You are on page 1of 4

ÔN TẬP VÔ CƠ TỔNG HỢP

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được
Câu 2: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại
A. Vonfram B. Crom C. Sắt D. Đồng
Câu 3: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?
A. Liti B. Xesi C. Natri D. Kali
Câu 4: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loai?
A. Wonfram B. Sắt C. Đồng D. Kẽm
Câu 5: Kim loại duy nhất nào là chất lỏng ở điều kiện thường
A. Thủy ngân, Hg B. Beri, Be C. Xesi, Cs D. Thiếc, Sn
Câu 6: Kim loại nào sau đây nặng nhất (khối lượng riêng lớn nhất) trong tất cả các kim lọai?
A. Pb B. Au C. Ag D. Os
Câu 7: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?
A. Natri B. Liti C. Kali D. Rubiđi
Câu 8: Cho các kim loại: Cr, W, Fe, Cu, Cs. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang phải

A. Cu < Cs < Fe < Cr < W B. Cs < Cu < Fe < W < Cr
C. Cu < Cs < Fe < W < Cr D. Cs < Cu < Fe < Cr < W
Câu 9: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ B. tính oxi hóa C. tính axit D. tính khử
Câu 10: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+ B. Ag+ C. Cu2+ D. Zn2+
Câu 11: Trong các tính chất vật lý sau của kim loại Au, Ag, tính chất không phải do các electron tự
do gây ra là
A. ánh kim B. tính dẻo C. tính cứng D. tính dẫn nhiêt, điện
Câu 12: Kim loại nào sau đây ở thể lỏng ở điều kiện thường
A. Br2 B. Mg C. Na D. Hg
Câu 13: Trong thực tế người ta thường dùng những kim loại nào sau đây để làm dây dẫn điện?
A. Zn và Fe B. Ag và Au C. Al và Cu D. Ag và Cu
Câu 14: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4 B. AgNO3 C. KNO3 D. HCl
Câu 15: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag B. Fe C. Cu D. Zn
Câu 16: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung
dịch
A. HCl B. AlCl3 C. AgNO3 D. CuSO4
Câu 17: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)2 B. Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 D. Ni(NO3)2
Câu 18: Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là
A. Zn + HCl B. Fe + HCl C. Fe + FeCl3 D. Cu + FeCl2
Câu 19: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag B. Au C. Cu D. Al
Câu 20: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. Na B. Mg C. Al D. K
Câu 21: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của
chúng là
A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.
Câu 22: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Ca. B. K. C. Mg. D. Cu.
Câu 23: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
Câu 24: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của
chúng là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe. Cr. D. Ba, Ag, Au.
Câu 25: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Cu, Fe, Zn B. Cu, Fe, Mg C. Na, Ba, Cu D. Na, Ba, Fe
Câu 26: Có các kim loại: Cu, Ca, Ba, Ag. Các kim loại chỉ có thể điều chế được bằng phương pháp
điện phân là
A. Ag, Ca. B. Cu, Ca. C. Ca, Ba. D. Ag, Ba.
Câu 27: Dãy gồm các kim loại thường điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:
A. Na, Ca, Al B. Mg, Fe, Cu C. Cr, Fe, Cu D. Cu, Au, Ag
Câu 28: Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua
hỗn hợp thu được chất rắn gồm:
A. MgO, Fe, Pb, Al2O3. B. MgO, Fe, Pb, Al.
C. MgO, FeO, Pb, Al2O3. D. Mg, Fe, Pb, Al.
Câu 29: Hai chất đều không khử được sắt oxit (ở nhiêt độ cao) là
A. Al, Cu. B. Al, CO. C. CO2, Cu. D. H2, C.
Câu 30: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp
chất nóng chảy của chúng là
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.
Câu 31: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ
chất khử CO ?
A. Al, Fe, Cu. B. Zn, Mg, Pb. C. Ni, Cu, Ca. D. Fe, Cu, Ni.
Câu 32: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO ở nhiệt độ cao. Sau
phản ứng chất rắn còn lại là
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 33: Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về:
A. catot và bị oxi hóa. B. anot và bị oxi hóa. C. catot và bị khử. D.
anot và bị khử.
Câu 34: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để
khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là:
A. phương pháp nhiệt luyện. B. phương pháp thủy luyện.
C. phương pháp điện phân. D. phương pháp thủy phân.
Câu 35: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
A. Cu, Al, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al2O3, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 36: Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hoà trong nước thì xảy ra hiện tượng
nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?
A. Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
B. Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
C. Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
D. Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.
Câu 37: Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối
đó là:
A. CuSO4. B. AgNO3. C. KCl. D. K2SO4.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn
Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch
Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Chất rắn F gồm:
A. Cu. B. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4.
C. Cu, MgO, Fe3O4. D. Cu, MgO.
Câu 39: Cho các chất:
(a) Dung dịch NaOH dư. (b) Dung dịch HCl dư.
(c) Dung dịch Fe(NO3)2 dư. (d) Dung dịch AgNO3 dư.
Số dung dịch có thể dùng để làm sạch hỗn hợp bột chứa Ag có lẫn tạp chất Al, là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến
khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa
2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E
(Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
Câu 41: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu
được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa
82,08 gam muối. Giá trị của x là:
A. 1,4M B. 2 M C. 1,36 M D. 1,2 M
Câu 42: Hòa tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 vào một lượng vừa đủ dung dịch
HNO3 đặc nóng, chỉ thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Thêm
đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y, thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không
đổi, được 32,03 gam chất rắn Z. Giá trị của V là:
A. 3,36. B. 20,16. C. 11,2. D. 2,24.
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 vào bình chứa 200ml dung dịch chứa NaNO3 1M,
H2SO4 2M. Sau phản ứng thu được kim loại Cu và thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Cho dung dịch HCl
dư vào bình lại thấy thoát ra 2,24 lít khí NO nữa. (NO là sản khử duy nhất của NO3-). Giá trị của m
là :
A. 26,5 B. 18,4 C. 30,4 D. 25,6
Câu 44: Hòa tan m gam Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản
ứng hoàn toàn thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối của X so với H2 là 6,2 gồm N2 và H2,
dung dịch Y và 2,0 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị m là ?
A. 4,68. B. 5,48 C. 5,08. D. 6,68.
Câu 45: Hòa tan hết 20,5 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO 3 thu được 4,48 lít hỗn hợp
khí X gồm NO2, NO, N2O, N2 ở đktc, không còn sản phẩm khử nào khác, trong đó NO2 và N2 có
cùng số mol. Tỷ khối hơi của X so với H2 là 18,5. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch
sau phản ứng là:
A. 88,7 gam B. 119,7 gam C. 144,5 gam D. 55,7 gam
Câu 46: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong đó O chiếm 18,49% về khối
lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và
0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2 có tỷ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch
Y thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 44,688 B. 46,888 C. 48,686 D. 48,666
Câu 47: Hòa tan hết 68,42 gam hỗn hợp Al và Fe3O4 cần dùng 840 gam dung dịch HNO3 26, 625%
thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỷ khối so với He bằng
137/15. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến
khối lượng không thu được 62,4 gam rắn. Giá trị của V là.
A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 6,72.
Câu 48: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400 ml dung dịch KHSO4 0,4M.
Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản
phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y
hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 0,96. B. 1,92. C. 2,24. D. 2,4.
Câu 49: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 vào bình chứa 200ml dung dịch chứa NaNO3 1M, H2SO4
2M. Sau phản ứng thu được m gam kim loại Cu và thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Cho dung dịch HCl
dư vào bình lại thấy thoát ra 2,24 lít khí NO nữa. (NO là sản khử duy nhất của NO3-). Giá trị của m

A. 2,88 B. 3,84 C. 2,56 D. 3,2
Câu 50: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với
dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận
dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO 3 đã phản ứng.
A. 0,28 B. 0,34 C. 0,32 D. 0,36
Câu 51: Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 5. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam
X bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,344 lít (đktc) khí Y duy nhất và dung dịch Z chứa 117,42
gam muối. Công thức của Y là
A. N2. B. NO2. C. N2O. D. NO.
Câu 52: Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch chứa
0,02 mol HNO3 và 0,58 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sắt và V lít (đktc) hỗn hợp
khí Z gồm NO; H2. Nếu cho NaOH dư vào Y thì thu được 21,06 gam kết tủa. Giá trị của V là?
A. 2,016 B. 1,792 C. 1,344 D. 1,568
Câu 53: Hòa tan hoàn toàn 16,08 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch chứa
0,04 mol HNO3 và 0,64 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sắt và V lít (đktc) hỗn hợp
khí Z gồm NO; H2. Nếu cho NaOH dư vào Y thì thu được 23,76 gam kết tủa. Nếu cho AgNO3 dư
vào Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 95,08 B. 97,24 C. 99,40 D. 96,16
Câu 54: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,34 mol
HNO3 và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm NO, H2 và NO2 với tỷ
lệ mol tương ứng là 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 2,28
mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời có 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng của
MgO trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 29,41% B. 26,28% C. 32,14% D. 28,36%

You might also like