You are on page 1of 2

ĐẠO ĐỨC PR

I. Khái niệm đạo đức


Đạo đức là những chuẩn mực về sự trung thực, đạo đức là làm việc đúng.Nói đến đạo đức doanh
nghiệp là việc ưu tiên các giá trị đạo đức của một tổ chức, đảm bảo những hành vi của tổ chức
được đặt ngang hàng với các giá trị đó, các giá trị đạo đức có ảnh hưởng đến các nhân viên trong
tất cả các lĩnh vực của công ty, từ tiếp thị, sản xuất,..

II. Vị trí, vai trò của PR.


1. Vị trí
Mục tiêu của PR là tạo sự hiểu biết và danh tiếng giữa tổ chức và công chúng. Thất bại trong
việc tổ chức những kênh thông tin hiệu quả với công chúng sẽ đem lại những hậu quả không
mong muốn cho tổ chức đó. PR kém sẽ mang lại sự thờ ơ và hiểu nhầm của công chúng. Sự tồn
tại của PR là không thể chối cãi ở tất cả các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận. nó ăn sâu vào
mọi khía cạnh của tổ chức đó.

2. Vai trò
PR đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức. PR quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các
hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm và dịch vụ nội bộ cơ quan lẫn công chúng. PR khắc
phục sự hiểu lầm, định kiến trong công chúng đối với cơ quan tổ chức, đưa ra các thông điệp rõ
ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi.
Hai yếu tố là dạng thức kinh doanh và vị trí của người thực hiện PR sẽ quyết định thể loại PR
được tiến hành ở tổ chức đó
Vai trò của PR được thể hiện ở 4 phương diện chính như sau: Quản lý, tiến hành hoạt động, tư
duy và giáo dục. Hai khái niệm «quản lý» và «tiến hành hoạt động» tương đương với «nhười
quản lý/giải quyết vấn đề» tuy cách gọi có khác nhau.

III. Đạo đức của PR


Vai trò của PR trong xã hội hiện nay là phải xây dựng những cầu nối với công chúng, xây dựng
các mối quan hệ thân thiết với các nhóm công chúng khác nhau để tạo nên một môi trường kết
nối cho các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, và các tổ chức cơ quan khác có thể hoạt động.
Để đạt được mục đích, những tổ chức này cần phải phát triển các mối quan hệ hiệu quả với các
nhóm công chúng như các nhân viên, các thành viên, các khach hàng, cộng đồng địa phương, các
cổ đông và công chúng chung.
Việc này có tác dụng giúp những xã hội có tính chất phức tạp và đa nguyên đạt được những
quyết định và chức năng hiệu quả hơn, thông thường bằng việc mang lại sự hòa hợp giữa các
chính sách tư nhân và các chính sách công cộng.
Các nhà hoạt động PR cần phải đứng ở tuyến đầu của phong trào thực hiện các hoạt động đạo
đức của các tổ chức bởi vì các chiến dịch PR thường là về các vấn đề quan trọng của cộng đồng.

IV. Đạo đức PR ở Việt Nam


PR là một trong những nghề được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng bởi tính mới mẻ, năng động và
cả những thách thức của nghề. Tiềm năng phát triển của nghề này trong điều kiện đất nước tăng
cường hội nhập cũng là yếu tố khiến PR trở thành sự lựa chọn của giới trẻ.

You might also like