn như thành phần của hội đồng quản trị, vốn có ảnh hưởng đến hoạt
động môi trường và công bố các thông tin môi trường
(Balouch, Ayadi & Hussainey, 2019)

2. Paraphase: Nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết để các nhà đầu tư Châu
Âu, đặc biệt là các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực tài chính ra quyết định chính xác dựa
vào các số liệu quản lý môi trường và chỉ số rủi ro hệ thống của công ty.Theo kết quả
có được từ nghiên cứu của Xue và các đồng đội (2017), các cố đông có thể giảm thiểu
rủi ro hệ thống, đồng thời củng cố các tài sản giá trị của công ty bằng cách nâng cao
chỉ số môi trường. Nhờ vậy công ty có thể xây dựng một hệ thống bảo hiểm bằng các
thực hiện các hoạt động quản lý môi trường.(Godfrey, Merrill, & Hansen, 2009), qua
đó các sự kiện có ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của công ty và gia
tăng rủi ro đồi với các cổ đông sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra theo Jo và Na (2012) các
chính sách quản lý môi trường có ảnh hưởng lớn đến rủi ro của công ty, và nếu khả
năng xảy ra rủi ro có ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty càng lớn thì tác động này
càng thể hiện rõ rệt.

Ví dụ vào năm 1984 ở Ấn Độ đã xảy ra một tai nạn lao động tại công ty hóa chất
Union Carbide làm bị thương 200.000 người và làm thiệt mạng 4.000 người. Theo
nghiên cứu của Blacconiere và Patten (1994) về phản ứng của thị trường hóa chất đối
với tại nạn này cho thấy các công ty có chỉ số quản lý môi trường cao sẽ ít bị ảnh
hưởng hơn so với các công ty còn lại.

Tuy nhiên nghiên cứu này có những hạn chế nhất định liên quan đến việc mẫu khảo
sát chỉ tập trung chủ yếu vào các công ty có giá trị cao trên thị trường chứng khoán.
Vì vậy kết quả của nghiên cứu trên sẽ không chính xác nên áp dụng trên các công ty
vừa và nhỏ. Ngoài ra, do tác giả chỉ sử dụng Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Tiêu Chuẩn
và xếp hạng tài chính Châu Âu, vì vậy hiệu lực của nghiên cứu này không thể áp dụng
cho các doanh nghiệp ngoài phạm vi Châu Âu. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng góp
phần thu hút các cổ đông đầu tư vào các doanh nghiệp Châu Âu.

Các nghiên cứu chi tiết hơn về vấn đề này trong tương lai nên khai thác thêm về các
yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình công bố thông tin môi trường và các hoạt động
môi trường, ví dụ như sự đa dạng trong thành phần ban quản trị của công ty,

Tài liệu tham khảo

Djoutsa Wamba, L., Sahut, J., Braune, E. và Teulon, F., 2020. Does the optimization of a
company's environmental performance reduce its systematic risk? New evidence from European
listed companies. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, [online] 27(4),
pp.1677-1694. Truy cập tại: <https://www.emerald.com/insight/publication/issn/2040-8749> [Truy
cập vào ngày 12 tháng 9 năm 2021].

Corporate social responsibility, product innovation, and product line

Bản dịch: Chúng tôi thấy rằng số lượng người tiêu dùng vị tha đủ lớn sẽ cung cấp cơ
hội để công ty đổi mới sản phẩm cơ bản của mình trở nên có tính trách nhiệm xã hội
hơn và thay thế hoàn toàn sản phẩm cơ bản bằng sản phẩm đổi mới (quan sát từ Kết
quả 1). Phần đầu tiên của kết quả này phù hợp với hầu hết các tài liệu liên quan, kết
luận rằng càng có nhiều người tiêu dùng vị tha trên thị trường, thì công ty càng mong
muốn tham gia vào đổi mới trách nhiệm xã hội . Phần thứ hai của kết quả này nêu bật
quyết định của công ty về dòng sản phẩm. Một công ty có đổi mới trách nhiệm xã hội
có thể không loại bỏ hoàn toàn sản phẩm cơ bản, một yếu tố quan trọng là số lượng
người khtiêu dùng vị tha. Khi số người tiêu dùng vị tha là đáng kể, thị trường tiềm
năng của sản phẩm cơ bản bị thu hẹp,làm suy yếu động cơ kinh doanh các sản phẩm
cơ bản của công ty.

Hơn nữa, quyết định của công ty liên quan đến lợi ích tổng hợp của các khách hàng vị
tha cũng phụ thuộc vào số lượng của từng loại người tiêu dùng (quan sát từ Kết quả
2). Cụ thể, khi lợi ích đó tăng lên, công ty có sự đổi mới sẽ chọn thay thế hoàn toàn
sản phẩm cơ bản nếu tỷ lệ người tiêu dùng vị tha vượt quá hạn mức. Nếu không, công
ty sẽ thực hiện và bán cả các sản phẩm cơ bản và sản phẩm đổi mới để phục vụ cho cả
hai loại người tiêu dùng. Kết quả này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nghiên cứu
thực nghiệm sâu hơn. Mặc dù phân tích lý thuyết có thể mô hình hóa cả lợi ích bên
trong và bên ngoài của sở thích người tiêu dùng, thật khó để đo lường điều đó trong
cùng một khuôn khổ tương tự. Điều đó đòi hỏi dữ liệu cấp vi mô để thể hiện kết quả
từ sự đổi mới của công ty đối với người tiêu dùng, đồng thời đối với thị trường, điều
này có thể giúp xác minh thêm những tác động từ những lợi ích tổng hợp của đổi mới
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Paraphase: Kết quả của nghiên cứu cho thấy các công ty sẽ đổi mới sản phẩm cơ bản
trở nên có tính trách nhiệm xã hội hơn hoặc thâm chí là thay thế hoàn toàn sản phẩm
cơ bản nếu thị trường người tiêu dùng vị tha đủ lớn. Tương tự như các nghiên cứu
khác về vấn đề này, phần một của nghiên cứu này chỉ ra rằng công ty sẽ mong muốn
tham gia vào việc đổi mới sản phẩm hơn nếu số lượng ngưới tiêu dùng vị tha ngày
càng tăng. Phần thứ hai sẽ tập trung vào quyết định về dòng sản phẩm của công ty. Cụ
thể rằng công ty sẽ không loại bỏ hoàn toàn sản phẩm cơ bản khu thực hiện đổi mới
tránh nhiệm xã hội và thay vào đó công ty sẽ duy trì việc kinh doanh cả hai dòng sản
phẩm. Công ty chỉ loại bỏ sản phẩm cơ bản khi số lượng người tiêu dùng vị tha đủ lớn
và thị trường dành cho sản phẩm cơ bản bị thu hẹp. Đồng thời, công ty cũng sẽ quyết
định dựa trên số lượng khách hàng của cả hai nhóm cơ bản và vị tha. Nếu tỉ lệ khách
hàng vị tha không vượt hạn mức, công ty sẽ duy trì việc kinh doanh cả hai nhóm sản
phẩm. Ngược lại nếu tỉ lệ khách hàng vị tha vượt hạn mức, công ty sẽ loại bỏ hoàn
toàn dòng sản phẩm cơ bản. Kết quả này sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết cho các nghiên
cứu ứng dụng sâu hơn về vấn đề này. Tuy nhiên rất khó để đo lường lợi ích bên trong
và bên ngoài của sở thích người tiêu dùng, dù nghiên cứu đã xây dựng thành công mô
hình lý thuyết cho vấn đề này. Để thực hiện được điều đó chúng ta cần thu thập thông
tin vi mô về phản ứng của người tiêu dùng đối với sự đổi mới của công ty. Đồng thời
xác định các tác động của việc doanh nghiệp đổi mới trách nhiệm xã hội đối với thị
trường.

Tài liệu tham khảo

Xu, H., 2020. Corporate social responsibility, product innovation, and product line. Nankai
Business Review International, [online] 11(2), pp.171-190. Truy cập tại:
<https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/NBRI-01-2019-0002/full/html> [Truy cập
vào ngày 14 tháng 09 năm 2021].

Nhận xét: Sau khi đọc kết quả nghiên cứu của 2 bào báo khoa học trên, ta có thể thấy
được những yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Đồng thời 2 nghiên cứu còn chỉ ra các lợi ích mà doanh nghiệp đạt
được khi thực hiện các trách nhiệm xã hội.

You might also like