You are on page 1of 9

Câu 1:

(*) Nô ̣i dung thu ngân sách nhà nước:


- Khái niê ̣m thu ngân sách nhà nước:
+ Căn cứ vào Luật ngân sách nhà nước năm 2015 định nghĩa, ngân sách nhà nước
là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Qũy ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân
sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.
+Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa
mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước là nội
dung các khoản thu ngân sách Nhà nước và tỉ trọng từng khoản thu trong tổng thu
ngân sách Nhà nước.

– Thu ngân sách nhà nước bao gồm:


+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
+ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực
hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí
thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà
nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân
ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước là quan các cấp nguồn thu
sau:
+ Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân
cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
+ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi
quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương
theo quy định.
+ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện
những nhiệm vụ chi được giao.

- Nội dung thu ngân sách Nhà nước:


+ Thu ngân sách Nhà nước được chia thành thu trong nước và thu từ nước ngoài.
+ Trong đó nguồn thu từ trong nước chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò rất quan
trọng đối với tổng thu ngân sách Nhà nước.
+ Thu từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên chiếm tỉ trọng không
lớn và không phải quyết định.

- Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:


+ Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định về mặt
thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí.
+ Thu không thường xuyên là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian
phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm: Các khoản thu từ hoạt động
kinh tế của Nhà nước, Thu từ hoạt động sự nghiệp, …

- Vai trò thu ngân sách Nhà nước:


+Thu ngân sách nhà nước nắm vai trò đảm bảo được những kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và luôn luôn đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của một số hoạt động
trong bộ máy nhà nước.
+ Thông qua quá trình thu ngân sách nhà nước thì những điều tiết kinh tế và xã hội
sẽ được hạn chế và tăng cường những mặt tích cực giúp tăng trưởng sự phát triển
mọi hoạt động hiệu quả và quá trình kiểm soát.
+ Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng để điều tiết
được những thu nhập cá nhân thông qua quá trình đóng thuế. Đây cũng là phương
pháp giảm khoảng cách giàu nghèo tạo điều kiện ổn định kinh tế và đời sống
những người có thu nhập thấp.

(*) Em có đánh giá như thế nào về thu NSNN ở Việt Nam hiện nay?
- Hiê ̣n nay, do vẫn ảnh hưởng của dịch bê ̣nh, thu ngân sách từ thuế đang bị châ ̣m
lại. Mặc dù số thu ngân sách từ thuế 7 tháng đạt khá cả về tiến độ và tốc độ so với
mức thực hiện cùng kỳ những năm gần đây; tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát
trở lại từ cuối tháng 4 đến nay, thu thuế phí nội địa từ mức tăng 15,9% ở thời điểm
tháng 4, đến tháng 6 chỉ còn tăng 5,6%, tháng 7 ước giảm 10,4%. Tổng cục Thuế
đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra của
năm. Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước
(NSNN) lũy kế 7 tháng năm 2021 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 763.805 tỷ
đồng, bằng 68,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 113,1% so với cùng kỳ năm
2020.
- Theo cá nhân em dự đoán, với viê ̣c tiêm chủng và đời sống nhân dân dần được
phục hồi, các doanh nghiê ̣p được mở của và bài học quá khứ 2020 thì có thể thu
ngân sách nhà nước vào cuối 2021 có thể tăng vọt, đi kèm với triển khai thực hiện
tốt công tác chống thất thu đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, triển
khai quyết liệt công tác chống thất thu đối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ, cá
nhân kinh doanh tại những địa bàn trọng điểm và những lĩnh vực kinh doanh
thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng...

(*) Nhà nước ta cần có giải pháp gì để tăng thu NSNN trong thời gian tới?
- Như em đã nói, viê ̣c giờ đây cuô ̣c sống người dân đang quay lại thường nhâ ̣t, các
doanh nghiê ̣p đang dần hoạt đô ̣ng trở lại thì Nhà nước nên ra những ưu tiên phát
triển, chế đô ̣ thuế ưu đãi , giảm nhẹ cho các doanh nghiê ̣p nhỏ, doanh nghiê ̣p sử
dụng công nghê ̣ thông tin làm nền tảng để giao thương. Từ đó, vừa đảm bảo được
an toàn cho người dân vừa kích cung được các doạnh nghiê ̣p.
- Ngoài ra, có thể đánh thuế thu nhâ ̣p với người có thu nhâ ̣p cao và các hàng hóa xa
xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng.

Câu 2:
(*) Nô ̣i dung chi ngân sách nhà nước:
1. Khái niê ̣m chi NSNN:
– Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà
nước trong từng thời kỳ.
– Bản chất chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính
đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
Do đó, chi ngân sách Nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các
định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc
thuộc chức năng của Nhà nước.
2. Đặc điểm chi NSNN:
–Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
+Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
mà Nhà nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ
thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở
tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao.
+ Thứ ba, các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính
không hoàn trả tực tiếp.
+ Thứ tư, chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã
hội, tạo việc làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát…
3. Nội dung NSNN:
– Chi thường xuyên
+ Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước
về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Chi thường xuyên được mang tính ổn định, phần lớn mang tính tiêu dùng và gắn
với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc.
– Chi đầu tư phát triển
+ Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư
xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
– Chi trả nợ, viện trợ
+Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn
phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.
– Chi dự trữ Nhà nước
+Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ
theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

4. Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN:


– Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban
hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp
bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo
đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
– Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ
quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình
thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện
nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy
quyền khoản kinh phí này.
– Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia
giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.

5. Bội chi NSNN:


(A) Khái niê ̣m:
Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân
sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh
lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và
tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp
bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn
hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu
ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp
từ các nguồn vay. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho
đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

(b) .Phân loại bội chi ngân sách:


-Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định: Bội chi ngân sách nhà
nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp
tỉnh:
 Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa
tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một
năm ngân sách;
 b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp
tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng
chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
trong một năm ngân sách.”

6.Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước:


-Bội chi cơ cấu
+Bội chi cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi
tiêu cho giáo dục,quốc phòng,…
-Bội chi chu kỳ
+Bội chi chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân
7. Vai trò của chi NSNN:
– Vai trò chủ đạo của NSTW được thể hiện như sau:
+ NSTW được sử dụng nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia. Điều
này thể hiện ở việc, NSTW tập trung phần lớn các nguồn thu quan trọng của quốc
gia và thỏa mãn nhu cầu chi tiêu để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mang
tính chiến lược của quốc gia. Các khoản thu của NSTW bao gồm các khoản thu
hưởng 100% và các khoản thu điều tiết, gồm rất nhiều hạng mục thu lớn như thuế
xuất, nhập khẩu, viện trợ không hoàn lại, tiền xử phạt hành chính, thu kết dư ngân
sách, thu từ quỹ dự trữ tài chính TƯ… Do đó có thể thấy NSTW tập trung đại bộ
phận nguồn thu của cả nước, vì thế khả năng chi cũng là lớn nhất, dành cho việc
thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng, có tính chất huyết mạch quốc gia như
các công trinhg giao thông công cộng… Như vậy, các hoạt động thu NS nhằm mục
đích phục vụ cho những nhiệm vụ chủ chốt quan trọng về chính trị , xã hội, kinh tế.
+ Điều hòa vốn cho các NSĐP bằng việc chi bổ sung cho NSĐP. Các khoản chi
cho NSĐP gồm các khoản chi bổ sung để cân đối thu, chi bổ sung có mục tiêu,
giúp hỗ trợ địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Việc chi
bổ sung này nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt ngân sách, thu không đủ chi của
một số địa phương, cũng như hỗ trợ vốn cho các địa phương khó khăn, miền núi…
thực hiện các mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.

8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN:


– Nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ:
+Một trong những đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là để phục vụ các hoạt
động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội.
Do vậy các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước rơi vào khủng
hoảng kinh tế cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn
định nền kinh tế.
– Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế:
+ Với một quốc gia, nếu khả năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế
được mức chi của ngân sách, ,mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế,
một đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển, không lãng phí.
– Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, động đất, dịch bệnh:
+ Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng
cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi quốc gia gặp thiên tai, thì
việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả,
giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó,
mức chi ngân sách cũng sẽ tăng.
– Hiệu quả chi của bộ máy chi Ngân sách nhà nước:
+Cũng giống như thu ngân sách nhà nước, bộ máy chi ngân sách nhà nước đạt hiệu
quả tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham ô trong quá trình chi tiêu thì sẽ tiết
kiệm được cho quốc gia một khoản chi lớn, số chi vô ích sẽ giảm đi đáng kể.

(*) Đánh giá chi Ngân sách nhà nước hiêṇ nay ở Viêṭ Nam:
- Do dịch bê ̣nh, từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã kịp thời ban hành các Nghị quyết nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời
nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch. Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị, cần
tập trung đánh giá toàn diện hiệu quả chính sách đã thực hiện, chỉ rõ các kết quả
đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; tác động thực tế, tính lan tỏa của
các chính sách. Đối với việc mua, tiếp nhận vaccine, cần báo cáo cụ thể số vaccine
được hỗ trợ, viện trợ; dự kiến nhu cầu trong trường hợp dịch kéo dài; công khai
việc sử dụng Quỹ vaccine; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong
nước, đi đôi với bảo đảm chất lượng, an toàn, đáp ứng kịp thời với các biến chủng
Covid-19 mới xuất hiện. Đồng thời, cần báo cáo cụ thể về: tổng nguồn lực đã bố trí
mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch; kết quả việc sử dụng
NSNN trong việc mua sắm vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng,
chống dịch; khả năng đáp ứng tình hình hiện nay.

- Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng lưu ý, việc thực hiện rà soát các quỹ tài chính
nhà nước ngoài ngân sách còn chậm (theo Báo cáo số 44/BC-CP của Chính phủ,
đến nay mới giải thể, dừng hoạt động 4 quỹ), chưa mang tính tổng thể, số lượng
quỹ còn khá lớn; mô ̣t số quỹ hoạt động chưa hiệu quả, một số quỹ gần như không
có hoạt động,

(*) Biêṇ pháp giảm chi Ngân sách nhà nước Viêṭ Nam:
- Với tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 tới phát triển thì mục tiêu phục hồi
kinh tế, tạo nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng.
Do vậy, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban Tài chính – Ngân sách
cho rằng, việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi
nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết
- Chính phủ cần nghiên cứu toàn diện, có phương án cân đối xây dựng gói kích
thích kinh tế với quy mô đủ lớn để tạo hiệu ứng sâu rộng, tính lan tỏa cao, bảo đảm
mục tiêu phục hồi nền kinh tế, an sinh xã hội. Đồng thời, nghiên cứu, sử dụng đồng
bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; nghiên cứu, lựa chọn đối tượng phù
hợp, cần thiết để bổ sung gói hỗ trợ cấp bù lãi suất; có chính sách thu phù hợp, tính
đến việc miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí; cân nhắc giảm mức nộp bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo và đào tạo lại lao động…”, ông
Nguyễn Phú Cường đề nghị.

You might also like