You are on page 1of 3

Câu 1. Trình bày sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung
Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm (1946-1949) giữa Quốc dân
đảng (dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ) và Đảng Cộng sản (dựa vào sự giúp đỡ của Liên
Xô).
+ 20/7/1946, Tưởng Giới Thạch (thuộc Trung Hoa Quốc dân đảng) đã huy động
toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng
do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo => chính thức phát động cuộc nội chiến
chống Đảng Cộng sản.
+ 9/1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng.
Lực lượng Quốc dân đảng chạy ra Đài Loan.
+ 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là
Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Ý nghĩa:
* Đối với Trung Quốc:
- Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở Trung Quốc
- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ
phong kiến.
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do và
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với thế giới:
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
- Cỗ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 2. Những sự kiện nào chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ cuộc đấu tranh
chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ những năm 1945 – 1947.
+ Năm 1946 ở Ấn Độ đã xảy ra 848 cuộc bãi công. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
của 2 vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay (19/2/1946) chống đế quốc
Anh, đòi độc lập dân tộc.
+ Cuộc đấu tranh ở Bombay đã kéo theo cuộc nổi dậy của quần chúng ở
Cancútta, Mađrát, Carasi,v.v..cũng như những cuộc xung đột vũ trang của nông
dân với địa chủ và cảnh sát ở các tỉnh.
+ Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành
phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancútta (2/1947).
Để đối phó, thực dân Anh đã làm gì?

+ Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc
phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn”.

Hậu quả của việc làm đó như thế nào?

+ Từ đó, chia đất nước thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người
theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 15/8/1947, hai nhà nước
tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.

Câu 3. Nêu những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải
phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ II.
+ Các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có.Các
nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực, vật lực của các nước
thuộc địa. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay
quanh các nước mạnh trên thế giới.22:0
+ Các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp tư sản dân tộc, vô sản ngày càng
lớn mạnh. Giai cấp xã hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng. Từ đó mâu
thuẫn dân tộc phát triển gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ chính
quốc.
+ Do sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt sau CTTG thứ II đã
tạo điều kiện có ý nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào. Hệ
thống xã hội chủ nghĩa hình thành => trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào
GPDT trên thế giới.
+ Do sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và
lực lượng dân chủ, hòa bình…
22:08

You might also like