You are on page 1of 5

A: Lý thuyết về chi NSNN

I. Khái niêm,
̣ đă ̣c điểm và nô ̣i dung chi NSNN:
1. Khái niê ̣m chi NSNN:
-Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà
nước trong từng thời kỳ.
– Bản chất chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính
đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
Do đó, chi ngân sách Nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các
định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc
thuộc chức năng của Nhà nước.

2. Đặc điểm chi NSNN:


- Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
+Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
mà Nhà nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ
thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở
tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao.
+ Thứ ba, các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính
không hoàn trả tực tiếp.
+ Thứ tư, chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã
hội, tạo việc làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát…

3. Nội dung NSNN:


– Chi thường xuyên
+ Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước
về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Chi thường xuyên được mang tính ổn định, phần lớn mang tính tiêu dùng và gắn
với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc.

– Chi đầu tư phát triển


+ Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư
xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

– Chi trả nợ, viện trợ


+Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn
phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.

– Chi dự trữ Nhà nước


+Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ
theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

II. Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN:


– Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban
hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp
bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo
đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
-Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ
quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình
thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện
nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy
quyền khoản kinh phí này.
– Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia
giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.

III. Bô ̣i chi NSNN:


1. Khái niê ̣m:
Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân
sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh
lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và
tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp
bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn
hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu
ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp
từ các nguồn vay. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho
đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

2.Phân loại bội chi ngân sách:


-Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định: Bội chi ngân sách nhà
nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp
tỉnh:

a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng
chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân
sách;

b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh
của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân
sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm
ngân sách.”
3.Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước:
-Bội chi cơ cấu
+Bội chi cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi
tiêu cho giáo dục,quốc phòng,…

-Bội chi chu kỳ


+Bội chi chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân

IV. Vai trò của chi NSNN:


-Vai trò chủ đạo của NSTW được thể hiện như sau:

+ NSTW được sử dụng nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia. Điều
này thể hiện ở việc, NSTW tập trung phần lớn các nguồn thu quan trọng của quốc
gia và thỏa mãn nhu cầu chi tiêu để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mang
tính chiến lược của quốc gia. Các khoản thu của NSTW bao gồm các khoản thu
hưởng 100% và các khoản thu điều tiết, gồm rất nhiều hạng mục thu lớn như thuế
xuất, nhập khẩu, viện trợ không hoàn lại, tiền xử phạt hành chính, thu kết dư ngân
sách, thu từ quỹ dự trữ tài chính TƯ… Do đó có thể thấy NSTW tập trung đại bộ
phận nguồn thu của cả nước, vì thế khả năng chi cũng là lớn nhất, dành cho việc
thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng, có tính chất huyết mạch quốc gia như
các công trinhg giao thông công cộng… Như vậy, các hoạt động thu NS nhằm mục
đích phục vụ cho những nhiệm vụ chủ chốt quan trọng về chính trị , xã hội, kinh tế.

+ Điều hòa vốn cho các NSĐP bằng việc chi bổ sung cho NSĐP. Các khoản chi
cho NSĐP gồm các khoản chi bổ sung để cân đối thu, chi bổ sung có mục tiêu,
giúp hỗ trợ địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Việc chi
bổ sung này nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt ngân sách, thu không đủ chi của
một số địa phương, cũng như hỗ trợ vốn cho các địa phương khó khăn, miền núi…
thực hiện các mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN:


-Nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ:
+Một trong những đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là để phục vụ các hoạt
động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội.
Do vậy các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước rơi vào khủng
hoảng kinh tế cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn
định nền kinh tế.

-Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế:


+ Với một quốc gia, nếu khả năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế
được mức chi của ngân sách, ,mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế,
một đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển, không lãng phí.

-Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, động đất, dịch bệnh:
+ Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng
cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi quốc gia gặp thiên tai, thì
việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả,
giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó,
mức chi ngân sách cũng sẽ tăng.

- Hiệu quả chi của bộ máy chi Ngân sách nhà nước:
+Cũng giống như thu ngân sách nhà nước, bộ máy chi ngân sách nhà nước đạt hiệu
quả tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham ô trong quá trình chi tiêu thì sẽ tiết
kiệm được cho quốc gia một khoản chi lớn, số chi vô ích sẽ giảm đi đáng kể.

You might also like