You are on page 1of 4

VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


nhân kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
( 3/2/1930- 3/2/2017)

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn


Trước năm 1930, giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về
đường lối cứu nước, việc cứu nước như trong đêm tối, không tìm thấy đường ra;
nhiều sĩ phu yêu nước đương thời tiếp tục cứu nước theo lối cũ, thì đồng chí
Nguyễn Ái Quốc bằng thiên trí tuệ và nhản quan chính trị sắc bén đã ra đi tìm
đường cứu nước theo phương hướng mới.
Sau bao năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước và từ khi trở
thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc và phong trào vô sản ở các
nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, Người cũng đồng thời chuẩn bị những
điều kiện cần thiết cho Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Để chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của Thực dân Pháp đối với nhân
dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo: “ Người cùng
khổ”, “Đời sống công nhân”, “Nhân đạo”, “Tạp chí Cộng sản”, “Thư tín quốc
tế”, đặc biệt là năm 1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp”.
Trong nội dung của các bài báo, các tác phẩm, Người đều tập trung lên
án chủ nghĩa thực dân, vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bốc lột, đàn áp
tàn bạo của chúng. Người tố cáo đanh thép trước thế giới và nhân dân Pháp tội
ác tày trời của chủ nghĩa Thực dân Pháp với các thuộc địa và thức tỉnh lòng yêu
nước, ý chí phản kháng của các dân tộc thuộc địa.
Bản án chế độ thực dân pháp là tác phẩm lý luận đầu tiên của cách mạng
nước ta, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Nhờ tác phẩm
đó và các bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nhân dân ta, trước hết là những nhà trí
thức tiểu tư sản yêu nước, tiến bộ đã hướng về và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước, thể hiện tập
trung trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, là những bài giảng của Người trong
các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu, nêu ra những quan điểm cơ bản về chiến
lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Khẳng định chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt
để, “Đường cách mệnh” chỉ rõ đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam là
tư bản đế quốc chủ nghĩa, phong kiến địa chủ; đồng thời chỉ rõ động lực và lực
lượng cách mạng là “Công nông là gốc cách mạng…..còn học trò, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ.. chỉ là bầu bạn cách mạng của công nông; cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Mối quan hệ giữa cách mạng chính
quốc và cách mạng thuộc địa có mối quan hệ khắng khích với nhau. Phải thực
hiện liên minh chiến đấu với các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và chính
quốc.
Đường Cách mạng khẳng định, muốn đưa cách mạng đến thắng lợi,
trước hết phải có Đảng Cách mệnh… Đảng có vững cách mạng mới thành công,
Đảng cần lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam.
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mặt tổ chức.
Trước khi thành lập Đảng cộng sản (năm 1930), năm 1921, Nguyễn Ái
Quốc cùng với một số chiến sĩ cách mạng ở các nước Angieri, Madagatca,
Xenegan, Tuynidi, Ma Rốc, Đa Hô Mây … sáng lập ra Hội thuộc địa ở Pari,
trong đó Hội người Việt Nam yêu nước ở Pháp làm nòng cốt, nhằm tập hợp lực
lượng chống chủ nghĩa thực dân.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp đến Mátx-cơ-va để tham
dự Hội nghị Nông dân Quốc tế lần thứ nhất (10/1923); đồng thời trực tiếp học
tập, nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-
Lênin. Ngày 17/6/1924, Nguyễn Ái Quốc được Trung ương Đảng cộng sản Pháp
ủy nhiệm tham gia đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản; sau đó tham gia các đại
hội Quốc tế Công hội Đỏ, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế
đỏ. Tại các đại hội quốc tế nói trên, đông chí Nguyễn Ái Quốc tiếp tục làm rõ
những quan điểm của mình về vai trò lịch sử của giai cấp vô sản thuộc địa, về
mối quan hệ giữa phong trào cách mạng ở thuộc địa với cách mạng Việt Nam ở
chính quốc và nêu rõ sự cần thiết phải thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc trước khi xóa bỏ chế độ thối nát này trên toàn thế giới.
Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu. Người đã cùng với
những nhà lãnh đạo cách mạng Trung quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan,
Indonesia … thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, trong đó có tổ chức trung kiên là Cộng sản Đoàn làm hạt nhân để
trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành
lập chính Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam. Người đã trực tiếp mở nhiều lớp
huấn luyện. đào tạo được hơn 200 cán bộ cách mạng. Trong số này, nhiều người
được chọn đi học trường Phương Đông ở Liên Xô (Trần Phú, Lê Hồng Phong,
Hà Huy Tập, vv..), một số được cử đi học trường quân sự ở Hoàng Phố (TQ)
như Trương Vân Lệnh, Phùng Chí Kiên, còn phần lớn đưa về nước hoạt động .
Người cho ra tờ báo Thanh niên làm cơ quan truyên truyền của Hội.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tác phẩm “Đường cách mệnh”
đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính
đảng vô sản ở Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức Cộng sản ở Việt
Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929),
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1930). Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì
hội nghị hợp nhất Đảng.
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của
Cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ
sở Đảng trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo, tổ chức nhiều cụôc đấu
tranh của công nhân và nông dân, phong trào của công nhân kết hợp chặt chẽ
với phong trào của nông dân chống sưu cao, thuế nặng, chống cướp ruộng đất,
phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành một làn sóng
đấu tranh Cách mạngdân tộc dân chủ khắp trong cả nước.
Nhưng trong một nước có 3 tổ chức cộng sản cùng hoạt động riêng rẽ,
công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây nên một trở ngại lớn
cho phong trào cách mạng. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến
sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong
cả nước.
Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề phong trào Cách
mạngỏ Đông Dương đã thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành
lập một Đảng duy nhất.
Từ ngày 3-7/02/1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở
Cửu Long ( Hương Cảng- Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế
Cộng sản chủ trì hội nghị.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, hội nghị hoàn toàn tán thành thống
nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng
sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt
của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
Như vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất
yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại mới; là sản
phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm
khắc của lịch sử; là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng
và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính
yêu của chúng ta.
Công lao to lớn của Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã vững vàng
trước phong ba bão táp, giải phóng dân tộc, đem lại độc lập- tự do cho một dân
tộc dưới ách đô hộ 1000 năm của phương bắc, 100 năm cai trị của thực dân-
phong kiến, ngày nay có cơm no, áo ấm.
87 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng; “Đảng luôn giữ vững bản lĩnh chính
trị, bản chất Cách mạngvà khoa học; kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của
Đảng, nhân dân ta đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên
những kỳ tích trong thế kỷ XX. Đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử trong thời kỳ đổi mới; giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH, đẩy
mạnh sư nghiệp CNH, HĐH đất nước; tăng cường quốc phòng- an ninh; mở
rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế;
củng niềm tin đối với Đảng. Đảng xứng đáng là lược lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay.
Chúng ta có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng và lịch sử
vẻ vang của Đảng ta- Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại biểu của dân
tộc Việt Nam anh hùng”.
Để xứng đáng với công lao trời biển của Người, học tập và làm theo tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ đảng viên, công chức, người lao động
cơ quan Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau, giữ vững niềm tin đối với
Đảng, đối với Tổ quốc; ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính
trị, nghiệp vụ; ra sức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của người
CBCC; hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bằng sự nỗ lực
quyết tâm thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt chất lượng, hiệu quả, xây dựng
cơ quan văn hóa, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh./.

( Bài viết sư tầm và trích lược)


Tài liệu sinh hoạt sáng thứ hai 06/02/2017.
Trần Chánh Quang
Phó Bí thư Đảng ủy VP HĐND tỉnh Cà Mau

You might also like