You are on page 1of 6

HỢP CHẤT CỦA KLK-KT- NƯỚC CỨNG

Câu 1: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion nào sau đây ?
A. Mg2+; Ca2+ B. Cu2+ ; K+ C. Fe 2+; Na+ D. Fe2+; K+
Câu 2: Chất nào sau đây gây ra tính cứng tạm thời của nước?
A. Ca(HCO3)2 B. NaOH C. CaCl2 D. HCl
Câu 3: Một loại nước có chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4. Nước đó thuộc loại nước
A. có tính cứng tạm thời. B. có tính cứng vĩnh cửu.
C. mềm. D. có tính cứng toàn phần.
Câu 4: Chọn định nghĩa đúng :
1. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
2. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO 3-
3. Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa ion Cl- hoặc SO42- hoặc cả hai
4. Nước cứng toàn phần là nước cứng chứa đồng thời ion : HCO 3- và SO42- hoặc Cl-
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,3,4 D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Dựa vào nguyên tắc nào sau đây để làm mềm nước cứng :
A. Loại bỏ ion HCO3- . B. Giảm nồng độ ion Ca2+ , ion Mg2+ .
C. Giảm nồng độ ion Cl- , ion SO42- . D. Không phải các nguyên tắc trên.
Câu 6: Trong phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng, chất trao đổi ion sẽ hấp thụ được ion
A. Ca2+, Mg2+ và SO42-. B. Ca2+, Mg2+ và Cl-.
C. Ca2+, Mg2+ và HCO3-. D. Mg2+ và Ca2+.
Câu 7: Chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3. B. NaCl. C. HNO3. D. AgNO3.
Câu 8: Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Vậy nước cứng này có hoà tan những
hợp chất nào?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2. B. CaCl2, Mg(HCO3)2.
C. CaSO4, MgCl2. D. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
Câu 9: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca , Mg2+, HCO-3, Cl-, SO2-4. Chất được dùng để làm
2+

mềm mẫu nước cứng trên là:


A. Na2CO3. B. HCl. C. NaHCO3. D. H2SO4.
Câu 10: Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để khử cặn, ta có thể dùng
hóa chất nào sau đây ?
A. Nước vôi trong B. Giấm C. Ancol etylic D. Nước Javen .
2+ 2+ -
Câu 11: Một loại nước cứng có chứa Ca , Mg , HCO 3. Hãy cho biết dãy hóa chất nào có thể sử
dụng để làm mềm nước cứng đó ?
A. Na2CO3, Na3PO4, nước vôi B. NaOH, HCl, Na2CO3
C. Na2CO3, NaOH, Na2SO4 D. H2SO4, NH3, nước vôi
Câu 12: Một loại nước có chứa 0,02mol Na ; 0,015mol Ca2+; 0,02mol Mg2+; 0,03mol Cl- và còn lại
+

là HCO3-. Sau khi đun nóng loại nước trên một hồi lâu thì thu được
A. nước cứng vĩnh cửu. B. nước mềm.
C. nước cứng toàn phần. D. nước cứng tạm thời.
Câu 13: Một cốc nước chứa 0,01 mol Na ; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,065 mol HCO3-; và ion
+

Cl-. Đun nóng cốc nước trên một hồi lâu sau đó lọc bỏ kết tủa, thu được
A. nước cứng toàn phần. B. nước cứng tạm thời.
C. nước cứng vĩnh cửu D. nước mềm.
Câu 14: Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, HCO3- y mol. Đun nóng để cô
cạn dung dịch Y ta thu được muối khan có khối lượng là:
A. 30,5 gam. B. 25,4 gam. C. 37,4 gam. D. 49,8 gam.
Câu 15: Dung dịch Y chứa các ion sau: Mg2+ 0,005 mol; Ca2+ 0,0025 mol; HCO3- . Số mol Ca(OH)2
tối thiểu cần để làm mất hoàn toàn tính cứng của dung dịch Y là bao nhiêu ( biết sản phẩm sinh ra
Mg(OH)2 )
A. 0,0075 mol B. 0,01mol C. 0,0125 mol D. 0,005 mol
Câu 16: Để khử cứng hoàn toàn cho một lượng nước chứa ion Na+ (0,05 mol), ion Ca2+ (0,05 mol),
ion Cl- (0,01 mol), ion SO42- (0,02 mol) và ion HCO3-, người ta đưa ra các cách làm sau
(1) đun sôi rồi lọc bỏ kết tủa.
(2) thêm vào đó 2,8 gam CaO rồi lọc bỏ kết tủa.
(3) thêm vào 10 gam dung dịch NaOH 12% rồi lọc bỏ kết tủa.
(4) thêm vào 10 gam dung dịch Na2CO3 5,3% và K2CO3 1,38% rồi lọc bỏ kết tủa.
(5) thêm vào đó lượng dư K2SO4 rồi lọc bỏ kết tủa.
Những cách làm đúng là
A. (1), (2), (4). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (1), (2), (5).
Câu 17: Cho các hóa chất: NaOH, H2SO4, HCl, Na2SO4, K3PO4. Có bao nhiêu chất có thể khử được
độ cứng tạm thời ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Cho dung dịch chứa các ion sau : Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều
cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch , ta có thể cho dung dịch tác dụng với
chất nào trong các chất sau:
A. Dung dịch K2CO3 vừa đủ. B. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ
C. Dung dịch NaOH vừa đủ. D. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ.
Câu 19: Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ mol/l: BaCl2; NaHCO3; NaOH; Trộn các dung dịch
đó với nhau theo tỷ lệ thể tích 1: 1 . Xác định các ion của dung dịch sau phản ứng. (Bỏ qua sự thủy
phân của các ion và sự điện ly của nước).
A. Na+, Cl-, Ba2+. B. Na+, OH- và Cl- C. Na+, Cl- D. Na+, Ba2+, OH- và Cl-
Câu 20: Dung dịch X có chứa đồng thời BaCl2 0,3 M và Ba(HCO3)2 0,4M. Tính thể tích dung dịch
NaOH 1M tối thiểu cần cho vào 100 ml dung dịch X để kết tủa thu được có khối lượng lớn nhất.
A. 140 ml B. 80 ml C. 35 ml D. 70 ml
Câu 21: Dung dịch X có chứa các ion: Mg2+, Ba2+ , Ca2+ và 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO-3. Thêm dần
V (lít) dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị tối
thiểu là:
A. 150ml B. 250ml C. 200ml D. 300ml
Câu 22: Dung dịch X gồm Na2CO3 , K2CO3 và NaHCO3 . Chia dung dịch X thành 2 phần bằng
nhau:
Phần I: tác dụng với nước vôi trong dư thu được 12,0 gam kết tủa.
Phần II: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V(l) khí CO2 (đktc). Tính V(l).
A. 2,24 lít B. 2,688 lít C. 2,904 lít D. 3,136 lít
Câu 23: Cho kim loại Bari vào các dung dịch sau : NaHCO3, CuSO4 , (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số
dung dịch tạo ra kết tủa là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 24 (KA2014): : Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca ; 0,3 mol Mg ; 0,4 mol Cl  và a mol HCO3 .
2 2

Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 49,4 gam B. 28,6 gam C. 37,4 gam D. 23,2 gam
Câu 25 (KB2014) Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần
bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
- Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là
A. 180. B.200. C.110. D. 70.
Câu 26: Cho Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO 3 1M và Na2CO3 0,5M. Khối
lượng kết tủa tạo ra là
A. 197,00 gam. B. 154,75 gam. C. 98,50 gam. D. 147,75 gam.
Câu 27 (ĐHA2010): Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/1, thu được 2
lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thu được 11,82 gam kết
tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các
phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
A. 0,04 và 4,8. B. 0,08 và 4,8. C. 0,07 và 3,2. D. 0,14 và 2,4
Câu 28: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K B. Be, Al C. Ca, Ba D. Na, Ba
Câu 29: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng)
A. ns2np2. B. ns1. C. ns2np1. D. ns2.
Câu 30: (ĐHKB 2012) Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Câu 31: (THPTQG 2017) Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Fe. B. K. C. Mg. D. Al.
Câu 32: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
B. Các kim loại kiềm đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
D. NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
Câu 33: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống

A. CaSO4.0,5H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.2H 2O.
Câu 34: Phát biểu nào dưới đây về muối NaHCO3 không đúng ?
A. Muối NaHCO3 là muối axit. B. Muối NaHCO3 bền đối với nhiệt.
C. Dung dịch muối NaHCO3 có pH > 7. D. Ion HCO3- trong muối có tính chất lưỡng tính.
Câu 35: Dung dịch NaHCO3 có lẫn tạp chất là Na2CO3. Dùng cách nào sau đây có thể loại được tạp
chất để loại được Na2CO3?
A. Cho tác dụng với NaOH dư rồi cô cạn B. Cho tác dụng với dd HCl dư rồi cô cạn
C. Sục CO2 dư vào dung dịch D. Cho tác dụng với dd BaCl2 vừa đủ rồi cô cạn
Câu 36: Na2CO3 có lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây có thể loại được tạp chất để thu
được Na2CO3 tinh khiết?
A. Đun nóng B. Cho tác dụng với dd HCl dư rồi cô cạn
C. hoà tan vào nước rồi lọc D. Cho tác dụng với dd NaOH dư rồi cô cạn
Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Magie được dùng chế tạo hợp kim cứng, nhẹ, bền để chế tạo máy bay, tên lửa, ô tô.
B. Beri được dùng để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn.
C. Canxi được dùng để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép.
D. Bari được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.
Câu 38: Quặng đôlômit có công thức:
A. CaCO3.MgCO3 B. CaCO3.MgCl2 C. CaCl2.MgCl2 D. CaCl2.MgCO3.
Câu 39: (CĐ 2014) Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2
(đktc). Kim loại M là
A. Na B. K C. Li D. Rb
Câu 40: Trộn hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất tan là X và Y có cùng số mol, thu được
dung dịch chứa một chất tan Z có môi trường bazơ. Chất X và Y có thể là
A. KOH và NaHSO4. B. KOH và NaHCO3. C.NaHCO3 và NaOH. D. HCl và NaOH.
Câu 41: Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Fe. B. Be. C. Al. D. Ba.
Câu 42: Cho dãy các kim loại: Cr, Na, Be, Ag, K, Ba, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng được với
H2O ở điều kiện thường là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 1,14 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y
(MX > MY ) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại Y là :
A. Be ( M=9) B. Mg C. Ca D. Sr( M=88)
Câu 44: Hoà tan hoàn toàn 1,87 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp
trong nước được dung dịch A. Để trung hoà hết dd A cần dùng 200 ml dd HCl 0,275M. X và Y là
A. Be (9) và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr (88) D. Sr (88) và Ba
Câu 45: Cho 0,1 mol Ba vào 1lít dung dịch chứa HCl 0,1M, FeCl2 0,1M và Na2SO4 0,1M. Hãy cho
biết khối lượng ↓ thu được sau phản ứng?
A. 23,3 gam B. 9 gam C. 27,8 gam D. 32,3 gam
Câu 46: Cho Ba vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được 5,6 lit khí ở đktc và dung
dịch X. Cho dung dịch X tác dụng 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị
của m là
A. 58,25 gam B. 68,95 gam C. 10,70 gam D. 69,90 gam
Câu 47: Cho kim loại M vào 200,0 ml dung dịch HCl 1,0M, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra
3,36 lít khí H2 (đktc) và trong dung dịch có chứa 29,35 gam chất tan. Vậy kim loại M là :
A. Na B. Ba C. K D. Al
Câu 48: Cho 100 ml dd KOH 1M vào 100 ml dd HCl thu được dd có chứa 6,525 gam chất tan. Vậy
CM của HCl trong dd đã dùng là:
A. 1,00M B. 0,75M C. 0,25M D. 0,50M
Câu 49: Cho m gam Na vào 200 gam dung dịch NaOH nồng độ 10% thu được dung dịch NaOH nồng
độ 20%. Vậy giá trị của m tương ứng là
A. 13,21 gam B. 12,92 gam C. 11,50 gam D. 14,56 gam
Câu 50: Hỗn hợp X gồm CaO,Mg ,Ca, MgO. Hòa tan 5,36 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa
đủ thu được 1,624 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 6,175 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá
trị của m là
A. 7,4925 gam B. 7,770gam C. 8,0475 gam D. 8,6025 gam
Câu 51: Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl
vừa đủ thu được 4,704 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12,5 và dung dịch chứa 12,825
gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là
A. 18,78. B. 19,425. C. 20,535. D. 19,98
Câu 52: Dung dịch X chứa a mol Ba(OH)2 . Cho m gam NaOH vào X sau đó sục CO2 (dư) vào ta
thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị (hình dưới đây). Giá trị của m và a lần lượt là

A. 40 và 0,4 B. 20 và 0,4 C. 20 và 0,8 D. 40 và 0,8


Câu 53: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,26 gam X vào nước, thu được
1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 8,88 gam Ca(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí
CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,0. B. 12,0. C. 16,0. D. 4,0.
Câu 54: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có nBaCO3
kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
A. 0,10 mol. B. 0,15 mol. 0,7
C. 0,18 mol. D. 0,20 mol.
x nCO2

0 1,2
Câu 55: Sục CO2 vào dung dịch a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH .Kết quả ta được đồ thị sau

Giá trị của a là:


A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25
Câu 56: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 a M thì thu được m1 gam kết tủa.
Nếu hấp thụ (V + 3,36) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 trên thì thu được m2 gam kết tủa.
Nếu thêm (V+V1) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 đã cho thì thu được lượng kết tủa cực đại.
Biết m1 : m2 = 3 : 2 và m1 bằng 3/7 khối lượng kết tủa cực đại ; các khí đều ở đktc).
Giá trị của V1 là
A. 0,672. B. 2,016. C. 1,008. D. 1,493.
Câu 57: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm
8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung
dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch
có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 14. B. 12. C. 13. D. 15.
Câu 58: Hòa tan 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư thu được dung dịch X trong
đó có chứa 8 gam NaOH và 2,8 lít khí. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X được dung dịch Y, cho từ từ
dung dịch Y vào 280 ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở
đktc. Giá trị của V là:
A. 6,272 B. 4,480 C. 6,720 D. 5,600
Câu 59: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên
(1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch (1) (2) (4) (5)
(1) khí thoát ra có kết tủa
(2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa
(4) có kết tủa có kết tủa
(5) có kết tủa
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:
A. H2SO4, NaOH, MgCl2. B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
C. H2SO4, MgCl2, BaCl2. D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2
Câu 60: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực
tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
B. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
C. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
D. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.

You might also like