You are on page 1of 4

Marketing là gì?

Marketing truyền thống


Sản phẩm => nghệ thuật bán hàng => thu lợi nhuận

Marketing hiện đại


Thỏa mãn nhu cầu khách hàng => vận dụng chiến lược marketing => thu lợi nhuận thông qua
thỏa mãn nhu cầu khách hàng

I. Sự ra đời
Do sự cạnh tranh giữa người bán và người bán, người mua và người bán

II. Định nghĩa về Marketing


MARKETING = MARKET + ING
(thị trường) và hậu tố (luôn luôn vận động)
=> các hoạt động đang diễn ra trên thị trường
Có rất nhiều định nghĩa về MAR:

 Marketing là hoạt động kinh tế mà trong đó hàng hoá được đưa từ người sản xuất
đến người tiêu thụ.
Định nghĩa của Học viện Hamilton (Hoa Kỳ) .

 Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và
mong muốn của họ thông qua trao đổi
Theo Philipkotler

 Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của KH tạo ra giá trị và sự hài lòng cho KH thu về
giá trị cho công ty.

Giá trị = lợi nhuận + uy tín + mqh với KH


( uy tín + mqh với KH => kiếm nhiều khách hàng =>tăng thị phần( %
đang có trong thị trường )

Người thực hiện Marketing => Đối tượng được MAR => Đối tượng nhận sp
( chủ thể) (sản phẩm) (khách hàng)

VD: về marketing online thành công nhất là Coca Cola

Nhu cầu khách hàng ( Needs ):

VD. -Là cảm giác, trạng thái thiếu thốn một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

-Vật chât – Thực phẩm, quần áo, sự ấm áp, an toàn, …

-Xã hôi – cảm giác tin tương thuộc và yêu mến.

-Cá nhân – tìm kiếm

Mong muốn ( Wants ):

- Là biểu hiện cụ thể của nhu cầu được định hình bới văn hóa và tính cách cá
nhân của mỗi người.

Cầu ( Demands ):

- Là mong muốn được đảm bảo bới khả năng thanh toán ( sức mua ).

Sản phẩm ( Market offerings ):


- Là bất cứ thứ gì được đưa vào thị trường để thu hút sự chú ý, mua sắm, sử
dụng nhằm thỏa mãn 1 nhu cầu hay mong muốn nào đó, bao gồm:

VD. Hàng hoá: ô tô Toyota, cà phê Highland


Dịch vụ:
Ý tưởng: phòng chống dịch,…
Con người: ứng cử chức vụ

2
Địa điểm: khu du lịch Sapa

Giá trị khách hàng và mong đợi hài lòng:


Người làm Marketing sẽ thiết lập một mức độ mong đợi không quá cao hay
quá thấp.
- Nếu hiện thực >= sự mong đợi => KH sẽ hài lòng
- Nếu hiện thực < sự mong đợi => KH sẽ thất vọng.

III. Qui trình nghiên cứu MA

Phát hiện vấn đề và mục tiêu nghiên cứu => lựa chọn các nguồn
thông tin => thu thập thông tin => xử lý và phân tích thông tin =>
báo cáo kết quả nghiên cứu

IV. Các hình thức giao dịch phổ biến


Giao dịch tiền tệ: vd bỏ ra 5.000.000 đồng cho cửa hàng để mua ti vi
Giao dịch hàng đổi hàng: vd đổi một chiếc máy giặt cũ để lấy một chiếc tivi
Giao dịch dịch vụ:
V. Vai trò của marketing
o Đối với doanh nghiệp:
- Marketing góp phần hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó mà các quyết định đề ra trong sản
xuất kinh doanh có cơ sở khoa học.
- Marketing giúp doanh nghiệp nhận biết được cần sản xuất cái gì? bao
nhiêu? Bán ở đâu và bán bao nhiêu để thu được lợi nhuận cao.
- Marketing giúp doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ khách
hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao đặc tính sử dụng để thoả mãn
nhu cầu khách hàng
- Marketing ảnh hưởng lớn đến tiết kiệm chi phí, doanh số bán và lợi nhuận
của doanh nghiệp
o Đối với người tiêu dùng:
- Marketing là hoạt động để phát hiện và thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng do đó người tiêu dùng được đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về hàng hoá
và dịch vụ một cách tốt nhất

3
o Đối với xã hội:
- Thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh => động lực xã hội phát triễn
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, đảm bảo kế hoạch phát triển KT
- Giúp tăng lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ

VI. Chức năng của marketing


- Chức năng nghiên cứu thị trường: phân tích các tiềm năng và nhu cầu tiêu
dùng để thoả mãn chúng ở mức độ cao nhất.
Vd: Sản phẩm trà xanh C2 của URC. Mới ra 3500/330ml (giá thấp). Sau một
thời gian lên 4000 đến 4500 đồng/ 330ml ra thêm chai 5000/500ml so với
trà xanh không độ 7000/500ml

- Chức năng thích ứng sản phẩm: tăng cường khả năng thích ứng của
doanh nghiệp.

- Chức năng tổ chức và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm: đưa sản
phẩm đến người tiêu dùng cách nhanh nhất, tiết kiệm được chi phí một
cách thấp nhất.

- Chức năng tiêu thụ hàng hoá: xem xét lại đánh giá những đặt tính, yêu
cầu, tiến trình mua của người tiêu thụ.

- Chức năng mở rộng phạm vi hoạt động: lựa chọn và đưa ra cách thức
thâm nhập những thị trường mới.

- Chức năng tăng cường hiệu quả của sản xuất kinh doanh: Toàn bộ hoạt
động Marketing phải quán triệt nguyên tắc hiệu quả và phải hướng vào việc
tối đa hoá việc sản xuất kinh doanh.

You might also like