You are on page 1of 5

Câu 1:

(*) Các nô ̣i dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng:
- Định nghĩa quản trị rủi ro tín dụng:
+ Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích tích, đo lường mức độ rủi ro từ đó đề
xuất những biện pháp và cách thức quản lý để hạn chế và loại trừ mức độ rủi ro tín dụng trong
hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
+Đối với ngân hàng, việc thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng không những sẽ đảm bảo
hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn ở trạng thái an toàn, tăng lợi nhuận kinh doanh, nâng
cao uy tín, chất lượng dịch vụ của ngân hàng mà còn góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển
của cả nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vốn vào hệ thống ngân hàng, trong đó có
Việt Nam.

- Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng


+Đối với bất kỳ ngân hàng hàng thương mại nào, quản trị rủi ro cũng là một công tác hết sức cần
thiết, bởi vì;
+Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà tất cả các ngân hàng thương mại đều phải đối
mặt, rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất về vốn và thiệt hại về danh tiếng cho ngân hàng. Vì thế
quản trị rủi ro tín dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và vấn đề tất yếu mà mọi ngân
hàng đều phải để tâm.
+Giảm chi phí, nâng cao thu nhập. bảo toàn vốn cho ngân hàng thương mại, tăng niềm tin cho
khách hàng gửi tiền, tăng vị thế và hình ảnh trên thị trường tài chính.
+ Ngoài tác động tốt đến ngân hàng thương mại, kiểm soát tốt rủi ro tín dụng còn mang ý nghĩa
tích cực đến nền kinh tế. Các định chế hoạt động như một chuỗi mắc xích, nếu một định chế có
vấn đề sẽ kéo theo bất ổn của cả một hệ thống định chế tài chính. Quản trị rủi ro tín dụng tốt
mang lại sự ổn định và an toàn cho thị trường.

- Các mục tiêu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng:
+ Hoạt động quản trị RRTD cần phải đảm bảo tài sản, vị thế của ngân hàng trên thị trường không
phải gánh chịu các tổn thất từ rủi ro tín dụng có thể gây tác động tiêu cực đến khả năng cạnh
tranh và sự tồn tại của ngân hàng.
+ Duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được.
Xây dựng danh mục tín dụng hợp lý, ít rủi ro, khả năng sinh lời cao. Đặc biệt, trong trường hợp
cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ trợ thanh khoản.
+ Đảm bảo chất lượng danh mục tín dụng phải phản ánh một cách chính xác, minh bạch, trích đủ
dự phòng để bù đắp vào những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay.
+ Các bước trong quy trình cấp tín dụng phải minh bạch, lành mạnh và đồng bộ. Hạn chế rủi ro
phát sinh.
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động - sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín
dụng nhằm tìm kiếm các khoản vay an toàn và khả năng sinh lời cao.
+ Tạo hệ thống kiểm soát, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vấn đề rủi
ro tín dụng phát sinh.

- Quy trình quản trị rủi ro tín dụng:


Công tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại thường được thực hiện theo quy trình
chặt chẽ theo 4 bước sau:
+ Nhận diện rủi ro tín dụng
 Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Mục đích của quá
trình này là giúp ngân hàng sớm nhận biết được những vấn vấn đề từ các khoản cho vay
từ đó bằng việc quan sát, theo dõi, phân tích môi trường hoạt động và quy trình cho vay
để thống kê, nhận biết và có phương pháp xử lý rủi ro tín dụng hiệu quả nhất. Phương
pháp nhận diện rủi ro thông thường là lập bảng liệt kê tất cả các loại rủi ro tín dụng đã,
đang và sẽ có thể xảy ra: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, điều ra, phân tích các hồ sơ tín
dụng, đặc biệt là các hồ sơ tín dụng có vấn đề để nhận định dấu hiệu nhận biết khoản cấp
tín dụng có vấn đề để đưa ra cảnh báo.

+ Đo lường rủi ro tín dụng


 Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa các mức độ rủi ro của khách hàng để xác
định phần bù rủi ro và hạn mức tín dụng an toàn tối đa thông qua xây dựng các mô
hình đo lường rủi ro tín dụng phù hợp. Tùy vào năng lực tài chính và khẩu vị của
từng ngân hàng để đưa ra quyết định cho vay và đưa ra những biện pháp ứng phó phù
hợp khi rủi ro tín dụng xảy ra. Có hai mô hình đo lường rủi ro tín dụng:
 Mô hình định tính (còn gọi là Mô hình 6C)
 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

+ Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng


 Kiểm soát rủi ro tín dụng: Là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật, biện pháp, chiến lược
nhằm ngăn chặn và phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Những công cụ này bao gồm: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị rủi
ro tín dụng, các giới hạn tín dụng. Căn cứ vào mức độ rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro
đã được tính toán, ngân hàng sẽ thiết lập các giải pháp phòng chống rủi ro khác nhau để
tối ưu hóa mức độ thiệt hại như ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro…
 Đánh giá rủi ro tín dụng: Tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt
động của ngân hàng là chất lượng tín dụng. Một khoản vay được đánh giá là có chất
lượng tín dụng tốt là khoản vay mà ngân hàng có khả năng thu hồi cả vốn và lãi đúng thời
hạn. Để xác định chất lượng tín dụng, thông thường người ta sẽ dựa vào hai chỉ số: tỷ lệ
nợ xấu và tỷ lệ phân bổ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ.
+ Xử lý rủi ro tín dụng
 Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Sau bước
quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng không giải quyết được vấn đề và vẫn xuất
hiện rủi ro tín dụng. Ở bước này, ngân hàng thương mại sẽ đưa ra những quyết định và
biện pháp để khắc phục và hạn chế thấp nhất những chi phí rủi ro và thiệt hại mà rủi ro
tín dụng gây ra.

=> Bốn bước trong quản trị RRTD có mối quan hệ chặt chẽ và có vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong đó, bước 1 và 3 có quyết định rất lớn
đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng chủ động trong công tác quản lý và kiểm
soát rủi ro tín dụng từ đó giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại mà rủi ro tín dụng gây ra.

(*) Nhận xét của Anh/Chị về thực tế quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
- Hiê ̣n nay, tại Viê ̣t Nam, ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn đỉnh cao thay đổi và tính bất định.
Môi trường cạnh tranh đang gia tăng giữa các ngân hàng, phi ngân hàng và các công ty công
nghệ tài chính (FinTech). Đồng thời, môi trường kinh tế tăng trưởng thấp và lãi suất thấp đang
gây áp lực lên phương thức thu lợi nhuận truyền thống. Vấn đề nợ xấu chưa xử lý dứt điểm vẫn
còn hiện hữu là rủi ro lớn của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 với nền tảng là internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn và điện toán đám mây cũng đang tác động
và góp phần cải thiện nhanh chóng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Ngân hàng.
Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cần lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị RRTD ngân
hàng, đó là: Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro
cần bao phủ được các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp như:
Triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín
dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lược… Đồng thời, tăng cường sử dụng các chỉ
tiêu có thể tính tự động như tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào
ra… nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực.
Ngoài ra, các NHTM cần tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Bên
cạnh các phương pháp truyền thống, các NHTM nên áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng sử
dụng mô phỏng dòng tiền. Đồng thời, xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và
ngành trọng điểm; Tăng cường quản lý và giám sát trước và sau giải ngân, nâng cao trình độ cho
đội ngũ cán bộ ngân hàng...

Câu 2:
(a):

∑ Tài sản =560+770+200+500+ 2800+ 1870+2400+100=9200


Tài sản có tính thanh khoản = 560+770+200+500+2800.10%+(2400+1870).5% = 2523,5
Tài sản có tính thanh khoản 2523,5
Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = = =27,43 %
∑ Tài sản 9200

(b):
Cung TK = 450+720+1270+600+1440+300=4780
Cầu TK = 800+1100+650+800+1480+350=5180
=> Khe hở thanh khoản = 4780-5180= -400 tỷ đồng
Tổng TGTT = 2000+800-450=2350 tỷ đồng
Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán : 2350.5%=117,5 < 560 ( tiền mặt )
=> Vậy ngân hàng không phải trích thêm dữ trự đảm bảo khả năng thanh toán

∑ Tiết kiệm ngắn hạn =2400+1100−720=2780 tỷ đồng


∑ Tiết kiệm trung−dài hạn=3500+650−1270=2880 tỷ đồng
Dự trữ bắt buộc : (1800+2780).11%+2880.5%=647,8 tỷ <770 tỷ VNĐ
Hiện tại ngân hàng trích dự trữ bắt buộc tại NHNN là 770 tỷ VNĐ
Với khe hở nhạy cảm là - 400 tỷ đông Lượng thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng tiền mặt, tín
phiếu kho bạc hoặc gửi tổ chức tín dụng khác
Giả sử lượng thiếu hụt này được bù đắp bằng tiền mặt :
- Giá trị tiền mặt của NH trong quý I là : 560 - 400 = 160 tỷ đồng ( >117,5 – Dự trữ đảm bảo khả
năng thanh toán )
- Dư nợ cho vay ngắn hạn : 2800+600-800 =2600 tỷ đồng
-Dự nợ cho vay trung hạn : 1870 +1440-1480 = 1830 tỷ đồng
- Dự nợ cho vay dài hạn : 2400 +300-350 = 2350 tỷ đồng
Tài Sản Số dư Nguồn Vốn Số dư
Tiền mặt 160 Tiền gửi thanh toán 2350
Tiền gửi tại NHNN 770 Tiết kiệm ngắn hạn 2780
Tiền gửi tại TCTD # 200 Tiết kiếm trung-dài hạn 2880
Tín phiếu KB 500 Vay ngắn hạn 400
Cho vay ngắn hạn 2600 Vay trung-dài hạn 500
Cho vay trung hạn 1830 Vốn CSSH 400
Cho vay dài hạn 2350

You might also like