You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO MÔN HỌC


CƠ SỞ VÀ ỨNG DỤNG IOTS

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG

Sinh viên: HOÀNG THỊ TRÚC PHƯƠNG 15141248


LÊ THỊ NGỌC TRẦM 15141310
NGUYỄN XUÂN THƯỞNG 15141300
ĐOÀN DUY KHANG 15141177

TP. HỒ CHÍ MINH – 01/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO MÔN HỌC


CƠ SỞ VÀ ỨNG DỤNG IOTS

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG

Sinh viên: HOÀNG THỊ TRÚC PHƯƠNG 15141248


LÊ THỊ NGỌC TRẦM 15141310
NGUYỄN XUÂN THƯỞNG 15141300
ĐOÀN DUY KHANG 15141177

Hướng dẫn: PGS.TS. PHAN VĂN CA

TP. HỒ CHÍ MINH – 01/2019


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tp HCM, ngày tháng năm
Chữ kí của giáo viên
(Kí và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí
Minh và đặc biệt là trong khoảng thời gian chúng em học môn Cơ sở và Ứng
dụng Iots chúng em được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều. Để hoàn thành báo cáo
môn học này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.Ts. Phan
Văn Ca đã hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ tận tình, giải đáp những thắc mắc
trong quá trình thực hiện báo cáo, giúp báo cáo đúng tiến độ và đúng định
hướng. Mặc dù đã cố gắng thực hiện báo cáo với sự nghiêm túc nhất nhưng báo
cáo vẫn không thể tránh được những sai sót do sự tìm hiểu về kiến thức và khả
năng nghiên cứu còn hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy để rút
kinh nghiệm cho những báo cáo và đồ án môn học ở phía sau.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

v
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................VII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... VIII

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................................... 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 1


1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 1
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LINH KIỆN TRONG MẠCH ....................... 3

2.1 NODEMCU ESP8266 V3....................................................................................... 3


2.2 CẢM BIẾN PHÁT HIỆN LỬA ...................................................................................... 7
2.3 BUZZER .................................................................................................................. 8
2.4 IC LM35 ................................................................................................................. 9

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................................................................... 11

3.1 YÊU CẦU HỆ THỐNG .............................................................................................. 11

3.2 ĐẶC TẢ HỆ THỐNG ................................................................................................ 11

3.3 TIỀN THIẾT KẾ ...................................................................................................... 11

3.4 THIẾT KẾ .............................................................................................................. 13

3.5 MÔ PHỎNG ............................................................................................................ 16

3.6 THÀNH PHẨM ....................................................................................................... 20

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................... 21

4.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................................. 21


4.2 HẠN CHẾ .............................................................................................................. 21
4.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................................................. 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 22

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 – Hình sơ đồ chân NodeMCU ESP8266 .......................................................... 5
Hình 2.2 – Hình NodeMCU ESP8266 ............................................................................ 5
Hình 2.3 – Hình cảm biến lửa.......................................................................................... 7
Hình 2.4 – Hình buzzer ................................................................................................... 8
Hình 2.5 – Hình ICLM35 .............................................................................................. 10
Hình 3.1 – Sơ Đồ Nguyên Lý Toàn Mạch .................................................................... 15
Hình 3.2 – Giao diện webserver .................................................................................... 20
Hình 3.3 – Mạch thực tế ................................................................................................ 20

vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 – Thông số kỹ thuật của NodeMCU ESP8266 ................................................ 4
Bảng 2.2 – Thông số kỹ thuật của flame sensor .............................................................. 7
Bảng 2.3 – Thông số kỹ thuật của Buzzer ....................................................................... 8
Bảng 2.4 – Thông số kỹ thuật của ICLM35 .................................................................... 9
Bảng 3.1 – Nối chân giữa ESP8266 MCU với LM35 ................................................... 15
Bảng 3.2– Nối chân giữa ESP8266 MCU với Cảm biến lửa ........................................ 15
Bảng 3.3 – Nối chân giữa ESP8266 MCU với Motor Quạt .......................................... 15
Bảng 3.4 – Nối chân giữa ESP8266 MCU với Đèn ..................................................... 16

viii
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất phát từ ý muốn xây dựng nên các công trình thông minh như: smart
home, smart office, smart farm,… Và dựa trên cơ sở kiến thức đã học trong môn
học IoTs cùng với những hiểu biết về các thiết bị điện tử, chúng tôi đã quyết định
thực hiện đề tài: ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ với mục đích để tìm
hiểu thêm về ESP8266 NodeMcu V3, làm quen với các thiết bị điện tử, cách lập
trình giao tiếp với máy tính và nâng cao hiểu biết cho bản thân. Do kiến thức còn
hạn hẹp nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế vì thế chúng tôi
rất mong có được sự góp ý và nhắc nhỡ từ giảng viên để có thể hoàn thiện đề tài
của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Biết cách lập trình cho khối điều khiển trung tâm.
Biết cách lập trình để điều khiển thiết bị bằng ESP8266 NodeMcu V3.
Hoàn thành đầy đủ theo thiết kế.

1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Ý nghĩa khoa học: Đề tài mang đến cái nhìn khách quan về công nghệ từ
xa, việc kết nối với các thiết bị chuyên dùng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là tiền đề để phát triển hệ thống giám sát bằng
cách sử dụng cảm biến để điều khiển theo ý muốn. Một bước tiến mới mở rộng
quy mô tự động hóa không chỉ ở các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức mà có thể ứng
dụng trong hộ gia đình như hệ thống báo cháy, hệ thống chống trộm, hệ thống
điều khiển thiết bị trong nhà…

1
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

- Không điều khiển được ở môi trường không có mạng lưới thoại di
động.
- Bộ điều khiển trung tâm luôn ở trạng thái hoạt động do đó cần giải
quyết vấn đề tiết kiêm năng lượng.
- Cần có nguồn dự phòng khi mất điện.
- Điều khiển thiết bị quy mô hộ gia đình.

2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LINH KIỆN TRONG
MẠCH

2.1 NODEMCU ESP8266 V3

Kit NodeMCU ESP8266 là module wifi giá rẻ và được đánh giá rất cao cho
các ứng dụng liên quan đến Internet và Wifi cũng như các ứng dụng truyền nhận
sử dụng thay thế cho các module RF khác.
ESP8266 là một chip tích hợp cao, được thiết kế cho nhu cầu của một thế
giới kết nối mới, thế giới Internet of thing (IOT). Nó cung cấp một giải pháp kết
nối mạng Wi-Fi đầy đủ và khép kín, cho phép nó có thể lưu trữ các ứng dụng
hoặc để giảm tải tất cả các chức năng kết nối mạng Wi-Fi từ một bộ xử lý ứng
dụng.
ESP8266 có xử lý và khả năng lưu trữ mạnh mẽ cho phép nó được tích hợp
với các bộ cảm biến, vi điều khiển và các thiết bị ứng dụng cụ thể khác thông qua
GPIOs với một chi phí tối thiểu và một PCB tối thiểu.
ESP8266 có một cộng đồng các nhà phát triển trên thế giới rất lớn, cung
cấp nhiều Module lập trình mã mở giúp nhiều người có thể tiếp cận và xây dựng
ứng dụng rất nhanh.

3
Thông số kỹ thuật:
Bảng 2.1 – Thông số kỹ thuật của NodeMCU ESP8266
Điện áp cung cấp DC 5 ~ 9V
WiFi 2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n
Hỗ trợ bảo mật WPA/WPA2
Bộ nhớ Flash 32MB
Cổng kết nối hỗ trợ USB-TTL CP2102 với cổng Micro-USB
Nhiệt độ hoạt động -40 ℃ ~ + 125 ℃
Giao tiếp dữ liệu UART / HSPI / I2C / I2S /GPIO / PWM
Kích thước các chân 2.54mm (0.1’’) với 15 pins x 2 dãy. Không hàn.
Led báo trạng thái GPIO16, nút Reset
Lập trình trên các ngôn ngữ C/C++, Micropython, NodeMCU - Lua
Khối lượng sản phẩm 0,0190 kg
Kích thước (L x W x H) 4,80 x 2,60 x 0,10 cm / 1,89 x 1,02 x 0,04 inch

Sơ đồ chân kit NodeMCU ESP8266

4
Hình 2.1 – Hình sơ đồ chân NodeMCU ESP8266
Hình ảnh

Hình 2.2 – Hình NodeMCU ESP8266


Ứng dụng
Thích hợp để phát triển các dự án, học tập sử dụng trình biên dịch Arduino
IDE. Module có hỗ trợ các tính năng WiFi do đó thích hợp cho việc học tập,
nghiên cứu các dự án IoT.
Sơ lược về chuẩn giao tiếp I2C
Giao thức ưu tiên truyền thông nối tiếp được phát triển bởi Philips
Semiconductor và được gọi là bus I2C. Vì nguồn gốc nó được thiết kế là để điều

5
khiển liên thông IC (Inter-Intergrated Circuit) nên nó được đặt tên là I2C. Tất cả
các chip có tích hợp và tương thích với I2C đều có thêm một giao diện tích hợp
trên Chip để truyền thông trực tiếp với các thiết bị tương thích I2C khác. Việc
truyền dữ liệu nối tiếp theo hai hướng 8 bit được thực thi theo 3 chế độ sau:
Chuẩn (Standard)-100 Kbits/sec Nhanh (Fast)-400 Kbits/sec Tốc độ cao (High
speed)-3.4 Mbits/sec Đường bus thực hiện truyền thông nối tiếp I2C gồm hai
đường là đường truyền dữ liệu nối tiếp SDA và đường truyền nhịp xung đồng hồ
nối tiếp SCL. Vì cơ chế hoạt động là đồng bộ nên nó cần có một nhịp xung tín
hiệu đồng bộ. Các thiết bị hỗ trợ I2C đều có một địa chỉ định nghĩa trước, trong
đó một số bit địa chỉ là thấp có thể cấu hình. Đơn vị hoặc thiết bị khởi tạo quá
trình truyền thông là đơn vị Chủ và cũng là đơn vị tạo xung nhịp đồng bộ, điều
khiển cho phép kết thúc quá trình truyền. Nếu đơn vị Chủ muốn truyền thông với
đơn vị khác nó sẽ gửi kèm thông tin địa chỉ của đơn vị mà nó muốn truyền trong
dữ liệu truyền. Đơn vị Tớ đều được gán và đánh địa chỉ thông qua đó đơn vị Chủ
có thể thiết lập truyền thông và trao đổi dữ liệu. Bus dữ liệu được thiết kế để cho
phép thực hiện nhiều đơn vị Chủ và Tớ ở trên cùng Bus. Quá trình truyền thông
I2C được bắt đầu bằng tín hiệu start tạo ra bởi đơn vị Chủ. Sau đó đơn vị Chủ sẽ
truyền đi dữ liệu 7 bit chứa địa chỉ của đơn vị Tớ mà nó muốn truyền thông, theo
thứ tự là các bit có trọng số lớn nhất MSB sẽ được truyền trước. Bit thứ tám tiếp
theo sẽ chứa thông tin để xác định đơn vị Tớ sẽ thực hiện vai trò nhận (0) hay gửi
(1) dữ liệu. Tiếp theo sẽ là một bit ACK xác nhận bởi đơn vị nhận đã nhận được
1 byte trước đó hay không. Đơn vị truyền (gửi) sẽ truyền đi 1 byte dữ liệu bắt đầu
bởi MSB. Tại điểm cuối của byte truyền, đơn vị nhận sẽ tạo ra một bit xác nhận
ACK mới. Khuôn mẫu 9 bit này (gồm 8 bit dữ liệu và 1 bit xác nhận) sẽ được lặp
lại nếu cần truyền tiếp byte nữa. Khi đơn vị Chủ đã trao đổi xong dữ liệu cần nó
sẽ quan sát bit xác nhận ACK cuối cùng rồi sau đó sẽ tạo ra một tín hiệu dừng
STOP để kết thúc quá trình truyền thông. I2C là một giao diện truyền thông đặc
biệt thích hợp cho các ứng dụng truyền thông giữa các đơn vị trên cùng một bo
mạch với khoảng cách ngắn và tốc độ thấp. Hầu hết các thiết bị hỗ trợ I2C hoạt

6
động ở tốc độ 400Kbps, một số cho phép hoạt động ở tốc độ cao vài Mbps. I2C
khá đơn giản để thực thi kết nối nhiều đơn vị vì nó hỗ trợ cơ chế xác định địa chỉ.

2.2 CẢM BIẾN PHÁT HIỆN LỬA

Cảm biến phát hiện lửa (flame sensor) thường dùng trong các hệ thống báo
cháy. Tầm hoạt động trong khoảng 80cm với góc quét 60°. Cảm biến nhận biết
được lửa tốt nhất với bước sóng 760nm - 1100nm. Mạch còn được tích hợp IC
LM393 để so sánh tạo mức tín hiệu và có thể chỉnh được độ nhạy bằng biến trở.
Cảm biến phát hiện lửa (flame sensor) có hai ngõ ra tín hiệu là Digital và
Analog rất dễ dử dụng.
Thông số kỹ thuật:
Bảng 2.2– Thông số kỹ thuật của flame sensor
Nguồn cấp 3.3V - 5VDC
Dòng tiêu thụ 15mA
Tín hiệu ra Digital 3.3 - 5VDC tùy nguồn cấp hoặc Analog
Khoảng cách 80 cm
Góc quét 60 độ
Kích thước 3.2 x 1.4 cm

Sơ đồ chân cảm biến lửa

Hình 2.3 – Hình cảm biến lửa

7
Tính năng:
 Khả năng phát hiện lửa hoặc nguồn sáng có bước sóng tương tự.
 Sử dụng cảm biến hồng ngoại YG1006 với tốc độ đáp ứng nhanh và độ
nhạy cao.
 Tích hợp IC LM393 để chuyển đổi ADC, tạo 2 ngõ ra cả số và tương tự,
rất linh động trong việc sử dụng.
 Biến trở để tùy chỉnh độ nhạy cảm biến.
 Có thể ứng dụng trong các hệ thống báo cháy, robot chữa cháy,…

2.3 BUZZER

Còi Buzzer 5VDC có tuổi thọ cao, hiệu suất ổn định, chất lượng tốt, được
sản xuất nhỏ gọn phù hợp thiết kế với các mạch còi buzzer nhỏ gọn, mạch báo
động.
Thông số kỹ thuật:

Bảng 2.3 – Thông số kỹ thuật của Buzzer


Nguồn 3.5V - 5.5V
Dòng điện tiêu thụ <25mA
Tần số cộng hưởng 2300Hz ± 500Hz
Biên độ âm thanh >80 dB
Nhiệt độ hoạt động -20 °C đến +70 °C
Kích thước Đường kính 12mm, cao 9,7mm

Hình 2.4 – Hình buzzer

8
2.4 IC LM35
Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống hằng ngày
của chúng ta. Việc đo và giám sát nhiệt độ đã trở nên rất quan trọng trọng việc sử
dụng nhiệt độ ví dụ trong lò nhiệt, phòng xử lý chất thải.... Trong nhiều trường
hợp người ta cần xác định đo nhiệt độ ở nhiều điểm trong một phòng, lò xử lý...
Việc xác định nhiệt độ ở nhiều điểm dẫn tới người ta có phương án xử lý chính
xác hơn.
Cảm biến LM35 là bộ cảm biến nhiệt mạch tích hợp chính xác cao mà điện
áp đầu ra của nó tỷ lệ tuyến tính với nhiệt độ theo thang độ Celsius. Chúng cũng
không yêu cầu cân chỉnh ngoài vì vốn chúng đã được cân chỉnh. Cảm biến LM35
hoạt động bằng cách cho ra một giá trị hiệu điện thế nhất định tại chân Vout
(chân giữa) ứng với mỗi mức nhiệt độ.
Với ưu điểm như hoạt động khá chính xác với sai số ít, kích thước nhỏ và
giá thành thấp, IC cảm biến nhiệt độ LM35 là một trong những cảm biến tương
tự được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng đo nhiệt độ thời gian thực.
Thông số kĩ thuật
Bảng 2.4 – Thông số kỹ thuật của ICLM35
Điện áp hoạt động 4-20V DC
Công suất tiêu thụ 60uA
Khoảng đo nhiệt độ -55°C đến 150°C
Nhiệt độ thay đổi tuyến tính 10mV/°C
Độ chính xác thực tế 1/4°C ở nhiệt độ phòng và 3/4°C ngoài khoảng
2°C tới 150°C
Kiểu chân TO92
Kích thước 4.30mm × 4.30mm

9
Hình ảnh

Hình 2.5 – Hình ICLM35

10
CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1 YÊU CẦU HỆ THỐNG

o Hệ thống phải nhỏ gọn.


o Hệ thống có khả năng đo được nhiệt độ, nhận biết được đám cháy
và thông báo tới người dùng thông qua webserver.
o Người dùng có thể điều khiển được các thiết bị trong nhà từ xa.
o Hệ thống có khả năng giám sát tình trạng hoạt động của thiết bị.
o Hệ thống hoạt động ổn định, và giá thành hợp lý.
3.2 ĐẶC TẢ HỆ THỐNG

o Hệ thống sử dụng NodeMCU ESP8266, LM35 và cảm biến lửa để


đo nhiệt độ, nhận biết đám cháy và gởi dữ liệu qua webserver.
o Hệ thống sử dụng NodeMCU ESP8266 tạo giao diện webserver mà
qua đó người dùng có thể điều khiển các thiết bị từ xa thông qua
mạng.
o Hệ thống đo nhiệt độ và cập nhật trạng thái của cảm biến lửa và
hiển thị lên webserver, đồng thời hiển thị trạng thái hoạt động của
đèn và quạt. Khi giá trị nhiệt độ được gửi lên webserver người dùng
có thể biết được nhiệt độ căn phòng và bật tắt các thiết bị phù hợp.
3.3 TIỀN THIẾT KẾ

Các giải pháp có thể lựa chọn trong hệ thống:


 Khối truyền thông:
o Bluetooth: Khoảng cách kết nối ngắn hơn so với các công
nghệ mạng không dây khác,tốc độ truyền không cao,bảo mật
còn thấp, giá thành rẻ, truyền dữ liệu miễn phí.
o Zigbee: Thiết lập dễ dàng, không yêu cầu trung tâm điều khiển
hoặc bộ điều khiển, không an toàn như các hệ thống khác
(chẳng hạn như Wi-Fi). Tường và các vật cản khác có thể làm
giảm đáng kể sức mạnh truyền dẫn.

11
o Z-Wave: Qúa trình giao tiếp tin cậy và an toàn, cài đặt đơn
giản, tương đối chậm, chỉ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới
100 Kb/giây.
o Wifi: là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến,
cũng giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Kết
nối Wifi thường là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều kỹ sư
giải pháp bởi tính thông dụng và kinh tế của hệ thống wifi và
mạng LAN với mô hình kết nối trong một phạm vi địa lý có
giới hạn.
o Cellular: thích hợp với các ứng dụng IoT/M2M yêu cầu
khoảng cách truyền thông dài, hoặc không bị giới hạn bởi
khoảng cách địa lý,tiêu hao năng lượng lớn.
o Chọn wifi là giao thức để truyền thông.

 Khối Điều khiển:


o 8501: giá thành rẻ, ROM, RAM ít.
o PIC: đắt tiền, ổn định, RAM, ROM nhiều ít tuỳ dòng, tích hợp
được nhiều chức năng.
o ARM: vi điều khiển hiện được sử dụng khá phổ biến vì có đủ
các tính năng kể trên có nhiều chân hơn VĐK PIC.
o ESP8266: Gía thành hợp lý, kích thước nhỏ, có đầy đủ các
ngoại vi chuẩn đê giao tiếp như 17 GPIO, 1 Slave SDIO, 3
SPI, 1 I2C, 1 I2S, 2 UART, 2 PWM, được tích hợp Wi-Fi
2.4GHz, lập trình đơn giản.
o Chọn ESP8266 để điều khiển hệ thống vì phù hợp với yêu cầu
thiết kế.

12
3.4 THIẾT KẾ

Sơ đồ khối

Chức năng của từng khối :


 Khối nguồn: Cung cấp điện áp cho toàn bộ hoạt động của hệ thống
và đảm bảo ổn định điện áp.
 Khối điều khiển: Điều khiển mọi sự hoạt động của hệ thống, thức
hiện các chương trình, điều khiển vào ra và truyền thông với các
thiết bị bên ngoài.
 Khối cảm biến :Phát hiện lửa và đo nhiệt độ.
 Khối mạch động lực: Các thiết bị điều khiển (đèn ,quạt ,motor…).
 Khối truyền thông : Hiển thị trạng thái hoạt động của các thiết bị.

13
Lưu đồ:

14
Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.1 – Sơ Đồ Nguyên Lý Toàn Mạch


Bảng 3.1 – Nối chân giữa ESP8266 MCU với LM35
ESP8266 MCU LM35
Pin A0 VOUT
3.3V VCC
GND GND

Bảng 3.2– Nối chân giữa ESP8266 MCU với Cảm biến lửa
ESP8266 MCU Cảm biến lửa
Pin D2 DO
3.3V VCC
GND GND

Bảng 3.3 – Nối chân giữa ESP8266 MCU với Motor Quạt
ESP8266 MCU Quạt
Pin D4 VCC
GND GND

15
Bảng 3.4 – Nối chân giữa ESP8266 MCU với Đèn
ESP8266 MCU Đèn
Pin D0 VCC
GND GND

3.5 MÔ PHỎNG

#include <ESP8266WebServer.h>
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <WiFiClient.h>
#include <SoftwareSerial.h>
#include <String.h>
#include <ESP8266mDNS.h>

//Khai báo các chân


SoftwareSerial nodemcu(D1, D2);// RX, TX
#define LED1 16
#define BUZZER 5
#define LM35 A0
#define QUAT 2
#define Fire 4

//Khai báo các biến liên quan


int tmp, tmp_tb=0, tmp_lm35;
int i=0;
int j=0,solan=20;
int valuel, valueq = LOW;
String Sled;
String Stmp;
String Squat;
String SFire;

//Wifi
const char* ssid = "4B";
const char* password = "135792468";
WiFiServer test(80);
ESP8266WebServer server(80);

//Khởi tạo Arduino


void setup()
{
pinMode(LED1, OUTPUT);
pinMode(QUAT, OUTPUT);
pinMode(BUZZER, OUTPUT);
pinMode(Fire, INPUT_PULLUP);

digitalWrite(LED1, LOW);
digitalWrite(BUZZER, LOW);
digitalWrite(QUAT, LOW);
Serial.begin(115200);

16
Serial.println();
Serial.println();
Serial.print("Ket noi toi mang ");
Serial.println(ssid);
WiFi.begin(ssid, password);
while (WiFi.status() != WL_CONNECTED)
{
delay(500);
Serial.print(".");
}
Serial.println("");
Serial.println("Da ket noi WiFi");
test.begin();
Serial.println("Khoi dong Server");
Serial.println(WiFi.localIP());
}

void loop()
{
//Đọc nhiệt độ LM35, 1 giây đọc 1 lần
int reading = analogRead(LM35);
float voltage = reading * 3.0 / 1024.0;
tmp_lm35 = voltage * 100.0;
delay(100);
//i++;
//if (i==5)
{
//i=0;
j++;
tmp_tb=tmp_tb+tmp_lm35;
if (j>solan)
{
tmp=tmp_tb/solan;
tmp_tb=0;
j=0;
Stmp = String(tmp) + "°C";
Serial.println(Stmp);
}
}

//Kiểm tra bộ nhớ trống


WiFiClient client = test.available();
if (!client) return;
Serial.println("Co mot client moi ket noi xem du lieu");
while(!client.available()) delay(1);

String req = client.readStringUntil('\r');


Serial.println(req);
client.flush();

//Kiểm tra trạng thái các nút nhấn


if (req.indexOf("/?LED=ON") != -1) {
digitalWrite(LED1, HIGH);
valuel = HIGH;

17
}

if (req.indexOf("/?LED=OFF") != -1) {
digitalWrite(LED1, LOW);
valuel = LOW;
}

if (req.indexOf("/?QUAT=ON") != -1) {
digitalWrite(QUAT, HIGH);
valueq = HIGH;
}
if (req.indexOf("/?QUAT=OFF") != -1) {
digitalWrite(QUAT, LOW);
valueq = LOW;
}

//Chỉnh sửa hiển thị kết quả


if (digitalRead(Fire)== HIGH)
{
digitalWrite(BUZZER, LOW);
SFire="Mọi thứ hoạt động bình thường";
}
else
{
digitalWrite(BUZZER, HIGH);
SFire="Chú ý, đang có sự cố lửa";
}

if (valuel==HIGH) Sled = "Led đang bật"; else Sled = "Led đang tắt";
if (valueq==HIGH) Squat = "Quạt đang bật"; else Squat = "Quạt đang tắt";

//Tạo giao diện web

String s = "HTTP/1.1 200 OK\r\nContent-Type: text/html\r\n\r\n";


s += "<!DOCTYPE >";
s += "<html>";
s += "<head lang=\"vi\">";
s += "<meta http-equiv=\"Content-Type\" content=\"text/html; charset=utf-8\" />";
s += "<title>Báo cáo Cơ sở và ứng dụng IoTs</title>";
s += "<meta charset=\"utf-8\">";
s += "</head>";
s += "<body style=\"background-color: #EECEAE\">";
s += "<img
src=\"http://hcmute.edu.vn/Resources/Images/SubDomain/HomePage/Nut/logo-news.png\">";
s += " <marquee scrollamount=\"12\"><i style=\"color: 330\">Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS PHAN VAN CA </i></marquee>";
s += " <marquee scrollamount=\"12\"><i style=\"color: 330\">Sinh viên thực hiện:
Đoàn Duy Khang 15141177, Hoàng Thị Trúc Phương 15141248, Lê Thị Ngọc Trầm 15141310,
Nguyễn Xuân Thưởng 15141300</i></marquee>";
s += " <br>";
s += " <div>";
s += " <center>";
s += " <table border=\"1\", width=\" 40%\" style=\"padding-top:0\">";

18
s += " <caption style=\"color: red\"><h3>Giám sát nhiệt độ và độ ẩm trong
nhà</h3></caption>";
s += "<tr>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\">LED</h3></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\"<td><form menthod='get'><input
class='button' type='submit' name='LED' value='ON' ></form></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\"<td><form menthod='get'><input
class='button' type='submit' name='LED' value='OFF' ></form></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\"> " + Sled + "</h3></td>";
s += "</tr>";
s += " <tr>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\">QUAT</h3></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\"<td><form menthod='get'><input
class='button' type='submit' name='QUAT' value='ON' ></form></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\"<td><form menthod='get'><input
class='button' type='submit' name='QUAT' value='OFF' ></form></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\"> " + Squat + "</h3></td>";
s += "<tr>";
s += "</table>";
s += " <table border=\"1\", width=\" 40%\" style=\"padding-top:0\">";
s += " <caption style=\"color: red\"><h3>Trạng thái</h3></caption>";
s += "<tr>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\">Nhiệt Độ</h3></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\">"+Stmp+"</h3></td>";
s += "</tr>";
s += " <tr>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\">Cảm biến cháy</h3></td>";
s += "<td><h3 style=\"color: 009900\">" + SFire + "</h3></td>" ;
s += "</tr>";
s += "</table>";
s += "</center>";
s += " </div>";
s += "</body>";
s += "</html>";
s += " <script type=\"text/javascript\" language=\"JavaScript\"
src=\"http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/JavaScript/amlich-hnd.js\">;";
s += "</script>";
s += "<script language=\"JavaScript\">;";
s += "setOutputSize(\"small\");";
s += "document.writeln(printSelectedMonth());";
s += "</script> ";
s += "<table>";

s += "<tr>";

client.print(s);
delay(1);

19
3.6 THÀNH PHẨM

Hình 3.2 – Giao diện webserver

Hình 3.3 –Mạch thực tế

20
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

4.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Để thực hiện được các chức năng nêu trên, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên
cứu các vấn đề có liên quan tới đề tài như : ESP8266 NodeMcu V3, cảm biến
nhiệt độ, cảm biến lửa và các vấn đề khác liên quan tới đề tài. Cuối cùng, theo
nhận định chủ quan của chúng tôi thì báo cáo đã được hoàn thành đúng thời gian,
đạt được mục tiêu đề tài ra và đã trình bày khá đầy đủ các mảng kiến thức, các
vấn đề liên qua tới đề tài.

4.2 HẠN CHẾ

+ Chỉ điều khiển được trong phạm vi phủ sóng mạng Wi-fi.
+ Độ nhạy chưa cao.
+ Cảm biến lửa, cảm biến nhiệt độ chưa có thông số chính xác, chỉ mang
tính tương đối.

4.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Mục tiêu đề ra dù đã được hoàn thành nhưng chỉ là một phần khía cạnh
trong tiêu chuẩn của điều khiển thiết bị. Vì vậy, để đề tài này thêm phong phú,
mang nhiều tính thực tế, ứng dụng cao hơn thì cần đưa thêm vào những yêu cầu
như sau :
+ Cần có sự điều khiển của người dùng khi sự cố xảy ra.
+ Có thể phát triển để điều khiển nhiều thiết bị hơn.
+ Xây dựng một sản phẩm hoàn thiện hơn cả về phần cứng và phầm mềm.
+ Xây dựng giao diện web đẹp hơn.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Phan Văn Ca và ThS Trương Quang Phúc(2017), Cơ sở và ứng dụng
Internet Of Thinhgs, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

[2] http://nshopvn.com/arduino-nodemcu-lua-wifi-v3-ch340.html

[3] http://machungdung.com/coi-buzzer-5v-dc

[4] http://arduino.vn/bai-viet/1032-cam-bien-lua-mot-mo-dun-cam-bien-don-
gian-voi-ardunio

22

You might also like