You are on page 1of 20

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A

THUYẾT MINH DỰ THẢO


TCVN ….. : 2017

BÊ TÔNG TỰ LÈN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU


Interpretation Draft of Standard

Self – Compacting Concrete - Construction and Work Acceptance

HÀ NỘI - 2017


Mục Lục

I. Sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn.............................................................................4


II. Dự kiến nội dung tiêu chuẩn như sau..............................................................................4
1 Phạm vi áp dụng.............................................................................................................. 5
2 Tài liệu viện dẫn............................................................................................................... 5
3 Thuật ngữ và định nghĩa..................................................................................................6
4 Quy định về kỹ thuật thi công các kết cấu BTTL..............................................................6
4.1 Công tác ván khuôn......................................................................................................... 6
4.2 Trộn hỗn hợp BTTL......................................................................................................... 7
4.3 Thiết bị vận chuyển và thi công BTTL..............................................................................9
4.4 Thi công bê tông tự lèn....................................................................................................9
4.5 Bảo dưỡng bê tông tự lèn..............................................................................................10
5 Kiểm tra và nghiệm thu các kết cấu bê tông tự lèn........................................................10
5.1 Yêu cầu trong kiểm tra...................................................................................................10
5.2 Nội dung kiểm tra............................................................................................................ 10
5.3 Kiểm tra chất lượng BTTL...............................................................................................11
5.4 Nghiệm thu các kết cấu BTTL.........................................................................................13
Phụ lục A (Tham khảo).........................................................................................................14
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................21

3
Thuyết minh dự thảo TCVN ..... : 2017

Bê tông tự lèn - thi công và nghiệm thu


Self – Compacting Concrete - Construction and Work Acceptance

I. Sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn


Bê tông tự lèn là một loại bê tông chất lượng cao, được đưa vào thực tế xây dựng từ những
năm 1983 tại Nhật bản, tại Đài loan từ năm 1999, tại châu Âu từ những năm 1996, tại Mỹ
năm 1990 và họ đã có tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật cho loại bê tông này.

Tại Việt Nam, trong xây dựng Thủy lợi, BTTL đã được TS. Hoàng Phó Uyên viện KHTLVN
nghiên cứu và áp dụng vào xây dựng đập xà lan di động ( Bê tông cốt thép, vỏ mỏng) và đập
dâng Văn Phong – Quảng Ngãi đạt kết quả tốt. Tuy nhiên tất cả các tiêu chí về thiết kế, đánh
giá đều chấp nhận theo chỉ dẫn của nước ngoài (Nhật bản, Châu Âu) thông qua hãng phụ
gia SiKa. Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang sử dụng tiêu chuẩn TCVN
4453 : 1995 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm
thu” và TCVN 8298 : 2009 “Bê tông Thủy công – Yêu cầu kỹ thuật” trong khi thi công và
nghiệm thu các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép các công trình thủy lợi. Tuy nhiên đối với
các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép sử dụng công nghệ bê tông tự lèn (BTTL) mang tính
đặc thù riêng thì chưa có những quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn trên. Nhằm đáp ứng
yêu cầu quy chuẩn hóa việc thi công và nghiệm thu các kết cấu này, Bộ NN&PTNT cụ thể là
Cục Quản lý xây dựng công trình đã giao cho Viện Thủy công – Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam xây dựng mới tiêu chuẩn Quốc gia TCVN … : 2017 “Yêu cầu kỹ thuật thi công và
nghiệm thu kết cấu bê tông tự lèn”.

II. Dự kiến nội dung tiêu chuẩn như sau

4
Tên tiêu chuẩn:

Bê tông tự lèn - Thi côngvà nghiệm thu

Self – Compacting Concrete - Construction and Work Acceptance

1 Phạm vi áp dụng


Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về thi công và nghiệm thu bê tông tự lèn

2 Tài liê ̣u viê ̣n dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu
viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn
không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

TCVN 1032 : 2014, Phụ gia khoáng hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây dựng và xi
măng;

TCVN 2682 : 2009, Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 3116 : 1993, Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ chống thấm nước;

TCVN 3118 : 1993,Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén;

TCVN 4453 : 1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và
nghiệm thu;

TCVN 4506 : 2012, Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 5592 : 1991, Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;

TCVN 6260 : 2009, Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 7570 : 2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 7573 1÷20 : 2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;

TCVN 8826 : 2011, Phụ gia hóa học cho bê tông;


5
TCVN 8827 : 2011, Phụ gia khoáng vật hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa – Silica Fume
và Tro trấu nghiền mịn.

TCVN…..: 2017, Bê tông tự lèn – Thiết kế thành phần hỗn hợp

3 Thuâ ̣t ngữ và định nghĩa


Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bê tông tự lèn (self-Compacting Concrete SCC) - BTTL

Loại bê tông mà khi ở trạng thái hỗn hợp, bằng trọng lượng bản thân có khả năng điền đầy
ván khuôn, kể cả khi dầy đặc cốt thép mà không cần bất kỳ một tác động đầm rung cơ học
nào từ bên ngoài vẫn duy trì được độ đồng nhất.

3.2

Độ chảy loang (Fluidity)

Sự dễ chảy của hỗn hợp bê tông tươi.

4 Quy định về kỹ thuật thi công các kết cấu BTTL

4.1 Công tác ván khuôn


4.1.1 Vật liệu để làm ván khuôn

Vật liệu để làm ván khuôn trong thi công BTTL gồm các loại gỗ, kim loại và tấm nhựa, việc
lựa chọn vật liệu để làm ván khuôn phải dựa trên cơ sở tính toán đảm bảo tính kinh tế và kỹ
thuật

4.1.2 Kết cấu và gia công ván khuôn

- Kết cấu ván khuôn và giằng chống phải theo đúng bản vẽ thiết kế ván khuôn và thỏa mãn
các yêu cầu:

+ Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước của kết cấu như thiết kế;

+ Phải đảm bảo độ ổn định, mức độ chuyển vị, biến dạng cho phép khi thi công bê tông tự
lèn;

+ Phải đảm bảo kín khít tuyệt đối, không cho vữa bê tông tự lèn chảy ra ngoài;

+ Mặt ván khuôn tiếp xúc với hỗn hợp bê tông tự lèn phải nhẵn phẳng;

6
+ Phải phù hợp và thống nhất với biện pháp thi công đổ bê tông tự lèn.

- Trước khi thi công và lắp dựng ván khuôn cần phải tính toán cụ thể để đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật, an toàn và không gây lãng phí vật liệu;

Tính ổn định, quy định về áp lực lên ván khuôn.

4.1.3 Lắp dựng ván khuôn và giằng chống

Tiến hành theo 3.4 của TCVN 4453 : 1995, ngoài ra cần lưu ý ván khuôn để đổ BTTL phải
đảm bảo vững chắc đủ khả năng chống lại áp lực thủy tĩnh do hỗn hợp BTTL tác dụng lên.

4.2 Trộn hỗn hợp BTTL

4.2.1 Vật liệu để sản xuất BTTL : Tuân thủ TCVN …..2017 Bê tông tự lèn – Thiết kế thành
phần hỗn hợp

- Hỗn hợp bê tông tự lèn cần được trộn bằng máy trộn cưỡng bức, bê tông tự lèn có độ
chẩy và sự lan tỏa cao nên không được phép trộn bằng tay.

4.2.2 Thứ tự nạp vật liệu và thời gian trộn hỗn hợp BTTL

Trình tự nạp vật liệu vào máy trộn cần theo quy định như sau:

- Máy trộn phải được làm ẩm, cho 70% lượng nước trộn vào thùng trộn, sau đó cho xi măng,
cát, phụ gia khoáng, cốt liệu vào máy trộn đều, trong khoảng thời gian 5 phút, tiếp theo cho
30% lượng nước còn lại vào máy trộn trong vòng 5 phút, cuối cùng phụ gia siêu dẻo và phụ
gia biến tính độ nhớt VMA cho đều vào máy khi đang trộn trong khoảng thời gian 5 phút.
Chọn trình tự nạp vật liệu để đảm bảo cho hỗn hợp bê tông tự lèn đạt yêu cầu về khả năng
điền đầy khuôn, khả năng chẩy qua các khe kẽ và giảm khả năng cuốn khí vào hỗn hợp. Tổng
thời gian trộn hỗn hợp bê tông tự lèn thường dài hơn bê tông truyền thống.

4.2.3 Yêu cầu về chất lượng của hỗn hợp BTTL

Hỗn hợp bê tông tự lèn phải thỏa mãn các đặc trưng như sau:

- Khả năng tự điền đầy;

- Khả năng chẩy qua các khe cốt thép;

- Khả năng chống phân tầng.

Hỗn hợp bê tông chỉ được gọi là hỗn hợp bê tông tự lèn khi đáp ứng đầy đủ 03 đặc trưng kỹ
thuật nêu trên.

7
4.2.4 Phân loại hỗn hợp BTTL

4.2.4.1 Phân theo độ chảy loang

Phù hợp với các quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Độ chảy loang của hỗn hợp BTTL

Loại Ký hiệu Khoảng giá trị giới hạn, mm

Độ chảy loang thấp SF1 550 ÷ 650

Độ chảy loang trung SF2 660 ÷ 750


bình

Độ chảy loang cao SF3 760 ÷ 850

4.2.4.2 Phân theo độ nhớt

Phù hợp với quy định trong Bảng 2

Bảng 2 - Nhóm độ nhớt của hỗn hợp BTTL

Thời gian chảy qua khuôn


Loại T500, s
chữ V, s

VS1/VF1 ≤2 ≤8

VS2/VF2 >2 Từ 9 đến 25

4.2.4.3 Phân theo khả năng chảy qua (khuôn hình L)

Phù hợp với quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Khả năng chảy qua của hỗn hợp BTTL

Loại Khả năng chảy qua

PA1 ≥ 0,8 với cửa có 2 thanh thép

PA2 ≥ 0,8 với cửa có 3 thanh thép

4.2.4.4 Phân theo khả năng chống phân tầng (xác định bằng sàng lỗ vuông 5mm)

Phù hợp với quy định trong Bảng 4.

8
Bảng 4 - Khả năng chống phân tầng của hỗn hợp BTTL

Loại Khả năng chống phân tầng, %

SR1 ≤ 20

SR2 ≤ 15

Với các ký hiệu theo EN 206 – 1 như sau:

- SF1, SF2, SF3 : nhóm hỗn hợp bê tông tự lèn có độ đặc biểu thị bằng đường kính chẩy
loang (mm);

- SV1, SV2 : nhóm hỗn hợp bê tông tự lèn có độ nhớt biểu thị qua đường kính chảy loang
T500 (s);

- VF1, VF2: nhóm hỗn hợp bê tông tự lèn có độ nhớt biểu thị bằng thời gian chảy qua phễu
hình chữ V (s);

- PA1, PA2: nhóm hỗn hợp bê tông tự lèn có khả năng chảy qua biểu thị bằng kết quả thử
ttrong khuôn hình chữ L (L-box test);

- SR1, SR2: nhóm hỗn hợp bê tông tự lèn có khả năng chống phân tầng biểu thị bằng kết
quả thí nghiệm chông phân tầng qua sàng lỗ vuông cạnh 5mm (%)

4.3 Thiết bị vận chuyển và thi công BTTL


Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông tự lèn từ trạm trộn đến công trình dùng xe trộn tự hành.
Đưa hỗn hợp bê tông tự lèn vào khối đổ, tùy từng trường hợp có thể dùng bơm, cẩu móc
thùng đựng hỗn hợp bê tông và phễu có vòi voi, máng. Trong tất cả mọi trường hợp chiều
cao từ miệng ra của hỗn hợp bê tông tự lèn đến đáy khối đổ không vượt quá 0,5m. Cần
đảm bảo thời gian vận chuyển và thi công bê tông tự lèn không vượt quá thời gian mà hỗn
hợp vẫn đảm bảo được khả năng tự điền đầy khuôn và độ đồng nhất.

4.4 Thi công bê tông tự lèn


Cần phải đảm bảo trong khi thi công, hỗn hợp BTTL không bị phân tầng, tách nước, ảnh
hưởng đến tính tự lèn của hỗn hợp.

- Trước khi thi công BTTL cần kiểm tra lại độ ổn định và độ kín khít của ván khuôn, làm sạch
nước đọng trong ván khuôn .

- Khi thi công BTTL theo phương pháp đúc ngược (invert casting) hỗn hợp bê tông tự lèn tự
dâng đến độ cao cần thiết, tận dụng tốt khả năng tự lèn của bê tông cho những trường hợp

9
không cho phép có mạch dừng và mối nối.. Những khối đổ có ván khuôn mặt cần bố trí lỗ
thoát khí để hỗn hợp bê tông tự lèn điền đầy ván khuôn, hoàn chỉnh khối đổ.

- Khi đổ bê tông BTTL theo hướng từ trên xuống có thể thi công bằng cách bơm hoặc máng
đổ từ trên xuống, khoảng cách tự chẩy của hỗn hợp được giới hạn trong khoảng chiều cao
5m, theo chiều nằm ngang tính từ điểm đổ thì khoảng cách tự chẩy là 10 m. Đầu ra của hỗn
hợp bê tông đến bề mặt khối đổ nằm trong khảng từ 30 ÷ 40 cm.

- Hoàn thiện bề mặt BTTL tiến hành tương tự như bê tông truyền thống và tuân thủ mục
6.11 trong TCVN 4453 : 1995.

4.5 Bảo dưỡng bê tông tự lèn


- Những yêu cầu về bảo dưỡng ẩm tự nhiên và các bước bảo dưỡng bê tông tự lèn tuân
thủ TCVN 5592 : 1991.

- Đối với các kết cấu bê tông tự lèn thì thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết không dưới 7 ngày
đêm, không phân biệt Vùng và Mùa khí hậu.

- Nước để bảo dưỡng ẩm cho bê tông tự lèn thỏa mãn yêu cầu của TCVN 4506 : 2012.

5 Kiểm tra và nghiệm thu các kết cấu bê tông tự lèn

5.1 Yêu cầu trong kiểm tra

- Kiểm tra trước khi thi công;

- Kiểm tra quá trình thi công;

- Kiểm tra công đoạn thi công;

- Kiểm tra sau khi thi công và hoàn thiện.

5.2 Nội dung kiểm tra

5.2.1 Kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn

Việc kiểm tra và nghiệm thu lắp dựng ván khuôn theo quy định tại Điều 7.1; 7.2 của TCVN
4453:1995. Lưu ý trong thi công bê tông tự lèn, khác với các loại bê tông khác, ván khuôn
phải đảm bảo kín khít, mặt ván khuôn yêu cầu phẳng nhẵn như yêu cầu độ nhẵn phẳng của
bề mặt kết cấu bê tông tự lèn theo thiết kế.

Yêu cầu kiểm tra lại độ cứng và áp lực tác dụng lên ván khuôn.

5.2.2 Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép

10
Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép được tiến hành theo quy định tại điều 7.1.3 và các
yêu cầu ghi tại bảng số 10 của TCVN 4453:1995.

5.2.3 Kiểm tra chất lượng vật liệu

Vật liệu chế tạo bê tông tự lèn tuân thủ TCVN….2017 Bê tông tự lèn thiết kế thành phần
hỗn hợp

5.3 Kiểm tra chất lượng BTTL

5.3.1 Yêu cầu kiểm tra

+ Kiểm tra trong khi chế tạo hỗn hợp bê tông tự lèn;

+ Kiểm tra trong quá trình thi công kết cấu bê tông tự lèn;

+ Kiểm tra sản phẩm bê tông tự lèn đã đông cứng.

5.3.2 Nội dung kiểm tra

5.3.3 Kiểm tra chất lượng hỗn hợp BTTL

Hỗn hợp BTTL phải được kiểm tra đảm bảo các khả năng:

- Khả năng tự điền đầy ván khuôn, kiểm tra bằng côn rút độ sụt Abram, đường kính lan tỏa
của hỗn hợp bê tông tự lèn phải đạt trong khoảng Min. 650 mm, Max. 800 mm;

- Khả năng chảy qua các khe kẽ giữa các thanh cốt thép và giữa cốt thép và ván khuôn,
kiểm tra bằng thí nghiệm trong khuôn L – box, tỷ số chiều cao hỗn hợp bê tông tự lèn phải
đạt h2/h1 = 0,8 ÷ 1,0;

- Khả năng giữ sự đồng nhất và chống phân tầng tách nước, kiểm tra bằng thí nghiệm cho
hỗn hợp chẩy qua khuôn chữ V (V-funnel). Xác định thời gian T của hỗn hợp bê tông tự lèn
chảy qua khuôn chữ V so sánh với ngưỡng thời gian 5 phút. Thời gian T chỉ được nằm trong
khoảng 0 ÷ 3 sec.

5.3.2.2 Kiểm tra chất lượng hỗn hợp BTTL trong quá trình thi công

Có rất nhiều phương pháp thí nghiệm dùng để kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông tự lèn
được sử dụng, đối với Việt nam các phương pháp phù hợp được nêu trong Bảng 5

Bảng 5 - Các phương pháp thí nghiệm kiểm tra tính công tác của hỗn hợp BTTL

(TCVN … : 2017 – Bê tông tự lèn –yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử)

STT Phương pháp thí nghiệm Đặc tính kỹ thuật

Côn Abrams đo đường kính chảy của hỗn hợp bê


1 Khả năng tự điền đầy
tông tự lèn

11
T50cm Slumflow ,thời gian đạt đường kính chảy
2 Khả năng tự điền đầy
xòe của hỗn hợp 50 cm

J-ring, đo độ chênh lệch của hỗn hợp bê tông tự Khả năng chảy qua khe cốt
3
lèn trong và ngoài vòng thép thép

V-funnel, Xác định thời gian chảy qua khuôn của


4 Khả năng tự điền đầy
hỗn hợp bê tông tự lèn

V-funnel at T5minutes+, Xác định thời gian chảy của


5 Khả năng chống phân tầng
hỗn hợp bê tông tự lèn vượt quá 5 phút

L- box, Xác định tỷ lệ chiều cao của hỗn hơp bê Khả năng chảy qua khe cốt
6
tông tự lèn ở đầu và cuối khuôn, h2/h1(mm) thép

Bảng 6 - Kết quả thí nghiệm hỗn hợp BTTL cần đạt

Kết quả trong khoảng


STT Phương pháp thí nghiệm Đơn vị
Minimum Maximum

1 Côn Abrams đo đường kính chảy của hỗn hợp mm 650 800
bê tông tự lèn
2 T50cm Slumflow ,thời gian đạt đường kính chảy sec 2 5
xòe của hỗn hợp 50 cm
3 J-ring, đo độ chênh lệch của hỗn hợp bê tông tự mm 0 10
lèn trong và ngoài vòng thép
4 V-funnel, Xác định thời gian chảy qua khuôn của sec 6 12
hỗn hợp bê tông tự lèn.
5 V-funnel at T5minutes+, Xác định thời gian chảy của sec 0 +3
hỗn hợp bê tông tự lèn vượt quá 5 phút
6 L- box,Xác định tỷ lệ chiều cao của hỗn hơp bê 0,8 1.0
tông tự lèn ở đầu và cuối khuôn, h2/h1 (mm)

- Trong qua trình thi công các kết cấu BTTL, mỗi mẻ đổ hỗn hợp đều phải kiểm tra khả năng
tự điền đầy ván khuôn, bằng côn rút độ sụt Abram, đường kính lan tỏa của hỗn hợp BTTL
phải đạt trong khoảng Min. 650 mm, Max. 800 mm.

- Cứ 300 m3 bê tông tự lèn phải kiểm tra 1 lần cả 3 chỉ tiêu:

+ Khả năng tự điền đầy ván khuôn;

+ Khả năng chảy qua các khe kẽ giữa các thanh cốt thép và giữa cốt thép và ván khuôn;

12
+ Khả năng giữ sự đồng nhất và chống phân tầng tách nước.

5.3.3 Kiểm tra chất lượng BTTL đã đông cứng

- Trước hết kiểm tra kích thước của kết cấu bê tông tự lèn bằng thước đo so với kích
thước của thiết kế đề ra.

- Kiểm tra độ phẳng nhẵn và lồi lõm của bề mặt kết cấu bê tông tông tự lèn được đo bằng
thước và các sai lệch cho phép được quy định trong điểm 2 của bảng 20 TCVN
4453:1995.

- Kiểm tra xác định cường độ kháng nén của bê tông theo các tuổi do thiết kế quy định trên
mẫu tiêu chuẩn 15 x 15 x 15 cm theo TCVN 3118 : 1993; Nếu thấy cần thiết có thể dùng
phương pháp khoan mẫu trực tiếp trên kết cấu để đánh giá chất lượng thi công kết cấu bê
tông theo TCVN 239:2006.

- Kiểm tra xác định độ chống thấm nước của mẫu bê tông ở tuổi thiết kế theo TCVN 3116 :
1993;

5.4 Nghiệm thu các kết cấu BTTL

Nghiệm thu các kết cấu thi công bằng BTTL tuân thủ mục 7.2 của TCVN 4453 : 1995

13
Phụ lục A
(Tham khảo)

Các dạng khuyết tật bề mặt kết cấu BTTL và Biện pháp ngăn chặn và sửa chữa

Trong bảng dưới đây là một số các dạng khuyết tật chính thường xuất hiện khi thi công các
kết cấu bê tông tự lèn. Một số các khuyết tật xuất hiện giống như các khuyết tật trong quá
trình thi công bê tông truyền thống. Trong khi đó, một số khuyết tật có thể tránh khỏi một
cách dễ dàng khi sử dụng bê tông tự lèn Một số khuyết tật trên bề mặt như lỗ rỗng bong
bóng trên bề mặt, rỗng kiểu tổ ong, lớp tiếp giáp giữa hai mẻ đổ hoặc nứt mặt v,v…

Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn và


khuyết tật nhân chính Lý do thực tế
sửa chữa

 Nhiều hạt quá mịn  Giảm lượng bột mịn


 Dùng dầu bôi khuôn đặc  Giảm tỷ lệ dầu áp dụng và
hoặc không đồng đều đồng đều

Bong bóng  Bề mặt ván khuôn không  Đảm bảo mặt ván khuôn nhẵn
không khí nhẵn phẳng phẳng và sạch
 Dùng vải địa kỹ thuật dạng
dệt có khả năng thu khí
Bong bóng  Đổ bê tông qua nhanh  Đảm bảo hình thức xả bê
nước tông tự lèn vào ván khuôn ổn
định
Rỗ tròn
Bong bóng  Khoảng cách chẩy lớn  Hạ khoảng cách chảy xuống 5
bong bóng
dầu bôi m
trên bề
mặt khuôn  Khoảng cách chẩy quá  Mở rộng khoảng cách chẩy
ngắn thêm 1m
 Khoảng cách chẩy tự do  Cho khoảng cách chẩy tự do
quá cao của hỗn hợp < 1m
 Dùng tường chắn mềm ở
những chỗ độ cao lớn
 Bơm hỗn hợp từ dưới lên để
đẩy bọt khí ra ngoài
 Năng lực đổ bê tông quá  Phải có kế hoạch cung cấp bê
chậm tông tự lèn một cách liên tục
 Nhiệt độ hỗn hợp bê tông  Tìm cách hạ nhiệt độ HH bê
tự lèn quá cao tông tự lèn dưới 250C
 Các thành phần trong  Nhà cung câp bê tông phải
phụ gia siêu dẻo và tạo cải thiện lưu trữ và sử dụng
14
Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn và
khuyết tật nhân chính Lý do thực tế
sửa chữa

bọt đúng chỉ dẫn lưu trữ phụ gia


 Độ nhớt hỗn hợp quá  Giảm lượng dùng VMA
cao  Kiểm tra lại cấp phối bê tông
tự lèn
 Thành phần hạt cốt liệu  Sử dụng VMA hoặc phụ gia
chưa phù hợp cuốn khí
 Thời gian trộn quá dài  Kiểm tra lại thời gian trộn
gây cuốn khí vào HH bê HHbê tông tự lèn
tông tự lèn
 Phụ gia / tương tác giữa  Đánh giá khả năng tương tác
xi măng và phụ gia của phụ gia, xi măng trước
khi sản xuất HHbê tông tự lèn
Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: Khả năng điền đầy kém
Khả năng chẩy qua khe kẽ kém
Độ nhớt cao
Độ chảy thấp
Sự suy giảm độ chẩy xòe nhanh

Loại Nguyên nhân Biện pháp ngăn chặn và sửa


Lý do thực tế
khuyết tật chính chữa

Sọc dọc Mất nước xi  Tỷ lệ nước / bột quá  Dùng phụ gia VMA
theo chiều măng và chất cao  Nâng cao độ nhớt của hỗn
cao do mất kết dính  Độ nhớt của hỗn hợp hợp bằng cách tăng thêm
nước, hoặc thấp hàm lượng bột mịn
vết nước  Sử dụng phụ gia cuốn khí để
chảy từ khắc phục sự phân bố hạt
hỗn hợp bê mịn không đều
tông tự lèn
ra ngoài

Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: Độ ổn định thấp

Loại Nguyên nhân Biện pháp ngăn chặn


Lý do thực tế
khuyết tật chính và sửa chữa
15
 Nhiệt độ quá thấp khi đổ  Dưỡng hộ khí ấm trong
bê tông khuôn khi đổ bê tông tự
lèn mùa lạnh

 Độ chảy của hỗn hợp  Nâng cao độ nhớt của


Cùng một bề quá cao, độ nhớt quá hỗn hợp bằng cách tăng

Mặt bê mặt mà dùng thấp hàm lượng mịn hoặc sử

tông bị đổi nhiều mẻ trộn dụng phụ gia VMA.

mầu khác nhau  Có thể là do ảnh hưởng  Chú ý trong việc lựa chọn
của phụ gia chậm đông phụ gia
kết  Giảm tỷ lệ N/CKD hoặc
giảm phụ gia hóa dẻo

 Xem xét sử dụng loại phụ


gia đông kết nhanh yếu

 Sử dụng vải địa kỹ thuật


dạng dệt để lót trong ván
khuôn

 Thay đổi cường độ đổ  Đổ bê tông một cách liên


bê tông tục

 Màng bảo dưỡng  Đảm bảo tiếp xúc tốt


polymer không tiếp xúc
đều với bề mặt của bê
tông tự lèn

 Bề mặt ván khuôn gỗ bị  Làm ẩm bề mặt ván


khô khuôn gỗ
 Tốt nhất là sử dụng ván
khuôn được phủ bọt trên
bề mặt

Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: hiệu ứng làm chậm đông kết của phụ gia làm cho bê
tông được nhuộm mầu của dầu, mầu của phụ gia
v,v…

Loại Nguyên Lý do thực tế Biện pháp ngăn chặn


khuyết tật nhân chính
và sửa chữa

Bề mặt của Biến dạng  Đổ bê tông quá nhanh  Giảm cường độ đổ để


kết cấu bê của khuôn trong khi ván khuôn yếu giảm áp lực thủy tĩnh
16
 Sử dụng phụ gia VMA để
tăng độ nhớt hỗn hợp
 Thiết kế lại ván khuôn

 Bề mặt ván khuôn bị  Thay ván khuôn mới


bào mòn, mủn ra  Làm sạch bề mặt ván
tông tự lèn  Bê tông cũ còn dính khuôn trước khi đổ bê
không trên mặt ván khuôn tông tự lèn
Các vết in từ
đồng  Phương pháp và thời  Thực nghiệm và nghiên
khuôn vào
đều,các điểm tháo ván khuôn cứu chính xác thời điểm
trên bề mặt
dấu hiệu chưa phù hợp tháo ván khuôn
bê tông tự lèn
thể hiện  Áp dụng chính xác thiết bị
trên bề mặt và áp lực bơm bê tông tự
lèn

 Tỷ lệ nước/bột quá cao  Tăng thêm lượng dùng


phụ gia siêu dẻo để giảm
nước hoặc sử dụng phụ
gia VMA

Nguyên nhân do chất lượng: Áp suất lên ván khuôn cao

Độ nhớt dẻo của hỗn hợp thấp

17
Loại Nguyên nhân Biện pháp ngăn chặn
Lý do thực tế
khuyết tật chính và sửa chữa

Không đủ hồ  Không đủ hồ chất kết  Tăng hàm lượng bột mịn, ít


hoặc bột mịn dính, nghèo hồ nhất 450 kg bột mịn /m3.

Hỗn hợp bê  Sử dụng thêm phụ gia

tông tự lèn bị cuốn khí

phân tầng do độ  Cấp phối hạt chưa  Điều chỉnh cấp phối hạt
nhớt dẻo thấp hợp lý hợp lý
Rỗ tổ ong
Hỗn hợp bê  Dmax của hạt cốt liệu  Hạ Dmax của cốt liệu
tông tự lèn quá lớn so với khe
không có đủ khả hở
năng điền đầy  Ván khuôn hở, bị  Kiểm tra độ kín khít của
phần của ván chẩy nước ván khuôn
khuôn

Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: Chưa đạt khả năng tự điền đầy

Chưa đạt khả năng chẩy qua các khe kễ

Chưa đạt khả năng ổn định

Độ linh động chưa đạt yêu cầu

Phân tầng bởi tác động của tỷ lệ cốt liệu/ hồ CKD

Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn


Lý do thực tế
khuyết tật nhân chính và sửa chữa

 Không bảo dưỡng hoặc  Đảm bảo bảo dưỡng đúng


Bề mặt bê bảo dưỡng không đủ theo điều kiện môi trường
Lớp bề mặt
tông tự lèn xung quanh
chỉ bao gồm
bị hiện  Phân tầng và /hoặc mất  Nâng cao hàm lượng chất
toàn vật liệu
tượng tơi nước bởi lượng chất kết dính
mịn và đông
xốp, bong kết dính quá thấp  Sử dụng phụ gia chống
cứng qua
tróc. phân tầng VMA
nhanh
(Scaling)  Sử dụng thêm phụ gia
cuốn khí

18
Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn
Lý do thực tế
khuyết tật nhân chính và sửa chữa

Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: Không đủ ổn định, độ ổn định thấp

Phân tầng và tách nước

Khô quá nhanh

Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn


Lý do thực tế
khuyết tật nhân chính và sửa chữa

 Cấp bê tông không liên  Cấp hỗn hợp bê tông liên


tục, bị gián đoạn tục, không gián đoạn
Các khe
lạnh nhìn  Bê tông bị đóng rắn  Kiểm tra trước: không để
thấy giữa nhanh bê tông bị đông cứng
các mẻ Hình thành nhanh
trộn hỗn lớp vỏ bề mặt
 Nhiệt độ trong bê tông  Làm giảm nhiệt độ của bê
hợp bê ngăn cách với
hoặc không khí cao tông thấp hơn 25oC
tông tự lèn lớp đổ bê
(thường tông tiếp theo  Cốt liệu lớn trong bê  Xem lại sự kết hợp của
thấy các tông bị phân tầng cấp phối hạt
mối nối  Giảm độ chẩy
lạnh)  Độ mịn của thành phần  Giảm tỷ lệ hạt quá mịn/
hạt mịn cao bột

Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: Khả năng điền đầy thấp

Đông cứng dưới ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm

Mất độ linh động quá nhanh

Độ nhớt quá cao

Phụ gia tương tác với xi măng cao

Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn


Lý do thực tế
khuyết tật nhân chính và sửa chữa

 Bắt đầu bảo dưỡng ngay


sau khi kết thúc đổ bê
19
Loại Nguyên Biện pháp ngăn chặn
Lý do thực tế
khuyết tật nhân chính và sửa chữa

Khô quá ban đầu quá ngắn tông


nhanh  Dưỡng hộ phù hợp với
Hỗn hợp bê điều kiện môi trường xung
Xuất hiện quanh
tông bị lắng
nứt do co
khô Vị trí của cốt  Phân tầng và tách nước  Sửa chữa ngay vết nứt do
thép đến bề co khô trước khi bê tông
mặt đông cứng
 Nâng cao hàm lượng bột
mịn
 Sử dụng phụ gia VMA
 Sử dụng phụ gia cuốn khí

 Điều kiện cực đoan của  Áp dụng phương pháp


môi trường xung quanh hoàn thiện bề mặt theo
(nhiệt độ, nắng , các điều kiện quy định
gió,.v.v…) hiện hành

 Khoảng cách của cốt  Thiết kế lại cốt thép trong


thép thanh quá gần bề bê tông
mặt

Nguyên nhân do chất lượng hỗn hợp: Nứt do co khô

Độ ổn định thấp

Tài liệu tham khảo


1. The European Guidelines for Self-compacting Concrete – Specification, Production and
Use

20
21

You might also like