You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM NGÂN HÀNG CÂU HỎI


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Học phần: An toàn điện.
Mã học phần: 036104.

Câu 1: Trình bày các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong an toàn điện.
Câu 2:
1. Định nghĩa hiện tượng điện giật. Điều kiện bị điện giật là gì? Trình bày tóm tắt những
yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật. Những giới hạn của các giá trị cho phép.
2. Trình bày phương pháp cứu hộ khi người bị điện giật.
Câu 3: Trình bày tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
Câu 4: Vẽ sơ đồ thay thế tổng trở người và trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới tổng trở người.
Câu 5:
1. Trình bày hiện tượng dòng điện đi trong đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước.
2. Giả sử đường dây điện đang có điện rơi cách chân 0,5m, lúc đó em sẽ xử lý ra sao? Giải
thích tại sao em phải làm như vậy?
Câu 6:
1. Điện thế phân bố trong đất khi có dòng điện đi vào đất có đặc điểm gì? Khi có hiện
tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằm trong vùng bán kính 20m có
nguy hiểm không?
2. Mức độ nguy hiểm như thế nào khi đến càng gần điểm chạm đất? Nếu xảy ra tình trạng
này, là một người hiểu biết và làm nghề về điện em sẽ làm động tác gì?
Câu 7: Tiêu chuẩn IEC60479-1 xây dựng đặc tuyến thời gian – dòng điện (đặc tuyến Ampe –
giây hay đặc tuyến A-s) gây tác hại lên cơ thể người đối với dòng điện xoay chiều tần số từ 15
Hz đến 100 Hz như sau:

1
1. Các kí hiệu AC-1, AC-2, AC-3, AC-4, AC-4-1, AC-4-2, AC-4-3 trong đặc tuyến trên có
ý nghĩa gì?
2. Các hiệu ứng vật lý nào xảy ra trong từng vùng bị bị ảnh hưởng?
3. Nghẹt tâm thất là gì? Nó xảy ra trong vùng ảnh hưởng nào?
Câu 8: Giá trị của điện trở người thay đổi theo điện áp tiếp xúc như thế nào?
Câu 9: Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây của mạng 1 pha nối đất trong
trường hợp:
1. Người chạm vào dây pha.
2. Người chạm vào dây trung tính.
Trong hai trường hợp trên, trường hợp nào nguy hiểm hơn? Tại sao?
Câu 10: Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây của mạng 1 pha không nối
đất (mạng cách ly) trong trường hợp:
1. Người chạm vào dây pha.
2. Người chạm vào dây trung tính.
Trong hai trường hợp trên, trường hợp nào nguy hiểm hơn? Tại sao?
Câu 11: Phân tích an toàn trong mạng điện ba pha theo các trường hợp sau:
1. Khi người chạm trực tiếp vào dây pha trong mạng điện ba pha có trung tính nối đất.
2. Khi người chạm trực tiếp vào dây trung tính trong mạng điện ba pha có trung tính nối
đất.
3. Khi người chạm trực tiếp vào dây pha trong mạng điện ba pha có trung tính cách điện
đối với đất.
4. Khi người chạm trực tiếp vào dây trung tính trong mạng điện ba pha có trung tính cách
điện đối với đất.
5. Khi người chạm trực tiếp vào hai dây pha trong mạng điện ba pha có trung tính nối đất.
Câu 12:
1. Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất, muốn cho người được an toàn khi chạm
vào vật mang điện (lõi dây dẫn điện) thì yêu cầu điện trở cách điện phải có trị số như thế nào đối
với dây dẫn điện?
2. Đối với trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy ra lúc nào? Muốn khắc phục phải làm
những gì?
Câu 13:
1. Ở lưới điện 220/380V, khi sửa chữa thiết bị sử dụng điện, em cần chú ý gì về phương
diện an toàn?
2. Nếu trường hợp không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện, thì người sửa
chữa sẽ phải như thế nào khi thao tác?
3. Hãy vẽ và tính dòng điện đi qua người khi người tiếp xúc với dây nóng 220V, chân đi
đất; biết điện trở của người là 2000Ω. Trường hợp này có nguy hiểm không? Vì sao?
2
Câu 14: Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sửa chữa các thiết bị điện một pha
thông thường như đèn, hệ thống điều hòa… trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm bảo sửa
chữa điện được an toàn đối với người thực hiện công việc này?
Câu 15: Đối với mạng điện hạ thế 3 pha 4 dây 380/220V trung tính của lưới điện có nối đất, hãy
giải thích vì sao để đảm bảo an toàn đối với người thì vỏ của thiết bị phải nối dây trung tính.
Trong trường hợp này tại sao dây trung tính phải nối đất lặp lại?
Câu 16:
1. Trình bày ý nghĩa của việc nối vỏ của thiết bị sử dụng điện với dây trung tính PEN hay
dây PE ở lưới điện 3 pha 4 dây, hay 3 pha 5 dây. Vẽ lưới điện 3 pha 5 dây (380V/220V).
2. Có cần thiết phải nối đất lặp lại đường dây trung tính ở lưới điện 3 pha 4 dây không?
Giải thích.
3. Ở lưới hạ áp 3 pha 5 dây này (điện áp 380/220V), giả sử có động cơ điện 3 pha đang đấu
vào lưới này, hãy vẽ cách đấu dây cho động cơ sao cho an toàn. Nếu chẳng may một dây của
động cơ chạm vỏ (chạm mát). Hãy tìm dòng điện chạm đất, biết r0 là điện trở của hệ thống trung
tính (r0 = 4Ω) và điện trở tiếp xúc chạm đất của động cơ rtx = 0Ω.
Câu 17: Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sữa chữa các thiết bị điện một pha
thông thường như đèn, hệ thống điều hòa… trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm bảo sửa
chữa điện được an toàn đối với người thực hiện công việc này?
Câu 18:
1. Các thành phần của điện trở nối đất.
2. Đo điện trở nối đất, đo điện trở suất của đất: Nguyên lý đo và dùng dụng cụ đo chuyên
dụng.
3. Các thông tin cần thiết phải chuẩn bị sẵn sàng cho người kiểm tra điện trở nối đất là gì?
4. Tại sao ở mỗi môi trường đo kiểm tra điện trở nối đất, ta lại có các cách đo khác nhau?
Cho ví dụ hai trường hợp khác nhau.
Câu 19:
1. Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối đất là gì? Các sơ đồ nối đất nào sử dụng phương pháp
này?
2. Trình bày tóm tắt các bước thiết kế hệ thống nối đất.
Câu 20: Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính. Các sơ đồ nối đất sử dụng phương
pháp này.
Câu 21: Trình bày các loại nối đất: tự nhiên, nhân tạo. Thế nào là nối đất hệ thống, nối đất an
toàn, nối đất chống sét?
Câu 22:
1. Vẽ và trình bày phân loại nối đất tập trung và nối đất mạch vòng.
2. Điện trở nối đất có yêu cầu gì đối với nối đất chống sét, an toàn thiết bị, công nghệ
thông tin và trung tính máy biến áp?

3
Câu 23: Tại sao muốn an toàn cho người khi chạm vào thiết bị, ta phải tiếp đất vỏ thiết bị. Khi
nào nối vỏ thiết bị với hệ thống nối đất; khi nào nối với vỏ thiết bị với dây trung tính đã có nối
đất? Khi nối vỏ thiết bị với dây trung tính thì dây trung tính có cần tiếp đất lặp lại không? Vì
sao?
Câu 24: Bảo vệ nối đất và bảo vệ nối dây trung tính nhằm mục đích gì? Khi nào dùng bảo vệ
bằng cách nối đất vỏ thiết bị, khi nào dùng bảo vệ bằng cách nối vỏ thiết bị với dây trung tính?
Giải thích.
Câu 25: Ý nghĩa của bảo vệ an toàn cho người chạm phải thiết bị khi thiết bị có vỏ được nối
dây trung tính (ở mạng điện trung tính của lưới điện được nối đất). Trong trường hợp này, trung
tính của mạng lưới điện có cần phải nối đất lặp lại không? Vì sao?
Câu 26: Khi nối đất tập trung, ta tính được dòng điện chạy qua người. Anh/chị có suy nghĩ gì để
giảm dòng điện nguy hiểm chạy qua người?
Câu 27: Thế nào là đẳng thế hệ thống nối đất? Nối đất lặp lại nhằm mục đích gì?
Câu 28: Vẽ các kiểu nối đất (hình tia, hình sao, hình vòng, hình lưới). Trình bày các biện pháp
để làm giảm điện trở nối đất.
Câu 29: Các vùng có điện trở suất cao giải pháp triển khai hệ thống nối đất như thế nào?
Câu 30: Cách phân biệt 5 dây (3P-N-PE) trong 1 tủ điện dựa vào màu dây như thế nào? Cách
lựa chọn tiết diện dây PE.
Câu 31: Tại sao mạng TN-C trong điều kiện làm việc bình thường dễ gây cháy và nhiễu điện từ
nếu như tải không đối xứng?
Câu 32: Tại sao mạng TN-S trong điều kiện làm việc bình thường khắc phục được nhược điểm
của mạng TN-C là dễ gây cháy và nhiễu điện từ nếu như tải không đối xứng?
Câu 33: Phân tích mạch khi có sự cố 1 pha chạm vỏ trong hệ thống điện các mạng điện sau, vẽ
đường đi của dòng sự cố xảy ra trên từng mạng điện cụ thể. Vẽ hình, nêu đặc điểm và ứng dụng
của từng loại.
1. Mạng IT.
2. Mạng TT.
3. Mạng TN-C.
4. Mạng TN-S.
Câu 34: RCD là gì? Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của RCD.
Câu 35: Trong mạng điện TN-C; TN-S; IT để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị
gì? Giải thích? RCD có thể được sử dụng ở những mạng điện này hay không?
Câu 36: Trong mạng điện TT để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị gì? Giải thích?
Câu 37: Tại sao trong sự cố chạm vỏ điểm thứ nhất điện áp tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng
không đáng kể đến cơ thể người. (Giải thích bằng hình vẽ và công thức).
Câu 38: Theo tiêu chuẩn IEC thì thời gian cắt tối đa cho phép khi có sự cố trong mạng TN-C là
bao nhiêu khi U0 = 230VAC với điện áp tiếp xúc cho phép là 50V và 25V?

4
Câu 39: Trình bày khái niệm, định nghĩa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của RCD, RCCB,
RCBO, ELCB. Các thông số trên RCCB và ý nghĩa.
Câu 40: Theo tiêu chuẩn IEC thì thời gian cắt tối đa cho phép khi có sự cố trong mạng IT (3
pha – 3 dây, 3 pha – 4 dây) là bao nhiêu khi U0/U = 230/400V-AC với điện áp tiếp xúc cho phép
là 50V và 25V?
Câu 41: Phân tích các loại mạng điện theo tiêu chuẩn quốc tế và việc thực hiện RCD trong các
sơ đồ này.
Câu 42: Cách chọn RCD cho mạng IT phải như thế nào đối với sự cố chạm vỏ điểm thứ nhất và
sự cố chạm vỏ điểm thứ hai?
Câu 43:
1. Tủ điện hạ thế là gì? Nó thường được đặt ở đâu trong một hệ thống điện nhà máy? Chức
năng của tủ điện hạ thế là gì? Cho một vài ví dụ về loại tủ điện hạ thế.
2. Phân tích các yếu tố an toàn trong tủ điện hạ thế.
Câu 44:
1. Nguyên nhân hiện tượng sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp. Hậu quả như thế
nào? Nêu các biện pháp phòng tránh.
2. Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở mạng IT thì ảnh hưởng đến thiết bị trong
mạng hạ thế như thế nào?
Câu 45: Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở mạng TN-C thì ảnh hưởng đến thiết bị
trong mạng hạ thế như thế nào?
Câu 46:
1. Tĩnh điện được hình thành do đâu?
2. Ảnh hưởng của tĩnh điện và trường điện từ trong đời sống và sản xuất là gì? Các biện
pháp phòng tránh.
Câu 47: Tại sao trên những chiếc xe bồn dùng để chở xăng, người ta thường treo một sợi dây
xích sắt nối từ bồn xe xuống mặt đường?
Câu 48:
1. Khi xảy ra sự cố rò rỉ khí gas trong nhà, nhiều người bật quạt để khí gas tản ra bên
ngoài. Theo em có nên làm như vậy không? Tại sao?
2. Cũng với trường hợp trên, nhưng quạt đã được bật trước khi gas bị rò rỉ thì ta có nên tắt
quạt đi hay không? Vì sao?
Câu 49: Trong các xưởng dệt, xưởng may mặc gia công, các nhà máy xi măng… người ta
thường đặt những ống khói hoặc những tấm kim loại lớn đã được làm cho nhiễm điện?
Câu 50: Trong những ngày giá lạnh, khi chạm vào vật kim loại, nhiều người e sợ khi đột nhiên
thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô
tình chạm vào đồ vật kim loại,… Đây là hiện tượng gì? Tại sao lại xảy ra hiện tượng trên?
Câu 51: Sét là gì? Sét gây ra hậu quả gì?

5
Câu 52: Phân tích giải pháp bảo vệ chống sét toàn diện 6 điểm. Những nơi nào cần thiết phải
phòng chống sét? Phân loại cấp công trình cần bảo vệ chống sét.
Câu 53: Các thiết bị chống sét đánh trực tiếp và các thiết bị chống sét lan truyền: lan truyền trên
đường nguồn và lan truyền trên đường tín hiệu.
Câu 54: Bảo vệ chống sét theo nguyên tắc trọng điểm và toàn bộ là gì?
Câu 55: Nêu các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động trong ngành điện? Cho ví dụ.
Câu 56: Nêu các yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp trong ngành điện? Cho ví dụ.
Câu 57: Nêu các biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp.
Câu 58: Nêu các biện pháp an toàn khi làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa đường dây cao
hạ áp?
Câu 59: Nêu các biện pháp an toàn khi tháo lắp đồng hồ và khi ghi chỉ số công tơ?

You might also like