You are on page 1of 204

MUÏC LUÏC

● Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản sản phẩm cá 72
cơm săng luộc chín sấy khô
Nguyễn Anh Tuấn và CTV

● Khả năng tiêu hóa các nguyên liệu động vật ở biển và 78
thực vật trên cạn ở tôm Hùm bông Panurilus ornatus
Lê Anh Tuấn

● Khả năng ứng dụng tro bay làm phụ gia trong vữa và 85
bê tông trên nền Geopolymer
Nguyễn Thắng Xiêm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

● Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt 92
tại ga Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa
Nguyễn Thị Lan Anh và CTV

● Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng 98
tại Chi cục thuế thành phố Nha Trang
Hồ Thị Châu và CTV

● Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho ngành chế biến thủy sản 103
Khánh Hòa dựa trên phương pháp đường bao dữ liệu
Nguyễn Thanh Đào và CTV

● Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh 109
bưu chính tại Bưu điện tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015
Nguyễn Thị Mai Hiền và CTV

● Tìm hiểu khả năng lọc tảo đơn bào (Nannochloropsis 115
oculata) của sò Huyết (Anadara granosa) và sò Anti
(Anadara antiquata) tại Khánh Hòa
Nguyễn Thị Phương Hiền và CTV

● Ảnh hưởng của loại enzyme và điều kiện thủy phân 120
đến hoạt tính khử gốc tự do DPPH của Protein artermia
thủy phân
Nguyễn Hồng Ngân và CTV

● Chiết rút chế phẩm đạm giàu carotenoid từ đầu tôm 125
Thẻ chân trắng
Phạm Thị Đan Phượng và CTV

● Đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá biển huyện Vân Đồn 132
tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phát triển
Bùi Đức Quý và CTV
● Nghiên cứu thủy phân đầu cá chẽm (Lates calcarifer) bằng 138
Enzyme flavourzyme
Đỗ Trọng Sơn và CTV

● Khảo sát một số tính chất lý - hóa cơ bản của mỡ bôi trơn 145
từ dầu tinh chế mỡ cá Basa với chất làm đặc là 12 - StOli
Nguyễn Văn Tâm

● Nghiên cứu ứng dụng protease ngoại bào của Bacillus 150
subtilis B-26 cho quá trình tách chiết Chondroitin sulfate
từ sụn cá Đuối (Dasytis kuhlii) và cá Nhám (Carcharhinus
sorrah)
Vũ Thị Thanh Tâm và CTV

● Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần 156
áo thời trang nữ, thành phố Nha Trang
Nguyễn Thị Thanh Tâm và CTV

● Một số kiến nghị nhằm xây dựng chính sách truyền thông 163
cổ động cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
Nguyễn Đức Tân và CTV

● Tuyển chọn chủng vi khuẩn Lactic lên mên dịch ép óc đậu 170
trong sản xuất đậu khuôn
Nguyễn Thị Thương và CTV

● Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại 176
Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương - Chi nhánh
Nha Trang
Nguyễn Thu Trang và CTV

● Ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) cá Rô phi 183
đỏ (Oreochromis sp.) theo hình thức nuôi bán thâm canh
trong ao đất tại Đà Nẵng
Đặng Thị Thu Trang

● Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank 189
– Chi nhánh Nha Trang
Trần Đình Trung và CTV

● Tính hiệu quả và phi hiệu quả của chính sách giá trần đối 195
với sản phẩm đầu vào của ngành nông nghiệp
Mai Anh Tuấn và CTV

● Sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng đối với mạng 199
Mobifone tại thành phố Nha Trang
Vũ Trần Tùng và CTV
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI


THUỐC TRỪ SÂU LINDAN DO TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
VÀ GIÁP XÁC Ở NHA TRANG
RISK ASSESSMENT OF CONSUMER TO PESTICIDE (LINDANE) DUE TO MOLLUSK
AND CRUSTACEAN CONSUMPTION IN NHA TRANG

Nguyễn Thuần Anh1


Ngày nhận bài: 17/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 31/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về đánh giá nguy cơ của cư dân ven biển đối với thuốc trừ sâu lindan có trong
động vật thân mềm và giáp xác. Kết hợp số liệu tiêu thụ động vật thân mềm, giáp xác và số liệu hàm lượng thuốc trừ sâu
lindan có trong động vật thân mềm, giáp xác theo phương pháp xác suất với sự trợ giúp của phần mềm @Risk® cho kết
quả về mức độ phơi nhiễm của sáu nhóm đối tượng (nam và nữ (18 - 29, 30 - 54 và trên 55 tuổi)). Giá trị phơi nhiễm trung
bình (0.0017mg/kg thể trọng/ngày) của người dân thành phố Nha Trang thấp hơn nhập lượng hàng ngày chấp nhận được
ADI (Acceptable Daily Intake) của lindan (1mg/kg thể trọng/ngày). Kết quả nghiên cứu cho phép kết luận không có nguy
cơ liên quan đến mức độ phơi nhiễm lindan của cư dân thành phố Nha Trang do tiêu thụ động vật thân mềm và giáp xác.
Từ khóa: đánh giá nguy cơ, động vật thân mềm, giáp xác, lindan
ABSTRACT
This is the first study in Vietnam about risk assessment to lindan (pesticide) in mollusks and crustaceans for the
population in coastal regions. The mollusk and crustacean consumption data was combined with the lindan contamination
data in mollusks, crustaceans by probabilistic analyses performed with @Risk international for Excel to estimate the lindan
intake for six sub-population groups: men and women (18-29, 30-54 and 55 and over years old). The mean dietary intake
(0.0017 mg/kg body weight/day) of lindan by the Nha Trang population is lower than the Acceptable Daily Intake (ADI) of
lindan (1mg/kg b.w/day). The result of this study permit to conclude that there is no risk concerning the levels of exposure
of Nha Trang consumers to lindan due to the mollusk and crustacean consumption.
Keywords: risk assessment, mollusks, crustaceans, lindan

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Triệu chứng ngộ độc bao gồm: viêm màng kết, làm
Lindan là tên thường gọi của gamma- máu bầm, đau đầu, choáng, sốt, buồn nôn, mửa,
1,2,3,4,5,6-Hexachlorocyclohexane (HCH) có công đau dạ dày, bệnh tiêu chảy, rối loạn tâm thần, gây
thức phân tử là C6H6Cl6, là thuốc trừ sâu gốc clo có chứng chuột rút, kích thích hệ hô hấp, gây mụn nhọt
độc tính cao đã bị cấm sử dụng (WHO/EHC, 1991). và phát ban. Lindan có mặt trong môi trường là do
HCH là một hỗn hợp gồm α-HCH, β-HCH, γ-HCH, các hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu của con người
δ-HCH và ε-HCH (Sang và cộng sự, 1999). Lindan đã làm ô nhiễm đất và không khí, tiếp theo mưa và
chiếm 99% của hỗn hợp (JMPR, 2002). Lindan gây quá trình rửa trôi đất đã làm nước bị ô nhiễm lindan.
kích thích hệ thần kinh trung ương và thoái hóa chức Từ 1989 đến 1991 hàm lượng lindan trong nước
năng gan, cật, gây tình trạng thiếu máu. Lindan là sông ở Việt Nam khoảng từ 360 đến 5300pg/l, trong
một trong những thuốc trừ sâu có liên quan đến không khí là 2,8 đến 3,9pg/m3 (Fabre và cộng sự,
nguyên nhân gây ung thư (Fabre và cộng sự, 2005). 2005). Mặc dù Việt nam là một trong 52 nước đã

1
TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 3


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

cấm sử dụng lindan trong tất cả các lĩnh vực (QĐ, trọng) của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được
2000; CEC, 2006), nhưng nghiên cứu của Hung và chia thành 6 nhóm: đàn ông và phụ nữ (18 - 29,
Thienman (2002) đã cho thấy hàm lượng lindan cao 30 - 54 và trên 55 tuổi)
trong các mẫu nước ở Việt Nam. Mặt khác lindan đã Qi: Phân bố của tiêu thụ động vật thân mềm
được phát hiện thấy trong ốc nước ngọt (Dang và và giáp xác i (g/kg thể trọng/ngày), với i là các loài
cộng sự, 2001). Mặt khác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ hai mảnh vỏ, các loài chân bụng, các loài chân đầu
là loài ăn lọc có khả năng tích lũy lindan. Các cư dân hoặc giáp xác
sống ở khu vực ven biển được coi là đối tượng tiêu Qi được lấy trong bộ số liệu của cuộc điều tra
thụ nhiều động vật thân mềm và giáp xác. Thành tiêu thụ động vật thân mềm tại 27 xã phương thuộc
phố Nha Trang được chọn làm đại diện của khu thành phố Nha Trang của Nguyễn và các cộng sự
vực ven biển Việt Nam trong tiêu thụ động vật thân (2010) được thực hiện bằng phương pháp FFQ
mềm và giáp xác. Nghiên cứu này được thực hiện (Food Frequency Questionnaire) và phương pháp
để đánh giá phơi nhiễm thuốc trừ sâu lindan do ăn SDRM (Seven Days Recall Method).
động vật thân mềm và giáp xác ở thành phố Nha Ci: Hàm lượng tối đa của lindan trong động vật
Trang. Các số liệu này cung cấp các thông tin một thân mềm i (μg/kg), với i là các loài hai mảnh vỏ,
cách chặt chẽ, khoa học, giúp các nhà hoạch định các loài chân bụng, các loài chân đầu hoặc giáp xác
chính sách xác định được các giải pháp để bảo vệ Ci được lấy trong bộ số liệu hàm lượng thuốc
sức khỏe cho cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu
trừ sâu lindan của bốn nhóm động vật thân mềm
sẽ là tiền đề để đề xuất các giải pháp quản lý nguy
(các loài hai mảnh vỏ, các loài chân bụng, các loài
cơ cho chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an
chân đầu hoặc giáp xác) được lấy ở các chợ và nhà
toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời chúng rất hữu
hàng thuộc thành phố Nha Trang đã xác định được
ích trong trao đổi, thương mại của Việt Nam và các
trong hai mùa (mùa mưa và mùa khô) bằng phương
đối tác nước ngoài. Hơn thế nữa, nghiên cứu này
pháp GC-EDC (AOAC, 1995). (Nguyễn, 2011). Giá
góp phần vào việc hòa nhập với xu thế của thế giới
trị giới hạn xác định (LD: Limit of detection) được
là: các quốc gia dùng công cụ đánh giá về an toàn
dùng thay thế cho các kết quả dưới LD trong tính
thực phẩm phải dựa trên đánh giá nguy cơ. Một lý
toán phơi nhiễm.
do quan trọng nữa là: Việt Nam đã ký kết tham gia
Hiệp định Vệ sinh ATTP và kiểm dịch động thực vật 2. Xác định đặc tính nguy cơ
(SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới vì vậy cần Mức độ phơi nhiễm lindan (E) được so sánh
có khả năng chứng tỏ: chúng ta hiểu về những nguy với ADI (Acceptable Daily Intake)(1μg. kg-1thể trọng.
cơ gắn liền với các sản phẩm của chúng ta. ngày-1) (JMPR, 2002) và được trình bày dưới dạng
% của ADI: (E*100 / ADI)(%).
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Tính toán phơi nhiễm lindan 1. Kết quả đánh giá phơi nhiễm và đánh giá
Dựa trên số liệu tiêu thụ các động vật thân mềm, nguy cơ
giáp xác và hàm lượng lindan trong động vật thân Các mức độ phơi nhiễm lindan của cư dân
mềm, giáp xác; việc đánh giá phơi nhiễm lindan của thành phố Nha Trang ở các mức độ tiêu thụ động
người tiêu dùng được thực hiện theo phân tích xác vật thân mềm và giáp xác khác nhau được trình bày
suất (probabilistic analyses) (Kroes et al., 2002), sử ở hình 1. Giá trị phơi nhiễm lindan trung bình xác
dụng phần mềm tính toán phơi nhiễm @Risk 4.5.6. định được là 0.0017μg/kg thể trọng/ngày.
Phương pháp Monte Carlo và lấy mẫu theo phương
pháp siêu lập phương Latin (Latin Hypercube) đã
được thực hiện. Số lần lặp lại của Monte Carlo
cho các tính toán là 10.000 (Monte Carlo, 2003;
Feinberg et al., 2006).
Tính toán phơi nhiễm lindan theo công thức sau:
n
D = ∑ Qi Ci
i=1 Hình 1. Phơi nhiễm lindan (µg/kg thể trọng/ngày) do ăn
D: Phân bố của phơi nhiễm lindan (mg/kg thể động vật thân mềm và giáp xác

4 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Kết quả so sánh các mức độ phơi nhiễm lindan Nhóm nhuyễn thể hai mảnh vỏ góp phần nhiều
so với “nhập lượng hàng ngày chấp nhận được” ADI nhất vào việc làm phơi nhiễm lindan (67%), sau
(Acceptable Daily Intake)(1μg/kg thể trọng/ngày) đó đến nhóm giáp xác (33%). Nhóm chân bụng và
được trình bày ở hình 2 cho thấy các mức độ phơi nhóm chân đầu không hề tham gia vào việc làm
nhiễm này rất thấp so với ADI của lindan (<0,3%). phơi nhiễm lindan (do không phát hiện thấy lindan
trong mẫu phân tích của các nhóm này (Nguyễn,
2011)) (hình 4).

Hình 4. Sự tham gia của các nhóm giáp xác và nhóm hai
Hình 2. Phần trăm của các mức phơi nhiễm lindan do ăn mảnh vỏ vào việc phơi nhiễm lindan
động vật thân mềm và giáp xác so với ADI
Ở Việt Nam và trên thế giới chưa có các
Phơi nhiễm trung bình với lindan do tiêu thụ nghiên cứu đánh giá nguy cơ lindan do ăn động
động vật thân mềm và giáp xác của 6 nhóm: đàn vật thân mềm nào được thực hiện do vậy việc so
ông (18 - 29, 30 - 54 và trên 55 tuổi) và phụ nữ sánh không thể thực hiện được. Tuy nhiên, có
(18 - 29, 30 - 54 và trên 55 tuổi) (μg/kg thể trọng) các dữ liệu về phơi nhiễm HCH tổng số (bao gồm
được trình bày trên hình 3.
(α HCH, β HCH và γ HCH (lindane)) do ăn thực
phẩm nhưng số lượng rất ít. Mức độ phơi nhiễm
lindan có trong thức ăn nói chung ở các nước theo
thứ tự như sau: Ý>Hà Lan. Tây Ban Nha>Đức>Việt
Nam>Thụy sĩ>Canada> Thái Lan>Úc>Nhật>Mĩ
(Kannan và cộng sự, 1997).

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Phơi nhiễm lindan do tiêu thu động vật thân
Hình 3. Phơi nhiễm lindan (µg/kg thể trọng/ngày) của mềm của người dân Nha Trang ở các nhóm tuổi và
sáu nhóm tiêu thụ động vật thân mềm và giáp xác giới tính khác nhau là rất thấp so với “nhập lượng
Ghi chú: đàn ông (18-29, 30-54 và trên 55 tuổi) và phụ nữ hàng ngày chấp nhận được” (ADI) được thiết lập
(18 - 29, 30 - 54 và trên 55 tuổi).
bởi JMPR ngay cả khi nồng độ tối đa của lindan và
So sánh các mức độ phơi nhiễm lindan của các
giá trị giới hạn xác định (LD: Limit of detection) được
nhóm đối tượng nghiên cứu cho thấy mức độ phơi
dùng thay thế cho các kết quả dưới LD trong tính
nhiễm lindan là như nhau cho 2 cặp nhóm đối tượng:
toán phơi nhiễm. Kết quả đạt được cho phép kết
(1) nam trên 30 - 54 tuổi và nữ từ 18 - 29 tuổi; và
(2) nam và nữ trên 55 tuổi. Thứ tự độ lớn của phơi luận mức độ phơi nhiễm lindan do tiêu thu động vật
nhiễm lindan do tiêu thụ động vật thân mềm và giáp thân mềm của cư dân thành phố Nha Trang không
xác của các nhóm đối tượng như sau: nữ 30 - 54 phải là vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên cần có các
tuổi> nữ 18 - 29 tuổi>nam trên 55 tuổi và nữ trên 55 nghiên cứu bổ sung để đánh giá phơi nhiễm lindan
tuổi> nam 18 - 29 tuổi và nam 30 - 54 tuổi. do ăn các thực phẩm khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. AOAC, 1995. Organochlorine and organophosphorous pesticide residues: General multiresidue method. Sec. 10.1.01,
Method 970.52. In Official Methods of Analysis of AOAC International, 16th ed., P.A. Cunniff (Ed.)., p. 1-10. AOAC
International, Gaithersburg, MD.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 5


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2. CEC (Commission for Environmental Cooperation). The North American Regional Action Plan (NARAP) on Lindane and
Other Hexachlorocyclohexane (HCH) Isomers, 2006, 51p. http://www.cec.org/files/pdf/POLLUTANTS/Lindane-NARAP-
Public-Comment_en.pdf
3. Dang DN, Carvalho FB, Nguyen MA, Nguyen QT, Nguyen THY, Villeneuve JP, Cattini C, 2001. Chlorinated pesticides and
PCBs in sediments and molluscs from freshwater canals in the Hanoi region. Environmental Pollution, 112, p.311-320
4. Fabre B, Roth E, Heintz V, 2005. Les isomers de l’herxachlorocyclohexane. Rapport bibliographique élaboré dans le cadre
d’une collaboration UHA – ADEME (Université de Haute Alsace- Agence de l’Environement de la Maîtrise de l’Energie).
126p. http://www.ademe.fr/alsace/pdf/PDF_LINDANE.pdf
5. Feinberg M, Bertail P, Tressou J, Verger Ph, 2006. Analyse des risques alimentaires. Paris: Techniques & Documentation,
398p.
6. Hung DQ, Thiemann W, 2002. Contamination by selected chlorinated pesticides in surface waters in Hanoi, Vietnam.
Chemosphere, 47, p.357-367.
7. JMPR (Joint Meeting on Pesticide Residues), 2002. Pesticide residues in food. Report of the Joint Meeting of the FAO Panel
of Experts on Pesticide Residues in Food and the Environment and the WHO Core Assessment Group on Pesticide Residues
Rome, Italy 16- 25 September 2002. http://www.inchem.org/documents/jmpr/jmpmono/2002pr01.htm
8. Kannan K, Tanabe Sh, Giesy JP, Tatsukawa R, 1997. Organochlorine pesticides and polychlorinated biphenyls in foodstuffs
from Asian and Oceanic countries, Reviews of Environmental Contamination & Toxicology, 152, p.1-55.
9. Kroes R, Muller D, Lambec J, Lowik MRH, van Klaverene J, Kleinerf J, Massey R, Mayer S, Urietai I, Verger P, Viscontik
A, 2002. Assessment of intake from the diet. Food and chemical Toxicology, 40, p.327-385.
10. Monte Carlo, 2003. Guidelines on the application of probabilistic modelling to the estimation of exposure to food chemicals.
Prepared by the Monte Carlo project, 24p. http://montecarlo.tchpc.tcd.ie/reports/guidelines/Document1.pdf
11. Nguyen TA, Tran TL, Carpentier F-G, Roudot A-C, Parent Massin D, 2010. Survey of shellfish consumption in south coastal
Vietnam (Nha trang). Proceedings of the 7th international conference on Molluscan Shellfish Safety, Nante, France, 14th-19th
June, 2009.
12. Nguyễn Thuần Anh, 2011. Hàm lượng thuốc trừ sâu lindan trong nhuyễn thể ở Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ
Thủy sản, số 4/2011.
13. QĐ, 2000. Quyết định 88/2000/QĐ-BTM (18/1/2000) của Bộ Thương mại. Danh mục cấm sử dụng, 55p. www.most.gov.
vn/c_vbqp/cb_tracuu/tap3/

6 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

VÀI VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU SINH KẾ Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG -


TRƯỜNG HỢP XÃ TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

SOME ISSUES OF STUDYING LOCAL LIVELIHOOD - CASE OF TAM HAI


COMMUNE, NUI THANH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE

Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1, Đoàn Thị Thanh Kiều2


Ngày nhận bài: 27/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Bài viết này trình bày một nghiên cứu về sinh kế được thực hiện đối với xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 theo cách tiếp cận có sự tham gia (Participatory research methods) (Gordon
Conway và Robert Chambers, 1992; David Korten, 1996; dẫn theo www.iisd.org/casl/CASLGuide/ParticipatoryApproach.htm).
Tiếp cận sinh kế xã Tam Hải được xem xét dựa trên một số chỉ báo theo cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường,
qua đó đặt ra một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá tính bền vững của sinh kế. Đánh giá sinh kế qua các chỉ báo kinh
tế cho thấy nguồn thu của xã không ổn định với cơ cấu sinh kế không cân đối. Tỷ lệ số hộ có sinh kế phụ thuộc tài nguyên
thiên nhiên tương đối cao (đặc biệt số hộ có sinh kế là khai thác hải sản, chiếm tỷ lệ lớn lên đến 72,9%) dẫn đến khả năng
chịu tổn thương do biến đổi khí hậu lớn. Các chỉ báo xã hội chỉ ra rằng mật độ dân số của xã cao, đạt 415 người/km2; số
khẩu trung bình/hộ không cao, và tỷ lệ phụ thuộc sinh kế ở xã không quá cao, đạt 52,79%. Xã có 317 hộ nghèo, chiếm tỷ
lệ 13,63% tổng số hộ. Chỉ số HDI của xã năm 2011 là 0,669 xếp ở mức trung bình, chỉ đạt 11,2 triệu đồng/người/năm. Bên
cạnh đó, chỉ số HPI của xã cao do tỷ lệ số hộ không tiếp cận được nguồn nước được cải thiện tương đối lớn (28,13%).
Xem xét theo các chỉ báo môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho thấy khả năng phát triển nông nghiệp ở xã rất hạn chế
do diện tích đất canh tác quá thấp (87,65ha chỉ chiếm 5,62% tổng diện tích đất). Đồng thời, việc quy hoạch sử dụng tài
nguyên mặt nước ở xã thiếu bền vững. Việc rừng chặt phá ngập mặn phục vụ nuôi tôm thúc đẩy quá trình xói lở diễn ra
nhanh chóng. Hằng năm xã Tam Hải mất khoảng 2 ha diện tích đất. Thêm vào đó, chương trình thu gom và xử lý rác thải
không thực hiện được gây nên những rủi ro tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường, theo đó là sức khỏe
cộng đồng và sinh kế địa phương.
Từ khóa: sinh kế, nghiên cứu có sự tham gia, chỉ báo kinh tế, chỉ báo xã hội, chỉ báo môi trường và tài nguyên
thiên nhiên
ABSTRACT
This paper presents a study on livelihood comducted for Tam Hai commune, Nui Thanh district, Quang Nam
provice from February to June 2012 applying participatory research method. Approach to livelihood of Tam Hai commune is
considered basing on several indicators about three aspects of economy, society and environment, through this raising
some issues in assessing sustainability of livelihood. Livelihood assessment through economic indicators shows that
commune income is unstable with unbalanced livelihood structure. Household ratio relying on natural resource is
rather high (especially households having livelihood of marine fishing take high ratio reaching 72.9%) leading to high
vunerabulity due to climate change. Social indicators indicate that commune population is high, getting 415 individuals/km2;
individuals per household is not high, and livelihood dependence ratio of the commune is not too high, getting 52.79%.
The commune has 317 poor households, taking ratio of 13.63% of total households. Commune HDI in 2011 is 0.669 being
at mean level, just 11.2 million VND/individual/year. Besides, HPI of the commune is high because household ratio unable
to approach hygienic water source is relatively high (28.13%). Consideration about indicators of environment and natural

1
ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2
CN. Đoàn Thị Thanh Kiều: Sinh viên khóa 50 NTTS - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 7


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

resource reveals that commune posibility to develop agriculture is rather limitted due to too low agricultural area (87.65
ha taking 5.62% total commune area). Simultaneously, planing waters area at the commune is unsustainable. Cutting down
mangrove for shrimp farming pushes up soild erosion. Tam Hai commune losses 2 ha land area annually. Furthermore,
program of collecting and treating solid waste is unable to carry out causing potential risks that could have long-term
ffects on environment, and following commnity health and local livelihood.
Keywords:Livelihood, participatory research, economic indicator, social indicaror, indicatir of environment and
natural resource

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nào đề cập cụ thể về các chỉ báo sinh kế cộng đồng
Sinh kế bao gồm năng lực, các nguồn lực và nói chung và sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến
hoạt động được đòi hỏi với tính chất là phương đổi khí hậu nói riêng. Đây cũng là lý do chính để
tiện kiếm sống (Badjeck và cộng sự, 2009). Theo nghiên cứu này được thực hiện. Theo quan điểm
Demaine (2001), con người có thể tiếp cận, đặt cơ phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (1987), phát
sở và khai thác các nguồn lực bao gồm nguồn nhân triển bền vững đòi hỏi sự đáp ứng đồng thời theo
lực, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn cả 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. Dựa
lực vật chất, và nguồn lực tài chính. Một sinh kế bền theo quan điểm này, tiếp cận sinh kế của xã Tam
vững khi nó có thể đương đầu với những thay đổi Hải được xem xét theo một số chỉ báo về cả 3 khía
đột ngột và phục hồi trở lại, và duy trì hoặc nâng cạnh nêu trên.
cao các khả năng và nguồn lực cả ở hiện tại cũng
như trong tương lai mà không làm suy thoái cơ sở II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
tài nguyên thiên nhiên (Badjeck và cộng sự, 2009). Phương pháp nghiên cứu là phương pháp điều
Hiện nay sinh kế bền vững đã và đang là mối tra thống kê. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng
quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng 2 đến tháng 6 năm 2012 tại xã đảo Tam Hải, huyện
như hoạch định chính sách phát triển ở nhiều quốc Núi Thành, tỉnh Quảng Nam áp dụng cách tiếp cận
gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình nghiên cứu có sự tham gia (Participatory research
phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được methods) (Gordon Conway và Robert Chambers,
sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng 1992; David Korten, 1996; dẫn theo www.iisd.org/
dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan casl/CASLGuide/ParticipatoryApproach.htm). Tính
hệ với phát triển bền vững. Vì vậy, sinh kế bền vững bền vững của sinh kế địa phương được tiếp cận
phải được khai thác tốt và không gây bất lợi cho theo 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội, môi trường và tài
môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại nguyên thiên nhiên.
và tương lai, thúc đẩy sự hòa hợp giữa ba yếu tố
kinh tế, xã hội và môi trường. Sinh kế bền vững,
nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc
sau: lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có
sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức
mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị
tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong
mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động
(Dự án IMOLA, 2006).
Vấn đề đặt ra là bằng cách nào đánh giá các kết
quả sinh kế, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều thay
đổi về khí hậu hiện nay. Cho đến nay, đã có một số
công bố đề xuất phương pháp luận nghiên cứu về
sinh kế ở Việt Nam, đặc biệt sinh kế của cộng đồng
dân cư vùng ven biển, như cẩm nang phương pháp Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
(Nguồn: http://www.google.com/earth)
đánh giá nhanh nông thôn và phân tích sinh kế bền
vững (Dự án IMOLA, 2006), Sinh kế bền vững cho Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được
các khu bảo tồn biển Việt Nam (McEwin và cộng tổng hợp qua quá trình phỏng vấn trực tiếp người
sự, 2007). Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu dân địa phương thông qua bộ câu hỏi điều tra với số

8 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

mẫu điều tra được tính theo công thức: tăng đáng kể so với năm 2010, nhưng so với các xã
N trong địa bàn huyện, nguồn thu thấp hơn nhiều lần.
n =  Thêm vào đó, nguồn thu của xã qua các năm không
(1+N.e2)
ổn định, luôn biến động theo tình hình thời tiết và
Với - n: kích cỡ mẫu thị trường.
- N: tổng số hộ Theo cơ cấu ngành nghề của địa phương, thu
- e: xác suất có khả năng gặp sai số loại 2 nhập của các hộ từ 3 nguồn chính là nông, lâm,
hoặc b (thông thường 10%) (C.Bhujel, 2008) ngư nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và xây dựng;
Dựa theo công thức trên và tỷ lệ số hộ ở các thương mại, vận tải và dịch vụ khác. Trong đó
thôn, số mẫu được phân bổ như sau: nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp vào kinh tế địa
Bảng 1. Phân bổ số mẫu điều tra theo các thôn phương khoảng 83,63 tỷ đồng đạt 88,31% nguồn
thu địa phương; tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Số hộ
Thôn
Tổng số
điều
Tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 3,82% và thương mại, vận tải và
hộ (%)
tra dịch vụ chiếm 7,87%. Các số liệu này cho thấy cơ
1. Thuận An 422 17 17,7 cấu sinh kế không cân đối. Tỷ lệ số hộ có sinh kế
phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên tương đối cao (đặc
2. Đông Tuần 690 28 29,2 biệt số hộ có sinh kế là khai thác hải sản, một dạng
3. Long Thạch Đông 363 15 15,6 tài nguyên rủi ro, chiếm tỷ lệ lớn lên đến 72,9%) dẫn
đến khả năng chịu tổn thương do biến đổi khí hậu
4. Bình Trung 329 14 14,6 lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ có nghề phụ ở xã còn thấp
5. Xuân Mỹ 152 6 6,2 chỉ chiếm 11,46% cho thấy nguồn thu ở xã kém đa
dạng dẫn đến mức độ rủi ro trước biến đổi khí hậu
6. Long Thạch Tây 87 4 4,2 tương đối cao.
7. Tân Lập 282 12 12,5 1.2. Tăng trưởng các hoạt động sinh kế phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên hàng năm
Toàn xã 2.325 96 100 Các hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên ở
Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được địa phương gồm khai thác hải sản, nuôi trồng thủy
thu thập từ các báo cáo ở cấp xã và các tổ chức sản, trồng trọt và chăn nuôi. So với năm 2010, sản
ban, ngành đoàn thể ở địa phương. lượng khai thác đạt 3.068 tấn tăng 19,52% nhưng
Việc đánh giá tính bền vững của sinh kế được chủ yếu từ hoạt động khai thác xa bờ. Nuôi trồng
thực hiện thông qua phân tích các chỉ báo kinh tế thủy sản tăng 7,08 tỷ đồng nhờ vào hoạt động nuôi
(mô phỏng theo Adger, 1999; Adger và Kelly, 2000), tôm thẻ chân trắng. Tuy số người hoạt động trong
các chỉ báo xã hội (dựa theo UNDP, 2011), và các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng tăng
chỉ báo môi trường và tài nguyên thiên nhiên (mô nhưng sản lượng thu được tăng không đáng kể
phỏng theo Sopac, 2004; Park và cộng sự, 2009). do nguồn lợi ngày càng suy giảm và tình hình diễn
Số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được thống biến phức tạp của thời tiết. Hoạt động trồng trọt và
kê, tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft chăn nuôi vẫn được duy trì như những năm trước,
Excel (Version 2003). Thông tin được xử lý theo từng nhưng chỉ đóng vai trò là hoạt động sinh kế phụ ở
nội dung dựa trên phiếu câu hỏi điều tra. địa phương. Các dữ liệu này chỉ ra rằng khả năng
tăng trưởng các hoạt động sinh kế phụ thuộc tài
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN nguyên thiên nhiên hàng năm của xã Tam Hải thấp
và không ổn định.
1. Đánh giá sinh kế qua các chỉ báo kinh tế
Những vấn đề nêu trên có thể có liên quan đến
1.1. Nguồn thu và tỷ lệ đóng góp của mỗi hoạt động
khả năng khai thác thông tin và áp dụng khoa học -
sinh kế vào nguồn thu địa phương
công nghệ vào hoạt động sinh kế. Tuy nhiên, do giới
Dựa trên báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của
hạn về phạm vi nghiên cứu nên định lượng vấn đề
xã năm 2011, tổng thu từ các hoạt động kinh tế của
này chưa được thực hiện trong nghiên cứu.
xã ước đạt khoảng 94,7 tỷ đồng. So với nguồn thu
của toàn huyện (3.782 tỷ đồng) chỉ chiếm một tỷ 2. Đánh giá sinh kế qua các chỉ báo xã hội
lệ nhỏ là 2,5%. Nếu lấy bình quân nguồn thu toàn 2.1. Tăng trưởng dân số, mật độ dân số và tỷ lệ
huyện chia cho số xã thì mỗi xã đóng góp khoảng phụ thuộc
222,5 tỷ đồng. Từ đó cho thấy nguồn thu từ xã tuy Tính đến năm 2011 dân số toàn xã đạt 8.399 khẩu

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 9


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

tăng 138 khẩu so với năm 2010, so với năm 2009 nghèo còn phân tán, dàn trải chưa tập trung ưu tiên
tốc độ tăng dân số là 1,25 lần. Mật độ dân số của xã để giải quyết các vấn đề trọng điểm nhất.
tương đối cao lên đến 415 người/km2, so với mật độ Xem xét theo khía cạnh tiếp cận thông tin, đa
dân số toàn huyện là 259 người/km2 và mật độ dân số các hộ ở xã đều có các phương tiện truyền thông
số cả nước là 263 người/km2 (số liệu năm 2010) như tivi, radio... và có đến 90% số hộ thường xuyên
mật độ này cao gấp 1,6 lần. Số khẩu trung bình/hộ theo dõi các chương trình truyền hình đặc biệt là
không cao và tỷ lệ phụ thuộc sinh kế ở xã không thời sự và dự báo thời tiết vì đa số ngư dân khai
quá cao (đạt 52,79%) do đa số phụ nữ ở xã chỉ làm thác phải theo dõi thời tiết để tránh các sự cố thất
những việc vặt trong gia đình, không có công ăn thường. Điều này cho thấy nhu cầu và khả năng
việc làm để tăng thêm thu nhập. Trong khi đó hoạt tiếp cận thông tin của người dân ngày càng được
động sinh kế của xã chủ yếu dựa vào nông, lâm, cải thiện. Người dân ngày càng quan tâm đến các
ngư nghiệp nên dân số đông là nguyên nhân làm vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh chính trị... đặc biệt
gia tăng áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. là các vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế. Tuy
2.2. Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ tiếp cận các nguồn nhiên, do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, khả năng
thông tin áp dụng thông tin, đặc biệt là kỹ thuật - công nghệ
Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2011, vào các hoạt động sinh kế chưa được đánh giá cụ
toàn xã có đến 317 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,63% thể trong nghiên cứu này như đã thảo luận ở trên.
tổng số hộ cũa xã. So với năm 2010 tỷ lệ này giảm 2.3. Chỉ số phát triển con người (HDI)
3,54% nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo cả nước Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát
là 10,6%. Tuy tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có giảm triển con người. Có thể nói chất lượng cuộc sống
xuống nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể. Nguyên của người dân được thể hiện qua chỉ số phát triển
nhân là do các chính sách giảm nghèo, thực hiện con người (HDI). Dựa theo UNDP (2011), từ nguồn
công bằng xã hội được thiết kế không cụ thể và số liệu của xã, chỉ số phát triển con người (HDI) của
thiếu chi tiết dẫn đến việc thực hiện mục tiêu giảm xã Tam Hải được tính toán như dưới đây:
Bảng 2. Các tham số để tính chỉ số phát triển con người (HDI) xã Tam Hải
Tuổi thọ trung bình của người dân Tỷ lệ người lớn biết chữ Tỷ lệ nhập học các cấp GDP tính theo
(tuổi) (%) (%) PPP (USD/người)

70 98,67 96,08 537

Tổng hợp ba chỉ số thành phần, có thể xác định giáo dục của người dân, tuy nhiên so với thu nhập
được chỉ số HDI = 0,669. trung bình cả nước năm 2011 (1.300 USD) thì thu
Chỉ số HDI của xã năm 2011 là 0,669 xếp ở nhập tính trên đầu người ở xã còn thấp chỉ đạt 11,2
mức trung bình, cao hơn chỉ số HDI cả nước năm triệu đồng/người/năm.
2010 là 0,646. Qua đó cho thấy chính sách của xã 2.4. Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI)
luôn quan tâm đến các lĩnh vực phát triển chủ chốt Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, chỉ số này
như mức sống, y tế, giáo dục. Mặc dù tỷ lệ nhập học là một chỉ thị rõ ràng và đầy đủ hơn so với HDI.
và tỷ lệ người lớn biết chữ ngày càng tăng nhờ vào Tương tự như chỉ số HDI, chỉ số HPI của xã Tam
sự đầu tư cho giáo dục và nhận thức về vai trò của Hải được tính toán dựa theo UNDP (2011) như sau:

Bảng 3. Các tham số để tính chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) xã Tam Hải
Xác suất sống chưa đến Tỷ lệ người lớn Tỷ lệ số hộ không sử dụng nguồn nước Tỷ lệ trẻ thiếu cân
40 tuổi (P1) mù chữ (P2) được cải thiện (a) (b)

0,119 1,33 28,13 8,87

Từ bảng trên có thể tính được P3 = 18,5. xã đã có nhiều chính sách trong việc giảm nghèo.
Từ đó có thể xác định được chỉ số Trong đó tỷ lệ số hộ không tiếp cận được nguồn
HPI = [1/3 (P1α + P2α + P3α)]1/α = 12,8. nước được cải thiện (28,13%) có ảnh hưởng lớn
Theo kết quả xác định được, chỉ số HPI của đến chỉ số. Nguyên nhân chính là với tỷ lệ 100% số
xã là 12,8; cao hơn so với HPI cả nước năm 2008 hộ của xã sử dụng nước ngầm cho các mục đích
là 10,53 (UNDP, 2011). Chỉ số HPI của xã cao cho sinh hoạt, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày
thấy tình trạng nghèo đói ở xã vẫn còn cao mặc dù càng lan rộng gây ảnh hưởng đến người dân. Điều

10 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

này nói lên rằng, mặc dù mức sống dần được cải nên chương trình vẫn chưa được thực hiện. Tính
thiện nhưng tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, đến nay, chất thải từ sản xuất cũng như từ sinh hoạt
đặc biệt là cấp thoát nước vẫn gây ảnh hưởng đến ở xã chưa được thu gom xử lý hợp lý, người dân
cư dân địa phương. vẫn xử lý bằng cách chôn lấp, đốt hay thải trực tiếp
ra môi trường. Tuy lượng chất thải ra môi trường
3. Đánh giá sinh kế qua các chỉ báo môi trường
hằng ngày ở xã chưa được đánh giá nhưng trong
và tài nguyên thiên nhiên
các hoạt động trao đổi, buôn bán người dân sử
3.1. Tổng diện tích đất và diện tích đất nông nghiệp
dụng một lượng lớn túi nilon nên chắc chắn rằng
Theo số liệu thống kê địa chính, diện tích đất
trong rác thải hằng ngày chứa nhiều thành phần
nông nghiệp là 87,65ha chỉ chiếm 5,62% tổng diện
khó phân hủy gây ảnh hưởng lâu dài đối với môi
tích đất toàn xã. Điều này cho thấy khả năng phát
trường và theo đó là sức khỏe cộng đồng và sinh kế
triển nông nghiệp ở xã rất hạn chế do diện tích đất
địa phương.
canh tác quá thấp. Thêm vào đó, phần lớn diện tích
Có thể nhận thấy rằng trong nghiên cứu này đã
đất kém màu mỡ và dần được chuyển sang đất thổ
không có các thống kê về lượng phân bón, thuốc
cư. Vì vậy, khả năng phát triển nông nghiệp nhằm
bảo vệ thực vật, kháng sinh và hóa chất sử dụng
đa dạng hóa nguồn thu, giảm áp lực lên hoạt động
hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng
khai thác ở địa phương bị hạn chế.
như các số liệu cơ bản về môi trường của xã Tam
3.2. Diện tích nuôi thủy sản và sản lượng khai thác
Hải. Về lâu dài, cần thiết nên có các thống kê này
thủy sản
nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh
Theo đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn
kế đến môi trường và tài nguyên địa phương.
2011 - 2015, diện tích phục vụ nuôi trồng thủy sản là
Tóm lại, việc phân tích các chỉ báo mô phỏng
138ha nhưng năm 2011 chỉ có 27ha được sử dụng
Adger (1999), Adger và Kelly (2000) và dựa theo
(Ủy ban nhân dân xã Tam Hải, 2011). Từ đó có thể
UNDP (2011), Sopac (2004), và Park và cộng sự
thấy việc quy hoạch sử dụng tài nguyên mặt nước
(2009) đã đưa đến những đánh giá ban đầu về tính
ở xã thiếu bền vững. Một diện tích lớn rừng ngập
bền vững sinh kế ở địa phương. Các chỉ báo cho
mặn trước đây bị chặt phá phục vụ cho nuôi tôm
thấy sinh kế của địa phương không bền vững tuy
sú hiện nay bị bỏ hoang. Việc chặt phá rừng ngập
khả năng tổn thương đối với biến đổi khí hậu không
mặn thúc đẩy quá trình xói lở diễn ra nhanh chóng.
quá cao. Sự phụ thuộc sinh kế người dân vào tài
Bên cạnh đó hoạt động nuôi tôm trên cát đã làm
nguyên thiên nhiên lớn nhưng mức độ tổn thương
mất đi một diện tích lớn rừng chắn gió gây nguy cơ
do sự ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai đến hoạt
xói lở cao. Có thể thấy các ảnh hưởng về sinh thái
động kinh tế của người dân chưa thể hiện rõ. Bên
và môi trường của vấn đề suy giảm diện tích rừng
cạnh đó, các chỉ báo về xã hội cho thấy khả năng
(mang tính chất là lớp thảm thực vật che phủ), đặc
thích ứng của địa phương tương đối tốt. Tuy nhiên,
biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang
các chỉ báo môi trường cho thấy nguy cơ xói lở có
gia tăng. Do vậy, diện tích rừng suy giảm hằng năm
khả năng ảnh hưởng đến sinh kế và phát triển bền
được chọn là một trong các chỉ báo để đánh giá tổn
vững của địa phương về lâu dài.
thương về môi trường (Environmental Vulnerability
Từ các vấn đề trình bày trên đây, có thể thấy
Index) theo hướng dẫn của UNDP (Sopac, 2004).
rằng việc đánh giá tính bền vững của sinh kế xã
Rất tiếc, diện tích rừng suy giảm ở xã đến nay vẫn
Tam Hải nói riêng, các địa phương (xã/huyện) nói
chưa được thống kê cụ thể.
chung cần được thực hiện định kỳ và có hệ thống
3.3. Trượt lở đất và xói lở bờ biển
nhằm dự báo các khả năng xảy ra và có chiến lược
Do nằm ở hạ lưu sông Trường Giang có 2 cửa
phát triển thích đáng. Theo đó, cần thiết phải chuẩn
sông cửa Lở và cửa An Hòa và chịu sự tương tác
hóa hệ thống chỉ báo - chỉ số về kinh tế, xã hội và
giữa sông và biển, xã Tam Hải chịu ảnh hưởng lớn
môi trường để các địa phương có thể thực hiện
của việc xói lở đất. Theo thống kê của Phòng Địa
công tác này một cách thuận lợi.
chính xã năm 2010, diện tích đất mất đi hàng năm
khoảng 2ha. Trong đó diện tích xói lở chủ yếu ở Cửa IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Lở làm mất đi diện tích canh tác của người dân và
Dựa trên các kết quả và phân tích trên đây, có
mất đi nơi định cư của nhiều hộ gia đình.
thể đi đến các kết luận và kiến nghị sau:
3.4. Chất thải rắn và vấn đề thu gom - xử lý
Mặc dù xã đã có chương trình thu gom và xử 1. Kết luận
lý rác thải nhưng do điều kiện vận chuyển khó khăn - Là một xã đảo, cơ cấu kinh tế xã Tam Hải thiên

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 11


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

về khai thác thủy sản với tỷ lệ số hộ có sinh kế phụ - Khả năng phát triển nông nghiệp và nuôi trồng
thuộc tài nguyên thiên nhiên tương đối cao (số hộ thủy sản nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm áp lực
khai thác hải sản lên đến 72,9%) dẫn đến khả năng lên hoạt động khai thác ở địa phương bị hạn chế
chịu tổn thương do biến đổi khí hậu lớn. do diện tích đất nông nghiệp thấp và quy hoạch sử
- Tăng trưởng các hoạt động sinh kế phụ thuộc dụng tài nguyên mặt nước ở xã thiếu bền vững.
tài nguyên thiên nhiên hàng năm của xã Tam Hải - Về lâu dài môi trường địa phương có khả năng
thấp và không ổn định. suy thoái chất lượng do việc thực hiện thu gom và
- Mức tăng dân số năm 2011 giảm thấp nhưng xử lý rác thải còn nhiều khó khăn.
mật độ dân số của xã vẫn cao (lên đến 415 người/km2) - Xói lở làm mất diện tích canh tác và nơi định cư
tuy nhiên tỷ lệ phụ thuộc sinh kế ở xã không quá cao của người dân vẫn xảy ra với diện tích khoảng 2ha
(52,79%), một người phải đảm bảo đời sống cho hàng năm.
hơn một người khác.
2. Kiến nghị
- Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số hộ nghèo năm
- Nên có các nghiên cứu sâu hơn nhằm chuẩn
2011 chiếm tỷ lệ 13,63% tổng số hộ cũa xã, cao hơn
hóa hệ thống chỉ báo - chỉ số nhằm đánh giá tính
tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 cả nước là 10,6%.
bền vững về sinh kế ở cấp độ địa phương (xã, thôn).
- Thu nhập tính trên đầu người đạt 11,2 triệu
- Với điều kiện Việt Nam, do chịu ảnh hưởng
đồng/người/năm. Chỉ số HDI xã Tam Hải năm 2011
của nhiều yếu tố nên nguồn thu từ các hoạt động
là 0,669 xếp ở mức trung bình, cao hơn chỉ số HDI
sinh kế là một chỉ báo không ổn định. Do vậy, chỉ
cả nước năm 2010 là 0,646.
báo này cần được phân tích sâu và đánh giá theo
- Với tỷ lệ 100% số hộ của xã sử dụng nước
khía cạnh kinh tế.
ngầm cho các mục đích, chỉ số HPI năm 2011 của
- Cần thiết phải định lượng khả năng áp dụng
xã là 12,8; cao hơn so với HPI cả nước năm 2008
thông tin, đặc biệt là kỹ thuật - công nghệ vào các
là 10,53.
hoạt động sinh kế dưới dạng chỉ báo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Angus McEwin, Nguyễn Tố Uyên, Thẩm Ngọc Diệp, Hà Minh Trí, và Keith Symington, 2007. Sinh kế bền vững cho các khu
bảo tồn biển Việt Nam. WWF.
2. Dự án IMOLA-Huế, 2006. Cẩm nang Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phân tích sinh kế bền vững. UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3. Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người - Báo cáo Quốc gia về phát triển con người, 2011. UNDP.
4. Ủy ban nhân dân xã Tam Hải, 2010. Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng năm
2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
5. Ủy ban nhân dân xã Tam Hải, 2011. Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng năm
2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012
Tiếng Anh
6. Adger W. N., 1999. Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Coastal Vietnam. World Development Vol. 27,
No. 2, pp. 249 - 269.
7. Harvei Demaine, 2001. The role of Small-Scale Aquaculture in Rural development. In Utiliing Different Aquatic Resources
for Livelihoods in Asia. IIRC, IDRC, FAO, NACA and IClARM (pp: 3 –10).
8. Marie-Caroline Badjeck, Edward H. Allison, Ashley S. Halls and Nicholas K. Dulvy; 2009. Impacts of climate variability and
change on fishery-based livelihoods. Marine Policy.
9. Park S., Howden M., Booth J., Stokes C., Webster T., Crimp S., Perarson L., Attad S., and Jovanovic T., 2009. Assesing the
vulnerability of livelihoods in the Pacific to climate change. CSIRO, Australia.
10. P. M. Kelly and W. N. Adger, 2000.Theory and practice in assessing vulnerability to climate change and facilitating
adaptation. U.K. Economic and Social Research Council, Global EnvironmentalChange Programme.
11. Ram C.Bhujel, 2008. Statistics for aquaculture, Asian Institute of Technology (AIT). Wiley-Blackwell.
12. Sopac, 2004. Pacific Training Manual: How to use the Environmental Vulnerability Index (EVI). UNEP.
13. www.iisd.org/casl/CASLGuide/ParticipatoryApproach.htm (accessed 7/11/2012).

12 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PEPSIN ĐỂ TÍCH HỢP QUÁ TRÌNH


KHỬ KHOÁNG VÀ KHỬ PROTEIN - GIẢI PHÁP RÚT NGẮN THỜI GIAN
VÀ GIẢM THIỂU LƯỢNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT CHITIN

APPLICATION OF PEPSIN TO INTEGRATE DEPROTEINIZATION AND


DEMINERALIZATION - SAVING TIME AND CHEMICALS IN CHITIN PRODUCTION

Ngô Thị Hoài Dương1, Đào Thị Tuyết Mai2,


Huỳnh Nguyễn Duy Bảo3, Ngô Đăng Nghĩa4
Ngày nhận bài: 12/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả trong quá trình tách chiết chitin từ nguyên liệu còn lại của
quá trình sản xuất tôm đang là vấn đề đang rất được quan tâm. Nghiên cứu sử dụng enzyme Pepsin để khử protein kết
hợp đồng thời với quá trình khử khoáng cũng là một giải phảp có thể giải quyết vấn đề này. Kết quả nghiên cứu trên vỏ
tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) cho thấy lượng khoáng và protein trên vỏ được khử khá triệt để trong môi trường
pH=2 với sự có mặt của enzyme Pepsin và HCl. Áp dụng phương pháp bề mặt đáp ứng đã xác định được điều kiện xử lý
tối ưu ở pH=2 là 40oC, tỷ lệ Pepsin bổ sung 20U/g protein, trong thời gian 16h, điều kiện xử lý này cho phép loại được
99,57 ± 0,09% khoáng và 92,47 ± 0,16% protein so với nguyên liệu vỏ tôm ban đầu. Kết quả thu được cho thấy sử dụng
enzyme Pepsin giúp rút ngắn thời gian sản xuất và giảm lượng hóa chất trong quá trình sản xuất chitin.
Từ khóa: pepsin, chitin, khử protein, khử khoáng, tôm thẻ chân trắng
ABSTRACT
Minimizing the environment pollution and improving the efficiency in chitin production have been concerned.
Application of Pepsin for integration of deproteinization and demineralization could allow to solve this issue. The chitin
recovered from white shrimp shell (Penaeus vannamei) by combining Pepsin and HCl in the equilibrium of pH=2, at 40oC
had significantly low protein and mineral residues. The response surface methodology showed that the chitin extraction
carried out with the Pepsin ratio of 20U/g protein for 16h resulted in the highest deproteinization and demineralization,
respectively 92,47 ± 0,16% and 99,57 ± 0,09%. Production time as well as the amount of chemicals used were reduced
significantly in comparison with the reference procedure.
Keywords: pepsin, chitin, deproteinization, demineralization, white shrimp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ phải thực hiện công nghệ tách chiết và tinh sạch
Chitin là một polymer sinh học phổ biến trong nhằm loại bỏ protein, khoáng và sắc tố [1]. Công
tự nhiên và có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc nghệ sản xuất chitin bằng phương pháp hóa học là
sống như trong dược phẩm, trong thực phẩm và xử phương pháp đang được sử dụng rộng rãi, có ưu
lý môi trường [8]. Chitin thường tồn tại ở dạng phức điểm khử được khá triệt để các tạp chất khoáng,
hợp với protein và khoáng trong vỏ các loài giáp xác protein nhưng bên cạnh đó lại gây cắt mạch, ảnh
[9]. Để thu được chitin và các dẫn xuất của chúng hưởng xấu đến độ nhớt của chitin và ô nhiễm môi

1
ThS. Ngô Thị Hoài Dương, 3TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
2
Đào Thị Tuyết Mai: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang
4
PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 13


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

trường [12]. Các phương pháp sinh học như sử dụng để tiếp tục xử lý với Pepsin. Tỷ lệ dung dịch so với
enzyme [12], lên men lactic [5] đã được triển khai nguyên liệu vỏ tôm ban đầu sau khi điều chỉnh pH
nghiên cứu để khắc phục nhược điểm của phương là 1:3 (w/v). Tiến hành nâng nhiệt đến nhiệt độ 400C
pháp hóa học. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn và bổ sung Pepsin với các tỷ lệ 0 (mẫu đối chứng),
chưa được áp dụng rộng rãi vì vẫn tồn tại nhiều hạn 5, 10, 15, 20, 25, và 30U/g protein. Sau 16h xử lý,
chế, đặc biệt là thời gian xử lý thường rất dài [6]. tiến hành lọc, rửa bã, lấy mẫu phân tích để xác định
Nếu khắc phục được nhược điểm này sẽ góp phần hàm lượng protein và hàm lượng khoáng còn lại; từ
thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp sinh học vào đó tính được hiệu quả khử protein và hiệu quả khử
thực tiễn, giảm tác động xấu đến môi trường và nâng khoáng. Số liệu được xử lý và vẽ đồ thị trên phần
cao được hiệu quả sử dụng tài nguyên. mềm Excel 2007.
Enzym Pepsin gần đây đã được quan tâm 2.1.2. Tối ưu quá trình xử lý với Pepsin
nghiên cứu sử dụng trong công nghệ sản xuất Áp dụng phương pháp bề mặt đáp ứng để xác
chitin, chitosan như tạo ra các chitiosan hòa tan [10], định điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý với enzyme
hay để tinh sạch chitosan [2]. Nó là một protease Pepsin theo mô hình Box-Behnken. Giá trị các biến
hoạt động trong môi trường pH axit, khai thác điều tối ưu thể hiện trong bảng 1.
kiện hoạt động của Pepsin có thể mở ra hướng thực Bảng 1. Miền nghiên cứu
hiện khử protein và khử khoáng đồng thời trong quá
trình sản xuất chitin. Mã hóa các mức
Biến
Biến nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả mã
-1 0 1
năng sử dụng pepsin để kết hợp khử khoáng và khử
protein từ vỏ tôm thẻ chân trắng qua đó rút ngắn Nhiệt độ (oC) X1 30 35 40
quá trình sản xuất chitin, đồng thời sử dụng phương Tỷ lệ enzyme (U/g protein) X2 5 15 25
pháp mặt đáp ứng để xác định điều kiện xử lý tối ưu.
Thời gian (h) X3 6 12 18
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phương trình hồi quy bậc hai tổng quát có dạng:
NGHIÊN CỨU
Y^= bo + b1X1 + b2X2 + b3X3+ b12X1X2+ b23X2X3+
1. Nguyên vật liệu và hóa chất b13X1X3+ b11X12+ b22X22+ b33X32
1.1. Đối tượng
Với Y^ là hiệu quả khử protein của quá trình xử
Vỏ tôm thẻ chân trắng P. vannamei tươi (cỡ
lý có sự tham gia của Pepsin (%).
50 - 100 con/kg), được thu mua từ Công ty F17,
Ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy được
Nha Trang, Khánh Hòa. Vỏ tôm sau khi thu mua
xác định bằng kiểm tra tiêu chuẩn Student. Kiểm tra
được bảo quản trong thùng xốp (styrofoam) và vận
sự tương thích của phương trình theo tiêu chuẩn
chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 15 phút.
Fisher. Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được
Sau khi loại bỏ rác bẩn, vỏ tôm được rửa sạch, cấp
kiểm định qua hệ số tương quan (R square), hệ
đông và bảo quản ở -200C trong vòng một tháng.
số tương quan hiệu chỉnh (R square-adjusted) và
Khi thí nghiệm,vỏ tôm được rã đông qua đêm ở mức độ không phù hợp (Lack of fit). Điều kiện tối ưu
nhiệt độ 200C và làm tơi. cho quá trình xử lý được xác định trên phần mềm
1.2. Enzyme: Sử dụng enzyme Pepsin (P107185) Minitab 16.
của hãng Merck với hoạt độ 0,7 FIP-U/mg. 2.2. Phương pháp phân tích
1.3. Hóa chất: Các hóa chất sử dụng trong nghiên Độ ẩm và khoáng được phân tích theo phương
cứu đều thuộc loại dùng cho phân tích. pháp của AOAC (1990). Hàm lượng protein trên
2, Phương pháp nghiên cứu chitin được xác định bằng phương pháp Biuret
2.1. Bố trí thí nghiệm sử dụng Bovine Serum Albumin (Sigma) làm chất
2.1.1. Khảo sát khả năng sử dụng Pepsin kết hợp chuẩn theo quy trình của Aye và cộng sự, có điều
khử khoáng với khử protein: chỉnh [9]. Hiệu quả khử protein/khử khoáng là tỷ lệ
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sử dụng phần trăm của lượng protein/khoáng tách được so
Pepsin để kết hợp khử protein với khử khoáng được với lượng protein/khoáng có trong mẫu tương ứng
thực hiện như sau: 100g vỏ tôm trước tiên được xử trước khi xử lý, được xác định bằng công thức:
lý với HCl 1% trong 2h, ở nhiệt độ phòng; sau đó DP (%) = [(P0*O)-(PR*R)]*100/(P0*O)
vắt ráo, cho vào bình thủy tinh 500ml, bổ sung nước DA (%) = [(A0*O)-(AR*R)]*100/(A0*O)
sạch và chỉnh pH của hỗn hợp về giá trị 2 bằng HCl Trong đó:

14 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

- P0, PR: Hàm lượng protein (g/g) tương ứng của enzyme Pepsin đã khử thêm được 40% protein và
mẫu trước và sau xử lý 20% khoáng còn lại sau xử lý với HCl so với mẫu
- A0, AR: Hàm lượng khoáng (g/g) tương ứng của đối chứng. Khi tăng tỷ lệ Pepsin bổ sung, hiệu quả
mẫu trước và sau xử lý khử protein và khoáng đều được nâng lên, và khi
- O, R: Khối lượng (g) tương ứng của mẫu trước tỷ lệ bổ sung đạt 25U/g protein thì khả năng khử
và sau xử lý protein và khử khoáng đạt mức cao nhất với 85,
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 93 ± 0,25% và 90,34 ± 0,9% lượng protein và khoáng
Số liệu báo cáo là giá trị trung bình của 3 lần còn lại tương ứng được khử, góp phần nâng tổng
phân tích, giá trị p<0.05 được xem là có ý nghĩa về hiệu quả khử protein và khử khoáng của cả hai giai
mặt thống kê. đoạn lên đến 91,16 ± 0,65; và 99,79 ± 0,02, tương
ứng. So với mẫu đối chứng hiệu quả khử protein
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN tổng đã tăng đáng kể từ 41,17% lên đến 91,16%,
1. Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Pepsin đến hiệu còn hiệu quả khử khoáng tăng nhẹ từ 96,98% lên
quả khử protein và khử khoáng 99,79%. Điều này chứng tỏ, Pepsin đã có tác dụng
Mục đích của việc xử lý với HCl 1% trong 2h là tích cực đến việc cắt đứt liên kết peptid giữa các lớp
và phân tử protein với nhau, làm tăng hiệu quả giải
nhằm loại đáng kể lượng khoáng có trong nguyên
phóng protein ra môi trường. Mặc dù khả năng khử
liệu vỏ tôm ban đầu trước khi xử lý với Pepsin. Kết
khoáng tổng tăng không nhiều giữa mẫu đối chứng
quả ở bảng 2 cho thấy bên cạnh khoáng, một lượng
và mẫu có sử dụng 25U/g protein nhưng điều này lại
protein nhất định cũng được loại ra, hàm lượng
có ý nghĩa quan trọng trong việc khử triệt để lượng
protein và khoáng còn lại trên vỏ trước khi xử lý
khoáng, góp phần làm hàm lượng khoáng còn lại
với Pepsin lần lượt là 32,26% và 2,61% (so với xuống dưới mức 1% theo yêu cầu của chitin chất
khối lượng chất khô). Theo nghiên cứu của Aye và lượng cao [7].
Stevens trên vỏ tôm sú (Penaeus monodon) khoảng
17% protein và 18% khoáng cũng bị loại bỏ khi xử
lý với dung dịch HCl (pH = 5) trong 6h ở nhiệt độ
300C [3].
Bảng 2. Ảnh hưởng của giai đoạn xử lý HCl 1%
đến hàm lượng protein và khoáng
Nguyên liệu Sau 2h xử lý
Thông số
ban đầu với HCl

Hàm ẩm (%) 72, 57 ± 0,3 9,86 ± 0,1


Protein (g) 7,75 ± 0,1 5,39 ± 0,2
Hình 1. Ảnh hưởng của enzyme Pepsin đến hiệu quả khử
Protein (%)* 22,8 ± 0,21 32,26 ± 0,3 protein và khử khoáng

Khoáng (g) 5,91 ± 0,15 0,44 ±0,07 So với nghiên cứu sử dụng Pepsin để sản
xuất chitin và thu hồi protein trên đầu tôm nâu
Khoáng (%)* 21,63 ± 0,23 2,61 ± 0,2 (Metapenaeus monoceros) của Chakrabarti có
Hiệu quả khử thể thấy hiệu quả khử protein của nghiên cứu này
- 30,43 ± 0,35 cao hơn đáng kể. Các số liệu đã công bố cho thấy
protein (%)
hiệu quả khử protein khi xử lý với Pepsin trong môi
Hiệu quả khử trường pH = 4,6 trong quy trình của Chakrabarti
- 92,63 ± 0,42
khoáng (%)
chỉ đạt từ 58,85 đến 61,54% [4]. Hiệu quả khử
* So với khối lượng chất khô protein khi sử dụng Pepsin đã đạt được cũng cao
Ở giai đoạn xử lý với Pepsin với các tỷ lệ khác hơn đáng kể so với khi xử lý bằng Alcalase trên
nhau, protein và khoáng tiếp tục được khử; hiệu quả cùng đối tượng tôm thẻ chân trắng. Theo nghiên
khử protein và khử khoáng được thể hiện ở hình cứu của Trung và cộng sự (2010), với tỷ lệ Alcalase
1. Kết quả thu được cho thấy các mẫu có bổ sung sử dụng 0,2% chỉ khử được 86% protein trên đầu
enzyme Pepsin có hiệu quả khử khoáng và khử và vỏ tôm [11]. Sự khác nhau về hiệu quả khử một
protein tăng so với mẫu đối chứng, đặc biệt là hiệu phần có thể là do đối tượng nguyên liệu sử dụng
quả khử protein. Ở tỷ lệ 5U/g protein, việc bổ sung nhưng nguyên nhân chính có thể là do ảnh hưởng

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 15


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

của loại enzyme và quy trình xử lý. Nghiên cứu khử khoáng, làm tăng mức độ giải phóng protein/
của Raabe và cộng sự (2006) đã chứng minh rõ khoáng và nâng cao hiệu quả khử.
cấu trúc lớp đan xen giữa chitin, protein và khoáng Như vậy, việc sử dụng Pepsin để khử protein
trong mạng lưới vỏ các loài giáp xác [9], do đó khi kết hợp với khử khoáng trong sản xuất chitin từ vỏ
tác nhân khử protein và khoáng càng có điều kiện tôm thẻ chân trắng là khả khi.
tiếp xúc sâu vào các lớp bên trong thì hiệu quả
khử sẽ càng được nâng cao. Trong quy trình có 2. Tối ưu hóa quá trình khử protein bằng enzyme
sử dụng Pepsin ở pH 2, một phần đáng kể lượng Pepsin trên vỏ tôm thẻ chân trắng
khoáng có trên vỏ tôm đã được loại bỏ, tạo nên cấu Miền nghiên cứu cho thí nghiệm tối ưu quá trình
trúc xốp trong các mảnh nguyên liệu, nhờ đó các xử lý với Pepsin được giới hạn như sau: nhiệt độ từ
phân tử Pepsin có điều kiện xâm nhập, tiếp xúc với 280C - 400C, thời gian từ 6 - 18h, tỷ lệ enzyme bổ
các lớp protein ở sâu bên trong hơn. Bên cạnh đó sung từ 5 - 25U/g protein trong môi trường HCl ở
việc thực hiện quá trình xử lý với Pepsin trong môi pH = 2. Kết quả thực nghiệm của ma trận thí nghiệm
trường pH 2 tạo bởi HCl cũng có thể đã tạo nên bố trí theo mô hình Box- Behnken được trình bày ở
tác dụng tương hỗ giữa quá trình khử protein và bảng 3.
Bảng 3. Kết quả thực nghiệm theo ma trận thí nghiệm
X1 , 0 C X2, U/g protein X3, h Y, (%) X1, 0C X2, U/g.protein X 3, h Y, (%)

-1 -1 0 41,89 0 -1 -1 41,08
1 -1 0 65,30 0 1 -1 58,57
-1 1 0 45,64 0 -1 1 57,11
1 1 0 86,95 0 1 1 76,09
-1 0 -1 34,99 0 0 0 73,15
1 0 -1 61,91 0 0 0 73,17
-1 0 1 46,77 0 0 0 73,76
1 0 1 85,55

Tiến hành xử lý số liệu thí nghiệm trên phần tỷ lệ thuận với nhiệt độ, tỷ lệ enzyme, thời gian
mềm Minitab 16 thu được mô hình hồi quy bậc 2 thủy phân, biến tương tác giữa nhiệt độ và tỷ lệ
biểu diễn mối quan hệ giữa hiệu quả khử và các enzyme, và biến tương tác giữa nhiệt độ với thời
biến độc lập (đã mã hóa ) như sau: gian nhưng lại tỷ lệ nghịch với biến bình phương
Y^= 73,37 + 16,3X1 + 7,73X2 + 8,62X3 + của nhiệt độ, bình phương của tỷ lệ enzyme và
4,47X1X2 + 2,97X1X3 –7,17X12 – 6,26X22 – 8,90X32 bình phương của thời gian. Trong số các biến, thì
* Trong đó: Y^ là hiệu quả khử protein dự đoán. ảnh hưởng của biến nhiệt độ với hệ số tương ứng
X1, X2, X3 lần lượt là giá trị mã hóa của nhiệt độ, tỷ lệ 16,3 là lớn nhất; tiếp theo là ảnh hưởng của các
enzyme, và thời gian. biến bình phương thời gian, và thời gian với hệ số
Từ phương trình cho thấy hiệu quả khử protein lần lượt là 8,62 và 8,90.
Bảng 4. Kết quả so sánh số liệu tính toán từ phương trình hồi quy và thực nghiệm
Hiệu quả khử protein (%)
STT Điều kiện
Từ thực nghiệm Từ phương trình

1 X1= 400C ; X2= 10U/g.pro ; X3= 15h 82,41 ± 0,97 81,25


2 X1= 400C ; X2= 12,5U/g.pro; X3= 14h 86,58 ± 0,51 85,39
3 X1= 400C ; X2= 15U/g.pro ; X3= 15h 89,87 ± 0,19 89,52
4 X1= 400C ; X2= 15U/g.pro ; X3= 16h 90,22 ± 0,14 89,74
5 X1= 400C ; X2= 20U/g.pro ; X3= 16h 93,29 ± 0,16 92,48

16 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Kết quả kiểm định thu được hệ số R-quare và đáng kể giữa kết quả tính toán từ phương trình với
R square-adjusted khá cao, lần lượt là 0,99 và 0,98; kết quả thu được từ thực nghiệm. Điều này một lần
còn giá trị p của kiểm định mức độ không phù hợp nữa khẳng định độ tin cậy của phương trình hồi quy
lớn hơn 0,47. Các kết quả này chứng tỏ giữa hàm đã thu được.
hồi quy thu được với các biến độc lập có mức độ Đồ thị không gian 2 và 3 chiều biểu diễn ảnh
phù hợp và tương quan cao. Đồng thời kết quả so hưởng của các biến độc lập đến hiệu quả khử
sánh ở bảng 4 cũng chỉ rõ không có sự khác biệt protein được thể hiện ở hình 2.

Hình 2. Đồ thị không gian 3D và 2D biểu diễn hiệu quả khử protein theo các biến khảo sát: theo thời gian
và tỷ lệ enzyme (A và D), theo nhiệt độ và tỷ lệ enzyme (B và E); theo nhiệt độ và thời gian (C và F)

Chế độ tối ưu đã được lựa chọn là: nhiệt độ trong 8h ở 700C.


40 C,thời gian 16h, tỷ lệ enzyme bổ sung xấp xỉ
0
Chitin sản xuất theo quy trình đề xuất có sự
20U/g protein và hiệu quả khử protein đạt được kết hợp giữa khử khoáng và khử protein có chất
92,47%. Sau khi xử lý với Pepsin, hàm lượng lượng tương đương với chitin sản xuất theo quy
khoáng còn lại thấp hơn 1% nhưng hàm lượng trình của Trung và cộng sự (2010) [11], tuy nhiên
protein vẫn trên 1%, tuy nhiên để thu được chitin lượng hóa chất (HCl, NaOH) và thời gian của cả
có dư lượng protein thấp hơn 1%, chỉ cần xử lý quy trình đều giảm đi đáng kể, số liệu được minh
thêm với NaOH, nồng độ 2%, tỷ lệ 1/1.5 (w/v) chứng ở bảng 5.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 17


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 5. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu giữa chế độ tối ưu với chế độ tham khảo
Thông số Theo quy trình đề xuất Theo quy trình tham khảo [12]

Màu sắc chitin Trắng Trắng hồng


Hàm lượng khoáng còn lại trên chitin (%) 0,21 ± 0,04 0,16 ± 0,02
Hàm lượng Protein còn lại trên chitin (%) 0,67 ± 0,01 1,36 ± 0,01
Hiệu suất thu hồi chitin (%) 20,36 ± 0,01 19,40 ± 0,01
Thời gian của quy trình (h) 25 32
Lượng HCl đậm đặc sử dụng
139 556
(ml/kg nguyên liệu)
Lượng NaOH khan sử dụng
22,5 100
(g/kg nguyên liệu)
Lượng enzyme sử dụng/kg nguyên liệu 1, 4 g Pepsin 2 ml Alcalase

Trên cùng đối tượng nguyên liệu là vỏ tôm thẻ khoáng (trên 99%) và một lượng rất đáng kể
chân trắng, lượng HCl và NaOH cần dùng ở quy protein (trên 92%) trên vỏ tôm thẻ chân trắng. Thời
trình đề xuất đã giảm đi khoảng 4 lần so với quy gian của cả quy trình sản xuất chitin được rút ngắn
trình tham khảo, đồng thời thời gian cũng được rút 7h, cùng với lượng hóa chất sử dụng cũng được
ngắn từ 32h xuống 25h. giảm thiểu trên 70%. Tuy nhiên, kết quả trên đây
chỉ mới được đánh giá ở mô hình thí nghiệm, chưa
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ được thử nghiệm ở quy mô lớn, vì vậy cần triển
Việc sử dụng Pepsin để kết hợp khử protein khai thêm các thí nghiệm ở quy mô pilot trước khi
với khử khoáng đã khử tương đối triệt để lượng mở rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abdou, E.S., K.S. Nagy, and M.Z. Elsabee, Extraction and characterization of chitin and chitosan from local sources.
Bioresour Technol, 2008. 99(5): p. 1359-67.
2. Angela Dean, D.V., ed. Design and Analysis of Experiments. 1999, Springer. 547-592.
3. Aye, K.N. and W.F. Stevens, Improved chitin production by pretreatment of shrimp shells. Journal of Chemical Technology
and Biotechnology, 2004. 79(4): p. 421-425.
4. Chakrabarti, R., CAROTENOPROTEIN FROM TROPICAL BROWN SHRIMP SHELL WASTE BY ENZYMATIC
PROCESS. Food Biotechnology, 2002. 16(1): p. 81-90.
5. Gomes, R.A.d.S., et al., A fluorimetric method for the determination of pepsin activity. Analytical Biochemistry, 2003.
316(1): p. 11-14.
6. Manni, L., et al., Extraction and characterization of chitin, chitosan, and protein hydrolysates prepared from shrimp waste by
treatment with crude protease from Bacillus cereus SV1. Appl Biochem Biotechnol, 2010. 162(2): p. 345-57.
7. No, H.K. and S.P. Meyers, Preparation and Characterization of Chitin and Chitosan—A Review. Journal of Aquatic Food
Product Technology, 1995. 4(2): p. 27-52.
8. Park, B.K. and M.-M. Kim, Applications of Chitin and Its Derivatives in Biological Medicine. International Journal of
Molecular Sciences, 2010. 11(12): p. 5152-5164.
9. Raabe, D., et al., Microstructure and crystallographic texture of the chitin–protein network in the biological composite
material of the exoskeleton of the lobster Homarus americanus. Materials Science and Engineering: A, 2006. 421(1–2):
p. 143-153.
10. Siegrist, M., et al., Perceived risks and perceived benefits of different nanotechnology foods and nanotechnology food
packaging. Appetite, 2008. 51(2): p. 283-290.
11. Trung, T.S., Recovery of valuable components from shrimp waste. Progress report to the International Foundation for
Science, Sweden, 2010.
12. Valdez-Peña, A., et al., Screening of industrial enzymes for deproteinization of shrimp head for chitin recovery. Food Science
and Biotechnology, 2010. 19(2): p. 553-557.

18 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ĐOẠN RỬA


ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA SURIMI CÁ HỐ

INFLUENCE OF WASHING CONDITIONS ON THE QUALITY


OF HAIRTAIL SURIMI

Thái Văn Đức1


Ngày nhận bài: 25/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 14/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu công đoạn rửa thịt cá hố xay cho thấy khi rửa thịt cá hố xay bằng dung dịch ethanol với nồng độ
15,5%, thời gian rửa 10,9 phút, tỷ lệ thịt cá hố xay/dung dịch rửa là 1/6,9 thì surimi cá hố có chất lượng cảm quan và các
độ bền đông kết tốt hơn so với surimi được sản xuất từ thịt cá hố xay rửa bằng dung dịch axit acetic.
Từ khóa: cá hố, rửa thịt cá, cảm quan, lưu biến, ethanol
ABSTRACT
The results indicated that the sensory quality and rheological properties of hairtail (Trichiurus haumela) surimi were
improved after hairtail meat was washed with 15,5% ethanol in washing solution (1:6,9, v/w) for 10 minutes better than
washing with acetic acid in the same condition.
Keywords: hairtail, trichiurus haumenla, washing solution, sensory, rheological properties

I. ĐẶT VẤN ĐỀ được lựa chọn là loại cá hố câu, có kích cỡ trung


Trong công nghệ sản xuất surimi nói chung và bình 1kg/con, đạt độ tươi theo tiêu chuẩn cá tươi
surimi cá hố nói riêng, công đoạn rửa có tầm quan (TCVN 3250-88). Cá hố sau khi thu mua, rửa sạch,
trọng đặc biệt. Trong quá trình rửa thịt cá, loại dung ướp đá xay và vận chuyển về phòng thí nghiệm để
dịch rửa, thời gian rửa, tỷ lệ thịt cá xay/dung dịch dùng ngay cho quá trình nghiên cứu.
rửa đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 1.2. Một số phụ gia sử dụng trong nghiên cứu
surimi [7], [8], [9]. Do vậy, việc lựa chọn chế độ rửa Một số loại phụ gia dùng trong quá trình sản
phù hợp cho quá trình sản xuất surimi nhằm đảm xuất surimi bao gồm: Gelatin, Sorbitol, tinh bột
bảo chất lượng surimi cá hố là vấn đề cần được phosphate (còn gọi là tinh bột biến tính phosphate)
quan tâm nghiên cứu. Trong giới hạn bài báo này, đều đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng trong thực phẩm,
chúng tôi công bố một phần kết quả nghiên cứu của do Nhật Bản sản xuất và Công ty TNHH Hoàng Anh -
chúng tôi về “Ảnh hưởng của công đoạn rửa thịt cá TP. HCM nhập khẩu và phân phối [5].
xay đến chất lượng của surimi cá hố”.
2. Phương pháp nghiên cứu
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương pháp phân tích cảm quan và lưu biến:
- Đánh giá chất lượng cảm quan surimi theo
NGHIÊN CỨU
tiêu chuẩn 28 - TCN 119:1998 [2].
1. Nguyên vật liệu - Xác định độ bền đông kết theo tiêu chuẩn 28
1.1. Nguyên liệu cá hố TCN 119: 1998 [2].
Cá hố (Trichiurus haumenla) tươi được đặt mua 2.2. Xử lý số liệu:
tại cảng cá Vĩnh Lương - Nha Trang. Cá hố tươi Các thí nghiệm đều được lặp lại 3 lần và được

1
ThS. Thái Văn Đức: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 19


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

phân tích ANOVA, kiểm chứng sự khác biệt có ý so với thịt cá (w/v) là 4/1 ÷ 8/1; lần 2 bằng dung dịch
nghĩa (p<0.05) trên phần mềm The Uncrambler muối 0,5%, tỷ lệ nước rửa so với thịt cá (w/v) là 6/1,
phiên bản 9.1 và sử dụng phương pháp xử lý PCA thời gian rửa 10 phút; lần 3 bằng nước thường, thời
(Principal component Analysis) để đánh giá số gian rửa 10 phút, tỷ lệ w/v là 6/1. Trong quá trình
liệu [10]. rửa, khuấy đảo ở cùng chế độ và ở nhiệt độ nước
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm rửa £ 40C. Sau khi rửa thịt cá được ép tách nước
Quy trình dự kiến nghiên cứu xác định chế độ qua khuôn đến độ ẩm 76 - 78% (lực ép 0,21kG/cm2,
rửa thịt cá hố xay được trình bày ở hình 1: Nguyên thời gian ép 10 phút). Bổ sung tinh bột biến tính
liệu cá hố sau khi fillet, loại bỏ phần phế liệu không 4,2%; sorbitol 6,0%, gelatin 0,3%, nghiền trộn trong
ăn được (đầu, đuôi, vây, nội tạng, mang cá, da, 15 phút, định hình, ổn định trong 2 giờ ở nhiệt độ
xương, gân), tách thịt cá và rửa bằng nước lạnh ở phòng. Surimi được bao gói, bảo quản đông ở
nhiệt độ £ 40C. Sau đó thịt cá được nghiền sơ bộ nhiệt độ -180C. Các mẫu surimi cá hố được kiểm
và rửa 3 lần như sau: lần 1 bằng dung dịch ethanol tra chất lượng qua các chỉ tiêu: độ bền đông kết và
5 - 20% với thời gian rửa 5 - 15 phút, tỷ lệ nước rửa cảm quan.

Nguyên liệu

Fillet

Phế liệu

Thịt cá

Xay

Dung dịch cồn


Rửa lần 1
Chethanol

Dung dịch
Rửa lần 2
NaCl Chethanol

Rửa lần 3 Nước thường

Ép tách nước

Phụ gia Phối trộn phụ gia

Định hình

Đánh giá chất lượng

Hình 1. Quy trình dự kiến nghiên cứu xác định chế độ rửa thịt cá hố xay

20 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN cho quá trình rửa thịt cá hố xay bằng dung dịch
ethanol theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm
1. Xác định điều kiện thích hợp cho quá trình rửa
[3]. Gọi Nồng độ dung dịch rửa là U1 (khoảng biến
thịt cá hố thiên 5 - 20%), Tỷ lệ nước rửa/thịt cá là U2 (khoảng
1.1. Xác định điều kiện thích hợp cho quá trình rửa biến thiên 4 - 8ml/g) Thời gian rửa là U3 (khoảng
thịt cá lần một bằng dung dịch ethanol biến thiên 5 - 15 phút), Độ bền đông kết là Y(g.cm).
Tiến hành nghiên cứu điều kiện thích hợp Chọn phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:

(1)

+ Kết quả quy hoạch thực nghiệm được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1. Ma trận thực nghiệm quá trình rửa cá bằng cồn
STT U1 (%) U2 (ml/g) U3 (phút) Y(g.cm)

1 5 4 5 345
2 20 4 5 457
3 5 8 5 337
4 20 8 5 353
5 5 4 15 346
6 20 4 15 431
7 5 8 15 319
8 20 8 15 320

Từ bảng 1 tính các hệ số của mô hình như sau:

Tiến hành 3 thí nghiệm ở tâm phương án thu được kết quả như bảng 2.
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm ở tâm phương án

N0 U1 (%) U2 (w/v) U3 (phút) (g.cm) (g.cm)

1 12,5 6 10 421
2 12,5 6 10 417 415,9
3 12,5 6 10 409
Phương sai tái hiện

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 21


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

N0: số thí nghiệm ở tâm phương án


Kiểm định ý nghĩa các hệ số (theo tiêu chuẩn Student):

t0 = t1 =

t2 = t3 =

t12 = ; t13 = ; t23=

Tra bảng Student với α = 0,05 => t(α/2, 2) = 4,3; Ta thấy các giá trị t0, t1, t2, t3, t12 > t(α/2, 2) => các hệ số
b0, b1, b2, b3, b12 có ý nghĩa; Các giá trị t23, t13 < t(α/2, 2) => các hệ số b23, b13 không có ý nghĩa.
Vậy phương trình hồi quy có dạng:

( 2)

- Kiểm định sự tương thích của phương trình theo tiêu chuẩn Fisher

Phương sai dư: ;

Tra bảng phân phối Fisher với f1 = N – l = 8 – 5 = 3; f2 = N0 – 1 = 3 – 1 = 2; Trong đó l là hệ số có ý nghĩa


sau khi đã kiểm định Student; => F (0,05,3,2) = 19,16; Ta thấy F = 2,999 < F (0,05,3,2) = 19,16
- Vậy phương trình hồi quy:
là tương thích với thực nghiệm.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: các hệ số hồi quy chứng tỏ yếu tố nồng độ ethanol và thời gian
b2, b3 đều < 0 chứng tỏ các yếu tố như tỷ lệ dung rửa tương tác không đáng kể đến chất lượng surimi.
dịch rửa so với thịt cá xay và thời gian rửa đều tỷ + Hệ số b2b3 không tồn tại trong phương trình
lệ nghịch với độ bền đông kết nghĩa là khi tăng tỷ lệ hồi quy chứng tỏ tương tác giữa hai yếu tố tỷ lệ
dung dịch rửa (X2) và thời gian rửa (X3) thì độ bền dung dịch rửa so với thịt cá và thời gian rửa ảnh
đông kết của surimi sẽ giảm và ngược lại. Hệ số hưởng không đáng kể đến chất lượng surimi.
b1>0 chứng tỏ trong phạm vi thí nghiệm yếu tố độ + Hệ số b1b2 tồn tại trong phương trình hồi quy
bền đông kết của surimi cá hố tỷ lệ thuận với nồng chứng tỏ yếu tố nồng độ ethanol và yếu tố tỷ lệ dung
độ ethanol của dung dịch rửa. Kết quả này có thể dịch rửa so với tỷ lệ thịt cá xay có sự tương tác với
lý giải là do cá hố là loại có cơ thịt mềm, tỷ lệ nước nhau và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng surimi.
trong cơ thịt cao nên khi tăng tỷ lệ ethanol trong Tối ưu hóa thực nghiệm theo phương pháp
nước rửa sẽ làm tăng biến tính protein, làm tăng đường dốc nhất
sự mất nước của thịt cá. Mặt khác, trong dung dịch Chọn bước chuyển động của một yếu tố bất
ethanol một phần lipid cũng bị tách ra theo nước kỳ dj. Ở đây, chúng ta chọn bước chuyển động của
rửa. Do vậy khi tăng nồng độ ethanol trong nước yếu tố độ cồn (X1) là d1 = 1. Bước chuyển động
rửa làm tăng độ bền đông kết của surimi. của các yếu tố khác được tính theo công thức:
- Từ (2) cho thấy: chứng tỏ
yếu tố tỷ lệ dung dịch rửa so với thịt cá xay ảnh . Kết quả thực nghiệm tối ưu hóa
hưởng đến độ bền đông kết nhiều hơn yếu tố nồng
độ cồn và thời gian rửa. công đoạn rửa thịt cá hố xay bằng dung dịch ethnol
+ Hệ số b1b3 không tồn tại trong phương trình được trình bày ở bảng 3.

22 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 3. Kết quả tối ưu hóa công đoạn rửa thịt cá bằng dung dịch ethanol
Tên U1 (%) U2 U3 (phút) Y (g.cm) Điểm cảm quan

Mức cơ sở 12,5 6,0 10,0


Hệ số bj 26,8 -31,3 -9,5
∆j 7,5 2,0 5,0
bj.∆j 201 -62,6 -47,5
Bước nhảy δj 1 -0,311 -0,236

Bước làm tròn 1 -0,3 -0,3


Thí nghiệm 9 13,5 6,3 10,3 419 15,5
Thí nghiệm 10 14,5 6,6 10,6 424 15,8
Thí nghiệm 11 15,5 6,9 10,9 438 16,6
Thí nghiệm 12 16,0 7,2 11,2 433 16,2
Từ kết quả tối ưu hóa ở bảng 3 cho thấy ở thí nghiệm 11 với tỷ lệ ethanol trong nước rửa là 15,5%, tỷ lệ dung dịch rửa so với thịt cá (w/v)
là 6,9 và thời gian rửa 10,9 phút thì chất lượng surimi cá hố tốt nhất.

1.2. Xác định nồng độ dung dịch NaCl sử dụng trong Từ kết quả nghiên cứu ở các hình 2 ÷ 3 cho thấy:
rửa lần hai * Về chất lượng cảm quan: khi tăng nồng độ
Tiến hành 4 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu 500g thịt NaCl trong nước rửa lần hai từ 0,3% ÷ 0,5% thì chất
cá hố xay, rửa thịt cá lần 1 bằng dung dịch ethanol lượng cảm quan của sản phẩm surimi (màu sắc,
có nồng độ 15,5%, tỷ lệ dung dịch rửa/thịt cá 6,9, mùi, trạng thái) đều được cải thiện đáng kể, tổng
thời gian rửa 10,9 phút. Rửa lần 2 bằng dung dịch điểm cảm quan của surimi tăng từ 16,68 điểm lên
NaCl với nồng độ NaCl trong nước rửa khác nhau 17,68 điểm. Tuy vậy nếu tăng tiếp nồng độ muối
là: 0,3%; 0,4%; 0,5% và 0,6%. Trong quá trình rửa trong nước rửa lên lớn hơn 0,5% thì chất lượng cảm
đều giữ nhiệt độ nước rửa ở 40C. Tiến hành tiếp quan của sản phẩm surimi lại giảm.
các công đoạn theo sơ đồ (hình 1) thu được surimi, * Về độ bền đông kết: khi tăng nồng độ NaCl
đánh giá chất lượng cảm quan và độ bền đông kết trong nước rửa lần hai trong khoảng từ 0,3% ÷ 0,5%
cho kết quả trên hình 2 ÷ 3. thì độ bền đồng đông kết của surimi tăng từ 432g.
cm lên tới 451g.cm (p < 0,05). Nếu tiếp tục tăng
nồng độ NaCl trong nước rửa > 0,5% thì độ bền
đông kết của surimi lại giảm xuống.
Các kết quả nghiên cứu ở trên có thể được lý
giải là do muối ăn ở nồng độ thấp sẽ làm tăng hydrat
hóa của protein thịt cá, làm cho chuỗi polypeptit dễ
hình thành các liên kết yếu giữa các nhóm bên trong
cấu trúc của phân tử protein, các liên kết hình thành
sẽ làm cho cấu trúc của surimi tốt hơn. Do vậy tổng
Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl rửa lần hai điểm cảm quan và độ bền đông kết của surimi đều
tới tổng điểm cảm quan trung bình của surimi cá hố
tăng khi thay đổi nồng độ muối trong nước rửa trong
khoảng từ 0,3% ÷ 0,5%. Khi nồng độ muối lên 0,6%
thì tổng điểm cảm quan và độ bền đông kết của
surimi đều giảm. Nguyên nhân này được giải thích
là khi hàm lượng muối tăng, dẫn tới việc cạnh tranh
nước giữa muối và các nhóm nằm ở cấu trúc protein
nên làm mất nước cấu trúc của protein, protein bị
biến tính nên làm khối gel kém đàn hồi [6], [9], [11].
Do vậy tổng điểm cảm quan cũng giảm.
Từ kết quả trên chọn nồng độ muối trong nước
Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl rửa lần hai rửa thịt cá lần 2 thích hợp cho quá trình sản xuất
tới độ bền đông kết của surimi cá hố surimi cá hố là 0,5%.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 23


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2. Xác định chế độ ép tách nước thịt cá sau khi rửa Từ các kết quả nghiên cứu trình bày trên các
Tiến hành 4 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu 500g hình từ 4 ÷ 5 cho thấy:
* Tổng điểm cảm quan trung bình: khi lực ép tách
thịt cá hố xay và rửa thịt cá với các chế độ rửa đã
nước tăng trong khoảng 0,17kG/cm2 ÷ 0,21kG/cm2
lựa chọn ở trên. Sau khi rửa, ép tách nước khối thịt thì điểm cảm quan trung bình của surimi tăng và đạt
cá với lực ép khác nhau: 0,17kG/cm2, 0,19kG/cm2, cực đại khi lực ép tách nước đạt 0,21kG/cm2. Khi
0,21kG/cm2, 0,23kG/cm2 trong 10 phút. Sau đó sản lực ép tách nước tăng ≥ 0,21kG/cm2 thì tổng điểm
xuất và đánh giá chất lượng surimi, kết quả thể hiện cảm quan trung bình của surimi lại giảm.
* Độ bền đông kết của surimi: khi lực ép tách
ở các hình 4 ÷ 5.
nước tăng trong khoảng 0,17kG/cm2 ÷ 0,21kG/cm2
thì độ bền đông kết của surimi tăng từ 445g.cm đến
589g.cm (p < 0,05). Nhưng nếu tăng lực ép tách
nước khỏi thịt cá lên 0,23kG/cm2 thì độ bền đông kết
của surimi giảm. Kết quả này có thể lý giải là do sau
khi rửa lượng nước tự do trong thịt cá quá lớn nên
liên kết gel protein thịt cá trở nên lỏng lẻo. Khi tách
một phần nước ra khỏi thịt cá cấu trúc không gian
của mạng lưới gel surimi gần với cấu trúc không
gian tự nhiên của protein thịt cá nên độ bền đông kết
của surimi tăng. Tuy nhiên nếu lực ép lớn thì lượng
Hình 4. Ảnh hưởng lực ép tới tổng điểm cảm quan nước tách ra quá nhiều làm cho surimi trở nên khô
trung bình của surimi cá hố xác, độ dẻo, độ dai giảm rõ rệt [5], [6].
Từ các phân tích ở trên cho thấy lực ép tách
nước phù hợp cho quá trình tách nước ra khỏi 500g
thịt cá hố xay là 0,21kG/cm2.

IV. KẾT LUẬN


Từ kết quả nghiên cứu về quá trình sản xuất
surimi từ cá hố ở trên cho phép rút ra kết luận là rửa
lần một bằng dung dịch ethanol với nồng độ 15,5%,
tỷ lệ dung dịch rửa so với thịt cá (w/v) là 6,9 với thời
gian rửa 10,9 phút, rửa lần hai bằng dung dịch NaCl
với nồng độ 0,5% và chế độ ép tách nước với lực
Hình 5. Ảnh hưởng lực ép tới độ bền đông kết ép 0,21kG/cm2 trong 10 phút cho chất lượng surimi
của surimi cá hố cá hố tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Trần Đức Ba, Nguyễn Văn Tài (2004), Công nghệ lạnh Thủy sản, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Thủy sản (2000), Các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản, Tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Cảnh (1993), Quy hoạch thực nghiệm, Trường Đại học Bách Khoa, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Thái Văn Đức (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất đồng tạo gel đến chất lượng surimi cá mối trong bảo quản đông
và thử nghiệm sản xuất sản phẩm mô phỏng, Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang.
5. Thái Văn Đức (2009), Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất surimi cá Hố, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nhánh, Dự
án sản xuất thử nghiệm surimi và sản phẩm mô phỏng cấp nhà nước (KC.06.DA 09/06-10).
6. Trần Thị Luyến, Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Văn Ninh, Vũ Ngọc Bội, Trang Sĩ Trung, Nguyễn Anh Tuấn (2010), Khoa học -
Công nghệ Surimi và các sản phẩm mô phỏng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Hợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị Thu, Nguyễn Trọng Cẩn (1994), Hóa học thực phẩm, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tiếng Anh
8. Hamann D. D., Macdonal G. A. (1992), Rheology and texture properties of surimi and surimi-based foods, Marcel Dekker -
New York, Pp. 429-500.
9. Lee C. M. (1984), Surimi Process Technology, Food technology 38 (11): 68-81.
10. Martin Kermit (2008), Multivariate Data Analysis, Matis Icelandic Food Research.
11. Niwa E. (1992), Chemistry of Surimi Gelation, Marcel Dekker - New Yord.

24 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU THỦY PHÂN SÒ LÔNG (Anadara antiquata)


BẰNG SỰ KẾT HỢP ENZYME PROTAMEX VÀ FLAVOURZYME

STUDY ON HYDROLYSIS OF ANTIQUE ARK (Anadara antiquata)


BY THE COMBINATION OF PROTAMEX AND FLAVOURZYME

Nguyễn Thị Mỹ Hương1, Đặng Thị Thu Hương2


Ngày nhận bài: 28/12/2012; Ngày phản biện thông qua: 03/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Sự thủy phân sò lông (Anadara antiquata) bằng kết hợp enzyme Protamex và Flavourzyme đã được thực hiện ở pH
tự nhiên. Sò lông được thủy phân đầu tiên bằng enzyme Protamex và sau đó được thủy phân bằng enzyme Flavourzyme.
Nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện thủy phân sò lông thích hợp bằng các enzyme trên. Kết quả đã chỉ ra rằng điều
kiện thích hợp cho Protamex ở giai đoạn đầu của quá trình thủy phân là tỷ lệ Protamex/nguyên liệu 0,3%, nhiệt độ thủy
phân 500C và thời gian thủy phân 4 giờ và điều kiện thủy phân thích hợp cho Flavourzyme như sau: Tỷ lệ Flavourzyme/
nguyên liệu 0,2%, nhiệt độ thủy phân 500C và thời gian thủy phân 3 giờ.
Từ khóa: Flavourzyme, Protamex, sò lông, thủy phân
ABSTRACT
Hydrolysis of antique ark (Anadara antiquata) by the combination of Protamex and Flavourzyme was carried out
at natural pH. Antique ark was firstly hydrolyzed with Protamex and then hydrolyzed with Flavourzyme. The hydrolysis
conditions of antique ark were determined. Results showed that the optimal conditions for Protamex in the first period
of hydrolysis process were the Protamex /material ratio of 0,3%, hydrolysis temperature of 500C and hydrolysis time of
4 hours, and the optimum hydrolysis conditions for Flavourzyme were as follows: Flavourzyme/material ratio of 0,2%,
hydrolysis temperature of 500C and hydrolysis time of 3 hours.
Keywords: Flavourzyme, Protamex, antique ark, hydrolysis

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy việc kết
Sò lông là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ được hợp endoprotease với exoprotease trong quá trình
ưa chuộng và thường được sử dụng để ăn tươi, thủy phân protein làm tăng hiệu quả thủy phân,
chế biến thành các mặt hàng sò đông lạnh và mặt độ thủy phân cao hơn so với sử dụng chỉ một
hàng sò khô. Năm 2010, sản lượng sò lông ở Phan enzyme đơn lẻ (Kamnerdpetch và cộng sự, 2007;
Thiết là 1.722,4 tấn, ở Hàm Tân 697,7 tấn và ở Tuy Nchienzia và cộng sự, 2010). Ở nước ta, việc nghiên
Phong 45 tấn [8]. Ngoài các mặt hàng truyền thống cứu thủy phân sò lông cũng như các loài nhuyễn thể
nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và sò lông nói hai mảnh vỏ khác còn khá mới mẻ, chưa được quan
riêng còn được dùng để sản xuất sản phẩm thủy tâm nhiều. Vì vậy để đa dạng hóa các mặt hàng từ
phân protein. Trên thế giới đã có một số công trình sò lông thì việc nghiên cứu thủy phân sò lông bằng
nghiên cứu về sự thủy phân các loài nhuyễn thể enzyme để sản xuất ra sản phẩm thủy phân protein
hai mảnh vỏ như công trình nghiên cứu của Cha là điều cần thiết, từ đó có thể ứng dụng để sản xuất
và cộng sự (1998); Lin và Chen (2009); Vanessa nhiều mặt hàng khác nhau như nước mắm, bột dinh
và cộng sự (2010); Yang và cộng sự (2011). Các dưỡng hoặc bột nêm gia vị... phục vụ cho nhu cầu

1
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2 ThS. Đặng Thị Thu Hương: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 25


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

của con người (Yang và cộng sự, 2011). Mục tiêu ở 850C trong 15 phút (Kamnerdpetch và cộng sự,
của nghiên cứu này là tìm điều kiện thích hợp cho 2007; Nchienzia và cộng sự, 2010). Sau đó hỗn hợp
việc thủy phân sò lông bằng sự kết hợp hai enzyme được đem ly tâm với tốc độ 5.000 vòng/phút trong
Protamex và Flavourzyme. 30 phút để tách riêng dịch đạm thủy phân và cặn ly
tâm. Dịch đạm thủy phân thu được đem đi xác định
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng
1. Vật liệu nghiên cứu nitơ amoniac. Từ đó chọn tỉ lệ enzyme Protamex
1.1. Sò lông thích hợp.
Sò lông được mua ở trạng thái còn sống và vận Để xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp tiến
chuyển về phòng thí nghiệm Trường Đại học Nha hành thủy phân sò lông bằng Protamex với tỉ lệ
Trang. Sò được rửa sạch, xử lý tách vỏ, thịt sò thu enzyme thích hợp đã xác định được ở thí nghiệm
được đem xay nhỏ, đồng nhất, sau đó được cho trước, thời gian thủy phân 2 giờ, ở các nhiệt độ khác
vào túi nhựa (100g/túi) và bảo quản đông ở nhiệt nhau 400C, 450C, 500C, 550C và 600C. Sau đó tiếp
độ -200C. tục thủy phân bằng enzyme Flavourzyme với tỉ lệ
1.2. Enzyme Protamex và Flavourzyme enzyme là 0,1%, nhiệt độ 500C, thời gian 2 giờ.
Protamex và Flavourzyme là các enzyme Để xác định thời gian thủy phân thích hợp tiến
protease dùng cho sự thủy phân protein được hành thủy phân sò lông bằng Protamex với tỉ lệ
cung cấp bởi Công ty Novozyme của Đan Mạch. enzyme và nhiệt độ thích hợp đã xác định được ở 2
Protamex là một endo-protease có nguồn gốc từ thí nghiệm trước, thời gian thủy phân của các mẫu
vi khuẩn Bacillus. Nó có hoạt độ 1,5 AU (Anson là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ và 6 giờ. Sau đó
Units)/g, điều kiện thích hợp cho Protamex tiếp tục thủy phân bằng enzyme Flavourzyme với tỉ
hoạt động là nhiệt độ 35 - 600C, pH = 5,5 - 7,5. lệ enzyme là 0,1%, nhiệt độ 500C, thời gian 2 giờ.
Flavourzyme có nguồn gốc từ Aspergillus oryzae. 2.1.2. Thí nghiệm xác định điều kiện thủy phân thích
Nó có hoạt độ 500 LAPU/g. Flavourzyme có cả hoạt hợp đối với Flavourzyme ở giai đoạn sau của quá
tính của endoprotease và exopeptidase nhưng chủ trình thủy phân sò lông
yếu là exopeptidase (Kamnerdpetch và cộng sự, Sò lông được thủy phân bằng Protamex với tỉ lệ
2007). Điều kiện thích hợp cho Flavourzyme hoạt enzyme, nhiệt độ và thời gian thích hợp đã xác định
động là nhiệt độ từ 50 - 550C, pH = 5,0 - 7,0. được, sau đó tiếp tục thủy phân bằng Flavourzyme
2. Phương pháp nghiên cứu với tỉ lệ enzyme ở các mẫu là 0,1%, 0,2%, 0,3%,
2.1. Thủy phân sò lông 0,4% và 0,5% ở nhiệt độ 500C trong thời gian 2 giờ.
Quá trình thủy phân sò lông được thực hiện bằng Dịch đạm thủy phân thu được cũng đem đi xác định
sự kết hợp 2 enzyme Protamex và Flavourzyme. độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng
Giai đoạn đầu thủy phân sò lông bằng Protamex nitơ amoniac. Từ đó chọn tỉ lệ enzyme Flavourzyme
sau đó tiếp tục thủy phân giai đoạn sau bằng thích hợp.
Flavourzyme. Tỉ lệ nước so với nguyên liệu là 30%. Để xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp đối
Quá trình thủy phân được thực hiện ở pH tự nhiên. với Flavourzyme, sò lông cũng được thủy phân giai
Các thông số nghiên cứu là tỉ lệ enzyme, nhiệt độ và đoạn đầu bằng Protamex với tỉ lệ enzyme, nhiệt độ
thời gian thủy phân. và thời gian thích hợp đã xác định được. Sau đó
2.1.1. Thí nghiệm xác định điều kiện thủy phân thích thủy phân bằng Flavourzyme với tỉ lệ enzyme thích
hợp đối với Protamex ở giai đoạn đầu của quá trình hợp đã xác định được trong thời gian 2 giờ. Nhiệt
thủy phân sò lông độ thủy phân ở các mẫu là 400C, 450C, 500C, 550C
Sò lông được thủy phân bằng enzyme và 600C.
Protamex ở nhiệt độ 500C, pH tự nhiên, thời gian 2 Để xác định thời gian thủy phân thích hợp đối với
giờ. Tỉ lệ Protamex ở các mẫu là 0,1%, 0,2%, 0,3%, Flavourzyme, tiến hành thủy phân sò lông giai đoạn
0,4% và 0,5% so với nguyên liệu. Sau đó tiếp tục đầu bằng Protamex với tỉ lệ enzyme, nhiệt độ và thời
thủy phân bằng Flavourzyme với tỉ lệ enzyme là gian thích hợp đã xác định được. Sau đó thủy phân
0,1%, nhiệt độ 500C, thời gian 2 giờ. Sau khi kết bằng Flavourzyme với tỉ lệ enzyme và nhiệt độ thích
thúc quá trình thủy phân, enzyme được bất hoạt hợp đã xác định được. Thời gian thủy phân ở các

26 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

mẫu là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ và 6 giờ. và hàm lượng nitơ amoniac được phân tích bằng
2.2. Phương pháp phân tích ANOVA với phép kiểm định Duncan để kiểm tra sự
Hàm lượng nitơ tổng số được xác định theo khác nhau giữa các giá trị trung bình. Sự sai khác
phương pháp Kjeldahl. Hàm lượng nitơ amoniac được đánh giá có ý nghĩa khi P < 0,05.
được xác định theo phương pháp cất kéo hơi nước.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Độ thủy phân được xác định theo phương pháp
DNFB như đã được mô tả bởi Nguyen và cộng sự 1. Kết quả xác định điều kiện thủy phân thích
(2011). Hiệu suất thu hồi nitơ được xác định theo hợp đối với Protamex ở giai đoạn đầu của quá
Liaset và cộng sự (2002) như sau: trình thủy phân sò lông
Thu hồi nitơ (%) = Lượng nitơ tổng số trong sản 1.1. Kết quả xác định tỉ lệ enzyme Protamex
phẩm thủy phân (g) x 100 / lượng nitơ tổng số trong thích hợp
nguyên liệu đem thủy phân (g). Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme Protamex đến độ
2.3. Xử lý số liệu thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm amoniac của dịch đạm thủy phân được thể hiện lần
SPSS 15.0. Độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ lượt ở hình 1A, 1B và 1C.

(1A) (1B) (1C)


Hình 1. Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme Protamex đến độ thủy phân (1A), hiệu suất thu hồi nitơ (1B) và hàm lượng nitơ amoniac
(1C) của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Độ thủy phân là một chỉ tiêu quan trọng đặc phân dẫn đến sự tăng độ thủy phân và hiệu suất thu
trưng cho quá trình thủy phân, thể hiện sự cắt đứt hồi nitơ (Benjakul et Morrissey, 1997). Đối với hàm
liên kết peptit. Sự thu hồi nitơ phản ánh tỉ lệ nitơ lượng nitơ amoniac, kết quả nghiên cứu cho thấy
thu hồi được trong sản phẩm thủy phân (Benjakul khi tỉ lệ enzyme Protamex tăng từ 0,1% đến 0,5% thì
và Morrissey, 1997). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy phân
khi tỉ lệ enzyme Protamex tăng từ 0,1% đến 0,3% có xu hướng hơi tăng lên từ 0,86 đến 1,03g/l, tuy
thì độ thủy phân tăng từ 34,16% đến 40,45% và nhiên hàm lượng nitơ amoniac không có sự khác
hiệu suất thu hồi nitơ tăng từ 47,16% đến 53,18%. nhau có ý nghĩa giữa các mẫu này. Như vậy tỉ lệ
Khi tỷ lệ enzyme tăng từ 0,3% đến 0,5% thì độ thủy enzyme không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng
phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng không đáng kể. amoniac trong dịch đạm thủy phân.
Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ enzyme
độ thủy phân giữa các mẫu có tỉ lệ enzyme 0,3%, Protamex lớn hơn 0,3% thì độ thủy phân và hiệu
0,4% và 0,5%. Hiệu suất thu hồi nitơ cũng không suất thu hồi nitơ không tăng đáng kể. Do vậy để tiết
có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các mẫu này. Kết kiệm chi phí chọn tỷ lệ enzyme Protamex thích hợp
quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của là 0,3%.
Guerard và cộng sự (2002); Liaset và cộng sự (2002) 1.2. Kết quả xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp
mà ở đó độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng đối với enzyme Protamex
cùng với sự tăng của tỉ lệ enzyme. Điều này có thể Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân, hiệu
được giải thích là khi tăng tỷ lệ enzyme, các liên kết suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac của
peptit bị cắt mạch càng nhiều, các peptit ngắn mạch dịch đạm thủy phân được thể hiện lần lượt ở hình
được hình thành nhiều hòa tan trong dịch đạm thủy 2A, 2B và 2C.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 27


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

(2A) (2B) (2C)


Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân (2A), hiệu suất thu hồi nitơ (2B) và hàm lượng nitơ amoniac (2C) của
dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng nhiệt độ độ thấp hơn hoặc cao hơn 500C, hoạt tính của
thủy phân từ 400C đến 500thì độ thủy phân tăng enzyme này giảm xuống, dẫn đến độ thủy phân và
từ 36,32% đến 40,54% và đạt cực đại khi nhiệt độ hiệu suất thu hồi nitơ thấp hơn so với ở nhiệt độ
500C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng lên 550C và 600C 500C. Hàm lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy
thì độ thủy phân lần lượt giảm xuống còn 38,60% phân có xu hướng giảm từ 1,28 xuống 0,82g/l khi
và 35,10%. Xu hướng này cũng xảy ra tương tự đối nhiệt độ thủy phân tăng từ 400C đến 600C. Điều này
với hiệu suất thu hồi nitơ. Khi tăng nhiệt độ từ 400C có thể là do trong khoảng nhiệt độ này, sự tăng nhiệt
đến 500C thì hiệu suất thu hồi nitơ tăng từ 48,64% độ đã làm ức chế hoạt động của vi sinh vật gây thối,
đến 52,92%, nhưng khi nhiệt độ thủy phân 550C và hạn chế sự phân hủy các axit amin nên hàm lượng
600C thì hiệu suất thu hồi nitơ giảm còn 50,38% và amoniac giảm.
48,14%. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên Từ kết quả nghiên cứu chọn nhiệt độ thích hợp
cứu của Liaset và cộng sự (2002) khi nghiên cứu đối với Protamex là 500C.
sự thu hồi nitơ trong quá trình thủy phân xương cá 1.3. Kết quả xác định thời gian thủy phân thích hợp
hồi bằng Protamex. Các tác giả này cũng cho thấy đối với enzyme Protamex
nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình thủy phân. Hình 3A, 3B và 3C thể hiện ảnh hưởng của
Độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ đạt cao nhất thời gian thủy phân đến độ thủy phân, hiệu suất thu
khi thủy phân ở nhiệt độ 500C là do ở nhiệt độ này hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac của dịch đạm
enzyme Protamex hoạt động mạnh nhất. Khi nhiệt thủy phân.

(3A) (3B) (3C)


Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân (3A), hiệu suất thu hồi nitơ (3B) và hàm lượng nitơ amoniac (3C)
của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Kết quả cho thấy khi tăng thời gian thủy phân sự (2005). Sở dĩ độ thủy phân và hiệu suất thu hồi
từ 1 giờ lên 4 giờ thì độ thủy phân tăng đáng kể nitơ tăng theo thời gian thủy phân là do khi thời gian
từ 38,01% đến 44,82% và hiệu suất thu hồi nitơ thủy phân tăng thì các liên kết peptit bị cắt mạch
tăng từ 49,21% đến 60,92%. Sự tăng độ thủy phân càng nhiều dẫn đến độ thủy phân tăng, đồng thời
và hiệu suất thu hồi nitơ theo thời gian thủy phân các peptit ngắn mạch hình thành hòa tan trong dịch
cũng đã được khẳng định bởi Guerard và cộng sự thủy phân càng nhiều nên hiệu suất thu hồi nitơ
(2002); Liaset và cộng sự (2002); Aspmo và cộng tăng. Nếu tiếp tục kéo dài thời gian từ 4 đến 6 giờ

28 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thì độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng không của tỉ lệ enzyme Flavourzyme đến độ thủy phân,
đáng kể. Kết quả này cho thấy sau 4 giờ thủy phân hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac
sò lông bằng Protamex số liên kết peptit bị cắt mạch của dịch đạm thủy phân.
hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Điều
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ enzyme
này có thể do sự ức chế hoạt động của enzyme theo
thời gian thủy phân (Guérard và cộng sự, 2002). Flavourzyme tăng từ 0,1% đến 0,2% thì độ thủy
Khi tăng thời gian thủy phân từ 1 đến 6 giờ thì hàm phân tăng lên từ 45,05% đến 48,14% và hiệu suất
lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy phân tăng thu hồi nitơ tăng từ 61,62% đến 64,02%. Nếu tiếp
từ 0,96 đến 1,94g/l. Điều này là do thời gian thủy tục tăng tỉ lệ enzyme thì độ thủy phân và hiệu
phân càng dài vi sinh vật có điều kiện hoạt động hơn suất thu hồi nitơ tăng không đáng kể. Đối với hàm
nên amoniac được tạo ra nhiều hơn.
lượng nitơ amoniac, kết quả nghiên cứu cho thấy
Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 giờ là thời gian
tỉ lệ enzyme Flavourzyme không ảnh hưởng lớn
thủy phân thích hợp đối với Protamex ở giai đoạn
đầu của quá trình thủy phân sò lông. đến hàm lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy
phân. Cụ thể là không có sự khác biệt có ý nghĩa
2. Kết quả xác định điều kiện thủy phân thích
thống kê về hàm lượng nitơ amoniac giữa 5 mẫu
hợp đối với Flavourzyme ở giai đoạn sau của
quá trình thủy phân sò lông có tỉ lệ enzyme khác nhau. Từ kết quả nghiên
2.1. Kết quả xác định tỉ lệ enzyme Flavourzyme cứu cho thấy tỉ lệ enzyme Flavourzyme thích hợp
thích hợp cho quá trình thủy phân sò lông ở giai đoạn sau
Hình 4A, 4B và 4C lần lượt thể hiện ảnh hưởng là 0,2%.

(4A) (4B) (4C)


Hình 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme Flavourzyme đến độ thủy phân (4A), hiệu suất thu hồi nitơ (4B) và hàm lượng nitơ amoniac
(4C) của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

2.2. Kết quả xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp đối với enzyme Flavourzyme
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac của dịch đạm
thủy phân được thể hiện ở hình 5A, 5B và 5C.

(5A) (5B) (5C)


Hình 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân (5A), hiệu suất thu hồi nitơ (5B) và hàm lượng nitơ amoniac (5C)
của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 29


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ thủy phân đạt Độ thủy phân, sự thu hồi nitơ và hàm lượng
được giá trị cao nhất (48,66%) khi nhiệt độ thủy nitơ amoniac trong dịch đạm thủy phân tăng theo
phân là 500C. Nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn 500C thời gian thủy phân. Khi tăng thời gian thủy phân
đều dẫn đến sự giảm độ thủy phân. Kết quả tương từ 1 đến 3 giờ thì độ thủy phân tăng đáng kể từ
tự đối với hiệu suất thu hồi nitơ, khi thủy phân ở 46,51% đến 51,23% và sự thu hồi nitơ trong dịch
500C thì hiệu suất thu hồi nitơ trong dịch đạm thủy đạm thủy phân tăng từ 61,02 đến 68,47%. Nếu
phân cao nhất (64,76%). Hàm lượng nitơ amoniac thủy phân quá 3 giờ thì độ thủy phân và sự thu
giảm từ 1,49 xuống 1,07g/l khi nhiệt độ thủy phân hồi nitơ cũng không tăng đáng kể. Không có sự
tăng từ 400C đến 600C. Từ kết quả nghiên cứu chọn khác nhau có ý nghĩa về độ thủy phân và hiệu suất
nhiệt độ thích hợp đối với enzyme Flavourzyme thu hồi nitơ giữa các mẫu được thủy phân trong 3
ở giai đoạn sau của quá trình thủy phân sò lông giờ, 4 giờ, 5 giờ và 6 giờ. Hàm lượng nitơ amoniac
là 500C. không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các mẫu
2.3. Kết quả xác định thời gian thủy phân thích hợp được thủy phân trong 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ, tuy
đối với enzyme Flavourzyme nhiên khi tăng thời gian thủy phân hơn 3 giờ thì
Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ hàm lượng nitơ amoniac tăng lên.
thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ Từ kết quả nghiên cứu chọn thời gian thích hợp
amoniac của dịch đạm thủy phân được thể hiện lần đối với Flavourzyme ở giai đoạn sau cho quá trình
lượt ở hình 6A, 6B và 6C. thủy phân sò lông là 3 giờ.

(6A) (6B) (6C)


Hình 6. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân (6A), hiệu suất thu hồi nitơ (6B) và hàm lượng nitơ amoniac (6C)
của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ bằng enzyme Flavourzyme với điều kiện thích hợp
Sò lông được thủy phân bằng sự kết hợp là tỉ lệ enzyme 0,2%, nhiệt độ 500C và thời gian 3h.
enzyme Protamex và Flavourzyme qua hai giai Sản phẩm thủy phân protein thu được từ sò
đoạn. Giai đoạn đầu thủy phân sò lông bằng lông có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm
Protamex với các điều kiện thích hợp sau: tỉ lệ khác nhau như nước mắm, bột dinh dưỡng hoặc bột
enzyme 0,3% so với sò, nhiệt độ 500C, pH tự nhiên nêm canh gia vị để đa dạng hóa các mặt hàng từ sò
và thời gian 4h. Giai đoạn sau tiếp tục thủy phân sò lông phục vụ cho nhu cầu của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Aspmo, S. I., Horn, S. J., Eijsink, V. G. H., 2005. Enzymatic hydrolysis of Atlantic cod (Gadus morhua L.) viscera. Process
Biochem., 40: 1957-1966.
2. Benjakul, S., Morrissey, M. T., 1997. Protein hydrolysates from Pacific whiting solid waste. J Agric. Food Chemistry, 45:
3423-3430.
3. Cha, Y., Kim, H., Kim, E., 1998. Development of blue mussel hydrolysate as flavouring. J Food Sci Nutr., 3: 10-14.
4. Guérard, F., Guimas, L., Binet, A., 2002. Production of tuna waste hydrolysates by a commercial neutral protease preparation.
J Mol Catal B-Enzym., 19-20: 489-498.
5. Kamnerdpetch, C., Weiss, M., Kasper, C., Scheper, T., 2007. An improvement of potato pulp protein hydrolyzation process
by the combination of protease enzyme systems. Enzyme and Microbial Technology, 40: 508-514.

30 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

6. Liaset, B., Nortvedt, R., Lied, E., Espe, M., 2002. Studies on the nitrogen recovery in enzymatic hydrolysis of Atlantic salmon
(Salmo salar, L.) frames by Protamex™ protease. Process Biochemistry, 37: 1263-1269.
7. Lin, L., Chen, L., 2009. Two-step enzymolysis technology of hard clam (Meretrix meretrix L.) meat with compound
proteases, 30 (9): 158-162.
8. Ministry of Agriculture and rural development, 2011. Report on results of ranitation monitoring program for bivalve mollusc
production areas in 2010 and plan for the program implementation in 2011. Hanoi.
9. Nchienzia, H. A., Morawicki, R. O., Gadang, V. P. 2010. Enzymatic hydrolysis of poultry meal with endo- and exopeptidases.
Poultry Science, 89: 2273-2280.
10. Nguyen, H. T. M., Sylla, K. S. B., Randriamahatody, Z., Donnay-Moreno, C., Moreau, J., Tran, L. T., Bergé, J. P., 2011.
Enzymatic hydrolysis of yellowfin tuna (Thunnus albacares) by-products using Protamex protease. Food Technology and
Biotechnology, 49 (1): 48 - 55.
11. Vanessa, M. S., Kil, J. P., Míriam, D. H., 2010. Optimization of the enzymatic hydrolysis of mussel meat. Journal of Food
Science,75 (1): 36- 42.
12. Yang, X. M, Wang, J., Liu, Y. Q., 2011. Optimization of Processing Technology for Scallop Hydrolysate Seasoning Powder.
Food science, 32 (14):16-20.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 31


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ DOANH THU CHO CÁC AO NUÔI TÔM SÚ


THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH PHÚ YÊN

REVENUE EFFICIENCY EVALUATION FOR COMMERCIAL BLACK TIGER PRAWN


AQUACULTURE PONDS IN PHU YEN PROVINCE

Đặng Hoàng Xuân Huy1, Phạm Hồng Mạnh2


Ngày nhận bài: 15/5/2012; Ngày phản biện thông qua: 08/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối đa hóa các yếu tố đầu ra trong trường hợp quy mô
không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) với bốn biến đầu vào và hai
biến đầu ra. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích hiệu quả doanh thu để tăng đầu ra cho 62 ao nuôi tôm sú thương phẩm
tại tỉnh Phú Yên. Kết quả cho thấy rằng có 8,06% số ao nuôi đạt hiệu quả theo mô hình tối đa hóa đầu ra trong trường hợp
quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và có 16,13% số ao nuôi đạt hiệu quả theo mô hình tối đa hóa đầu
ra trong trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS).
Từ khóa: hiệu quả doanh thu, phân tích màng dữ liệu
ABSTRACT
This study has used maximum output-oriented Constant Return to Scale(CRS) and Variable Return to Scale
(VRS) Data Envelopment Analysis (DEA) models with two output and fourth input variables. The study’s purpose was
analyze revenue efficiency to increase output resource for 62 ponds of commercial black tiger prawn in Phu Yen province.
The empirical results indicate that the proportion percent of pond efficient of Phu Yen province is 8,06% with maximum
output-oriented Constant Return to Scale (CRS) and the proportion percent of pond efficient of Phu Yen province is 16,13%
with maximum output-oriented Variable Return to Scale (VRS)
Keywords: revenue efficiency, data envelopment analysis

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4.123 tấn (2008) lên 7.436 tấn (2010) [5]. Việc tăng
Thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất doanh số đầu ra dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn -
khẩu nhanh đạt 18%/năm trong suốt giai đoạn đặc biệt là các yếu tố đầu vào như con giống, thức
1998 - 2008 và đến năm 2008, sản lượng nuôi ăn - đóng vai trò quyết định cho việc phát triển nuôi
trồng thủy sản (2,5 triệu tấn) tăng cao hơn sản tôm bền vững trong dài hạn. Chính vì vậy, đo lường
lượng khai thác thủy sản (2,1 triệu tấn) [6]. Năm hiệu quả doanh thu của các ao nuôi tôm sú thương
2011, tổng giá trị tôm xuất khẩu cả năm đạt 2,396 phẩm là một nhu cầu bức thiết và phải thực hiện
tỷ USD, chiếm tỷ trọng 39,8% tổng kim ngạch ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo các chủ
xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chủ lực của ao nuôi và đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát
Việt Nam, trong đó, giá trị tôm sú xuất khẩu đạt triển nghề nuôi tôm bền vững của tỉnh Phú Yên. Mục
trên 1,43 tỷ USD (chiếm gần 60% tổng giá trị xuất tiêu của nghiên cứu này là xác định tại tỉnh Phú Yên
khẩu tôm) [7]. có bao nhiêu phần trăm ao nuôi đạt hiệu quả doanh
Phú Yên là nơi có nhiều tiềm năng cho việc phát thu trong tổng ao nuôi tôm sú thương phẩm, doanh
triển nuôi trồng thủy sản, tăng từ 5.263 tấn (2008) thu tối ưu trung bình là bao nhiêu để từ đó người
lên 8.500 tấn (2010), trong đó sản lượng tôm tăng từ nuôi có chiến lược nuôi cho phù hợp.

1
ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy, 2TS. Phạm Hồng Mạnh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

32 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hiệu quả doanh thu được định nghĩa là tỷ số tối đa hóa các yếu tố đầu ra trong trường hợp quy
giữa doanh thu thực tế (giá thực tế, sản lượng thực mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS)
tế) với doanh thu tối ưu (giá thực tế và sản lượng với một mô hình giản đơn với hai đầu vào x1, x2 và
tối ưu) [4]. một đầu ra q (hình 1). Đường biên ZZ’ đo lường
hiệu quả kỹ thuật. Các ao nuôi hiệu quả kỹ thuật là
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU những ao nuôi nằm trên đường biên ZZ’; vì vậy, B
1. Đối tượng nghiên cứu là điểm hiệu quả kỹ thuật và A là điểm phi hiệu quả
Đối tượng nghiên cứu là các ao nuôi tôm sú kỹ thuật.
thương phẩm tại Phú Yên năm 2011 với biến đầu
vào là số lượng con giống, số lượng thức ăn, giá
con giống, giá thức ăn và biến đầu ra là sản lượng
tôm nuôi, giá tôm nuôi. Trong thực tế, hiệu quả
doanh thu tôm sú nuôi thương phẩm ngoài các yếu
tố trên còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: diện
tích ao, số lao động, máy quạt nước,... Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này chỉ sử dụng yếu tố con giống
và thức ăn để đánh giá hiệu quả doanh thu vì đây là
hai loại chi phí lớn (chi phí thức ăn chiếm 70 - 80%,
chi phí con giống chiếm 5 - 8% tổng chi phí nuôi tôm
sú) mà người nuôi dễ dàng có thể can thiệp vào [8].
Việc chọn đầu ra và đầu vào này dựa trên ý kiến của Hình 1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực
tối đa hóa dầu ra
người nuôi và các chuyên gia.
Nếu giá của đầu ra cho trước, nó có thể dễ dàng
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
đo lường hiệu quả doanh thu bởi đường DD’ (hình
2.1. Phương pháp nghiên cứu
1). Đặt q, qâ và q* đại diện cho vectơ đầu ra được sử
Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu
dụng kết hợp với điểm A. Vectơ hiệu quả kỹ thuật
(DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng biên.
kết hợp với điểm B và vectơ hiệu quả doanh thu kết
Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên
ngẫu nhiên (Stochastic Frontier) sử dụng phương hợp với điểm B’ [3].
pháp tham số (mathematical programming method), Đường đẳng thu (iso revenue) DD’ giúp tính
DEA dựa theo phương pháp chương trình phi tham toán hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn
số (the non-mathematical programming method) để lực:
p' qâ OB
ước lượng cận biên sản xuất. Mô hình DEA đầu tiên AE =  = 
được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes
p'q* OC
vào năm 1978. p'q OA
TE =  = 
Hiệu quả kỹ thuật (technical effiency) là khả p'qâ OB
năng của một ao nuôi để có được sản lượng tối đa
Hiệu quả doanh thu (revenue efficiency - RE)
từ một tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước hoặc
được trình bày dựa trên đo lường hiệu quả kỹ thuật
có được tối thiểu hóa đầu vào từ đầu ra cho trước.
và hiệu quả phân phối nguồn lực:
Hiệu quả phân phối nguồn lực (allocative efficiency)
phản ánh khả năng của một ao nuôi sử dụng các RE = (0A/0C)= (0A/0B)×(0B/0C) = TE×AE
yếu tố đầu vào theo tỷ lệ tối ưu, cùng với giá cả và Tất cả những đo lường này nằm trong khoảng
công nghệ sản xuất tương ứng hoặc các yếu tố đầu 0 đến 1, trong đó ao đạt giá trị 1 có nghĩa là đạt hiệu
ra phối hợp với giá và công nghệ sản xuất tương quả đầy đủ [3].
ứng. Hiệu quả doanh thu của một ao nuôi được đo Sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA)
bằng cách phối hợp giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu tối đa hóa các yếu tố đầu ra trong trường hợp quy
quả phân phối nguồn lực [3]. mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) có thể
Sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) sử dụng lại đo lường như ở hình 1 với sự thay đổi

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 33


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

một số biểu thức đại số đơn giản và việc đo lường vụ cho đánh giá hiệu quả doanh thu theo mô hình
hiệu quả doanh thu được xác định tương tự như phân tích màng dữ liệu (DEA) tối đa hóa đầu ra trong
trên [3]. trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả
2.2. Dữ liệu nghiên cứu sản xuất (Constant Returns to Scale - CRS) và trong
Số liệu thu thập bao gồm dữ liệu về các đặc điểm trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
của mô hình nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Phú (Variable Returns to Scale - VRS) sử dụng chương
Yên năm 2011 với 62 mẫu (bảng 1). Dữ liệu phục trình phần mềm DEA excel solver của Zhu [2].
Bảng 1. Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn

Đầu ra
Sản lượng (kg) 483,02 458,60
Giá sản lượng (đồng/kg) 168.354,84 46.909,08
Đầu vào sản xuất
Số lượng thức ăn (kg) 764,27 770,60
Số lượng con giống (con) 55.693,55 32.365,53
Đơn giá đầu vào sản xuất
Giá thức ăn (đồng/kg) 28.000 0
Giá con giống (đồng/con) 20,32 1,26
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

Dữ liệu gồm hai biến đầu ra là sản lượng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
tôm nuôi và giá tôm nuôi, bốn biến đầu vào là Kết quả nghiên cứu hiệu quả doanh thu của
số lượng con giống, số lượng thức ăn, giá con
các ao nuôi tôm sú thương phẩm tỉnh Phú Yên
giống và giá thức ăn. Việc chọn hai biến đầu ra
là do đặc điểm của bộ dữ liệu và do đánh giá năm 2011 theo mô hình phân tích màng dữ liệu
doanh thu tiêu thụ nên việc nghiên cứu hai biến tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không
là sản lượng và giá sẽ đánh giá được tác động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (RE_CRS) và
của từng biến trong cơ cấu doanh thu, mặc dù mô hình phân tích màng dữ liệu tối đa hóa đầu
biến giá người nuôi không kiểm soát được. Đây
ra trong trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết
cũng chính là cơ sở để đề xuất tăng sản lượng
đầu ra thêm nữa một cách cụ thể để tăng hiệu quả sản xuất (RE_VRS) được trình bày như ở
quả doanh thu của ao nuôi tôm. bảng 2.
Bảng 2. Hiệu quả doanh thu của các hộ nuôi tôm sú thương phẩm tỉnh Phú Yên năm 2011
Chỉ tiêu Mô hình RE_CRS Mô hình RE_VRS

1. Tổng số hộ 62 62
2. Hiệu quả doanh thu
+ Tỷ lệ số ao đạt hiệu quả doanh thu (%) 8,06 16,13
+ Trung bình 0,78 0,83
+ Độ rộng 0,25 – 1,00 0,29 – 1,00
+ Độ lệch chuẩn 0,14 0,14
3. Doanh thu tối đa (đồng)
+ Trung bình 104.523.090,72 97.943.228,54
3.300.000,00 – 3.300.000,00 –
+ Độ rộng
341.861.344,53 330.000.000,00
+ Độ lệch chuẩn 87.948.589,43 83.048.341,24
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

34 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Qua bảng 2, hệ số hiệu quả doanh thu của các từ 0,29 đến 1,00 với giá trị trung bình là 0,83. Ngoài
ao nuôi tôm sú thương phẩm tỉnh Phú Yên theo mô ra, nếu theo phương pháp VRS thì tại Phú Yên chỉ
hình quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất có 16,13% số ao nuôi tôm sú thương phẩm đạt hiệu
(CRS) biến động từ 0,25 đến 1,00 với giá trị trung quả doanh thu và doanh thu tối đa trung bình cho ao
bình là 0,78. Ngoài ra, nếu theo mô hình CRS thì nuôi là 97.943.228,54 đồng.
tại Phú Yên chỉ có 8,06% số ao nuôi tôm sú thương Theo kết quả thu được từ phần mềm Excel
phẩm đạt hiệu quả doanh thu và doanh thu tối đa Solver, các ao nuôi có thể tăng doanh thu trong sản
trung bình cho ao nuôi là 104.523.090,72 đồng. xuất bằng cách tăng các yếu tố đầu ra hợp lý hơn
Hệ số hiệu quả doanh thu của các ao nuôi tôm (lượng yếu tố đầu ra được điều chỉnh bởi mô hình
sú thương phẩm tỉnh Phú Yên theo mô hình quy mô CRS và VRS như kết quả trong bảng 3) dựa trên
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) biến động các yếu tố đầu vào có sẵn của sản xuất.
Bảng 3. Lượng yếu tố đầu ra bình quân tối ưu trên cơ sở tối đa hóa đầu ra
và lượng đầu ra bình quân thực tế
Lượng điều chỉnh theo Lượng điều chỉnh theo
Biến Lượng đầu ra thực tế
Mô hình RE_CRS Mô hình RE_VRS

Sản lượng (kg) 483.01 588,02 549,92


Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

Theo mô hình RE_CRS, các ao nuôi có thể tăng thương phẩm đạt hiệu quả kỹ thuật theo mô hình
yếu tố đầu ra hơn dựa trên các yếu tố đầu vào có VRS, với hệ số hiệu quả kỹ thuật là 0,952 khi đo
sẵn với sản lượng tối ưu trung bình là 588,02kg/vụ. lường hiệu quả kỹ thuật tối thiểu hóa đầu vào; 13%
Theo mô hình RE_VRS, các ao nuôi có thể tăng số ao nuôi có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
yếu tố đầu ra hơn dựa trên các yếu tố đầu vào có dương. Tuy nhiên, việc so sánh hệ số hiệu quả trung
sẵn với sản lượng tối ưu trung bình là 549,92kg/vụ. bình của hai nghiên cứu khác nhau này chỉ có tính
chất tham khảo.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2. Kiến nghị
1. Kết luận Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết
- Nếu sử dụng mô hình quy mô không ảnh các ao nuôi tôm sú thương phẩm tại Phú Yên đã
hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) thì tại Phú Yên chưa đạt được hiệu quả doanh thu. Chính vì thế,
chỉ có 8,06% số ao nuôi tôm sú thương phẩm đạt các nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chuyên
hiệu quả doanh thu và doanh thu tối đa trung bình môn và đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông có thể
cho ao nuôi là 104.523.090,72 đồng, với hệ số hiệu sử dụng thông tin này để khuyến cáo người dân để
quả doanh thu là 0,78. Các ao nuôi có thể tăng yếu giúp người dân gia tăng các yếu tố đầu ra hơn nữa
tố đầu ra hơn nữa dựa trên các yếu tố đầu vào có dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn để đảm bảo
sẵn với sản lượng tối ưu trung bình là 588,02kg/vụ. được hiệu quả sản xuất, đời sống. Cụ thể, các ao
- Nếu sử dụng mô hình quy mô ảnh hưởng nuôi có thể tăng yếu tố đầu ra hơn nữa dựa trên các
đến kết quả sản xuất (VRS) thì tại Phú Yên chỉ có yếu tố đầu vào có sẵn với sản lượng tối ưu trung
16,13% số ao nuôi tôm sú thương phẩm đạt hiệu bình là 588,02 - 549,92kg/vụ. Tuy nhiên bài viết này
quả doanh thu và doanh thu tối đa trung bình cho chỉ mới sử dụng 2 yếu tố đầu vào (số lượng con
ao nuôi là 97.943.228,54 đồng, với hệ số hiệu quả giống và số lượng thức ăn - các yếu tố biến đổi quan
doanh thu là 0,83. Các ao nuôi có thể tăng yếu tố trọng) để phân tích hiệu quả doanh thu của các ao
đầu ra hơn nữa dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn nuôi tôm sú thương phẩm tại Phú Yên do đó sự giải
với sản lượng tối ưu trung bình là 549,92kg/vụ. thích là có giới hạn cả về tập dữ liệu và số biến.
Kết quả nghiên cứu này tương đồng với Trong nghiên cứu tiếp theo, phương pháp đường
nghiên cứu trước đó của Ân [1], khi chỉ ra rằng chỉ biên ngẫu nhiên (SPF) sẽ được sử dụng để so sánh
có 13,75% số ao nuôi tôm sú thương phẩm đạt với kết quả từ phương pháp DEA và một số biến
hiệu quả kỹ thuật theo mô hình CRS, với hệ số hiệu khác cũng sẽ được đưa vào nghiên cứu, ví dụ, địa
quả kỹ thuật là 0,82; có 68,85% số ao nuôi tôm sú điểm và môi trường nước.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 35


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyen Thi Hoai An, 2012. Profitability and technical efficiency of Black tigre shrimp (Penaeus monodon) culture and
white leg shrimp (Penaeus vannamei) culture in Song Cau district, Phu Yen provience, Viet Nam. Thesis of Tromso
university, Norway.
2. Sherman and Zhu, 2006. Service Productivity Management Improving Service Performance using Data Envelopment
Analysis (DEA). Springer Science-i-Business Media, LLC: 1-127.
3. Tomothy J.Coelli, et al, 2005. An introduction to efficiency and Productivity Analysis. Springer Science-i-Business Media,
Lnc: 1-181
4. William W. Cooper, Lawrence M.Seiford, Kaoru Tone, 2007. Data Envelopment Analysis – A comprehensive Text with
Models, Applications, Referentes and DEA- Solver Software (Second Edition). Springer Science + Business Media, LLC
5. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=11520
6. http://fishviet.com/fishviet/index.php?page=news&content=11&article=33
7. http://vietfish.org/2012220172752283p48c73/xuat-khau-tom-nam-20112012.htm
8. http://thuysanvietnam.com.vn/binh-on-gia-thuc-an-thuy-san-can-giai-phap-hieu-qua-article-2776.tsvn

36 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

THỰC TRẠNG TAI NẠN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TÀU
VÀ THUYỀN VIÊN NGHỀ CÂU MỰC XÀ TỈNH QUẢNG NAM

THE ACCIDENT STASTUS AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE SAFETY


OF PURPLEBACK FLYING-SQUID JIGGING IN QUANG NAM PROVINCE

Nguyễn Quốc Khánh1, Trần Đức Phú2


Ngày nhận bài: 21/08/2012; Ngày phản biện thông qua: 10/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Trong những năm qua, nghề câu mực xà mang lại nguồn thu nhập cao cho ngư dân tỉnh Quảng Nam. Nghề này vừa
giải quyết công ăn việc làm, vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đội tàu
câu mực xà ở Quảng Nam có quy mô công suất lớn so với mức bình quân toàn tỉnh, 70% số tàu có công suất từ 400CV trở
lên. Tuy nhiên, đây là nghề có nhiều rủi ro, hằng năm có 3 - 4 ngư dân chết hoặc mất tích trên biển. Nhiều nguyên nhân
tiềm ẩn có thể dẫn đến tai nạn như: đặc điểm ngư trường, mùa vụ khai thác nằm trong vùng chịu tác động mạnh của bão,
phương thức sản xuất thủ công, thiếu dụng cụ cứu sinh, cấu trúc giàn phơi mực quá cồng kềnh và không có thiết bị kiểm
soát thúng câu. Bài báo đã đề xuất giải pháp chính sách - xã hội và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên
nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam.
Từ khóa: Câu mực xà, thực trạng tai nạn, an toàn, giải pháp
ABSTRACT
When the Purpleback Flying-Squid Jigging imported into Quang Nam, it has soon become main fishing industry
there, which improves incomes and creates jobs for local people, protect in-shore fisheries resources, and contribute to a
country’s sea-islands sovereignty. Horse power of squid fishing boats is so higher to compare with others, 70% of them
are equal or greater than 400HP. However, Purpleback Flying-Squid Jigging is very dangerous industry. There are 3 - 4
people died because of storms and other accidents yearly. The latent causes lead to accident of fishing boats and crews is
because of fishing ground features, fishing season, fishing technology, luck of safe instrument and too cumbersome squid
frying frame. The paper has proposed the solutions of social-policies and techniques to improve the safety for Purpleback
Flying-Squid Jigging boats and crews.
Keyword: Purpleback Flying-Squid Jigging, accident status, safety, solution

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bên cạnh đó, nghề câu mực xà cũng đã giải quyết
Câu mực xà là một trong những nghề khai thác việc làm cho hơn 4.500 lao động ở địa phương [7].
chính của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, toàn Do ngư trường khai thác mực xà ở tuyến khơi, chủ
tỉnh có 80 tàu, với tổng công suất 44.800 CV, chủ yếu từ Hoàng Sa đến Trường Sa nên ngoài hiệu
yếu tập trung ở huyện Núi Thành (68 tàu) [1]. Từ quả kinh tế, xã hội thì nghề này còn góp phần bảo
đầu năm 2012, mặc dù gặp bất lợi về giá mực xà vệ chủ quyền biển đảo.
khô giảm nhưng nhờ vào sản lượng khai thác cao Mặc dù nghề câu mực xà đem lại nguồn thu
nên doanh thu vẫn giữ ổn định, dao động từ 40 - 55 nhập cao cho ngư dân, đóng góp đáng kể vào sự
triệu đồng/người/chuyến (2 tháng/chuyến biển), lợi phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng
nhuận ròng đạt 20 - 22 triệu đồng/người/chuyến [4]. nghề này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn

1
ThS. Nguyễn Quốc Khánh, 2 TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 37


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

cho tàu thuyền và người lao động. Một mặt, là do II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ngư dân còn chủ quan trong công tác đảm bảo an - Điều tra phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực
toàn và thiếu thốn các trang thiết bị. Mặt khác, là do tiếp ngư dân các thông tin về quy trình, thời gian,
quy trình khai thác của nghề câu mực xà còn thô sơ, mùa vụ và ngư trường khai thác; các trang bị an
ngư dân sử dụng thúng là phương tiện để câu đơn toàn trên tàu; các vụ tai nạn trên biển.
độc trên biển khơi nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bất - Thống kê: Căn cứ vào báo cáo của chính
trắc. Vào khoảng 16 - 17 giờ hàng ngày, sau khi xác quyền địa phương, Chi cục Khai thác và Bảo vệ
định hướng khai thác thuận lợi, thuyền trưởng cho Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Nam và Cục thống
thả các thúng câu xuống biển, mỗi thúng bố trí một kê tỉnh Quảng Nam để tiến hành thống kê những vụ
thuyền viên. Đến sáng hôm sau, thuyền trưởng cho tai nạn liên quan đến nghề câu mực xà trong thời
tàu mẹ tìm vớt thúng lên. Từ lúc thả cho đến khi vớt, gian qua.
các thúng đã trôi dạt trên biển một quãng đường - Do nghề câu mực xà tập trung ở huyện Núi
khá xa, trung bình từ 6 đến 8 hải lý. Phương tiện liên Thành (chiếm 85% số tàu toàn tỉnh) nên việc điều
lạc duy nhất giữa thuyền trưởng và thuyền viên ngồi tra, phỏng vấn ngư dân được tiến hành ở huyện
câu trên thúng là máy đàm thoại tầm gần. Khi điều Núi Thành.
kiện thời tiết tốt, việc thông tin liên lạc giữa thuyền - Trên cơ sở tập hợp tất cả các số liệu phỏng
viên và thuyền trưởng được dễ dàng, nhưng đến khi vấn và thống kê, tiến hành phân tích, đánh giá
thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế, gió thổi mạnh những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đối với tàu và thuyền
hoặc lốc xoáy, thúng bị trôi xa. Lúc này, việc liên lạc viên. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an
giữa thuyền trưởng và thuyền viên gặp nhiều khó toàn của nghề câu mực xà ở địa phương.
khăn. Trong trường hợp nguy cấp thúng bị lật, thì
máy đàm thoại cũng không thể liên lạc được nên III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
việc tìm kiếm và cứu vớt người sẽ càng khó khăn
hơn và đôi khi không thể thực hiện được nên cả 1. Số lượng tàu và lao động nghề câu mực xà
người và thúng bị mất tích trên biển. Theo thống kê tỉnh Quảng Nam
của Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Tính đến tháng 3/2012 toàn tỉnh có 80 tàu câu
tỉnh Quảng Nam, mỗi năm có 3 - 4 thuyền viên thiệt mực xà, trong đó chủ yếu tập trung ở huyện Núi
mạng do chìm tàu hoặc lật thúng. Cá biệt năm 2006 Thành, chiếm 85%, Thăng Bình 12,5% và Duy
đã có 270 thuyền viên làm việc trên các tàu câu mực Xuyên 2,1%. Tương tự như số lượng, công suất
xà ở Quảng Nam chết và mất tích do ảnh hưởng bình quân/đơn vị tàu thuyền ở huyện Núi Thành
của cơn bão Chanchu. cũng cao hơn các huyện còn lại (604,03CV/chiếc).
Để giảm thiểu tổn thất về người và tài sản cho Nhìn chung tàu thuyền nghề câu mực xà ở Quảng
ngư dân làm nghề câu mực xà, cần phải đánh giá Nam có quy mô công suất lớn so với các nghề
lại thực trạng, phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn, từ khác, tất cả tàu câu mực xà đều trên 90CV, trong
đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đó 70% có công suất từ 400CV trở lên, gấp 13,88
tàu và thuyền viên nghề câu mực xà ở Quảng Nam, lần bình quân công suất một đơn vị tàu thuyền
giúp cho ngư dân an tâm sản xuất. toàn tỉnh [1].
Bảng 1. Số lượng tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2001 - 2012 [1]
Địa phương
Năm Núi Thành Duy Xuyên Thăng Bình Tổng

Số lượng (tàu) Tỷ lệ (%) Số lượng (tàu) Tỷ lệ (%) Số lượng (tàu) Tỷ lệ (%)

2001 60 88,24 8 11,71 0 0 68


2002 61 88,41 8 11,59 0 0 69
2003 63 88,73 8 11,27 0 0 71
2004 66 94,29 4 5,71 0 0 70
2005 78 92,86 4 4,76 2 2,38 84
2006 80 91,95 4 4,60 3 3,45 87
2007 72 91,14 4 5,06 3 3,8 79
2008 65 92,86 2 2,86 3 4,29 70

38 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2009 60 92,31 2 3,08 3 4,62 65


2010 43 91,49 1 2,13 3 6,38 47
2011 47 88,68 2 3,78 4 7,54 53
3/2012 68 85,00 2 2,50 10 12,5 80

2. Tai nạn trong nghề câu mực xà nghề câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đã bị thiệt
Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ hại nặng, 12 tàu câu mực bị chìm, 270 lao động bị
Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Nam, hằng năm có chết và mất tích.
3 - 4 lao động nghề câu mực xà bị thiệt mạng. Đặc Kết quả thống kê các tai nạn của nghề câu mực
biệt trong cơn bão Chanchu (bão số 1) năm 2006 xà từ năm 2004 đến nay như sau:
Bảng 2. Thống kê tai nạn từ năm 2004
Số
Năm Nguyên nhân tai nạn Thiệt hại
Vụ

2004 1 Do bão 1 tàu chìm, 20 thuyền viên chết và mất tích


- 12 tàu mất tích
2006 12 Do bão
- 270 người chết hoặc mất tích
2007 1 Đang câu mực gặp lốc xoáy bất ngờ Một thúng câu bị lật, người trên thúng mất tích
2008 1 Đang câu mực gặp gió lớn nửa đêm Một thúng câu bị lật, người trên thúng mất tích
- Tàu đang hoạt động bị chết máy - 1 tàu chìm, 3 tàu bị hư hỏng nặng
2009 4
- Do ảnh hưởng của bão - 20 người chết
Trên tàu có 30 lao động được tàu khác lai dắt
2010 1 Tàu bị hỏng máy trôi dạt
vào bờ
- Do hỏng máy - Tàu bị trôi dạt
2012 5
- Do gặp bão - 4 người chết và mất tích

Qua bảng thống kê cho thấy tổn thất về sinh


mạng và tài sản đối với nghề câu mực xà tỉnh Quảng
Nam là rất lớn. Những thiệt hại này có ảnh hưởng
lớn đến tâm lý của ngư dân, làm cho họ chưa thực
sự yên tâm sản xuất. Phần lớn thuyền viên trên tàu
câu mực xà là lao động chính trong gia đình, một
khi có bất trắc xảy ra với họ thì cả gia đình cũng bị
ảnh hưởng theo. Do đó, cần tìm ra những giải pháp
nhằm đảm bảo an toàn trên biển, góp phần giảm
thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn của tàu và
thuyền viên nghề câu mực xà
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá
cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cho
tàu và thuyền viên nghề câu mực xà ở Quảng Nam
như sau:
- Về ngư trường và mùa vụ khai thác: Ngư
trường khai thác của nghề câu mực xà khá rộng,
từ 60 - 200N và 1090 - 1170E. Mùa vụ khai thác của
nghề câu mực xà bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 9
năm sau [3]. Đây là khoảng thời gian và khu vực
thường xuyên xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới,
đầu mùa mưa thì hay có tố, lốc, mùa đông thì chịu
tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Bất cứ cơn Hình 1. Ngư trường khai thác vụ Nam [8]

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 39


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

bão nào trên Biển Đông cũng ảnh hưởng đến ngư hệ thống giàn phơi được đóng cố định trên tàu. Hệ
trường khai thác mực xà. Ngoài ra, do ngư dân thống này rất cồng kềnh nên làm cho tàu dễ mất ổn
thường tranh thủ khai thác kể cả khi gió lên đến cấp định khi gặp sóng gió. Tổng diện tích trung bình của
5 nên nguy cơ lật thúng luôn có thể xảy ra bất cứ 1 giàn phơi 2 tầng khoảng 321,1m2 nên tạo ra sức
lúc nào. cản rất lớn. Chiều cao trung bình của giàn phơi từ
- Về phương pháp khai thác: Câu mực xà là 5 - 5,5m tính từ mặt boong, vật liệu chủ yếu là gỗ và
nghề khai thác theo phương thức thủ công. Mỗi tre nên khi trời mưa bị thấm nước trọng lượng của
thúng câu là một đơn vị sản xuất độc lập, cách xa hệ thống giàn phơi sẽ tăng lên. Vì vậy càng làm cho
tàu. Do thiếu hệ thống kiểm soát thúng câu, nên tàu dễ mất ổn định.
khi gặp các yếu tố thời tiết bất lợi như giông tố, lốc Bên cạnh đó, với kết cấu khá cồng kềnh của
xoáy, gió mạnh dễ gây lật thúng, hoặc chẳng may giàn phơi làm che khuất hệ thống đèn tín hiệu nên
do tàu vận tải đâm va thì thuyền trưởng không kịp càng làm tăng nguy cơ đâm va với tàu thuyền khác
ứng cứu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn khi gặp thời tiết xấu.
đến nhiều vụ thuyền viên mất tích trên biển trong
4. Giải pháp đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền
thời gian qua.
viên nghề câu mực xà ở Quảng Nam
4.1. Giải pháp chính sách - xã hội
- Mỗi thúng là một đơn vị sản xuất độc lập
nhưng hiện nay chưa có tiêu chuẩn trang bị an toàn
trên thúng câu mực xà. Ngư dân tự trang bị theo
nhu cầu của họ. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước
cần ban hành tiêu chuẩn trang bị an toàn cho các
phương tiện khai thác thủy sản thô sơ (bao gồm
thúng, bè,...) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và
tài sản của ngư dân.
Hình 2. Kết cấu giàn phơi mực
- Nhà nước cần có những chính sách để cho
- Về trang bị cứu sinh: trên mỗi thúng câu được ngư dân vay vốn mua sắm trang thiết bị đảm bảo an
trang bị 1 phao áo, nhưng qua điều tra cho thấy, có toàn cho tàu và thuyền viên.
3% số lượng tàu thuyền không trang bị đủ số lượng - Cần phải thường xuyên tuyên truyền, vận
phao áo cho thuyền viên. Ngoài ra, phần lớn ngư động người dân nâng cao ý thức trong công tác
dân được phỏng vấn sử dụng áo phao không đúng đảm bảo an toàn.
quy cách. Do đó, một khi tai nạn xảy ra thì áo phao 4.2. Giải pháp kỹ thuật
cũng không thể phát huy hết tác dụng của chúng. - Lắp đặt hệ thống ra đa trên tàu và thúng câu.
- Về kết cấu giàn phơi mực: So với các nghề Nguyên lý hoạt động và cấu trúc của hệ thống được
khai thác thủy sản khác, nghề câu mực xà có thêm thể hiện như hình 3:

Hình 3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ra đa kiểm soát thúng câu

40 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Các tiêu chiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để thiết hiện nghiên cứu thử nghiệm công nghệ câu vàng
kế, lắp đặt hệ thống ra đa như sau [5]: khai thác mực xà vừa nâng cao hiệu quả sản xuất,
+ Lựa chọn thông số kỹ thuật của ra đa cho phù vừa đảm bảo an toàn cho thuyền viên.
hợp với đặc điểm của tàu câu mực xà. Nên lựa chọn - Cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh cá
loại ra đa có thang đo xa 36 hải lý. nhân như phao áo, phao tròn trên thúng câu (hiện
+ Lắp đặt chiều cao ăn ten hợp lý. Nếu chiều nay khoảng 3% không trang bị phao áo và 100%
dài tàu 20m thì lắp ăn ten cao hơn đỉnh đầu thuyền không có phao tròn trên thúng câu) để tăng khả
viên tối thiểu 2,1m. năng tự ứng cứu của thuyền viên.
+ Dùng tiêu phản xạ góc để lắp đặt trên các Tuy nhiên, để các giải pháp kỹ thuật mang tính
thúng câu. khả thi và có thể áp dụng vào thực tế sản xuất thì
+ Kích thước tối thiểu mỗi cạnh của tiêu ra đa cần các công trình nghiên cứu sâu hơn.
là 30cm.
IV. KẾT LUẬN
+ Chiều cao tối thiểu tiêu ra đa là 1m.
- Tàu thuyền nghề câu mực xà ở tỉnh Quảng
Ưu điểm của hệ thống này là:
Nam có quy mô công suất lớn, tất cả tàu câu mực
+ Hình ảnh thúng câu luôn xuất hiện trên màn
xà đều trên 90CV, trong đó 70% có công suất từ
hình ra đa.
400CV trở lên.
+ Thuyền trưởng biết được chính xác vị trí,
- Thiệt hại về sinh mạng và tài sản của ngư dân
khoảng cách, tốc độ trôi dạt và hướng di chuyển
làm nghề câu mực xà là rất lớn.
của thúng câu. - Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cho tàu và
+ Có thể tránh được đâm va với tàu vận tải và thuyền viên nghề câu mực xà như: Ngư trường khai
các tàu có trang bị ra đa. thác nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của
+ Khi thúng câu bị lật thì tàu mẹ dễ dàng tiếp bão; Phương pháp khai thác thủ công, phương tiện
cận mục tiêu. khai thác thô sơ; Trang bị an toàn trên thúng câu
- Cải tiến giàn phơi mực sao cho gọn nhẹ, khi chưa đảm bảo; Thiếu thiết bị quản lý thúng câu;
gặp gió bão có thể tháo, xếp dễ dàng và nhanh Kích thước giàn phơi mực quá lớn và cồng kềnh.
chóng để giảm lắc, duy trì tính ổn định của tàu. - Có 2 nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu tổn thất
Ngoài ra, cũng cần phải đầu tư nghiên cứu công về sinh mạng và tài sản cho ngư dân: Giải pháp về
nghệ sấy mực vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, chính sách - xã hội và kỹ thuật. Tập trung vào: tuyên
vừa góp phần làm giảm kết cấu giàn phơi. truyền, nâng cao nhận thức của người dân, ban
- Nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác. Hiện hành tiêu chuẩn trang bị an toàn cho các phương
nay, ngư dân ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau tiện khai thác thủy sản thô sơ, lắp đặt hệ thống ra
và Kiên Giang khai thác mực ống và mực lá bằng đa giám sát thúng câu, cải tiến giàn phơi và công
câu vàng cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cần thực nghệ khai thác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chi cục khai thác & BVNL Thủy sản tỉnh Quảng Nam, số liệu đăng kiểm tàu cá đến hết ngày 31/3/20102.
2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2011. NXB Thống Kê. http://www.qso.gov.vn/
ngtk2011/index.html
3. Bách Văn Hạnh, 2011. Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mực xà bằng nguồn sáng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Viện
Nghiên cứu Hải sản.
4. Hồ Quốc Hùng, 2012. Điều tra thực trạng tàu thuyền và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thuyền viên làm việc trên
tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam. Đồ án tốt nghiệp. Trường Đại học Nha Trang.
5. Trần Tiến Phức, 1999. Nghiên cứu ứng dụng ra đa hàng hải phục vụ khai thác thủy sản xa bờ. Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học công nghệ, Trường Đại học Thủy sản, 1999.
6. Nguyễn Đình Sơn, 2009. Thực trạng nghề câu mực xà ở Việt Nam. Bản tin Quý, Số 11 - tháng 1/2009. Viện Nghiên cứu Hải
sản. http://www.rimf.org.vn/bantin/tapchi_newsdetail.asp?TapChiID=32&muctin_id=2&news_id=2181
7. Trần Văn Trường và CTV, 2012. Một vài kết quả nghiên cứu về nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Công
nghệ Thủy sản, số 1/2012.
8. Viện Nghiên cứu Hải sản. Dự báo ngư trường khai thác. http://www.rimf.org.vn/exp_fishfc.asp?lang=1

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 41


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG


(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) NĂNG SUẤT CAO TẠI KHÁNH HÒA

EXPERIMENTS ON HIGH PRODUCTIVE FARMING MODEL OF WHITELEG SHRIMP


(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) IN KHANH HOA

Ngô Văn Lực1


Ngày nhận bài: 29/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung phát triển hết sức mạnh mẽ trong những
năm gần đây và giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản của cả nước. Nghiên cứu thử nghiệm
mô hình nuôi tôm thẻ thương phẩm năng suất cao (15 tấn/ha/vụ) được thực hiện trong năm 2011 - 2012 tại Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản Cam Ranh - Khánh Hòa. Tôm được nuôi trong 3 ao có diện tích 500m2, đáy phủ bạt và nuôi theo hình
thức thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển
tốt. Các biện pháp kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, do đó, tôm nuôi
khỏe mạnh, không bị bệnh. Sau 90 ngày nuôi, với mật độ nuôi 150 con/m2, tỷ lệ sống đạt 86 - 89%, năng suất bình quân đạt
15,3 tấn/ha/vụ. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận thu được đạt 54,08 triệu đồng/ha/vụ. Nghiên cứu cho thấy, có thể áp
dụng mô hình nuôi tôm năng suất cao, sử dụng chế phẩm sinh học để nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường ao nuôi.
Từ khóa: kỹ thuật nuôi, mô hình nuôi, năng suất cao, tôm thẻ chân trắng
ABSTRACT
Whiteleg shrimp grow-out culture industry in Khanh Hoa province in particular and in Vietnam in general has
significantly developed in recent years and played a very important role in the national fisheries development
policies. Study on experimental model of high productive shrimp farming (15 tons/ha/crop) was carried out in 2011 - 2012
in Cam Ranh Institute of Aquaculture, Khanh Hoa province. The shrimp was cultured in 500 m2 with HDPE bottom -
coverd ponds and applying the intensive culture model using probiotics. The results showed that the whiteleg shrimp well
grew and developed under the environments. The technical cultured methods, water quality managements and diseases
prevention and treatments were strictly and well managed, therefore, the shrimp was healthy and free diseased infections.
After 90 day culture periods, at a density of 150 individuals/m2, survival rate ranged 86 – 89%, and average yield gained
15.3 tons/ha/crop. After deducting production costs, the profits achieved about 54.08 millions VND/ha/crop. This study
showed a potential application of this high productive shrimp farming model using probiotics for improving cultured
productivity and protecting environments.
Từ khóa: culture technique, cultured model, high productivity, Whiteleg shrimp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ dân (Tổng cục Thủy sản, 2011a). Khánh Hòa là địa
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi phương có diện tích nuôi tôm vào loại lớn ở miền
tôm thẻ chân trắng ở nước ta phát triển hết sức Trung, tập trung chủ yếu tại các vùng Cam Lâm,
mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong kim Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa và Vạn Ninh.
ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Đồng thời, Ngành thủy sản đóng góp 60% tổng kim ngạch
cũng giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu xuất khẩu của địa phương, xếp thứ ba cả nước về
nhập và cải thiện đời sống của nhiều nông ngư kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm (hơn 300

1
ThS. Ngô Văn Lực: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

42 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

triệu USD) và luôn được xác định là ngành kinh tế phẩm do công ty TNHH MTV TMDV Văn Kiếm Nhân
mũi nhọn của tỉnh (Nguyễn Văn Phát, 2011; Thủ nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam
tướng Chính phủ, 2010). với thành phần gồm các nhóm vi khuẩn có lợi như:
Tôm thẻ chân trắng, đối tượng nhập nội vào Bacillus licheniformis, B. Megaterium, B. Subtilis, B.
nước ra từ năm 2002, có nhiều ưu điểm nổi bật so polymyxa và Aspergillus oryzae.
với tôm sú như sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi
2. Quy trình nuôi tôm he chân trắng
ngắn, năng suất cao và thích ứng tốt với các yếu tố
Hệ thống công trình ao nuôi:
môi trường (Tổng cục Thủy sản, 2011; Viện Nghiên
Ao nuôi tôm he chân trắng có diện tích 500m2,
cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 2009). Chính vì vậy,
độ sâu 1,8m được cấp nước ở mức 1,2 - 1,4m.
tôm thẻ chân trắng đã và đang là đối tượng nuôi
Nguồn nước được bơm trực tiếp ngoài biển, qua ao
phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước, thay
lắng và ao xử lý hóa chất trước khi bơm vào ao nuôi.
thế cho các đối tượng nuôi kém hiệu quả và các
Bờ và đáy ao được phủ bạt chống thấm HDPE. Hệ
diện tích nuôi tôm sú bỏ hoang do bị nhiễm bệnh.
thống cung cấp khí: Ao nuôi tôm được bố trí 2 hệ
Tuy nhiên, việc chạy đua theo lợi nhuận, thiếu quy
thống quạt nước (máy 2 HP, 5 cánh quạt, đặt cách
hoạch và không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật
bờ 2 - 3m) và sục khí đáy (máy thổi khí 2 HP, đẩy khí
(chất lượng giống, mật độ, quy trình chuẩn bị ao,
vào các ống nhựa sau đó xuống các dây khí có gắn
các biện pháp phòng trị bệnh, xả chất thải) đã làm
đá bọt trong ao, số lượng là 1 cục/10m2).
gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh xảy ra trong
Cải tạo ao:
thời gian gần đây ở nhiều vùng nuôi và gây thiệt hại
Ao nuôi được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật
đáng kể cho người nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát
5 - 10 ngày (tháo cạn nước, hút sạch bùn đáy, phơi
triển Nông thôn, 2008a; Cục Thống kê Khánh Hòa,
khô đáy ao, trải bạt và rửa bạt), cấp nước qua lưới
2010; Đào Văn Trí, 2009; Viện Nghiên cứu Nuôi
lọc với mức nước 1,2 - 1,5m. Nước sau khi cấp
trồng Thủy sản III, 2009). Hiện nay, nhiều quy trình
được xử lý hóa chất để loại diệt trừ mầm bệnh bằng
nuôi tôm tiên tiến, thân thiện với môi trường đang
Chlorin A 20 - 30ppm. Sau 5 ngày, tiến hành kiểm
được áp dụng nhằm nâng cao năng suất và tính ổn
tra dư lượng Chlorine, bón phân, gây màu nước cho
định cho hệ thống nuôi, trong đó, mô hình nuôi tôm
ao nuôi.
sử dụng chế phẩm sinh học đang thể hiện được
Gây màu nước:
nhiều ưu điểm nổi bật. Nghiên cứu được thực hiện
Nước sau khi xử lý Chlorin A 5 ngày, tiến hành
nhằm thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
bón vôi Dolomite với lượng 100 kg/ha để tạo pH
thương phẩm năng suất cao theo hình thức thâm
và độ kiềm thích hợp (pH từ 7,5 - 8,5; độ kiềm
canh, sử dụng chế phẩm sinh học. Sự thành công
80 - 120mg CaCO3/L). Sau đó, tiến hành bón phân
của mô hình góp phần quan trọng trong việc nâng
đạm (Đạm Urea, NPK) và phân lân (KH2PO4) với
cao năng suất tôm nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh,
lượng lần lượt là 5 và 2g/m3. Tiếp theo sử dụng chế
bảo vệ môi trường sinh thái và gia tăng tính ổn định
phẩm vi sinh BRF-02 với lượng 0,5 - 1,0ppm. Sau
và bền vững cho nghề nuôi.
3 - 5 ngày, khi nước lên màu đạt độ trong 40cm, màu
vàng nhạt, có thể tiến hành kiểm tra và thả giống.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kiểm tra các yếu tố môi trường:
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm
Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường trước khi thả
2011 đến tháng 6 năm 2012 tại Viện Nghiên cứu
giống: Oxy hòa tan trên 4 mg/L; pH 7,5 - 8,5; nhiệt
Nuôi trồng Thủy sản Cam Ranh - Khánh Hòa.
độ nước 28 - 30oC; độ kiềm: 80 - 120mg CaCO3/L;
1. Bố trí thí nghiệm NH3 < 0,1mg/L; H2S < 0,03mg/L; độ trong 30 - 40cm;
Tôm he chân trắng cỡ Postlarvae 12 - 15 được độ mặn 15 - 25‰.
thả nuôi thương phẩm trong thời gian khoảng Thả giống:
3 tháng. Tôm giống được nuôi trong ao có diện Nguồn tôm giống: Tôm giống ở giai đoạn Post
tích 500m2 có lót bạt. Ao có hệ thống sục khí đảm larvae 12 được sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ sạch
bảo đủ lượng oxy cung cấp cho tôm nuôi. Trong bệnh đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn của Bộ Nông
nghiên cứu này, thức ăn công nghiệp Nuri của công nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp
ty TNHH Uni-President Việt Nam với hàm lượng và Phát triển nông thôn, 2008b, c). Chỉ tiêu cảm
protein từ 36 - 42% được sử dụng tùy theo giai đoạn quan: tôm bơi thành đàn, ngược dòng, phản xạ
tôm nuôi. Đồng thời, chế phẩm vi sinh BRF-02 được nhanh nhẹn. Ngoại hình tự nhiên, tươi sáng, tỷ lệ
sử dụng để xử lý môi trường nước ao nuôi. Sản thân cân đối, không có dấu hiệu lạ trên thân, đồng

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 43


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

đều về kích cỡ. Tiến hành xét nghiệm các bệnh thức ăn). Tôm được cho ăn với lượng thức ăn theo
tôm thông thường (Vi khuẩn, nguyên sinh động vật hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên, có điều
và các bệnh vi rút - bệnh Vi rút Taura (TSV), bệnh chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe của tôm, môi
đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh vi trường và dịch bệnh. Thường xuyên theo dõi các
rút hoại tử mô và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh yếu tố môi trường, màu nước, hoạt động của tôm,...
MBV (MBV)) theo quy định tại các cơ sở uy tín như để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ sử dụng vôi,
trường, viện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và chế phẩm sinh học,... nhằm duy trì các yếu tố môi
Phát triển nông thôn (2008 a, c). Trước khi tiến hành trường thích hợp cho tôm nuôi.
thả tôm, cần thuần hóa các yếu tố môi trường đặc 3. Theo dõi các yếu tố môi trường
biệt là nhiệt độ và độ mặn nhằm giảm thiểu nguy cơ Các chỉ số yếu tố môi trường trong ao nuôi như
tôm bị sốc. Mật độ thả là 150 con/m2. nhiệt độ, pH, oxy, độ kiềm, độ mặn, độ trong, độ sâu,
Chăm sóc quản lý: màu nước, N-NH3, N-NO2, H2S và các chỉ số COD
Tôm được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn (Chemical Oxygen Demand) và BOD (Biological
công nghiệp, chia làm 4 - 5 lần/ngày. Bổ sung thêm Oxygen Demand) được xác định bằng các phương
khoáng (1 - 5mg/kg thức ăn) và vitamin C (5g/kg pháp thông dụng liệt kê ở bảng 1.

Bảng 1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường


Yếu tố Dụng cụ đo Độ chính xác Thời điểm đo Ghi chú

Nhiệt độ (oC) Nhiệt kế 1 6h, 14h Hàng ngày


pH Test pH 0,3 6h, 14h Hàng ngày
DO (mg/L) Test oxy 0,5 6h, 14h Hàng ngày
N-NH3 (mg/L) Test NH3 0,01 6h 7 ngày/lần
H2S (mg/L) Test H2S 0,01 6h 7 ngày/lần
N-NO2 (mg/L) Test NO2 0,01 6h 7 ngày/lần
Độ kiềm (mg/L) Test so màu 17 9h 3 ngày/lần
Độ mặn (‰) Tỷ trọng kế 1 9h 3 ngày/lần
Độ trong (cm) Đĩa secchi 5 14h 3 ngày/lần
Độ sâu (cm) Thước gỗ 5 14h 3 ngày/lần
Màu nước Cảm quan 14h Hàng ngày
BOD Winkler 0,1 mg/L 9h 10 ngày/lần
COD Kali bicromat 0,1 mg/L 9h 10 ngày/lần

4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu Hệ số thức ăn (FCR) được tính bằng lượng
Định kỳ 15 ngày, tiến hành kiểm tra tốc độ sinh thức ăn sử dụng cho toàn vụ nuôi chia cho khối
trưởng của tôm 1 lần, mỗi lần kiểm tra 30 cá thể. lượng tôm thu hoạch.
Khối lượng tôm được cân bằng cân điện tử có độ Doanh thu bằng sản lượng x giá bán và lợi
chính xác 0,01g; chiều dài của tôm được xác định nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
bằng giấy đo với độ chính xác là 1mm.
Tỷ lệ sống của tôm được xác định bằng cách 5. Phương pháp xử lý số liệu
sử dụng chài để kiểm tra và ước lượng. Định kỳ 15 Toàn bộ số liệu được tính toán và vẽ đồ thị trên
ngày/lần, tiến hành chài ở 4 điểm trong ao để xác phần mềm Microsoft Excel. Số liệu được trình bày
định tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ sống của tôm được trong báo cáo là giá trị trung bình (TB) ± độ lệch
tính dựa trên số lượng tôm thu và tôm thả ban đầu. chuẩn (SD).

44 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


1. Diễn biến các yếu tố môi trường
Bảng 2. Diễn biến các yếu tố môi trường ao nuôi tôm he chân trắng năng suất cao
Yếu tố Khoảng dao động Trung bình Tiêu chuẩn

Nhiệt độ ( C)
o
24 - 32 28 - 30 25 - 32
pH 7,3 - 8,6 7,6 - 8,2 7-9
DO (mg/L) 4,2 - 7,4 4,8 - 5,6 ≥4
N-NH3 (mg/L) 0 - 0,25 0,02 < 0,1
H2S (mg/L) 0 - 0,03 0,01 < 0,02
N-NO2 (mg/L) 0,01 - 0,05 0,02 < 0,05
Độ kiềm (mg/L) 80 - 125 100 - 110 80 - 150
Độ mặn (‰) 10 - 20 14 - 16 18 - 22
Độ trong (cm) 20 - 80 40 - 45 30 - 50
Độ sâu (cm) 150 - 180 160 - 170 1,2 - 1,8
Màu nước Vàng nhạt - vàng đậm Xanh, vàng
BOD 4,5 - 7,5 5,0 - 5,5 < 10
COD 4,5 - 8,5 6,5 - 7,0 10 - 20

Nhìn chung các yếu tố môi trường trong ao nuôi được quản lý tốt, phạm vi dao động đều nằm trong giới
hạn cho phép, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng đã được khuyến cáo bởi các nhà
khoa học và các cơ quan chức năng (Nguyễn Đình Trung, 2004; Nguyễn Trọng Nho và ctv., 2006; Lê Minh Cát
và ctv., 2006) (bảng 2).

2. Các biện pháp chăm sóc và quản lý


Quản lý thức ăn:
Tôm được cho ăn 4 - 5 lần/ngày (vào 6 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 17 giờ và 20 giờ). Khi chuẩn bị thức ăn, các loại
chất dinh dưỡng bổ sung, đặc biệt là vitamin C 5g/kg thức ăn, được thêm vào thức ăn nhằm nâng cao sức đề
kháng của tôm trước sự thay đổi các yếu tố môi trường và một số tác nhân gây bệnh. Lượng thức ăn, tỷ lệ cho
ăn, cách kiểm tra sàng ăn được cho ở bảng 3.
Bảng 3. Chế độ cho tôm ăn và kiểm tra thức ăn
Khối lượng (gam) Tỷ lệ cho ăn (% BW) Tỷ lệ thức ăn cho vào sàng ăn (%) Thời gian kiểm tra sàng ăn (giờ)
2,0 - 3,0 10,0 2,5 2
3,0 - 5,0 5,0 3,0 2
5,0 - 7,5 5,0 - 3,0 3,5 2
7,5 - 9,5 3,0 3,5 1,5 - 2
9,5 - 12 ≤ 3,0 3,5 1,5 - 2

Cách điều chỉnh lượng thức ăn: Thức ăn chiếm thức ăn giảm khoảng 20 - 50% lượng bình thường.
tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi phí đầu tư nuôi tôm Ngược lại tôm lột xác xong, ngày nắng đẹp, màu
(50 - 60%). Do đó, việc tính toán điều chỉnh thức ăn nước và môi trường ao nuôi tốt cho ăn bình thường.
có ý nghĩa quyết định đến lợi nhuận của vụ nuôi, Quản lý môi trường ao nuôi:
ngoài ra còn góp phần quản lý tốt chất lượng nước Chế độ bổ sung nước:
ao nuôi. Lượng thức ăn cho tôm ăn nên được giảm Ao nuôi được quản lý theo mô hình ít thay nước,
trong các trường hợp tôm lột xác nhiều, thời tiết sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường.
xấu (âm u, mây mưa,...), màu nước xấu, các thông Chỉ cấp thêm nước vào ao nuôi khi môi trường có
số môi trường biến động lớn, tôm bị bệnh,... lượng những biến động lớn về các yếu tố môi trường, đặc

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 45


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

biệt là pH, độ mặn, mật độ tảo hay nước bị thất nước còn giúp gom tụ chất thải từ đó tạo điều
thoát nhiều. Mực nước luôn duy trì trong khoảng kiện xuất hiện những vùng đáy sạch cho tôm sinh
1,2 - 1,4m. Nước trước khi thay được xử lý hóa chất sống, ăn mồi đồng thời có thể siphon lại bỏ chất
như nước cấp vào ao nuôi ban đầu với các thông thải ra ngoài khi cần thiết. Tùy theo mật độ thả
số chất lượng nước tương đồng giữa nước cấp và nuôi cao hay thấp, tôm lớn hay nhỏ mà duy trì số
nước trong ao. lượng máy và thời gian quạt trong ngày, để vừa
Chế độ quạt nước: đảm bảo nhu cầu ôxy cần thiết cho tôm mà hiệu
Trong nuôi tôm công nghiệp việc quạt nước quả kinh tế. Chế độ quạt được bố trí như Bảng 4.
góp phần gia tăng mật độ nuôi, năng suất nuôi Tuy nhiên, cần có sự thay đổi tùy thuộc vào giai
trên một đơn vị diện tích. Sục khí và quạt nước đoạn tôm nuôi, sức khỏe tôm, môi trường ao nuôi,
không chỉ có tác dụng cung cấp oxy mà còn có trường hợp xử lý thuốc và hóa chất, khi cho tôm
tác dụng xáo trộn đều các yếu tố môi trường trong ăn, thời tiết diễn biến bất thường (quá nắng, mưa
ao, giúp tảo phát triển ổn định. Ngoài ra, quạt to, âm u,...),...
Bảng 4. Chế độ quạt nước và sục khí ao nuôi
Số giờ chạy
Tháng nuôi Thời gian chạy Loại máy Lưu ý
(giờ)

Tháng 1 8 22 – 6 h Quạt/sục - Tùy mục đích để chọn loại máy chạy


Tháng 1-2 10 20 – 7 h Quạt/sục - Khi cho ăn chạy máy sục khí
- Chạy khi môi trường biến đổi, mưa, trời âm u,
Tháng 2-3 24 0 – 24 h Quạt + sục xử lý thuốc hay hóa chất,…

Quản lý tảo: rồi tạt đều xuống ao nuôi hoặc gần chỗ đặt máy quạt
Định kỳ 5 - 7 ngày xử lý vi sinh BRF-02 với liều nước để phân tán nhanh và đều.
dùng 18g/500m2 để làm sạch đáy và môi trường ao Biện pháp phòng trị bệnh:
nuôi. Biện pháp này một mặt giúp cân bằng hệ sinh Công tác phòng bệnh trong quá trình sản xuất
vật trong ao bao gồm cả tảo, mặt khác giúp phân được giảm sát nghiêm ngặt ở tất cả các công đoạn
giải các hợp chất hữu cơ trong ao một cách từ từ, của quy trình nuôi như cải tạo ao, xử lý nước cấp
qua đó, các muối dinh dưỡng được cung cấp đều vào ao, kiểm soát chất lượng con giống đạt chuẩn,
đặn cho sự phát triển của tảo. Đồng thời, định kỳ sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, bổ
5 - 7 ngày, bón vôi CaCO3 hoặc vôi Dolomite với sung các chất dinh dưỡng, khoáng và vitamin,...
liều dùng 100kg/ha. Biện pháp kỹ thuật này có nhiều quản lý tốt các yếu tố môi trường nước, định kỳ sử
vai trò quan trọng. Một mặt việc bổ sung vôi vào dụng vôi, chế phẩm sinh học. Ngoài ra, hằng ngày
sẽ tạo ra Ca2+, HCO3-, và CO32- một cách từ từ tạo còn tiến hành theo dõi sức khỏe tôm thông qua
điều kiện ổn định độ kiềm, độ cứng, pH và cung cấp sàng ăn, quan sát hoạt động bơi lội, màu sắc, các
carbon cho nhu cầu sinh trưởng của tảo. Khi các cơ quan gan tụy mang, nhằm phát hiện dấu hiệu
yếu tố này ổn định, các yếu tố môi trường khác cũng bất thường của tôm để kịp thời xử lý. Nhìn chung
duy trì trong phạm vi thích hợp, đặc biệt là sẽ hạn công tác phòng bệnh tại trại được thực hiện đầy đủ
chế được tác hại của các loại khí độc H2S và NH3 và đúng yêu cầu kỹ thuật (Đỗ Thị Hòa và ctv., 2006;
vào cuối vụ nuôi. Ngoài ra, trong trường hợp cần Bùi Quang Tề, 2009), do đó, tôm khỏe mạnh, sinh
thiết, thay nước cũng là biện pháp giúp ổn định tảo
trưởng tốt và không bị bệnh.
phát triển. Trong trường hợp tảo phát triển quá mức,
nước có màu vàng đậm, biến động pH, oxy, carbonic 3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu
và các khí độc lớn, có thể tiến hành các biện pháp Tốc độ tăng trưởng:
giảm tảo bằng cách sử dụng a xít chanh 1 - 2 ppm, Theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao
hay sử dụng formol 0,5 - 1 ppm. Trong trường hợp nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá
tảo kém phát triển, có thể sử dụng các biện pháp tình hình sức khỏe của tôm và hiệu quả của các
bón phân, bón vôi và chế phẩm vi sinh như gây màu biện pháp kỹ thuật chăm sóc quản lý sử dụng,
nước đầu vụ nuôi để kích thích tảo phát triển. Khi xử là cơ sở để điều chỉnh lượng thức ăn và quản lý
lý vi sinh hoặc vôi, hòa các sản phẩm này vào nước môi trường.

46 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

(10 - 12 tấn/ha/vụ) và Khánh Hòa (10 - 11 tấn/ha/vụ)


(Cục Nuôi trồng Thủy sản, 2009; Nguyễn Văn Phát,
2011; Dư Ngọc Tuân, 2011).
Bảng 5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình nuôi tôm he chân trắng năng suất cao
STT CHỈ TIÊU HẠCH TOÁN THÀNH TIỀN

1 TỔNG CHI 103.660.000


- Tôm giống PL 15 10.500.000
Hình 1. Sinh trưởng về khối lượng của tôm
- Thức ăn 50.960.000
Giai đoạn 1 - 2 tháng đầu, tôm sinh trưởng khá - Vôi, hóa chất, chế phẩm 7.200.000
chậm về khối lượng (0,5 - 2g/con) do đây là thời sinh học
kỳ tôm sinh trưởng về kích thước nhiều hơn khối
- Cải tạo ao 2.000.000
lượng. Tuy nhiên, từ ngày nuôi thứ 45 trở đi, tôm
- Nhân công (1 người/7 21.000.000
có sự tăng trưởng nhanh đột biến về khối lượng từ
tháng
2 - 8,7g/con vào ngày thứ 75 và tiếp tục đạt đến trên
- Nhiên liệu, năng lượng 8.100.000
11 g/con vào ngày thứ 90. Điều này là do giai đoạn
này, tôm bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh về khối - Sửa chữa, bảo dưỡng 1.000.000
lượng, ổn định tỷ lệ thân, quá trình thích ứng với - Dụng cụ đo môi trường 2.900.000
môi trường, sử dụng thức ăn hiệu quả làm tôm sinh 2 TỔNG THU 145.708.000
trưởng nhanh.
3 LỢI NHUẬN 42.048.000
Tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn
Sau 90 ngày nuôi, tôm đạt tỷ lệ sống khá cao Qua bảng 5 ta thấy, chi phí đầu tư cho 1000m2
86 - 89%. Tỷ lệ sống cao là do tôm giống có chất (2 ao) là 103,66 triệu. Trong cơ cấu chi phí, thức ăn
lượng tốt, môi trường ao nuôi được quản lý tốt, mật chiếm tỷ lệ cao nhất trên 50% tương ứng 50,95 triệu
độ nuôi hợp lý. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm đồng, tiếp theo là chi phí con giống khoảng 12%
vi sinh cũng góp phần quan trọng vào việc quản lý tương ứng 10,5 triệu đồng. Việc sử dụng chế phẩm
môi trường, phòng trừ dịch bệnh do đó tôm đạt tỷ lệ vi sinh đem lại hiệu quả rõ rệt xong chi phí lại rất tiết
sống cao. Về hệ số thức ăn (FCR), nhìn chung hệ kiệm 2 triệu đồng/ha. Tổng thu từ 1000m2 ao nuôi
số thức ăn (FCR) trong nghiên cứu này khá thấp đạt 145,798 triệu. Như vậy, lợi nhuận thu được từ
khoảng 1,15 * 1,21 so với trung bình là 1,3. Điều mô hình nuôi tôm này nuôi đạt 42,048 triệu đồng.
này là do việc quản lý thức ăn và cách cho ăn hợp Việc sử dụng chế phẩm vi sinh và các biện pháp
lý, các biện pháp điều chỉnh thức ăn được thực hiện quản lý thích hợp của mô hình đã đem lại hiệu quả
nghiêm ngặt, khâu chuẩn bị và phối trộn thức ăn kinh tế cao.
được tiến hành tốt,... Thêm vào đó, việc sử dụng
dàn sục khí đáy và quạt nước cũng là một trong IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
những nhân tố thúc đẩy hoạt động bắt mồi và tiêu 1. Kết luận
hóa thức ăn của tôm. Việc sử dụng hình thức nuôi ao phủ bạt, sử
4. Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế dụng chế phẩm vi sinh và hệ thống sục khí đáy kết
Sau 90 ngày nuôi, tiến hành thu hoạch toàn hợp với quạt nước đã mang lại hiệu quả cao. Tôm
bộ tôm trong ao. Kết quả cho thấy, tôm đạt kích sinh trưởng nhanh, không bị nhiễm bệnh.
cỡ khá lớn 88 - 84 con/kg. Năng suất đạt được Sau 90 ngày nuôi, tôm đạt cỡ 88 - 84 con/kg. Tỷ
749 - 764 kg/ao tương ứng với sản lượng đạt khoảng lệ sống đạt 86 - 89%. Năng suất bình quân thu được
15,3 tấn/ha. Nhìn chung năng suất thu được theo 15,13 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận
thu được của mô hình là 42,04 triệu đồng/1000m2.
mô hình này cao hơn nhiều so với năng suất tôm
nuôi bình quân của cả nước (7,0 - 9,0 tấn/ha/vụ) và 2. Kiến nghị
một số tỉnh nuôi tôm năng suất cao như Ninh Thuận Cần triển khai mô hình nuôi tôm sử dụng chế

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 47


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

phẩm sinh học trong nuôi tôm he chân trắng thương vững như nuôi tôm kết hợp với các sinh vật có khả
phẩm. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các loại năng tự làm sạch môi trường như rong, động vật
kháng sinh và hóa chất trong quá trình nuôi nhằm thân mềm, cá ăn thực vật phù du, ăn mùn bã hữu
bảo vệ môi trường sinh thái. cơ. Trong đó, nhấn mạnh việc thiết kế xây dựng mô
Cần tiếp tục nghiên cứu các mô hình nuôi bền hình và các chỉ tiêu kỹ thuật chặt chẽ có liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2008a. Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25.01.2008 về việc phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng. Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2008b. Chỉ thị số 1415/CT-BNN-NTTS ngày 22.05.2008 về việc tăng cường quản
lý chất lượng tôm sú, tôm he giống và điều kiện vùng nuôi tôm. Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2008c. Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04.02.2008 về việc ban hành một
số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng. Hà Nội.
4. Lê Minh Cát, Đỗ Thị Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản chất lượng & giải pháp cải thiện chất lượng. NXB
Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
5. Cục Nuôi trồng Thủy sản, 2009. Tổng kết nuôi trồng thủy sản các tỉnh thành phố phía Nam.
6. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa. Niên giám thống kê năm 2010.
7. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2006. Bệnh học Thủy sản, NXB Nông Nghiệp.
8. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi Giáp xác. NXB Nông Nghiệp.
9. Nguyễn Văn Phát, 2011. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm he chân trắng
thương phẩm tại Ninh Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
10. Bùi Quang Tề, 2009. Nuôi thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình GaqP. Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư Quốc gia.
11. Thủ tướng Chính phủ. 2010. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Thủy sản
Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.
12. Tổng cục Thủy sản, 2011. Báo cáo tóm tắt tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số giải pháp
thực hiện. Hà Nội.
13. Đào Văn Trí, 2009. Đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi bền vững tôm chân trắng Litopenaeus vannamei
(Boone, 1931) ở Việt Nam, 32 trang, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang.
14. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp.
15. Dư Ngọc Tuân, 2011. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm he chân trắng
thương phẩm tại Ninh Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
16. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 2009. Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy
hoạch vùng nuôi tôm chân trắng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ 2005 - 2009.

48 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

TẢI LƯỢNG NGUỒN THẢI PHÂN TÁN VÙNG ĐẦM THỦY TRIỀU

QUANTITATIVE ASSESSMENT OF NON-POINT WASTE SOURCES IN


THUY TRIEU LAGOON

Phan Minh Thụ1, Tôn Nữ Mỹ Nga2, Nguyễn Hữu Huân3, Nguyễn Thị Thanh Tâm4
Ngày nhận bài: 23/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 16/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Đầm Thủy Triều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Cam Lâm và là nơi tiếp nhận
và điều hòa các nguồn thải phân tán và tập trung của khu vực, bao gồm nguồn thải từ sinh hoạt, và các hoạt động nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đánh giá tổng lượng chất thải phân tán tác động vào thủy vực góp phần làm cơ sở để tính
toán sức tải môi trường của đầm. Tổng lượng các nguồn thải phân tán từ các xã ven đầm năm 2011 ước tính tương đương
183 tấn chất thải rắn/tháng; 50,12 tấn BOD/tháng; 131,36 tấn COD/tháng, 7,75 tấn N/tháng và 1,85 tấn P/tháng. Trong
số này nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế. Đến năm 2020, chất thải rắn tăng lên đến 275 tấn/tháng, BOD và
COD tăng 50 - 60% và tổng ni tơ (TN), tổng phốt pho (TP) tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện tại, trong đó, nguồn thải sinh hoạt
chiếm ưu thế. Chính vì vậy, để phát triển bền vững vùng đầm Thủy Triều cần phải có chiến lược quản lý và xử lý chất thải
một cách hợp lý, tương ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Từ khóa: chất thải phân tán, đánh giá tải lượng, đầm Thủy Triều
ABSTRACT
Thuy Trieu lagoon plays an important role for socio-economic development in Cam Lam district and is the water
body to receive and control non-point and point waste sources of the region, including local domestic, agricultural and
aquacultural wastes. Quantitative assessment of non-point waste sources, that have negative impacts on water quality,
contributes to estimation of carrying capacity of the lagoon. In 2011, total volume of non-point waste sources from coastal
communes of Thuy Trieu Lagoon was estimated 183 tonnes solid waste/month; 50.12 tonnes BOD/month; 131.36 tonnes
COD/month, 7.75 tonnes N/month and 1.85 tonnes P/month. Of these the highest wastewater was come from aquaculture.
To the year of 2020, the solid waste will increase to 275 tonnes/month; BOD and COD will be more 50-60% than that in
2011; and total nitrogen (TN) and total phosphorus (TP) will be 2-3 times more than that in 2011, in which the highest
volume was domestic waste. Thus, it is necessary to set up a master plan of suitable waste management and treatment for
socio-economic development of Thuy Trieu lagoon.
Keywords: non-point waste sources, quantitative assessment, Thuy Trieu lagoon

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức thuộc huyện
Đầm Thủy Triều, kéo dài từ xã Cam Hòa huyện Cam Lâm (Hình 1) nằm ven đầm Thủy Triều. Dân
Cam Lâm đến cầu Long Hồ - phường Cam Nghĩa số của huyện Cam Lâm 106,023 người, nhưng
thuộc thành phố Cam Ranh, có tọa độ 109°09.055’ - phân bố không đồng đều, hơn 80% dân cư tập
109°12.667’E và 11°58.784 - 12°07.160°N (Hình trung ở vùng nông thôn [4]. Mặc dù mới thành lập
1). Các xã Cam Hải Đông, Cam Hòa, Cam Hải Tây, năm 2007, Cam Lâm đã và đang có những bước

1
ThS. Phan Minh Thụ, 3Nguyễn Hữu Huân: Viện Hải dương học Nha Trang
2
ThS. Tôn Nữ Mỹ Nga, 4Nguyễn Thị Thanh Tâm: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 49


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

tiến đáng kể trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Năm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... - có khối lượng nhỏ
2011, giá trị sản xuất tăng 10% so với năm 2010 nhưng gây ra ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng
[7]. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy môi trường thủy vực tiếp nhận. Trong trường hợp
sản là sinh kế chủ yếu của đa số người dân Cam này là môi trường nước đầm Thủy Triều. Vì vậy,
Lâm [7]. Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, phân bố dân định lượng nguồn thải phân tán đóng vai trò quan
cư giữa thành thị và nông thôn [8], thị trấn Cam trọng trong quản lý môi trường phục vụ phát triển
Đức có mức độ dạng sơ khai và đang từng bước bền vững vùng ven bờ đầm Thủy Triều.
xây dựng để trở thành thủ phủ của huyện Cam Phát triển kinh tế và đô thị hóa là những tác
Lâm, còn các xã khác phát triển ở mức độ nông nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng môi
thôn. Với diện tích hơn 2.200ha, đầm Thủy Triều trường nước đầm Thủy Triều. Hoạt động kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và điều xã hội của vùng ven bờ cũng như nuôi trồng và
hòa các nguồn thải phát sinh do hoạt động kinh tế - khai thác thủy sản trong đầm [3] là nguyên nhân
xã hội ở các khu dân cư ven bờ, đặc biệt là nguồn làm suy thoái chất lượng môi trường và cạn kiệt
thải phân tán. nguồn lợi. Các đối tượng nuôi như cá mú, rong
Nguồn thải phân tán (non-point waste sources) câu,... (năm 2011), hàu, tu hàu (năm 2012) và các
là nguồn thải khuếch tán tràn lan, không xả thải tập loài thủy sinh vật chết hàng loạt. Đây là hệ quả
trung vào một điểm nhất định của vực nước [11, 12]. của quá trình ô nhiễm môi trường cục bộ từ nước
Những nguồn thải này - ví dụ như nước chảy tràn thải nhà máy đường, chế biến thủy sản [4, 6], nuôi
đô thị; nước xả thải từ các khu dân cư không có trồng thủy sản ven bờ, nông nghiệp và chất thải
hệ thống xử lý nước thải tập trung; đất nhiễm bẩn, sinh hoạt.
khu vực khai mỏ; chất thải từ hoạt động chăn nuôi, Vì vậy, việc đánh giá một cách chính xác nguồn
thải phân tán đổ vào đầm góp phần tăng cường
giám sát và quản lý chất lượng môi trường, phục vụ
phát triển bền vững thủy vực và vùng ven bờ huyện
Cam Lâm. Đây là một phần nội dung nghiên cứu
của đề tài VAST.07.04/11-12 của Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp thu thập số liệu


Các số liệu kinh tế xã hội của các xã ven biển
được thu thập thông qua niên giám thống kê huyện
Cam Lâm [5], các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm
[7] của các xã ven biển cũng như thông tin được
cung cấp trực tiếp từ cán bộ chuyên trách của Ủy
Ban Nhân Dân xã về định hướng phát triển kinh tế
vào các năm 2015 và 2020.

2. Phương pháp đánh giá tải lượng chất thải


phân tán
Quá trình định lượng tổng lượng thải phân tán
được thực hiện theo quy trình minh họa qua hình
2. Tổng lượng chất thải (CT) được tính theo công
thức (1).
CT = ∑ CTi (1)

Trong đó CTi: Tổng lượng thải của chất thải sinh


hoạt (CTSH), chăn nuôi (CTNNCN) và nuôi trồng thủy
Hình 1. Đầm Thủy Triều sản (CTNTTS).

50 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Nguồn thải phân tán ở các xã ven biển Cam Lâm

Thành thị Nông thôn

Sinh hoạt thành thị Sinh hoạt nông thôn Nông nghiệp Thủy sản

Đánh giá lượng thải từng lĩnh vực

Tổng lượng thải

Lượng thải được xử lý Hệ số xả thải

Tổng lượng chất thải đổ vào nước


Hình 2. Sơ đồ định lượng nguồn thải phân tán ở các xã ven biển Cam Lâm (đường đứt khúc: theo quy hoạch đến năm 2020,
nông nghiệp không còn trong khu vực thành thị Cam Lâm)
3. Định lượng nguồn thải sinh hoạt trong đó, CSH: lượng thải sinh hoạt phát sinh bình
Lượng thải sinh hoạt của người dân quân đầu người (kg/người/ngày); P: tổng dân số tại
(CTSH - kg/năm) được xác định theo công thức (2). khu vực nghiên cứu (người). Định mức nguồn thải
trung bình của người dân ven biển được trình bày
CTSH = CSH × P × 365 (2)
qua bảng 1.
Bảng 1. Định mức lượng thải bình quân đầu người ở vùng ven biển Việt Nam [1, 2]
Áp dụng cho Cam Lâm
Định mức thải
STT Loại chất thải Đơn vị tính
trung bình
Hiện tại 2015 2020
1 Chất thải rắn kg/người/ngày 0,35 - 0,70 0,60 0,8 1,20
2 BOD5 g/người/ngày 45 - 54 49,5 59,4 54,0
3 COD g/người/ngày 85 - 102 93,5 112,2 102,0
4 TN g/người/ngày 6 - 12 9,0 10,8 12,0
5 TP g/người/ngày 0,6 - 4,5 2,6 3,06 4,5

4. Định lượng nguồn thải chăn nuôi, nuôi trồng trong đó, CNNCN và CNTTS: Lượng chất thải bình quân
thủy sản phát sinh trong chăn nuôi (kg/con/năm) và trong
Lượng thải từ hoạt động chăn nuôi (CTNNCN) và nuôi trồng thủy sản (kg/tấn). PNNCN: Tổng quần đàn
nuôi trồng thủy sản (CTNTTS) được đánh giá dựa trên
chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu (con); MNTTS: Tổng
tổng quần đàn chăn nuôi (3) hoặc tổng sản phẩm
sản phẩm nuôi trồng thủy sản (tấn/năm).
nuôi trồng thủy sản (4).
Định mức chất thải trong chăn nuôi và trong
CTNNCN = CNNCN × PNNCN (3)
nuôi trồng thủy sản được trình bày lần lược qua các
CTNTTS = CNTTS × MNTTS (4) bảng 2 và bảng 3.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 51


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 2. Định mức lượng thải trong chăn nuôi [1, 2, 14]
STT Loại chất thải Đơn vị tính Gia cầm Heo Trâu/bò Ghi chú
1 Chất thải rắn Kg/con/ngày 0,2 2,0 12,5
2 BOD5 g/con/ngày 1,28 140,97 95,47 *
3 COD g/con/ngày 4,49 493,40 334,14 *
4 TN g/con/ngày 0,82 43,90 61,10
5 TP g/con/ngày 1,92 9,93 10,70
* Hệ số chuyển đổi của San Diego-McGlone và cộng sự. [14].

Bảng 3. Định mức lượng thải trong nuôi trồng thủy sản [13]
TT Loại chất thải Đơn vị tính Tôm Cá
1 BOD5 kg/tấn 259 50
2 COD kg/tấn 769 85
3 TN kg/tấn 30,0 2,9
4 TP kg/tấn 3,7 2,6
Trong thực tế, không phải toàn bộ lượng nước thải từ các nguồn phân tán đổ trực tiếp vào tầng nước mặt của
đầm Thủy Triều mà phụ thuộc vào đặc điểm nguồn thải (bảng 4) cũng như khả năng xử lý chất thải tại địa phương.
Bảng 4. Hệ số xả thải của những nguồn thải khác nhau [9]
Loại nguồn thải Hệ số xả thải
Chất thải sinh hoạt tập trung ở đô thị 0,89
Chất thải phân tán 0,22
Nước thải trực tiếp 1,00
Nước thải chăn nuôi 0,24

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tăng trưởng dân số và thay đổi cơ cấu kinh tế
của các địa phương theo hướng gia tăng hoạt động
1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội các xã ven
công nghiệp và dịch vụ, giảm thiểu hoạt động nông
biển huyện Cam Lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi đặc điểm
Tổng dân số 5 xã/thị trấn ven biển huyện Cam
nguồn thải. Khi hệ thống cấp thoát nước của thị trấn
Lâm lần lượt là 53.947 người vào năm 2007 và
Cam Đức hoàn thành trong tương lai gần, nguồn
49.625 người năm 2011 (bảng 5). Mặc dù giá trị này
thải phân tán từ sinh hoạt và một số hoạt động khác
đang giảm dần, nhưng sau khi tái cơ cấu địa giới
ở đây sẽ chuyển đổi thành nguồn tập trung. Điều
hành chính, dân số của các địa phương này đang
này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nước thải,
tăng lên. Theo quy hoạch, tổng dân số của các địa
giảm thiểu tác động đến môi trường nước đầm
phương này đạt 50.040 người vào năm 2015 và
Thủy Triều.
50.300 người vào năm 2020 (bảng 5).
Bảng 5. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội các xã ven biển huyện Cam Lâm
Chỉ tiêu 2007 [5] 2011 [7] 2015 [7] 2020 [7]
1. Xã hội
Diện tích (km2) 124 126 126 126
Dân số (người) 53.947 49.625 50.040 50.300
2. Chăn nuôi
Trâu (con) 22 28 25 25
Bò (con) 4.051 1.765 1.670 1.670
Heo (con) 14.357 15.510 16.240 16.240
Gia cầm (con) 111.980 117.412 128.800 128.800
3. Thủy sản
Sản lượng tôm nuôi (tấn) 1.055 936 802 785
Sản lượng cá nuôi (tấn) 132 198 241 235

52 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2. Chất thải rắn phân tán


Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, bình quân
khả năng thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chăn
nuôi do công ty Môi trường ở Cam Lâm nói riêng ở
Khánh Hòa nói chung lên đến 90%, chỉ 10% lượng
này thải ra môi trường [2]. Theo điều tra tham vấn
cộng đồng, chất thải rắn trong nuôi trồng thủy sản
thu gom 100%. Do đó, tổng lượng chất thải rắn phân
tán không thu gom ở vùng ven bờ đầm Thủy Triều
là 275 tấn/tháng năm 2007, giảm xuống còn 183
tấn/tháng năm 2011, nhưng khối lượng sẽ tăng lên
213 tấn/tháng vào năm 2015 và 275 tấn/tháng năm
2020. Đến năm 2015 và 2020, trong khi chất thải Hình 3. Chất thải rắn ở đầm Thủy Triều
rắn từ chăn nuôi không tăng, thì lượng phát sinh từ
sinh hoạt tăng gấp đôi (hình 3). Nguồn thải này ảnh 3. Nước thải phân tán
hưởng trực tiếp môi trường đầm Thủy Triều. Sự gia Tổng lượng nước thải từ nguồn thải phân tán
tăng nguồn thải này trong tương lai sẽ gây áp lực (bảng 6 và hình 4), có thể là nguyên nhân làm suy
lên việc thu gom và xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi giảm chất lượng môi trường nước đầm Thủy Triều
trường. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đô thị
[4, 6]. Nguồn thải này của năm 2011 giảm mạnh so
của tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm, phấn đấu
với năm 2007 và biến động không đáng kể trong
đến năm 2020 khả năng thu gom và xử lý chất thải
tương lai đối với BOD5 và COD, trong khi đó TN và
rắn của địa phương đạt 100%. Để đạt được mục
TP trong tương lai lại tăng mạnh so với năm 2011.
tiêu này, chính quyền địa phương cần thiết phải xây
Trong năm 2011, hàng tháng, đầm Thủy Triều có
dựng kế hoạch cũng như chính sách cụ thể trong
quản lý chất lượng môi trường. Nằm trong kế hoạch thể tiếp nhận một lượng nước thải phân tán tương

này, ngày 15/11/2012, Công ty TNHH Môi trường đương 116,5 tấn BOD5; 269,7 tấn COD; 22,2 tấn N
Việt Mỹ đã khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất và 5,3 tấn P. Đến năm 2020, hàng tháng tổng lượng
thải sinh hoạt tại thôn Khánh Thành Nam, xã Suối thải này tăng lên đến 119,6 tấn BOD5; 270,3 tấn
Cát với công suất có thể lên đến 1000 tấn/ngày. COD; 26,3 tấn N và 8,3 tấn P.
Bảng 6. Hiện trạng và dự báo tổng lượng nước thải phân tán phát sinh ở đầm Thủy Triều

Yếu tố 2007 2011 2015 2020

BOD5 (tấn/tháng) 132,7 116,5 128,0 119,6

COD (tấn/tháng) 314,4 269,7 286,7 270,3

TN (tấn/tháng) 27,8 22,2 24,4 26,3

TP (tấn/tháng) 6,4 5,3 6,1 8,3

Nguồn nước thải phân tán bao gồm BOD5, yếu tố thải (hình 4). Lượng thải phân tán từ hoạt
COD, TN và TP có thể tác động đến chất lượng động nuôi trồng thủy sản cũng đóng góp một
môi trường ở đầm Thủy Triều có nguồn gốc từ phần đáng kể vào sự gia tăng BOD 5 và COD.
nước thải sinh hoạt chiếm 48,79 - 72,12% tổng Ngược lại, hoạt động chăn nuôi làm phát sinh
lượng thải ở hiện tại và 59,56 - 82,93% tổng nguồn thải TN và TP cao hơn so với nuôi trồng
lượng thải trong tương lai tùy thuộc từng loại thủy sản.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 53


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hình 4. Nguồn thải phân tán ở đầm Thủy Triều, hiện tại và tương lai

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả tăng, nguồn thải sinh hoạt tăng lên đáng kể. Trong
nguồn thải này tác động trực tiếp đến chất lượng tương lai (2015 và 2020), một khi nhận thức về vai
môi trường đầm Thủy Triều, do bị phân rã nhờ khả trò của môi trường ở người dân địa phương nâng
năng tự làm sạch của chúng. Kết quả đánh giá cho cao, kết hợp với những chính sách hợp lý của chính
thấy lượng thải chính thức tác động đến chất lượng quyền huyện Cam Lâm và tỉnh Khánh Hòa, chất
môi trường nước đầm Thủy Triều (Bảng 7) chỉ bằng thải sinh hoạt, chăn nuôi trong khu dân cư sẽ được
28,82 - 48,70% năm 2007 và 2011, hoặc 53,40 - tập trung và xử lý nếu nhà máy xử lý nước thải tập
63,87% vào năm 2015 và 2020 so với tổng lượng trung được xây dựng. Hơn nữa, chất thải từ các ao
thải phân tán phát sinh của 5 xã/thị trấn ven biển nuôi tôm, cá phải được xử lý đảm bảo quy chuẩn
huyện Cam Lâm. Trong giai đoạn hiện tại, nguồn Việt Nam. Đây là những điều kiện cần và đủ để cải
thải do nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế, nhưng thiện chất lượng môi trường nước đầm Thủy Triều,
trong giai đoạn tiếp theo, do ảnh hưởng của quá tăng sức tải môi trường nhằm phục vụ phát triển
trình đô thị hóa cũng như nhu cầu cuộc sống gia bền vững.
Bảng 7. Hiện trạng và dự báo lượng thải phân tán ảnh hưởng trực tiếp môi trường đầm Thủy Triều
Yếu tố 2007 2011 2015 2020

BOD5 (tấn/tháng) 56,60 50,12 79,69 74,79


COD (tấn/tháng) 150,19 131,36 182,50 172,65
TN (tấn/tháng) 9,41 7,75 13,37 14,37
TP (tấn/tháng) 1,85 1,57 3,25 4,48

54 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

IV. KẾT LUẬN thải phân tán đạt 50,12 tấn BOD/tháng (năm 2011),
Đô thị hóa, phát triển kinh tế và nhu cầu nâng tăng lên khoảng 50 - 60% trong những năm sau,
cao chất lượng cuộc sống ở các xã/thị trấn huyện trong khi đó TP tăng gấp 2 - 3 lần. Trong năm 2011,
Cam Lâm, đặc biệt là thị trấn Cam Đức, là nguyên nguồn thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản chiếm
nhân chính làm gia tăng áp lực nguồn thải phân ưu thế thì đến những năm 2015 và 2020, nguồn thải
tán lên môi trường nước đầm Thủy Triều. Nếu như sinh hoạt chiếm ưu thế. Đây là những giá trị có ý
lượng chất thải rắn có nguồn gốc từ sinh hoạt và nghĩa quan trọng góp phần trong công tác quản lý
chăn nuôi không được thu gom năm 2011 là 183 chất lượng môi trường cũng như đánh giá sức tải
tấn/tháng thì đến năm 2020 lượng thải này tăng lên của thủy vực phục vụ phát triển bền vững vùng ven
đến 275 tấn/tháng. Đối với nước thải, tổng lượng bờ đầm Thủy Triều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn. Hà Nội.
3. Phạm Văn Thơm, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm, Lê Thị Vinh, 2003. Đánh giá ảnh hưởng của các
hoạt động công nghiệp và nuôi trồng thủy sản đối với chất lượng môi trường đầm Thủy Triều. Báo cáo đề tài cơ sở, Viện Hải
Dương Học.
4. Phạm Văn Thơm (Chủ nhiệm) 2008. Điều tra hiện trạng môi trường vịnh Cam Ranh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội thị
xã Cam Ranh. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Hải Dương Học - Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.
5. Phòng Thống kê huyện Cam Lâm, 2010. Niên giám thống kê 2009. Khánh Hòa.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa, 2010. Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm giai đoạn 2006 - 2010. In tại
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Trần Nguyễn.
7. UBND huyện Cam Lâm, 2012. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Cam Lâm 2011 và định hướng phát triển đến năm
2015, tầm nhìn 2020. Khánh Hòa.
8. Văn Phòng Chính Phủ, 2009. Nghị đinh số 42/2009/NĐ-CP, ngày 7/5/2009. Hà Nội.
Tiếng Anh
9. Benaman J., Armstrong N.E. & Maidment D.R., 1996. Modeling of dissolved oxygen in the Houston Ship Channel using
WASP5 and Geographic information systems, Bureau of Engineering Research, The University of Texas at Austin J.J. Pickle
Research Campus Austin, TX 78712-4497.
10. Corwin, D.L. & Wagenet, R.J., 1996. Applications of GIS to the Modeling of NonPoint Source Pollutants in the Vadose Zone:
A Conference Overview. J. Environ. Qual., 25, 403-411.
11. GESAMP (IMO/FAO/UNESCO-IOC/WMO/WHO/IAEA/UN/UNEP Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of
Marine Environmental Protection), 1986.. Environmental capacity, An approach to marine pollution prevention. Rep. Stud.
GESAMP, (30): 49p.
12. Loague, K. & Corwin, D.L., 2005. Point and NonPoint Source Pollution. In “Encyclopedia of Hydrological Sciences”, M. G.
Anderson, ed., John Wiley & Sons, Ltd., Chichester, England, 1427-1439.
13. Pham Thi Anh, Kroeze C., Bush S. R., & Mol A. P. J., 2010. Water pollution by intensive brackish shrimp farming in
South-East Vietnam: Causes and options for control, Agricultural Water Management, 97(6), 872-882.
14. San Diego-McGlone, M.L.S., Smith, S.V. & Nicolas, V.F., 2000. Stoichiometric Interpretations of C:N:P Ratios in Organic
Waste Materials. Marine Pollution Bulletin, 40, 325-330.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 55


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NHIỆT HÀN ĐẾN


BIẾN DẠNG GÓC KHI HÀN TẤM TÔN BAO VỎ TÀU

STUDY ON INFLUENCES OF WELDING HEAT SOURCE TO ANGULAR


DISTORTION WHEN WELDING SHELL PLATING OF SHIP

Bùi Văn Nghiệp1


Ngày nhận bài: 21/9/2011; Ngày phản biện thông qua: 21/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn đến biến dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu được thực hiện trên
quy trình hàn HVS-1G-SAW. Kết quả thực nghiệm cho thấy với tổng cường độ dòng điện 03 lớp hàn I = (1700÷2000)A,
góc vát mép chữ V-300 thì biến dạng góc biến thiên trong khoảng β = (3.53÷5.08)0 . Đồng thời kết quả này cũng cao hơn
kết quả tính theo công thức của Giáo sư Okerblom 83%.
Từ khóa: biến dạng góc, nguồn nhiệt hàn
ABSTRACT
Study on influences of welding heat source to angular distortion when welding shell plating of ship is carried out
on HVS-1G-SAW welding proceduce specifications. The experimental result shows that in total current of three passes
I = (1700÷2000)A, V-300 bevel angle has angular distortion β = (3.53÷5.08)0. Simultaneous, that result is also higher than
the result of Okerblom’s formular about 83%.
Keywords: angular distortion, welding current

I. ĐẶT VẤN ĐỀ máy đóng tàu hiện đại là sự kết hợp giữa quy trình
Biến dạng góc gây ảnh hưởng lớn đến chất công nghệ và phương pháp hàn. Hiện nay phương
lượng mối hàn, chất lượng kết cấu hàn và có thể pháp đóng tàu theo phân tổng đoạn được áp dụng
gây ra ứng suất dư làm hư hỏng kết cấu sau khi hàn rộng rãi vì mục đích: tiến hành chế tạo tất cả các
hoặc trong quá trình khai thác, sử dụng. Nhưng vấn chi tiết thân tàu cùng một lúc và chuyển hầu hết
đề này vẫn đang tồn tại ở các nhà máy đóng tàu. các mối hàn giáp mối về tư thế hàn bằng để áp
Sau khi hàn, nhà máy phải tốn một khoảng chi phí dụng phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc
khá lớn để khắc phục. trợ dung. Nhưng phương pháp hàn này cũng gây ra
Trong lịch sử, đã có rất nhiều nhà khoa học biến dạng góc khá lớn.
quan tâm nghiên cứu vấn đề ứng suất và biến Mong muốn nghiên cứu sự ảnh hưởng của
dạng nhiệt do hàn, như: Slavianov năm 1892, nguồn nhiệt hàn đến biến dạng góc khi hàn tấm
Rosenthal Daniel từ những năm 1940, Okerblom tôn bao vỏ tàu, đồng thời đánh giá độ chính xác
năm 1955, Giáo sư Ola Westby 1968 hay Artem của công thức tính biến dạng góc của Okerblom
Pilipenko năm 2001. Tuy nhiên, những nghiên trong điều kiện thực tế hàn vỏ tàu thủy khi áp dụng
cứu này cho kết quả khác xa so với thực tế hàn phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc trợ
vỏ tàu thủy. dung, góp phần cho việc nghiên cứu các giải pháp
Bên cạnh đó, chìa khóa thành công của các nhà nâng cao chất lượng sản phẩm.

1
ThS. Bùi Văn Nghiệp: Khoa Kỹ thuật Giao thông - Trường Đại học Nha Trang

56 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP hồ quang dưới lớp thuốc trợ dung gây ra. Quy trình
NGHIÊN CỨU hàn lựa chọn nghiên cứu là HVS-1G-SAW, với các
thông số cơ bản: Quy trình hàn số: HVS-1G-SAW;
1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn VR và DNV; Kiểu mối hàn giáp mối; Tư
Sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn đến biến thế hàn bằng (1G); Vật liệu cơ bản ASTMA131; Cấp
dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu được nghiên vật liệu AH36; Chiều dày tấm 20mm; Vật liệu hàn
cứu trong phân đoạn phẳng, mối hàn thẳng, mối AWS A5.18/AWS A5.17; Số lớp hàn 03; Kiểu vát
ghép giáp mối, tư thế hàn bằng do quá trình hàn mép chữ V (600±5) và bảng 1.
Bảng 1. Chế độ hàn
Lớp Phương pháp Điện cực Cường độ dòng điện Điện áp Tốc độ hàn
Ghi chú
hàn hàn (mm) (A) (V) (mm/s)

1 SAW θ5 450÷550 32 10
2 SAW θ5 550÷650 38 10
3 SAW θ5 700÷800 40 10

Hình 1. Quy cách mối hàn nghiên cứu

2. Quy cách, số lượng mẫu hàn thí nghiệm và 3. Phương pháp đo biến dạng góc
nơi thực hiện Độ lớn biến dạng góc mối hàn được xác định:
Quy cách mẫu hàn thí nghiệm được tiến hành Dùng thước thẳng đặt ngang qua bề mặt mẫu, dùng
theo quy định [2], được thể hiện trên hình 2 với: thước đo khe hở đặt vào giữa bề mặt mẫu và bề
chiều rộng W=600mm, chiều dài L=1000mm, chiều mặt thước, cho ta kích thước độ hở e. Từ e bằng
dày 20mm. Quy cách mẫu hàn khảo sát có kích phương pháp toán học tính được góc biến dạng β.
thước tương tự (khảo sát mẫu thi tay nghề theo quy
định). Thí nghiệm được tiến hành trên 330 mẫu cho
11 trường hợp khác nhau. Mẫu khảo sát được ghi
nhận kết quả của 40 phôi mẫu.
Quy cách của sản phẩm thước sản phẩm khảo
sát thực tế là [(3000x2) x 14500x20] và được ghi
nhận kết quả của 30 sản phẩm. Hình 3. Phương pháp đo khe hở biến dạng e
Tất cả các mẫu hàn thí nghiệm, mẫu khảo sát Sau khi có khe hở biến dạng e, tính góc biến
và sản phẩm thực tế đều được thực hiện tại Công ty dạng β theo công thức 1
TNHH NMTB Hyundai Vinashin. β = 2.sin (e/b).180/π (1)
Trong đó:
e là khe hở giữa thước và phôi mẫu tại mối hàn
[mm]
b = W/2 (W là chiều rộng mẫu) [mm]

Hình 2. Kích thước mẫu hàn thí nghiệm Hình 4. Phương pháp xác định biến dạng góc

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 57


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

4. Cơ sở so sánh, đánh giá kết quả nghiên cứu như sau: khi tiến hành hàn trên sản phẩm có kích
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, kết quả nghiên thước lớn [(3000x2)x14500x20], tuy kích thước mối
cứu được so sánh với kết quả tính toán biến dạng hàn dài có ảnh hưởng tăng biến dạng góc nhưng
góc theo công thức của Giáo sư Okerblom: vùng ảnh hưởng nhiệt theo phương hàn chỉ nằm
trong phạm vi khoảng 250mm từ tâm mối hàn. Trong
(2) khi đó trọng tâm của tấm tôn vỏ tàu cách tâm mối hàn
một khoảng là W/2 mm (W/2 = 3000/2 = 1500mm).
Trong đó: Vì vậy khi mối hàn nguội co lại hình thành biến dạng
I : là cường độ dòng điện [A] góc thì bản thân trọng lượng của tấm chống lại nó.
U : là hiệu điện thế [V] Đây là một hướng nghiên cứu.
ν : là tốc độ hàn [mm.s-1] Kết quả khảo sát cũng có điều cần quan tâm:
h : là chiều dày tấm [mm] biến dạng góc thực tế trên mẫu cao hơn so với công
thức tính toán của Giáo sư Okerblom là 83%, kết
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN quả biến dạng góc thực tế trên sản phẩm chỉ cao
hơn 34% so với công thức này. Điều này là hợp
1. Kết quả khảo sát biến dạng góc trên mẫu và
lý vì: Công thức tính biến dạng góc của Giáo sư
trên sản phẩm
Trên cơ sở quy trình hàn HVS-1G-SAW, tiến Okerblom ( ) chỉ xét đến một số yếu tố
hành khảo sát trên phôi mẫu cho kết quả biến dạng ảnh hưởng đến biến dạng góc: Cường độ dòng điện
góc: βmax = 4.69 (độ), βmin = 3.66 (độ), βtb = 4.13 (độ) I, hiệu điện thế U, tốc độ hàn ν và chiều dày tấm
Cũng với quy trình hàn HVS-1G-SAW, tiến hành h. Trong khi đó còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh
khảo sát trên sản phẩm cho kết quả biến dạng góc: hưởng đến biến dạng góc mà Giáo sư chưa xét đến
βmax = 3.47 (độ), βmin = 2.70 (độ), βtb = 3.03 (độ). như: Chiều dài mối hàn L, hình dạng góc vát mép
Với các thông số theo quy hàn HVS-1G-SAW, (chữ V, Y, X, U,...), độ lớn góc vát mép (độ), chiều
kết quả tính toán theo công thức biến dạng góc của rộng tấm hàn B, chiều rộng mối hàn, phương pháp
hàn (Hồ quang tay, hàn tự động, bán tự động, hàn
Giáo sư Okerblom: βmax = 2.44 (độ), βmin = 2.09 (độ),
CO2, hàn TIG...)....
βtb = 2.26 (độ)
Như vậy, có thể thấy rằng cùng một quy trình 2. Kết quả biến dạng góc hàn thí nghiệm
hàn HVS-1G-SAW nhưng kết quả rất khác nhau, kết Mẫu hàn được thực hiện như hình 2 và các
quả biến dạng góc trên mẫu cao hơn kết quả trên thông số hàn dựa trên quy trình hàn HVS-1G-SAW,
sản phẩm là 36%. Điều này có vẽ vô lý vì nhiều nhà chỉ thay đổi duy nhất cường độ dòng điện I theo
khoa học khuyến cáo rằng mối hàn càng dài thì biến khoảng cường độ dòng điện trong quy trình, với
dạng góc càng cao. Kết quả này có thể được lý giải ΔI = 10(A) cho mỗi lớp hàn, bảng 3.
Bảng 3. Trị số ΔI theo quy trình hàn HVS-1G-SAW
Cường độ dòng điện I (A)
TT Quy trình hàn cơ bản Tên Quy trình hàn mới Ghi chú
I1 I2 I3 I

1 HVS-1G-SAW 450 550 700 1700 HVS-1G-SAW-W1


2 HVS-1G-SAW 460 560 710 1730 HVS-1G-SAW-W2
3 HVS-1G-SAW 470 570 720 1760 HVS-1G-SAW-W3
4 HVS-1G-SAW 480 580 730 1790 HVS-1G-SAW-W4
5 HVS-1G-SAW 490 590 740 1820 HVS-1G-SAW-W5
6 HVS-1G-SAW 500 600 750 1850 HVS-1G-SAW-W6
7 HVS-1G-SAW 510 610 760 1880 HVS-1G-SAW-W7
8 HVS-1G-SAW 520 620 770 1910 HVS-1G-SAW-W8
9 HVS-1G-SAW 530 630 780 1940 HVS-1G-SAW-W9
10 HVS-1G-SAW 540 640 790 1970 HVS-1G-SAW-W10
11 HVS-1G-SAW 550 650 800 2000 HVS-1G-SAW-W11

58 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Chọn bước thay đổi cường độ dòng điện định nhưng với ΔI lớn hơn thì đánh giá sự biến thiên
ΔI = 10(A) cho mỗi lớp hàn vì với trị số này có thể của biến dạng không chính xác.
đánh giá được sự biến thiên của biến dạng. Nếu ΔI Tiến hành hàn thí nghiệm trên 330 mẫu, thu
nhỏ hơn thì sự thay đổi biến dạng rất nhỏ, khó xác được kết quả theo bảng tổng hợp (bảng 4).
Bảng 4. Tổng hợp kết quả ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn đến biến dạng góc
TT QUY TRÌNH I (A) βmax βmin βtb Kết quả theo Okerblom Ghi chú

1 HVS-1G-SAW-W1 1700 3.74 3.16 3.53 2.03


2 HVS-1G-SAW-W2 1730 4.01 3.43 3.77 2.06
3 HVS-1G-SAW-W3 1760 4.28 3.69 4.01 2.10
4 HVS-1G-SAW-W4 1790 4.53 3.85 4.21 2.13
5 HVS-1G-SAW-W5 1820 4.63 4.03 4.36 2.17
6 HVS-1G-SAW-W6 1850 4.72 4.25 4.51 2.20
7 HVS-1G-SAW-W7 1880 4.81 4.34 4.61 2.24
8 HVS-1G-SAW-W8 1910 4.91 4.42 4.70 2.28
9 HVS-1G-SAW-W9 1940 5.04 4.54 4.84 2.31
10 HVS-1G-SAW-W10 1970 5.17 4.66 4.97 2.35
11 HVS-1G-SAW-W11 2000 5.30 4.77 5.08 2.38

Trên cơ sở kết quả tổng hợp cho chúng ta đồ thị đúng với kết quả khảo sát biến dạng góc trên phôi
tổng hợp sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt đến biến mẫu và trên sản phẩm đã thảo luận trên mục III.1.
dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu, hình 5.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng
của nguồn nhiệt hàn đến biến dạng góc khi hàn tấm
tôn bao vỏ tàu, cụ thể nghiên cứu trên quy trình hàn
HVS-1G-SAW, tác giả có những kết luận sau:
- Yếu tố nguồn nhiệt hàn có ảnh hưởng lớn đến
biến dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu: với tổng
cường độ dòng điện 03 lớp hàn I = (1700÷2000)
A thì biến dạng góc biến thiên trong khoảng
β = (3.53÷5.08)0.
- Khi tiến hành hàn trên cùng một quy trình
Hình 5. Đồ thị sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn đến
HVS-1G-SAW nhưng kết quả biến dạng trên mẫu
biến dạng góc theo quy trình HVS-1G-SAW lớn hơn trên sản phẩm khoảng 36%.
- Kết quả trong phạm vi nghiên cứu cao hơn kết
Theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn
quả tính toán theo công thức của Giáo sư Okerblom
nhiệt đến biến dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu
khoảng 83%.
hình 5, có hai kết luận như sau:
- Về quy luật biến thiên của biến dạng góc 2. Kiến nghị
khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu trong giới hạn cường Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, tác giả xin
độ dòng điện I đang xét là tương đối giống nhau có một số khuyến nghị sau:
giữa kết quả thí nghiệm và kết quả của Giáo sư - Không nên sử dụng công thức tính biến dạng
Okerblom. góc của Giáo sư Okerblom để tính toán biến dạng
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cao hơn kết góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu vì công thức này cho
quả của Giáo sư Okerblom khoảng 83%. Điều này kết quả thấp hơn rất nhiều so với thực tế.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 59


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

- Nên đầu tư nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn đến biến dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu
với dải cường độ dòng điện hàn rộng hơn.
- Nên đầu tư nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đến biến dạng góc khi hàn tấm tôn bao vỏ
tàu để có thể góp phần vào việc nghiên cứu giải pháp khắc phục biến dạng góc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Hướng dẫn cho đăng kiểm viên (2005), Hướng dẫn giám sát đóng mới tàu biển, Phần NB-07, Hướng dẫn kiểm tra hàn thân
tàu, Đăng kiểm Việt nam.
2. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép (2003), Phần 6,7: TCVN 6259.
Tiếng Anh
3. Artem Pilipenko (2001), Computer simulation of residual stress and distortion of thick plates in multi-electrode submerged
arc welding, doctor thesis, Trondheim, Norway.
4. N. O. Okerblom (1955), The calculations of deformation of welded metal structures, Mashgiz, Moscow.
5. Quality Standard (2008), Hyundai Vinashin Shipyard co., LTD.

60 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU TÍNH HỢP LÝ TRONG VIỆC TRANG BI


BÌNH CHỮA CHÁY TRÊN TÀU LƯỚI KÉO XA BỜ TỈNH KHÁNH HÒA

RESEARCH ON THE RATIONAL FIRE EXTINGUISHER EQUIPMENT


FOR THE OFFSHORE TRAWLERS IN KHANH HOA PROVINCE

Nguyễn Đức Sĩ1


Ngày nhận bài: 17/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 01/02/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Việc quy định bắt buộc tàu thuyền nghề cá có phạm vi hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển khác nhau
phải trang bị tối thiểu các phương tiện đảm bảo an toàn đã được đề cập trong các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tùy
theo vùng hoạt động mà mỗi tàu cần phải trang bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp, nhưng việc trang bị này cho đến
nay vẫn chưa có đầy đủ cơ sở khoa học áp dụng cho từng đối tượng tàu cá, đặc biệt là tàu cá xa bờ có kích thước vỏ tàu
và công suất ngày càng lớn.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trang bị hợp lý bình chữa cháy CO2 và bình bột MFZ sẽ đáp ứng được việc chữa cháy
có hiệu quả khi có cháy trên tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Khánh Hòa. Đối với nhóm tàu công suất từ 90CV ¸ < 250CV trang bị 2
bình chữa cháy, trong đó 1 bình CO2 loại 3kg (MT3) và 1 bình CO2 loại 5kg (MT5) là phù hợp. Nhưng nhóm tàu công suất
từ 250CV trở lên cần phải trang bị 3 bình chữa cháy, trong đó 1 bình bột loại 4kg (MFZ4), 1 bình CO2 loại 3kg (MT3) và
1 bình CO2 loại 5kg (MT5) thì mới đáp ứng được yêu cầu chữa cháy trên tàu.
Từ khóa: bình chữa cháy, tàu lưới kéo xa bờ, trọng lượng CO2
ABSTRACT
The mandatory provisions fishing boats shift range of fishing activities on different waters must be equipped with
a minimum of means to ensure safety was mentioned in the legal texts of the State. Depending on the region of operation
that fishing boats need to equip means which ensure safety of life at the sea, fire prevention, rescue hull from flooding... for
suitable, but these were by far insufficient scientific basis applied to each object in fishing, especially offshore fishing boats
with a hull size and the growing horse power.
Research results indicate that the page was logically CO2 fire extinguisher and MFZ powder will serve as an
effective fighting when there is a fire on the offshore trawler in Khanh Hoa Province For the trawlers with horse power from
90 - <250 should eqiup two fire extinguishers in which one CO2 fire extinguisher of MT3 and one MT5. By contrast,
it should suppy three fire extinguishers that those are the fire extinguisher of MFZ4, MT3 and MT5 on trawler of
250 HP to up.
Keywords: fire extinguisher, offshore trawler, weight of CO2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nó, nhằm bảo vệ sự sống con người cũng như tài
Trên tàu thủy nói chung, công tác phòng cháy sản trên tàu.
và chống cháy được đặc biệt chú ý từ khâu thiết Cháy tàu trên biển là một tai nạn rất nguy hiểm
kế, đóng mới và trong quá trình hoạt động. Đối với so với cháy ở trên đất liền, vì ở trên con tàu chứa
những tàu có kích thước khác nhau, chuyên chở vật nhiều chất dễ cháy và có khả năng phát triển nhanh
liệu khác nhau thì trang bị hệ thống và dụng cụ chữa ngọn lửa khi cháy. Mặt khác, diện tích tàu không
cháy cũng khác nhau cho phù hợp với đặc điểm của lớn, bố trí nhiều phòng buồng, lối đi lại chật hẹp,

1
TS. Nguyễn Đức Sĩ: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 61


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

hàng hóa, ngư cụ rất đầy và kín, cho nên rất khó II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
phát hiện vị trí đám cháy. Trường hợp đám cháy to
1. Nghiên cứu tài liệu
ở khu vực có nhiều buồng hẹp, ở nơi khó đi lại, di
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến
chuyển sẽ gây nên thương vong cho người, sự hư
công tác phòng cháy chữa cháy của các cơ quan
hỏng hàng hóa và con tàu.
chức năng.
Ngày 10/6/2012 tàu cá QNa91054TS có 38 lao
- Số liệu thống kê về tàu thuyền, trang bị an
động hành nghề câu mực bất ngờ bị cháy gây thiệt
toàn trên tàu lưới kéo xa bờ của Chi cục Khai thác
hại lớn về tài sản. Nguyên nhân chính là do ngư
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa.
dân bất cẩn trong việc sử dụng bình gas để nấu ăn
[9]. Vào ngày 07/2/2012, một tàu cá đang neo đậu 2. Điều tra phỏng vấn
ven bờ sông Hàn bất ngờ bị cháy gây thiệt hại hơn - Phỏng vấn ngư dân theo mẫu thiết kế sẵn
1 tỷ đồng [10]; ngày 20/5/2012, một trận hỏa hoạn để thu thập số liệu về trang bị phòng cháy và chữa
xảy ra ở cảng cá Hòn Rớ khiến 4 tàu cá xa bờ neo cháy trên tàu lưới kéo xa bờ tại các phường, xã:
đậu gần đó bị cháy gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng Vĩnh Thọ, Phước Đồng, Vĩnh Lương thuộc thành
[8]; ngày 12/7/2012 tàu BV3744TS đánh bắt ở vùng phố Nha Trang.
biển Đông Nam Côn Đảo thì tàu bị cháy, 27 thuyền
viên trên tàu phải nhảy xuống biển và đã được tàu 3. Khảo sát buồng máy
cá BV0665TS đến cứu kịp thời [7]. 3.1. Phương pháp đo thể tích buồng máy
Nhờ vào nhiều nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà - Mặc dù vách ngăn đuôi tàu tạo với mặt phẳng
nước, ngư dân đã đầu tư phát triển đội tàu xa bờ, thẳng đứng đi qua phía sau ki tàu một thể tích, nhưng
trang bị các phương tiện, dụng cụ đảm bảo an toàn thể tích chiếm chỗ này không đáng kể so với thể tích
cho tàu thuyền hoạt động dài ngày trên biển như của cả buồng máy, do đó có thể bỏ qua thể tích này.
máy định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc tầm xa, Ngoài ra, do đường hình của hầm máy có dạng hình
tầm gần, phao tròn, phao áo cá nhân v.v... Nhà chữ U, để tính gần đúng thể tích hầm máy ta có thể
nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy có xem hầm máy có dạng hình thang khối.
liên quan đến an toàn tàu cá như TCVN 7602 (ISO - Dùng thước dây đo chiều dài buồng máy theo
7165) về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - hướng từ mũi đến lái, đo chiều rộng theo chiều rộng
Đặc tính và cấu tạo; TCVN 6718-5: 2000: Phân cấp lớn nhất ở phần giữa buồng máy của tàu, chiều cao
và đóng tàu cá biển - Phần 5 về Phòng, phát hiện buồng máy đo từ sàn đặt máy đến trần buồng máy.
và chữa cháy; Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày - Thể tích buồng máy tính theo công thức:
13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn V1 = l1 * b1 * h1 (m3)
thực hiện Nghị định 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ Trong đó: l1, b1, h1 là chiều dài, chiều rộng, chiều
về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động cao buồng máy (m)
thuỷ sản. Theo các văn bản này, đối với tàu hoạt 3.2. Phương pháp đo cụm máy chính chiếm chỗ
động từ 24 hải lý trở lên phải trang bị 2 bình chữa - Máy chính là một cụm hình khối có nhiều chi
cháy. Ngoài ra, còn phải trang bị bơm cứu hỏa và tiết phức tạp, lồi lõm. Để đo thể tích, một cách gần
các dụng cụ dập lửa khác như rìu, chăn, xô… Tuy
đúng có thể xem cụm máy chính là một khối hình
nhiên, trên một số tàu cá, việc trang bị các phương
hộp chữ nhật. Dùng thước dây đo trực tiếp chiều
tiện cứu hỏa vẫn còn mang tính chất đối phó với sự
dài, chiều rộng, chiều cao của cụm máy chiếm chỗ
kiểm tra của các cơ quan chức năng. Việc sử dụng
trong buồng máy.
bếp gas một cách tùy tiện, bố trí dầu mỡ gần nguồn
nhiệt… luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mà những - Thể tích cụm máy tính theo công thức:
dụng cụ chữa cháy trang bị trên tàu chưa thể dập tắt V2 = l2 * b2 * h2 (m3)
ngay được ngọn lửa. - Trong đó: l2, b2, h2 là chiều dài, chiều rộng,
Mặc dù văn bản pháp quy đã được ban hành chiều cao khối máy chính (m).
và triển khai trong nhiều năm nay, nhưng thực tế cơ 3.3. Phương pháp tính lượng CO2 cần dùng để chữa
sở khoa học để trang bị hợp lý các dụng cụ chữa cháy buồng máy
cháy trên tàu cá, đặc biệt là trang bị các loại bình Lượng CO2 cần thiết để dập tắt đám cháy trong
chữa cháy bằng hóa học dạng xách tay như bình buồng máy được tính theo công thức [5]:
CO2, bình bọt, bình bột chưa được đề cập đến trong
các văn bản nêu trên, kể cả TCVN 7111:2002 - Quy QCO2 = (1)
phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ.

62 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Trong đó: Q - lượng CO2 cần tính (kg) 6. Các tiêu chí chọn lựa bình chữa cháy
h% - tỷ lệ phần trăm, thường bằng 30 - 40% - Có đặc tính kỹ thuật ưu việt về hóa chất dập
V là thể tích khoảng không thực của buồng lửa, hiệu quả dập lửa nhanh khi lửa mới phát sinh.
máy (m3) - Có kích thước và trọng lượng gọn nhẹ phù
V = V1 - V2 (2) hợp với khả năng thao tác của thuyền viên, dễ sử
dụng khi chữa cháy.
V1 = l1 * b1 * h1; V2 = l2 * b2 * h2 (3)
- Giá thành thấp.
Trong đó: V1 - Thể tích buồng máy (m ), V2 - Thể
3

tích cụm máy chiếm chỗ trong buồng máy (m3). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
l1, b1, h1 là chiều dài, chiều rộng, chiều cao
1. Thực trạng trang bị bình chữa cháy trên tàu
buồng máy (m);
lưới kéo xa bờ Khánh Hòa
l2, b2, h2 là chiều dài, chiều rộng, chiều cao khối
Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác
máy chính (m).
và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa tính
5. Phương pháp tính số lượng bình chữa cháy đến ngày 31/3/2012 toàn tỉnh có 287 tàu thuyền làm
cần trang bị cho tàu nghề lưới kéo xa bờ, trong đó nhóm công suất từ
- Lượng CO2 nạp vào bình tối thiểu phải bằng 90CV ÷ < 250CV có 190 chiếc, từ 250 ÷ 400CV có
lượng CO2 cần dùng để chữa cháy cho buồng máy. 82 chiếc và lớn hơn 400CV có 15 chiếc phân bố ở
- Căn cứ vào lượng CO2 lỏng được tính toán các xã Vĩnh Lương, Phước Đồng và phường Vĩnh
để chữa cháy trong buồng máy và đặc tính kỹ thuật Thọ [2]. Kết quả điều tra 30 tàu lưới kéo xa bờ về
của các loại bình được bán trên thị trường, chúng thực trạng trang bị dụng cụ chữa cháy cho thấy hầu
tôi chọn các phương án hợp lý để trang bị bình chữa hết các tàu không trang bị đúng theo quy định của
cháy cho tàu. pháp luật, cụ thể như sau:
Bảng 1. Mức độ trang bị dụng cụ chữa cháy của tàu điều tra
Số lượng tàu Số lượng Số lượng bình Bơm Xô, gàu chữa cháy
TT Dãi công suất (CV)
điều tra (chiếc) bình bột (cái) CO2 (cái) chữa cháy (%) (%)

1 90 ÷ < 250 20 0 0 100 100


2 250 ÷ 400 9 0 2 100 100
3 > 400 1 0 1 100 100

Từ bảng 1 cho thấy mức độ trang bị bình chữa cháy trên tàu lưới kéo xa bờ ở Khánh Hòa còn thấp, chưa
đáp ứng quy định hiện hành của Nhà nước. Chỉ có 3/30 tàu điều tra (chiếm 10%) có trang bị bình CO2 MT5.
Điều đó cho thấy công tác phòng cháy trên tàu chưa được ngư dân quan tâm đúng mức.
2. Thống kê thể tích buồng máy của tàu điều tra
Bảng 2. Thể tích buồng máy (V1) của tàu điều tra
Số lượng tàu khảo Thể tích V1 nhỏ Thể tích V1 lớn Thể tích V1 trung Độ lệch
TT Dãi công suất (CV)
sát (chiếc) nhất (m3) nhất (m3) bình (m3) chuẩn

1 90 ÷ < 250 20 10,95 20,32 15,019 ± 3,3283


2 250 ÷ 400 9 19,89 21,92 21,037 ± 0,63765
3 > 400 1 22,76 22,76 22,760 0

Bảng 3. Thể tích khối máy chính chiếm chỗ (V2) của tàu điều tra
Số lượng tàu Thể tích V2 Thể tích V2 Thể tích V2 Độ lệch
TT Dãi công suất (CV)
khảo sát (chiếc) nhỏ nhất (m3) lớn nhất (m3) trung bình (m3) chuẩn

1 90 ÷ < 250 20 3,19 6,23 4,351 ± 1,125

2 250 ÷ 400 9 6,35 8,35 7,597 ± 0,768

3 > 400 1 8,45 8,45 8,450 0

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 63


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Qua bảng 2 và bảng 3 cho thấy, thể tích buồng 3. Lượng CO2 cần thiết để chữa cháy ở buồng
máy của tàu lưới kéo xa bờ tăng theo công suất tàu. máy cho tàu lưới kéo xa bờ Khánh Hòa
Hay nói cách khác, tàu càng lớn thì thể tích buồng
Từ kết quả ở bảng 2 và bảng 3, áp dụng các
máy càng lớn. Do đó, việc trang bị các phương tiện,
dụng cụ phòng cháy và chữa cháy cũng phải tính công thức (1); (2); (3) tính toán lượng CO2 cần thiết
đến với các mức tăng thể tích này. để chữa cháy cho tàu lưới kéo xa bờ như sau:
Bảng 4. Lượng CO2 cần thiết để chữa cháy buồng máy của tàu điều tra
TT Dãi công suất V1 (m3) V2 (m3) V = V1 - V2 (m3) h% Q (kg)

1 90 - < 250 CV 15,019 4,351 10,668 40 7,62


2 250 - 400CV 21,037 7,597 13,440 40 9,6
3 > 400CV 22,760 8,450 14,310 40 10,2

Từ bảng 4 cho thấy, với thể tích buồng máy: 10,668m3; 13,440m3; 14,310m3 thì chỉ cần trang bị tối thiểu một
lượng CO2 hóa lỏng tương ứng: 7,62kg, 9,6kg và 10,2kg là có thể dập tắt được đám cháy.
4. Chọn bình chữa cháy trang bị cho tàu lưới kéo xa bờ Khánh Hòa
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có bán các loại bình chữa cháy có các thông số kỹ thuật và giá thành
được thể hiện ở bảng 5 và bảng 6:
Bảng 5. Thông số kỹ thuật của các loại bình bột dạng xách tay
Chủng loại MFZ2 MFZ4 MFZ8 MFZ35

Trọng lượng (kg) 2 ± 0,06 4 ± 0,08 8 ± 0,16 35 ± 0,09


Thời gian chữa cháy (s) ≥8 ≥9 ≥ 12 ≥ 20
Khoảng cách chữa cháy (m) ≥2 ≥ 2,5 ≥ 2,5 ≥4
Nhiệt độ làm việc ( C)
0
20 ÷ 55 20 ÷ 55 20 ÷ 55 10 ÷ 55
Áp suất làm việc (MPa) 1,2 2 2,2 3
Áp suất kiểm tra (MPa) 25 25 25 25
Giá thành (VNĐ) 410.000 530.000 690.000 1.800.000

Bảng 6. Thông số kỹ thuật của các loại bình CO2 dạng xách tay
Chủng loại MT2 MT3 MT5 MT24

Trọng lượng (kg) 2 ± 0,10 3 ± 0,10 5 ± 0,15 24 ± 1,2


Thời gian chữa cháy (s) ≥8 ≥8 ≥9 ≥ 20
Khoảng cách chữa cháy (m) ≥ 1,5 ≥ 1,5 ≥2 ≥4
Nhiệt độ làm việc ( C)
0
≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10
Áp suất làm việc (MPa) 2 3 4 10
Áp suất kiểm tra (MPa) -10 ÷ 55 -10 ÷ 55 -10 ÷ 55 -10 ÷ 55
Giá thành (VNĐ) 330.000 370.000 580.000 3.400.000

Từ bảng 5 và bảng 6 cho thấy mỗi loại bình chọn loại bình MFZ35 (35kg) và MT24 (24kg) lại quá
chữa cháy đều có những ưu điểm riêng của chúng. lớn, phải dùng đến xe đẩy, không thuận lợi cho việc
Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà ta có các chữa cháy trên tàu cá.
phương án lựa chọn loại bình nào cho phù hợp để Như vậy, chỉ có thể chọn loại bình MFZ4 (4kg),
trang bị. Vì là loại bình dạng xách tay, nên chỉ chọn bình MT3 (3kg) và bình MT5 (5kg) là những loại
những loại bình có trọng lượng vừa phải để người bình phù hợp để trang bị cho tàu vì chúng có trọng
sử dụng dễ thao tác. lượng vừa phải, có thể linh hoạt chữa cháy ở nhiều
Nếu chọn loại bình MFZ2 (2kg) và MT2 (2kg) vị trí khác nhau đồng thời phù hợp với khả năng đầu
thì quá nhỏ không thể đáp ứng việc chữa cháy, nếu tư trang bị của ngư dân.

64 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 7. So sánh thông số kỹ thuật của bình bột và bình CO2


Bình bột Bình CO2
Đặc tính kỹ thuật
MFZ4 MT3 MT5

Trọng lượng (kg) 4 ± 0,08 3 ± 0,10 5 ± 0,15


Thời gian chữa cháy (s) ≥9 ≥8 ≥9
Khoảng cách chữa cháy (m) ≥ 2,5 ≥ 1,5 ≥2
Nhiệt độ làm việc (oC) 20 ÷ 55 ≤ 10 ≤ 10
Áp suất làm việc (MPa) 2 3 4
Áp suất kiểm tra (MPa) 25 - 10 ÷ 55 - 10 ÷ 55
Giá thành (VNĐ) 530.000 370.000 580.000

Bảng 8. Các phương án chọn số lượng bình chữa cháy theo lượng CO2 hóa lỏng

Trọng lượng CO2 Phương án chọn lựa Tổng số bình


TT
tính toán (kg) MFZ4 (4kg) MT3 (3kg) MT5 (5kg)

1 7,62 0 1 1 2
2 9,6 1 1 1 3
3 10,2 1 1 1 3

5. Thảo luận 100% tàu lưới kéo xa bờ có trang bị bơm, xô,


Theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày gàu, chăn, bạt chữa cháy, nhưng chỉ có 10% trang
13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc bị bình chữa cháy trên tàu.
hướng dẫn thi hành Nghị định số 66/2005/NĐ-CP, - Có 10% tàu lưới kéo xa bờ ở Khánh Hòa trang
đối với tàu cá hoạt động trong phạm vi từ 24 hải bị bình CO2 để chữa cháy. Mức độ trang bị bình
lý trở lên đều phải trang bị 2 bình chữa cháy. Tuy chữa cháy trên tàu còn thấp, chưa đáp ứng quy định
nhiên, văn bản này không thấy đề cập đến thông hiện hành của Nhà nước về trang bị tối thiểu các
số kỹ thuật của các loại bình, không quy định cụ thể phương tiện phòng nạn trên tàu cá xa bờ.
trang bị bình chữa cháy cho đối tượng tàu cá nào, - Nhóm tàu lưới kéo xa bờ có công suất từ
hoạt động nghề gì, công suất bao nhiêu? 90CV ÷ < 250CV trang bị 2 bình chữa cháy, trong đó 1
Trong TCVN 7111:2002 - Quy phạm phân cấp bình CO2 loại 3kg (MT3) và 1 bình CO2 loại 5kg (MT5)
và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ cũng không đề cập đến là phù hợp với yêu cầu chữa cháy ở buồng máy.
việc trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy - Nhóm tàu lưới kéo xa bờ có công suất từ
và chữa cháy trên tàu cá cho các nghề ở Việt Nam. 250CV trở lên trang bị 3 bình chữa cháy, trong đó 1
Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với các văn bản bình bột loại 4kg (MFZ4), 1 bình CO2 loại 3kg (MT3)
pháp quy hiện hành, cho thấy: và 1 bình CO2 loại 5kg (MT5) là phù hợp với yêu cầu
- Nhóm tàu lưới kéo xa bờ có công suất từ chữa cháy ở buồng máy.
90CV ÷ < 250CV trang bị 2 bình chữa cháy là phù 2. Kiến nghị
hợp theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS về việc - Chủ tàu và thuyền trưởng cần phải trang bị
hướng dẫn thi hành Nghị định số 66/2005/NĐ-CP. đầy đủ các phương tiện đảm bảo an toàn cho tàu
- Nhóm tàu lưới kéo xa bờ có công suất từ hoạt động khai thác xa bờ, trong đó có việc trang bị
250CV trở lên cần phải trang bị 3 bình chữa cháy đầy đủ bình chữa cháy để dập tắt lửa khi mới phát
thay vì 2 bình thì mới có thể chữa cháy có hiệu quả sinh, đặc biệt là chữa cháy lửa dầu trong buồng máy.
trong buồng máy. - Cơ quan quản lý nghề cá thường xuyên mở
các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng các loại bình
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
chữa cháy nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho
1. Kết luận ngư dân trong công tác phòng cháy chữa cháy.
- Tàu thuyền nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Khánh Hòa - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các trang
phát triển mạnh nhưng mức độ trang bị an toàn còn bị phòng nạn trên tàu cá cho ngư dân hoạt động
thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quy định hiện hành. khai thác ở các tuyến từ 24 hải lý trở lên.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 65


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Thủy sản (2007), Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn Nghị định
số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
2. Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (2011), Thống kê tàu thuyền nghề cá.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam (2002), Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển cỡ nhỏ (Quy phạm 7111-2002).
4. Nguyễn Thái Hòa (2012), Nghiên cứu trang bị hợp lý bình cứu hỏa trên tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Đồ án tốt nghiệp
đại học, ngành An toàn hàng hải, khóa 50, Trường Đại học Nha Trang.
5. Nguyễn Hữu Lý (1999), Công tác thủy thủ, NXB Giao Thông Vận tải.
6. Nguyễn Đức Sĩ (2011), Bài giảng Xử lý sự cố hàng hải, Trường Đại học Nha Trang.
7. www.laodong.com.vn/Cháy+tàu+cá,+27+thuyền+viên+thoát+nạn. Ngày truy cập 20.7.2012
8. www.thanhnien.com.vn/bon-chiec-tau-boc-chay-du-doi-gan-cang-ca-hon-ro.aspx. Ngày truy cập 30.5.2012
9. www.vietnamnet.vn/chay-tau-ca--38-thuyen-vien-duoc-giai-cuu.html. Ngày truy cập 26.6.2012
10. http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/59321/tau-ca-chay-rui-tren-song-han.html. Ngày truy cập 15.2.2012

66 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

CHẾ TẠO SỢI TỪ ĐÁ BAZAL NÓNG CHẢY


BẰNG NGUỒN NHIỆT VI SÓNG

MICROWAVE MELTING OF THE BASALT ROCK AND FIBER SPINNING

Dương Tử Tiên1
Ngày nhận bài: 22/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Sợi bazal đã và đang được ứng dụng rộng dãi ở nhiều lĩnh vực là do cơ tính, tính chịu nhiệt cao cũng như tính kinh
tế và thân thiện môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành kiểm tra tính khả thi khi dùng phương pháp nấu
nóng chảy đá bazal từ nguồn nhiệt lò vi sóng. Thực nghiệm được tiến hành trên hệ thống những thiết bị được chúng tôi
thiết kế lắp đặt như lò vi sóng và hệ thống thu và kéo sợi liên hoàn. Các nồi nấu, thiết bị dùng để nấu chảy đá bazal được
thiết kế với nhiều đường kính lỗ kéo sợi (lỗ thoát của dòng bazal nóng chảy) khác nhau. Kết quả cho thấy có thể kéo được
sợi bazal liên tục với đường kính nhỏ tới 6μm bằng thiết bị thực nghiệm của chúng tôi. Đường kính của sợi bazal giảm phi
tuyến theo tốc độ kéo sợi gia tăng. Khoảng cách thu sợi (từ lỗ thoát của dòng bazal nóng chảy đến tang quấn) ảnh hưởng
nhỏ tới sự thay đổi đường kính của sợi khi kéo.
Từ khóa: Sợi bazal, nóng chảy, vi sóng, nồi nấu kim loại, hệ thống kéo sợi
ABSTRACT
The application field of the basalt fibers continues spreading out due to the eco-friendly, high mechanical and heat
resistant properties of the material. In this study, we carried out the feasibility test about the application of the microwave
furnace for melting basalt rocks. An experimental melt spinning system including a microwave furnace and a take-up
system adjustable easily to various manufacturing conditions was designed and installed. Crucible with various hole
diameters were also designed. Results showed that it was possible to manufacture continuous basalt fiber with the diameter
of about 6μm in the experimental system. The diameter of basalt fiber decreased nonlinearly, as take-up speed increased.
The drawing distance hardly affected the diameter variation of basalt fiber.
Keywords: Basalt fiber, melting, microwave, crucible, drawing system

I. ĐẶT VẤN ĐỀ rất lớn. Mức độ thay thế sợi thủy tinh của sợi bazal
Sợi bazal được phân loại cùng nhóm với các tùy theo các lợi điểm và các thành tựu đạt được
sợi vô cơ như sợi cacbon, sợi thủy tinh, sợi silic gần đây. Những thành tựu đạt được về công nghệ
và sợi kim loại. Nó là loại sợi thân thiện với môi kéo sợi và tính chất của sợi bazal đã được các nhà
trường, được chế tạo từ đá bazal tự nhiên với nghiên cứu [1-4] công bố nhiều trước đây, nhưng
thành phần gồm có các khoáng chất như plagiocla, không có công bố kèm theo về công nghệ chế tạo.
pyroxen, và olivin… theo phương pháp kéo nóng Trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng tạo sợi từ
chảy ở nhiệt độ khoảng 14500C. Khi so sánh với đá bazal tự nhiên bằng phương pháp nóng chảy
sợi cacbon và sợi thủy tinh thì tính kinh tế, kỹ thuật từ nguồn nhiệt của lò vi sóng. Bên cạnh đó ảnh
của sợi bazal nằm ở khoảng giữa. Cơ tính, tính hưởng của các điều kiện kéo sợi như đường kính
chịu nhiệt của sợi bazal tốt hơn sợi thủy tinh còn lỗ kéo sợi, tốc độ kéo sợi, khoảng cách thu sợi đến
giá thành thì thấp hơn sợi cacbon. Do đó khả năng sự thay đổi của đường kính sợi bazal đã được xác
phát triển ứng dụng của nó trong mảng sợi vô cơ là định qua thực nghiệm.

1
TS. Dương Tử Tiên: Khoa Xây dựng - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 67


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

II. VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP 3cm đủ để bố trí bộ phận dẫn dòng bazal nóng chảy
NGHIÊN CỨU ra ngoài an toàn mà cũng không để lượng vi sóng
lọt ra ngoài khu vực nung của lò vi sóng.
1. Hệ thống kéo sợi bazal nóng chảy
Quá trình chế tạo sợi từ đá bazal cơ bản được Bảng 1. Thông số kỹ thuật của lò vi sóng
tiến hành theo hai công đoạn sau: Nhiệt độ cực đại 16000C
- Công đoạn 1: Làm nóng chảy đá bazal Khu vực nung nóng 80 x80 x40 cm3
- Công đoạn 2: Kéo thành sợi theo đường kính
Tốc độ nung cực đại 1000C/phút
mong muốn từ đá bazal đã nóng chảy.
Trong nghiên cứu này, hệ thống kéo sợi bazal Khi nung: ±50C
Sai số nhiệt độ
nóng chảy được thiết kế và lắp đặt để dễ dàng thay Khi giữ cố định: ±30C
đổi điều kiện của quá trình chế tạo thể hiện trên hình 10 bước
1 gồm có khu vực nóng chảy và khu vực thu sợi. Chương trình điều khiển
(1 chương trình)

1.2. Nồi nấu


Yêu cầu của nồi nấu là phải chịu được nhiệt
độ cao, vi sóng truyền qua tốt và hoàn toàn không
ảnh hưởng đến thành phần của đá bazal nóng chảy.
Do đó chúng tôi lựa chọn nồi nấu ở đây có dạng
cốc bằng vật liệu alumina 99,8% nguyên chất có lỗ
đường kính 3mm ở đáy để có thể cho dòng bazal
nóng chảy đi xuống theo trọng lực (hình 2a). Phần
đáy dưới của nồi nấu được liên kết với một ống lót
(trụ rỗng) hở hai đầu. Phía dưới ống lót lại được đậy
lại bằng tấm đậy hình đồng xu có lỗ để cho dòng
bazal nóng chảy thoát ra ngoài (hình 2b). Ống lót
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống thực nghiệm kéo sợi và nắp đậy ống lót được chế tạo cũng cùng vật liệu
từ đá bazal nóng chảy alumina như nồi nấu.

Khu vực nóng chảy bao gồm có một nồi nấu


bằng vật liệu alumina đặt trong lò vi sóng và hệ
thống khúc xạ. Toàn bộ đá bazal được cho chảy
lỏng an toàn ở trong nồi nấu ở nhiệt độ khoảng
14500C. Trong khu vực thu sợi, bazal nóng chảy
được đưa ra ngoài theo đáy nồi nấu bằng trọng lực,
nguội dần trong không khí và được quấn vào ống
giấy gắn tại tang thu sợi. Đường kính của sợi bazal
trong quá trình kéo được khống chế bởi vận tốc kéo
dòng bazal đang nóng chảy. Do đó ta có thể thiết lập
mối quan hệ giữa đường kính của sợi bazal khi chế
tạo theo tốc độ kéo sợi trong khi các điều kiện khác
giữ không đổi.
1.1. Lò vi sóng
Trong nghiên cứu này lò vi sóng công suất 2kw
được lựa chọn như nguồn cung cấp nhiệt vì tính
kinh tế, giá thành thấp, thay đổi nhiệt độ dễ dàng và
dễ điều khiển. Nhiệt độ khu vực nấu của lò liên tục
được đo đạc bởi cảm biến nhiệt độ (B-type) và hiển
thị ra bảng phía trước của lò vi sóng. Nhiệt độ tại
Hình 2. Nồi nấu sử dụng cho các thực nghiệm
khu vực trong nồi nấu có thể điều chỉnh lên xuống
a) Nồi nấu đá bazal
chính xác thông qua thay đổi lượng sóng từ của lò
b) Nồi nấu đá bazal có gắn ống lót
vi sóng phát ra. c) Nồi nấu với các kích thước lỗ kéo sợi khác nhau (nhìn từ
Dưới đáy của lò vi sóng có một lỗ đường kính dưới lên)

68 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bazal nóng chảy từ nồi nấu đi xuống theo trọng dẫn dòng bazal nóng chảy ra ngoài.
lực được trữ lại trong khoang nhỏ của ống lót, thông 1.4. Hệ thống kéo sợi
số chiều dài của ống lót rất quan trọng bởi vì nhiệt Hệ thống
độ của khoang nhỏ này được truyền đến hầu hết kéo sợi được
từ nồi nấu phía trên. Chúng tôi đã xác định được lắp đặt phía
qua thực nghiệm với chiều dài 20mm của ống lót dưới lò vi
là phù hợp nhất với nồi nấu và các thiết bị thực sóng dùng để
nghiệm này. Bazal nóng chảy và hòa trộn hoàn toàn quấn và điều
tại khoang ống lót sẽ nguội dần khi qua lỗ kéo sợi khiển đường
đi ra ngoài không khí tới hệ thống thu sợi. Lỗ cỡ tại kính của sợi
đáy của khoang chứa của ống lót đóng vai trò chức bazal khi kéo
năng như nơi nhả tơ sợi (nhện). (hình 4).
Để xác định sự thay đổi của đường kính sợi Bazal nóng
bazal được tạo ra theo kích thước lỗ kéo sợi của chảy từ nồi
dòng bazal nóng chảy chúng tôi đã lựa chọn ba cỡ nấu trong lò vi
của đường kính lỗ là: 2mm; 2,5mm và 3mm để thực sóng được
nghiệm (hình 2c). Để cho dòng bazal nóng chảy lưu dẫn đến ống
thông dễ dàng và quá trình kéo sợi đạt chất lượng quấn sợi bằng
tốt thì bề mặt trong của ống lót và lỗ cỡ kéo sợi đũa thủy tinh.
được chế tạo chính xác với độ nhám bề mặt đạt Ống quấn sợi
mức tinh (khoảng cấp 11 theo Tiêu chuẩn Nhà nước Hình 4. Hình ảnh hệ thống
được bố trí kéo sợi
Việt Nam). phía dưới lò vi
1.3. Hệ thống chịu nhiệt sóng có đường kính 150mm, được dẫn động bởi
Nồi nấu đá bazal và khu vực phụ cận nung môtơ điện một chiều. Tốc độ của môtơ được điều
nóng nhiệt độ được điều chỉnh và giữ không đổi bởi khiển bởi máy vi tính. Chúng tôi có thể thay đổi
năng lượng vi sóng. Do đó cần một hệ thống có kết đường kính sợi trong quá trình kéo bằng cách thay
cấu chịu được nhiệt cao để giữ nhiệt cho khu vực đổi tốc độ môtơ được điều khiển từ máy vi tính. Sợi
nung nóng và cố định nồi nấu trong suốt quá trình bazal kéo ra được quấn vào ống giấy gắn trên tang
kéo sợi (hình 3). quấn. Chiều cao của tang quấn được thay đổi
Hệ thống chịu nhằm tìm được ảnh hưởng của khoảng cách thu
nhiệt có cấu trúc sợi đến đường kính sợi, và độ dao động đường
hình hộp chữ nhật kính sợi khi kéo. Bazal nóng chảy được coi như
bao lấy thể tích chất lỏng có độ nhớt, nó đi xuống theo trọng lực và
khoảng 60cm3
có thể xem lưu lượng không đổi khi chảy qua lỗ
chế tạo từ vật liệu
kéo sợi (lỗ thoát) có tiết diện cố định. Dòng bazal
ceramic có thể chịu
nóng chảy này sẽ nguội dần trong không khí và
được nhiệt độ đến
chuyển xang pha rắn khi càng xa lỗ kéo sợi. Như
15000C và truyền vi
vậy phần chưa chuyển xang pha rắn (cả phần rắn
sóng. Silicon Carbide
và lỏng xen kẽ) sẽ có tiết diện nhỏ lại dần khi vận
Hình 3. Nồi nấu cùng hệ thống (SiC) ở dạng thanh,
chịu nhiệt tốc kéo sợi tăng lên. Nếu tang quấn quá gần lỗ
ống, tấm và bột
thoát thì sợi bazal chưa kịp rắn lại nên chúng sẽ
được gắn xung quanh khu vực nung nóng nhằm gia
dính với nhau trên ống quấn, còn nếu khoảng cách
tăng và định hướng hấp thụ vi sóng để gia nhiệt. Tùy
thu sợi quá xa thì dao động dẫn đến hệ thống
theo mức độ gia nhiệt theo thời gian mà có thể rút
không ổn định (lệch đường kính sợi thu được..).
ngắn thời gian đạt đến nhiệt độ nóng chảy của đá
Trong nghiên cứu này khoảng cách thu sợi được
bazal. Thời gian tăng nhiệt từ 00C đến 14000C là vào
chọn từ 500mm đến 900mm.
khoảng 40phút. Tấm đáy bằng ceramic chịu nhiệt có
để một lỗ đường kính 2,98cm, lỗ này để cố định nồi 2. Nguyên liệu
nấu vào kết cấu chịu nhiệt. Liên kết bộ phận chịu Nguyên liệu đầu vào cùng các điều kiện kỹ
nhiệt ceramic và nồi nấu đá bazal là bột hồ ceramic thuật của quá trình công nghệ là những nhân tố rất
(ceramic glue). Bố trí một lỗ đường kính 4cm dưới quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
cùng tấm gạch ceramic chịu nhiệt để lắp đặt ống lót sợi bazal liên tục chế tạo ra. Bảng 2 trình bày thành

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 69


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

phần của đá bazal sử dụng trong thực nghiệm. Đây cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ lệch (dao động)
là loại đá bazal được công ty Secotech(Secotech đường kính của sợi bazal trong quá trình kéo. Do đó
Ltd, Hwaseoung, 447-961, Korea) nhập khẩu từ Việt độ nhớt của bazal nóng chảy là thông số rất quan
Nam để sản xuất sợi bazal cung cấp cho Phòng thí trọng đặc biệt là trong quá trình kéo sợi. Độ nhớt
nghiệm của chúng tôi. của đá bazal nóng chảy phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt
Mặc dù thực nghiệm kéo sợi thực hiện đã cố độ của nó, ngoài ra thành phần và kích thước của
gắng giữ cố định trong cùng một điều kiện, nhưng nguyên liệu đá cũng dẫn đến sự dao động nhiệt độ
dòng bazal lỏng có thể thỉnh thoảng rơi thành giọt từ hay độ nhớt. Đá bazal tự nhiên là tổng hợp của rất
lỗ kéo sợi nguyên liệu lỏng do độ nhớt quá cao của nhiều thành phần, và mỗi loại đá thì thành phần lại
bazal nóng chảy. Mặt khác nó thỉnh thoảng xảy ra khác nhau, do đó để nhận được sự đồng nhất về
trường hợp dòng bazal nóng chảy bị gián đoạn từng thành phần chúng tôi đã nghiền đá nhỏ ra đến cỡ
phần do độ nhớt quá thấp. Độ nhớt không ổn định 2x2mm2.
Bảng 2. Thành phần của đá bazal sử dụng cho thực nghiệm
Thành phần SiO2 Al2O3 Fe2O3 MgO CaO Na2O K 2O TiO2 P2O4

Phần trăm
khối lượng 53,65 20,30 9,42 2,14 9,20 2,07 1,84 1,21 0,17
(%)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Hình 5 là hình chụp bề mặt của sợi bazal bởi SEM được tạo ra từ hệ thống kéo sợi từ đá bazal nóng chảy
trên. Sợi bazal tạo được đồng dạng có tiết diện tròn và bề mặt nhẵn như thủy tinh (hình 5b).

Hình 5. Hình ảnh của sợi bazal


a) Theo chiều dài sợi, b) Theo mặt cắt ngang sợi

Tốc độ kéo sợi ảnh hưởng đến đường kính sợi


bazal khi kéo, mối quan hệ giữa đường kính sợi và
tốc độ kéo với các lỗ kéo sợi có đường kính là 2mm,
2,5m và 3mm được thể hiện trên hình 6. Kết quả
thực nghiệm ở trên phù hợp với lý thuyết, với các lỗ
thoát thực nghiệm đã chọn trên đường kính của sợi
bazal giảm phi tuyến theo tốc độ kéo sợi gia tăng.
Mối quan hệ giữa tốc độ kéo sợi và đường kính sợi
được biểu diễn qua các hàm số gần đúng thể hiện
trên đồ thị hình 6. Với cùng một vận tốc kéo sợi như
nhau, khi sử dụng lỗ kéo sợi có kích thước nhỏ hơn Hình 6. Quan hệ giữa đường kính sợi bazal theo tốc độ kéo
sẽ tạo ra được đường kính sợi nhỏ hơn. với các kích thước lỗ kéo sợi khác nhau

70 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Quá trình kéo sợi bazal nóng chảy có thể tạo được sợi có đường kính nhỏ đến 6µm tương ứng với các điều
kiện thực nghiệm là: lỗ kéo sợi có đường kính là 2mm và tốc độ kéo là 1790 m/ph.
Sự dao động về giá trị (độ lệch) của đường kính sợi bazal trong quá trình chế tạo là không thể tránh được.
Khi cố định các điều kiện kéo sợi như tốc độ kéo sợi là 1790 m/ph, lỗ kéo sợi có đường kính là 2mm thì chúng tôi
nhận thấy khoảng cách kéo sợi không có ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi đường kính của sợi bazal (hình 7).

Hình 7. Đường kính của sợi bazal theo khoảng cách thu sợi khi tốc độ kéo là 1790 m/ph

IV. KẾT LUẬN


Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thiết kế và chế tạo được một hệ thống thiết bị mới dùng để chế tạo sợi
từ đá bazal. Với hệ thống trên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tạo được sợi bazal đạt đến đường kính 6µm.
Đường kính sợi bazal giảm phi tuyến tính theo tốc độ gia tăng của tốc độ kéo sợi và hàm số có độ dốc khác
nhau với các kích thước lỗ kéo sợi khác nhau. Khoảng cách kéo sợi không ảnh hưởng nhiều đến đường kính
của sợi bazal trong quá trình kéo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dylmar Penteado Dias, Clelio Thaumaturgo, 2005. Fracture toughness of geopolymeric concretes reinforced with basalt
fibers. Cement & Concrete Composites, 27, 49–54.
2. Gur’ev V.V., Neproshin E.I., and Mostovoi G.E., 2001. The Effect of Basalt Fiber Production Technology on Mechanical
Properties of Fiber. Glass and Ceramics, 58, 62-65.
3. Militky J., Kovacic V., and Rubnerova J., 2002. Influence of thermal treatment on tensile failure of basalt fibers, Engineering
Fracture Mechanics, 69, 1025-1033.
4. Rabinovich F.N.; Zueva V.N.; Makeeva L.V., 2001. Stability of Basalt Fibers in a Medium of Hydrating Cement. Glass and
Ceramics, 58, 431-434.
5. Wang G. J., Liu Y. W., Guo Y. J., Zhang Z. X., Xu M. X., and Yang Z. X., 2007. Chemical Durability and Mechanical
Properties of Alkali-proof Basalt Fiber and its Reinforced Epoxy Composites. Surface & Coating Technology, 201,
6565-6568.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 71


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BẢO QUẢN SẢN PHẨM
CÁ CƠM SĂNG LUỘC CHÍN SẤY KHÔ

PERFECTING THE PROCESSES PRESERVING DRIED


ANCHOVIES COOKED PRODUCTS

Nguyễn Anh Tuấn1, Hồ Thị Tuyết Minh2


Ngày nhận bài: 12/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 22/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu trong bài này cho thấy, việc áp dụng quy trình sản xuất sản phẩm cá cơm săng sấy khô có xử lý
ngâm qua dung dịch chất phụ gia thực phẩm (Sorbitol 0,5M + Acid Ascorbic 0,4%, thời gian ngâm 20 phút, tỉ lệ cá: dung
dịch nước ngâm 1:3; luộc ở 1000C thời gian 2÷3 phút; sấy khô ở nhiệt độ 350C, vận tốc gió 2m/s trong thời gian 6,5 giờ đến
độ ẩm ≤ 20%), bao gói bằng cách dùng bao PA hoặc bao nhôm tráng PE hút chân không, bảo quản được ít nhất một tháng
ở nhiệt độ 0÷4oC và ít nhất bốn tháng ở nhiệt độ -20±2oC. Sản phẩm có chất lượng cao hơn và bảo quản được lâu hơn so
với phương pháp dùng túi PE thông thường.
Từ khóa: cá cơm, khô cá cơm, bảo quản, bao gói hút chân không
ABSTRACT
The research results in this article suggests that the application process for producing products dried anchovies are
soaked in the solution processing additives food (Sorbitol 0.5 m + Ascorbic Acid 0.4%, soak 20 minutes, the ratio of fish:
aqueous =1:3; boiled in 2÷3 minutes at 100oC; dried at temperatures 35oC, wind velocity 2m/s during 6.5 hours, humidity
≤ 20%), packaging by using PA bag or aluminum coated PE bag, vacuum, products going to preserve at least a month at
temperatures 0÷4oC and at least four months at temperatures -20 ± 2oC. The product will be higher quality and preservation
is much longer than conventional methods use PE.
Keywords: anchovy, dried anchovies, preserved, vacuum packaging

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nay có nhiều phương pháp để bảo quản và nâng


Cá Cơm khô là mặt hàng rất được ưa chuộng cao chất lượng sản phẩm, tuy nhiên đối với cá cơm
tại thị trường Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Đài khô vẫn chưa có nghiên cứu có tính khoa học và hệ
Loan... đem lại giá trị kinh tế cao cho ngành Thủy thống. Do đó, việc nghiên cứu biến đổi của cá Cơm
sản Việt Nam. Theo đánh giá của VASEP, so với săng khô trong quá trình bảo quản và biện pháp bảo
các nước đang xuất khẩu cá Cơm như Thái Lan, quản hiệu quả là vấn đề cấp thiết, cần cho các làng
Trung Quốc... thì nguyên liệu cá Cơm săng Việt nghề chế biến truyền thống tại Quảng Bình nói riêng
Nam có chất lượng và thành phần dinh dưỡng hơn và cho các cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô vừa
hẳn, nhưng sản phẩm sau chế biến lại có giá trị kinh và nhỏ của các xã bãi ngang ven biển nói chung.
tế thấp hơn [9]. Nguyên nhân một phần là do công
nghệ chế biến của chúng ta còn khá thủ công, phần II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
khác là do không dự báo và kiểm soát được các 1. Nguyên vật liệu
biến đổi có hại trong quá trình bảo quản sản phẩm, - Cá Cơm săng [2], [8]: cá Cơm săng Stolephorus
đặc biệt là các sản phẩm chế biến trong dân. Hiện tri có chiều dài thân từ 4÷6cm được thu mua tại

1
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
2
ThS. Hồ Thị Tuyết Minh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình

72 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

cảng cá Vĩnh Trường - Nha Trang. Yêu cầu nguyên 2. Phương pháp đánh giá, phân tích
liệu còn tươi, không có hiện tượng hư hỏng. Nguyên Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh theo TCVN 5649:2006.
liệu thu mua xong được bảo quản bằng đá xay ở Đánh giá cảm quan theo tiêu chuẩn TCVN 3215-79.
0÷4oC trong thùng xốp cách nhiệt và vận chuyển Xác định mức độ oxi hóa lipid bằng chỉ số
ngay về phòng thí nghiệm. perocid TCVN 6121:2007. Xác định hàm lượng
- Sorbitol (INS: 420) [1], [11], [13], [14]: công
NH3 bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn. Phân
thức C6H14O6, dạng dung dịch trong suốt, không
tích tại Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học & môi
mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy
1100C, giới hạn cho phép 35.000mg/kg. trường, Trường Đại Học Nha Trang và tại Viện
- Acid ascorbic (INS: 300) [1], [11], [13]: Công Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang. Xử
thức C6H8O6, dạng bột tinh thể trắng, không mùi, lý số liệu thực nghiệm theo phương pháp thống kê
điểm chảy khoảng 1900C kèm theo phân hủy, giới và vẽ đồ thị với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft
hạn cho phép 400mg/kg. Excel 2007.

3 . Bố trí thí nghiệm

Cá Cơm sau khi xử lý phụ gia, luộc chín, sấy khô

Bao gói PE thông thường


Bao gói PA hút chân không Bao gói Nhôm tráng PE
(đối chứng)

Bảo quản

Nhiệt độ (0C): Thời gian (tháng):


Nhiệt độ phòng; 0÷4; -20±2 1; 2; 3; 4

Đánh giá các chỉ tiêu:

Vi sinh vật Cảm quan Chỉ số peroxyde Hàm lượng NH3

Khuyến cáo thời gian và điều kiện bảo quản thích hợp
Hình 1. Bố trí thí nghiệm hoàn thiện chế độ bảo quản khô cá cơm săng

Cá Cơm sau khi loại bỏ tạp chất, rửa sạch để hành bao gói bằng túi PA hút chân không và túi
ráo và cân lấy mẫu. Các mẫu được xử lý tẩm phụ nhôm tráng PE hút chân không, hàn kín sau đó đưa
gia thực phẩm: dung dịch Sorbitol 0,5M kết hợp Acid vào bảo quản ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau:
Ascorbic 0,4% thời gian ngâm 20 phút, tỉ lệ cá: dung Nhiệt độ phòng, bảo quản lạnh: 0÷40C, bảo quản
dịch nước ngâm là 1:3; luộc ở 1000C thời gian 2÷3 đông: -20 ± 20C. Sau mỗi tháng bảo quản thì tiến
phút; sấy khô ở nhiệt độ 35 C, vận tốc gió 2m/s, thời
0
hành lấy mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu, dựa vào kết
gian sấy 6,5 giờ, sấy đến độ ẩm ≤ 20% (kế thừa kết quả đánh giá để khuyến cáo thời gian và điều kiện
quả nghiên cứu của Hồ Thị Tuyết Minh [6]). Tiến bảo quản thích hợp cho sản phẩm.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 73


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


1. Ảnh hưởng của điều kiện và thời gian bảo quản lên chất lượng cảm quan của sản phẩm

Hình 2. Biến đổi điểm cảm quan của sản phẩm theo thời Hình 3. Biến đổi điểm cảm quan của sản phẩm theo thời gian
gian bảo quản ở nhiệt độ phòng bảo quản ở 0 ÷ 4oC

Hình 2 cho thấy, cùng một thời gian bảo quản thì
sản phẩm đựng trong bao bì nhôm tráng PE là tốt
nhất, đựng trong bao PE (như cách bảo quản thông
thường của người dân) là kém nhất.
Hình 3 và 4 cho thấy, sản phẩm bảo quản trong
bao bì PE thì chất lượng giảm nhanh hơn nhiều so với
dùng bao bì PA và nhôm tráng PE.
Có thể giải thích do bì nhôm tráng PE có khả
năng chống thấm ẩm và khí tốt hơn bao PA và PE, có
khả năng ngăn cản sản phẩm tiếp xúc với ánh sáng.
Hình 4. Biến đổi cảm quan của sản phẩm theo thời gian Nhờ vậy hạn chế được phản ứng ôxi hóa lipid, sự
bảo quản ở nhiệt độ -20 ± 2oC phân giải của enzyme và vi sinh vật hiếu khí.
2. Ảnh hưởng của điều kiện và thời gian bảo quản lên chỉ số peroxyde của sản phẩm

Hình 5. Biến đổi chỉ số peroxyde của sản phẩm theo Hình 6 Biến đổi chỉ số peroxyde của sản phẩm theo
thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng thời gian bảo quản ở nhiệt độ 0 ÷ 40C

Hình 5, 6 và 7 cho thấy: sản phẩm chứa trong bao nhôm


tráng PE và bao PA tốt hơn bao PE. Cùng một loại bao bì
thì việc bảo quản ở 0÷ 40C và ở -20 ± 20C chỉ số peroxyde
chênh lệch là không nhiều. Vì vậy để giảm chi phí vận hành
thì cần thiết nên lựa chọn nhiệt độ bảo quản phù hợp theo
thời gian yêu cầu vì thực nghiệm cho thấy nhiệt độ bảo
quản giảm xuống 10C sẽ làm cho chi phí vận hành tăng lên
Hình 7. Biến đổi chỉ số peroxyde của sản phẩm theo
thời gian bảo quản ở -20 ± 20C từ 4 - 5%.

74 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

3. Ảnh hưởng của điều kiện và thời gian bảo quản lên hàm lượng NH3 của sản phẩm

Hình 8. Biến đổi hàm lượng NH3 của sản phẩm theo thời Hình 9. Biến đổi hàm lượng NH3 của sản phẩm theo thời gian
gian bảo quản ở nhiệt độ phòng bảo quản ở 0 ÷ 40C

Hình 8, 9, 10 cho thấy, cùng một thời gian và nhiệt độ


bảo quản thì sản phẩm đựng trong bao bì PA và bao bì
nhôm tráng PE có hàm lượng NH3 tạo ra thấp hơn đáng
kể so với cách bảo quản thông thường của người dân (chỉ
đựng trong bao bì PE).
Ở cùng một nhiệt độ bảo quản thì chênh lệch về hàm
Hình 10. Biến đổi hàm lượng NH3 của sản phẩm theo thời lượng NH3 của sản phẩm ở hai loại bao bì PA và bao
gian bảo quản ở nhiệt độ -20±20C
nhôm tráng PE là rất ít.
4. Kết quả kiểm tra về vi sinh vật
Bảng 1. Kết quả kiểm tra vi sinh vật của sản phẩm sau 1 tháng bảo quản ở 0÷40C
Điều kiện bao gói
STT Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính TCVN 5649:2006 Nhôm tráng PE
PE PA chân không
chân không

1 Tổng số VSV hiếu khí KL/ml ≤106 8,6.103 7,3.102 7.102


2 E.coli KL/ml ≤10 0 0 0
3 S.aureus KL/ml ≤10 2
0 0 0
4 Salmonella KL/25ml 0 0 0 0
5 Tổng bào tử nấm men - nấm mốc BT/ml ≤103 0 0 0

Bảng 2. Kết quả kiểm tra vi sinh vật của sản phẩm sau 4 tháng bảo quản ở -20 ±20C
Điều kiện bao gói
STT Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính TCVN 5649:2006 Nhôm tráng PE
PE PA chân không
chân không

1 Tổng số VSV hiếu khí KL/ml ≤106 5.105 0,8.105 0,3.105


2 E.coli KL/ml ≤10 0 0 0
3 S.aureus KL/ml ≤10 2
0 0 0
4 Salmonella KL/25ml 0 0 0 0
5 Tổng bào tử nấm men – nấm mốc BT/ml ≤10 3
1,4.10 2
2,2.10 1
1,8.101

Bảng 1 và 2 cho thấy, sau một tháng bảo quản phẩm đựng trong bao bì PA và bao nhôm tráng PE
ở nhiệt độ 0÷40C và sau bốn tháng bảo quản ở không thấm khí và thấm ẩm được hút chân không
-20±20C tất cả các mẫu đều đạt yêu cầu về vệ sinh đã hạn chế được sự xâm nhập của vi sinh vật từ
đối với thuỷ sản khô theo TCVN 5649:2006. Sản môi trường bên ngoài vào, cũng như ức chế sự hoạt

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 75


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

động của vi sinh vật nội tại. Đặc biệt do hàm lượng Nếu bảo quản đến 4 tháng: Nên dùng bao PA
ôxi ở trong các mẫu bao gói này ít nên tổng số vi để bao gói, bảo quản ở -20 ± 20C.
sinh vật hiếu khí thấp hơn so với mẫu đựng trong Chênh lệch chất lượng giữa sản phẩm được
bao bì PE thông thường. bao gói PA và bao gói nhôm tráng PE là không
Tổng hợp tất cả kết quả thí nghiệm cho phép nhiều, vì vậy cho phép lựa chọn bao bì PA nhằm
đưa ra các kiến nghị sau: giảm bớt chi phí.
Không nên bảo quản cá cơm săng khô ở nhiệt 5. Đề xuất quy trình công nghệ sản xuất và bảo
độ phòng vì chất lượng giảm rất nhanh. quản khô cá cơm săng
Nếu bảo quản đến 1 tháng: Nên dùng bao PA Từ kết quả nghiên cứu và thảo luận trên cho
để bao gói, bảo quản ở 0 ÷ 40C. phép đưa ra quy trình công nghệ sấy cá cơm săng
Nếu bảo quản đến 2 tháng: Nên dùng bao nhôm có xử lý phụ gia chống ôxi hóa lipid và bảo quản cá
tráng PE, bảo quản ở 0 ÷ 40C. cơm săng sau khi sấy như sau:

Cá cơm săng nguyên liệu



Rửa, phân loại, để ráo

Xử lý phụ gia:
Ngâm dung dịch Sorbitol 0,5M + Acid Ascorbic 0,4%;
thời gian: 20 phút; Nhiệt độ dung dịch: 1÷40C

Luộc ở 100 C; thời gian 2÷3 phút
0


Sấy lạnh ở t = 35 C, v = 2m/s, φ=20-40% (hoặc phơi khô)
0

Độ ẩm cá khô đạt được ≤ 20%



Bao gói PA hút chân không

Bảo quản không quá 1 tháng ở 0 ÷ 40C/ không quá 4 tháng ở -20 ± 20C
Hình 11. Quy trình chế biến và bảo quản khô cá cơm săng đề xuất

- Kết quả sản xuất thử theo quy trình đề xuất:


Bảng 3. Kết quả phân tích hàm lượng protein, NH3 và peroxyde của cá cơm săng sấy khô
Cá cơm săng sấy lạnh có Cá cơm săng sấy lạnh đối Cá cơm săng
Chỉ tiêu phân tích
phụ gia chứng phơi nắng

Protein (%) 64,49 56,7 46,82


NH3 (mg/ 100g) 15,3 17,87 45,63
Chỉ số peroxyde (meq/kg) 2,79 7,96 10,03

Bảng 4. Kết quả kiểm tra vi sinh vật của sản phẩm sản xuất theo quy trình đề xuất
STT Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính TCVN 5649:2006 Kết quả

1 Tổng số VSV hiếu khí KL/ml ≤10 6


0,2x102
2 E.coli KL/ml ≤10 0
3 S.aureus KL/ml ≤10 2
0
4 Salmonella KL/25ml 0 0
5 Tổng bào tử nấm men - nấm mốc BT/ml ≤10 3
0

76 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Kết quả phân tích cho thấy mẫu phơi nắng IV. KẾT LUẬN
thông thường có hàm lượng protein thấp hơn Áp dụng quy trình sản xuất sản phẩm cá cơm
nhiều so với mẫu sấy lạnh không và có xử lý phụ săng sấy khô có xử lý ngâm qua dung dịch chất
phụ gia thực phẩm (dung dịch Sorbitol 0,5M + Acid
gia. Hàm lượng NH3 và chỉ số peroxyde của mẫu
Ascorbic 0,4%, thời gian ngâm 20 phút, tỉ lệ cá:
được xử lý phụ gia thấp hơn hẳn so với hai mẫu dung dịch nước ngâm 1:3; luộc ở 1000C, thời gian
còn lại. Về chỉ tiêu vi sinh, mẫu được sản xuất 2÷3 phút; sấy khô ở nhiệt độ 350C, vận tốc gió 2m/s,
theo quy trình đề xuất đạt yêu cầu về vệ sinh đối thời gian sấy 6,5 giờ, sấy đến độ ẩm ≤ 20%), bao gói
với sản phẩm thuỷ sản khô theo TCVN 5649:2006. bằng cách dùng bao PA hoặc bao nhôm tráng PE
hút chân không, bảo quản được ít nhất một tháng
Mẫu được sản xuất theo quy trình đề xuất cũng
ở nhiệt độ 0÷4oC và ít nhất bốn tháng ở nhiệt độ
đã được kiểm tra dư lượng sorbitol và acid -20±2oC, sản phẩm có chất lượng cao hơn và bảo
ascorbic đều dưới giới hạn cho phép theo quy quản được lâu hơn so với phương pháp dùng túi PE
định của Bộ Y tế. thông thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2001), Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
2. Nguyễn Trọng Cẩn - Đỗ Minh Phụng (1996), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản tập I-II, NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Trọng Cẩn - Đỗ Minh Phụng (1996), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản tập I-II, NXB Nông nghiệp.
4. Nguyễn Xuân Duy (2009), Ảnh hưởng của chất chống ôxi hóa lên sự ngăn chặn ôxi hóa chất béo của sản phẩm cá hồi đông
khô trong quá trình làm khô, Hội nghị khoa học và công nghệ lần thứ 11, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh.
5. Vũ Thị Kim Ninh (1987), Phương pháp chế biến thủy sản khô và chín, NXB Nông nghiệp.
6. Hồ Thị Tuyết Minh (2011), nghiên cứu biến đổi của cá Cơm săng khô trong quá trình chế biến, bảo quản và biện pháp ngăn
ngừa phản ứng ôxi hóa lipid, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Nha Trang.
7. Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự (1995), Danh mục cá biển Việt Nam tập III, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
8. Trung tâm Thông tin KHKT và Kinh tế Thủy sản (2005), Phần mềm tra cứu một số loài cá biển thường gặp ở Việt Nam.
9. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam http://www.vasep.com.vn/
Tiếng Anh
10. Afaf Kamal-Eldin (2003), Lipid Oxidation Pathways, AOCS Publishing, Chapter 1 & 4.
11. Jim Smith and Lily Hong-Shum (2003), Food Additives Data Book, Blackwell Science.
12. Shahidi F. and Wanasundara U. N. (2002), Methods for measuring oxidative rancidity in fats and oils, Food Lipids: Chemistry,
Nutrition and Biotechnology, by Casmir C. Akoh and David B. Min (eds), Marcel Dekker, New York, NY, 840. pages, 1998.
13. Tomokazu Kubo and Hiroki Saeki (2001), Role of sorbitol in manufacturing dried seafood from heated squid meat, Fisheries
science, 67, pp. 524-529, Graduate School of Fisheries Sciences, Hokkaido University, Hakodate, Hokkaido 041-8611, Japan.
14. Zensuke Iseya, Tomokazu Kubo and Hiroki Saeki (2000), Effect of sorbitol on moisture transportation and textural change of
fish and squid meats during curing and drying processes, Fisheries science, 66, pp. 1144-1149, Graduate School of Fisheries
Science, Hokkaido University, Hakodate, Hokkaido 041-8611, Japan.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 77


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

KHẢ NĂNG TIÊU HÓA CÁC NGUYÊN LIỆU ĐỘNG VẬT Ở BIỂN VÀ
THỰC VẬT TRÊN CẠN Ở TÔM HÙM BÔNG PANULIRUS ORNATUS

APPARENT DIGESTIBILITY OF SELECTED MARINE AND TERRESTRIAL PLANT


FEED INGREDIENTS FOR SPINY LOBSTER PANULIRUS ORNATUS

Lê Anh Tuấn1
Ngày nhận bài: 05/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 18/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Nghiên cứu này thông báo khả năng tiêu hóa chất khô (DM), protein thô (CP), lipid tổng số (TL) và năng lượng thô
(GE) đối với ba nguyên liệu động vật biển và hai nguyên liệu thực vật trên cạn ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) sắp
trưởng thành, cỡ 200 - 300g. Khả năng tiêu hóa được xác định bằng thủ tục thay thế với oxit crom làm chất đánh dấu. Các
nguyên liệu kiểm tra được đưa vào ở mức thay thế 300 g kg−1. Trong thí nghiệm này, các tổ hợp thức ăn (n=6, gồm thức
ăn tham khảo và 5 thức ăn có thay thế) được cung cấp cho tôm hùm thí nghiệm có gắn túi bong bóng để thu phân. Việc gắn
túi thu phân này giúp tránh thất thoát phân do tiếp xúc với nước biển. Các độ tiêu hóa về DM, CP, TL và E lần lượt được
xác định như sau: 68, 83, 50 và 74% đối với bã đậu nành Ấn Độ; 30, 74, 50 và 46% đối với gluten bột mì; 70, 83, 62 và
65% đối với bột cá Kiên Giang; 79, 89, 63 và 86% đối với bột cá Pê-ru; 38, 82, 62 và 34% đối với bột ruốc khô Nha Trang.
Từ khóa: tôm hùm bông, khả năng tiêu hóa, oxit crom, thức ăn, dinh dưỡng
ABSTRACT
This study reports the dry matter (DM), crude protein (CP), total lipid (TL) and gross enenergy (GE) apparent
digestibilities of three marine animal and two terrestrial plant feed ingredients using sub-adult tropical spiny lobster
(Panulirus ornatus) of 200–300 g. Apparent digestibility was determined using standard substitution procedures and
employing chromic oxide as the digestibility marker. Test ingredients were used at a substitution rate of 300 g kg - 1 for all
ingredients. In the digestibility experiment (n=6, the reference and five substituted) diets were fed to lobsters fitted with a
balloon fecal collection device. This enabled the collection of voided feces without contact with seawater and subsequent
leaching losses. The derived DM, CP, TL and E apparent digestibilities respectively were: 68, 83, 50 and 74% for Indian
solvent-extracted soybean meal; 30, 74, 50 and 46% for wheat gluten; 70, 83, 62 and 65% for Kien Giang fish meal; 79,
89, 63 and 86% for Peruvian fish meal; 38, 82, 62 and 34% for Nha Trang Acetes meal.
Keywords: spiny lobster, digestibility, chromic oxide, diet, nutrition

I. ĐẶT VẤN ĐỀ hiệu của sự phát triển thiếu bền vững như việc cho
Nuôi thương phẩm tôm hùm ngày càng trở ăn bằng thức ăn tươi đã gây áp lực lên nguồn lợi
thành một nghề quan trọng ở khu vực châu Á - Thái thủy sản ven bờ, hệ số thức ăn kém (FCR = 20-30)
Bình Dương và vùng biển Ca-ri-bê (Jeffs and Davis, với các tác động xấu lên môi trường (N.B.T. An và
2003; Tuan and Mao, 2004; Perera et al., 2005). Ở L.A. Tuấn, 2012). Việc phát triển thức ăn viên hoàn
nước ta, sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt gần chỉnh đã và đang được xem là một trong những
2.000 tấn/năm với giá trị gần 100 triệu Đô-la Mỹ vào ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển bền vững nghề
niên vụ 2005-2006 (Tuan L.A., 2011). Tuy nhiên, nuôi này (Jeffs and Hooker, 2000; Jeffs and Davis,
những năm gần đây nghề nuôi này bộc lộ nhiều dấu 2003; Tuan L.A and Mao N.D., 2004). Ở các hình

1
TS. Lê Anh Tuấn: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

78 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thức nuôi thâm canh, thức ăn và việc cho ăn thường ăn của động vật. Ngoài ra, thời gian tiếp xúc giữa
chiếm một phần lớn trong tổng chi phí hoạt động. phân với môi trường nước phải được giảm thiểu
Loại hình nguyên liệu được sử dụng trong công để tránh thất thoát các thành phần sinh hóa. Điều
thức thức ăn và các chỉ tiêu kỹ thuật về chất dinh này cho thấy có những khó khăn nhất định trong
dưỡng đối với thức ăn có một tỷ trọng đáng kể trong việc thu phân với động vật thủy sản. Hiện nay, có
giá thành thức ăn. Các nhu cầu dinh dưỡng của tôm nhiều phương pháp thu phân khác nhau như: lắng,
hùm gai gần đây đã được đánh giá tổng quan bởi lọc, hút hậu môn, vuốt, và giải phẫu đường ruột, đã
Williams (2007). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng từng được áp dụng nhằm khắc phục vấn đề này
trống tri thức về khả năng tiêu hóa các nguyên liệu (Storebakken et al., 1998; Vandenberg and De La
tạo nên các loại thức ăn này và do đó chúng ta cũng Noue, 2001; Hemre et al., 2003; Smith and Tabrett,
ít biết được mức độ mà các nhu cầu dinh dưỡng đã 2004). Với hầu hết bọn giáp xác, phân thường nằm
bị ảnh hưởng bởi độ tiêu hóa của thức ăn. Vì thức trong màng và dưới dạng các sợi phân riêng biệt
ăn thương mại được sản xuất với các chỉ tiêu kỹ (Dall and Moriarty, 1983). Đặc điểm này đã giúp xác
thuật (specifications) thường cao hơn các mức nhu định khả năng tiêu hóa bằng cách áp dụng phương
cầu (requirements) nhằm thúc đẩy sinh trưởng tối pháp lắng trong việc thu phân tôm he (Smith and
đa, nên chúng thường được bán với giá cao. Ngoài Tabrett, 2004). Phương pháp này cũng được sử
ra, những tổ hợp thức ăn này thường phát thải ra dụng để xác định khả năng tiêu hóa thức ăn ở tôm
môi trường các chất dinh dưỡng dư thừa, có thể có hùm gai ôn đới, Jasus edwardsii (Ward et al., 2003).
tác động xấu đến chất lượng nước. Một sự hiểu biết Tuy nhiên, với tôm hùm bông, việc thu phân bằng
về khả năng tiêu hóa các nguyên liệu thức ăn sẵn phương pháp lắng đã không thành công do màng
có sẽ giúp việc xác lập công thức thức ăn chính xác bao dễ rách khiến cho phân dễ bị thất thoát vào môi
hơn nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết trường nước. Nhằm khắc phục vấn đề này, phương
trên cơ sở hiệu quả về giá thành (Kaushik, 1995; pháp gắn bong bóng quanh lỗ hậu môn của tôm
Allan et al., 2000). Việc xác định khả năng tiêu hóa hùm bông đã được xây dựng, qua đó phân có thể
một nguyên liệu nào đó là điều kiện tiên quyết cho được thu mà không có tiếp xúc với môi trường nước
việc lập công thức thức ăn đáp ứng được nhu cầu xung quanh (Irvin and Tabrett, 2005). Bài báo này
dinh dưỡng của động vật về mặt kinh tế và sinh học. thông báo khả năng tiêu hóa chất khô (DM), protein
Việc xác định chính xác khả năng tiêu hóa phụ thuộc thô (CP), lipid tổng số (TL) và năng lượng thô (GE)
vào cách thu phân. Các mẫu phân phải phản ánh của 5 nguyên liệu thức ăn sẵn có trên thị trường
được thành phần dinh dưỡng của vật chất còn lại bằng cách sử dụng phương pháp này với tôm hùm
trong ruột sau quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức bông sắp trưởng thành.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế thí nghiệm
Bảng 1. Công thức của thức ăn tham khảo (A) và thức ăn có các nguyên liệu kiểm tra (B-F)
Thành phần (g/kg) Thức ăn A Thức ăn B Thức ăn C Thức ăn D Thức ăn E Thức ăn F

Bột cá 65CP 650 455 455 455 455 455


Dầu cá 50 35 35 35 35 35
Bột mì 135 95 95 95 95 95
Gluten bột mì 100 70 70 70 70 70
Hỗn hợp vitamin 5 4 4 4 4 4
Oxit crôm (Cr2O3) 10 7 7 7 7 7
Bột ruốc khô 50 35 35 35 35 35
Bã đậu nành Ấn Độ 300
Gluten bột mì 300
Bột cá Kiên Giang 300
Bột cá Peru 300
Bột ruốc khô Nha Trang 300

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 79


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức thức ăn và and Tabrett, 2004). Oxit crom (Cr2O3 - Australia)
mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Các nghiệm được sử dụng làm chất đánh dấu độ tiêu hóa và
thức thức ăn gồm thức ăn tham khảo và 5 tổ hợp được đưa vào các tổ hợp thức ăn ở mức 1 g kg-1.
thức ăn có các nguyên liệu cần kiểm tra được đưa Các nguyên liệu cần kiểm tra độ tiêu hóa trong thí
vào với tỷ lệ 300 g kg-1 để thay thế một lượng nghiệm bao gồm: Bã đậu nành Ấn Độ, Gluten bột
tương đương của thức ăn tham khảo (bảng 1). mì (Nguyên liệu thực vật trên cạn); Bột cá Kiên
Tỷ lệ thay thế này nhằm giảm thiểu những thay Giang, Bột cá Pê-ru và Bột ruốc khô Nha Trang
đổi về các chỉ tiêu kỹ thuật dinh dưỡng chung của (Nguyên liệu động vật biển). Thành phần phân
thức ăn tham khảo đồng thời tối đa hóa tỷ lệ thay tích thô và năng lượng của thức ăn tham khảo
thế của nguyên liệu nhằm hạn chế những sai số và các nguyên liệu kiểm tra được trình bày trong
khi rút ra độ tiêu hóa của từng nguyên liệu (Smith bảng 2.

2. Chuẩn bị thức ăn
Bảng 2. Thành phần chất khô (DM), tro, protein thô (CP), lipid tổng số (TL) và năng lượng thô (GE) của
thức ăn tham khảo và các nguyên liệu cần kiểm tra

Thành phần DM (g/kg) Tro (g/kg) CP (g/kg) TL (G/kg) GE (kJ/g)

Thức ăn tham khảo 903 176 512 109 19,7

Bã đậu nành Ấn Độ 900 92 434 26 18,9

Gluten bột mì 943 8 750 68 23,2

Bột cá Kiên Giang 888 224 612 75 18,8

Bột cá Pê-ru 900 201 657 100 20,0

Bột ruốc khô Nha Trang 772 153 532 70 19,4

Các tổ hợp thức ăn được chuẩn bị tại Trại Thủy 40°C trước khi được cắt thành viên 20 - 40mm và
sản Lê Đình Ba, Bãi Tiên, Nha Trang. Các nguyên bảo quản ở -200C cho đến khi dùng. Thủ tục sản
liệu khô được giã mịn bằng cối và chày hoặc máy xuất thức ăn này được đánh giá là tạo ra một mức
xay sinh tố rồi rây (<500μm). Các nguyên liệu khô độ đồng nhất cao trong các viên thức ăn (Smith and
được trộn đều bằng máy trộn trong khoảng 10 phút Tabrett, 2004).
trước khi bổ sung dầu cá và nước để tạo thành cục
3. Chăm sóc tôm hùm và thu phân
nhão khoảng 40 - 50% ẩm. Cục nhão được đùn 2
Chín mươi con tôm hùm bông P. ornatus cỡ
lần qua máy đùn với đường kính lỗ khuôn là 3 mm
trung bình 250g được mua từ ngư dân địa phương
để tạo thành dạng sợi. Các sợi này được sấy khô
qua đêm ở nhiệt độ 400C rồi được xay mịn bằng để làm thí nghiệm. Đàn tôm được thuần dưỡng 6

máy xay sinh tố cho đến khi toàn bộ được rây qua tuần trước khi thí nghiệm. Trong quá trình thuần

rây 500μm. Thức ăn đã xay mịn được trộn trong dưỡng và thí nghiệm, tôm hùm được bố trí 2 con/bể.
5 phút trong máy trộn trước khi thêm nước để tạo Bể có dung tích 150 lít, kích thước 0,6 x 0,5 x 0,5m,
thành cục nhão. Cục nhão này được đùn 2 lần qua được cung cấp nước biển đã lọc với tỷ lệ trao đổi
máy đùn với đường kính lỗ khuôn là 3 mm để tạo nước tối thiểu là 100%/ngày. Các bể đều được sục
thành dạng sợi và được hấp hơi trong 5 phút. Các khí liên tục và không bố trí vật trú ẩn để dễ thao tác
sợi sau đó được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ bắt tôm.

80 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

(A) (B)
Hình 1. Tôm hùm thí nghiệm (A) và dụng cụ thu phân (B)

Trong quá trình thuần dưỡng, tôm hùm được được gộp lại trong ống nghiệm cho đến lúc đạt khối
cho ăn hàng ngày bằng thức ăn viên khô có công lượng tươi tối thiểu khoảng 15g (tương đương 2g
thức giống như của tổ hợp thức ăn tham khảo (thức khối lượng khô). Lượng mẫu như thế mới đáp ứng
ăn A, bảng 1) nhưng không chứa Cr2O3 và tôm đủ yêu cầu cho các phân tích hóa học. Nếu tôm
được cho ăn đến lúc quan sát thấy chúng không ăn hùm lột xác thì việc thu phân tạm ngừng trong 48
nữa thì ngừng cho ăn. Bể thí nghiệm được vệ sinh giờ nhằm cho phép vỏ cứng trở lại và việc tiêu thụ
hàng ngày. Ngoài ra, các yếu tố môi trường của các thức ăn trở lại bình thường. Lúc đó, một nắp ống
bể thí nghiệm cũng được theo dõi định kỳ. Các bể tiêm khác được dán vào (bằng keo Loctite 4011)
thí nghiệm được kiểm tra nhiệt độ nước hàng ngày và việc thu phân được tiếp tục như trước đó. Bất
vào lúc 7g và 15g bằng máy đo nhiệt độ và độ mặn kỳ tôm hùm nào chết hoặc bị loại khỏi thí nghiệm
được kiểm tra hàng tuần bằng khúc xạ kế. do yếu đều được thay bằng tôm hùm khác và việc
Khi thí nghiệm, 48 tôm hùm (250 ±48 g) từ 90 thu phân với tôm hùm mới thay này được bắt đầu
con ban đầu được tuyển chọn và phân bổ ngẫu sau khi thuần dưỡng với thức ăn thí nghiệm ít nhất
nhiên vào 24 bể như được mô tả trong quá trình trong 7 ngày.
thuần dưỡng. Tôm hùm được cho ăn thức ăn thí
4. Phân tích hóa học
nghiệm 2 lần/ngày lúc 7.30 sáng và 4.30 chiều
Các mẫu đại diện cho các nguyên liệu thức ăn,
và toàn bộ thức ăn thừa được thu sau khi cho ăn
thức ăn và phân đông khô được xay mịn và phân
khoảng 1 giờ. Sau một tuần lễ được cho ăn thức
tích bằng các phương pháp chuẩn theo AOAC
ăn thí nghiệm, tôm hùm được gắn bong bóng để
International (1999). Giá trị chất khô được xác định
thu phân như được mô tả bởi Irvin and Tabrett thông qua thay đổi khối lượng sau khi sấy trong tủ
(2005). Tuy nhiên, thay vì dùng nắp Eppendorf như sấy ở 105°C đến khối lượng không đổi; tro được xác
các tác giả này, chúng tôi dùng phần trên cùng của định bởi thay đổi khối lượng sau khi nung ở 6000C
ống tiêm (syringe) loại 3 cc (hình 1). Khi thu phân, đến khối lượng không đổi; protein thô (N×6,25)
tôm hùm được bắt ra và được giữ chặt mặt lưng được xác định bằng Phương pháp Kjeldahl (ký hiệu
trên tấm ván, bong bóng chứa phân được tách ra AOAC 988.05); lipid tổng số được xác định thông
và được vuốt để thu phân vào ống nghiệm (loại qua chiết xuất từ các mẫu bằng chloroform/methanol
dùng để ly tâm). Bóng bóng mới được gắn vào theo Phương pháp Folch (Bligh and Dyer, 1959).
khung ống và tôm hùm được đưa lại bể thí nghiệm. Hàm lượng năng lượng được tính dựa vào các
Các ống nghiệm thu phân sau đó được bảo quản hệ số chuyển hóa năng lượng 23,4; 39,2 và 17,2
trong tủ đông ở nhiệt độ -20°C. Phân được thu kJ/g cho protein, lipid và carbohydrate, theo thức tự
hàng ngày sau khi cho ăn vào buổi sáng khoảng tương ứng (Cho và cộng sự, 1982); carbohydrate
1.30 - 2 giờ nhằm cho phép đủ thời gian tôm trở lại được tính bằng tổng chung trừ cho tổng của độ ẩm,
trạng thái bình thường trước khi cho ăn lần thứ hai protein, tro và lipid; oxit crom (Cr2O3) được xác định
trong ngày. Các mẫu phân tôm hùm trong một bể bằng phương pháp TCCS 03HS:2009.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 81


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

5. Tính toán khả năng tiêu hóa và phân tích phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố với
thống kê phép kiểm định sau (Post-hoc Test) Duncan ở mức
Độ tiêu hóa của chất khô (DM), protein, lipid ý nghĩa P = 0,05 trên phần mềm thống kê SPSS
tổng số và năng lượng của các tổ hợp thức ăn được phiên bản 16.0.
tính toán qua công thức:
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

{Md * Af
D (%) = 100* 1 – 
(Mf * Ad } Độ tiêu hóa của các tổ hợp thức ăn thí nghiệm
và các nguyên liệu kiểm tra lần lượt được trình bày
trong bảng 3 và bảng 4. Độ tiêu hóa chất khô của
Trong đó, Md và Mf là hàm lượng (tính theo
các nguyên liệu dao động từ 29,8% với gluten bột
chất khô) của chất đánh dấu trong thức ăn được ăn
mì đến 78,8% với bột cá Pê-ru. Độ tiêu hóa chất
vào và phân, theo thứ tự tương ứng và Ad và Af là
khô của bột cá Pê-ru, bột cá Kiên Giang và bã đậu
hàm lượng (tính theo chất khô) của chất dinh dưỡng
nành Ấn Độ không khác nhau (>0,05) và chúng cao
(hoặc năng lượng) trong thức ăn được ăn vào và
hơn so với độ tiêu hóa chất khô của bột ruốc khô
phân, theo thứ tự tương ứng. Độ tiêu hóa (AD) của
Nha Trang và gluten bột mì (P<0,05). Độ tiêu hóa
nguyên liệu thức ăn kiểm tra được tính toán bằng protein là cao (>81%) đối với các nguyên liệu động
cách sử dụng công thức (Pfeffer et al., 1995): vật ở biển. Với nguyên liệu thực vật trên cạn, độ tiêu
1 hóa protein của bã đậu nành Ấn Độ cao hơn nhiều
ADNI = α
 *{ADNT – (1 – α)*ADNR}
(83%) so với gluten bột mì (73,8%) (P<0,05). Mặc
Trong đó, ADNI, ADNT và ADNR là độ tiêu hóa của dù sai khác không có ý nghĩa, nhưng độ tiêu hóa
chất dinh dưỡng hoặc năng lượng trong nguyên lipid tổng số của các nguyên liệu động vật ở biển có
liệu, thức ăn kiểm tra và thức ăn tham khảo, theo xu hướng cao hơn (61,6 - 63,2%) so với các nguyên
thứ tự tương ứng. Mức thay thế (α) được tính bằng liệu thực vật trên cạn (49,9 - 50,0%). Độ tiêu hóa
tỷ lệ chất dinh dưỡng (hay năng lượng) mà nguyên năng lượng cao nhất ở bột cá Pê-ru (85,5%), tiếp
liệu kiểm tra đóng góp vào thức ăn tham khảo trên theo là bã đậu nành Ấn Độ và bột cá Kiên Giang,
thực tế (Bureau et al., 1999). sau đó là gluten bột mì và thấp nhất là bột ruốc khô
Số liệu độ tiêu hóa cho các tổ hợp thức ăn và Nha Trang (34,3%) và đây là những sai khác có ý
các nguyên liệu kiểm tra trong thí nghiệm được nghĩa (P<0,05).
Bảng 3. Độ tiêu hóa chất khô (DM), protein thô (CP), lipid tổng số (TL) và năng lượng (E)
của các tổ hợp thức ăn trong thí nghiệm

Thức ăn Độ tiêu hóa (%)


DM CP TL E

A (Tham khảo) 78,8 d


90,4 e
90,9 d
81,4 c
B (Bã đậu nành Ấn Độ) 75,8 c 86,9 c 88,0 c 79,2 bc
C (Gluten bột mì) 63,3 a
83,2 a
77,2 b
68,7 a
D (Bột cá Kiên Giang) 76,3 c 86,4 c 90,3 d 77,5 b
E (Bột cá Pê-ru) 78,9 d 88,1 d 89,4 cd 82,0 d
F (Bột ruốc khô Nha Trang) 66,7 b 84,5 b 66,8 a 67,1 a
±SEM 1,49 0,57 2,17 1,63
a,b,c,d
Trong mỗi cột, các giá trị trung bình không có cùng ký tự thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Đây là nghiên cứu thứ ba về khả năng tiêu hóa cách sử dụng phương pháp gắn túi bong bóng để
các nguyên liệu thức ăn ở tôm hùm gai trên thế giới. thu phân. Về mặt phương pháp thu phân, nghiên
Ward và cộng sự (2003) đã xác định khả năng tiêu cứu này áp dụng phương pháp giống với Williams
hóa các nguyên liệu động vật ở biển và thực vật và cộng sự (2005). Về kết quả nghiên cứu, độ tiêu
trên cạn ở tôm hùm gai phương Nam, J. edwardsii hóa protein của bột cá Pê-ru và bã đậu nành lần
bằng cách sử dụng phương pháp lắng để thu phân. lượt là 88,9 và 83,0% trong nghiên cứu của chúng
Williams và cộng sự (2005) đã xác định khả năng tôi. Kết quả này gần với kết quả của Williams và
tiêu hóa các nguyên liệu động vật ở biển và động, cộng sự (lần lượt là 84 và 81%) và cao hơn so
thực vật trên cạn ở tôm hùm bông, P. ornatus bằng với kết quả của Ward và cộng sự (lần lượt là 63

82 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

và 61%). Điều này có thể do nhiều khác biệt giữa có thể ảnh hưởng đáng kể đến các độ tiêu hóa được
3 nghiên cứu này, như loài tôm (loài tôm ôn đới xác định vì phương pháp lắng mà Ward và cộng sự
J. edwardsii và loài tôm nhiệt đới P. ornatus), kích (2003) sử dụng dễ dẫn đến thất thoát các chất dinh
cỡ tôm (cỡ 200 - 300g so với cỡ 500 - 600g), nguồn dưỡng và chất đánh dấu từ phân (Storebakken et
và đợt sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, phương pháp al., 1998; Vandenberg and De La Noue, 2001; Smith
thu phân khác nhau (lắng và gắn bong bóng) cũng and Tabrett, 2004).
Bảng 4. Độ tiêu hóa chất khô (DM), protein thô (CP), lipid tổng số (TL) và năng lượng (E)
của các thành phần nguyên liệu kiểm tra

Nguyên liệu Độ tiêu hóa (%)


DM CP TL E

Bã đậu nành Ấn Độ 68,3 b


83,0 b
49,9 a
73,7 c
Gluten bột mì 29,8 a 73,8 a 50,0 a 45,8 b
Bột cá Kiên Giang 69,9 b 82,6 b 61,6 a 64,6 c
Bột cá Pê-ru 78,8 b 88,9 c 63,2 a 85,5 d
Bột ruốc khô Nha Trang 37,8 a 81,7 b 62,3 a 34,3 a
±SEM 5,34 1,39 2,48 5,08
a,b,c,d
Trong mỗi cột, các giá trị trung bình không có cùng ký tự thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Với một số ngoại lệ, độ tiêu hóa của các nguyên thu phân trong xác định khả năng tiêu hóa ở
liệu thức ăn trong nghiên cứu này tương tự với tôm hùm.
những giá trị được thông báo cho bọn giáp xác mười Các giá trị độ tiêu hóa của các nguyên liệu trong
chân khác (tham khảo Lee and Lawrence, 1997).
nghiên cứu này phù hợp với các giá trị được xác
Chằng hạn, độ tiêu hóa protein của các nguyên
liệu động, thực vật đều cao (>73%) và độ tiêu hóa định ở bọn giáp xác mười chân khác với cùng loại
lipid của nguyên liệu động vật cao hơn (>61%) so nguyên liệu.
với nguyên liệu thực vật (~50%). Lượng tro hay Độ tiêu hóa protein của nguyên liệu động vật và
carbohydrate trong nguyên liệu có lẽ là các nhân tố thực vật đều cao (>73%).
chính làm giảm độ tiêu hóa chất khô (và chất hữu
cơ), do đó làm giảm độ tiêu hóa năng lượng chung. 2. Kiến nghị
Độ tiêu hóa protein cao (>81%) của nguyên liệu Cần có các nghiên cứu xác định khả năng tiêu
động vật ở biển và bã đậu nành tương tự với các hóa các nguyên liệu khác, như: nguyên liệu động
giá trị được thông báo cho tôm hùm càng châu Mỹ vật ở biển (bột mực, bột cá Đà Nẵng…), nguyên liệu
Homarus americanus (Trider and Castell, 1981).
động vật trên cạn (bột nội tạng gia cầm, bột xương
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ thịt gia súc…) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để có
nhiều lựa chọn trong việc lập công thức thức ăn cho
1. Kết luận
Nghiên cứu này lần nữa khẳng định tính tôm hùm hiệu quả về giá và đáp ứng được các nhu
thích hợp của phương pháp gắn bong bóng cầu dinh dưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Bá Thiên An và Lê Anh Tuấn, 2012. Hiện trạng nghề nuôi lồng tôm hùm bông (Panulirus ornatus) ở Khánh Hòa.
Tuyển tập Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ III, Huế (24-25/3/2012), trang 374-381.
2. Allan,G.L., Rowland, S.J.,Mifsud, C.,Glendenning,D., Stone,D.A.J., Ford, A., 2000. Replacement of fish meal in diets for
Australian silver perch, Bidyanus bidyanus: V. Least-cost formulation of practical diets. Aquaculture 186, 327–340.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 83


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

3. AOAC International, 1999. Official Methods of Analysis, 16th edn. Association of Official Analytical Chemists International,
Gaithersburg, Maryland, USA. (CD ROM).
4. Bligh, E.G., Dyer, W.J., 1959. A rapid method of total lipid extraction and purification. Can. J. Biochem. Physiol. 37, 911–917.
5. Bureau, D.P., Harris, A.M., Cho, C.Y., 1999. Apparent digestibility of rendered animal protein ingredients for rainbowtrout
(Oncorhynchus mykiss). Aquaculture 180, 345–358.
6. Cho, C.Y., Cowey, C.B. and Watanabe, T. (1983), “Finfish nutrition in Asia: Methodological approaches to research and
development”, Includes Porceedings of the Asian Finfish Nutrition Workshop held in Singapore, 23-26 August 1983.
7. Dall,W., Moriarty, D.J.W., 1983. Nutrition and digestion. In: Mantle, L.H. (Ed.), The Biology of Crustacea. Internal Anatomy
and Physiological Regulation, vol. 5. Academic Press, New York, pp. 215–261.
8. Hemre, G.I., Karlsen, O., Mangor-Jensen, A., Rosenlund, G., 2003. Digestibility of dry matter, protein, starch and lipid by
cod, Gadus 462 S.J. Irvin, K.C. Williams / Aquaculture 269 (2007) 456–463morhua: comparison of sampling methods.
Aquaculture 225, 225–232.
9. Irvin, S.J., Tabrett, S.J., 2005. A novel method of collecting fecal samples from spiny lobsters. Aquaculture 243, 269–272.
10. Jeffs, A., Davis, M., 2003. An assessment of the aquaculture potential of the Caribbean spiny lobster, Panulirus argus. Proc.
– Gulf Caribb. Fish. Inst. Univ. Miami 54, 413–426.
11. Jeffs, A., Hooker, S., 2000. Economic feasibility of aquaculture of spiny lobsters Jasus edwardsii in temperate waters. J.
World Aquac. Soc. 31, 30–41.
12. Kaushik, S.J., 1995. Implications of biotechnology for fish nutrition, production, and health. J. Mar. Biotechnol. 3, 46–49.
13. Lee, P.G., Lawrence, A.L., 1997. Digestibility. In: D’Abramo, L.R., Conklin, D.E., Akiyama, D.M. (Eds.), Crustacean
Nutrition Advances inWorld Aquaculture, vol. 6.World Aquaculture Society, Louisiana State University, Baton Rouge, LA,
USA, pp. 194–260.
14. Perera, E., Fraga, I., Carrillo, O., Diaz-Iglesias, E., Cruz, R., Baez, M., Galich, G.S., 2005. Evaluation of practical diets for
the Caribbean spiny lobster Panulirus argus (Latreille, 1804): effects of protein sources on substrate metabolism and digestive
proteases. Aquaculture 244, 251–262.
15. Pfeffer, E., Kinzinger, S., Rodehutscord, M., 1995. Influence of the proportion of poultry slaughter by-products and of
untreated or hydrothermically treated legume seeds in diets for rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum), on apparent
digestibilities of their energy and organic compounds. Aquac. Nutr. 1, 111–117.
16. Smith, D.M., Tabrett, S.J., 2004. Accurate measurement of in vivo digestibility of shrimp feeds. Aquaculture 232, 563–580.
17. Storebakken, T., Kvien, I.S., Shearer, K.D., Grisdale-Helland, B., Helland, S.J., Berge, G.M., 1998. The apparent digestibility
of diets containing fish meal, soybean meal or bacterial meal fed to Atlantic salmon (Salmo salar): evaluation of different
faecal collection methods. Aquaculture 169, 195–210.
18. Trider, D.J., Castell, J.D., 1981. Protein digestibility in the lobster Homarus americanus. J. Shellfish Res. 1, 125 (abstract).
19. Tuan, L.A., 2011. Spiny lobster aquaculture in Vietnam: constraints and opportunities. Paper presented at the 9th International
Conference and Workshop on Lobster Biology and Management, held in Bergen, Norway, 19-24 June 2011.
20. Tuan, L.A., Mao, N.D., 2004. Present status of lobster cage culture in Vietnam. In: Williams (Ed.), Spiny Lobster Ecology and
Exploitation in the South China Sea Region. ACIAR Proceedings, vol. 120. Australian Centre for International Agriculture
Research, Canberra, Australia, pp. 21–25.
21. Vandenberg, G.W., De La Noue, J., 2001. Apparent digestibility comparison in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss)
assessed using three methods of faeces collection and three digestibility markers. Aquac. Nutr. 7, 237–245.
22. Ward, L.R., Carter, C.G., Crear, B.J., 2003. Apparent digestibility of potential ingredients as protein sources in formulated
feeds for the southern rock lobster Jasus edwardsii.In: Williams,K.C.(Ed.),The Nutrition of Juvenile andAdult Lobsters
toOptimize Survival,Growth and Condition: Final Report of FRDC 2000/212. Fisheries Research and Development
Corporation, Canberra, Australia, pp. 44–49.
23. Williams, K.C., 2007. Nutritional requirements and feeds development for post-larval spiny lobsters: A review. Aquaculture
263, 1–14.

84 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRO BAY LÀM PHỤ GIA TRONG VỮA
VÀ BÊ TÔNG TRÊN NỀN GEOPOLYMER

POTENTIAL APPLICATIONS OF ADDING FLY ASH BASED GEOPOLYMER


MORTAR AND CONCRETE

Nguyễn Thắng Xiêm1


Ngày nhận bài: 11/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Kể từ khi công thức hóa học của vật liệu geopolymer được tìm ra bởi giáo sư người Pháp Joseph Davidovits, nhiều
nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và tìm hiểu tất cả các tính chất của chúng nhằm áp dụng rộng rãi vật liệu này vào
cuộc sống. Geopolymer nổi lên như là một vật liệu mới với các tính chất thích hợp để bảo vệ môi trường; và chúng cũng
được xem như là một vật liệu mới dùng để phủ, là chất kết dính các sợi trong composite và xi măng mới trong bê tông.
Geopolymer xi măng được tổng hợp từ bột xi măng của đá phiến sét sau khi nung trong lò quay (10 giờ ở nhiệt độ 7500C)
theo tỷ lệ Si/Al = 2 và kết hợp với NaOH và Na2SiO3. Mục đích của nghiên cứu là quan sát sự ảnh hưởng của tro bay đến
cơ tính của vữa và bê tông geopolymer. Cấu trúc của tro bay và geopolymer xi măng được thực hiện trên kính hiển vi điện
tử quét (SEM) và phân tích nhiễu xạ tia X (EDX).
Từ khóa: tro bay, xi măng, cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, năng lượng va đập
ABSTRACT
Since the chemistry of geopolymer materials was discovered by Prof. Joseph Davidovits, many scientists have studied
these new materials and investigated all properties of them that apply to our lives. Geopolymers have emerged as a promising
new material with environmentally sustainable properties. And they also have promising as a new material for coatings
and adhesives, a new binder for fiber composites, and new cement for concrete. Geopolymer cement was synthesized from
cement powder of shale burnt in rotary kiln (for 10 hours at 750 oC) with Si/Al molar ratio of 2.0 and combination with
sodium hydroxide (NaOH) and sodium silicate (Na2SiO3). The purpose of this research is observing the influence of fly ash
on mechanical properties of geopolymer mortar and concrete. Microstructural observations of fly ash and geopolymer
cement have been carried out by means of scanning electron microscopy (SEM) and energy-dispersive X-ray analysis (EDX).
Keywords: fly ash, cement, compressive strength, flexural strength, impact energy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ xi măng được sản xuất mỗi năm, nghĩa là mỗi người
Như chúng ta đã biết việc sản xuất xi măng trên hành tinh này phải gánh chịu 0,3 tấn khí CO2.
Portland thường thải ra một lượng lớn khí CO2 vào Đến năm 2050, sản lượng toàn cầu dự kiến sẽ đạt
bầu khí quyển, do quá trình phản ứng hóa học tạo ra 5 tỷ tấn, nghĩa là sẽ thải ra khoảng 5 tỷ tấn CO2
CO2 từ việc nung đá vôi (canxi cacbonat - CaCO3) ở vào khí quyển (Temuujin, 2009). Vì vậy nhu cầu cần
nhiệt độ rất cao (khoảng 1450 oC) với silic oxít (SiO2) tìm một loại chất kết dính thân thiện với môi trường
theo phản ứng: nhằm thay thế xi măng truyền thống là một điều
hết sức cần thiết. Gần đây, geopolymer đã nổi lên
5CaCO3 + 2SiO2 → (3CaO,SiO2) + (2CaO,SiO2) + 5CO2
như là một vật liệu mới với các tính chất thích hợp
Quá trình sản xuất 1 tấn xi măng Portland sẽ để bảo vệ môi trường. Chúng thu hút sự quan tâm
thải ra khoảng 1 tấn khí CO2 vào bầu khí quyển của các nhà khoa học do tính chất chịu lửa tốt (lên
(Davidovits, 2008). Sự thật là có khoảng 2,5 tỷ tấn đến 10000C), có cơ tính và độ bền lâu, có khả năng

1
TS. Nguyễn Thắng Xiêm: Khoa Xây dựng - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 85


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

cố định các ion kim loại nặng và độ kháng axit (bao gồm cả nước biển), có độ co và dẫn nhiệt thấp (Shuzheng
và cs, 2004; Hardjito và cs, 2005; Duxson và cs, 2007; Davidovits, 2008; Temuujin, 2009). Khả năng ứng dụng
của vật liệu geopolymer được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp ô tô và hàng không vũ
trụ, đặc biệt là cho các ứng dụng mà yêu cầu cần chịu nhiệt độ cao và cách nhiệt, gốm mới, xi măng, amiăng
và vật liệu công nghệ cao (Davidovits, 1991; Malhotra, 1991; Davidovits, 2008).
Geopolymer là tập hợp các chuỗi hay mạng lưới của các phân tử khoáng vô định hình liên kết với nhau
thông qua các liên kết cộng hóa trị. Quá trình geopolymer hóa (là quá trình tổng hợp để tạo thành vật liệu
Geopolymer) liên quan đến phản ứng hóa học của aluminosilicate oxit (Si2O5, Al2O2) với polysilicate kiềm nhằm
dễ tạo ra phản ứng trùng ngưng polymer hình thành mối liên kết giữa Si-O-Al. Quá trình geopolymer hóa phụ
thuộc vào tỷ lệ Si/Al, Davidovits đã phân biệt polysilicate thành bốn loại khác nhau là Poly(sialate) có dạng
(-Si-O-Al-O-) với Si/Al = 1, Poly(sialate-siloxo) có dạng (-Si-O-Al-O-Si-O-) với Si/Al = 2, Poly(sialate-disiloxo)
có dạng (-Si-O-Al-O-Si-O-Si-O-) với Si/Al = 3, Poly (sialate-multisiloxo) với Si/Al >> 3 (Shuzheng và cs, 2004;
Hardjito và cs, 2005; Duxson và cs, 2007; Davidovits, 2008). Nói chung, bất kỳ đất sét khoáng chất có chứa hàm
lượng SiO2 và Al2O3 cao đều có thể được pha loãng vào các dung dịch kiềm mạnh (như NaOH hoặc KOH) để
tạo một chuỗi phản ứng tỏa nhiệt của quá trình ge polymer hóa tạo vật liệu geopolymer.
Tro bay (fly ash) là sản phẩm của quá trình đốt cháy than nghiền tại các nhà máy nhiệt điện. Tro bay có kích
thước hạt từ 1μm to 150μm và đa số là có hình cầu (mịn hơn so với xi măng Portland và vôi). Tùy thuộc vào
nguồn và thành phần của than bị đốt cháy, thành phần hóa học của tro bay có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, thành
phần chính của tất cả tro bay là tương tự nhau và có thành phần gần giống xi măng Portland như SiO2, Al2O3,
Fe2O3 và CaO, trong khi Mg, K, Na, Ti, và S chiếm số lượng ít hơn. Tùy thuộc vào hàm lượng cacbon nhiều hay
ít mà tro bay có màu xám hay đen. Nếu tro bay có màu sáng cho thấy hàm lượng cacbon thấp. Hàng năm, các
nhà máy nhiệt điện đã thải ra một lượng lớn tro bay, do vậy tro bay đã trở thành mối quan tâm của các nhà môi
trường thế giới. Sử dụng các loại vật liệu này giúp giảm chi phí sản xuất sản phẩm và giảm đáng kể hiệu ứng
nhà kính từ việc sản xuất xi măng và bê tông (Malhotra, 1994; Assosiation, 2003; Lee và cs, 2003; Potgieter và
cs, 2003; Hewlett, 2004; Fansuri, 2006; Mines, 2006; Ahmaruzzaman, 2010).
Trong bài báo này, tác giả sử dụng bột xi măng được hình thành từ đá phiến sét sau khi nung trong lò quay
kết hợp với dung dịch kiềm để tạo ra vật liệu geopolymer xi măng. Và mục đích của nghiên cứu là quan sát sự
ảnh hưởng của việc bổ sung tro bay đến cơ tính của vữa và bê tông.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Vật liệu
1.1. Hỗn hợp geopolymer
Vật liệu geopolymer được tổng hợp từ bột xi măng của đá phiến sét đốt trong lò quay (ở nhiệt độ 750 oC với
thời gian là 10 giờ) với tỷ lệ giữa Si/Al bằng 2 kết hợp với dung dịch kiềm (NaOH + Na2SiO3 với môđun bằng 1,5)
để tạo ra geopolymer xi măng.
Bột xi măng có diện tích bề mặt là 20,8m2/g, kích thước trung bình là d50 = 4,2μm và d90 = 9.3μm. Bảng 1 mô
tả thành phần hóa học chính của bụi bay sau khi được phân tích bởi nhiễu xạ tia X (XRD).
Bảng 1. Thành phần hóa học chính của bụi bay được xác định bởi XRD
Thành phần Al2O3 SiO2 Fe2O3 SO3 CaO LOI
% khối lượng 41.6 52.6 2.6 1.1 0.8 1.3

(a) (b)
Hình 1. Hình SEM của bột xi măng
(a) với độ phóng đại 5000 lần và geopolymer xi măng khi đóng rắn (b) phóng đại 500 lần

86 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bột xi măng (hình 1a) và geopolymer xi khi đóng rắn có nhiều vết nứt, vì vậy việc thêm
măng sau khi đóng rắn (hình 1b) được chụp từ tro bay vào hỗn hợp geopolymer xi măng, vữa
kính hiển vi điện tử quét (SEM). Bột xi măng và bê tông là điều cần thiết để giảm hiện tượng
nhìn chung có dạng sắc và nhọn. Từ hình 1b ta này, đồng thời ổn định cơ tính và giảm giá thành
thấy trên bề mặt của geopolymer xi măng sau sản phẩm.

Hình 2. Biểu đồ phân bố kích thước hạt của tro bay

1.2. Thành phần hóa học của tro bay tốt để kết hợp với geopolymer tạo thành hỗn hợp
Hình 3a mô tả tro bay có hình dạng sắc nhọn bê tông.
và có kích thước trung bình khoảng 3,55μm được 1.3. Đá dăm và cát
quan sát bởi biểu đồ phân bố kích thước hạt (hình Đá dăm được sử dụng có kích thước tiêu chuẩn
2). Từ giản đồ phân bố năng lượng quang phổ (hình từ 5 mm đến 10 mm và cát mịn có đường kính từ
3b) và bảng phân tích định lượng các nguyên tố hóa 0,14 đến 1,25 mm theo TCVN 7570 : 2006. Tất cả
học, ta thấy tro bay có chứa hàm lượng Al và Si cao. đá và cát đều được sấy khô trước khi đem đi chế
Điều này cho thấy tro bay là nguồn nguyên liệu rất tạo mẫu.

Hình 3. Hình SEM (a) có độ phóng đại từ 2000 đến 5000 lần
và biểu đồ phân bố năng lượng quang phổ (b) của tro bay
Bảng 2. Phân tích định lượng các nguyên tố hóa học của tro bay

Yếu tố O Na Mg Al Si S K Ca Ti Fe As
Nguyên tố [%] 52,81 1,81 0,97 14,73 23,97 0,39 0,41 1,69 0,57 2,57 0,09
Độ lệch chuẩn 0,52 0,10 0,06 0,18 0,52 0,05 0,04 0,29 0,06 0,11 0,01

2. Phương pháp chế tạo mẫu Tiếp theo, đổ tro bay, cát hoặc đá dăm vào hỗn hợp
Công nghệ chuẩn bị mẫu được tiến hành như và trộn khi hỗn hợp đồng nhất (khoảng 5 phút, tốc
sau. Ban đầu trộn bột xi măng với dung dịch hoạt độ 100rpm). Đổ trực tiếp hỗn hợp vữa tươi hoặc bê
tính kiềm ở nhiệt độ phòng khoảng 5 phút với tốc tông tươi vào khuôn và đặt trên bàn rung khoảng 2
độ 100rpm cho đến khi hỗn hợp được đồng nhất. phút để loại bỏ các bọt khí bên trong mẫu. Mẫu sau

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 87


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

khi đúc xong được bao phủ bằng túi nhựa khoảng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
48 giờ. Thử nghiệm cường độ chịu nén mẫu vữa Hình 4 và 5 trình bày đường hồi quy tuyến tính
được thực hiện với tiêu chuẩn của Úc AS 1012,9 với của cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, môđun
kích thước hình trụ là (Ø50 x 100) mm. Sử dụng tiêu đàn hồi và năng lượng va đập so với tỷ lệ phần trăm
chuẩn quốc tế ASTM C39 để kiểm tra cường độ chịu của tro bay/xi măng có trong hỗn hợp. Các hình này
nén của bê tông với kích thước hình trụ là (Ø100 cho thấy cơ tính của vữa geopolymer phụ thuộc vào
x 200) mm. Sử dụng 4 mẫu thử cho mỗi lần thử tỷ lệ của tro bay/xi măng, cường độ giảm khi tăng tỷ lệ
nghiệm và tính giá trị trung bình. Kiểm tra cường độ của tro bay/xi măng. Khi vữa và bê tông geopolymer
chịu uốn được thử nghiệm với mẫu có kích thước là không có phụ gia tro bay cho kết quả về cường độ
(40 x 40 x 160) mm theo tiêu chuẩn ASTM C348 - 08 chịu nén sau khi xử lý 28 ngày là 59 MPa và 34
và thử nghiệm va đập mẫu vữa với kích thước là (10 MPa, kết quả này cao hơn so với mẫu có phụ gia
x 10 x 50) mm. Tất cả các mẫu này đều được xử là tro bay. Tuy nhiên, khi chịu uốn thì mẫu không có
lý ở nhiệt độ phòng 3 ngày sau khi đúc. Tiếp theo, phụ gia tro bay cho kết quả nhỏ hơn so với mẫu có
tháo các mẫu ra khỏi khuôn và tiếp tục xử lý ở nhiệt tro bay, vữa geopolymer là 5,2 MPa và 6,7 MPa đối
độ phòng cho đến ngày thử nghiệm (7, 14, 28 và 90 với bê tông geopolymer. Với tỷ lệ phần trăm giữa
ngày đối với bê tông). tro bay/xi măng bằng 0,5 (nghĩa là hỗn hợp mẫu
3. Dụng cụ và thiết bị MLF’-2 theo bảng 3) sẽ cho kết quả là lớn nhất. Mẫu
Kiểm tra độ sụt theo tiêu chuẩn C143/C143M, vữa sau khi xử lý ở nhiệt độ phòng trong 28 ngày có
bê tông tươi được đổ vào khuôn hình nón cụt có trọng lượng riêng xấp xỉ là 1650 Kg/m3.
chiều cao 300mm, đường kính đỉnh là 100mm, Các thử nghiệm về năng lượng va đập được
đường kính đáy 200mm. thực hiện trung bình 4 mẫu của mỗi hỗn hợp sau khi
Kiểm tra uốn trên máy Instron Model 4202, xử lý 28 ngày. Kết quả thử nghiệm được biểu diễn ở
tốc độ là 2,0 mm/phút và chiều dài nhịp là 120mm hình 5b. Năng lượng va đập và môđun đàn hồi tăng
dựa theo tiêu chuẩn ASTM C78/C78M - 10. Kiểm khi giảm tỷ lệ giữa tro bay/xi măng. Và cũng dễ dàng
tra nén được thực hiện trên máy VEB Werktoff nhìn thấy rằng thời gian xử lý càng dài từ 7 ngày tới
Prufmaschinen Leipzig, 500 kN theo tiêu chuẩn 28 ngày thì môđun đàn hồi, cường độ chịu nén và
ASTM C 31/C 31M - 03a. cường độ chịu uốn đều tăng.
Bảng 3. Thành phần hỗn hợp vữa tươi và bê tông
Vật liệu
Hỗn hợp Ký hiệu mẫu Kiềm Nước
Tro bay [%] Xi măng [%] Cát mịn [%] Đá dăm [%]
[%] [%]

MLF’-2 20 39.5 40.5 - - -


MLF’-3 30 33 38 - - -
MLF’-4 40 22 38 - - -
MLF’-6 25 28 38 9 - -
Vữa
MLF’-7 25 23 35 17 - -
MLF’-8 25 18 32 25 - -
MLF’-9 25 12 33 30 - -
MLF’-10 25 8 31 36 - -
M1 20 10 8.5 19 38 4.5
M2 15 13 11 19 38 4
M3 15 13 15 19 38 -
Bê tông
M4 10 15 18 19 38 -
M5 10 15 18 9 48 -
M6 10 9 14 9 58 -

88 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hình 4. Cường độ chịu nén (a) và cường độ chịu uốn (b) của vữa geopolymer

Hình 5. Môđun đàn hồi (a) và năng lượng va đập (b) của vữa geopolymer

Kết quả chụp từ kính hiển vi của hỗn hợp MLF’- 6 Fe2O3... chưa phản ứng từ nguyên liệu đầu. Vì vậy
đến MLF’-8 và SEM của hỗn hợp MLF’-6 được thể chính nhờ cấu trúc vô định hình liên tục này làm cho
hiện ở hình 6. Quan sát hình ảnh bề mặt mẫu từ vật liệu geopolymer có cường độ cao.
kính hiển vi ta thấy không có vết nứt, nhẵn và ít Từ hình 7, ta thấy các kết quả của hỗn hợp M1
có sự thay đổi khi thành phần hỗn hợp khác nhau. và M2 là nhỏ hơn so với kết quả khác, bởi vì các
Và khi quan sát bởi SEM, ta thấy trong cấu trúc vật hỗn hợp này được bổ sung nước, điều này nên hạn
liệu các pha vô định hình liên tục và sít đặc. Theo chế trong geopolymer vì nước sẽ làm giảm nồng độ
Zang, G. và cộng sự cho rằng chỉ có pha vô định kiềm dẫn đến quá trình geopolymer hóa giảm, các
hình trong nguyên liệu mới tham gia phản ứng pha vô định hình bị gián đoạn và do đó làm giảm
geopolymer hóa, còn các pha tinh thể như SiO2, cường độ chịu nén.

Hình 6. Bề mặt của vữa geopolymer với các hỗn hợp từ MLF’- 6 đến MLF’- 8 phóng đại 500 lần và hình SEM
của hỗn hợp MLF’- 6 phóng đại 2000 lần

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 89


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hình 7. Cường độ chịu nén (a) và môđun đàn hồi (b) của bê tông geopolymer

Bảng 4. Các tính chất của geopolymer bê tông xử lý ở nhiệt độ phòng

Hỗn hợp
Thời gian
Tính chất
[Ngày]
M1 M2 M3 M4 M5 M6

Độ sụt [mm] 235 230 205 205 195 210

7 2112 2135 2195 2222 2250 2250


Trọng lượng riêng [kg/m3]
90 1999 2033 2003 1984 2035 2104

7 1.03 0.68 1.46 1.40 1.64 1.51


Cường độ chịu cắt [MPa]
90 1.21 0.92 1.73 1.69 1.78 1.73

Độ sụt đã được kiểm tra để đo lường tính khả đó là một trong những nguyên chính tác động
thi của bê tông tươi. Độ sụt là chỉ tiêu quan trọng đến cường độ chịu nén của bê tông geopolymer.
nhất của hỗn hợp bê tông, nó đánh giá khả năng dễ Hình 7 cho thấy rằng mẫu sau khi được xử lý
chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng trong 90 ngày ở nhiệt độ phòng thì cường độ
lượng bản thân hoặc rung động. Như vậy độ sụt liên chịu nén của hỗn hợp M5 là cao hơn so với
quan đến khả năng thi công và chất lượng của bê các hỗn hợp khác, có giá trị là 32 MPa và
tông, do đó cần phải xác định. môđun đàn hồi khoảng 21 GPa, theo quy luật
Từ bảng 4 thấy rằng độ sụt tăng khi hàm thì môđun đàn hồi tăng khi cường độ nén của
lượng nước hoặc kiềm có trong hỗn hợp tăng, bê tông tăng lên.

Bảng 5. Cường độ chịu uốn của bê tông geopolymer M5 xử lý ở nhiệt độ phòng

Cường độ chịu uốn [MPa] Độ biến dạng [%]


Hỗn hợp
7 ngày 14 ngày 28 ngày 7 ngày 14 ngày 28 ngày

M5 4.80 ± 0.13 6.88 ± 0.98 7.09 ± 0.58 0.81 1.14 0.71

Hỗn hợp M5 đã được sử dụng để kiểm tra quả cho thấy độ bền uốn của bê tông geopolymer
cường độ chịu uốn của bê tông geopolymer. Các tăng theo thời gian khoảng 30% từ 7 ngày đến 14
mẫu được xử lý ở nhiệt độ phòng từ 7, 14, 28 ngày. ngày và hầu như không đổi độ bền uốn khi xử lý
Kết quả kiểm tra được trình bày trong bảng 5. Kết về sau.

90 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

trụ. Bề mặt hỗn hợp M5 tương đối tốt, mặt trơn lán,
sít đặc và không có vết nứt.

IV. KẾT LUẬN


Các kết quả cho thấy rằng vữa và bê tông trên
nền geopolymer với phụ gia là tro bay cho kết quả
cơ tính rất tốt, hoàn toàn phù hợp trong ứng dụng
xây dựng kết cấu và có thể cạnh tranh với Portland
bê tông. Tám hỗn hợp của vữa và sáu của bê tông
đã được đánh giá về các đặc tính cơ học, chúng phụ
thuộc vào tỷ lệ tro bay/xi măng, thành phần cát và
Hình 8. Kiểu phá hủy (trái) và bề mặt của hỗn hợp M5 đá dăm, nồng độ kiềm và thời gian xử lý sau khi đúc.
(phải) bê tông geopolymer có độ phóng đại 500 lần
Tuy nhiên, đây mới là nghiên cứu bước đầu, cần
Hình 8 biểu diễn kiểu phá hủy của mẫu bê tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ cao,
tông geopolymer gần giống với tiêu chuẩn ASTM điều kiện môi trường (axít, nước biển...) và quá trình
C39-03 là phương pháp tiêu chuẩn dùng để thử lão hóa đến cơ tính của vữa và bê tông geopolymer
nghiệm cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình với phụ gia là tro bay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ahmaruzzaman, M., 2010. A review on the utilization of fly ash. Progress in Energy and Combustion Science, 36, 327–363.
2. American Coal Ash Assosiation, 2003. Fly Ash Facts for Highway Engineers, 81.
3. Davidovits, J., 1991. Geopolymers: Inorganic Polymeric New Materials. Thermal Analysis, 37, 1633-1656.
4. Davidovits, J., 2008. Geopolymer chemistry & application, Second Edition, Géopolymèr – France.
5. Duxson, P., và cộng sự, 2007. The role of inorganic polymer technology in the development of ‘green concrete’. Cement and
Concrete Research, 37, 1590 – 1597.
6. Fansuri, H., 2006. Suitability Of Coal Fly Ashes To Aggregate Manufacture From Coal Fly Ash By Sintering. 11th APCChE
Congress, Kuala Lumpur.
7. Hardjito, D., và cộng sự, 2005. Development and properties of Low-calcium fly ash-based Geopolymer concrete. Research
report GC1, Perth, Australia: Faculty of Engineering, Curtin University of Technology.
8. Hewlett, P. C., 2004. Lea’s Chemistry of cement and concrete, Oxford: Elsevier, Butterworth–Heinemann, 1087.
9. Lee, A. P., và cộng sự, 2003. Is fly ash an inferior building and structural material. Science in Dispute.
10. Malhotra, V. M., 1991. Making Concrete “Greener” With Fly Ash. ACI Concrete International, 21, 61-66.
11. Malhotra, V. M., 1994. Fly Ash in Concrete. CANMET.
12. Managing Coal Combustion Residues in Mines, 2006. Committee on Mine Placement of Coal Combustion Wastes, National
Research Council of the National Academies.
13. Potgieter, J. H., và cộng sự, 2003. Alternative procedure for classification of fly ash particle size fractions. Proceedings of the
international ash utilisation symposium, USA.
14. Shuzheng, Z., và cộng sự, 2004. Novel modification method for inorganic geopolymer by using water soluble organic
polymers. Lsevier B.V, 58, 1292-1296.
15. Temuujin, J., 2009. Effect of mechanical activation of fly ash on the properties of geopolymer cured at ambient temperature.
Journal of Materials Processing Technology, 209, 5276–5280.
16. Zhang, G., và cộng sự, 2010. Synthesis, characterization, and mechanicalproperties of red mud-based geopolymers,
Transportation Research Record, 2167, 1-9.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 91


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
TẠI GA NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA

IMPROVING RAILWAY TRANSPORT SUPPORT SERVICES


IN NHA TRANG STATION, KHANH HOA PROVICE

Nguyễn Thị Lan Anh1, Đỗ Thị Thanh Vinh2


Ngày nhận bài: 28/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 25/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Trên cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ và các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ kinh
doanh hỗ trợ vận tải đường sắt tại Ga Nha Trang; nghiên cứu này đưa ra những đề xuất về giải pháp, chính sách giúp
Ga Nha Trang nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt, hoàn thiện công tác quản lý của mình.
Từ khóa: chất lượng dịch vụ, hỗ trợ vận tải đường sắt
ABSRACT
On the basis of service quality assessment and the factors that affect customer satisfaction for railway transport
support services in Nha Trang station; this study made recommendations on measures and policies for Nha Trang station
to improve the quality of rail transport support services; management.
Keywords : services quality, support rail transport

I. ĐẶT VẤN ĐỀ trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên hay cổ
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam phần hóa nhằm khắc phục những nhược điểm này
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó nhưng với 1 số đơn vị vẫn chưa kịp thời thích ứng
có những đóng góp tích cực của ngành dịch vụ. được hoàn cảnh mới do chưa tìm ra được hướng
Nhận thức được vị trí quan trọng của ngành dịch giải cho bài toán nâng cao chất lượng dịch vụ kinh
vụ, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách doanh của chính doanh nghiệp.
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ Xuất phát từ nhận định trên, nghiên cứu “Nâng
phát triển nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt tại
xuất, tiêu dùng, đời sống dân cư và đẩy mạnh tốc Ga Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” nhằm xác định các
độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kinh doanh
có nền kinh tế thị trường thì dịch vụ của Việt Nam hỗ trợ vận tải Đường sắt - một ngành dịch vụ có tác
chưa chuyên nghiệp và chưa thực sự tạo được môi động không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế ở
trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. địa phương là hết sức cần thiết.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhà nước,
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
do đã trải qua một quá trình dài hoạt động theo cơ
chế tập trung bao cấp nên khả năng cạnh tranh cũng NGHIÊN CỨU
như sự chủ động đối phó với những thay đổi nhanh 1. Cơ sở lý thuyết
chóng của nền kinh tế toàn cầu là không cao. Mặc Sự tác động bởi tính đặc thù của mỗi ngành
dù hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang dịch vụ đã đem lại kết quả chất lượng dịch vụ không
trong quá trình chuyển đổi sang hình thức công ty đồng nhất hay nói cách khác mô hình nghiên cứu sẽ

1
Nguyễn Thị Lan Anh: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Đỗ Thị Thanh Vinh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

92 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

phù hợp với ngành này hơn với ngành khác. Chính giao & nhận hàng), Cung cấp dịch vụ đồng nhất,
vì vậy Babacus and Boller (1992) đã cho rằng cần Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, Độ chính xác của
có thang đo chất lượng dịch vụ cụ thể riêng cho chứng từ, Sự đa dạng và sẵn sàng của dịch vụ.
từng ngành. Nhóm liên quan đến quá trình (Process): Thái
Trong vài thập kỷ qua thì các nghiên cứu chủ độ, cung cách phục vụ của nhân viên, Sẵn sàng đáp
yếu sử dụng mô hình của Parasuraman et al (1988) ứng yêu cầu của khách hàng, Kiến thức về yêu cầu,
với thang đo Servqual để đo lường chất lượng dịch Nhu cầu của hàng hóa, Ứng dụng công nghệ thông
vụ của hầu hết các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, mô tin trong dịch vụ khách hàng.
hình ROPMIS đáp ứng được tốt hơn yêu cầu nghiên Nhóm liên quan đến quản lý (Management):
cứu chất lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ vận tải Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, Hiệu
đường sắt - ngành dịch vụ công ích mang tính độc quả trong khai thác và quản lý, Trình độ quản lý &
quyền vì được tổng hợp lý thuyết của rất nhiều mô khai thác như khả năng xếp dỡ, Thấu hiểu nhu cầu
hình khác nhau; việc xây dựng mô hình ROPMIS khách hàng, Tiếp tục cải tiến hướng đến nhu cầu
được thực hiện trong bối cảnh cụ thể trong ngành khách hàng.
vận tải đường biển Việt Nam. Tuy chưa được áp Nhóm liên quan đến hình ảnh/uy tín (Image): Uy
dụng rộng rãi nhưng các nghiên cứu sử dụng mô tín, tin cậy trên thị trường.
hình này đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Nhóm liên quan đến trách nhiệm xã hội (Social
Vì vậy, nghiên cứu này đã áp dụng mô hình Responsibility): Cách ứng xử, trách nhiệm đối với
ROPMIS với 6 thành phần để đánh giá chất lượng con người, xã hội, môi trường.
kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt tại Ga Nha Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết
Trang với 6 thành phần chất lượng dịch vụ: (1) và mô hình đã đề xuất, đề tài đưa ra giả thuyết: Có
Nguồn lực, (2) Năng lực phục vụ, (3) Quá trình phục mối quan hệ thuận chiều giữa các thành phần chất
vụ, (4) Năng lực quản lý, (5) Hình ảnh & thương lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng khi sử
hiệu, (6) Trách nhiệm xã hội được mô tả chi tiết qua dụng dịch vụ vận tải Đường sắt. Khoảng cách giữa
6 nhóm nhân tố sau: mong muốn và cảm nhận của khách hàng tại từng
Nhóm liên quan đến nguồn lực (Resource): thành phần chất lượng dịch vụ trên càng nhỏ thì
Tính sẵn sàng của trang thiết bị, Điều kiện thiết bị, mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng
Khả năng theo dõi hàng hóa, Cơ sở hạ tầng. dịch vụ của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
Nhóm liên quan đến kết quả (outcomes): Tốc độ Mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày trong
thực hiện dịch vụ, Tính tin cậy của dịch vụ (thời gian hình 1.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 93


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi đã được thiết
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở đánh giá kế trong phần nghiên cứu sơ bộ sẽ là cơ sở cho
của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Ga Nha nghiên cứu chính thức.
Trang theo 2 bước chính như sau: Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương phương pháp nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật
pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận phỏng vấn trực diện được sử dụng để thu thập
nhóm chuyên đề. Mục đích của bước nghiên cứu thông tin từ khách hàng của Ga Nha Trang.
này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng
lượng dịch vụ kinh doanh hỗ trợ vận tải đường sắt phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên - lấy mẫu
để thiết lập bảng câu hỏi. Trên cơ sở những thông thuận tiện.
tin có được sau khi thảo luận, từ đó xây dựng các Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng
biến của thang đo và bản câu hỏi được xác định phù phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh
hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Ga Nha Trang với giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha
loại hình dịch vụ kinh doanh hỗ trợ vận tải đường và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi
sắt. Bảng câu hỏi đã phát hành thử, lấy ý kiến phản quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên
hồi, và được hiệu chỉnh lần cuối, sẵn sàng cho cứu. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như hình 2.

Thang Nghiên cứu định tính


Cơ sở lý thuyết đo Phỏng vấn sâu
nháp

Nghiên cứu định Bảng


câu hỏi Thang đo điều chỉnh
lượng (n = 320)

Xử lý, phân tích


dữ liệu bằng SPSS - Phân tích nhân tố khám phá EFA
16.0 - Cronbach Alpha
- Phân tích hồi quy
- Phân tích ANOVA

Kết quả nghiên cứu

Hình 2. Quy trình thực hiện nghiên cứu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN sát ban đầu của 6 yếu tố đã được kiểm tra độ tin
Nghiên cứu được thực bằng phương pháp cậy, tiếp tục tiến hành được đưa vào phân tích nhân
nghiên cứu định tính và định lượng, dựa trên mô tố khám phá EFA để loại bỏ các biến quan sát có hệ
hình ROPMIS (Thái Văn Vinh & Devinder, 2005) để số tải <0,5. Ta được 25 biến được phân bố trong 6
đánh giá chất lượng dịch vụ của Ga Nha Trang. yếu tố ban đầu.
Từ kết quả của phân tích hệ số tin cậy Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 yếu tố
Cronbach Alpha cho thấy, 27 biến quan sát sau khi trong mô hình nghiên cứu ban đầu được đưa vào là:
được thực việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo thì TN = “ Trách nhiệm”, HA = “Hình ảnh”, QL = “Quản lý”,
cả 27 biến đều đảm bảo độ tin cậy. Từ 27 biến quan NL = “Nguồn lực”, KQ = “Kết quả”, QT = “Quá trình”.

94 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 1. Kết quả chạy hồi quy

Coefficientsa
Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số chuẩn hoá Thống kê đa cộng tuyến
Mô hình t Sig.
Hệ số
B Độ lệch chuẩn Beta VIF
Tolerance

(Hằng số) .361 .234 1.546 .123


HA .234 .048 .256 4.877 .000 .699 1.430
QL .217 .045 .247 4.834 .000 .742 1.348
NL .155 .035 .205 4.428 .000 .900 1.112
KQ .161 .050 .152 3.215 .001 .858 1.165
QT .131 .045 .160 2.894 .004 .631 1.585
a. Biến phụ thuộc: HL

Kết quả hồi quy, với chỉ số VIF của nhân tố có tác giả đi sâu vào xem xét chỉ số sự khác biệt trung
giá trị lớn nhất = 1.585 (<5). Nên ta có thể kết luận bình của các nhóm. Kết quả cho thấy, những người
hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết có thu nhập dưới 10 triệu thì sự hài lòng về chất
quả giải thích mô hình. Với R2 hiệu chỉnh = 0.415 lượng dịch vụ cao hơn người có thu nhập trên 10
có nghĩa là có khoảng 41,5% sự thay đổi của biến triệu. Người có độ tuổi trên 55 thì có mức độ sự hài
phụ thuộc Hài lòng được giải thích các biến độc lập lòng thấp hơn người có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi.
trong mô hình.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả hồi quy cho thấy 6 nhân tố đưa vào
Chất lượng dịch vụ được định hướng bởi khách
quan sát, chỉ có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê. Hay
hàng, trong khi đó nhu cầu của khách hàng luôn
nói cách khác Sự hài lòng của khách hàng (HL)
biến đổi theo xu hướng thỏa mãn ngày càng cao.
chỉ chịu tác động của 5 nhân tố: HA = “Hình ảnh”,
Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải cải tiến
QL = “Quản lý”, NL = “Nguồn lực”, KQ = “Kết quả”,
liên tục. Sự cải tiến đó có thể là nguồn lực, quy trình
QT = “Quá trình” theo một mức độ khác nhau và
thực hiện, chiến lược kinh doanh… và mỗi sự cải
thuận chiều. Các yếu tố này càng cao thì sự hài
tiến cần phải dựa trên cơ sở thông tin cũng như
lòng của khách hàng lại càng tăng cao, và ngược lại
sự phân tích dữ liệu một cách chính xác của các
các yếu tố này càng giảm thì sự hài lòng của khách
nghiên cứu.
hàng càng giảm. Trong 5 yếu tố còn lại này thì yếu
Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau, môi
tố hình ảnh và quản lý tác động đến sự hài lòng
trường làm việc khác nhau, chất lượng dịch vụ sẽ
nhiều hơn so với các yếu tố hình ảnh, nguồn lực,
quá trình. Phương trình hồi quy có dạng: tạo ra ảnh hưởng khác nhau đến sự hài lòng của
HL = 0,234HA + 0,217QL + 0,155NL + 0,161KQ + 0,131QT khách hàng.
Ngoài ra, kết quả kiểm định Anova cho thấy Kết quả nghiên cứu đã chứng minh cho lý
sự hài lòng của khách còn chịu ảnh hưởng không thuyết rằng: “Chất lượng không tự sinh ra, không
ít bởi các yếu tố như tuổi tác và thu nhập. Cụ thể, phải là một kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả của
có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm thu sự tác động của các yếu tố có mối liên quan với
nhập dưới 2 triệu, từ 2 - 4 triệu, từ 4 - 6 triệu, từ nhau”. Vì vậy, từ thực tế kết quả nghiên cứu, từ
6 - 10 triệu với nhóm thu nhập cao từ 10 - 15 triệu, các ý kến đóng góp của khách hàng trong quá
trên 15 triệu và có sự khác biệt về sự hài lòng giữa trình thực hiện điều tra và từ yếu tố đặc thù của
các nhóm tuổi từ 18 - 25 tuổi, từ 26 - 35 tuổi, từ 36 Ga Nha trang cho phép nhóm tác giả đưa một số
- 45 tuổi, từ 46 - 55 tuổi với nhóm người cao tuổi kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng
trên 55 tuổi. về chất lượng dịch vụ của Ga Nha Trang trong
Từ sự khác biệt về thu nhập và tuổi tác, nhóm thời gian tới:

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 95


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Thứ nhất: Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng
sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ khác nhau trong xã hội.
theo hướng tỷ lệ thuận là yếu tố hình ảnh. Trong Thứ ba: Yếu tố nguồn lực về cơ sở vật chất
thực tế, yếu tố hình ảnh được tạo nên trong quá cũng là một yếu tố không thể nào thiếu được trong
trình khách hàng tiếp xúc với CSHT, nguồn nhân việc hoạch định các giải pháp nâng cao sự hài lòng
lực, các sản phẩm dịch vụ,... Chính vì vậy muốn cho về chất lượng dịch vụ của Ga Nha Trang. Vì vậy,
khách hàng có một hình ảnh tốt đẹp về Ga thì Ga Ga Nha Trang cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng
Nha Trang thì cần phải: cao hơn nữa điều kiện vệ sinh tại Ga nhằm tạo cho
Xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn khách hàng cảm giác thoải mái, thuận tiện và tiện
cho Ga Nha Trang. nghi. Việc đầu tư phát triển này phải được thực hiện
Lập Website của Ga và từ đó thường xuyên cập đồng bộ, tránh việc chắp vá, sửa chữa không đem
nhật các thông tin về hoạt động kinh doanh cũng lại kết quả như mong muốn lại gây ra tình trạng lãng
như các chính sách khuyến mãi, giảm gia... của Ga phí không cần thiết
trên trang web Ga. Đồng thời, trên trang Web này Thứ tư: Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ
nên thiết kế thêm mục giải đáp thắc mắc và đóng ổn định và chất lượng bằng cách tiêu chuẩn hóa
góp ý kiến của khách hàng để lấy thêm thông tin quá trình cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo cung cấp
phục vụ cho công tác quản trị cho khác hàng một dịch vụ nhanh chóng, đầy đủ với
Cam kết và thực hiện được một môi truờng thân giá cả hợp lý. Ngoài ra Ga nên đưa ra kiến nghị với
thiện với khách hàng. Thể hiện qua đội ngũ nhân ngành đường sắt xây dựng và ứng dụng phần mềm
viên chuyên nghiệp, am hiểu về yêu cầu khách hàng tính cước kết hợp với quản lý vận chuyển hàng hóa
và luôn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cũng như tăng khả năng tự chủ về tài chính để Ga
cách nhiệt tình, vui vẻ. có thể có thể cung cấp một dịch vụ với mức giá cạnh
Xây dựng quy trình rõ ràng giải quyết các vấn tranh hợp lý hơn.
đề phát sinh trong từng lĩnh vực. Thứ năm: Quá trình dịch vụ là yếu tố tác động
Đẩy mạnh công tác Marketing ít nhất trong 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của
Thứ hai: Sau yếu tố hình ảnh là yếu tố quản chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên đây lại là yếu tố liên
lý. Đây là yếu tố có tác động theo chiều thuận với quan đến các yếu tố khác. Vì vậy ta cần:
sự hài lòng về chất lượng dịch vụ. Việc tăng yếu tố Phải đảm bảo tất cả nhân viên nhà Ga được
quản lý sẽ được thực hiện thông qua: tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và
Củng cố và xây dựng thêm các mối quan hệ giải quyết vấn đề khi có phát sinh. Nhân viên giao
giữa các cơ quan trong ngành đường sắt cũng như dịch phải luôn luôn hiểu rõ về các dịch vụ của mình
địa phương. Đồng thời tăng cường các mối quan hệ cung cấp để họ luôn có thể cung cấp thông tin cũng
hợp tác với bên ngoài để đạt mục tiêu kinh doanh như sự hỗ trợ cần thiết cho khách hàng có nhu cầu
trong các thời kỳ, đặc biệt trong mùa vắng khách. về dịch vụ.
Kiến nghị Đường sắt Việt Nam lập phần mềm Thường xuyên nâng cao khả năng thấu hiểu
theo dõi vận chuyển hàng hoá trên toàn ngành yêu cầu và nhu cầu của khách hàng thông qua công
Đường sắt. Đồng thời hoàn thiện hơn nữa hệ thống tác quản trị quan hệ khách hàng.
bán vé qua mạng. Tổ chức định kỳ các lớp đào tạo nhân viên, các
Hoàn thiện cơ chế quản lý; hệ thống đánh giá buổi tọa đàm thông qua đó khuyến khích nhân viên
công việc; quy trình giải quyết thắc mắc, khiếu nại; tham gia ý kiến, nâng cao kiến thức về chuyên môn,
quy trình khen thưởng, xử phạt... hướng đến khách am hiểu về mục tiêu, sứ mệnh, ưu thế của Ga cũng
hàng. Phải đảm bảo các vấn đề này được thực hiện như từ đó có ý thức trong việc cải tiến các quy trình
thường xuyên, triệt để và cải tiến phù hợp với tình thực hiện công việc.
hình thực tế hiện tại. Xây dựng yếu tố văn hóa giao tiếp trong nội
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp bộ để tăng mức độ gắn kết, sự trung thành, tận
vụ quản trị quan hệ khách hàng tụy của các thành viên đối với Ga. Gia tăng mức
Khai thác yếu tố khác biệt về độ tuổi và thu độ giao tiếp trong tổ chức giữa các phòng ban
nhập để thiết kế những sản phẩm dịch vụ mới nhằm nhằm chia sẻ các thông tin liên quan đến hoạt

96 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

độ ng doanh nghiệp, huy động sự sáng tạo của lược dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì
nhân viên bằng việc khuyế n khích nhân viên và thu hút khách hàng.
trao đổi thông tin về nghiệ p vụ chuyên môn, kinh Ngoài ra, không thể giải quyết bài toán chất
nghiệm thực tế. lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng
Thực hiện chính thu hút & giữ chân nguồn lao một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu
động chất lượng cao. tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và
Triệt để thực hiện thời gian bán vé 24/24. đồng bộ. Việc phối hợp hài hoà các yếu tố này sẽ
Tóm lại, chất lượng dịch vụ định hướng bởi giúp Ga Nha Trang đáp ứng được nhu cầu thay đổi
khách hàng ở Ga Nha Trang là một yếu tố chiến nhanh chóng của khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hair & ctg (1998,111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc.
2. Parasuraman, A., Zeilthaml, V.A and Berr, L.L. (1985), A conceptual model of service quality and its implication, Journal of
Marketing, Vol.49, Fall, pp.41-50
3. Parasuraman, A., Zeilthaml, V.A and Berr, L.L. (1988), SERVQUAL: a multi-item scale for measuring consumer perceptions
of service quality, Journal of Retailing, Vol.64, No.1, pp.12-40
4. Parasuraman, A., Zeilthaml, V.A and Berr, L.L. (1994), Reassessment of expectations as a comparison standard in measuring
service quality: implications for future research, Journal of Marketing, Vol.58, pp.111-124
5. Vinh Van Thai & Devinder Grewal (2005), Service Quality in Seaports, Australian Maritime College.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 97


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG

THE CURRENT SITUATION OF VALUE ADDED TAX INSPECTING


AND CHECKING WORK IN NHA TRANG DEPARTMENT OF TAX

Hồ Thị Châu1, Phan Thị Dung2


Ngày nhận bài: 13/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 03/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Trong thời gian qua Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã nỗ lực và hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý
thuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng. Tuy nhiên, thực tế công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng
hiện nay vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Bằng phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn doanh nghiệp và phương
pháp chuyên gia để nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra
thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang.
Từ khóa: thuế giá trị gia tăng, quản lý thuế, chống thất thu thuế, thanh tra thuế
ABSTRACT
In the past time, Nha Trang Department of Tax has made a lot of effort to accomplish the duties on administrating
tax, and especially on administrating value added tax. However, there are many shortcomings needed to overcome in the
realities of tax inspecting and checking. Using the methods of collecting information, interviewing business firms and
specialist method in order to study the current situation and to offer some solutions for completing the Value Added Tax
inspectating and checking work of some business firms in Nha Trang Department of Tax.
Keywords: value added tax, tax administration, preventing tax revenues losses, tax inspecting

I. ĐẶT VẤN ĐỀ qua, nên việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm
Công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế trở nên cấp bách
nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và hiện nay.
xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế
theo cơ chế nộp thuế mới, nhiệm vụ chủ yếu của cơ sẽ góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo
quan thuế là tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra sự bình đẳng và công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế
và phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, của đối tượng nộp thuế. Thời gian vừa qua, Chi cục
giáo dục đối với những trường hợp các đối tượng Thuế thành phố Nha Trang đã có nhiều nỗ lực trong
nộp thuế tính thuế không đủ, không đúng, nợ thuế công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng. Tuy
kéo dài; hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế và yếu kém cần
hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp được khắc phục. Vì vậy, bài viết này nhằm đề xuất
để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Tình trạng gian các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thanh
lận và trốn lậu thuế là khá phổ biến trong thời gian tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng.

1
Hồ Thị Châu: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán Tài chính - Trường Đại học Nha Trang

98 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU để làm sáng tỏ thêm thực trạng công tác thanh tra
kiểm tra thuế giá trị gia tăng.
1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chuyên gia là những
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng
người có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác
đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố
quản lý thuế giá trị gia tăng nhằm đề xuất các biện
Nha Trang.
pháp để hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế
2. Phạm vi nghiên cứu: đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố
Nghiên cứu về công tác thanh tra, kiểm tra thuế Nha Trang.
giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế thành phố Nha Trang từ năm 2006 đến III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
năm 2010 1. Tình hình thu thuế giá trị gia tăng giai đoạn
3. Phương pháp nghiên cứu 2006 - 2010
Thu thập thông tin trên các báo đài, chuyên Thông qua số liệu đã thu thập và bảng câu hỏi
đề, số liệu từ nội bộ tại các đội nghiệp vụ dự toán, điều tra thực tế tại các doanh nghiệp, kết quả cho
đội tuyên truyền, phòng nhân sự, các báo cáo tổng thấy, với tổng số 36 doanh nghiệp được hỏi về quy
kết giai đoạn 2006 - 2010 để đánh giá thực trạng trình tổ chức nộp thuế của chi cục, số lượng doanh
công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối nghiệp trả lời với mức độ bình thường là 47,2%,
với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố đồng ý là 38,9%. Về các dịch vụ hỗ trợ người nộp
Nha Trang. thuế đã có tới 47,2% doanh nghiệp đồng ý. Như vậy
Phỏng vấn 36 doanh nghiệp trên các lĩnh vực chứng tỏ các doanh nghiệp đã hài lòng đáng kể về
như quy trình nộp thuế, hoàn thuế, thủ tục kê khai lĩnh vực này, đó là những yếu tố góp phần vào công
và nộp thuế, trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế… tác thu thuế ngày càng tăng của Chi cục.
Bảng 1 Tình hình thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
giai đoạn 2006 - 2010
ĐVT: triệu đồng
Lượng tăng
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
bình quân

1 Số thuế phải thu 243.725 342.622 406.309 476.096 604.560 90.208.75


2 Số thuế thu được 215.366 296.643 362.587 432.543 507.972 73.151,5
3 Số thuế nợ đọng 28.359 42.209 39.813 43.553 96.588 17.057,25

Năm 2006, số thuế phải thu là 243.725 trđ, 2. Kết quả thanh tra, kiểm tra
thực tế thu được 215.366 trđ đạt tỷ lệ 88,4%, đến Trên cơ sở thu thập thông tin về doanh nghiệp
năm 2010, số thuế phải thu là 604.560 trđ, thực từ hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, báo cáo tài
tế thu được 507.972 trđ đạt tỷ lệ 84%. Như vậy, chính, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có
giai đoạn 2006 - 2010, giá trị thuế thu được tăng phạm vi kinh doanh rộng, ngành nghề kinh doanh
bình quân 73.151,5 trđ/năm. Điều này chứng tỏ đa dạng để phân tích đánh giá thông tin, từ đó lập
công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ở các doanh danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để chọn lựa, lập
nghiệp đang ngày một tốt hơn. Đây là biểu hiện
kế hoạch thanh tra năm.
tốt góp phần tích cực vào công tác quản lý thuế
Lãnh đạo phòng thanh tra thuế căn cứ danh
của nhà nước.
sách người nộp thuế phải thanh tra đã được lập,
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì số thuế còn nợ
tiến hành rà soát, kiểm tra cân đối nguồn lực hiện
cũng tăng qua các năm, do tỷ lệ thuế thu được
có. Ưu tiên lựa chọn đối tượng theo rủi ro và theo
thực tế giảm qua các năm, có nghĩa là công tác định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm
thanh tra, kiểm tra thuế của chi cục vẫn còn chưa của Tổng cục Thuế.
sâu sát dẫn đến tình trạng nợ đọng và giảm tỷ lệ Chi cục Thuế thực hiện đúng quy trình thanh
thu thực tế. Vì vậy, chi cục thuế cũng cần phải tra, kiểm tra thuế đã góp phần thúc đẩy các
đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng nợ doanh nghiệp trong công tác kê khai nộp thuế và
thuế để công tác quản lý thuế ngày càng đạt hiệu các cán bộ thuế cũng không thể kết nối với các
quả tốt hơn. doanh nghiệp gây nên những hiện tượng tiêu cực.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 99


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Thực tế, giai đoạn 2006 - 2010, Chi cục Thuế đã tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp với số tiền truy thu
và phạt thuế cụ thể:
Bảng 2. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2006 - 2010
Lượng tăng
TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
bình quân

1 Kiểm tra, thanh tra Doanh nghiệp 106 121 88 130 408 75,5
2 Truy thu và phạt thuế Triệu đồng 3.177 4.740 3.600 4.230 4.559 345,5

Năm 2006, số doanh nghiệp được kiểm tra là thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các
106 doanh nghiệp, nhưng đến năm 2010 số doanh đối tượng. Đối với các đối tượng mua hóa đơn là
nghiệp được kiểm tra tăng lên 408 doanh nghiệp. người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục
Như vậy, từ năm 2006 đến năm 2010, số doanh đã nắm bắt và quản lý một cách phù hợp, không để
nghiệp được kiểm tra thuế tăng bình quân 75,5 xảy ra tình trạng kinh doanh hóa đơn.
doanh nghiệp/năm và số tiền thuế truy thu, phạt thuế Trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động của các
bình quân tăng 345,5 trđ/năm. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh và tình hình kê
công tác kiểm soát thuế trong các doanh nghiệp ngày khai thuế, Chi cục thuế đã phát hiện những doanh
càng chặt chẽ hơn, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nghiệp có dấu hiệu buôn bán hóa đơn, lập hóa đơn
được kiểm tra tăng lên, số thuế truy thu và xử phạt khống, chi cục đã tập trung phối hợp kiểm tra, làm
tăng lên qua từng năm có nghĩa là các doanh nghiệp rõ và ngăn chặn kịp thời.
hoạt động kê khai vẫn chưa chính xác vì thế chi cục Chi cục đã phối hợp liên ngành với các cơ quan
phải tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm tạo điều như công an, quản lý thị trường... để kiểm tra, xác
kiện để các doanh nghiệp ngày càng có ý thức hơn minh những đối tượng có quan hệ mua bán hóa đơn,
nữa trong việc kê khai thuế đúng đắn và trung thực. trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào, bán ra để tìm
Công tác kiểm tra thuế được thực hiện theo ra những đối tượng kinh doanh không lành mạnh và
tiến độ kế hoạch đề ra và theo đúng quy trình kiểm kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy
tra. Trong năm 2010, Chi cục đã tiến hành kiểm tra định về sử dụng hóa đơn, chứng từ.
như sau: Công tác quản lý tình hình kê khai nộp thuế
Thứ nhất: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế giá trị gia tăng ngày càng chặt chẽ, Nhìn chung các
Ban hành quyết định và hoàn thành kiểm tra doanh nghiệp thuộc quản lý của Chi cục thuế đều
114 doanh nghiệp, đạt 67% kế hoạch, số thuế truy nộp tờ khai đúng thời gian, đúng mẫu quy định của
thu và xử phạt vi phạm hành chính 4.559 triệu đồng, Luật thuế giá trị gia tăng. Việc kê khai các dữ liệu
bình quân 54,2 triệu đồng/một cuộc kiểm tra. trên các mẫu biểu cơ bản là đúng thuế suất, đúng nội
Thứ hai: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế dung, song vẫn còn một số doanh nghiệp khi kê khai
+ Số lượt hồ sơ khai thuế đã kiểm tra tại cơ doanh số bán lẻ chưa kê khai mẫu 06/GTGT, hay
quan thuế là 5.034 hồ sơ, đạt 100% kế hoạch giao, hóa đơn dịch vụ mua vào (hóa đơn thông thường),
phát hiện 87 hồ sơ phải giải trình và điều chỉnh số chưa kê khai mẫu 05/GTGT, một số doanh nghiệp
liệu, và đã chuyển hồ sơ kiểm tra tại trụ sở người mới đăng ký thuế chưa nắm rõ thời gian phải nộp tờ
nộp thuế. khai thuế, do vậy khi cán bộ quản lý đôn đốc mới nộp.
+ Kiểm tra đột xuất đối về việc thực hiện ghi Doanh nghiệp đã kê khai số thuế phải nộp theo
chép sơ đồ phòng, kê khai qua mạng, niêm yết giá hóa đơn đúng quy định nhưng chưa sát với tình
và ghi hoá đơn theo giá niêm yết đối với 150 lượt hình thực tế kinh doanh, đã được cán bộ quản lý
khách sạn, nhà nghỉ. Kết quả xử lý phạt vi phạm đôn đốc, nhắc nhở, nhưng việc kê khai doanh số
hành chính với số tiền 6 triệu đồng. bán cho người mua không ghi hóa đơn vẫn còn tồn
+ Về công tác quản lý hóa đơn, chứng từ Chi tại, chưa chuyển biến nhiều.
cục đã thực hiện tốt. Chi cục công khai các thủ tục Ngoài ra, tác giả điều tra thực tế tại các doanh
mua hoá đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, nghiệp về thủ tục kê khai nộp thuế, 55,6% doanh
đồng thời chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhau, nghiệp trả lời bình thường, 19,4 % cho rằng thủ tục
tạo điều kiện cho đối tượng mua hóa đơn một cách kê khai nộp thuế là phức tạp.

100 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ba là, trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện
đúng chính sách quy định, tránh lạm dụng chức
1. Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra
quyền để tiêu cực. Quá trình thanh tra, kiểm tra
thuế giai đoạn 2006 - 2010
cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, tránh
Với tinh thần trách nhiệm cao, Chi cục thuế
chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được kiểm
đã thường xuyên thanh tra và kiểm tra thuế tại các
tra, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp với số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra
bình thường của doanh nghiệp. Cần xác định có
tăng lên hàng năm và số tiền truy thu cũng tăng lên
chọn lọc đối tượng thanh tra, kiểm tra, theo đó cần
qua các năm. Chi cục đã luôn tuân thủ nghiêm ngặt tập trung thanh tra đối với các đối tượng thường
quy trình thanh tra thuế tại các doanh nghiệp. Đội xuyên gian lận về thuế, có nhân thân và quá trình
ngũ cán bộ ở bộ phận thanh tra kiểm tra tại Chi cục kinh doanh không tốt, hoạt động trong những lĩnh
đa phần có trình độ chuyên môn cao, am hiểu các vực có khả năng vi phạm cao, có địa chỉ kinh doanh
quy định về thuế giá trị gia tăng. không rõ ràng hay thường xuyên thay đổi địa điểm
Mặc dù đã gặt hái được những thành công đáng và ngành nghề kinh doanh.
kể, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục: Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển kỹ
(1) Còn nhiều trường hợp người nộp thuế chưa thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm
quan tâm đến chính sách thuế mặc dù Cục thuế, Chi tra, phân loại người nợ thuế, các khoản nợ thuế ở
cục thuế đã tổ chức triển khai phổ biến chính sách mức độ cao hơn và hiệu quả tốt hơn như: mở rộng
thuế nhưng người nộp thuế không tham dự nên vẫn ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro của người nộp
còn nhiều trường hợp vi phạm, (2) Còn một bộ phận thuế để lập kế hoạch thanh tra thuế. Kịp thời xây
không nhỏ người nộp thuế có hành vi trốn thuế, cố dựng và triển khai phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ
tình nợ thuế, (3) Tốc độ tăng nợ thuế năm sau lớn sơ khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế; nâng
hơn năm trước, (4) Trong công tác thanh tra, kiểm cấp ứng dụng hỗ trợ thanh tra kiểm tra thuế, thu nợ
tra thuế vẫn còn thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm, thuế theo quy trình thanh tra sửa đổi phù hợp với
từ đó dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng Luật thanh tra mới và quy trình quản lý nợ thuế.
kịp thời yêu cầu công tác chống thất thu thuế. Năm là, xử lý kiên quyết nghiêm minh đối với
các trường hợp trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế
2. Một số đề xuất góp phần hoàn thiện công tác
kéo dài. Đối với các trường hợp có khả năng trả
thanh tra kiểm tra thuế
nợ nhưng chây lỳ, thách thức cần tham mưu Ủy
Từ những tồn tại trên, để tăng cường công tác
ban nhân dân thành phố tổ chức cưỡng chế, kê
thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng trong giai
biên tài sản để thu hồi nợ thuế nhằm thể hiện tính
đọan hiện nay Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
nghiêm minh của pháp luật, răn đe những trường
cần thực hiện một số đề xuất sau: hợp tương tự.
Một là, tăng số lần kiểm tra tại các doanh Sáu là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
nghiệp. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Chi cục đã biến pháp luật về thuế đến đối tượng nộp thuế
có nhiều nỗ lực và cố gắng tuy nhiên, số lần kiểm và hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Thực tế cho thấy
tra vẫn còn thấp, số tiền truy thu chưa cao. Vì vậy rằng, một chính sách thuế dù được hoàn thiện đến
Chi cục phải có kế hoạch gia tăng số lượt kiểm tra đâu nhưng nếu các chủ thể của các quan hệ thuế
các doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thêm trong công không nắm bắt được những quy định cụ thể trong
tác kê khai thuế. Để làm được vấn đề này Chi cục các quy phạm pháp luật thuế thì chính sách thuế
cần phải bố trí hợp lý nhân sự vào bộ phận thanh sẽ khó có tính khả thi. Chính vì vậy, việc tuyên
tra và thường xuyên tập huấn cho cán bộ về nghiệp truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế có ý nghĩa
vụ thanh tra. rất quan trọng, quyết định sự vận dụng thành công
Hai là, Chi cục Thuế thành phố cần phải lựa hay không của chính sách thuế vào thực tiễn cuộc
chọn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm sống. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ
tra phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn đối tượng nộp thuế, muốn vậy Chi cục thuế cần phải
và phẩm chất tốt để đảm đương tốt nhiệm vụ được thực hiện tốt các nhiệm vụ:
giao. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng Tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế trực
giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa phương thuộc Chi cục Thuế thành phố để đẩy mạnh công
và các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan bảo tác tuyên truyền Luật Thuế đến các tổ chức, cá
vệ pháp luật, nhằm đấu tranh ngăn chặn các hành nhân và hỗ trợ họ về mọi vướng mắc phát sinh trong
vi vi phạm như gian lận, trốn lậu thuế. quá trình thực hiện các Luật Thuế.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 101


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, thuế thường giao dịch.
biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các
dạng, dễ hiểu. chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế
Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối toán cho các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp kịp
tượng nộp thuế như: tuyên truyền qua phương tiện thời những thông tin về chính sách, chế độ thuế cho
thông tin đại chúng kết hợp đài truyền thanh và báo các doanh nghiệp để chấp hành.Thiết lập đường
Khánh Hòa với các nội dung phong phú hơn, có thể dây điện thọai nóng để kịp thời hướng dẫn, giải
xây dựng phim tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức thích những vướng mắc cho đối tượng nộp thuế.
các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về thuế; Phải dựa vào sự đóng góp ý kiến của các đối
tuyên truyền thông qua các công cụ trực quan như tượng nộp thuế cũng như có biện pháp theo dõi nếu
tranh cổ động, panô áp phích... Thiết kế nội dung về phát hiện có hành động lợi dụng các thủ tục về thuế
chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế dưới để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá
dạng tờ rơi, sổ tay phát miễn phí tại cơ quan thuế, nhân nộp thuế, tự đặt ra các thủ tục về thuế trái quy
kể cả các trung tâm công cộng nơi đối tượng nộp định phải kiên quyết xử lý nghiêm minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2005 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2010 - 2015
của thành phố Nha Trang.
2. Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, Hồ Thị
Châu, Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang, tháng 7, năm 2012
3. Thông tư số 129/2008/TT-BTC, ngày 26 tháng 12 năm 2008 của BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị
gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
4. Thông tư số 153/2010/TT-BTC, ngày 28 tháng 9 năm 2010 của BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
5. Thông tư số 28 /2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,
hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của
Chính phủ.

102 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
KHÁNH HÒA DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG BAO DỮ LIỆU

TECHNICAL EFFICIENCY ANALYSIS FOR FISHERIES PROCESSING ENTERPRISE


IN KHANH HOA PROVINCE BY DATA ENVELOPMENT ANALYSIS METHOD

Nguyễn Thanh Đào1, Đỗ Văn Ninh2, Phạm Thị Thanh Thủy3


Ngày nhận bài: 03/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra trong
trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) và hiệu
quả quy mô (SE) với một biến đầu ra và hai biến đầu vào để đo lường hiệu quả kỹ thuật cho các doanh nghiệp chế biến thủy
sản tỉnh Khánh Hòa từ năm 2007 - 2010. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng trong mô hình CRS có tới từ 89,47 - 94,74%
số doanh nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa không đạt được hiệu quả kỹ thuật, với hệ số hiệu quả kỹ thuật trung
bình từ 0,27 - 0,44; trong mô hình VRS, có tới từ 78,95 - 84,21% số doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kỹ thuật, với
hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,46 - 0,54; trong mô hình SE có từ 89,47 - 94,74% số doanh nghiệp không đạt được
hiệu quả theo quy mô.
Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô, doanh nghiệp chế biến thủy sản, phân tích màng dữ liệu
ABSTRACT
This study applied input and output oriented Data Envelopment Analysis model (DEA) in Constant Return to Scale
(CRS), Variable Return to Scale (VRS) and Scale Efficiency (SE) with a variable output and two input variables to measure
the technical efficiency of fishery products processing enterprises in Khanh Hoa province from 2007 - 2010. The result of
study shows that CRS method was 89.47 to 94.74% of fishery products processing enterprises in Khanh Hoa province was
not meet technical efficiency with mean scores of 0.27 - 0.44; VRS method was was 78.95 to 84.21% of enterprises not
meet the technical efficiency, with mean scores of 0.46 - 0.54; SE method was 89.47 - 94.74% of enterprises not meet the
technical inefficiency.
Keywords: technical efficiency, scale efficiency, fishery processing enterprises, DEA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các
Hiện Khánh Hòa đã có trên 50 xưởng chế biến doanh nghiệp thủy sản và tình hình cạnh tranh giữa
xuất khẩu thủy sản, góp phần nâng cao giá trị kim các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, vấn đề đặt ra
ngạch xuất khẩu cho tỉnh nói riêng và cả nước nói cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh
chung. Tuy vậy, các doanh nghiệp ngành chế biến là làm sao giảm được các yếu tố đầu vào hoặc tăng
thủy sản cũng gặp không ít khó khăn với xu hướng các yếu tố đầu ra dựa vào các yếu tố đầu vào sẵn
bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm có. Do đó, việc đo lường hiệu quả kỹ thuật cho các
dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa là
lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại việc làm cần thiết hiện nay.

1
Nguyễn Thanh Đào: Lớp Cao học ngành Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Đỗ Văn Ninh: Trường Đại học Nha Trang
3
ThS. Phạm Thị Thanh Thủy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 103


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Đo lường hiệu quả theo quy mô (SE), chúng ta
Thành Cường (2009) [2] với phân tích hiệu quả kỹ so sánh CRS - DEA và VRS - DEA. Nếu có sự khác
thuật cho các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh biệt giữa CRS - DEA và VRS - DEA đối với từng
Hòa từ 2005 - 2009 trong hai trường hợp quy mô doanh nghiệp cụ thể, chúng ta kết luận rằng có sự
thay đổi và quy mô không thay đổi sử dụng yếu tố không hiệu quả về mặt quy mô [1]
đầu vào là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và đầu ra là Chúng ta có: TECRS = TEVRS x SE
doanh thu. Kết quả phân tích 39 doanh nghiệp của ➱ [ SE = TECRS/TEVRS [5]
ngành trong năm 2009 cho thấy có đến 67% có hiệu Hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS trong mô hình
quả kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 10% đạt hiệu quả phân tích màng dữ liệu luôn nằm trong khoảng từ
kỹ thuật cao nhờ cấu trúc vốn hợp lý. Tuy nhiên, 0 đến 1 [2].
nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phân tích theo hướng Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn
tối thiểu hóa đầu vào mà chưa có sự so sánh với mô Thành Cường (2009) [2] sử dụng yếu tố đầu vào
hình tối đa hóa đầu ra. là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và đầu ra là doanh
thu. Theo Nguyễn Trọng Lương, Đặng Hoàng Xuân
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP Huy (2012) [3] đầu ra là doanh thu. Các nghiên cứu
NGHIÊN CỨU này chỉ dừng lại ở phân tích theo hướng tối thiểu
1. Cơ sở lý thuyết hóa đầu vào mà chưa có sự so sánh với mô hình tối
Theo nhà kinh tế học M. Farrell (1957) [4], hiệu đa hóa đầu ra. Dựa trên các nghiên cứu trước, tác
quả hoạt động (operational efficiency) được chia giả đề xuất chọn biến đầu vào là tổng tài sản (triệu
làm 2 phần: Hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả sản đồng), vốn chủ sở hữu (triệu đồng); biến đầu ra là
xuất (technical efficiency); và Hiệu quả phân phối doanh thu (triệu đồng) và nghiên cứu trên cả hai mô
nguồn lực (allocative efficiency). hình: tối thiểu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra.
Hiệu quả kỹ thuật là tối thiểu hóa lượng các 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
yếu tố đầu vào với đầu ra cho trước hoặc tối đa 2.1. Dữ liệu nghiên cứu
hóa các yếu tố đầu ra với lượng yếu tố đầu vào cho Tổng số mẫu nghiên cứu là 38 doanh nghiệp
trước [5]. Có hai phương pháp đo lường hiệu quả chế biến thủy sản trong tỉnh Khánh Hòa số liệu
kỹ thuật phổ biến là: phân tích màng dữ liệu (Data được thu thập từ năm 2007 đến 2010.
Envelopment Analysis - DEA) và phân tích đường 2.2. Phương pháp nghiên cứu
biên ngẫu nhiên (schochastic frontier analysis - Trong bài viết này đối với mô hình DEACRS và
SFA), trong đó SFA sử dụng phương pháp tham số DEAVRS, tác giả đo lường hiệu quả kỹ thuật theo
(parametric methods), DEA dựa theo phương pháp hướng tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không
phi tham số (non - parametric methods) để ước làm giảm sút yếu tố đầu ra và tối đa hóa các yếu tố
lượng giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các quan đầu ra dựa trên các yếu tố đầu vào có sẵn. Phần
sát thực tế. mềm DEA Excel solver của Sherman and Zhu [4]
DEA lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes, được sử dụng để ước lượng kết quả.
Cooper, và Rhodes vào năm 1978. Có hai phương
pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

là: phân tích màng dữ liệu trong trường hợp quy mô 1. Khái quát về mẫu nghiên cứu
không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Bảng 1 trình bày kết quả thống kê mô tả dữ
Return to Scale - CRS) và phân tích màng dữ liệu liệu các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa từ
trong trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết quả năm 2007 - 2010, cho thấy tổng tài sản bình quân
sản xuất (Variable Return to Scale - VRS). Cả hai tăng từ 53.137 triệu đồng (2007) đến 64.831 triệu
mô hình DEACRS và DEAVRS đều được xây dựng với đồng (2010), vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 14.954
giả thiết tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không triệu đồng (2007) đến 27.053 triệu đồng (2010),
làm giảm sút đầu ra và tối đa hóa đầu ra dựa trên doanh thu bình quân tăng giảm như hình sin tăng
đầu vào có sẵn. từ 106.755 triệu đồng (2007) lên 128.779 triệu đồng

104 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

(2008), giảm xuống 110.334 triệu đồng (2009) và tăng lại lên 128.519 triệu đồng (2010).
Bảng 1. Thống kê mô tả dữ liệu các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, năm 2007 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010

1. Tổng tài sản


58.431 63.345 64.831
- Trung bình 53.137
Tr.đ 685 - 343.215 880 - 500.055 985 - 431.180
- Khoảng biến thiên 806 - 299.270
82.935 97.380 94.377
- Độ lệch chuẩn 77.343
2. Vốn chủ sở hữu
14.954 17.472 24.175 27.053
- Trung bình
Tr.đ 371 - 105.607 385 - 111.472 462 - 194.875 512 - 230.779
- Khoảng biến thiên
23.747 26.303 40.533 46.296
- Độ lệch chuẩn
3. Doanh thu
106.755 128.779 110.334 128.519
- Trung bình
Tr.đ 1.715 - 870.479 829 - 768.995 311 - 848.891 1.235 - 986.165
- Khoảng biến thiên
164.763 200.324 175.394 223.321
- Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

2. Hiệu quả kỹ thuật


Kết quả nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật trình bày như ở bảng 2.
Bảng 2. Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa
theo phương pháp DEA
CRSTE VRSTE SE
(Constant Return to Scale) (Variable Return to Scale) (Scale Efficiency)
Chỉ tiêu
Tối thiểu hóa Tối đa hóa Tối thiểu hóa Tối đa hóa Tối thiểu Tối đa hóa
đầu vào đầu ra đầu vào đầu ra hóa đầu vào đầu ra
1. Năm 2007
- Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) 5,26 5,26 15,79 15,79 5,26 5,26
- Hệ số hiệu quả (θ )
+ Trung bình 0,27 0,27 0,46 0,48 0,68 0,64
+ Khoảng biến thiên 0,03 -1,0 0,03 -1,0 0,03- 1,0 0,03 -1,0 0,17 -1,0 0,19-1,0
+ Độ lệch chuẩn 0,22 0,22 0,34 0,32 0,27 0,26
2. Năm 2008
- Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) 10,53 10,53 18,42 18,42 10,53 10,53
- Hệ số hiệu quả (θ )
+ Trung bình 0,44 0,44 0,54 0,53 0,85 0,87
+ Khoảng biến thiên 0,02 -1,0 0,02 -1,0 0,06-1,0 0,02 -1,0 0,09-1,0 0,34-1,0
+ Độ lệch chuẩn 0,28 0,28 0,31 0,32 0,21 0,18
3. Năm 2009
- Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) 5,26 5,26 21,05 21,05 5,26 5,26
- Hệ số hiệu quả (θ )
+ Trung bình 0,36 0,36 0,5 0,51 0,72 0,76
+ Khoảng biến thiên 0,00-1,0 0,00 -1,0 0,06-1,0 0,00 -1,0 0,02- 1,0 0,22 -1,0
+ Độ lệch chuẩn 0,27 0,27 0,33 0,33 0,30 0,23
4. Năm 2010
- Tỷ lệ đạt hiệu quả (%) 7,89 7,89 21,05 21,05 7,89 7,89
- Hệ số hiệu quả (θ )
+ Trung bình 0,43 0,43 0,51 0,5 0,86 0,89
+ Khoảng biến thiên 0,03-1,0 0,03 -1,0 0,07-1,0 0,03 -1,0 0,22-1,0 0,4 -1,0
+ Độ lệch chuẩn 0,30 0,30 0,33 0,33 0,2 0,16
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 105


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

- Trong trường hợp đo lường hiệu quả kỹ thuật không đạt được hiệu quả kỹ thuật và hệ số hiệu
theo hướng tối thiểu hóa đầu vào: quả kỹ thuật trung bình là 0,48; năm 2008 là 81,58%
Mô hình CRS chỉ ra rằng tại tỉnh Khánh Hòa và 0,53; năm 2009 là 78,95% và 0,51; năm 2010 là
năm 2007 có tới 94,74% số doanh nghiệp chế biến 78,95% và 0,5;
không đạt được hiệu quả kỹ thuật và hệ số hiệu Mô hình SE chỉ ra rằng tại tỉnh Khánh Hòa
quả kỹ thuật trung bình là 0,27; năm 2008 là 89,47% năm 2007 có tới 94,74% số doanh nghiệp chế biến
và 0,44; năm 2009 là 94,74% và 0,36; năm 2010 không đạt được hiệu quả quy mô và hệ số hiệu quả
là 92,11% và 0,43. Kết quả khẳng định số doanh quy mô trung bình là 0,64; năm 2008 là 89,47% và
nghiệp đạt hiệu quả có xu hướng tăng trong năm 0,87; năm 2009 là 94,74% và 0,76; năm 2010 là
2008 và 2010, tuy nhiên, hệ số hiệu quả lại thấp 92,11% và 0,89.
trong hai năm 2007, 2009;
2. Mức giảm đầu vào và tăng đầu ra để đạt hiệu
Mô hình VRS chỉ ra rằng tại tỉnh Khánh Hòa
quả kỹ thuật
năm 2007 có tới 84,21% số doanh nghiệp chế biến
Kết quả tăng (giảm) theo mô hình phân tích
không đạt được hiệu quả kỹ thuật và hệ số hiệu
đường bao dữ liệu được trình bày như ở bảng 3.
quả kỹ thuật trung bình là 0,46; năm 2008 là 81,58%
- Trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào:
và 0,54; năm 2009 là 78,95% và 0,5; năm 2010
Mô hình CRS chỉ ra rằng tỷ lệ TS cần giảm
là 78,95% và 0,51. Kết quả khẳng định số doanh
trung bình năm 2007 là 81,34%, của NVCSH giảm
nghiệp đạt hiệu quả có xu hướng tăng dần từ 2007
80,72% so với mức hiện tại, năm 2008 giảm 55,45%
đến 2010, bên cạnh đó, hệ số hiệu quả lại tăng dần
đối với TS và giảm 63,10% đối với NVCSH, năm
từ năm 2007 đến 2010;
Mô hình SE chỉ ra rằng tại tỉnh Khánh Hòa năm 2009 giảm 71,13% đối với TS và giảm 77,81% đối
2007 có tới 94,74% doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả với NVCSH, năm 2010 giảm 61,19% đối với TS và
theo quy mô và hệ số hiệu quả quy mô trung bình giảm 65,23% đối với NVCSH;
là 0,68; năm 2008 là 89,47% và 0,85; năm 2009 là Mô hình VRS chỉ ra rằng tỷ lệ TS cần giảm trung
94,74% và 0,72; năm 2010 là 92,11% và 0,86. Kết bình năm 2007 là 52,2%, của NVCSH giảm 52,91%
quả khẳng định số doanh nghiệp đạt hiệu quả theo so với mức hiện tại, năm 2008 giảm 45,55% đối với
quy mô có xu hướng tăng trong năm 2008 và 2010, TS và giảm 49,66% đối với NVCSH, năm 2009 giảm
tuy nhiên, hệ số hiệu quả lại thấp trong năm 2007 72,13% đối với TS và 77,81% đối với NVCSH, năm
đến 2009. 2010 giảm 41,91% đối với TS và giảm 47,91% đối
- Trong trường hợp đo lường hiệu quả kỹ thuật với NVCSH.
theo hướng tối đa hóa đầu ra: - Trong trường hợp tối đa hóa đầu ra:
Mô hình CRS chỉ ra rằng tại tỉnh Khánh Hòa Mô hình CRS chỉ ra rằng năm 2007 tỷ lệ DT
năm 2007 có tới 94,74% số doanh nghiệp chế biến cần tăng là 79,39% so với mục tiêu, năm 2008 tăng
không đạt được hiệu quả kỹ thuật và hệ số hiệu 59,32%, năm 2009 tăng 73,31%, năm 2010 tăng
quả kỹ thuật trung bình là 0,27; năm 2008 là 89,47% 60,57%;
và 0,44; năm 2009 là 94,74% và 0,36; năm 2010 là Mô hình VRS chỉ ra rằng năm 2007 tỷ lệ DT
92,11% và 0,43; cần tăng là 43,14% so với mục tiêu, năm 2008 tăng
Mô hình VRS chỉ ra rằng tại tỉnh Khánh Hòa 40,36%, năm 2009 tăng 38,78%, năm 2010 tăng
năm 2007 có tới 84,21% số doanh nghiệp chế biến 39,86%.
Bảng 3. Kết quả tăng (giảm) tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa
theo phương pháp DEA
CRSTE VRSTE
(Constant Return to Scale) (Variable Return to Scale)
Chỉ tiêu
Tối đa hóa Tối đa hóa
Tối thiểu hóa đầu vào Tối thiểu hóa đầu vào
đầu ra đầu ra
Nguồn vốn Nguồn vốn
Tài sản Doanh thu Tài sản Doanh thu
1. Năm 2007 chủ sở hữu chủ sở hữu
(TS) (DT) (TS) (DT)
(NVCSH) (NVCSH)
- Tỷ lệ cần giảm (tăng) (%) 81,34 80,72 79,39 52,20 52,91 43,14
- Mức cần giảm (tăng)
+ Trung bình 43.220 12.070 411.180 27.739 7.912 80.994

106 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

+ Khoảng biến thiên 0 -257.006 0 -90.693 0 -2.873.013 0 -157.067 0 -55.426 0 -398.019


+ Độ lệch chuẩn 64.593 19.502 657.149 42.148 12.542 86.937
2. Năm 2008
- Tỷ lệ cần giảm (tăng) (%) 55,45 63,10 59,32 45,55 49,66 40,36
- Mức cần giảm (tăng)
+ Trung bình 32.400 11.025 187.768 26.616 8.677 87.149
+ Khoảng biến thiên 0 -226.355 0 -73.517 0 -1.489.529 0 -165.690 0- 69.977 0 -629.617
+ Độ lệch chuẩn 54.305 18.657 339.977 44.483 15.378 141.186
3. Năm 2009
- Tỷ lệ cần giảm (tăng) (%) 72,13 77,81 73,31 44,84 47,97 38,78
- Mức cần giảm (tăng)
+ Trung bình 45.692 18.810 303.024 28.402 11.598 69.883
+ Khoảng biến thiên 0 -391.105 0 -152.503 0 -3.047.326 0 -180.930 0- 120.204 0-410.733
+ Độ lệch chuẩn 77.772 33.560 599.083 47.083 23.006 88.365
4. Năm 2010
- Tỷ lệ cần giảm (tăng) (%) 61,19 65,23 60,57 41,91 47,91 39,86
- Mức cần giảm (tăng)
+ Trung bình 39.669 17.646 197.424 27.174 12.961 85.183
+ Khoảng biến thiên 0 -259.832 0 -141.713 0 -1.495.418 0 -195.241 0 -126.318 0 -478.616
+ Độ lệch chuẩn 62.484 32.226 340.972 47.144 24.728 122.716
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ bình năm 2007 là 79,39% so với mục tiêu; năm
2008 là 59,32%; năm 2009 là 73,31%; năm 2010
1. Kết luận
là 60,57%.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích
Nếu sử dụng phương pháp pháp VRS tối thiểu
đường bao dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào và
hóa đầu vào, năm 2007 có tới 84,21% số doanh
tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), quy mô nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả kỹ thuật,
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), hiệu quả năm 2008 có 81,58%; năm 2009 có 78,95%; năm
quy mô (SE) với một biến đầu ra và hai biến đầu 2010 có 78,95% và mức cần giảm tài sản trung bình
vào để đo lường hiệu quả kỹ thuật cho các doanh năm 2007 là 52,2%, mức cần giảm nguồn vốn chủ
nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa từ năm sở hữu trung bình là 52,91%; năm 2008 là 45,55%
2007 - 2010. và 49,66%; năm 2009 là 44,84% và 47,97%; năm
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng 2010 là 41,91% và 47,91. Ngược lại, nếu sử dụng
phương pháp CRS tối thiểu hóa đầu vào, tại tỉnh phương pháp tối đa hóa đầu ra VRS, năm 2007
Khánh Hòa năm 2007 có tới 94,74% số doanh có tới 84,21% số doanh nghiệp chế biến không
nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả kỹ thuật, đạt được hiệu quả kỹ thuật, năm 2008 có 81,58%;
năm 2008 có 89,47%; năm 2009 có 94,74%; năm năm 2009 có 78,95%; năm 2010 có 78,95% và mức
2010 có 92,11% và mức cần giảm tài sản trung bình doanh thu trung bình cần tăng thêm năm 2007 là
năm 2007 là 81,34%, mức cần giảm nguồn vốn chủ 43,14% so với mục tiêu; năm 2008 là 40,36%; năm
sở hữu trung bình là 80,72%; năm 2008 là 55,45% 2009 là 38,78%; năm 2010 là 39,86%.
và 63,10%; năm 2009 là 71,13% và 77,81%; năm Nếu sử dụng phương pháp pháp SE tối thiểu
2010 là 61,19% và 65,23%. Ngược lại, nếu sử dụng hóa đầu vào thì kết quả chỉ ra rằng năm 2007 có tới
phương pháp tối đa hóa đầu ra CRS, năm 2007 có 94,74% doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả theo quy
tới 94,74% không đạt được hiệu quả kỹ thuật; năm mô, năm 2008 có 89,47%; năm 2009 có 94,74%;
2008 có 89,47%; năm 2009 có 94,74%; năm 2010 năm 2010 có 86,84%. Ngược lại, nếu sử dụng
có 92,11% và mức doanh thu cần tăng thêm trung phương pháp pháp tối đa hóa đầu ra, năm 2007

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 107


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

có tới 94,74 % số doanh nghiệp chế biến không đạt toàn có khả năng để các doanh nghiệp đạt hiệu quả
được hiệu quả quy mô, năm 2008 có 89,47%; năm kỹ thuật bằng cách cắt giảm lãng phí nguồn lực đầu
2009 có 94,74%; năm 2010 có 92,11%. vào mà vẫn giữ nguyên kết quả đầu ra. Vì thế các
doanh nghiệp cần giảm tài sản trung bình là 39.669
2. Kiến nghị
Kết quả của nghiên cứu là một kênh thông tin triệu đồng (61,19%) và nguồn vốn chủ sở hữu trung
giúp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại bình là 17.646 triệu đồng (65,23%). Ngược lại, nếu
Khánh Hòa cải tạo các yếu tố đầu vào, giúp doanh sử dụng phương pháp tối đa hóa đầu ra CRS, mức
nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn, doanh thu cần tăng thêm trung bình là 197.424 triệu
hoặc tăng đầu ra để tăng doanh thu dựa trên các yếu đồng (60,57%). Nếu sử dụng phương pháp pháp
tố đầu vào có sẵn. Các doanh nghiệp chế biến thủy VRS tối thiểu hóa đầu vào, năm 2010 mức cần giảm
sản chưa đạt hiệu quả kỹ thuật là họ có hai phương tài sản trung bình là 27.174 triệu đồng (41,91%) và
án để giải quyết: thứ nhất là giảm các yếu tố đầu nguồn vốn chủ sở hữu trung bình là 12.961 triệu
vào; thứ hai là tăng các yếu tố đầu ra. Cụ thể, nếu đồng (47,91%). Ngược lại, nếu sử dụng phương
sử dụng phương pháp CRS tối thiểu hóa đầu vào, pháp tối đa hóa đầu ra VRS, năm 2010 mức doanh
đối với các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Khánh thu trung bình cần tăng thêm là 85.183 triệu đồng
Hòa năm 2010 chưa đạt hiệu quả kỹ thuật, hoàn (39,86%) so với mục tiêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Charnes A., Cooper W. W., and Rhodes E. (1978): Measuring the Efficiency of Decision Making Units. European Journal of
Operation Research.
2. Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thành Cường (2009), Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, Tạp
chí Khoa học công nghệ thủy sản, số 3/2010 - Trường Đại học Nha Trang.
3. Nguyễn Trọng Lương, Đặng Hoàng Xuân Huy (2012), So sánh hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề lưới vây cá cơm
tại Cam Ranh và Nha Trang, Tạp chí công nghệ thủy sản, số 1/2012 - Trường Đại học Nha Trang.
4. Sherman and Zhu, 2006. Service Productivity Management Improving Service Performance using Data Envelopment
Analysis (DEA). Springer Science-i-Business Media, LLC: 1-127
5. Tomothy J.Coelli, et al, 2005. An introduction to efficiency and Productivity Analysis. Springer Science-i-Business Media,
Lnc: 1-181.

108 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
BƯU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2015

SOLUTIONS TO ENHANCE COMPETITIVE ABILITY OF POSTAL BUSINESS


SERVICE OF KHANH HOA POST OFFICE UNTIL 2015

Nguyễn Thị Mai Hiền1, Nguyễn Văn Ngọc2


Ngày nhận bài: 02/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 03/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là vận dụng các lý thuyết về chiến lược cạnh tranh của Michael Porter nhằm phân tích
các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bưu chính của Bưu điện tỉnh Khánh
Hòa, từ đó đề xuất ba nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đơn vị đến năm 2015: (i) nâng cao hiệu quả hoạt
động; (ii) nâng cao chất lượng dịch vụ; (iii) đổi mới và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.
Từ khóa: năng lực cạnh tranh, bưu chính, Bưu điện tỉnh Khánh Hòa
ABSTRACT
This research is to focusing on using the theories of Michael Porter’s Competitive Advantage to analyze the
internal and external factors to evaluate its impact to the postal business services of Khanh Hoa Post Office, proposing the
solutions to enhance its competitive ability until 2015: (i) enhancing operational efficiency; (ii) enhancing service quality;
(iii) innovating and enhancing customer’s satisfaction.
Keywords: competitiveness, postal, post office

I. ĐẶT VẤN ĐỀ chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Theo
Ngày 01/01/2008, Tổng Công ty Bưu chính Việt xu hướng chung, Bưu điện tỉnh Khánh Hòa đã, đang
Nam - VNPost chính thức đi vào hoạt động đã đánh và sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ, cũng
dấu một bước ngoặt quan trọng trong mô hình sản như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong
xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính. Thực tế
Việt Nam. Hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông vốn trong thời gian qua, mặc dù sự cạnh tranh trên thị
luôn gắn bó, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong suốt trường bưu chính ở Khánh Hòa chỉ mới tập trung
hơn 60 năm qua của ngành Bưu điện nay đã tách vào một số dịch vụ cơ bản như chuyển phát nhanh,
riêng, hoạt động độc lập. Điều đó vừa là cơ hội vừa chuyển tiền; số lượng và năng lực cạnh tranh của
là thách thức rất lớn đối với Bưu chính. Bưu chính các đối thủ của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa chưa cao,
được hoạt động độc lập, tự khẳng định mình mà song với chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung
không còn sự hỗ trợ của Viễn thông. Bên cạnh đó vào thị trường trọng điểm, chú trọng đến công tác
sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường chăm sóc khách hàng, các đối thủ cạnh tranh đã
đã tạo nên áp lực cạnh tranh lớn. Vậy làm thế nào chiếm giữ được thị phần nhất định... Trước áp lực
để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với đơn vị trực cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề làm thế nào
thuộc VNpost nhằm đạt được mục tiêu cân bằng thu để nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ mà
chi và phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách, đơn vị đặt lên hàng đầu. Mục đích nghiên cứu: (i)
đòi hỏi cần một sự chuyển mình thực sự. đánh giá năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh
Bưu điện tỉnh Khánh Hòa là đơn vị thành viên Khánh Hòa; (ii) đề xuất các giải pháp nhằm nâng
của VNPost, hoạt động kinh doanh các dịch vụ bưu cao năng lực cạnh tranh cho đơn vị đến năm 2015.

1
Nguyễn Thị Mai Hiền: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2008 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 109


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bưu chính của Bưu
điện tỉnh Khánh Hòa.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được thu thập thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, Sở Thông
tin Truyền thông Khánh Hòa, dựa vào các chính sách phát triển kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính Việt
Nam và tổng hợp ý kiến đánh giá trong kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Khánh Hòa của các
chuyên gia trong ngành và khách hàng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu: khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của đơn
vị thông qua đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực liên quan đến chất lượng dịch vụ do đơn vị cung cấp.
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
bên trong và bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính của Bưu Điện tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Nghiên cứu được dựa trên nền tảng lý thuyết và vận dụng Mô hình Porter’s Five Forces của Giáo sư
Michael Porter, từ đó hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
cụ thể. Việc phân tích này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp biết
mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách hiệu quả với năm lực lượng cạnh tranh trong ngành. Năm
tác lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển
của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài
của lợi thế cạnh tranh.
Michael Porter đã đưa ra mô hình năm tác lực cạnh tranh gồm:
(1) Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành
(2) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng: phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thị trường, thể hiện
qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán.
(3) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế: Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm
năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh
doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường.
(4) Quyền lực thương lượng của
người mua: Áp lực từ phía khách hàng ÑOÁI THUÛ TIEÀM NAÊNG
chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá Thaùch thöùc töø phía
hay mặc cả để có chất lượng phục vụ ñoái thuû tieàm naêng
tốt hơn. Chính điều này làm cho các Söùc maïnh Söùc maïnh
đối thủ chống lại nhau, dẫn tới làm tổn ñaøm phaùn ñaøm phaùn
töø phía nhaø töø phía
hao mức lợi nhuận của ngành. NHAØ cung caáp ngöôøi mua NGÖÔØI
(5) Quyền lực thương lượng của CUNG
Caïnh tranh giöõa caùc MUA
CAÁP
nhà cung ứng: Nhà cung ứng có thể doanh nghieäp hieän taïi
khẳng định quyền lực của họ bằng
cách đe dọa tăng giá hay giảm chất
Thaùch thöùc töø caùc saûn phaåm
lượng sản phẩm/dịch vụ cung ứng. Do vaø dòch vuï thay theá
đó, nhà cung ứng có thể chèn ép lợi
nhuận của một ngành khi ngành đó SAÛN PHAÅM THAY THEÁ
không có khả năng bù đắp chi phí tăng Hình 2. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
lên trong giá thành sản xuất. (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”, 1980, trang 4).

110 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

1. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh Khánh Hòa, hầu hết ý kiến chuyên gia đều cho rằng,
doanh bưu chính của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa so với các đối thủ cạnh tranh, Bưu điện tỉnh Khánh
So với các đối thủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Hòa có nhiều lợi thế hơn về quy mô, tiềm lực tài
Bưu điện tỉnh Khánh Hòa có nhiều lợi thế với hệ chính, mạng lưới và kinh nghiệm. Tuy nhiên, Bưu
thống mạng lưới bưu cục, phương tiện vận tải và đội điện tỉnh Khánh Hòa lại còn nhiều hạn chế trong
ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cùng với sự phát công tác tổ chức sản xuất còn cồng kềnh, công tác
triển lâu năm trong kinh doanh bưu chính của cả quảng bá, xây dựng thương hiệu, chăm sóc khách
VNPost. Trong lĩnh vực chuyển phát, có thể nói Bưu hàng,... chưa được quan tâm nhiều trong nhưng
điện tỉnh Khánh Hòa có nhiều khả năng phát triển năm trước đây và chưa linh hoạt so với đối thủ. Khả
dịch vụ tốt hơn các đối thủ nhờ vào những thế mạnh năng cạnh tranh về giá của Bưu điện Khánh Hòa
này, trong khi đối thủ chưa thể xây dựng được ngay cũng thấp hơn so với đối thủ là do giá cước phần
mạng lưới chuyển phát rộng khắp để có thể cung lớn các dịch vụ được xây dựng cho toàn hệ thống
cấp dịch vụ đến mọi địa bàn trên cả nước và quốc Vnpost, trong khi đó chi phí sản xuất kinh doanh,
tế. Dịch vụ chuyển phát nhanh vốn là dịch vụ truyền mức độ cạnh tranh cho từng địa bàn tỉnh khác nhau,
thống của VNPost cũng như Bưu điện tỉnh Khánh trong khi các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Khánh
Hòa. Theo số liệu thống kê sản lượng doanh thu Hòa luôn đưa ra mức giá cạnh tranh hơn cho khách
qua các năm, doanh thu chuyển phát nhanh tại Bưu hàng lựa chọn. Thực tế, các đối thủ cạnh tranh
điện tỉnh Khánh Hòa vẫn là dịch vụ chiếm ưu thế. chưa thể tham gia cạnh tranh trong tất cả các lĩnh
Mặt khác, ngày nay, khách hàng rất chú trọng đến vực bưu chính và thực hiện chuyển phát trên mọi
yếu tố thời gian, do vậy dịch vụ chuyển phát nhanh địa bàn, vì vậy chiến lược kinh doanh được xác định
vẫn có nhiều cơ hội phát triển. Thực tế, đây là dịch tập trung vào dịch vụ chuyển phát nhanh là lĩnh vực
vụ có doanh số cao hơn nhiều so với các dịch vụ được đánh giá mạng lại lợi nhuận cao và chỉ thực
chuyển phát thông thường mà hầu như không cần hiện được ở những thành phố lớn, thuận tiện về
đầu tư thêm hệ thống mạng lưới riêng, về cơ bản đường giao thông, vận chuyển. Đây là những yếu
vẫn sử dụng mạng lưới, cơ sở hạ tầng, lao động sẵn tố giúp các đối thủ cạnh tranh nhanh chóng thu hút
có, vì thế lợi nhuận đem lại từ dịch vụ là lớn hơn rất được khách hàng và có thể dần thâm nhập vào thị
nhiều so với các dịch vụ khác. trường chuyển phát tại tỉnh Khánh Hòa, vốn là thế
Qua tham khảo ý kiến các chuyên gia, là những mạnh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa.
người am hiểu về kinh doanh dịch vụ bưu chính ở Kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia về
đơn vị và cơ quan quản lý của tỉnh là các chuyên Đánh giá mức độ cạnh tranh của các đối thủ đối với
viên bưu chính của Sở Thông tin truyền thông Bưu điện tỉnh Khánh Hòa được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Mức độ cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa
(Mức điểm: rất mạnh:5; mạnh:4; trung bình:3; yếu: 2; rất yếu:1)
STT Nội dung Trọng số BĐTKH Viettel SPT Hợp Nhất Tín Thành

1 Định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng 0.1 3.75 3.75 3.75 4.25 4.00
2 Chương trình xây dựng thương hiệu 0.2 4.00 3.75 3.75 4.25 4.25
3 Cơ cấu tổ chức linh hoạt, gọn nhẹ 0.3 3.75 4.50 3.75 4.75 4.75
4 Khả năng tiếp thị 0.2 3.75 3.75 3.75 4.25 4.25
5 Khả năng cạnh tranh về giá 0.2 3.25 3.75 3.75 4.25 4.25

Qua phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường các ngày trong tuần.
hoạt động bên ngoài, bên trong và tham khảo ý kiến ● Đội ngũ nhân viên hầu hết tuổi đời còn trẻ,

chuyên gia, cho thấy các cơ hội và nguy cơ đan xen phần lớn được đào tạo cơ bản tại các trường.
lẫn nhau, cũng như điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt ● Thực hiện phương án tinh giảm, sắp xếp lao

động của Bưu điện tỉnh Khánh Hoà như sau: động theo NĐ110 CP.
1.1. Điểm mạnh ● Giá cả dịch vụ phù hợp với mặt bằng chung.

● Bưu điện tỉnh Khánh Hòa có số lượng khách 1.2. Điểm yếu
hàng lớn, trung thành. ● Chất lượng dịch vụ của mạng lưới (chấp

● Mạng lưới chuyển phát bưu chính rộng khắp nhận, khai thác, vận chuyển và phát) trên cả nước
trên toàn quốc, thời gian mở cửa giao dịch liên tục chưa đồng đều.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 111


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

● Nhận thức về quá trình hội nhập, cạnh tranh 2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các
còn nhiều hạn chế. hoạt động
● Công tác nghiên cứu thì trường còn nhiều hạn Để phát huy lợi thế đang khai thác một mạng
chế, thiếu năng động. lưới rộng lớn, nhiều dịch vụ đã có mức thâm nhập
● Công tác chăm sóc khách hàng còn yếu, chưa thị trường khá, khách hàng đã quen đến với dịch vụ
thật sự hấp dẫn. của bưu điện và có số lượng khách hàng lớn, đơn
● Quy trình chuyển phát chậm được cải tiến cho vị cần phải tập trung phát triển dịch vụ bổ trợ cho
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. các dịch vụ cốt lõi mang lại lợi ích cao bằng cách
1.3. Cơ hội tranh thủ củng cố mạng lưới, phổ cập các loại hình
● Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa làm dịch vụ mà đơn vị cung cấp, các dịch vụ gia tăng giá
tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của người trị của các dịch vụ cốt lõi như chuyển phát nhanh,
dân đối với hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh chuyển tiền như đẩy mạnh việc phát triển và phổ
Khánh Hòa. biến đến mọi đối tượng khách hàng mọi tiện ích của
● Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quyết
các dịch vụ chuyển phát khai giá, phát hàng thu tiền,
định đầu tư tại Khánh Hòa làm tăng lượng khách chuyển phát tại địa chỉ,... giúp tạo được niềm tin ở
hàng tiềm năng của bưu chính. khách hàng, khi đó, khách hàng sẽ thấy yên tâm khi
● Nhu cầu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch
sử dụng bất kỳ dịch vụ nào khác của đơn vị.
vụ của các doanh nghiệp tăng cao. Trên thị trường bưu chính hiện nay, các đối thủ
● Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng
thường dùng chính sách giảm giá, khuyến mãi để lôi
● VNPost được tách riêng hoạt động độc lập với
kéo khách hàng, vì vậy, đơn vị cần linh động trong
viễn thông việc giảm cước trên cơ sở có phương án cụ thể,
● VNPost được giao thực hiện nhiệm vụ bưu
được sự đồng ý của Tổng Công ty Bưu chính Việt
Nam, thực hiện các chương trình dự thưởng, trích
chính công ích
thưởng cho các khách hàng sử dụng dịch vụ với
● Khoa học công nghệ bưu chính phát triển
doanh số lớn hay khách hàng trung thành. Ngoài
nhanh
ra, đơn vị cần phải thường xuyên theo dõi và dự
1.4. Nguy cơ
báo doanh số theo từng thời điểm trong năm để
● Nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường
thay đổi cơ chế trích thưởng cho phù hợp, đảm
bưu chính có chính sách khuyến khích hàng hàng
bảo mục tiêu gia tăng doanh thu. Mặt khác, trên cơ
và quy trình phục vụ gọn nhẹ.
sở tìm hiểu thông tin khách hàng, các đơn vị trong
● Xuất hiện nhiều dịch vụ mới thay thế dịch vụ
VNPost thường xuyên phối hợp có kế hoạch chăm
chuyển phát truyền thống của ngành bưu chính.
sóc, nâng cao chất lượng phục vụ đối với nhóm khách
2. Các giải pháp đối với Bưu điện tỉnh Khánh hàng lớn, trung thành chung đối với mỗi đơn vị.
Hòa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Mạng lưới bưu chính bao gồm các bưu cục,
bưu chính đại lý, bưu điện văn hóa xã,..., đây chính là “xương
Trên cơ sở vận dụng cơ sở lý thuyết, kết hợp sống” của toàn bộ hoạt động. Do đó, việc nâng
các kết quả phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng cao chất lượng mạng lưới, quy trình chuyển phát
đến năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh đảm bảo nhanh chóng, an toàn luôn luôn là mục
Hòa đến năm 2015 để đề ra một số giải pháp nhằm tiêu cần phải đạt được. Bằng cách tập trung mọi
nâng cao năng lực cạnh tranh cho Bưu điện tỉnh nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới ở những khu
Khánh Hòa. Do giới hạn của nghiên cứu, các giải vực có lượng khách hàng giao dịch lớn, doanh số
pháp chỉ được đưa ra dưới dạng định tính, các con cao, đồng thời duy trì hoạt động ở những khu vực
số định lượng sẽ được đưa ra trong các nghiên cứu mà các đối thủ không thể tham gia khai thác được.
sâu hơn. Với kết quả xây dựng và lựa chọn chiến Bên cạnh đó, xây dựng chương trình nâng cao chất
lược cạnh tranh tối ưu của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa lượng vận chuyển, chuyển phát hàng hóa, hợp lý
là khác biệt hóa, có thể nói, để tạo nên sự khác hóa quy trình chuyển phát, cắt giảm các khâu trung
biệt mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng gian, hiệu quả thấp, đảm bảo nâng cao công suất
và các đối thủ khó có thể bắt chước được, đòi hỏi các hình thức vận chuyển, bưu gửi được chuyển
Bưu điện tỉnh Khánh Hòa phải cung cấp được cho đến khách hàng một cách nhanh nhất. Xây dựng hệ
khách hàng những dịch vụ hoàn hảo trên tất cả các thống đảm bảo an toàn cho mạng lưới chuyển phát
lĩnh vực chất lượng dịch vụ, giá cả và chất lượng bưu gửi và tiền: đầu tư hệ thống máy tính nối mạng
phục vụ. tốc độ cao, thống nhất trên toàn mạng lưới; xây

112 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

dựng hệ thống kho, két, đúng quy định... Thường là đặc biệt quan trọng, là vấn đề sống còn đối với
xuyên kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quy trình, hạn chế chúng ta. Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu
sai sót, thất lạc bưu gửi. đãi đối với các khách hàng lớn để chiếm được lòng
2.2. Về nhóm giải pháp nâng cao chất lượng trung thành của họ. Đồng thời xem xét lại các phân
Đổi mới quản lý và kinh doanh là vấn đề cấp đoạn thị trường còn bỏ ngỏ và chiếm lĩnh trước đặc
thiết mà Bưu điện tỉnh Khánh Hòa phải thực hiện biệt là nhóm khách hàng tại các điểm Bưu điện văn
trong thời gian tới nhằm không ngừng hoàn thiện tổ hóa xã để ngăn chặn các đối thủ xâm nhập.
chức bộ máy cho phù hợp với tình hình cạnh tranh Ngoài việc xây dựng các hệ thống chuẩn, đào
mới, tạo lập năng lực hoạt động mới, thúc đẩy kinh tạo liên hoàn các cấp bậc cho CBCNV theo hướng
doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu thiết thực liên tục, đầu vào lấy từ nhiều nguồn; chú
quả kinh tế. Thực hiện phương án đưa mục tiêu trọng đào tạo các kiến thức toàn diện mọi mặt cho
kinh doanh lên hàng đầu trong giai đoạn đầu nhằm đội ngũ CBCNV nhất là các kiến thức thị trường,
tạo dựng nền tảng vững chắc về doanh thu, khách quản lý tài chính, nghiệp vụ quốc tế, luật kinh doanh
hàng,... Sắp xếp tổ chức quản lý sản xuất, khai thác và ngoại ngữ, vấn đề cần được đặc biệt quan tâm
mạng lưới theo mô hình quản lý hiện đại, phù hợp. là có chính sách đào tạo chuyên sâu, trả lương đặc
Thực hiện phân phối thu nhập theo năng lực thực biệt để xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi về kinh tế
tế, tạo động lực cho người lao động, xây dựng cơ và nghiệp vụ, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn
chế thưởng, phạt theo doanh số đạt được, chú trọng trong cơ chế thị trường. Đánh giá đúng năng lực
đến năng lực và thành tích của mỗi cá nhân người thực hiện công việc của nhân viên nhằm công bằng
lao động. trong quyết định trả lương, khen thưởng, cũng như
Ngoài ra đơn vị phải tuyên truyền đến mỗi cán trong việc đề bạt. Khuyến khích nhân viên sáng tạo
bộ nhân viên tự nhận thức và quan tâm thường và xét thưởng xứng đáng.
xuyên về nâng cao chất lượng dịch vụ, coi chất
lượng là niềm tự hào, danh dự của chính mình. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chất lượng luôn được coi là lòng tự trọng của mọi 1. Kết luận
người. Nâng cao chất lượng dịch vụ là quá trình lâu Có thể khẳng định, trong tương lai, Tổng Công
dài, cần phải được thực hiện thường xuyên và liên ty Bưu chính Việt Nam sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo
tục từ lãnh đạo đến tất cả CBCNV nhận thức được trong việc cung cấp các dịch vụ đặc thù và mảng bưu
vai trò của chất lượng trong những công việc đơn chính công ích. Do đó, VNPost sẽ được hưởng một
giản nhất hàng ngày của mỗi cá nhân. số chính sách ưu đãi như được hỗ trợ một phần kinh
2.3. Về nhóm giải pháp đổi mới và nâng cao sự thỏa phí hoạt động, được tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có
mãn khách hàng như hệ thống bưu điện, bưu cục tại các tỉnh, thành,
Đơn vị cần phải đẩy mạnh kênh bán hàng và địa phương... Hàng năm Nhà nước trích khoảng
chăm sóc khách hàng trực tiếp đối với các nhóm 1.000 tỷ đồng để bù lỗ cho VNPost nhằm giúp
khách hàng lớn, mở rộng hoạt động phục vụ đối với doanh nghiệp này tiếp tục ổn định giá cước bưu
mọi đối tượng khách hàng. Trong thời gian tới, phải chính, tem thư theo chủ trương của chính phủ. Tuy
có phương án cụ thể, giảm lao động ở các điểm bưu nhiên, trong thời gian tới, thị trường bưu chính sẽ có
cục, tăng cường đội ngũ bán hàng trực tiếp, thời nhiều thay đổi, theo lộ trình VNPost sẽ không còn
gian phục vụ khách hàng được mở rộng hơn. nhận được sự hỗ trợ của chính phủ vào năm 2013.
Bằng cách đa dạng hóa các hình thức bán hàng Mục tiêu đến năm 2013 bưu chính sẽ thoát lỗ, giá
để phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường. dịch vụ sẽ được điều chỉnh dần dần theo hướng thị
Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, dự báo, xây trường hơn.
dựng thị trường đặc biệt ở các dịch vụ, các địa bàn Trong tương lai gần, VNPost nói chung và Bưu
có cạnh tranh cao. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị điện Khánh Hòa nói riêng sẽ có rất nhiều cơ hội để
trường, phân lớp khách hàng, phân tích, đánh giá phát triển cũng như phải đối mặt với không ít khó
môi trường kinh doanh để phát triển các dịch vụ có khăn, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đảm bảo
đủ sức cạnh tranh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu kinh doanh có lãi khi không nhận được sự trợ cấp
của các đoạn thị trường. Từ đó, tập trung vào phục của chính phủ. Vấn để đặt ra là phải có giải pháp
vụ một hoặc một số nhóm khách hàng thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh cho phù hợp với tình
nhất, chẳng hạn đoạn thị trường “khách hàng lớn” hình chung để có thể tận dụng được mọi cơ hội,

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 113


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

cũng như hạn chế rủi ro trên cơ sở phát huy những hoặc sự khác biệt hóa trong phối thức thị trường,
điểm mạnh sẵn có. Để có thể nâng cao năng lực hay là sự kết hợp cả hai. Với những giải pháp nhằm
cạnh tranh trên thị trường bưu chính, cũng như theo vào các mục tiêu: nâng cao hiệu quả các hoạt động,
kịp sự phát triển chung của ngành, Bưu điện tỉnh nâng cao chất lượng, đổi mới và nâng cao sự thỏa
Khánh Hoà rất cần có sự phân tích đánh giá năng mãn khách hàng, bằng cách xây dựng và duy trì
lực cạnh tranh một cách cụ thể, cũng như xây dựng những nguồn lực tạo ra giá trị cho khách hàng và có
hệ thống giải pháp phù hợp. Với lợi thế là một đơn thể ngăn cản sự bắt chước hoặc thay thế.
vị hoạt động lâu năm trong ngành, mạng lưới kinh
2. Kiến nghị
doanh rộng khắp cả nước, cùng với nguồn nhân lực
Để có thể thực hiện được các giải pháp trên
dồi dào, đơn vị cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh
Bưu điện tỉnh Khánh Hòa cần phải xây dựng kế
doanh đa dịch vụ song song với phát triển dịch vụ
hoạch kinh doanh cụ thể cho từng năm, từng thời kỳ
bưu chính truyền thống trên cơ sở phát huy tối đa
mọi nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất trên cơ sở chiến lược của Tổng Công ty Bưu chính
lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc Việt Nam cho phù hợp với thực tế hoạt động của
khách hàng một cách có hiệu quả nhất. Từ nay đến đơn vị tại địa bàn. Bên cạnh đó Sở Thông tin truyền
năm 2015, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh thông cần có giải pháp đảm bảo kinh doanh cạnh
tranh Bưu điện tỉnh Khánh Hòa là tập trung xây tranh lành mạnh trên thị trường, có biện pháp xử lý
dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh một đối với những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực Bưu
cách bền vững, thông qua chiến lược chi phí thấp chính vi phạm Luật Bưu chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật
2. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp
3. Đồng Thị Thanh Phương, Hồ Tiến Dũng, Bùi Minh Hằng, Dương Văn Đức, Nguyễn Hùng Phong…(1998), Quản Trị Doanh
Nghiệp, NXB Giáo dục
4. Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press.
5. Website:http://nhansuvietnam.vn;http://www.tinkinhte.com;http://www.vcci.com.vn; http://www.chinhphu.vn; http://www.
mofa.gov.vn; http://www.vnpost.vn.

114 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG LỌC TẢO ĐƠN BÀO


(Nannochloropsis oculata) CỦA SÒ HUYẾT (Anadara granosa)
VÀ SÒ ANTI (Anadara antiquata) TẠI KHÁNH HÒA

STUDYING UNICELLULAR ALGAE FILTRATION OF BLOOD COCKLE


(Anadara granosa) AND ARK SHELL (Anadara antiquata) AT KHANH HOA

Nguyễn Thị Phương Hiền1, Nguyễn Chính2


Ngày nhận bài: 07/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành với sò huyết (Anadara granosa), sò anti (Anadara antiquata) ở các thang độ mặn
khác nhau. Trong thí nghiệm này, các bể thí nghiệm (45 lít) được đặt trong nhà có mái che, sục khí đều và liên tục. Tảo
(Nannochloropsis oculata) được cấp vào mỗi bể với cùng mật độ 30x104 tế bào/ml. Thí nghiệm được bố trí thành 4 lô, trong
đó 3 lô thả sò ở 3 độ mặn khác nhau và 1 lô đối chứng không thả sò. Sò huyết đưa vào thí nghiệm có kích cỡ từ 20 đến 25
mm, sò anti từ 30 đến 35 mm. Các bể thí nghiệm được thả sò với mật độ 40 con/bể ngoại trừ các bể đối chứng. Các thí
nghiệm được tiến hành trong vòng 3 giờ. Mật độ tảo được xác định định kỳ 30 phút/lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ
lọc tảo của sò huyết tốt nhất ở độ mặn 20‰ đạt từ 194,3 - 376,9ml/cá thể/giờ; tốc độ lọc tảo của sò anti đạt cao nhất ở độ
mặn 30‰ đạt từ 225,0 - 428,8ml/cá thể/giờ. Như vậy, thí nghiệm này cho thấy sò huyết và sò anti đều có khả năng lọc tảo
và độ mặn có ảnh hưởng nhất định đến khả năng lọc của hai loại sò này.
Từ khóa: Anadara granosa, Anadara antiquata, tốc độ lọc tảo
ABSTRACT
The experiment was carried out for blood cockles (Anadara granosa) and ark shells (Anadara antiquata) at
different level of salinity. In this trial, tanks (45 l) were put in room and aerated continuously. Algae (Nannochloropsis
oculata) density in each tank was 30x104 cells/ml. The experiment were disposed by 4 plots which include the control plot
without mollusc and 3 experimental plots with mollusc. The size of blood cockles were 20 - 25mm and ark shells were
30-35 mm. The trial tanks were stocked molluscs about 40 individual/tank, excepting control tanks. The experiments
occurred in 3 hours. Density of algae was determined every 30 minutes. The result of experiment showed that algae
filtration rate was the strongest at 20‰ (194.3 - 376.9ml/individual/hour) for blood cockles and at 30‰ (225,0 - 428,8ml/
individual/hour) for ark shells. Thus, it could say that blood cockles and ark shells filtered unicellular algae and salinity
influenced this filtration.
Key words: Anadara granosa, Anadara antiquata, algae filtration rate

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nước là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường ở


Tảo là một trong những loại thức ăn tự nhiên nhiều thủy vực.
quan trọng của nhiều đối tượng động vật thủy sản Động vật thân mềm hai vỏ nói chung và sò
trong đó có sò huyết và sò anti. Tuy nhiên, trong huyết, sò anti nói riêng là những loài ăn lọc. Thức
môi trường nước tảo không phải lúc nào cũng có ăn chủ yếu của chúng là thực vật phù du và mùn bã
lợi, sự phát triển quá mức của chúng gây nở hoa hữu cơ. Tìm hiểu khả năng lọc tảo của chúng nhằm

1
Nguyễn Thị Phương Hiền: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
PGS.TS. Nguyễn Chính: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 115


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

mục đích tạo cơ sở ứng dụng vào thực tế hạn chế thang độ mặn 20‰, 25‰ và 30‰. Mật độ tảo
sự phát triển quá mức của tảo trong các môi trường Nannochloropsis oculata cấp vào mỗi bể là 30x104
thủy vực. tế bào/ml. Đối với các lô thí nghiệm có thả sò anti
thì kích cỡ sò anti từ 30 - 35mm, số lượng sò anti
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cho vào mỗi bể là 40 con, lô đối chứng chỉ cấp tảo
1. Đối tượng nghiên cứu Nannochloropsis oculata không thả sò anti.
2.3. Xác định các thông số
- Tốc độ lọc tảo của Coughlan (1969)

Trong đó:
m: tốc độ lọc (lít/cá thể thân mềm/giờ)
M: thể tích nước thí nghiệm (lít)
Hình 1. Sò huyết Hình 2. Sò anti C0: mật độ tảo tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm
Anadara granosa Anadara antiquata Ct: mật độ tảo tại thời điểm t
(Linnaeus, 1758) (Linnaeus, 1758) n: số cá thể thân mềm đưa vào thí nghiệm
2. Phương pháp nghiên cứu t: thời gian
2.1. Chuẩn bị thí nghiệm - Mật độ tảo:
Thí nghiệm được bố trí trong 16 bể nhựa có N = A x 5 x B x 10.000 (tế bào/ml)
dung tích 45 lít. Trong đó:
Nước biển dùng thí nghiệm được xử lý bằng A: số tế bào tảo đếm được trung bình trong 5 ô
máy xử lý tia cực tím (ULTRAQUA), xử lý chlorine (mỗi ô có diện tích 0,04mm2) trên buồng đếm hồng
nồng độ 25ppm trong vòng 48 giờ và lọc qua túi cầu Neubauer
lọc thô. B: hệ số pha loãng
2.2. Bố trí thí nghiệm 2.4. Xử lý số liệu
- Đối với sò huyết: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và
Thí nghiệm được tiến hành với sò huyết ở 3 SPSS. Các giá trị trung bình được so sánh theo
thang độ mặn khác nhau 15‰, 20‰ và 30‰. phương pháp phân tích phương sai một yếu tố
Thí nghiệm được chia thành 4 lô trong đó 3 lô thí (one-way ANOVA). So sánh sự khác nhau giữa các
nghiệm có thả sò huyết và 1 lô đối chứng không thả trung bình sau phân tích phương sai theo kiểm định
sò huyết. Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 4 lần. LSD với độ tin cậy 95%.
Thí nghiệm dùng 16 bể nhựa với dung tích
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
45 lít, cho vào mỗi bể 40 lít nước biển đã qua
xử lý. Cấp vào mỗi bể với cùng mật độ tảo 1. Sự biến động mật độ tảo Nannochloropsis
Nannochloropsis oculata là 30x104 tế bào/ml. Sò oculata ở các lô đối chứng
huyết thí nghiệm có kích cỡ từ 20 đến 25mm, số Kết quả quá trình theo dõi sự biến động mật độ
lượng sò là 40 con/bể, lô đối chứng chỉ cấp tảo tảo theo thời gian thí nghiệm được tính theo tỷ lệ %
Nannochloropsis oculata không thả sò huyết. mật độ tảo giảm trong thời gian thí nghiệm so với
- Đối với sò anti: mật độ tảo đưa vào ban đầu.
Thí nghiệm được bố trí tương tự như Kết quả sự biến động mật độ tảo Nannochloropsis
sò huyết. Thí nghiệm được tiến hành ở 3 oculata ở các lô đối chứng được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Sự biến động mật độ tảo Nannochloropsis oculata ở các lô đối chứng
Tỷ lệ % mật độ tảo giảm trung bình
Thời gian
15‰ 20‰ 25‰ 30‰

30 phút 0,10 a
0,10 a
0,12 a
-0,20a
90 phút - 0,01a 0,02a 0,10a 0,10a
180 phút 0,15a -0,03a 0,00a - 0,09a
(Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái viết lên trên giống nhau thể hiện sai khác không có ý nghĩa thống kê P>0,05)
(Ghi chú: Các kết quả âm (-) thể hiện tỷ lệ % mật độ tảo tăng so với ban đầu)

116 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các lô đối (1999), tảo N. oculata là loài rộng muối có thể
chứng không thả sò huyết, sò anti mật độ tảo sống ở độ mặn từ 10 - 35‰. Do đó, trong điều
N. oculata thay đổi rất ít trong thời gian ngắn 3 giờ. kiện thí nghiệm bố trí ở các độ mặn trong khoảng
Cụ thể ở thang độ mặn 15‰ sau 3 giờ mật độ tảo 15‰ - 30‰, có sục khí liên tục và thời gian thí
chỉ giảm 0,15% so với ban đầu, ở độ mặn 20‰ mật nghiệm ngắn nên mật độ tảo biến động không đáng
độ tảo tăng 0,03%, ở thang độ mặn 30‰ mật độ tảo kể trong các lô đối chứng.
tăng 0,09%.
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy 2. Khả năng lọc tảo đơn bào Nannochloropsis
rằng, mật độ tảo ở các lô đối chứng qua các lần đo oculata của sò huyết A. granosa
(sau 30 phút, 90 phút, 180 phút) có sự biến động Qua theo dõi chúng tôi thấy, mật độ tảo trong
tăng giảm. Tuy nhiên, sự thay đổi này là không đáng các lô thí nghiệm có thả sò huyết đều giảm theo thời
kể và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê gian. Điều đó chứng tỏ sò huyết có lọc tảo trong quá
giữa các thang độ mặn. trình thí nghiệm. Kết quả tốc độ lọc tảo của sò huyết
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Lam Hồng thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Tốc độ lọc tảo Nannochloropsis oculata của sò huyết thí nghiệm
Tốc độ lọc tảo của sò huyết (ml/cá thể/giờ)
Thời gian
15‰ 20‰ 25‰

30 phút 90,1 ± 8,11c 194,3 ± 4,06a 127,4 ± 7,22b


60 phút 151,3 ± 8,34c 345,1 ± 6,42a 234,8 ± 4,64b
90 phút 137,6 ± 6,72c 330,2 ± 8,23a 227,5 ± 6,30b
120 phút 128,5 ± 5,49c 376,9 ± 6,58a 262,8 ± 6,12b
150 phút 135,2 ± 5,73c 362,6 ± 7,59a 249,6 ± 4,30b
180 phút 135,8 ± 4,69 c
340,9 ± 7,98 a
232,6 ± 6,74b
(Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái viết lên trên khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05)

Qua bảng số liệu ta thấy, ở các thang độ mặn Long Phú - Sóc Trăng, cho thấy ở độ mặn 15‰ tốc
khác nhau tốc độ lọc tảo của sò huyết cũng khác độ lọc tảo, tốc độ sinh trưởng của sò là cao nhất.
nhau, sò lọc nhanh nhất ở thang độ mặn 20‰ tốc độ Nguyên nhân có thể do sò huyết được sử dụng
lọc của sò huyết đạt từ 194,3 - 376,9ml/cá thể/giờ trong các thí nghiệm này có kích thước không giống
và có sự khác biệt so với các thang độ mặn còn lại nhau nên các khoảng độ mặn phù hợp cho sò lọc
(P<0,05). Kết quả thí nghiệm này cho thấy độ mặn tảo khác nhau. Hơn nữa, sò huyết được thu ở hai
có ảnh hưởng nhất định đến khả năng lọc tảo của nơi khác nhau nên thích nghi với các điều kiện môi
sò huyết. trường khác nhau.
Kết quả này khác với kết quả công bố của Ngô 3. Khả năng lọc tảo đơn bào Nannochloropsis
Thị Thu Thảo (2003), nghiên cứu ảnh hưởng của oculata của sò anti A. antiquata
độ mặn đến tốc độ lọc tảo, tốc độ sinh trưởng và tỷ Kết quả tốc độ lọc tảo của sò anti thí nghiệm
lệ sống của sò huyết giống (3 - 7mm) thu ở bãi sò được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Tốc độ lọc tảo Nannochloropsis oculata của sò anti thí nghiệm
Tốc độ lọc tảo của sò lông (ml/cá thể/giờ)
Thời gian
20‰ 25‰ 30‰

30 phút 146,2 ± 12,22b 181,1 ± 8,69b 225,0 ± 14,71a


60 phút 173,1 ± 10,51c 268,6 ± 8,73b 327,2 ± 17,56a
90 phút 211,2 ± 9,08 c
302,0 ± 5,93 b
407,7 ± 13,92a
120 phút 201,4 ± 4,88c 309,0 ± 7,00b 419,1 ± 9,91a
150 phút 202,8 ± 2,54c 288,0 ± 4,14b 428,8 ± 8,56a
180 phút 188,7 ± 5,92c 272,0 ± 7,80b 412,5 ± 10,17a
(Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái viết lên trên khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05)

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 117


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

So sánh kết quả tốc độ lọc tảo của sò anti ở Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, sò anti và
các thang độ mặn khác nhau cho thấy độ mặn có sò huyết đều có khả năng hút lọc nước rất mạnh
ảnh hưởng đến khả năng lọc tảo của sò anti. Tốc và tảo là thức ăn quan trọng của chúng. Điều này
độ lọc tảo của sò anti ở thang độ mặn 30‰ nhanh phù hợp với các nghiên cứu Broom (1985) cho
nhất (P<0,05). Cụ thể, ở thang độ mặn 30‰ tốc độ rằng thức ăn chủ yếu của Anadara là tảo, mảnh vụn
lọc của sò anti đạt từ 225,0 - 428,8ml/cá thể/giờ, ở hữu cơ.
thang độ mặn 25‰ tốc độ lọc của sò dao động từ Do đó, trong thực tế có thể sử dụng các loài
181,1 - 309,0ml/cá thể/giờ, ở thang độ mặn 20‰ tốc này trong các mô hình nuôi bền vững để góp phần
độ lọc của sò là 146,2 - 211,2ml/cá thể/giờ. ổn định các yếu tố môi trường thông qua khả năng
Qua theo dõi chúng tôi cũng thấy rằng tốc độ kiểm soát mật độ tảo, tránh hiện tượng phát triển
lọc tảo của sò thay đổi theo thời gian, trong 30 phút quá mức của tảo gây nở hoa nước trong các môi
đầu tốc độ lọc diễn ra chậm ở tất cả các thang độ trường thủy vực ưu dưỡng.
mặn sau đó tăng dần ở các lần đo tiếp theo nhưng
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
sau đó tốc độ lọc tảo lại chậm lại. Ở thang độ mặn
30‰, ở thời điểm 30 phút đầu thí nghiệm, tốc độ 1. Kết luận
lọc tảo của sò là 225 ml/cá thể/giờ, sau đó tăng lên Sò huyết, sò anti đều có khả năng làm giảm
428,8 ml/cá thể/ giờ ở 150 phút và giảm xuống đáng kể mật độ tảo trong nước.
412,5ml/cá thể/giờ ở 180 phút; tương tự ở thang độ Ở độ mặn từ 15‰ đến 25‰, sò huyết đều có
mặn 25‰, tốc độ lọc tảo của sò tăng cao tại thời điểm khả năng lọc tảo, tuy nhiên ở các độ mặn khác
120 phút là 309,0 ml/cá thể/giờ và sau đó giảm xuống nhau tốc độ lọc của sò cũng khác nhau, sò huyết
272 ml/cá thể/giờ ở thời điểm 180 phút; ở độ mặn lọc tốt nhất ở độ mặn 20‰ đạt 194,3 - 376,9ml/cá
20‰, tốc độ lọc tảo của sò tại thời điểm 150 phút đạt thể/giờ.
202,8 ml/cá thể/giờ và sau đó giảm xuống 188,7 ml/ Đối với sò anti ở khoảng độ mặn từ 20 đến
cá thể/giờ tại 180 phút. 30‰, sò đều có khả năng lọc tảo, trong đó ở thang
Điều này do nhiều nguyên nhân, có thể trong độ mặn 30‰ sò anti lọc tảo nhanh nhất đạt 225,0 -
thời gian đầu sò anti phải thích ứng dần với môi 428,8ml/cá thể/giờ.
trường thí nghiệm và mật độ tảo ban đầu cao cũng 2. Kiến nghị
là nguyên nhân ức chế quá trình lọc của sò. Sau đó Ngoài những đối tượng nghiên cứu này, cần
tốc độ lọc của sò tăng dần đến khi mật độ tảo trong nghiên cứu thêm các đối tượng động vật thân mềm
nước giảm thấp làm cho sự biến động mật độ tảo hai vỏ khác có khả năng làm sạch môi trường phù
chậm lại. Mật độ tảo quá cao hay quá thấp đều ảnh hợp với điều kiện từng vùng sinh thái.
hưởng đến tốc độ lọc của sò. Điều này tương tự với Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phòng thí
công bố của Khalil (1996), nghiên cứu ảnh hưởng nghiệm, cần có những nghiên cứu ngoài thực tế
của mật độ tảo lên tỷ lệ lọc và tỷ lệ tiêu hóa trên loài để có những đánh giá đầy đủ vai trò làm sạch môi
Tapes decussatus: tỷ lệ lọc của Tapes decussatus trường của các đối tượng này.
giảm khi mật độ tảo cao.

118 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Nguyễn Chính (1996), Một số loài động vật nhuyễn thể có giá trị ở biển Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật - Hà
Nội, tr. 57 - 60.
2. Phạm Thị Lam Hồng (1999), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, ánh sáng và tỷ lệ thu hoạch lên một số đặc điểm sinh học,
thành phần sinh hóa của hai loài vi tảo Nannochloropsis oculata (Droop) Hibber, 1981 và Cheatoceros muelleri Lemmerman,
1898 trong điều kiện phòng thí nghiệm, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.
3. Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1996), Nghiên cứu thành phần thức ăn của Sò huyết trong các thuỷ vực ven bờ tỉnh Trà
Vinh, Tuyển tập Nghiên Cứu Biển, Tập 7, tr. 121 - 130.
4. Ngô Thị Thu Thảo, Trương Trọng Nghĩa (2003), Ảnh hưởng của các nồng độ mặn khác nhau đến tốc độ lọc thức ăn, sự sinh
trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng Stress của Sò huyết giống (A. granosa), Tuyển tập Báo cáo Khoa học, Hội thảo
ĐVTM toàn quốc lần 2, tr.132-137.
Tiếng Anh
5. Broom, M.J. (1985), The biology and culture of marine bivalvie molluscs of the genus Anadara, International center for living
aquatic resources managenment, pp. 1-37.
6. Khalil A. M. (1996), The influence of algal concentration and body size on filtration and ingestion rates of the clam Tapes
decussatus (L.) (Mollusca: Bivalvia). Aquaculture Research 1996, 27, pp. 613-621.
7. Mohlenberg F. & Riisgard H.U. (1979), Filtration rate, using a new indirect technique, in thirteen species of
suspension-feeding bivalves. Mar Biol (Berl) 54, pp.143–147.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 119


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI ENZYME VÀ ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN ĐẾN
HOẠT TÍNH KHỬ GỐC TỰ DO DPPH CỦA PROTEIN ARTEMIA THỦY PHÂN

THE EFFECT OF ENZYMES AND HYDROLYSIS CONDITIONS ON DPPH RADICAL


SCAVENGING ACTIVITY OF ARTEMIA PROTEIN HYDROLYSATES

Nguyễn Hồng Ngân1, Nguyễn Anh Tuấn2, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo3
Ngày nhận bài: 12/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 12/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm khám phá hoạt tính khử gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) của Protein Artemia
thủy phân (APH). Protein của Artemia được thủy phân bằng các enzyme Protamex, Neutrase, Flavourzyme và Alcalase
trong 5 giờ ở 500C, với tỷ lệ enzyme/cơ chất (E/S) là 0,375 AU/g nguyên liệu. Tất cả các enzyme đều tạo ra APH có hoạt
tính khử gốc tự do DPPH. Protein Artemia thủy phân bởi enzyme Protamex có hoạt tính khử gốc tự do DPPH cao nhất nên
đã chọn enzyme Protamex để nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thủy phân. Kết quả cho thấy tỷ lệ E/S, nhiệt độ, pH và
thời gian thủy phân protein Artemia bằng enzyme Protamex có ảnh hưởng đến khả năng khử gốc tự do DPPH của APH
tạo thành.
Từ khóa: artemia, enzyme, chống oxy hóa, protein, thủy phân
ABSTRACT
The present study was aimed to investigate the 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) radical scavenging activity
of Artemia Protein Hydrolysates (APH). The Artemia protein was hydrolyzed with Protamex, Neutrase, Flavourzyme and
Alcalase for 5h at 500C, at an enzyme/substrate (E/S) ratio of 0.375 AU/g material. All the enzymes yielded APH that
possessed DPPH radical scavenging activity. Protamex derived hydrolysates having the highest DPPH radical scavenging
activity and was therefore used to investigate the effect of other hydrolysis conditions. Time, temperature, pH and E/S ratio
were shown to influence DPPH radical scavenging activity of Protamex-derived APH.
Keywords: artemia, enzymes, antioxidant, protein, hydrolysates

I. ĐẶT VẤN ĐỀ rất hạn chế đặc biệt là chế biến Artemia thành thực
Artemia là một loài giáp xác nhỏ có thể sống ở phẩm cho người chưa được quan tâm. Artemia chủ
những vùng nước mặn có nồng độ muối dao động yếu được sử dụng dưới dạng sinh khối tươi dùng
lớn từ vài phần nghìn đến 250‰. Với chu trình sinh làm thức ăn nuôi ấu trùng tôm càng xanh, cua, tôm
trưởng ngắn, sau 10 - 15 ngày Artemia có thể đạt biển và cá cảnh [5]. Phần sinh khối dư thừa hiện
giai đoạn trưởng thành và tham gia sinh sản. Artemia chưa được sử dụng một cách hiệu quả; do vậy việc
có thể sinh sản lần đầu sau 8 ngày phát triển. Mỗi nghiên cứu chế biến Artemia thành các sản phẩm
lần đẻ khoảng 300 trứng hoặc con, với chu kỳ đẻ thực phẩm là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử
4 ngày/lần vì vậy lượng sinh khối Artemia thu được dụng loại nguyên liệu thủy sản giàu protein này.
rất lớn [1,2]. Artemia là loại nguyên liệu thủy sản có Hiện nay, có nhiều nghiên cứu tách chiết các
hàm lượng protein cao, chiếm 67,8% trọng lượng chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là các chất có
khô. Hiện tại, các nghiên cứu chế biến Artemia còn hoạt tính chống oxy hóa từ protein của động vật

1
Nguyễn Hồng Ngân: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Nguyễn Anh Tuấn, 3TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

120 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thủy sản [7, 9, 15]. Protein thủy phân có chứa các bị mẫu blank. Mẫu blank cũng chuẩn bị tương tự
peptide, acid amin có khả năng chống oxy hóa được nhưng thay 1ml DPPH bằng 1 ml methanol. Ống
sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thực phẩm, chuẩn gồm: 2ml nước + 1ml methanol + 1ml DPPH.
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm [11, 14]. Lắc đều rồi đem ủ trong bóng tối ở nhiệt độ phòng.
Vì vậy, nghiên cứu khả năng chống oxy hóa Sau 30 phút đem đi đo độ hấp phụ ở bước sóng 517
của protein Artemia thủy phân để sử dụng trong lĩnh
nm trên thiết bị UV-Vis mini 1240.
vực thực phẩm cho con người là một hướng đi mới
góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn sinh khối 4. Phương pháp xử lý số liệu
Artemia. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá Số liệu trình bày trong bài báo này là giá trị trung
ảnh hưởng của loại enzyme và điều kiện thủy phân bình của 3 lần thí nghiệm ± SD (độ lệch chuẩn). Tính
đến hoạt tính khử gốc tự do DPPH của APH. giá trị trung bình và vẽ đồ thị sử dụng phần mềm
Microsoft Excel 2003. Sự khác biệt có ý nghĩa về
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
mặt thống kê (p < 0,05) của các giá trị trung bình
NGHIÊN CỨU
được phân tích trên phần mềm thống kê R phiên
1. Nguyên vật liệu và hóa chất bản 2.15.1. Các kí tự a, b, c, d, e, f khác nhau trên
Gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) đồ thị thể hiện số liệu khác nhau có ý nghĩa ở mức
mua từ công ty hóa chất Sigma-Aldrich, Hoa Kỳ. p<0,05.
Các hóa chất khác dùng trong nghiên cứu này là
loại đạt tiêu chuẩn dùng cho phân tích. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Dựa vào việc sử dụng enzyme trong các nghiên
1. Ảnh hưởng của loại enzyme thủy phân đến
cứu về hoạt tính chống oxy hóa của prtein thủy
phân từ sinh vật biển [6, 7, 10], nghiên cứu này sử hoạt tính khử gốc tự do DPPH của APH
dụng các chế phẩm protease thương mại bao gồm: Ảnh hưởng của loại enzyme thủy phân đến
Neutrase, Alcalase, Flavourzyme và Protamex của hoạt tính khử gốc tự do DPPH của APH được trình
hãng Novo - Đan Mạch. Neutrase là loại metallo bày trên hình 1.
endoprotease được thu nhận từ vi khuẩn Bacillus
amyloliquefaciens; Alcalase là loại endoprotease
được thu nhận từ vi khuẩn Bacillus licheniformis;
Protamex kết hợp cả hai loại edoprotease và
exopeptidase được thu nhận từ vi khuẩn Bacillus
licheniformis và Bacillus amyloliquefaciens;
Flavourzyme kết hợp cả hai loại edoprotease và
exopeptidase thu nhận từ nấm Aspergillus oryzae.
2. Chuẩn bị protein Artemia thủy phân
Artemia được thủy phân bằng các enzyme Hình 1. Ảnh hưởng của loại enzyme thủy phân đến hoạt
thương mại bao gồm Protamex, Neutrase, Alcalase tính khử gốc tự do DPPH của APH
và Flavourzyme. Quá trình thủy phân được giữ ở
50oC trong bể ổn nhiệt trong thời gian 5 giờ. Hoạt độ Từ kết quả nghiên cứu ở đồ thị Hình 1 cho thấy
của enzyme so với cơ chất là 0,375 AU/g. Hỗn hợp APH thủy phân bằng các loại enzyme khác nhau có
sau khi thủy phân đưa đi bất hoạt enzyme ở nhiệt độ hoạt tính khử gốc tự do DPPH khác nhau (p < 0,05).
85oC trong 10 phút, rồi lọc tách bỏ phần bã thu dịch APH thủy phân bằng enzyme Protamex có hoạt
protein Artemia thủy phân (APH). tính khử gốc tự do DPPH cao nhất, tiếp đến là APH
thủy phân bằng enzyme Alcalase và Flavourzyme.
3. Phương pháp phân tích
APH thủy phân bằng enzyme Neutrase có hoạt tính
Khả năng khử gốc tự do DPPH của APH xác
định theo phương pháp của Fu và cộng sự (2002) khử gốc tự do DPPH thấp nhất. Enzyme Protamex
[8, 12]. thuộc nhóm endopeptidase có khả năng phân cắt
Dịch thủy phân được pha loãng 5 lần bằng mạch protein tạo thành các peptide có hoạt tính
nước cất. Đối với mẫu đo cho vào ống nghiệm 1,8ml khử gốc tự do DPPH nên APH thủy phân bằng
nước cất, 0,2ml mẫu tương ứng, 1ml methanol, 1ml enzyme Protamex có hoạt tính khử gốc tự do DPPH
DPPH. Do dịch thủy phân có màu nên ta cần chuẩn cao hơn APH thủy phân bằng enzyme Alcalase,

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 121


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Flavourzyme và Neutrase. Vì hoạt tính khử gốc


tự do DPPH của APH thủy phân bằng enzyme
Protamex cao nhất nên đã chọn enzyme Protamex
để nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thủy phân.

2. Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Protamex/cơ


chất đến hoạt tính khử gốc tự do DPPH của APH
Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Protamex/cơ chất
đến hoạt tính khử gốc tự do DPPH của APH được
trình bày trên đồ thị hình 2. Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến hoạt tính
khử gốc tự do DPPH của APH

Từ kết quả nghiên cứu ở đồ thị hình 3 cho thấy


khi tăng nhiệt độ thủy phân từ 30 - 500C, hoạt tính
khử gốc tự do DPPH của APH thu được tăng lên
(p < 0,05). Nhưng khi tiếp tục tăng nhiệt độ thủy
phân từ 50 - 600C, hoạt tính khử gốc tự do DPPH
của APH thu được giảm dần. Trong trường hợp này,
thủy phân ở 500C thu được APH có hoạt tính khử
gốc tự do DPPH cao nhất (88,46 ± 0,67%) nên đã
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme/cơ chất đến hoạt tính chọn nhiệt độ này để nghiên cứu ảnh hưởng của pH
khử gốc tự do DPPH của APH
và thời gian thủy phân đến hoạt tính khử gốc tự do
Từ kết quả nghiên cứu ở đồ thị Hình 2 cho DPPH của APH bằng enzyme Protamex.
thấy khi tăng tỷ lệ enzyme Protamex/cơ chất từ 4. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính khử gốc tự
0,075 - 0,300 AU/g thì hoạt tính khử gốc tự do do DPPH của APH
DPPH của APH tăng lên (p < 0,05). Rõ ràng rằng Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính khử gốc tự do
trong cùng điều kiện nhiệt độ và thời gian thủy DPPH của APH được trình bày trên hình 4.
phân, khi tăng tỷ lệ E/S thì tốc độ thủy phân tăng lên
[3, 4], lượng peptide tạo ra trong APH nhiều nên
hoạt tính khử gốc tự do DPPH tăng. Tuy nhiên,
khi tiếp tục tăng tỷ lệ enzyme Protamex/cơ chất từ
0,300 - 0,450 AU/g thì hoạt tính khử gốc tự do
DPPH của APH lại giảm đi (p < 0,05). Hiện tượng
này có thể giải thích như sau: Hoạt tính khử gốc tự
do DPPH của APH chủ yếu là do các peptide tham
gia [6], khi tăng tỷ lệ enzyme/cơ chất quá cao sẽ làm
Hình 4. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính khử gốc tự do
thủy phân các peptide dẫn đến hoạt tính khử gốc tự DPPH của APH
do DPPH của APH giảm. Hoạt tính khử gốc tự do
Từ kết ảnh hưởng (p < 0,05) đến hoạt tính
DPPH của APH đạt cao nhất là 84,54 ± 1,45% ở tỷ
khử gốc tự do DPPH của APH. Điều này là do pH
lệ enzyme Protamex/cơ chất là 0,300 AU/g, nên đã
làm thay đổi bản chất của phản ứng enzyme, ảnh
chọn tỷ lệ này để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt
hưởng đến cấu trúc protein của enzyme và thay
độ, pH và thời gian thủy phân đến hoạt tính khử gốc
đổi trạng thái ion hóa của cơ chất làm ảnh hưởng
tự do DPPH của APH.
đến hoạt độ của enzyme, tốc độ phản ứng và thành
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến hoạt phần sản phẩm thủy phân [9, 13]. Chính vì vậy, hoạt
tính khử gốc tự do DPPH của APH tính khử gốc tự do DPPH của APH thay đổi khi thay
Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến hoạt đổi pH của môi trường thủy phân. Thủy phân trong
tính khử gốc tự do DPPH của APH được trình bày môi trường có pH = 7,0 thu được APH có hoạt tính
trên đồ thị hình 3. khử gốc tự do DPPH cao nhất (83,96 ± 1,30%) nên

122 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

đã chọn pH này để nghiên cứu ảnh hưởng của thời thủy phân hơn 4 giờ. Hiện tượng này có thể giải
gian thủy phân đến hoạt tính khử gốc tự do DPPH thích như sau: Trong giai đoạn đầu của quá trình
của APH bằng enzyme Protamex. thủy phân bằng enzyme, protein bị thủy phân tạo
thành các peptide có hoạt tính khử gốc tự do DPPH.
5. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến hoạt
Khi kéo dài thời gian thủy phân, các peptide tiếp tục
tính khử gốc tự do DPPH của APH
bị thủy phân nên hoạt tính khử gốc tự do DPPH của
Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến hoạt
APH giảm đi [9].
tính khử gốc tự do DPPH của APH được trình bày
trên hình 5. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Protein Artemia thủy phân bởi enzyme
Protamex có hoạt tính khử gốc tự do DPPH cao
hơn so với các enzyme Neutrase, Flavourzyme và
Alcalase trong cùng điều kiện thủy phân. Khi sử
dụng enzyme Protamex, điều kiện thủy phân thích
hợp để thu được APH có hoạt tính khử gốc tự do
DPPH cao là: Tỷ lệ E/S = 0,300 AU/g, pH = 7, thủy
Hình 5. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến hoạt tính
phân 4 giờ ở 500C.
khử gốc tự do DPPH của APH
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu ở đồ thị hình 5 cho thấy Nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa mức độ
khi kéo dài thời gian thủy phân từ 0 - 4 giờ, hoạt thủy phân và hoạt tính chống oxy hóa của APH.
tính khử gốc tự do DPPH của APH lên đáng kể Để nâng cao giá trị sử dụng của Artemia, cần
(p < 0,05). Tuy nhiên, hoạt tính khử gốc tự do DPPH tiếp tục nghiên cứu sử dụng dịch đạm thủy phân
của APH lại giảm đi khi tiếp tục kéo dài thời gian protein Artemia để làm thực phẩm chức năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh và cộng tác viên, 1997. Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu. Báo
cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 410 - 417.
2. Nguyễn Văn Hòa, 2005. Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Đức Lượng, Cao Cường, Nguyễn Anh Tuyết, Lê Thị Thủy Tiên, Tạ Thu Hằng, Huỳnh Ngọc Oanh, Nguyễn Thúy
Hương, Phan Hiền, 2004. Công nghệ enzyme. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
4. Trần Thị Luyến, 2006. Các phản ứng cơ bản và biến đổi của thực phẩm trong quá trình công nghệ. NXB Nông nghiệp, TP.Hồ
Chí Minh, tr.9-22.
5. Hà Thanh Toàn, 2004. Khả năng sử dụng sinh khối Artemia để sản xuất thức ăn cho thuỷ sản. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Viện Nghiên cứu và phát triển CNSH, Trường Đại học Cần Thơ.
Tiếng Anh
6. Bahared, B.H. and Ismail, A., 2010. Antioxidative peptides from food proteins: A review. Peptides. Elsevier Applied Science
Publishers, New York
7. Foh, M.B.K., Amadou, I., Foh, B.M., Kamara, M.T. and Xia, W., 2010. Functionality and antioxidant properties of
Tilapia (Oreochromis niloticus) as influenced by the degree of hydrolysis. International journal of molecular sciences, 11, pp.
1851-1869.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 123


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

8. Fu, H., Shieh, D., Ho, C., 2002. Antioxidant and free radical scavenging activities of edible mushrooms. Journal of Food
lipids, 9, pp.35-46.
9. Kamau, S. M., Lu, R. R., 2011. The effect of enzymes and hydrolysis conditions on degree of hydrolysis and DPPH radical
scavenging activity of whey protein hydrolysates. Current research in dairy sciences, 3(1) pp.25-35.
10. Klompong, V., Benjakul, S., Kantachote, D., Shahidi, F., 2004. Antioxidant activity and functional properties of protein
hydolysate of yellow stripe trevally (Selaroides leptolepis) as influenced by the degree of hydrolysis and enzyme. Songkla
university, Thailand.
11. Manninen, A.H., 2004. Protein hydrolysates in sport and exercise: A brief review. Journal of Sports science and Medicine,
3, pp.60-63.
12. Niki Etsuo, 2010. Assessment of antoxidant capacity in vitro and vivo. Free radical biology and Medicine, 49, pp. 503-515.
13. Nilsang, S., Lertsiri, S., Suphantharika, M., Assavanig, A., 2004. Optimization of enzymatic hydrolysis of fish soluble
concentrate by commercial proteases. Journal of food engineering.
14. Picot, L., Bordenave, S., Didelot, S., Fruitier, A. I., Sannier, F., Thorkelsson, G., Berge, J.P., Guerard, F., Chabeaud, A., Piot,
J. M., 2006. Antiproliferative activity of fish protein hydrolysates on human breast cancer cell lines. Process biochemistry,
4, pp. 1217-1222.
15. Rajaram, D. and Nazeer, R.A., 2010. Antioxidant properties of protein hydrolysates obtained from Marine fish Lepturacanthus
savala and Sphyraena barracud. Internatonal journal of biotechnology and biochemistry, 6(3), pp. 435-444.

124 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

CHIẾT RÚT CHẾ PHẨM ĐẠM GIÀU CAROTENOID


TỪ ĐẦU TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

EXTRACTION OF CAROTENOPROTEIN FROM WHITE SHRIMP HEADS

Phạm Thị Đan Phượng1, Trần Thị Luyến2


Ngày nhận bài: 10/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Chế phẩm đạm giàu carotenoid với hàm lượng đạm và carotenoid cao được chiết rút từ đầu tôm thẻ chân trắng
bằng quá trình xử lý kết hợp Alcalase và Flavourzyme. Đầu tôm được xử lý ở chế độ tối ưu: đầu tiên xử lý bằng Alcalase
ở nồng độ là 0,2% (w/w) trong 2 giờ, tiếp theo xử lý bằng Flavourzyme ở nồng độ 0,1% trong 1 giờ. Chế phẩm đạm giàu
carotenoid thu được có hàm lượng protein đạt gần 65% và carotenoid đạt trên 250 mg/kg. Bên cạnh đó, chế phẩm có màu
đỏ đẹp, mùi và vị đặc trưng của tôm. Hiệu suất thu hồi chế phẩm carotenoprotein cũng cao hơn khi xử lý bằng cặp enzyme
so với sử dụng enzyme đơn.
Từ khóa: carotenoprotein, đầu tôm thẻ chân trắng, Alcalase, Flavourzyme
ABSTRACT
Carotenoprotein with high protein and carotenoid content has been extracted from white shrimp heads by
combination of Alcalase and Flavourzyme in extraction process. The shrimp heads were first treated with Alcalase (0.2%,
w/w) for 2 h and then with Flavourzyme (0.1%, w/w) for 1 h. The obtained carotenoprotein has protein content of nearly
65% and carotenoid content of approximately 250 mg/kg. Besides, the carotenoprotein has red color and shrimp flavor.
Recovery efficiency of carotenoprotein of the enzyme combination treatment was higher than that of single enzyme
treatment.
Keywords: carotenoprotein, white shrimp heads, Alcalase, Flavourzyme

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Guerrero-Legarreta, 2009; Higuera-Ciapara và cộng


Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu sự, 2006).
quan trọng của Việt Nam. Trong quá trình chế biến Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thu
tôm, ước khoảng hơn 200.000 tấn phế liệu tôm hồi protein và carotenoid ở dạng hỗn hợp
được thải ra hàng năm (Trung & Phuong, 2012). carotenoid-protein (carotenoprotein) từ đầu tôm để
Phế liệu tôm bao gồm 2 thành phần chính là đầu làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm hoặc thức
và vỏ tôm. Trong phế liệu tôm có nhiều thành phần ăn cho động vật thủy sản (Chakrabarti, 2002; Holanda
có giá trị như chitin, protein, khoáng và carotenoid & Netto, 2006; Klomklao và cộng sự, 2009). Tại Việt
(Trang Sĩ Trung và cộng sự, 2010). Đặc biệt, trong Nam, đầu tôm chỉ mới được sử dụng làm nguyên
đầu tôm chứa một lượng lớn protein có thành phần liệu để thu hồi chitin ở các cơ sở chế biến phế liệu
acid amin rất cân bằng (Synowiecki & Al-Khateeb, quy mô nhỏ, thành phần protein và carotenoid chưa
2000). Ngoài ra, đầu tôm còn chứa carotenoid được thu hồi mà thải bỏ vào hệ thống nước thải, làm
(chủ yếu là astaxanthin) có hoạt tính sinh học cao, giảm hiệu quả sử dụng nguyên liệu và gây ô nhiễm
được ứng dụng vào lĩnh vực thực phẩm chức môi trường. Việc nghiên cứu thu hồi carotenoprotein
năng, mỹ phẩm và thức ăn thủy sản (Armenta & trong quá trình sản xuất chitin từ phế liệu tôm và

1
Phạm Thị Đan Phượng: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
GS.TS. Trần Thị Luyến: Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 125


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

bước đầu đã được nghiên cứu bổ sung vào chế liệu được thủy phân bằng Alcalase với tỷ lệ Alcalase
biến thức ăn cá đã được tiến hành ở quy mô nhỏ thích hợp đã được xác định ở thí nghiệm trên, ủ mẫu
(Phượng và cộng sự, 2008; Trang Sĩ Trung và cộng ở nhiệt độ 550C trong bể ổn nhiệt lắc đảo, thời gian
sự, 2007). Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chỉ thực hiện thí nghiệm là 1; 2; 3; 4; 5 giờ. Bất hoạt
sử dụng một loại enzyme protease mà chưa kết enzyme Alcalase ở nhiệt độ 850C trong thời gian 15
hợp nhiều loại protease có tính chất khác nhau phút, sau đó làm nguội đến nhiệt độ 550C, tiếp tục
(endoprotease và exoprotease) để nâng cao hiệu thủy phân mẫu thí nghiệm bằng Flavourzyme 0,2%
suất thu hồi cũng như chất lượng của sản phẩm (w/w) trong bể ổn nhiệt lắc đảo ở 550C trong 2 giờ.
thủy phân. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc kết hợp 2.1.2. Xác định điều kiện thủy phân thích hợp của
endoprotease với exoprotease trong quá trình Flavourzyme trong công đoạn sau của quá trình thu
thủy phân protein sẽ góp phần nâng cao chất nhận đạm giàu carotenoid từ đầu tôm
lượng và hiệu suất thu hồi sản phẩm thủy phân Sau khi thủy phân bằng Alcalase ở điều kiện
(Kamnerdpetch và cộng sự, 2007; Nchienzia và thích hợp đã xác định, nguyên liệu được tiếp tục
cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, Alcalase và thủy phân bằng Flavourzyme với các tỷ lệ khác nhau
Flavourzyme được kết hợp trong quá trình thu hồi từ 0; 0,1; 0,2; 0,3; 0,4% (w/w) ở 550C trong 2 giờ để
chế phẩm đạm giàu carotenoid (ĐGC) từ đầu tôm. xác định tỷ lệ Flavourzyme/nguyên liệu thích hợp.
Để xác định thời gian xử lý bằng Flavourzyme thích
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP hợp, mẫu xử lý được xử lý bằng Flavourzyme với
NGHIÊN CỨU nồng độ thích hợp đã được xác định ở các khoảng
thời gian khác nhau: 1; 2; 3; 4; 5 giờ ở 550C. Sau
1. Nguyên vật liệu
khi thủy phân tiến hành ép để tách riêng phần dịch
Đầu tôm thu nhận từ Công Ty CP Nha Trang
thu hồi chế phẩm ĐGC bằng phương pháp điểm
Seafoods F17, Khánh Hòa và được bảo quản ở 40C
đẳng điện kết hợp xử lý nhiệt có bổ sung chitosan
trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm.
theo Trang Sĩ Trung và cộng sự (2008). Cụ thể: dịch
Alcalase (có tính endoprotease) và Flavourzyme
thủy phân chứa ĐGC được điều chỉnh pH về pH
(có tính exoprotease chủ yếu) được mua từ công ty
4,3 - 4,5 bằng HCl 10% để kết tủa protein sau đó
Novozymes (Đan Mạch). Alcalase 2,4L có hoạt
kết hợp gia nhiệt ở nhiệt độ 700C trong thời gian 10
tính là 2,4 AU/g và Flavourzyme có hoạt tính 500 phút và bổ sung chitosan ở nồng độ 100ppm. Việc
LAPU/g. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là các chọn chế độ xử lý tối ưu dựa trên hiệu suất thu hồi
loại hóa chất tinh khiết. chế phẩm ĐGC và hàm lượng protein và carotenoid
2. Phương pháp nghiên cứu chứa trong chế phẩm ĐGC.
2.1. Chiết rút chế phẩm đạm giàu carotenoid từ 2.2. Phương pháp phân tích
đầu tôm Hàm lượng protein thô và khoáng được xác
Nguyên liệu đầu tôm thẻ chân trắng sau khi định theo phương pháp chuẩn của AOAC (1990).
rửa và loại bỏ tạp chất và xay nhỏ đến kích thước Hàm lượng lipid được xác định theo phương pháp
từ 2 - 3mm. ĐGC được tách chiết ra khỏi đầu tôm của Folch và cộng sự (1951). Hàm lượng carotenoid
bằng phương pháp thủy phân dùng kết hợp 2 được phân tích bằng phương pháp quang phổ
enzyme protease: Alcalase và Flavourzyme. Trong (Klomklao và cộng sự, 2009; Sachindra và cộng
nghiên cứu này, đầu tôm được thủy phân tuần tự sự, 2005).
với Alcalase trước và Flavourzyme sau để tăng hiệu Hiệu suất thu hồi chế phẩm ĐGC (%) = (M*100)/
quả thủy phân theo kết quả nghiên cứu của Je và Mo; M: Khối lượng chế phẩm ĐGC thu được (g),
cộng sự (2009). Mo: Khối lượng nguyên liệu (g).
2.1.1. Xác định điều kiện thủy phân thích hợp của 2.3. Xử lý thống kê
Alcalase trong công đoạn đầu của quá trình thu Số liệu báo cáo là giá trị trung bình của 3 lần
nhận đạm giàu carotenoid từ đầu tôm lặp lại. Kết quả được phân tích thống kê bằng phần
Nguyên liệu được thủy phân bằng enzyme mền Excel. Giá trị của p < 0,05 được xem là có ý
Alcalase với các nồng độ khác nhau từ 0; 0,1; 0,2; nghĩa về mặt thống kê.
0,3; 0,4% (w/w: khối lượng enzyme trên khối lượng
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
đầu tôm) ở nhiệt độ 550C trong bể ổn nhiệt lắc đảo,
thời gian là 2 giờ, ở pH tự nhiên (pH = 6,9) để xác 1. Thành phần hóa học cơ bản của đầu tôm
định tỷ lệ Alcalase/nguyên liệu thích hợp. Để xác Thành phần hóa học cơ bản của đầu tôm được
định ảnh hưởng của thời gian thủy phân, nguyên phân tích và kết quả trình bày ở bảng1.

126 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 1. Thành phần hóa học cơ bản liệu thích hợp để thu hồi protein và carotenoid. Hàm
của đầu tôm lượng protein và carotenoid trong phế liệu tôm thẻ
chân trắng tương đương với hàm lượng có ở phế
Chỉ tiêu Hàm lượng*
liệu tôm sú của Nguyễn Lệ Hà (2011).
Hàm lượng protein (%) 51,4 ± 3,3
2. Chiết rút chế phẩm đạm giàu carotenoid từ đầu
Hàm lượng khoáng (%) 20,4 ± 2,1 tôm thủy phân bằng Alcalase và Flavourzyme
Hàm lượng lipid (%) 14,3 ± 2,3 2.1. Điều kiện thủy phân thích hợp của Alcalase
trong công đoạn đầu của quá trình thu nhận đạm
Chitin (%) 10,5 ± 1,9 giàu carotenoid từ đầu tôm
Carotenoid (mg/kg) 110,9 ± 9,9 Đầu tôm được thủy phân bằng phương pháp kết
* Kết quả tính theo hàm lượng chất khô tuyệt đối. hợp Alcalase và Flavourzyme (theo tuần tự Alcalase
Đầu tôm chứa 4 thành phần chính là protein, trước, Flavourzyme sau) để tách chế phẩm đạm giàu
khoáng, lipid và chitin trong đó protein chiếm hàm carotenoid ra khỏi đầu tôm. Kết quả ảnh hưởng của
lượng lớn nhất, khoảng 50%. Ngoài ra, trong đầu tỷ lệ Alcalase/nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi ĐGC
tôm còn có carotenoid (bảng 1). Kết quả phân tích và thành phần protein, carotenoid trong chế phẩm
thành phần đã cho thấy đầu tôm là nguồn nguyên ĐGC được xác định và trình bày ở hình 1.

Hình 1. Hiệu suất thu hồi, hàm lượng protein và carotenoid của chế phẩm đạm giàu carotenoid (ĐGC) chiết rút
từ đầu tôm ảnh hưởng bởi tỷ lệ (trái) và thời gian thủy phân (phải) bằng Alcalase khi kết hợp Alcalase+Flavourzyme
với điều kiện xử lý bằng Flavourzyme sử dụng là 0,2% trong 2 giờ
Các giá trị trung bình của cột có các ký tự (a, b, c, d, e hoặc A, B, C, D, E) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).

Hiệu suất thu hồi chế phẩm ĐGC phụ thuộc vào lệ enzyme từ 0,2 lên 0,3% thì hiệu suất thu hồi ĐGC
tỷ lệ Alcalase sử dụng (hình 1). Kết quả cho thấy thay đổi không khác biệt về mặt thống kê (p>0,05).
khi tỷ lệ enzyme tăng từ 0% lên 0,2% thì hiệu suất Nếu tăng tỷ lệ enzyme lên đến 0,4% thì hiệu suất
thu hồi chế phẩm ĐGC tăng từ 14,7% đến 19,4%, thu hồi ĐGC lại giảm đáng kể. Điều này có thể giải
đạt giá trị cực đại (p<0,05). Điều này cho thấy tỷ lệ thích do khi tăng tỷ lệ Alcalase quá cao thì sản phẩm
enzyme có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phản thủy phân bị cắt mạch do đó gây khó khăn cho quá
ứng enzyme (Châu & Áng, 2003). Tuy nhiên, khi tỷ trình kết tủa protein để thu hồi ĐGC. Kết quả tương

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 127


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

tự cũng được ghi nhận bởi Haslaniza và cộng sự thu hồi ĐGC thấp. Việc giảm độ dài mạch protein sẽ
(2010), việc tăng tỷ lệ enzyme và thời gian thủy gây khó khăn cho việc thu hồi chế phẩm ĐGC cũng
phân protein sẽ tăng hiệu suất thủy phân nhưng được ghi nhận trong nghiên cứu của Dryakova và
đồng thời cũng sẽ gây khó khăn trong quá trình kết cộng sự (2010). Vì vậy, thời gian xử lý bằng enzyme
tủa sản phẩm protein từ dịch thủy phân. Như vậy, Alcalase thích hợp là 2 giờ để hiệu suất thu hồi chế
tỷ lệ enzyme Alcalase 0,2% là tỷ lệ thích hợp để thu phẩm ĐGC đạt giá trị cao nhất.
hồi chế phẩm ĐGC. Thời gian xử lý tăng từ 1 giờ lên 2 giờ thì hàm
Hàm lượng protein và carotenoid của chế lượng protein và carotenoid của chế phẩm ĐGC
phẩm ĐGC cho thấy sử dụng enzyme Alcalase với đều tăng, đạt cực đại tại 2 giờ là 66,3% protein và
tỷ lệ 0,2% thu được chế phẩm ĐGC có hàm lượng 349,5mg/kg carotenoid (p<0,05). Tuy nhiên, khi tăng
protein (66,2%) và carotenoid (349,3mg/kg) cao thời gian ủ với Alcalase từ 3 giờ lên 5 giờ thì hàm
nhất (p<0,05) (hình 1). Khi tăng tỷ lệ Alcalase từ lượng protein giảm. Trong khi đó, carotenoid của
0,2% lên 0,4% thì hàm lượng protein của chế phẩm chế phẩm ĐGC giảm mạnh từ 349,5mg/kg xuống
ĐGC giảm chỉ còn 55,7% và hàm lượng carotenoid 185,8mg/kg khi kéo dài thời gian xử lý đến 5 giờ.
của ĐGC chỉ còn 214,1mg/kg. Nguyên nhân của Tương tự như ảnh hưởng của tỷ lệ Alcalase sử
hiện tượng này có thể giải thích do khi tăng tỷ lệ dụng, thời gian xử lý bằng Alcalase kéo dài sẽ cắt
Alcalase sử dụng thì ngoài việc thủy phân tách hỗn mạch của phức protein và carotenoid, gây khó khăn
hợp protein và carotenoid khỏi đầu tôm thì Alcalase cho việc thu hồi chế phẩm ĐGC. Ngoài ra khi thời
cũng cắt mạch protein thành các protein mạch ngắn gian xử lý kéo dài thì carotenoid tồn tại trong phức
nên khó thu hồi. Bên cạnh đó, liên kết giữa protein và carotenoprotein cũng bị giải phóng nhiều, dễ bị hư
carotenoid cũng bị Alcalase cắt một phần nên carotenoid hỏng khi ở dạng tự do, không có sự liên kết với
cũng khó thu cùng với protein trong chế phẩm ĐGC, protein (Chakrabarti, 2002). Do vậy, khi hiệu suất
dẫn đến hàm lượng carotenoid thu hồi giảm theo. thu hồi chế phẩm ĐGC giảm thì hàm lượng protein
Ngoài ra, carotenoid bị tách ra ở dạng tự do thì thường và carotenoid của chế phẩm ĐGC cũng giảm.
kém bền, dễ bị oxy hóa, hư hỏng (Chakrabarti, Tóm lại, kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy khi
2002). Kết quả cho thấy không khác biệt có ý nghĩa xử lý đầu tôm bằng kết hợp Alcalase và Flavourzyme
thống kê khi tăng tỷ lệ Alcalase từ 0,2% lên 0,3%, để thu nhận chế phẩm ĐGC với công đoạn xử lý
kết quả cho thấy sự không chênh lệch của hiệu suất bằng Flavourzyme cố định ở tỷ lệ 0,2% trong 2 giờ
thu hồi ĐGC (p>0,05), nhưng lại có sự chênh lệch thì điều kiện xử lý bằng Alcalase thích hợp là 0,2%
của hàm lượng protein và carotenoid ở hai tỷ lệ xử (v/w) trong 2 giờ. Kết quả lựa chọn tỷ lệ Alcalase
lý enzyme này. Điều này cũng phù hợp với giải thích tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trang Sĩ
trên, do lượng protein bị cắt mạch ngắn hơn nên khó Trung (Trung, 2010) tuy nhiên thời gian xử lý bằng
thu hồi và đồng thời lượng carotenoid giảm đi do dễ phương pháp kết hợp Alcalase+Flavourzyme được
bị oxy hóa khi ở dạng tự do. rút ngắn hơn rất nhiều so với chỉ xử lý Alcalse 0,2%
Thời gian thủy phân bằng Alcalase là 1 giờ thì trong 8 giờ.
hiệu suất thu hồi ĐGC là 15,9%; khi tăng thời gian 2.2. Điều kiện thủy phân thích hợp của Flavourzyme
thủy phân tăng từ 1 lên 2 giờ thì hiệu suất thu hồi trong công đoạn sau của quá trình thu nhận đạm
ĐGC đạt 19,4%. Tuy nhiên khi thời gian thủy phân giàu carotenoid từ đầu tôm
tăng từ 2 giờ lên 5 giờ thì hiệu suất thu hồi ĐGC Để xác định tỷ lệ Flavourzyme/đầu tôm thích
giảm từ 19,4% xuống còn 15%. Hiện tượng này có hợp cho quá trình thủy phân công đoạn sau, đầu
thể do khi tăng thời gian thủy phân với Alcalase thì tôm sau khi thủy phân bằng Alcalase với điều kiện
quá trình thủy phân sẽ dài hơn, enzyme có thời gian thích hợp được xác định ở trên (0,2%, 2 giờ) được
dài để tiếp xúc và cắt các liên kết peptid của protein tiếp tục thủy phân với Flavourzyme với các tỷ lệ
trong chế phẩm ĐGC tạo ra nhiều đoạn polypeptid Flavourzyme sử dụng khác nhau: 0%; 0,1%; 0,2%;
ngắn nên làm cho quá trình kết tủa để thu nhận chế 0,3%; 0,4% (w/w) trong 2 giờ. Kết quả được trình
phẩm ĐGC khó khăn, lượng kết tủa ít nên hiệu suất bày ở hình 2.

128 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hình 2. Hiệu suất thu hồi, hàm lượng protein và carotenoid của chế phẩm đạm giàu carotenoid (ĐGC) chiết rút từ đầu tôm ảnh
hưởng bởi tỷ lệ (trái) và thời gian thủy phân (phải) bằng Flavourzyme khi kết hợp Alcalase+Flavourzyme với điều kiện xử lý
bằng Alcalase sử dụng là 0,2% trong 2 giờ
Các giá trị trung bình của cột có các ký tự (a, b, c, d hoặc A, B, C, D) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).

Tỷ lệ Flavourzyme sử dụng có ảnh hưởng rõ rệt trong chế phẩm ĐGC giảm rõ rệt, chỉ còn 60,3%
đến hiệu suất thu hồi chế phẩm ĐGC (hình 2). Khi protein và 249,7mg/kg carotenoid. Hiệu suất thu hồi,
tỷ lệ Flavourzyme sử dụng là 0% thì hiệu suất thu hàm lượng protein và carotenoid đều giảm khi tăng
hồi chỉ đạt 16%; tăng tỷ lệ Flavourzyme từ 0% lên nồng độ Flavourzyme sử dụng là do ở tỷ lệ cao thì
0,1% thì hiệu suất thu hồi chế phẩm ĐGC tăng thêm Flavourzyme sẽ cắt mạch protein mạnh làm giảm
4,5%, đạt 20,5%, đạt giá trị cực đại (p<0,05). Tuy phân tử lượng của protein, gây khó khăn cho
nhiên, khi tăng tỷ lệ Flavourzyme sử dụng từ 0,1% việc thu hồi chế phẩm ĐGC. Ngoài ra, khi tỷ lệ
lên 0,4% thì hiệu suất thu hồi ĐGC lại có xu hướng Flavourzyme cao (0,4%) còn ảnh hưởng mạnh hàm
giảm mạnh và ở nồng độ 0,4% hiệu suất thu hồi lượng carotenoid của chế phẩm ĐGC vì carotenoid
giảm chỉ còn 16,9%. khó thu hồi cũng như carotenoid bị oxy hóa
Hàm lượng protein và carotenoid của chế phẩm nhanh chóng khi bị tách ra khỏi phức hợp protein-
ĐGC cũng thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ Flavourzyme carotenoid (Chakrabarti, 2002).
sử dụng (hình 2). Cụ thể khi tỷ lệ Flavourzyme là 0% Như vậy, ở điều kiện thủy phân với tỷ lệ enzyme
thì hàm lượng protein và carotenoid trong chế phẩm Alcalase/đầu tôm là 0,2% ủ trong 2 giờ sau đó bổ
ĐGC thu được lần lượt là 61,5% và 281,4mg/kg, sung Flavourzyme ủ tiếp trong 2 giờ thì tỷ lệ enzyme
khi tăng tỷ lệ Flavourzyme sử dụng lên 0,1% (w/w) Flavourzyme/đầu tôm thích hợp là 0,1% (w/w).
thì hàm lượng protein tăng lên 66,9% và hàm Khi xét đến thời gian thủy phân đầu tôm bằng
lượng carotenoid đạt 359,8mg/kg. Tuy nhiên, khi Flavourzyme kết quả cho thấy trong khoảng 1
tiếp tục tăng tỷ lệ Flavourzyme sử dụng từ 0,2% đến 2 giờ thì hiệu suất thu hồi ĐGC đạt cao nhất
lên 0,4% thì hàm lượng protein và carotenoid trong (khoảng gần 21%). Hiệu suất thu hồi khi xử lý bằng
chế phẩm ĐGC đều giảm. Ở tỷ lệ Flavourzyme sử Flavourzyme ở 1 giờ và 2 giờ thì không khác biệt
dụng là 0,4% thì hàm lượng protein và carotenoid có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên nếu tiếp

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 129


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

tục kéo dài thời gian xử lý bằng Flavourzyme thì Bảng 2. Cảm quan và thành phần hóa học cơ
lượng ĐGC thu được giảm đi rất nhiều, hiệu suất bản của chế phẩm đạm giàu carotenoid
thu hồi thấp nhất khi xử lý với Flavourzyme ở công chiết rút từ đầu tôm
đoạn sau trong thời gian 5 giờ là 14,6% (p<0,05). Chỉ tiêu Kết quả
Điều này chứng tỏ rằng cũng tương tự như công
Màu sắc Đỏ gạch
đoạn xử lý bằng Alcalase trước thì khi tăng thời
gian xử lý bằng Flavourzyme thì hiệu suất thu hồi
Mùi vị Mùi vị tôm đặc trưng
càng giảm do các liên kết peptid bị cắt thành các
đoạn nhỏ gây khó khăn trong việc kết tủa thu hồi Trạng thái Đồng đều
chế phẩm ĐGC.
Bên cạnh đó, thời gian thủy phân bằng Hàm lượng protein (%)* 67
enzyme Flavourzyme cũng ảnh hưởng mạnh đến
Hàm lượng khoáng
hàm lượng protein và carotenoid của chế phẩm 18,6
(%)*
ĐGC thu được (hình 2). Hàm lượng protein và
carotenoid của ĐGC cao nhất khi xử lý bằng Hàm lượng lipid (%)* 17,8
Flavourzyme trong thời gian 1 giờ, đạt 67,2%
Hàm lượng chitin (%)* 1,3
protein và 365,5mg/kg carotenoid (p<0,05). Khi tăng
thời gian xử lý bằng Flavourzyme lên 2 giờ thì hàm Hàm lượng carotenoid
365,5
lượng protein và carotenoid của chế phẩm ĐGC (mg/kg)*
thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy
* Kết quả tính theo hàm lượng chất khô tuyệt đối.
nhiên khi tiếp tục tăng thời gian xử lý thì hàm lượng
protein và carotenoid của chế phẩm ĐGC giảm rõ Chế phẩm carotenoprotein thu được là một hỗn
rệt, với thời gian xử lý bằng Flavourzyme là 5 giờ thì hợp có hàm lượng protein cao (60%), có mùi vị tôm,
hàm lượng protein và carotenoid chỉ còn tương ứng thích hợp làm nguyên liệu để chế biến bột gia vị
là 54,5% và 235,8mg/kg (p<0,05). Vì vậy, thời gian tôm hoặc bột đạm tôm. Chế phẩm còn chứa một
xử lý thích hợp bằng Flavourzyme là 1 giờ. lượng đáng kể carotenoid có tính chất chức năng.
Kết quả trên cho thấy phương pháp kết hợp hai Ngoài ra, chế phẩm ĐGC chứa khoáng, lipid và
enzyme protease Alcalase và Flavourzyme có hai chitin (bảng 2). Hàm lượng chitin trong chế phẩm
bản chất khác nhau nhưng bổ trợ nhau theo trình khá thấp (khoảng trên 1%), tương tự như sản phẩm
tự cho endoprotease vào trước và exoprotease carotenoprotein thu hồi từ phế liệu tôm sú xử lý bằng
vào sau để xử lý đầu tôm cho phép thu nhận tripsin (Klomklao và cộng sự, 2009). Hàm lượng
được chế phẩm ĐGC với hàm lượng protein và chitin thấp là rất quan trọng vì khi sử dụng chế phẩm
carotenoid cao. Một số kết quả nghiên cứu trước làm nguyên liệu chế biến thực phẩm không cần qua
cũng cho kết quả tương tự khi kết hợp Alcalase công đoạn loại bớt thành phần chitin.
với Flavourzyme trong quá trình thủy phân protein
(Je và cộng sự, 2009; Vioque và cộng sự, 1999). IV. KẾT LUẬN
Việc bổ sung endoprotease trong giai đoạn đầu Chế phẩm đạm giàu carotenoid có thể chiết
của quá trình sẽ làm tăng số lượng chuỗi peptid, rút từ đầu tôm bằng việc xử lý kết hợp Alcalase và
do đó tăng số lượng đầu -C và đầu -N tận cùng để Flavourzyme ở điều kiện chiết rút thích hợp như
các exoprotease hoạt động nhằm tăng cường hiệu sau: nhiệt độ 55oC, pH tự nhiên, xử lý bằng Alcalase
quả của quá trình thủy phân (Whitaker và cộng trước: tỷ lệ Alcalase/đầu tôm là 0,2% (v/w) trong 2
sự, 2003). giờ; tiếp tục xử lý bằng enzyme Flavourzyme: tỷ lệ
Cảm quan và thành phần hóa học cơ bản của Flavourzyme/đầu tôm là 0,1% (w/w) trong 1 giờ để
chế phẩm đạm giàu carotenoid được xác định và thu hồi chế phẩm ĐGC với hàm lượng protein và
trình bày ở bảng 2. carotenoid cao.

130 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Châu, P.T.T., Áng, T.T. 2003. Hóa sinh học, NXB Giáo dục.
2. Hà, N.L. 2011. Nghiên cứu tách chiết và ứng dụng enzyme protease từ tôm sú Penaeus monodon vào chế biến thủy sản. Luận
án Tiến sĩ Kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang.
3. Phượng, P.T.Đ., Phạm Thị Minh Hải, Trang Sĩ Trung, Trình Văn Liễn, Ngô Văn Lực. 2008. Xử lý carotenoprotein thu hồi
từ quá trình sản xuất chitin và bước đầu thử nghiệm phối trộn trong thức ăn cá. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2,
37-43.
4. Trang Sĩ Trung, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Thị Luyến, Nguyễn Thị Hằng Phương. 2010. Chitin-chitosan từ phế liệu thủy sản
và ứng dụng. NXB Nông Nghiệp.
5. Trang Sĩ Trung, Vũ Ngọc Bội, Phạm Thị Đan Phượng. 2007. Nghiên cứu kết hợp enzym protease trong công nghệ sản xuất
chitin từ phế liệu đầu vỏ tôm. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 3, 11-17.
6. Trung, T.S. 2008. Nghiên cứu kết hợp phương pháp sinh học để nâng cao hiệu quả qui trình sản xuất chitin-chitosan từ phế
liệu đầu vỏ tôm. Báo cáo đề tài cấp Bộ - Trường Đại học Nha Trang.
Tiếng Anh
7. AOAC. 1990. Official methods of analysis of the Association of Official Analytical Chemistry. The Association of Official
Analytical Chemistry, Washington, DC.
8. Armenta, R.E., Guerrero-Legarreta, I. 2009. Amino acid profile and enhancement of the enzymatic hydrolysis of fermented
shrimp carotenoproteins. Food Chemistry, 112, 310-315.
9. Chakrabarti, R. 2002. Carotenoprotein from tropical brown shrimp shell waste by enzymatic process. Food Biotechnology,
16, 81-90.
10. Dryakova, A., Pihlanto, A., Marnila, P., Curda, L., Korhonen, H.J.T. 2010. Antioxidant properties of whey protein
hydrolysates as measured by three methods. Eur. Food Res. Technol., 230, 865-874.
11. Folch, J., Ascoli, I., Lees, M., Meath, J.A., Le, B.N. 1951. Preparation of lipide extracts from brain tissue. Journal of
Biological Chemistry, 191, 833-41.
12. Haslaniza, H., Maskat, M.Y., Wan Aida, W.M., Mamot, S. 2010. The effects of enzyme concentration, temperature and
incubation time on nitrogen content and degree of hydrolysis of protein precipitate from cockle (Anadara granosa) meat wash
water. International Food Research Journal, 17, 147-152.
13. Higuera-Ciapara, I., Felix-Valenzuela, L., Goycoolea, F.M. 2006. Astaxanthin: a review of its chemistry and applications. Crit
Rev Food Sci Nutr, 46, 185-96.
14. Holanda, H.D.D., Netto, F.M. 2006. Recovery of components from shrimp (Xiphopenaeus kroyeri) processing waste by
enzymatic hydrolysis. Journal of Food Science, 71, 298-303.
15. Je, J.-Y., Lee, K.-H., Lee, M.H., Ahn, C.-B. 2009. Antioxidant and antihypertensive protein hydrolysates produced from tuna
liver by enzymatic hydrolysis. Food Research International, 42 1266-1272.
16. Kamnerdpetch, C., Weiss, M., Kasper, C., Scheper, T. 2007. An improvement of potato pulp protein hydrolyzation process by
the combination of protease enzyme systems. Enzyme and Microbial Technology, 40, 508-514.
17. Klomklao, S., Benjakul, S., Visessanguan, W., Kishimura, H., Simpson, B.K. 2009. Extraction of carotenoprotein from black
tiger shrimp shells with the aid of bluefish trypsin. Journal of Food Biochemistry, 33, 201-217.
18. Nchienzia , H.A., Morawicki, R.O., Gadang, V.P. 2010 Enzymatic hydrolysis of poultry meal with endo- and exopeptidases.
Poultry Science, 89, 2273-2280.
19. Sachindra, N.M., Bhaskar, N., Mahendrakar, N.S. 2005. Carotenoids in different body components of Indian shrimps. Journal
of the Science of Food and Agriculture, 85, 167-172.
20. Synowiecki, J., Al-Khateeb, N.A.A.Q. 2000. The recovery of protein hydrolysate during enzymatic isolation of chitin from
shrimp Crangon crangon processing discards. Food Chemistry, 68, 147-152.
21. Trung, T.S. 2010. Report of research project “Recovery of valuable components from shrimp processing waste” funded by
International Foundation for Science, Sweden.
22. Trung, T.S., Phuong, P.T.D. 2012. Bioactive Compounds from By-products of Shrimp Processing Industry in Vietnam.
Journal of Food and Drug Analysis, 20 (Suppl. 1), 194-197.
23. Vioque, J., Sánchez-Vioque, R., Clemente, A., Pedroche, J., Bautista, J., Millán, F. 1999. Production and Characterization of
an Extensive Rapeseed Protein Hydrolysate. JAOCS 76, 819-823.
24. Whitaker, J.R., Voragan, A.G.J., Wong, D.W.S. 2003. Handbook of food enzymology, Marcer Dekker Inc., New York.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 131


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN HUYỆN VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

ASSESSING THE CURRENT STATUS OF MARINE FISH FARMING AT VAN DON


DISTRICT, QUANG NINH PROVINCE AND PROPOSING DEVELOPMENT RESOLUTIONS

Bùi Đức Quý1, Lại Văn Hùng2


Ngày nhận bài: 20/02/2012; Ngày phản biện thông qua: 21/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Huyện Vân Đồn có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ khá lớn. Tuy vậy, đến nay nghề nuôi
cá biển và nuôi nước lợ của huyện mang lại hiệu quả chưa cao, chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Đánh giá đúng thực trạng nghề nuôi biển và nuôi nước lợ để đề xuất giải pháp khả thi nhằm phát triển ổn định nghề nuôi
cá biển tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh là việc làm cần thiết.
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa phương và nghiên cứu các chính sách, quy định hiện hành của Nhà
nước, đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần, giải pháp về
khoa học và công nghệ, giải pháp về chính sách và giải pháp về thị trường. Các giải pháp được đề xuất không chỉ có ý nghĩa
về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tế, có tính khả thi, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển không chỉ cho riêng huyện
Vân Đồn mà còn có giá trị để tỉnh Quảng Ninh và các địa phương khác có nghề nuôi cá biển tham khảo vận dụng nhằm sử
dụng hợp lý tài nguyên mặt nước để phát triển ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương.
Từ khóa: nghề nuôi cá biển, Vân Đồn, nhóm giải pháp
ABSTRACT
Van Don is one of the districts of Quang Ninh has the potential to develop marine and brackish-water aquaculture.
However, to date effectiveness of marine fish culture and brackish-water farming of the district is not high, yet stable and
not commensurate with the potential available. The question is to assess the true status of mariculture and brackish-water
farming to suggest some possible solutions to develop stable marine fish farming in Quang Ninh district of Van Don.
From the results of research and field surveys at the district and results of research for policies and regulations of
the State, the author proposes five groups of solutions including: (i) planning solutions, (ii) solutions on infrastructure
and logistics services, (iii) solutions in science and technology, (iv) policy solutions, and (v) solutions on the market. The
proposed solutions not only make sense scientifically, but also very practical, feasible, contributing to marine fish farming
not only for Van Don district, but also valuable to the province Quang Ninh and other coastal provinces to consider apply
to the rational use of water resources to develop stable, effective marine fish farming in order to make economic and social
effectiveness.
Keywords: marine fish culture, Van Don, solutions including

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nghìn hecta mặt nước ở các vụng, vịnh, tùng, áng
Vân Đồn là một trong những huyện của Quảng kín sóng, gió có thể phát triển nuôi biển bằng hình
Ninh có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản thức lồng bè, rào chắn. Trong những năm gần đây,
biển và nước lợ khá lớn. Với hơn 11.000 ha diện nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ đã có những bước
tích mặt nước và bãi triều có thể nuôi nước lợ [12] phát triển đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế - xã
và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ đã tạo ra hàng chục hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công

1
Bùi Đức Quý: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
PGS.TS. Lại Văn Hùng: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

132 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống của hỏi chuẩn hóa (phiếu điều tra để thực hiện phỏng
nhân dân. vấn viết), phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
Tuy vậy, nghề nuôi cá biển của huyện phát (RRA - Rapid Rural Appraisal) [14] để phỏng vấn
triển mang lại hiệu quả chưa cao, chưa ổn định, trực tiếp một số hộ nuôi cá biển tại huyện Vân Đồn,
chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Điều tra, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo Phòng
nghiên cứu hiện trạng phát triển nghề nuôi cá biển Nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn,
huyện Vân Đồn làm cơ sở khoa học cho việc đề Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi để phát Quảng Ninh.
triển ổn định nghề nuôi cá biển của huyện là việc 3.3. Thu thập và xử lý số liệu
làm cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa - Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng
học mà còn có ý nghĩa thực tế đối với huyện Vân vấn hộ nuôi, chuyên gia.
Đồn mà còn có giá trị tham khảo cho một số địa - Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua
phương khác. các báo cáo khoa học, tài liệu, tạp chí đã được công
bố; các báo cáo, thống kê của các cơ quan chức
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU năng, cơ quan quản lý địa phương.
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm
- Thời gian nghiên cứu: từ 4/2010 đến 10/2010. SPSS (Statistical Package for Social Science) phiên
- Địa điểm nghiên cứu: khu vực nghiên cứu tại bản 13.0.
huyện Vân Đồn bao gồm các xã Bản Sen, Thắng - Sử dụng khung sinh kế bền vững [11] làm
Lợi, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng. công cụ phân tích các kết quả nghiên cứu.
3.4. Đề xuất giải pháp
2. Nội dung nghiên cứu Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có
- Hiện trạng nuôi cá biển huyện Vân Đồn (hình sự tham gia của cộng đồng (PRA - Participatory
thức nuôi, kết qủa nuôi, hiệu quả kinh tế, tồn tại) Rural Appraisal) [10], [13], [14], trên cơ sở đánh giá
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển ổn định hiện trạng, định hướng phát triển nghề nuôi cá biển
nghề nuôi cá biển huyện Vân Đồn (về quy hoạch, về tại địa phương và nghiên cứu các quy định hiện
cơ sở hạ tầng, về dịch vụ hậu cần, về khoa học và hành của Nhà nước có liên quan để đề xuất các giải
công nghệ, về chính sách và về thị trường) pháp khả thi phát triển ổn định nghề nuôi cá biển tại
3. Phương pháp nghiên cứu huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
3.1. Chọn mẫu nghiên cứu
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Lấy mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình đang nuôi
cá biển tại một số xã điển hình nuôi cá lồng trên biển 1. Kết quả nuôi cá biển huyện Vân Đồn
nuôi cá biển trong ao đầm, nuôi trong đập chắn và 1.1. Phương thức nuôi cá biển
nuôi bằng lưới chắn tại: xã Bản Sen, xã Thắng Lợi, Vân Đồn có 4 phương thức nuôi cá biển là: nuôi
xã Hạ Long và thị trấn Cái Rồng; mỗi xã, thị trấn thu trong lồng bè, nuôi trong ao, đầm, nuôi trong đập
30 mẫu (30 hộ gia đình). chắn và nuôi bằng lưới chắn (hình 1). Cơ cấu các
3.2. Phương pháp điều tra phương thức nuôi cá biển Vân Đồn (năm 2010) thể
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bộ câu hiện ở hình 2.

Hình 1. Nuôi cá biển bằng lưới chắn tại Bản Sen Hình 2. Cơ cấu các phương thức nuôi cá biển
huyện Vân Đồn năm 2010

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 133


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Trong 4 phương thức nuôi cá biển có tới 92,8% hộ nuôi bằng lồng bè, trong đó chủ yếu lồng có kích thước
3x3x3m. Nuôi cá trong lồng Kiểu Nauy chỉ có Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (32 lồng)
1.2. Một số chỉ tiêu kết quả nuôi cá biển huyện Vân Đồn năm 2010 (bảng 1)
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kết quả nuôi cá biển
Cỡ cá thả Thời gian nuôi Khối lượng cá khi Tỷ lệ sống
Đối tượng nuôi Mật độ
(g/con) (tháng) thu (kg/con) (%)

Nuôi cá biển trong lồng (kích thước 3 x 3 x 3m), (mật độ con/lồng)


Cá giò 273.3 ± 9.2 17.67 ± 0.68 18 ± 0.6 6.09 ± 0.28 77.5 ± 0.38
Cá song 388.3 ± 12.4 14.8 ± 0.45 19 ± 0.7 1.54 ± 0.05 54.9 ± 0.56
Cá hồng mỹ 398.3 ± 13.2 10.87 ± 0.46 19.3 ± 0.62 1.53 ± 0.06 75.56 ± 0.53
Cá hồng đỏ 420 ± 12.1 11.67 ± 0.48 14 ± 0.28 1.09 ± 0.04 77.1 ± 0.34
Cá rô biển 355 ± 6.5 12.67 ± 0.3 18.3 ± 0.6 1.97 ± 0.08 77 ± 0.35
Cá tráp 373 ± 10 12.1 ± 0.5 14 ± 0.28 0.99 ± 0.03 75.6 ± 0.6
Cá nốt 410 ± 11.6 11.13 ± 0.46 14.2 ± 0.26 0.97 ± 0.03 77.36 ± 0.34
Nuôi cá biển trong lồng Kiểu Nauy, (mật độ con/lồng)
Cá hồng mỹ 543.6 ± 5.1 12.8 ± 0.3 18.7 ± 0.6 1.59 ± 0.05 77.5 ± 0.35
Cá giò 544 ± 6.2 20.4 ± 0.7 18.2 ± 0.6 6.15 ± 0.24 77.2 ± 0.3
Nuôi cá biển trong ao đầm (mật độ con/m ) 2

Cá song 0.7 ± 0.03 12.3 ± 0.57 18.6 ± 0.67 1.53 ± 0.06 67.6 ± 0.3
Cá vược 0,5 10.2 ± 0.6 18 ± 0.6 1.92 ± 0.04 72.6 ± 0.36
Nuôi cá biển trong đập chắn, (mật độ con/m ) 3

Cá song 5 ± 0.11 13 ± 0.4 18.7 ± 0.73 1.56 ± 0.06 67.5 ± 0.36


Nuôi cá biển bằng lưới chắn, (mật độ con/m ) 3

Cá hồng mỹ 6.76 ± 0.15 12.7 ± 0.3 18.8 ± 0.77 1.93 ± 0.07 75.73 ± 0.46
Cá hồng đỏ 6.7 ± 0.15 12.5 ± 0.35 13.6 ± 0.28 1.22 ± 0.04 74.8 ± 0.66

- Đối tượng được nuôi phổ biến nhất là cá thuộc 500 kg/ha, nuôi bán thâm canh đạt 5 tấn ha; nuôi
nhóm cá song, cá giò, cá hồng, cá vược. trong đập chắn đạt 3 tấn/ha; nuôi bằng lưới chắn đạt
- Năng suất nuôi lồng (kích thước lồng 1 tấn/ô lưới chắn.
3x3x3m) đạt 7,5 - 8kg/m3 lồng (lồng Kiểu Nauy đạt - Sản lượng nuôi cá biển năm 2010 là 1.086 tấn.
18 - 20kg/m3); nuôi ao quảng canh cải tiến đạt 1.3. Nuôi cá biển đã đem lại hiệu quả kinh tế (bảng 2)
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế nuôi cá biển
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tỷ suất
Hình thức nuôi
(đồng) (đồng) (đồng) lợi nhuận (%)

Nuôi cá lồng
192.000.000 145.640.000 46.360.000 31,8
(4 ô lồng 3x3x3m)
Nuôi lồng Kiểu Nauy 384.000.000 330.500.000 53.500.000 16,2
Nuôi ao (1ha) 1.120.000.000 844.000.000 276.000.000 32,7
Nuôi đập chắn 600.000.000 405.845.000 194.155.000 32,4
Nuôi lưới chắn
151.200.000 119.440.000 31.760.000 26,6
(15 x 30m)

Số liệu bảng 2 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận nuôi 31,8%), tiếp theo là nuôi bằng lưới chắn có tỷ suất
cá trong đập chắn và nuôi cá trong lồng (qui mô lồng lợi nhuận là 26,6%. Riêng nuôi lồng Kiểu Nauy, tuy
nuôi 3x3x3m) có tỷ suất lợi nhuận cao (32,4% và năng suất cao, song do đầu tư lớn nên tỷ suất lợi

134 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

nhuận chỉ đạt 16,2%. hướng đến năm 2020 trên cơ sở kết quả thực hiện
Nghề nuôi cá biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ
Quảng Ninh đã phát triển với nhiều hình thức nuôi huyện Vân Đồn, Quảng Ninh giai đoạn 2002 - 2010
đa dạng và phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế, và xây dựng quy hoạch chi tiết của khu vực gần cầu
tạo ra sản phẩm hàng hóa cho tiêu thụ trong nước cảng thị trấn Cái Rồng, xã Bản Sen và xã Thắng Lợi.
và xuất khẩu, giải quyết được nhiều việc làm, nâng 3.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần
cao đời sống của ngư dân ven biển, đồng thời góp - Đối với nuôi lồng bè trên biển
phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an ninh Huyện, tỉnh cần đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết
trên vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. cho nuôi lồng bè trong các eo vịnh, tùng áng: các
thiết bị phao tiêu, biển báo cho các vùng nuôi cá
2. Một số tồn tại
biển tập trung để chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại
- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ
thuận lợi và không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi
huyện Vân Đồn giai đoạn 2002 - 2010 chưa theo kịp
cá biển trong vùng.
với sự phát triển chung hiện nay. Nhiều địa phương
- Đối với các vùng nuôi trong đê cống (ao, đầm
còn phát triển tự phát không theo quy hoạch.
nước mặn, lợ).
- Hệ thống dịch vụ hậu cần cho nghề cá hầu
Đầu tư nâng cấp đê bao và hệ thống mương
như chưa phát triển.
cấp, thoát nước tại vùng nuôi của xã Bình Dân,
- Về Khoa học và Công nghệ:
Đài Xuyên, Đoàn Kết để nâng dần hình thức nuôi
+ Hiện nay tinh Quảng Ninh chưa có cơ sở sản
từ quảng canh cải tiến năng suất thấp lên nuôi bán
xuất giống nhân tạo cá biển. Con giống cung cấp
thâm canh, thâm canh năng suất cao.
cho nuôi thương phẩm chủ yếu được thu gom ngoài
- Giải pháp về dịch vụ hậu cần
tự nhiên hoặc mua từ các địa phương khác nên thời
Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các
vụ thả giống không tập trung, khó tạo ra sản phẩm
hoạt động dịch vụ: cung cấp vật tư, trang thiết bị
hàng hóa lớn.
nhằm đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu thiết
+ Hiện chưa có cơ sở sản xuất thức ăn công
yếu như vật liệu làm lồng, bè, con giống, thức ăn,
nghiệp nuôi cá biển, nguồn thức ăn để nuôi chủ yếu
thuốc phòng trừ dịch bệnh và các chất xử lý, cải tạo
là thủy sản tạp, phụ thuộc vào tàu khai thác nên
môi trường nuôi biển. Cần có hệ thống dịch vụ mua
không ổn định.
hàng, vận chuyển hàng: có tàu thông thủy đảm bảo
+ Trình độ nuôi cá biển của ngư dân còn rất
tiêu chuẩn để vận chuyển cá sống đi tiêu thụ trong
hạn chế, trình độ quản lý chưa cao. Các công nghệ
và ngoài nước; hệ thống cấp đông tại chỗ trên tàu,
tiên tiến nuôi cá biển chưa được triển khai áp dụng
thuyền để đưa sản phẩm về nhà máy chế biến trong
rộng rãi.
điều kiện thời tiết không thuận lợi.
+ Dịch bệnh trong cá biển nuôi còn xảy ra mà
3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu.
3.3.1. Giải pháp về công nghệ và khuyến ngư
- Các chính sách khuyến khích phát triển nuôi
- Áp dụng nghiêm túc các khâu công nghệ sản
trồng thủy sản của Nhà nước, tỉnh, huyện chậm
xuất giống và nuôi thương phẩm.
được triển khai. Việc hỗ trợ cho vay vốn để nuôi
- Về công nghệ sản xuất giống cá biển: chỉ đạo
chưa được các tổ chức tín dụng có giải pháp phù
hệ thống khuyến ngư tổ chức tiếp nhận công nghệ
hợp tháo gỡ.
ương cá giống từ cá bột, con giống cỡ nhỏ lên con
- Thị trường tiêu thụ cá nuôi biển trong nước
giống cỡ lớn với cá giò [7], cá vược [3], cá song
không ổn định, lượng tiêu thụ không lớn và rải rác.
chấm nâu [4], cá song chuột [5], cá hồng mỹ [2].
Chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên một số loài
Tiếp nhận công nghệ nuôi thương phẩm: cá giò, cá
cá nuôi với sản lượng lớn như cá giò rất khó tiêu thụ.
hồng mỹ [3], cá song chuột, cá song vằn, cá song
3. Giải pháp nhằm phát triển ổn định nghề nuôi chấm nâu [5], cá hồng đỏ [8], cá vược [6], cá chim
cá biển huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh vây vàng [9],...
Cùng với việc thực hiện các chính sách được Nhà - Cùng với khuyến ngư tỉnh củng cố tổ chức
nước ban hành, để để góp phần phát triển ổn định khuyến ngư đến cấp huyện rồi đến các xã, các hợp
nghề nuôi cá biển huyện Vân Đồn nên nghiên cứu tác xã nuôi thuỷ sản tập trung, chú trọng các xã đảo:
áp dụng 5 nhóm giải pháp được đề xuất dưới đây: Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Thắng
3.1. Giải pháp về quy hoạch Lợi. Hàng năm huyện xây dựng kế hoạch đào tạo,
Cần xây dựng quy hoạch phát triển nuôi thủy bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư, nâng cao trình độ
sản mặn lợ huyện Vân Đồn đến năm 2015 và định quản lý, nghiệp vụ khuyến ngư.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 135


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

- Quan tâm đầu tư cho việc áp dụng và nhận - Hàng năm huyện nên dành một nguồn kinh
chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về sản xuất phí đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, cần xây
giống và nuôi cá biển thương phẩm phù hợp với dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ
điều kiện của địa phương. kỹ thuật.
3.3.2. Giải pháp về con giống 3.5. Giải pháp về thị trường
- Hỗ trợ về cơ chế để nâng cấp Trại Sản xuất - Lấy thị trường xuất khẩu là chủ yếu, đặc biệt là
giống cá biển của Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất khẩu sang các nước và khu vực: Trung Quốc,
xuất Hạ Long tại đảo Hòn Nét, xã Thắng Lợi để góp Hồng Kông, Nhật Bản, đồng thời coi trọng thị trường
phần tích cực vào việc giải quyết con giống cho nhu tiêu thụ trong nước đặc biệt trong tỉnh Quảng Ninh
cầu nuôi cá biển của địa phương. với hàng vạn lượt khách du lịch nước ngoài mỗi
- Có cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp về đất, mặt năm đến Quảng Ninh.
nước cho các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào - Xây dựng thương hiệu chung cho một số
lĩnh vực sản xuất giống cho nuôi biển tại địa bàn sản phẩm chủ lực, trước mắt cá song, cá giò,
của huyện. cá hồng mỹ nhằm đưa sản phẩm cá biển Quảng
- Có chính sách ưu đãi đầu tư để gọi vốn đầu tư Ninh có năng lực cạnh tranh trong khu vực và
nước ngoài và Việt kiều ở nước ngoài về đầu tư vào trên thế giới.
sản xuất giống cá biển. - Huyện tổ chức cho người dân được tiếp xúc
- Trong khi các cơ sở sản xuất giống của địa trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm
phương chưa được xây dựng xong, Ủy ban nhân để người dân có thể bán sản phẩm đúng lúc, đúng
dân huyện Vân Đồn cần hỗ trợ hướng dẫn người thời điểm, có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
nuôi ký kết hợp đồng mua con giống có chất lượng
tốt của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất có uy tín IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
ở trong và ngoài nước để có đủ giống tốt cho 1. Kết luận
người nuôi. Phương thức nuôi nuôi cá biển hiện đang được
3.3.3. Giải pháp về thức ăn
áp dụng là nuôi cá trong lồng trên biển, nuôi bán
- Trước mắt, các hộ nuôi cá biển với quy mô
thâm canh trong ao và nuôi quảng canh trong đầm
tương đối lớn cần sản xuất thức ăn tự chế, hạn chế
nước lợ, nuôi đập chắn, lưới chắn. Đối tượng nuôi
tối đa việc sử dụng thủy sản tạp để nuôi cá, khuyến
chính là một số loài trong nhóm cá song, giò, cá
khích người dân sử dụng thức ăn công nghiệp cho
hồng... Cá giống một phần thu gom từ tự nhiên, một
nuôi cá biển.
phần từ con giống sản xuất nhân tạo. Thức ăn cho
- Huyện Vân Đồn nên tạo điều kiện cho việc
hình thành một số đại lý phân phối thức ăn nuôi thủy cá nuôi chủ yếu là cá tạp. Nhìn chung năng suất
sản để tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá nuôi còn thấp, hiệu quả nuôi chưa cao, công nghệ
biển có điều kiện tiếp cận với các loại thức ăn có nuôi mới chưa nhiều, con giống vừa ít về chủng
chất lượng tốt. loại, vừa thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao,
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển dịch bệnh cho cá nuôi còn xảy ra, chưa có giải pháp
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, phòng trị hữu hiệu,... Nghề nuôi cá biển phát triển
huyện đề xuất với tỉnh xem xét đầu tư xây dựng một hiệu quả chưa cao, chưa ổn định, chưa tương xứng
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (gồm cả thức với tiềm năng hiện có.
ăn thủy sản).
2. Kiến nghị
3.3.4. Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh
Căn cứ tiềm năng, hiện trạng phát triển nuôi cá
Thông qua hệ thống khuyến ngư tuyên truyền,
phổ biến hướng dẫn cho người nuôi cá biển các biển của huyện Vân Đồn thời gian qua, để góp phần
biện pháp phòng bệnh tổng hợp với phương châm phát triển ổn định nghề nuôi cá biển tại huyện Vân
“phòng bệnh là chính” và thực hiện tốt các khâu kỹ Đồn trong những năm tới, cùng với việc thực hiện
thuật ương con giống và nuôi thương phẩm. các chính sách được Nhà nước ban hành, huyện
3.4. Giải pháp về chính sách Vân Đồn nên nghiên cứu áp dụng 5 nhóm giải pháp:
- Cần đa dạng nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng, về dịch vụ hậu
nhà nước, vốn tín dụng trung và dài hạn, vốn tín dụng cần, về khoa học và công nghệ, về chính sách và về
thương mại, vốn tự lực, vốn đầu tư nước ngoài. thị trường.

136 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Thái Thanh Bình, 2010. Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacépède
1801) trong ao bằng thức ăn công nghiệp. Báo cáo tổng kết đề tài do SUDA tài trợ.
2. Trường Đại học Cần Thơ. PRA - Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng. 64 trang [trực tuyến]. Địa chỉ: http://
www.ctu.edu.vn/institutes/mdi/extension/V_site/Chuyende_kn/Ext_doc/PRA/PRA_docu.pdf
3. Lục Minh Diệp, 2010. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) bằng
thức ăn công nghiệp. Báo cáo tổng kết đề tài do SUDA tài trợ.
4. Cao Văn Hạnh, 2008. Báo cáo kết quả Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacépède,
1801) (Thuộc Chương trình Khuyến ngư về giống thủy sản).
5. Nguyễn Quang Huy, Như Văn Cẩn, nnk, 2003. Phát triển kỹ thuật sản xuất giống cá giò (Rachycentron canadum). Tuyển
tập Báo cáo khoa học về nuôi trồng thủy sản tại Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ hai (24 - 25/11/2003), trang 269- 274.
6. Đỗ Văn Khương, Nguyễn Quang Hùng, nnk, 2003. Kết quả nghiên cứu về ương nuôi cá đù đỏ Mỹ (Sciaenops ocellatus) di
nhập từ Trung Quốc (tên khác - cá hồng Mỹ). Tuyển tập Báo cáo khoa học về Nuôi trồng thủy sản tại Hội nghị Khoa học toàn
quốc lần thứ hai (24 - 25/11/2003), tr. 381-384.
7. UBND huyện Vân Đồn, 2002. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ huyện Vân Đồn, Quảng Ninh giai đoạn
2002 - 2010.
8. Nguyễn Văn Việt, 2010. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi cá hồng đỏ (Lutjanus erythropterus Bloch, 1790) và
cá tráp vàng (Sparus latus Houttuyn, 1782) trong ao và lồng vùng ven biển. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ
9. Lê Xân, 2003. Kết quả nghiên cứu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển và cá nước lợ ở Việt Nam
trong thời gian qua, định hướng nghiên cứu và sản xuất trong thời gian tới. Tuyển tập Báo cáo khoa học về nuôi trồng thủy
sản tại Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ hai (24 - 25/11/2003), trang 541-549.
10. Lê Xân, 2005. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá song (Epinephelus spp) phục vụ
xuất khẩu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước mã số KC.06.13.NN.
11. Lê Xân, 2011. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị
kinh tế cao. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước mã số KC.06.04/06-10.
Tiếng Anh
12. Nabasa, J., Rutwara, G., Walker, F. and Were, C., 1995. Participatory Rural Appraisal: Practical Experiences. Chatham, NRI.
13. NACA and IMOLA-Hue project (GCP/VIE/029/ITA) (2006), Manual on Sustainable Livelihoods Analysis and Participatory
Rural Appraisal - Concepts and Applications. Hanoi, June.
14. Participatory Rural Appraisal (PRA) and Related Techniques [trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.smallstock.info/issues/
participation.htm

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 137


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

NGHIÊN CỨU THỦY PHÂN ĐẦU CÁ CHẼM (Lates calcarifer)


BẰNG ENZYME FLAVOURZYME

STUDY ON HYDROLYSIS OF THE SEABASS HEAD (Lates calcarifer)


BY FLAVOURZYME

Đỗ Trọng Sơn1, Nguyễn Xuân Duy2, Nguyễn Thị Mỹ Hương3


Ngày nhận bài: 22/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 04/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Trong bài báo này, điều kiện thủy phân protein từ đầu cá Chẽm bằng enzyme Flavourzyme đã được nghiên cứu.
Kết quả cho thấy điều kiện thủy phân thích hợp nhất là:tỷ lệ enzyme 0,5% so với khối lượng nguyên liệu, nhiệt độ 500C và
thời gian 6 giờ. Độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac trong dịch thủy phân thu được lần lượt là
29,09%, 62,58% và 0,95g/l. Sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá Chẽm có hàm lượng protein cao (85,97%), hàm lượng
lipit thấp (1,46%) và hàm lượng tro 1,57%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sản phẩm thủy phân protein thu được
từ đầu cá Chẽm chứa hàm lượng a xít amin cao (44,02g/100g chất khô) và tỷ lệ axít amin không thay thế cao (47,71%).
Những kết quả cho thấy sản phẩm thủy phân này có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho động vật nuôi và trong
lĩnh vực thực phẩm.
Từ khóa: đầu cá Chẽm, Flavourzyme, thủy phân, sản phẩm thủy phân protein
ABSTRACT
Protein hydrolysis conditions of the Seabass head by Flavourzyme were studied. Results showed that the optimal
hydrolysis conditions as followed: The ratio between Flavourzyme and material, hydrolysis temperature and hydrolysis
time were 0.5% (w/w), 500C and 6 hours, respectively. Degree of hydrolysis, nitrogen recovery and content of ammonia
nitrogen in obtained hydrolysate solution were 29.09%, 62.58% and 0.95 g/l, respectively. Protein hydrolysate of the
Seabass head contained the high protein content (85.97%), low lipid content (1.46%) and ash content 1.57%. The research
results also indicated that the protein hydrolysate included essential amino acids with the high content (44.02 g/100g dry
weight) and the high ratio of essential amino acids (47,71%) . These results suggest that the protein hydrolysate of the
Seabass head can be used for animal feed as well as in food area.
Keywords: seabass head, Flavourzyme, hydrolysis, protein hydrolysate

I. ĐẶT VẤN ĐỀ hướng đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT có đề xuất


Cá Chẽm (Lates calcarifer) là nguyên liệu có giá phát triển nhanh việc nuôi cá Chẽm quy mô công
trị cao và có nhu cầu lớn ở thị trường Châu Á. Theo nghiệp nhằm đưa loại cá này trở thành một trong
thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ chốt, với kim
2011), sản lượng cá Chẽm hàng năm của thế giới ngạch xuất khẩu đạt từ 300 - 500 triệu USD vào năm
đạt gần 400.000 tấn, trong đó sản lượng của Thái 2015. Chế biến cá Chẽm phục vụ cho xuất khẩu và
Lan và các nước Châu Á khác chiếm hơn 90%. Việt tiêu thụ nội địa đã được các nhà máy chế biến thủy
Nam là một trong những nước thuộc khu vực Châu sản quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Quá
Á có sản lượng xuất khẩu sản phẩm cá Chẽm sang trình chế biến cá Chẽm đã tạo ra một lượng đáng
nước ngoài khá cao. Cũng chính vì lẽ đó, chương kể nguyên liệu còn lại mà trước đây được coi là phế
trình xuất khẩu Thủy sản đến năm 2015 và định liệu, chiếm khoảng 40 - 50%, bao gồm đầu, xương,

1
Đỗ Trọng Sơn, 2 Nguyễn Xuân Duy, 3TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

138 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

da và nội tạng. Đây sẽ là một nguồn đầy tiềm năng liệu được cấp đông trong tủ đông tiếp xúc, nhiệt độ
để tận dụng sản xuất các sản phẩm hữu ích, trong đầu cá được đạt khi kết thúc quá trình cấp đông là
đó đặc biệt là sản phẩm thủy phân protein. Do đó, -200C. Đầu cá đông lạnh được cho vào các túi PE
hướng nghiên cứu tận dụng các nguyên liệu còn kín miệng và tiến hành rã đông trong môi trường
lại từ quá trình chế biến cá Chẽm có nhiều ý nghĩa nước đến khi rã đông hoàn toàn, sau đó được xay
thiết thực, không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng nhỏ và trộn đều bằng máy trộn trước khi được bao
mà còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi gói trong các túi PA hút chân không. Các túi này
trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được bảo quản ở nhiệt độ -200C cho tới khi sử dụng.
điều kiện thủy phân thích hợp đối với đầu cá Chẽm
1.2. Enzyme Flavourzyme
bằng enzyme Flavourzyme, bao gồm xác định tỷ lệ
Enzyme Flavourzyme được cung cấp bởi
enzyme thủy phân, nhiệt độ và thời gian thủy phân
Công ty Novozyme của Đan Mạch. Enzyme này
để thu dịch đạm thủy phân. Bên cạnh đó, chất lượng
được có nguồn gốc từ Aspergillus oryzae, hoạt
sản phẩm thủy phân ở điều kiện thích hợp sẽ được
tính 500LAPU/g, điều kiện thích hợp của enzyme là
đánh giá.
pH = 5 - 7 và nhiệt độ 50 - 550C.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Phương pháp nghiên cứu
1. Vật liệu nghiên cứu 2.1. Sự thủy phân đầu cá chẽm
1.1. Đầu cá Chẽm Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân protein từ
Đầu cá Chẽm được cung cấp bởi Xí nghiệp đầu cá Chẽm bằng enzyme Flavourzyme được chỉ
Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh Hòa. Nguyên ra trong hình 1.

Đầu cá Chẽm xay nhỏ Điều kiện thủy phân:


- Tỷ lệ nước/nguyên liệu
- Tỷ lệ enzyme/nguyên liệu
Thủy phân bằng enzyme Flavourzyme
- Nhiệt độ
- pH
Bất hoạt enzyme - Thời gian

Phần rắn
Lọc
(xương)

Phần dịch lọc

Ly tâm

Dầu cá Dịch thủy phân Cặn ly tâm

Sấy phun

Sản phẩm thủy phân protein


Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân protein từ đầu cá Chẽm bằng enzyme

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 139


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Đầu cá Chẽm xay nhỏ ở trạng thái đông lạnh Hàm lượng lipit được xác định theo phương
được rã đông, sau đó thủy phân bằng enzyme pháp Folch và cộng sự (1957).
Flavourzyme ở pH tự nhiên với tỉ lệ nước/nguyên liệu Hàm lượng nitơ ammoniac được xác định theo
là 1/1, tỉ lệ enzyme, nhiệt độ và thời gian nhất định. phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước.
Để xác định được tỷ lệ enzyme so với nguyên Độ thủy phân được xác định theo phương pháp
liệu thích hợp cho quá trình thủy phân, tiến hành thí DNFB như đã được mô tả bởi Nguyen và cộng
nghiệm 5 mẫu với các thông số cố định sau: tỷ lệ sự (2011).
nước/nguyên liệu là 1/1, nhiệt độ thủy phân 500C, Hiệu suất thu hồi Nitơ được xác định theo
pH tự nhiên, thời gian thủy phân 4 giờ. Tỷ lệ enzyme Liaset và cộng sự (2002) như sau:
so với nguyên liệu ở 5 mẫu là 0,1%, 0,3%, 0,5%, Thu hồi Nitơ (%) = Lượng nitơ tổng số trong sản
0,7% và 0,9%. Sau khi kết thúc quá trình thủy phân, phẩm thủy phân (g) x 100/lượng nitơ tổng số trong
enzyme được ức chế ở 900C trong 15 phút. Hỗn hợp đầu cá Chẽm xay nhỏ đem thủy phân (g).
thủy phân thu được cho qua rây để tách riêng phần Phân tích thành phần các axít amin được thực
hiện trên hệ thống sắc ký hiệu năng cao HPLC
rắn (xương) và phần dịch lọc. Phần dịch lọc thủy
(Shimadzu, CBM-10A, Japan).
phân này được ly tâm với tốc độ 6.000 vòng/phút
2.3. Phương pháp xử lí số liệu
ở 40C trong 30 phút. Sau khi ly tâm, thu được 3
Số liệu báo cáo là trung bình của 3 lần phân
phần: Lớp trên cùng là dầu, lớp giữa là dịch thủy
tích. Kết quả được phân tích thống kê sử dụng phần
phân và lớp ở đáy là cặn ly tâm. Dịch thủy phân thu
mềm SPSS 13.0. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý
được đem đi xác định độ thủy phân, hiệu suất thu
nghĩa về mặt thống kê.
hồi Nitơ và hàm lượng nitơ amoniac, từ đó chọn tỉ lệ
thích hợp cho quá trình thủy phân.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sau khi xác định được tỷ lệ enzyme thích hợp,
cố định thông số này và tiếp tục nghiên cứu ảnh 1. Kết quả xác định thành phần hóa học cơ bản
hưởng của nhiệt độ thủy phân. Tiến hành thí nghiệm của đầu cá Chẽm
5 mẫu với các thông số cố định sau: tỷ lệ nước/ Thành phần hóa học cơ bản của đầu cá Chẽm
được thể hiện trong bảng 1.
nguyên liệu là 1/1, tỷ lệ enzyme thích hợp đã xác
định được ở thí nghiệm trước, pH tự nhiên, thời Bảng 1. Thành phần hóa học cơ bản
gian thủy phân 4 giờ. Nhiệt độ thủy phân ở 5 mẫu của đầu cá Chẽm
là 400C, 450C, 500C, 550C và 600C. Sau khi kết thúc Thành phần Hàm lượng (%)
quá trình thuỷ phân, tiến hành các bước tương tự Nước 61,96 ± 0,01
như trên, từ đó chọn nhiệt độ thích hợp.
Protein 16,07 ± 0,03
Sau khi xác định được nhiệt độ thích hợp, cố
định thông số này và tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng Lipit 12,54 ± 0,02
của thời gian thủy phân. Tiến hành thí nghiệm 8 mẫu Tro 9,11 ± 0,04
với các thông số cố định sau: tỷ lệ nước/nguyên liệu
Kết quả cho thấy đầu cá Chẽm chứa các thành
là 1/1, tỷ lệ enzyme thích hợp và nhiệt độ thủy phân phần cơ bản bao gồm nước, protein, lipit và khoáng
thích hợp đã xác định được ở 2 thí nghiệm trước, lần lượt là: 61,96%, 16,07%, 12,54% và 9,11%. Kết
pH tự nhiên. Thời gian thủy phân ở 8 mẫu là 1 giờ, quả cho thấy hàm lượng protein cao. Vì vậy, đầu
2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ và 8 giờ. Sau cá Chẽm có thể sử dụng để thu hồi protein phục
khi kết thúc quá trình thủy phân, tiến hành các bước vụ cho các mục đích khác nhau như: Sản xuất dịch
tương tự như trên, từ đó chọn thời gian thích hợp. đạm thủy phân để ứng dụng trong sản xuất bột nêm,
Sau khi xác định được tỷ lệ enzyme, nhiệt độ nước mắm,
và thời gian thích hợp, tiến hành thủy phân đầu cá 2. Xác định các thông số thích hợp cho quá
chẽm với các thông số thích hợp này, sau đó dịch trình thủy phân đầu cá Chẽm bằng enzyme
thủy phân thu được đem sấy phun cho ra sản phẩm Flavourzyme
thủy phân protein. 2.1. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme
2.2. Phương pháp phân tích Flavourzyme đến quá trình thủy phân đầu cá Chẽm
Hàm lượng nước, tro và protein được xác định Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Flavourzyme đến
theo phương pháp AOAC (1990). quá trình thủy phân được trình bày trong hình 2.

140 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

A B C
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Flavourzyme đến độ thủy phân (A), hiệu suất thu hồi Nitơ (B)
và hàm lượng nitơ amoniac (C)
Giá trị được trình bày là giá trị trung bình ± độ lêch chuẩn, các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05)
Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme đến độ thủy phân (DH). Khi tăng nhiệt độ thủy phân từ 400C đến
(DH) được thể hiện trong hình 2A. Kết quả cho thấy 500C thì độ thủy phân tăng đáng kể từ 23,95% đến
khi tăng tỷ lệ enzyme từ 0,1% - 0,5% thì giá trị DH 27,75%. Giá trị DH này giảm khi càng tăng nhiệt
tăng một cách đáng kể từ 14,6 - 25,6%. Tuy nhiên độ lên cao. Xu hướng này cũng xảy ra tương tự
giá trị DH tăng không đáng kể khi tỷ lệ enzyme tăng đối với hiệu suất thu hồi nitơ được thể hiện trên
từ 0,5% đến 0,9%. Hiệu suất thu hồi Nitơ được thể hình 3B. Khi tăng nhiệt độ từ 400C đến 500C thì
hiện ở hình 1B. Khi tăng tỷ lệ enzyme từ 0,1% đến hiệu suất thu hồi nitơ tăng đáng kể từ 42,59% đến
0,5% thì hiệu suất thu hồi Nitơ tăng một cách đáng 59,22%. Sau đó, giá trị này giảm nhẹ khi tăng nhiệt
kể từ 37,39% đến 52,36%. Không có sự khác nhau độ lên 550C (52,82%) và giảm đáng kể khi tăng
có ý nghĩa về sự thu hồi Nitơ ở các mẫu tỷ lệ enzyme nhiệt độ lên 600C (39,50%). Khác với trường hợp
0,5%, 0,7% và 0,9%. Hình 2C chỉ ra ảnh hưởng của độ thủy phân và hiệu suất thu hồi Nitơ, kết quả
tỷ lệ enzyme đến hàm lượng nitơ amoniac trong nghiên cứu cho thấy hàm lượng nitơ ammoniac
dịch thủy phân. Nhìn chung, khi tăng tỷ lệ enzyme giảm đáng kể (p < 0,05) khi tăng nhiệt độ từ 400C
thì hàm lượng nitơ amoniac có xu hướng hơi tăng đến 500C (1,44 gN/l - 1,01gN/l), giảm nhẹ khi tăng
lên. Tuy nhiên, tỷ lệ enzyme từ 0,1% đến 0,5% thì nhiệt độ lên 550C (0,95 gN/l), sau đó giảm mạnh khi
hàm lượng nitơ amoniac tăng không đáng kể. tăng nhiệt độ lên 600C (hình 3C).
Độ thủy phân tăng khi tăng tỷ lệ enzyme có Điều này có thể giải thích khi tăng nhiệt độ thủy
thể được giải thích: Enzyme Flavourzyme thủy phân thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên do các phân
phân cắt mạch polypeptide để tạo thành các đoạn tử enzyme có động năng lớn hơn, tăng cường khả
peptid ngắn hơn và các axít amin. Khi tăng tỷ lệ năng tiếp xúc giữa enzyme Flavourzyme và cơ chất,
enzyme thì tác dụng cắt mạch sẽ tăng dẫn đến độ do đó quá trình thủy phân sẽ được tăng cường
thủy phân tăng. Khi mức độ thủy phân tăng sẽ kéo và đạt cực đại tại nhiệt độ tối thích của enzyme
theo hiệu suất thu hồi nitơ tăng. Sự gia tăng hàm Flavourzyme là 500C.
lượng nitơ amoniac trong dịch thủy phân khi tỷ lệ Tuy nhiên khi tăng nhiệt độ thủy phân vượt quá
enzyme tăng có thể là do khi độ thủy phân tăng 55oC, hoạt tính của enzyme Flavourzyme bị giảm
cũng làm tăng quá trình chuyển hóa các sản phẩm dẫn đến độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ
thủy phân thành NH3 bởi vi sinh vật. giảm xuống. Khi nhiệt độ tăng từ 400C đến 600C
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ thì hàm lượng nitơ amoniac giảm. Điều này là do
enzyme 0,5% là thích hợp cho quá trình thủy phân trong khoảng nhiệt độ này, sự tăng nhiệt độ làm ức
đầu cá Chẽm. chế hoạt động của vi sinh vật nên hàm lượng nitơ
2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến quá amoniac giảm.
trình thủy phân đầu cá Chẽm Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thủy
Kết quả thể hiện trên hình 3A cho thấy nhiệt phân thích hợp cho quá trình thủy phân đầu cá
độ thủy phân có ảnh hưởng lớn đến độ thủy phân Chẽm là 500C.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 141


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

A B C
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân (A), hiệu suất thu hồi Nitơ (B)
và hàm lượng nitơ amoniac (C)
Giá trị được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

2.3. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến quá trình thủy phân đầu cá Chẽm
Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến quá trình thủy phân đầu cá Chẽm được thể hiện trên hình 4.

A B C
Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân (A), hiệu suất thu hồi Nitơ (B) và hàm lượng nitơ amoniac (C)
Giá trị được trình bày là giá trị trung bình ± độ lêch chuẩn, các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Hình 4A cho thấy ảnh hưởng của thời gian chỉ ra rằng hiệu suất thu hồi nitơ tăng theo thời
thủy phân lên độ thủy phân (DH). Kết quả cho gian thủy phân (Liaset và cộng sự, 2002; Aspmo
thấy khi tăng thời gian thủy phân từ 1 giờ lên 6 và cộng sự, 2005). Hình 4C cho thấy hàm lượng
giờ thì giá trị DH tăng đáng kể theo thời gian thủy nitơ amoniac có xu hướng tăng theo thời gian
phân. Cụ thể, trong 6 giờ đầu độ thủy phân DH thủy phân.
tăng từ 14,45% (1 giờ) lên đến 29,09% (6 giờ). Thời gian thủy phân tăng dẫn đến các liên kết
Độ thuỷ phân ở các mẫu với thời gian thủy phân peptid bị cắt mạch càng nhiều, tạo ra nhiều peptid
6 giờ, 7 giờ và 8 giờ không có sự khác nhau có và axít amin. Vì vậy, khi tăng thời gian thủy phân thì
ý nghĩa về thống kê. Kết quả này cũng tương tự độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng. Hàm
như kết quả thủy phân từ đầu cá hồi (Gbogouri và lượng nitơ amoniac có xu hướng tăng theo thời
cộng sự, 2004), đầu cá sardine (Souissi và cộng gian thủy phân là do thời gian thủy phân càng dài
sự, 2007). Đối với ảnh hưởng của thời gian thủy thì vi sinh vật gây thối rữa có điều kiện để hoạt
phân đến hiệu suất thu hồi nitơ, kết quả nghiên động hơn nên hàm lượng nitơ amoniac tạo ra càng
cứu cho thấy khi thời gian thủy phân tăng từ 1 nhiều hơn.
giờ đến 6 giờ thì hiệu suất thu hồi Nitơ tăng đáng Từ kết quả phân tích trên cho thấy thời gian
kể từ 44,81% lên đến 62,58%. Điều này phù hợp thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân đầu cá
với các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã Chẽm là 6 giờ.

142 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

3. Thành phần hóa học và axít amin của sản Thành phần axít amin của sản phẩm thủy phân
phẩm thủy phân đầu cá Chẽm protein từ đầu cá Chẽm được trình bày trong bảng
Sản xuất sản phẩm thủy phân protein đầu cá 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm thủy phân
chẽm theo các thông số thích hợp đã chọn (tỷ lệ protein chứa các axít amin không thay thế (EAA)
enzyme 0,5%, nhiệt độ 500C, thời gian 6 giờ). Thành với hàm lượng cao, chiếm 47,71%. Ba axít amin
phần hóa học của sản phẩm thủy phân thu được chiếm tỷ lệ cao nhất bao gồm: Tyrosin, Histidine và
đã được xác định và thể hiện ở bảng 2. Kết quả Lysine với hàm lượng theo thứ tự là 6,9%, 5,39%
nghiên cứu cho thấy sản phẩm thủy phân protein và 5,18%. Sathivel và cộng sự (2005) cũng đã
chứa hàm lượng cao protein (85,97%), hàm lượng nghiên cứu sử dụng các loại enzyme thương mại
lipit thấp (1,46%). khác nhau (Alcalase, Flavouzyme, Palatase, Protex
Bảng 2. Thành phần hóa học cơ bản của sản và Neutrase) để thủy phân đầu cá Hồi. Kết quả chỉ
phẩm thủy phân protein từ đầu cá Chẽm ra rằng hàm lượng EAA của bột thủy phân dao động
Thành phần Hàm lượng (%)
trong khoảng 35,8% đến 40,8%. Theo Nguyễn Thị
Mỹ Hương (2012) thì hàm lượng axít amin không
Nước 9,70 ± 0,03
thay thế trong sản phẩm thủy phân từ đầu cá Ngừ
Protein thô 85,97 ± 0,07 đạt 56,31%. Sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu
Lipit 1,46 ± 0,03 này so với một số tác giả khác đã công bố có thể
là do sự khác nhau về nguyên liệu, loại enzyme sử
Tro 1,57 ± 0,04
dụng và điều kiện thủy phân.

Bảng 3. Thành phần axít amin của sản phẩm thủy phân protein đầu cá Chẽm
Hàm lượng Hàm lượng
Tên axít amin Tên axít amin
(g/100g chất khô) (g/100g chất khô)

Methionine * 0,99 Serine 1,73


Phenylalanine * 2,89 Proline 1,64
Lysine * 5,18 Asparagine 0,84
Valine* 1,07 Alanine 2,19
Leucine * 1,23 Hydrolysine 1,34
Isoleucine * 1,85 Tyrosin 6,90
Threonine * 2,40 Glutamine 2,57
Histidine * 5,39 TAA 44,02
4-Hydroxyproline 4,20 TEAA 21,00
Glycine 1,61 TEAA/TAA (%) 47,71
(*)Axít amin không thay thế; TAA (Total amino acids): Tổng axít amin; TEAA (Total essential amino acids): Tổng axít amin không thay thế.

IV. KẾT LUẬN phẩm thủy phân protein từ đầu cá Chẽm có hàm
Điều kiện thủy phân thích hợp đối với đầu cá lượng protein cao 85,97% và hàm lượng lipit thấp
Chẽm bằng enzyme Flavourzyme như sau: Tỷ lệ 1,46%. Sản phẩm thủy phân này có tổng hàm lượng
enzyme so với nguyên liệu là 0,5% (w/w), nhiệt độ axít amin là 44,02g/100g chất khô và tỷ lệ a xít amin
500C và thời gian thủy phân 6 giờ. Với điều kiện không thay thế cao đến 47,71% tổng axít amin. Sản
thủy phân này, độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ phẩm thủy phân protein cá có thể được ứng dụng
và hàm lượng nitơ amoniac của sản phẩm thủy trong lĩnh vực nuôi thủy sản cũng như trong lĩnh vực
phân theo thứ tự là 29,09%, 62,58% và 0,95g/l. Sản thực phẩm.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 143


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012. Sản xuất sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá Ngừ vây vàng bằng protease thương mại.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2/2012, trang 25-30.
Tiếng Anh
2. AOAC, 1990. Official Method of Analysis, 15th ed. Arlington, VA: Association of Official Analytical Chemists.
3. Aspmo, S.I., Horn, S.J., Eijsink, V.G.H., 2005. Enzymatic hydrolysis of Atlantic cod (Gadus morhua L.) viscera. Process
Biochem., 40: 1957-1966.
4. Gbogouri, G.A, Linder, M., Fanni, J., Parmentier, M., 2004. Influence of hydrolysis degree on the functional properties of
salmon by-products hydrolysates. J Food Sci., 69(8): 615-622.
5. Liaset, B, Nortvedt, R, Lied, E, Espe, M., 2002. Studies on the nitrogen recovery in enzymatic hydrolysis of Atlantic salmon
(Salmo salar, L.) frames by ProtamexTM protease. Process Biochemistry. 37: 1263-1269.
6. Nguyen, H.T.M., Pérez-Gálvez, R., Bergé, J.P., 2012. Effect of diets containing tuna head hydrolysates on the survival and
growth of shrimp Penaeus vannamei. Aquaculture. 324-325: 127-134.
7. Nguyen, H.T.M., Sylla, K.S.B., Randriamahatody, Z., Donnay-Moreno, C., Moreau, J., Tran, L.T., Bergé, J.P., 2011.
Enzymatic hydrolysis of yellowfin tuna (Thunnus albacares) by-products using Protamex protease. Food Technology and
Biotechnology. 49 (1): 48 - 55.
8. Sathivel, S., Smiley, S., Prinyawiwatkul, W., Bechtel, P.J., 2005. Functional and nutritional properties of red salmon
(Oncorhynchus nerka) enzymatic hydrolysates. Food Science. 70(6): 401-406
9. Souissi, N., Bougatef, A., Triki-Ellouz, Y., Nasri., 2007. Biochemical and functional properties of sardinella (Sardinella
aurita) by-product hydrolysates. Food Tech. Biotech, 45(2): 187-94.

144 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ - HÓA CƠ BẢN CỦA MỠ BÔI TRƠN
TỪ DẦU TINH CHẾ MỠ CÁ BASA VỚI CHẤT LÀM ĐẶC LÀ 12-StOLi

INVESTIGATING SOME BASIC PHYSICAL AND CHEMISCAL PROPERTIES OF


LUBRICANT MADE UP OF THE REFINED FAT FROM CATFISH (CATFISH GREASE)
AND THE SOLIDIFYING SUBSTANCE BEING 12- StOLi

Nguyễn Văn Tâm1, Quách Đình Liên2, Đặng Thị Sao Mai3
Ngày nhận bài: 05/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 15/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng mỡ cá basa làm chất bôi trơn. Mỡ bôi trơn từ dầu tinh chế
mỡ cá basa (MBTBS) và chất làm đặc là 12-StOLi với hàm lượng từ 5% đến 35% đã được sản xuất thử nghiệm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của MBTBS thay đổi đáng kể theo hàm lượng chất làm đặc. MBTBS với
16% chất làm đặc có các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản tương đương với mỡ bôi trơn đa dụng NLGI cấp 3 có nguồn gốc từ dầu
khoáng và dầu thực vật đang được sử dụng để bôi trơn thiết bị tàu thủy.
Từ khóa: chất làm đặc, dầu tinh chế mỡ cá ba sa, mỡ bôi trơn, xà phòng Liti
ABSTRACT
The investigation into possibilities of utilization of catfish fat as lubricant has been presented in this article. The
lubricating grease made up of the refined fat from catfish (catfish grease) and the solidifying substance being 12-StOLi with
a content from 5% to 35% has been experimentally produced. The experiment on produced samples showed that technical
specifications of catfish grease considerably vary with the content of 12-StOLi. The catfish grease with 16% of 12-StOLi
is equivalent as far as the technical specifications are concerned to the grease NLGI3, which is derived from mineral oils
and vegetable oils and currently used for lubricating marine machines.
Keywords: solidifying substance , refined fat from catfish, lubricant, lithium soap

I. ĐẶT VẤN ĐỂ biến thực phẩm. Tính riêng năm 2006, tại đồng bằng
Hàng năm, trên thế giới lượng vật liệu bôi trơn sông Cửu Long, có khoảng 500.000 tấn mỡ cá tra
sử dụng vào khoảng 40 triệu tấn, trong đó khoảng từ và cá ba sa được thải ra gây ô nhiễm môi trường
4 đến 12 triệu tấn bị thải ra môi trường gây ô nhiễm nặng ở một số khu vực có các nhà máy chế biến
rất lớn [4]. Ngoài ra, hầu hết các loại vật liệu bôi trơn thủy sản [5]. Về mặt lý thuyết, mỡ cá tra, cá ba sa
hiện nay có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn có thể sử dụng để sản xuất các chế phẩm
không phải là nguồn nguyên liệu vô tận nên nó cũng công nghiệp như mỡ bôi trơn. Ưu điểm của loại mỡ
đứng trước nguy cơ cạn kiệt trong tương lai. Vì vậy, bôi trơn này là dễ dàng bị phân hủy do tác động của
xu hướng chung của thế giới hiện nay là chế tạo các vi sinh vật nên ít gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa,
loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học được nó có khả năng làm giảm nguy cơ gây nhiễm độc
sản xuất từ các nguyên liệu có thể tái tạo được như thực phẩm khi sử dụng bôi trơn trong các máy móc
dầu thực vật hay mỡ động vật. chế biến thực phẩm.
Trong khi đó ở Việt Nam, có một lượng lớn mỡ Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu
cá tra, cá ba sa được thải ra trong quá trình chế góp phần cải thiện môi trường từ nguồn mỡ dư thừa

1
Nguyễn Văn Tâm: Lớp Cao học Kỹ thuật Tàu thủy 2008 - Trường Đại học Nha Trang
2
PGS.TS. Quách Đình Liên: Trường Đại học Nha Trang
3
Đặng Thị Sao Mai: Phân viện Thú y miền Trung

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 145


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thải ra; gia tăng giá trị kinh tế đối với mặt hàng cá
Chất Xay nghiền chất làm đặc
tra, cá ba sa cũng như góp phần tìm ra loại vật liệu và các chất phụ gia Dầu cá
làm đặc
thay thế cho nguồn nguyên liệu gốc dầu khoáng
đang ngày càng cạn kiệt.
Định lượng
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu Nạp 12-StOH.
Chất làm đặc là axit 12 - hydroxystearic và LiOH Dầu cá 70 - 800C
được cung cấp bởi Công ty cố phần phát triển phụ
gia và sản phầm dầu mỏ (APP). Dầu gốc là dầu Trung hòa và xà phòng hóa
cá ba sa được cung cấp bởi Công ty TNHH Minh 90 - 1050C
Tú đ/c: 15/9 QL 91, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP
Cần Thơ. Đuối nước 120 - 1300C
Trang thiết bị phục vụ cho đề tài bao gồm: thiết
bị tổng hợp MBTBS (nồi nấu mỡ, thiết bị khuấy, thiết
Phân tán cơ nhiệt tạo cấu trúc
bị gia nhiệt và thiết bị điều khiển nhiệt độ), thiết bị 190 - 1950C
nạp dung dịch LiOH, thiết bị đồng thể hóa... được
cung cấp bởi Phòng Thí nghiệm thực hành vật liệu
Làm nguội đến dưới
Trường Đại học Nha Trang. 1750C bằng dầu cá
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên qui trình sản Làm nguội nhanh
xuất mỡ bôi trơn gốc xà phòng Liti trên nền dầu thực đến 1100C
vật [6]. Tuy nhiên, do nhiệt độ nóng chảy của mỡ cá
basa thấp hơn dầu thực vật nên chúng tôi đã tiến Nạp phụ gia 90 - 1000C
hành thay đổi nhiệt độ nấu mỡ ở từng giai đoạn cho
phù hơp. Quy trình cụ thể được trình bày tại hình 1.
Đồng thể hóa
Dựa vào tỷ lệ pha trộn giữa chất làm đặc và
dầu gốc, chúng tôi tiến hành nấu thử 7 mẫu với tỷ lệ
chất làm đặc lần lượt như sau: 5%, 10%, 15%, 20%, MBT
25%, 30% và 35%. Mỡ bôi trơn tạo ra được phân Hình 1. Sơ đồ tiến trình nấu thử MBT BS
tích một số tính chất cơ bản (độ xuyên kim, nhiệt độ
nhỏ giọt, độ ổn định thể keo). Từ kết quả này, chúng quốc gia dầu mỡ bôi trơn VILAS 292, Công ty cổ
tôi tiến hành xác định tỷ lệ chất làm đặc thích hợp phần phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP).
để nấu mỡ bôi trơn. Mỡ bôi trơn được nấu với tỷ lệ Mỡ tạo ra được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn
thích hơp sẽ tiếp tục được phân tích toàn diện về MBT loại 3 của theo phân loại của tổ chức National
các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của MBT. Lubrication Grease Institute (NLGI grade) và tiêu
Các chỉ tiêu kỹ thuật của mỡ được phân tích theo chuẩn kỹ thuật cơ bản của MBT do ASTM đề xuất.
phương pháp ASTM D được đề xuất bởi hiệp hội vật
liệu và thử nghiêm Hoa Kỳ ASTM (American Society III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
for Testing and Materials) [2]. Phương pháp cụ thể để Khi tăng tỷ lệ chất làm đặc từ 5% - 35%, tính
xác định từng chỉ tiêu được trình bày trong bảng 4. chất của mỡ bôi trơn thay đổi rõ rệt. Kết quả phân
Các phân tích được thực hiện tại Phòng Thử nghiệm tích được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Tính chất hóa lý của mỡ bôi trơn từ dầu tính chế cá ba sa
Kết quả
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7
5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

1 Độ xuyên kim 10-1 mm 345 252 232 210 193 170 150
2 Nhiệt độ nhỏ giọt 0
C 157 162 170 187 200 215 235
3 Độ ổn định thể keo 18,5 14,4 11,3 8,5 6,74 6,2 5,4

146 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Qua bảng 2 ta thấy khi tỷ lệ chất làm đặc tăng xuống 150 x10-1mm) và độ ổn định thể keo (từ 18,5
thì nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ tăng dần (từ 1570C xuống 5,4) giảm dần. Xu hướng này được minh họa
đến 2350C) trong khi độ xuyên kim (từ 345x10-1mm bởi hình 2.

Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất làm đặc đến một số tính chất lý hóa của MBT

Khi tăng hàm lượng chất làm đặc tử 5 - 10% chuẩn phân loại NLGI.
tính chất của mỡ thay đổi độ xuyên kim tăng và độ Để có được MBTBS có khả năng bôi trơn
tách dầu giảm dần, nhiệt độ nhỏ giọt cũng tăng, cho cặp ma sát trục thép bạc đồng đề tài tiếp tục
Với tỷ lệ chất làm đặc từ 20% đến 35% thì nhiệt tiến hành nấu thử MBTBS theo tỷ lệ phần trăm
độ nhỏ giọt tăng đến 2350C và độ ổn định thể keo chất làm đặc trong khoảng từ lớn hơn 10 và nhỏ
giảm tới 5,4. Độ xuyên kim giảm mạnh đến150, với hơn 20%.
chỉ số độ xuyên kim 130 - 160 thì mỡ thuộc nhóm 4 Qua khảo sát thì tỷ lệ % của chất làm đặc được
theo tiêu chuẩn phân loại NLGI thuộc trạng thái mỡ chọn là 16% có tính chất tương ứng với mỡ NLGI 3
cứng không phù hợp để bôi trơn cho cặp ma sát thường được sử dụng để bôi trơn cho các cặp ma
thép đồng. sát trục thép bạc đồng.
Trong thực tế MBT sử dụng cho hầu hết các Từ kết quả đã phân tích ở trên, chúng tôi tiến
cặp ma sát trục thép bạc đồng hiện nay là loại mỡ hành nẫu mỡ với tỷ lệ chất làm đặc và thành phần
có độ xuyên kim từ 220 - 250 thuộc nhóm 3 theo tiêu pha trộn theo bảng 2.
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu để tổng hợp 500g mỡ bôi trơn từ dầu tính chế cá ba sa
STT Nguyên liệu Khối lượng (g)

1 Axit 12 – hydroxystearic 69,6


2 Liti hydroxit 10,4
Tổng KL dầu cá ba sa: 420
3 • Dầu phản ứng 315
• Dầu làm nguội 105

Sau khi hoàn thành mẫu mỡ tiếp tục được phân tích. Kết quả tính chất hóa lý được cho dưới bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phân tích mỡ bôi trơn từ dầu tính chế cá ba sa

STT Tên chỉ tiêu Phương pháp Đơn vị tính Kết quả

1 Độ xuyên kim ASTM D217-10 10 mm


-1
224
2 Nhiệt độ nhỏ giọt ASTM D566-06 0
C 180
3 Ăn mòn tấm đồng ASTM D130-04 - 1a
4 Hàm lượng nước ASTM D95 - 05 % 0,4
5 Độ rửa trôi ASTM D1264-00 % 5,2
6 Độ bền keo GOST 7142 % 10,52
7 Độ bền cơ học ASTM D1831-99 - 17
8 Hàm lượng kiềm GOST 6370 %NaOH 0,15
9 Tải trọng hàn dính ASTM D2783-03 N 1750

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 147


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Qua bảng 4 ta thấy MBTBS được tổng hợp từ theo yêu cầu của MBT cấp NLGI số 3. Để thể hiện
16% chất làm đặc có tính chất gần tương tự như rõ điều này, đem so sánh với một số mỡ thông dụng
tính chất của mỡ gốc dầu thực vật và dầu khoáng hiện nay (thể hiện bảng 5).

Bảng 5. So sánh MBTBS với một số MBT tương ứng

Mỡ dầu khoáng [1]


Mỡ dầu
Chỉ tiêu MBTBS Yêu cầu [3]
thực vật [6]
PLC L3 UV Litol 3

Độ xuyên kim ở 250C (0,1mm) 224 230 230 230 220 - 250

Độ ổn định keo (%) 10,52 9, 1 12 11,5 < 12


Nhiệt độ nhỏ giọt (0C) 180 197 200 205 > 175
Độ bền cơ học trên máy Shell roll, 0,1mm 17 + 22 22 21 < 27
Ăn mòn tấm đồng 1a 1a - - 1a

Tải trọng hàn dính (N) 1750 2500 1800 2200 1300 - 2500

MBTBS tổng hợp với 16% chất làm đặc có độ đang sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, việc
xuyên kim 224 tương ứng với mỡ NLGI số 3 theo nghiên cứu sản xuất MBT và khảo sát tính chất bôi
tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, trạng thái mỡ hơi cứng. trơn của MBTBS cần đòi hỏi nhiều thời gian cũng
Độ xuyên kim tăng cũng có nghĩa là độ cứng như công sức của nhiều người, nhiều lĩnh vực mới
của mỡ giảm, nhiệt độ nhỏ giọt cũng giảm theo. có thể thực hiện được. Ở đây với phạm vi thời gian
Thành phần chất làm đặc ảnh hưởng đến độ cứng cũng như phương tiện thí nghiệm, thực nghiệm còn
nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ. Độ ổn định thể keo là nhiều hạn chế, chúng tôi tạm dừng ở phạm vi khá
phần trăm dầu tách ra khỏi mỡ, do vậy tỷ lệ dầu tách hẹp với mục đích rất khiêm tốn đồng thời có một số
ra càng lớn thị mỡ càng bị giảm phẩm chất. Khi tăng đề xuất như sau:
tỷ lệ chất làm đặc từ 10 ÷ 20% thì độ ổn định keo Xây dựng quy trình sản xuất là một vấn đề lớn.
giảm rất mạnh từ 18 xuống còn dưới 8. Tuy nhiên Có thể tiếp tục các nghiên cứu xét đến những ảnh
nếu tăng tiếp tục thì độ ổn định keo giảm không hương của nhiệt độ, tốc độ khuấy trộn, thời điểm
nhiều nhưng mỡ sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Do nạp dầu, tạo xà phòng... để hoàn thiện một quy trình
vậy với tỷ lệ chất làm đặc khoảng 16% thì độ ổn định sản xuất MBTBS hoàn chỉnh.
keo là 10,52. Đối với yêu cầu của mỡ bôi trơn thì ổn
Tiếp tục tiến hành nghiên cứu cải thiện chất
định keo nằm trong khoảng ≤12 là đạt yêu cầu. Từ
lượng dầu gốc.
kết quả này, chúng tôi đã bước đầu xác định được
Tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của các
tỉ lệ thích hợp của chất làm đặc để sản xuất mỡ bôi
chất phụ gia, các loại chất làm đặc (Ca, Na, Al...)
trơn từ dầu tinh chế mỡ cá ba sa.
đến tính chất của MBTBS để sản xuất được MBT
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ có nhiều chủng loại đa dạng và đặc dụng sử dụng
Mỡ được đặc trưng bởi các tính chất hóa lý trong những điều kiện yêu cầu khác nhau.
và các tính chất sử dụng. Việc xác định các tính Tính chất của MBTBS ở đây vẫn chưa phản
chất này không những cho phép đánh giá đúng chất ánh một cách toàn diện và thực tế cho thấy một loại
lượng, giá trị sử dụng của mỡ nhờn mà còn đặt ra MBT dù có chất lượng tốt cho mấy cũng cần phải
được chế độ bảo quản với từng loại mỡ. Với tỷ lệ được kiểm chứng thực tế. Chính vì vậy việc đưa
chất làm đặc 16% mỡ bôi trơn sản xuất từ dầu cá MBTBS dùng thử trên một số thiết bị trên tàu như
ba sa có thể đáp ứng được yêu cầu bôi trơn của mỡ máy tời lưới kéo, tời neo, thiết bị nâng... là hết sức
bôi trơn và có tính chất tương ứng với sản phẩm cần thiết.

148 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arnold C.Witte (1991), Technology of Moadern Greases, Lubrication Vol 77, No 1, 3


2. C. Kajdas. Những kiến thức cơ bản về dầu mỡ bôi trơn. Trung tâm phụ gia dầu mỏ biên dịch. NXB Khoa học và Kỹ thuật,
1993. 7 - 35
3. Đỗ Huy Định (2005), Nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn cao cấp trên cơ sở biến tính dầu thực vật, Đề tài độc lập cấp Nhà nước.
4. Quách Đình Liên (2009), Nguyên lý bôi trơn và vật liệu bôi trơn, Trường Đại học Nha trang.
5. Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Việt Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2006), Tổng hợp AKD từ mỡ cá ba sa sử dụng trong công
nghiệp xeo giấy, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 7, 49 - 56.
6. Phạm Thị Thúy Hà (2007), Nghiên cứu quá trình và công nghệ sản xuât mỡ bôi trơn đa dụng phân hủy sinh học gốc xà phòng
Liti trên nền dầu thực vật, Luận án Tiến sĩ Hóa học.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 149


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PROTEASE NGOẠI BÀO CỦA BACILLUS


SUBTILIS B-26 CHO QUÁ TRÌNH TÁCH CHIẾT CHONDROITIN SULFATE
TỪ SỤN CÁ ĐUỐI (Dasyatis kuhlii ) VÀ CÁ NHÁM (Carcharhinus sorrah )

EXTRACTION OF CHONDROITIN SULFATE FROM DASYATIS KUHLII AND


CARCHARHINUS SORRAH BY BACILLUS SUBTILIS B-26 PROTEASE APPLICATION

Vũ Thị Thanh Tâm1, Võ Hoài Bắc2


Ngày nhận bài: 13/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được các điều kiện thủy phân tối ưu của enzym protease ngoại bào từ
chủng Bacillus subtilis B-26 trên cơ chất xương sụn cá: tỷ lệ 0,4ml (0,17 UI/ml) enzym/1g xương sụn cá, thời gian thủy
phân là 12giờ, pH 8,5 và nhiệt độ 500C. Thời gian nuôi cấy chủng B26 cho hoạt tính enzym cao nhất là 72 giờ.
Kết quả so sánh khả năng chiết rút chondroitin sulfate (CS) từ sụn cá nhám và cá đuối của papain, bromelain và
protease ngoại bào từ chủng B26 cho thấy protease ngoại bào từ chủng B26 là nguồn enzym có hoạt tính thủy phân mạnh
như các chế phẩm enzym khác nhưng giá thành rẻ. Nghiên cứu này cũng đánh giá được độ an toàn của chế phẩm protease
trên động vật thực nghiệm. Vì vậy chế phẩm protease ngoại bào từ chủng B26 có thể thay thế papain trong quá trình tách
chiết CS.
Từ khóa: chondroitin sulfate, 1,9-dimethylmethylene blue (DMMB), protease, sụn cá
ABSTRACT
This study was conducted to evaluate whether chondroitin sulfate could be isolated from cartilage of Vietnam shark
(Carcharhinus sorrah) and ray (Dasyatis kuhlii) by Bacillus subtilis B-26 protease. The optimal conditions of hydrolysing
the cartilage of produced B-26 proteases were 0,4ml (0,17UI/ml) enzym/1 gram of cartilage, 12h, pH 8,5 at 500C.
Incubation time 72h achieved the highest activity of protease for Bacillus subtilis B-26.
Hydrolyzing cartilage of B-26 protease is the same papain and bromelain, but the cost of B-26 protease is cheap.
Bacillus subtilis B-26 protease can replace papain for hydrolyzing cartilage of shark and ray.
Key words: cartilage of shark and ray, chondroitin sulfate, 1,9-dimethylmethylene blue (DMMB), protease

I.ĐẶT VẤN ĐỀ papain) [10; 6; 4]


Chondroitin sulfate thường gắn với các protein Cấu trúc phân tử CS rất đa dạng và phức tạp
bằng liên kết o-glycosid tạo thành một proteoglycan nên chưa thu nhận CS được bằng con đường tổng
(PG). Phân tử PG của mô sụn (chứa khoảng hợp hóa học, cho đến nay mới chỉ tổng hợp được
80 - 100 mạch CS) cùng với protein gắn kết và acid các mạch oligosaccharide ngắn có trình tự giống
hyaluronic tạo thành một phức hệ thuỷ động học một đoạn mạch CS như một số CS tetrasaccharide
vững chắc. Vì thế CS được chiết rút từ sụn động (4 gốc đường đơn) có khả năng kích thích sự phát
vật bằng phương pháp sinh học nhờ sự thủy phân triển và phân hóa của neron thần kinh [11] còn phân
protein liên kết bởi các exogenous protease (như tử disaccharide thì không có tác dụng trên.

1
Vũ Thị Thanh Tâm: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Võ Hoài Bắc: Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

150 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Vì thế hiện nay nguyên liệu CS thô mới chỉ tích đều đạt độ tinh khiết cao của các hãng Sigma,
được thu nhận duy nhất từ các nguồn tự nhiên nhờ Invitrogen, Merk, Prolabo, Bio-Canada: casein, folin,
chiết xuất CS từ các loại mô động vật. Sụn cá mập albumin huyết thanh bò (BSA), glucose, tyrosine,
(xương sọ, xương sống, vây...) là nguồn nguyên 1,9-dimethylmethylene blue...
liệu CS phổ biến nhất trong các chế phẩm thuốc Xác định hoạt độ protease: Theo phương pháp
và chế phẩm bổ sung dinh dưỡng CS trong mô Anson cải tiến [9].
động vật liên kết chặt với protein trong dạng phức Xác định hàm lượng protein: Theo phương
proteoglycan. Cho nên việc đầu tiên là phải tách CS pháp Lowry [5].
ra khỏi protein nhờ việc làm yếu mối liên kết giữa Phương pháp sinh học tách chiết chondroitin
CS-protein và phân hủy protein để giải phóng các sunfate:
- Chuẩn bị mẫu: Nghiền nhỏ 10g hỗn hợp
phân tử CS.
xương sụn cá đuối và cá nhám theo tỷ lệ 1:1, thêm
Quá trình thu nhận chế phẩm CS thô từ xương
vào 40ml nước khử ion, 1ml azid natri (0,02%).
sụn có thể được thực hiện bằng phương pháp hoá
- Sử dụng phương pháp thủy phân sụn cá đuối,
học hoặc phương pháp sinh học (dùng enzym) để
cá nhám theo Garnjanagoonchorn và cộng sự [4].
thủy phân sụn.
Định tính và định lượng CS bằng 1,9-dimethylmethylene
Trong phương pháp hóa học mô sụn được
blue (DMMB): Xác định CS của dung dịch theo
xử lý bằng nước nóng, dung dịch muối, kiềm
Farndale và cộng sự [3].
(NaOH) hoặc acid (HCl, CH3COOH...) để tách
Xác định độ sạch của chế phẩm CS: Bằng sắc
glycosaminoglycan (GAG) khỏi các phân tử khác
ký khối phổ (LC/MS), sắc ký lỏng HPLC.
(protein, hyaluronic acid...). Phương pháp này đã áp Kiểm tra độ độc của enzym: Bằng phương pháp
dụng để thu CS từ sụn gà [6], sụn bò [7], tuy nhiên xác định LD50.
đã xuất hiện việc phá vỡ các liên kết glycoside của
CS khi thu nhận CS. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phương pháp sinh học dùng enzym để thủy 1. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm protease từ
phân mô sụn là phương pháp có hiệu quả để thu chủng Bacillus subtilis B-26 để thủy phân sụn cá
nhận CS không bị biến đổi về cấu trúc, giữ được Dựa vào kết quả nghiên cứu sàng lọc các chủng
hoạt tính sinh học của chúng và làm giảm thiểu ô vi sinh vật sinh protease ngoại bào có khả năng
nhiễm môi trường do các hóa chất (muối, kiềm, thủy phân sụn cá đuối và cá nhám đã công bố [2]
acid...) gây nên. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng các Chúng tôi lựa chọn chủng B26 để nghiên cứu ứng
enzym protease (papain, actinase, pronase...) để dụng thủy phân sụn cá và so sánh với các nguồn
thủy phân sụn giải phóng GAG khỏi các protein liên protease khác.
kết. Sau khi loại bỏ protein thì CS được tách ra và
tinh sạch. Phương pháp này đã được dùng để thu
nhận GAG của sụn từ da cá Labeo rohita [12], sụn
cá mập [8], cá sấu, cá đuối... Việc khảo sát và sàng
lọc protease từ các nguồn nguyên liệu khác nhau
(vi sinh vật, thực vật và động vật) có khả năng thủy
phân protein gắn kết với CS trong sụn nhằm hạ giá
thành sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường
là rất cần thiết. Hình 1. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính protease
của chủng B26
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khả năng hoạt động của enzyme còn phụ thuộc
Nguyên liệu: Xương sụn cá đuối (Dasyatis vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, thời gian, nồng
kuhlii), cá nhám (Carcharhinus sorrah) được thu độ enzym... tối thích cho phản ứng. Để nghiên cứu
thập từ vùng biển Hải Phòng, do Phòng Sau thu ảnh hưởng của pH lên hoạt độ protease, phản ứng
hoạch, Viện Nghiên cứu Hải sản cung cấp. enzym được thực hiện ở cùng một thời gian, nhiệt
Hóa chất, thiết bị thí nghiệm: Các hóa chất phân độ 400C trong đệm Na-acetat (pH: 4,5; 5,5) và đệm

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 151


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

phosphate (pH: 6,5; 7,5; 8,5; 9,5). Kết quả ở hình 1


cho thấy protease ngoại bào của chủng B26 có hoạt
tính cao nhất tại pH 8,5.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến hoạt độ của enzym. Sử dụng pH tối
thích đã được khảo sát ở trên cho phản ứng của
enzyme protease của chủng B26 và thay đổi nhiệt
độ của phản ứng thủy phân từ 30 - 700C. Kết quả
trên hình 2 cho thấy protease của chủng B26 có
hoạt độ cao nhất ở 500C.

Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ protease của chủng B26


lên quá trình thủy phân sụn cá

Kết quả trên hình 4 cho thấy hoạt tính thủy phân
sụn cá của nồng độ protease ngoại bào từ chủng
B26 cao nhất với tỷ lệ 4 ml dịch enzym/10gam sụn
(enzym có hoạt độ là: 0,17UI/ml enzym) trong các
điều kiện pH (8,5), nhiệt độ tối ưu (500C) và thời gian
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính protease
của chủng B26 thủy phân là 48giờ.
Để giảm giá thành khi thu nhận protease ngoại
bào của chủng B26 chúng tôi chỉ tiến hành nuôi
cấy chủng vi khuẩn ở nhiệt độ thường 280C và
tiến hành xác định thời gian nuôi cấy cho hoạt tính
enzym cao nhất.
Hình 5a và 5b cho thấy sau 72 giờ nuôi cấy
chủng B26, protease ngoại bào thô thu được
có hoạt tính đạt tối đa so với hoạt tính protease
ngoại bào thu được tại các thời điểm nuôi cấy
Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình thủy phân khác nhau.
sụn cá

Kết quả trên hình 3 cho thấy hàm lượng CS


được giải phóng ra cao nhất sau 24 giờ thủy
phân. Để thu chế phẩm CS có độ tinh sạch cao
thì cần phải loại bỏ triệt để protein có trong dịch
sau thủy phân. Vì vậy, tiếp tục thủy phân đến 48
giờ. Hàm lượng protein của dịch sau thủy phân
giảm đi rất nhiều chỉ còn gần 60% so với hàm
lượng protein tối đa có trong dịch thủy phân, hàm
lượng CS vẫn giữ nguyên so với thủy phân 24
giờ. Do vậy lựa chọn 48 giờ là thời gian tối ưu
của protease ngoại bào từ chủng B26 thủy phân
Hình 5a. Hoạt tính protease của chủng B26 nuôi cấy theo
sụn cá đuối và cá nhám. thời gian

152 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hình 5b. Hoạt tính protease của chủng B26 nuôi cấy theo thời gian

Thể tích dịch nuôi vi sinh vật cho vào mỗi giếng
là: 150µl; 1: 24 giờ; 2: 48 giờ; 3: 72 giờ; 4: 96 giờ; 5:
120 giờ.

2. So sánh khả năng thủy phân xương sụn cá và


chiết rút CS của protease ngoại bào từ chủng B26
với papain và bromelain
Hiệu quả thủy phân xương, sụn cá Đuối của
protease ngoại bào từ chủng B26 cũng dễ dàng nhận
ra bằng cảm quan. Các mẫu xương sụn bị thủy phân Hình 6. Khả năng thủy phân sụn cá đuối của enzyme ngoại
bào chủng B26
tơi ra khi bổ sung enzym protease của chủng này, dịch
sau thủy phân đục so với mẫu đối chứng (hình 6). Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của protease từ chủng
B26 thay thế enzym papain cho quá trình tinh sạch chondroitin sulfat là rất khả thi.
Để tìm được nguồn enzym vừa có khả năng thủy phân sụn và giải phóng CS mạnh và có giá thành rẻ nhất,
chúng tôi đã so sánh khả năng thủy phân và chiết rút CS trong sụn cá của protease ngoại bào của vi khuẩn B-26
với papain [4], bromelain [1]. Kết quả bảng 1 cho thấy chế phẩm ngoại bào của B.subtilis B-26 cho hiệu quả thủy
phân xương sụn cá và hiệu suất chiết rút CS trong sụn mạnh như papain và bromelain.
Bảng 1. Hiệu quả thuỷ phân sụn cá trong 48 giờ của các protease

% CS của dịch sau % protein hòa tan/ Giá thành enzym


Protease thủy phân/ khối lượng khối lượng sụn khô (VN đồng) thủy phân
sụn khô sau thủy phân 100g sụn khô

Papain (20mg/1g sụn);


15,50 ± 1,45 8,70 ± 1,73 38.000
650C; pH 7,0

Bromelain (20mg/1g sụn); 550C; pH 6,0 15,20 ± 1,95 8,80 ± 1,84 218.000

Protease ngoại bào của B.subtilis B-26


tỷ lệ 0,4ml (0,17UI/ml)/1g sụn); 500C; 15,02 ± 1,36 12,54 ± 1,9 12.000
pH 8,5

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 153


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Nguồn cung cấp papain và bromelain thường 3. Khảo sát về độ an toàn của chủng giống và
khan hiếm, giá thành của papain (38 ngàn đồng/ chế phẩm enzym thu được
thủy phân 100g sụn), giá thành của bromelain (218 Để có thể sử dụng protease ngoại bào của
ngàn đồng/100g sụn) cao hơn nhiều chế phẩm chủng B26 cho việc tách chiết CS là một chế phẩm
protease ngoại bào của B.subtilis B-26 (12 ngàn thuốc, chúng tôi đã kiểm tra độ độc của chủng và
đồng/100g sụn). Protease của động vật hay thực enzym.
vật chỉ chứa một trong hai loại endopeptidase hoặc Cho chuột nhắt Swiss (trọng lượng 22gam)
exopeptidase, riêng vi khuẩn có khả năng sinh ra uống sinh khối vi sinh chứa 106 - 1010 tế bào/ml với
cả hai loại trên, do đó protease của vi khuẩn có tính liều 1ml/kg/ngày và chế phẩm enzym protease (dịch
đặc hiệu cơ chất cao, chúng có khả năng thủy phân protease ngoại bào nuôi sau 48h) với liều 1ml/kg/ngày,
tới 80% các liên kết peptide trong phân tử protein. xác định LD50 sau 10 ngày.
Protease ngoại bào của chủng B26 là nguồn Sau 10 ngày không có một con chuột nào bị
enzym tiềm năng có giá thành khá thấp, tuy nhiên chết (bảng 2), chứng tỏ chủng vi khuẩn thí nghiệm
để hoàn thiện qui trình nuôi cấy để thu lượng lớn Bacillus subtilis B-26 và chế phẩm protease ngoại
enzym, sản lượng ổn định có hoạt tính thủy phân bào thu được từ các chủng này không chứa độc tố,
cao đòi hỏi thời gian và kinh phí để nghiên cứu tiếp. bảo đảm độ an toàn khi sử dụng.
Bảng 2. Kiểm tra độ độc của chế phẩm enzym protease ngoại bào của chủng Bacillus subtilis B-26
LD 50
Chủng giống
Vi khuẩn Chế phẩm enzym protease

Bio 26 Không độc Không độc

IV. KẾT LUẬN không chứa độc tố, bảo đảm độ an toàn khi sử dụng.
1. Đã nghiên cứu được các điều kiện tối ưu cho 3. Chế phẩm protease ngoại bào của
hoạt động của chế phẩm protease ngoại bào của B.subtilis B-26 cho hiệu quả thủy phân xương sụn
chủng B-26: tỷ lệ 0,4ml (0,17 UI/ml) enzym/1g sụn cá và hiệu suất chiết rút CS trong sụn mạnh như
cá, thời gian thủy phân là 12giờ, pH 8,5 và nhiệt papain và bromelain. Giá thành sản xuất protease
độ 500C. Sau 72giờ nuôi cấy chủng B26, protease ngoại bào của chủng B26 thấp nên khả năng ứng
ngoại bào thô thu được có hoạt tính đạt tối đa dụng của protease từ chủng B26 thay thế enzyme
2. Chủng vi khuẩn thí nghiệm Bacillus subtilis papain cho quá trình tinh sạch chondroitin sulfat
B-26 và chế phẩm protease ngoại bào thu được là rất khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Lại Thị Ngọc Hà. (2009). Nghiên cứu tách và tạo chế phẩm bromelain từ phế phụ phẩm dứa. Tạp chí Khoa học và Phát triển.
tập 7, số 2: 203-211
2. Võ Hoài Bắc, Đỗ Ngọc Tú, Trần Cảnh Đình, Lê Thị Oanh. (2010). Nghiên cứu tách chiết chondroitin sulfate từ xương sụn
cá đuối (Dasyatis kuhlii) và cá nhám (Carcharhinus sorrah) bằng công nghệ sinh học. Bản tin Viện nghiên cứu Hải sản số
16: 26-30
Tiếng Anh
3. Farndale W.R, Buttle D.J, Barrett A.J. (1986). Improved quantitation and discrimination of sulphated glycosaminoglycans by
use of dimethylmethylene blue. Biochim. Biophys. Acta 883. 173-177.
4. Garnjanagoonchorn W, Wongekalak L, Engkagul A. (2007). Determination of chondroitin sulfate from different sources of
cartilage. Chemical Engineering and Processing 46. 465-471.

154 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

5. Lowry OH, Rosebrough NJ, Farr AL, Randall RJ. (1951). Protein measurement with the Folin phenol reagent. J. Biol. Chem.
193 (1): 265–75.
6. Luo XM, Fosmire GJ, Leach RMJr. (2002).Chicken keel cartilage as a source of chondroitin sulfate. Poult Sci. 81(7):
1086-1089.
7. Nakano T, Nakano K, Sim JS. (1998). Extraction of glycosaminoglycan peptide from bovine nasal cartilage with 0.1M
sodium acetate. J. Agric. Food Chem. 46: 772–778.
8. Ogamo A, Yamada T, Nagasawa K. (1987). A study on heterogeneity in molecular species of shark cartilage chondroitin
sulfate C. Fractionation of the polysaccharide on Sepharose CL-4B in the presence of high concentrations of ammonium
sulfate. Carbohydr Res. 165 (2): 275-280.
9. Pietrowa JS, Wincjunajte MM. (1966). Opredelenie proteoliticheskoi aktivnosti fermentnykh preparatov mikrobiologicheskovo
proiskhozhdenia, Priklad. Biochem. Mikro-bio, 2. 232.
10. Robert M. Lauder. (2009). Chondroitin sulphate: A complex molecule with potential impacts on a wide range of biological
systems. Complementary Therapies in Medicine. 17: 56-62.
11. Sarah ET, Ross M, Cristal IG, Sherry MT, Xuewei L, and Linda C. Hsieh-Wilson. (2004). A Chondroitin Sulfate Small
Molecule that Stimulates Neuronal Growth. J. Am. Chem. Soc. 126 (25), pp 7736–7737
12. Sikder K,Das A. (1979). Isolation and characterization of glycosaminoglycans (mucopolysaccharides) from the skin of the
fish Labeo rohita. Carbohydr. Res. 71: 273-285

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 155


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH


MUA HÀNG QUẦN ÁO THỜI TRANG NỮ, THÀNH PHỐ NHA TRANG

SOME FACTORS AFFECTING FEMALE FASHION CLOTHE BUYING


DECISION - NHA TRANG CITY

Nguyễn Thị Thanh Tâm1, Nguyễn Văn Ngọc2


Ngày nhận bài: 07/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 12/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xác định một số yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hàng
quần áo thời trang nữ, khu vực thành phố Nha Trang. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được
áp dụng. 340 mẫu thu thập được từ khách hàng ở các cửa hàng thời trang nữ được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy
mô hình có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ sắp xếp theo mức độ giảm dần: 1) Tìm kiếm
thông tin, 2) Thiết kế sản phẩm, 3) Động cơ, 4) Kinh nghiệm và 5) Giá.
Từ khóa: quyết định mua hàng, quần áo thời trang nữ
ABSTRACT
The purpose of this study is to determine some factors and their influences on female fashionable clothe buying
decision, Nha Trang City. Qualitative and quantitative research methods are applied. Three hundred and forty customers
of female fashion shops were selected and studied. The resuls revealed that there are five factors that affect buying decision
sorted by their relative importances: 1) Information search; 2) Produce design; 3) Motivation; 4) Experience; and 5) Price.
Keywords: buying decision, female fashion clothe

I. ĐẶT VẤN ĐỀ năm họ dành rất nhiều ngân sách cho các hoạt động
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ tiếp thị trong đó có nghiên cứu về hành vi tiêu dùng
cao và các quốc gia trên thế giới đều không muốn tự của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp trong
cô lập mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các quốc nước thường phải nỗ lực hơn trong công việc kinh
gia ngày nay đều cố gắng mở cửa để hội nhập vào doanh của mình. Một trong các vấn đề các doanh
nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi các quốc gia mở nghiệp kể cả trong nước và nước ngoài quan tâm
cửa và hội nhập với thị trường quốc tế, các doanh là khách hàng sẽ chọn sản phẩm quần áo thương
ngiệp trong nước luôn luôn phải đối đầu với mức độ hiệu nào? Tại sao họ chọn mua? Hay là những yếu
cạnh tranh gay gắt hơn, lý do là có nhiều hàng hóa tố chính nào tác động vào hành vi mua hàng quần
được nhập khẩu hoặc đầu tư của nước ngoài cùng áo thời trang của người tiêu dùng?
tham gia vào thị trường do không có sự can thiệp Vấn đề xem xét những yếu tố nào tác động ảnh
của hàng rào thế quan. Ngành hàng quần áo thời hưởng đến quyết định mua hàng đã được nhiều nhà
trang trong nước cũng không nằm ngoài xu thế đó, nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng về tiếp thị trên thế
ngày càng nhiều các thương hiệu thời trang quốc tế giới quan tâm và tập trung nghiên cứu trong nhiều
đã có mặt tại Việt Nam. Ngoài sức mạnh về tài chính năm qua. Tuy nhiên đối với lĩnh vực quần áo có rất
và công nghệ, các nhãn hàng thời trang quốc tế còn ít nghiên cứu. Đặc biệt là nghiên cứu các yếu tố
có thế mạnh về thương hiệu và đặc biệt là hằng nào tác động ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

1
Nguyễn Thị Thanh Tâm: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

156 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

quần áo thời trang của phụ nữ Việt Nam. Chính vì sức ép đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn
lý do đó, việc nghiên cứu đề tài một số các yếu tố nhu cầu đó và việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần áo thời sự căng thẳng.
trang nữ, khu vực thành phố Nha Trang là hết sức Tìm kiếm thông tin: là một hoạt động nhằm
cần thiết và có ý nghĩa. học hỏi nhiều hơn về một vài dòng sản phẩm, thu
thập thông tin để xây dựng cơ sở thông tin sử dụng
II. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trong tương lai.
1. Mô hình nghiên cứu Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hóa nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó.
Năm 2005, Philip Kotler đã đưa ra một mô hình
Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định người tiêu
hóa, một đơn vị hay một tài sản nào đó.
dùng gồm có: yếu tố văn hóa, yếu tố tâm lý, yếu tố
Thiết kế sản phẩm:
xã hội và yếu tố cá nhân. Trong mô hình giai đoạn
Kiểu dáng: mô tả bề ngoài của sản phẩm. Kiểu
Stylised (S Ratneshwar, 2005) cũng chỉ ra rằng tiến
dáng có thể bắt mắt, gợi cảm, thu hút sự chú ý và
trình mua của khách hàng trải qua 5 giai đoạn: nhận
thỏa mãn khiếu thẩm mỹ nhưng nó không nhất thiết
biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa
phải làm cho sản phẩm có năng lực tốt hơn.
chọn, lựa chọn mua và đánh giá sau khi mua. Thiết kế: là khái niệm rộng hơn kiểu dáng, đi
Nghiên cứu áp dụng hai lý thuyết trên và kết vào chiều sâu và trung tâm của sản phẩm. Thiết kế
hợp thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với sản phẩm tốt sẽ thu hút sự chú ý, cải thiện năng lực
20 khách hàng nữ thường xuyên của các cửa hàng sản phẩm, tạo nên những lợi thế cạnh tranh.
thời trang nữ tại thành phố Nha Trang, mô hình Kinh nghiệm bản thân: là chuỗi những kiến
nghiên cứu đề xuất gồm các yếu tố ảnh hưởng đến thức, thông tin về sản phẩm mà người tiêu dùng có
quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ gồm các được qua tiếp xúc, khảo sát hay sử dụng sản phẩm.
yếu tố: yếu tố động cơ, yếu tố tìm kiếm thông tin, Các giả thuyết:
yếu tố giá, yếu tố thiết kế sản phẩm và yếu tố kinh Theo Philip Kotler, việc mua sắm của một người
nghiệm bản thân theo hình 1: còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý quan trọng
đó là: động cơ (motivation), nhận thức (perception),
Động cơ kiến thức (learning), niềm tin (beliefs) và thái độ
(attitudes). Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào
H1 con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu
Tìm kiếm H2 có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những
thông tin trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói, khát, khó
chịu. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.
Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về
Giá H3 tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được kính
Quyết định
mua hàng trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những
H4 nhu cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để
Thiết kế thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập
sản phẩm tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng
lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một
sự thôi thúc) là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để
H5 thôi thúc người ta hành động. Một người khi đã có
Kinh động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có
nghiệm động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế
bản thân còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
về tình huống lúc đó. Tại sao người ta lại có nhận
Động cơ: là tập hợp các yếu tố phi lí thúc đẩy thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là
con người như là những mong muốn, nhu cầu, tình ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông
cảm, cảm xúc đam mê, mối quan tâm, niềm tin, các qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của
giá trị sống, ảo ảnh, sự tưởng tượng, khát vọng, thói mình: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị
quen, thái độ, ý kiến, v.v... (Mucchielli Alex {42, tr.29}) giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ
hay nói cách khác Động cơ là một nhu cầu đang gây chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 157


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

riêng của mình. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng định mua hàng quần áo thời trang nữ.
đến quyết định mua sắm của con người. Khi người ta hành động, con người đồng thời
Từ những lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết: cũng lĩnh hội được những kiến thức. Kiến thức diễn
H1: Động cơ có ảnh hưởng đến quyết định mua tả những thay đổi trong hành vi của một người phát
hàng quần áo thời trang nữ. sinh từ kinh nghiệm.
Theo S Ratneshwar, khi khách hàng nhận biết Các nhà lý luận về kiến thức cho rằng kiến thức
nhu cầu của mình, họ có thể hoặc không tiếp tục của một người có được từ sự tương tác của những
làm một điều gì đó để thỏa mãn nhu cầu của mình. thôi thúc, tác nhân kích thích, những tình huống gợi
Điều đó phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nhu ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự thôi
cầu thời gian, nguồn lực tiền bạc hoặc khả năng thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành
tiếp cận với nhà cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, động. Một người tiêu dùng có thể có một thôi thúc là
thông thường, người tiêu dùng sẽ thực hiện bước muốn chủ động về phương tiện đi lại. Sự thôi thúc
tiếp theo là tìm kiếm thông tin. của anh ta đã trở thành động cơ khi nó hướng vào
Có một số kiểu tìm kiếm thông tin của khách một nhân tố kích thích cụ thể có khả năng giải toả
hàng: tìm kiếm thông tin nội bộ, bên ngoài, tìm kiếm sự thôi thúc, trong trường hợp này là chiếc xe máy.
thông tin trước đó và tìm kiếm liên lục. Phản ứng đáp lại của anh ta về ý tưởng mua một
Nhiều người tiêu dùng thực hiện việc tìm kiếm chiếc xe máy bắt nguồn từ những tình huống gợi ý
thông tin liên tục nhằm học hỏi nhiều hơn về một vài xung quanh như sự ủng hộ của người vợ, những
dòng sản phẩm, thu thập thông tin để sử dụng trong chiếc xe máy của đồng nghiệp và bạn bè, những
các dịp mua hàng trong tương lai. Với nhiều người, quảng cáo về xe máy hay những thông báo về giảm
việc tìm kiếm thông tin liên tục là một hoạt động yêu giá... tất thảy đều là những gợi ý có thể ảnh hưởng
thích cho phép họ xây dựng cơ sở thông tin sử dụng đến phản ứng đáp lại của anh ta đối với sự quan
trong tương lai. Nó cũng mang lại cho họ vị trí nhất tâm của anh ta về việc mua một chiếc xe máy. Giả
định định nào đó trong nhóm bạn bè và gia đình nhờ sử anh ta quyết định mua xe máy và chọn mua một
vào sự hiểu biết này và trở thành người dẫn đạo về chiếc của hãng Honda. Nếu kinh nghiệm của anh
ý tưởng, là người có hiểu biết về một lớp sản phẩm ta là bổ ích, thì phản ứng đáp lại của anh ta đối với
cụ thể nào đó. Tìm kiếm thông tin liên tục đặc biệt xe máy sẽ được củng cố. Giả sử sau này anh ta lại
thường xuyên đối với những nhà sưu tầm. muốn mua một động cơ bơm nước, rất có thể anh
Từ những lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết: ta sẽ chọn mua một động cơ trong số những nhãn
H2: Việc tìm kiếm thông tin ảnh hưởng đến hiệu của Honda. Trường hợp này ta nói người tiêu
quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ. dùng đã khái đáp hoá phản ứng đáp lại của mình
Một khi khách hàng đã thu thập đủ thông tin
cho những tác nhân kích thích tương tự. Ngược lại,
từ các nguồn bên trong và bên ngoài để xác định
khi xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật của các động cơ
các lựa chọn khác nhau có thể thoả mãn nhu cầu
bơm nước cùng loại của hãng Kubota, anh ta thấy
của họ, bước tiếp theo là họ sẽ đo lường, đánh giá
chúng đạt hiệu năng cao hơn. Trường hợp này ta
các lựa chọn khác nhau theo một số các tiêu chuẩn
nói người tiêu dùng đã phân biệt hoá phản ứng đáp
quan trọng. Các tiêu chuẩn khách quan và chủ quan
lại của mình, tức là anh ta đã học được cách nhận
đều được sử dụng để đánh giá các lựa chọn này.
biết những điểm khác nhau trong tập hợp những tác
Các tiêu chuẩn khách quan bao gồm các đặc
nhân kích thích tương tự và có thể điều chỉnh phản
điểm của sản phẩm như: giá, các đặc điểm thiết
ứng đáp lại của mình cho phù hợp.
kế, bảo hành, năng lực hoặc các nhân tố khá có
H5: Kinh nghiệm bản thân ảnh hưởng đến quyết
thể được so sánh một cách dễ dàng giữa các sản
định mua hàng quần áo thời trang nữ.
phẩm, các nhãn hiệu và các công ty.
Các tiêu chuẩn chủ quan tập trung vào các 2. Phương pháp nghiên cứu
phương tiện mang tính biểu trưng của sản phẩm, Trong nghiên cứu này, hàng (sản phẩm) “quần
kiểu dáng và các lợi ích cảm nhận được mà người áo thời trang” là các sản phẩm quần áo được sản
tiêu dùng hy vọng là sẽ nhận được từ sản phẩm, xuất trong nước hay ngoài nước, có thể do doanh
như vị thế hoặc sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm. nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp tại nước ngoài
Từ những lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết: đầu tư sản xuất, có nguồn gốc nhãn hiệu rõ ràng,
H3: Giá sản phẩm có ảnh hưởng đến quyết định được phép phân phối và kinh doanh tại Việt Nam.
mua hàng quần áo thời trang nữ. Khái niệm về “phụ nữ” trong nghiên cứu này được
H4: Thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến quyết hiểu là công dân Việt Nam, giới tính nữ, có độ tuổi

158 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

từ 18 - 60, đến mua sắm tại các cửa hàng quần áo được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang
thời trang nữ tại thành phố Nha Trang. Bảng câu đo sau khi đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy
hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đề Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
xuất: Thang đo quyết định mua hàng gồm 31 biến EFA, phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng để
quan sát. Trong đó, (1) thành phần động cơ gồm 6 kiểm định mô hình nghiên cứu.
biến quan sát, (2) thành phần giá gồm 6 biến quan
sát, (3) thành phần tìm kiếm thông tin gồm 7 biến III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
quan sát, (4) thành phần thiết kế sản phẩm gồm 6 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ
biến quan sát, (5) thành phần kinh nghiệm bản thân số Cronbach’s alpha
gồm 6 biến quan sát. Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông
Thang đo quyết định mua hàng của khách hàng qua hệ số Cronbach alpha để loại các biến rác. Các
là thang đo Likert 7 điểm. Có 400 bản câu hỏi được biến có hệ số tương quan biến - biến tổng nhỏ hơn
tác giả phát ra và thu về được 367. Sau khi loại đi 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có
những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng
chọn lại 352 bản trả lời để tiến hành nhập liệu. Sau được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu
khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả đã có bộ dữ là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh
liệu khảo sát hoàn chỉnh với 340 mẫu nghiên cứu (Nunnally & Burnstein, 1994). Kết quả
Quy trình nghiên cứu thực hiện qua 2 bước đánh giá độ tin cậy cho thấy, thang đo “động cơ” có
chính: hệ số Cronbach alpha 0.757; “giá”: 0.636; “tìm kiếm
Nghiên cứu định tính: Đây là bước nghiên cứu thông tin” 0.725; “thiết kế sản phẩm”: 0.612; “kinh
sơ bộ được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm nghiệm bản thân”: 0.746; “quyết định mua hàng”:
và phỏng vấn thử. Mục đích của phương pháp này 0.788. Như vậy tất cả các thang đo đều có độ tin
nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo cho các yếu cậy cần thiết và được sử dụng cho phân tích nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. tố khám phá ở bước tiếp theo.
Nghiên cứu định lượng: Đây là bước nghiên
cứu chính thức thông qua bảng câu hỏi để thu thập 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
thông tin từ khách hàng đến đến mua sắm quần áo Kết quả của phân tích nhân tố khám phá trình
thời trang nữ, thành phố Nha Trang. Số liệu thu thập bày trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Nhân tố
STT Biến quan sát
1 2 3 4 5

1 Tôi thường mua quần áo thời trang giống nhóm


.735
người mà tôi thích
2 Quảng cáo và truyền thông có tác động rất lớn đến
.621
quyết định mua sắm quần áo của tôi
3 Trước khi mua quần áo mới, tôi thường tham khảo
.543
thông tin trên mạng
4 Các quần áo tôi mặc hầu hết giống mẫu trên các
.724
tạp chí thời trang
5 Khi mua quần áo tôi thường hay tham khảo ý kiến
.585
bạn bè
6 Tôi thường hay mua hàng khuyến mãi để được
.622
giảm giá
7 Ý kiến của gia đình rất quan trọng khi tôi chọn mua
.753
quần áo cho mình
8 Tôi muốn mình ăn mặc thời trang nên tôi mua quần
.504
áo mới
9 Tôi muốn mình trẻ trung nên tôi mua quần áo mới .686
10 Tôi muốn mình dễ nhìn nên tôi mua quần áo mới .718

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 159


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

11 Tôi muốn mình tạo hình ảnh đẹp trước mắt mọi
.733
người
12 Tôi cho rằng lối sống thể hiện qua cách ăn mặc .501
13 Tôi hay xem báo thời trang vì tôi nghĩ xem báo thời
trang có thể giúp tôi bắt kịp xu hướng thời trang .616
trong nước và thế giới
14 Nhân viên bán hàng hiểu rõ về sản phẩm sẽ giúp
.550
tôi dễ dàng trong việc lựa chọn khi mua quần áo
15 Đối với tôi, thiết kế quần áo rất quan trọng .502
16 Kinh nghiệm bản thân giúp tôi rất nhiều trong quyết
.517
định mua quần áo
17 Khi quyết định mua quần áo mới tôi hay mua lại
.759
nhãn hiệu cũ mà tôi đã quen dùng
18 Tôi mua quần áo ở các cửa hiệu chính của doanh
nghiệp hay cửa hàng thời trang uy tín vì mua ở đó .724
tôi cảm thấy yên tâm
19 Khi mua quần áo tôi thường hay mua ở các cửa
.723
hàng tôi đã mua trước đây
20 Khi mua quần áo tôi rất quan tâm đến giá của sản
.747
phẩm
21 Giá cả sản phẩm có ảnh hưởng đến quyết định
.781
mua quần áo mới của tôi
22 Tôi không mua các quần áo hàng hiệu (Nike, Verce,
Chanel, Louis Vuitton…) vì giá của các hàng đó rất .617
cao
Eigenvalue 5.607 2.002 1.753 1.471 1.074
Phương sai trích 25.485 9.101 7.969 6.687 4.882

Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Nhân tố
STT Biến quan sát
1

1 Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới để tạo hình ảnh đẹp trước mắt mọi người .740
2 Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới để tạo phong cách thời trang riêng cho mình .705
3 Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới khi biết có chương trình khuyến mãi hấp dẫn .661
4 Tôi sẽ mua quần áo mới nếu tôi tìm được mẫu áo quần trên các kênh tham khảo thông tin
.742
mà phù hợp với phong cách của tôi
5 Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới khi có các thiết kế phù hợp với dáng người của tôi .684
6 Tôi sẽ mua quần áo các cửa hiện chính của doanh nghiệp hay cửa hàng thời trang uy tín .649
Eigenvalue 2.921
Phương sai trích 48.678

Từ bảng 1, ta thấy có tổng cộng 5 nhân tố được 3. Kết quả phân tích hồi quy
rút ra và không thay đổi so với mô hình đề xuất Kết quả sau khi kiểm định mô hình bằng hồi qui
ban đầu. đa biến:
Ở bảng 2 có 1 nhân tố được rút ra và không Mô hình nghiên cứu có hệ số R2 hiệu chỉnh =
thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu. 0.588 nghĩa là mô hình có mức độ giải thích khá tốt,
Như vậy, mô hình đề xuất ban đầu vẫn giữ 5 nhân tố trong mô hình giải thích 58.8% thay đổi
nguyên sau phân tích nhân tố EFA. trong biến quyết định mua hàng của khách hàng; Đại

160 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

lượng thống kê F có giá trị 97.916 với Sig.=.000a, Với kết quả đóng góp của nghiên cứu này sẽ
các đại lượng thống kê t đều có giá trị p-value <0.05. góp một phần tạo cơ sở cho việc hoạch định các
Các kiểm định khác về mức độ phù hợp của mô chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu,
hình, như liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập đặc biệt là định vị thương hiệu trên thị trường có
với biến phụ thuộc, phương sai phần dư không đổi, hiệu quả hơn để làm tăng khả năng cạnh tranh của
đa cộng tuyến, tự tương quan và phân phối chuẩn các doanh nghiệp, xây dựng các chiến lược tiếp thị
của phần dư,... đều đạt yêu cầu. dài hạn, ngắn hạn, các chương trình thu hút khách
Phương trình hồi qui như sau: hàng và thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng.
Quyết định mua hàng = 0,327“động cơ” + 0,477 Kết quả nghiên cứu đã giúp cho các công ty
“tìm kiếm thông tin” + 0,105“giá” + 0,405“thiết kế sản quảng cáo và nghiên cứu thị trường có được một
phẩm” + 0,292“kinh nghiệm bản thân”. khảo sát sơ bộ về ngành hàng quần áo thời trang
Kết quả phân tích hồi qui đa biến đã xác định mà hiện nay tại thị trường Việt Nam rất ít doanh
Mô hình có 5 thành phần ảnh hưởng đến quyết định nghiệp dành ngân sách cho họat động nghiên cứu
mua hàng, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp:1) Tìm thị trường. Với kết quả này các doanh nghiệp trong
kiếm thông tin, 2) Thiết kế sản phẩm, 3) Động cơ, 4) ngành này có thể thực hiện các dự án nghiên cứu
Kinh nghiệm bản thân, 5) Giá. thị trường tiếp theo để bổ sung và hoàn chỉnh dự
án nghiên cứu, đồng thời có thể dựa vào kết quả
IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
nghiên cứu để xây dựng các chương trình thu hút
1. Kết luận khách hàng, quảng cáo, khuyến mại đúng hướng
Như vậy, kết quả chính đạt được của nghiên và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các
cứu này là hoàn thiện thang đo, kiểm định mô hình doanh nghiệp khách hàng trong ngành hàng quần
đề xuất và đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng áo tại Tp. Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao đối với Cuối cùng, nghiên cứu này giúp cho bản thân
quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ - Khu tác giả hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận về tiếp
vực thành phố Nha Trang. thị. Hiểu rõ ràng hơn về vai trò các nhóm yếu tố: yếu
Kết quả nghiên cứu của tác giả ở đề tài này sẽ tố thiết kế sản phẩm, yếu tố tìm kiếm thông tin, yếu
góp phần giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh tố kinh nghiệm bản thân, yếu tố giá và yếu tố động
doanh quần áo thời trang hiểu biết hơn nữa về các cơ mua hàng của khách hàng trong quyết định mua
yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng của khách hàng đối với ngành hàng thời trang
hàng nữ đối với sản phẩm quần áo thời trang như dành cho phụ nữ.
yếu tố thiết kế sản phẩm, yếu tố tìm kiếm thông tin,
yếu tố kinh nghiệm bản thân, yếu tố giá và yếu tố 2. Kiến nghị
động cơ mua hàng của khách hàng. Từ đó giúp các Từ những kết quả chỉ ra của nghiên cứu, sau
doanh nghiệp Việt Nam có các chương trình quảng khi nhận diện được các thành phần chính và thứ tự
cáo, khuyến mãi đúng hướng và có hiệu quả làm tác động của chúng đến quyết định mua hàng của
gia tăng thương hiệu của các doanh nghiệp đối với khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh quần áo
khách hàng. thời trang của phụ nữ tại thành phố Nha Trang nên
Qua việc khảo sát này cho thấy rằng các doanh tập trung nguồn lực tiến hành cải thiện những vấn
nghiệp kinh doanh quần áo thời trang cần thiết phải đề liên quan theo thứ tự ưu tiên cho các nhân tố
hiểu rõ được khách hàng mục tiêu của mình, lối sống có trọng số cao như: “Tìm kiếm thông tin” (0,477),
phong cách của khách hàng mục tiêu, xây dựng đội “Thiết kế sản phẩm” (0,405), “Động cơ” (0,327); mục
ngũ nhân viên bán hàng am hiểu về sản phẩm, luôn tiêu cải tiến được đặt ra như sau:
luôn nghiên cứu các chương trình khuyến mãi thích ● Xây dựng các chương trình Marketing.

hợp, đặc biệt lưu tâm các chương trình của các đối ● Chiến lược phát triển sản phẩm mới.

thủ cạnh tranh vì đại đa số khách hàng đồng ý rằng ● Xây dựng và đào tạo kỹ năng bán hàng cho

họ sẵn sàng từ bỏ thương hiệu đang sử dụng sang nhân viên


sử dụng một thương hiệu quần áo khác khi biết có ● Thực hiện chương trình khách hàng trung

chương trình khuyến mãi hấp dẫn và thu hút hơn. thành.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 161


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

●Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối. thang đo lường này cần thiết phải được xem xét
Cuối cùng, cũng nên lưu ý đến một số hạn thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì
chế và hướng khắc phục cho các nghiên cứu mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo.
trong tương lai. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên Nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các
mẫu nhỏ thu thập tại thành phố Nha Trang (340 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần
mẫu) do đó sẽ có nhiều hạn chế trong việc khái áo thời trang của phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi, trong
quát kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu tương nghiên cứu này chỉ gồm 5 yếu tố tác động đến
lai nên lặp lại ở các vùng khác, với cỡ mẫu và quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ, trong
tính đại diện tốt hơn. Các thang đo lường các tương lai có thể bổ sung thêm các yếu tố mở rộng
khái niệm nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào các lý khác vào mô hình như: kiến thức, sự tự thức, thái
thuyết đã có để xây dựng. Tuy nhiên, với trình độ,... Vấn đề này cho ra một hướng nghiên cứu
độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Cành, (2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
2. Dương Hữu Hạnh, (2006). Quản trị marketing trong thị trường toàn cầu, NXB Lao Động- Xã Hội.
3. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2007). Nghiên cứu thị trường, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
4. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2007). Nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1-2), NXB Hồng Đức.
Tiếng Anh
6. Paul Peter, C. Olson and G.Grunert (1999). Consumer behaviour and marketing strategy, European Edition.
7. Philip Kotler and Gary Armstrong, (2005). Principles of Marketing- Chapter 5, Eight Edition.
8. Sajid M.Tamboli, (2008), Fashion clothe Buying behavior of Danish Female Student, Aarhus School of Business university
of Aarhus.
9. Srungaram Narsimha Vamshi Krishna (2007). Assessing Youth’s Buying Behaviour towards Sports Shoes (A Case Study
of Nike). Master of Science in International Marketing.

162 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH


TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

SUGGESTIONS FOR DEVELOPING THE COMMUNICATION POLICY


OF KHANH HOA’s TOURISM

Nguyễn Đức Tân1, Nguyễn Thị Như Liêm2


Ngày nhận bài: 10/12/2012; Ngày phản biện thông qua: 11/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho ngành du lịch Khánh Hòa. Tác giả đã
tổng hợp các tài liệu từ sách, báo, tập chí về du lịch, các website du lịch, website thông tin tỉnh Khánh Hòa; các báo cáo,
nghị quyết và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa, cùng với cách tiếp cận nghiên cứu định tính (như phỏng
vấn du khách, hướng dẫn viên du lịch, tham khảo ý kiến chuyên gia,…). Trên cơ sở đó đó, nghiên cứu đã xác định được
thị trường mục tiêu; xác định mục tiêu truyền thông; thiết kế và lựa chọn truyền thông; thiết kế ngân sách cho chính sách
truyền thông; đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông tích hợp và cuối cùng là tổ chức, quản lý thực hiện chương
trình truyền thông tích hợp cho ngành du lịch Khánh Hòa.
Từ khóa: truyền thông cổ động, du lịch Khánh Hòa
ABSTRACT
The purpose of this research is to develop communication policies for Khanh Hoa’s tourism.The author has compiled
materials from books, newspapers and magazines on tourism, the tourism website, website information provinces
Khanh Hoa; reports, resolutions and planning for tourism development in Khanh Hoa province, along with qualitative
research approaches (such as interviewing tourists, travel guides, consultation with experts,etc.). On this basis, the study has
identified the target market; define communication objectives; design and media selection; budget designed for media
policy; assessed the effectiveness of the program integration and finally the organization, management and implementation
of integrated communication programs for Khanh Hoa tourism sector.
Key word: media promotion, Khanh Hoa Tourism

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nhiều vấn đề mang tính chất xã hội.


Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài Với những đặc trưng đặc sắc của mình, Khánh
người, là ngành công nghiệp không khói, là một Hòa đã có sức hấp dẫn về du lịch từ rất sớm và
trong số những ngành kinh tế phát triển mạnh nhất được biết đến như là một trung tâm du lịch nổi tiếng
trên thế giới và ngày càng đa dạng, phong phú. với những lợi thế so sánh mà các địa phương khác
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể phải ao ước. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các
thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội, một ngành loại hình du lịch của Khánh Hòa chưa ngang tầm với
kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia. Du lịch không tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch
những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn còn rất khiêm tốn, chưa quảng bá được hình ảnh
cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách một cách rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt
mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và là khách quốc tế (như các nước Ý, Thụy Sĩ, Thụy
phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết Điển, Canada, Nga và các nước Đông Âu).

1
Nguyễn Đức Tân: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm: Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 163


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Mặc dù đã có những định hướng, nhưng đến năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch Việt
nay nhìn chung cơ sở vật chất du lịch Khánh Hòa Nam thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi
vẫn chưa tích cực phát huy hết lợi thế của mình hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khá chặt
và cũng chưa khai thác đúng mức tiềm năng mà chẽ với Việt Nam hoặc các thị trường khách có
thiên nhiên ban tặng. Sản phẩm du lịch hầu hết khá điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại
đơn điệu, trùng lắp; chất lượng các dịch vụ còn yếu, phương tiện giao thông...
các điểm và tuyến du lịch đa số chỉ mới được đầu Trên cơ sở phân tích hiện trạng dòng khách
tư mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch quốc tế đến Khánh Hòa (Nguyễn Đức Tân,
du lịch sẵn có (như khu du lịch Vinperlland, Tắm 2012), sự hấp dẫn của tài nguyên và xu hướng phát
bùn suối khoán nóng Ponaga, Tour du lịch các đảo, triển thị trường du lịch thế giới, trong những năm
Chùa Long Sơn, Tháp Bà Ponaga...). Chính vì vậy, tới thị trường khách trọng điểm của Khánh Hòa bao
việc xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho gồm: Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản... là
ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa nhằm quảng bá hình những thị trường trọng điểm truyền thống của du
ảnh du lịch Khánh Hòa ra thị trường du lịch trong lịch Khánh Hòa; Thị trường các nước ASEAN, đặc
nước và thế giới để thu hút du khách, đặc biệt là biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường bộ
khách quốc tế là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Canavan; Thị trường Nga (và các nước SNG), Hàn
Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU theo xu thế hiện nay; Thị trường Trung Quốc cũng
Đối tượng nghiên cứu là những mối quan hệ là thị trường trọng điểm cần hướng tới trong khuôn
phát sinh trong quá trình cung cấp và tiếp nhận khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực.
thông điệp truyền thông có chủ ý giữa các cơ quan Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc
quản lý du lịch Khánh Hòa và du khách cùng một số tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh đã được
quan hệ phát sinh trong quá trình phát triển du lịch nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một
Khánh Hòa có liên quan. số nước hoặc thông qua các tuyến bay trực tiếp với
Phương nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những
chính sách truyền thông trong marketing du lịch và trung tâm du lịch lớn của quốc gia, cảng Nha Trang
marketing du lịch địa phương. Sử dụng phương thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được nâng
pháp phân tích, tổng hợp quá trình và chính sách cấp v.v...
phát triển các hoạt động truyền thông của ngành du Thị trường khách du lịch nội địa: Thị trường
lịch Khánh Hòa. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo và khách trong nước là thị trường trọng điểm do xu
sử dụng kết quả của các tài liệu từ sách, báo, tập hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát
chí về du lịch, các website du lịch, website thông triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn,
tin tỉnh Khánh Hòa, các báo cáo, nghị quyết và quy nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du
hoạch phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa. lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó
với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hòa có nhiều
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Đối với du
1. Xác định thị trường mục tiêu cho ngành du lịch Khánh Hòa thị trường truyền thống là từ thành
lịch tỉnh Khánh Hòa phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ,
Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các
triển thị trường du lịch thế giới và trong nước, thị tỉnh Tây Nguyên qua hệ thống đường không, đường
trường khách du lịch của tỉnh Khánh Hòa trong giai bộ thuận tiện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển
đoạn đến năm 2015 và những năm 2020 được xác thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra,
định gồm hai nhóm chính: thị trường trọng điểm và du lịch Khánh Hòa cũng xác định thị trường Hà Nội
thị trường tiềm năng. và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị
1.1. Thị trường trọng điểm trường trọng điểm (Nguyễn Đức Tân, 2012)
Thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hòa 1.2. Thị trường tiềm năng
đến năm 2020 được xác định bao gồm một số thị Thị trường tiềm năng là những thị trường khách
trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước. quốc tế lớn nhưng số lượng khách đến Khánh Hòa
Thị trường khách quốc tế: Là một bộ phận nói chung và Nha Trang nói riêng trong giai đoạn
của du lịch Việt Nam nên thị trường khách quốc trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa
tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa gồm những thị cao do khả năng tiếp cận giao thông khó khăn, số
trường có lượng khách lớn đến Việt Nam, có khả lượng đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chưa

164 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt cho một chiến đi du lịch. Riêng du khách đến tư các
Nam với những nước này chưa phát triển v.v... Các nước Đông Nam Á thì thời gian đi du lịch từ tháng
thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, khối 04 - 08, thời gian kéo dài cho chuyến đi du lịch kéo
Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam dài khoảng 01 tuần.
Âu, Niu Zi Lân, Canada... Kênh thông tin tìm kiếm: Internet, các hãng lữ
Đối với thị trường này cần quan tâm những hành của Việt Nam và quốc tế, tạp chí du lịch và
khách đến từ Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Canada sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng anh, thông qua
Nhật và các nước Đông Âu, đặc biệt là Nga là những các kênh truyền hình Việt Nam bằng tiếng nước
nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách ngoài; một số ít qua bạn bè và người thân đã một
đi du lịch nước ngoài ở các nước này hàng năm hay nhiều lần đến Khánh Hòa.
khá đông. Đối với du khách trong nước: Thích tắm biển;
tham quan các tuor trên đảo như Đảo Yến, Hòn
2. Xác định mục tiêu truyền thông du lịch cho
Mun, Hòn Tằm, Hòn Tre...; lặn biển đểm chiêm
Khánh Hòa
ngưỡng các dãy san hô; tắm bùn đặc biệt là du
Qua thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng
khách tại các tỉnh Miền Bắc và TPHCM. Thời gian
vấn (Nguyễn Đức Tân, 2012) cùng với cách tiếp
đi du lịch thường là từ 3 - 7 ngày và thường vào dịp
cận nghiên cứu định tính (như phỏng vấn du khách,
những ngày lễ và nghỉ hè của học sinh.
hướng dẫn viên du lịch, tham khảo ý kiến chuyên
Du khách trong nước đi du lịch tại Nha Trang
gia,...) và nguồn thông tin của các chuyên gia, các
Khánh Hòa thường tìm kiếm các thông tin qua mạng
ngành chức năng có thể đánh giá về thái độ và nhu
Internet, báo chí du lịch, các công ty lữ hành và
cầu của khách du lịch như sau:
thông tin qua bạn bè, người thân đến từng đến Nha
Đối với du khách là người nước ngoài: Phần
Trang, Khánh Hòa.
lớn du khách nước ngoài đến với Nha Trang Khánh
Từ những đặc điểm và tâm lý của từng đối
Hòa qua các hình ảnh và thông tin từ các cuộc thi
tượng khách hàng hiện tại, khách hàng mục tiêu về
hoa hậu như hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu trái đất...
quá trình tiếp cận và đi du lịch tại Khánh Hòa, chúng
Ngoài ra, họ còn biết đến Nha Trang Khánh Hòa
ta có thể nhận xét về chiến lược truyền thông trực
qua Festival biển, Giờ trái đất, các hội thảo, hội
tiếp đến du khách là không dễ dàng và rất hạn chế
nghị, hội chợ quảng bá về du lịch Việt Nam tại nước
vì đại đa số hiện nay du khách tiếp cận thông tin qua
ngoài như Hàn Quốc, Nhật, Nga... Loại hình du lịch
internet hoặc tìm kiếm thông tin trước một thời gian
ưa thích: Du lịch biển đảo, lặn biển, sinh thái, mạo
dài, ngay tại đất nước của họ về những vùng du lịch
hiểm, làng quê, các di tích lịch sử, danh lam thắng
trên thế giới trước khi đi du lịch. Tuy nhiên, chúng
cảnh như Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, lầu
ta có thể tiếp cận qua kênh thông tin gián tiếp như
Bảo Đại, Hòn Chồng, Hòn Yến, Hòn Mun, Hòn Tằm,
quảng cáo trên các kênh truyền hình trong và ngoài
Thủy cung Trí Nguyên...
nước, các tạp chí du lịch tiếng việt và tiếng anh, liên
Ngoài ra, Khánh Hòa còn có 01 sản phẩm độc
kết với các website nước để quảng bá hình ảnh du
đáo đó là tắm bùn khoáng nóng tại khu du lịch suối
lịch Khánh Hòa trên toàn thề giới.
khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang. Du khách đến
đây không thể bỏ qua sản phẩm du lịch này, nó 3. Thiết kế và lựa chọn truyền thông cho du lịch
mang lại cho du khách một tinh thần sản khoái và Khánh Hòa
thư giản, đặc biệt khi ngâm tắm bùn khoáng, nước 3.1. Thiết kế truyền thông cho du lịch Khánh Hòa
khoáng nóng không chỉ giảm stress mà còn chữa Cùng với công tác lựa chọn thị trường mục
các bệnh về xương khớp, gút, các bệnh về da,... Do tiêu, chiến lược sản phẩm, thị trường và thông điệp
có tính hấp phụ, độ bám dính cao cùng tác dụng của truyền thông thì việc thiết kế phương tiện truyền
các loại khoáng chất có trong bùn nên bùn khoáng thông cho du lịch Khánh Hòa là vô cùng quan trọng,
còn được xem như là một loại kem dưỡng da thiên điều này liên quan đến việc lập kế hoạch chương
nhiên giúp thanh tẩy tế bào chết, cung cấp độ ẩm trình về những cách thức xem và nghe các chương
đem lại sự tươi trẻ mềm mượt cho làn da, giúp cơ trình quảng cáo, chọn lọc những loại phương tiện
thể thoải mái, nhẹ nhàng đầy hưng phấn. truyền thông cho du lịch Khánh Hòa nhằm đưa tin
Thời gian khách du lịch nước ngoài đến Khánh đến với du khách một cách hiệu quả nhất.
Hòa vào khoảng tháng 11 - 03 năm sau, đây là thời Thiết lập hoạt động truyền thông để đạt được
gian nghỉ đông của các nước Châu Âu. Tour du lịch đáp ứng mong muốn đòi hỏi phải giải quyết ba vấn
của du khách có thể kéo dài từ 01 tuần đến 02 tuần đề chính: nội dung truyền thông là gì, cách thể hiện

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 165


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

nội dung đó như thế nào và ai sẽ truyền đạt nội dung tin mới nhất về du lịch Khánh Hòa.
đó. Do đó, các kênh thông tin được xem xét và thiết d. Quảng cáo trên các tạp chí: Saigon times, tạp
kế truyền thông du lịch Khánh Hòa như sau: chí Heritage của Việt Nam, các quảng cáo này chủ
a. Truyền thông du lịch qua internet: Đây là kênh yếu nhắm đến đối tượng khách du lịch Châu Âu,
thông tin phát triển mạnh thời đại ngày nay, việc đầu Bắc Mỹ đã đến Việt Nam. Tập trung quảng cáo vào
tư xây dựng và đưa thông tin du lịch Khánh Hòa mùa du lịch nhằm tăng hiểu biết của khách du lịch
lênh mạng internet giúp truyền tải thông tin đầy đủ, về du lịch Khánh Hòa.
phong phú sinh động nhất và chi phí thấp. Hơn nữa e. Truyền thông du lịch qua bưu ảnh: Thiết kế
đây là phương tiện truyền thông mang tính tương các tập Bưu ảnh để chuyển tải đến khách du lịch,
tác cao, do đó ngành du lịch Khánh Hòa cần phải các hình ảnh được chụp bởi các chuyên gia và phải
phát triển thêm nữa các thông tin về danh lam thắng mang tính nghệ thuật cao, xử lý kỹ thuật tốt để tạo
cảnh, điểm du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch được những ấn tượng của du khách về cảnh đẹp
vụ vui chơi giải trí... các thông tin này phải được của biển đảo; về lối sống của người dân Khánh Hòa
chọn lọc kỹ càng, rõ ràng, cập nhật thường xuyên văn minh và thân thiện; một thành phố biển xanh,
những thông tin của những sản phảm đã có và đưa sạch, đẹp. Các ảnh gồm biển đảo, Tháp bà Ponaga,
lên những sản phầm du lịch mới nhằm lôi cuốn cáp treo bắc qua biển dài nhất thế giới, tượng Phật
du khách. ngồi Chùa Long Sơn, bãi biển Trần Phú, khu du lịch
b. Truyền thông du lịch qua CD về du lịch Khánh tắm bùn...
Hòa: Nhằm hướng đến thị trường mục tiêu của du 3.2. Lựa chọn kênh truyền thông
lịch Khánh Hòa, do vậy việc thiết kế đĩa CD cần Lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả để chuyển
được chọn lọc về nội dung, hình ảnh, danh lam tải những thông điệp và hình ảnh du lịch Khánh Hòa
thắng cảnh và con người Khánh Hòa nhằm mục đến với khách hàng mục tiêu. Hiện nay có hai kênh
đích truyền thông tin du lịch Khánh Hòa cho từng chủ yếu đó là kênh cá nhân hoặc kênh phi cá nhân.
đối tượng mục tiêu hoặc có thể gửi đến các hãng a. Kênh truyền thông cá nhân: là kênh mà con
lữ hành để tổ chức này giới thiệu cho du khách, người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc và trao đổi
hoặc đặc tại các điểm giao thông như Sân bay, tàu với du khách, để thực hiện kênh truyền thông này,
hỏa... để tặng cho du khách khi đến tham quan du ngành du lịch cần có những cá nhân được đào tạo
lịch Khánh Hòa. Đây là phương thức nhắc nhở họ chuyên về du lịch, thông thạo ngoại ngữ, ngoại hình
đến với Khánh Hòa, đồng thời gửi thông điệp du lịch đẹp... thực hiện hướng dẫn viên du lịch hoặc những
Khánh Hòa gián tiếp đến với khách hàng tiềm năng người trực tiếp hoặc thông qua internet, email, điện
và tương lai. thoại truyền đạt những thắc mắc của du khách về
c. Truyền thông du lịch qua ấn phẩm, brochure: giá vé, những điểm du lịch, cụm, tuor du lịch của
Là những tờ giấy được in những thông tin, hình ảnh, Khánh Hòa. Đồng thời thu thập những thông tin cần
ẩm thực, khu lưu trú và cuộc sống con người Khánh thiết đánh giá về du lịch Khánh Hòa của du khách.
Hòa mang ý nghĩa du lịch, phương tiện này cung b. Các kênh truyền thông phi cá nhân: là kênh
truyền thông nhắm đến nhiều người, bao gồm
cấp cho du khách những thông tin bổ ích về du lịch
phương tiện truyền thông đại chúng, thông qua các
Khánh Hòa, đây được xem là phương tiện dễ cầm
kênh truyền thông này ngành du lịch Khánh Hòa có
và mang theo trong người mọi lúc mọi nơi do đó tập
thể tạo ra hoặc tài trợ các sự kiện quảng bá hình ảnh
gấp nên thiết kế đơn giản, chất liệu tốt, không thấm
du lịch Khánh Hòa, chọn lọc và thực hiện những sự
nước, thông tin đưa lên tập gấp phải chọn lọc và
kiện thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài
màu sắc bắt mắt và được dịch ra hai hoặc ba ngôn
nước đến với Khánh Hòa. Mặc dù truyền thông cá
ngữ khác nhau phù hợp với thị trường mục tiêu đã
nhân thường hiệu quả hơn truyền thông đại chúng,
xây dựng, đặc biệt là thị trường Nga... nhằm nâng
nhưng truyền thông đại chúng có thể là phương tiện
cao hiệu quả cung cấp thông tin của tập gấp đến với
chính để thúc đẩy truyền thông cá nhân.
du khách. Tập gấp có thể gửi trực tiếp đến du khách
tại các nơi công cộng mà du khách đến đó như: sân 4. Thiết kế ngân sách cho chính sách truyền
bay, nhà ga, bến xe, trung tâm mua sắm... hoặc phối thông du lịch Khánh Hòa
hợp hợp tác với các tổ chức du lịch trong và ngoài Một trong những quyết định marketing khó khăn
nước nhằm chuyển đến cho du khách những thông nhất là xác định nên chi tiêu bao nhiêu cho truyền

166 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thông quáng bá du lịch và chiếm bao nhiêu phần về du lịch Khánh Hòa không, bao nhiêu lần, những
trăm trong tổng thu ngân sách ngành du lịch hàng điểm nào khiến họ nhớ, họ cảm nhận như thế nào
năm của tỉnh. Hiện nay có nhiều phương pháp thiết về thông điệp, thái độ của họ trước đây và hiện
kế ngân sách. Tuy nhiên, theo Quy hoạch tổng thể nay của họ đối với du lịch Khánh Hòa như thế nào.
phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020 vốn đầu tư Đồng đo lường hành vi từ phản ứng của khách du
trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực lịch, chẳng hạn có bao nhiêu tuor du lịch đến Khánh
du lịch Khánh Hòaoà đến năm 2020 khoảng 230 tỷ Hòa, số lượng du khách đến tham quan du lịch và
đồng, chiếm gần 1% nhu cầu. Nguồn kinh phí này kể với khác về du lịch Khánh Hòa sau khi chiến lược
được sử dụng cho các công tác như: Hỗ trợ nâng truyền thông du lịch này thực hiện.
cấp Website; tập gấp; Brochure; thiết kế bưu ảnh; Tiến hành điều tra về mức độ hiểu biết về du
quảng cáo trên các tạp chí; đãi CD, chi phí tổ chức lịch Khánh Hòa theo điểm, vùng du lịch... trên cơ sở
hội nghị, hội thảo và hội chợ trong và ngoài nước; thống kê phần trăm số lượng du khách ở thị trường
chi phí sự kiện lễ hội hàng năm... mục tiêu và số du khách đã đến Khánh Hòa một vài
lần hoặc yêu thích du lịch Khánh Hòa thông qua các
5. Đánh giá hiệu quả của chương trình truyền
kênh truyền thông khác, từ đó đánh giá được hiệu
thông tích hợp
quả của chiến lược truyền thông.
Truyền thông tích hợp là một khái niệm công
nhận giá trị gia tăng nhờ vào một chương trình kết 6. Tổ chức và quản lý thực hiện chương trình
hợp các công cụ chiêu thị khác nhau như quảng truyền thông tích hợp
cáo, marketing trực tiếp, khuyến mại bán hàng và 6.1. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quan hệ cộng đồng với mục đích cung cấp thông tin Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
rõ ràng, nhất quán và đạt hiệu quả cao nhất (Stone, với việc tiếp tục kiện toàn bộ máy của Sở Văn hóa,
B. (1994), Succesful Direct Marketing Method, 5th Thể thao và Du lịch (Phòng Quản lý nghiệp vụ du
ed., Lincolnwood, Ill: NTC Business Books, trang 7). lịch) để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối
5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế du lịch với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong du lịch có thể vấn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt các dự án
sử dụng nhiều chỉ tiêu, như tổng số khách, tổng số đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục
ngày lưu trú, tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng
nhuận. Các chỉ tiêu này thông qua các yếu tố như: cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du
quy mô phát triển số lượng khách du lịch mục tiêu lịch từ tỉnh đến huyện: hoàn chỉnh hệ thống các cơ
đến Khánh Hòa trong phạm vi không gian và thời quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân, Hội đồng
gian nhất định; vị trí, hình ảnh của du lịch Khánh Nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển
Hòa so với các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. du lịch.
Thống kê các chỉ tiêu về tổng doanh thu, tổng Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực
lợi nhuận... trên cơ sở tổng lượt khách du lịch đến phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch
Khánh Hòa, tổng số ngày lưu trú ở thị trường khách trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế;
mục tiêu trong thời gian thực hiện chương trình Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và
truyền thông tích hợp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu
hàng năm so với giai đoạn trước hoặc so sánh hiệu mối giao thông quan trọng. Tăng cường ứng dụng
quả sử dụng vốn đầu tư trong du lịch so với hiệu công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan
quả đầu tư vốn với các ngành khác trong hệ thống thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối
các ngành kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị
5.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình truyền trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc
thông tích hợp tiến quảng bá du lịch.
Để biết kết quả và thu thập từ các khoản đầu Thực hiện các chương trình thông tin tuyên
tư cho chiến lược truyền thông, cơ quan quản lý du truyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ
lịch Khánh Hòa cần đo lường được tác động của hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các
chiến lược truyền thông đến khách du lịch mục tiêu chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị
và liệu có nhận ra hay nhớ đến thông điệp, hình ảnh trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ,

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 167


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch cả
quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, nước. Trước tình hình đó du lịch tỉnh Khánh Hòa
kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế. cần phải có những bổ sung, điều chỉnh để phát triển
Chủ động tham các lễ hội, hội thảo, hội chợ phù hợp với tình hình chung, với định hướng phát
về du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, công
ảnh du lịch Khánh Hòa nhằm nắm bắt tình hình thị tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Khánh
trường, tâm lý khách hàng mục tiêu... Từ đó có định Hòa là hết sức quan trọng nhằm thu hút khách du
hướng vào những mục tiêu cụ thể hoặc kêu gọi sự lịch trong và ngoài nước đến với Khánh Hòa.
đầu tư, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, của
2. Kiến nghị
Chính Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng
2.1. Đối với địa phương
cục du lịch để xây dựng và thiết kế các điểm du lịch
Tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công
trên địa bàn tỉnh mang tầm cỡ quốc gia và khu vực. tác xúc tiến quảng bá du lịch tham dự các khóa tập
6.2. Đối với các tổ chức kinh doanh du lịch trên địa huấn, học tập kinh nghiệm tại một số nước như Thái
bàn tỉnh Khánh Hòa Lan, Singapore, Pháp, Nhật, Nga nhằm giúp họ
Phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch thiết nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tìm hiểu
kế, xây dựng và triển khai các chương trình truyền nhu cầu và sở thích của họ để từ đó rút kinh nghiệm
thông du lịch trong thời gian tới, có kế hoạch thực và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến để cung cấp
hiện các chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và các sản phẩm du lịch phục vụ cho những thị trường
Du lịch tổ chức như chuẩn bị chu đáo chỗ ăn, ở và trọng điểm.
đội ngũ nhân viên cần thiết để phục vụ du khách; Tổ Hỗ trợ quảng bá xúc tiến tạo điều kiện cho các
chức các chương trình truyền thông du lịch trong hãng hàng không quốc tế tiếp tục mở đường bay
phạm vi, quy mô và ngân sách phù hợp với đơn vị thẳng đến cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, xây
mình. Ví dụ: quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp dựng Cảng du lịch Nha Trang đạt tiêu chuẩn quốc
mình vào các lễ hội, festival biển... trên các hình tế để thu hút khách trực tiếp đến Khánh Hòa bằng
thức thông tin, trên các tuyến đường trong thành đường hàng không và đường thủy.
phố Nha Trang... Tăng cường các hoạt động bảo vệ an ninh
Trưng bày các sản phẩm quà lưu niệm tại nơi chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiểm tra giám sát
kinh doanh, điểm du lịch... và khẩu hiệu gắn liền vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra thực hiện
với du lịch Khánh Hòa. Đồng thời in các tờ rơi, chính sách pháp luật trong hoạt động du lịch để
brochure, tạp chí... hoặc thiết kế tại phòng ăn, phòng góp phần bảo vệ an toàn cho khách du lịch, ngăn
chờ khi khách đến lưu trú; Trong điều kiện cho phép chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chèn
có thể ký kết các hợp đồng với các công ty du lịch ép du khách. Tạo hình ảnh du lịch Khánh Hòa là
trong và ngoài nước để quảng bá, xúc tiến về du lịch điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện trong
Khánh Hòa. lòng bạn bè.
Nâng cao nhận thức xã hội trong việc bảo tồn
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
các danh thắng thiên nhiên, địa chỉ văn hóa, môi
1. Kết luận trường tự nhiên - xã hội để phục vụ phát triển kinh
Du lịch tỉnh Khánh Hòa ngày càng khẳng định tế du lịch. Tiếp tục lồng ghép đào tạo, giáo dục nâng
vị trí là một trong những trung tâm du lịch lớn của cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên và môi
du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Tây trường du lịch, đưa nội dung đào tạo và giáo dục về
Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vào chương
Sự phát triển của du lịch Khánh Hòa đã góp phần trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp.
quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa Hỗ trợ kinh phí cho ngành du lịch để thực hiện
phương. Điều này được thể hiện qua tất cả các chỉ công tác khảo sát, thống kê lượng khách du lịch khi
tiêu hiện trạng phát triển ngành trong những năm đến Khánh Hòa và quay trở lại các lần sau, cũng
qua như số lượng khách du lịch, thu nhập du lịch, như hiết kế phần mềm quản lý thông tin khách du
GDP Du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành... lịch để cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm biết
Trong thời gian qua tình hình thế giới và trong được nhu cầu và sở thích của du khách để phục vụ
nước có nhiều thay đổi đòi hỏi có những quan họ khi quay lại Khánh Hòa lần sau.

168 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2.2. Đối với Chính phủ thông tin du lịch Việt Nam phục vụ công tác xúc tiến
Ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện du lịch; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong
Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng
2012 - 2015; Tổ chức cho các địa phương có ngành xúc tiến du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du
du lịch phát triển được tham quan các hội nghị, hội lịch của các địa phương. Thuê chuyên gia, tổ chức
thảo, hội thi chuyên ngành và các sự kiện du lịch tư vấn trong và ngoài nước để tư vấn việc tổ chức
khác ở trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình các hội chợ, triển lãm, chương trình phát động điểm
ảnh đất nước, con người và sản phẩm du lịch của đến, chiến dịch tuyên truyền quảng bá trên báo chí
địa phương và của quốc gia, nâng cao nhận thức chuyên ngành, làm phim quảng cáo, sản xuất ấn
của các cấp, các ngành, cộng đồng về du lịch. phẩm, lập và triển khai kế hoạch tiếp thị, quan hệ
Thiết lập, cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, công chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng cáo du lịch, Marketing du lịch, NXB Giao thông vận tải.
2. Nguyễn Đức Tân (2012), Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
3. Nguyễn Văn Dung (2010), Thiết kế và quản lý Truyền thông Marketing, NXB Lao động.
4. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Đông Phong, Trần Thị Phương Thủy (2009), Marketing du lịch địa phương, NXB Lao động.
6. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục.
7. UBND tỉnh Khánh Hòa (2009), Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến 2020.
Tiếng Anh
8. Stone, B. (1994), Succesful Direct Marketing Method, 5th ed., Lincolnwood, Ill : NTC Business Books, trang 7.
9. Cravens, D.W (1994), Strategic marketing, 4th ed., Bur Ridge, III: Irwin.
10. Website
Báo Khánh Hòa: www.baokhanhhoa.com.vn
Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa: www.khanhhoa.gov.vn
Trang thông tin du lịch Khánh Hòa: www.nhatrang-travel.com

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 169


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC LÊN MEN DỊCH ÉP


ÓC ĐẬU TRONG SẢN XUẤT ĐẬU KHUÔN

SCREENING OF LACTIC ACID BACTERIA FOR FERMENTING


IN TOFU PRODUCTION

Nguyễn Thị Thương1, Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Minh Trí2
Ngày nhận bài: 01/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 07/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này nhằm tuyển chọn được chủng vi khuẩn lactic thích hợp cho lên men dịch ép đậu và có
hoạt tính kháng khuẩn tốt với các chủng chỉ thị.
Các chủng vi khuẩn lactic được sàng lọc từ các nguồn thực phẩm lên men bằng cách tăng sinh nhiều lần trên nước
ép đậu khuôn có bổ sung đường saccharose và dịch sữa đậu nành. Các mẫu nước ép đậu lên men tốt sẽ được chọn. Tổng
số 21 chủng vi khuẩn lactic được phân lập trên môi trường MRS. Hoạt tính kháng khuẩn của 21 chủng vi khuẩn lactic này
tiếp tục được thử đối với các vi khuẩn đích (Escherichia coli, Salmonella typhymurium, Staphylococcus aureus và Listeria
monocytogenes). Chủng Lactobacillus plantarum LT4 đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong sản xuất đậu khuôn: có khả
năng phát triển mạnh trên môi trường dịch thể MRS (độ đục đạt 1711), trên môi trường dịch ép đậu cũng phát triển mạnh
thể hiện ở pH giảm nhanh sau 2 ngày lên men (pH 3,78) và khả năng kháng khuẩn cao đối với các chủng kiểm tra.
Từ khóa: kháng khuẩn, lên men lactic, sản xuất đậu khuôn, vi khuẩn lactic
ABSTRACT
The purpose of this study is a screening of lactic acid bacteria growing on pressing solution of coagulating soy juice.
It has good antibacterial activity with target bacteria.
Lactic acid bacteria were screened from fermented foods by enriching several times in the pressing solution of
coagulating soy juice (bean solution) added with saccharose and soy milk. The samples of good fermentation were chosen.
Lactic acid bacteria were isolated on MRS medium. With 21 strains of lactic acid bacteria isolated, their have antibacterial
activity against the target bacteria (Escherichia coli, Salmonella typhymurium, Staphylococcus aureus and Listeria
monocytogenes) was screened. The strain of Lactobacillus plantarum LT4 has met requirements for tofu production: growing
on the MRS solution (turbidity reached in 1711) as well as in bean solution indicated by a rapidly reduction of pH values
after 2 days of fermentation (pH 3.78) and a high antibacterial activity against the target strains.
Keywords: antibacterial activity, lactic acid bacteria, lactic fermentation, tofu production

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu ứng dụng quá trình lên men lactic hay
Từ lâu nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic nghiên cứu tách chiết các chất từ dịch lên men
trong công nghệ thực phẩm đã được rất nhiều lactic dùng làm chất bảo quản sinh học trong thực
nhà khoa học quan tâm. Một số hợp chất hữu cơ phẩm [2,7,13,16,18]. Một số nghiên cứu đã tìm
sinh ra trong quá trình lên men lactic được xem cách giảm độc tố nấm mốc nhờ quá trình lên men
là chất kháng khuẩn tốt đối với các chủng chỉ thị lactic [11,15,17, 20]. Hiện nay ở Việt Nam thực tế
bao gồm cả vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram sản xuất đậu khuôn bằng thạch cao còn khá phổ
dương [6,10,12,19,21]. Vì thế, ngày càng có nhiều biến dẫn tới vấn đề an toàn thực phẩm cho người

1
Nguyễn Thị Thương: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải, 3 TS. Nguyễn Minh Trí: Khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang

170 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

tiêu dùng chưa được đảm bảo. Sản xuất đậu khuôn cung cấp. Tính kháng khuẩn được biểu hiện khi kích
lượng nước thải lớn, gây ra tác động xấu tới môi thước bề dày vòng vô khuẩn rộng hơn 2mm [1].
trường. Tại Việt Nam, vấn đề này chưa được nghiên Phương pháp cấy điểm
cứu. Đề tài “Tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic lên Các chủng vi khuẩn lactic sau khi phân lập sẽ
men dịch ép đậu trong sản xuất đậu khuôn” cần thiết được cấy thành từng điểm trên môi trường MRS,
được thực hiện nhằm tìm ra tác nhân kết tủa protein nuôi cấy ở nhiệt độ phòng, 48 giờ. Các đĩa này tiếp
sữa đậu nành thay thế cho thạch cao, tạo sản phẩm tục được phủ một lớp thạch TSA và cấy trang các
đậu khuôn an toàn cho người sử dụng. chủng chị thị lên khi bề mặt thạch TSA vừa khô, rồi
đem đi ủ ở 370C, thời gian 24 giờ, tiến hành đọc
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU kết quả.
Phương pháp “khuếch tán qua giếng thạch”
1. Môi trường
Các chủng chị thị được hoạt hoá từ ống giống
- Sử dụng môi trường MRS trong phân lập và
trên thạch TSA. Sau 24 giờ, những chủng này sẽ
nuôi tăng sinh vi khuẩn lactic, môi trường BHA hoặc
được pha loãng trong nước muối sinh lý đã hấp vô
TSA trong nuôi cấy chủng chỉ thị (Các môi trường
trùng. Các đĩa thạch TSA khô được chuẩn bị sẵn
sử dụng trong nghiên cứu được sản xuất bởi
và trang các chủng chị thị lên, tiếp theo dùng ống
Merck, Đức).
hút nhựa đã vô trùng tiến hành đục lỗ đường kính
- Môi trường dịch ép đậu khuôn (dịch ép đậu
5mm. Dịch MRS đã cấy các dòng vi khuẩn lactic
khuôn 67%, nước cất 20%, đường saccharose 3%,
trước đó 72 giờ, nuôi ở 370C hoặc dịch ép đậu lên
dung dịch sữa đậu nành 10%).
men lactic 72 giờ cùng điều kiện nhiệt độ, đem đi li
2. Phương pháp nghiên cứu tâm lạnh ở 40C với tốc độ 8000 vòng trong 15 phút,
2.1. Mẫu thực phẩm lên men thu lấy dịch trong, dùng dịch nổi này nhỏ vào các
Thực phẩm lên men: sữa chua, dưa chua, kim giếng đã đục sẵn. Kỹ thuật nhỏ dịch phải đảm bảo
chi, nem chua… được thu thập tại Nha Trang. không làm loang, dịch vừa đầy bề mặt. Cuối cùng,
2.2. Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men các đĩa được ủ ở ở 370C.
Các thực phẩm lên men được cho vào túi Khả năng lên men dịch ép đậu
PE vô trùng (với tỷ lệ 25g thực phẩm trong 225ml Các chủng vi khuẩn lactic được bổ sung vào
nước muối sinh lý đã được tiệt trùng), đồng hóa thủ môi trường dịch ép đậu khuôn rồi tiến hành lên men,
công bằng tay, sau đó cấy chuyển vào dịch ép đậu sau 48 giờ tiến hành đánh giá cảm quan và đo pH.
khuôn, cấy chuyển nhiều lần. Ống nào có lên men Khả năng lên men được đánh giá bằng cảm
lactic được sử dụng để phân lập vi khuẩn trên đĩa quan [5] và đo pH bằng máy đo pH theo tiêu chuẩn
thạch MRS. Vi khuẩn lactic được sơ bộ định danh TCVN 6492-1999.
bằng quan sát hình thái trên tiêu bản nhuộm, và thử 2.6. Định danh chủng vi khuẩn tuyển chọn được
nghiệm catalase. Vi khuẩn lactic có dạng hình cầu Chủng vi khuẩn tuyển chọn được định danh
hoặc hình que, không sinh bào tử, Gram dương, bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rDNA và
catalase âm tính [3]. tra cứu trên BLAST SEARCH.
2.3. Đánh giá tốc độ phát triển của vi khuẩn bằng Quá trình định danh được thực hiện bởi phòng
phương pháp đo độ đục xét nghiệm NK-BIOTEK (địa chỉ 793/58 Trần Xuân
Tốc độ sinh trưởng giữa các chủng được so Soạn, P. Tân Hưng, Q.7, TP. HCM).
sánh bằng phương pháp đo độ đục môi trường
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
MRS lỏng lên men bởi các chủng lactic sau 24 giờ
ở 370C. 1. Phân lập vi khuẩn lactic
Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế - 1.1. Đặc điểm sinh học vi khuẩn lactic
turbidimeter) với các thang đo NTU theo tiêu chuẩn Tổng số 21 chủng vi khuẩn lactic đã được phân
TCVN 6184-2008. lập từ nhiều loại thực phẩm lên men chua sử dụng
2.4. Khảo sát và chọn lọc các dòng vi khuẩn lactic môi trường chọn lọc MRS. Các dòng phân lập được
phát triển mạnh và có tính kháng khuẩn cao quan sát hình thái khuẩn lạc, tế bào và thử nghiệm
Tính kháng khuẩn được kiểm tra bằng hai hoạt tính catalase. Kết quả cho thấy tất cả các
phương pháp là phương pháp cấy điểm và phương chủng này đều là vi khuẩn gram dương dạng trực
pháp khuếch tán qua giếng thạch [12]. Các chủng chỉ khuẩn hay cầu khuẩn, không sinh bào tử, catalase
thị được Phòng Thí nghiệm Hóa - Vi sinh, Trung tâm âm tính. Hình thái khuẩn lạc và tế bào của chủng
Thí nghiệm Thực hành, Trường Đại học Nha Trang điển hình LT4 được thể hiện trên hình 1 và 2.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 171


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Hình 1. Chủng vi khuẩn LT4 Hình 2. Tiêu bản nhuộm gram chủng vi
khuẩn LT4
1.2. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các chủng khối tế bào càng lớn thì độ đục của dịch thể MRS
vi khuẩn lactic càng tăng. Giá trị độ đục của 6 chủng vi khuẩn
Một chủng vi khuẩn lactic sinh trưởng và phát lactic phát triển tốt nhất trên môi trường dịch thể
triển mạnh thì ngay trên môi trường dịch thể MRS MRS sau 24 giờ phát triển ở nhiệt độ phòng thể
phải tăng nhanh về sinh khối tế bào. Lượng sinh hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Giá trị độ đục sinh khối của các chủng vi khuẩn lactic trên môi trường MRS lỏng
Nguồn gốc Chủng Độ đục Nguồn gốc Chủng Độ đục
Kim chi LT2 1431 Sữa chua LT10 106.6
Kim chi LT4 1711 Dưa chua LT12 64.3
Nem chua LT7 92 Sữa chua LT13 61
1.3. Khả năng lên men và giảm pH của các chủng lactic đã phân lập
Kết quả đo pH được thể hiện trong bảng 2. pH giảm nhanh là một trong các yếu tố khẳng định tốc độ phát
triển mạnh của các dòng vi khuẩn lactic.
Bảng 2. pH của dịch ép đậu lên men của 6 chủng lựa chọn
Chủng pH Chủng pH
LT2 4.74 LT10 4.56
LT4 3.78 LT12 4.86
LT7 4.67 LT13 4.65
Như vậy từ bảng giá trị pH cho thấy trên môi trường dịch ép đậu chủng LT4 vẫn phát triển tốt và làm giảm
pH xuống thấp. Bên cạnh pH giảm nhanh trong thời gian ngắn thì chủng được chọn khi lên men nước ép đậu
phải có cảm quan tốt, để không ảnh hưởng tới chất lượng đậu khuôn sau này.
Chất lượng cảm quan dịch ép đậu lên men lactic được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả đánh giá cảm quan dịch ép đậu lên men lactic
Chủng Mùi Màu sắc Trạng thái
Mùi thơm sữa đậu nành nhẹ, Dịch màu trong, hơi
LT2 Sữa đậu nành kết tủa mạnh, mịn
mùi chua mạnh vàng
Mùi thơm sữa đậu nành lên Dịch vàng trong nổi Sữa đậu nành kết tủa mạnh xuống
LT4
men, chua dịu lên trên đáy, mịn không sủi bọt
Mùi thơm sữa đậu nành lên Dịch trong màu hơi ngà
LT7 Sữa đậu kết tủa mạnh phía đáy
men, chua gắt vàng ở trên
Dịch trong, màu hơi Sữa đậu kết tủa và có hiện tượng sủi
LT10 Mùi nồng khó chịu, hơi chua
vàng bọt trong khối kết tủa
Lớp nước trên có màu Sữa đậu nành kết tủa mịn, có một lớp
LT12 Mùi thơm, mùi đậu nành ít
vàng, trong váng nhẹ
LT13 Mùi thơm, chua dịu Dịch màu trắng sữa Sữa đậu kết tủa, lắc nhẹ có bọt nhầy

172 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Kết quả từ bảng 1, 2, 3 cho thấy rằng chủng hành thử hoạt tính đối kháng đối với 4 loại vi khuẩn
vi khuẩn lactic LT4 có khả năng phát triển mạnh chỉ thị là E.coli, S. typhimurium, L.cytomonogenes,
trên môi trường MRS lỏng và trên cả môi trường S.aureus qua thử nghiệm cấy điểm và khuếch tán
nước ép đậu khuôn, làm giảm pH xuống thấp trong qua giếng thạch.
thời gian ngắn. Các kết quả này bước đầu khẳng Hoạt tính kháng khuẩn của những dòng vi
định rằng chủng LT4 được chọn. Tuy nhiên chủng vi khuẩn lactic được đánh giá thông qua bằng đường
khuẩn được tuyển chọn có đáp ứng đầy đủ yêu cầu kính vòng vô khuẩn quanh khuẩn lạc hay quanh
miệng giếng trên đĩa thạch.
ban đầu nghiên cứu đặt ra thì bước tiếp theo cần
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của LT4 so với các
pháp cấy điểm
chủng còn lại trong 6 chủng được tuyển chọn.
Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn
2. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị lactic trong phương pháp cấy điểm được thể hiện
Sáu chủng vi khuẩn lactic đã tuyển chọn được tiến như trên bảng 4.
Bảng 4. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của 6 chủng lactic trong phương pháp cấy điểm
Hoạt tính ức chế (D, d, mm)
Chủng E. coli S. aureus S. typhimurium L. monocytogenes
Vòng Khuẩn lạc Vòng Khuẩn lạc Vòng Khuẩn lạc Vòng Khuẩn lạc

LT2 18 6 17 5 14 6 11 6
LT4 24 7 18 5 17 6 14 7
LT7 16 7 15 5 15 6 11 6
LT10 21 7 15 5 14 5 12 5
LT12 12 4 13 4 16 7 11 6
LT13 15 8 13 5 9 5 6 4

Bảng 4 cho thấy 6 chủng chọn lọc do phát triển Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của dịch ép
2),(3),
tic
m
ng viLT
LT (3),(4)LT (4)

murium
ểnchủng
hế E. colicủcủa
tuyể
chọn.
khuẩn LT
n chọn.
a cácá
c cchủ
chủngngvivi

mạnh đều có khả năng ức chế 4 chủng chỉ thị. Phổ đậu lên men lactic
kháng khuẩn rộng (gồm cả vi khuẩn Gram dương và Sử dụng dịch nổi thu nhận bằng li tâm dịch ép
cả vi khuẩn Gram âm). Vòng kháng tương đối lớn đậu lên men lactic đi thử hoạt tính kháng khuẩn
đặc biệt là các chủng LT2, LT4, LT7, LT10, LT12 vòng bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. Kết
kháng lớn hơn 10 mm. quả được thể hiện như trong bảng 5.

Hình 3. Hoạt tính ức chế E. coli của các chủng Hình 4. Hoạt tính ức chế S. typhimurium của các chủng
vi khuẩn lactic tuyển chọn. vi khuẩn lactic tuyển chọn.
LT (1), LT (2), LT (3), LT (4) LT (1), LT (2), LT (3), LT (4)
2 4 10 15 2 4 10 15

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 173


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 5. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của 6 chủng lactic trong phương pháp
khuếch tán qua giếng thạch
Chủng E. coli S. typhimurium S. aureus L. monocytogenes
Đường kính vòng kháng (D-d, mm)

LT2 10 12 10 8
LT4 16 13 14 12
LT7 17 13 9 8
LT10 9 11 6 9
LT12 8 8 9 7
LT13 9 8 7 7

Từ kết quả trong hai bảng 4 và 5 cho thấy chủng lactic LT4 được phân lập từ nguồn cải muối chua kim chi
có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Phương
Dung [1].
3. Kết quả định danh chủng LT4
Kết quả giải trình tự gen 16S rDNA của chủng LT4 như sau:
AGAGTTTGATCCTGGCTCAGGACGAACGCTGGCGGCGTGCCTAATACATGCAAGTCGAA
CGAACTCTGGTATTGATTGGTGCTTGCATCATGATTTACATTTGAGTGAGTGGCGAACTG
GTGAGTAACACGTGGGAAACCTGCCCAGAAGCGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCT
AATACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCAAGTTTGAAAGATGGCTTCGGCTATCAC
TTTTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATG
ATACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACT
CCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACG
CCGCGTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCT
GAGAGTAACTGCTCAGGTATTGACGGTATTTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCC
AGCAGCCGCGGTAA.
Kết quả tra cứu trên BLAST SEARCH như sau:

Kết quả tra cứu trình tự gen chỉ ra rằng chủng (độ đục đạt 1711), cũng như môi trường dịch ép
LT4 thuộc chi Lactobacillus. Chủng vi khuẩn này có đậu làm pH giảm nhanh sau 2 ngày lên men (pH
mức độ tương đồng là 99% so với L. plantarum và 3,78) và thể hiện khả năng kháng khuẩn cao đối
L. pentosus. với các chủng E. coli, S. typhimirium, S. aureus và
L. monocytogenes. Đồng thời dịch ép đậu lên men
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã tuyển chọn được chủng vi đạt cảm quan khá tốt. Kết quả phân tích trình tự gen
khuẩn lactic LT4 đáp ứng đủ yêu cầu cho việc lên 16SrDNA cho thấy chủng LT4 thuộc chi Lactobacillus.
men dịch ép đậu để sản xuất đậu khuôn: có khả Mức độ tương đồng trong trình tự gen là 99% so với
năng phát triển mạnh trên môi trường dịch thể MRS L. plantarum và L. pentosus

174 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Thị Yến Ly, Huỳnh Xuân Phong, 2011. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng
sinh chất kháng khuẩn, Tạp chí Khoa học, 19a, 176-184, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thúy Hương, Trần Thị Tưởng An, 2008. Thu nhận bacteriocin bằng phương pháp lên men bởi tế bào
Lactococcus lactic cố định trên chất cellulose vi khuẩn (BC mang) và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi sơ chế tối thiểu.
Science & Technology Development, Vo 11, No 9, 100 -109.
3. Mai Đàm Linh, Đỗ Minh Phương, Phạm Thị Tuyết, Kiều Hữu Ảnh, Nguyễn Thị Giang, 2008. Đặc điểm sinh học của các
chủng vi khuẩn lactic phân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, 24, 221-226.
4. Đào Thị Lương, Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Kim Quy, Trần Thị Lệ Quyên, Dương Văn Hợp, Trần Quốc Việt, Ninh
Thị Len, Bùi Thị Thu Huyền, 2010. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic dùng trong chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh
và phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại. Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ sinh học, Số 6,1 - 6.
5. Hà Duyên Tư, 2006. Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Thùy Trang, Lê Mai Hương, Nguyễn Tiến Thành, Lê Thị Mai và Lê Thanh Bình, Ảnh hưởng của sốc lạnh và nhiệt
độ lên sự mẫn cảm với nisin của Escherichia coli, hội nghị khoa học lần thứ 20-ĐHBK Hà Nội.
Tiếng Anh
7. Ananou, S., Maqueda, M., Martínez-Bueno, M and Valdivia, E., 2007. Biopreservation, an ecological approach to improve
the safety and shelf-life of foods. In: Mendez-Vilas A., ed. Communicating current research and educational topics and trends
in applied microbiology, Vol. 1, 475-486.
8. Axelsson, Lars., 2004. Acid lactic Bacteria: Classification and Physiology. Acid lactic Bacteria microbiological and
Functional Aspects. Third Edition, Revised and Expanded MATFORSK, Norwegian Food Research Institute, Norway.
9. Bukola, C. A., and Abiodun, A. O., 2008. Screening of Lactic Acid Bacteria Strains Isolated from Some Nigerian Fermented
Foods for EPS Production. World Applied Sciences Journal, 4 (5), 741-747.
10. Daeschel, M.A., 1989. Antimicrobial substances from lactic acid bacteria for use as food preservatives. Food Technology 43,
164-166.
11. Dalié, D.K.D., Deschamps, A.M., Richard-Forget, F., 2010, Lactic acid bacteria - Potential for control of mould growth
and mycotoxins, A review. Elsevier, food control, 21(4), 370-380.
12. Herna´ndez, D., Cardell, E. and Za´rate, V., 2005. Antimicrobial activity of lactic acid bacteria isolated from Tenerife cheese:
initial characterization of plantaricin TF711, a bacteriocin-like substance produced by Lactobacillus plantarum TF711.
Journal of Applied Microbiology, 99, 77-84.
13. Luc De Vuyst Frédéric Leroy, 2007. Bacteriocins from Lactic Acid Bacteria: Production, Purification, and Food Applications.
Journal of Molecular Microbiology and Biotechnololy, 13,194-199.
14. Mallesha, Shylaja, R., Selvakumar, D., and Jagannath, J. H., 2010. Isolation and identification of lactic acid bacteria from raw
and fermented products and their antibacterial activity. Recent Research in Science and Technology, 2(6), 42-46.
15. Mokoena, M. P., Chelule P.K., Gqaleni, N., 2005. Reduction of Fumonisin B1 and Zearalenone by Lactic Acid Bacteria in
Fermented Maize Meal. Journal of Food Protection. 68 (10), 2095-2099.
16. Olusegun, A., Olaoye and Iniobong, G., Ntuen, 2011. Spoilage and preservation of meat: a general appraisal and potential of
lactic acid bacteria as biological preservatives. International Research Journal of Biotechnology, 2, 033-046.
17. Onilude, A. A., Fagade, O. E., Bello, M. M., and Fadahunsi, I. F., 2005. Inhibition of aflatoxin-producing aspergilli by lactic
acid bacteria isolates from indigenously fermented cereal gruels. African Journal of Biotechnology, 4 (12), 1404-1408.
18. Ouwehand, Arthur and Satu Vesterlund, 2004. Antimicrobial Components from Acid lactic Bacteria. University of Turku,
Finland.
19. Piard, J.C. and Desmazeaud, M., 1992. Inhibiting factors produced by lactic acid bacteria. Part Z. bacteriocins and other
antibacterial substances. Lait. 72, 113-142.
20. Schnürer, J., Magnusson, J., 2005. Antifungal lactic acid bacteria as biopreservatives. Trends in Food Science and Technology,
16(1-3), 70-78.
21. Sreekumar, O., Hosono, A., 2000. Immediate Effect of Lactobacillus acidophilus on the Intestinal Flora and Fecal Enzymes
of Rats and the In Vitro Inhibition of Escherichia coli in Coculture. Journal of Dairy Science, 5, 931-939.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 175


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ


TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH NHA TRANG

RETAIL BANKING STRATEGIES AT VIETCOMBANK NHA TRANG

Nguyễn Thu Trang1, Phan Thị Dung2


Ngày nhận bài: 15/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 10/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL) là xu hướng của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Không nằm
ngoài xu thế đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nha Trang (Vietcombank Nha Trang)
cũng nhận thức được tầm quan trọng của thị trường bán lẻ. Đến nay, hoạt động trên mảng thị trường này mặc dù đã có
những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá
thực trạng triển khai các dịch vụ NHBL tại Vietcombank Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát
triển dịch vụ NHBL của Vietcombank Nha Trang.
Từ khóa: phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương
ABSTRACT
Retail banking strategies become the general trends of international banking, and are therefore of special interest
to management and staff at Vietcombank Nha Trang who are planning to develop their retail banking system efficiently
and properly. The system has so far brought about quite a lot of positive results; however, it is confronted with several
challenges and problems. This research aims to evaluate the current situation of the retail banking at Vietcombank Nha
Trang and to propose some suggested solutions in order to improve it.
Keywords: retail banking strategies, Vietcombank

I. ĐẶT VẤN ĐỀ hoạt động NHBL trong thời gian tới. Riêng đối với
Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, tỉnh Khánh Hoà, thị trường dịch vụ NHBL chỉ thực
các ngân hàng thương mại ngày nay đều hướng sự sôi động trong khoảng 3 năm gần đây khi có sự
tới việc củng cố và phát triển một nền khách hàng bùng nổ của các ngân hàng thương mại cổ phần
vững chắc đặc biệt là các khách hàng cá nhân, kết (tính đến thời điểm cuối năm 2011 cả tỉnh đã có 33
hợp và sử dụng một cách hiệu quả nhất các kênh tổ chức tín dụng hoạt động)[1].
phân phối sản phẩm, dịch vụ, là hoạt động mang lại Nằm trong hệ thống Vietcombank, một ngân
doanh thu chắc chắn, hạn chế và phân tán rủi ro. hàng đã hoạt động và phát triển qua 45 năm, được
Hoạt động NHBL luôn được coi là một hoạt động cốt đánh giá là một trong những ngân hàng có công
lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh nghệ hiện đại nhất trong số các ngân hàng thương
doanh khác của các ngân hàng thương mại quốc tế. mại Việt Nam hiện nay và sớm áp dụng công nghệ
Theo PGS.TS. Lê Hoàng Nga - Ủy ban Chứng tiên tiến theo mô hình NHBL, Vietcombank Nha
khoán Nhà nước, Việt Nam với môi trường chính trị, Trang đã bước đầu đạt được một số kết quả nhất
kinh tế, xã hội ổn định, dân số đông, đời sống nhân định, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn và
dân ngày càng được cải thiện, cùng với xu hướng dịch vụ thẻ, nhờ vậy thu từ dịch vụ ngân hàng của
tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ngày càng cao, sẽ là chi nhánh từ năm 2009 đến nay đã tăng trưởng khả
một thị trường nhiều tiềm năng cho sự phát triển quan, đến cuối năm 2011 đã tăng 20,18% so với

1
Nguyễn Thu Trang: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán tài chính - Trường Đại học Nha Trang

176 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

năm 2009 [2]. Tuy vậy, nhìn chung thị phần bán lẻ Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên
của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương cứu nào về hoạt động NHBL được thực hiện cho
Việt Nam nói chung và Chi nhánh Nha Trang nói Vietcombank Nha Trang. Nét nổi bật của nghiên
riêng chưa cao và đang dần bị chia sẻ bởi các đối cứu này là đã đưa ra một số giải pháp khắc phục
thủ cạnh tranh trên thị trường, ngoài ra hoạt động các hạn chế còn tồn tại trong hoạt động NHBL
NHBL của Vietcombank vẫn còn tồn tại một số hạn phù hợp với thực trạng và đặc thù riêng của
chế như các dịch vụ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng Vietcombank Nha Trang.
lớn, chưa khai thác tối đa lợi thế công nghệ ngân
hàng hiện đại trong phát triển sản phẩm dịch vụ, II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng còn
1. Mục tiêu nghiên cứu
chưa được chú trọng…
Phân tích, đánh giá thực trạng triển khai các
Khi chuyển sang mô hình cổ phần hoá, đặc biệt
dịch vụ NHBL của Vietcombank Nha Trang. Đánh
là trong giai đoạn hội nhập WTO, nhiệm vụ trọng
giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế
tâm xuyên suốt của Vietcombank trong thời gian
trong hoạt động NHBL của Vietcombank Nha Trang
tới vẫn là phát triển hoạt động NHBL [3]. Với mong
để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát
muốn khách hàng sẽ biết đến các dịch vụ bán lẻ của
triển dịch vụ NHBL tại Vietcombank Nha Trang.
Vietcombank nhiều hơn, đồng thời để doanh thu từ
hoạt động NHBL ngày một tăng cao cũng như sự 2. Phương pháp nghiên cứu
bền vững và uy tín của Chi nhánh Nha Trang tiếp Nghiên cứu chủ yếu sử dụng những phương
tục được khẳng định, người nghiên cứu đã chọn nội pháp nghiên cứu sau: thu thập số liệu thứ cấp từ
dung nghiên cứu: “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân các Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính, từ các
hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần cơ quan thống kê, tạp chí…; phương pháp thống
ngoại thương Chi nhánh Nha Trang” nhằm giúp chi kê bằng bảng biểu, so sánh, tổng hợp; phương
nhánh hoạt động hiệu quả hơn. pháp thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động ngân hàng để đánh giá những kết quả đạt được và
NHBL của các ngân hàng thương mại, có thể kể yếu kém.
đến như: đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ NHBL tại
Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng” của Vũ Minh Tuấn
Vietcombank Nha Trang.
(2010) hay “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai
Phạm vi nghiên cứu: dịch vụ NHBL tại Vietcombank
đoạn 2010 - 2015” của PGS.TS. Lê Hoàng Nga -
Nha Trang giai đoạn từ năm 2009 đến 2011.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2011). Nhìn chung
các nghiên cứu trên đã đánh giá được các mặt đạt
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
được và hạn chế trong hoạt động NHBL đồng thời
đã đưa ra hệ thống các giải pháp để nhằm phát triển 1. Những kết quả đạt được trong hoạt động
hoạt động NHBL của các ngân hàng thương mại tại NHBL của Vietcombank Nha Trang giai đoạn
Việt Nam nói chung và BIDV Hải Phòng nói riêng. 2009 - 2011
Bảng 1. Tình hình phát triển hoạt động NHBL của Vietcombank Nha Trang
Các chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011
1. Tổng huy động vốn dân cư tỷ đồng 874 1.481 1.836
2. Thị phần huy động vốn dân cư trên địa bàn Khánh Hòa % 8,13% 10,16% 10,40%
3. Số lượng thẻ phát hành mới trong năm thẻ 17.677 24.639 29.484
4. Tổng Thu phí dịch vụ thẻ triệu đồng 6.189 7.946 10.883
5. Thị phần phát hành thẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa % 27,87% 25,17% 28,58%
6. Số lượng khách hàng mới của dịch vụ NH điện tử
- Dịch vụ IB@nking người - 2.374 4.005
- Dịch vụ SMS–B@nking người - 5.437 9.822
7. Doanh số kiều hối triệu USD 30,7 35 50,6
8. Thị phần kiều hối trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa % 43,73% 37,63% 49,13%
9. Tổng dư nợ cho vay bán lẻ tỷ đồng 614 545 516
10. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng % 39% 32% 23%
11. Thu dịch vụ ròng triệu đồng 16.649 17.933 20.008
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của Vietcombank Nha Trang)

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 177


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Sau hơn 5 năm tích cực triển khai các dịch vụ cạnh tranh ngày một lớn nhưng hầu hết các hoạt
NHBL, Vietcombank Nha Trang đã đạt được những động dịch vụ NHBL của Vietcombank Nha Trang
kết quả như sau: đều đứng trong top 5 ngân hàng có quy mô bán
Thứ nhất, quy mô hoạt động NHBL tăng dần: lẻ lớn hàng đầu của tỉnh Khánh Hoà [1]. Cụ thể:
Nhìn chung, các hoạt động kinh doanh NHBL của Chi nhánh vẫn chiếm giữ được hơn 10% thị phần
Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2011 đều huy động vốn dân cư, gần 29% thị phần phát hành
có quy mô lớn dần qua các năm. Hoạt động huy thẻ ATM và hơn 49% thị phần kiều hối của cả tỉnh
động vốn tăng gấp 2 lần từ 874 tỷ đồng lên 1.836 tỷ Khánh Hòa…
đồng, tăng trưởng 210%. Số lượng thẻ phát hành Thứ tư, công tác chăm sóc khách hàng bước
tăng từ 17.677 thẻ lên 29.484 thẻ, tăng trưởng gần đầu đã được chú trọng: Nếu như trước đây, công tác
67%. Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh Vietcombank
ngân hàng điện tử qua hai năm 2010 - 2011 đều Nha Trang rất mờ nhạt, chưa được quan tâm đúng
tăng lên: iB@nking tăng từ 2.374 khách hàng lên mức thì kể từ năm 2009 trở đi, Chi nhánh đã có
4.005 khách hàng, tăng gần 69%; SMS-B@nking một sự chuyển biến rõ rệt. Cùng với định hướng
tăng từ 5.437 khách hàng lên 9.822 khách hàng, chung về đẩy mạnh hoạt động NHBL của cả hệ
tăng gần 81%. Doanh số kiều hối tăng từ 30,7 triệu thống, Chi nhánh đã bắt đầu chú trọng đến công
USD lên 50,6 triệu USD, tăng trưởng gần 65%. tác chăm sóc khách hàng và xem đây là một khâu
Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ là có sự giảm sút trong không thể thiếu trong chiến lược phát triển chung
giai đoạn qua, nguyên nhân chủ yếu là do chính của Chi nhánh. Chi nhánh đã kết hợp các chương
sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã buộc chi trình chăm sóc khách hàng triển khai từ TW và các
nhánh phải giảm dư nợ bán lẻ. các chương trình riêng của Chi nhánh. Điển hình
Thứ hai, danh mục các sản phẩm ngày càng đa là sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn chất lượng dành
dạng: Nếu như trước năm 2008, các sản phẩm dịch cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của hệ thống
vụ NHBL của Vietcombank Nha Trang còn đơn điệu, Vietcombank hay các cuộc thi “Nụ cười Vietcombank”,
chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống, thì trong “Phòng giao dịch văn minh hiệu quả”, "Giao dịch
những năm trở lại đây với định hướng đẩy mạnh viên xuất sắc” nhằm chuẩn hóa các kỹ năng giao
hoạt động bán lẻ Vietcombank đã tích cực nghiên tiếp, phong cách phục vụ khách hàng, tạo dựng hình
cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với ảnh tốt đối với khách hàng, góp phần nâng cao hiệu
nhiều tiện ích. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn quả hoạt động bán lẻ. Ngoài ra, nhiều chương trình
không ngừng triển khai như: tiết kiệm Du xuân cùng chăm sóc khách hàng cũng được Chi nhánh liên tục
Vietcombank, tiết kiệm Quốc khánh trọn niềm vui, triển khai trong thời gian qua: chương trình tặng quà
tiết kiệm Tích lũy kiều hối, tiền gửi trực tuyến, tiết vào các dịp sinh nhật khách hàng, Noel, lễ Tết, 8/3…
kiệm tự động… tạo sự mới lạ, thu hút được nhiều sự cùng với các chương trình tiết kịêm dự thưởng thu
quan tâm của khách hàng. Trung bình từ 2 - 3 tháng hút được sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo
triển khai một sản phẩm dịch vụ mới. Hoạt động tín khách hàng.
dụng bán lẻ cũng được chú trọng triển khai thêm Thứ năm, ứng dụng công nghệ hiện đại, phát
sản phẩm mới phù hợp như: sản phẩm cho vay thấu triển sản phẩm có tiện ích cao: Trong thời gian
chi, bảo hiểm tín dụng, kinh doanh tài lộc… tuy chưa qua, với nền tảng công nghệ hiện đại và cập nhật,
đa dạng bằng các ngân hàng khác (Vietinbank, Vietcombank luôn cung cấp những sản phẩm và
BIDV...) nhưng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu ngày càng
của khách hàng. Đặc biệt là các dịch vụ thẻ và ngân cao của khách hàng. Điển hình có thể kể đến: sản
hàng điện tử, là ngân hàng tiên phong trong việc phẩm tiền gửi trực tuyến, dịch vụ iB@nking, Salary...
sử dụng công nghệ hiện đại, trong thời gian qua và đặc biệt gần đây nhất là sản phẩm Mobile BankPlus
Vietcombank đã liên tục cho ra các sản phẩm dịch vụ (khách hàng có thể thanh toán chuyển khoản trong
có tính năng và tiện ích cao được khách hàng hưởng cùng hệ thống Vietcombank bằng điện thoại di động
ứng như: iB@nking, Mobile BankPlus, Salary,… của mình), theo các chuyên gia nhận định thì đây
ề dịch vụ thanh toán kiều hối, bên cạnh kênh thanh sẽ là sản phẩm được sử dụng phổ biến rộng rãi
toán truyền thống Swift và Money Gram, Chi nhánh trong thời gian tới. Ngoài ra, hiện nay Vietcombank
cũng đã triển khai thêm các kênh thanh toán mới đa cũng đã phát hành sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế
dạng hơn: Uniteller, TNMonex, nhờ vậy đã mở rộng mang tính cạnh tranh cao: có thể kết nối các tài
thêm quy mô khách hàng cho Chi nhánh. khoản của khách hàng và có thể rút tiền ở các máy
Thứ ba, thị phần gia tăng: Tuy chịu sức ép ATM ở trong nước và quốc tế…

178 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

2. Những hạn chế mảng chuyển tiền nhanh quốc tế. Cụ thể: nếu như
Bên cạnh một số kết quả đạt được đáng khích dịch vụ Western Union của các ngân hàng khác (là
lệ thì hoạt động NHBL của Vietcombank Nha Trang một sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm MoneyGram)
cũng bộc lộ nhiều hạn chế: đã có đầy đủ dịch vụ nhận tiền đến và chuyển đi nước
Một là danh mục các sản phẩm dịch vụ NHBL còn ngoài thì sản phẩm MoneyGram của Vietcombank
thiếu các sản phẩm mang tính cạnh tranh: Hiện nay, chỉ dừng lại ở dịch vụ nhận tiền nhanh mà chưa có
danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL tại Vietcombank sản phẩm chuyển tiền nhanh đi nước ngoài...
Nha Trang nhìn chung đã đa dạng và đầy đủ hơn Hai là hoạt động cho vay bán lẻ còn hạn chế:
so với trước đây, song các sản phẩm dịch vụ NHBL Mặc dù Chi nhánh đã cố gắng tích cực triển khai và
còn mang tính truyền thống, chưa phong phú, chất phát triển hoạt động cho vay bán lẻ, nhưng qua 03
lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa năm (2009 - 2011) quy mô tín dụng của Chi nhánh
định hướng theo nhu cầu khách hàng và chưa đáp đã giảm dần và chưa thực sự có tính cạnh tranh,
ứng được hết nhu cầu ngày càng tăng của khách thu hút khách hàng so với các ngân hàng thương
hàng. Các sản phẩm mới triển khai thường là các mại khác, cụ thể dư nợ tín dụng bán lẻ từ 614 tỷ
sản phẩm đã được các ngân hàng khác cung cấp đồng vào năm 2009 xuống còn 516 tỷ đồng vào năm
trên thị trường, chưa tìm được những sản phẩm 2011, giảm 16%. Thực tế cho thấy hoạt động cho
mang tính riêng biệt, có tính cạnh tranh cao. vay bán lẻ của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế
- Các sản phẩm huy động vốn: Vietcombank như: các sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng; hồ
Nha Trang cũng như các ngân hàng thương mại sơ, thủ tục cho vay còn rườm rà, thời gian xử lý hồ
nhà nước chủ yếu triển khai các sản phẩm huy động sơ lâu, kéo dài hơn so với các ngân hàng thương
vốn truyền thống: tiết kiệm thông thường, giấy tờ có mại cổ phần khác.
giá, các hình thức tiết kiệm kèm dự thưởng, không Ba là công tác “bán chéo sản phẩm” chưa tốt:
tích hợp được nhiều tiện ích. Các sản phẩm này Hoạt động NHBL của ngân hàng không chỉ phụ
mới chỉ là sự kết hợp giữa sản phẩm tiết kiệm đã thuộc vào kết quả công tác tốt của từng bộ phận
có từ lâu với chương trình khuyến mại, chứ chưa riêng rẽ, mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc phối hợp
thực sự đổi mới về đặc tính sản phẩm. Trong khi hỗ trợ giữa các bộ phận phòng ban khác nhau. Trên
khối ngân hàng thương mại cổ phần, đi đầu là các thực tế, một số bộ phận phòng nghiệp vụ của chi
ngân hàng: Techcombank, ACB, Sacombank với nhánh vẫn có tình trạng cố gắng tăng tối đa lợi ích
ưu thế kinh nghiệm hoạt động mảng nghiệp vụ bán của bộ phận mình, mà không vì lợi ích chung của
lẻ bên cạnh sản phẩm truyền thống còn đẩy mạnh Vietcombank và khách hàng; một số phòng ban
nghiên cứu, phát triển nhiều hình thức tiền gửi mới: trong chi nhánh hay rộng hơn là một số chi nhánh
các sản phẩm bán chéo, bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi trong cùng hệ thống Vietcombank vẫn “chạy theo”
suất tiền gửi tiết kiệm đa năng kết hợp với các dịch lợi ích riêng của mình mà quên đi lợi ích chung của
vụ thẻ cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng cả hệ thống. Chẳng hạn bộ phận Kinh doanh dịch vụ
cá nhân… thì chỉ biết giới thiệu bán các sản phẩm của bộ phận
- Các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ: mình mà quên khai thác nhu cầu của khách để giới
giống như các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm thiệu các sản phẩm của các bộ phận khác (như thẻ,
tín dụng bán lẻ của Vietcombank Nha Trang chưa tín dụng, bảo hiểm…); và cũng vì áp lực hoàn thành
phong phú đa dạng, chủ yếu tập trung vào các dòng chỉ tiêu được giao (rõ rệt nhất là chỉ tiêu huy động
sản phẩm truyền thống như: cho vay hỗ trợ nhu cầu vốn) mà giữa các phòng ban thuộc Vietcombank
nhà ở, cho vay cầm cố và chiết khấu giấy tờ có giá... Nha Trang hay thậm chí giữa các chi nhánh trong
- Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác: thẻ cùng hệ thống Vietcombank lại tranh giành khách
Vietcombank đã đáp ứng được yêu cầu về tính đa hàng của nhau dẫn đến làm ảnh hưởng đến hình
dạng của sản phẩm, tuy vậy tiện ích thanh toán thẻ ảnh của Vietcombank. Như vậy, vô tình mỗi bộ phận
lại còn hạn chế, hầu như khách hàng mới chỉ sử dụng đều tạo ra những trở ngại làm giảm chất lượng phục
thẻ để rút tiền mặt tại máy ATM và để chuyển khoản vụ khách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả phát triển
trong nội bộ mà chưa sử dụng thẻ như một công cụ hoạt động NHBL của Chi nhánh.
thanh toán thay cho tiền mặt. Dịch vụ ngân hàng Bốn là hoạt động Marketing và chăm sóc khách
điện tử Mobile BankPlus mới chỉ thực hiện chuyển hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp: Mặc dù cơ cấu
khoản được trong cùng hệ thống Vietcombank tổ chức của hệ thống Vietcombank đã hình thành
mà chưa mở rộng ra ngoài hệ thống. Đặc biệt, và nâng cấp Phòng chính sách và sản phẩm NHBL,
Vietcombank còn thiếu sản phẩm cạnh tranh trong Trung tâm hỗ trợ khách hàng qua điện thoại 24/24

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 179


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

và Phòng Quan hệ công chúng nhưng xét trên toàn Vietcombank Nha Trang, nghiên cứu đã đưa ra một
hệ thống, hầu như các chi nhánh chưa có bộ phận số giải pháp để góp phần phát triển dịch vụ NHBL
chuyên trách về marketing và chăm sóc khách hàng. của Vietcombank Nha Trang trong thời gian tới:
Nhìn chung, toàn hệ thống mới chỉ thực hiện chính 3.1. Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ NHBL
sách chăm sóc khách hàng một cách thụ động, các Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ là điểm mạnh
chính sách đều tương tự giống với các chính sách và mũi nhọn để phát triển thành công hoạt động
marketing của các ngân hàng khác nên thiếu tính dịch vụ NHBL. Vì vậy, xây dựng một danh mục sản
chuyên nghiệp. Dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phẩm, dịch vụ đa dạng, đa tiện ích, tiêu chuẩn, chất
hướng tới khách hàng, chưa phân đoạn được đối lượng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm có hàm
tượng khách hàng để đưa ra chính sách phù hợp lượng công nghệ cao và có những đặc điểm hấp
và chưa chuẩn hóa được hình ảnh trong lĩnh vực dẫn so với các sản phẩm trên thị trường là mục tiêu
bán lẻ. Vietcombank Nha Trang cũng không nằm hướng đến của Vietcombank Nha Trang nhằm tạo
ngoài tình hình trên, mặc dù ban lãnh đạo Chi nhánh sự khác biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh của
đã cố gắng tăng cường công tác chăm sóc khách Chi nhánh.
hàng, cụ thể: kể từ năm 2010 Chi nhánh đã có Bộ Đối với hoạt động huy động vốn dân cư: Bổ
phận chăm sóc khách hàng nhưng chỉ là một bộ sung thêm tính năng cho phép khách hàng được
phận nhỏ trực thuộc phòng Quan hệ khách hàng, gửi thêm tiền hoặc rút một phần gốc cho sản phẩm
bộ phận này chỉ gồm 02 cán bộ vừa thực hiện tiết kiệm online “Tiền gửi trực tuyến” để sản phẩm
công tác chuyên môn (cho vay) vừa đảm nhiệm cả tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.
công tác chăm sóc khách hàng. Do vậy, hoạt động Phát triển các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách
Marketing cũng như công tác chăm sóc khách hàng hàng theo phân đoạn thị trường cụ thể. Đặc biệt chú
của Chi nhánh còn manh múng và đặc biệt là thiếu trọng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển dịch vụ, sản
tính chuyên nghiệp. phẩm dành cho nhóm khách hàng có thu nhập cao
Năm là chưa phát huy được hiệu quả của các (VIP customer) với những đặc tính, đặc thù phù
kênh phân phối: Mặc dù Vietcombank đã triển khai hợp với nhu cầu thực hiện các giao dịch tài chính
được các kênh phân phối trực tiếp như chi nhánh, thường xuyên của khách hàng. Cải tiến quy trình
quầy giao dịch, kênh phân phối từ xa như hệ thống thủ tục theo hướng đơn giản, nhanh gọn. Thường
máy ATM, kênh phân phối điện tử, nhưng hiệu quả xuyên tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên cơ
phân phối còn rất thấp. Phương thức giao dịch và sở so sánh về giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng
cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực cáo, mạng lưới ngân hàng... để có thể đưa ra dịch
tiếp tại quầy, trong khi đó trên thực tế kênh cung vụ huy động vốn cạnh tranh nhất.
ứng dịch vụ truyền thống này chưa đáp ứng được Đối với hoạt động tín dụng: Bên cạnh các sản
yêu cầu phục vụ khách hàng cá nhân (mật độ các phẩm dịch vụ cho vay có tài sản đảm bảo, cầm cố,
phòng giao dịch còn mỏng: 06 phòng; tác phong thế chấp như hiện nay, Vietcombank cần mở rộng
phục vụ; cơ sở vật chất...). Kênh ngân hàng điện mạnh sang các sản phẩm khác như: cho vay tín
tử hiện nay ngoài việc cung cấp dịch vụ truy vấn chấp, cho vay tiêu dùng trả góp theo mức lương,
thông tin, khách hàng đã có thể thực hiện được lệnh cho vay cầm cố chứng khoán đang niêm yết, cho
thanh toán chuyển khoản nhưng hiệu quả phân phối vay du lịch, cho vay du học, cho vay chữa bệnh,
qua kênh này vẫn rất thấp, chưa được triển khai đám cưới... nhằm mở rộng đối tượng khách hàng
rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, giao vay và mở rộng qui mô tín dụng tiêu dùng. Cần mở
dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, rộng đối tượng khách hàng của sản phẩm thẻ tín
hình thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng dụng, nới lỏng điều kiện phát hành như giảm tỷ lệ
tài khoản ngân hàng bước đầu đã được triển khai cầm cố, thế chấp, thậm chí mở rộng phát hành thẻ
nhưng phạm vi còn hạn chế (chỉ dành cho các thuê
trên cơ sở tín chấp. Thiết kế xây dựng các quy trình
bao Viettel) nên lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ theo hướng giảm
cũng vẫn còn hạn chế. Mạng lưới máy ATM, máy
thiểu tối đa các thủ tục rườm rà, không cần thiết
POS mới chỉ tập trung ở các thành phố, đô thị thực
nhằm rút gọn thời gian giao dịch của khách hàng.
tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa vào dịch vụ tư vấn
3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại khách hàng bằng cách thành lập đội ngũ “nhân viên
Vietcombank Nha Trang tư vấn tài chính cá nhân” - PFC (Personal Finance
Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt Consultant) để có thể phục vụ khách hàng tại nhà
động dịch vụ NHBL và định hướng phát triển của hoặc các địa chỉ yêu cầu.

180 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Đối với dịch vụ thẻ: Gia tăng tiện ích thanh 3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ
toán, phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Trong điều kiện hiện nay, khi các ngân hàng đều
(Connect 24) như một phương tiện thanh toán, đặc hướng đến mảng kinh doanh dịch vụ NHBL như một
biệt mở rộng thêm các kênh thanh toán, chi tiêu qua hướng đi mới trong việc phát triển kinh doanh, thì
mạng khác (bên cạnh kênh thanh toán mua vé máy chất lượng dịch vụ được đặt ra như một thế mạnh
bay như hiện nay), phục vụ cho các giao dịch thanh cạnh tranh và lợi thế so sánh của mỗi ngân hàng.
toán online, hướng tới các khách hàng trong lĩnh vực Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,
thương mại điện tử, mua bán hàng qua mạng. Mở ngoài việc đảm bảo chất lượng về kỹ thuật công
rộng tiện ích đi kèm cho khách hàng khi sử dụng thẻ nghệ, đa dạng hóa dịch vụ, đào tạo đội ngũ nhân
ATM như dịch vụ cấp hạn mức thấu chi, thanh toán viên chuyên nghiệp, có đủ trình độ kiến thức chuyên
hoá đơn điện nước, hoá đơn dịch vụ viễn thông, phí môn và kỹ năng tốt, Chi nhánh cũng cần: xây dựng
bảo hiểm... Liên kết với các đối tác (Siêu thị, Bảo những tiêu chuẩn về dịch vụ khách hàng bằng cách
hiểm, Viễn thông, Petrolimex...) để đưa ra lưu hành đặt ra những chuẩn mực đối với nhân viên trực tiếp
sản phẩm thẻ liên kết để tận dụng cơ sở khách hàng giao dịch, tư vấn, cung cấp dịch vụ tới khách hàng
và những lợi thế của các tổ chức thương mại lớn để tạo tính chuyên nghiệp, đặc trưng về hình ảnh
trong nước. Tạo giá trị gia tăng cho chủ thẻ tín dụng của ngân hàng trên địa bàn; Xây dựng thêm các
và các đơn vị chấp nhận thẻ để kích thích việc sử kênh giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng
dụng thẻ của khách hàng bằng cách áp dụng các bằng cách thiết lập thêm đường dây nóng, email để
hình thức ưu đãi như tặng quà, khấu trừ cho các chủ nhanh chóng giải đáp các thắc mắc, khiếu nại.
thẻ có giao dịch lớn, giảm phí... Tăng cường quảng 3.3. Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện
bá sản phẩm thẻ Vietcombank ra thị trường. phân phối có hiệu quả
Đối với dịch vụ ngân hàng điện tử: Không Mở rộng kênh phân phối truyền thống bằng
ngừng cải tiến, nâng cấp tính năng ưu việt của các cách phát triển mạng lưới phòng giao dịch ra các
dịch vụ Internet banking, Home banking, Phone huyện, thị xã lân cận, hoặc là các địa điểm có mức
banking, đảm bảo an toàn cho khách hàng và ngân sống cao, dân cư đông đúc, trước mắt Vietcombank
hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Nha Trang nên mở rộng thêm các phòng giao dịch
Cung cấp đầy đủ các sản phẩm ngân hàng điện tử tại Diên Khánh, Vạn Ninh... Thực hiện khảo sát,
với các tiện ích gia tăng như: gia tăng tiện ích thanh đánh giá các địa điểm đặt máy ATM/POS một cách
toán qua mạng internet như trả nợ vay, gửi thêm và toàn diện để nâng cao hiệu quả khai thác và đáp
rút một phần gốc tiết kiệm. Mở rộng sản phẩm thanh ứng đầy đủ nhu cầu của số đông khách hàng. Phát
toán Mobile BankPlus thông qua kênh điện thoại di triển kênh phân phối ngân hàng điện tử, đặc biệt
động cho các mạng MobiFone và VinaPhone... là kênh cung cấp dịch vụ qua điện thoại di động vì
Đối với dịch vụ kiều hối: Có chính sách ưu trong tương lai đây sẽ là mô hình phổ biến nhất với
đãi về phí dịch vụ hoặc tặng quà cho đối tượng là chi phí rất thấp mà lại tiện lợi cho cả khách hàng và
khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng, khách hàng ngân hàng. Mở rộng kênh phân phối qua các đại lý
truyền thống, các khách hàng thường xuyên giao (các hãng bảo hiểm, các siêu thị - trung tâm mua
dịch với số lượng tiền lớn. Áp dụng chế độ tỷ giá sắm lớn, các khu vui chơi - giải trí, các điểm du lịch -
linh hoạt và phí chuyển tiền phù hợp nhằm thu đổi nhà hàng - khách sạn, các trường đại học để chính
được lượng ngoại tệ rất lớn từ dịch vụ này. Trong các đơn vị này trở thành là nhà các nhà phân phối
các mùa cao điểm vào dịp Noel, Tết Nguyên đán… dịch vụ cho Chi nhánh.
nên tăng thêm thời gian phục vụ nhằm đáp ứng kịp 3.4. Tăng cường hoạt động Marketing và chăm sóc
thời nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, cần nhanh khách hàng
chóng triển khai dịch vụ trả tiền kiều hối tại nhà để Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng
nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này. của Vietcombank Nha Trang nằm trong chính sách
Các dịch vụ khác: Bên cạnh việc phát triển các chung của Vietcombank nhưng Chi nhánh cũng cần
dịch vụ truyền thống, Vietcombank cũng cần triển có những điểm khác biệt nhằm phù hợp với địa bàn
khai cung cấp thêm các dịch vụ mới, nhằm hướng Khánh Hòa. Trước mắt, Chi nhánh cần nâng cấp bộ
tới đối tượng khách hàng hiện đại, năng động, đáp phận Chăm sóc khách hàng (hiện đang nằm trực
ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng như thuộc phòng Quan hệ khách hàng thành “Tổ/ Phòng
dịch vụ uỷ thác đầu tư dành cho khách hàng cá Marketing & Chăm sóc khách hàng” riêng biệt. Kế
nhân, dịch vụ quản lý kế hoạch hưu trí, dịch vụ bảo đến Chi nhánh thực hiện một số biện pháp cụ thể
quản tài sản và cho thuê két sắt… như sau:

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 181


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Đối với hoạt động Marketing: Phải có chương khách hàng cá nhân bằng dấu vân tay thay thế cho
trình phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh hệ thống định danh bằng chữ ký như hiện nay, vốn
với mục đích nắm được những thông tin của khách còn nhiều bất cập và tồn tại gây khó khăn cho khách
hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa hàng cũng như đội ngũ cán bộ tác nghiệp khi khách
ra những quyết sách kịp thời, các chính sách tăng hàng thay đổi nhiều chữ ký, hoặc khi khách hàng
cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách không thể viết và ký tên được, hoặc các cán bộ tác
hàng, phát triển sản phẩm. Đẩy mạnh tuyên truyền, nghiệp khó nhận biết được chữ ký giả mạo, gây ra
quảng cáo rộng rãi về các sản phẩm dịch vụ ngân nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
hàng thông qua các phương tiện thông tin đại Đề ra các chương trình khen thưởng cho các sáng
chúng, thư ngỏ, các pano quảng cáo hoặc tờ rơi, kiến, các phần mềm tin học sáng tạo góp phần vào
website, hoặc tham gia các chương trình văn hoá, việc phát triển công nghệ để khuyến khích cán bộ
thể thao, ủng hộ các quỹ từ thiện và các hoạt động IT viết các chương trình phục vụ cho quản trị điều
nhân đạo tại địa phương... hành, các tiện ích phục vụ tác nghiệp cho các phòng
Đối với hoạt động chăm sóc khách ban của Chi nhánh.
hàng: Áp dụng chính sách phân đoạn thị trường,
phân đoạn khách hàng để có chính sách chăm sóc IV. KẾT LUẬN
khách hàng cho phù hợp. Tổ chức thêm bộ phận lễ Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được thực
tân hướng dẫn khách hàng. Thành lập thêm phòng trạng phát triển hoạt động NHBL cũng như đã đánh
khách hàng VIP. Thường xuyên tổ chức thăm dò giá được những thành công và hạn chế trong hoạt
ý kiến khách hàng qua các hình thức trả lời bảng động NHBL của Vietcombank Nha Trang trong giai
hỏi, tiếp xúc trực tiếp... Thực hiện các chương trình đoạn từ 2009 đến 2011 về qui mô, sản phẩm, công
chăm sóc khách hàng đều đặn theo các hình thức tác Marketing… Trên cơ sở đó nghiên cứu bước
như: gửi thiệp chúc mừng, quà tặng, hoa, phiếu đầu đưa ra hệ thống các giải pháp như: đa dạng
mua hàng, phiếu siêu thị... vào các dịp lễ Tết dương hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,
lịch và âm lịch, Noel, ngày kỷ niệm dành cho khách kênh phân phối, tăng cường hoạt động Marketing
hàng nữ (8/3, 20/10), ngày sinh nhật khách hàng... và chăm sóc khách hàng cũng như giải pháp về hệ
Xây dựng “Văn hoá Vietcombank” giúp tạo hình ảnh thống công nghệ … nhằm phát triển dịch vụ NHBL
đẹp, chuẩn mực của con người Vietcombank trong của Vietcombank Nha Trang trong thời gian tới.
mắt khách hàng. Ngoài ra, theo người nghiên cứu, để có thể phát
3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin triển hoạt động NHBL một cách hiệu quả nhất,
Chủ động xây dựng hệ thống quản lý quan Vietcombank Nha Trang cần phải tiến hành thực
hệ khách hàng (CRM - Customer relationship hiện đồng bộ các giải pháp trên, trong đó cần chú
management) để giúp ngân hàng tiếp cận và giao trọng nhiều đến các nhóm giải pháp về đa dạng hoá
tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và nhóm
quả. Nhanh chóng xây dựng phần mềm định danh giải pháp về marketing chăm sóc khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hoà (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết năm.
2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Nha Trang (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm.
3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên hàng năm.
4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Tháng 09/2009), Sổ tay sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
5. Nguyễn Thu Trang (2012), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương
Chi nhánh Nha Trang - Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
6. Lê Hoàng Nga - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010 - 2015.
7. Vũ Minh Tuấn (2010), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Phòng -
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

182 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

ỨNG DỤNG QUY PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT (GAP) CÁ RÔ PHI ĐỎ
(Oreochromis sp.) THEO HÌNH THỨC NUÔI BÁN THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT TẠI ĐÀ NẴNG

APPLICATION OF GOOD AQUACULTURE PRACTICES FOR RED TILAPIA


(Oreochromis sp.) SEMI-INTENSIVE CULTURE IN EARTHERN PONDS IN DANANG

Đặng Thị Thu Trang1


Ngày nhận bài: 18/05/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và
phát triển bền vững nghề nuôi. Ứng dụng mô hình GAP trong nuôi bán thâm canh cá rô phi đỏ được thực hiện trong năm
2010 - 2011 tại thành phố Đà Nẵng. Tiến hành áp dụng và so sánh hiệu quả của việc áp dụng Quy phạm thực hành nuôi
tốt (GAP) và không áp dụng GAP trên 3 ao đất với diện tích 2000m2/ao. Bước đầu áp dụng mô hình GAP trong nuôi thâm
canh cá rô phi đỏ đã thu được một số kết quả khả quan, các yếu tố đầu vào và đầu ra được quản lý một cách chặt chẽ trong
suốt quá trình nuôi, sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, không nhiễm mầm bệnh, môi trường ao nuôi được quản lý tốt và
bền vững. Sau 6 tháng nuôi, cá nuôi theo mô hình GAP đạt khối lượng cao hơn (505 so với 386g/con), hệ số FCR thấp hơn
(1,65 so với 1,91), tỷ lệ sống cao hơn (73 so với 64%), năng suất bình quân cao hơn (2203 và 1283 kg/100 m2/vụ), lợi nhuận
bình quân cao hơn (1,601 so với 0,313 triệu đồng/100m2/vụ) so với mô hình nuôi không áp dụng GAP (P < 0,05). Nghiên
cứu cũng đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng rộng rãi quy phạm GAP trong nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.
Từ khóa: cá rô phi đỏ, Oreochromis, quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP)
ABSTRACT
The application of Good Aquaculture Practices (GAP) plays an important role in improving seafood quality and
developing aquaculture industry sustainably. Application of Good Aquaculture Practices in red tilapia semi-intensive
ulture was carried out between 2010 and 2011 in Danang city. In this study, technical, economic and environmental
efficiency between the two red tilapia culture models (GAP and non-GAP application) was compared in the three earthern
ponds (2000 m2/pond). The application of Good Aquaculture Practices in red tilapia semi-intensice culture has achieved
satisfactory results. The input and output factors were closely managed during the cultured period. This cultured model
produce not only high quality tilapia products but also a good and sustainable cultured environment. After 6 months of
culture, the red tilapia cultured by GAP model obtained a higher body weight (505 compared with 386 g/con), lower food
conversion ratio (1.65 compared with 1.91), higher survival rate (73 as opposed to 64%), higher average yield (2203
compared with 1283 kg/100 m2/crop), and higher average profits (1.601 as opposed to 0.313 million VND/100m2/crop) in
comparision with those of the non-GAP model (P < 0.05). The study also put forward the necessity for application of the
Good Aquaculture Practices in red tilapia culture in our country.
Key words: red tilapia, oreochromis, good aquaculture practice

I. ĐẶT VẤN ĐỀ phương trên cả nước [12]. Với ưu điểm là màu sắc
Được nhập vào nước ta từ năm 1985, cá rô phi đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, thích
đỏ (Oreochromis sp.) hay còn gọi là cá điêu hồng là ứng tốt với môi trường, cá rô phi đỏ được thị trường
loài cá được nuôi khá phổ biến hiện nay ở nhiều địa trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Cá rô phi được

1
Đặng Thị Thu Trang: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2008 - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 183


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

nuôi phổ biến nhất chỉ sau cá chép và chúng được 2. Áp dụng quy phạm thức hành nuôi tốt
xác định là đối tượng cải thiện dinh dưỡng cũng như Trong nghiên cứu này, quy phạm thực hành
xóa đói giảm nghèo [20]. Theo chủ trương chung nuôi tốt (GAP) được áp dụng trong suốt quá trình
của ngành Thủy sản, cá rô phi được xác định là đối nuôi bao gồm: (1) - Lựa chọn và xây dựng hệ thống
tượng tiêu dùng quan trọng trong nước và hướng nuôi; (2) - Thiết kế và xây dựng trại; (3) - Quản lý
đến mục tiêu xuất khẩu tương tự như cá da trơn môi trường nước trong ao nuôi; (4) - Quản lý sức
và tôm he [4] do kỹ thuật nuôi đơn giản, tận dụng khỏe cá giống trước khi đưa vào ao nuôi; (5) - Quản
tốt diện tích mặt nước và lao động nông nhàn tại lý thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học;
địa phương. (6) - Quản lý sức khỏe cá nuôi; (7) - Bảo đảm vệ
Tuy nhiên, do những lo ngại hiện nay về chất sinh an toàn thực phẩm; (8) - Xây dựng và vận hành
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu ao nuôi một cách có trách nhiệm xã hội [1, 2]. Trên
dùng trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến cơ sở các tiêu chí này tiến hành xây dựng các biểu
chất lượng sản phẩm, trong đó có các mặt hàng mẫu để tiến hành áp dụng trên thực tế.
thủy sản. Vì lẽ đó, các tiêu chuẩn và quy phạm về Ao lựa chọn để áp dụng quy phạm thực hành
nuôi trồng thủy sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ nuôi tốt cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về
đã được nhiều tổ chức, các nhà phân phối và nhập hình thức nuôi, độ sâu, nguồn nước, cấp/thoát
khẩu và người tiêu dùng hết sức quan tâm. Trên cơ nước, kết cấu đáy và bờ ao, nhà vệ sinh, kho chứa
sở bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC) vật tư, văn phòng và nhà ở, giao thông và hệ thống
[18] các bộ tiêu chuẩn khác lần lượt ra đời như quy điện [1, 2]. Với các ao không tiến hành áp dụng quy
phạm thực thành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP), phạm thực hành nuôi tốt cần đảm bảo các điều kiện
thực hành quản lý tốt hơn (BMP), quy tắc thực hành tương đồng với ao được áp dụng GAP.
nuôi tôm (CoP), quy phạm thực hành nuôi thủy sản
tốt nhất (BAP),... [8, 10, 17, 19, 21]. Chúng đã và 3. Phương pháp kiểm tra và đánh giá
đang trở thành những tiêu chuẩn bắt buộc đối với Các phương pháp lấy mẫu kiểm tra đầu vào,
việc nhập khẩu các mặt hàng thủy sản vào các thị quá trình nuôi và đầu ra sản phẩm theo quy phạm
trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản,... thực hành nuôi tốt [1, 2]. Trên cơ sở phân tích các
Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt mối nguy có thể có trong toàn bộ quá trình nuôi tiến
(GAP) là bộ 8 quy tắc thực hành nhằm sản xuất ra hành thu mẫu vào những thời điểm có độ rủi ro cao
các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, thân thiện nhất. Các loại mẫu được thu để kiểm tra bao gồm:
với môi trường, giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo Mẫu cá nuôi, môi trường nước, tác nhân gây bệnh
vệ sinh an toàn thực phẩm [16, 22]. Đây cũng chính (tháng/lần), mẫu thức ăn, thuốc và hóa chất, chế
là hướng đi lâu dài mà ngành Thủy sản nước ta phẩm vi sinh, chất lượng cá (15 ngày trước khi thu
cần hướng tới nhằm phát triển bền vững cũng như hoạch) [13]. Tùy theo mẫu có thể tiến hành phân
hướng đến các thị trường xuất khẩu khó tính như tích tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm.
Châu Âu, Mỹ và Nhật [23]. Tuy nhiên, hiện nay, các Kết quả phân tích sau đó được đối chiếu với các tiêu
nghiên cứu và áp dụng về GAP mới chỉ bước đầu chuẩn ngành được quy định bởi các cơ quan chức
trên một số đối tượng như tôm he, cá tra [11, 14, năng [3, 5, 15].
16]. Các nghiên cứu trên cá rô phi, đặc biệt là cá Đánh giá tốc độ tăng trưởng: Định kỳ 15 ngày/lần
rô phi đỏ vẫn chưa được đề cập. Nghiên cứu được thu ngẫu nhiên 30 con cá xác định khối lượng thân
thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng cá (g/con). Tỷ lệ sống của cá được xác định bằng
GAP cho nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta. số cá thu được trên tổng số cá thả ban đầu (%). Các
yếu tố môi trường nước được kiểm tra hằng ngày
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(nhiệt độ) hay định kỳ 1 tuần/lần (NH3, H2S, BOD5,
1. Thời gian và đối tượng nghiên cứu coliforms, oxy hòa tan, kim loại nặng và thuốc trừ
Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 - sâu) bằng các phương pháp thông dụng, hiện hành
2011 tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Trên cơ sở diện [3, 5, 15]. Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR được tính
tích nuôi 20 ha, tiến hành áp dụng Quy phạm thực bằng tổng khối lượng thức ăn sử dụng chia cho tổng
hành nuôi tốt (GAP) trên 3 ao (2000 m2/ao) và so khối lượng cá tăng lên.
sánh với 3 ao nuôi theo mô hình nuôi truyền thống Phương pháp đánh giá hiệu quả của mô hình
(2000m2/ao). Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được nuôi: Các yếu tố đầu vào bao gồm con giống, chi phí
nuôi theo hình thức bán thâm canh với mật độ nuôi thức ăn, chi phí cải tạo ao, chi phí bón vôi, chi phí
là 4 con/m2. nhân công. Các yếu tố đầu ra bao gồm cá rô phi đỏ

184 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thương phẩm và các sản phẩm phụ khác. Hiệu quả trên cá rô phi [7, 9]. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng
kinh tế hay lợi nhuận của mô hình bằng tổng doanh cho thấy, cá bị nhiễm trùng bánh xe và sán lá đơn
thu trừ tổng chi phí sản xuất. Tác động môi trường chủ 16 móc, tuy nhiên, với tỷ lệ cảm nhiễm và cường
được đánh giá dựa vào tổng lượng nitơ thải ra môi độ cảm nhiễm rất thấp so với khuyến cáo (4% và
trường giữa hai mô hình nuôi (Nitơ đầu vào - nitơ 2 - 8 con/lam) [9].
đầu ra, với nitơ đầu vào bao gồm thức ăn, phân bón 1.3. Kết quả kiểm tra thức ăn, thuốc và hóa chất
và chế phẩm sinh học; và nitơ đầu ra là cá thương Kết quả kiểm soát thức ăn và các chất bổ sung
phẩm thu được). không phát hiện các chất cấm trong thức ăn theo
quy định. Tương tự, kết quả kiểm soát thuốc thú y,
4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
chất xử lý và cải tạo môi trường không phát hiện
Các số liệu sau khi thu thập được phân tích và
thấy các chất cấm theo quy định [1, 2].
xử lý trên phần mềm Micosoft Excel 2003. Phương
1.4. Kết quả kiểm soát các yếu tố môi trường
pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way
Kết quả kiểm tra các yếu tố môi trường cho
ANOVA) được sử dụng để so sánh sự khác biệt
thấy: pH 5,8 - 7,2, nhiệt độ 26 - 310C, oxy hòa tan
thống kê về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức
5,17 ± 0,86mg/L; H2S < 0,01; NH3 < 0,01; BOD5 4,5 -
với mức ý nghĩa p < 0,05. Các số liệu được trình bày
14,1; vi khuẩn 2,0 x 103 - 3,0 x 103 MPN/100 ml. Như
dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn.
vậy, các yếu tố môi trường này đều nằm trong phạm
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN vi cho phép theo quy định và phù hợp với nuôi cá
rô phi đỏ [5]. Đồng thời, kết quả kiểm tra chất lượng
1. Kết quả kiểm soát các yếu tố đầu vào nước thải cũng cho thấy các chỉ tiêu về pH, oxy hòa
1.1. Nguồn nước cấp tan, BOD5, H2S, NH3, vi khuẩn đều nằm dưới giới
Nguồn nước đưa vào đáp ứng được các tiêu hạn cho phép theo quy định [4].
chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản 1.5. Kết quả kiểm tra tốc độ tăng trưởng
theo tiêu chuẩn GAP [1, 2]: pH 5,9 - 7,5; oxy hòa
tan 3,4 - 6,6mg O2/L; H2S 0,001 - 0,002mg/L; kim
loại nặng và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc Clo hữu cơ đều thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép từ 10 - 100 lần. Hàm lượng thủy ngân
trong khoảng 0,0001 - 0,0005mg/l so với giới hạn
cho phép là < 0,002mg/l; hàm lượng chì (Pb) nằm
trong khoảng 1,8.10-3 - 3,5.10-3mg/l so với giới hạn
cho phép là 0,02mg/l; hàm lượng Cadimi (Cd) nằm
trong khoảng 1,3.10-4 - 1,8.10-3mg/l so với giới hạn
cho phép là < 10-3mg/l. Các chỉ tiêu này là hoàn toàn Hình 1. Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ theo
thích hợp cho nuôi cá rô phi đỏ [5, 6]. Điều này cho 2 mô hình nuôi

thấy việc quy hoạch vùng nuôi cũng như địa điểm Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng theo hình
chọn triển khai đề tài là tương đối tốt. thức nuôi GAP và không áp dụng GAP (truyền thống)
1.2. Kết quả kiểm soát con giống cho thấy, nửa đầu của chu kỳ nuôi, khối lượng trung
Cá hương được ương 30 ngày để đạt kích bình của cá rô phỉ đỏ ở cả hai mô hình nuôi không
thước cá giống có chiều dài 5 - 7cm, khối lượng có sự khác biệt. Sau 90 ngày nuôi, cá đạt khối
6,25 g/con. Cá được thả nuôi với mật độ 4 con/m2. lượng trung bình lần lượt là 122,75 ± 15,18 g/con
Đối chiếu với quy định, kích thước cá thả là cao hơn và 101,4 ± 12,52g/con. Tuy nhiên, từ ngày thứ
so với tiêu chuẩn quy định: Cá rô phi đạt 25 - 30 105 trở đi, sinh trưởng theo khối lượng của cá rô
ngày tuổi, chiều 3 - 4cm và khối lượng 2 - 3g [15]. phi đỏ nuôi theo mô hình nuôi GAP đạt được cao
Sau khi cá giống được kiểm tra cảm quan. Kết quả hơn đáng kể so với mô hình không áp dụng GAP
kiểm tra ngẫu nhiên mẫu cá giống (75 con) trước khi (P < 0,05). Sau 180 ngày nuôi, khối lượng cá đạt
thả cho thấy cá không bị nhiễm các bệnh vi khuẩn được ở mô hình GAP là 505,21 ± 75,23g/con
(Aeromonas sp., Edwardsiella tarda và Pseudomonas trong khi ở mô hình không áp dụng GAP là
sp.) và nấm (Achylia và Saprolegnia). Đây đều là 386,67g ± 36,13g/con. Kết quả này là khá tốt so với
những tác nhân gây bệnh phổ biến và nguy hiểm các nghiên cứu tương tự ở Thái Lan, khối lượng cá

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 185


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

đạt được sau 180 ngày nuôi dao động 360 - 680 g/con tỷ lệ nhiễm rất thấp < 20% trong khi theo tiêu
[22]. Việc áp dụng mô hình GAP yêu cầu phải kiểm chuẩn cho phép là 10 - 53% [9]. Kết quả kiểm
soát nghiêm ngặt các yếu tố đầu vào và đầu ra, định tra bệnh ký sinh trùng cho thấy cá bị nhiễm trùng
kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, khả năng bắt mồi, bánh xe và sán lá đơn chủ 16 móc nhưng với tỷ
tình trạng sức khỏe của cá,... để có các biện pháp lệ cảm nhiễm rất thấp và thấp hơn nhiều so với
điều chỉnh kịp thời. Do đó, tốc độ sinh trưởng của cá quy định trang quy phạm GAP [1]. Tuy nhiên,
đạt được của mô hình này cao hơn so với mô hình để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá rô
nuôi không áp dụng GAP. phi đỏ, toàn bộ cá được tắm với KMnO4 với hàm
1.6. Kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh lượng 4g/m3 nước. Xử lý lặp lại sau 3 ngày, định
Kết quả kiểm tra tác nhân gây bệnh định kỳ kỳ tắm cá 1 tuần, 2 tuần/lần tùy thuộc vào tình
cho thấy, không phát hiện các tác nhân gây bệnh trạng sức khỏe của cá.
phổ biến trên cá rô phi là nấm và vi khuẩn. Tuy 1.7. Kết quả kiểm tra tỷ lệ sống, hệ số FCR và năng
nhiên, cá có nhiễm Pseudomonas sp. nhưng với suất cá nuôi:
Bảng 1. Tỷ lệ sống, FCR và năng suất giữa 2 mô hình GAP và truyền thống
Chỉ tiêu GAP Không áp dụng GAP

Tỷ lệ sống (%) 73,0 ± 9,0a


64,0 ± 13,0b
FCR 1,65 ± 0,09a 1,91 ± 0,11b
Năng suất trung bình (kg/100 m2/vụ) 2203,3 ± 141,2a 1283,7 ± 182,1b

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá rô phi đỏ nuôi truyền thống (1.283kg cá) (P < 0,05).
theo mô hình GAP cho tỷ lệ sống (73%) cao hơn so
2. Kết quả kiểm soát đầu ra
với mô hình không áp dụng GAP (64%) (P < 0,05).
2.1. Kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Tương tự, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu an toàn vệ sinh
phi đỏ ở mô hình nuôi GAP (1,65) cũng thấp hơn so thực phẩm của cá trước khi thu hoạch 15 ngày
với mô hình không áp dụng GAP (1,91) (P < 0,05). cho thấy cá không chứa các chất kháng sinh
Tỷ lệ sống cao hơn và hệ số FCR thấp hơn dẫn (Chloramphenicol, Nitrofuran), vi khuẩn gây hại cho
tới năng suất trung bình của ao nuôi cá rô phi đỏ người (Salmonella, E.coli, Coliforms) theo quy định
theo GAP (2.203,3kg cá) cao hơn gấp 1,72 lần so của Bộ Y tế (1998) [5].
với năng suất trung bình của ao nuôi theo mô hình 2.2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế

Bảng 2. Tổng chi, tổng thu và lợi nhuận giữa hai mô hình nuôi cá rô phi đỏ
Đơn vị tính: triệu đồng/100m2/vụ

Chỉ tiêu GAP Không áp dụng GAP

Tổng thu trung bình 3,89 ± 0,31a 1,91 ± 0,30b


Tổng chi trung bình 2,29 ± 0,16a 1,59 ± 0,24b
Lợi nhuận trung bình 1,60 ± 0,23a 0,31 ± 0,10b

Lợi nhuận trung bình của 3 ao áp dụng mô hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo vệ môi
hình GAP đạt 1,60 ± 0,23 triệu đồng/100m2/vụ trường và phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi
cao hơn so với mô hình truyền thống (0,31 triệu ở nước ta.
đồng/100m2/vụ) (P < 0,05). Như vậy, việc áp dụng 2.3. Đánh giá tác động môi trường
mô hình nuôi GAP đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi Nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi cá rô phi đỏ
mà năng suất đạt được cao hơn 1,72 lần và lợi bán thâm canh theo GAP chủ yếu là nguồn dinh
nhuận cao hơn 5 lần so với mô hình nuôi không áp dưỡng bổ sung trong khi lượng thức ăn tự nhiên là
dụng GAP. Nhưng quan trọng hơn, việc áp dụng rất ít. Do đó, trong trường hợp quản lý thức ăn không
nuôi GAP còn cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tốt có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường.

186 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Bảng 3. Hàm lượng nitơ đầu vào và đầu ra theo hai mô hình nuôi
Nitơ tổng số theo mô hình Nitơ tổng số theo mô hình không áp dụng
Các thông số GAP GAP
(kg/100m2/vụ) (kg/100m2/vụ)

Đầu vào TB 4,23 2,97


Thức ăn (TB) 3,45 2,19
Phân bón (TB) 0,03 0,03
Tổng lượng cá giống 0,75 0,75
Đầu ra (TB) 2,81 1,49
Lượng nitơ thải ra 1,43 a
1,68a

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác Sau 6 tháng nuôi, cá nuôi theo mô hình GAP
biệt về hàm lượng nitơ thải ra môi trường giữa hai đạt khối lượng cao hơn (505 so với 386g/con), hệ số
mô hình nuôi theo GAP (1,43kg/100m2/vụ) và mô FCR thấp hơn (1,65 so với 1,91), tỷ lệ sống cao hơn
hình không áp dụng GAP (1,48kg/100m2/vụ). Do cá (73% so với 64%), năng suất bình quân cao hơn
rô phi đỏ là loài ăn tạp nên lượng nitơ đi vào cơ thể (2.203 và 1.283 kg/100m2/vụ), lợi nhuận bình quân
cá chiếm tỷ lệ khá cao đạt 50 - 65% tổng lượng nitơ cao hơn (1,60 so với 0,31 triệu đồng/100m2/vụ) so
giữa hai mô hình nuôi. với mô hình nuôi không áp dụng quy phạm GAP.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2. Kiến nghị
1. Kết luận Cần triển khai nghiên cứu trong khoảng thời
Bước đầu áp dụng mô hình GAP trong nuôi gian dài hơn, với quy mô lớn hoăn nhằm xây dựng
thâm canh cá rô phi đỏ đã thu được một số kết bộ tiêu chuẩn GAP cho nuôi cá rô phi đỏ và áp dụng
quả khả quan, các yếu tố đầu vào và đầu ra được rộng rãi tại nhiều vùng nuôi trên cả nước.
quản lý một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi. Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhà nghiên
Sản phẩm tạo ra có chất lượng, không nhiễm mầm cứu, cán bộ khuyến nông khuyến ngư và nông dân
bệnh, môi trường ao nuôi được quản lý tốt và góp trong việc triển khai áp dụng mô hình GAP trong
phần phát triển bền vững nghề nuôi. nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011a. Quyết định số 1217/QĐ-BNN-TCTS ngày 17 tháng 7 năm 2011 về việc Ban
hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân
trắng (P. vannamei). Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011b. Bộ tiêu chí đánh giá VietGAP Ban hành kèm theo Quyết định số
1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 5 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009a. Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất giống,
kinh doanh thủy sản. Hà Nội.
4. Bộ Thủy sản, 2006a. Quy hoạch tổng thể và phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội.
5. Bộ Thủy sản, 2006c. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc Quy định giá trị giới hạn cho phép về
nồng độ các chất ô nhiễm trong vùng nước ngọt nuôi thủy sản. Hà Nội.
6. Bộ Thủy sản, 2006d. Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Viện Quản lý Thủy sản,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Thái Bình Dương, Trường Đại học
Cần Thơ, Quỹ Quốc tế và Bảo vệ thiên nhiên, 250 trang.
7. Bộ Y tế, 1998. Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành các quy định về an toàn vệ
sinh thực phẩm thủy sản. Hà Nội.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 187


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

8. Nguyễn Tử Cương, 2006. Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua việc áp dụng GAP và CoC.
9. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2006. Bệnh học Thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Hà Nội.
10. NACA, 2008. Đẩy mạnh Thực hành quản lý tốt hơn (BMP), Thực hành nuôi tốt (GAP) và Thực hành nuôi có trách nhiệm
(CoC) đối với các mô hình nuôi. Báo cáo của tư vấn khu vực cho hoạt động số 3.5.5/2007 của Hợp phần Hỗ trợ phát triển
nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA), Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản Pha II (FSPS II). 79 trang.
11. NAFIQAVED, 2006. Dự thảo Quy chuẩn thực hành nuôi tốt (GAP) và nuôi có trách nhiệm (CoC) tôm sú thâm canh, bán
thâm canh. (Good Aquaculture Practices and Code of Conduct for Responsible Aquaculture for Intensive and Semi-intensive
Farming of Penaeus monodon.
12. Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, 2009. Kỹ thuật nuôi cá rô phi đỏ. Bản tin Khoa học và Công nghệ phục vụ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
13. Thủ tướng chính phủ, 2006. Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng
hóa phải kiểm tra về chất lượng.
14. Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009. GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng
thực hiện, 20 trang, Hà Nội.
15. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN134:1998. Cá nước ngọt, cá giống và các yêu cầu kỹ thuật.
16. Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng 6, 2007. Ứng dụng Qui phạm thực hành nuôi tốt (GAP) trong
nuôi cá tra trong ao tại tỉnh Hậu Giang. Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Cục quản lý Chất lượng, An toàn
vệ sinh và Thú y thuỷ sản, Việt Nam.
Tiếng Anh
17. Boyd, C.E., C. Lim, J. Queiroz, K. Salie, L. de Wet, A. McNevin. 2008. Best Management Practices for Responsible
Aquaculture. ACRSP, Oregon State University, Corvallis, Oregon. 47pp.
18. FAO, 1995. Code of Conduct for Responsible Fisheries. Rome. 41 pages.
19. FAO, 2004. Report of the National Workshop on the Code of Conduct for Responsible Fisheries and its Practical Application
to Coastal Aquaculture Development in Viet Nam. FAO/Fish Code Review. No. 12. FAO, Rome. 61 pages.
20. Fitzsimmons, K., 2002. US & International Trade in Tilapia products: 2003 and Beyond. In: International West Coast
Seafood Show. Los Angeles, California. American Tilapia Association. USA.
21. Jory, D. E., 2011. Best Aquaculture Practices Standards for the Tilapia Industry: Certification for Greater Sustainability.
Global Aquaculture Alliance St. Louis, Missouri USA. Ninth International Symposium On Tilapia In Aquaculture. Shanghai
– China April, 2011.
22. Ministry of Agriculture and Cooperatives, 2004. Good Aquaculture Practices for tilapia – Thai Agriculture Standard TAS
7405-2004. National Bureau of Agricultural Commodity and Food Standards, 23 pages.
23. Nguyen Van Trong, 2003. Vietnam - working toward the production of safe and high quality aquaculture foods. Research
Institute for Aquaculture No. 2, Vietnam.

188 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NHA TRANG

CREDIT RISK MANAGEMENT IMPROVEMENT AT


VIETCOMBANK - NHA TRANG BRANCH

Trần Đình Trung1, Phan Thị Dung2


Ngày nhận bài: 13/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 30/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một ngân hàng thương mại (NHTM) đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và
vững mạnh. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện cam kết quốc tế theo lộ trình hội nhập, các NHTM Việt Nam buộc phải hoạt
động theo nguyên tắc thị trường và minh bạch hơn trong điều kiện cạnh tranh trực tiếp với các NHTM nước ngoài có trình
độ công nghệ hiện đại và năng lực tài chính vượt trội. Do vậy để đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy thành thức
đòi hỏi các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng phải tiếp tục thực hiện chương trình tái cơ cấu về tổ chức và hoạt
động, hướng ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và bền vững. Muốn vậy, điều quan trọng là phải đánh giá được điểm
mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nghiên cứu áp dụng các mô hình quản trị rủi ro của NHTM
hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế, không ngừng nâng cao năng lực quản trị rủi ro của chính mình, bảo đảm hoạt động
ngân hàng an toàn và lành mạnh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi
ro tín dụng tại Vietcombank Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi
to tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang.
Từ khóa: rủi ro, tín dụng, quản trị, vietcombank
ABSTRACT
With the aim to develop a model of a commercial bank to meet international standard which is modern, sustainable.
Especially, because of global integration, the competitiveness in banking system is drastic and complicated. Therefore, be
sustainable in business, all commercial banks in general and Vietcombank in particular should restructure the organization
and be safe in all activities. So the most importance is that we have to evaluate strengths, weaknesses in credit risk
management to manage effectively all of them. This research aims to evaluate the current situation of credit risk
management at Vietcombank Nha Trang and to propose some suggested solutions in order to improve it in the best way.
Keywords: credit, risk, management, vietcombank

I. ĐẶT VẤN ĐỀ dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60%-70% tài sản
Thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam có, thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%.
trong hơn 20 năm đổi mới đã cho chúng ta thấy Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng tế, các ngân hàng thương mại tại thành phố Nha
thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó Trang cũng đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn mới.
đòi, điển hình như: việc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một
dụng, ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) trong những các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp
của những năm trước năm 2005. Thêm vào đó, nhìn và có độ rủi ro cao, vì vậy vấn đề quản lý rủi ro tín
vào kết cấu tài sản của các NHTM Việt Nam chúng dụng là một vấn đề được các NHTM Việt Nam quan
ta nhận thấy: tài sản sinh lời là các khoản cấp tín tâm hàng đầu. Do đó, rủi ro tín dụng luôn mang tính

1
Trần Đình Trung: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán Tài chính - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 189


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thời sự và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín chung trên địa bàn thành phố Nha Trang.
dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân Để đánh giá rủi ro tín dụng tác giả sử dụng các
hàng thương mại chỉ tiêu như: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên
Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tổng dư nợ, nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng
rủi ro trong hoạt động tín dụng và đề xuất giải pháp dư nợ, nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn
nhằm hạn chế rủi ro, để đánh giá một cách thấu hạn và thanh toán nhanh, hệ số thanh toán dài hạn,
đáo hơn về bản chất của lĩnh vực tín dụng từ đó có nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, tài sản bảo đảm…
những nhận xét chính xác về những ưu điểm cũng với tên gọi các chỉ tiêu phần nào đã nói lên ý nghĩa
như khiếm khuyết từ chính những cán bộ đang làm của các chỉ tiêu này.
công tác tín dụng. Dựa vào các số liệu thực tế tổng hợp được, kết
Từ đó, mỗi cán bộ tín dụng cần trau dồi đạo đức quả điều tra khảo sát và các ý kiến nhận định của
nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, nâng các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương
cao năng lực và lòng đam mê nghề nghiệp. Nhằm pháp lý thuyết thống kê, đối chiếu, so sánh để phân
khắc phục những cái chưa hoàn thiện, bổ sung tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của
những điểm còn khiếm khuyết… để hoàn thành tốt Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang, tìm hiểu các
công việc của chính bản thân mình. Về phía mỗi nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải
NHTM sẽ có cách nhìn nhận những nguyên nhân pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín
đã xảy ra cũng như còn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
dụng của ngân hàng mình, nhằm có những chính
sách, biện pháp chẫn chỉnh kịp thời và khắc phục III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
những rủi ro đã xảy ra một cách tốt nhất. Trong những năm qua hoạt động ngân hàng
của Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang đã có
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nhiều khởi sắc trong đó có sự đóng góp của công
tác tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu
1. Đối tượng nghiên cứu
đã đạt được như tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn
Đối tượng: Rủi ro tín dụng và công tác quản lý
cao và ổn định, quy mô khách hàng được mở rộng,
rủi ro tín dụng.
niềm tin của các khách hàng vào ngân hàng được
Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và công tác
củng cố và ngày càng phát triển… thì ngân hàng
quản lý rủi ro tín dụng qua các năm (2009 - 2011) tại
cũng thực sự phải đối mặt với vấn đề rủi ro tín dụng.
Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang.
Việc khảo sát đánh giá hoạt động tín dụng và công
2. Phương pháp nghiên cứu tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Ghi nhận nhánh Nha Trang qua các năm 2009, 2010 và 2011
các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông đã phần nào cho thấy thực tiễn những mặt mạnh
qua điều tra khảo sát ý kiến nhận định về nguyên và điểm yếu trong công tác tín dụng tại ngân hàng.
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp
1. Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng:
phần hạn chế rủi ro tín dụng.
Để phản ánh đúng chất lượng dư nợ tín dụng
Phương pháp chuyên gia: Trao đổi khảo sát ý
theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, Vietcombank -
kiến, kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác
Chi nhánh Nha Trang đã thực hiện nghiêm túc QĐ
tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang và các cán
493/2005/QĐ về phân loại nợ xấu của NHNN đối với
bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói
các khoản dư nợ hiện hành.
Bảng 1. Tình hình nợ và lập dự phòng rủi ro tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang
Đơn vị tính: triệu đồng
Phát sinh trong kỳ Phát sinh trong kỳ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tăng Giảm Tăng Giảm
Tổng dư nợ 1.102.197 3.957.565 3.503.307 1.573.596 4.355.086 4.226.241 1.702.441
Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) 999.635 3.931.531 3.503.307 1.444.999 4.344.850 4.223.608 1.566.241
Nợ cần chú ý (nhóm 2) 78.136 26.263 104.399 4.547 108.946
Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) 9.984 4.611 5.373 2.388 2.985
Nợ nghi ngờ (nhóm 4) 6.502 4.235 2.267 244 2.023
Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 7.940 8.618 16.558 5.689 22.247
Số nợ không đủ tiêu chuẩn có TSBĐ 22.467 3.872 18.595 8.485 27.080
Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn trên tổng 2,22 1,54 1,60
dư nợ (%)
Dự phòng rủi ro -18.151 -35.292 -38.316
Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Vietcombank - CN Nha Trang

190 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Từ các bảng số liệu tổng hợp về tình hình nợ trong thời gian qua luôn tiềm ẩn rủi ro và việc quản
xấu và xử lý nợ xấu, có thể nhận thấy, nợ xấu phát trị rủi ro tín dụng của toàn hệ thống được quản lý
sinh trong năm của Vietcombank - Chi nhánh Nha ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực của quốc
Trang qua các năm có biến động theo chiều hướng tế. Tuy nhiên rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt
tăng về tổng số, tuy nhiên về tỷ lệ nợ không đủ tiêu động tín dụng, do đó để tăng trưởng tín dụng đi kèm
chuẩn trên tổng dư nợ có giảm trong năm 2010 và với quản lý chất lượng tín dụng thì yêu cầu cấp bách
tăng nhẹ trong năm 2011, cụ thể tỷ lệ nợ không đủ đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý chặt chẽ
tiêu chuẩn đến hết năm 2011 chỉ còn 1,60% tổng dư và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt
nợ < 3% so với quy định của ngân hàng nhà nước. động tín dụng được an toàn hiệu quả.
Điều này cho thấy, các năm gần đây hoạt động cho Hiện nay có nhiều mô hình quản trị rủi ro tín
vay vốn và quản lý rủi ro tín dụng ở Vietcombank - dụng được các ngân hàng thương mại đang áp dụng
Chi nhánh Nha Trang đã có bước chuyển biến rõ như: mô hình quản trị Basel, mô hình 6C, mô hình
rệt, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu xướng mức thấp nhất
xếp hạng Moody & Standard Poor... Tuy nhiên, xuất
trong các năm.
phát từ quy mô và năng lực thực tiễn, Vietcombank -
2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng Chi nhánh Nha Trang đang áp dụng mô hình quản
Thực tiễn hoạt động tín dụng của Chi nhánh trị rủi ro tín dụng sau:

Hoạch định chiến lược

Hệ thống tín điểm và Xác định rủi ro hiện có


xếp hạng tín dụng và rủi ro tiềm ẩn

Rủi ro tín dụng


Trách nhiệm cá nhân đối Xây dựng các chính
với chất lượng tín dụng sách và quy trình TD

Cơ cấu tổ chức quản trị Giám sát và kiểm tra


tín dụng quy trình tín dụng

Hình 1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang

- Công tác hoạch định chiến lược: Tại bởi lẽ ngân hàng hiện chưa áp dụng một kỹ thuật
Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang, dịp đầu năm cảnh báo và phòng chống rủi ro hiệu quả. Rủi ro
ngân hàng vẫn định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết thường chỉ được phân tích một cách định tính chứ
đánh giá hoạt động kinh doanh năm trước và đề để đo lường mức độ rủi ro thì ngân hàng chưa thực
xuất mục tiêu biện pháp cho năm tiếp theo. Về chiến hiện được, vì ngân hàng chưa áp dụng được các
lược về quản trị rủi ro (QTRR) thường mang tính dài phương pháp đo lường hiện đại nên chỉ tiến hành
hạn còn kế hoạch QTRR là sự cụ thể hóa trong một phân tích thông qua các báo cáo tài chính, dựa trên
giai đoạn nhất định nào đó. Thực tế Vietcombank - các chỉ tiêu để xác định nguyên nhân cũng như mức
Chi nhánh Nha Trang mới chỉ dừng lại ở việc lập độ ảnh hưởng của rủi ro nhằm tìm biện pháp tác
một kế hoạch ngắn hạn cho từng năm chứ cũng động để hạn chế tổn thất của những rủi ro đó
chưa có được chiến lược rủi ro dài hạn. Kế hoạch - Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng:
quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh Chính sách và quy trình cho vay của Vietcombank
doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động do hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, trong
của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho
phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt vay của ngân hàng nhà nước và thực tiễn hoạt động
động trong thời gian tới. của từng chi nhánh. Nội dung của chính sách được
- Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm ẩn: soạn thể trên cơ sở: Quy chế bảo đảm tiền vay do
Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang rủi ro chủ yếu chính phủ và ngân hàng nhà nước ban hành, Quy
được nhận dạng khi đã có những dấu hiệu hay biểu chế cho vay do ngân hàng nhà nước VN ban hành,
hiện nào đó, hay khi rủi ro đã xảy ra hoặc đã nhìn Chiến lược, định hướng phát triển của Vietcombank
thấy được nguy cơ. Còn việc nhận dạng rủi ro trong trong từng thời kỳ cụ thể.
tương lai hay dự đoán rủi ro thực chất chỉ là những - Công tác giám sát và kiểm tra tín dụng:
phân tích sơ bộ và đưa ra các dự báo chung chung Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang luôn chú trọng

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 191


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

nâng cao năng lực bộ phận kiểm soát nội bộ của thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
ngân hàng và hiểu rằng để làm tốt công việc quản luân chuyển vị trí công tác hoặc buộc thôi việc.
lý rủi ro thì phải làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán - Hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng:
nội bộ. Ngân hàng liên tục đào tạo các kỹ năng cho Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho
bộ phận kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra xét Vietcombank trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh
duyệt. Ngoài ra, còn đặt ra các tình huống khó để đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân
cán bộ kiểm toán thử nhằm nâng cao năng lực, kinh phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính
nghiệm trong công tác phòng ngừa rủi ro. của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô và đánh
- Bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức tại ngân giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở
hàng được xây dựng trên định hướng chung của đó Vietcombank đưa ra được các biện pháp xử lý
Vietcombank và quy mô chi nhánh tại địa phương. nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng.
Hiện nay, ngân hàng có 1 giám đốc, 2 phó giám Là ngân hàng tiên phong trong xây dựng hệ thống
đốc, 10 phòng chuyên môn, 6 phòng giao dịch trên xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ theo điều
địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Mỗi phòng ban đều có sự 7 QĐ493 là cơ sở để hướng hoạt động của ngân
phân công phân nhiệm cụ thể theo chức năng từng hàng theo các chuẩn mực quốc tế, chia sẻ những
phòng và hoạt động dưới sự điều hành 1 trưởng kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện đối
phòng, 1 phó phòng. Tất cả các phòng ban đều hoạt với các NHTM Việt Nam.
động dựa trên định hướng chung và điều hành của Việc phân loại nợ theo điều 7 sẽ đánh giá toàn
giám đốc. bộ năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng
- Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín của khách hàng, thay vì phân loại nợ theo điều 6
dụng: Trong thời gian qua, công tác quản lý cán bộ trước đây chỉ đánh giá khả năng trả nợ từng khoản
tín dụng chỉ mới dừng ở khẩu kiểm tra giám sát tuân vay riêng lẻ.
thủ quy trình tín dụng. Mỗi cán bộ và trưởng phó Từ các phân tích về cách thức tổ chức cũng
phòng phụ trách sẽ chịu trách nhiệm chính cho hồ như thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
sơ mình cho vay và thu hồi nợ, chứ chưa có các có thể thấy một điều là quản trị rủi ro tín dụng tại
phòng ban hay cán bộ trực tiếp làm công tác thu hồi Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang mới ở giai đoạn
nợ xử lý nợ quá hạn. Theo quy định trong nội bộ, sơ khai và còn tồn tại nhiều bất cập. Chúng ta cần
mỗi cán bộ khi có nợ xấu chiếm tỷ lệ >3% tổng dư có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý rủi ro
nợ đang quản lý sẽ tạm dừng công tác cho vay và tín dụng trong giới hạn cho phép, hạn chế tối đa rủi
tập trung thu hồi nợ, đồng thời hưởng lương cơ bản ro phát sinh, góp phần phát triển tín dụng bền vững.
và chỉ được nhận lại các khoản phụ cấp khác sau Những vấn đề còn tồn tại do nhiều nguyên
khi nợ quá hạn giảm <3%. nhân cả khách quan và chủ quan nhưng nhìn chung
Đối với một số trường hợp có dấu hiệu tiêu cực, bước đầu đã phát huy được điểm mạnh, ngoài ra
sau khi đưa ra hội đồng kỷ luật xem xét sẽ có hình cũng bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục đúc rút
thức kỷ luật đúng theo sự việc diễn ra, có thể từ hình kinh nghiệm.
3. Những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

QTRR tín dụng ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Được tổ chức thường xuyên định kỳ hàng năm. - Chỉ mang tính ngắn hạn nên dễ bị thay đổi khi gặp biến
- Định hướng dựa trên sự tổng hợp hoạt động trong kỳ của động không dự báo trước.
Công tác
các phòng ban. - Không phản ánh hết thực trạng rủi ro hiện có và tiềm
hoạch định
- Đúc rút kinh nghiệm, phát huy thế mạnh, khắc phục điểm năng của chi nhánh trong dài hạn.
chiến lược
yếu thực tại. - Chưa mang tính tổng thể toàn chi nhánh, chỉ gói gọn
trong phạm vi phòng tín dụng.
- Khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống, các - Chỉ dựa trên nhận định cảm tính chủ quan.
Xác định doanh nghiệp nhà nước, DN vừa và nhỏ nên mức độ rủi - Chưa có biện pháp phòng tránh ngăn ngừa hữu hiệu
rủi ro hiện ro thấp. từ xa.
có và rủi ro - Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng được thắt - Việc quản lý dựa trên hồ sơ, còn thiếu thực tế chưa đánh
tiềm ẩn chặt tạo dựng từ lâu qua qúa trình hợp tác, giúp đánh giá giá hết mức độ rủi ro trong dài hạn.
được rủi ro tiềm ẩn.
- Tổ chức quản lý và xử lý kịp thời khi rủi ro. - Rủi ro không dự báo tốt nên việc kiểm soát còn mang tính
Xây dựng - Chính sách và quy trình tín dụng được hội đồng tín dụng đối phó.
chính sách phê duyệt mang tinh pháp lý chung, nội dung theo đúng - Tâm lý che dấu rủi ro khi mới phát hiện nên việc xử lý
và quy trình quy chế chuẩn mực của toàn ngành và hội sở chính. không kịp thời.
tín dụng - Việc quản lý giám sát sau cho vay chưa tốt dẫn đến rủi ro
không nhìn nhận sớm.

192 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

- Bộ phận kiểm soát nội bộ bước đầu đã thể hiện được vai - Còn mang tính hình thức, cả nể không dám nói thẳng sự
trò và kết quả trách nhiệm tốt trong thời gian qua. thật, bao che…
Công tác - Phát hiện và chỉ dẫn nhiều sai phạm, thiếu sót của công - Trình độ, kỹ năng giám sát kiểm tra của cán bộ vẫn chưa
giám sát và tác hoạt động tin dụng tại chi nhánh. cập nhật kịp với sự thay đổi và biến cố rủi ro thị trường
kiểm tra tín - Cảnh báo và đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm, tham hiện nay, nên công tác kiểm tra giám sát chỉ mang tính lý
dụng mưu đề xuất cho ban lãnh đạo ngân hàng nhiều biện pháp thuyết, không bám sát được thị trường.
và hướng xử lý cho từng trường hợp rủi ro trong công tác - Chưa đánh giá, nhận định hết các rủi ro tiềm ẩn. Chỉ mới
tín dụng tại chi nhánh. bước đầu kiểm tra nhìn nhận được các rủi ro hiện hữu.
- Có sự phối hợp giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng - Quản trị rủi ro nằm rải rác và phân tán ở các phòng
nhằm ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi đánh giá khách hàng. nghiệp vụ mà không có một đầu mối nào thực hiện việc
- Các thông tin về khách hàng được lưu trữ và quản lý một liên kết và quản trị rủi ro một cách hệ thống.
Bộ máy tổ
cách tổng hợp. - Không tính được rủi ro dự kiến ở các nghiệp vụ bao
chức
- Có phòng tin học quản lý các dữ liệu của toàn hệ thống nhiêu, cũng không xác định được rủi ro làm giảm bao nhiêu
hỗ trợ cho các bộ phận nghiệp vụ truy cập thông tin nhanh lợi nhuận qua các năm.
và thuận tiện nhất.
Trách nhiệm - Việc xử lý cán bộ luôn được chi nhánh đề cao nhằm - Việc sử lý cán bộ chưa triệt để, còn mang tính hình thức cả
cá nhân đối tránh xử sai. Bước đầu phần nào cảnh báo được thái độ nể, chưa đủ sức răn đe cảnh tỉnh đối với cán bộ cho vay.
với chất trách nhiệm làm việc, hạn chế tiêu cực. - Chưa phân định rạch ròi trách nhiệm của cán bộ, phụ
lượng tín - Việc phân rõ trách nhiệm gắn trực tiếp với người cho vay, nên trách phòng và ban giám đốc, khiến cán bộ chịu trách
dụng tạo ý thức trách nhiệm cao trong công việc của từng cán bộ. nhiệm chưa phục, tư tưởng không ổn định.
- Giúp việc nhận đính đánh giá khách hàng và phân loại - Ngân hàng không có một số liệu so sánh nào nhằm phản
Hệ thống
nợ chính xác hơn, giúp cho ngân hàng có cách nhìn đúng ánh mức độ rủi ro tín dụng khi ngân hàng gặp phải.
tính điểm và
đắng và đề ra phương hướng biện pháp quản lý tốt hơn. - Ngân hàng không sử dụng một công thức nào để đo lường
xếp hạng tín
- Xác định được số món nợ quá hạn, tiến hành phân loại hay dự báo được rủi ro, chỉ có thể thấy được những biểu
dụng
được các khoản nợ theo mức độ rủi ro khác nhau. hiện của rủi ro hoặc các tác động khi rủi ro đã xảy ra rồi

IV. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP bền vững - Hội nhập quốc tế”.
Qua công tác điều tra khảo sát thực tế theo
1. Kết luận
bảng câu hỏi về các các giải pháp hoàn thiện công
Tóm lại, hội nhập quốc tế sẽ làm cho nền kinh
tác quản lý rủi ro tín dụng, tác giả cũng đã thu thập
tế các quốc gia phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng,
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia được một số thông tin để nhận định về một số giải
ngày càng lớn. Tài chính là lĩnh vực nhạy cảm, bao pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín
trùm và liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động, dụng từ ý kiến cũng như sự đồng tình của 60 cán bộ
các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. tín dụng thuộc các phòng tín dụng, phòng quản lý rủi
Tự do hoá tài chính là bước đi quan trọng trong quá ro, phòng quản lý nợ của một số ngân hàng trên địa
trình tự do hoá kinh tế. bàn thành phố Nha Trang, cụ thể:
Mức độ, nguy cơ rủi ro mỗi ngân hàng là khác Bảng khảo sát đưa ra 15 giải pháp giúp hoàn
nhau, dựa trên điểm mạnh điểm yếu cụ thể của thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, trong đó, mỗi
mình, các NHTM sẽ có những thay đỗi cần thiết và giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng
kế hoạch thích hợp để xây dựng mô hình quản trị được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan
rủi ro phù hợp tuỳ thuộc quy mô ngân hàng, mức trọng theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01
độ nghiêm trọng các rủi ro hiện tại, sự sẵn sàng và là không quan trọng và mức độ 10 là rất quan trọng.
khả năng quản trị rủi ro của từng ngân hàng, triển Sau khi tổng hợp các phiếu điều tra, tác giả
khai hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro. Phát triển phân nhóm các ý kiến đánh giá đối với giải pháp
mạnh mẽ công nghệ thông tin đi đôi với xây dựng giúp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, tác
hệ thống phân tích đánh giá đo lường các loại rủi giả phân chia làm ba nhóm: giải pháp không quan
ro, đặt biệt là rủi ro tín dụng, lãi suất thanh khoản. trọng (thang điểm từ 1 - 4), giải pháp quan trọng
Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo phát hiện (thang điểm từ 5 - 7), giải pháp rất quan trọng (thang
kịp thời những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro hệ thống nhằm điểm từ 8 - 10).
tăng cường chất lượng hệ thống thông tin báo cao Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có một số
dữ liệu. Cải thiện môi trường kinh doanh, kiểm soát giải pháp được đánh giá là rất quan trọng dựa trên
chặt chẽ tính minh bạch thông tin của tất cả các mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên. Theo nhận
thành phần kinh tế, phát triển lành mạnh thị trường định của tác giả, các giải pháp được chọn tương
tài chính tiền tệ ở Việt Nam... Tạo điều kiện cho hoạt đối phù hợp với tình hình thực tế của Vietcombank -
động các ngân hàng “ An toàn - Hiệu quả - Phát triển Chi nhánh Nha Trang và tác giả cũng đồng tình với

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 193


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

những giải pháp chủ yếu này phù hợp với mô hình Đối với cán bộ điều hành và những cán bộ thuộc
quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. diện quy hoạch cần phải được bồi dưỡng kiến thức
mới quản trị điều hành, quản trị rủi ro… Quan tâm
2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
bố trí lãnh đạo ngân hàng ngoài trình độ chuyên
tín dụng
môn thì người quản trị phải có tâm, có tầm để chủ
- Hoàn thiện công tác đào tạo, nâng cao năng
động cải tiến hoạt động ngân hàng theo xu thế phát
lực trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng cán bộ
triển và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
tín dụng, bên cạnh việc thường xuyên phải nghiên
- Phân công bố trí cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro
cứu, học tập, nắm vững và thực hiện đúng các quy
và công việc phù hợp trình độ, chuyên môn từng cán
định hiện hành, mỗi cán bộ tín dụng còn phải không
bộ. Công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp
ngừng nâng cao năng lực công tác thông qua học
vụ, chế độ lương thưởng, đãi ngộ phải được quan
hỏi kinh nghiệm nhất là khả năng phát hiện, ngăn
tâm đúng mức để thu hút, giữ chân người tài phục
chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.
vụ hoạt động của ngân hàng. Gắn kết việc và bố trí
Cán bộ tín dụng phải nắm bắt thật kỹ các nghiệp vụ
đúng người đúng việc, phân công nhiệm vụ cụ thể
chuyên môn: quy trình cấp tín dụng, kỹ thuật thẩm
với từng cá nhân, từng bộ phận, gắn trách nhiệm
định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng, các biện
đi đôi quyền lợi, tạo động lực khuyến khích người
pháp quản lý rủi ro, cách thức phân loại nợ, trích lập
lao động. xây dựng cơ chế điều hành thông suốt và
dự phòng rủi ro... Thường xuyên cập nhật các kiến
phối hợp chặt chẽ từ cấp trên xuống cấp dưới, giữa
thức về kinh tế, luật pháp, thông tin thị trường,...trao
các bộ phận để tạo ra sự đồng thuận cao trong việc
dồi khả năng ngoại ngữ và tin học vì nghiệp vụ ngân
thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng. Cơ cấu
hàng phát triển với tốc độ rất cao mà nguồn cung
tổ chức theo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp hóa
cấp kiến thức chủ yếu từ nguồn tài nguyên tri thức
theo nhóm khách hàng và nhóm sản phẩm dịch vụ
của thế giới.
phù hợp với thông lệ quốc tế. từng bước hoàn thiện
- Hoàn thiện công tác dự báo rủi ro và có kế
cơ chế chính sách về quản lý, điều hành và quy
hoạch chiến lược định hướng lâu dài trong công tác
trình nghiệp vụ.
quản trị rủi ro tín dụng. Việc hoạch định chiến lược
- Các ban ngành, thanh tra ngân hàng nhà
phải được sự phối hợp tổng kết từ tất cả những
nước, kiểm soát nội bộ phải giám sát chặt chẽ quy
nhận định đánh giá tình hình hoạt động thực tại và
trình trước và sau cho vay. Hoạt động kiểm tra kiểm
dự báo tình hình phát triển cũng như rủi ro trong
soát cần được đổi mới về nội dung và phương
tương lại từ tất cả các phòng ban nghiệp vụ trong
pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
ngân hàng, nhằm có nhìn nhận đánh giá tích cực
kinh doanh trong giai đoạn hội nhập. Muốn vậy bộ
khách quan trong công tác dự báo.
phận kiểm soát nội bộ phải đủ mạnh về số lượng
- Giáo dục hoàn thiện đạo đức, nâng cao tinh
và xây dựng tiêu chuẩn cán bộ kiểm soát: có trình
thần ý thức trách nhiệm cho cán bộ tín dụng trong
độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm
công tác tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng phải luôn
công tác nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, đạo
tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý
đức nghề nghiệp… để có thể bao quát được tất cả
thức trách nhiệm trong công việc, cán bộ ở cương
các nghiệp vụ ngân hàng, nhất là nghiệp vụ tín dụng
vị càng cao, càng phải thể hiện sự gương mẫu.
và các nghiệp vụ mới..

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Bích Cần, Rủi ro tín dụng tại Vietcombank-CN Cần Thơ, thực trạng và giải pháp (2009), luận văn ĐH kinh tế HCM.
2. Trần Tiến Chương, Quản trị rủi ro (2008), Luận văn ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
3. Nguyễn Hữu Cường, Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa Hà Nội,(2008) Luận văn ĐH Kinh tế
Quốc dân HN.
4. Hồ Diệu (Chủ biên) (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.
5. Trần Đình Định (Chủ biên) (2006), Những quy định của pháp luật về Họat động tín dụng, NXB Tư Pháp.
6. Nguyễn Đăng Đờn (Chủ biên) (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
7. Lê Thị Hồng Hiếu, Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV - Việt Nam, (2008), Luận văn ĐH Kinh tế TP. HCM.
8. Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính tiền tệ.(2002), NXB Thống kê.
9. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
10. Bộ tài chính, NHNN (2008) Nghiệp vụ đầu tư hoạt động các tổ chức tín dụng ngân hàng theo quy luật thị trường Việt Nam,
NXB Thống kê - Hà Nội.
11. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, VCB 2007
12. BCTC Vietcombank, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của VCB-NT. Phòng kế toán tổng hợp.
13. Tài liệu tập huấn về quản trị rủi ro tín dụng, Dự án TA2
14. Tạp chí Ngân hàng VCB-VN các số: 125 (tháng1/2007), 127 (tháng 4/2007).
15. Các văn bản của NHNN, NHNT Việt Nam ban hành đối với các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng về nghiệp vụ tín dụng.

194 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

TÍNH HIỆU QUẢ VÀ PHI HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ TRẦN
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐẦU VÀO CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

THE EFFICIENCY AND NON- EFFICIENCY OF CEILING PRICE POLICY FOR


INPUT PRODUCTS OF AGRICULTURAL INDUSTRY

Mai Anh Tuấn1, Trần Công Tài2


Ngày nhận bài: 17/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 01/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Để kích thích ngành Nông nghiệp sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, Chính phủ thường sử dụng phối hợp nhiều chính
sách. Trong đó có chính sách giá trần đối với nguyên, nhiên liệu cho ngành Nông nghiệp. Mức giá trần đã làm cho nông
dân mua được nhiều sản phẩm đầu vào để phục vụ sản xuất với mức giá thấp. Đồng thời, nông dân sẽ họ được hưởng lợi
nhiều nhờ chính sách giá trần. Lúc này, người mua và người bán đều chấp nhận mức giá trần này. Nhưng đối với thị trường
có tính chất độc quyền bán, giá trần được hạ thấp đến một ngưỡng giá nhất định thì sản lượng bán ra giảm mạnh, làm cho
sản phẩm đầu vào của sản xuất Nông nghiệp khan hiếm hơn, sản xuất nông nghiệp khó khăn hơn và nông dân không còn
được hưởng lợi nhờ vào chính sách giá trần. Khi hiện tượng này xuất hiện thì chính sách giá trần sẽ không còn hiệu quả.
Cơ sở để xác định ngưỡng giá trần là dựa trên mô hình lý thuyết, kết hợp với những tình huống kinh tế nhằm xác định
ngưỡng giá trần bằng lý thuyết và thực tế, phân tích tính hiệu quả và phi hiệu quả của chính sách giá trần, giải thích hành
vi người bán và người mua đối với các mức giá trần khác nhau và nêu ra một số sai lầm phổ biến.
Từ khóa: giá trần; chính sách giá trần; giá trần nông nghiệp
ABSTRACT
Ceiling price policy made farmers buy more input products for their production at a low price and get more benefits.
Both buyers and sellers accept this ceiling price - effectiveness. But for a selling monopoly, if the ceiling price is lowered
to a certain threshold, the total sale will strongly decreases, which makes the input products of Agricultural production
become scarcer, makes agricultural production more difficult and the farmers have no longer got benefits from this policy.
When those consequences have occurred, this policy becomes noneffective.
Keywords: ceiling price, ceiling price policy, ceiling price Agriculture

I. ĐẶT VẤN ĐỀ nhất mà Chính phủ quy định cho một loại hàng hóa
Nông nghiệp là một trong những ngành sản nào đó. Tại thời điểm đó, giá trần luôn thấp hơn mức
xuất phổ biến ở Việt Nam. Ngành Nông nghiệp giá trên thị trường - mức giá trước khi có chính sách
thường gặp phải nhiều khó khăn trong sản xuất do giá trần.
môi trường tự nhiên mang lại, sản xuất nông nghiệp Trong thị trường có tính chất độc quyền bán,
thường xa khu dân cư, thông tin không đầy đủ, khoa mức giá trần của nguyên, nhiên liệu càng thấp thì
học kỹ thuật còn hạn chế… Mặc khác, nông nghiệp Nông dân càng được hưởng lợi nhiều hơn. Nhưng,
là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho nếu giá trần thấp hơn ngưỡng giá trần thì nông dân
xã hội, bảo đảm an ninh lương thực cho Quốc gia. không những không được hưởng lợi do chính sách
Cho nên, Chính phủ thường ban hành các chính giá trần mang lại, mà còn phải chịu thiệt hơn so với
sách nhằm ưu tiên và kích thích cho sản xuất nông trước khi ban hành chính sách giá này.
nghiệp. Một trong những chính sách đó là chính Sử dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế học,
sách giá trần đối với nguyên, nhiên liệu nhằm phục bài viết này sẽ giải quyết và xác định:
vụ sản xuất nông nghiệp. Giá trần là mức giá cao (1) Xác định ngưỡng giá trần - nếu mức giá trần

1
Mai Anh Tuấn: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2
ThS. Trần Công Tài: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 195


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

thấp hơn ngưỡng đó thì sẽ làm cho chính sách giá Nếu gọi PN là ngưỡng giá trần thì mức giá này
trần bị mất hiệu quả; được xác định bằng cách cho đường chi phí biên
(2) Trên cơ sở đó, bài viết xác định tính hiệu quả MC giao nhau với đường cầu D và mức sản lượng
và phi hiệu quả của chính sách này; tương ứng PN với là QN. Có 2 trường hợp xảy ra để
(3) Giải thích hành vi người bán và người mua lợi nhuận của người sản xuất tối ưu:
đối với các mức giá trần khác nhau; + Khi Pmax > PN. Trường hợp này, không thể
(4) Nêu ra một số sai lầm phổ biến; dựa nguyên tắc MC = MR (chi phí biên bằng doanh
(5) Dựa vào các hành vi mua bán trong thực tế thu biên) mà phải sử dụng nguyên tắc so sánh MR
để chỉ ra ngưỡng giá trần. và MC để xác định sản lượng tối ưu của người sản
xuất. Sản lượng tối ưu đó được tính bằng cách cho
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Pmax giao nhau với đường cầu. Lúc này, giá trần Pmax
Sử dụng các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học phù hợp với mức giá mà người mua - nông dân sẵn
và một số tình huống kinh tế Vi mô trong và ngoài lòng trả, chính sách giá trần đạt hiệu quả.
nước, bài viết này nghiên cứu hành vi, cách ứng xử + Khi: Pmax < PN. Dựa vào nguyên tắc MC = MR
của nông dân đối với các mức giá khác nhau của (chi phí biên bằng doanh thu biên) chúng ta có thể
chính sách giá trần của Chính phủ, cụ thể như sau : xác định sản lượng tối ưu của người sản xuất. Sản
(1) Dùng lý thuyết Biên để xác định ngưỡng giá lượng tối ưu đó được tính bằng cách cho Pmax giao
trần. Nếu mức giá trần mà Chính phủ quy định thấp nhau với MC (vì MR trùng với Pmax). Lúc này, thị
hơn ngưỡng giá trần thì sẽ làm cho chính sách giá trường xảy ra hiện tượng dư cầu, nông dân muốn
trần bị mất hiệu quả - về mặt lý thuyết và thực tế; mua nhiều hơn. Đồng thời, họ sẵn sàng chấp nhận
(2) Dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường trả với mức giá cao hơn Pmax - tính phi hiệu quả đã
để giải thích hành vi của người bán và người mua xuất hiện hay còn gọi là chính sách giá trần không
đối với các mức giá trần khác nhau; có hiệu lực.
(3) Trên cơ sở cân bằng về giá cả và sản lượng Chúng ta có thể sử dụng tình huống 25 trong 28
của người mua với người bán, bài viết sẽ xác định tình huống kinh tế vi mô [1] để xác định ngưỡng giá
tính hiệu quả và phi hiệu quả của chính sách giá trần. trần, như sau:
Chúng ta có các đường chi phí sản xuất của
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN một xí nghiệp như sau: FC = 2400 và TVC = 1/10Q2
+ 10Q. Xí nghiệp này không có sản phẩm thay thế
1. Xác định ngưỡng giá trần
trên thị trường.
Ngưỡng giá trần PN là mức giá mà khi giá trần
Hàm số cầu của sản phẩm này là: P = - Q + 186
thấp hơn ngưỡng giá đó sẽ làm cho chính sách giá
- Nếu Chính phủ ấn định mức giá tối đa Pmax cho
trần bị mất hiệu quả. Về lý thuyết thì ngưỡng giá sản phẩm của xí nghiệp bằng 90 thì tình hình của xí
trần PN được xác định tại nơi giao nhau của đường nghiệp là: Khi Pmax = 90 sẽ có hậu quả làm tăng khối
MC sản xuất và đường cầu thị trường. lượng cung ứng Q = 96 (thay Pmax = 90 vào hàm số
Khi Chính phủ áp dụng chính sách giá trần với cầu) Tổng doanh thu bây giờ là 8640 (90*96). Tuy
mức giá là Pmax thì phần đường cầu ở phía trên mức nhiên, tổng chi phí bây giờ là 4281,6 (thay Q = 96
Pmax sẽ không còn hiện thực. Vì giá lớn hơn Pmax sẽ vi vào hàm TC = 1/10Q2 + 10Q + 2400) và lợi nhuận
phạm chính sách giá trần mà Chính phủ đã ấn định. chỉ còn 4385,4.
Theo đồ thị dưới đây: Cặp giá cả - khối lượng (90; 96) là cặp làm tối
- Đối với các mức sản lượng cầu tương ứng đa hóa lợi nhuận của xí nghiệp với điều kiện bắt
với các mức giá lớn hơn Pmax thì người mua sẽ chỉ buộc giá bán không được cao hơn 90.
phải trả một mức giá cố định bằng Pmax. Đường cầu - Nếu Chính phủ ấn định mức giá tối đa cho sản
tương ứng với các mức sản lượng này là đường phẩm của xí nghiệp là 20 (Pmax = 20) thì tình hình
nằm ngang và bằng Pmax. Vì vậy, doanh thu biên của xí nghiệp trong trường hợp này làm mức giá
MR1 trùng với Pmax (MR1 = Pmax với mọi mức giá lớn được ấn định quá thấp đến nổi chính sách giá này
hơn Pmax ở trên đường cầu) sẽ làm cho nhà độc quyền giảm mạnh khối lượng
- Đối với các mức sản lượng cầu tương ứng với bán trên thị trường.
các mức giá nhỏ hơn Pmax thì đường cầu sẽ là đường Thật vậy, trong trường hợp này doanh thu biên
cầu của người mua - đường cầu truyền thống. Và và doanh thu trung bình của nhà độc quyền không
đường doanh thu biên cũng được suy ra từ đường đổi và bằng 20 nếu sản lượng Q < 166; còn nếu Q >
cầu truyền thống đó (đường MR2 nằm dưới đường 166 thì doanh thu biên tương ứng là MR = - 2Q + 186
cầu và đổ dốc từ trái sang phải) Đường MC = 1/5Q + 10 cắt đường Pmax = 20 với
Như vậy, khi có chính sách giá trần thì đường khối lượng tương ứng là:
cầu của thị trường là 2 đoạn gấp khúc. Vì vậy, 20 = 1/5Q + 10 => Q = 50
đường doanh thu biên cũng là 2 đoạn gấp khúc và Trong trường hợp này giá bán là 136 (thay
không liên tục. Q = 50 vào hàm số cầu). Tổng doanh thu là 6800

196 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

(50*136) và tổng chi phí là 3150 (lợi nhuận 3650 = + Khi giá trần Pmax thấp hơn ngưỡng giá trần PN
6800 - 3150). thì sản lượng sản xuất ra sẽ giảm. Nó đã xảy ra hiện
Ở đây ta thấy mức giá quá thấp do Chính phủ tượng ngược lại với quy luật của Cầu - sản lượng
ấn định không có hiệu lực. Rốt cuộc người tiêu dùng và giá cả nghịch với biến nhau. Từ đó, hiện tượng
muốn mua sản phẩm với mức giá cao hơn (P = 136 dư cầu xuất hiện. Người mua muốn mua sản lượng
> Pmax = 20). nhiều hơn với giá cao hơn giá trần Pmax.
+ Khi giá sẵn lòng mua của người mua lớn hơn
giá trần Pmax thì có khả năng xảy ra hiện tượng “chợ
đen” trên thị trường. Động cơ xuất hiện thị trường
“chợ đen” mạnh hay yếu là tùy thuộc vào giá trị lớn
hay nhỏ của hiệu số: PD - Pmax. Trong trường hợp
này PD = 136 và Pmax = 20 và PD - Pmax = 116. Giá
nông dân muốn mua tăng gấp 6,8 lần so với giá trần
theo quy định của Chính phủ.
+ Theo quy luật của thị trường, khi giá trần
quá thấp thì sản phẩm sẽ di chuyển từ nơi giá
thấp đến nơi giá cao, như: Xăng, dầu đã từng chạy
sang Campuchia và Lào. Động cơ để sản phẩm di
chuyển từ thị trường này sang thị trường khác mạnh
hay yếu cũng tùy thuộc vào giá trị lớn hay nhỏ của
hiệu số: PD - Pmax.

Hình 1. Xác định ngưỡng giá trần


3. Giải thích hành vi của người bán và người
mua đối với các mức giá trần khác nhau
Nếu bán với giá Pmax = 20 thì Q = 50 và xí - Khi Pmax = 90 > PN = 39 thì người sản xuất sẽ
nghiệp bị lỗ 2150 = 3150 - 1000. lựa chọn mức sản lượng tối ưu là Q = 96. Với mức
Như vậy, ngưỡng giá trần ở trường hợp này là sản lượng này xí nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa là
PN = 39. Nếu Chính phủ ấn định giá trần Pmax = 90 3650. Mức sản lượng này được xác định không phải
(Pmax > PN) thì thị trường có tính hiệu quả. Nhưng khi bằng cách truyền thống là xí nghiệp đặt MC = MR,
Pmax = 20 (Pmax < PN) thì thị trường sẽ mất hiệu quả mà nó được xác định bằng việc so sánh MC và MR.
(chính sách giá trần không có hiệu lực). Thật vậy:
+ Với Q < 96 thì MC < MR để tăng lợi nhuận thì
2. Xác định tính hiệu quả và phi hiệu quả của xí nghiệp phải tăng sản lượng.
chính sách giá trần + Với Q > 96 thì MC > MR để tăng lợi nhuận thì
2.1. Tính hiệu quả của chính sách giá trần: xí nghiệp phải giảm sản lượng.
Khi mức giá trần được Chính phủ đưa ra không Như vậy mức sản lượng đạt lợi nhuận lớn nhất
thấp hơn ngưỡng giá trần (Pmax = 90 > PN = 39) thì là Q = 96. Thay mức sản lượng này vào hàm số cầu
chính sách giá trần đó mang lại hiệu quả, mà cụ ta thấy người mua chấp nhận giá mua là P = 90 và
thể là: bằng với giá trần.
+ Mức giá trần phù hợp với giá mà người mua - Khi Pmax = 20 < PN = 39 thì người sản xuất sẽ
sẵn lòng trả. lựa chọn mức sản lượng tối ưu là Q = 50. Mức sản
+ Những những người bán có tính chất độc lượng này được xác định bằng cách xí nghiệp đặt
quyền thì họ sẽ đạt được lợi nhuận tối ưu với mức MC = MR. Thay mức sản lượng Q = 50 này vào hàm
giá trần trên. số cầu ta thấy người mua chấp nhận giá mua là
+ Chính sách giá trần này của Chính phủ đã tạo P = 136 và lớn hơn giá trần rất nhiều. Ở đây có 2
điều kiện cho nông dân thuận lợi hơn trong quá trình trường hợp sẽ xảy ra:
sản xuất kinh doanh. Vì mức giá trần này đã làm + Nếu giá bán P = 20 thì người mua muốn mua
giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Q = 166 lớn hơn mức cung Q = 50 rất nhiều. Lúc
2.2. Tính phi hiệu quả của chính sách giá trần: này xảy ra hiện tượng dư cầu - thiếu cung, Đồng
Khi mức giá trần được Chính phủ đưa ra thấp hơn thời, người sản xuất thu lỗ 2150.
ngưỡng giá trần (Pmax = 20 < PN = 39) thì chính sách + Nếu giá bán P = 136 thì người sản xuất sản
giá trần đó không mang lại hiệu quả, mà cụ thể là: xuất tại Q = 50 và đây cũng chính là mức sản lượng
+ Chính sách giá trần quá thấp, thấp hơn ngưỡng mà người mua muốn mua. Lúc này, lợi nhuận của xí
giá trần thì theo quy luật của Cung, người sản xuất sẽ nghiệp đạt tối đa là 3150. Nhưng giá bán này đã vi
sản xuất ra ít sản phẩm hơn và họ có thể bị lỗ. phạm mức giá trần mà Chính phủ đã ấn định Pmax= 20.
+ Chính phủ có thể phải bù lỗ vì giá trần thấp làm Hai trường hợp trên đều không thể xảy ra trong
cho người sản xuất không có lời: Điện, xăng dầu. thực tế. Như vậy, khi Pmax < PN thì chính sách giá

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 197


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

trần sẽ mất hiệu lực. Tính phi hiệu quả của chính IV. KẾT LUẬN
sách giá trần sẽ xuất hiện. Về lý thuyết, ngưỡng giá trần là mức giá mà nếu
giá trần thấp hơn ngưỡng đó thì sẽ làm cho chính
4. Một số sai lầm phổ biến đối với người nghiên
sách giá trần bị mất hiệu quả, nó được xác định bằng
cứu kinh tế
giao điểm của đường chi phí biên và đường cầu.
Khi giải quyết các tình huống về Chính phủ ấn
Về thực tế, ngưỡng giá đó được xác định bằng
định giá trần thì có hai trường hợp sai lầm phổ biến
cách điều tra khi cho giá trần thay đổi. Nếu giá trần
thường xảy ra là:
được hạ thấp dần thì sản lượng bán ra sẽ tăng, hạ
- Vì họ chưa xác định được ngưỡng giá trần PN,
đến một mức nào đó mà sản lượng không tăng nữa
cho nên có một số người khi giải quyết tình huống
thì mức đó là ngưỡng giá trần cần xác định.
này không biết lúc nào phải thay Pmax vào hàm số
Khi giá trần lớn hơn ngưỡng giá trần thì người
cầu và lúc nào phải thay Pmax vào hàm MC.
bán sẽ bán sản sản phẩm với số lượng được xác
- Trường hợp thứ 2 là người ta có thể xác định
định tại điểm giao nhau của giá trần với đường cầu.
được mức sản lượng tối ưu cho người sản sản xuất.
Lúc này, người bán sẽ có lợi nhuận tối ưu. Người
Nhưng họ có thể tính toán một cách máy móc [2. tr
mua cũng chấp nhận mức giá trần tương ứng với
167 - 168] là thay giá trần vào hàm cầu và đồng thời
sản lượng bán. Như vậy, mức giá trần này người
cũng thay giá trần vào hàm chi phí biên MC. Sau đó,
mua và bán đều thỏa mãn và chấp nhận - thị trường
họ so sánh 2 mức sản lượng vừa tìm ra. Mức sản
hoạt động bình thường. Lúc này, chính sách giá trần
lượng nào nhỏ hơn thì được lựa chọn để tính toán
sẽ phát huy tính hiệu quả.
tiếp theo. Tuy nhiên, họ không cho kết luận lúc nào
Khi giá trần thấp hơn ngưỡng giá trên thì người
là chính sách giá trần có hiệu quả, lúc nào chính
bán sẽ bán sản sản phẩm với số lượng được xác
sách giá trần không có hiệu lực - phi hiệu quả, và
định tại điểm giao nhau của giá trần với đường chi
tính phi hiệu quả đó xảy ra như thế nào.
phí biên. Lúc này, người bán cũng sẽ có lợi nhuận
5. Xác định ngưỡng giá trần trong thực tế sản tối ưu. Nhưng, đối với người mua thì họ chấp nhận
xuất kinh doanh mua với mức giá cao hơn mức giá trần (dư cầu) vì
Theo lý thuyết, việc xác định ngưỡng giá trần sản lượng bán thấp hơn. Sản lượng bán thấp hơn
là đơn giản. Người ta có thể xác định nó bằng cách so với trước khi có chính sách giá trần sẽ làm cho
cho hàm chi phí biên MC giao nhau với hàm số cầu chính sách này không còn hiệu quả đối với nông
D. Nhưng trong thực tế, hàm chi phí biên MC và dân. Lúc này, tính phi hiệu quả của chính sách giá
hàm số cầu D rất khó xác định, nhưng nếu có thể trần bắt đầu xuất hiện.
xác định được thì cũng khó chính xác. Xác định ngưỡng giá trần càng chính xác thì
Trong thực tế, khi giá trần được hạ thấp dần mà tính hiệu quả của chính sách giá trần càng cao. Vì
sản lượng mua và bán trên thị trường vẫn còn tăng vậy, chính sách này đạt được những mục tiêu mà cả
lên thì giá trần đó chưa thấp hơn ngưỡng giá trần xã hội mong đợi, cụ thể:
(Pmax > PN). Lúc này, chính sách giá trần vẫn còn hiệu Người mua là những nông dân: Khi mức giá
quả. Ngược lại, khi giá trần được hạ thấp dần làm cho trần còn cao hơn ngưỡng giá trần thì mức giá trần
sản lượng mua và bán trên thị trường giảm theo thì sẽ phù hợp với mức giá mà nông dân sẵn lòng trả.
giá trần đó đã thấp hơn ngưỡng giá trần (Pmax < PN). Người bán là những người sản xuất hoặc
Lúc này, chính sách giá trần đã mất hiệu quả. những người bán mà có tính chất độc quyền: Họ
Khi giá trần được hạ thấp đến một mức nào đó mà đạt được lợi nhuận tối ưu với mức giá trần trên.
sản lượng trên thị trường bắt đầu giảm xuống thì mức giá Đối với Chính phủ: Xác định ngưỡng giá trần này
đó có thể xem là ngưỡng giá trần. Như vậy mức giá trần đã tạo điều kiện cho nông dân thuận lợi hơn trong quá
đã được xác định từ hoạt động thực tế trên thị trường. trình sản xuất kinh doanh. Vì, mức giá trần này đã làm
Nếu Chính phủ không sử dụng chính sách giá giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Vì
trần thì các doanh nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu vậy, Chính phủ đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra.
cho ngành nông nghiệp sẽ tự ấn định giá bán (nâng Ngược lại, nếu Chính phủ không sử dụng chính
giá) theo sức mạnh độc quyền của ho. Mức giá này sách giá trần thì Chính phủ đã làm cho thị trường,
không thể gọi là giá thị trường được. Vì trong độc mà nhất là thị trường có tính chất độc quyền sẽ thất
quyền không có đường cung. Lúc này, Chính phủ bại tối đa - trục trặc thị trường trở nên cao nhất.
đã làm cho thị trường thất bại tối đa - trục trặc thị Qua chính sách giá trần này, tất cả các đối
trường ở vào mức cao nhất. tượng trên đều đạt được mục tiêu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. 28 Tình huống KINH TẾ VI MÔ - Lưu hành nội bộ - trường ĐH kinh tế tp HCM - 1991
2. Câu hỏi - bài tập - trắc nghiệm KINH TẾ VI MÔ - Nguyễn Thị Như Ý và đồng tác giả - NXB Thống kê - 1999

198 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

SỰ THỎA MÃN VÀ TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI


MẠNG MOBIFONE TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

CUSTOMER SATISFACTION AND LOYALTY TOWARDS MOBILEPHONE NETWORK


AT NHA TRANG CITY

Vũ Trần Tùng1, Hồ Huy Tựu2


Ngày nhận bài: 01/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 30/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ và các rào cản chuyển đổi chỉ xem xét tác động trực
tiếp của chúng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành khách hàng. Nghiên cứu này mở rộng hơn thông qua việc xem xét
các tác động điều hòa của rào cản chuyển đổi đến mối quan hệ thỏa mãn - trung thành khách hàng bên cạnh các tác động
trực tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng dương đến sự hài lòng khách hàng.
Quan trọng hơn, các tác động trung hòa âm của rào cản chuyển đổi đến mối quan hệ thỏa mãn - trung thành cũng được
tìm thấy song song với tác động trực tiếp dương đến trung thành khách hàng. Khách hàng nhận thức càng cao về những
chi phí khi chuyển đổi thì khách hàng càng ngại chuyển đổi mạng và trung thành ở lại cho dù khách hàng có hay không
hài lòng với nhà cung cung cấp hiện tại. Mặt khác, nếu cảm nhận của khách hàng về những chi phí khi chuyển đổi là thấp,
tùy vào mức độ hài lòng mà khách hàng ở lại hoặc rời bỏ nhà cung cấp hiện tại. Tuy nhiên, sự mất mát về những mối quan
hệ được hình thành khi sử dụng nhà mạng hiện tại đã thúc đẩy khách hàng sử dụng đồng thời cả nhà cung cấp hiện tại và
nhà cung cấp khác.
Từ khóa: Rào cản chuyển đổi, sự thỏa mãn, trung thành, Mobifone
ABSTRACT
In Vietnam, the previous research on service quality and switching barriers only consider their direct impact on the
customer satisfaction and loyalty. This study expanded through the regulatory impact review of conversion barriers to
elationship satisfaction-loyalty customers besides the direct impact. Research results show that the quality of service
factors have a positive impact on customer satisfaction. More importantly, neutralize the negative effects of switching
barriers to the satisfaction-loyalty relationship is also found in parallel with a direct positive impact on customer loyalty.
Increasing customer awareness about the cost of the conversion, customers more problems switching network and loyalty
in the customer whether or not satisfied with the current provider. On the other hand, if the customer’s perception of the
cost of the conversion is low, depending on the level of satisfaction that customers stay or leave current provider. However,
the loss of the relationship formed when using existing networks has spurred customers to use existing at the same time
both suppliers and other vendors.
Keyword: Switching barriers, satisfaction, loyalty, Mobifone

I. ĐẶT VẤN ĐỀ đã cho thấy các công ty thường có ảo tưởng là luôn


1. Sự cần thiết phải nghiên cứu tìm cách đi tìm thị trường mới nhưng lại quên nuôi
Duy trì và giữ chân khách hàng luôn là bài toán dưỡng thị trường hiện có, trong khi đó, lợi nhuận
thường trực đối với mỗi CEO trong quá trình điều đem lại cho thương hiệu của thị trường hiện có cao
hành kinh doanh. Nghiên cứu trong ngành tiếp thị hơn rất nhiều so với thị trường mới. Trong tương lai,

1
Vũ Trần Tùng: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2
TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 199


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

khi số thuê bao ngày càng tiến đến điểm bão hoà riêng, đặc biệt là với mạng di động Mobifone nhằm
và giá cước không còn là lợi thế đối với riêng giữ chân khách hàng, làm cho khách hàng trở nên
doanh nghiệp nào thì việc tìm kiếm và tạo khách trung thành hơn mang tính cấp thiết.
hàng mới sẽ rất khó khăn, đòi hỏi nhiều chi phí
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
dành cho quảng cáo, khuyến mãi [14]. Sự hài lòng
2.1. Lòng trung thành của khách hàng
và lòng trung thành của khách hàng đối với thương
Oliver (1997) đã định nghĩa lòng trung thành
hiệu đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của
khách hàng là cam kết sâu sắc về việc mua lại hay
thương hiệu. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
quay lại sử dụng một cách chắc chắn sản phẩm/
sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng, chẳng
dịch vụ trong tương lai, dẫn tới việc mua lặp lại cùng
hạn chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, dịch vụ
khách hàng, giá,… thương hiệu, mặc dù có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, cảnh và các nỗ lực của đối thủ trên thị trường nhằm
khách hàng nói rằng họ hài lòng nhưng thực tế mức dẫn đến hành vi thay đổi. Một vấn đề quan trọng đối
độ quay lại hay trung thành mua hàng lại của họ với sự thành công của công ty là khả năng duy trì
thường rất thấp, ngược lại có những khách hàng khách hàng hiện tại và làm gia tăng lòng trung thành
vẫn thường xuyên mua hàng, nhưng họ cho biết của họ với thương hiệu. Lòng trung thành thể hiện
rằng họ không hề thỏa mãn với món hàng họ mua qua việc mua nhiều hơn, với mức giá cao hơn, và
[20]. Vì vậy, khám phá và kiểm định các nhân tố tạo ra được danh tiếng cho công ty qua những lời
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sự thỏa mãn - truyền miệng tích cực. Reichheld & Sasser (1990),
trung thành của khách hàng (tức các biến điều tiết) và Reichheld (1996) đã nghiên cứu giá trị lâu dài
trở thành một dòng nghiên cứu quan trọng trong của khách hàng và giá trị của việc xây dựng lòng
marketing. Theo dòng nghiên cứu này, các biến số trung thành khách hàng bằng cách lắng nghe lời
điều tiết như chất lượng dịch vụ, chi phí chuyển đổi, than phiền khách hàng, lường trước các hành vi
chất lượng cảm nhận, đã được nghiên cứu trong thay đổi, và tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách
một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Khách hàng
hàng, hàng không. Trong lĩnh vực viễn thông, vấn vẫn trung thành nếu họ nhận được các giá trị từ nhà
đề này cũng được đặt ra [14]. Tuy nhiên, các bàn cung cấp. Duy trì khách hàng chính là tiếp tục các
luận chủ yếu về mặt lý thuyết và thiếu các chứng cứ hoạt động liên hệ với khách hàng.
định lượng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, nơi 2.2. Sự thỏa mãn khách hàng
mà các mạng viễn thông di động thi nhau ra đời… Trong lĩnh vực viễn thông, sự hài lòng của khách
Đề tài này mở rộng các nghiên cứu trước đây [2, hàng là phản ứng với các trạng thái của sự hài lòng
17] để xây dựng một mô hình toàn diện hơn, trong của khách hàng, và sự phán đoán mức độ hài lòng
đó bao gồm cả các biến số ảnh hưởng đến sự thỏa của khách hàng [14]. Sự hài lòng của khách hàng là
mãn, trung thành, cũng như các biến số điều tiết rất quan trọng trong thế giới kinh doanh ngày nay,
mối quan hệ hệ thỏa mãn - trung thành như chi phí khả năng của một nhà cung cấp dịch vụ để tạo ra
chuyển đổi, tuổi quan hệ, sự hấp dẫn từ mạng khác. mức độ cao của sự hài lòng là rất quan trọng cho sự
Vấn đề nghiên cứu này là quan trọng vì nó khác biệt sản phẩm và phát triển mối quan hệ mạnh
không những giải thích được các nguyên nhân đưa mẽ với khách hàng.
đến sự hài lòng, trung thành mà còn nghiên cứu cả 2.3. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung
các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển từ hài thành của khách hàng
lòng đến trung thành của khách hàng. Nghiên cứu Sự thỏa mãn khách hàng có tác động tích cực
trước đây, rào cản thay đổi đã được đưa ra nhưng vào lòng trung thành trong tất cả các ngành, bao
chỉ để xem xét sự ảnh hưởng của nó đến lòng trung gồm cả dịch vụ viễn thông. Theo Quy tắc chuỗi thỏa
thành của khách hàng. Ở nghiên cứu này, rào cản mãn - lợi nhuận của Anderson và Mittal (2000),
thay đổi được đưa vào mô hình nghiên cứu ngoài cải thiện sản phẩn và dịch vụ sẽ làm tăng sự thỏa
việc xem xét tác động của nó đến lòng trung thành mãn, tăng sự thỏa mãn sẽ dẫn đến sự trung thành
của khách hàng, rào cản thay đổi với vai trò như cao hơn và tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn. Giá
một biến điều tiết tác động đến mối quan hệ giữa trị của sự thỏa mãn là một yếu tố quan trọng trong
sự thỏa mãn và lòng trung thành khách hàng. Do các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông.
đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Trong lý thuyết cũng như thực tiễn, các công ty viễn
sự thỏa mãn, lòng trung thành của khách hàng, đặc thông nên tập trung vào việc thỏa mãn khách hàng,
biệt mối quan hệ giữa sự thỏa mãn - trung thành đối vì kết quả của sự thỏa mãn khách hàng là lòng trung
với dịch vụ mạng di động tại Việt Nam nói chung thành khách hàng, và công ty sẽ có được lợi nhuận
cũng như tại thành phố Nha Trang - Khánh Hòa nói từ việc tăng tỷ lệ mua lại, khả năng mua lại tiềm

200 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

tàng, sự chấp nhận trả thêm, những hành vi giới khách hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
thiệu tích cực và xu hướng thay đổi thấp. chất lượng dịch vụ là cái tạo ra trước, quyết định đến
2.4. Chất lượng dịch vụ sự hài lòng của khách hàng. Mối quan hệ nhân quả
Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết
khía cạnh: quá trình cung cấp dịch vụ và kết quả các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng, trong
của dịch vụ. Gronross (1984) cũng đã đề nghị hai đó có lĩnh vực viễn thông [2]. Nếu chất lượng dịch vụ
lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của
kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ khách hàng thì dịch vụ đó sẽ không thỏa mãn được
thuật liên quan đến những gì được phục vụ và khách hàng. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách
chất lượng chức năng nói lên chúng được phục vụ hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao thì họ
như thế nào. Parasuraman và ctg (1985) ban đầu sẽ thoả mãn với dịch vụ đó. Ngược lại nếu khách hàng
nghiên cứu rằng chất lượng dịch vụ được cảm nhận cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp thì việc không
bởi khách hàng được hình thành bởi 10 thành phần: hài lòng sẽ xuất hiện.
tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, lịch 2.6. Rào cản chuyển đổi
sự, thông tin, tín nhiệm, an toàn, hiểu biết khách Rào cản chuyển đổi chính là những khó khăn
hàng và phương tiện hữu hình. Mười thành phần của việc chuyển đổi sang một nhà cung cấp mới khi
này đã bao quát hết mọi khía cạnh của một dịch vụ, một khách hàng không hài lòng với các dịch vụ hiện
nhưng nó có nhược điểm đó là phức tạp trong việc tại, hay các gánh nặng tài chính, xã hội và tâm lý,
đo lường, mang tính lý thuyết và có thể sẽ có nhiều cảm nhận của một khách hàng khi chuyển sang một
thành phần của mô hình chất lượng dịch vụ này nhà cung cấp mới. Rào cản chuyển đổi nhà cung
không đạt giá trị phân biệt vì thế sau nhiều lần kiểm cấp trong lĩnh vực dịch vụ thị trường di động thường
định mô hình các nhà nghiên cứu đi đến kết luận là đề cập là (1) Chi phí chuyển đổi (tổn thất do chuyển
mô hình chất lượng dịch vụ gồm 5 thành phần cơ đổi, chi phí thích nghi mới và chi phí gia nhập mới),
bản sau: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng (2) Sự hấp dẫn của mạng khác (về danh tiếng, hình
cảm và phương tiện hữu hình. ảnh, chất lượng, giá cước,...) và (3) Quan hệ khách
2.5. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự thỏa hàng (thăm hỏi, chăm sóc, tin cậy, mật thiết, trao
mãn của khách hàng đổi thông tin,… giữa khách hàng với nhân viên nhà
Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều đến cung cấp dịch vụ [13, 14]. Vì vậy, rào cản chuyển đổi
sự hài lòng của khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ càng cao càng có tác dụng giữ chân khách hàng.
đem đến cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có Trên cơ sở mô hình tiếp cận theo kiểu “Rào cản
chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì nhà cung cấp chuyển đổi”, kết hợp kế thừa các biến sẵn có trong
dịch vụ đó đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng. các công trình nghiên cứu trước của Phùng Đức
Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, nhà Kỳ và Bùi Nguyên Hùng (2007); Moon Kim, Myeong
cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Park, Dong Jeong (2004), tác giả đề xuất mô hình
Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của nghiên cứu như hình 1:

Chất lượng dịch vụ


- Chất lượng cuộc gọi; SỰ
- Cấu trúc giá cước; THỎA MÃN
- Dịch vụ gia tăng;
- Thuận tiện;
- Dịch vụ khách hàng.

Rào cản chuyển đổi


- Chi phí chuyển đổi:
+ Tổn thất;
+ Thích nghi mới;
+ Gia nhập mới. LÒNG
- Sự hấp dẫn từ mạng khác. TRUNG
- Độ dài quan hệ. THÀNH
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 201


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

Sau khi xem xét các tài liệu liên quan và thiết tham gia trả lời phỏng vấn chủ yếu nằm trong khoảng
lập mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết sau 20 tuổi đến 50 tuổi, với trình độ học vấn là đại học
được đưa ra để kiểm tra: (chiếm 53,8%). Về nghề nghiệp, những người được
Giả thuyết 1: Sự thỏa mãn có ảnh hưởng dương phỏng vấn đa số là giới công chức, nhân viên văn
đến lòng trung thành. phòng, đây là những khách hàng có mức thu nhập
Giả thuyết 2: Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng ổn định. Kết quả điều tra cho thấy, mức thu nhập trên
dương đối sự thỏa mãn. 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 32%, tiếp
Giả thuyết 3: Rào cản chuyển đổi có ảnh hưởng theo thu nhập 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng
dương đến lòng trung thành. chiếm 22,1%, kế đến là mức thu nhập 3 triệu đồng
Giả thuyết 4: Rào cản chuyển đổi có tác dụng đến 4 triệu đồng/tháng chiếm 20,2%.
điều hòa âm đến mối quan hệ thỏa mãn - trung thành.
Giả thuyết 5: Sự hấp dẫn từ mạng khác có ảnh 2. Phân tích nhân tố EFA
hưởng âm đến lòng trung thành. Kết quả Cronbach’s Alpha: hệ số tương quan
Giả thuyết 6: Sự hấp dẫn từ mạng khác có biến tổng của các biến quan sát trong mỗi thang đo
tác dụng điều hòa âm đến mối quan hệ thỏa mãn - đều lớn hơn 0,3, hơn nữa hệ số Cronbach’s Alpha
trung thành. của các thang đo đều cao hơn mức đề nghị 0,6, cho
Giả thuyết 7: Tuổi quan hệ (độ dài quan hệ) có thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Vì vậy, các biến
ảnh hưởng dương đến lòng trung thành. quan sát của mỗi thang đo tiếp tục đưa vào phân
Giả thuyết 8: Tuổi quan hệ (độ dài quan hệ) tích EFA tiếp theo. Nghiên cứu này sử dụng phương
có tác dụng điều hòa dương đến mối quan hệ thỏa pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép
mãn - trung thành. quay Promax, kết quả phân tích EFA chỉ ra rằng có
12 nhân tố được rút ra từ các thang đo có hệ số
II. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP tải nhân tố (factor loading) đều lớn hơn 0,5 và tổng
NGHIÊN CỨU phương sai trích lớn hơn 50% đạt yêu cầu. Kết quả
cũng chỉ ra rằng chỉ số KMO nằm trong khoảng từ
1. Đối tượng khảo sát
0,5 đến 1, và mức ý nghĩa bằng 0 (Sig.=0,000<0,05)
Đối tượng nghiên cứu là mạng di động
trong kiểm định KMO and Bartlett’s chứng tỏ phân
Mobifone, thông qua việc điều tra khách hàng đang
tích nhân tố phù hợp với các dữ liệu và các biến
sử dụng mạng di động Mobifone trên địa bàn thành
quan sát có tương quan với nhau.
phố Nha Trang với 300 bảng câu hỏi được gửi đến
khách hàng theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. 3. Phân tích nhân tố CFA
Mười hai đo lường các cấu trúc khái niệm từ kết
2. Phương pháp nghiên cứu
quả phân tích EFA, cùng với tuổi quan hệ sẽ là đối
Toàn bộ dữ liệu điều tra được làm sạch, xử lý và
tượng của phân tích nhân tố CFA sử dụng phần mềm
tiến hành phân tích mô tả, phân tích nhân tố khám
AMOS. Kết quả phân tích CFA: Chi-bình phương
phá trên phần mềm SPSS. Cùng với đó, sự hỗ trợ
là 354,189 và 165 bậc tự do với p=0,000 chứng tỏ
của phần mềm AMOS 16.0 giúp thực hiện phân tích
mô hình này có ý nghĩa thống kê với cỡ mẫu 253.
nhân tố khẳng định và kiểm định sự phù hợp của mô
Chi-square/df=2,147<3; GFI=0,894; TLI=0,908>0,9;
hình với dữ liệu thị trường, cũng như kiểm định các
CFI=0,940>0,9 và RMSEA=0,067<0,08 nên mô
giả thuyết đề xuất của mô hình nghiên cứu. Mô hình
hình phù hợp tốt với dữ liệu. Các trọng số chuẩn
nghiên cứu cùng các giả thuyết của nghiên cứu này
hóa đều lớn hơn 0,5 và các trọng số chưa chuẩn
được xây dựng trên cơ sở khung lý thuyết về sự hài
hóa đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05) nên các khái
lòng, lòng trung thành; kế thừa có sự điều chỉnh, bổ
niệm đạt được giá trị hội tụ. Mô hình đo lường này
sung mô hình nghiên cứu trước có liên quan. Theo
phù hợp với dữ liệu thị trường và không có tương
đó, các nhân tố chất lượng dịch vụ tác động đến sự
quan giữa các sai số đo lường nên nó đạt tính đơn
thỏa mãn, nhân tố rào cản chuyển đổi tác động đến
nguyên. Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai
lòng trung thành; hơn nữa, rào cản thay đổi với vai
trích được tính toán dựa trên các trọng số chuẩn
trò như một biến điều tiết đến mối quan hệ giữa sự
hóa, kết quả các thang đo đều có độ tin cậy tổng
thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng được
hợp lớn hơn 0,6 và tổng phương sai trích lớn hơn
đưa ra xem xét, nghiên cứu và bình luận.
50% nên các thang đo đều đạt độ tin cậy. Sau khi
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN tính toán giá trị P-value dựa trên hệ số tương quan
của từng cặp khái niệm, cho thấy P-value đều nhỏ
1. Mô tả mẫu hơn 0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái
Trong tổng số 253 mẫu điều tra, cơ cấu nam nữ niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%, do đó các
lần lượt là 56,9%, 43,1%; độ tuổi của khách hàng thang đo đều đạt giá trị phân biệt.

202 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

4. Kiểm định mô hình SEM thủ tục phân tích tạo 5 biến trung hòa dựa theo
4.1. Kiểm định mô hình SEM xem xét tác động phân tích của Tuu Olsen & Linh (2011), theo đó các
của các nhân tố chất lượng dịch vụ đến thỏa mãn, biến thỏa mãn_thích nghi (S_AD), thỏa mãn_sức
trung thành hấp dẫn (S_AT), thỏa mãn_tuổi quan hệ (S_AGE),
Mô hình SEM chuẩn hóa sau khi loại bỏ các mối thỏa mãn_gia nhập mới (S_JO), thỏa mãn_tổn thất
quan hệ cấu trúc không có ý nghĩa thống kê cho kết (S_LO) được tạo ra. Cùng với các nhân tố rào cản
quả: giá trị P=0,000<0,05; Chi-square/df=2,567<3; và biến trung thành 5 mô hình trung hòa được kiểm
GFI=9,48>0,9; TLI=0,941>0,9; CFI=0,963>0,9 và định độc lập nhằm loại bỏ các biến trung hòa không
RMSEA=0,079<0,08 nên có thể kết luận mô hình có ý nghĩa thống kê.
phù hợp tốt với dữ liệu nghiên cứu và thống kê này có Kết quả kiểm định, chỉ có biến S_LO cùng
ý nghĩa với cỡ mẫu 253. Kết quả phân tích cho thấy với Thỏa mãn (TM) và nhân tố Tổn thất (TT) có
trong 3 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn, trong đó ý nghĩa thống kê nên được vào mô hình trung
nhân tố Dịch vụ khách hàng tác động dương mạnh hòa cuối cùng. Mô hình này có Chi-square/
nhất đến sự thỏa mãn với hệ số tác động chuẩn hóa df=3,040<5; P=0,000<0,05; chỉ số GFI=0,961>0,9;
là 0,341. Tiếp theo, nhân tố Cấu trúc giá cước cũng TLI=0,938>0,9; CFI=0,969>0,9 và RMSEA=0,090,
tác động dương đến sự thỏa mãn với hệ số tác động do đó, có thể kết luận mô hình phù hợp tốt với dữ
chuẩn hóa là 0,299. Cuối cùng, nhân tố Hòa mạng liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy sự thỏa
và Vùng phủ sóng tác động dương đến sự thỏa mãn tác động dương đến lòng trung thành với hệ số
mãn với hệ số tác động chuẩn hóa là 0,229. Kết quả tác động 0,525; tổn thất tác động dương đến lòng
cũng chỉ ra sự tác động dương của thỏa mãn đến trung thành với hệ số tác động 0,183 và tác động
lòng trung thành của khách hàng với hệ số tác động âm đến quan hệ hài lòng - trung thành với hệ số tác
0,514. Nghĩa là khách hàng với một mức độ hài lòng động 0,25. Kết quả này là cơ sở đưa ra các kết luận
cao hơn sẽ có xu hướng cao hơn để dùng lại hoặc đúng đắn trong việc ủng hộ các giả thuyết 1, 3 và 4.
giới thiệu các sản phẩm với người khác. 4. 3. Kiểm định mô hình nghiên cứu
4.2. Kiểm định mô hình cấu trúc SEM xem xét tác Sau khi loại bỏ các nhân tố tác động không có
động của các nhân tố rào cản đến thỏa mãn, trung ý nghĩa thống kê ra khỏi mô hình, các nhân tố còn
thành và mối quan hệ thỏa mãn - trung thành lại sẽ được đưa vào mô hình nghiên cứu cuối cùng
Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành các (hình 2):

Hình 2. Mô hình nghiên cứu


Mô hình nghiên cứu cho thấy: Chi - bình hàng với hệ số ảnh hưởng là 0,533; Dịch vụ khách
phương trên bậc tự do CMIN/df=2,807<3; các chỉ hàng, Cấu trúc giá cước, Thủ tục hòa mạng&Vùng
số GFI=0,916, TLI=0,904, CFI=0,935 đều cao hơn phủ sóng có ảnh hưởng dương đến sự thỏa mãn
mức đề nghị 0,9; RMSEA=0,085, do đó, có thể kết khách hàng với các hệ số ảnh hưởng lần lượt là
luận rằng mô hình nghiên cứu phù hợp tốt với dữ 0,360, 0,316 và 0,200; Tổn thất có ảnh hưởng
liệu nghiên cứu. Như đề xuất ban đầu, giả thuyết 1, dương đến trung thành khách hàng với hệ số ảnh
ba giả thuyết con của giả thuyết 2 và hai giả thuyết hưởng 0,257, đồng thời tổn thất có ảnh hưởng âm
con của giả thuyết 3, 4 được ủng hộ. Theo đó, Thỏa đến đến mối quan hệ thỏa mãn - trung thành với hệ
mãn có ảnh hưởng dương đến trung thành khách số ảnh hưởng là 0,290. Kết quả kiểm định chỉ ra

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 203


Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013

rằng hệ số xác định của sự thỏa mãn R2TM = 0,548 nghiên cứu trước đây tại Việt Nam phần lớn đã bỏ
tức là 54,8% biến thiên của thỏa mãn được giải quên vấn đề này. Tuổi quan hệ - nhân tố mới được
thích bởi mô hình, trong khi đó hệ số xác định của tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu với hy vọng có
trung thành R2TRT = 0,378 cho thấy 37,8% biến thiên ảnh hưởng đáng kể đến trung thành khách hàng và
của trung thành được giải thích bởi mô hình. mối quan hệ thỏa mãn - trung thành, nhưng nghiên
cứu không tìm thấy sự ảnh hưởng đáng kể của tuổi
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ quan hệ đến lòng trung thành và mối quan hệ thỏa
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 3 nhân tố dịch mãn - trung thành khách hàng.
vụ khách hàng, thủ tục hòa mạng và vùng phủ sóng, Một số hàm ý chính sách cho công tác quản lý
cấu trúc giá cước có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa được tác giả đề xuất, trong đó nhấn mạnh việc không
mãn khách hàng. Đóng góp lớn từ nghiên cứu này ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sóng
là khám phá ra rào cản chuyển đổi có ảnh hưởng nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, các
đáng kể đến trung thành khách hàng, cũng như tác nhà quản lý vận dụng linh hoạt các rào cản chuyển
động điều tiết đến mối quan hệ giữa sự hài lòng của đổi để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là giữ
khách hàng và trung thành khách hàng trong khi các chân khách hàng cũng được tác giả gợi ý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Phạm Đức Kỳ (2007), Cơ sở lý thuyết mô hình cấu trúc mạng (SEM).
2. Phùng Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng (2007), Nghiên cứu mô hình sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực thông tin di
động tại Việt Nam, Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TP.HCM
Tiếng Anh
3. Bolton, R.N., (1998). A dynamic model of the duration of the customer’s relationship with a continuous service provider: the
role of satisfaction. Marketing Science, 17 (1), 45-65
4. Evanschitzky, H., Iyerb, G.R., Hessea, J., Ahlerta ,D., (2004). E-satisfaction: a re-examination. Journal of Retailing, 80, 239-247
5. Evanschitzky, H. and Wunderlich, M., (2006). An examination of moderator effects in the four-stage loyalty model. Journal
of Service Research, 8(4), 331-343
6. Gustafsson, A., Johnson,M.D. and Roos, I., (2005). The effects of customer satisfaction, relationship commitment
dimensions, and triggers on customer retention. Journal of Marketing, 69, 210–218
7. Homburg, C. and Giering, A., (2001). Personal characteristics as moderators of the relationship between customer satisfaction
and loyalty - an empirical analysis. Psychology & Marketing, 18 (1), 43-66
8. Hanif, M., Hafeez, S., Riaz, A., (2010). Factors affecting customer satisfaction. International research journal of finance and
Economics - issue 60
9. Kim, W.Y., Shin, D.H., (2008). Forecasting customer switching intention in mobile service: an exploratory study of predictive
factors in mobile number portability. Technological forecasting & Social change, 75, issue 6, 854-874
10. Kim, H.S., Yoon, C.H., (2004). Determinants of subscriber churn and customer loyalty in the Korean mobile telephony
market. Telecommunications policy, 28, Issues 9-10, 751-765
11. Kim, M.K., Park, M.C., Jeong, D.H., (2004). The effects of customer satisfaction and switching barrier on customer loyalty
in Korean mobile telecommunication services. Telecommunications Policy, 28, 145-159
12. Olsen, S.O., (2007). Repurchase Loyalty: The Role of Involvement and Satisfaction. Psychology & Marketing, 24 (4), 1-28
13. Oyeniyi, J., Abiodun, J. (2010). Switching cost and customers loyalty in the mobile phone market: the nigerian experience.
Business intelligence journal, 3 (1),111-118
14. Pong, L.T., Johnny, 2001. An intergrated model of Service loyalty. Academy of business & administrative sciences 2001
international conferences, Brussels, Belgium.
15. Tuu, H.H., Olsen, S.O., Linh, P. T.T., (2011). The moderator effec of perceived risk, objective knowledge and vertainty in the
satisfaction - loyalty relationship. Journal of Consumer marketing, 28 (5), 363-375
16. Qian, S., Peiji, S., Quanfu, Y., (2011). An integrated analysis framework for customer value, customer satisfactory, switching
barriers, repurchase intention and attitudinal loyalty: evidences from china mobile data services. Management science and
Engineering, 5 (3), 135-142
17. Ranaweera, C., Prabhu, J., (2003). The influence of satisfaction, trust and switching barriers on customer retention in a
continuous purchasing setting. International journal of Service industry management, 14 (4), 374-395
18. Sidhu, A., 2005. Customer switching behaviour. Simon fraser university
19. Jones, M., Mothersbaugh, D., Beatty, S., (2000). Switching barriers and repurchase intentions in services. Journal of
Retailing, 76 (2), 259-274, ISSN: 0022-4359
20. Julander, C.R., Söderlund, M., (2003). Effects of switching barriers on satisfaction, repurchase intentions and attitudinal
loyalty. SSE/EFI Working paper series in Business administration, no.1.
21. Yang, Z. and Peterson, R.T.,(2004). Customer perceived value, satisfaction, and loyalty: the role of switching costs. Psychology
& Marketing, 21 (10), 799-822

204 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

You might also like