You are on page 1of 1

Ấn Độ là một nước đa dạng với nền văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Tôn giáo, vị trí địa lí


có ảnh hưởng lớn đế cách người dân nghĩ, sống và ăn mặc. Vậy trang phục Ấn Độ có nét
đặc trưng như thế nào?
Qua 2 hình ảnh trên đây, cũng giống ,với áo dài Việt Nam, Sari của người phụ nữ và
Dhoti Kurta của nam giới là bộ trang phục đẹp và thiêng liêng nhẩ.
H1: Sari gồm 3 phần: vải dài từ 5-9m được quần quanh thân để tạo nên chiếc váy và cuối
cùng là được vắt qua vai, phần áo ôm sát người hở eo (lớp áo lót này được gọi là Choli)
dùng để che vai và ngực; cánh tay và eo có thể để trần, nhưng tuyệt đối không để hở đùi
và chân vì Ấn Độ quan niệm chân thể hiện địa vị cao thấp. Thường kết hợp với nhiều phụ
kiện vòng tay, vòng cổ, hoa tai thiết kế cầu kì.
H2: Dhoti bắt nguồn từ loại khố dài hơi bó sát từ thời tiền sử Ấn Độ, tại miền Nam Ấn nó
lại được mặc theo kiểu chiếc sarong của người Đông Nam Á và Indonesia, sử dụng trong
dịp lễ hội. Ở Bắc Ấn, Dhoti thường được mặc cùng với Kurta 1 loại áo sơ mi rộng dài
ngang hoặc khoảng đầu gối người mặc.
Đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ có nhiều nét đặc biệt từ trang phục truyền thống cũng
mang nhiều khác biệt rất lớn theo từng vùng về màu sắc và kiểu dangsẽ phụ thuộc trên
nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Những loại trang phục này không hề đơn điệu mà được
trang trí bởi nhũng nét thêu thùa, viền ren, hoa văn xinh xắn hoặc thậm chí là có đính đá
quý.
Khi nam giới mặc Dhoti Kurta thể hiện nét lịch lãm, trưởng thành, chững chạc và khi phụ
nữ Ấn mặc Sari nó thể hiện được vẻ đẹp duyên dáng huyền bí riêng của họ, cũng như
phản ánh 1 bề dày truyền thống văn hóa (Sari được xem là 1 di sản nghệ thuật có 5.000
năm tuổi).
Xã hội ngày càng phát triển trang phục càng trở nên đa dạng, óng ánh, đường nét trang trí
tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ để phù hợp với xu thế và sở thích của số đông hiện
nay.

You might also like