You are on page 1of 264

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH


LỚP 12 BAN KH TN
Năm 2021 -2022

TÊN HỌC SINH :………………………………………………………


LỚP:…………………………..
GIÁO VIÊN : Nguyễn Cao Khải ( 0918- 050- 182 )
Năm Học : 2021- 2022

LƯU HÀNH NỘI BỘ

0
1
NỘI DUNG MÔN SINH 12 – BAN KHTN – NĂM HỌC 2020-2021

Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


Giới thiệu về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, nguyên
nhân, cơ chế phát sinh và biểu hiện của biến dị ở cấp phân tử và tế bào.

Chương II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN


Giới thiệu về các quy luật di truyền ( thí nghiệm, phân tích giải thích, nội dung quy luật, điều kiện
nghiệm đúng, cơ sở tế bào học và ý nghĩa của các quy luật)
Giới thiệu về mối quan hệ kiểu gen môi trường và kiểu hình

Chương III: DI TRUYỀNHỌC QUẦN THỂ- Giới thiệu định nghĩa quần thể, cấu trúc di truyền của
quần thể, nội dung định luật Hacđi- Vanbec

Chương IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


Giới thiệu về các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống,
giới thiệu về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật, giới thiệu về kỹ thuật di truyền trong chọn
giống

Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI


Giới thiệu về di truyền y học, di truyền y học tư vấn,liệu pháp gen, một số bệnh tật di truyền , vấn đề
bảo vệ vốn gen của loài người liên quan đến bệnh ung thư , AIDS và di truyền trí năng.

PHẦN 6: TIẾN HOÁ


Chương I: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Giới thiệu về bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh, bằng chứng địalí sính học,
bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Chương II: NGUYỀN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Giới thiệu những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Lamac và Đacuyn, đặc điểm của
tiến hoá tổng hợp, nêu những luận điểm của tiến hoá bằng đột biến trung tính, trình bày được vai trò
của quá trình đột biến, giao phối, di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ
Giới thiệu về các hình thức của chọn lọc tự nhiên và vai trò của chọn lọc tự nhiên
Giới thiệu về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên sinh vật, về loài sinh vật và các cơ
chế cách li, về quá trình hình thành loài, nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
Chương III:SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Giới thiệu về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự phát triển của sinh giới qua các đại đia chất, sự
phát sinh loài người
PHẦN 7: SINH THÁI HỌC:Chương I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
Giới thiệu môi trường và các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống của
sinh vậtChương II: QUÂN THỂ SINH VẬT
Giới thiệu về khái niệm quần thể và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các đặc trưng cơ
bản của quần thể và biến động số lượng cá thể của quần thể
Chương III: QUẦN XÃ SINH VẬT
Giới thiệu về khái niệmvà các đặc trưng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa các loài trong
quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng, diễn thế sinh thái.

2
PHẦN I: ÔN TẬP DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ

➢ Tại sao em sinh ra vừa giống bố mẹ, vừa khác bố mẹ?


➢ Tại sao thiên tài Einstain lại là cha ruột của 2 người con … bình thường?

STT Cấp độ Phân tử Tế bào - cơ thể Quần thể


1 Vật chất di Acid nucleic (Chủ yếu
truyền là ADN trừ một số Nhiễm sắc thể Vốn gene
chủng virus vật chất
di truyền là ARN)
2 Cơ chế di *Với hình thức sinh sản Tự thụ phấn, giao
truyền ADN nhân đôi vô tính: Nguyên phân phối giữa các cá
*Với hình thức sinh sản thể
hữu tính: Nguyên phân,
giảm phân và thụ tinh
3 Cơ chế biến Di nhập gene, yếu
dị Đột biến gene Đột biến NST tố ngẫu nhiên,
CLTN, ĐB
Cơ chế biểu Ngẫu phối (giao
4 hiện tính Phiên mã và dịch mã Các quy luật di truyền phối, giao phấn),
trạng giao phối gần (tự
thụ).
Cơ chế điều Cơ chế điều hòa hoạt Mối quan hệ giữa kiểu
5 hòa biểu động của gene gene, môi trường và Tần số allele ổn
hiện kiểu hình định.

CHƯƠNG I: DI TRUYỀN HỌC CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

A. KHÁI QUÁT
1. Vật chất di truyền: Acid nucleic.
2. Cơ chế di truyền: ADN nhân đôi.
3. Cơ chế biến dị: Đột biến gene.
4. Cơ chế biểu hiện tính trạng: Phiên mã và Dịch mã.
5. Cơ chế điều hòa: Điều hòa hoạt động của gene theo mô hình Operon.

3
B. NỘI DUNG ÔN TẬP- VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - ACID NUCLEIC

➢ Acid nucleic là gì? Tại sao gọi là acid nucleic?


➢ Tại sao nói acid nucleic có khả năng mang,lưu giữ, bảo quản và truyền đạt
thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể?

Vật chất di truyền: Là vật chất mang thông tin di truyền quy định tính trạng của cơ thể. Ở cấp độ
phân tử, hầu hết ở các loài VCDT là ADN, trừ một số chủng virus có VCDT là ARN.

I. ACID NUCLEIC: Gồm 2 loại ADN và ARN.


1. Vị trí phân bố
- Nhân sơ: Tế bào chất.
- Nhân thực: Chủ yếu ở trong nhân, một
lượng nhỏ có trong các bào quan ty thể, lục lạp ở
tế bào chất.

2. Cấu trúc Hình 1.1. Cấu tạo một nucleotid (A)

a. Cấu trúc hoá học


Acid nucleic là acid hữu cơ trong tế bào, chứa các nguyên tố C, H, O, N và P.
Cấu ADN ARN
trúc
Nucleotide: Gồm 3 thành phần: Ribonucleotide: Gồm 3 thành phần:
1.
- Đường pentose (5C): Deoxyribose - Đường pentose (5C): Ribose (C5H10O5)
Đơn
phân (C5H10O4)
(300
đvC) - Base nitrogen (A, T, G, X) - Base nitrogen (A, U, G , X)
- Nhóm phosphate - H3PO4 - Nhóm phosphate - H3PO4
Hình
1.2 → Trên cơ sở 4 loại nucleotide khác nhau ở → Trên cơ sở 4 loại ribonucleotide khác nhau ở
thành phần base, người ta chia nucleotide thành phần base, người ta chia ribonucleotide
thành 4 loại: A, T, G, X thành 4 loại: rA, rU, rG, rX
2. - Các nucleotide trên mỗi mạch liên kết với - Các ribonucleotide trên mỗi mạch liên kết với
Một
nhau bằng mối liên kết hóa trị nhau bằng mối liên kết hóa trị (phosphodieste)
mạch
(phosphodieste) theo một chiều xác định theo một chiều xác định (5’-3’) giữa đường của
(5’-3’) giữa đường của nucleotide phía ribonucleotide phía trước với nhóm phosphate
trước với nhóm phosphate của nucleotide của ribonucleotide phía sau. Tạo thành chuỗi
phía sau. Tạo thành chuỗi polynucleotide. polyribonucleotide.

4
3. - 2 chuỗi polynucleotide liên kết với nhau - 1 chuỗi polyribonucleotide có thể tự cuộn xoắn
Hai
bằng các liên kết hydrogen theo NTBS: liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen:
mạch
+ A = T bằng 2 liên kết hydrogen. (VD: tARN, rARN)
+ G  X bằng 3 liên kết hydrogen. + rA = rU bằng 2 liên kết hydrogen.
+ rG  rX bằng 3 liên kết hydrogen.

Hình 1.2. Phân biệt các loại nucleotide.

Hình 1.3. Liên kết giữa các cặp base nitrogen

 1. Deoxy trong từ deoxyribose có nghĩa là gì?


2. Vì sao vật chất di truyền ở cấp độ phân tử viết tắt
là ADN, ARN?
 3. Vì sao A chỉ liên kết với T hoặc U, G chỉ liên kết
với X?

b. Cấu trúc không gian


Được hai nhà bác học J.Watson và F.Crick công bố vào năm 1953.

5
Hình 1.4. Cấu trúc phân tử ADN

ADN (Dạng B) ARN


- Gồm 2 mạch polynucleotide xoắn kép, - Gồm 1 mạch polyribonucleotide. Có 3 loại
đều song song quanh một quanh trục polyribonucleotide :
tưởng tượng, giống 1 cái cầu thang xoắn. + mARN: Mạch thẳng, có trình tự ribonucleotide
+ Bậc thang: Là sự liên kết giữa các cặp đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần mã mở
base nitrogen theo NTBS. đầu để ribosome có thể nhận biết vị trí, chiều
thông tin di truyền và tiến hành dịch mã.
+ Tay thang: Là sự liên kết kế tiếp giữa 2
thành phần đường và nhóm phosphate. + tARN: Chuỗi polyribonucleotide cuộn xoắn, có
đoạn các cặp base liên kết theo nguyên tắc bổ
- Độ dài của một nucleotide là 3,4 A0.
sung (A = U, G  X) → 3 thuỳ. Có 2 đầu quan
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide.
trọng: Một đầu mang acid amine, một đầu mang
- Đường kính vòng xoắn là 20 A .0
bộ ba đối mã (anticodon). (Xem hình 1.6)

+ rARN: Chuỗi polyribonucleotide, ở nhiều vùng


có liên kết bổ sung tạo nên vùng xoắn kép cục bộ.

Chú ý: Nhân sơ: ADN, vòng, kép.


Nhân thực: Trong nhân là ADN, thẳng, kép; trong tế bào chất, ở
các bào quan là ADN, vòng, kép.
Virus: ADN hoặc ARN; vòng hoặc thẳng; đơn hay kép  Có 8
dạng vật chất di truyền.

6
3. Chức năng
a. Chức năng của ADN
- Lưu trữ thông tin di truyền dưới dạng trình tự sắp xếp các nucleotide trên gene.
- Bảo quản thông tin di truyền bằng mối liên kết hóa trị, liên kết hydrogen được hình thành giữa
các nucleotide.
- Truyền đạt thông tin di truyền: Trình tự nucleotide trên mạch polynucleotide của ADN quy định
trình tự các ribonucleotide trên ARN từ đó quy định trình tự các acid amine trên phân tử
protein:
 ADN → ARN → Polypeptide(protein) → Tính trạng
- Quy định tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật: Do mỗi loài có nhiều gen, mỗi gene đặc
trưng ở số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nucleotide.

b. Chức năng của ARN

- mARN: Truyền đạt thông tin di truyền từ gene.

- tARN: Vận chuyển acid amine. Mỗi loại tARN chỉ


vận chuyển một loại acid amine.

- rARN: Cùng với protein cấu tạo nên ribosome.

- Ở một số virus, thông tin di truyền không lưu giữ trên


ADN mà được lưu giữ trên ARN (HIV, dại, …)

Hình 1.5. Cấu trúc HIV


A. Glicoprotein; B. Vỏ ; C. Hình 1.6. Cấu trúc tARN
Capside; D. 2 phân tử ARN; E.
Enzyme phiên mã ngược.

7
II. GENE: Đơn vị chức năng của ADN
1. Khái niệm
a. Ví dụ
- Gene mang thông tin mã hoá chuỗi
polypeptide Hb α của phân tử
hemoglobin.
- Gene mang thông tin mã hoá tARN, rARN.
Hình 1.7. Cấu trúc hemoglobin

b. Định nghĩa: Là một đoạn phân tử ADN (hoặc ARN) mang thông tin mã hoá cho một chuỗi
polypeptide hay một phân tử ARN.  1 ADN = n gene
c. Cấu trúc:

Vùng Vị trí Vai trò


Vùng điều hoà Đầu 3’ mạch gốc Có trình tự nucleotide đặc biệt giúp enzyme ARN-
polymerase có thể nhận biết liên kết để khởi động quá
trình phiên mã. Đồng thời chứa các trình tự
nucleotide điều hòa phiên mã.
Vùng mã hoá Giữa Mã hóa acid amine.
Vùng kết thúc Đầu 5’ mạch gốc Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.

d. Phân loại
*Trên cơ sở chức năng của gene: Gồm gene điều hòa và gene cấu trúc.
*Trên cơ sở cấu trúc của gene:
- Gene phân mảnh: Được cấu tạo bởi 2 loại đoạn Exon (đoạn mã hóa acid amine) và đoạn Intron
(đoạn không mã hóa acid amine), có ở tế bào nhân thực.

- Gene không phân mảnh: Được cấu tạo bởi 1 loại đoạn Exon, có ở tế bào nhân sơ.

2. Mã di truyền: Đơn vị chức năng của gene


 4. Trước đây khi nghiên cứu di truyền học phân tử các nhà khoa học thấy trong tế bào
có 20 loại acid amine được mã hóa bởi 4 loại nucleotide. Cơ sở lý thuyết nào đã giúp cho
các nhà khoa học khẳng định mã di truyền là mã bộ ba – nghĩa là ba nucleotide sẽ mã hóa
cho một acid amine?

8
a. Định nghĩa: Là bộ gồm 3 nucleotide kế tiếp nhau trên gene cùng quy định một acid amine hoặc
có chức năng kết thúc.

b. Đặc điểm
+ Tính có hướng và liên tục: Đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (ribo)nucleotide, không
gối lên nhau.

+ Tính phổ biến: Tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung 64 bộ mã di truyền (trừ một vài
ngoại lệ).

+ Tính đặc hiệu: Mỗi một bộ ba chỉ quy định một acid amine.

+ Tính thoái hoá: Hai hay nhiều bộ ba cùng quy định một acid amine.

+ Các bộ ba cùng mã hóa cho một acid amine có thường có 2 nu đầu giống nhau.

VD: XGU, XGX, XGA, XGG, AGA, AGG đều mã hóa acid amine arginine.

c. Phân loại

+ Mã không mã hoá acid amine: UAA, UAG, UGA.

+ Mã mã hoá acid amine: Các bộ ba còn lại (AUG là mã mở đầu, mã hoá acid amine methionine
ở sinh vật nhân thực, mã hóa acid amine formyl methionine ở sinh vật nhân sơ)

Chú ý: Bộ ba trên ADN: Bộ ba mã hóa.


Bộ ba trên mARN: Bộ ba sao mã (codon).
Bộ ba trên tARN: Bộ ba đối mã (anticodon).

9
III. PROTEIN – CẤU TRÚC KHÔNG PHẢI VẬT CHẤT DI TRUYỀN

1. Đơn phân: Acid amine


Trong tự nhiên có khoảng 20 loại acid amine khác
nhau. Mỗi acid amine gồm 3 thành phần:
- Nhóm amine (-NH2).
- Nhóm carboxyl (-COOH). Hình 1.8. Cấu trúc một acid amine
- Nhóm R (-R).
Cả 3 nhóm cùng liên kết với một nguyên tử carbon () trung tâm.

2. Chuỗi polypeptide: Là trình tự sắp xếp các acid amine, trong đó các acid amine liên kết với nhau
bằng mối liên kết peptide

Liên kết peptide là mối liên kết được hình thành giữa nhóm carboxyl của acid amine trước với
nhóm amine của acid amine tiếp theo, đồng thời giải phóng một phân tử nước.

 5. Viết phương trình phản ứng miêu tả quá trình hình thành mối liên kết giữa 2 acid amine?
 6. Đề xuất cách nhớ bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc?
 7. Thiết lập mối quan hệ toán học giữa các đơn vị mm, m, nm và A0?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 1

1. Vẽ, mô tả cấu trúc không gian phân tử ADN? Tay thang, bậc thang của phân tử ADN có bản chất
là gì?

2. Vẽ, mô tả cấu trúc hóa học của một đoạn ADN với 2 cặp nucleotide? (Không cần vẽ cấu tạo chi
tiết từng thành phần)

3. Vẽ, mô tả cấu trúc tổng quát phân tử tARN và giải thích?


4. Cho sơ đồ cấu trúc một gene:

Hãy xác định đâu là vùng điều hòa, đâu là vùng mã hóa, đâu là vùng kết thúc?

"Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever." - Mahatma Gandhi -
(Hãy sống như thể ngày mai bạn sẽ ra đi. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi)

10
BÀI 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - QUÁ TRÌNH ADN NHÂN ĐÔI

➢ Tại sao từ một phân tử ADN mẹ qua quá trình nhân đôi tạo ra 2 phân
tử ADN con giống hệt nhau và giống hệt mẹ?

1. Bản chất: Là cơ chế mà thông tin di truyền được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên
phân tử ADN được truyền đạt chính xác qua các thế hệ tế bào, cơ thể. Kết quả từ một phân tử
ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống hệt mẹ.

2. Vị trí: - Sinh vật nhân sơ: Xảy ra trong tế bào chất.


- Sinh vật nhân thực: Xảy ra trong nhân, trong các bào quan ty thể, lục lạp.
3. Thời điểm: Pha S thuộc giai đoạn chuẩn bị của quá trình phân bào (Xem bài 7).

4. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với
X bằng 3 liên kết hydrogen.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Là nguyên tắc giữ lại một nửa trong quá trình nhân đôi.

5. Thành phần tham gia


- Một phân tử ADN.
- 4 loại nucleotide A, T, G, X.
- Enzyme ADN – polymerase, là enzyme chỉ có hoạt tính 5’-3’ tức là chỉ tổng hợp mạch mới theo
chiều 5’-3’; enzyme primase có vai trò tổng hợp đoạn mồi.
- ATP, …
6. Cơ chế

*Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN


Dưới tác dụng của các enzyme tháo xoắn → 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần, tạo
nên chạc sao chép hình chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.

*Bước 2: Tổng hợp 2 mạch mới


- Dưới tác dụng của enzyme primase đã tổng hợp nên các đoạn mồi có bản chất là ARN trên 2
mạch, là cơ sở để ADN-polymerase tổng hợp mạch ADN mới trên 2 mạch gốc.
- Enzyme ADN-polymerase sử dụng 2 mạch của gene làm khuôn để tổng hợp 2 mạch mới bằng
cách gắn các nucleotide từ môi trường nội bào với các nucleotide trên mạch gốc theo NTBS.
Vì ADN-polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên theo chiều 2 mạch tách nhau
ra:

11
+ Trên mạch khuôn có chiều 3’→5’: Mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục do chiều tổng
hợp cùng chiều với chiều 2 mạch ADN tách nhau ra.
+ Trên mạch khuôn có chiều 5’→3’: Mạch mới bổ sung được tổng hợp gián đoạn do chiều
tổng hợp ngược chiều với chiều 2 mạch ADN tách nhau ra nên sau khi mở xoắn được một
đoạn, enzyme primase và ADN polymerase tranh thủ tổng hợp đoạn Okazaki. Quá trình
cứ diễn ra như vậy, sau đó các đoạn mồi được enzyme loại bỏ và enzyme ligase nối các
đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.

*Bước 3: Tạo thành hai phân tử


Quá trình nhân đôi cứ như vậy cho đến hết phân
tử ADN. Kết quả tạo ra 2 phân tử ADN mới, trong
đó mỗi phân tử gồm một mạch cũ của phân tử
ADN mẹ và một mạch được tổng hợp mới hoàn
toàn.

 8 Một phân tử ADN của tế bào nhân thực dài


hơn rất nhiều so với phân tử ADN của tế bào nhân
sơ. Vậy quá trình nhân đôi của nó diễn ra như thế
nào để đảm bảo tốc độ nhân đôi?

 9. Phân biệt chạc sao chép, đơn vị tái bản? Xác


định mối tương quan giữa số lượng đoạn mồi và
số lượng đoạn Okazaki được hình thành ở một
chạc sao chép và ở một đơn vị tái bản?

 10. Cơ chế nào đảm bảo cho quá trình nhân đôi
Hình 2.1. Quá trình ADN nhân đôi
chính xác qua các thế hệ?
7. Ý nghĩa- Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử nhanh chóng, chính
xác, ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 2

1. Vẽ, mô tả các cơ chế di truyền diễn ra trong tế bào nhân thực?


2. Vẽ, mô tả cơ chế ADN nhân đôi?
“The best way of learning about anything is by doing.” - Richard Branson
(Cách tốt nhất để học một cái gì đó là làm)

12
13
BÀI 2- DICH MÃ : CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

➢ Tại sao thông tin di truyền trên gene biểu hiện thành tính trạng một
cách chính xác, đặc trưng?

Cơ chế biểu hiện tính trạng gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau: Phiên mã và Dịch mã.

I. PHIÊN MÃ
1. Bản chất: Là quá trình thông tin di truyền từ gene (một đoạn phân tử ADN) được phiên sang
ARN theo NTBS.

2. Vị trí: - Tế bào nhân sơ: Xảy ra ở tế bào chất


- Tế bào nhân thực: Xảy ra trong nhân, trong các bào quan ty thể, lục lạp tế bào.

3. Thời điểm: Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) của quá trình phân bào.

4. Nguyên tắc: NTBS: A = rU; T=rA; G  rX; X  rG.

5. Các thành phần tham gia


- Một gene chức năng.
- 4 loại ribonucleotide: rA, rU, rG, rX.
- Enzyme ARN-polymerase, ATP, …

Hình 4.1. Cơ chế quá trình Phiên mã

6. Cơ chế
- Mở đầu: Enzyme ARN-polymerase nhận biết, bám vào vùng điều hoà, làm gene tháo xoắn, 2
mạch tách nhau ra để lộ mạch gốc có chiều 3’-5’.
- Kéo dài: + ARN-polymerase trượt dọc theo mạch mã gốc của gene có chiều 3’-5’.
+ ARN-polymerase trượt đến đâu, các nucleotide từ môi trường nội bào liên kết với
mạch gốc theo NTBS A = rU; T=rA; G  rX; X  rG tới đó và giữa chúng hình
thành mối liên kết hoá trị giữa đường của nucleotide trước với nhóm phosphate của

14
nucleotide sau. Kết quả chuỗi polyribonucleotide được tổng hợp kéo dài theo chiều
5’-3’.
+ Tổng hợp ARN tới đâu, 2 mạch của gene lại liên kết ngay với nhau NTBS.

- Kết thúc:
+ Khi ARN-polymerase gặp bộ mã kết thúc, quá trình phiên mã kết thúc, giải phóng ARN.

- Hoàn chỉnh: Ở tế bào nhân chuẩn, mARN sau khi được tổng hợp được enzyme cắt đi các đoạn
Intron (đoạn vô nghĩa - không mã hóa acid amine), nối các đoạn Exon (đoạn có nghĩa – mã
hóa acid amine) hình thành ARN trưởng thành, sẵn sàng tham gia quá trình dịch mã.

7. Kết quả
Tuỳ vào chức năng, nhu cầu của tế bàocủa ARN mà ARN tiếp tục được biến đổi hình thành nên
mARN, rARN hoặc tARN.

 11. Tại sao quá trình Phiên mã không còn được gọi là quá trình Sao mã?

“Do not work hard, but work smart”


(Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc một cách thông minh.)

15
II. DỊCH MÃ
1. Bản chất: Là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ mARN thành chuỗi polypeptide hình
thành tính trạng.
2. Vị trí: Cả sinh vật nhân sơ và nhân thực đều xảy ra trong tế bào chất.
3. Thời điểm: Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) của quá trình phân bào.
4. Nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung rA = rU; rG = rX.
5. Các thành phần tham gia
- 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN (trong ribosome).
- Ribosome: Có 3 vị trí: A (Acid amine), P (Peptide),
E (Exit). Gồm 2 tiểu phần tồn tại riêng rẽ:
+ Tiểu phần lớn: Chứa phức hợp aa-tARN và giúp
các acid amin gắn vào nhau. Hình 4.2. Tiểu phần lớn
+ Tiểu phần bé: Nhận biết trình tự khởi đầu quá trình dịch mã.
- 20 loại acid amine.
- ATP, các enzyme.

6. Cơ chế
a. Hoạt hoá acid amine
ATP
aai + tARNi → aai-tARNi ( i là một trong 20 loại acid amine )
Bản chất là giai đoạn cung cấp năng lượng và gắn acid amin vào tARN.
b. Tổng hợp chuỗi polypeptide

Hình 4.3. Giai đoạn mở đầu Dịch mã


+ Mở đầu
 Tiểu phần nhỏ nhận biết và gắn vào vị trí đặc hiệu, chứa codon mở đầu (AUG) - vị trí bắt đầu
dịch mã trên mARN.
 Phức hợp aamđ-tARNmđ (aamđ chính là methionine ở nhân thực và là formyl-methionine ở nhân
sơ) tiến vào vị trí P, khớp anticodon với codon mở đầu trên mARN theo NTBS.
 Tiểu phần lớn tiến tới kết hợp với tiểu phần nhỏ tạo thành ribosome hoàn chỉnh.

16
=> Kết quả: (Hình 4.3) Vị trí P: Chứa phức hợp aamđ-tARNmđ
Vị trí thứ A, E: Trống.
+ Kéo dài

(a)

(b)
Hình 4.4. Giai đoạn Dịch mã bộ ba thứ 2
 Phức hợp aa1-tARN1 vào vị trí A của ribosome, khớp anticodon vào codon thứ 2 trên mARN
(Hình 4.4 a).
 Hình thành mối liên kết peptide giữa aamđ với aa1 nhờ E, năng lượng tích luỹ trong khâu hoạt
hoá.
 Ribosome dịch chuyển đi một codon, giải phóng tARNmđ ở vị trí E (Hình 4.4 b).
=> Kết quả: Vị trí P: Chứa phức hợp aa1-tARN1,
Vị trí thứ A, E: Trống.

(a)

17
(b)
Hình 4.5. Giai đoạn Dịch mã bộ ba thứ 3
 Tiếp tục, phức hệ aa2-tARN2 tiến vào vị trí A của ribosome khớp anticodon vào codon thứ 3 trên
mARN (Hình 4.5 a).
 Hình thành mối liên kết peptide giữa aa1 với aa2 nhờ E, năng lượng tích luỹ trong khâu hoạt hoá.
 Ribosome lại dịch chuyển đi một codon, giải phóng tARN1 ở vị trí E (Hình 4.5 b).
=> Kết quả: (Hình 4.5b) Vị trí P: Chứa phức hợp aa2-tARN2,
Vị trí thứ A, E: Trống.
………….
Quá trình diễn ra như vậy cho đến khi ribosome trượt tới codon kết thúc.

Hình 4.6. Giai đoạn Dịch mã bộ ba thứ 5

+ Kết thúc: (Hình 4.7)

18
Hình 4.7. Giai đoạn kết thúc quá trình Dịch mã

 Khi ribosome trượt tới codon kết thúc trên mARN, 2 tiểu phần tách nhau giải phóng mARN.

+ Hoàn chỉnh
 Chuỗi polypeptide được enzyme cắt bỏ aa mở đầu methionine để tạo nên chuỗi polypeptide hoàn
chỉnh.

Chú ý: Có thể cùng một lúc 5-20 ribosome (gọi là polyribosome hay polysome) cùng
trượt qua một phân tử mARN để tổng hợp nên các chuỗi polypeptide giống nhau.
7. Kết quả
- Các chuỗi polypeptide cùng loại được giải phóng, tiếp tục xoắn lại tạo cấu trúc bậc cao hơn (bậc
2,3,4).
- mARN bị phân hủy sau khi tổng hợp xong vài chục chuỗi polypeptide.
- 2 tiểu phần tách nhau ra và được sử dụng qua nhiều lần dịch mã tiếp theo.

Chú ý: Hình ảnh cơ chế quá trình dịch mã trong bài học được chụp từ mô hình do tác giả thiết kế bằng
phần mềm Adobe Flash Professional 5.0 và đạt giải cao nhất của cuộc thi thiết kế Mô hình dạy học ảo của
tỉnh Thái Nguyên năm 2012. Các bạn có thể dễ dàng download nó trên internet bằng công cụ tìm kiếm
google.

Hình 4.8. Quá trình Phiên mã và Dịch mã

19
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 4

1. Vẽ, mô tả cơ chế quá trình Phiên mã?


2. Vẽ, mô tả cơ chế quá trình Dịch mã?
3. Tại sao thông tin di truyền được mã hóa đưới dạng trình tự các nucleotide trên gene quy định
chính xác kiểu hình tương ứng?
"Learn, Learn More, learn forever." – Lenine
(Học, học nữa, học mãi)

20
21
BÀ I 3: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
- ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GENE -

➢ Mỗi loài sinh vật có số lượng gene rất lớn, cơ chế nào đảm bảo cho mỗi thời
điểm chỉ có một số gene hoạt động?

I. NGUYÊN NHÂN- Do số lượng gene của mỗi loài rất lớn (VD: Ở người có 25000 gene), vì vậy
để phù hợp với sự phát triển, thích ứng của cơ thể với môi trường đã xuất hiện cơ chế điều hòa – là
cơ chế mà ở đó mỗi thời điểm chỉ có một số gene hoạt động còn phần lớn các gene không hoạt động.

II. ĐỊNH NGHĨA


Quá trình điều hòa hoạt động của gene là quá trình điều hoà lượng sản phẩm của gene giúp tế bào
tổng hợp protein cần vào lúc cần thiết.

III. PHÂN LOẠI: Trên cơ sở Gene (ADN)  ARN  protein  Tính trạng
- Điều hòa phiên mã (Chủ yếu ở SV nhân sơ ): Ngăn cản xảy ra quá trình phiên mã.
- Điều hòa dịch mã: Ngăn cản quá trình dịch mã.
- Điều hòa sau dịch mã: Ngăn cản quá trình sản phẩm chuỗi polypeptide được tạo ra từ quá trình
dịch mã tham gia vào quá trình hình thành tính trạng.

IV. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GENE Ở SINH VẬT NHÂN SƠ
Ở đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu một mô hình điều hòa hoạt động gene phân giải lactose được
Jacob and Monod phát hiện ra năm 1961. Trong điều kiện bình thường gene điều hòa liên tục phiên
mã, dịch mã tổng hợp nên protein ức chế.

1. Các thành phần tham gia

Hình 5.1. Các thành phần tham gia điều hòa hoạt động gene
*Một Operon:
Vùng Vai trò
Gene cấu trúc Nhóm gene Z, Y, A tổng hợp các chuỗi polypeptide hình thành
(Z, Y, A) enzyme phân giải lactose.
Vận hành (O) Nơi protein ức chế bám vào cản trở ARN-polymerase trượt tới
nhóm gene cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã.
Khởi động (P) Nơi ARN-polymerase bám vào khởi động quá trình phiên mã.

22
*Gene điều hoà (Regulatory gene): Thông qua phiên mã, dịch mã tổng hợp protein ức chế.

2. Cơ chế
a. Trường hợp 1: Khi môi trường
nuôi cấy không có lactose:
Protein ức chế bám vào vùng vận
hành làm cho enzyme ARN
polymerase không thể trượt tới nhóm
gene cấu trúc để thực hiện quá trình
phiên mã. Từ đó nhóm gene cấu trúc
tổng hợp enzyme phân giải lactose ở
trạng thái không hoạt động.

b. Trường hơp 2: Khi bổ sung vào


môi trường nuôi cấy lactose.
Lactose sau khi vào trong tế bào sẽ
đóng vai trò là chất cảm ứng, nó liên
kết với protein ức chế, làm protein
ức chế bị biến đổi cấu trúc không
gian, không thể bám vào được vùng
vận hành. Từ đó enzyme ARN- Hình 5.2. Điều hòa hoạt động gene phân giải Lactose
polymerase không còn bị cản trở và dễ dàng trượt qua nhóm gene cấu trúc thực hiện phiên mã tổng
hợp các phân tử mARN. mARN qua dịch mã tổng hợp nên các chuỗi polypeptide, hình thành
enzyme phân giải lactose.

Enzyme được tổng hợp ra phân giải lactose. Hết lactose thì sự tồn tại của enzyme này là không
cần thiết. Rõ ràng khi hết lactose thì protein ức chế không còn bị cản trở và lại bám vào vùng vận
hành của Operon từ đó nhóm gene cấu trúc lại không hoạt động.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 5

1. Tại sao cần điều hòa hoạt động của gene?


2. Bản chất điều hòa hoạt động gene là gì? Trên cơ sở đó người ta chia điều hòa hoạt động gene
thành mấy loại?

23
3. Vẽ sơ đồ, mô tả cơ chế điều hòa hoạt động của nhóm gene cấu trúc tổng hợp enzyme phân giải
lactose – Mô hình operon Lac?

If you’re born poor, it’s not your mistake. But if you die poor, it’s your mistake” - Bill Gates –
(Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải lỗi của bạn. Nhưng nếu chết trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn)

24
25
ÔN TẬP CHƯƠNG I – DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ

 12. Gene là gì? Tại sao từ 4 loại nucleotide lại tạo ra được nhiều loại gene khác nhau? Phân
loại các loại gene về cấu trúc và chức năng?
 13. Tại sao quá trình biểu hiện tính trạng không theo sơ đồ ADN protein mà lại theo sơ
đồ: ADN mARN protein?
 14. So sánh quá trình nhân đôi ADN và phiên mã tổng hợp mARN ở sinh vật nhân thực?
 15. Đột biến gene là gì? Hãy nêu các dạng đột biến gene, nguyên nhân, cơ chế phát sinh?
Tính chất biểu hiện của đột biến gene, vai trò của đột biến gene trong tiến hóa và chọn giống?
Xem bài 3
 16. Chức năng của các yêu tố trong tế bào tham gia vào quá trình dịch mã tổng hợp protein?
 17. Hoàn thành sơ đồ sau:

Only you can make you happy”


(Chỉ có bạn mới có thể làm bạn hạnh phúc.)

26
BÀI 4: CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - ĐỘT BIẾN GENE

➢ Quá trình ADN nhân đôi có chính xác không? Vì sao? Nếu không
thì hậu quả sẽ là gì?

1. Ví dụ
Bệnh máu hồng cầu hình liềm: Là dạng ĐB thay thế cặp A = T bằng cặp T = A , làm aa thứ 6
trong chuỗi polypeptide β là glutamine bị thay thế bằng valine.
4 5 6 7
3’ … AXT XXT GAG GAG … 5’ Mạch gốc
… Thr Pro Glu Glu … HbA

3’ … AXT XXT GTG GAG … 5’ Mạch gốc
HbA … Thr Pro Val Glu … HbS
HbS

2. Định nghĩa: Đột biến gene là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gene, liên quan đến một
hoặc một vài cặp nucleotide trên gene.

3. Phân loại: Có 2 dạng:


- Đột biến thay thế cặp nucleotide: Như thay thế cặp A = T bằng cặp T = A hoặc cặp X  G hoặc
cặp T = A và ngược lại. Ví dụ bệnh máu hồng cầu hình liềm đã nêu ở trên.
- Đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide:
+ Thêm một cặp nu: A = T.
Mã 1 2 3 4 5 6
5’ ATG XGA TTA TAX GGG 3’
ADN 3’ TAX GXT AAT ATG XXX 5’ Mạch gốc
mARN 5’ AUG XGA UUA UAX GGG 3’
Polypeptide Met Arg Leu Tyr Gly

Mã 1 2 3 4 5 6
5’ ATG XGA TTA TAA XGG G 3’
ADN 3’ TAX GXT AAT ATT GXX X 5’ Mạch gốc
mARN 5’ AUG XGA UUA UUA XGG G 3’
Polypeptide Met Arg Leu Leu Arg

+ Mất một cặp nu: XG.


Mã 1 2 3 4 5 6
5’ ATG XGA TTA TAX GGG AAA 3’
ADN 3’ TAX GXT AAT ATG XXX TTT 5’ Mạch gốc
mARN 5’ AUG XGA UUA UAX GGG AAA 3’
Polypeptide Met Arg Leu Tyr Gly Lys

27
Mã 1 2 3 4 5 6
5’ ATG XGA TTA TAG G GA AA 3’
ADN 3’ TAX GXT AAT ATX X XT TT 5’ Mạch gốc
mARN 5’ AUG XGA UUA UAG G GA AA 3’
Polypeptide Met Arg Leu Stop

 18. Dạng đột biến nào nguy hiểm hơn? Tại sao?
4. Nguyên nhân
- Trong tế bào, cơ thể: Do sự rối loạn của các nhân tố sinh lý, hóa sinh trong tế bào, cơ thể.
- Ngoại cảnh: Do các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học tác động.

Như vậy, ĐB gene phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và đặc điểm cấu trúc của gene.

5. Cơ chế
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: Do base nitrogen tồn tại ở 2 trạng thái:
+ Base dạng thường: gồm A, T, G, X và chiếm chủ yếu. Trong đó A, T có khả năng tạo 2 liên kết
hydrogen và liên kết với nhau; G, X có khả năng tạo 3 liên kết hydrogen với nhau.
+ Base dạng hiếm (dạng hỗ biến): gồm A*, T*, G*, X* và chiếm tỉ lệ rất ít trong cơ thể.
Dạng base bị biến đổi về cấu trúc dẫn tới thay đổi khả năng tạo liên kết hydrogen.

Hình 2.2. Cơ chế A chuyển sang trạng thái hỗ biến (A*)

28
Dẫn tới A* có khả năng tạo liên kết hydrogen với X; T* có khả năng tạo liên kết hydrogen với
G, G* có khả năng tạo liên kết hydrogen với T; X* có khả năng tạo liên kết hydrogen với A.

→ Kết quả: Sự kết cặp không đúng qua các lần nhân đôi của ADN làm phát sinh ĐB gene.

Hình 2.3. Cơ chế phát sinh đột biến gene do kết cặp không đúng

b. Tác động của các nhân tố gây đột biến


+ Vật lý: Tia tử ngoại (uv) có thể làm cho 2 base
Timine thuộc 2 nucleotide cạnh nhau trên cùng một
mạch ADN liên kết với nhau. Qua các lần nhân đôi
của ADN dẫn đến phát sinh ĐB gene.

Hình 2.4. Cơ chế hai Timine liên kết với nhau


Hình 2.5. Hai Timine liên kết với nhau

 19. Vẽ sơ đồ cơ chế gây đột biến do tia tử ngoại?

+ Hoá học: 5BU (5-Brom uracil) là đồng đẳng của T, đồng thời có khả năng liên kết với G. Do đó
qua những lần nhân đôi đã gây thay thế A = T bằng G  X.

Hình 2.6. 5BU tạo liên kết hydro với A và G

29
Hình 2.7. Cơ chế gây đột biến của 5BU

+ Sinh học: Virus chèn vật chất di truyền của nó vào hệ gene tế bào vật chủ có thể làm cho một gene
nào đó bị biến đổi về cấu trúc làm thay đổi thông tin di truyền hoặc mất chức năng.

6. Hậu quả, ý nghĩa


a. Hậu quả: Có lợi, có hại hoặc trung tính tuỳ thuộc vào từng loại môi trường, tùy từng tổ hợp
kiểu gene.

 20. Tại sao đột biến điểm (thay thế cặp nu) hầu như vô hại với thể đột biến?

b. Ý nghĩa:
+ Trong tiến hoá: là nguồn nguyên liệu sơ cấp.cho quá trình tiến ho
+ Trong chọn giống: là nguồn nguyên liệu trong chọn, tạo giống. cấp nguồn nguyên

 21. Tại sao nói đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa?

Hình 2.8. Base X và T dạng hiếm.

30
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 4

Vẽ, mô tả cơ chế gây đột biến do A*, do tia tử ngoại, do 5BU?

“You may delay, but time will not” - Benjamin Franklink


(Bạn có thể trí hoãn nhưng thời gian thì không)

31
CHƯƠNG II: DI TRUYỀN HỌC CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ

A. KHÁI QUÁT
1. Vật chất di truyền: Nhiễm sắc thể.
2. Cơ chế di truyền: Nguyên phân hoặc sự kết hợp đồng bộ giữa 3 quá trình nguyên phân,
giảm phân và thụ tinh.
3. Cơ chế biến dị: Đột biến NST.
4. Cơ chế biểu hiện tính trạng: Tuân theo các quy luật di truyền.
5. Cơ chế điều hòa biểu hiện: Mối quan hệ giữa kiểu gene môi trường và kiểu hình.

B. NỘI DUNG

BÀI 6: VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ ( NHIỄM SẮC THỂ)

➢ Tại sao gọi là Nhiễm sắc thể, nó có mối quan hệ như thế nào với ADN?

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, nằm trong nhân tế bào, có khả
năng nhuộm màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính.

2. Cặp NST tương đồng: Là cặp gồm 2


NST giống nhau về hình dạng, kích thước và
cấu trúc. Trong đó một có nguồn gốc từ bố,
một có nguồn gốc từ mẹ. (Hình 6.1)
Hình 6.1. Cặp NST tương đồng

3. Bộ NST đơn bội (n): Có ở tế bào là giao


tử, mỗi NST tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ.
(Hình 6.2)
4. Bộ NST lưỡng bội (2n): Có ở tế bào sinh
dưỡng (soma), các tế bào sinh dục chưa giảm
phân. Trong đó các NST tồn tại thành cặp
NST tương đồng. (Hình 6.2) Hình 6.2.
Bộ NST đơn bội, bộ NST lưỡng bội

32
II. HÌNH THÁI – CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

1. Hình thái NST (Cấu trúc hiển vi):


Hình thái NST không ổn định, biến
đổi qua các kì phân bào.

* Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung


gian): NST ở trạng thái sợi
mảnh, khó quan sát. Ở pha S,
ADN (NST) nhân đôi.
Hình 6.3. Các bậc cấu trúc NST
* Kỳ đầu: NST bắt đầu co xoắn.

* Kỳ giữa: NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng. Gồm:

- Tâm động: Là trình tự nucleotide đặc


biệt, giúp liên kết với tơ vô sắc của
thoi vô sắc.

- Đầu mút: Là trình tự các nucleotide ở


hai đầu cùng của NST, có tác dụng
bảo vệ các NST, làm cho các NST
không dính vào nhau.

- Chromatid: Là thành phần chính


chứa ADN, gồm 2 chromatid dính
nhau qua tâm động - NST kép. Hình 6.4. Hình thái điển hình của NST

* Kỳ sau: NST có cấu trúc xoắn giống như kì giữa.

* Kỳ cuối: NST duỗi xoắn trở về trạng thái sợi mảnh.

 22. Ý nghĩa của hiện tượng tháo xoắn, đóng xoắn của NST qua các kì phân bào?

33
2. Cấu trúc NST (Cấu trúc siêu hiển vi)

a. Đơn vị cơ bản của NST: Là


nucleosome, gồm 2 thành phần:

- Một khối cầu protein histon: Gồm 8


phân tử protein histone.

- Một đoạn phân tử ADN: 146 cặp nu,


cuộn 1¾ quanh khối cầu protein
histone.
Hình 6.5. Cấu trúc nucleosome

b. Các bậc cấu trúc

ADN → Sợi cơ bản (polynucleosome) → Sợi nhiễm sắc → Sợi siêu xoắn → Chromatid → NST
(2nm) (10-11nm) (30nm) (300nm) (700nm) (1400nm)

KẾT LUẬN: Cấu trúc xoắn nhiều bậc, giúp NST đảm nhận được chức năng lưu giữ, bảo quản và
truyền đạt thông tin di truyền; thu gọn cấu trúc không gian, thuận lợi cho NST phân ly, tổ hợp tự
do trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Chú ý: Cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Nucleosome và Ribosome.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 6

1. NST có cấu trúc điển hình vào kì nào? Vẽ sơ đồ, mô tả cấu trúc điển hình của NST?

2. Quá trình cuộn xoắn ở NST trải qua những cấp độ nào? Hiện tượng cuộn xoắn nhiều bậc như vậy
có ý nghĩa gì?
have the choice to be angry at God for what I don’t have or be thankful for what I do have.” – Nick Vujicic
(Tôi chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là tức giận với Thượng đế với những gì tôi không có hoặc là cảm ơn Thượng đế
những gì mà tôi có.)

34
BÀI ÔN TẬP NP- GP _TT

: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO

➢ Tại sao tế bào của ông bà chúng ta có 46 NST, bố mẹ cũng có 46 NST và


đến chúng ta cũng có 46 NST? Cơ chế nào đã góp phần duy trì ổn định bộ
NST qua các thế hệ?

I. CHU KỲ TẾ BÀO

1. Định nghĩa: Là khoảng thời gian giữa hai lần


phân bào.
2. Bản chất: Gồm 5 kì, chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3
pha: G1, S và G2
- Giai đoạn phân chia tế bào: Với 4 kỳ, gồm:
+ Phân chia nhân.
+ Phân chia tế bào chất.

3. Đặc điểm
Hình 7.1. Chu kì tế bào
- Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau.
VD: Tế bào mô phân sinh đỉnh ở thực vật có tốc độ phân chia lớn hơn so với các tế bào
khác.
- Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO


1. Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3 pha:
+ G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ S: ADN nhân đôi dẫn tới NST nhân đôi, tạo thành NST kép gồm 2 chromatide (NST đơn) dính
nhau qua tâm động.
+ G2: Tổng hợp các chất còn lại cho tế bào.
 Kết quả: Tạo nên tế bào con có bộ NST 2n kép.

35
2. Giai đoạn phân chia tế bào
a. Quá trình nguyên phân
(A) Giai đoạn
chuẩn bị.

(B) Kì đầu

(C) Kì giữa

(D) Kì sau

(EF) Kì cuối

Hình 7.2. Sơ đồ cơ chế Nguyên phân (tế bào động vật)

* Phân chia nhân


Các kì Đặc điểm NST
- NST bắt đầu co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
Kì đầu (B)
- Thoi phân bào dần xuất hiện. 2n kép
- Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng
Kì giữa (C)
xích đạo của thoi vô sắc và có hình thái đặc trưng. 2n kép
- Dây tơ vô sắc kéo, tách mỗi NST kép ở tâm động thành 2 NST đơn
Kì sau (D)
về 2 cực của TB. 4n đơn
Kì cuối (EF) - NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con tái xuất hiện. 2n đơn

* Phân chia tế bào chất


- Tế bào động vật: Màng tế bào thắt lại ở mặt phẳng xích đạo, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào
con.

36
- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào
con.
 Kết quả: Hình thành nên 2 tế bào con đều có 2n NST đơn giống hệt nhau và giống hệt mẹ.

Hình 7.3 Quá trình phân chia tế bào chất

* Ý nghĩa quá trình nguyên phân


- Ý nghĩa lý luận
+ Ở sinh vật nhân thực đơn bào, nhân thực đa bào bậc thấp: Đây là cơ chế sinh sản.
+ Ở sinh vật nhân thực đa bào bậc cao:
. Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
. Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
. Là cơ chế hình thức sinh sản vô tính ở một số loài, tạo ra các cá thể có kiểu gene giống nhau
và giống mẹ.

37
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Nhân giống:
. Giâm, chiết, ghép cành,…
. Nuôi cấy mô, cấy truyền phôi, nhân bản
vô tính.
 Nhân nhanh một giống tốt với độ
đồng đều cao bởi tất cả các cây con
được tạo ra đều giống hệt nhau và
giống hệt mẹ. Hình 7.4. Chiết cành

+ Thẩm mĩ, chữa bệnh: Cấy da (Ví dụ Michael Jackson) hoặc nuôi cấy tế bào gốc để hướng tới tạo
ra các cơ quan bộ phận, trên cơ sở đó thay thế các cơ quan bị hỏng.

b. Quá trình giảm phân: Gồm hai lần phân bào.

Hình 7.5. Cơ chế quá trình giảm phân (Tế bào động vật)

38
* Phân bào I (Giảm phân I)

Hình 7.6. Hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo của cặp NST tương đồng kép

Các kì Đặc điểm NST


- Đầu kỳ: Các NST bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và dần co
xoắn lại.
- Giữa kỳ: Có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của một
Kì đầu I (D) số cặp NST tương đồng kép. 2n kép
- Cuối kỳ: Màng nhân và nhân con biến mất, thoi vô sắc dần xuất hiện.

- Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và sắp xếp thành hai
Kì giữa I (E) hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc. 2n kép

- Dây tơ vô sắc kéo mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng về 2 cực
Kì sau I (F) của tế bào. 2n kép

- Tại mỗi cực, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
- Thoi vô sắc tiêu biến.
Kì cuối I (G)
- Màng tế bào thắt lại (hình thành vách ngăn) ở giữa phân chia tế bào n kép
mẹ thành 2 tế bào con.
 Kết quả lần phân bào I: Phân chia 1 tế bào 2n thành hai tế bào con có n NST kép.

39
* Phân bào II (Giảm phân II) Diễn biến như quá trình nguyên phân.
Các kì Đặc điểm NST
- Màng nhân dần dần biến mất.
Kì đầu II (H) - Thoi phân bào dần xuất hiện. n kép

- Các NST tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Kì giữa II (I)
n kép
- Dây tơ vô sắc kéo, tách mỗi NST kép ở tâm động thành 2 NST đơn
Kì sau II (J)
về 2 cực của TB. n kép
- NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.
Kì cuối II (K, L)
n đơn
 Kết quả lần phân bào II: Phân chia 1 tế bào n NST kép thành hai tế bào con có n NST đơn.
Kết quả quá trình giảm phân: Phân chia 1 tế bào có 2n NST đơn thành 4 tế bào con có bộ
NST n đơn.

 23. Tại sao nguyên phân giữ nguyên bộ NST lưỡng bội (2n) còn giảm phân bộ NST chỉ
còn đơn bội (n)?

* Quá trình hình thành giao tử: Các tế bào con tạo ra trong giảm phân tiếp tục hoàn thiện về mặt
hình thái, cấu trúc tạo thành nên giao tử.

+ Tế bào sinh tinh → 4 tb con → 4 giao tử đực.

+ Tế bào sinh trứng → 4 tb con → 1 giao tử cái + 3 thể cực (Thể định hướng).

* Ý nghĩa quá trình giảm phân: Nhờ có sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do, sự tiếp hợp trao đổi
chéo đã tạo ra vô số các loại giao tử từ đó thông qua quá trình thụ tinh sẽ tạo ra vô số các loại
hợp tử. Kết quả tạo nên quần thể sinh vật rất đa dạng, phong phú (Xem thêm bài 9 với Quy luật
phân li độc lập và Hoán vị gene).III. QUÁ TRÌNH THỤ TINH: Là dung hợp giao tử đực và
giao tử cái để tạo thành hợp tử.
 24. Tại sao nói nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST lưỡng bội của
hình thức sinh sản hữu tính?
 25. Xét 2 quần thể cùng loài, một quần thể sinh sản vô tính, một quần thể sinh sản hữu tính
loài nào có khả năng thích nghi cao hơn? Tại sao?
 26. Vẽ và mô tả sơ đồ quá trình giảm phân của một tế bào ở loài có 2n=6?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI ÔN

1. Vẽ, mô tả cơ chế quá trình nguyên phân với loài có bộ NST 2n = 8?


2. Vẽ, mô tả cơ chế quá trình giảm phân với loài có bộ NST 2n = 8?

40
3. Mô tả hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo của một cặp NST tương đồng kép tại kì đầu I (Giảm phân)
diễn ra như thế nào? Nó có phải là hiện tượng bình thường không?

hat we know is a drop, what we don’t know is an ocean.” - Isaac Newton


(Những gì chúng ta biết chỉ là giọt nước, còn những gì chúng ta chưa biết thì là cả đại dương)

41
BÀI 6: CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO – ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

➢ Tại sao bố mẹ bình thường, tất cả NST tồn tại thành từng cặp nhưng lại
có thể sinh ra con bị bệnh Down (cặp NST 21 có 3 chiếc)?

42
43
I. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
DẠNG CHUYỂN ĐOẠN MẤT ĐOẠN LẶP ĐOẠN ĐẢO ĐOẠN
Chuyển đoạn không - Mất đoạn ở vai dài - Lặp đoạn càng - Ở ruồi giấm, có
VÍ DỤ cân giữa NST số 22 NST 22 ở người nhiều ở ruồi giấm 12 dạng đảo đoạn
với 9 tạo nên NST 22 gây ung thư máu ác → mắt càng dẹt. liên quan đến khả
ngắn hơn bình thường tính. - Lặp đoạn làm năng thích ứng
 bệnh ung thư máu - Mất một phần vai tăng hoạt tính của nhiệt độ khác nhau
ác tính. ngắn NST số 5 gây enzyme amylase. của môi trường.
hội chứng mèo kêu. - Ở muỗi, đảo đoạn
lặp đi lặp lại trên
các NST góp phần
tạo nên loài mới.
Là dạng ĐB dẫn đến Là dạng ĐB làm Là dạng ĐB làm Là dạng ĐB làm
ĐẶC sự trao đổi đoạn giữa mất đi một đoạn cho một đoạn NST một đoạn NST bị
ĐIỂM các NST không tương nào đó của NST → bị lặp lại một hay đứt ra, đảo ngược
đồng hoặc sự trao đổi Giảm số lượng nhiều lần làm tăng 1800 và nối lại làm
chéo không cân giữa gene. số lượng gen trên thay đổi trình tự
các cặp NST tương đó. gen trên đó
đồng.

- Một đoạn một NST Do bị đứt gãy trực Do hiện tượng


CƠ bị đứt gãy gắn vào vị tiếp hoặc do hiện trao đổi chéo NST tự cuộn
CHẾ trí khác hoặc gắn vào tượng chuyển đoạn không cân giữa 2 xoắn, đứt và nối
một NST khác. giữa các NST. chromatid trong lại.
- Tiếp hợp, trao đổi cặp NST tương
chéo không cân. đồng.
HẬU - Chuyển đoạn lớn Thường gây chết, Làm giảm Có thể ảnh
QUẢ thường gây chết hoặc mất đoạn nhỏ cường độ biểu hưởng đến sức
mất khả năng sinh không ảnh hưởng. hiện của tính sống
sản. trạng.
- Chuyển đoạn nhỏ ít
ảnh hưởng.
- Sự hợp nhất các Loại bỏ khỏi Làm tăng Sắp xếp lại các
Ý NST làm giảm số NST những gene cường độ biểu gene góp phần tạo
NGHĨA lượng NST của loài  không mong muốn hiện của tính ra nguồn nguyên
hình thành loài mới. ở một số giống cây trạng. liệu cho quá trình
- Giảm khả năng sinh trồng. tiến hóa (Hình
sản  Sử dụng các thành đặc điểm
dòng côn trùng mang thích nghi, hình
chuyển đoạn làm công thành loài mới)
cụ phòng trừ sâu hại.

44
II. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
1. ĐB lệch bội (Dị bội)
a. Ví dụ

a. Down b. Klinefelter c. Turner


(47, trong đó 3 NST số 21) (47, 22 cặp + XXY) (45, 22 cặp + OX)

Hình 8.1. Một số ví dụ về các dạng đột biến dị bội (Lệch bội)

b. Định nghĩa: Là dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST của một hoặc một số cặp NST tương
đồng.
c. Phân loại: - Thể không: 2n-2, mất đi một cặp NST tương đồng.
- Thể một: 2n-1, mất đi một NST trong cặp NST tương đồng.
- Thể một kép: 2n-1-1, mất đi 2 NST của 2 cặp NST tương đồng.
- Thể ba: 2n+1, thừa một NST.
- Thể bốn: 2n+2, thừa một cặp NST tương đồng.
- Thể bốn kép: 2n+2+2, thừa 2 cặp NST tương đồng.

Hình 8.2. Một số dạng đột biến lệch bội

45
d. Cơ chế phát sinh
+ Khi toàn bộ các tế bào cơ thể bị ĐB:
Do quá trình giảm phân bị rối loạn dẫn
tới một hoặc một số cặp NST phân ly
không đồng đều tại kỳ sau I hoặc II
tạo ra giao tử mang ĐB. Thông qua
thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử bình
thường và giao tử mang ĐB  Hợp tử
mang ĐB  Có thể biểu hiện thành Hình 8.3. Cơ chế hình thành giao tử dị bội
kiểu hình.

Qua thụ tinh, các giao tử dị bội kết hợp với các giao tử bình thường tạo nên hợp tử dị bội.
♂ 2n
♀  
n–1 n+1
2n → n 2n - 1 2n + 1

+ Khi một phần cơ thể bị ĐB (Thể khảm): Do phân ly không đồng đều tại kỳ sau của một hoặc
một số cặp NST trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, hình thành 2 dòng tế bào, dòng
tế bào bình thường và dòng tế bào đột biến dị bội. Biểu hiện thành kiểu hình gọi là thể
khảm. Ví dụ: Hoa giấy đỏ đã xuất hiện một số hoa trắng.

e. Hậu quả, ý nghĩa


+ Hậu quả: Làm mất cân bằng toàn bộ hệ gene, từ đó gây giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản
và có thể gây chết.
VD: Klinefelter, Down, Turner, siêu nữ hầu hết đều si đần, vô sinh.
+ Ý nghĩa:  Cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
 Dùng để xác định vị trí của gene trên NST, tức gene nằm trên NST nào thông qua
đột biến mất đoạn.

2. Đột biến đa bội

46
a. Đột biến tự đa bội: Xảy ra trong một loài.
* Ví dụ: Củ cải đường tứ bội (4n), dưa hấu tam bội
(3n), cà chua tam bội (3n),…
* Định nghĩa: Là dạng đột biến làm tăng một số
nguyên lần bộ NST đơn bội.
* Phân loại
 Đa bội chẵn: 2an Hình 8.4. Dưa hấu không hạt (3n)
 Đa bội lẻ: (2a – 1)n Với a N*, a ≠ 1

* Cơ chế phát sinh: Xét về mặt lý thuyết thì cơ chế phát sinh đột biến có 2 dạng:

- Thể đa bội chẵn: Phát sinh do 1 trong 2 nguyên nhân:


 Rối loạn nguyên phân: Bộ NST nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân, dẫn tới
cơ thể xuất hiện 2 dòng tế bào bình thường và đột biến, gọi là thể khảm.
 Sự kết hợp của 2 loại giao tử bất thường: 2 loại giao tử chẵn hoặc 2 loại giao tử lẻ.
2pn × 2qn → 2(p+q)n hoặc (2p-1)n × (2q-1)n → 2(p+q-1)n

- Thể đa bội lẻ: Phát sinh do sự kết hợp giữa một giao tử lẻ và một giao tử chẵn.
(2p-1)n × 2qn → (2p+2q-1)n
* Hậu quả, ý nghĩa
- Hậu quả: Đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường (Bất thụ)
Chú ý: Đa bội lẻ được lưỡng bội → Lưỡng bội
(2a-1)n 2(2a-1)n
(Bất thụ) (Hữu thụ )

- Ý nghĩa:  Cơ thể to, cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt.
 Có vai trò quan trọng trong tiến hoá hình thành nên loài mới. Và đây là con đường
hình thành loài nhanh nhất.

b. Đột biến dị đa bội: Xảy ra giữa các loài.


* Ví dụ: Cây lai giữa cải củ với cải bắp, cây lai giữa lúa mì dại với lúa mì trồng. (Xem thêm Bài
16 cơ chế Quá trình hình thành loài.)

* Định nghĩa: Là hiện tượng ĐB có sự kết hợp bộ NST - vật chất di truyền của 2 loài.

* Cơ chế phát sinh

47
* Hậu quả, ý nghĩa:
- Hậu quả: Cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
nA+nB  2(nA+nB)
(Bất thụ) (Hữu thụ)
- Ý nghĩa:
+ Cơ thể có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
+ Là con đường hình thành loài mới nhanh nhất.

 27. Tại sao cơ thể dị bội, đa bội lẻ thường bất thụ và cơ thể đa bội có tế bào, cơ quan sinh
dưỡng lớn?

 28. Sơ đồ hóa (hình cành cây) phân biệt các dạng ĐB đã học (ĐB gene, ĐB NST)?
 29. Vẽ sơ đồ cơ chế giảm phân với cặp NST XY trong 2 trường hợp rối loạn phân ly lần I
và lần II?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 8

1. Vẽ, mô tả cơ chế dẫn đến các dạng đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn? Cho
ví dụ minh họa các dạng đột biến cấu trúc?

48
2. Xét một loài có bộ NST 2n = 12. Hãy kí hiệu bộ NST, vẽ hình mô tả bộ NST của các cơ thể đột
biến: Thể một, thể một kép, thể khuyết nhiễm, thể ba nhiễm, thể tam nhiễm kép, thể tam bội, thể
tứ nhiễm, thể tứ nhiễm kép, thể tứ bội.
3. Xét loài có bộ NST 2n = 8. Hãy vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh thể ba, thể ba kép, thể tam bội?

"When Writing The Story Of Your Life, Don’t let Anyone Else Hold The Pen"
(Khi viết về cuộc đời mình, đừng để bất kì ai cầm bút.)

Hình vẽ : cơ chế hình thành giao tử bất thường

Giao tử bình thường 1n

49
CƠ CHẾ PHÁT SINH BỆN DOWN

50
51
Ghi chú

Ví dụ 1: (ĐH 2009) Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể
thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy
ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng
số giao tử là
A. 1/4 B. 1/2 C. 1/8 D.1/16
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

Ví dụ 2: Chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST không tương đồng xảy ra ở một tế bào sinh tinh khi
giảm phân sẽ cho ra cả giao tử bình thường và giao tử có chuyển đoạn.Tỉ lệ loại giao tử có chuyển
đoạn là
A. 75% B. 25% C. 50% D. 20%
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ví dụ 3: (Gia Định TT ĐH L1 – 2012) Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Có một thể đột biến, trong
đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3
có một chiếc bị lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các
loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến chiếm tỉ lệ là
A. 25%. B. 87,5%. C. 12,5%. D. 75%.
................................................................................................................................................................

52
Giảm phân II n NST đơn
n NST kép bình thường
* Cơ Tế bào Giảm phân I (n + 1) NST đơn
chế mẹ (2n) bình thường Giảm phân II
n NST kép 1 cặp NST không
phát
phân ly (n – 1)NST đơn
sinh
thể dị Tế bào (n + 1) NST kép (n + 1) NST đơn
Giảm phân I Giảm phân II
bội mẹ (2n) 1 cặp NST không bình thường
phân ly (n - 1) NST kép (n – 1)NST đơn

1. Một cặp NST thường không phân ly (chẳng hạn như NST số 21)
* Sơ đ ồ P: 2n = 46 2n = 46
thụ tinh
của các Gp: n = 23 (n = 22, -21) (n = 24, +21)
giao tử
F:
bất (2n = 45, -21) (2n = 47, +21)
thường 2. Cặp NST giới tính không phân ly:
trên với a. Đột biến xảy ra ở bố: b. Đột biến xảy ra ở mẹ:
XY XX
các P: XY XX P:
giao tử X Y XX O
bình Gp: XY O X Gp:
X Y
thường XY O
F: F: XX XXX XXY
X XXY XO O XO YO

Tóm tắt cơ chế hình thành thể đa bội và thể lệch bội

Cơ chế hình thành thể lệch bội Cơ chế hình thành thể đa bội

53
54
Bài tập chương I (SGK CƠ BẢN )

I. Bài tập chương I


Bài 1. Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen:
3/ …TATGGGXATGTAATGGGX…5/
a. Hãy xác định trình tự nuclêôtit của:
- Mạch bổ sung với mạch nói trên.
- mARN được phiên mã từ mạch trên.
b. Có bao nhiêu côđon trong mARN?
c. Liệt kê các bộ ba đối mã với các côđon đó.

HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP SGK CHƯƠNG 1-2 (TRANG 64-67-SGK)

I. Bài tập chương II

1. a)

Mạch bổ sung 5’ …ATA ................................................XXG …3’

Mạch khuôn 3’ … TAT- GGG –XAT-GTA- ATG – GGX …5’

mARN 5’ … AUA ...............................................XXG...…3’

b) Có 18/3 = 6 codon/mARN.

c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon:


mARN 5’ … AUA- XXX – GUA- XAU- UAX- XXG…3’

tARN 3’.. UAU ............................................... GGX .....5’

55
Bài 2. Tham khảo bảng mã di truyền và trả lời các câu hỏi sau:
a. Các côđon nào trong mARN mã hóa glixin?
b. Có bao nhiêu côđon mã hóa lizin? Đối với mỗi côđon hãy viêt bộ ba đối mã bổ sung.
c. Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin nào được bổ sung vào chuỗi
pôlipeptit?
Bài giải
2. Từ bảng mã di truyền → SGK
a) Các codon GGU –GGX- GGA -GGG trong mARN đều mã hóa glixin.

b) Có 2 codon mã hóa lizin: - Các codon/mARN: AAA, AAG


- Các cụm đối mã/tARN: UUU, UUX

c) Cođon AAG/mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit.

Bài 3. Một đoạn chuỗi pôlipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hóa bởi đoạn
ADN sau:
- GGX TAG XTG XTT XXT TGG GGA -
- XXG ATX GAX GAA GGA AXX XXT -

Mạch nào là mạch mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó
(5/ ➔ 3/ hay 3/ ➔ 5/).
Bài giải

3. Đoạn chuỗi polipeptit Arg - Gly - Ser - Phe - Val - Asp - Arg
- Mạch bổ sung 5’ AGG – GGT- TXX - TTX - GTX -GAT- XGG 3’
ADN: Mạch khuôn 3’ TXX .............................................................GXX 5’
mARN 5’ AGG- GGU- UXX -UUX -GUX - GAU - XGG 3’
Đoạn chuỗi polipeptit Arg - Gly - Ser - Phe -Val - Asp - Arg

Bài 4. Một đoạn pôlipeptit gồm các axit amin sau: …Val-Trp-Lys-Pro…
Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các bộ ba sau:
Val: GUU; Trp: UUG; Lys: AAG; Pro: XXA
a. Bao nhiêu côđon mã hóa cho đoạn pôlipeptit đó?
b. Viết trình tự các ribônuclêôtit tương ứng trên mARN.
Bài giải

a. Bốn côđon cần cho việc đặt các axit amin Val-Trp-Lys-Pro vào chuỗi pôlipeptit được tổng hợp.

b. Trình tự các ribônuclêôtit trên mARN là GUU ………………………………..


- Mạch bổ sung 5’ GTT – ....................................................... 3’
ADN: - Mạch(gốc) khuôn 3’ XAA ............................................................ 5’
mARN 5’ GUU- .......................................................... 3’
Đoạn chuỗi polipeptit Val -Trp -Lys - Pro…

56
Bài 5. Một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau:
5/… XAUAAGAAUXUUGX…3/
a. Viết trinhg tự các nuclêôtit của ADN đã tạo ra đoạn mARN này.
b. Viết 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên.
c. Cho rằng đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho nuclêôtit thứ 3 là U của mARN
được thay bằng G:
5/… XAG*AAGAAUXUUGX…3/ -
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
d. Cho rằng việc bổ sung thêm 1 nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho G được thêm vào giữa
nuclêôtit thứ 3 và thứ 4 của mARN này:
5/… XAUG*AAGAAUXUUGX…3/
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
e. Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), loại đột biến nào trong ADN có ảnh hưởng lớn hơn lên
prôtêin được dịch mã (thay thế nuclêôtit hay thêm nuclêôtit)?
Bài giải

a) Một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau:


5/… XAU-AAG-AAU-XUU- GX…3/
a. Viết trinh tự các nuclêôtit của ADN đã tạo ra đoạn mARN này.

. mARN 5/… XAU - AAG - AAU –XUU- GX….… 3/


ADN mạch mã gốc 3/… GTA - ……………………………..…5/
mạch bổ sung 5 … XAT-……………………………….…3/
/

b.Viết 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên(xem bảng mã hóa )
. His – Lys – Asn – Leu
c. Cho rằng đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho nuclêôtit thứ 3 là U của mARN
được thay bằng G:
5/… XAG*AAGAAUXUUGX…3/
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
. 5/… XAG*AAGAAUXUUGX…3/
Gln – Lys – Asn – Leu
d. Cho rằng việc bổ sung thêm 1 nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho G được thêm vào giữa nuclêôtit
thứ 3 và thứ 4 của mARN này:
5/… XAU-G*AA-GAA-UXU-UGX…3/
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên
. 5/… XAU-G*AA-GAA-UXU-UGX…3/
His – Glu – Glu – Ser – Cys
e. Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), loại đột biến nào trong ADN có ảnh hưởng lớn hơn lên
prôtêin được dịch mã (thay thế nuclêôtit hay thêm nuclêôtit)?
Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), loại đột biến thêm 1 nuclêôtit trong ADN có ảnh hưởng lớn
hơn lên prôtêin do dịch mã, vì c là đột biến thay thế U bằng G* ở côđôn thứ nhất XAU -> XAG*, nên
chỉ ảnh hưởng tới 1 axit amin mà nó mã hóa (nghĩa là côđôn mã hóa His thành côđôn mẫ hóa Glu),
còn ở d là đột biến thêm 1 nuclêôtit vào đầu côđôn thứ hai, nên từ vị trí này, khung đọc dịch đi 1
nuclêôtit nên ảnh hưởng (làm thay đổi) tất cả các côđôn từ vị trí thêm và tất cả các axit amin từ đó
cũng thay đổi.

57
Bài 6. Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại
thể ba ở loại này?
Bài giải
Theo đề ra 2n = 10 ➔ n = 5. Số lượng thể ba tối đa là 5 (không tính đến thể ba kép).

Bài 7. Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong
quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một
mình). Sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên
được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
Bài giải

Cây thể ba ở cặp NST số 2 là 2n + 1, cây lưỡng bội bình thường là 2n.
P: 2n + 1 x 2n
Gp: n; n + 1 n
F1: 2n: 2n + 1
Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể ba (2n + 1) và 50% số
cây con là lưỡng bội bình thường (2n).
Bài 8. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24.
a. Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b. trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẽ, dạng nào là đa bội chẵn?
c. Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.
Bài giải
Theo đề ra, 2n = 24 -> n = 12. Vì vậy ta có:
a. Số lượng NST được dự đoán ở:
- Thể đơn bội n = 1 x 12 = 12
- Thể tam bội 3n = 3 x 12 = 36
- Thể tứ bội 4n = 4 x 12 = 48
b. Trong các dạng đa bội trên, tam bội là đa bội lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.
c. Cơ chế hình thành
- Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp các giao tử 2n với giao tử n bình thường trong thụ tinh
(2n + 1n = 3n).
- Thể tứ bội có thể được hình thành nhờ:
+ Nguyên nhân: Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST đã nhân đôi nhưng không
phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
+ Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST
tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n.
Thụ tinh: 2n + 2n -> 4n.

HÖÔÙNG DAÃN OÂN TAÄP-CAÙCH VIEÁT GIAO TÖÛ

58
BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

I- Ñoät bieán soá löôïng nhieãm saéc theå :


• ÔÛ theå löôõng boäi 2n, caùc NST toàn taïi thaønh töøng caëp töông ñoàng, neân gen
cuõng xuaát hieän thaønh töøng caëp alen.
Kieåu gen Kieåu hình

- Caø chua löôõng boäi 2n AA, Aa quaû ñoû


aa quaû vaøng
ÔÛ theå töù boäi 4n, caùc NST toàn taïi thaønh töøng boán NST töông ñoàng, neân gen cuõng
xuaát hieän thaønh töøng 4 alen.

Thí duï : ÔÛ caø chua, gen troäi A : quaû ñoû, alen laën a : quaû vaøng
AAAA
AAAa quaû ñoû
- Caø chua töù boäi 4n AAaa
Aaaa
aaaa quaû vaøng
Caây 4n taïo giao töû coù 0, 1, 2, 3, 4 NST töông ñoàng, nhöng chæ coù giao töû 2n coù 2 NST
töông ñoàng coù khaû naêng soáng coøn.
Kieåu hình Kieåu gen Tæ leä giao töû
AAAA 100% AA
AAAa 3/6AA : 3/6Aa 1 / 2 AA : 1 / 2Aa
Quaû ñoû AAaa 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa
Aaaa 3/6Aa : 3/6AA 1/ 2 Aa : 1/2 aa
Quaû vaøng aaaa 100% aa
( Trong giaûm phaân, 2 NST töông ñoàng toå hôïp töï do ñeå taïo giao töû )
Thí duï kieåu gen : Aaaa coù 3 toå hôïp A vôùi a vaø 3 toå hôïp a vôùi a, hình thaønh tæ leä giao töû
laø
( 3Aa : 3aa )➔ ( 1Aa : 1aa )
Töông töï, kieåu gen AAaa coù 1 toå hôïp A vôùi A, 1 toå hôïp a vôùi a vaø 4 toå hôïp A vôùi a hình
thaønh tæ leä giao töû ( 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa )

Kieåu hình Kieåu gen Tæ leä giao töû


AAA ½ AA : ½ A
Quaû ñoû
AAa 1/6 AA : 2/6 Aa: 2/6 A :1/6 a

Aaa 1/6 aa : 2/6 Aa : 2/6 a :1/6A

Quaû vaøng aaa ½ aa : ½ a

+Phöông phaùp taïo caây quaû ñoû töù boäi vaø caây quaû vaøng töù boäi :
a) Töù boäi hoaù hôïp töû löôõng boäi baèng dung dòch consixin 0,1% - 0,2%, 2n NST nhaân
ñoâi thaønh 4n nhöng khoâng phaân ly taïo hôïp töû 4n phaùt trieån bình thöôøng thaønh caây töù
boäi.
- Hôïp töû (2n) AA ⎯⎯⎯→
Consixin
(4n) AAAA
- Hôïp töû (2n) aa ⎯⎯⎯→Consixin
(4n) aaaa

59
b) Cho caùc caây töù boäi thuaàn chuaån giao phoái vôùi nhau :
- P1 : Caây 4n quaû ñoû × Caây 4n quaû ñoû
AAAA AAAA
GT/P AA AA
F1 : AAAA
Caây quaû ñoû (4n)
- P2 : Caây (4n) quaû vaøng × Caây (4n) quaû vaøng
aaaa aaaa
GT/P2 aa aa
F1 : aaaa
Caây quaû vaøng

2. Xaùc ñònh tæ leä kieåu hình, kieåu gen ôû F2 :


P Caây 4n TC quaû ñoû × Caây 4n quaû vaøng
AAAA aaaa
GT/P AA aa
F1 : AAaa
100% caây quaû ñoû
F2: 6gt x 6gt = 36 kiểu tổ hơp ( 4n )

Gt đực F1 F2 : 5 kiểu gen → 2 kiểu hình


1 4 1
AA Aa aa 1
6 6 6 AAAA
Gt cái F1 36
1 4 8/36 AAAa
1 1
AA 36 36 AAaa 35
6 36 18/36 AAaa Số cây Đỏ
AAAA AAAa 36
4 4 16 4 8
Aa Aaaa
6 36 36 36 36
1 1 4 1 1 1
aa aaaa aaaa cây vàng
6 36 36 36 36 36

Bài 9. Những phân tích di truyền tế bào học cho biết, có 2 loài chuối khác nhau: chuối rừng
rừng lưỡng bội và chuối trồng tam bội. Ở những loài này, alen A xác định thân cao, trội hoàn
toàn so với alen a xác định thân thấp. Khi gây đột biến nhân tạo, người ta thu được một số
dạng tứ bội và các dạng này chỉ tạo các giao tử lưỡng bội có khả năng sống.
a. Xác định kết quả phân li về kiểu gen và kiểu hình ở các phép lai sau:
Aaaa x Aaaa; AAaa x Aaaa
b. Hãy cho biết một số đặc điểm quan trọng khác nhau giữa chuối rừng và chuối trồng.
c. Giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện loài chuối trồng.

60
Bài giải

BÀI 9--a) F1 : CHUỐI- thân cao(4n) × (4n) Thân thấp


AAaa AAaa
1 4 1 1 4 1
( AA : Aa : aa ) ( AA : Aa : aa )
6 6 6 6 6 6
F2: 6gt x 6gt = 36 kiểu tổ hơp ( 4n )
Cách 1:

AAAA =

AAAa =

AAaa =

Aaaa =

aaaa =

cách 2 :
F2: 6gt x 6gt = 36 kiểu tổ hơp ( 4n )

Gt đực F1 F2 : 5 kiểu gen → 2 kiểu hình


1 4 1
AA Aa aa 1
6 6 6 AAAA
Gt cái F1 36
1 4 8/36 AAAa
1 1
AA 36 36 AAaa 35
6 36 18/36 AAaa Số cây
AAAA AAAa 36
4 4 16 4 8
Aa Aaaa thân cao
6 36 36 36 36
1 1 4 1 1 1
aa aaaa aaaa thân thấp
6 36 36 36 36 36

b- SĐL 2-TH2- T Ỉ LỆ 11TRỘI : 1 LẶN


cây cao (4n) × cây cao (4n)
P; AAaa đực (cái) x Aaaa cái (đực)
1 4 1 1 1
GT AA : Aa : aa Aa : aa
6 6 6 2 2
F2: 6gt x 2gt = 12 kiểu tổ hơp ( 4n )

61
Gt đực F2 : 4 kiểu gen → 2 kiểu hình
1 4 1 1
AA Aa aa AAAa
6 6 6 12
Gt cái 5 11
AAaa Số cây cao
12 12
1 1 4 1 5
Aa AAAa AAaa Aaaa Aaaa
2 12 12 12 12
1 1
aaaa Số cây thấp
1 1 4 1 12 12
aa AAaa Aaaa aaaa
2 12 12 12

Cách 2:

AAAa =

AAaa =

Aaaa =

aaaa =

b. Một số đặc điểm quan trọng khác nhau giữa chuối rừng và chuối trồng.

Đặc điểm Chuối rừng Chuối trồng


- Lượng ADN Bình thường Cao
- Tổng hợp chất hữu cơ Bình thường Mạnh
- Tế bào Bình thường To
- Cơ quan sinh dưỡng Bình thường To
- Phát triển Bình thường Khỏe
- Khả năng sinh giao tử Bình thường -> có hạt Không có khả năng sinh giao tử bình
thường nên không hạt

c. Cho rằng chuối nhà bắt nguồn từ chuối rừng: Trong những trường hợp đặc biệt, khi chuối rừng
phân li giao tử, các cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân tạo nên các giao tử 2n.
Trong thụ tinh, giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo nên hợp tử 3n. Những cây chuối tam
bội này có quả to, ngọt và không hạt đã được con người giữ lại trồng và nhân lên bằng sinh sản sinh
dưỡng để tạo chuối nhà như ngày nay.

62
MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO-CÁCH VIẾT GIAO TỬ ĐỘT BIẾN
A- Đột biến số lượng NST

1 cơ thể có KG Aa bị ĐB ở GP 1
1 cơ thể có KG Aa GP BÌNH THƯỜNG ➔

1 cơ thể có KG Aa bị ĐB ở GP 2 ➔ SỐ LOẠI GT :

1 cơ thể có KGXX GP BÌNH THƯỜNG


1 cơ thể có KG XX bị ĐB ở GP 2

63
1 cơ thể có KG XX bị ĐB ở GP 1

1 cơ thể có KG XY bị ĐB ở GP 1 1 cơ thể có KG XY bị ĐB ở GP 2

64
1
cơ thể có KG XY bị ĐB ở GP 1& 2 1 cơ thể có KG XY bị ĐB ở GP1 & 2

Câu 1. *Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen
XAXa là
A. XAXA, XaXa và 0. B. XA và Xa. C. XAXA và 0. D. XaXa và 0.
Câu2. *Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen
XY khi nhiễm sắc thể kép XX không phân ly là
A. XX, XY và 0. B. XX , Yvà 0. C. XY và 0. D. X, Y và 0.
Câu3. *Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen
XY khi nhiễm sắc thể kép YY không phân ly là
A. XX, XY và 0. B. XX , Yvà 0. C. XY và 0. D. X, YY và 0.

Câu 4 - cơ chế hình thành

1- cơ thể XXX

2- cơ thể XYY

3- giao tử XYY

4-cơ thể XXXX

5-cơ thể XXYY

65
BÀI 8: CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG

- CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN – BÀI 8 – QUILUẬT PHÂN LY

A- KHÁI QUÁT

HIỆN TƯỢNG  NGHIÊN CỨU  KHÁI QUÁT

Biểu hiện bên trong: KG


(VCDT, CCDT cấp độ phân tử, tế bào)
Các quy luật di truyền
Hiện tượng (Mendel, Morgan, di truyền giới
di truyền tính, liên kết với giới tính, di
truyền ngoài nhân,… )
Biểu hiện bên ngoài: KH
(Tính quy luật về tỉ lệ kiểu hình)

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Tính trạng và biểu hiện


*Ví dụ: Tính trạng hình dạng hạt đậu có 2 biểu hiện trơn và nhăn.
Tính trạng nhóm máu có 4 biểu hiện nhóm máu là A, B, AB và O.
Như vậy, một tính trạng có thể gồm nhiều biểu hiện. 1 Tính trạng = n Biểu hiện

2. Cặp tính trạng tương phản


*Ví dụ: Thân cao và thân thấp là 2 trạng thái của tính trạng chiều cao thân.
*Cặp tính trạng tượng phản: là 2 biểu hiện của một tính trạng như biểu hiện trái ngược nhau.

3. Gene và allele
*Ví dụ: Gene quy định tính trạng màu sắc hạt đậu hà lan gồm 2 allele A và a quy định.
Gene quy định tính trạng nhóm máu gồm 3 allele IA, IB, IO quy định.
*Allele: là các trạng thái khác nhau của cùng một gene hay một gene có thể gồm nhiều allele.
1 Gene = n Allele

 30. Phân biệt hai gene không allele và hai gene allele?

4. Kiểu gene và kiểu hình: Kiểu gene là biểu hiện bên trong còn kiểu hình là biểu hiện bên ngoài.
Trong đó kiểu gene quy định kiểu hình.

a. Kiểu gene:
AB BVh
*Ví dụ: Aa ; AaBB ; BbMM ; ; Aa .
Ab bvH

66
* Kiểu gene: là tập hợp tất cả các gene trong tế bào của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận
tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài gene.

b. Kiểu hình:
*Ví dụ: Ruồi giấm thân xám; ruồi giấm thân xám, cánh ngắn; ruồi giấm thân đen, cánh cụt, mắt
đỏ.
* Kiểu hình: là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể.Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi
nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng.

5. Đồng hợp và dị hợp (Thuần chủng và không thuần chủng):


a. Đồng hợp: Muốn nói đến KG mà mỗi gene gồm các allele giống nhau VD: aa, AABB,
Bv
AAbbddEE, nn .
Bv
b. Dị hợp: Muốn nói đến KG trong đó có gene gồm các allele khác nhau. VD: Aa; Bb; Mmnn;
Bv
MmNn; nn ;
bV

6. Locus (Vị trí): Là vị trí xác định của gene trên NST. Hay nói cách khác, mỗi gene có một vị trí
xác định trên NST gọi là locus.

 31. Phân biệt hai gene cùng locus và hai gene không cùng locus?

67
GREGOR MENDEL
1. Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan
- Là loại cây quen thuộc của địa phương.
- Cấu tạo hoa đặc biệt dẫn tới cây có khả năng
tụ thụ phấn cao độ, giúp cho Mendel chủ
động trong các phép lai, dễ tạo dòng thuần.
- Có nhiều cặp tính trạng tương phản: 7 cặp
tính trạng được Mendel nghiên cứu.

Hình 9.2. Các bước lai của Mendel

Hình 9.1. Cấu tạo hoa đậu Hà Lan

Hình 9.3. 7 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan đã được Mendel nghiên cứu

68
2. Phương pháp nghiên cứu độc đáo: Có 2 phương pháp
a. Lai phân tích: Là phép lai giữa cơ thể cần kiểm tra KG (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn
(aa).
Pa : AA x aa Pa : Aa x aa
(Trội) (Lặn) (Trội) (Lặn)
GPa : A a GPa : 1A:1a a
Fa : Aa Fa : 1Aa : 1aa
(100% trội) (50% trội) (50% lặn)
→ Cơ thể kiểm tra có KG đồng hợp.AA → Cơ thể kiểm tra có KG dị hợp.Aa

32. Cơ sở khoa học của phép lai phân tích?

b. Phương pháp phân tích cơ thể lai


* Tạo các dòng thuần về một hoặc hai cặp tính trạng: Trồng riêng và cho tự thụ phấn qua 5-7
thế hệ.
* Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản:
VD: Pt/c : Vàng x Xanh hoặc Vàng, trơn x Xanh, nhăn
* Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai từ P  F , sau đó đưa ra giả thuyết và giải
thích kết quả.
* Lặp lại thí nghiệm nhiều lần và với các tính trạng khác. Từ đó khái quát thành quy luật di
truyền.

B – NỘI DUNG CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

 33. Hãy cho biết quy luật di truyền xảy ra với mỗi gene và giữa các gene?

69
I. QUY LUẬT PHÂN LI

➢ Quy luật phân li muốn nói tới sự phân li cái gì?


➢ Tại sao khi viết kiểu gene thì mỗi gene gồm 2 allele?

1. Thí nghiệm- a. Đối tượng: Đậu Hà Lan.


b. Các bước và kết quả: Tiến hành phép lai thuận nghịch với tính trạng mầu sắc hạt đậu Mendel
đều thu được kết quả:
PT/C: Vàng × Xanh
F1 : 100% Vàng
F2 : 3 Vàng : 1 Xanh
 
1/3 2/3
 
100% Vàng 3 Vàng : 1Xanh
Mendel đã lặp lại với 6 tính trạng còn lại một cách riêng rẽ. Kết quả thu được tương tự.

2. Nhận xét - Giả thuyết của Mendel (Biện luận của Mendel)
- Do bố mẹ thuần chủng, tương phản mà F1 biểu hiện 100% vàng => Vàng gọi là biểu hiện trội,
Xanh gọi là biểu hiện lặn.
- Bản chất F2 thu được: 1 vàng thuần chủng : 2 vàng không thuần chủng : 1 xanh.
- F2 thu được có 3 + 1 = 4 tổ hợp, mà F2 sinh ra do F1 tự thụ nên số loại giao tử đực phải bằng số
loại giao tử cái. Ta có: 4 tổ hợp = 2 loại giao tử đực × 2 loại giao tử cái
 F1 cho 2 loại giao tử. Để cho đươc 2 loại giao tử => F1 mang một cặp nhân tố di truyền quy
định tính trạng màu sắc hoa và không hoà trộn vào nhau (cặp allele).
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền - giao tử
thuần khiết.
- Qua thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên 4 tổ hợp.

3. Sơ đồ lai: Quy ước: R: Hạt vàng ; r: Hạt xanh


PT/C : RR (Vàng) × rr (Xanh)
GP : R r
F1 : Rr (100% Vàng)
F1 × F1 : Rr × Rr
GF1 : 1R : 1r 1R : 1r
F2 : 1RR : 2Rr : 1rr
3 Vàng 1 Xanh

70
4. Cơ sở tế bào học (Giải thích của di truyền học hiện đại)

Hình 9.4. Cơ sở tế bào học quy luật phân li

Quá trình Nguyên nhân (NST) Hệ quả (Gene) Kết quả

Do sự phân ly đồng đều của Dẫn tới sự phân ly đồng đều => F1 tạo nên 2
Giảm phân cặp NST tương đồng tại kì của cặp allele tương ứng trên loại giao tử với tỉ lệ
sau. cặp NST tương đồng. ngang nhau.

Sự tổ hợp tự do của cặp NST Dẫn tới sự tổ hợp tự do của => Tạo nên F2 có
Thụ tinh tương đồng ở 2 giao tử (đực, cặp allele trên các cặp NST 2 x 2 = 4 tổ hợp
cái) trong thụ tinh. tương đồng. KG với tỉ lệ 1:2:1

71
5. Nội dung: Theo Mendel và theo Di truyền học hiện đại:
Đặc điểm MENDEL DTH HIỆN ĐẠI - CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC
Mỗi tính trạng do gene nằm trên NST quy định.
Nhân tố quy Mỗi tính trạng đều do một Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng
định tính trạng cặp nhân tố di truyền quy cặp, dẫn tới các allele của mỗi gene tồn tại thành cặp
định và không hoà trộn vào ở những vị trí xác định trên NST gọi là locus.
nhau.

Bố (mẹ) chỉ truyền cho con Trong giảm phân, mỗi NST của cặp NST tương
Giảm phân (qua giao tử) 1 trong 2 thành đồng phân ly đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân
viên của cặp nhân tố di ly đồng đều của các allele trên nó.
truyền.

Qua thụ tinh, các giao tử Qua thụ tinh, các giao tử kết hợp ngẫu nhiên kéo
Thụ tinh kết hợp ngẫu nhiên tạo nên theo sự kết cặp ngẫu nhiên giữa các allele có trong
các hợp tử. nó.

6. Điều kiện nghiệm đúng duy nhất: quá trình giảm phân bình thường
(1- Pt/c- 2 )- Số cá thể phân tích phải lớn. 3)- Gene nằm trong nhân, trên NST.
4) tính trội hoàn toàn) chương trình cũ

7. Ý nghĩa
a. Ý nghĩa lý luận: Quy luật là cơ sở xây dựng phép lai phân tích, cho phép xác định được kiểu
gene của những cơ thể mang tính trạng trội.

b. Ý nghĩa thực tiễn


- Tạo ưu thế lai ở F1 khi thực hiện phép lai giữa các dòng thuần khác nhau.
- Không dùng F1 làm giống vì F2 xuất hiện tính trạng lặn không có lợi.

8. Hệ quả: QUY LUẬT DI TRUYỀN TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN

a. Thí nghiệm: Lai 2 thứ hoa Dạ Lan thuần


chủng: hoa đỏ (AA) với hoa trắng (aa),
được các cây F1 đều có hoa màu hồng
(Aa). Cho các cây F1 tự thụ, ở F2 phân
li theo tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.

Hình 9.5. Thí nghiệm với cây hoa Dạ Lan

72
b. Nhận xét: Vai trò của bố mẹ là như nhau trong phép lai, con biểu hiện tính trạng trung gian
giữa bố và mẹ.

c. Sơ đồ lai
PT/C : AA (Đỏ) × aa (Trắng)
GP : A a
F1 : Aa (100% Hồng)
F1 × F1 : Aa × Aa
GF1 : 1A : 1a 1A : 1a
F2 : 1AA : 2Aa : 1aa
1Đỏ : 2 Hồng : 1 Trắng

 34. So sánh quy luật di truyền trội lặn không hoàn toàn với quy luật phân li?

Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving”
(Cuộc sống như là đang ngồi trên chiếc xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải tiếp tục di chuyển.)
- Albert Einstein -

73
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

74
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------

75
II. BÀI 9- QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

➢ Với 2 hay nhiều gene, mỗi gene quy định một tính trạng và mỗi gene nằm
trên một cặp NST tương đồng thì sẽ có quy luật biểu hiện như thế nào?
➢ Tại sao loài sinh sản hữu tính lại đa dạng, phong phú?

I. Thí nghiệm
a. Đối tượng: Đậu Hà Lan.
b. Các bước và kết quả
Trong thí nghiệm thứ nhất của mình Mendel đã nghiên cứu quy luật biểu hiện với một cặp tính
trạng – tính trạng mầu sắc hạt đậu Hà Lan (Vàng, xanh). Ở thí nghiệm thứ hai ông tiến hành thí
nghiệm nghiên cứu quy luật biểu hiện với hai cặp tính trạng – tính trạng màu sắc hạt (Vàng, xanh)
và tính trạng hình dạng hạt (Trơn, nhăn). Ông thu được kết quả như sau:

PT/C : 
Vàng, trơn Xanh, nhăn

F1 :
100% Vàng, trơn

F2 :
315 Vàng, trơn 108 Vàng, nhăn 101 Xanh, trơn 32 Xanh, nhăn

Khi tiến hành cả phép lai thuận và phép lai nghịch ông đều thu được kết quả với số lượng xấp xỉ
tương ứng như trên.

2. Nhận xét: Qua kết quả thí nghiệm của mình, Mendel thấy F2 xuất hiện hai loại kiểu hình mới
Vàng, nhăn và Xanh, trơn. Mendel gọi đây là các Biến dị tổ hợp vì nó đơn giản chỉ là sự tổ hợp lại
các tính trạng đã có ở bố mẹ.

3. Biện luận

* Nhận xét định lượng: Kế thừa quy luật phân li, ông phân tích sự biểu hiện của từng tính trạng ở F2
thì thấy rằng:
- Với tính trạng màu sắc hạt: Vàng/Xanh = (315 + 108)/(101 + 32) ≈ 3/1
. Đây là kết quả của quy luật phân li, suy ra Vàng trội hoàn toàn so với Xanh.

76
Quy ước: R: Vàng; r: Xanh.
=> PT/C: RR x rr

- Với tính trạng hình dạng hạt: Trơn/Nhăn = (315 + 101)/(108 + 32) ≈ 3/1.
Đây là kết quả của quy luật phân li, suy ra Trơn trội hoàn toàn so với Nhăn.
Quy ước: S: Trơn; s: Nhăn.
=> PT/C: SS x ss

* Nhận xét định tính


Dễ thấy, tỉ lệ KH F2 xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 và bằng tích số tỉ lệ 2 loại KH riêng rẽ. Tức là: 9 vàng, trơn
: 3 Vàng, nhăn : 3 Xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn = (3 Vàng : 1 Xanh) (3 Trơn : 1 Nhăn).
Như vậy sự di truyền của tính trạng màu sắc hạt độc lập so với sự di truyền của tính trạng hình
dạng hạt.

4. Sơ đồ lai
PT/C : RRSS  rrss
(Vàng, trơn) (Xanh, nhăn)
Gp : RS rs

F1 : RrSs
(Vàng, trơn)

GF1 : 1RS : 1Rs : 1rS : 1rs


F2 :
♂ RS Rs rS rs

RS RRSS RRSs RrSS RrSs
Rs RRSs RRss RrSb Rrss
rS RrSS RrSs rrSS rrSs
rs RrSs Rrss rrSs rrss

KG: 9R-S- : 3R-ss : 3rrS- : 1rrss 9R


KH: 9 Vàng, trơn : 3 Vàng, nhăn : 3 Xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn

77
5. Cơ sở tế bào học
Quá trình Nguyên nhân (NST) Hệ quả (Gene) Kết quả
Do sự phân ly độc lập, Dẫn tới sự phân ly độc lập, F1 tạo nên 4
đồng đều của các cặp NST đồng đều của 2 cặp allele tương loại giao tử với
Giảm phân tương đồng tại kì sau I, II. ứng trên 2 cặp NST tương tỉ lệ ngang
đồng. nhau.
Sự tổ hợp tự do của các Dẫn tới sự tổ hợp tự do của các F2 tạo nên
cặp NST tương đồng từ 2 cặp allele tương ứng trên các 4 × 4 = 16 tổ
Thụ tinh giao tử (đực, cái) trong thụ cặp NST tương đồng. hợp KG
tinh.

Hình 9.5. Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập

78
6. Nội dung quy luật
- Mendel: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập trong quá
trình hình thành giao tử.
- Di truyền học hiện đại: Các cặp allele của mỗi gene tồn tại trên các cặp NST tương đồng phân ly
độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ tinh, tức không phụ thuộc vào
nhau.

7. Công thức tổng quát: Xét mỗi gene gồm 2 allele, allele trội là trội hoàn toàn.
Số cặp gene dị Số loại Số loại Tỉ lệ KG Số loại Tỉ lệ KH ở F2
hợp giao tử KG ở F2 ở F2 KH ở F2
1 2 3 (1:2:1)1 2 3:1
2 4 9 (1:2:1)2 4 9:3:3:1
3 8 27 (1:2:1)3 8 27:9:9:9:3:3:3:1
… … … … … …
n 2n 3n (1:2:1)n 2n (3:1) (3:1) … (3:1)
n

8. Điều kiện nghiệm đúng

( Điều kiện nghiệm đúng duy nhất: quá trình giảm phân bình thường )
- Số cá thể phân tích phải lớn, sức sống của các cá thể là như nhau.
- Các gene nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.( 1gen / 1 nst )

9. Ý nghĩa
a.Ý nghĩa lý luận
- Từ tỉ lệ KH, suy ra được tỉ lệ kiểu gene (thể hiện ở các bước biện luận) và ngược lại từ tỉ lệ KG
suy ra tỉ lệ KH (thể hiện ở sơ đồ lai).
- Góp phần giải thích sự đa dạng và phong phú của sinh vật do sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

 35. Nếu xét 23 cặp gene, mỗi gene quy định một tính trạng, biểu hiện trội lặn hoàn toàn. Khi
lai 2 cơ thể bố mẹ thuẩn chủng khác nhau thì ở F2 có …….… KH, trong đó kiểu hình mới
xuât hiện do biến dị tổ hợp là……….

b.Ý nghĩa thực tiễn: Do sự đa dạng của sinh vật → Con người dễ tìm ra những tính trạng có lợi
cho mình → Tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.

79
10. Cách nhận biết: Kết quả xuất hiện tỉ lệ KH (KG) được khai triển từ tích số giữu các tỉ lệ KH
(KG) riêng rẽ.
Mối quan hệ bản chất của 2 gene tuân theo quy luật phân li độc lập được thể hiện bằng tích số. Lật
ngược vấn đề trên chúng ta có CHÌA KHÓA tư duy của quy luật này:
9VT:3VN:3XT:1XN
 
F2 (3V:1X) (3T:1N) KH
 
(1AA:2Aa:1aa) (1BB:2Bb:1bb)
 
♂ ♀ ♂ ♀
GF1 [(1A:1a)(1A:1a)] [(1B:1b)(1B:1b)]
 KG
♂ [(1A:1a)(1B:1b)] ♀ [(1A:1a)(1B:1b)]
 
F1 AaBb AaBb

“Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking
you have something to lose. You are already naked.” - Steve Jobs
(Hãy nhớ rằng rồi bạn cũng sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để bạn có thể tránh khỏi cái bẫy suy nghĩ rằng bạn
có một cái gì đó để mất. Bạn hoàn toàn trần trụi)

80
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

81
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------

82
III. BÀI 10- QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GENE

➢ Các gene có thể tương tác với nhau như thế nào để hình thành tính trạng?

1. Định nghĩa: Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gene không allele cùng quy định một kiểu
hình.
 Bản chất: Là sự tương tác giữa các sản phẩm của gene để tạo nên kiểu hình.
2. Phân loại
a. Tương tác bổ sung (Bổ trợ)
* Thí nghiệm: Tiến hành phép lai thuận nghịch giữa hai thứ đậu thơm, đều thu được kết quả:
PT/C: Cây hoa trắng × Cây hoa trắng
F1 : 100% Cây hoa đỏ
F2 : 9 Cây hoa đỏ : 7 Cây hoa trắng

* Biện luận
- F2 có: 9 + 7 = 16 tổ hợp. Mà F2 sinh ra do F1 tự thụ nên số loại giao tử đực bằng số loại giao tử
cái, suy ra:
16 tổ hợp = 4 loại giao tử đực × 4 loại giao tử cái
=> F1 cho 4 loại giao tử.
- Để cho được 4 loại giao tử, suy ra F1 dị hợp 2 cặp gene. Trong khi chỉ chi phối sự biểu hiện của
một tính trạng là mầu sắc hoa. Suy ra đã xảy ra trường hợp 2 gene tương tác, chi phối sự biểu
hiện của mầu sắc hoa.
- Quy ước: L, l, S, s quy định mầu sắc hoa đậu thơm.
- Sơ đồ lai từ F1 đến F2:
F1 : LlSs (Đỏ) x LlSs(Đỏ)
GF1: 1LS : 1Ls : 1lS : 1ls 1LS : 1Ls : 1lS : 1ls
F2 : KG: 9 L-S- : 3 L-ss : 3 llS- : 1 llss
KH: 9 Đỏ : 7 trắng

Kết hợp tỉ lệ KG với tỉ lệ KH thu được, ta thấy khi KG có mặt ít nhất 2 allele trội không allele sẽ
cho hoa đỏ: L-S-. Khi không có mặt đồng thời 2 allele trội không allele sẽ cho hoa màu trắng: L-
ss, llS-, llss.
- Do P hoa trắng thuần chủng nên có thể có KG: LLss hoặc llSS hoặc llss.

- Có 6 phép lai sau:

83
STT PT/C F1 Kết quả
1. LLss x LLss LLss (Trắng)
2. llSS x llSS llSS (Trắng)
3. LLss x llSS LlSs (Đỏ) → Nhận
4. LLss x llss Llss (Trắng)
5. llSS x llss llSs (Trắng)
6. llss x llss llss (Trắng)
(Chú ý: Khi làm bài có thể nhẩm và suy ra ngay kết quả mà không cần vẽ bảng và xét cả 6
trường hợp như trên)
Vậy phép lai đời P là: LLss x llSS

* Sơ đồ lai
PT/C: LLss (Trắng) x llSS (Trắng)
GP: Ls lS
F1 : LlSs (Đỏ)
GF1: 1 LS : 1 Ls : 1 lS : 1 ls
F2 : KG: 9 L-S- : 3 L-ss : 3 llS- : 1 llss
KH: 9 Đỏ : 7 Trắng

Hai gene trên có thể tương tác với nhau theo một trong 2 cách như sau:

Gene L Gene S Gene L Gene S


  
 Enzym S Enzym L Enzym S

Tiền chất L → Sắc tố đỏ Tiền chất → SP trung gian → Sắc tố đỏ

 36. Tương tự hãy biện luận trong trường hợp tỉ lệ KH ở F2 là 9:6:1 hoặc 9:3:3:1?

b. Tương tác cộng gộp


* Thí nghiệm: Ở lúa mì, tiến hành phép lai thuận nghịch cặp bố mẹ thuần chủng, tương phản, thu
được kết quả:
PT/C: Cây hạt đỏ × Cây hạt trắng
F1 : 100% cây hạt đỏ
F2 : 15 Cây hạt đỏ : 1 Cây hạt trắng
Nhận thấy rằng các cây hạt đỏ ở F2 không đỏ như nhau mà biến thiên từ hồng đến đỏ.

* Biện luận

84
- F2 có: 15 + 1 = 16 tổ hợp. Mà F2 sinh ra do F1 tự thụ, suy ra F1 cho 4 loại giao tử để 4 loại giao tử
đực kết hợp với 4 loại giao tử cái cho 4 x 4 = 16 tổ hợp.
- Để cho được 4 loại giao tử, suy ra F1 dị hợp 2 cặp gene. Trong khi chỉ chi phối sự biểu hiện của
một tính trạng là mầu sắc hạt. Suy ra đã xảy ra trường hợp 2 gene tương tác, chi phối sự biểu
hiện của mầu sắc hạt.
- Quy ước: L, l, S, s quy định mầu sắc hạt lúa mì.
- Sơ đồ lai từ F1 đến F2:
F1 : LlSs (Đỏ) × LlSs (Đỏ)
GF1: 1LS : 1Ls : 1lS : 1ls 1LS : 1Ls : 1lS : 1ls
F2 : KG: 9 L-S- : 3 L-ss : 3 llS- : 1 llss
KH: 15 Đỏ : 1 Trắng
Kết hợp tỉ lệ các loại KG với tỉ lệ các loại KH thu được, ta có: L-S-, L-ss, llS- quy định mầu hạt
đỏ; llss quy định mầu hạt trắng.
- Đỏ thuần chủng có KG: LLSS, LLss, llSS. Trắng thuần chủng có KG: llss. Để cho F1 dị hợp về 2
cặp gene thì phép lai PT/C tương phản phải là: LLSS x llss

* Sơ đồ lai:
PT/C: LLSS (Đỏ) × llss (Trắng)
GP: LS ls
F1 : LlSs (Đỏ)
GF1: 1 LS : 1 Ls : 1 lS : 1 ls
F2 : KG: 9 L-S- : 3 L-ss : 3 llS- : 1 llss
KH: 15 Đỏ : 1 Trắng
* Đặc điểm: - Tính trạng càng do nhiều gene tương tác quy định thì sự sai khác về kiểu hình
giữa các kiểu gene càng nhỏ, tức tạo nên một phổ biến dị càng liên tục.

VD minh hoạ: Sự sai khác về kiểu hình giữa 2 kiểu gene Aabb và AAbb rõ hơn so với sự sai
khác về KH giữa 2 KG Aabbdd và AAbbdd

+ Xét một tính trạng do 2 gene tương tác quy định (chính là ví dụ trên): Tạo ra một đường
cong (phổ biến dị) được xây dựng bởi 5 điểm (Hình 9.3.1)

85
Số lượng Kiểu gene Tần
allele trội số
0 llss 1/16
1 2Llss, 2llSs 4/16
2 LLss, llSS, 4LlSs 6/16
3 2LLSs, 2LlSS 4/16
4 LLSS 1/16

Hình 9.3.1. Phổ biến dị do 2 gene quy định

+ Xét một tính trạng do 3 gene tương tác quy định: Sẽ có 23 x 23 = 64 tổ hợp. Trong đó các
KG có số lượng allele trội biến thiên từ 0 đến 6 → Tạo ra một đường cong (phổ biến dị) được
xây dựng bởi 7 điểm (Từ 0 → 6). (Xem Hình 9.3.2)

Số lượng Kiểu gene Tần


allele trội số
0 1aabbbdd 1/64
1 2Aabbdd, 2aaBbdd, 6/64
2aabbDd
2 1AAbbdd, 1aaBBdd, 15/64
1aabbDD, 4AaBbdd,
4aaBbDd, 4AabbDd
3 2AABbdd, 2AAbbDd, 20/64
2AaBBdd, 2AabbDD,
2aaBBDd, 2aaBbDD,
4AaBbDd
4 1AABBdd, 1AAbbDD, 15/64
1aaBBDD, 4AaBbDD,
4AABbDd, 4AaBBDd
5 2AaBBDD, 2AABbDD, 6/64
2AABBDd Hình 9.3.2. Phổ biến dị do 3 gene quy định
6 1AABBDD 1/64
Như vậy rõ ràng phổ biến dị được xây dựng bởi 7 điểm sẽ liên tục hơn khi chỉ được xây dựng
từ 5 điểm do 2 gene tương tác quy định.

- Tính trạng số lượng: là tính trạng do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Ví dụ: Sản lượng sữa, khối lượng, số lượng trứng

86
 37. Tương tự hãy biện luận trong trường hợp tỉ lệ KH ở F2 là 9:3:4 hoặc 12:3:1?
 38. Phân biệt về mặt bản chất quy luật tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp?
 39. So sánh quy luật tương tác gene với quy luật phân ly độc lập?
 40. Em giải thích như thế nào về hiện tượng F2 thu được tỉ lệ KH là 12:3:1 hoặc 13:3 hoặc 9:3:4
?

“If I fail, I try again, and again, and again. If YOU fail, are you going to try again? The
human spirit can handle much worse than we realize. It matters HOW you are going to
FINISH. Are you going to finish strong?” - Nick Vujicic
(Nếu tôi thất bại, tôi sẽ cố gắng lại, làm lại và lại làm lại. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố gắng làm lại? Tâm trí chúng ta
thường trở nên tồi tệ hơn là nhận ra cần phải làm gì. Chúng ta sẽ hoàn thành nó như thế nào thật tốt. Bạn sẽ hoàn thành
trong mạnh mẽ chứ?)
IV. QUY LUẬT DI TRUYỀN TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU (Gene đa hiệu)

➢ Các gene quy định các tính trạng là một hệ thống, thống nhất chặt chẽ.
Điều gì có thể xảy ra khi một gene bị đột biến?

1. Ví dụ
- Ở táo: Một gene quy định 2 tính trạng, hình dạng quả và
vị quả.
+ Allele A quy định quả tròn, vị ngọt
+ Allele a quy định qủa bầu dục, vị chua

- Ở người: Gene tổng hợp Hb gồm 2 allele.


+ HbA: Hồng cầu bình thường → Cơ thể bình thường.
+ HbS: Hồng cầu hình liềm → Kéo theo một loạt các
biểu hiện khác như hình bên dưới.

Hình 9.4.1. Bản chất và cơ chế gây


tắc mạch của hồng cầu hình liềm

87
Hình 9.4.2. Một chuỗi các biểu hiện bệnh lí do hồng cầu hình liềm gây nên

2. Nội dung
Quy luật di truyền đa hiệu là hiện tượng một gene quy định, chi phối sự biểu hiện của nhiều tính
trạng.

3. Nguyên nhân
Các gene trong 1 tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong 1 cơ thể cũng có tác động qua
lại với nhau vì cơ thể là một bộ máy thống nhất.

. BÀI 11 -LIÊN KẾT GENE (Bản chất: Là quy luật liên kết gene hoàn toàn)

➢ Trường hợp 2 gene, mỗi gene quy định một tính trạng và cùng nằm trên
một cặp NST thì sẽ tuân theo quy luật di truyền như thế nào?

1. Thí nghiệm
a . Đối tượng: Ruồi giấm
Ruồi giấm có vòng đời ngắn (8 – 14 ngày), số lượng con trong một lứa nhiều, dễ tìm, dễ
nuôi, số lượng NST ít (2n = 8), có nhiều cặp tính trạng tương phản.

 41. Trước khi đi tìm hiểu quy luật, các em cần hoàn thành bài tập sau:
Ở ruồi giấm, biết thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Thực hiện phép
lai giữa 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, tương phản Thân xám, cánh dài với Thân đen, cánh cụt.
Sau đó lai phân tích ruồi F1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình thu được?

88
b. Các bước và kết quả
Ở ruồi giấm, Morgan xét 2 tính trạng màu sắc thân và kích thước cánh. Biết mỗi gene quy định
một tính trạng. Tiến hành phép lai thuận nghịch, được kết quả:
PT/C : Thân xám, cánh dài  Thân đen, cánh cụt
F1 : 100% Thân xám, cánh dài.

Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1:

Pa : ♂ F1 Thân xám, cánh dài  ♀ Thân đen, cánh cụt.


Fa : 1 Thân xám, cánh dài : 1 Thân đen, cánh cụt.

2. Nhận xét - Biện luận


- Do bố mẹ thuần chủng, tương phản, F1 đồng tính thân xám, cánh dài => Thân xám trội so với
thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt.
- Quy ước: R: Thân xám; r: Thân đen
L: Cánh dài; l: Cánh cụt
- Khi xét 2 gene phân bố trên cặp NST tương đồng thì xảy ra 2 cách:
+ Cách 1: Mỗi gene nằm trên một cặp.
+ Cách 2: Cả 2 gene cùng nằm trên một cặp.
Do kết quả phép lai phân tích ruồi ♂ F1 (Fa) khác tỉ lệ 1:1:1:1 (kết quả khi lai phân tích trong
trường hợp phân ly độc lập) => 2 gene trên cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
- Trong phép lai phân tích ruồi ♂ F1, ♀ đen cụt luôn cho 1 loại giao tử, mà đời con (Fa) thu được
1 + 1 = 2 tổ hợp => ♂ F1 cho 2 loại giao tử.
- Do cơ thể đen, cụt luôn chỉ cho 1 loại giao tử lặn nên tỉ lệ KH ở đời con hoàn toàn phụ thuộc
vào ruồi ♂ F1 đem kiểm tra và tỉ lệ các loại kiểu hình ở đời con chính bằng tỉ lệ các loại giao
tử của ruồi ♂ F1, tức cho ra 2 loại với tỉ lệ bằng nhau.
- Tập hợp các gene trên cùng một cặp NST tương đồng gọi là Nhóm gene liên kết. Vì vậy số
nhóm gene liên kết của mỗi loài bằng số cặp NST tương đồng hay bằng bộ NST đơn bội của
loài.

3. Cơ sở tế bào học

89
*Lai phân tích ruồi đực F1:

Hình 9.5.1. Cơ sở tế bào học Quy luật di truyền liên kết gene hoàn toàn

90
Quá trình Nguyên nhân (NST) Hệ quả (Gene) Kết quả
2 NST của cặp NST tương Các allele của các gene  Khi xét 1 cặp
Giảm phân đồng phân li đồng đều tại kì trên cùng một NST NST, F1 tạo nên 2
sau của quá trình phân bào phân li cùng nhau. loại giao tử với tỉ lệ
bằng nhau.
Sự tổ hợp các NST trong cặp Sự tổ hợp của các nhóm  Tạo nên
Thụ tinh NST tương đồng của bố, mẹ allele trong các cặp 2  1 = 2 tổ hợp KG
hình thành nên hợp tử. NST tương đồng. với tỉ lệ 1: 1

Ta biết F1 dị hợp 2 cặp gene. Vậy kí hiệu kiểu gene cho trường hợp 2 gene cùng nằm trên một cặp
NST tương đồng thì được kí hiệu như thế nào? Để tránh nhầm lẫn với trường hợp phân li độc lập
(AaBb) và thể hiện được vấn đề, trên cơ sở bản chất của quy luật liên kết gene, người ta có cách kí
hiệu như sau:

Hình 9.5.2. Bản chất cách kí hiệu kiểu gene trong trường hợp liên kết gene

Hình 9.5.3. Bản chất cách kí hiệu các loại giao tử trong trường hợp liên kết gene

Như vậy khi viết Kiểu gene chúng ta có thể ghi 2 gạch ở giữa (thể hiện cặp NST tương đồng) hoặc
ghi một gạch ở giữa (Hình 9.5.2). Còn khi viết giao tử luôn có một gạch dưới chân, gạch đó thể hiện
đó là một NST và 2 gene đó cùng nằm trên một NST (Hình 9.5.3).

4. Sơ đồ lai
RL rl
PT/C: RL × rl
(Xám, dài) (Đen, cụt)

91
GP : RL rl
RL
F1 : rl
(100% Xám, dài)

Lai phân tích ruồi ♂ F1:

Pa : RL rl
♂ ♀
rl × rl
(100% Xám, dài) (Đen, cụt)

GPa: RL = rl = 1/2 rl

Fa : RL rl
1/2 : 1/2
rl rl
1/2 Xám, dài : 1/2 Đen, cụt

5. Ý nghĩa
- Các gene luôn di truyền cùng nhau (do di chuyển cùng nhau), giúp duy trì sự ổn định của loài,
giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
- Nhiều gene tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1 NST.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gene quý có ý nghĩa trọng chọn giống.

“Three sentences for getting success: Know more than other, work more than other, expect
less than other.” – William Shakespeare

(Ba điều cần có để gặt hái thành công: Biết nhiều hơn người khác, làm việc nhiều hơn người khác và ít mong
đợi hơn người khác)

92
VI. HOÁN VỊ GENE (Bản chất: Là liên kết gene không hoàn toàn)

➢ Xét một cặp NST, tại sao qua giảm phân nó có thể cho 4 loại giao tử?
➢ Có phải hiện tượng đa dạng và phong phú của các loài sinh vật chỉ có thể
giải thích bằng Quy luật phân li độc lập?

1. Thí nghiệm
a. Đối tượng: Ruồi giấm.
b. Các bước và kết quả: Tiếp tục tiến hành phép lai phân tích ruồi đực F1, thu được kết quả:

PT/C : Thân xám, cánh dài  Thân đen, cánh cụt


F1 : 100% Thân xám, cánh dài.

Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1:


Pa : ♀ F1 Thân xám, cánh dài  ♂ thân đen, cánh cụt.
Fa : 965 Thân xám, cánh dài : 944 Thân đen, cánh cụt.
206 Thân xám, cánh cụt : 185 Thân đen, cánh dài.

2. Nhận xét - Biện luận


- Từ phép lai phân tích ruồi ♂ F1 trong thí nghiệm trên ta đã đã có:
Quy ước: R: Thân xám; r: Thân đen
L: Cánh dài; l: Cánh cụt
- Tương tự, trong phép lai phân tích ruồi ♀ F1, ♂ đen cụt luôn cho 1 loại giao tử, mà đời con (Fa)
thu được 1 + 1 + 1 + 1 = 4 loại tổ hợp kiểu hình => ♀ F1 cho 4 loại giao tử.
- Do cơ thể đen, cụt luôn chỉ cho 1 loại giao tử lặn nên tỉ lệ KH ở đời con hoàn toàn phụ thuộc
vào ruồi ♀ F1 đem kiểm tra và tỉ lệ các loại kiểu hình ở đời con chính bằng tỉ lệ các loại giao tử
của ruồi ♀ F1, tức cho ra 4 loại với tỉ lệ khác nhau.

3. Tần số HVG: Là tỉ lệ giao tử sinh ra do hoán vị. Trong phép lai phân tích chúng ta còn có cách
tính tỉ lệ 2 loại kiểu hình chiếm số lượng ít bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử sinh ra do hoán vị.
206 + 185
Vậy trong thí nghiệm trên fHVG bằng: f HVG = = 0,17
965 + 944 + 206 + 185

Tổng quát:
RL
 42. Cơ thể có fHGV = m (0 ≤ m ≤ 0,5) cho các loại giao tử nào với tỉ lệ bao nhiêu?
rl
Rl
 43. Cơ thể có fHGV = m (0 ≤ m ≤ 0,5) cho các loại giao tử nào với tỉ lệ bao nhiêu?
rL

93
RL Rl
Chú ý: gọi là dị hợp ĐỀU, gọi là dị hợp CHÉO.
rl rL

4. Cơ sở tế bào học: (Hình 9.6.1 – Bên dưới)


 44. Tại sao con có KH giống bố mẹ có số lượng lớn hơn? (Xám, dài và đen cụt)
 45. Tại sao con sinh ra có cả KH khác bố mẹ? (Xám, cụt và đen, dài)

Hình 9.6.1. Cơ sở tế bào


học

*Lai phân tích ruồi cái F1:

94
Quá trình Nguyên nhân (NST) Hệ quả (Gene) Kết quả

Khi xét một cặp NST, sự Dẫn đến hoán đổi vị trí của  F1 tạo nên 4
Giảm phân tiếp hợp trao đổi chéo của các cặp allele trên cặp NST loại giao tử với tỉ
một số tế bào đã cho ra 4 tương đồng. lệ khác nhau.
loại giao tử.

Sự tổ hợp các loại NST Dẫn đến sự tổ hợp của các  Tạo nên
Thụ tinh trong cặp NST tương nhóm gene trong thụ tinh. 4  1 = 4 tổ hợp
đồng của giao tử đực và KG với tỉ lệ khác
giao tử cái. nhau

95
5. Sơ đồ lai: Từ P đến F1 và từ Pa đến Fa

RL rl
PT/C: RL × rl
(Xám, dài) (Đen, cụt)

GP : RL rl
RL
F1 : rl
(100% Xám, dài)

Lai phân tích ruồi ♀ F1:

Pa : RL rl
♀ ♂
rl × rl
(100% Xám, dài) (Đen, cụt)

GPa: Rl = rL = 0,17/2 = 0,085 rl


RL = rl = (1 – 0,17)/2 = 0,415

Fa : Rl rL RL rl
0,085 : 0,085 : 0,415 : 0,415
rl rl rl rl
0,085 Xám, cụt : 0,085 Đen, dài : 0,415 Xám, dài : 0,415 Đen, cụt

6. Ý nghĩa
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp, nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá và chọn giống. Trên cơ sở đó hình
thành nên quần thể đa hình. (Được đề cập ở phần TIẾN HOÁ)
- Các gene quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 NST.
- Thiết lập được bản đồ di truyền (Bản đồ gene): Là một đường thẳng thể hiện khoảng cách tương
đối của các gene trên NST. Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1cM (Quy
ước: 1%HGV = 1cM)
Có bản đồ gene có thể dự đoán trước tỉ lệ các tổ hợp gene mới trong các phép lai sẽ thu được, có
ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học, tránh thời gian chọn đôi giao phối mò mẫm.

 46. Chứng minh fHVG ≤ 50%?

96
Hình 9.6.2. Bản đồ di truyền cặp NST số 2 của ruồi giấm

“Everyone thinks of changing the world, but no one thinks of changing himself.” – Leo Tolstoy

(Mọi người đều nghĩ thay đổi thế giới, nhưng không ai nghĩ sẽ thay đổi chính mình)

97
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

98
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
-----------------------

99
Bài 12- GIỚI TÍNH VÀ QUY LUẬT LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

➢ Tại sao tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ 1:1?


➢ Tại sao nói bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới?

1. NST giới tính


NST giới tính là nhiễm sắc thể mang các gene quy định các
tính trạng giới tính và các gene quy định các tính trạng thường.

Hình 9.7.1. Ruồi giấm

Hình 9.7.2. Cấu trúc cặp NST giới tính

Cặp NST giới tính XY, có:


- Vùng tương đồng: Giống như cặp NST tương đồng, mang các gene tương ứng.
- Vùng không tương đồng trên X: Mang gene chỉ có trên X mà không có trên Y.
- Vùng không tương đồng trên Y: Mang gene chỉ có trên Y mà không có trên X.

2. Cơ chế NST xác định giới tính


Tùy loài có loài XY là con cái XX là con đực và ngược lại do đó trong di truyền học ở mỗi loài
được chia thành 2 giới, giới đồng giao tử và giới dị giao tử.
- Giới đồng giao tử (XX): là giới chỉ cho một loại giao tử.
- Giới dị giao tử (XY, XO): là giới cho 2 loại giao tử khác nhau.
Giới đồng giao tử chỉ cho một loại giao tử, còn giới dị giao tử do sự phân li đồng đều của cặp NST
giới tính trong giảm phân đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, từ đó qua thụ tinh cho ra 2 giới
có tỉ lệ bằng nhau.

100
Dị giao tử
Đồng ½X ½Y
Giao tử
½ XX ½ XY
X
(Đồng giao tử) (Dị giao tử)

*Kiểu XX, XY
Đồng Dị
Loài
giao tử giao tử
Chim, bướm, cá,
Đực Cái
ếch, nhái, dâu tây
Động vật có vú,
Cái Đực
ruồi giấm, người,
gai, chua me

*Kiểu XX, XO
Đồng giao Dị giao
Loài
tử (XX) tử (XO)
Châu chấu, rệp,
Cái Đực
bọ xit
Bọ nhậy Đực Cái

Hình 9.7.3. Bộ NST và giới ở một số đại diện

Chú ý: Ở một số loài cơ chế xác định giới tính là do môi trường. Ví dụ như trứng rùa ủ ở nhiệt độ
dưới 28oC sẽ nở thành con đực, còn nở trên 32oC thường nở thành con cái. Hoặc dùng hormone
Metyl testosterone (hormone sinh dục) tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái biến thành cá đực.
Thầu dầu trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm.

3. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH


a. Gene nằm trên vùng không tương đồng của Y

101
* Ví dụ

a. Tật dính ngón tay 2, 3 b. Tật có túm lông ở tai


Hình 9.7.4. Tật di truyền chỉ có ở nam

* Giải thích
Do tính trạng chỉ xuất hiện ở nam giới, suy ra tính trạng do gene nằm trên vùng không tương
đồng của Y quy định.

* Sơ đồ lai- Quy ước: A: Có túm lông ở tai; a: Không có túm lông ở tai.
Trường hợp 1: Lai thuận Trường hợp 2: Lai nghịch

P : XX × XYA P : XX × XYa
(Không có túm lông) (Có túm lông) (Không có túm lông) (Không có túm lông)

G P: X 1X : 1YA G P: X 1X : 1Ya

F1 : 1XX : 1XYA F1 : 1XX : 1XYa


(Không có túm lông) (Có túm lông) (Không có túm lông) (Không có túm lông)

 47. Gene quy định có túm lông ở tai (hoặc gene quy định tật dính ngón tay 2, 3) là gene trội
hay gene lặn quy định? Giải thích?

* Quy luật di truyền:


Do tính trạng chỉ biểu hiện ở một giới, là giới dị giao tử từ thế hệ này sang thế hệ khác nên gọi
là Quy luật di truyền THẲNG.

b. Với gene nằm trên vùng không tương đồng của X


* Thí nghiệm: Nghiên cứu quy luật biểu hiện tính trạng màu mắt ở ruồi giấm, Morgan thấy:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
PT/C : ♀Mắt đỏ x ♂Mắt trắng PT/C : ♀Mắt trắng x ♂Mắt đỏ
F1 : ♀, ♂Mắt đỏ F1 : 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng
F2 : 100% ♀ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt đỏ : F2 : 50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng :
50% ♂ Mắt trắng 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng

102
* Nhận xét:
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau. Dựa vào phép lai thuận từ P đến F1, suy ra biểu hiện
mắt đỏ trội so với mắt trắng.
- Biểu hiện mắt trắng chủ yếu xuất hiện ở giới đực.

* Giải thích:
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau chứng tỏ gene quy định tính trạng màu mắt nằm trên
NST giới tính.
- Do tính trạng biểu hiện ở cả 2 giới, suy ra gene quy định nằm trên vùng không tương đồng
của X.
- Trạng mắt trắng chủ yếu xuất hiện ở con đực do con đực chỉ cần 1 allele lặn, còn con cái cần
2 allele lặn mới biểu hiện thành kiểu hình.

* Sơ đồ lai: Quy ước: N – mắt đỏ;


n – mắt trắng.
Phép lai thuận Phép lai nghịch
PT/C : ♀XNXN x ♂XnY PT/C : ♀XnXn x ♂XNY
(Đỏ) (Trắng) (Trắng) (Đỏ)
GP : XN 1Xn : 1Y GP : Xn 1XN : 1Y
F1 : 1XNXn : 1XNY F1 : 1XNXn : 1XnY
(100% Đỏ) (100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng)
GF1 : 1X N : 1Xn 1XN : 1Y GF1 : 1X N : 1Xn 1Xn : 1Y
F2 : 1XNXN : 1XNXn : 1XNY : 1XnY F2 : 1XNXn : 1XnXn : 1XNY : 1XnY
(100% ♀ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt đỏ : (50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng :
50% ♂ Mắt trắng) 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng)

* Cơ sở tế bào học

103
* Quy luật di truyền
Qua cơ sở tế bào học ta thấy allele quy định tính trạng vận động qua các thế hệ như sau:
- Bố truyền cho con gái, con gái truyền cho cháu trai, cháu trai truyền cho chắt gái, chắt gái
truyền cho chút trai, …
- Mẹ truyền cho con trai, con trai truyền cho cháu gái, cháu gái truyền cho chắt trai, chắt trai
truyền cho chút gái, …
Như vậy hiện tượng có tính chất quy luật với gene nằm trên vùng không tương đồng của X
di truyền tuân theo Quy luật di truyền CHÉO.

4. Ý nghĩa
- Điều khiển tỷ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
Ví dụ: Ở gà người ta sử dụng gene trội A trên NST giới tính X xác định lông vằn, để phân
biệt trống, mái khi mới nở. Gà trống con XA XA có lông vằn ở đầu rõ hơn so với con mái
XAY .
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân ly, tổ hợp của cặp NST giới tính.
 48. Em hãy cho biết quy luật di truyền xảy ra với các gene nằm trên vùng tương đồng, vùng
không tương đồng chỉ có trên X và vùng không tương đồng chỉ có trên Y?

104
“Stay hungry, stay foolish.”
(Hãy sống đam mê, hãy sống khờ dại)
– Steve Jobs –

. BÀI 12-QUY LUẬT DI TRUYỀN QUA TẾ BÀO CHẤT - DT ngoài nhân

➢ Vai trò của bố mẹ có như nhau ở đời con?

1. Thí nghiệm: Của Correns 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn:
Lai thuận Lai nghich
P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P : ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm
F1 : 100% cây lá đốm F1 : 100% cây lá xanh

2. Nhận xét
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, con
sinh ra 100% giống mẹ.

3. Giải thích
Trong quá trình thụ tinh, ngoài đóng góp nhân,
trứng còn đóng góp tế bào chất cho hợp tử.

Hình 9.8.2. Quá trình thụ tinh kép ở thực vật

4. Quy luật di truyền


- Di truyền theo dòng mẹ - con sinh ra đồng tính
100% giống mẹ.
Hình 9.8.1. Thí nghiệm của Correns (1909)
- Không chặt chẽ như sự di truyền các tính trạng do các gene trong nhân. Nó phụ thuộc vào lượng
tế bào chất – lượng bào quan ty thể (lục lạp) có trong tế bào chất.

105
 49. Làm thế nào để xác định được một gene nào đó nằm trên NST thường hay NST giới tính,
nằm trong nhân hay nằm trong tế bào chất?

Chú ý: Ở động vật cũng vậy, điều đó giải


thích được hiện tượng:
- ♀ Cá chép × ♂ Cá diếc → cá con có râu
- ♂ Cá chép × ♀ Cá diếc → cá con không râu

Hình 9.8.3. Cấu tạo tinh trùng và trứng

Hình 9.8.4. Mô hình bản chất các quy luật di truyền


 50. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các gene:
1. Gene a; 2. Gene A và n; 3. Gene A và b; 4. Gene g; 5. Gene x; 6. Gene r.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 12

Phân biệt một cách bản chất các quy luật di truyền?

"I never learn anything talking. I only learn things when I ask questions." - Lou Holtz -
(Tôi không bao giờ học bất cứ điều gì được nói. Tôi chỉ học những thứ tôi được hỏi)

106
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

107
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------

108
BÀI 13-: CƠ CHẾ BIỂU HIỆN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO - CƠ THỂ:
MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH

➢ Tại sao Einstain lại là cha của 2 người con … bình thường?
➢ Tại sao “Bố thợ mộc, mẹ công nhân con huy chương vàng Toán Quốc tế”?
(Nguyễn Ngọc Trung, huy chương vàng Toán Quốc tế năm 2010)

I. THƯỜNG BIẾN

1. Ví dụ MÔI HÌNH THÁI LÁ


TRƯỜNG
*Cây rau mác:
Cùng một cây Không khí Lá bản dài nhỏ, giống mũi
nhưng có 3 loại mác.
lá khác nhau.
Mặt nước Lá bản rộng.

Trong nước Lá dạng bản dài, thuôn.

Hình 10.1. Các dạng lá cây rau


mác

* Thỏ Himalaya: Có VỊ TRÍ MÀU SẮC LÔNG


màu sắc đặc trưng:
Đầu mút cơ thể Lông đen

Phần còn lại của cơ thể Lông trắng

Vậy yếu tố nào chi phối đặc điểm mầu lông ở thỏ Himalaya?

Hình 10.2. Thí nghiệm chứng minh yếu tố chi phối màu sắc lông thỏ Himalaya

2. Định nghĩa: Là những biến đổi về kiểu hình


• Của: cùng một kiểu gene.
• Phát sinh: trong quá trình phát triển cá thể.

109
• Dưới ảnh hưởng: trực tiếp của môi trường.

 51. Sự biểu hiện kiểu hình do mấy yếu tố chi phối? Trong đó yếu tố nào quyết định?

3. Bản chất: Đó là mối quan hệ giữa KG, môi trường và kiểu hình.
KG + MT1 = KH1
KG + MT2 = KH2

KG + MTn = KHn
……………………………………
KG + MTj = KHj ( j є (1: n) )

4. Hệ quả
- Bố mẹ truyền cho con kiểu gene mà không phải những tính trạng đã hình thành sẵn.
- Kiểu gene quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

 52. Trong trường hợp trên n tiến tới vô cực nghĩa là gì? n tiến tới vô cực hay không?

II. MỨC PHẢN ỨNG


1. Ví dụ
Lợn Yorkshire nước Anh, con đực có khối lượng 300–400 kg, con cái khoảng 230–300 kg.
nhưng lợn ỉ Việt Nam chỉ có khối lượng 50 – 60 kg.

 53. Có hay không trường hợp:


- 1000 con lợn con sinh ra từ một con lợn nái trong mỗi lần mang thai?
- Sinh vật nào là nhóm sinh vật có mức phản ứng rộng nhất với môi trường?

2. Định nghĩa: Là giới hạn thường biến (giới hạn biểu hiện) của mỗi KG trong những điều kiện
môi trường khác nhau.

III. Ý NGHĨA: Khi xét trên mối quan hệ giữa 3 yếu tố: KG, MT và KH.

1. Trong chọn giống


KG (Giống): Quy định giới hạn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng.
MT (Kĩ thuật sản xuất): Kĩ thuật SX  tạo điều kiện tối ưu.
KH (Năng suất, phẩm chất, thẩm mỹ): Là kết quả thu được.

Vì vậy để nâng cao năng xuất ta có 2 giải pháp:


 Cần thực hiện tốt kĩ thuật chăm sóc (cho ăn đủ bữa, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng
trại, …) thì mới phát huy hết phẩm chất của giống.

110
 Cải tạo giống (lai tạo, gây đột biến, …) sẽ giúp cho nó có gene mới, tổ hợp gene mới vượt
qua giới hạn năng suất của giống cũ.

2. Trong tiến hoá


- Loài nào có mức phản ứng càng rộng thì phân bố càng rộng, tức là càng thích nghi với MT
sống.
- CLTN sẽ giữ lại những cá thể mang kiểu gene có mức phản ứng rộng.

3. Trong học tập


Có thể thấy, mỗi tập thể, mỗi cá nhân tương ứng với KIỂU GENE; hoạt động học tập tương
ứng với MÔI TRƯỜNG; khả năng, kết quả thu được tương ứng với KIỂU HÌNH. Rõ ràng bản
chất di truyền, chúng ta không thể thay đổi được (các em yên tâm vì tất cả chúng ta đều như nhau
đều có khoảng 1000 tỉ tế bào thần kinh). Vì vậy chúng ta chỉ có thể thay đổi và thay đổi được
ngay yếu tố thứ 2 đó là xây dựng môi trường học tập tích cực:

➢ Giác ngộ về bản thân: Tin vào bộ não siêu việt của mình.(Xem thêm phần PHƯƠNG PHÁP
HỌC VÀ LÀM BÀI THI – phần đầu quyển sách)

➢ Chọn bạn mà chơi: Đó là giao tiếp với những người tích cực, những người có ý chí, những
người sống, học tập có mục tiêu, … bởi “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

➢ Làm bạn với những con người nổi tiếng, kiệt xuất: Bằng cách dán ảnh những người nổi
tiếng đang rạng ngời với câu các câu nói bất hủ của họ.

“Ca ngợi thành công là điều tốt


đẹp, song rút ra bài học từ những
thất bại còn quan trọng hơn.”

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 13

➢ Tại sao Einstain lại là cha của 2 người con … bình thường?

111
“Patience is the companion of wisdom.” - St. Augustine
(Kiên nhẫn đồng hành với sự thông thái)

112
ÔN TẬP CHƯƠNG II – DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO – CƠ THỂ

 54. Ở ngô, 2n = 20. Hãy hoàn thành bảng sau:


Nguyên phân

Số lượng Trạng thái Số tâm động Số chromatide
Đầu kì trung gian

Cuối kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Giảm phân
Kì Nhiễm sắc thể
Số lượng Trạng thái Số tâm động Số chromatide
Đầu kì trung gian

Cuối kì trung gian

Kì đầu I

Kì giữa I

Kì sau I

Kì cuối I

Kì đầu II

Kì giữa II

Kì sau II

Kì cuối II

113
 55. Xác định tên Quy luật di truyền vào cột tương ứng bên phải?

BẢN CHẤT TÊN QUY LUẬT


Xét 1 Trội hoàn toàn
gene
Mỗi gene quy Trội không hoàn
định một tính toàn
trạng Mỗi gene nằm
Xét 2 hay trên một gặp
Gene nằm nhiều gen NST tương đồng
trên cặp Hai hay nhiều
NST thường gene nằm trên
hoặc vùng cùng một cặp
Gene tương đồng NST tương đồng.
trong của cặp
nhân NST giới Nhiều gene quy
tính. định một tính Tương tác
trạng át chế
Mỗi gene quy
định nhiều tính
trạng
Gene nằm Gene nằm trên
trên vùng vùng không
không tương tương đồng của
đồng của NST X
cặp NST Gene nằm trên
giới tính vùng không
tương đồng của
NST Y
Gene
trong tế
bào
chất

114
au:

115
 56. Hoàn thành sơ đồ sau:

116
CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Bài 16: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

➢ Tại sao luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn gần trong vòng 4 đời?
➢ Tại sao phần lớn các quần thể sinh vât tương đối ổn định qua thời gian?

I. QUẦN THỂ
1. Ví dụ

a. Quần thể tre b. Quần thể ngựa


Hình 11.1. Quần thể sinh vật
2. Định nghĩa
Thành phần: Là tập hợp các cá thể cùng loài.
Không gian: Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
Thời gian: Vào một thời điểm nhất định.
Khả năng: Trong đó các cá thể trong quần thể phải có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.

3. Các đặc trưng: Khái niệm TẦN SỐ tương ứng với khái niệm tỉ lệ trong toán học.
- Vốn gene: Là tập hợp tất cả các gene, allele có trong quần thể.
- Tần số allele của một gene: Là tỉ lệ allele đó có trong quần thể.
- Tần số của một kiểu gene: Là tỉ lệ kiểu gene đó có trong quần thể.

*Bài toán: Một quần thể có 100AA, 200Aa, 700aa. Hãy xác định tần số allele và thành
phần kiểu gene của quần thể?

Hướng dẫn: “Tần số” tương ứng với khái niệm “Tỉ lệ”.
*Xác định tần số allele:
Cơ thể có KG AA mang 2 allele A, 0 allele a => 100 cơ thể AA mang 100.2 = 200 allele A,
mang 100.0 = 0 allele a.

117
Cơ thể có KG Aa mang 1 allele A, 1 allele a => 100 cơ thể AA mang 100.1 = 100 allele A,
mang 100.1 = 100 allele a.
Cơ thể có KG aa mang 2 allele a, 0 allele A => 100 cơ thể aa mang 100.2 = 200 allele a,
mang 100.0 = 0 allele A.
Tóm lại ta có:
Kiểu gene AA Aa aa Tổng số allele Tần số allele
Quần thể 100 200 700 1000.2 = 2000 2000/2000 = 1
Allele A 100.2 = 200 200.1 = 200 700.0 = 0 400 400/2000 = 0,2
Allele a 100.2 = 0 200.1 = 200 700.2 = 1400 1600 1600/2000 = 0,8

100.2 + 200.1 + 700.0 100.0 + 200.1 + 700.2


Vậy tần sô allele A là: f A = = 0, 2 ; f a = = 0,8
(100 + 200 + 700).2 (100 + 200 + 700).2
Chú ý: Có cách làm thứ 2 không bản chất nhưng sẽ giúp chúng ta làm nhanh:
200
100 +
fA = 2 = 0, 2
100 + 200 + 700
0, 2
hoặc khi có cấu trúc 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa thì f A = 0,1 + = 0, 2
2

*Xác định thành phần kiểu gene:


100
- Tỉ lệ kiểu gene AA: f AA = = 0,1 ;
100 + 200 + 700
200
- Tỉ lệ kiểu gene AA: f Aa = = 0, 2 ;
100 + 200 + 700
700
- Tỉ lệ kiểu gene AA: f aa = = 0,7 .
100 + 200 + 700

4. Cấu trúc quần thể


* Xác định tần số allele và thành phần KG trong một quần thể: mAA : nAa : paa ?
- Tần số allele trong quần thể:
2m + n
+ Tần số allele A : f A =
(m + n + p).2
2p + n
+ Tần số allele a : f A = hoặc fa = 1 - fA
(m + n + p).2

- Tần số KG (Thành phần kiểu gene của quần thể):

118
m
+ Tần số KG AA : f AA =
m+n+ p
n
+ Tần số KG Aa : f Aa =
m+n+ p
p
+ Tần số KG aa : f aa = hoặc faa = 1- fAA - fAa
m+n+ p

II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN

1. Quần thể tự thụ phấn (Quần thể giao phối gần):

a. Ví dụ
Quần thể cây đậu Hà Lan; quần thể chim bồ câu.

b. Định nghĩa
*Quần thể tự thụ: Là quần thể trong đó có hiện tượng thụ phấn giữa nhị và nhụy trong cùng
một hoa và giữa các hoa trong cùng một cây.
*Quần thể giao phối gần: Là quần thể trong đó có sự giao phối giữa các các thể có mối quan
hệ huyết thống gần gũi.

c. Bài toán

*Bài toán: Trong một quần thể tự thụ, xét một gene gồm 2 allelen thì thấy số lượng cá
thể của 3 loại kiểu gene như sau: 500AA, 400Aa, 100aa. Xác định cấu trúc di
truyền của quần thể hiện tại và của quần thể ở thế hệ thứ 8?

Hướng dẫn: Quần thể có cấu trúc: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa

Quần thể tự thụ, với quần thể trên ta có 3 phép lai:

- Phép lai 1: AA x AA 100% AA, con sinh ra 100% giống bố mẹ.

119
- Phép lai 2: aa x aa  100% aa, con sinh ra 100% giống bố mẹ.

- Phép lai 3: Aa x Aa 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa, vậy là tỉ lệ dị hợp chỉ còn một nửa, nửa còn
lại đã chuyển sang trạng thái đồng hợp trội và lặn với tỉ lệ bằng nhau.

Sau mỗi thế hệ tự thụ tỉ lệ dị hợp giảm đi một nửa. Vậy sau 8 thế hệ tự thụ quần thể giảm
½.½.½.½.½.½.½.½ = (½)8  tỉ lệ Aa còn 0,4 . (½)8 (1)

Tỉ lệ dị hợp đã chuyển sang trạng thái đồng hợp là: 0,4 – 0,4 . (½)8.
0, 4 − 0, 4.(1/ 2)8
Tỉ lệ Aa chuyển sang AA = Tỉ lệ Aa chuyển sang aa =
2
0, 4 − 0, 4.(1/ 2)8
Vậy tỉ lệ AA sau 8 thế hệ tự thụ là: 0,5 + = (2)
2
0, 4 − 0, 4.(1/ 2)8
Tỉ lệ aa sau 8 thế hệ tự thụ là: 0,1 + = (3)
2
Từ (1), (2), (3), ta có cấu trúc quần thể sau 8 thế hệ tự thụ.

d. Bài tập tổng quát: Một quần thể tự thụ (giao phối gần) có cấu trúc: AA : Aa : aa.
Trong đó: , ,  ≥ 0 và  +  +  = 1 Tần số các loại KG qua n thế hệ là:
n n
1 1
n  −   .  −   .
1  
2  
2
f Aa =   . ; f AA =  + ; f aa =  +
2 2 2

Chú ý: Tuyệt đối không học những “công thức” ở trên hoặc những “công thức”
ở các sách tham khảo. Cần hiểu và chứng minh được nó.

d. Kết luận

120
Hình 11.2. Hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phấn

n
1
f n
Aa = lim   . = 0
Ta có: n →  2 

 1
n
  1
n

  −   .    −   . 
n
f AA 
= lim  + 2  = +  n 
; f aa = lim  + 2 =+ 
n →  2  2 n →  2  2
   
   

Vậy, qua các thế hệ tự thụ, làm tăng dần kiểu gene đồng hợp, giảm dần kiểu gene dị hợp. Dẫn
đến quần thể tự thụ thường gồm các dòng thuần có kiểu gene khác nhau.

2. Quần thể giao phấn: (Quần thể ngẫu phối - Quần thể giao phối)

a. Ví dụ: Quần thể ngựa, quần thể linh dương.

b. Định nghĩa: Là quần thể trong đó các cá thể giao phối với nhau một cách tự do, ngẫu nhiên.

c. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối (Định luật Hardy – Weinberg)

*Bài toán: Trong một quần thể ngẫu phối, xét một gene gồm 2 allelen thì thấy số lượng
cá thể của 3 loại kiểu gene như sau: 500AA, 400Aa, 100aa. Xác định cấu trúc di truyền
của quần thể hiện tại và của quần thể ở thế hệ thứ 8?

121
Hướng dẫn: Quần thể có cấu trúc: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa
*Xét quần thể thế hệ xuất phát:

500.2 + 400.1 + 100.0


- Tỉ lệ giao tử mang allele A là: f A = = 0,7
(500 + 400 + 100).2
0, 4
(Chúng ta có thể tính đơn giản hơn bằng cách: f A = 0,5 + = 0,7 )
2

- Tỉ lệ giao tử mang allele a là: f a = 1 − 0, 7 = 0,3


0,7 A 0,3 a

0,7 A 0,72 AA 0,7.0,3 Aa

0,3 a 0,7.0,3 Aa 0,32 aa

Vậy quần thể thế hệ thứ 2 có cấu trúc: 0,72AA : 2.0,7.0,3Aa : 0,32aa

*Xét quần thể ở thế hệ thứ 2:


0,72.2 + 2.0,7.0,3.1 + 0,32.0
- Tỉ lệ giao tử mang allele A là: f A = = 0,7
(0,72 + 2.0,7.0,3 + 0,32 ).2
- Tỉ lệ giao tử mang allele a là: f a = 1 − 0, 7 = 0,3

Vậy tỉ lệ các loại giao tử ở thế hệ thứ 2 bằng tỉ lệ các loại giao tử ở thế hệ thứ nhất, từ đó
dễ dàng suy ra cấu trúc quần thể ở các thế hệ tiếp theo đều có cấu trúc:

0,72AA : 2.0,7.0,3Aa : 0,32aa

Hiện tượng cấu trúc quần thể không đổi qua các thế hệ gọi là trạng thái cân bằng của
quần thể. Đây là nội dung của quy luật do Hardy và Weinberd độc lập phát hiện ra.

*Nội dung định luật: Trong những điều kiện nhất định, trong lòng một quần thể ngẫu phối
(giao phối) tần số allele và thành phần kiểu gene có xu hướng được duy trì không đổi qua
các thế hệ.

 57. Một quần thể có p là tần số allele A, q là tần số allele a. Em hãy đặt điều kiện với
p, q và xác định cấu trúc tống quát về thành phần KG của quần thể khi cân bằng di
truyền theo p, q ?

122
*Điều kiện nghiệm đúng định luật Hardy - Weinberg
- Kích thước quần thể lớn.
- Sự giao phối giữa các cá thể ngẫu nhiên.
- Sức sống, khả năng sinh sản của các cá thể như nhau (tức là không xảy ra chọn lọc tự
nhiên).
- Đột biến không xảy ra, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
- Sự di - nhập gene không xảy ra.

d. Đặc điểm di truyền


- Tạo nên 1 lượng Biến dị tổ hợp (biến dị di truyền) rất lớn trong quần thể, cung cấp nguồn
nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá và chọn giống.

 58. Giải thích tại sao tạo ra vô số biến dị tổ hợp?

- Duy trì được sự ổn định di truyền của quần thể.

Kết luận: Sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 16 -17

1. Một quần thể có cấu trúc xAA : yAa : zaa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể trong 2
trường hợp quần thể đó là quần thể giao phối gần và là quần thể ngẫu phối?
2. Giới thiệu cách nhớ 5 điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy-Weinberg?

“A journey of a thousand miles begins with a single step.” - Lao tzu -


(Cuộc hành trình vạn dặm đều bắt đầu với từng bước chân)

123
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

124
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------

125
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

➢ Tại sao cần phải nghiên cứu Di truyền học?


➢ Em có thể ứng dụng được gì vào đời sống, thực tiễn?
KHÁI QUÁT: Di truyền học có 2 ứng dụng cơ bản:
a. Ứng dụng trong nông nghiệp:
* Trong chọn, tạo giống:
- Chọn giống dựa trên cơ sở hiện tượng:
+ Biến dị tổ hợp.
+ Ưu thế lai.
- Tạo giống bằng phương pháp:
+ Gây đột biến.
+ Công nghệ tế bào.
+ Công nghệ gene.
* Trong nhân giống: Bằng công nghệ tế bào.

b. Ứng dụng trong y học – Di truyền y học: Phòng, chữa các bệnh di truyền ở người.

BÀI 18: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP

➢ Dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp. Nghiên cứu Di truyền học giúp giải quyết gì vấn đề đó?

A- ỨNG DỤNG TRONG CHỌN, TẠO GIỐNG: Lai, gây đột biến, tế bào, kĩ thuật di truyền.

Các bước: Luôn luôn gồm 3 bước cơ bản:


- Tạo nguồn biến dị di truyền (Lai, gây đột biến, lai tế bào, chuyển gene).
- Chọn ra các tổ hợp gene mong muốn.
- Đưa những tổ hợp gene mong muốn về trạng thái đồng hợp. (Trừ lai tế bào, chuyển gene)

I. CHỌN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI


1. Chọn giống dựa trên cơ sở Biến dị tổ hợp
a. Ví dụ
Giống lúa Peta  Giống lúa Dee-geo woo-gen

Takudan  Giống IR8  IR-12-178
 
IR22 CICA4

126
 59. Em có nhận xét gì về các giống lúa IR22 và CICA4 được tạo ra?

b. Định nghĩa: Biến dị tổ hợp là biến dị được sinh ra do sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ.
c. Cơ sở di truyền học
Sự trao đổi chéo – sự phân ly của các NST, sự tổ hợp của các NST (gene) trong giảm phân theo
các quy luật: Phân li độc lập; Hoán vị gene. Đồng thời qua thụ tinh đã dẫn tới tổ hợp lại các tính
trạng đã có ở bố mẹ.

d. Các bước: Ví dụ muốn tạo ra giống mới có kiểu gene tốt A-bbC- từ cặp bố mẹ có kiểu gene A-
B-C- và aabbC-, tức là các gene A, b, C quy định các tính trạng có lợi.

Hình 12.1. Các phép lai chọn giống mới dựa trên hiện tượng Biến dị tổ hợp

*Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau (P).


*Bước 2: Lai các dòng thuần với nhau (P đến F1).
*Bước 3: Cho con lai tự thụ  tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp (F1 đến F2).
*Bước 4: Chọn ra những tổ hợp gene mong muốn (F2 đến F3).
*Bước 5: Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để đưa về thuần chủng (F3 đến F5).

2. Chọn giống dựa trên hiện tượng Ưu thế lai


a. Ví dụ: Lai khác dòng:
- Lúa lai khác dòng được F1 năng suất vượt bố mẹ 30 đến 50%.
- Ngô lai khác dòng được F1 năng suất vượt bố mẹ 25 đến 80%.
- Lai giữa 2 loài lúa:
X1: Năng suất cao, chống bệnh bạc lá, ngày dài, không kháng rầy, chất lượng gạo trung bình.
CN2: Năng suất trung bình, dễ bị bệnh bạc lá, ngắn ngày, kháng rầy, chất lượng gạo cao.
X1  CN2

VX-83

127
VX-83: Năng suất cao, chống được bệnh bạc lá, ngày ngắn, kháng rầy, chất lượng gạo cao.

b. Định nghĩa: Ưu thế lai là hiện tượng con sinh ra có sức sống, sinh trưởng, phát triển và khả năng
chống chịu hơn hẳn bố mẹ.

c. Cơ sở di truyền học
Hiện tượng này được giải thích bằng Giả thuyết siêu trội - ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gene,
con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với dạng bố mẹ thuần chủng.
VD: P : AabbddEEffGG (1)  aaBBDDeeFFGG (2)
Gp : AbdEfG aBDeFG
F1 : AaBbDdEeFfGG (3)
→ Giả sử mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là có lợi. Khi đó cơ thể (1) có 3 tính
trạng trội, cơ thể (2) mang 4 tính trạng trội, còn con lai (3) mang tận 6 tính trạng trội của cả bố
và mẹ, tức là con lai mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ.

d. Các bước
* Tạo các dòng thuần: Cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết 5 đến 7 thế hệ.
* Lai khác dòng: Có các dòng A, B, M, N
- Lai khác dòng đơn: A x B → D
- Lai khác dòng kép: A x B → D ; M x N → Q ; D x Q → F
Nên tiến hành lai thuận nghịch vì nhiều khi phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai
nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai.

e. Một số thành tựu


- Lợn Ỉ Móng cái  Đại bạch → Con lai 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40%.
- Bò vàng Thanh Hoá  Bò Hostein Hà Lan. → Con lai chịu được khí hậu nóng, cho
1000Kg sữa/năm, tỉ lệ bơ 4-4,5%

 60. Có nên sử dụng con lai F1 làm giống bằng lai hữu tính hay không? Tại sao?

128
Cách 1 tương ứng với phương pháp tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, cách 2 tương ứng
với phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao. Và cả hai cách trên đều dựa trên hiện nguồn biến dị
tổ hợp. Do bố mẹ thuần chủng, tương phản khác nhau nên con sinh ra dị hợp về tất cả các gene,
mang các tính trạng trội của cả bố lẫn mẹ (biến dị tổ hợp) nên biểu hiện đặc điểm tốt hơn hẳn bố mẹ.

BÀI 19- . TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
1. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam
Xử lý bằng các tác nhân lý hoá thu được nhiều chủng vi sinh vật, lúa, đậu tương, ... có nhiều
đặc tính quý.

a. Tác nhân vật lý


- Ở lúa: Xử lý giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma của Viện di truyền nông nghiệp → MT1
chín sớm, thấp, cứng cây, chịu chua phèn → năng suất tăng 15-25%.
- Ở ngô: Giống M1 + Gây ĐB → Tạo được 12 dòng ĐB → Chọn lọc được giống DT6 chín
sớm, năng suất cao, hàm lượng protein tăng 1,5%.

b. Tác nhân hoá học


- Sử dụng colchicine tạo được cây dâu tằm tam bội (3n) có nhiều đặc tính quý: Bản lá dày, năng
suất cao,…
- Xử lý táo Gia Lộc bằng NMU (nitro methyl ure) của Viện lương thực thực phẩm → táo má
hồng 2 vụ/năm, khối lượng quả tăng cao, thơm ngon hơn,…

- Xử lý bào tử nấm penicilum bằng tia phóng xạ, đã chọn lọc ra chủng penicilum có hoạt tính
penicilin tăng gấp 200 lần so với dạng ban đầu

2. Cơ sở khoa học: Sử dụng các tác nhân vật lý (tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt, …), hoá học
(5BU, EMS, NMU, colchicine,…) và sinh học.

129
→ Làm biến đổi trực tiếp cấu trúc hoặc biến đổi gián tiếp trong quá trình nhân đôi của vật chất
di truyền (gene, NST).
 61. Có thể dùng tác nhân sinh học để tạo ra các giống mới hay không? Giải thích?

3. Các bước:- Xử lý các cá thể bằng tác nhân đột biến.


- Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
- Đưa về trạng thái dòng thuần (trừ vi sinh vật).

4. Phạm vi: Có hiệu quả với thực vật, đặc biệt với vi sinh vật.

 62. Đưa các cá thể có KH mong muốn về trạng thái dòng thuần có ý nghĩa gì?

III. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


Cơ sở: Tính toàn năng của tế bào. Đó là khả năng từ một tế bào có thể phát triển thành một cơ
thể hoàn chỉnh do trong nhân tế bào (đặc biệt là tế bào gốc) mang đầy đủ các gene quy định các
tính trạng của cơ thể.
Cụ thể:

1. Ở động vật: Lai tế bào sinh dưỡng.


Về cơ bản giống với lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật nhưng mới chỉ dừng ở mức triển vọng.
VD: Lai tế bào người với tế bào chuột, tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

2. Ở thực vật:
VD: Tạo được cây lai Cây Pomato - “cà-tây” giữa cà chua và khoai tây nhưng chưa cho quả,
chưa cho củ.

Hình 12.2. Cây “cà-tây” lý tưởng

Có 2 hình thức tạo giống mới bằng ứng dụng công nghệ tế bào ở thực vật:

130
CÁC HÌNH Lai tế bào sinh dưỡng Nuôi cấy hạt phấn, noãn
THỨC (Lai tế bào soma - Lai tế bào trần)

Nguyên liệu Tế bào 2 loài thực vật. Hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

- Loại bỏ thành tế bào 2 loài → tế - Tạo cây đơn bội: Cho vào trong ống
bào trần nghiệm với các hoá chất đặc biệt →
CÁC BƯỚC - Cho vào trong môi trường đặc biệt phát triển thành cây đơn bội (n)
để chúng dung hợp.
- Đưa vào môi trường nuôi cấy đặc - Tạo cây lưỡng bội: Bằng cách xử lý
biệt → phân chia, tái sinh thành cây mô đơn bội bằng colchicine.
lai khác loài.

- Tạo ra giống mới mang đặc điểm - Tạo cây đơn bội: Allele lặn biểu hiện
Ý NGHĨA của 2 loài mà bằng cách tạo giống ra ngay thành KH → Chọn lọc ở mức tế
thông thường không thể tạo ra được. bào những dòng có đặc tính mong
muốn.

- Cây lưỡng bội: Tạo ra cây lưỡng bội


hoàn chỉnh, đồng hợp về tất cả các cặp
gene  Là nguồn nguyên liệu quý để
chuẩn bị cho lai khác dòng, tạo ưu thế
lai.

131
Hình 12.3. Quy trình tạo loài mới bằng phương pháp lai tế bào

BÀI 20-. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GENE


1. Khái niệm
*Công nghệ gene: Là quy trình tạo ra tế bào sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gene mới
hoặc loại bỏ hay bất hoạt sự hoạt động của một gene.
* Kỹ thuật chuyển gene: Là kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào
khác.

2. Các bước trong kỹ thuật chuyển gene


a. Tạo ADN tái tổ hợp
* Nguyên liệu:

132
+ Đoạn ADN chứa gene cần chuyển
+ Thể truyền: Plasmide hoặc thể thực khuẩn (phage) hoặc súng bắn gene.
+ Enzyme giới hạn (restrictase) và Enzyme nối (ligase)
* Cách tiến hành:
+ Tách chiết thể
truyền và gen cần chuyển
ra khỏi tế bào.
+ Xử lí bằng một loại
enzyme giới hạn để tạo
ra cùng 1 loại đầu đính.
+ Dùng ligase để gắn
chúng tạo ADN tái tổ
hợp.

b. Đưa ADN tái tổ hợp


vào tế bào nhận
* Phương pháp biến
nạp: (Với thể truyền
là plasmid) Dùng
muối CaCl2 hoặc Hình 12.4. Cơ chế chuyển gene vào tế bào vi khuẩn
xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua.
* Phương pháp tải nạp: (Với thể truyền là phage) Cho xâm nhiễm trực tiếp, phage sẽ xâm nhập và
gắn ADN tái tổ hợp vào ADN của tế bào chủ.

c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp


- Chọn thể truyền có dấu chuẩn hoặc các gene đánh dấu. Gene đánh dấu thường là gene kháng
chất kháng sinh.
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.

 63. Giả sử ta sử dụng gene đánh dấu là gene kháng chất kháng sinh tetraxiclin. Muốn thu
được tế bào chứa ADN tái tổ hợp ta cần phải làm gì?

3. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gene
a. Khái niệm sinh vật biến đổi gene
* Ví dụ: Chuột bạch có gene hormone sinh trưởng của chuột cống.
VK E.coli mang gene insuline ở người.

133
* Định nghĩa: Là sinh vật mà hệ gene của nó được làm biến đổi phù hợp với lợi ích của con
người.
* Cách làm biến đổi hệ gene:
+ Đưa thêm một gene lạ vào hệ gene của sinh vật.
+ Làm biến đổi một gene đã có sẵn trong hệ gene.
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene nào đó trong hệ gene.

b. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gene


* Tạo giống VSV: Sản xuất các chế phẩm sinh học với giá thành rẻ bằng cách.
- Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
- Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin. (Điều hòa hormone sinh trưởng, insuline
đi vào máu)
- Tổ hợp 4 gene từ 4 chủng có khả năng cắt mạch hữu cơ của dầu mỏ vào cùng một chủng vi
khuẩn và dùng chủng vi khuẩn đó để phân hủy lớp dầu loang trên biển.

* Tạo giống ở thực vật:


- Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ của cây
thuốc lá cảnh sang cây bông và đậu
tương tạo được giống mới kháng sâu
hại.(năm 1989)
- Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp
Hình 12.5. Giống lúa “gạo vàng“
-caroten (tiền vitamine A) trong hạt.

* Tạo giống ở động vật:


- Tạo được giống cừu sản xuất protein của người.
- Tạo giống bò chuyển gene tổng hợp hormone sinh trưởng.

B - ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG NHÂN GIỐNG


1. Ở thực vật: Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
* Phương pháp: Mỗi ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng cho một mẩu mô và để trong
điều kiện vô trùng → tái sinh thành các cây.
* Ý nghĩa: Giúp nhân nhanh giống cây có KG quý hiếm để phổ biến vào trong sản xuất.

134
Hình 12.6. Quá trình nhân giống cà rốt bằng phương pháp nuôi cấy mô

2. Ở động vật
a. Nhân bản vô tính động vật
* Định nghĩa: Là quá trình chuyển nhân của một tế bào soma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
* Các bước:
+ Tách tế bào sinh dưỡng của cơ thể động vật cần nhân bản.
+ Tách tế bào trứng cuả một con cái, loại bỏ nhân.
+ Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng vào tế bào trứng đã bỏ nhân.
+ Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.
+ Chuyển phôi vào tử cung của một con cái để nó mang thai.

135
Hình 12.7. Quá trình nhân bản vô tính tạo ra cừu Dolly năm 1996

 64. Con sinh ra giống con cho trứng hay cho nhân hay con mang thai hộ? Điều đó chứng
tỏ điểu gì?

* Ý nghĩa
+ Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm, đẻ ít. Như, trâu, bò, cừu, …

b. Cấy truyền phôi

* Phạm vi: Động vật quý hiếm hoặc sinh sản chậm.
* Phương pháp:
- Cách 1: Gây động dục đồng loạt để gây rụng nhiều trứng cùng lúc → Cho phối giống sẽ thu
hoạch được nhiều phôi → Cấy các phôi vào tử cung của các con vật khác → Tạo ra nhiều
con vật có KG không giống nhau của cùng một mẹ (Hình 12.8).

136
Hình 12.8. Các bước trong cấy truyền phôi

- Cách 2: Cắt phôi động vật thành nhiều phần → Nuôi cho mỗi phần phát triển thành một
phôi → Cấy các phôi vào tử cung của các con vật khác → Tạo ra nhiều con vật có KG
giống nhau.

 65. Ý nghĩa của phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 12

1. Tại sao cần phải tạo giống và nhân giống?


2. Vẽ, mô tả cơ chế chuyển gene tổng hợp hormone insuline của người vào vi khuẩn E.coli?
“I will always chose a lazy person to do a difficult job, because, he will find an easy way to do it.” -
Bill Gates -
(Tôi sẽ luôn luôn chọn một người lười làm một công việc khó, bởi vì anh ta sẽ tìm ra một cách dễ dàng để làm)

137
BÀI 21- ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC - DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

➢ Trong cuộc sống có ai muốn con cháu mình sinh ra bị đột biến, mang
những dấu hiệu không bình thường?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ

a. Cậu bé “người sói” Pruthviraj Patil b. Bệnh nhân AIDS


Hình 13.1. Một số bệnh tật di truyền ở người

Tại sao cậu bé Pruthviraj Patil có nhiều lông trên cơ thể như vậy? Tại sao bệnh nhân nhân bị AIDS
thì sẽ suy giảm hệ thống miễn dịch và chết? Nguyên nhân cơ chế của các hiện tượng trên là gì?
Nghiên cứu những điều đó nhằm giải quyết vấn đề gì?

Đó chính là nhiệm vụ của Di truyền y học.

2. Định nghĩa
Vị trí: Là 1 bộ phận của di truyền người,
nghiên cứu: Nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh.
đề xuất: Các biện pháp phòng ngừa, chữa trị.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Có 4 phương pháp:


- Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Xây dựng phả hệ để đi xác định bản chất bệnh tật di truyền đó
là do gene nằm trong nhân hay tế bào chất, trội hay lặn, trên NST thường hay giới tính.
- Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Phương pháp nghiên cứu tế bào học: Nghiên cứu hình dạng, kích thước, số lượng NST trong tế
bào để từ đó xác định được bệnh tật di truyền.
- Phương pháp nghiên di truyền phân tử.

138
III. PHÂN LOẠI BỆNH DI TRUYỀN
1. Ở cấp độ phân tử - Bệnh di truyền phân tử
Là những loại bệnh tật di truyền có nguyên nhân do sự biến đổi của vật chất di truyền ở cấp độ
phân tử là ADN.
a. Ví dụ: Bệnh phenylketo-niệu.
- Bản chất: Gene tổng hợp enzyme chuyển hoá
phenylalanin→ tyrosine.
- Cơ chế: Gene bị đột biến không tổng hợp đươc
enzyme này nên phenylalanin tích tụ trong
máu, đi lên não đầu độc tế bào thần kinh.
- Hậu quả: Bị thiểu năng trí tuệ, mất trí.
- Phòng, chữa bệnh: Mới chỉ có thể phòng bằng
Hình 13.2. Bệnh nhân Phenylketo – niệu
cách phát hiện sớm ở trẻ và cho ăn kiêng
thức ăn chứa phenylalanine.

b. Cơ sở khoa học: Đột biến gene.


c. Quy luật di truyền bệnh: Theo các quy luật đã học như sinh vật.

2. Ở cấp độ tế bào - Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST.
a. Ví dụ: Hội chứng Down
- Bản chất: cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao.
- Cơ chế: Giảm phân không bình thường (chủ yếu ở người
mẹ) đã cho giao tử mang 2 NST 21, qua thụ tinh kết
hợp với giao tử bình thường có 1 NST 21.
- Hậu quả: Con si đần, vô sinh.
- Phòng bệnh: Không nên sinh con khi tuổi cao. Hình 13.3. Bệnh nhân Down

b. Cơ sở khoa học: Đột biến NST (Số lượng và cấu trúc) – Xem lại phần đột biến NST.

IV. BỆNH UNG THƯ


1. Ví dụ

139
a. Ung thư buồng trứng b. Ung thư tử cung c. Ung thư phổi
Hình 13.4. Một số bệnh ung thư
2. Định nghĩa
Là loại bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào trong cơ thể, dẫn đến
hình thành các khối u chèn ép các cơ quan.
Khối u: Có 2 loại:
- Ác tính: Khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác
trong cơ thể tạo các khối u khác nhau.
- Lành tính: Khi các tế bào của nó không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi
khác trong cơ thể để tạo các khối u khác.

3. Nguyên nhân, cơ chế: Có thể do đột biến gene hoặc đột biến NST.
Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gene:
Đặc điểm Gene quy định yếu tố sinh trưởng Gene ức chế các khối u
(Gene tiền ung thư)
Chức năng Tham gia điều hoà quá trình phân bào Ức chế sự hình thành các khối u
Dạng ĐB dẫn Gene trội Gene lặn
tới ung thư

4. Điều trị: Dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư.

5. Phòng ngừa: Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành.

140
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

141
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

142
---------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------

BAI 22 - BẢO VỆ VỐN GENE CỦA LOÀI NGƯỜI

1. Vốn gene
Là toàn bộ các gene quy định các đặc điểm, tính chất và các quá trình sinh lý của mỗi loài sinh
vật.

2. Nguyên nhân: (Tại sao cần phải bảo vệ?)


- Vì con người cũng là sinh vật nên đột biến không cũng không ngừng phát sinh.
- Khi xuất hiện, đột biến thường gây hại.
- Khi đã phát sinh, đột biến khó bị loại bỏ.
→ Kết quả: Qua thời gian các đột biến tích lũy lại, lan tràn trong quần thể, tạo nên gánh nặng di
truyền.

3. Biện pháp
a. Phòng
*Tạo môi trường trong sạch
- Bản chất: nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến
- Phương pháp: Trồng cây, bảo vệ rừng, không sử dụng các loại hoá chất độc hại, ...
*Tư vấn di truyền
- Bản chất: Là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc
1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo không, nếu có
thì làm gì để tránh sinh ra những đứa trẻ dị tật, tật nguyền.
- Phương pháp: Xây dựng phả hệ người bệnh, trên cơ sở đó vận dụng các quy luật di truyền xác
định bản chất của bệnh (Di truyền hay không di truyền, do gene trội hay lặn, nằm trên NST
thường hay giới tính)

*Sàng lọc trước khi sinh:


- Bản chất: Xét nghiệm, phân tích NST, ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không
- Phương pháp: Bằng 2 phương pháp như đã được mô tả ở Hình 12.5.

143
Hình 13.5. Các phương pháp sàng lọc trước sinh

b. Chữa: Liệu pháp gene - kỹ thuật của tương lai


- Nội dung: Là kỹ thuật chữa bệnh thay thế gene bệnh bằng gene lành.
- Phương pháp: Là kỹ thuật chuyển gene, dùng thể truyền là virus.
- Khó khăn: Virus có thể gây hư hỏng các gene khác, không chèn gene lành vào đúng vị trí.

VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC


1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gene người
- Thông báo về cái chết sớm có thể xảy ra không thể tránh khỏi.
- Hồ sơ di truyền của mỗi cá nhân có thể bị xã hội chống lại. Ví dụ khi đi xin việc, khi kết hôn, …
Kết quả, gây bất an, hoang mang.

2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gene và công nghệ tế bào


- Phát tán gene kháng thuốc: Sang vi sinh vật gây bệnh, sang cỏ dại.
- An toàn sức khoẻ cho con người: Khi sử dụng thực phẩm biến đổi gene.
- Côn trùng có ích bị tiêu diệt: Khi nó thụ phấn cho các cây chuyển gene kháng sâu.
- Vấn đề nhân bản vô tính người.

3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ

a. Hệ số thông minh (IQ)


- Cơ sở: Đánh giá việc trả lời các trắc nghiệm với các bài tập có độ khó tăng dần.

144
- Cách tính: IQ = (Tuổi trí tuệ : Tuổi sinh học) × 100

b. Khả năng trí tuệ và sự di truyền.


- Tính di truyền có ảnh hưởng ở mức độ nhất định tới khả năng trí tuệ.
- Không thể chỉ căn cứ vào IQ để đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ.

4. Di truyền học với bệnh AIDS


Trên cơ sở các nghiên cứu, các hiểu biết về cơ chế xâm nhập, gây nhiễm, gây hại của HIV mà xây
dựng các biện pháp phòng, tránh, duy trì và chữa.

Hình 13.6. Cơ chế xâm nhiễm, gây hại của HIV

Trên cơ sở cơ chế gây bệnh ở trên, người ta đã sản xuất ra những loại thuốc để ngăn ngừa sự
phát triển của HIV. Ví dụ: (Kết hợp với Hình 13.6) Trên cơ sở sự phù hợp giữa thụ thể của HIV
với tế bào lympho thì người ta chế loại protein ENV protein để nó bám vào thụ thể của virus làm nó
không thể gắn được vào tế bào chủ; Trên cơ sở sự xúc tác của enzyme trong phiên mã ngược người
ta đã đã chế ra loại thuốc bất hoạt enzyme đó, làm cho ARN của virus không thể phiên mã ngược
thành ADN, từ đó không thể gắn được vào ADN tế bào vật chủ.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 13

1. Tại sao cần phải bảo vệ vốn gene của loài người?
2. Nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế gây nên bật tật di truyền nhằm mục đích gì?
3. Chúng ta cần phải làm gì để phòng, chữa các bệnh tật di truyền?

Never reply when you are angry. Never make a promise when you are happy. Never make a
desision when you are sad.

(Không bao giờ trả lời khi bạn đang tức giận. Không bao giờ hứa khi bạn đang vui. Không bao giờ được quyết
định khi bạn buồn.)

145
ÔN TẬP PHẦN I – DI TRUYỀN HỌC

 66. Tích vào những nội dung tương ứng với bản chất của đột biến và thường biến trong bảng dưới
đây:

Các chỉ tiêu so sánh Đột biến Thường biến

- Không liên quan tới biến đổi trong kiểu gene.

- Di truyền được.

- Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên.

- Theo hướng xác định.

- Mang tính chất thích nghi cho cá thể.

- Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

 67. Tích vào những nội dung tương ứng với từng loại quần thể trong bảng dưới đây:

Các tiêu chí so sánh Tự phối Ngẫu phối

Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ

Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

Tần số các alen không đổi qua các thế hệ


Có cấu trúc p2AA: 2pqAa: q2 aa
Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ

Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú

 68. Vẽ, mô tả sơ đồ phân biệt bản chất các quy luật di truyền?

146
 69. Hoàn thành sơ đồ:

 70. Hoàn thành sơ đồ:

147
148
149
 71. Hoàn thành sơ đồ sau:

150
151
 72. Hoàn thành sơ đồ sau:

152
153
PHẦN II: TIẾN HOÁ
Em có biết:
- Tại sao quá trình tiến hoá diễn ra?
- Tại sao mỗi loài lại mang các đặc điểm thích nghi một cách hợp lý với môi trường
sống?
- Tại sao sinh giới lại đa dạng và phong phú?

A. KHÁI QUÁT
1. Các bằng chứng tiến hoá: 4 bằng chứng.
2. Các học thuyết tiến hoá: Cổ điển (Lamarck và Darwin), Tổng hợp-hiện đại.
3. Cơ chế tiến hoá: - Cơ chế phát sinh biến dị.
- Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.
- Cơ chế hình thành loài mới.
4. Sự phát sinh sự sống: Tiến hoá hoá học → Tiến hoá tiền sinh học.
5. Sự phát triển của sự sống: Tiến hoá sinh học.
Đỉnh cao là sự phát sinh loài người với sự tiến hóa văn hóa.

Hình II.1. Cây phát sinh sự sống

154
Hình II.2. Quá trình tiến hóa hình thành loài người

B. NỘI DUNG

BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

➢ Có phải sinh giới do một đấng siêu nhiên nào đó tạo ra hay không?
➢ Điều gì chứng tỏ toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc?

I. BẰNG CHỨNG HÌNH THÁI - GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH

a. Tay người, cánh chim, cánh dơi b. Sự tương đồng giữa người và các loài linh trưởng

155
Hình 14.1. Cơ quan tương đồng
Cơ quan Tương đồng Thoái hoá Tương tự
Ví dụ Cánh dơi với chi trước Đốt sống cùng của Cánh chim với cánh cào
của chó. người với đuôi của cào.
Gai xương rồng và lá cây khỉ, nhụy hoa trên Gai hoa hồng (biểu bì) và
thanh long. bông cờ ở ngô. gai xương rồng (lá)
Hình thái Khác nhau Chỉ còn là vết tích Giống nhau
Nguồn gốc Cùng nguồn Cùng nguồn Khác nguồn
Nguyên Chức phận khác nhau Mất chức năng Chức phận giống nhau
nhân
Ý nghĩa Tiến hoá phân ly Thoái hoá Tiến hoá đồng quy

Đây là bằng chứng rõ ràng, quan trọng nhất chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

 73. Tại sao cơ quan thoái hóa vẫn được di truyền mà không bị loại bỏ?

II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC


1. Ví dụ
*Động vật: Quá trình phát triển phôi người có những biểu hiện điển hình:
- Khe mang: Giai đoạn đầu 18-20 ngày có ở cổ giống như mang cá sụn. Sau đó:
+ Biến thành mang: ở cá, ấu trùng lưỡng cư.
+ Tiêu biến: ĐVCXS ở cạn.
- Não chia thành 5 phần rõ rệt: Phôi 1 tháng.

156
- Đuôi: Khá dài (20-25cm) ở giai đoạn phôi
2 tháng.
- Ngón chân cái nằm đối diện các ngón
khác: Giai đoạn 3 tháng.
- Lớp lông mịn: Tháng thứ 6, trừ môi, gan
bàn tay, gan bàn chân. Hai tháng
trước lúc sinh thì rụng đi.
- Dây sống → Cột sống sụn → Cột xương
sống.
- Tim: 2 ngăn (cá) → 3 ngăn (lưỡng cư, bò
sát) → 4 ngăn (chim, thú)
- Có 3 - 4 đôi vú: Sau chỉ còn một đôi phát Hình 14.2. Sự giống nhau trong phát triển phôi
triển.
* Thực vật: Cây trắc bách diệp khi mới mọc lá hình kim giống như lá thông, cây trưởng thành lá
gồm các vảy xếp chồng lên nhau → tổ tiên của trắc bách diệp gần với thông.

2. Nhận xét
* Sự giống nhau trong phát triển phôi.
→ Là bằng chứng về nguồn gốc chung giữa các nhóm phân loại khác nhau.

* Sự khác nhau trong phát triển phôi.


→ Trong quá trình phát triển, các loài sinh vật đã tiến hoá theo các hướng khác nhau.

3. Định luât phát sinh sinh vật


Sự phát triển của phôi của cá thể lặp lại một cách rút gọn sự phát triển, tiến hóa của loài.

III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÝ SINH VẬT HỌC

1. Sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau:


- Do sự phát tán: Các vùng càng gần nhau thì càng
có hệ động, thực vật giống nhau.
- Do sự phân tách lục địa: Lục địa Úc tách rời lục
địa châu Á vào cuối đại Trung sinh vào thời
điểm chưa có thú có nhau.
- Do sự tiến hoá đồng quy: Các loài sống trong cùng
một điều kiện môi trường sống.
VD: Cá mập (cá), ngư long (bò sát), cá voi

157
(thú) đều rất giống cá do sống trong nước. 1. Cá mập; 2. Ngư long; 3. Cá voi
Hình 14.3. Đồng quy tính trạng

 74. Tại sao 2 loài sóc ở 2 khu


vực khác nhau lại có hình dạng
và khả năng giống nhau?

Hình 14.4. Sự giống nhau giữa 2 loài sóc

2. Sự khác nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau: Do qua thời gian ở các khu vực địa lý khác
nhau, CLTN đã tiến hành theo các hướng khác nhau tạo nên các loài đặc hữu cho từng vùng.

Nhận xét: Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa
lý, sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lý khác vào thời
kỳ nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới.

IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ


1. Bằng chứng tế bào học
Đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sinh vật là tế bào (trừ virus). Tức là mọi cơ thể đều
được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trên cơ sở sự hoạt động của
các tế bào.

2. Bằng chứng sinh học phân tử


a. Ví dụ: Người và tinh tinh:
ADN giống nhau 97,6% (giống vượn: 76%); chuỗi Hb giống nhau 100%.
b. Nhận xét
- Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung 8 loại nucleotide (A, U, G, X, rA, rU, rG, rX)
cấu tạo nên acid nucleic, 20 loại acid amine cấu tạo nên protein và đều sử dụng chung một
64 bộ mã di truyền.
- Tất cả các loài sinh vật đều có cơ chế ADN nhân đôi, phiên mã và dịch mã và đều dựa trên
nguyên tắc bổ sung.
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các aa, nucleotide càng giống nhau và
ngược lại.

158
 75. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc và đã tiến hóa theo các
hướng khác nhau?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 24

1.“Bằng chứng tiến hóa” nghĩ là gì?


2. Sơ đồ hóa các bằng chứng tiến hóa?
3. Vẽ, mô tả sơ đồ tư duy về các bằng chứng tiến hóa?

Hãy mơ như là bạn sẽ sống mãi mãi, hãy sống như là ngày mai bạn sẽ ra đi.

159
BÀI 25: CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

➢ Lamarck và Darwin đã giải thích quá trình hình thành loài hươu cao cổ
như thế nào?
➢ Những luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa tổng hợp – hiện đại là gì?

I. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN


1. Học thuyết Lamarck
a. Cơ sở ra đời
- Trước Lamarck, thời kỳ đêm trường trung cổ ở Châu Âu: Kitô giáo thống trị và cho rằng toàn bộ
sinh giới ngày nay do đấng siêu nhiên của họ tạo nên. Do là đấng siêu nhiên tạo ra nên các loài
đều mang các đặc điểm thích nghi, hợp lý với môi trường sống. Vì hợp lý như vậy nên quan
niệm phổ biến coi sinh vật là Bất biến.

a. Giàn thiêu b. Giá treo cổ


Hình 15.1. Hình phạt cho các quan điểm khoa học đi ngược lại Kitô giáo

- Những tài liệu phân loại học, hình thái học so sánh, giải phẫu học so sánh tích luỹ trong thế kỷ
XVII, XVIII.

→ Ông thấy có những bằng chứng về sự Biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.

b. Nội dung cơ bản


* Nguyên nhân
+ Do ngoại cảnh: Không đồng nhất, thường xuyên thay đổi, thay đổi chậm chạp → Là nguyên
nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
+ Do sinh vật: Chủ động thích ứng bằng cách thay đổi tập quán hoạt động.

* Cơ chế
+ Cơ chế phát sinh, di truyền các BD

160
Các biến đổi (sử dụng hay không sử dụng) do ngoại cảnh, tập quán hoạt động → Đều tích
luỹ qua các thế hệ → Những biến đổi sâu sắc. (1)

+ Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi


 Do ngoại cảnh: Thay đổi chậm chạp → sinh vật thích nghi kịp thời → không loài nào bị đào
thải.
 Do sinh vật: Chủ động phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường bằng
cách thay đổi tập quán hoạt động các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì phát triển
và ngược lại. Và nó biến đổi nhất loạt giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh. (2)

+ Cơ chế hình thành loài: Từ một tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những hướng khác
nhau nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “luyện tập” để thích ứng với các môi trường mới → Hình
thành nên các loài khác nhau. VD: Sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn. (3)

c. Hạn chế
- (1) → Chưa phân biệt được BD di truyền với BD không di truyền.
- (2) → Chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- (3) → Chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp.

 76. Điều thành công nhất của học thuyết tiến hóa Lamarck là gì?

2. Học thuyết tiến hoá Darwin


a. Nguyên nhân: Do Biến dị (BD cá thể)
* Định nghĩa: Biến dị cá thể là sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài
trong quá trình sinh sản.
* Phân loại:
+ Biến dị do ngoại cảnh và tập quán hoạt động sống: Là những biến đổi đồng loạt theo một
hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến
tiến hoá.
+ Biến dị trong quá trình sinh sản: Là các biến dị xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ, không theo
hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.

b. Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi, loài mới: Dưới tác động của CLTN và CLNT.
- Tất cả các loài luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có
thể sống sót đến sinh sản.
- Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất
thường về môi trường.

161
- Các cá thể của cùng một bố mẹ, mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ
hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm, gọi là BD cá thể. Phần nhiều,
các BD này được di truyền lại cho các thế hệ sau.
Suy ra:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn, gọi là đấu tranh sinh
tồn. Do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích
nghi tốt hơn, dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác thì sẽ để
lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày càng
tăng, các cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm. Quá trình đó gọi là
CLTN.
Các loài sinh vật trên trái đất thống nhất do có chung nguồn gốc, còn thành phần loài đa dạng
hay khác biệt nhau là do các loài đã tích luỹ các đặc điểm thích nghi với các môi trường sống
theo các hướng khác nhau qua hàng triệu năm tiến hoá.

Đặc điểm CLTN CLNT


Đối tượng Tất cả các loài sinh vật. Vật nuôi, cây trồng và VSV.
Yếu tố tiến hành Môi trường sống. Con người.
Nguyên liệu Biến dị di truyền. Biến dị di truyền.
Động lực (Nguyên Đấu tranh sinh tồn. Nhu cầu thị hiếu, thẩm mĩ của con
nhân) người.
Nội dung Gồm 2 mặt đào thải các biến dị có Gồm 2 mặt, đào thải các BD có hại,
hại, tích lũy các biến dị có lợi cho
bản thân sinh vật.
Thời gian Dài, hàng trăm đến hàng triệu năm. Ngắn, chỉ một vài năm hoặc vài
chục năm. Thậm chí ngay tức thì.
Kết quả - Sinh vật ngày càng thích nghi với -Vật nuôi, cây trồng và VSV ngày
môi trường sống. càng đáp ứng được nhu cầu của con
- Sinh giới ngày càng đa dạng và người.
phong phú. - Vật nuôi, cây trồng và VSV ngày
càng đa dạng, phong phú.

c. Thành công
- Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

162
- Chứng minh được rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc
chung.

a - Giải thích theo Lamarck b - Giải thích theo Darwin


Hình 15.1. Giải thích quá trình tiến hóa hình thành loài hươu cao cổ

 77. Hãy dùng luận điểm của Lamarck và Darwin, kết hợp với Hình 15.1 giải thích quá trình
hình thành loài hươu cao cổ?

d. Hạn chế: Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
 78. Tại sao nói hạn chế trên của Darwin là hạn chế không thể tránh khỏi?

II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP - HIỆN ĐẠI -BÀI 26
1. Cơ sở ra đời: Trên cơ sở:
- Cơ chế tiến hoá bằng CLTN của học thuyết Darwin.
- Các thành tựu của di truyền học, đặc biệt là di truyền học quần thể.
Kết quả: Vào những năm 40 của thế kỉ XX, Fisher, Haldane, Dobzhansky, Wright, Mayr và một
số nhà khoa học khác đã tổng hợp, xây dựng nên.

163
2. Phân loại
Được chia thành 2 quá trình:
Quá trình Tíên hoá nhỏ Tiến hoá lớn
Nội dung Là quá trình làm biến đổi cấu cấu Là quá trình hình thành các
trúc di truyền của quần thể. nhóm phân loại trên loài: chi, họ,
bộ, lớp, ngành, giới.
Quy mô Nhỏ-Quần thể. Rộng lớn
Thời gian Ngắn Dài, hàng triệu năm
Kiểm chứng bằng Có Không
thực nghiệm
Kết quả Hình thành đặc điểm thích nghi Hình thành loài mới (Sinh giới
đa dạng, phong phú)
→ Quá trình hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

3. Nguồn nguyên liệu tiến hoá: Là Biến dị di truyền của quần thể. Phát sinh do:
* Do đột biến: Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Giao phối
* Do giao phối: Đột biến (BD sơ cấp) → BD tổ hợp (BD thứ cấp).
* Do nhập gene: Sự nhập cư của các cá thể hoặc các giao tử mang BD từ quần thể khác vào.
 Kết quả: Các quần thể tự nhiên đều rất đa hình, tức có nhiều BD di truyền.

4. Các nhân tố tiến hoá


a. Định nghĩa

 79. Một quần thể tuân theo định luật Hardy-Weinberg có tiến hóa hay không?Vì sao?

164
b. 5 nhân tố tiến hoá
NTTH Nguyên nhân - Cơ chế Các hình thức Vai trò
Đột Tần số ĐB ở từng gene rất nhỏ ĐB gene. - Là nhân tố chính, nguồn
biến (10-6→10-4), nhưng số lượng ĐB NST. phát sinh các BD di truyền
gene của mỗi loài là rất lớn → của quần thể.
khả năng cơ thể, quần thể xuất - ĐB gene là nguồn nguyên
hiện ĐB rất lớn. liệu sơ cấp, qua giao phối
tạo ra vô số BD tổ hợp -
nguồn nguyên liệu thứ cấp
của tiến hóa.
Di- Các quần thể thường không cách  Phát tán cá thể hoặc giao Làm phong phú vốn gene
nhập ly hoàn toàn → Di-nhập cá thể tử tới quần thể. hoặc mang đến các loại allele
gene từ quần thể này vào quần thể  Giao phối với cá thể đã có trong quần thể.
khác, làm cho tần số allele và (đực) lân cận.
thành phần KG của quần thể
thay đổi.
CLTN Là quá trình phân hoá khả năng  Chọn lọc chống lại allele  Quy định chiều hướng,
sống sót và khả năng sinh sản trội nhịp điệu biến đổi thành
(phân hoá mức độ thành đạt  Chọn lọc chống lại allele phần KG của quần thể.
sinh sản) của các cá thể với KG lặn  Hình thành quần thể có
khác nhau trong quần thể. nhiều cá thể mang các KG
→ Trong mỗi điều kiện môi quy định các đặc điểm thích
trường, CLTN tác động trực tiếp nghi.
lên KH, gián tiếp làm biến đổi
tần số KG, qua đó làm biến đổi
tần số allele của quần thể.

165
Các Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến  Thay đổi fallele không Có thể làm nghèo vốn gene
yếu tố đổi thành phần KG, và tần số theo một chiều hướng nhất của quần thể, giảm sự đa
ngẫu tương đối của các allele của định. dạng di truyền.
nhiên quần thể từ thế hệ này sang thế  Một allele nào đó dù có
(Biến hệ khác. lợi cũng có thể bị loại bỏ
động di Quần thể kích thước càng nhỏ hoàn toàn và một allele có
truyền → càng dễ làm thay đổi fallele của hại cũng có thể phổ biến
– Phiêu quần thể và ngược lại. trong quần thể.
bạt di
truyền)
Giao Không làm thay đổi fallele của Giao phối gần - tự thụ Làm nghèo vốn gene của
phối quần thể nhưng lại làm thay đổi phấn. quần thể, giảm sự đa dạng di
không thành phần KG theo hướng tăng Giao phối có chọn lọc: truyền.
ngẫu dần KG đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu hình
nhiên giống nhau có xu hướng
giao phối với nhau.

 80. So sánh tốc độ chọn lọc của hai hình thức trên và giải thích?
 81. Tại sao CLTN làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể
sinh vật nhân thực?
 82. Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về
số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?
 83. Có phải cả 5 nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số allele, thành phần KG của quần thể?

166
So sánh các thuyết tiến hoá
Vấn đề phân
Thuyết Lamarck Thuyết Darwin Thuyết hiện đại
biệt
- Thay đổi của - BD. - Quá trình ĐB.
ngoại cảnh. - Di truyền. - Di - nhập gen.
Các nhân tố - Tập quán hoạt - CLTN. - Giao phối không ngẫu nhiên.
tiến hóa động (ở động vật). - CLTN.
- Các yếu tố ngẫu nhiên. (Phiêu bạt
gene).
Các cá thể cùng
loài phản ứng Đào thải các BD bất lợi, tích
Hình thành Dưới tác động của 3 nhân tố chủ
giống nhau trước luỹ các BD có lợi dưới tác
đặc điểm yếu: quá trình ĐB, quá trình giao
sự thay đổi từ từ dụng của CLTN. Đào thải là
thích nghi phối và quá trình CLTN.
của ngoại cảnh, mặt chủ yếu.
không có đào thải.
Dưới tác dụng của Được hình thành dần dần qua Là quá trình cải biến thành phần
ngoại cảnh, loài nhiều dạng trung gian dưới tác KG của quần thể theo hướng thích
Hình thành biến đổi từ từ, qua dụng của CLTN theo con nghi, tạo ra KG mới cách li sinh sản
loài mới nhiều dạng trung đường phân ly tính trạng từ với quần thể gốc.
gian. một nguồn gốc chung.

Chiều Nâng cao trình độ - Ngày càng đa dạng. Tiến hoá là kết quả của mối tương
hướng tiến tổ chức từ đơn giản - Tổ chức ngày càng cao. tác giữa cơ thể với môi trường và
hóa đến phức tạp. - Thích nghi ngày càng hợp lý. kết quả là tạo nên đa dạng sinh học.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 15

1. Hãy nêu ra các khái niệm cơ bản đã được đưa ra trong học thuyết tiến hóa của Lamarck và
Darwin?
2. Nêu các nội dung cơ bản của học thuyết tiến hóa tổng hợp – hiện đại?

”The best way to predict the future is to create it” – Peter Drucker
(Cách tốt nhất để biết được về tương lai của mình là hãy tạo ra nó)

167
BÀI CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

➢ Tại sao con sâu rau lại có mầu xanh?


➢ Tại sao sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú?

I. CƠ CHẾ PHÁT SINH BIẾN DỊ


Do ĐB, giao phối và di nhập gene (Xem chương I và II của phần I – Di truyền học).

BÀI 27 - HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI - QUẦN THỂ THÍCH NGHI
1. Đặc điểm thích nghi
a. Ví dụ: Sâu sồi giống hoa sồi, cành sồi; bọ que giống que khô; bọ lá giống lá, …
Màu sắc sặc sỡ của con công đực, …

a. Bọ que b. Bọ lá c. Bọ xít
Hình 16.1. Một số đặc điểm thích nghi của sinh vật

b. Định nghĩa: Là các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường, làm tăng khả năng sống
sót và sinh sản của chúng.

c. Đặc điểm
- Được hoàn thiện từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Số lượng cá thể thích nghi ngày càng tăng trong quần thể qua các thế hệ khác

2. Phân loại
a.Thích nghi kiểu hình (Thích nghi sinh thái): Chính là thường biến.
b.Thích nghi kiểu gene (Thích nghi lịch sử): Chính là dựa trên cơ sở biến dị di truyền.

3. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi- a. Một số bằng chứng
* Hình thành đặc điểm thích nghi với môi trường sống: Nguỵ trang, đe doạ, bắt chước, tự vệ hoặc
thu hút.

168
+ Màu sắc, hình dáng lẫn với nền môi trường:
Bọ que, bọ lá, …
+ Màu sắc báo hiệu nhằm đe dọa, dọa nạt kẻ
thù: Rắn san hô, rắn vua, …
+ Tiết ra mùi hôi khó chịu: Bọ xít, bọ hung, … Hình 16.2. Màu sắc dọa nạt
+ Tiết ra mùi thu hút (thụ phấn hoặc giao phối): Các loài hoa, …
+ Có loài không độc nhưng màu sắc sặc sỡ như loài có độc: Rắn vua, …

* Tăng cường sức đề kháng của sâu bọ:


+ Ở Italia, 1944 DDT diệt được gần hết giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia nhưng đến
1948 DDT không còn khả năng dập tắt dịch.
+ Ở Nga, 1950 DDT diệt được 95% ruồi, 1953 chỉ diệt được 5-10%.
+ 1957, DDT hoàn toàn mất hiệu lực đối với loài rận trên toàn thế giới.

* Tăng cường sức đề kháng của VK:


Khi penicilline được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh trong việc
tiêu diệt các VK tụ cầu vàng gây bệnh cho người nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này giảm đi rất
nhanh.

b. Thí nghiệm
* Đối tượng: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương.
* Các bước

Hình 16.3. Kết quả thí nghiệm

*Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô
nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được đều là
bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim
bắt được ở vùng này, thấy số lượng bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng.

169
* Thí nghiệm 2: Thả 500 bướm trắng vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng bị ô nhiễm
(thân cây màu đen). Sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm
đen. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt
được ở vùng này, thấy số lượng bướm trắng nhiều hơn so với bướm đen.
 84. Giải thích kết quả thí nghiệm trên?

* Nhận xét - Vai trò của CLTN


- Sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.
- Tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các allele tham gia qui định các đặc
điểm thích nghi.
c. Cơ sở di truyền
- Mỗi đặc điểm thích nghi không phải do một gene mà do nhiều gene cùng quy định.
- Trong tự nhiên đột biến không ngừng phát sinh: Theo thời gian trong quần thể tích luỹ rất nhiều
đột biến, qua giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Kết quả hình thành nên Quần thể có tính
đa hình.
(Đột biến và giao phối tạo nên tính đa hình của quần thể)
- Trong mỗi một môi trường CLTN đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho
sinh vật trong môi trường đó.
- Các cá thể mang đặc điểm thích nghi ngày càng sinh sản ưu thế và chiếm đa số trong quần thể.

d. Kết luận: Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình
- Tích luỹ các allele cùng tham gia quy định KH thích nghi, môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc
những cá thể có KH thích nghi mà không tạo ra đặc điểm thích nghi.
- Làm tăng dần số lượng cá thể có KH thích nghi. Nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng xác
định thì khả năng thích nghi sẽ không ngừng được hoàn thiện qua các thế hệ.
- Phụ thuộc vào:
(1) Quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB. (Đột biến)
(2) Quá trình sinh sản. (Giao phối)
(3) Áp lực CLTN. (Chọn lọc tự nhiên)

4. Sự hợp lý tương đối của mỗi đặc điểm thích nghi


*Ví dụ: Một số quần thể loài rắn Thamnophis sirtalis có
khả năng kháng lại chất độc của một loại kì giông
nhỏ. Nhưng sau khi ăn thì nó không thể bò nhanh
được nên dễ lại làm mồi cho các loài ăn rắn.
Hình 16.4. Rắn ăn kì giông nhỏ

170
*Kết luận
- Vì trong môi trường này nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không
thích nghi.
- CLTN chọn lọc KH của một sinh vật theo lối "thỏa hiệp", duy trì một KH dung hòa với nhiều
đặc điểm khác nhau. (Bản chất vẫn là đặc điểm thích nghi chỉ có tính tương đối)
 Vậy, không có một đặc điểm thích nghi hoặc một cơ thể sinh vật nào thích nghi với nhiều môi
trường khác nhau.

 85. Cho VD về đặc điểm thích nghi? Từ đó đề xuất giả thuyết về quá trình hình thành đặc
điểm thích nghi đó?
 86. Hiện tượng ếch kêu trời mưa là đặc điểm thích nghi hay không thích nghi? Hãy phân
tích?
Cho ví dụ về đặc điểm thích nghi và chứng minh nó chỉ hợp lý tương đối?

Hình 16.5. Bản đồ khái niệm quá trình hình thành quần thể thích nghi

BÀI 28-29-30 : LOÀI VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LOÀI MỚI


1. Loài
a. Định nghĩa: Là một hoặc một nhóm các quần thể, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với
nhau và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách ly sinh sản với các nhóm quần
thể khác thuộc loài khác.

171
b. Đặc điểm
*Ý nghĩa
- Cách ly sinh sản là một tiêu chuẩn khách quan, chính xác nhất để xác định hai quần thể thuộc
cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau.
- Có ý nghĩa trong việc phân biệt hai loài thân thuộc có hình thái rất giống nhau.
*Hạn chế
- Không thể xác định hai loài cách ly sinh sản ở mức độ nào với nhau.
- Không sử dụng được với loài sinh sản vô tính.

 Tuỳ vào hai loài cần phân biệt mà cần căn cứ vào một hoặc cùng một lúc một vài tiêu chuẩn:
Hình thái, sinh sản, hoá sinh, phân tử.

2. Các cơ chế cách ly sinh sản giữa 2 loài


a. Cách ly trước hợp tử
* Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau, ngăn cản sự thụ tinh tạo
ra hợp tử.
* Phân loại
+ Cách ly nơi ở (sinh cảnh): Do các nhóm cá
thể phân bố ở các khu vực khác nhau nên khả
năng giao phối với nhau giữa các cá nhóm cá thể
thấp.
Ví dụ: Mao lương.
Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi nách lá,
Hình 16.6. Hai loài mao lương
vươn dài bò trên mặt đất.
1. Loài ở bãi cỏ ẩm; 2 Loài ở bờ ao
Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao: Lá hình
bầu dục, ít răng cưa.

+ Cách ly tập tính: Trong tự nhiên các cá thể có xu hường giao phối với cá thể giống mình.
Ví dụ: Ở Châu Phi, có 2 nhóm cá giống hệt nhau và chỉ khác nhau về màu sắc – cá đỏ và cá
xám. Cá đỏ chỉ giao phối với cá đỏ, cá xám chỉ giao phối với cá xám, còn cá đỏ và cá xám
không giao phối với nhau.

+ Cách ly thời gian (mùa vụ): Do chu kì sinh sản của các nhóm cá thể khác nhau về thời gian.
Ví dụ: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ sâu
róm,…) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong bờ. Mùa
lũ hàng năm vào tháng 5.

172
Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về.
Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ .

+ Cách ly cơ học: Cấu tạo cơ thể, cơ quan sinh sản khác nhau dẫn tới không giao phối được với
nhau.
Ví dụ:
- Do cấu tạo xoắn khác nhau nên cơ quan sinh sản của 2 loài
ốc sên không phù hợp, từ đó không giao phối được với
nhau (Hình 16.7).
- Chiều dài ống phấn của cây này không tới noãn cầu của cây
khác. Hình 16.7. Cách li
cơ học ở ốc sên

b. Cách ly sau hợp tử


* Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu
thụ.
* Phân loại: Thể hiện ở 3 mức độ:
+ Hợp tử không phát triển;
+ Con lai giảm sức sống;
+ Con lai bất thụ.

Như vậy, ở loài sinh sản hữu tính, cách ly sinh sản là yếu tố quyết định đánh dấu sự hình thành
loài mới từ quần thể của loài gốc.

3. Cơ chế hình thành loài

Hình 16.8. Sơ đồ quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài

a. Hình thành loài khác khu vực địa lý (Con đường cách ly địa lý)
* Bằng chứng
Chim sẻ ngô (Parus major): Do khả năng phát tán mạnh nên phân bố khắp Châu Âu, Châu Á, Bắc
Phi, các đảo Địa Trung Hải.

173
+ Nòi Châu Âu: Sải cánh 70-80mm, lưng xanh, bụng vàng.
+ Nòi Ấn Độ: Sải cánh 55-70mm, lưng và bụng đều xám.
+ Nòi Trung Quốc: Sải cánh 60-65mm, lưng vàng, gáy xanh.
Hiện tượng:
Nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ-Trung Quốc đều có các dạng lai tự
nhiên → cùng loài.
Nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-Trung Quốc, thượng lưu sông Amua không có dạng lai.

* Thí nghiệm: Của Diane Dodd, trường ĐH Yale Mỹ.

Hình 16.9. Thí nghiệm của Dodd

+ Chia quần thể ruồi giấm Drosophila pseudo obscura thành nhiều quần thể nhỏ, nuôi trong các
môi trường nhân tạo khác nhau. Một số quần thể nuôi bằng tinh bột, một số được nuôi bằng
maltose.
Sau nhiều thế hệ, từ một quần thể ban đầu đã tạo nên hai quần thể thích nghi với việc tiêu hoá
tinh bột và tiêu hóa đường maltose.
+ Cho hai loại ruồi sống chung, thấy ruồi “maltose” có xu hướng thích giao phối với ruồi
“maltose” hơn và ngược lại.
* Cơ chế
+ Nguyên nhân
 Loài mở rộng khu vực phân bố.
 Khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý (sông, núi, biển, …)
 Ngăn cản cá thể của các quần thể giao phối với nhau, tạo điều kiện cho các nhân tố tiến hóa
tác động theo các hướng khác nhau và duy trì sự khác biệt về fallele và thành phần KG giữa
các quần thể.
+ Phạm vi: Chủ yếu xảy ra với các loài có khả năng phát tán mạnh, đặc biệt là động vật.

174
+ Quá trình: Từ quần thể đơn hình, nhờ đột biến và giao phối đã hình thành Quần thể đa hình. Do
bị các chướng ngại địa lý (sông, núi, phát tán, …) phân cắt thành các quần thể nhỏ hơn.
Trong các điều kiện môi trường khác nhau, NTTH (đặc biệt là CLTN) làm cho các nhóm
quần thể ngày càng khác biệt nhau về tần số allele và thành phần KG. Kết quả làm cho các
nhóm quần thể tích lũy các vốn gene ngày càng khác nhau và mang các đặc điểm khác
nhau, dần dần dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.

+ Đặc điểm
 Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều thế hệ.
 Không phải là cách ly sinh sản mà là điều kiện duy trì sự khác biệt tần số allele và thành phần
KG giữa các quần thể để dẫn tới quá trình cách ly sinh sản, đánh dấu sự xuất hiện loài
mới.
 Quá trình hình thành các quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

b. Hình thành loài cùng khu vực địa lý


* Hình thành loài bằng cách ly tập tính
+ Bằng chứng
VD: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ sâu róm…)
rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong bờ.
Mùa lũ hàng năm: tháng 5.
-Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về.
-Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ.

Giả sử sau này bãi bồi trở thành đất liền thì lúc đó 2 nhóm không thể thụ phấn được cho
nhau và sẽ song song tồn tại. Qua thời gian dài tất yếu 2 vốn gene sẽ ngày càng sai khác,
từ đó hình thành nên 2 loài khác nhau.

+ Thí nghiệm: Ở Châu Phi, có 2 loài cá không giao phối với nhau:
Đặc điểm Loài 1 Loài 2
Giống nhau Hình thái
Khác nhau Màu đỏ Màu xám

Chiếu ánh sáng đơn sắc → giống màu nhau


→ 2 cá thể của 2 loài giao phối với nhau. Hình 16.10. Cá xám và cá đỏ

175
+ Cơ chế
Từ quần thể đơn hình, nhờ đột biến và giao phối đã hình thành Quần thể đa hình. Trong quần
thể các cá thể có xu hướng giao phối với các cá thể giống mình (giao phối có lựa chọn). Theo
thời gian các nhóm cá thể tích lũy các vốn gene theo các hướng khác nhau, dần dần dẫn đến
cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.

* Hình thành loài bằng cách ly sinh thái


+ Bằng chứng: Mao lương.
Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất.
Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao: Lá hình bầu dục, ít răng cưa.
+ Cơ chế:
Từ quần thể đơn hình, nhờ đột biến và giao phối đã hình thành Quần thể đa hình. Trong quá
trình phát phát tán đã hình thành các nhóm cá thể thích nghi với các ổ sinh thái khác nhau. Các
cá thể sống trong cùng một ổ sinh thái có xác suất giao phối với nhau cao hơn với các cá thể
thuộc các ổ sinh thái khác. Theo thời gian dẫn tới tích lũy các vốn gene theo các ổ sinh thái khác
nhau, sau đó dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.

+ Phạm vi: Xảy ra chủ yếu với các loài động vật ít di chuyển.

* Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá


+ Đa bội hoá khác nguồn
 Bằng chứng
Loài cỏ Spartina ở Anh (2n=120), là kết quả lai tự nhiên giữa một loài gốc Châu Âu
(2n=50) với một loài gốc Mỹ nhập vào Anh (2n=70). Thể song nhị bội xuất hiện đầu tiên năm
1870 ở bờ biển miền Nam nước Anh. Đến 1902, phát tán khắp bờ biển nước Anh, 1906 lan
sang Pháp. Vì chăn nuôi tốt nên được phổ biến khắp thế giới.
 Thí nghiệm
Lai cải củ (Raphnus) và cải bắp
(Brassica) (Hình 16.10)
 Cơ chế
- Tế bào cơ thể lai khác loài chứa bộ NST
của hai loài bố mẹ không tương đồng, dẫn
tới kỳ đầu I không xảy ra sự tiếp hợp, làm
trở ngại cho phát sinh giao tử. Vì vậy cơ
Hình 16.11. Lai xa giữa cải củ và cải bắp
thể lai xa thường chỉ sinh sản vô tính.
nA × nB → nA+nB → Loài sinh sản vô tính.

176
- Nếu cơ thể lai được đa bội hoá (lưỡng bội hóa) → Có khả năng sinh sản hữu tính (các NST
sắp xếp thành cặp) → Loài mới (Vì nó được cách ly sinh sản với hai loài bố mẹ).
nA × nB → nA+nB → 2(nA+nB) → Loài sinh sản hữu tính. (Mới thấy ở thực vật)

+ Đa bội hoá cùng nguồn


 Bằng chứng: Hai loài thằn lằn cái 3n trinh sản - đẻ trứng (3n) và trứng phát triển trực tiếp
thành thằn lằn con mà không qua thụ tinh.

a. Leiolepis ngovantrii b. Cnemidophorus sonorae


Hình 16.12. Một số loài thằn lằn trinh sinh
 Thí nghiệm: Cải củ tứ bội (4n), cải củ tam bội (3n), dưa hấu tam bội (3n)…
 Cơ chế:
- Xuất hiện do nguyên phân: Tác động lên đỉnh sinh trưởng hoặc mẩu mô bằng colchicine.
Kết quả, làm cho NST nhân đôi nhưng không phân li, hình thành nên cơ thể tứ bội (4n).

- Xuất hiện do giảm phân: Do giảm phân không bình thường đã hình thành nên giao tử 2n.
+ Sự kết hợp giữa giao tử đột biến lưỡng bội (2n) với giao tử bình thường (n) tạo nên thể
đa bội lẻ tam bội: 2n x n → 3n → Loài mới sinh sản vô tính.
+ Sự kết hợp giữa các giao tử đột biến lưỡng bội (2n) tạo nên thể đa bội chẵn:
2n x 2n → 4n → Loài mới sinh sản hữu tính.

 87. Trong các con đường hình thành loài, con đường nào diễn ra nhanh nhất? Vì sao?

177
Bài 31- CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM PHÂN LOẠI TRÊN LOÀI – TIẾN HÓA LỚN

1. Bằng chứng: Bằng chứng ở ruồi giấm, tinh tinh, người…


- Một số đột biến ở ruồi giấm làm đóng mở các gene nhầm thời điểm, nhầm vị trí có thể tạo nên
những đặc điểm hình thái bất thường như có 4 cánh hoặc có chân mọc ở đầu thay vì ăng ten.
- Người và tinh tinh giống nhau 98% nhưng về mặt hình thái thì lại khác xa nhau.

2. Thí nghiệm: Do Boraas tiến hành năm 1988 ở tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris bằng cách nuôi
tảo trong môi trường có nhiều thiên địch chuyên ăn tảo.
- Sau một vài thế hệ, trong môi trường đã xuất hiện các khối tế bào hình cầu.
- Sau khoảng 20 thế hệ, hầu hết các tập hợp tế bào hình cầu bao gồm 8 tế bào.
- Sau 100 thé hệ, các tập hợp 8 tế bào có cấu trúc hình cầu chiếm tuyệt đại đa số
 Dưới áp lực của CLTN, những tế bào có khả năng tập hợp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ
thù được duy trì và đây là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.

3. Tiến hoá lớn


a. Cơ sở nghiên cứu
+ Nghiên cứu hoá thạch.
+ Các nghiên cứu phân loại sinh giới: Dựa trên mức độ giống nhau về đặc điểm hình thái, hoá
sinh và sinh học phân tử.

b. Đặc điểm
+ Tốc độ hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau.
VD: Cá phổi gần như không thay đổi suốt 150 triệu năm.

Hình 16.13. Một số loài cá phổi

+ Quá trình không cần những đột biến lớn mà chủ yếu là sự tích luỹ các đột biến nhỏ qua các thế
hệ

c. Kết quả

178
+ Sinh giới ngày càng đa dạng:
Nhờ có tiến hoá phân nhánh: Tổ tiên chung → Thế giới vô cùng phong phú đa dạng.
+ Tổ chức ngày càng phức tạp, thích nghi với môi trường.
+ Thích nghi ngày càng hợp lý.

d. Ý nghĩa
+ Giúp tìm hiểu về lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm loài trong quá khứ.
+ Xây dựng cây phát sinh chủng loại – cây phân loại sinh giới.

Kết luận: Nghiên cứu, phân loại thế giới sống và mối quan hệ với tiến hóa lớn, giúp xây dựng
cây phát sinh và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Quá trình tiến hóa của sinh
giới là quá trình thích nghi với môi trường sống.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 6

1. Giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của bọ xít hại nhãn?
2. Với mỗi con đường hình thành loài, hãy sơ đồ hóa và mô tả quá trình đó? Lấy ví dụ minh họa?

I always knew I was going to be rich. I don’t think I ever doubted it for a minute.”
(Tôi luôn luôn biết rằng tôi sẽ trở nên giàu có. Tôi đã không nghi ngờ điều đó một phút nào.)
– Warren Buffett –

179
BÀI 32- SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG

➢ Mầm mống sự sống đầu tiên được hình thành như thế nào? Sau khi hình
thành nó đã phát triển tạo nên toàn bộ sinh giới như thế nào?

I. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG


1. Tiến hoá hoá học - Tiến hoá phân tử: Gồm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
* Thí nghiệm: Của Miller và Urey.
* Cơ chế: Nhờ năng lượng trong tự nhiên
C,H  C,H,O  C,H,O,N: aa, ribonu, nu,…
(2) (3) (4)

 Nặng, theo nước mưa rơi xuống biển.


Kết quả: Biển đầy chất hữu cơ hoà tan.

* Kết quả: Hình thành các phân tử hữu cơ


đơn giản.

 88. Hãy cho biết ý nghĩa của các thành


phần cấu tạo nên hệ thống thí nghiệm
của Miller và Urey?
Hình 17.1. Thí nghiệm của Miller và Urey

b. Giai đoạn 2: Trùng phân các chất hữu cơ đơn giản thành hợp chất hữu cơ phức tạp.
* Thí nghiệm
Hỗn hợp acid amine khô được đun nóng ở 150-180oC  Các chuỗi polypeptide ngắn.

* Cơ chế: (Nối tiếp giai đoạn 1): Nhờ nguồn năng lượng tự nhiên, mà:
→ aa  protein đơn giản  protein phức tạp
→ ribonucleotide  ARN → ADN : acid nucleic
→ glucose → carbohydrate.
→ lipid

180
* Kết quả: Hình thành các phân tử hữu cơ phức tạp (polymer – cao phân tử) có kích thước, khối
lượng lớn.
b. Giai đoạn 3: Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp có khả năng tự nhân đôi.
- Một số ARN có hoạt tính của enzyme giúp nó nhân đôi tốt hơn. Tuy nhiên ARN có một mạch
nên không bền bằng ADN trong bảo quản thông tin di truyền nên CLTN đã giữ lại ADN.
- Acid amine tạo liên kết yếu với các ribonu trên ARN, tạo thành chuỗi polypeptide có đặc tính
của enzyme, thay thế chức năng xúc tác của ARN.

2. Tiến hoá tiền sinh hoc

* Nguyên nhân

Do đặc tính kị nước của lipid, đặc biệt là


phospholipid → hình thành lớp màng, gồm
2 lớp phospholipid bao bọc lấy tập hợp các
đại phân tử hữu cơ. Kết quả tạo nên các giọt
có thành phần khác nhau (liposome).

* Cơ chế
Hình 17.2. Đặc tính của phopholipid
Từ các hợp chất hữu cơ cao phân tử hoà tan với đặc tính của lipid (phospholipid) đã hình thành
nên các giọt dịch keo hữu cơ (Acid nucleic, protein, carbohydrate, lipid, …) Qua CLTN đã hình
thành nên 2 loại giọt liposome:
+ Các giọt chứa protein và acid nucleic (coacerva): Nó có dấu hiệu sơ khai của trao đổi chất,
tăng kích thước, sinh sản, duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch.
+ Các giọt không chứa đồng thời acid nucleic và protein: Không có các biểu hiện của sự
sống.

* Kết quả: Qua CLTN chỉ những giọt chứa đồng thời acid nucleic và protein có tiềm năng trở
thành mầm mống đầu tiên của sự sống.

KẾT LUẬN: Như vậy quá trình phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của của các hợp chất
carbon, dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử protein và acid nucleic có khả năng
tự nhân đôi, tự đổi mới.

 89. Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào? Kết quả của mỗi
giai đoạn là gì?

181
 90. Nguyên nhân nào thúc đẩy quá trình tiến hóa ở mỗi giai đoạn?
 91. Điều gì đã đảm bảo cho ADN thay thế ARN trong vai trò lưu giữ, bảo quản, truyền đạt
thông tin di truyền?

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG - Tiến hóa sinh học.


1. Hoá thạch
a. Ví dụ: Hoá thạch xương khủng long, xác voi ma mút trong băng tuyết, hổ phách một con
kiến,…

b. Định nghĩa: Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá của
vỏ trái đất.

c. Một số dạng hóa thạch

a. Hóa thạch bằng đá một con cá b. Hổ phách một con bướm và hai c. Xác voi ma mút 10.000 năm dưới lớp
con côn trùng băng ở Seberia (Nga)

Hình 17.3. Một số dạng hóa thạch

Hình 17.4. Quá trình hình thành hóa thạch bộ xương một con khủng long

Ngoài ra còn có các hóa thạch sống, như các Cóc Tam Đảo góp phần chứng minh quá trình
tiến hóa từ cá thành lưỡng; thú mỏ vịt giống thú nhưng đẻ trứng, điều đó chứng minh quá trình
tiến hóa từ bò sát đẻ trứng thành thú mang thai và đẻ con.

d. Phương pháp xác định tuổi


Với hóa thạch đá thì xác định qua chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ 14C (5730 năm) hoặc
238Ur (4,5 tỉ năm) trong hóa thạch.

182
e. Vai trò
- Cung cấp các bằng chứng trực tiếp nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
- Từ tuổi hóa thạch suy ra tuổi các địa tầng, là tài liệu nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển
của vỏ trái đất.

BÀI 33- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
a. Hiện tượng trôi dạt lục địa
* Ví dụ: - Cách đây 180tr năm siêu lục địa Pangaea bắt đầu phân tách thành 2 lục địa Bắc
(Laurasia) và lục địa Nam (Gondwana).
- Tiểu lục địa Ấn Độ cách đây khoảng 10tr năm đã sát nhập với lục địa Âu-Á làm xuất
hiện dãy núi Himalaya.
- Lục địa Bắc Mĩ vẫn đang tách ra khỏi lục địa Âu-Á với tốc độ 2cm/năm.

* Định nghĩa
Là hiện tượng các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới
chuyển động.

* Diễn biến
Cách đây 250tr năm, toàn bộ lục địa kết nối với nhau thành một siêu lục địa (Pangaea),
cách đây 180tr năm tách thành 2 lục địa Bắc và lục địa Nam và sau đó liên tiếp tách ra rồi
lại sát nhập và cuối cùng phân tách thành các lục địa như ngày nay.

* Vai trò
Hiện tượng trôi dạt lục địa làm thay đổi khí hậu, từ đó quy dịnh, hình thành nên hệ sinh
vật tương ứng.

b. Các đại địa chất


* Căn cứ phân chia thời gian địa chất: Các biến đổi địa chất
* Bản chất: Biến đổi về địa chất →Biến đổi về khí hậu → Quy định hệ sinh vật tương ứng.
* Sinh vật trong các đại địa chất: Nội dung này có thể xem thêm trong SGK. Ở đây chúng tôi
xin giới thiệu cách nhớ những nội dung chủ yếu.

183
ĐẠI CỔ TRUNG TÂN
C TRI CRE
KỈ C O S D (Than P (Tam JURA (Phấn TAM TỨ
đá) điệp) trắng)

Địa Khác Di Hình Không Không Liên Ưu Chia Liên Nay Không
chất
Khí Không Khô Ẩm Khô Ẩm Khô Khô Ẩm Khô Ẩm Khô
hậu (Băng (Băng (Băng
hà) hà) hà)

TV Phân Thực Mạch Không Hạt Không Trần Trị Hoa Trị Không
ĐV Ngành Diệt Cạn Trùng Sát Phân Thú Phân Vú Trưởng Người

Tv Tảo Xỉ Trần Trần hoa


 Đv Cư Xương Sát
 Tv Nhiều
Đv Biển Sát
B Tv Tảo Trị
S
Đv Cá
xương

➢ Nhớ 5 đại: THÁI NGUYÊN CỔ TRUNG TÂN

THÁI là Đại Thái Cổ; NGUYÊN là Đại Nguyên Sinh; CỔ là Đại Cổ Sinh; TRUNG là Đại
Trung Sinh; TÂN là Đại Tân Sinh.
➢ Nhớ 6 kỉ của Đại cổ sinh: Cảm Ơn Sự Đề Cao Pé; nhớ 3 kỉ của Đại trung sinh: Trỉ Jủ Rê.
Cảm là Cambri; Ơn là Ordovician; Sự là Silua; Đề là Devol; Cao là Carbon; Pé là Pecmi;
Tri là Triassic; Jủ là Jurassic; Rê là Cretaceous.
➢ Nhớ đặc trưng địa chất của các kỉ: Khác Di Hình Không Không Liên Ưu Chia Liên Nay
Không.
➢ Nhớ đặc trưng khí hậu của các kỉ: Không Khô Ẩm Khô Ẩm Khô Khô Ẩm Khô Ẩm Khô
➢ Nhớ đặc trưng thực vật ở các kỉ: Phân thực mạch không hạt không, trần trị, hoa trị,
không.
Phân nghĩa là PHÂN HÓA, trong khi đến kỉ Ordovician thực vật mới xuất hiện nên sự phân
hóa đấy là của Tảo; THỰC nghĩa là thực vật xuất hiện; MẠCH nghĩa là thực vật có mạch
xuất hiện; KHÔNG nghĩa là kỉ đó không có nội dung gì tương ứng; HẠT thực vật có hạt
xuất hiện; TRẦN cây hạt trần xuất hiện; TRỊ nghĩa là ngự trị, và đi sau cây hạt trần nên
nghĩa là cây hạt trần ngự trị; HOA nghĩa là thực vật có hoa xuất hiện; TRỊ nghĩa là ngự trị
nhưng sau thực vật có hoa nên là thực vật có hoa ngự trị.

184
➢ Nhớ đặc trưng thực vật ở các kỉ: Ngành diệt cạn, trùng sát phân, thú phân, vú trưởng
người.
NGÀNH nghĩa là phân hóa các ngành động vật; DIỆT nghĩa là động vật bị tiêu diệt hàng
loạt; CẠN nghĩa là động vật lên cạn; TRÙNG nghĩa là phát sinh côn trung; SÁT nghĩa là
bò sát xuất hiện; PHÂN nghĩa là bò sát phân hóa; THÚ nghĩa là xuất hiện thú; PHÂN
nghĩa là thú phân hóa; VÚ nghĩa là xuất hiện động vật có vú; TRƯỞNG xuất hiện linh
trưởng; NGƯỜI nghĩa là loài người xuất hiện.
Chú ý: Ngoài ra cần nhớ thêm một số nội dung về động vật, thực vật mà chúng tôi đã thêm ở phía
dưới bảng trên mà cách nhớ trên chưa truyền tải hết được. Những ý tưởng, đề xuất hay sẽ được
chúng tôi in trong sách và giữ nguyên bản quyền tác giả như em Dương Xuân Lực ở trên.

Như vậy, ranh giới giữa các đại, các kỉ thường là giai đoạn có những biến đổi địa chất của Trái
Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của
những sinh vật sống sót.

KẾT LUẬN: Quá trình phát triển của sự sống là từ mầm mống cơ thể sống đầu tiên - tế bào
nguyên thủy nhờ các nhân tố tiến hóa đã hình thành nên toàn bộ sinh giới ngày nay.

185
Hình 17.5. Các giai đoạn phát triển chính của sinh giới

 92. CLTN bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào?

CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 33

1. Quá trình phát sinh sự sống, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào?
2. Cải tiến, đề xuất các nhớ các sự kiện (địa chất, khí hậu, thực vật, động vật) trong các đại địa chất?

“Learning how to learn is life's most important skill." - Tony Buzan


(Học như thế nào là một kĩ năng quan trọng nhất trong cuộc sống)

186
BÀI 34: SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI NGƯỜI

➢ Con người có nguồn gốc từ đâu?Quá trình hình thành và phát triển của
loài người diễn ra như thế nào?

Hình 18.1. Quá trình hình thành loài người hiện đại

I. BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI NGƯỜI


1. Những đặc điểm tương đồng giữa người và thú: Cấu tạo cơ thể rất giống thể thức, cấu tạo
chung của ĐVCXS.

a. Bằng chứng hình thái học: Ở người có những cơ quan thoái hóa:
- Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu vết của mi mắt thứ ba ở chim và bò sát.
- Mấu lồi mép vành tai phía trên của người là di tích đầu nhọn của vành tai thú.
- Xuất hiện hiện tượng lại giống (lại tổ): Người có đuôi dài 20-25cm, có lông rậm khắp mình và
kín mặt (ma sói) hoặc có 3-4 đôi vú.
- Có lông mao bao phủ.

187
b. Bằng chứng giải phẫu học
- Bộ xương gồm những phần tương tự, các nội quan sắp xếp giống nhau.
- Có tuyến sữa.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Ruột thừa là vệt tích ruột tịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ.
c. Bằng chứng sinh lý
- Giống với thú là đẻ con và nuôi con bằng sữa.

d. Bằng chứng phôi sinh học: Sự phát triển phôi lặp lại các giai đoạn lịch sử của động vật.
- Có dấu vết của khe mang ở cổ khi phôi được 18-20 ngày.
- Phôi một tháng: Bộ não chia thành 5 phần rõ rệt giống như não cá. Về sau bán cầu đại não mới
trùm lên các phần sau, xuất hiện khúc cuộn và nếp nhăn.
- Có đuôi khá dài khi thai được 2 tháng tuổi.
- Tháng thứ 6 trên toàn bề mặt phôi vẫn còn có một lớp lông mịn, chỉ trừ môi, gan bàn tay, gan
bàn chân. Hai tháng trước lúc sinh lớp lông đó mới rụng đi.
- Phôi người thường có vài ba đôi vú, về sau chỉ một đôi ở ngực phát triển.

Kết luận: Những dấu hiệu trên chứng minh nguồn gốc của loài người từ ĐVCXS, đặc biệt quan
hệ gần gũi với lớp thú.

2. Điểm giống và khác nhau giữa người và vượn người


a. Điểm giống nhau
- Trong các loài thú thì vượn dạng người (gọi tắt là vượn người) giống người hơn cả.
Ngày nay có: Một loài vượn người cỡ bé: Là vượn
Ba loài vượn người cỡ lớn: Đười ươi, gorila (khỉ đột) và tinh tinh.
Trong số 4 loài vượn người nói trên, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất.
+ Vượn, đười ươi: Sống ở Đông Nam Á.
+ Gorila (khỉ đột), tinh tinh: Sống ở vùng nhiệt đới Châu phi.

Hình 18.2. Sự giống nhau trong cấu trúc bộ xương một số loài linh trưởng

188
- Vượn người rất giống người:
+ Hình dạng và kích thước: Không có đuôi, có thể đứng trên 2 chân sau.
+ Giải phẫu: Có 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt sống cùng, 32 răng (chỉ khác là kẽ răng của
vượn người thì hở mà răng người thì xếp sít nhau), vượn người cũng có 4 nhóm máu như
người, kích thước và hình dạng tinh trùng, cấu tạo của nhau thai giống nhau. Giống nhau
về cấu tạo bộ não,
+ Sinh lý: Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, thời gian có mang 270 – 275 ngày, cai sữa, về khả năng
hoạt động thần kinh.
+ Bằng chứng phôi sinh học: Phôi 3 tháng ngón chân cái nằm đối diện với cac ngón khác, giống
như ở vượn.
+ Hóa sinh: Người và tinh tinh trình tự nucleotide trên ADN giống nhau 97,6%; chuỗi –
hemoglobin giống nhau 100%.

b. Điểm khác nhau


* Hình thái
+ Vượn người đi lom khom, tay vẫn còn phải tỳ xuống mặt đất, do đó cột sống cong hình cung (tuy
đã bớt cong so với thú), lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp. Tay dài hơn chân, gót chân
không kéo dài ra sau, ngón chân dài, ngón cái đối diện với các ngón khác.

+ Người có dáng đứng thẳng, nên cột sống cong hình chữ S, khi chạy nhảy cơ thể ít bị chấn động.
Lồng ngực hẹp theo chiều trước – sau, xương chậu rộng (nhất là ở phụ nữ), tay ngắn hơn chân,
gót chân kéo dài ra phía sau, ngón chân ngắn, ngón cái không úp vào các ngón khác. Tay người
được giải phóng khỏi chức năng di chuyển, chuyên hoá với chức năng cầm nắm công cụ nên ngón
cái lớn và rất linh hoạt.

* Giải phẫu
+ Não vượn người còn bé, ít nếp nhăn (não tinh tinh: 460g, 600cm3, 392cm2), thuỳ trán ít phát triển,
mặt dài và lớn hơn hộp sọ. Não người to hơn nhiều, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn (1000 –
2000g, 1400 – 1600 cm3, 1250cm2), sọ lớn hơn mặt, thuỳ trán não người rộng gấp 2 lần ở vượn,
do đó trán người không còn gờ trên hốc mắt.

+ Xương hàm của vượn người không có lồi cằm. Do tiếng nói phát triển, người có lồi cằm, não
người có vùng cử động nói, vùng hiểu tiếng nói (chưa có ở động vật). Sự hình thành hệ thống tín
hiệu thứ 2 (tiếng nói, chữ viết) và khả năng tư duy trừu tượng là sự sai khác về chất lượng trong
hoạt động thần kinh của người so với vượn người.

189
* Sinh lý: Nguồn thức ăn chủ yếu của vượn người là thực vật. Bộ răng thô, răng nanh phát triển,
xương hàm to, góc quai hàm lớn. Trong lịch sử, người đã chuyển sang ăn cả thức ăn động vật, từ ăn
sống sang biết nấu chín thức ăn. Do đó bộ răng bớt thô, răng nanh ít phát triển, xương hàm bớt to,
góc quai hàm bé.

Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẩu, phôi, sinh học phân tử cho phép xác định mối quan hệ
họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm nào trên cơ thể người
được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất hiện.

Những đặc điểm giống nhau chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người, và có mối
quan hệ gần gũi nhất với tinh tinh, những điểm khác nhau nói trên chứng tỏ vượn người ngày nay
không phải là tổ tiên của người mà là 2 hướng tiến hóa khác nhau.

Con người thuộc: Lớp thú (Mammalia) - Bộ linh trưởng (Primates) - Họ người (Homonidae) - Chi
người (Homo) - Loài người (Homo sapiens)

II. CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
1. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động.
a. Cơ sở: Tổ tiên xa xưa của loài người là những dạng vượn người sống thành đàn trên cây, ăn quả,
lá cây, sâu bọ, trứng chim,…
Cuộc sống leo trèo đã phân hóa chức năng các chi. Chi trước để nắm cành cây, hái quả, đưa thức ăn
vào miệng. Chi sau đỡ lấy toàn thân khi di chuyển trên cây, thân gần như thẳng đứng.
Bản chất: Sống trên cây  Phân hóa chi, thân gần như thẳng.

b. Nguyên nhân: Vào nửa sau của kỉ Thứ ba (đại Tân sinh) băng hà tràn xuống phía Nam, khí hậu
lạnh, rừng thu hẹp dẫn tới vượn người phương nam đã buộc phải chuyển xuống mặt đất.

c. Cơ chế: Dáng đứng thẳng khi chuyển xuống mặt đất nhiều thú dữ đã có tác dụng phát hiện được
kẻ thù từ xa. Vượn người càng tiến ra nơi trống trải thì CLTN càng củng cố đặc điểm có lợi này.

d. Kết quả - Ý nghĩa: Dáng đi thẳng đã kéo theo hàng loạt các biến đổi hình thái, cấu tạo trên cơ thể
vượn người (cột sống, lồng ngực, xương chậu, …) nhưng hệ quả quan trọng nhất là giải phóng hai
chi trước khỏi chức năng di chuyển.
Qua hàng vạn năm dưới tác dụng của lao động, bàn tay được hoàn thiện dần, thực hiện những động
tác ngày càng phức tạp.

190
2. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết
a. Cơ sở
- Khi vượn người buộc phải di chuyển xuống mặt đất
nhiều thú dữ thì bản năng sống thành đàn được
củng cố. Sự yếu ớt của từng cá thể được bù lại bởi
sức mạnh của số đông, dựa vào nhau để tự vệ, kiếm
ăn.
- Việc chế tạo công cụ bằng đá phải có nhiều cá thể tham
gia. Hình 18.3. Lao động tập thể
b. Nguyên nhân
- Lao động trong tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi ý kiến giữa các thành viên.
- Truyền đạt kinh nghiệm cho người khác giúp đấu tranh có hiệu quả với thiên nhiên.

c. Cơ chế: Do đi thẳng thuận lợi cho sự biến đổi tư thế đầu và cổ làm cho bộ máy phát âm đã được
hoàn thiện dần. Từ những tiếng hú kéo dài có nội dung thông tin nghèo nàn của vượn người đã
dần dần hình thành tiếng nói của người có âm thanh tách bạch từng tiếng, nội dung thông tin ngày
càng phong phú. Cằm là nơi bám của cơ lưỡi nên tiếng nói càng phát triển thì lồi cằm càng dô ra.

d. Kết quả - Ý nghĩa: Sự phát triển của tiếng nói và sau này là chữ viết đã tạo điều kiện cho các thế
hệ loài người truyền đạt kinh nghiệm đấu tranh thiên nhiên và xã hội, tiết kiệm được công sức
mò mẫm tự phát. Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết được gọi
là sự di truyền tín hiệu độc đáo của xã hội loài người và phân biệt với sự di truyền sinh học được
thực hiện qua ADN.

3. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức

a. Cơ cở: Hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói, chữ viết là tín hiệu của tín hiệu – theo I.P.Pavlop).

b. Nguyên nhân: Do có hệ thống tín hiệu thứ hai mà số lượng phả xạ có điều kiện ở người phong
phú hơn ở động vật rất nhiều, đặc biệt bộ não người có khả năng phản ánh thực tại khách quan
dưới dạng trừu tượng, khái quát.

c. Cơ chế: Sự phát triển của lao động và tiếng nói đã kích thích sự phát triển của bộ não và các cơ
quan cảm giác. Tương ứng với tính thuận tay phải trong lao động, bán cầu não trái của người to
hơn bán cầu não phải. Tiếng nói ảnh hưởng đến một số vùng vỏ não như thùy trán, thùy thái
dương, hình thành một số trung khu mà động vật chưa có như vùng cử động nói, vùng hiểu tiếng
nói.

191
d. Kết quả - Ý nghĩa: Trên cơ sở đó hình thành ý thức. Nhờ có trí khôn, tổ tiên loài người đã phát
triển vượt lên tất cả các loài động vật khác.

4. Sự hình thành đời sống văn hóa


a. Cơ sở: Sự phát triển công cụ lao động.
b. Nguyên nhân
- Nhờ sự phát triển công cụ lao động, nguồn thức ăn thay đổi về số lượng và chất lượng. Ở một
giai đoạn nhất định, tổ tiên loài người đã chuyển từ thức ăn thuần túy thực vật sang việc dùng
thịt săn bắn được làm thức ăn, giúp cho việc tăng cường thể lực, thúc đẩy sự phát triển của bộ
não.
- Con người đã biết lợi dụng lửa lấy được trong các vụ cháy rừng rồi biết giữ lửa và làm ra lửa để
nấu chín thức ăn. Thức ăn chín đã làm tăng hiệu quả quá trình tiêu hóa, làm cho xương hàm
và bộ răng bớt thô, răng nanh thu nhỏ.

c. Cơ chế: Từ thế hệ này sang thế hệ khác, công cụ và hình thức lao động càng hoàn thiện. Ngoài
việc săn bắn và chăn nuôi, con người đã biết trồng trọt, dệt vải, làm đồ gốm, chế tạo kim loại.

d. Kết quả: Công nghệ và thương mại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học đã ra đời. Từ các bộ lạc đã
hình thành các dân tộc, quốc gia với chính trị, luật pháp.

III. VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH & QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI
1. Quá trình

Hình 18.4. Quá trình hình thành loài người qua các dạng vượn người

Người và các loài vượn người hiện nay (tinh tinh) chỉ mới tách khỏi tổ tiên chung cách đây 5-7
triệu năm. Sau đó người cổ đại đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong đó có một nhánh
tiến hóa hình thành nên chi Homo. Đây là nhánh tiến hóa chính:
Tổ tiên → Vượn người cổ đại → H.habilis → H.erectus → H.sapiens.
(Người khéo léo) (Người đứng thẳng) (Người hiện đại)

192
Người H. habilis (người khéo léo) là đại diện đầu tiên của loài người, bắt đầu biết sử dụng
những công cụ bằng đá đơn giản.

Người H. erectus (người đứng thẳng) là những tổ tiên


đầu tiên của loài người, có thể đi thẳng tuyệt đối và
trông giống người hiện đại nhưng có hàm răng và
xương lông mày to lớn.

Người hiện đại H. sapiens xuất hiện lần đầu tiên ở


Châu phi, sau đó di chuyển đến nhiều nơi khác trên
khắp Châu Âu và Châu Á.

2. Địa điểm phát sinh loài người: “Ra đi từ Châu Phi”


Loài người H.sapiens được hình thành từ loài
H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu
lục khác (đây là giả thuyết được nhiều người chứng
minh, ủng hộ)
Hình 18.5. H.erectus và H.sapiens

IV. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA


1. Nguyên nhân: Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật:
- Đôi tay được giải phóng: Chuyển sang chức năng
cầm nắm, chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
- Tìm ra lửa: Giúp nấu chín thức ăn đảm bảo bộ não,
thể chất phát triển.
- Xuất hiện hệ thống tín hiệu thứ 2: Bộ não lớn:
+ Tiếng nói có âm tiết phát triển: Do cấu trúc thanh
quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói.
Hình 18.6. Đời sống văn hóa người
+ Chữ viết: Giúp việc truyền đạt kinh nghiệm có hiệu quả.
Kích thích bộ não phát triển.

2. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội
a. Các nhân tố sinh học: Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hóa thạch.
Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hóa thạch là kết quả sự tích lũy các đột biến và
biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

b. Các nhân tố xã hội: Có vai trò chủ đạo từ giai đoạn người tối cổ trở đi.

193
Các nhân tố này chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người khác với động vật. Lao
động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.

3. Kết quả: Xuất hiện tiến hoá văn hoá: Là quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi không có sự
biến đổi về gene.
- Xã hội ngày càng phát triển: Từ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và săn
bắt thú rừng đến việc sử dụng lửa để nấu chín thức ăn cũng như xua đuổi vật dữ; từ chỗ ở trần
lang thang kiếm ăn đến biết tự tạo quần áo, lều trú ẩn; từ chỗ biết hợp tác với nhau trong việc
săn mồi và hái lượm chuyển dần sang trồng trọt và thuần dưỡng vật nuôi và dần phát triển
nghề nông. Cuối cùng là làng mạc, đô thị xuất hiện.
- Con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến
hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.

Như vậy, quá trình tiến hóa xảy ra là từ tiến hóa sinh học sang tiến hóa xã hội, con người ngày
càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn, tuổi thọ cao hơn.

 93. Loài người ngày nay có thể thể tiến hóa thành loài khác hay không? Tại sao?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 34

1. Tại sao nói con người có nguồn gốc từ vượn người hóa thạch nguyên thủy?
2. Động lực nào đã giúp cho vượn người hóa thạch nguyên thủy tiến hóa thành người?
3. Cái nôi của loài người ở đâu? Hãy kể tên các dạng vượn người mà loài người đã tiến hóa trải
qua?

“Don't go through life, grow through life.” - Eric Butterworth


(Đừng chỉ đi qua cuộc đời này, hãy trưởng thành qua cuộc sống này.)

ÔN TẬP PHẦN II – TIẾN HÓA

 94. Trình bày các luận điểm cơ bản của học thuyết tiến hóa?
 95. Sơ đồ hóa quá trình phát sinh, phát triển của sự sống theo cách của mình và mô tả sơ đồ
dưới đây:

194
195
PHẦN III: SINH THÁI HỌC
- Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?
- Tại sao sự phát triển của xã hội loài người cần đảm bảo bền vững?
- Cần phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững hệ sinh thái trên trái đất?

A - KHÁI QUÁT

Sinh thái học: Là môn khoa học nghiên cứu điều kiện sống của sinh vật, những mối quan hệ tương
hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa sinh vật với môi trường.

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái.


2. Sinh thái học cá thể
3. Sinh thái học quần thể:
+ Các đặc trưng cơ bản.
+ Mối quan hệ giữa các cá thể.
+ Biến động số lượng cá thể của quần thể.
4. Sinh thái học quần xã:
+ Các đặc trưng cơ bản.
+ Mối quan hệ giữa các loài.
+ Tính chất ổn định tương đối của quần xã: Diễn thế sinh thái.
5. Sinh thái học hệ sinh thái:
+ Cấu trúc.
+ Trao đổi vật chất: Quần xã, hệ sinh thái.
+ Dòng vận chuyển năng lượng.
6. Sinh thái học sinh quyển

“Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể
gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng,
đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ
14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng
nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim
loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây
ung thư không thể chữa trị.”
<Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia>
Hình III. Sinh thái học giúp tạo một thế giới xanh

196
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

➢ Môi trường là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của sinh vật. Vậy
môi trường là gì, nó có những thuộc tính nào?

BÀI 35 - MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


Môi trường tác động lên tổ chức sinh vật thông qua các NTST.
ĐĐ Môi trường sống Nhân tố sinh thái
VD

- Đất, nước, không khí, sinh vật.

Định Là tất cả những gì bao quanh sinh


nghĩa vật, các yếu tố vô sinh và hữu sinh có Là những nhân tố có mối quan hệ mật thiết
tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
sinh sống, phát triển và sinh sản của tiếp lên cơ thể sinh vật.
sinh vật.
Phân - Môi trường trên cạn: Mặt đất và khí - Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Đất, nước,
loại quyển. không khí, …
- Môi trường nước: Vùng nước lợ,
nước ngọt, nước mặn. - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Vi sinh
- Môi trường đất: Ở độ sâu khác nhau. vật, động vật, thực vật.
-Môi trường sinh vật: Cộng sinh, kí
sinh, mối quan hệ với loài khác. - Nhóm nhân tố sinh thái con người.

 96. Công thức hóa mối quan hệ giữa môi trường và các nhân tố sinh thái?

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI


1. Giới hạn sinh thái
a. Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái 5,6oC đến 42oC
- 5,6oC: Giới hạn dưới.
- 42oC: Giới hạn trên.
- 20oC-35oC: Giới hạn thuận lợi.

197
b. Định nghĩa: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại
và phát triển ổn định theo thời gian.
c. Cấu trúc:
- Khoảng thuận lợi: Sinh vật sinh
trưởng, phát triển nhanh nhất.
- Khoảng chống chịu: Ức chế
hoạt động sinh lý của sinh vật.
- Khoảng ngoài giới hạn chịu
đựng: Là khoảng mà tại đó
sinh vật không thể tồn tại. Hình 19.1. Các thuộc tính của một nhân tố sinh thái
- Điểm gây chết: Ranh giới giữa khoảng chống chịu và khoảng ngoài giới hạn chịu đựng.

2. Ổ sinh thái
a. Ví dụ: Cá trắm cỏ sống ở tần nước mặt,
cá trê sống ở tầng đáy.

b. Định nghĩa:
Là không gian sinh thái mà ở đó tất
cả các NTST của môi trường nằm trong
giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn
tại và phát triển.

Hình 19.2. Sự phân chia nơi ở và ổ sinh thái của các


loài sẻ trên tán cây rừng lá rụng ôn đới

c. Đặc điểm:
- Mỗi loài có một ổ sinh thái khác nhau.
- Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách
sinh sống của loài đó.

Hình 19.3. Ổ sinh thái của 2 loài tắc kè

 97. Xác định ổ sinh thái của 2 loài tắc


kè trên?
 98. Giải thích đồ thị Hình 19.4?

198
Hình 19.4. Ổ sinh thái về kích thước thức ăn

III. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG TRONG SINH THÁI HỌC


Cá thể  Quần thể  Quần xã  Hệ sinh thái  Sinh quyển

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 35

1. Sinh thái học là gì? Tại sao cần phải nghiên cứu Sinh thái học?
2. Môi trường là gì? Nhân tố sinh thái là gì? Cho ví dụ?
3. Giới hạn sinh thái? Ổ sinh thái là gì? Cho ví dụ?

"A person who never made a mistake never tried anything new" - Albert Einstein

(Một người không bao giờ phạm sai lầm sẽ không bao giờ tìm ra được một cái gì mới)

199
BÀI 35: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ

➢ Mối quan hệ giữa cá thể và môi trường như thế nào? Cá thể và môi
trường yếu tố nào chiếm vai trò quyết định?

I. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN CÁ THỂ

Hinh 20.1. Các nhân tố sinh thái tác động lên cá

 99. Vai trò của môi trường trong việc quy định đặc điểm thích nghi của sinh vật?

1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng:

Ánh sáng với vai trò là nhân tố CLTN đã


phân hóa động, thực vật thành các nhóm:

a. Thực vật: Ánh sáng quy định đặc điểm hình


thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

- Cây ưa sáng: Lá cây có phiến dày, màu xanh


nhạt, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng tránh
tia nắng chiếu thẳng góc (Hình 20.2).

VD: Cây chò nâu, bạch đàn…


Hình 20.2. Cấu tạo thích nghi của lá
- Cây ưa bóng: Phiến lá mỏng, màu xanh đậm, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang thu nhiều
tia tán xạ. VD: Cây rong, ráy, trầu không…

b. Động vật: Có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng nên thích nghi tốt hơn với điều kiện chiếu
sáng luôn thay đổi.
- Nhóm ưa hoạt động ban ngày: Hươu, gà, …
- Nhóm ưa hoạt động ban đêm: Cú, chuột, … → Định hướng trong không gian và nhận biết
sự vật xung quanh.

200
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
a. Sinh vật biến nhiệt
Thích nghi bằng cách phơi nắng.
b. Sinh vật hằng nhiệt
Hình 20.3. Thằn lằn phơi nắng
* Quy tắc Becman: Quy tắc kích thước cơ thể.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với
động vật cùng loài hay có mối quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
VD: Voi, gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn ở vùng nhiệt đới.

* Quy tắc Anlen: Quy tắc về kích thước các bộ phận thò ra (tai, đuôi, chi, …) của cơ thể.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi, … thường bé hơn tai, đuôi,
chi, ... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
VD: Thỏ ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có tai, đuôi nhỏ hơn vùng nhiệt đới.

Kết luận: Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp S/V giảm, góp phần hạn chế toả
nhiệt của cơ thể.

II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁ THỂ TỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG


Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà thông qua hoạt động sống của mình (trao
đổi chất, vận động-cảm ứng, sinh trưởng-phát triển, sinh sản) làm biến đổi môi trường.

Ví dụ:

1) Thông qua hoạt động sống của mình,


giun làm cho đất trở nên tơi xốp hơn.

2) Sự phát triển của các khu rừng giúp điều


hòa khí hậu trên trái đất.
Hình 20.4. Sự tác động của rừng tới môi trường

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 35

1. Sự thích nghi của sinh vật đối với sự tác động của môi trường? Giải thích ý nghĩa của các đặc
điểm thích nghi đó? 2. Lấy (hoặc đề xuất) ba ví dụ về ứng dụng sự tác động của môi
trường tới sinh vật, ba ví dụ về ứng dụng sự tác động của sinh vật tới môi trường?
“Self-study, in a sense of learning by yourself without anybody teaching you anything, has an enormous
value.” - Robert Kraft
(Tự học, ý thức học tập của bạn mà không có bất kì ai dạy, có giá trị vô cùng to lớn.)

201
BÀI 36: SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

➢ Quần thể là gì? Nó có các đặc trưng cơ bản nào? Tại sao nói quần thể có
xu hướng được duy trì ở trạng thái cân bằng động?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ
- Tập hợp các cá thể cây chò nâu sống ở rừng quốc gia Cúc Phương năm 2013.
- Tập hợp các con gà rừng ở Tam Đảo năm 2013.

2. Định nghĩa
Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một
thời điểm nhất định. Trong đó các cá thể trong quần thể phải có khả năng sinh sản để duy trì nòi
giống.

3. Phân loại
+ Quần thể tự nhiên: Quần thể rắn ở sa mạc Sahara, quần thể cá rô trong một dòng suối.
+ Quần thể nhân tạo: Quần thể lúa trên trên một cánh đồng, quần thể gà của một trang trại nuôi
gà, quần thể chè Bản Ngoại.

4. Quá trình hình thành


Quần thể ban đầu, có một nhóm cá thể phát tán. Ở môi trường mới, dưới tác động của
CLTN, các cá thể thích nghi nhanh chóng tăng nhanh số lượng, hình thành quần thể mới. Còn
phần lớn các cá thể không thích nghi, sẽ bị đào thải (chết) hoặc tiếp tục phát tán tiếp.

II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ


1. Tỉ lệ giới tính
a. Ví dụ
- Quần thể người Việt Nam có tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1:1
- Quần thể cua hoàng đế Ranina ranina khu vực biển Nha Trang và Bình Thuận:

202
Hình 21.1. Tỷ lệ đực/cái qua các tháng năm 2009 Hình 21.2. Phân biệt cua đực cái

b. Định nghĩa
Là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực và cái trong quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng


Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. . .

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng

- Ngỗng, vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60. - Do tỉ lệ tử vong không đồng đều


giữa cá thể đực và cá thể cái, cá thể
- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số
cái trong mùa sinh sản chết nhiều
lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ
hơn cá thể đực.
trứng tỉ lệ này lại gần bằng nhau.

o - Do điều kiện môi trường sống


- Loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ <20 C thì
(nhiệt độ).
trứng nở ra hầu hết cá thể cái và nếu đẻ trứng ở
0
nhiệt độ >20 C thì trứng nở ra hầu hết cá thể đực

- Gà, hươu, nai số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể - Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa

đực gấp 2-3 lần, đôi khi tới 10 lần. thê ở động vật.

- Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số - Do sự khác nhau về đặc điểm sinh

lượng nhiều hơn muỗi cái lí và tập tính của con đực và cái.

- Ở cây thiên nam tinh, rễ củ loại lớn nhiều chất - Do lượng chất dinh dưỡng tích luỹ

dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái trong cơ thể.

và ngược lại rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ


có hoa đực.

203
d. Vai trò: Là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi
trường thay đổi. Tỉ lệ giới tính hợp lý giúp giảm sự cạnh tranh về con cái (hay con đực), đảm
bảo sự phát triển của các quần thể.

Ví dụ, khi số lượng cá thể quần thể quá ít sẽ dẫn đến xác suất gặp gỡ nhau giữa con đực và con
cái thấp, đồng thời không đảm bảo sự đa dạng của quần thể để từ đó giúp cho quần thể dễ
dàng thích nghi khi môi trường sống thay đổi.

 100. "Ngày 3-11 vừa qua (2012), hội thảo quốc gia về mất cân
bằng giới tính khi sinh đã được tổ chức tại Hà Nội. Phát biểu tại hội
thảo, ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, dự báo vào năm 2020 tỷ lệ giới
tính khi sinh ở nước ta sẽ là 125 bé trai/100 bé gái. Với mức tăng như
hiện nay, nếu không có các biện pháp can thiệp tích cực thì dự kiến đến
năm 2050, tỷ lệ chênh lệch giới tính sẽ tăng cao, Việt Nam sẽ dư thừa
từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới. Như vậy, số nam giới dưới 50 tuổi bị thừa, ế vợ sẽ chiếm 12% tổng số nam giới trong
nước. Có lẽ, thời gian tới Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu” từ 3 – 4 triệu cô dâu để “giải quyết” hệ quả dư thừa
này. Nhưng biết tìm đâu khi một số nước bạn như: Trung Quốc, Hàn quốc, đã phải đương đầu với thực trạng này
từ nhiều năm qua.”<Theo Pháp luật & Xã hội – http://phapluatxahoi.vn >

Tại sao Việt Nam và các nước trên thế giới rất quan tâm đến tỉ lệ giới tính?

2. Nhóm tuổi
a. VD: Quần thể người
b. Định nghĩa: là tập
hợp các cá thể có
cùng tuổi đặc trưng
cho quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng


Điều kiện môi
trường: Nguồn sống, Hình 21.3. Cấu trúc nhóm tuổi quần thể người một số nước
khí hậu, dịch bệnh.

d. Phân loại
*Trên cơ sở khả năng sinh sản của nhóm tuổi, phân chia thành 3 nhóm: Nhóm tuổi trước sinh
sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

204
*Trên cơ sở tuổi thọ của cá thể, chia thành:

▪ Tuổi sinh lý (Tuổi lý thuyết): Là tuổi do đặc điểm di truyền của loài quyết định.

▪ Tuổi sinh thái (Tuổi thực tế): Là tuổi do sự chi phối của các điều kiện ngẫu nhiên tác
động.

▪ Tuổi quần thể (Tuổi trung bình): Tuổi trung bình của tuổi sinh lý và tuổi sinh thái.

e. Vai trò
Giúp bảo vệ và khai thác tài
nguyên sinh vật hiệu quả.

 101. Nghiên cứu ba mức độ đánh


bắt cá khác nhau ở hình bên và
cho biết nên đánh bắt ở mức độ
nào? Tại sao?

Hình 21.4. Ba mức độ đánh bắt cá


3. Sự phân bố cá thể
a. Ví dụ
- Sự phân bố của quần thể cỏ trên đồi.
- Sự phân bố của quần thể người.
b. Định nghĩa
Là sự phân bố của các cá thể trong quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng: Là thức ăn, nơi ở, con cái.


d. Phân loại: Có 3 kiểu phân bố

205
Kiểu phân Đặc điểm Điều kiện Ý nghĩa sinh thái Ví dụ
bố
Phân bố Kiểu phổ - Điều kiện sống phân bố không Hỗ trợ nhau Các đàn trâu
theo nhóm biến. đồng đều. chống lại điều trong quần thể
- Các cá thể sống thành bầy đàn, khi kiện bất lợi của trâu rừng.
chúng trú đông, ngủ đông. môi trường.
Phân bố Kiểu ít - Khi điều kiện sống phân bố đồng Làm giảm mức Quần thể
đồng đều phổ biến. đều. độ cạnh tranh thông rừng.
- Khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa giữa các cá thể.
các cá thể.
Phân bố Kiểu - Khi điều kiện sống phân bố đồng Tận dụng được Quần thể sâu
ngẫu trung gian đều. nguồn sống tiềm sồi, với các
nhiên của hai - Khi không có sự cạnh tranh gay tàng trong môi con sâu sồi
dạng trên. gắt giữa các cá thể. trường. trên tán lá sồi.

e. Vai trò
Ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống.

4. Mật độ cá thể

a. Ví dụ: 100 cây cỏ/m2, mật độ cá trắm cỏ là 2 con/m3

b. Định nghĩa: Là số lượng các thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng: Điều kiện môi trường sống (sự thay đổi của mùa, năm).

d. Vai trò: Ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, thông qua đó ảnh
hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của
cá thể.

 102. Khi số mật độ cá thể tăng quá cao, hoặc giảm thì điều gì sẽ xảy ra?

 103. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá chuối khi số lượng tăng lên quá cao?

5. Kích thước
a. Ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới:
- Voi rừng 25 con/quần thể.
- 300kg nấm men/quần thể (một nồi nuôi cấy) sẽ thu được 11-13 tấn protein

206
b. Định nghĩa
Là số lượng (khối lượng, năng lượng tích luỹ trong các cá thể) các cá thể trong quần thể.

c. Phân loại
- Kích thước tối thiểu: Là kích thước quần thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
- Kích thước tối đa: Là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể phù hợp với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.

d. Đặc điểm
- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng.
- Dao động từ mức tối thiểu tới tối đa.

e. Các yếu tố ảnh hưởng


- Mức độ sinh sản.
- Mức độ tử vong.
- Mức độ phát tán: Di cư và nhập cư.

Hình 21.5. Các yếu tố chi phối kích thước quần thể

 104. Hãy công thức hóa mối quan hệ giữa kích thước quần thể (K) và tỉ lệ sinh (S), tử (T), di cư
(D), nhập cư (N)?
6. Tăng trưởng
- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:
Khi điều kiện môi trường không bị giới
hạn.
- Tăng trưởng theo điều kiện sống: Khi
điều kiện môi trường sống bị giới hạn.

 105. Mô tả quá trình tăng trưởng của


quần thể sinh vật trên Hình 21.6?
Hình 21.6. Tăng trưởng của quần thể

207
7. Tăng trưởng của quần thể người
 106. Trên quan điểm sinh thái học, giải thích
tại sao kích thước quần thể người ngày càng tăng
mà hầu như không giảm?

a. Hiện tượng: Tăng trưởng ngày càng cao, dẫn


tới bùng nổ dân số.
b. Nguyên nhân: Nhờ những thành tựu về:
- Khoa học, công nghệ …
- Y tế phát triển.ng tuổi thọ, tăng khả Hình 21.7. Sự tăng trưởng của quần thể người
c. Hậu quả: Chất lượng môi trường giảm sút → chất lượng cuộc sống con người giảm.

bài 37-38-39 - QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ


Quan hệ Hỗ trợ Cạnh tranh
Ví dụ Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây Thực vật cạnh tranh ánh sáng → tự tỉa, tỉa
thông; Chó rừng thường quần tụ từng cành; Động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở,
đàn…. bạn tình…
Định Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài, Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong
nghĩa hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. việc cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, con cái.
Cơ sở - Giúp khai thác hiệu quả nguồn sống. Khi số lượng cá thể vượt quá giới hạn, dẫn
Động lực tới thiếu: Thức ăn, nơi ở, con đực, cái, …
→ Hiệu quả nhóm → Cạnh tranh.
Ý nghĩa - Đảm bảo cho quần thể tồn tại. - Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần
- Khai thác tối ưu nguồn sống thể
- Tăng khả năng sống sót và sinh sản - Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển

Kết luận: Như vậy, mối quan hệ cùng loài thể hiện tính chất 2 mặt hỗ trợ và đối địch. Trong đó quan
hệ sinh thái chủ yếu là quan hệ sinh sản để duy trì nòi giống.

IV. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

208
1. Khái niệm
a. Ví dụ: Quần thể ếch khu
vực Hồ Núi Cốc tăng mạnh
vào mùa mưa.
Quần thể dương xỉ Tam
Đảo giảm mạnh sau vụ
cháy rừng.
Quần thể thỏ rừng và mèo
rừng Canada.
Hình 21.8. Biến động số lượng thỏ rừng và mèo rừng Canada
b. Định nghĩa: Là hiện tượng tăng hay giảm số lượng các cá thể của quần thể.
c. Phân loại
Biến động Theo chu kì Không theo chu kì
Ví dụ - Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo - Miền Bắc và Miền Trung: số lượng
ở rừng Canada bò sát, chim, thỏ, … giảm mạnh sau
- Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu những trận lũ lụt
phương Bắc. - Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch,
- Biến động số lượng cá Cơm ở biển Nhái giảm vào những năm có giá rét
Peru (nhiệt độ < 8oC)
Định nghĩa Là biến động xảy ra do những thay Là biến động xảy ra do những thay
đổi có chu kỳ của điều kiện môi đổi bất thường của môi trường tự nhiên
trường hay do hoạt động khai thác tài nguyên
quá mức của con người gây nên.
Phân loại - Biến động theo chu kì ngày đêm. - Do tự nhiên: Lũ lụt, hạn hán, …
- Biến động theo chu kì tháng (tuần - Do con người: Phá rừng, đốt nương,
trăng). làm rẫy,…
- Biến động theo chu kì mùa.
- Biến động theo chu kì nhiều năm.

209
2. Nguyên nhân
Đặc điểm Sự thay đổi yếu tố vô sinh Sự thay đổi yếu tố hữu sinh
Phụ thuộc vào mật độ - Không - Có
quần thể
- Cạnh tranh.
Yếu tố ảnh hưởng chính - Khí hậu ảnh hưởng rõ rệt nhất - Kẻ thù.
(toC) - Sinh sản, tử vong.
- Phát tán, nhập cư.
Ảnh hưởng tới Trạng thái sinh lý của các cá thể. Nguồn thức ăn, nơi ở, con cái.

3. Cơ chế biến động số lượng cá thể của quần thể:


*Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể tăng: Trong điều kiện môi trường thuận lợi (sinh sản tăng, tử
vong giảm, nhập cư tăng) → số lượng tăng nhanh chóng.

*Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể giảm: Số lượng cá thể tăng cao → thức ăn thiếu hụt, nơi sống
chật chội → cạnh tranh → tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng cao → Số lượng cá thể giảm
xuống.
→ Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng
cách làm giảm hoặc tăng số lượng cá thể của quần thể

Kết luận: Do một hoặc một tập hợp các NTST đã tác động đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự
phát tán của quần thể.

 107. Vẽ đồ thị miêu tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?

4. Kết quả: Kích thước quần thể dao động ổn định quanh mức cân bằng của quần thể theo thời gian,
do:
- Di cư, nhập cư.
- Tỉ lệ tử vong.
- Tỉ lệ sinh.

 108. Mức cân bằng ở các quần thể khác nhau có giống nhau không, vì sao? Công thức hóa sự
tăng giảm số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?

210
5. Ý nghĩa
Đảm bảo sự tồn tại, phát triển bình thường của cơ thể. Cân bằng với khả năng cung cấp nguồn
sống của môi trường.

Chú ý: Cách nhớ các đặc trưng cơ bản của Quần thể: Tính Tuổi Bố Mật Kích Tăng.
(Dương Xuân Lực 12A2 Khóa 2010-2013 THPT Đại Từ).

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 21

1. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể? Cho ví dụ?
2. Khi nào giữa các cá thể trong quần thể xảy ra hiện tượng hỗ trợ, khi nào xảy ra hiện tượng
cạnh tranh? Cho ví dụ minh họa?

“Honesty is a very expensive gift, Don't expect it from cheap people.” - Warren Buffett –
(Trung thực là một món quà đắt giá. Đừng mong đợi nó ở những người rẻ tiền.)

211
BÀI 40: SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ

➢ Quần xã là gì? Cấu trúc quần xã có ổn định hay không? Tại sao nói sự
phát triển của loài ưu thế là tự đào mồ chôn nó?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ
- Tập hợp quần thể cỏ, quần thể thỏ, quần
thể sói … trong một khu rừng Cúc
Phương thế kỉ XI.
- Quần xã rừng Quốc gia Tam Đảo

2. Định nghĩa
Là tập hợp các quần thể sinh vật khác
loài, sống trong cùng một khoảng không
gian xác định, vào một thời điểm nhất định,
nhờ mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn
bó với nhau như một thể thống nhất.

Hình 22.1. Quần xã đầm lầy

Hình 22.2. Sơ đồ tổng quát cấu trúc quần xã

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG

1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.


+ Số lượng loài → Thể hiện sự đa dạng, biến động hay suy thoái.
+ Số lượng cá thể của mỗi loài.

212
- Loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Loài ưu thế: Là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều,
sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh.
+ Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc
có số lượng và vai trò quan trọng hơn hẳn các quần thể
khác.
VD: Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo.
Loài cây tràm của quần xã rừng U Minh.

2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian Hình 22.3. Cá cóc Tam Đảo
a. Phân loại
* Phân bố theo chiều ngang: Thường với những nơi có điều kiện thuận lợi.
+ Sự phân bố của các loài sinh vật trên một cái đồi.
+ Quần xã sinh vật biển:
Vùng thềm lục địa gần bờ: Có tôm, cua, cá nhỏ, san hô, sứa…
Vùng triều: Cá thu, cá mực, cá nục…
Vùng ngoài khơi: Cá voi, cá heo…

* Phân bố theo chiều thẳng đứng


+ Quần xã rừng nhiệt đới:
Tầng gỗ lớn → tầng gỗ nhỏ → tầng
cây bụi → tầng cỏ.
+ Quần xã ao: 3 tầng:
Tầng trên: Thực vật, động vật phù
du, cá mè, cá trắm.
Tầng giữa: Cá chép, cá trôi, cá quả,
cá rô,…
Tầng đáy: Tôm, cua, ốc, lươn,
chạch,…

Hình 22.4. Sự phân bố của các loài sinh vật dưới biển

213
b. Ý nghĩa
Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
VD: Trồng cây lấy gỗ ( keo, trò, …) bên dưới trồng cây ưa bóng ( dong, riềng, … ) giúp tận dụng
tối đa nguồn sáng.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ


1. Phân loại
a. Quan hệ hỗ trợ: Cộng Hợp Hội

Hình 22.5. Địa y

Hình 22.6. Cá ép
 109. Phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hợp tác?

b. Quan hệ đối kháng: Tranh Kí Ức Ăn

Hình 22.7. Cạnh tranh ngựa


vằn và linh dương đầu bò

Hình 22.8. Thủy triều đỏ


2. Kết quả: Mối quan hệ đối kháng giữa loài đã dẫn tới hiện tượng khống chế sinh học.

214
a. Định nghĩa: Là hiện tượng số lượng cá
thể của một loài bị khống chế quanh một
mức độ nhất định do mối quan hệ hỗ trợ,
đối kháng của các loài trong quần xã.

b. Ứng dụng: Sử dụng thiên địch phòng trừ


các sinh vật gây hại.
VD: Nuôi mèo bắt chuột, sử dụng ong mắt
Hình 22.9. Hai loài ong bắp cày
đỏ dể diệt rầy nâu, …

Bài 41-DIỄN THẾ SINH THÁI – TÍNH DỘNG CỦA QUẦN XÃ


1. Khái niệm
a. Ví dụ
- Quá trình diễn thế hình thành một rừng cây
gỗ lớn.
- Quá trình diễn thế sinh thái của một đầm
nước nông.

Hình 22.10. Diễn thế hình thảnh rừng cây gỗ lớn

Hình 22.11. Diễn thế đầm nước nông

b. Định nghĩa: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến
đổi của môi trường.

215
2. Phân loại
Diễn thế Nguyên sinh Thứ sinh
Ví dụ Diễn thế của một cái ao mới đào. Diễn thế của quần xã rừng lim Hữu Lũng –
Lạng Sơn.
Khởi đầu Môi trường trống trơn Một quần xã sinh vật
Diễn biến + Giai đoạn đầu: Hình thành quần + Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định
xã tiên phong. hoặc bị khai thác kiệt quệ hoặc do thiên tai đã
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm bị diệt vong.
các quần xã thay đổi tuần tự. + Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần thay đổi tuần tự.
xã ổn định. + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn
đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái.
3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của
ngoại cảnh lên quần xã. Đặc biệt là sự thay đổi khí hậu
thường gây nên những biến đổi sâu sắc về cấu trúc
quần xã.
b. Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh trang gay gắt giữa
các loài trong quần xã. Trong đó loài ưu thế ở mỗi thời
điểm đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.

Hình 22.12. Sơ đồ diễn thế sinh thái


 110. Mô tả sơ đồ diễn thế sinh thái?
 111. Tại sao nói “Sự phát triển của loài ưu thế là nó tự đào huyệt chôn mình”?
 112. Môi trường có vai trò gì trong quá trình diễn thế?

4. Ý nghĩa: Hiểu biết các quy luật phát triển của quần xã sinh vật cho phép dự đoán được các quần
xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai, từ đó:
- Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ.
- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường: Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi
trường, sinh vật và con người.
 113. Phân biệt quần thể với quần xã?

216
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 41

1. Quần xã là gì? Cho ví dụ và chứng minh đó là quần xã?


2. Diễn thế sinh thái là gì? Nêu (đề xuất) 3 ứng dụng của hiện tượng Diễn thế sinh thái vào trong đời
sống sản xuất?
"We are machines, let's upgrade." - Ken Hayworth
(Chúng ta giống như cái máy, hãy nâng cấp nó thường xuyên)

217
BÀI 42: SINH THÁI HỌC HỆ SINH THÁI

➢ Bản chất của sự vận chuyển các chất từ môi trường vào trong quần xã,
qua các mắt xích của chuỗi thức ăn, sau đó trở lại môi trường là gì?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng,…
 114. Tại sao gọi các ví dụ trên là các hệ sinh thái?

2. Định nghĩa
Là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh,
tương đối ổn định bao gồm quần xã và khu
vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh),
nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và
đồng thời tác động qua lại với các thành
phần vô sinh.

3. Đặc điểm hệ sinh thái


Hình 23.1. Hệ sinh thái đầm lầy
- Biểu hiện chức năng của một tổ chức sống: Trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong
quần xã và giữa quần xã và sinh cảnh.
- Kích thước đa dạng.
- Là hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất, năng lượng với môi trường.
- Gắn kết giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường.
- Có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.

II. CẤU TRÚC: Gồm có 2 thành phần


1. Thành phần vô sinh (Sinh cảnh):
+ Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, …
+ Các yếu tố thổ nhưỡng: Đất, nước, …
+ Các chất vô cơ và hữu cơ: CO2, O2, NH3, CH4, …
+ Xác sinh vật trong môi trường.

2. Thành phần hữu sinh (Quần xã sinh vật)


Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất: Trùng roi xanh, tảo, cỏ, lúa, …

218
+ Sinh vật tiêu thụ: Trâu, hổ, báo, …
+ Sinh vật phân giải: Chủ yếu là vi khuẩn, nấm, một số ĐVKXS (như giun đất, sâu, bọ,…)

III. CÁC KIỂU


1. Hệ sinh thái tự nhiên: gồm:

a. Trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá
rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới.

b. Dưới nước: + Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái ven biển.
Hệ sinh thái vùng biển khơi.
+ Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước đứng: Ao, hồ,…
Hệ sinh thái nước chảy: sông, suối, …

2. Hệ sinh thái nhân tạo: Do chính con người tạo ra.


Đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử
dụng và cải tạo một cách hợp lí.

 115. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

Bài 43- TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QXSV


1. Chuỗi thức ăn
a. Ví dụ
Cỏ → Cào cào  Ếch  Rắn  VSV

Hình 23.2. Chuỗi thức ăn

b. Định nghĩa: Là tập hợp các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong đó, mỗi loài là
một mắt xích, vừa là mắt tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía
sau.

c. Phân loại

219
- Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh sản xuất: SV tự dưỡng  SV ăn SV tự dưỡng  động vật ăn
động vật.
- Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải: SV phân giải mùn bã hữu cơ  động vật ăn
sinh vật phân giải  động vật ăn động vật.

2. Lưới thức ăn: Là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung mắt xích.

Hình 23.3. Lưới thức ăn một khu rừng

3. Bậc dinh dưỡng: Là thứ tự của loài đó trong chuỗi thức ăn.

4. Bậc sinh vật tiêu thụ:


Là thứ tự của loài đó trong nhóm sinh vật tiêu thụ của chuỗi thức ăn.

Hình 23.4. Bậc sinh vật tiêu thụ của một chuỗi thức ăn

 116. Hãy xác định Bậc dinh dưỡng, Bậc sinh vật tiêu thụ của chuột trong lưới thức ăn ở Hình
23.3? Từ đó có nhận xét gì?

220
5. Tháp sinh thái
a. Ví dụ

Hình 23.5. Tháp số lượng Hình 23.6. Tháp năng lượng

b. Định nghĩa: Là sơ đồ biểu thị bậc dinh dưỡng và mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài
trong lưới thức ăn.
c. Phân loại: - Tháp số lượng; - Tháp sinh khối; - Tháp năng lượng.

 117. Xác định Bậc dinh dưỡng và Bậc sinh vật tiêu thụ của các loài trong chuỗi thức ăn trên
Hình 23.4?
 118. Trong 3 hình tháp sinh thái, hình tháp nào thể hiện được bản chất nhất mối quan hệ dinh
dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn?

---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

221
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

222
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------

223
Bài 44- TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ
1. Định nghĩa: Là quá trình trao đổi các chất trong tự nhiên, trong đó các chất từ môi trường ngoài
vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn rồi trở lại môi trường.

2. Một số chu trình sinh địa hóa: Để phân tích được mỗi chu trình sinh địa hoá cần trả lời được 3
câu hỏi sau:
- Trạng thái tồn tại, sự biến đổi của các chất trong môi trường như thế nào?
- Các chất vào quần xã như thế nào?
- Các chất được vận chuyển trong quần xã như thế nào?
- Các chất trở lại môi trường như thế nào?

Hình 23.7. Chu trình sinh địa hóa Carbon Hình 23.8. Chu trình sinh địa hóa nước

Hình 23.9. Chu trình sinh địa hóa nitrogenous

224
NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NITROGEN CẦN BIẾT

Vì sao cha ông ta trước đây nói:


“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Bỗng nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Vì sao sau những trận mưa có sấm, sét cây cối lại tốt tươi ?
Ngược lại khi thiếu nitrogen thì thực vật sẽ như thế nào ?

Vì sao địa y lại có thẻ sống được ở những nơi nghèo chất dinh dưỡng nhất mà vẫn có đủ nitrogen để
sinh trưởng phát triển? Vậy địa y đã lấy nitrogen ở đâu?
Vì sao người ta dùng cây họ đậu để cải tạo đất trồng ?

1. Vai trò của nitrogen:


a. Vai trò cấu trúc: Cấu tạo nên:
- Các chất hữu cơ (protein, acid nucleic, diệp lục) cấu trúc nên TB.
- Các chất xúc tác (enzyme, coenzyme).
- Các chất giàu năng lượng (ATP).

b. Vai trò sinh lý: Điều tiết thông qua:


- Các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật (enzyme, coenzyme, ATPxúc tác).
- Việc cung cấp năng lượng (ATP).
- Trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong TB chất.
→ Giúp cây sinh trưởng, phát triển bình thường.

2. Nguồn cung cấp nitrogen tự nhiên


a. Nitrogen trong không khí: Được cố định theo hai con đường:
* Vật lý-hoá học: (10-15 kg/ha) Sự phóng điện trong cơn giông đã oxy hoá N2 thành nitrate.
N2 + O2 → 2NO + O2 → 2NO2 + H2O + O2 → HNO3 → H+ + NO3-

* Sinh học: (150-200 kg/ha) Nhờ các nhóm VK tự do tổng hợp được enzyme nitrogenase và
cộng sinh thực hiện trong điều kiện kị khí.

225
+ VK sống tự do: Cyanobacteria, Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, …)
+ VK cộng sinh: VK thuộc chi Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu; Anabaena azollae
trong bèo hoa dâu

b. Nitrogen trong đất: Được cố định theo 2 con đường:


* Nitrogen khoáng trong muối khoáng: được giữ lại, ít bị rửa trôi do mang điện dương.
* Nitrogen hữu cơ trong xác sinh vật: Thực vật không trực tiếp hấp thụ được:
- Quá trình khoáng hóa: Protein → Polypeptide → acid amine → -NH2 → NH3.
- Quá trình amone hóa: HCHC chứa nitrogen  RNH2 + CO2 + Phụ phẩm
RNH2 + H2O  NH3 +ROH (VK hóa hợp Nitrosomonas)
NH3 + H2O  NH4+ + OH- (VK hóa hợp Nitrobacter)
- Quá trình nitrate hóa:  

Chú ý: Quá trình phản nitrat hóa: Nitrate → N2 → mất cân bằng nitrogen. Do sinh vật kị khí. →
cần làm cho đất tơi xốp, tăng pH của đất.
* Nguồn nitrogen con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
Khi thu hoạch 250-300 tạ/ha khoai tây, con người đã lấy đi khoảng 100kg nitrogen.

3. Quá trình sử dụng nitrogen trong mô thực vật


Rễ hấp thu trực tiếp từ ngoài vào trong TB ở 2 dạng: và . Quá trình 2 dạng ion khoáng
và được sử dụng trong mô để tổng hợp nên các hchc gồm 2 giai đoạn:
a. Giai đoạn khử nitrate:
 
Với sự tham gia của enzyme khử (reductase) và được hoạt hóa bởi Mo, Fe.
Kết thúc giai đoạn này sản phẩm cuối cùng là
→ Bón nước giải rất tốt cho cây trồng.

b. Giai đoạn đồng hoá: Gồm 4 phản ứng, chia thành 2 con đường đồng hoá:
* Amine hoá ceto acid:
HOOC-CH2-CH2-CO-COOH + NH4+ + H+ → HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + H2O
CH3-CO-COOH + NH4+ + H+ → CH3-CH(NH2)-COOH + H2O
HOOC-CH2-CO-COOH + NH4+ + H+ → HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH + H2O

* Amine hoá các acid hữu cơ chưa no:


HOOC-CH=CH-COOH + NH4+ → HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH + H+

226
c. Chuyển vị hình thành các loại acid amine: Từ các acid amine ở giai đoạn đồng hóa, thông
qua quá trình chuyển vị acid amine sẽ tạo thành 20 loại acid amine trong mô thực vật:
R1-CO-COOH + R2-CH(NH2)-COOH → R2-CO-COOH + R1-CH(NH2)-COOH
VD: Acid glutamic + acid pyruvic → Alanine + Acid -cetoglutaric.

d. Giai đoạn dự trữ: Với những acid amine có nhiều hơn 1 nhóm carboxyl.
* Hình thành amone:
HOOC-COOH + NH4+ → HOOC-COONH4 + H+
(oxalic acid) (Muối Amoni oxalate)

* Tạo thành amid: Với các diacid  amid


HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH + NH4+ → H2NCO-(CH2)2-CH(NH2)-COOH + H+
Acid glutamic Glutamin
HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH + NH4+ → H2NCO-CH2-CH(NH2)-COOH + H+
Acid aspartic Asparagin.
Ý nghĩa:
- Là cách giải độc tốt nhất khi NH3 bị tích luỹ trong cây.
- Amid là nguồn dự trữ cho các quá trình tổng hợp các acid amine khi cần thiết.
4. Vận dụng: Bón phân hợp lý để: Tăng năng suất + Bảo vệ môi trường.
a. Nguyên tắc bón:
Bón đúng loại, đủ số lượng, đủ thành phần, đúng cách với từng loại cây trồng, với từng loại
đất ở từng thời điểm.
b. Phương pháp bón:
* Bón lót.
* Bón thúc:
- Bón phân qua rễ: (Bón vào đất).
- Bón qua lá:
c. Hậu quả của việc bón không đúng phương pháp.
→ Tăng năng suất, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường.

227
Bài 45- DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HST

1. Sự phân bố của năng lượng ASMT trên trái đất

Phân bố không đồng đều về mặt:

- Không gian: Càng lên cao, ánh sáng có cường


độ càng lớn. Sự phân bố ánh sáng ở miền
Bắc và miền Nam Việt Nam là khác nhau.

- Thời gian: Sự phân bố ánh sáng khác nhau giữa


các buổi trong ngày, giữa các mùa trong
năm.

Năng lượng phụ thuộc vào thành phần tia sáng.

2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái


Hình 23.10. Phân bố năng lượng mặt
trời trên trái đất

- Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì sinh khối trung
bình càng nhỏ.

- Năng lượng từ môi trường vào trong quần xã thông


qua SVSX, được vận chuyển qua các mắt xích
của chuỗi, lưới thức ăn và trở lại môi trường
chủ yếu thông qua hoạt động hô hấp.

 119. Tại sao lại gọi sự di chuyển của năng lượng


trong hệ sinh thái là Dòng năng lượng trong hệ
sinh thái mà không phải là chu trình năng lượng
trong Hệ sinh thái?

Hình 23.11. Khái quát về dòng năng lượng trong hệ


sinh thái

228
VII. HIỆU SUẤT SINH THÁI
Là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Hình 23.12. Hiệu suất sinh thái

Hình 23.13. Ví dụ về hiệu suất sinh thái

 120. Tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 1 với cấp 2, cấp 2 với cấp 3, cấp 3 với
cấp 4 ở Hình 23.6? Từ đó rút ra nhận xét?

 121. Tại sao mỗi chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 mắt xích)?

229
Hình 23.14. Hiện tượng khuếch đại sinh học (Biết thêm)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 45

1. Hệ sinh thái là gì? Nó có cấu trúc như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
2. Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
3. Sự vận chuyển của các chất và năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào? Có giống
nhau hay không?
4. Hiệu suất sinh thái là gì? Giải thích tại sao nuôi lợn thịt ở trang trại người ta lại nhốt lợn trong
một cái chuồng gần như lợn chỉ có thể đứng lên và nằm xuống?
Success is doing what you want to do, when you want, where you want, with whom you want, as much as you
want." - Anthony Robbins –
(Thành công nghĩa là làm những gì bạn muốn làm, khi nào bạn muốn, nơi đâu bạn muốn, với ai mà bạn muốn, làm nhiều
như bạn muốn.)

230
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------

231
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------

232
BÀI 46: SINH THÁI HỌC SINH QUYỂN.

➢ Cần phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững của Sinh quyển? Điều
đó dựa trên cơ sở sinh thái học nào?

I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa: Là quyển bao
gồm toàn bộ sinh vật sống
trong các lớp đất, nước và
không khí của Trái Đất.

2. Phạm vi: Sinh quyển dày


khoảng 20 km, bao gồm:
- Địa quyển: Dày khoảng vài
chục mét.
- Khí quyển: Lên cao 6-7 km.

Hình 24.1. Cấu tạo trái đất trái đất


- Thủy quyển (đại dương): Sinh vật có thể phân bố ở độ sâu tới 10-11 km.

II. Thành phần: Được chia thành nhiều khu sinh học (biom) - Là hệ sinh thái lớn đặc trưng cho đất
đai, khí hậu của một vùng địa lý xác định.

233
Hình 24.2. Khu sinh học (biome) trên cạn
1. Khu sinh học trên cạn: Gồm các hệ sinh thái: (Phần này chỉ dùng để đọc thêm)
a. Đồng rêu hàn đới

Hình 24.3. Đồng rêu

* Vị trí: Phân bố thành một đai viền lấy rìa bắc Châu Á, Bắc Mĩ.
* Khí hậu-thổ nhưỡng: Quanh năm băng giá, đất nghèo.
* Sinh vật: Thời kì sinh trưởng ngắn. Thực vật ưu thế là rêu, địa y, cỏ bông. Động vật có gấu
trắng Bắc Cực, tuần lộc,… có thời kì ngủ đông dài, một số có tập tính di trú đông ở phương
nam.

234
b. Rừng lá kim phương bắc (Taiga)

Hình 24.4. Rừng lá kim phương bắc

* Vị trí: Nằm kề phía nam đồng rêu. Diện tích lớn nhất tập trung ở Xiberi.
* Khí hậu-Thổ nhưỡng: Mùa đông: dài, tuyết dày
Mùa hè: ngắn, ngày dài và ấm.
* Sinh vật: Cây lá kim (thông, tùng, bách) chiếm ưu thế.
Động vật sống trong rừng là thỏ, linh miêu, chó sói, gấu, …

c. Rừng lá rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu

Hình 24.5. Rừng lá rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu

*Vị trí: Tập trung ở ôn đới.


*Khí hậu-Thổ nhưỡng: Lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm. Độ dài ngày và các điều
kiện môi trường biến động lớn theo mùa và theo vĩ độ.
*Sinh vật: Mùa sinh trưởng dài.
Thảm thực vật gồm các cây thường xanh và nhiều cây lá rộng rụng theo mùa.
Khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không loài nào chiếm ưu thế.

d. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới

235
Hình 24.6. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
*Vị trí: Tập trung ở nhiệt đới xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa trên 2250mm. Diện tích
rừng lớn nhất thuộc lưu vực sông Amazon (Brasil), Công Gô (Châu Phi) và Ấn Độ-Malaysia.
*Khí hậu-Thổ nhưỡng
*Sinh vật: Thảm thực vật nhiều tầng; nhiều cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ; cây họ lúa có
kích thước lớn (tre, nứa,…), nhiều cây có quả mọc quanh thân (sung, mít, …),
nhiều cây sống bì sinh, kí sinh, khí sinh.
Động vật lớn, gồm voi, gấu, hổ, báo, trâu, bò rừng, hươu, nai, sơn dương, lợn rừng,
trăn, rắn… Côn trùng rất đa dạng, như: bướm,. ruồi, muỗi, …
2. Khu sinh học dưới nước- a.Khu sinh học nước ngọt: Gồm khu nước đứng và khu nước chảy.
b.Khu sinh học nước mặn (biển):
*Theo chiều thẳng đứng:
- Lớp nước mặt: Nơi sống của nhiều sinh vật nổi.
- Lớp giữa: Có nhiều động vật tự bơi.
- Lớp dưới cùng: Có nhiều động vật đáy sinh sống.
*Theo chiều ngang:
- Vùng ven bờ: Nhất là vùng nước lợ
có thánh phần sinh vật phong phú
hơn hẳn vùng khơi. Hình 24.7. Khu sinh học nước mặn
- Vùng ngoài khơi.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 46

1. Sinh quyển là gì? Nêu tên thành phần của sinh quyển?
2. Tại sao chúng ta cần phải giữ gìn, bảo vệ sinh quyển?
3. Em đang và sẽ sẽ làm gì để góp phần bảo vệ sinh quyển?
"Forget what hurt you but never forget what it taught you"
(Hãy quên những gì đã làm tổn thương bạn nhưng không bao giờ được quên những gì nó đã dạy bạn.)

236
ÔN TẬP PHẦN III – SINH THÁI HỌC
 122. Mô tả cấu trúc Hệ sinh thái rừng nhiệt đới?

 123. Sơ đồ hóa mối quan hệ tương tác qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức
sống?

237
238
TÓAN HỌC TRONG SINH HỌC PHỔ THÔNG
CẤP SỐ - TỔ HỢP – XÁC SUẤT TRONG SINH HỌC
Em rất sợ các bài tập về Tổ hợp - xác suất, em phải làm gì để học tốt phần này?
Em không phân biệt được Hoán vị, Tổ hợp, Chỉnh hợp trong các bài tập di
truyền; không biết khi nào cộng xác suất, khi nào nhân xác suất?

I. CẤP SỐ
1. Cấp số cộng: Cho cấp số cộng u1, u2, …, un với công sai d. Ta luôn có:
n
2u1 + (n −1)d  2 ( u1 + un )
n
SSn = u1 + u2 + … + un = 2 =
Hệ quả cần ghi nhớ: 1 + 2 + 3 + … + n = n(n + 1)/2

2. Cấp số nhân: Cho cấp số nhân u1, u2, …, un với công bội q (q  0, q  1). Ta luôn có:
qn −1
u1.
SSn = u1 + u2 + … + un = q −1

Tình huống 124: Hãy chứng minh các công thức toán học trên?
II. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP LẶP, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP
1. HOÁN VỊ
a. Ví dụ:

Tình huống 125: Hoàn thành bài tập sau:


- Có bao nhiêu cách ghép đôi giao phối giữa 13 con ruồi đực thân xám với
13 con ruồi cái thân đen?
- Có bao nhiêu cách ghép đôi giao phấn giữa 7 cây đậu hạt vàng với 7 cây
đậu hạt xanh?
b. Định nghĩa: Hoán vị của n phần tử là cách chọn n phần tử từ n phần tử
thỏa mãn 2 tính chất:
- Tính chất không lặp lại: Mỗi phần tử chỉ được phép chọn một lần (Lấy ra không bỏ vào).
- Tính chất thứ tự: Phân biệt thứ tự trước sau giữa các phần tử với nhau.
Kí hiệu: Pn = 1.2.3….(n-2).(n-1).n

2. CHỈNH HỢP LẶP


a. Ví dụ:

Tình huống 126: Hoàn thành bài tập


- Cho 3 số 1,2 và 3. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số gồm 2 chữ số?
- Biển đang kí xe máy có dạng 20L abcde. Biết bảng chữ cái có 26 chữ và L là một chữ cái trong
26 chữ đó; a, b, c, d, e là một trong các số nguyên từ 0 đến 9 và. Có bao nhiêu xe có biển số 20?
- Từ 4 loại nucleotide A, T, G và X thành lập được bao nhiêu mã di truyền bộ ba?
b. Định nghĩa: Chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử là phép chọn k phần tử từ n phần tử đã cho thỏa
mãn 2 tính chất:
- Tính chất lặp: Mỗi phần tử được phép chọn nhiều lần. (Lấy ra bỏ vào).
- Tính chất thứ tự: Phân biệt thứ tự trước và sau giữa các phần tử với nhau.
Kí hiệu: An = n
k k

239
3. CHỈNH HỢP
a. Ví dụ:

Tình huống 127: Hoàn thành bài tập:


- Có 3 số 1, 2 và 3. Có thể thành lập được bao nhiêu số có 2 chữ số khác nhau?
- Từ 4 loại nucleotide A, T, G và X thành lập được bao nhiêu mã bộ ba khác nhau gồm 3 nu khác
nhau?
b. Định nghĩa: Chỉnh hợp chập k của n phần tử là cách chọn k phần tử từ n phân tử thỏa mãn 2 tính
chất:
- Tính chất không lặp lại: Mỗi phần tử được phép chọn một lần (Lấy ra không bỏ vào).
- Tính chất thứ tự: Phân biệt thứ tự trước sau giữa các phần tử với nhau.
n!
Ank = k
Kí hiệu: (n − k )! Chú ý: Nếu n = k, ta có An = Pn
4. TỔ HỢP
a. Ví dụ:

Tình huống 128: Hoàn thành bài tập: Từ 4 loại nucleotide A, T, G và X thành lập được
bao nhiêu nhóm mã bộ ba gồm 3 nu khác nhau?

b. Định nghĩa: Tổ hợp chập k của n phần tử là cách chọn k phần tử trong n phần tử thỏa mãn 2 tính
chất:
- Tính chất không lặp lại: Mỗi phần tử chỉ được phép chọn một lần (Lấy ra không bỏ vào).
- Tính chất thứ tự: Không phân biệt thứ tự trước sau.
n!
Cnk =
Kí hiệu: k !(n − k )!

5. BÀI TẬP TỔNG HỢP: Giúp phân biệt bản chất các dạng.

Tình huống 129: Một hộp có 7 quả đậu Hà Lan có đánh số từ 1 đến 7. Có bao nhiêu
cách lấy khi:
- Người ta tiến hành lấy ra 7 quả trong 7 lần lấy.
- Người ta tiến hành lấy ra 5 quả trong 5 lần lấy. Sau mỗi lần lấy lại bỏ vào hộp.
- Người ta tiến hành lấy ra 5 quả trong 5 lần lấy.
- Người ta tiến hành lấy ra 5 quả trong 1 lần lấy.
Sau đó hoàn thành:
Tính chất HOÁN VỊ CHỈNH HỢP LẶP CHỈNH HỢP TỔ HỢP

Tính chất lặp lại Không có Không Không

Tính chất thứ tự Có có có không

III. HAI QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN


Một công việc có thể thực hiện có k phương án A1, A2, …, Ak. Mỗi phương án lần lượt có n1, n2,
…, nk cách thực hiện.

240
1. Quy tắc cộng: Khi công việc thực hiện theo một trong k phương án A1, A2, …, Ak.
2. Quy tắc nhân: Khi công việc được thực hiện gồm k (2  k) giai đoạn A1, A2, …, Ak.

Tình huống 130: Bạn Việt có 2 khu vườn trồng đậu Hà Lan, khu vườn 1 có 112, khu vườn 2
có 137 cây. Bạn Việt dự định lấy ngẫu nhiên 9 cây từ một khu vườn và trong số cây đó lấy ngẫu
nhiên 17 quả. Với số hạt thu được bạn dự định tiếp tục lấy ngẫu nhiên 50 hạt đem đi gieo trồng. Vậy
theo em bạn Việt có bao nhiêu cách tiến hành? Giả sử mỗi cây có 8 quả, mỗi quả có 7 hạt.
IV. TÍNH XÁC SUẤT
1. Một số khái niệm cơ bản

Tình huống 131: Một hộp có 7 hạt đậu Hà Lan, gồm 2 hạt màu vàng, 5 hạt màu xanh.
Người ta tiến hành lấy ra 3 hạt? Hãy xác định đâu là phép thử, biến cố và không gian mẫu?
2. Các quy tắc xác suất
a. Quy tắc cộng xác suất
*Tổng quát: Cho các biến cố A1, A2, …, Ak xung khắc với nhau từng đôi một. Ta có:
P(A1  A2  …  Ak) = P(A1) + P(A2) + … + P(Ak)
*Bài tập:

Tình huống 132: Tiến hành lấy ra 5 hạt đậu Hà Lan trong một túi có 26 hạt trơn (11
vàng, 15 xanh) và 13 hạt nhăn (3 vàng, 10 xanh). Sau đó lấy 3 hạt mang đi gieo. Hãy tính xác suất:
- “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn hoặc có 4 hạt trơn, 1 hạt nhăn”?
- “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn” và “Biến cố 5 hạt lấy được có 4 hạt trơn, 1 hạt
nhăn”?
- “Biến cố 5 hạt lấy được không có hạt trơn nào” và “Biến cố 5 hạt lấy được có ít nhất một hạt
trơn”?
- “Biến cố 5 hạt gồm 2 hạt vàng, trơn; 3 hạt vàng, nhăn”?
b. Quy tắc nhân xác suất
*Tổng quát: Cho các biến cố A1, A2, …, Ak độc lập với nhau. Ta có:
P(A1.A2 … Ak) = P(A1).P(A2) … P(Ak)
*Bài tập:

Tình huống 133: Tiến hành lấy ra 5 hạt đậu Hà Lan trong một túi có 26 hạt trơn (11
vàng, 15 xanh) và 13 hạt nhăn (3 vàng, 10 xanh). Sau đó lấy 5 hạt mang đi gieo. Hãy tính:
- “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn và 3 hạt mang đi gieo có 2 hạt nhăn”?
- “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn và trong đó có 1 hạt vàng”?

3. BÀI TẬP TỔNG HỢP:

Tình huống 134: Một dung dịch chứa 3 loại nu với tỉ lệ A : U: G = 1 : 3 : 7 dùng để
tổng hợp nhân tạo một cách ngẫu nhiên một phân tử mARN. Tính tỉ lệ (xác suất) bộ ba:
a) Có 2 A, 1U. b) Có ít nhất 1A.

241
Lưu ý: Các em nên củng cố thêm kiến thức, kĩ năng giải bài tập phần này bằng
cách làm các chuyên đề về cấp số, Tổ hợp, Chỉnh hợp trong môn Toán.

242
PHẦN I – DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ
BÀI 1. VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
I. LÝ THUYẾT
1. ADN (GENE)
a. Tính số nucleotide
* Mối quan hệ giữa các loại nu trên cả phân tử ADN:
Do A chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết với X nên ta luôn có:
A = T;G = X
* Mối quan hệ giữa các nu mỗi loại trên 1 mạch và cả 2 mạch ADN:
Do A trên mạch 1 (A1) chỉ liên kết với T trên mạch 2 (T2) nên ta luôn có:
A1 = T2 , tương tự ta cũng luôn có:
T1 = A2 ;G1 = X2 ; X1 = G2
Hình 1.1. Sơ đồ 1
N
A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G 2 + X2 =
Do 2 mạch có chiều dài bằng nhau nên: 2
Hiển nhiên ta có, số nu loại A của ADN (hay gene) bằng tổng số nu loại A trên mạch 1 và tổng số nu
loại A trên mạch 2 hay A = T = A1 + A 2 = A1 + T1 = A 2 + T1 = A 2 + T2
Tương tự ta cũng có: G = X = G1 + G 2 = G1 + X1 = G 2 + X1 = G 2 + X2
Chú ý: Khi tính tỉ lệ %
%A1
% A1 là tỉ lệ A trên mạch 1, vì vậy khi xét tỉ lệ A của mạch 1 trên cả phân tử ADN là: 2
%A2
% A2 là tỉ lệ A trên mạch 2, vì vậy khi xét tỉ lệ A của mạch 2 trên cả phân tử ADN là: 2
Do đó hiển nhiên ta luôn có:
%A1 + %A 2 %T1 + %T2 %A1 + %T1 %A 2 + %T2
%A = %T = = = =
2 2 2 2
Tương tự, ta cũng có:
%G1 + %G 2 %X1 + %X2 %G1 + %X1 %G 2 + %X2
%G = %X = = = =
2 2 2 2
* Tổng số nu của ADN (N):
N = A + T + G + X = A + A + G + G = 2A +2G
N
A+G =
 N = 2A + 2G = 2A + 2X = 2T + 2X = 2A + 2X => 2 hoặc %A + %G = 50%N
* Tính số chu kì xoắn (C):
Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu (Gồm 10 × 2 = 20 nu). Khi biết tổng số nu (N) của ADN
N N
C= =
thì số chu kì xoắn của phân tử ADN là: 2.10 20
* Tính khối lượng phân tử ADN (M):
Do khối lượng trung bình của một nucleotide là 300 đvC nên khối lượng phân tử ADN là:
M = N.300đvC
* Tính chiều dài của phân tử ADN (L):
Do chiều dài phân tử ADN bằng với chiều dài của một mạch nên:

243
N N
L= .3,4Ao
2 , trong đó 2 là số nu một mạch, 3,4Ao là độ dài 1 nu.

b. Tính số liên kết Hydrogene và liên kết Hóa trị Đ – P


* Số liên kết Hydrogene (H):
Do A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogene, G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hydrogene,
nên tổng số liên kết hydrogene của ADN là:
H = 2A + 3G = 2A + 3X = 2T + 3X = 2T + 3G
* Số liên kết hoá trị (HT):
Liên kết hóa trị là mối liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim bằng cách góp chung
electron để đạt trạng thái bền của khí hiếm. Do đó số liên kết hóa trị trong ADN, thậm chí trong một
nu có rất nhiều nên trong di truyền học phân tử chúng ta chỉ đi tính số liên kết hóa trị nối các nu và
số liên kết hóa trị được nối giữa Đường và Phosphate trong mỗi nu của phân tử ADN.
N
HT = − 1
a) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch ADN (gene): 2
N
HT = 2( − 1)
b) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch ADN (gene): 2

c) Số liên kết hoá trị đường – phosphate trong gene ( LKĐ-P)


- Mỗi nucleotide có một liên kết giữa Đường và
phosphate nên số liên kết Đường – Phosphate trong
các nu là: N
- Số liên kết hóa trị nối giữa các nu bản chất là mối
liên kết Đường – Phosphate nên số liên kết Đường
N
– Phosphate giữa các nu là: 2.( 2 -1)
Vậy tổng số liên kết Đường – Phosphate trong một
phân tử ADN là:
N
LK Đ − P = 2( − 1) + N
2

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử ADN

2. ARN
a. Tính số ribonucleotide
- ARN gồm 4 loại ribonu: rA, rU, rG, rX và được tổng hợp từ mạch gốc ADN theo NTBS. Vì vậy số
ribonu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN:
N
rN = rA + rU + rG + rX =
2
- Trong phân tử mARN, rA và rU cũng như rG và rX không liên kết bổ sung với nhau nên không
nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa rA, rU, rG, rX của ARN lần lượt với T, A , X , G
trên mạch gốc của ADN (Không giảm tính tổng quát, giả sử mạch 2 là mạch gốc - Sơ đồ 2). Vì vậy
số ribonu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN:
rA = Tgốc ; rU = Agốc
rG = Xgốc ; rX = Ggốc
* Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotide của ADN được tính như sau:

244
+ Số lượng:
A = T = rA + rU
G = X = rG + rX
+ Tỉ lệ %:
%rA + %rU %rG + %rX
%A = %T = ;%G = %X =
2 2

b. Tính khối lượng phân tử ARN (MARN)


Một ribonu có khối lượng trung bình là 300 đvC, nên:
N
MARN = rN.300đvC = .300đvC
2

c. Tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ-P của ARN
* Tính chiều dài
- ARN có số lượng ribonu là rN và độ dài của một ribonu bằng độ dài một nu và bằng 3,4 A0.
Mặt khác chiều dài ARN bằng chiều dài gen (ADN) tổng hợp nên nó, nên ARN đó có chiều dài (Sơ
đồ 1):
N
L ADN = L ARN = rN.3, 4Ao = .3, 4Ao
2
* Tính số liên kết hoá trị Đ –P
+ Trong mạch ARN: Số liên kết hoá trị nối các ribonu trong mạch ARN là:
N
HT = rN − 1 = − 1
2
+ Trong mỗi ribonu có 1 liên kết hoá trị giữa Đường với nhóm phosphate của acid H3PO4. Do đó số
liên kết hóa trị loại này có trong rN ribonu là rN.
Vậy số liên kết hoá trị Đ–P trong phân tử ARN:
N N
LK Đ − P = (rN − 1) + rN = ( − 1) +
2 2
Chú ý: Do gene (ADN) ở sinh vật nhân thực là phân mảnh vì vậy những vấn đề về mối quan hệ giữa
gene với ARN được trình bày ở trên là của tế bào nhân sơ. Trên cơ sở đó chúng ta cũng có thể dễ
dàng xử lý một cách linh hoạt các tình huống với gene của tế bào nhân thực.
II. BÀI TẬP
Câu 1: Vùng điều hoà của gene cấu trúc nằm ở vị trí nào của gene?
A. Đầu 5’ mạch mã gốc
B. Đầu 3’ mạch mã gốc
C. Nằm ở giữa gene
D. Nằm ở cuối gene
Câu 2: Gene cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì?
A. Phân mảnh
B. Vùng mã hoá không liên tục
C. Không phân mảnh
D. Không mã hoá acid amin mở đầu
Câu 3: Intron là gì?
A. Đoạn gene có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã
B. Đoạn gene không có khả năng phiên mã và dịch mã
C. Đoạn gene mã hoá các acid amin
D. Đoạn gene chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen

245
Câu 4: Nhóm codon nào không mã hoá các acid amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Protein?
A. UAG,UGA,AUA B. UAA,UAG,AUG
C. UAG,UGA,UAA D. UAG,GAU,UUA
Câu 5: Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các acid amin?
A. 60 B. 61 C. 63 D. 64
Câu 6: Từ 3 loại nu khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 27 B.48 C. 16 D. 9
Câu 7: Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là:
A. một bộ ba mã hoá cho nhiều loại acid amin
B. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau
C. nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại acid amin
D. một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Câu 8: Gene là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho:
A. sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc
B. sản phẩm tạo nên thành phần chức năng
C. kiểm soát hoạt động của các gene khác
D. sản phẩm nhất định (chuổi polypeptid hoặc ARN)
Câu 9: Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là:
A. có một bộ ba khởi đầu
B. có một số bộ ba không mã hóa các acid amin
C. một bộ ba mã hóa một acid amin
D. một acid amin có thể được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba
Câu 10: Có tất cả bao nhiêu bộ mã mà trong mỗi bộ mã đều có thành phần các nu hoàn toàn khác
nhau?
A. 12 B. 24 C. 36 D. 48
Câu 11: Bản chất của mã di truyền là:
A. một bộ ba mã hoá cho một acid amine.
B. 3 nucleotide liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một acid amine.
C. trình tự sắp xếp các nuleotide trong gene quy định trình tự sắp xếp các acid amine trong protein.
D. các acid amine đựơc mã hoá trong gene.
Câu 12: Mã di truyền có tính thoái hóa là do :
A. số loại acid amine nhiều hơn số bộ ba mã hóa
B. số bộ ba mã hóa nhiều hơn số loại acid amine
C. số acid amine nhiều hơn số loại nu
D. số bộ ba nhiều hơn số loại nu
Câu 13: Tính phổ biến của mã di truyền là bằng chứng về:
A. tính thống nhất của sinh giới
B. tính đặc hiệu của thông tin di truyền đối với loài
C. nguồn gốc chung của sinh giới
D. sự tiến hóa liên tục
Câu 14: Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được:
Chủng Loại Nu (%)
gây bệnh A T U G X
Số 1 10 10 0 40 40
Số 2 20 30 0 20 30
Số 3 22 0 22 27 29
Số 4 35 35 0 16 14
Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép
B. Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn
C. Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn
D. Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch kép

246
Câu 15: Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra thì gọi là nhiệt độ nóng chảy của
ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nu khác nhau. Hỏi phân tử nào
sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. phân tử ADN có A chiếm 10%
B. phân tử ADN có A chiếm 20%
C. phân tử ADN có A chiếm 40%
D. phân tử ADN có A chiếm 30%
Câu 16: Phân tử đường có mặt trong cấu trúc của phân tử ARN là
A. glucose. B. fructose.
C. deoxyribose. D. ribose.
Câu 17: Vì sao 1 acid amine được mã hóa bằng nhiều bộ ba?
A. Vì mã di truyền mang tính thoái hóa
B. Vì số acid amine ít hơn số bộ ba
C. Vì số acid amine nhiều hơn số bộ ba
D. Vì mã di truyền mang tính thống nhất
Câu 18: Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P
C. C, H, O, P D. C, H, O, N, P, S
Câu 19: Hai đặc điểm quan trong nhất của cấu trúc ADN xoắn kép có liên quan với hoạt tính di
truyền là
A. Đối song song và xoắn phải đặc thù
B. Đối song song và tỉ lệ A+T/G+X đặc thù
C. Đối song song và kết cặp base đặc thù
D. Đối song song và tỉ lệ A+G/T+X đặc thù
Câu 20: (C2013) Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. ADN B. mARN
C. tARN D. rARN
Câu 21: Một phân tử mARN gồm hai loại nucleotide A và U thì số loại bộ ba mã sao trong mARN có
thể là
A. 8 loại B. 6 loại C. 4 loại D. 2 loại
Câu 22: Một gene có chiều dài 1938Ao và 1490 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide của
gene là:
A. A = T = 250; G = X = 340
B. A = T = 340; G = X = 250
C. A = T = 350; G = X = 220
D. A = T = 220; G = X = 350
Câu 23: Một gene có khối lượng 540000 đvC có 2320 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide
nói trên bằng:
A. A = T = 380, G = X = 520
B. A = T = 520, G = X = 380
C. A = T = 360, G = X = 540
D. A = T = 540, G = X = 360
Câu 24: Một gene có chiều dài 10200Ao, số lượng A chiếm 20%. Liên kết hydro của gene là
A. 7200 B. 600 C. 7800 D. 3600
Câu 25: Trên một mạch của gene có 150 A và 120 T và gene có 20% G. Số lượng từng loại
nucleotide của gene là:
A. A = T = 180; G = X = 270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360

247
Câu 26: Trên một mạch của gene có 25% G và 35% X. Chiều dài của gene bằng 0,306 micromet. Số
lượng từng loại nucleotide của gene là:
A. A=T=360; G=X=540
B. A=T=540; G=X=360
C. A=T=270; G=X=630
D. A=T=630; G=X=270
Câu 27: (C2010) Phân tích thành phần hóa học của một acid nucleic cho thấy tỉ lệ các loại nucleotide
như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Acid nucleic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn.
B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép.
D. ARN có cấu trúc mạch kép.
A+G 1
=
Câu 28: (Đ2008) Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotide là T + X 2 .
Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
A. 0,2 B. 2,0 C. 0,5 D. 5,0
Câu 29: Một gene có hiệu số giữa G với A bằng 15% số nucleotide của gene. Trên mạch thứ nhất của
gene có 10% T và 30% X. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%.
B. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30%.
C. A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35%.
D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5%.
A+T
Câu 30: Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ G + X là 0,6 thì hàm luợng G+X của nó xấp xỉ là
A. 0,62 B. 0,70 C. 0,68 D. 0,26
Câu 31: Trên một mạch của một gene có 20%T, 22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nu của gene là:
A. A=T=24%, G=X=26%
B. A=T=42%, G=X=8%
C. A=T=24%, G=X=76%
D. A=T=42%, G=X=58%
Câu 32: (C2010) Mỗi gene mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotide. Vùng trình tự
nucleotide nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gene có chức năng
A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
B. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 33: (C2010) Một gene có 900 cặp nucleotide và có tỉ lệ các loại nucleotide bằng nhau. Số liên kết
hydro của gene là
A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060.
Câu 34: (C2011) Một gene có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gene có A + T = 600
nucleotide. Số nucleotide mỗi loại của gene trên là:
A. A = T = 1200; G = X = 300
B. A = T = 600; G = X = 900
C. A = T = 300; G = X = 1200
D. A = T = 900; G = X = 600
Câu 35: (Đ2011) Một gene ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotide loại
guanin. Mạch 1 của gene có số nucleotide loại adenine chiếm 30% và số nucleotide loại guanin chiếm
10% tổng số nucleotide của mạch. Số nucleotide mỗi loại ở mạch 1 của gene này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750

248
Câu 36: (C2012) Một gene ở vi khuẩn E. coli có 2300 nucleotide và có số nucleotide loại X chiếm
22% tổng số nucleotide của gene. Số nucleotide loại T của gene là
A. 480 B. 322 C. 644 D. 506
Câu 37: (Đ2012) Một gene có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gene có số nucleotide
loại A bằng số nucleotide loại T; số nucleotide loại G gấp 2 lần số nucleotide loại A; số nucleotide
loại X gấp 3 lần số nucleotide loại T. Số nucleotide loại A của gene là
448. B. 224. C. 112. D. 336
Câu 38: (Đ2012NC) Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ
(A+T)/(G+X) = ¼ thì tỉ lệ nucleotide loại G của phân tử ADN này là
A. 10% B. 40% C. 20% D. 25%

249
BÀI 2. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - QUÁ TRÌNH ADN NHÂN ĐÔI
I. LÝ THUYẾT
1. Tính số nucleotide tự do cần dùng
a. Qua 1 lần tự nhân đôi
+ Số nu tự do mỗi loại cần dùng:
A mt = Tmt = A = T
G mt = Xmt = G = X
+ Số nu tự do cần dùng bằng số nu của ADN:
N mt = N
Chú ý: Chúng ta có thể hoàn toàn kí hiệu số nucleotide tự
do môi trường cung cấp là td (tự do) hoặc mt (môi trường
nội bào) hay bất kì một kí hiệu khác. Tuy nhiên cách kí
hiệu nên bản chất, dễ hiểu và cần thống nhất khi trình
bày.
Hình 2.1: Sơ đồ 2
b. Qua x đợt tự nhân đôi liên tiếp
* Tính số ADN con tạo thành
Tổng số ADN con: 2x
Số ADN có cả 2 mạch được tổng hợp mới hoàn toàn từ nu của môi trường nội bào là: 2x – 2
* Tính số nu tự do cần dùng
+ Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con:
Do số gene con tạo ra là 2x mà mỗi phân tử ADN có N nu nên tổng số nu trong các phân tử ADN con
là: N.2x
+ Tổng số nu tự do cần cung cấp cho 1 ADN qua x đợt nhân đôi (Sơ đồ 2): Do quá trình ADN
nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn nên 2 mạch của phân tử ADN mẹ ban đầu không bị mất đi mà
tồn tại trong 2 phân tử ADN con. Vì vậy để tính số nu môi trường cung cấp chúng ta lấy tổng số nu cả
các phân tử ADN con (N.2x) trừ đi số nu của phân tử ADN mẹ ban đầu (N nu):
Nmt = N.2x − N
+ Tương tự số nu môi trường cung cấp chúng ta có số nu tự do mỗi loại cần dùng là:
A mt = Tmt = A.2x − A
G mt = Xmt = G .2x − G

+ Tính số nu tự do môi trường cung cấp để tổng hợp nên các phân tử ADN con có 2 mạch hoàn
toàn mới:
Dựa trên cơ sở Sơ đồ 2, ta thấy mỗi thế hệ ADN con luôn có 2 phân tử ADN con có một mạch gốc
của phân tử ADN mẹ ban đầu. Vì vậy số phân tử ADN mới hoàn toàn là: 2x – 2.
Số nu môi trường cung cấp để tổng hợp các phân tử ADN mới hoàn toàn là:
Nmt = N.2x − 2.N = N(2x − 2)

Amt = Tmt = A.2x − 2.A = A( 2x − 2)


G mt = Xmt = G .2x − 2.G = G( 2x − 2)
2. Tính số liên kết hydrogene, hóa trị Đ-P được hình thành, bị phá vỡ
a. Qua 1 đợt nhân đôi
* Tính số liên kết hydrogene bị phá vỡ và được hình thành
+ Số liên kết hydrogene bị phá vỡ:
HBÞ ph ¸ vì = H
1

+ Số liên kết hydrogene hình thành:


H 1hìnhthaønh= 2.H
250
* Số liên kết hoá trị được hình thành:
Số liên kết hóa trị được hình thành trên 2 mạch mới của 2 phân tử ADN con. Số liên kết hóa trị trong
N
−1
một mạch ADN là: 2 . Vậy:
N
thaønh = 2( − 1)
1
HT Hình
2

b. Qua x đợt nhân đôi


* Tổng số liên kết hydrogene bị phá vỡ và số liên kết hydrogene hình thành
+ Tổng số liên kết hydrogene bị phá vỡ:
- Qua 1 lần nhân đôi có 1H liên kết hydrogene bị phá vỡ: 21-1
- Qua 2 lần nhân đôi có 3H liên kết hydrogene bị phá vỡ: 22-1
- Qua 3 lần nhân đôi có 7H liên kết hydrogene bị phá vỡ: 23-1
- Qua 4 lần nhân đôi có 15H liên kết hydrogene bị phá vỡ: 24-1
.................................
- Qua x lần nhân đôi có (2x-1)H liên kết hydro bị phá vỡ.
x−1
Như vậy, số liên kết hydrogene bị phá vỡ ở lần nhân đôi cuối cùng là H = 2 .H ;
số liên kết hydrogene bị phá vỡ qua các lần nhân đôi là H = ( 2 − 1).H .
x

+ Tổng số liên kết hydrogene được hình thành:


- Qua 1 lần nhân đôi có 2H liên kết hydrogene được hình thành: 2H
- Qua 2 lần nhân đôi có 6H liên kết hydrogene được hình thành: (2 + 4)H
- Qua 3 lần nhân đôi có 14H liên kết hydrogene được hình thành: (2 + 4 + 8)H
.................................
- Qua x lần nhân đôi, số liên kết hydrogene được hình thành:
2x − 1
2( ). x +1
2 − 1 H = 2( 2 − 1). H = ( 2 − 2) H
x
(2+4+...+2x)H = 2(1+2+...+2x-1)H =
Như vậy, số liên kết hydrogene được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là H = 2 .H ;
x

x +1
số liên kết hydrogene được hình thành qua các lần nhân đôi là H = ( 2 − 2).H

* Tổng số liên kết hoá trị được hình thành:


N
−1
+ Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn: 2
+ Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ. Do đó số mạch mới
trong các ADN con là 2.2x - 2.
Vậy số liên kết hóa trị được hình thành là:
N
 HT Hình thaønh= ( 2 − 1)(2.2X − 2)

251
BÀI 4. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
I. LÝ THUYẾT
1. Phiên mã: Trên cơ sở SƠ ĐỒ 2, ta có;
a. Tính số ribonucleotide tự do cần dùng
* Qua 1 lần phiên mã:
rA td = Tg; rU td = A g; rG td = X g; rX td = Gg;
+ Số ribonu tự do mỗi loại cần dùng :
N
rNtd =
+ Tổng số ribonu tự do cần dùng: 2.

* Qua nhiều lần phiên mã (k lần)


+ Mỗi lần phiên mã tạo nên 1 phân tử ARN nên:
Số phân tử ARN = Số lần phiên mã = k
N
rN td = k.
+ Số ribonu tự do cần dùng là: 2
+ Số ribonu tự do mỗi loại cần dùng là:
rA td = k.Tg; rU td = k.A g; rG td = k.X g; rX td = k.Gg;

b. Tính số liên kết hydro và liên kết hóa trị, mối liên kết giữa đường phosphate
* Qua 1 lần phiên mã :
H Bòphaùvôõ= H
+ Số liên kết hydro bị phá vỡ:
H Hình thaønh= H
+ Số liên kết hydro được hình thành:
N
HT Hình thaønh= − 1 = rN − 1
+ Số liên kết hoá trị hình thành: 2
* Qua nhiều lần phiên mã (k lần):

+ Tổng số liên kết hydro bị phá vỡ:


 H Bòphaùvôõ= k.H
+ Tổng số liên kết hydro được hình thành:
 H Hình thaønh= k.H
+ Tổng số liên kết hoá trị hình thành:
 H Hình thaønh= k.(rN − 1)
= (rN − 1) + rN 
+ Tổng số liên kết Đ-P trong các phân tử ARN:  Ñ− P
HT

Tình huống 135: Tính tổng số liên kết hóa trị bị phá vỡ?

252
Hình 4.1: Sơ đồ 3: Mối quan hệ bản chất giữa gene, mARN và protein ở sinh vật nhân sơ

2. Dịch mã: Ở sinh vật nhân sơ.


a. Số bộ ba mật mã, số bộ ba mã sao
N
Số bộ ba mật mã (mã hóa) = Số bộ ba mã sao = a = 2.3

b. Tạo thành chuỗi polypeptide sơ cấp (chưa hoàn chỉnh)


* Giải mã tạo thành 1 chuỗi polypeptide:
Số acid amine tự do cần dùng (a) = Số bộ ba có mã hoá acid amine = Số acid amine trong
N
−1
chuỗi polypeptide sơ cấp = 2.3
N
( − 1) − 1
Số liên kết peptide trong chuỗi sơ cấp = Số phân tử nước được giải phóng = 2.3

* Giải mã tạo thành n chuỗi polypeptide (Do n ribosome trượt qua):


Một mARN có n lượt ribosome trượt qua:
 Soáchuoiãpolypeptide =  Soásoálöôtï ribosome = n
- Tổng số phân tử nước được giải phóng trong quá trình tổng hợp n chuỗi polypeptide:
N
 H 2Ogiaûiphoùng = [( 2.3 − 1) − 1].n
- Tổng số acid amin tự do được dùng cho quá trình dịch mã:
N
 aatd = ( 2.3 − 1).n
3. Tạo thành chuỗi polypeptide trưởng thành (Hoàn chỉnh)
* Giải mã tạo thành 1 chuỗi polypeptide:
N
−1−1
- Số acid amine trong chuỗi polypeptide hoàn chỉnh = 2.3
N
( − 1 − 1) − 1
- Số liên kết peptide trong chuỗi polypeptide hoàn chỉnh = 2.3

253
* Giải mã tạo thành n chuỗi polypeptide (Do n ribosome trượt qua):
- Tổng số acid amine tham gia cấu trúc chuỗi polypeptide để thực hiện chức năng sinh học:
N
 aa trong các chuỗi polypeptide hoàn chỉnh = [ 2.3 − 1 − 1].n
N
[( − 1 − 1) − 1].n
- Tổng số liên kết peptide trong n chuỗi polypeptide hoàn chỉnh: 2.3

II. BÀI TẬP


CHƯƠNG II: DI TRUYỀN HỌC CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ
BÀI 6&7. VẬT CHẤT & CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ
I. NGUYÊN PHÂN
1. Lý thuyết
Xét loài có bộ NST 2n.

Tình huống 136: Xác định số tế bào con được tạo ra khi a tế bào đều trải qua x lần nguyên
phân?

Tình huống 137: Xác định số thoi vô sắc hình thành khi 1 tế bào, a tế bào trải qua x lần
nguyên phân?

Tình huống 138: Thời gian của một chu kì phân bào được tính như thế nào?

Tình huống 139: Một tế thực hiện nguyên phân x lần. Hãy xác định:
a. Tổng số NST có trong các tế bào con?
b. Tổng số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân?
c. Số tâm động, số chromatid trong các tế bào con?
d. Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con?
e. Tương tự xác định với a tế bào đều trải qua x lần nguyên phân.

2. Bài tập
Câu 39: (C2013) Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit
đặc biệt, các trình tự này có vai trò
A. mã hóa cho các loại protein quan trọng trong tế bào.

254
B. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
C. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử AND.
D. giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân.
Câu 40: (C2013NC) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở vi sinh vật
nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Sợi cơ bản B. Sợi nhiễm sắc
C. Vùng xếp cuộn D. Chromatide
Câu 41: (Đ2013) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân
thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A. 30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm
C. 11 nm và 30 nm D. 30 nm và 11 nm
Câu 42: Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nu. Tế bào ở G2 chứa số nu là
A. 6 109 đôi nu B. (6  2)  109 nu
C. (6  2)  109 đôi nu D. 6  109 nu
Câu 43: (C2010) Gene D có 3600 liên kết hydro và số nu loại adenin (A) chiếm 30% tổng số nu của
gene. Gene D bị đột biến mất một cặp A-T thành allele d. Một tế bào có cặp gene Dd nguyên phân
một lần, số nu mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gene này nhân đôi là:
A. A = T = 1799; G = X = 1200.
B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A = T = 899; G = X = 600.
D. A = T = 1199; G = X = 1800.
Câu 44: Phân bào nguyên nhiễm còn được gọi là:
A. giảm phân B. nguyên phân
C. phân bào D. phân chia tế bào.
Câu 45: Trong quá trình phân bào thoi vô sắc là nơi:
A. xảy ra quá trình nhân đôi của trung thể
B. xảy ra quá trình nhân đôi của ADN
C. tâm động của NST bám và được kéo về các cực của tế bào.
D. NST thực hiện việc đóng xoắn
E. hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con
Câu 46: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào
A. vi khuẩn và virus B. thể ăn khuẩn
C. giao tử D. tế bào sinh dưỡng.
Câu 47: Nguyên phân là quá trình:
A. giúp gia tăng số lượng tế bào và bổ sung cho những tế bào già và chết
B. duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào
C. đảm bảo cho sự hình thành các tế bào sinh tinh và sinh trứng
D. A và B E. A,B và C.
Câu 48: Sự phân li của các NST ở kì sau của nguyên phân diễn ra theo cách:
A. mỗi NST kép trong cặp tương đồng không tách qua tâm động và phân li ngẫu nhiên về mỗi cực
B. một nửa NST đi về mỗi cực
C. mỗi NST kép tách qua tâm động để mỗi NST đơn phân li về mỗi cực.
D. ở kì sau không xảy ra sự phân li của NST
E. Tất cả đều sai
Câu 49: Câu sai trong các câu dưới đây là:
A. Chu kì tế bào gồm các pha G1, S và G2 thuộc kì trung gian và các kì thuộc nguyên phân.
B. Sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật được thực hiện bằng sự hình thành eo thắt, còn ở tế bào
thực vật được thực hiện bằng sự hình thành vách ngăn.
C. Nguyên phân là phương thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, trong đó vật chất di truyền
được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
D. Sau khi nhân đôi ở kì trung gian, các NST tách nhau ngay ở kì đầu của nguyên phân và đi về 2
cực của tế bào.
Câu 50: Những kì nào sau đây trong nguyên phân, NST ở trạng thái kép:
A. Trung gian, đầu và giữa
B. Đầu, giữa, và cuối
255
C. Đầu, giữa, sau và cuối
D. Trung gian, đầu và cuối
Câu 51: Quá trình nguyên phân diễn ra liên tiếp qua một số lần từ 1 hợp tử của người mang 46 NST
đã tạo ra số tế bào mới với tổng số 368 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào mới được tạo ra là:
A. 4 B. 16 C. 8 D. 12
Câu 52: Ở ruồi giấm (2n=8), vào kì sau của nguyên phân trong 1 tế bào có:
A. 8 NST B. 16 NST đơn
C. 16 chromatid D. 15 NST kép
E. B và C.
Câu 53: Trong 1 tế bào người vào giai đoạn trước khi bước vào nguyên phân có số chromatide là:
46 B. 92. C. 23 D. 128 E. 96
Câu 54: Số thoi vô sắc đã được hình thành khi 1 tế bào trải qua 7 đợt nguyên phân :
A. 128 B. 129 C. 127 D. 64 E. 256
Câu 55: Từ 1 hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt. Số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân
tiếp theo là:
A. 128 B. 160 C. 256. D. 64 E. 72
Câu 56: Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử của ruồi giấm tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì
cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là :
A. 64 B. 128. C. 256 D. 512 E. 32
Câu 57: Một loài có 2n = 24, có 3 tế bào đang phân bào nguyên phân, tổng số chromatid ở kỳ giữa
quan sát thấy trong các tế bào là:
A. 72 B. 48 C. 24 D. 144
Câu 58: Một tế bào soma ở gà có 2n = 78 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST, số chromatide và
số tâm động có trong tế bào vào kì sau lần lượt là:
A. 78; 156 ; 0 B. 156; 156; 156
C. 78; 78; 78 D. 156; 0; 156
Câu 59: Một loài có bộ NST 2n = 16, chu kì nguyên phân là 30 phút, kì trung gian xảy ra trong 10
phút, môĩ kì còn lại 5 phút. Bắt đầu từ đầu kì trung gian lần nguyên phân thứ nhất, số NST môi
trường cần cung cấp cho một tế bào tại thời điểm sau 30 phút và sau 70 phút lần lượt là:
A. 16 và 18 B. 32 và 48
C. 16 và 112 D. 48 và 112

II. GIẢM PHÂN


1. Lý thuyết

Tình huống 140: Phân bào là gì? Vì sao gọi là Nguyên phân, Giảm phân?

Tình huống 141: Tại sao tế bào đột biến số lượng NST thường có quá trình giảm phân diễn ra
không bình thường?

Tình huống 142: Tại sao kết quả Nguyên phân giữ nguyên bộ NST lưỡng bội còn kết quả của
Giảm phân bộ NST chỉ còn một nửa - đơn bội?

Tình huống 143: Vì sao ở loài sinh sản hữu tính lại mang các đặc điểm đa dạng, phong phú
hơn các loài sinh sản vô tính?

Tình huống 144: Xét loài có bộ NST 2n.


1. Tính số NST môi trường cung cấp
a. Một tế bào giảm phân môi trường cung cấp bao nhiêu NST?
b. a tế bào giảm phân môi trường cung cấp bao nhiêu NST?
2. Tính số thoi vô sắc hình thành, tiêu biến
a. Một tế bào giảm phân số thoi vô sắc hình thành là bao nhiêu?
256
b. a tế bào giảm phân số thoi vô sắc hình thành là bao nhiêu?
3. Tính số tế bào con, số giao tử tạo ra sau giảm phân
Gọi a là số tế bào sinh tinh (tinh bào bậc 1 hay tế bào sinh dục sơ khai đực hay tinh nguyên bào), b là
số tế bào sinh trứng (noãn bào bậc 1 hay tế bào sinh dục sơ khai cái hay noãn nguyên bào) của một
loài có bộ NST 2n. Hãy xác định:
Số tinh trùng được tạo ra?
Số NST trong các tinh trùng?
Số trứng được tạo ra?
Số NST có trong trứng?
Số thể định hướng (thể cực) tạo ra?
Số NST bị mất cùng các thể cực?
4. Tính số hợp tử được tạo thành qua thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của giao tử
- Do một hợp tử được tạo thành từ sự thụ tinh giữa một trứng với một tinh trùng nên:
Số hợp tử số trứng được thụ tinh số tinh trùng được thụ tinh
- Hiệu suất thụ tinh (HSTT):
HSTT =

5*. Xác định các loại giao tử, tỉ lệ các loại giao tử

a. Hãy xác định số cách sắp xếp NST ở kì giữa I? Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST?
b. Nếu có a cặp trao đổi chéo (đơn – tại một điểm) sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? (a ≤ n, aN)
c. Số loại giao tử chứa x NST có nguồn gốc từ mẹ? Biết không xảy ra trao đổi chéo. (x ≤ n, xN)
d. Số loại giao tử chứa x NST có nguồn gốc từ mẹ, n-x NST có nguồn gốc từ bố? Biết không xảy ra
trao đổi chéo. (x ≤ n, xN)
e. Số loại hợp tử được di truyền x NST từ bà ngoại? Biết không xảy ra trao đổi chéo. (x ≤ n, xN)
f. Số loại hợp tử được di truyền x NST từ bà ngoại, n-x NST từ ông ngoại? Biết không xảy ra trao đổi
chéo. (x ≤ n, xN)
g. Số loại hợp tử được di truyền x NST từ bà ngoại với y NST từ bà nội? Biết không xảy ra trao đổi
chéo. (x, y≤ n, xN)
h. Số loại hợp tử được di truyền x NST từ bà ngoại với y NST từ bà nội, n-y NST từ ông nội? Biết
không xảy ra trao đổi chéo. (x, y≤ n, xN)

2. Trắc nghiệm
Câu 60: Trong giảm phân, cấu trúc của NST có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây?
A. Trao đổi chéo B. Nhân đôi
C. Tiếp hợp D. Co xoắn
257
Câu 61: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì
A. kì đầu lần phân bào II
B. kì giữa lần phân bào I
C. kì đầu lần phân bào I
D. kì trung gian
Câu 62: Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh diễn ra quá trình giảm phân. Sau lần giảm phân I, số
NST kép ở mỗi tế bào con là:
A. 92 NST kép B. 46 NST kép
C. 23 NST kép D. 69 NST kép
Câu 63: Hình dưới đây mô tả kì nào của phân bào nào?
A. Kì sau của giảm phân
B. Kì sau của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.
C. Kì giữa của giảm phân
D. Kì giữa của lần phân bào 2
phân bào giảm nhiễm
E. Kì giữa của GP hoặc kì
giữa của lần phân bào 2 phân
bào giảm nhiễm
Câu 64: Tế bào đang thuộc chu kì phân bào nào, của loài có
bộ NST 2n bằng bao nhiêu?
A. Kì cuối, 2n = 8
B. Kì sau, 2n = 16
C. Kì sau, 2n = 8
D. Kì sau, 2n = 4
Câu 65: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là:
A. Các NST đều ở trạng thái đơn
B. Sự phân li các NST về 2 cực tế bào
C. Các NST đều ở trạng thái kép
D. Sự dãn xoắn của các NST
Câu 66: Các NST kép không tách qua tâm động và mỗi NST kép trong cặp đồng dạng phân li ngẫu
nhiên về mỗi cực dựa trên thoi vô sắc. Hoạt động nói trên của NST xảy ra ở:
A. Kì sau của giảm phân
B. Kì sau của lần phân bào 1 giảm phân.
C. Kì sau của lần phân bào 2 GP
D. Kì giữa của lần phân bào 1 GP
E. Kì cuối của lần phân bào 1 GP
Câu 67: Những điểm giống nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
1. Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
2. Số tế bào con tạo ra sau phân bào là 2 tế bào.
3. Số lượng NST ở các tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.
4. Lần phân bào II của GP diễn biến giống NP như: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào ở kì giữa, chẻ dọc ỏ tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ở kì
sau.
A. 2, 3 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 4
Câu 68: Có 10 tế bào sinh dục chín ở người (2n = 46) thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Kết
thúc lần phân bào I, các tế bào có chứa:
A. 690 tâm động B. 230 tâm động
C. 920 tâm động D. 460 tâm động
Câu 69: Một tế bào người, tại kì giữa của lần phân bào 2 phân bào giảm nhiễm, sẽ có:
A. 23 NST đơn B. 46 NST kép
C. 23 chromatid D. 46 chromatid.
E.Tất cả đều sai
Câu 70: Số NST được thấy trong một tế bào của ruồi giấm ở kì sau của lần phân bào 1 phân bào giảm
nhiễm:
A. 16 NST kép B. 4 cặp NST kép
258
C. 8 NST kép D. 16 cặp NST kép
E. 8 cặp NST tương đồng
Câu 71: Ở một con ruồi giấm (2n = 8), giả sử mỗi cặp NST đều có cấu trúc khác nhau và không có
hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng, số loại giao tử có thể được tạo thành là:
A. 8 loại giao tử B. 16 loại giao tử.
C. 32 loại giao tử D. 6 loại giao tử
E. 4 loại giao tử
Câu 72: Ở một cơ thể xét 3 cặp gene được kí hiệu AaBbDd. Cơ thể sẽ cho các loại giao tử với kí hiệu:
A. AAA, aaa, BBB, bbb, DDD, ddd
B. ABD, abd
C. AA, BB, DD, aa, bb, dd
D. ABD, AbD, aBD, abD, abd
E. ABD, AbD, aBD, ABd, Abd, aBd, abD, abd.
Câu 73: Từ 20 tế bào sinh trứng qua giảm phân sẽ cho
A. 40 thể định hướng và 40 trứng
B. 20 thể định hướng
C. 80 trứng
D. 20 trứng và 60 thể định hướng. E. 20 trứng và 20 thể định hướng
Câu 74: 128 tinh trùng được hình thành từ quá trình giảm phân của:
A. 25 tế bào sinh tinh
B. 25 tế bào sinh trứng
C. 25 giao tử
D. 32 thể định hướng
E. 27 tế bào sinh tinh
Câu 75: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số NST của loài là 2n = 40. Số NST
có trong các tế bào con sau giảm phân là:
A. 300 B. 200 C. 100 D. 400
Câu 76: (Đ2010) Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong
trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân
I là
A. 1x B. 0,5x C. 4x D. 2x

259
D. thể không hoặc thể một
Câu 77*: Một hợp tử F1 nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra số tế bào có tổng số 384 NST đơn. Cho biết
cây aic làm bố trong giảm phân không có đột biến và không có trao đổi chéo thì đã tạo ra tối đa 256
loại giao tử. Hợp tử có bộ NST là
A. Thể tam bội B. Thể lưỡng bội
C. Thể ba nhiễm D. Thể tứ bội

260
BÀI 9. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ
I. QUY LUẬT PHÂN LI
1. Lý thuyết:
a. Di truyền:
CÁCH VIẾT KIỂU GENE với gene nằm trên NST thường:
- Nếu một gene gồm 2 allele: Kí hiệu gồm một chữ hoa và một chữ thường.
- Nếu một gene gồm 3 hay nhiều allele: Kí hiệu bằng chữ cái.
+ Gene gồm 3 allele: Gene quy định nhóm máu gồm 3 allele: IA, IB, IO.
+ Gene gồm n allele: Được kí hiệu là các chữ cái và đánh số a1, a2, a3, …, an

Tình huống 145: Vì sao khi viết giao tử, mỗi gene chỉ gồm 1 allele còn khi viết KG thì mỗi
gen gồm 2 allele?

Tình huống 146. Có bao nhiêu KG khác nhau có thể được hình thành khi xét một gene có 2,
3, 4, 5, 6 allele?

Tình huống 147. Một gene có n allele (a1, a2, a3, …, an). Hãy cho biết số loại giao tử và số
KG tối đa có thể có trong quần thể?

Tình huống 148. Xét một gene gồm 2 allele quy định một tính trạng biểu hiện theo quy luật
trội lặn hoàn toàn. Hãy xác định các loại tỉ lệ KG, KH ở đời con của 6 phép aic ơ bản sau:
STT Phép aic ơ bản Tỉ lệ KG Tỉ lệ KH
1 AA x AA 100% AA 100% trội
2 AA x Aa 1AA:1Aa 100% trội
3 AA x aa 100% Aa 100% trội
4 Aa x Aa 1AA:2Aa: 3 trội : 1 l
5 Aa x aa 1 trội : 1 l
6 aa x aa 100% aa 100% lặn

b. Biến dị - Đột biến NST.

Tình huống 149: Biết A quy định quả đỏ; a quy định quả vàng. Hãy xác định các loại KH
và viết các loại và tỉ lệ các loại giao tử các thể đột biến số lượng NST AAAA, AAAa, Aaaa, Aaaa,
aaaa, AAA, Aaa, Aaa, aaa?

Tình huống 150: Hãy xác định dạng đột biến, kí hiệu bộ NST trong các trường hợp sau:

261
262
263

You might also like