You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



----- -----

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO
VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PSG.TS Nguyễn Thị Lan


Nhóm tiểu luận : 02
Thành viên : Bùi Thị Quỳnh - 1813310142
Lê Minh Hằng - 1813310042
Lưu Thị Thủy - 1813310163
Lớp tín chỉ : TCH431.2

Hà Nội, tháng 03 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 5
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 5
Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................................ 6
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 6
Cấu trúc bài tiểu luận ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài: ..................................................... 7
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài: .......................................................................... 7
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước: ........................................................................ 10
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ............................................................................ 11
1.2.1. Khái niệm nợ công .................................................................................................. 11
1.2.2. Bản chất của nợ công.............................................................................................. 13
1.2.3. Ngưỡng nợ công ...................................................................................................... 14
1.2.4. Thực trạng nợ công tại Việt Nam............................................................................ 15
1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 19
2.1. Khung phân tích và liệu nghiên cứu ........................................................................... 19
2.1.1. Khung phân tích:..................................................................................................... 19
2.1.2. Dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................................ 19
2.1.3. Luận giải các biến: ................................................................................................. 20
2.2. Xây dựng mô hình ........................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: .............................................. 28
3.1. Kết quả nghiên cứu: ..................................................................................................... 28
3.1.1. Kiểm tra tính dừng:................................................................................................. 28
3.1.2. Kiểm tra độ tương quan:......................................................................................... 29
3.1.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................... 30
3.2. Thảo luận kết quả: ....................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................... 32
4.1. Kết luận ......................................................................................................................... 32
4.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 35

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Dữ liệu các biến ................................................................................................... 20

Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến ........................................................... 28

Bảng 3: Kết quả kiểm tra độ tương quan ........................................................................... 29

Bảng 4: Kết quả thực nghiệm ............................................................................................ 30

Hình 1: Cơ cấu nợ công Việt Nam giai đoạn 2015-2019 .................................................. 15

Hình 2: Nợ công tại Việt Nam và ngưỡng nợ ................................................................... 16

Hình 3: Tỷ tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 1990 - 2019 ............................................. 21

Hình 4: Tỷ lệ nợ công trên GDP giai đoạn 1990 - 2019 ................................................... 22

Hình 5: Tỷ lệ độ mở thương mại giai đoạn 1990 - 2019 ................................................... 23

Hình 6: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1990 - 2019 ................................................................... 24

4
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn nhất định trong quá trình quản lí xã hội và nền
kinh tế thì Nhà nước có lúc cần huy động nhiều hơn nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạo thêm động lực cho các quốc
gia (đặc biệt là các quốc gia đang phát triển) đi vay vì họ thường phải đối mặt với nhu cầu
tăng mức chi tiêu và dòng vốn đầu tư suy giảm (Greenidge et al, 2012). Điều này thể hiện
rõ ràng ở các quốc gia như Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Bỉ và Mỹ đã ghi nhận tỷ lệ nợ/GDP
trên 100% vào năm 2015. Nó đạt mức 250% GDP ở Nhật Bản trong cùng thời kỳ (IMF,
2016). Mức nợ ngày càng tăng này đã tiếp tục gây ra sự tò mò giữa các nhà hoạch định
chính sách và các nhà nghiên cứu về mức độ tích lũy nợ có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Theo Cecchetti (The Real Effects of Debt - 2011), nợ là con dao hai lưỡi. Nói cách
khác, nó có khả năng cải thiện phúc lợi khi được sử dụng một cách khôn ngoan và có chừng
mực, nhưng cũng có thể gây tai hại khi sử dụng một cách thiếu thận trọng. Khẳng định này
cho thấy rằng việc vay nợ chỉ phù hợp trong một số trường hợp nhất định và chính phủ cần
phải thận trọng trong khi xây dựng các chính sách nợ của họ. Tuy nhiên, người ta cũng cho
rằng việc tích lũy nợ vượt quá giới hạn nhất định có thể bù đắp những tác động tích cực
của việc vay nợ công, điển hình là cuộc khủng hoảng đồng Euro. Các cuộc tranh luận về
tác động tăng trưởng của tích lũy nợ vẫn đang tiếp diễn và kết quả từ các công trình thực
nghiệm vẫn chưa có sự thống nhất.

Đối với Việt Nam, có thể nói nợ công là một trong những vấn đề đang được chú ý
nhất hiện nay, bởi như đã được đề cập ở trên, với một quốc gia đang phát triển thì vay nợ
có thể là một yếu tố tất yếu do tỷ lệ tích lũy là thấp. Do đó, nợ công cần được xác lập ở một
mức cụ thể để đảm bảo sự an toàn cho nền kinh tế vĩ mô. Vậy câu hỏi đặt ra là tỷ lệ nợ như
thế nào là hợp lí và tối ưu cho Việt Nam? Chính vì lí do này nên nhóm lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam”. Tuy nhiên, bởi đây là vấn đề mang
tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết, lí luận có hạn nên bài nghiên cứu của nhóm khó tránh

5
khỏi những thiếu sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

Mục tiêu nghiên cứu:


Bài tiểu luận gồm 3 mục tiêu chính:
- Đưa ra được cơ sở lý thuyết về ngưỡng nợ công tối ưu và các nghiên cứu của Việt
Nam và thế giới về ngưỡng nợ công tối ưu.
- Từ các số liệu thu thập được, tiến hành đo định lượng để tìm ra mức nợ công tối
ưu cho Việt Nam.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và dựa trên tình hình nợ công hiện tại, đưa ra các
khuyến nghị để Việt Nam có thể duy trì và không để nợ công vượt ngưỡng nợ tối ưu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào thu thập và xử lý các số liệu liên quan
đến GDP, lạm phát,…để tìm ra ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam. Từ đó đưa ra
khuyến nghị các chính sách để nhà nước có thể đạt được và duy trì mức nợ không vượt
ngưỡng nợ công tối ưu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung tìm kiếm, xử lý số liệu để tìm ra ngưỡng nợ công
tối ưu của Việt Nam với các dữ liệu cập nhật mới nhất từ năm 1990 đến năm 2019. Qua
đó có cái nhìn rõ ràng, cụ thể về ngưỡng nợ công tối ưu trong nước rồi rút ra kết luận
và khuyến nghị chính sách.
Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài mục lục, phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Mô hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách

6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài:
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã chỉ ra bên cạnh những tác
động tiêu cực, nợ công cũng có những tác động tích cực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Do đó, việc xác định một ngưỡng nợ công hợp lí, tối ưu mà tại đó nền kinh tế tăng trưởng
tốt nhất là một trong những mỗi quan tâm hàng đầu của quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn
khủng hoảng, nợ công Việt Nam đã tăng lên hết sức nhanh chóng và được dự báo vẫn còn
tiếp diễn. Sự gia tăng này làm dấy lên những mối lo ngại là nợ công có đang bắt đầu chạm
tới mức mà sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế hay không.

Nhiều nghiên cứu xoay quanh ngưỡng nợ công an toàn và mối quan hệ của nợ công
với tăng trưởng kinh tế đã ra đời để giải đáp câu hỏi này, song, những công trình nghiên
cứu chưa thật sự thống nhất.

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài:


Reinhart và Rogoff trong “Growth in a Time of Debt” (2010) xem xét mối quan hệ
giữa mức nợ công cao, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở 44 quốc gia sử dụng dữ liệu trong
khoảng 2 thế kỷ. Các tác giả chỉ ra rằng tỷ lệ nợ/GDP cao từ 90% trở lên có liên quan đến
kết quả tăng trưởng thấp hơn ở cả các nền kinh tế thị trường tiên tiến và mới nổi. Các tác
giả không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa nợ và tăng trưởng ở 20 quốc gia tiên tiến
cho đến khi nợ công đạt ngưỡng 90%. Các quan sát với nợ/GDP trên 90% có mức tăng
trưởng trung bình thấp hơn khoảng 1% so với các nhóm gánh nặng nợ thấp hơn và mức
tăng trung bình thấp hơn gần 4%. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy mức nợ nước ngoài/GDP
thấp hơn (khoảng 60%) có liên quan đến các phản ứng bất lợi đối với kết quả tăng trưởng
của các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Reinhart và Rogoff, (Public Debt Overhangs: Advanced-Economy Episodes since
1800 - 2012) đã xác định 26 đợt tăng nợ công ở các nền kinh tế tiên tiến kể từ năm 1800:
đó là các trường hợp tỷ lệ tổng nợ công trên GDP vượt quá 90% ở một quốc gia nhất định

7
trên cơ sở ổn định. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đợt tăng nợ công như vậy có liên quan
đến tăng trưởng thấp hơn so với các thời kỳ khác, khẳng định thêm các phát hiện của
Reinhart và Rogoff (2010).
Herndon, Ash và Pollin (Does High Public Debt Consistently Stifle Economic
Growth? - 2013) đã sao chép Reinhart và Rogoff (2010) và phát hiện ra rằng lỗi mã hóa,
loại trừ có chọn lọc dữ liệu có sẵn và trọng số thống kê tóm tắt không theo quy luật đã dẫn
đến các lỗi thể hiện không chính xác mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng GDP trong
số 20 các nền kinh tế. Các tác giả đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình
của các quốc gia có tỷ lệ nợ công trên GDP trên 90% thực tế là 2,2%, không phải 0,1%,
như Reinhart và Rogoff chỉ ra, cho thấy tăng trưởng GDP trung bình ở Tỷ lệ nợ công/GDP
trên 90% không chênh lệch đáng kể so với khi tỷ lệ nợ công/GDP thấp hơn.

Wright và Grenade (Determining Optimal Public Debt and Debt-Growth Dynamics


in the Caribbean - 2014) đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ và tăng trưởng trong
OLS của nhóm nghiên cứu và động lực ngưỡng ở 13 quốc gia vùng Caribe. Nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ nợ/GDP là 61% đối với các quốc gia mẫu, với tỷ lệ nợ/GDP vượt quá ngưỡng
đó có tác động tiêu cực đến đầu tư và tăng trưởng. Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt
giữa tỷ lệ nợ/GDP thực tế và tỷ lệ tối ưu đã hiệu chỉnh ở cấp quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra
rằng mối quan hệ âm nợ tăng trưởng củng cố quan điểm rằng việc vay nợ của chính phủ
phải được thực hiện không chỉ trên các điều kiện phù hợp với tính bền vững của nợ cố
định, mà còn về các điều khoản mang lại cổ tức tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên,
Pescatori, Sandri và Simon (Debt and Growth: Is There a Magic Threshold? - 2014) không
thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về ngưỡng nợ trên đó làm suy yếu triển vọng tăng
trưởng trung hạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa mức nợ và tăng trưởng chịu
ảnh hưởng quan trọng bởi quỹ đạo của nợ. Nói cách khác, các quốc gia có mức nợ cao
nhưng đang giảm về mặt lịch sử đã tăng trưởng nhanh như các quốc gia khác. Mặc dù
không có ngưỡng nợ, các tác giả đã chỉ ra rằng nợ cao hơn có liên quan đến tăng trưởng
sản lượng bất ổn hơn, điều này có thể gây tổn hại đến phúc lợi kinh tế.

8
Calderon và Fuentes (Government Debt and Economic Growth - 2013) đã đặt ra để
kiểm tra xem nợ công có cản trở tăng trưởng hay không và kiểm tra xem các chính sách
kinh tế có cải thiện những tác động này hay không bằng cách sử dụng dữ liệu bảng lớn của
136 quốc gia trong giai đoạn 1970 - 2010. Kết quả phân tích chỉ ra tác động tiêu cực và
mạnh mẽ của nợ công về tăng trưởng kinh tế. Họ cũng chỉ ra rằng các thể chế mạnh, các
chính sách kinh tế tốt và các chính sách hướng ngoại sẽ giảm thiểu những tác động bất lợi
này. Các tác giả đã chỉ ra rằng việc giảm mạnh nợ công và cải thiện môi trường chính sách
đã làm tăng tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người lên 1,7 điểm phần trăm đối với vùng
Caribe và 2 điểm phần trăm đối với Nam Mỹ. Tuy nhiên, một kịch bản thận trọng hơn
mang lại lợi ích tăng trưởng thấp hơn cho 2 khu vực.

Egert (2012, 2013) chỉ ra rằng mối quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trưởng không
phải là rất chắc chắn và mối liên hệ tiêu cực giữa nợ và tăng trưởng có thể tạo ra ở mức nợ
thấp nhất là 20% GDP. Các ngưỡng cao hơn và lớn hơn có thể tồn tại nhưng độ lớn của
chúng rất không chắc chắn. Ông nói thêm rằng ước tính của từng quốc gia cho thấy một
lượng lớn sự không đồng nhất giữa các quốc gia trong ngưỡng tăng trưởng nợ. Kết quả của
họ là một xác nhận kinh tế lượng rằng ngưỡng nợ công 90% được xác định trong Reinhart
và Rogoff (2010) là không đúng.
Pattillo trong “Through What Channels Does External Debt Affect Growth” (2003)
nhận thấy tác động của nợ đến tăng trưởng là rất khác nhau ở mức nợ thấp và ở mức cao.
Ở mức nợ cao, việc tăng gấp đôi nợ so với bất kỳ mức nợ ban đầu nào bằng hoặc cao hơn
ngưỡng sẽ làm giảm tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người khoảng 1 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, ở mức thấp, hiệu quả nói chung là tích cực nhưng thường không đáng kể. Trong
khi đó, tác động tiêu cực của nợ cao đến tăng trưởng thể hiện qua cả tác động tiêu cực
mạnh đến tích lũy vốn vật chất và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Do
đó, giảm mức nợ sẽ góp phần vào tăng trưởng bằng cách thúc đẩy cả tích lũy vốn và tăng
năng suất.

Kumar và Woo (2010) đã kiểm tra tác động của nợ công cao đối với tăng trưởng
kinh tế dài hạn bằng cách sử dụng dữ liệu bảng liên quan đến 38 nền kinh tế tiên tiến và

9
mới nổi và dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1970 đến 2007. Kết quả thực nghiệm từ phân
tích chỉ ra mối quan hệ nghịch đảo giữa nợ ban đầu mức độ và sự tăng trưởng tiếp theo. Tỷ
lệ nợ trên GDP ban đầu tăng 10 điểm phần trăm có liên quan đến việc giảm tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế bình quân đầu người hàng năm khoảng 0,2 điểm phần trăm mỗi năm,
với tác động được cho là nhỏ hơn ở các nền kinh tế tiên tiến. Tác động bất lợi phản ánh tốc
độ tăng năng suất lao động chậm lại thông qua việc giảm đầu tư và tăng trưởng vốn dự trữ
chậm hơn.

Trong “The Ricardian Approach to Budget Deficits” (Barro - 1989) đề cập: quan
điểm của trường phái Ricardo lại cho rằng Thâm hụt và nợ không có bất kì tác động đến
tăng trưởng kinh tế bởi vì sự giảm đi thu nhập và tiêu dùng trong tương lai sẽ bù lại sự gia
tăng chi tiêu trong hiện tại của chính phủ.

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng ở mức thấp thì nợ công sẽ tác
động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nhưng khi tỷ lệ nợ công/GDP vượt qua một ngưỡng
nhất định, việc tiếp tục tăng quy mô nợ công sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, kết quả ước lượng lại rất khác nhau đối với các nghiên cứu khác nhau.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước:


GS.TS Sử Đình Thành trong “Ngưỡng nợ công nghiên cứu thực nghiệm ở Việt
Nam” đưa ra minh chứng bằng thực nghiệm về ngưỡng nợ công của Việt Nam. Tác giả sử
dụng dữ liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010, mô hình ngưỡng của Hansen
(1996, 2000) và phương pháp ước lượng OLS để kiểm định hiệu ứng ngưỡng và ước lượng
giá trị ngưỡng nợ công của Việt Nam. Công trình phát hiện ngưỡng nợ công của Việt Nam
là 75,8% GDP với ý nghĩa thống kê 10%. Vượt qua đỉnh mức ngưỡng 75,8%, tác động nợ
công đến tăng trưởng là âm. Ý tưởng này là tương đối thống nhất với nghiên cứu được thực
hiện bởi Reinhart & Rogoffof (2010); Caner & ctg (2010); Tsangyao Chang & Gengnan
Chiang (2010) với đề xuất ngưỡng nợ trong giới hạn 64% – 77% cho các quốc gia đang
phát triển. Phát hiện ngưỡng nợ công không hàm ý rằng Chính phủ nên hướng thiết lập nợ
công ở mức này. Bởi lẽ, Chính phủ không thể nhận biết được khi nào một cú sốc bất thường

10
xảy ra, do đó nên giữ nợ công thấp hơn mức ngưỡng này. Phát hiện ngưỡng nợ công giúp
cho Chính phủ tập trung kiểm soát tính bền vững của nợ công tốt hơn.

Trong “Hiệu ứng nợ công và hàm ý chính sách cho Việt Nam” (Phạm Thế Anh và
Nguyễn Hồng Ngọc, 2015), nhóm tác giả đã sử dụng mẫu số liệu của 78 quốc gia mới nổi
và đang phát triển từ 2001 đến 2011, nghiên cứu cho rằng các quốc gia có ngưỡng nợ công
khác nhau, từ 12-57% GDP. Cụ thể, khi nợ công ở dưới mức 33%, nó sẽ có tác động tích
cực tới sự tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác dộng tiêu cực chỉ có ý nghĩa thống kê khi nợ
công thấp hơn 12% GDP. Sau ngưỡng 33%, đóng góp biên của nợ công với tăng trưởng
kinh tế là nhỏ hơn không, tuy nhiên tác động tiêu cực chỉ có ý nghĩa thống kê khi nợ công
vượt ngưỡng 57%. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra ngưỡng nợ công tối ưu của nền kinh
tế Việt Nam có thể nằm trong khoảng 53-61%GDP, khi nợ công vượt quá 61% thì nợ công
có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.

Ngoài ra, tại hội thảo: “Nợ công – Kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt
Nam”, tổ chức tại Hà Nội do Ủy ban Tài chính – Ngân sách quốc hội, quy tụ các chuyên
gia từ UNDP, IMF và WB cũng đưa ra những kinh nghiệm và quan điểm giá trị về vấn đề
nợ công tại Việt Nam.

Nguyễn Văn Phúc trong “Nợ công và tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm các nước
và bài học cho Việt Nam” (2013) sử dụng bộ số liệu của các nước đang phát triển và áp
dụng hàm hồi quy tăng trưởng để ước lượng tác động của nợ công đối với phát triển kinh
tế. Nguyễn Văn Phúc cho thấy tác động ngược chiều của nợ công lên tốc độ tăng trưởng
GDP, sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố khác như thu nhập bình quân đầu người
ban đầu, tỷ lệ đầu tư, lạm phát, giáo dục, dân số, chỉ số hiệu quả của chính quyền.

1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích


1.2.1. Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Hầu hết những cách tiếp
cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu
trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được

11
dung cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ
công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một
quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân. Như vậy, nợ công
chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi.

Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của
bốn nhóm chủ thể, bao gồm: (1) nợ của Chính phủ Trung Ương và các Bộ, ban, ngành
trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợ của Ngân hàng trung ương;
và (4) nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập
ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm
trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan
điểm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD)

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ
Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong đó, nợ
Chính phủ được định nghĩa là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay
khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm
thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ
của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ
bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát
hành.

Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh
giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế.

12
1.2.2. Bản chất của nợ công
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ
lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để
trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn,
Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa
chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực
chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho
các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau
(thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Nhìn nhận từ khía
cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công.
Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việc vay
nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế cắt giảm
được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số
người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh
nặng nợ cho thế hệ tương lai; các thế hệ tương lai phải sống trong một quốc gia vay nợ
nước ngoài lớn hơn và vốn tích luỹ từ nội bộ nhỏ hơn.
Trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công, những người theo quan điểm
kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho
rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu
trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch
chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Chính sách cắt giảm thuế và tài trợ bằng vay nợ sẽ
không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm
thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu
thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh.
Khi nói đến nợ công, nhiều người thường nghĩ đến gánh nặng nợ của Chính phủ
và những tác động tiêu cực của nó đến các hoạt động kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, nợ công
cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Cụ thể:
- Về mặt tích cực:

13
Nợ công trong ngưỡng cho phép sẽ mang lại hiệu quả tích cực rất lớn cho đất
nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam đang cần huy động lượng vốn
lớn để phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, xã hội. an
ninh trật tự,... và những tác động Những tác động tích cực có thể kể đến như: đáp ứng nhu
cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tăng vốn bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước; tạo công cụ nợ để điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết thị trường tài chính; góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
- Về mặt tiêu cực:
Nếu nợ công quá cao sẽ gây thiệt hại lớn cho đất nước; nợ công tiềm ẩn gây ra
khủng hoảng nợ. suy giảm niềm tin của công chúng vào khả năng điều hành kinh tế của
Nhà nước, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh, chính trị quốc gia. Ngoài ra, còn
các tác động tiêu cực khác như: tác động đến tăng trưởng kinh tế và môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định; lãi suất tăng, nguy cơ lạm phát gia tăng; tác động đến tỷ giá hối đoái và nhập
siêu.
Như vậy, nợ công không hẳn là xấu mà cũng không hẳn là tốt. Theo Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), việc một quốc gia trả hết nợ không nhất thiết là một thông lệ tốt. Điều quan
trọng là Chính phủ phải biết sử dụng nợ công vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một
cách linh hoạt. Vì vậy mà vấn đề về ngưỡng nợ công hiệu quả được đặt ra.
1.2.3. Ngưỡng nợ công
Ngưỡng nợ công là giới hạn do Quốc hội ấn định với khoản nợ mà chính phủ có thể
nắm giữ trong bất kì thời điểm nào. Đây là con số tổng hợp áp dụng cho tổng nợ, bao gồm
nợ trong tay công chúng và trong các tài khoản của chính phủ.

Đối với các nước Châu Âu: quy định mức trần nợ công cho các nước trong khối là
dưới 60% GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3%.

Đối với Việt Nam: Tại quyết định số 958/QĐ-TT ngày 27/7/2012 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của Quốc gia giai đoạn 2011-
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công và nợ

14
nươc ngoài như sau: Nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính
phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

1.2.4. Thực trạng nợ công tại Việt Nam


Đề án tái cơ cấu danh mục nợ trong nước giai đoạn 2017 - 2020 cùng cơ sở pháp
lý phát hành công cụ nợ huy động vốn cho ngân sách nhà nước được ban hành đã hỗ trợ
tái cơ cấu nợ Chính phủ theo hướng bền vững, giảm thiểu rủi ro về kỳ hạn nợ

Cơ cấu nợ công Việt Nam giai đoạn 2015-2019


70
61 63.7 61.4
60 58.3
52.7 51.7
49.2 49.9 55
48
50

40

30

20
10.9 10.3 9.1 7.9 6.7
10
1.8 1.5 1.1 0.9 0.7
0
2015 2016 2017 2018 2019 (P)

Nợ chính phủ/GDP (%) Nợ Chính phủ bảo lãnh/GDP) (%)


Nợ Chính quyền địa phương/GDP (%) Nợ công/GDP (%)

Hình 1: Cơ cấu nợ công Việt Nam giai đoạn 2015-2019


(Nguồn: Bản tin nợ công số 10 – Bộ Tài chính)
Cụ thể, nợ công giảm từ 61,4% GDP năm 2017 xuống còn khoảng 55% GDP cuối
năm 2019 (Hình 1). Tốc độ tăng nợ công giảm trung bình từ 18,1% năm giai đoạn 2011-
2015 xuống còn khoảng 5%/năm giai đoạn 2017 -2019, đồng thời, lãi suất giảm dần, kỳ
hạn vay tăng dần.

Trong năm 2020, thu ngân sách nhà nước từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài Nhà nước ước tăng 10,9%, cao hơn tốc độ tăng
GDP và lạm phát, so với mức 9,9% năm 2016, 5,6% năm 2017 và 9,7% năm 2018. Đồng

15
thời, chi ngân sách thường xuyên dự kiến sẽ chiếm 60,5% tổng chi vào năm 2020 so với
mục tiêu đặt ra là 64%.

Chỉ tiêu Mục tiêu 2016 2017 2018 2019 Ước Kết Dự
hàng năm quả báo
năm 2020 2021

Nợ công/GDP ≤ 65% 63.7 61.4% 58.3% 55.0% 56.8 Đạt 46.1%


% %

Nợ Chính ≤ 54% 52.7 51.7% 49.9% 48.0% 50.8 Đạt 41.9%


phủ/GDP % %

Nợ nước ngoài ≤ 50% 44.8 49.0% 46.0% 47.1% 47.9 Đạt


quốc gia/GDP % %

Hình 2: Nợ công tại Việt Nam và ngưỡng nợ


(Nguồn: VnEconomy)
Một báo cáo gần đây của Chính phủ về nợ công giai đoạn 2016 - 2020 cũng cho
thấy, tỷ lệ nợ công/GDP từ 63,7% năm 2016 đã giảm dần về mức 55% năm 2019, ước năm
2020 đạt 56,8%. Chỉ tiêu nợ Chính phủ/GDP giảm tương tứng từ 52,7% xuống 50,8% ước
năm 2020. Tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống
còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019.
Nợ công năm 2020 có xu hướng tăng trở lại so với năm 2019.
Đến cuối năm 2019, nợ công khoảng 54,8% GDP. Năm 2020, thu ngân sách Nhà
nước chịu tác động tiêu cực của đại dịch nên nợ công có thể tăng lên 56-57% - vẫn còn dư
địa trước khi phải tính đến việc nâng trần nợ.
Đến cuối năm 2020, dự kiến các chỉ tiêu nợ công, nợ Chỉnh phủ so với GDP tương
ứng là 56,8%, 50,8%, 47,9%, có xu hướng tăng trở lại dưới tác động bất lợi vĩ mô nhưng

16
vẫn đảm bảo trong ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép (≤ 65%) (Hình 2). Việc sử
dụng và quản lý tài sản công cũng được hoàn thiện, giúp khai thác tài sản, kết cấu hạ tầng
trong từng lĩnh vực, từng cơ quan Việt Nam ở Trung ương, địa phương và ở nước ngoài
hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh thế giới và trong nước nhiều thách thức, điểm sáng từ đầu năm
2020 đến nay là xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam tiếp tục được các tổ chức xếp
hạng giữ vững. Vào tháng 5/2020, Fitch Ratings đã điều chỉnh triển vọng tín dụng của Việt
Nam thành “tích cực” từ “ổn định” đồng thời khẳng định tín dụng có chủ quyền của quốc
gia Đông Nam Á này ở mức “BB”. Việc sửa đổi triển vọng phản ánh việc cải thiện hồ sơ
quản lý kinh tế, mức nợ giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát ổn định. Vào
tháng 4/2020, lần đầu tiên sau chín năm S&P Global Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm
quốc gia của Việt Nam lên “BB” từ “BB-“ . Việc nâng cấp này phản ánh sự mở rộng nhanh
chóng của nền kinh tế Việt Nam và những cải thiện trong "thiết lập thể chế" của Chính phủ
(S&P)
Năm 2021, dự kiến nợ công của Việt Nam tiếp tục giảm mạnh. Mức vay, trả nợ
của Chính phủ, của địa phương và các hạn mức nợ như trên, dự báo đến cuối năm 2021 nợ
công khoảng 46,1% GDP trên cơ sở GDP đánh giá lại (khoảng 58,6% trên cơ sở GDP chưa
đánh giá lại), nợ Chính phủ khoảng 41,9% GDP trên cơ sở GDP đánh giá lại (khoảng 53,2%
trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại).

1.3. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài tổng hợp, khái quát hóa lý luận và những nghiên cứu liên quan để xác định
khung lý thuyết cho đề tài.

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Sau khi nghiên cứu, phân tích và lựa chọn mô hình chạy lượng, nhóm đã tiến hành
thu thập dữ liệu các biến từ IMF, World Bank, Tổng cục thống kê và Bộ tài chính về tăng
trưởng GDP, tỷ lệ nợ công/GDP, tỉ lệ lạm pháp và tỷ lệ độ mở thương mại.

17
- Phương pháp phân tích số liệu:

Tiểu luận sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong quá trình phân tích, bao gồm:

• Phương pháp đối chiếu, so sánh: Từ bộ số liệu thu thập và những nghiên cứu trước,
đề tài tiến hành đối chiếu thực trạng, xu hướng và tính bền vững của nợ công Việt
Nam
• Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu thu thập được sẽ được xử lý và mô tả theo các
đặc trưng khác nhau nhằm đánh giá một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu
• Phương pháp phân tích mô hình hồi quy: Đề tài sử dụng phần mềm Stata để đánh
giá hiệu ứng ngưỡng nợ công tới tăng trưởng GDP.
• Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề tài rút ra những kinh nghiệm và đề xuất giải
pháp xử lí nợ công đối với Việt Nam

18
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khung phân tích và liệu nghiên cứu
2.1.1. Khung phân tích:
Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng của Chang & Chiang (2010)
Threshold Effect of Debt to GDP Ratio on GDP per Capita with Panel Threshold
Regression Model: The Case of OECD Countries làm khung phân tích.

2.1.2. Dữ liệu nghiên cứu:


Trong mô hình, nhóm sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (%GDP) làm biến phụ
thuộc, biến tỷ lệ nợ công trên GDP làm biến độc lập và biến tỷ lệ độ mở thương mại và
lạm phát như các biến kiểm soát. Nhóm thu thập dữ liệu hàng năm của Việt Nam trong
gia đoạn 1990 – 2019 (30 quan sát) dựa trên nguồn dữ liệu từ Worldbank và IMF, riêng
biến tỷ lệ độ mở thương mại được nhóm tác giả tính toán dựa trên những dữ liệu sẵn có
từ các nguồn trên. Từ đó, nhsom tác giả có bảng mô tả các biến được ước lượng trong
mô hình theo thời gian như sau:

rGDPg Opn Inf


Year (%) Debt (%) (%) (%)

1990 5.1 450.64 81.3 36


1991 5.96 350.74 66.9 81.8
1992 8.65 229.32 73.6 37.7
1993 8.07 174.59 66.2 8.4
1994 8.84 153.5 77.5 9.5
1995 9.53 111.12 74.78 16.9
1996 9.34 94.44 92.78 5.68
1997 8.15 76.15 94.38 3.21
1998 5.76 79.31 79.08 7.27
1999 4.76 75.81 102.8 4.12

19
2000 6.79 41.66 111.4 -1.71
2001 6.19 39.9 112 -0.43
2002 6.32 40.75 116.7 3.83
2003 6.9 44.3 124.3 3.22
2004 7.54 43.39 133 7.76
2005 7.55 36.54 130.7 8.28
2006 6.98 38.41 138.3 7.39
2007 7.13 40.9 154.6 8.3
2008 5.66 39.42 154.3 23.12
2009 5.4 45.17 134.7 7.05
2010 6.42 48.08 152.2 8.86
2011 6.24 45.79 162.9 18.68
2012 5.25 47.92 156.6 9.09
2013 5.42 51.83 165.1 6.59
2014 5.98 55.13 169.5 4.71
2015 6.68 58.25 178.8 0.88
2016 6.21 59.7 184.7 3.24
2017 6.81 58.2 200.4 3.52
2018 7.08 58.4 208.6 3.45
2019 7.02 55.4 201.8 2.73
Bảng 1: Dữ liệu các biến
Nguồn: IMF, World Bank
2.1.3. Luận giải các biến:
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế:
Tăng trưởng GDP thực tế GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là tổng sản
phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh
giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Tăng trưởng GDP thực tế do đó
cũng là một trong những chi số quan trọng nhất để đánh giá mức độ, quy mô, tốc độ phát

20
triển của nền kinh tế. Có rất nhiều các chi số kinh tế vĩ mô có tác động tới tăng trưởng nền
kinh tế. Cụ thể, trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu những
tác động giữa nợ công và tăng trưởng nền kinh tế để từ đó đưa ra được ngưỡng nợ công tối
ưu mà ở đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế là mạnh nhất.

Tỷ tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 1990 - 2019


12

10

0
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Hình 3: Tỷ tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 1990 - 2019
Nguồn: Nhóm tự thiết kế dựa trên số liệu
Trên đây là bảng số liệu tổng hợp về mức độ tăng trưởng GDP thực tế qua các năm
(giai đoạn 1990-2019). Nhìn vào biểu đồ ta thấy về tình hình chỉ số tăng trưởng GDP trong
30 năm qua luôn biến động cùng với sự những thăng trầm của nền kinh tế. Sau giai đoạn
mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Tiềm lực của đất nước đã lớn mạnh hơn rất nhiều, đời sống của người dân cũng dần được
tích cực cải thiện Đặc biệt, chúng ta có thể thấy từ năm 2000-2007, tốc độ tăng trưởng của
chúng ta luôn đạt trên 7%, đặc biệt năm 2004 tốc độc tăng trưởng đạt 7,8%. Cho đến năm
2007 là năm đánh dấu một điểm son vàng khi sau ròng rã thời gian dài đàm phản thì Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, và tốc độ
tăng trưởng GDP năm 2007 đạt mức 7.1 %, một con số rất ẩn tượng. Tuy nhiên, trong
những năm sau đó (2008-2013), Việt Nam - ngôi sao đang lên tại Châu Á - đứng trước
những khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã không giữ được mức tăng trưởng cao trước đó. Tốc
độ tăng trưởng GDP của nước ta chịu tác động không hể nhỏ bởi nền kinh tế thế giới đã

21
đối mặt với mức giảm chưa từng có, 5,2% vào năm 2012. Sau giai đoạn khủng hoảng, nền
kinh tế mới có bước phục hồi dần qua các năm. ghi nhận đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng
GDP là 6.8% - đánh dấu sự nỗ lực của tất cả các thành phân trong nên kinh tế. Trong năm
2019, do có ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 ở giai đoạn cuối năm, tốc độ tăng trưởng
kinh tế có dấu hiệu giảm sút nhưng vẫn giữ được mức 7.02% cho thấy những nỗ lực phòng
chống dịch bệnh và duy trì tăng trưởng kinh tế đáng kể của Việt Nam.

- Tỷ lệ nợ công trên GDP


Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia.
Với một nước đang phát triển như Việt Nam, vay nợ là công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp
ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích sản xuất khi mức tích lũy của nền kinh tế còn thấp.
Tuy nhiên, nếu nợ công tăng lên ở mức quá cao thì tác động tới tăng trưởng GDP có thể bị
đảo ngưoc. Nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần
nợ công rất dễ bị phá vỡ và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ công trên GDP giai đoạn 1990 - 2019


500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

Hình 4: Tỷ lệ nợ công trên GDP giai đoạn 1990 - 2019


Nguồn: nhóm tự thiết kế dựa trên số liệu
Dựa vào biểu đồ trên và các số liệu thu thập được, ta thấy rằng ti lệ Nợ công ở Việt
Nam giai đoạn 1990- 2019 có xu hướng biến động qua các năm, ngày càng chiếm phần lớn

22
trong GDP. Cụ thể, năm 2000 khi nền kinh tế mới mở cửa thì nợ công chỉ chiếm 41,68%.
Con số này đã tăng dần và đến năm 2017, con số này đã lên đến 61,3%, gần như ti lệ gấp
1,5 lần so với năm 2000. Nợ công đã giảm mạnh từ năm 1996-2000; có xu hướng tương
đối ổn định trong giai đoạn 2001-2007 và hầu hầu như có xu hướng tăng trong giai đoan
2008-2016, trừ năm hai năm giảm nhẹ là năm 2011 và 2013. Điều này nói lên rằng hoạt
động chi tiêu của chính phủ ngày càng lớn, và đáng chủ ý là khoản chi tiêu này đến từ nợ
công rất nhiều.

- Độ mở thương mại
Độ mở cửa thương mại hay nói các khác là tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP là một
chỉ tiêu quan trọng để phản ánh tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, việc mở
cửa thương mại cũng như tham gia vào nhiều tổ chức thương mại lớn của thế giới đã thúc
đẩy tình hình xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Độ mở cửa tăng khá cao cũng cho thấy
chúng ta đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tranh thủ được thị
trường quốc tế. Có rất nhiều nghiên cứu chi ra rằng, độ mờ thương mại có ảnh hưởng tích
cực đến tăng trưởng kinh như nghiên cứu của Mesghena Yasin (2003).
Dưới đây là biễu đồ đánh giá độ mở cửa của Việt Nam qua 30 năm.

Tỷ lệ độ mở thương mại giai đoạn 1990 - 2019


250

200

150

100

50

0
1997

2016
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996

1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

2017
2018
2019

Hình 5: Tỷ lệ độ mở thương mại giai đoạn 1990 - 2019


Nguồn: nhóm tự thiết kế dựa trên số liệu

23
- Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát phản ánh mức độ giảm xuống của sức mua đồng tiền. Xét trong phạm
vi bài nghiên cứu này, đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng GDP của
nước ta. Lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế thông qua tác động
kích cầu khiến cho mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích
trữ. Tuy nhiên, lạm phát lại làm suy giảm đầu tư – hoạt động nguồn, đầu vào của nền kinh
tế và kéo theo sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có diễn biến tương đối
phức tạp, song luôn gắn liền với tình hinh kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu về tốc độc tăng
trưởng của GDP thực tế và mức nợ công tối ưu hay bất kì chi số vĩ mô gì khác thì chi số
lạm phát là một thành phần không thể thiếu trong các sự phân tích, đánh giá.

Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1990 - 2019


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0
2000

2011
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

-10

Hình 6: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1990 - 2019


Nguồn: nhóm tự thiết kế dựa trên số liệu
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của IMF chi số lạm phát biến động khá phức tạp,
song luôn gắn liền với những thời kỳ nhất định của nền kinh tế. Cụ thể, kinh tế Việt Nam
trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến giá cả trong nước, lạm phát lúc

24
này tăng cao, có thời gian lên đến 23,1%. Kinh tế những năm sau đó theo đà phục hồi cùng
với việc Việt Nam ngày càng có thêm những bước đi vững chắc hơn trên trường quốc tế,
hội nhập sâu rộng với thế giới, giá cả được giữ ở mức khá ổn định, tỷ lệ lạm phát được kéo
xuống dưới mức 4%, cụ thể năm 2017 là 3,1%

2.2. Xây dựng mô hình


Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ công. Nhưng câu
hỏi đặt ra là tại sao ngưỡng nợ công lại khác nhau bởi thu nhập quốc gia. Nợ có thế khác
nhau ở các quốc gia thu nhập thấp bởi vì thị trường tài chính trong nước kém phát triển; độ
mở thương mại khác nhau (Frankel & Romer, 1999); và thể chế khác nhau (Acemoglu,
2010). Mức độ nợ ở nhiều quốc gia thu nhập thấp cũng có thể có hàm ý khác nhau đối với
tăng trưởng thông qua kênh lạm phát. Chính phủ các nước này đã phải viện đến giải pháp
tiền tệ hóa nợ công thông qua bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương. Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm đã phát hiện mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và lạm phát ở các quốc gia
thu nhập thấp nhưng không xảy ra ở các nền quốc gia phát triển (Pattillo, Poirson, Ricci
2002).

Dựa trên các nghiên cứu của Tsangyao Chang (2010) và Caner (2010), mô hình thực
nghiệm cho ngưỡng nợ công của Việt Nam được thiết lập bao gồm tăng trưởng kinh tế
(GDP) là một biến phụ thuộc, tỷ lệ nợ công trên GDP là biến độc lập, và các biến kiểm soát
bao gồm lạm phát và độ mở thương mại. Ở Việt Nam, lạm phát là biến số đại diện cho
mức độ bất ổn của nền kinh tế, và độ mở thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với chính sách
tăng trưởng kinh tế trong 20 năm qua. Tuy nhiên trong tiếu luận này, nhóm sử dụng tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế (rgdpg) làm biến phụ thuộc thay cho tăng trưởng kinh tế. Như vậy, mô
hình nghiên cứu có dạng như sau.:

rgdpg = f(debt, opn,inf) (1)

Trong đó:

- rGDPg: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (%GDP)


- Debt: tỷ lệ nợ công trên GDP (%)

25
- Opn: độ mở của nền kinh tế được tính toán bằng tỷ số của tổng mức lưu chuyển
thương mại chia cho GDP
- Inf: lạm phát

Tiến hành đạo hàm phương trình (1) theo biến rgdpg (ngoại trừ biến lạm phát), và đặt
hệ số góc của biến debt, opn, inf lần lượt là α1, α2, α3 ta có phương trình (2) như sau:

rGDPgt = α1Debtt + α2Opnt + α3Inft (2)

Phương trình (2) là một mô hình tuyến tính truyền thống cho tăng trưởng kinh tế.
Nó có thể được thay đổi thành mô hình hồi quy ngưỡng theo nghiên cứu của Hansen (1996,
2000). Giả sử λ là ngưỡng nợ công, nếu nợ công nhỏ hơn λ thì nợ công có tác động tích
cực tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại, nếu nợ công lớn hơn λ thì sẽ có ảnh hưởng tiêu
cực tới tăng trưởng kinh tế. Phương trình (2) có thể được viết lại như sau:

rGDPgt = 01 + 11 Debtt + 21 Opnt + 31 Inft + εt; Nếu Debtt ≤ λ (3)

rGDPgt = 02 + 12 Debtt + 22 Opnt + 32 Inft + εt; Nếu Debtt > λ (4)

trong đó rGDPg là biến phụ thuộc phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP); Debt là
biến ngưỡng được thêm vào như một biến độc lập phản ánh quy mô nợ công và chia mẫu
thành hai nhóm; Opn và Inf là các biến điều khiển; λ là một giá trị ngưỡng chưa biết; và
 là hệ số tương quan.

Ở hai phương trình trên, nếu Debt ≤ λ xảy ra thì 11 sẽ dương, nghĩa là ngưỡng có ảnh
hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế và nếu Debt > λ xảy ra thì 12 sẽ âm, nghĩa là ngưỡng
nợ có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Dựa theo phương pháp nghiên cứu của Caner (2010), các phương trình (3) và (4) có thể
được viết lại như sau:

rGDPgi = 011(Debt ≤ λ)+ 021(Debt > λ)+ 11Debti 1(Debt ≤ λ) + 12Debti1(Debt > λ)+ 21Opni1(Debt ≤λ)
+ 22Opni1(Debt > λ) + 31Infi1(Debt ≤ λ) + 32Infi1(Debt > λ) + εi (5)

26
Trong đó 1 phản ánh một hàm chỉ mục nhận giá trị 1 nếu sự kiện xảy ra và bằng 0
nếu không. Để ước tính ngưỡng λ, phương trình (5) được ước lượng để tìm tổng sai số
bình phương (ε) ít nhất. Chan (1993) gợi ý rằng ước lượng bình phương nhỏ nhất của
ngưỡng là rất thích hợp để ước tính ngưỡng.

Dựa vào mô hình trên ta cũng thấy được sự ảnh hưởng của 3 yếu tố: tỷ lệ nợ công trên
GDP, độ mở thương mại và lạm phát lên việc xác định ngưỡng nợ công. Điều quan trọng
là phải thiết lập một tập hợp tối thiểu của các quan sát trên và dưới giá trị ngưỡng. Phương
pháp tìm kiếm lưới được áp dụng để tìm giá trị ngưỡng.

27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:
3.1. Kết quả nghiên cứu:
3.1.1. Kiểm tra tính dừng:
Trước khi thực hiện kiểm định, nhóm kiểm tra tính dừng của các chuỗi thời gian bởi
lẽ phương pháp kiểm định OLS không áp dụng cho các chuỗi không dừng, mặt khác là để
loại trừ tương quan giả mạo. Ta có giả thiết:

H0: Chuỗi số liệu không dừng

H1: Chuỗi số liệu dừng

Giá trị tuyệt đối của ADF lớn hơn giá trị tuyệt đối của t-statistics ở mức ý nghĩa α
thì chấp nhận H0, nghĩa là chuỗi dự liệu được xét không dừng.

Kết quả kiểm định tính dừng của các biến được trình bày theo bảng sau:

Biến Test 1% Critical 5% Critical 10% Critical


Statistics Value Value Value
rGDPg -4.665 -3.730 -2.992 -2.626
Debt -14.968 -3.723 -2.989 -2.625
Inf -2.861 -3.723 -2.989 -2.625
d_Opn -7.227 -3.730 -2.992 -2.626
Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến
Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán trên phần mềm Stata
Kết quả cho thấy các chuỗi thời gian rGDPg, Debt và Inf đều có tính dừng theo tiêu
chí thống kê ADF (Augmented Dickey-Fuller), riêng chuỗi số Opn dừng ở sai phân bậc 1.
Như vậy, các chuỗi số thời gian rGDPg, Debt, d_Opn và Inf sẽ được sử dụng để chạy mô
hình hồi quy. Với dữ liệu như vậy, thực hiện ước lượng ngưỡng bằng mô hình phi tuyến
tính là thích hợp.

28
3.1.2. Kiểm tra độ tương quan:

. corr rGDPg Debt d_Opn Inf

(obs=29)

| rGDPg Debt d_Opn Inf

-------------+------------------------------------

rGDPg | 1.0000

Debt | 0.2726 1.0000

d_Opn | 0.1559 -0.2786 1.0000

Inf | -0.0043 0.8401 -0.3261 1.0000

Bảng 3: Kết quả kiểm tra độ tương quan


Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán trên phần mềm Stata
Dựa vào kết quả trên, ta có thể nhận xét về mối quan hệ tương quan giữa biên độc
lập và biến phụ thuộc như sau: Giữa biến độc lập Debt và biến phụ thuộc rGDPg hệ số
tương quan là 0,2726. Như vậy biến độc lập và biến phụ thuộc tương quan cùng chiều với
nhau tức là Debt tăng sẽ khiến rGDPg tăng. Điều này có thể thấy trong thời gian từ 1990-
2019, Việt Nam đã tận dụng lợi thế của đòn bấy tài chính trong phát triển kinh tế.

Giữa biến Opn và biến rGDPg hệ số tương quan là cao hơn cả đạt 0,1559 đồng thời
mang dấu dương. Như vậy biến Opn và rGDPg tương quan cùng chiều với nhau. Độ mở
cửa của nền kinh tế càng cao thì GDP càng tăng.

Giữa biến Inf và rGDPg hệ số tương quan là -0,4043 tức là Inf tăng sẽ khiến GDP
giảm. Điều này đúng với nghiên cứu của Keynes, về dài hạn, nếu tiếp tục chấp nhận tăng
lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm, ngượcc lại còn có xu
hướng giảm đi.

29
3.1.3. Kết quả thực nghiệm
Nhóm thực hiện ước lượng phương trình (6) theo phương pháp OLS theo để xuất
của Chan (1993). Biến ngưỡng 1 đượcc tạo ra trong giới hạn từ 38% (mức nợ công thấp
nhất - năm 2007) đến 103% (mức trung bình). Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, công việc
ước lượng bắt đầu từ mức ngưỡng 38% và sau đó nâng dần lên 1%. Trong quá trình ước
lượng, thông số RSS được tính toán.

Biến Hồi quy tuyến tính Ngưỡng (λ)≤75.81% Ngưỡng (λ)>75.81%


Coefficient p-value Coefficient p-value Coefficient p-value
Debt .0162426 0.007 .023948 0.085 -.0407336 0.001
d_Opn .0212134 0.325 .020483 0.337 .0437614 0.006
Inf -.0547418 0.036 -.0428443 0.145 -.028374 0.127
_cons 6.048473 0.000 6.467465 0.000 8.288155 0.000
RSS=28 RSS=15 RSS=29
Bảng 4: Kết quả thực nghiệm
Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán trên phần mềm Stata
Từ bảng kết quả trên cho thấy, với số liệu hàng năm của các biến rGDPg, Debt, Opn
và Inf trong giai đoạn 1990 - 2019, kết quả ước tính cho thấy ngưỡng nợ công của Việt
Nam được xác định là 75,81% với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Vượt ngưỡng này, tác
động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế là tiêu cực. Giả sử các yếu tố khác không đổi,
nếu tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên 1% thì GDP tăng trung bình khoảng 0.02%. Ngược
lại, nếu nợ công vượt quá ngưỡng 75.81% GDP thì GDP sẽ giảm khoảng 0.04% tại mức ý
nghĩa 1%.

3.2. Thảo luận kết quả:


Kết quả thực nghiệm cho thấy ngưỡng nợ công của Việt Nam được xác định là 75,81%
với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Vượt ngưỡng này, tác động của nợ công đối với tăng
trưởng kinh tế là tiêu cực. Ý kiến này tương đối phù hợp với các nghiên cứu được thực
hiện bởi Reinhart và Rogoffof (2010), Caner et al. (2010), và Chang & Chiang (2010)
trong đó ngưỡng nợ công được đề xuất ở mức 64% - 77% đối với các nước đang phát triển.

30
Việc xác định ngưỡng nợ công không có nghĩa là chính phủ nên nhắm vào mức nợ công ở
mức này. Ngược lại, vì chính phủ không bao giờ có thể biết được khi nào một cú sốc bất
thường sẽ xảy ra đối với nợ công, nên để tối ưu mức tăng trưởng kinh tế thì cần giữ nợ
công dưới ngưỡng này. Nói cách khác, việc phát hiện ngưỡng nợ công giúp chính phủ tập
trung vào việc kiểm soát tốt hơn tính bền vững của nợ. Trong những năm gần đây, nợ công
của Việt Nam tăng nhanh do Chính phủ không kiểm soát được thâm hụt ngân sách. Với
nhu cầu đầu tư nhiều hơn, nợ công của Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian
tới. Tốc độ tăng trưởng GDP cao là cần thiết để tăng thu nhập ngân sách và đạt thặng dư
ngân sách. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu đến từ việc tăng khối lượng
đầu tư thay vì tăng hiệu quả, bằng chứng là hệ số ICOR liên tục tăng lên 7-8 năm 2010.
Nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và đầu tư không thể tăng liên tục. Đã
đến lúc Chính phủ cần tăng cường cải cách thể chế và xây dựng chiến lược nợ công tốt hơn
bằng cách xác định rõ mức độ an toàn, cơ cấu tài chính và khả năng trả nợ công. Nó cũng
cần thúc đẩy các chương trình tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu nền kinh tế để tăng
cường khả năng hấp thụ nợ công cho tăng trưởng kinh tế (Acemoglu et al., 2010). Các
khuyến nghị chính sách từ kết quả nghiên cứu rất quan trọng đối với việc hoạch định chính
sách nợ công. Tuy nhiên, do hạn chế của dữ liệu nghiên cứu cũng như đặc điểm của nền
kinh tế đang chuyển đổi, cần phải nghiên cứu thêm trong thời gian tới để xác định rõ bản
chất của các mối quan hệ cơ bản khi có dữ liệu tốt hơn.

31
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
4.1. Kết luận
Nợ công được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện
hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến. Mức vay nợ
hợp lý sẽ giúp tăng cường tích lũy vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc
vay nợ quá nhiều có thể đi ngược lại mục tiêu phát triển. Một số lập luận đã được đưa ra
liên quan đến tiêu cực ảnh hưởng của nợ công quá mức đối với tăng trưởng. Bên cạnh đó,
không tồn tại một ngưỡng nợ công tối ưu, trần nợ công аn tоàn hау tiêu chuẩn về ngưỡng
аn tоàn nợ công chung chо tất cả các nước trên thế giới. Mỗi quốc giа có một ngưỡng nợ
công tối ưu và trần nợ công riêng рhù hợp với điều kiện củа quốc giа đó. Ngưỡng nợ công
tối ưu và trần nợ công tối ưu chỉ là điều kiện cần để đảm bảо аn tоàn củа nợ công, chất
lượng nợ là điều kiện đủ để đảm bảо mức độ аn tоàn củа nợ công, рhù hợp với các định
hướng chiến lược рhát triển kinh tế хã hội và các chính sách kinh tế vĩ mô trung và dài hạn
củа đất nước. Việt Nam cần рhải chủ động dự рhòng đối với các khоản nợ bất khả kháng,
bао gồm nợ ngầm định và nợ bất thường nhằm đảm bảо аn ninh tài chính quốc giа và аn
tоàn nợ công. Đặc biệt, 2 năm tới là đỉnh điểm trả nợ công, do đó trong kế hoạch tài chính
trung hạn 2021-2025, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc
hội xem xét cơ chế ngân sách nhà nước phải bố trí nguồn để trả một phần nợ gốc. Mức bao
nhiêu thì phải cân đối nhưng cần dành một tỉ lệ phân bổ ngân sách nhà nước trong kế hoạch
tài chính trung hạn giai đoạn 2021-2025 để trả một phần nợ gốc đến hạn. Lúc đó nợ công
mới có thể giảm được.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thành công trong việc thực hiện chính sách
quản lý nợ công thận trọng, kiểm soát quy mô nợ công ở mức khá an toàn. Tuy nhiên vẫn
còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động quản lý nợ công mà Chính phủ cần quan tâm và cải
thiện. Ngoài những giải pháp cơ bản mà bài tiểu luận đưa ra chắc chắn Chính phủ và các
cơ quan có thẩm quyền sẽ còn có những định hướng chính sách thiết thực hơn để đảm bảo
tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí sử dụng nợ công Việt Nam trong thời gian tới.

32
4.2. Gợi ý chính sách
- Xây dựng chiến lược vay nợ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế
hoạch thu chi ngân sách nhà nước phù hợp với từng thời kỳ:
Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cần xác định mục đích vay, vay trong nước hay
nước ngoài, vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, lãi vay.
- Nâng cao hiệu quả huy động vốn và tăng cường kiểm soát sử dụng vốn vay, vốn
được Chính phủ bảo lãnh:
Giải pháp này nhằm đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Vay
mượn thì mới có nguồn đầu tư cho tăng trưởng. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng
không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn
vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp…; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước
phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Do đó, vấn đề sử dụng vốn
vay sao cho hiệu quả, bởi đó là những đồng tiền vay mượn, phải trả lãi và đến hạn sẽ phải
trả nợ.
- Giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu công, gia tăng nguồn thu ngân sách:
Để giảm bớt gánh nặng nợ công thì phải giảm bớt gánh nặng về chi tiêu công. Vì vậy,
trong chi tiêu công cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ các
khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh
nghiệp vay nợ trong nước. Giảm thiểu thâm hụt ngân sách quốc gia. Do thâm hụt ngân sách
cần khoản bù đắp, hệ quả là khả năng trả nợ lại càng kém đi.
- Đảm bảo tính bền vững, an toàn về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công:
Thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh
từ các khoản vay nợ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch
xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trự ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…
- Công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công:
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn. Việc
công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ
công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Nợ công cần phải được
33
tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan
chuyên môn xác nhận. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của Việt Nam, trước những nhu
cầu không nhỏ về nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như sức ép từ thâm hụt cán cân thanh
toán, minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần xây dựng để cung
cố hình ảnh của đất nước trong con mắt của các nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế:
Tăng cường quảng bá, giới thiệu trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế; Tạo các
kênh cập nhật thông tin về kinh tế vĩ mô, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; Tích cực
cập nhật tin tức và dữ liệu thị trường từ các cổng thông tin tài chính quốc tế; Học hỏi kinh
nghiệm quản lý và xây dựng chính sách từ các tổ chức quốc tế có uy tín, các quốc gia thành
công trong công tác quản lý nợ; Nghiên cứu để từng bước cải thiện hệ số tín nhiệm quốc
gia.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Acemoglu et al (2010), “The Role of Institutions in Growth and Development”,


Review of Economics and Institution 1(2)
2. Acemoglu, D. (2010), Theory, general equilibrium, and political economy in
development economics, Journal of Economic Perspectives, 24(3), 17-32.
3. Barro, R. J. (1989), “The Ricardian Approach to Budget Deficits”, Journal of
Economic Perspectives, 3, 37-54.
4. Bộ Tài Chính (2020), Bản tin nợ công số 10. Truy cập ngày 3/2/2021/.
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/qln/qln_chitiet?dDocName=
MOFUCM185309&_afrLoop=6558903243105072
5. Calderon, C. and Fuentes, J. R. (2013), Government Debt and Economic Growth,
Inter-American Development Bank Working Paper Series No. IDB-WP-424.
6. Caner et al (2010), “Finding the Tipping Point When Sovereign Debt Turns Bad”,
World Bank, Version, 05/19, 2010
7. Cecchetti, S., Mohanty, M. S. and Zampolli, F. (2011), “The Real Effects of Debt”,
Bank for International Settlement Working Papers No. 352
8. Chan, K. S. (1993), “Consistency and Limiting Distribution of the Least Squares
Estimator of a Threshold Autoregressive Model”, The Annals of Statistics 21.
9. Chang, T., & Chiang, G. (2007), Threshold Effect of Debt to GDP Ratio on GDP
per Capita with Panel Threshold Regression Model: The Case of OECD
Countries, Feng Chia University: Department of Finance.
10. Frankel, J. A., & Romer, D. H. (1999). “Does trade cause growth?”. American
economic review, 89(3), 379-399.
11. Đào Văn Hưng (2017). Evaluation of effectiveness of public debt management in
Viet Nam. Economic Sciences
12. Egert, B. (2012). “Public Debt, Economic Growth and Nonlinear Effects: Myth or
Reality?”, OECD Economics Department Working Papers, No. 993, OECD
Publishing.
35
13. Egert, B. (2013). “The 90 Per cent Public Debt Threshold: The Rise and Fall of a
Stylised Fact”. OECD Economics Department Working Papers, No. 1055, OECD
Publishing.
14. Greenidge, K., Craigwell, R. Thomas, C. and Drakes, L. (2012). Threshold Effects
of Sovereign Debt: Evidence from the Caribbean, IMF Working Paper, WP/12/157
15. GS.TS Sử Đình Thành. Ngưỡng nợ công nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam.
(2012). Tạp chí phát triển kinh tế, 257, 22-26.
16. Herndon, T., Ash, M. and Pollin, R. (2013). “Does High Public Debt Consistently
Stifle Economic Growth?” A Critique of Reinhart and Rogoff, Political Economy
Research Institute (PERI) Working Paper Series No. 322 (April 2013).
17. IMF (2019). 2019 article IV consultation – press release; staff report; and statement
by the executive director for Viet Nam. Truy cập từ ngày 2/3/2021.
https://www.imf.org/-/media/Files/Publications/CR/2019/1VNMEA2019002.ashx
18. Kumar, M. S. and Woo, J. (2010). “Public Debt and Growth”, IMF Working Paper
Series WP/10/174.
19. Nguyễn Văn Phúc. (2013). “Nợ công và tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm các nước
và bài học cho Việt Nam”.
20. Omotosho, Babatunde S.,& Bawa, Sani,& Doguwa, Sani I. (2016). “Determining
the optimal public debt threshold for Nigeria”. Journal of Applied Statistics. ISSN
2476-8472, The Central Bank of Nigeria, Abuja, Vol. 07, Iss. 2, pp. 1-25
21. Pattillo, C., Poirson, H., Ricci, L., Kraay, A. and Rigobon, R. (2003). “Through
What Channels Does External Debt Affect Growth”, Brookings Trade Forum, pp.
229-277.
22. Pescatori, A., Sandri, D. and Simon, J. (2014). “Debt and Growth: Is There a Magic
Threshold?”, IMF Working Paper WP/14/34.
23. PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình. (2013), “Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế
giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
24. Phạm Thế Anh & Nguyễn hồng Ngọc. (2015). “Hiệu ứng nợ công và hàm ý chính
sách cho Việt Nam”.

36
25. Reinhart, C. M. and Rogoff, K. S. (2010). “Growth in a Time of Debt”, American
Economic Review: Papers and Proceedings 100/2 (May, 2010), pp. 573 – 578.
26. Reinhart, C. M., Reinhart, V. R. and Rogoff, K. S. (2012). “Public Debt Overhangs:
Advanced-Economy Episodes since 1800”, The Journal of Economic Perspectives,
Vol. 26, No. 3 (Summer 2012), pp. 69-86
27. Pattillo, C. A., Poirson, H., & Ricci, L. A. (2002). “External debt and growth.”
28. VietEconomy (2020). Năm 2020, nợ công/GDP có xu hướng tăng trưởng trở lại.
Truy cập từ ngày 4/3/2021. https://vneconomy.vn/nam-2020-no-cong-gdp-co-xu-
huong-tang-tro-lai-20201224114204664.htm
29. Vietnamnet (2020). Vietnam’s debt-to-GDP ratio forecast to fall to 52.7% by 2022.
Truy cập ngày 4/3/2021 https://vietnamnet.vn/en/business/vietnam-s-debt-to-gdp-
ratio-forecast-to-fall-to-52-7-by-2022-583150.html
30. World Bank (2017). International DEBT Statistics. Truy cập ngày 2/3/2021 từ
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/25697/9781464809
941.pdf
31. Wright, A. and Grenade, K. (2014). “Determining Optimal Public Debt and Debt-
Growth Dynamics in the Caribbean”, Research in Applied Economics, Vol. 6, No.
2

37

You might also like