You are on page 1of 6

Xuất Khẩu của Việt Nam với 10 nước trong

giai đoạn từ 2009 đến 2018


Môn học: Kinh tế quốc tế
Bài này áp dụng mô hình trọng lực để phân tích việc xuất khẩu của Việt
Nam với 10 nước, cụ thể là Nam Phi, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp,
Đức, Mỹ, Brazil, Niu Di-Lan, Úc trong giai đoạn từ 2009 đến 2018 và lấy số
liệu từ ngân hàng world bank. Qua đây biết được quy mô kinh tế và quy mô
thị trường ở Việt Nam, hơn nữa còn cho thấy khoảng cách và GDP cũng có
tác động to lớn đến dòng chảy thương mại của Việt Nam và 10 nước này
Phần mở đầu
Đối với mỗi quốc gia, xuất khẩu hàng hóa luôn là mục tiêu lớn và là cái đích để hướng
tới trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam là một nước đang phát triển thì
việc xuất khẩu lại trở nên quan trọng hơn. Nhà nước và các doanh nghiệp của ta đang
thực hiện các chiến lược nâng cao số lượng và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, nhờ
đó mà nước ta đã từng bước mở rộng thị trường, bắt tay hợp tác với nhiều nước trên thế
giới. Với cố gắng nỗ lực như hiện nay, rất có thể trong tương lai không xa, kinh tế Việt
Nam sẽ có những bước vượt trội để bước ngang với các cường cuốc năm Châu.
Để quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Xuất Khẩu của Việt Nam với 10 nước
trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018”, ngoài tính cập nhật thông tin về xuất khẩu
hàng hóa, còn một số lý do nữa là tầm quan trọng của xuất khẩu. Đây là yếu tố đánh giá
sự phát triển kinh tế của một quốc gia và nó đặc biệt quan trọng với các nước đang phát
triển như Việt Nam. Xuất khẩu là nguồn thu chủ yếu tạo nên nguồn thu ngoại tệ, tạo
nguồn vốn ngoại tệ để phục vụ cho nhập khẩu, không một quốc gia nào có thể thự đáp
ứng được đủ nhu càu của mình do vậy cần phải nhập khẩu, và xuất khẩu đóng góp vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Lựa chọn 10 nước trên, Nam Phi, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, Brazil,
Niu Di- Lân và Úc là các nước đại diện cho các châu lục mà Việt Nam xuất khẩu. Đây
đều là các thị trường to lớn tại các châu lục mà Việt Nam xuất khẩu.
Phần nội dung
Nam Phi và Ai Cập là hai nước Việt Nam xuất khẩu nhiều ở châu Phi. Chính phủ luôn
coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam và các nước châu
Phi, nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho
các hoạt động hợp tác thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác. Trong nhiều năm qua,
Nam Phi luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu Phi. Năm
2018, Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi 724,3 triệu USD và Ai Cập là thị trường lớn thứ
hai của Việt Nam tại khu vực Châu Phi với kim ngạch xuất khẩu khoảng 438 triệu USD.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước Việt Nam xuất khẩu nhiều trong khu vực châu Á.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của
Việt Nam sau Hoa Kỳ (không tính khối nước). Giai đoạn 2008 - 2017, kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng rất cao, từ 4.535,7 triệu USD
vào năm 2008 lên 35.403,9 triệu USD vào năm 2017, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa bình quân đạt 26,57%/năm. Nhật Bản là thị trường quan trọng giai đoạn
2011 đến 2018 với tốc độ tăng trưởng 8,6% một năm.

Pháp và Đức là hai nước Việt Nam xuất khẩu nhiều trong khu vực Châu Âu. Pháp - cửa
ngõ cho sản phẩm của Việt Nam sang các nước khác trong khu vực liên minh Châu Âu.
Hiện nay Việt Nam tham gia đàm phán với EU về Hiệp định thương mại tự do (FTA)
nhằm từng bước giảm thuế nhập khẩu ở hai phía cho một số sản phẩm. FTA Việt Nam -
EU ký kết sẽ có lợi cho cả hai bên. Về thương mại, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang Pháp đạt 2,16 tỷ USD, tăng 30,4% so với 2011, trong đó mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại, các linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử,... Và
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tại Pháp là 1,59 tỷ USD, tăng 31,9 % so với 2011.
Trong đó mặt hàng chủ yếu nhập từ Pháp gồm phương tiện vận tải, phụ tùng, máy móc,
thiết bị...

Tính đến hết tháng 3 năm 2013, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp đạt 502,15
triệu USD, tăng 18,37% so với cùng kỳ năm trước; trong đó riêng tháng 3 kim ngạch đạt
151,58 triệu USD, tăng 23,24% so với tháng trước đó. Mặt hàng điện thoại và linh kiện
xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pháp, chiếm 36,84% tổng kim ngạch, đạt 184,99
triệu USD, tăng 37,59% so với cùng kỳ; nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện chiếm 16,7%, đạt 83,83 triệu USD, đạt mức tăng mạnh 243%; giày dép chiếm
7,33%, đạt 36,83 triệu USD, giảm 21%; hàng dệt may chiếm 6,07%, đạt 30,47 triệu USD,
giảm nhẹ 0,04%.
Trong EU, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và cũng là thị trường xuất
khẩu lớn nhất ở châu Âu nói chung.
Đức là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam ở EU và cả châu Âu đạt kim ngạch 1
tỷ USD.
Mỹ và Brazil
Tính đến hết tháng 9/2017, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 24,1 tỷ USD trong
thương mại hàng hóa với Mỹ, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta
sang thị trường này. Dệt may là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ.
Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm
2010 đến 2018 bình quân đạt 16,3%/năm, từ mức 14,24 tỷ USD trong năm 2010 thì đến
2018 đạt 47,53 tỷ USD. Nổi bật: trong năm 2011 tăng 18,9%, năm 2013 tăng 21,3%; năm
2014 tăng 20,1%.
Úc và Niu Di-Lân
Trong giai đoạn 2008-2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
Australia có nhiều biến động Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009 đã khiến cho
xuất khẩu của Việt Nam sang Australia sụt giảm gần một nửa, từ 4.591 triệu USD năm
2008 xuống chỉ còn 2.563 triệu USD năm 2009. Ngay sau đó, Hiệp định Thương mại Tự
do ASEAN – Australia và New Zealand có hiệu lực từ năm 2010 đã giúp khôi phục xuất
khẩu của Việt Nam sang Australia, khiến cho giá trị xuất khẩu tăng khá đều trong giai
đoạn 2010-2014. Các năm sau đó do nhiều nguyên nhân như tình hình kinh tế thế giới
tiếp tục biến động, tác động chệch hướng thương mại do cả Australia và Việt Nam tiếp
tục thực hiện nhiều FTA song phương và đa phương mới khiến cho xuất khẩu của Việt
Nam sang Australia giảm mạnh giai đoạn 2014-2016 rồi lại tăng giai đoạn 2016-2018.
Phương Pháp nghiên cứu và kết quả
Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc
Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các
tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
{\displaystyle Y=\beta _{0}+\beta _{1}X+\epsilon }
Trong đó,
{\displaystyle Y}Y giá trị của biến phụ thuộc
{\displaystyle X_{i}}{\displaystyle X_{i}} giá trị của biến độc lập
{\displaystyle \beta _{0}}{\displaystyle \beta _{0}} điểm cắt của đường thẳng hồi quy và
trục Y
{\displaystyle \beta _{1}}{\displaystyle \beta _{1}} hệ số góc
{\displaystyle \epsilon }\epsilon sai số. Lưu ý, {\displaystyle \epsilon }\epsilon thực tế
không tính được
Từ kết quả trên cho thấy quan hệ giữa xuất khẩu và khoảng cách là âm, có nghĩa là
khoảng cách tăng 1% thì số lượng xuất khẩu của Việt Nam với các nước giảm một số
phần trăm nhất định

Mối quan hệ giữa GDP và xuất khẩu dương, có nghĩa là nước có GDP càng lớn thì nhập
khẩu nhiều từ Việt Nam ( Ví dụ: Mỹ và Trung Quốc là hai nước có GDP cao và do đó
cũng nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Việt Nam)
Kết Luận và mô ̣t số khuyến nghị

Xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng thị trường ra các khu vực trên
thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố GDP và khoảng cách.
Để phát triển hơn nữa ngành xuất khẩu,Việt Nam cần chú trọng mô ̣t số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục mở rô ̣ng thị trường xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được
coi là một chiến lược dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu
vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp DN Việt Nam
cọ xát với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và
khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế.

Hai là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản
phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong đó, đối với nông sản xuất khẩu: Chuyển từ xuất khẩu
nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản
phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Đối với hàng công nghiệp xuất khẩu: Chuyển từ
sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Ba là, nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu: Đẩy nhanh việc xây dựng và áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực,
tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng năng lực của tổ chức
thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh
giá sự phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu
chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu.

Bốn là, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các
hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra
các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tiếp tục đàm phán, ký kết và
triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi
và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới…

Năm là, tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và
thương hiệu DN Xây dựng thương hiệu quốc gia chung Việt Nam tại các thị trường xuất
khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ DN xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương
hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu DN. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN trong việc
xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của DN ở thị trường trong nước và tại các thị trường
xuất khẩu.

Sáu là, tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác
động tới Việt Nam: Trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, đặc biệt là các diễn biến
nhanh, khó lường của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các cơ quan
quản lý, hiệp hội ngành hàng, DN cần tăng cường công tác nghiên cứu, cập nhật các thay
đổi về chính sách thương mại, quy định của các nước, đặc biệt tại các thị trường xuất
khẩu lớn; phân tích tác động của các thay đổi này tới sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam
để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp.

Đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại từ các vụ
kiện phòng vê ̣ thương mại của các nước nhâ ̣p khẩu. Phổ biến, tư vấn, đào tạo DN sản
xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài.
Khuyến khích, hỗ trợ DN phát triển các sản phẩm xuất khẩu đạt giải thưởng chất lượng
quốc gia và giải thưởng chất lượng quốc tế…  

Tài liệu tham khảo


https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/xuat-khau-sang-chau-phi-tang-truong-an-tuong-
13590-801.html
http://business.gov.vn/tabid/97/catid/432/item/11684/ph%C3%A1p-c%E1%BB%ADa-ng
%C3%B5-cho-h%C3%A0ng-vi%E1%BB%87t-nam-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA
%A9u-sang-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-eu.aspx
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa-cua-viet-
nam-giai-doan-20112019-va-mot-so-de-xuat-317341.html
https://drive.google.com/file/d/181qoHSlPsDYyiQ0FS-TGH_RIR3XqQcV-/view
https://classroom.google.com/u/1/c/MjQ5NDEwMjEyMDM3

You might also like