You are on page 1of 3

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DÂN TỘC KHMER

Việt Nam là một quốc gia có những nét đẹp văn hóa đặc sắc với 54 dân tộc anh
em. Trong đó có các dân tộc mọi người thương biết đến như Mường, Nùng, Tày,
Thái, Dao, Khmer,... Nhưng hôm nay, chúng mình xin được trình bày về một dân
tộc với lịch sử lâu đời ở Nam Bộ của Việt Nam, đó là dân tộc Khmer. Người
Khmer tại Việt Nam chúng ta còn hay được biết đến với các tên gọi như Khmer
Krom, Khmer hạ, Khmer dưới, Khmer Việt,.. và nơi cư trú chính của dân tộc
Khmer là ở đồng bằng Sông Cửu Long. Cho đến trước khi có lưu dân người Việt,
người Hoa, và sau đó là người Chăm đến vùng đồng bằng sông Cửu Long thì
người Khmer là thành phần cư dân duy nhất cư trú ở đây. Họ quần tụ theo từng
phum, sóc đầu tiên trên các giồng đất, giồng cát. Phum sóc không phải là đơn vị
hành chính chính thức. Xã hội người Khmer lúc bấy giờ là hoàn toàn tự quản với
bộ máy quản lý điều hành hết sức giản đơn. Đặc biệt, khi quần cư ở đâu, người
Khmer đều lập chùa thờ Phật. Mỗi sóc có một chùa, sư sãi được đề cao. Mọi mâu
thuẫn trong xã hội đều do các sư dàn xếp, phân xử. Ở những thế kỷ trước và sau
Công nguyên là thời kỳ biến động mạnh mẽ trong quá trình hình thành tộc người
Khmer. Cư dân “tiền Khmer – Pông” đã chịu tác động sâu sắc của hai lần “Ấn Độ
hóa” về văn hóa và con người với những đợt thiên di của các tầng lớp quý tộc,
thương nhân, tăng lữ, trí thức từ Ấn Độ tới; cùng với những đợt Nam tiến của
nhiều tộc người từ Bắc Đông Dương và Nam Trung Quốc xuống. Trong bối cảnh
của những biến động về văn hóa và tộc người đó mà loại hình Khmer đã hình
thành cùng với quá trình hình thành nhà nước Campuchia sơ kỳ (Chân Lạp cổ đại).
“Từ một khối chung là “tiền Khmer – Pnông”, một bộ phận chủ yếu quan trọng
nhất chịu tác động pha trộn của nhiều thành phần cư dân (trong đó chủ yếu là thành
phần Ấn) đã hình thành nên loại hình Khmer. Người Khmer không phải là tộc
người ngoại lai từ nơi khác di cư đến Campuchia mà họ có tổ tiên chung từ một bộ
phận cư dân cổ ở Đông Nam Á. Từ đây, người Khmer bước vào quá trình liên kết
và cố kết tộc người. Quá trình này gắn liền với sự hình thành nhà nước Campuchia
sơ kỳ. Quốc gia Chân Lạp cổ đại thời kỳ đầu là thuộc quốc của Phù Nam. Sau đó
Chân Lạp mạnh lên, chẳng những thoát khỏi sự xâm lấn của Phù Nam mà còn
quay trở lại thống trị Phù Nam, sáp nhập thành một bộ phận lãnh thổ của mình.
Nước Phù Nam dần diệt vong. Việc chinh phục Phù Nam đối với Chân Lạp không
những là sự mở rộng lãnh thổ mà còn là sự mở đường cho cuộc Nam tiến của
người Khmer, rồi dần đi vào lãnh thổ Nam bộ Việt Nam. Từ thế kỷ X trở đi, cùng
với sự rút dần của nước biển thì ở đồng bằng Nam bộ cũng hiện lên một số giồng
đất cao màu mỡ, rất thuân lợi cho cư dân cư trú và sản xuất. Vào lúc này, những
người nông dân Khmer nghèo khổ, do không chịu được sự bóc lột hà khắc cùng
các loại thuế khóa nặng nề của các thế lực phong kiến Angkor, đã bỏ trốn, tìm đến
sinh sống ở những giồng đất cao của đồng bằng Nam bộ. Tại đây, họ tập trung sinh
sống ở những giồng cát lớn, cư trú theo từng khu vực, dựa trên mối quan hệ dòng
họ và gia đình. Từ thế kỷ XIV, Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các
vương triều Xiêm từ phái Tây, đặc biệt là từ sau khi vương quốc Ayuthaya hình
thành. Trong gần một thế kỷ, Chân Lạp phải liên tục đối phó với những cuộc tiến
công từ phía người Thái, có lúc kinh thành Angkor đã bị quân đội Ayuthaya chiếm
đóng. Trong hoàn cảnh đó, để tránh khỏi sự đàn áp và bóc lột của các thế lực
phong kiến Thái Lan, nhiều nhóm người Khmer, trong đó có cả những sư sãi và trí
thức Khmer đã di cư đến khu vực đồng bằng Nam bộ sinh sống. Đến đây, họ lại
hòa nhập với những lớp người Khmer đến trước, tiếp tục khai phá và biến những
vùng đất này thành những điểm tụ cư đông đúc. Nhìn chung, vào đầu thế kỷ XVI,
ở đồng bằng Nam bộ cơ bản đã hình thành các điểm dân cư tập trung của người
Khmer. Tuy nhiên, về phía triều đình Chân Lạp, từ thế kỷ XVI, và nhất là thế kỷ
XVII, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc, đất nước
suy yếu, khả năng kiểm soát và quản lý của Chân Lạp ở vùng đất Nam bộ giảm sút
dần.
Vào thời điểm này, người Khmer là thành phần dân cư chủ yếu sinh sống ở vùng
đồng bằng Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long). Trên đại thể, người Khmer
đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia là những người đồng tộc
có chung ngôn ngữ, tôn giáo và về những đặc trưng tộc người. Tuy nhiên từ khi
đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long sinh sống, nhóm người này đã sống độc
lập và không có mối quan hệ với bất kỳ một quốc gia nào thời đó. Do sống tách
biệt với người Khmer ở Campuchia trong một thời gian lâu dài, nên người Khmer
ở đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra những đặc điểm cho cộng đồng mình về cư
trú, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Sau đó, cùng với quá trình cộng cư với các tộc người mới diễn ra liên tục từ những
năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII càng làm tăng sự khác biệt giữa cộng
đồng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Đặc
biệt từ khi các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền cũng
như đưa ra những chính sách trong việc quản lý vùng đất Nam bộ, người Khmer
đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam bộ nói riêng và lịch sử Việt
Nam nói chung cho thấy người Khmer là một bộ phận hợp thành của cộng đồng đa
dân tộc, đa văn hóa Việt Nam. Người Khmer Nam bộ đã cùng chung sống và phát
tirển với người Việt, người Hoa, người Chăm. Họ đã thể hiện sự gắn bó, tinh thần
đoàn kết trong cuộc sống cũng như torng cuộc chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân
tộc và chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
Link tham khảo: http://phatgiaonamtongkhmer.org/lich-su-cong-dong-nguoi-
khmer-o-nam-ky-truoc-the-ky-xix-a-268.aspx

You might also like