You are on page 1of 2

MICHAEL BURRY: CÂU CHUYỆN ĐẦY CẢM HỨNG CỦA MỘT THIÊN TÀI ĐẦU TƯ “LẬP DỊ”

Phương pháp đầu tư giá trị của Mike Burry


Triết lý đầu tư, tư duy tiếp cận thị trường
Burry: điều tối thượng trước khi bỏ ra bất cứ một xu nào khi mua chính là việc phải hiểu giá trị thực và hoạt động
KD của công ty đó. Ông theo đuổi gắt gao triết lý biên an toàn (margin of safety). Ông không coi trọng lực tăng
giá, bởi lẽ, một khoảng biên an toàn khổng lồ giúp tránh được rủi ro giảm giá và gia tăng tiềm năng tăng giá đã là
quá đủ.

SONG: ông không cho rằng việc phân tích DN là đúng đắn 100% trong mọi trường hợp. Những tay nội bộ DN
thường đưa tin tức ra ngoài, những gã analyst đôi khi truyền tin đồn cho số ít KH của họ, tất cả có thể khiến Burry
rơi vào tình thế bất lợi và sai lầm.

Vì vậy, ông cho rằng môn đầu tư không hẳn là môn khoa học hay nghệ thuật, mà là môn nghệ thuật mang tính
khoa học. Qua nhiều năm, quan điểm này vẫn không thay đổi giá trị.

- Cách tìm kiếm cơ hội và lựa chọn cổ phiếu

Ông tìm kiếm cơ hội bằng cách sử dụng các bộ lọc hoặc đọc BCTC hàng nghìn trang của nhiều công ty khác
nhau. Nó có thể là cổ phiếu vốn hóa lớn/nhỏ/vừa/tí hon, thuộc ngành công nghệ, sản xuất… - miễn sao là giá
trị thực công ty lớn hơn nhiều so với giá thị trường, rất đơn giản, ông sẽ mua nó.

Ông ưa thích dùng định giá EV/EBITDA để so sánh độ đắt rẻ giữa các thương vụ. Ông thích nhìn đến DÒNG
TIỀN THAY VÌ LỢI NHUẬN RÒNG thường xuyên bị “thổi phồng” bởi các DN ranh ma. Ông cũng ưa những công
ty không nợ vay, và điều chỉnh book value sao cho hợp lý.

Song, ông cũng chia sẻ 3 khu vực đầu tư mà vừa phù hợp với tính cách khác người, vừa tiềm năng với ông
nhất:

1> Các ngành nghề bị lãng quên hoặc bị thị trường cho là tiêu cực - ở đây đôi khi ông tìm ra những món hời
có mô hình tạo tiền tốt đến khó tin
2> Ông còn kết hợp thêm các cổ phiếu ông gọi là “những chú chim hiếm hoi”, ám chỉ các DN tốt có lợi thế
cạnh tranh bền vững thuộc hạng mà ngài Buffett ưa thích, nơi ông có thể yên tâm nắm giữ lâu dài.
3> Ông còn tham gia các cơ hội đặc biệt mà ông gọi là thương vụ “khiếp” (ick-investment) chẳng hạn như các
vụ kiện tụng, công ty bị suy thoái, KD chênh lệch giá chứng khoán, tài sản ẩn, hồi phục KD, v.v
- Cách quản lý danh mục, tính phí quản lý
 Burry nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý danh mục, biết phân bổ các khoản đầu tư, mua khi
nào, bán khi nào, và phân tích tác động của thuế thu nhập khi bán ra sao (thuế thu nhập khi bán cổ
phiếu tại HK cao ngất ngưởng).

 Ông thường nắm giữ 12 đến 18 cổ phiếu, khá đa dạng hóa nhưng không quá đỗi cực đoan. Ông sẵn
sàng chốt lời nếu cổ phiếu tăng nhanh 40-50%. Ông cũng sẵn sàng cắt lỗ nếu sai lầm, nếu cổ phiếu
ông mua không thuộc hạng nắm giữ lâu dài. NGOÀI RA, ÔNG THÍCH MUA CỔ PHIẾU Ở VÙNG THẤP
NHẤT 1 NĂM, 1 NĐT “CONTRARIAN” ĐÍCH THỰC!

KẾT LUẬN:

“Ở thị trường chứng khoán, bạn đúng không phải vì đám đông đồng ý với bạn, bạn đúng đơn thuần vì dữ
liệu và lập luận của bạn đúng!”

You might also like