You are on page 1of 6

I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP

1. Nghiên cứu khoa học


- Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp cách thức mà nhà khoa học sử dụng
để tác động, khám phá đối tượng.
- Phương pháp được nhìn nhận ở cả 2 mặt
+ Mặt chủ quan: là ý thức của chủ thể (các nhà khoa học)
+ Mặt khách quan: là sự phản ánh quy luật khách quan của của hiện thực
và ý thức của nhà khoa học.
 Mặt chủ quan phải tuân thủ mặt khách quan mới có thể đạt được kết
quả nghiên cứu.

2. Phương pháp hệ
- Phương pháp hệ là nhóm các phương pháp được sử dụng trong 1 lĩnh vực
khoa học hay 1 đề tài cụ thể
- Trong 1 đề tài khoa học, người ta luôn sử dụng phối hợp các phương
pháp để khắc phục chỗ yếu và phát huy điểm mạnh của các phương pháp.

3. Phương pháp luận


- Phương pháp luận là lí luận tổng quát, là những quan điểm chung, là cách
tiếp cận đối tượng khoa học.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1. Nghiên cứu khoa học
Các đặc trưng của nghiên cứu khoa học
- Mục đích của nghiên cứu khoa học là phát hiện, khám phá thế giới, tạo ra
chân lí mới để vận dụng những hểu biết ấy vào cải tạo thế giới.
- Đối tượng nghiên cứu khoa học: mỗi bộ môn nghiên cứu khoa học chọn
cho mình 1 đối tượng riêng
- Chủ thể nghiên cứu khoa học: là các nhà khoa học
- Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới,
được tiến hành với những tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, những thiết bị
hiện đại
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phức tạp, chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều
trường phái.
- NCKH là hoạt động chứa yếu tố mạo hiểm. Sự thành công cho giá trị
mới, sự thất bại không những tổn thất về kinh tế mà còn là sự trả giá của
khoa học
- Giá trị được quyết định bởi tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng,
nhu cầu của xã hội

Một số khái niệm quan trọng

- Đối tượng nghiên cứu: là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần xem xét và
làm rõ trong nghiệm vụ nghiên cứu. VD: đối tượng nghiên cứu của đề tài:
“Thủ pháp thức điệu trong các bản giao hưởng của Beethoven” là thủ
pháp thức điệu
- Khách thể nghiên cứu: là nơi chứa đựng đối tượng nghiên cứu. VD:
khách thể nghiên cưu của đề tài: “Sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh
viên các trường đại học” là các trường đại học
- Đối tượng khảo sát: là 1 phần đủ đại diện của khách thể nghiên cứu. Như
VD trên thì đối tượng khảo sát là một số trường đại học
Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát có thể trung nhau

- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn về phạm vi và quỹ thời gian nghiên cứu
2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Phương pháp luận là lí thuyết về phương pháp và phương pháp luận
NCKH là lí thuyết về phương pháp nhận thức khoa học.
3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu là những điều cần phải làm rõ trong công việc nghiên cứu và là
ý nghĩa khoa học cả nghiên cứu
- Mục đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của
sản phẩm nghiên cứu
 Mỗi đê tài nghiên cứu đều có 1 hoặc 1 số mục tiêu xác định nhưng
mục đích nghiên cứu thì có thể hoặc chưa xác định được
4. Các loại hình nghiên cứu khoa học
Căn cứ để phân chia loại hình nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Căn cứ vào các sản phẩm được tạo ra trong quá trình triển khai đề tài
- Vị trí, mối quan hệ của mỗi loại đề tài, hoạt động nghiên cứu. Có đề tài
đóng vai trò mở đường, có đề tài là kết quả tiếp nối của đề tài khác, có đề
tài mà sản phẩm tạo ra được chuyển giao ngay vào thực tiễn, cũng có đề
tài chỉ đóng vai trò định hướng cho hành động thực tiễn

Một số loại hình NCKH

- Nghiên cứu cơ bản


- Nghiê cứu ứng dụng
- Nghiên cứu triển khai – thực nghiệm
- Nghiên cứu thăm dò – dự báo
- Nghiên cứu mô tả
- Nghiên cứu lịch sử - tiểu sử
- Nghiên cứu hỗn hợp

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

1. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này sử dụng những


thông tin đã sẵn có từ các nguồn khác nhau cũng như thu thập trực
tiếp thông qua phỏng vấn và đối mặt trực tiếp với sự vật hiện tượng

2. Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp thu thập thông tin
khi quan sát đối tượng ở trong điều kiện gây biến đổi. 

3. Phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu hiểu biết sâu sắc về
hành vi con người và tổng quan những lý do tác động đến sự ảnh
hưởng này. Nó cũng là một trong giải pháp để điều tra trả lời cho câu
hỏi tại sao và làm thế nào để đánh giá về sự vật hiện tượng một cách
toàn diện nhất.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

1. Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát khoa học là phương
pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin
đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan
sát gián ti

2. Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm
đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các
đặc điểm của đối tượng.

3. Phương pháp thực nghiệm khoa học: Là phương pháp các nhà khoa
học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện
mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo tham
vọng dự kiến của mình.

4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp
nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ
để rút ra tóm lại bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

5. Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tận dụng trí tuệ của đội
ngũ những người có chuyên môn để xem xét nhận định bản chất của
đối tượng, khám phá một giải pháp tận dụng.

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Phân tích là nghiên
cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành
từng bộ phận để quan tâm sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên
kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ
thông lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về đối tượng.

2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết: Phân loại là sắp
xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có
cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa
là chuẩn bị tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý
thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng tất tần tật hơn.

3. Phương pháp cách thức hóa: Là phương pháp nghiên cứu các đối
tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng
theo các tổ chức cơ cấu, chức năng của đối tượng.

4. Phương pháp giả thuyết: Là phương pháp đưa ra các dự đoán về


quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng.

5. Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra
bản chất và quy luật của đối tượng

IV. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Tùy theo mức độ hiểu biết và quan điểm của mỗi người, quy trình nghiên
cứu khoa học có thể được chia ra nhiều bước khác nhau. Tuy nhiên, một
công trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo các trình tự các bước chính
chính không thể bỏ qua bao gồm:
- Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
- Bước 2: Xây dựng câu hỏi giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
 Cần nêu lý do, mục tiêu, phương pháp và quy trình thực hiện cho từng
phương pháp
- Bước 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

? Dựa vào đâu để xây dựng mô hình nghiên cứu?

Thiết kế nghiên cứu như thế nào?

- Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu


- Bước 5: Vết báo cáo kết quả nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu từ đề cương NCKH “Nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt
của người dân tại TPHCM thông qua mô hình logit”

You might also like