You are on page 1of 2

Bài 8.

Phòng kế toán công ty Bình An đã theo dõi và tập hợp được số liệu về chi phí dịch vụ bảo trì
máy móc sản xuất và số giờ máy sử dụng trong 6 tháng đầu năm như sau:

Tháng Số giờ máy sử dụng (đvt: Chi phí bảo trì (đvt: 1.000
giờ) đồng)
1 4.000 15.000
2 5.000 17.000
3 6.500 19.400
4 8.000 21.800
5 7.000 20.000
6 5.500 18.200

Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định công thức ước tính chi phí bảo trì
máy móc sản xuất của công ty.
2. Giả sử công ty dự kiến tháng tới có tổng số giờ máy sử dụng là 7.500 giờ thì chi phí bảo
trì máy móc ước tính là bao nhiêu?

Bài 12.
Giả sử chi phí sản xuất chung của một doanh nghiệp sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí là chi phí
vật liệu – công cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí bảo trì máy móc sản xuất. Ở
mức hoạt động thấp nhất là 10.000 giờ máy, các chi phí này phát sinh như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Chi phí vật liệu – công cụ sản xuất 10.400 (biến phí)
Chi phí nhân viên phân xưởng 12.000 (định phí)
Chi phí bảo trì máy móc sản xuất 11.625 (hỗn hợp)
Chi phí sản xuất chung 34.025
Chi phí sản xuất chung
được phân bổ căn cứ theo số giờ máy sử dụng. Phòng kế toán của doanh nghiệp đã theo dõi chi
phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm và tập hợp trong bảng dưới đây:

Số giờ máy sử dụng Chi phí sản xuất chung


Tháng
(đvt: giờ) (đvt: 1.000 đồng)
1 11.000 36.000
2 11.500 37.000
3 12.500 38.000
4 10.000 34.025
5 15.000 43.400
6 17.500 48.200

Doanh nghiệp muốn phân tích chi phí bảo trì máy móc sản xuất thành các yếu tố biến phí và định
phí.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định chi phí bảo trì ở mức độ hoạt động cao nhất trong 6 tháng trên.
2. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xây dựng công thức dự đoán chi phí bảo trì
dưới dạng y = ax + b.
3. Ở mức độ hoạt động là 14.000 giờ máy thì chi phí sản xuất chung được ước tính bằng bao
nhiêu?
4. Nếu dùng phương pháp bình phương bé nhất thì công thức dự đoán chi phí sản xuất
chung sẽ như thế nào?

You might also like