You are on page 1of 4

ÔN TẬP GIỮA KỲ MÔN NGỮ VĂN 8

Năm học: 2021 – 2022

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:

II. ĐOẠN VĂN:


- Lưu ý:
+ HS không cần nêu hết dẫn chứng (Lưu ý yêu cầu về dung lượng)
+ Ít nhất phải có một dẫn chứng trực tiếp

Đề 1: Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về
nhân vật bé Hồng qua văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.

GỢI Ý LÀM BÀI

I. MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt vào đề
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
II. THÂN ĐOẠN:
- Giới thiệu về cảnh ngộ cay đắng, bất hạnh của chú bé Hồng:
+ Người cha nghiện ngập, mất sớm, mẹ tha hương cầu thực kiếm sống.
+ Hai anh em ở với người cô ruột cay nghiệt, độc ác, hay nói xấu mẹ của em.
+ Gần đến ngày giỗ đầu mà mẹ chưa về.
- Cảm nhận về bé Hồng qua đoạn trích: Luôn yêu thương, tin tưởng mẹ:
+ Trong cuộc hội thoại với người cô:
* Toan nói lên mong muốn được gặp mẹ (DC)
* Khẳng định mạnh mẽ tình yêu với mẹ (DC: Nhưng đời nào ...)
* Tin tưởng mẹ sẽ về (DC: Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.)
* Đau đớn đến cùng cực khi không thể bảo vệ được mẹ (DC)
* Thương xót cho cảnh ngộ của mẹ (DC: giấu giếm, đói khổ, xa lìa con)
=> Bé Hồng là một em bé nhạy cảm, hiểu sâu sắc những chuyện xảy ra với gia
đình mình, biết phân biệt lẽ đúng sai; sẵn sàng đối diện với những nghịch
cảnh éo le, sớm trưởng thành trong nhận thức và tình cảm; tâm hồn trong
trắng và yêu thương mẹ vô bờ bến, không ai có thể chia cắt tình cảm trong
lòng em dành cho mẹ.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm khi được ở trong lòng mẹ:
* Luôn khao khát được gặp mẹ (DC)
* Xúc động, hạnh phúc khi được gặp lại mẹ (DC)
* Vui sướng đến cực độ khi được ngồi trong lòng mẹ (DC)

1
=> Những cảm xúc này cho thấy, dù ở hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng trái tim
bé Hồng vẫn chan chứa tình yêu thương và lòng tin vào người mẹ, không ai có
thể làm cho em trở thành người ác độc, cay nghiệt.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tự sự qua thể loại hồi kí nhưng vẫn đậm chất trữ tình.
+ Diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em tinh tế, sâu sắc.
III. KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá khái quát, mở rộng, nâng cao vấn đề (đoạn trích)
- Liên hệ bản thân.

Đề 2: Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về
nhân vật lão Hạc qua văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.

GỢI Ý LÀM BÀI

I. MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt vào đề
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
II. THÂN ĐOẠN:
- Giới thiệu hoàn cảnh nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn của lão Hạc:
- Là lão nông già yếu, nghèo khổ, không biết chữ, góa vợ, một mình nuôi con.
- Con trai không có tiền cưới vợ bỏ đi làm đồn điền cao su không có tin tức gì.
- Lão sống thui thủi một mình với con chó Vàng.
=> Tình cảnh của lão Hạc cũng là tình cảnh của bao số phận con người nông
thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Cảm nhận về nhân vật lão Hạc:
+ Là người có lòng tự trọng, coi phẩm giá quý hơn tính mạng:
* Đau đớn, ân hận, day dứt vì nỡ lòng lừa một con chó
* Lão nhất quyết không ăn vào vườn của con
* Không tranh giành công việc với người làng
* Thà chịu đói, chịu chết chứ không phiền hà người khác
* Chọn một cái chết dữ dội để giữ gìn phẩm giá
+ Thương con hơn cả mạng sống của mình:
* Luôn cảm thấy có lỗi vì chưa làm tròn trách nhiệm của người cha
* Quyết định bán cậu Vàng – bán đi niềm an ủi tuổi già
* Lão nhịn ăn, quyết định chọn cái chết để không ăn vào tiền của con
* Luôn tin tưởng con sẽ trở về
* Cậy nhờ ông giáo trông giúp mảnh vườn cho con
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
+ Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc, hấp dẫn.

2
III. KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá khái quát, mở rộng, nâng cao vấn đề (đoạn trích)
- Liên hệ bản thân.

Đề 3: Tác giả Ngô Tất Tố đã thành công trong việc xây dựng hình tượng người
phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”,
vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng. Hãy viết đoạn văn nêu
cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu.

GỢI Ý LÀM BÀI

I. MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt vào đề
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
+ Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam 1930 -1945.
+ Tác phẩm “Tắt đèn” tiêu biểu cho sáng tác của Ngô Tất Tố về hiện thực đời sống
nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Hình tượng nhân vật chị Dậu là điển hình tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã
hội thực dân phong kiến. Vẻ đẹp của nhân vật kết tinh trong đoạn trích “Tức nước
vỡ bờ”.
II. THÂN ĐOẠN:
- Giới thiệu nhân vật chị Dậu:
+ Chị Dậu tên thật là Nguyễn Thị Đào, vợ của anh nông dân Nguyễn Văn Dậu,
sống ở làng Đông Xá.
+ Chị có ba con, đứa lớn lên bảy, để lo sưu thuế cho chồng chị đã phải bán nó cho
nhà Nghị Quế với giá hai đồng.
+ Chị bán con, bán chó mà vẫn thiếu một xuất sưu của người em chồng đã chết
năm ngoái chưa kịp khai tử.
- Cảm nhận về nhân vật chị Dậu:
+ Thương chồng rất mực (DC)
* Khi anh Dậu bị cùm kẹp, chị đã suốt đêm lo lắng chạy chữa cho chồng
* Khi anh vừa tỉnh lại, chị nấu cháo dành cho chồng ăn, mình thì nhịn đói ....
+ Là một người phụ nữ nông thôn hiền lành, biết nhẫn nhục chịu đựng (DC)
* Trước cường quyền bạo lực, chị lo sợ, nhún nhường, van xin (DC)
* Vì chồng chị sẵn sàng chịu đòn roi để bảo vệ tính mạng anh Dậu (DC)
+ Có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ (DC)
* Chị hiểu sâu sắc cội nguồn của bất công
* Chị dũng cảm vùng lên chống trả (DC)
* Đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng (DC)
 Nhân vật chị Dậu là nhân vật phụ nữ nông dân đầu tiên bước vào tiểu thuyết
hiện thực phê phán. Nhân vật mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân Việt

3
Nam: dịu dàng, thương yêu gia đình, chồng con, sẵn sàng bảo vệ gia đình mình bất
chấp nguy hiểm.
- Nghệ thuật:
+ Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
+ Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.
III. KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá khái quát, mở rộng, nâng cao vấn đề (đoạn trích)
- Liên hệ bản thân.

You might also like