You are on page 1of 6

Bài thi cuối kì mô tư tưởng Hồ Chí Minh

Họ & Tên : Lý Hoàng Vinh


SBD: 1937012127
Lớp : 19C22
Câu Hỏi
Câu 1 : Tại sao chủ nghĩa Mác – Lê Nin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
.Phong trào yêu nước thực chất phong trào dân tôc .Tai sao chủ nghĩa Mác Lên
nin lại kết hợp được với phong trào yêu nước ?
Câu 2 : Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Trả lời
Câu 1
Về khách quan

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải do ý muốn chủ quan của giai
cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều kiện
khách quan quy định.

 Thứ nhất, là do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định. Giai cấp công
nhân là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện
đại mang trình độ xã hội hóa cao. Nền sản xuất hiện đại với xu thế xã hội hóa
mạnh mẽ hiện nay đang tạo ra “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết” cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới. Giai cấp công nhân là sản phẩm và chủ thể của
nền đại công nghiệp; sản xuất vật chất là chủ yếu; do đó, là giai cấp quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong chủ nghĩa tư bản, xét từ địa vị chính
trị giai cấp công nhân là đối tượng bị bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất nên họ
có tinh thần cách mạng triệt để và là giai cấp cách mạng nhất.
 Thứ hai là do đặc điểm chính trị xã hội của giai cấp công nhân quy
định. Quá trình dân chủ hóa trong đời sống tư bản chủ nghĩa là hệ quả của xu
thế xã hội hóa sản xuất và là kết quả của đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng tạo ra điều kiện thuận lợi
để giai cấp công nhân tập dượt và từng bước thực hiện sứ mệnh của mình. Sự
thống nhất cơ bản về lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao
động cũng tạo ra điều kiện để hiện thực hóa đặc điểm này. Trong cuộc đấu
tranh ấy vị trí của giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị, lãnh đạo
toàn xã hội thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản.
 Thứ ba là do mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản quy định. Quá trình
sản xuất mang tính xã hội hóa cao làm cho mâu thuẫn cơ bản trong lòng
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất tư hữu của quan hệ sản
sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể
hiện ra về mặt xã hội là mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp công nhân và tư
sản. Giải quyết mâu thuẫn là động lực chính của cuộc đấu tranh giai cấp hiện
đại và giai cấp công nhân chính là lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử ấy.
Về chủ quan

 Thứ nhất là sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân
Với tư cách là chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử, sự phát triển giai cấp công nhân
là yếu tố chủ quan quy định chất lượng và quy mô, tốc độ của quá trình này; là kết
quả của quá trình phát triển tự thân, tự giác, chủ động. Sứ mệnh lịch sử chỉ được
thực hiện khi: giai cấp vô sản phát triển đầy đủ để tự cấu thành giai cấp; cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản mang tính chất chính trị; lực lượng
sản xuất phát triển đầy đủ trong lòng bản thân giai cấp tư sản để hé ra cho người
ta thấy được những điều kiện vật chất cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô
sản và sự thành lập một xã hội mới…
Sự phát triển giai cấp công nhân được thể hiện trên các phương diện: phát triển
về lượng và phát triển về chất.   
Sự phát triển về lượng của giai cấp công nhân bao gồm sự phát triển số lượng, tỷ
lệ và cơ cấu… phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại và cơ cấu
kinh tế. Thông qua sự phát triển về lượng có thể thấy được trình độ, quy mô của
công nghiệp hóa và sự chuẩn bị về lượng của giai cấp công nhân để thực hiện sứ
mệnh lịch sử của mình.            
Sự phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiện trên hai mặt: năng lực
làm chủ công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức dân tộc. Với tư cách
là bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, năng lực làm chủ
công nghệ hiện đại của công nhân xác nhận vị thế đại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến, vì họ là giai cấp thường trực của xã hội hiện đại gắn liền với những
tiến bộ của sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại. Với tư cách là chủ thể của sứ
mệnh lịch sử, giai cấp công nhân cần phải đạt tới trình độ giác ngộ cao về chính
trị, trước hết ở trình độ giác ngộ về giai cấp; phải hiểu biết ở tầm lý luận về “mình
là gì và cần phải làm gì với lịch sử” được tập trung trong nhận thức về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Trong xã hội hiện đại, giai cấp công nhân cũng là
đại biểu cho lợi ích chân chính của dân tộc; cùng với dân tộc để giải quyết những
nhiệm vụ lịch sử trong quá trình phát triển của quốc gia dân tộc - đó là phẩm chất
chính trị cần được tu dưỡng với giai cấp công nhân và chính đảng của nó.

 Thứ hai, Đảng cộng sản là điều kiện chủ quan quan trọng nhất để giai cấp
công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử
Mác - Lênin khẳng định, việc giai cấp công nhân tổ chức được một chính đảng của
mình là dấu hiệu đã trở thành giai cấp tự giác và trưởng thành về chính trị, tư
tưởng và tổ chức để thực hiện sứ mệnh lịch sử. Về mặt thực tiễn, những người
cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước,
là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận
còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết
quả chung của phong trào vô sản. Sự hình thành Đảng Cộng sản là sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân - kết quả xã hội của quá
trình công nghiệp hóa và đấu tranh giai cấp hiện đại.
Mục tiêu của Đảng là thực hiện nội dung chính trị trong sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân,  Tính chất tiền phong trong thực tiễn và lý luận, tính tổ chức khoa
học và chặt chẽ của Đảng xác định đây là người lãnh đạo, là hạt nhân của giai cấp
công nhân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng về chiến lược, sách lược, tổ chức và
tư tưởng là điều kiện đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới.

 Thứ ba, thực hiện khối liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân, trí
thức; vươn lên nắm ngọn cờ dân tộc và thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân là những điều kiện chủ quan để tăng cường sức mạnh của giai
cấp công nhân

Chủ nghĩa Mác Lên nin lại kết hợp được với phong trào yêu nước vì :
Đó là sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và đoàn kết, hợp tác hành động của giai
cấp công nhân trên toàn thế giới đã được liên hiệp lại để chống chủ nghĩa tư bản
toàn cầu và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên thế giới.

Sự ra đời của Đảng là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Như vậy, khi đề cập đến sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố là chủ nghĩa Mác - Lênin và
phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào
yêu nước. Đây là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành
Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ
sở thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa
Mác - Lênin đối với quá trình hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời
Người cũng đánh giá rất cao vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhưng
Người bổ sung yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp
dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam là vì:

             Thứ nhất, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá
trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Là giá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá
Việt Nam.

             Thứ hai, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi
vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam
được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, phong trào
yêu nước có trước phong trào công nhân, phong trào công nhân xét về nghĩa nào
đó nó lại là phong trào yêu nước.

              Thứ ba, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến
phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Do đó, giữa
phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Thứ tư, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Chính vì vậy, sự xuất hiện của nhân tố phong trào yêu nước trong sự hình
thành Đảng Cộng sản Việt Nam như một điều hiển nhiên, tất yếu. Nó nhân lên sức
mạnh của Đảng, tạo chỗ dựa vững chắc cho Đảng, cho giai cấp công nhân VN.
Câu 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết là một hệ thống quan điểm, nguyên tắc,
phương pháp giáo dục, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm đoàn kết
rộng rãi các giai tầng trong xã hội, phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân
tộc của quốc tế, đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Trong 90 năm
qua, Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết trong tiến trình lãnh đạo cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là sự kế thừa truyền thống đoàn kết, nhân
ái của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là chiến lược nhất quán và xuyên suốt để
tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành công. Truyền
thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc chính là cơ sở
quan trọng hình thành tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc
Đảng Cộng sản là người tổ chức, hướng dẫn, lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân,
do vậy, Đảng phải là một đảng trí tuệ, cách mạng, thống nhất, phải luôn giữ gìn sự
đoàn kết trong Đảng. Trong Đảng, từ Trung ương đến cơ sở nếu không đoàn kết
nhất trí trên dưới một lòng thì ví như một đoàn người đang đi mà không còn khả
năng nhìn rõ vạn vật, đến một lúc nào đó việc vấp ngã bởi chướng ngại vật trên
hành trình là một tất nhiên và thậm chí sẽ lạc lối, mất phương hướng vì rơi vào
tăm tối. 
Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là
sự nghiệp của nhân dân, vì vậy, đoàn kết phải là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu
của cách mạng nước ta. Phải thực hiện đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân,
đoàn kết các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và đoàn kết quốc tế. Đoàn kết phải
thực sự tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần.
Khối đại đoàn kết toàn dân phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công
nhân, lấy liên minh công - nông - trí làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức khoa học: đại đoàn kết không phải là tập
hợp các lực lượng xã hội một cách ngẫu nhiên mà phải là một tập hợp bền vững
của các lực lượng có tổ chức, có định hướng, có lãnh đạo.

You might also like