You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN


Môn: Cơ sở văn hoá Việt Nam

Giáo viên: Hoàng Thị Thu Trang


Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp học phần: 2013ENTI0111
Chủ đề: Phân tích các đặc điểm của vùng văn
hoá Tây Bắc
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2

Đánh giá mức


STT Tên thành viên Công việc Điểm
độ hoàn thành
Tham gia sôi
Hoàng Việt Hưng
1 nổi, hoàn
(Nhóm trưởng)
thành tốt
Tham gia sôi
2 Hoàng Thu Hương nổi, hoàn
thành tốt
Tham gia sôi
3 Nguyễn Thị Hương nổi, hoàn
thành tốt
Tham gia sôi
4 Phạm Thị Hưởng nổi, hoàn
thành tốt
Tham gia sôi
Hoàng Thị Khánh Tổng hợp
5 nổi, hoàn
Huyền word
thành tốt
Tham gia sôi
Nguyễn Thanh Hoàn thiện
6 nổi, hoàn
Huyền powerpoint
thành tốt
Tham gia sôi
7 Vũ Thị Minh Khuê nổi, hoàn
thành tốt
Tham gia sôi
8 Trần Bảo Lân nổi, hoàn
thành tốt
Tham gia sôi
9 Lê Thị Liễu nổi, hoàn
thành tốt

NHÓM TRƯỞNG
(Ký tên)

Hoàng Việt Hưng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Họp nhóm lần 1)


Thời gian: Vào lúc…h, thứ… ngày…/4/2020
Hình thức: Họp online
Thành viên tham gia: Đầy đủ, gồm:
1. Hoàng Việt Hưng
2. Hoàng Thu Hương
3. Nguyễn Thị Hương
4. Phạm Thị Hưởng
5. Hoàng Thị Khánh Huyền
6. Nguyễn Thanh Huyền
7. Vũ Thị Minh Khuê
8. Trần Bảo Lân
9. Lê Thị Liễu
Thành viên vắng: Không
Nội dung thảo luận: …
Kết quả đạt được: …

NHÓM TRƯỞNG
(Ký tên)

Hoàng Việt Hưng


MỤC LỤC

I. Giới thiệu sơ lược về vùng Tây Bắc 1


1. Đặc điểm tự nhiên 1
2. Đặc điểm dân cư 2
II. Đặc điểm văn hoá 3
1. Văn hoá ăn, mặc 3
1.1. Về ẩm thực 3
1.2. Về trang phục thuyền thống 7
2. Văn hoá ở, đi lại 15
2.1. Văn hoá ở 15
2.2. Văn hoá đi lại 19
3. Tôn giáo, tín ngưỡng 21
3.1. Tôn giáo vùng Tây Bắc 21
3.2. Tín ngưỡng vùng Tây Bắc 23
4. Giáo dục, lễ hội 29
4.1. Thực trạng giáo dục Tây Bắc 29
4.2. Lễ hội ở Tây Bắc 29
5. Phong tục tập quán 32
5.1. Ngày Tết truyền thống của một số dân tộc vùng Tây Bắc 32
5.2. Một số nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Tây Bắc 33
5.3. Tục kéo vợ của người Dao đỏ 34
5.4. Tục ngủ thăm của người Mường 35
5.5. Phong tục tang lễ của đồng bào Tây Bắc 36
6. Nghệ thuật: 39
6.1. Những điệu múa dân gian Tây Bắc: 39
6.2. Sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng: 41
III. Kết luận 43
I. Giới thiệu sơ lược về vùng Tây Bắc:
1. Đặc điểm tự nhiên:
Vùng tây bắc gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên
Bái.

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc
Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia
là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến
cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây
là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng
vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là
dãy núi Sông Mã.
 Đặc điểm địa hình:
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số
đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh

1
cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi
là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và
suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao
nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các
cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên,
Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây
giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng
Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn
vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp
phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng
300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng
sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi
Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong
địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có
tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày
nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây
Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét.
Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ
động đất cao nhất Việt Nam.
 Điều kiện khí hậu:
Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự
biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng.
Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông
bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với
vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt
sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về
phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung
ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC.
Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt
– ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây
tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi
xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.
Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là
rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến
cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng
bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ
nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy
ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.
. Đặc điểm dân cư:

2
 Tây Bắc là một vùng đa dạng về thành phần dân tộc. Theo số liệu tổng điều tra
dân số ngày 1/4/1999, Tây Bắc có trên 20 dân tộc anh em với tổng dân số 82.069.8
người Trong số đó, đông nhất là dân tộc Thái 718.424 người chiếm 32% dân số trong
vùng; dân tộc Mường 551.649 người chiếm 24,8%; dân tộc Kinh 462.592 người,
chiếm 20,85; dân tộc Hmông 289.000 chiếm 13%; dân tộc Dao 68.791 người chiếm
3%; dân tộc Khơmú 24.845 ngưòi chiếm 1,1%; dân tộc Tày 22.713 ngươi chiếm 1%;
dân tộc Xinh mun 17.985 người; dân tộc Kháng 10.114 người; dân tộc Lự 9.567
người; dân tộc Giáy 9.098 người; dân tộc La Ha 6.825 người; dân tộc Lự 4.443 người;
dân tộc Hoa 3.164 người; dân tộc Mảng 2.636 người; dân tộc Cống 1.669 người; dân
tộc Nùng 969 người; dân tộc Si La 800 người; dân tộc Thổ 736 người.
Sự phân bố các dân tộc vùng Tây Bắc:
Trên đại thể, Tây Bắc hình thành 3 vùng cảnh quan rõ rệt. Đó là vùng thung lũng
lòng chảo thấp, nơi cư trú của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, Thái-
Kađai; vùng giữa hay các sườn núi là nơi sinh sống của các tộc người thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn-Khmer và vùng cao hay rẻo núi cao là nơi cư trú của các tộc người
thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, Tạng Miến. Chính các vùng cảnh quan trên đã hình
thành nên những truyền thống của các tộc người trong quá trình thích ứng với môi
trường, sinh tồn và phát triển có nhiều nét đặc thù về văn hoá ở khu vực này.
Một số dân tộc điển hình ở Tây Bắc sinh sống tại các tỉnh Lai Châu; Sơn La;
Điện Biên được phân bố như sau:
o Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc anh em chung sống, là tỉnh có số dân tộc
thiểu số đông nhất trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong số đó,
dân tộc Thái có số lượng đông nhất 206.001 người chiếm 35,1% dân số
trong tỉnh, xếp thứ hai là dân tộc Hmông 170.460 người, chiếm 29,0%,
sau đó là dân tộc Kinh 99.094 người. Ba dân tộc có dân số từ 10 nghìn
đến 40 nghìn người là dân tộc Dao; Khơ mú; Hà nhì. Mười dân tộc có số
dân từ 1 nghìn người đến dưới 10 nghìn người là các dân tộc: Giáy; La
Hủ; Lào; Lự; Kháng; Hoa; Mảng; Cống; Xinh mun; Tày, số còn lại là các
dân tộc dưới 1 nghìn người.
o Tỉnh Điện Biên tính đến 12/2005 có 83.536 ngưòi, gồm nhiều dân tộc,
trong số đó dân tộc Hmông có 40.571 người chiếm 48,57 %; Dân tộc Thái
có 24.500 người chiếm 29,33 %.
o Tỉnh Sơn La, dân tộc Thái có 48.2985 người; dân tộc Hmông 11.4578
người; dân tộc Xinh mun 1.6654 ngưòi; dân tộc Khơ mú 9950 người.
Trong bức tranh toàn cảnh của sự phân bố tộc người, chúng ta thấy tại các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La của Tây Bắc, dân tộc Thái và dân tộc Hmông có số dân
cư trú đông nhất.
II. Đặc điểm văn hoá:
1. Văn hoá ăn, mặc:

3
1.1. Về ẩm thực:
Trong văn hóa ẩm thực, người Tây bắc  giản dị, không mâm cao, cỗ đầy, không
nem công, chả phượng. Người ta chú ý đến hương vị, cái chất của món ăn mà ít chú ý
đến mỹ thuật bày biện, màu sắc của món ăn. Họ xem ăn uống là dịp để thể hiện phong
cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng, không lấy ăn uống làm chính mà lấy sự vui
làm trọng. Thông qua việc ăn uống, người Tây Bắc thể hiện phong cách ứng xử trong
sinh hoạt cộng đồng. Ăn uống là một cách bày tỏ tình cảm, lấy làm nguồn vui trong
cuộc sống.
Do sự ảnh hưởng của những điều kiện về địa lí, tự nhiên, lịch sử và đặc biệt là sự
hòa hợp của nhiều dân tộc trong văn hóa đã khiến cho ẩm thực Tây Bắc trở nên đa
dạng phong phú, mang nét độc đáo riêng.
 Đặc điểm ẩm thực của từng dân tộc.

 Dân tộc Tày vùng Tây Bắc:

- Người Tày ăn cơm gạo tẻ nên trên đồng ruộng cũng chủ yếu trồng lúa tė.
Ngoài bữa cơm té và các hoa mầu lương thực, thỉnh thoảng các gia đình vẫn
nẩu cơm nếp, đồ xôi. Nhưng gạo nếp thường chủ yếu dùng để chế biến các
loại xôi, bánh như một hương vị đặc trưng cho các kỳ tết, lễ nghi.
- Ngoài ra vào tháng 9, trong bữa cơm hång ngày còn có cốm. Người Tày ăn
cốm với đường phên, đường cát, đô, bột quả hồng khô, với thịt vịt băm nhỏ
rang thom...
- Cùng với chế biến các món ăn từ lương thực, người Tày còn chế biến các
món ăn từ thịt, cá, xào nấu rau, măng, .. 3 Người Tày đã liệt kê các món
khoái khẩu của mình như sau:

"Đông nhựa nạn


Bán nựa ma
Nặm pín pha
Nà phắc chắm"

Nghĩa là:

Rừng: thịt hươu


Làng: thịt chó
Nước: ba ba
Ruộng: chua me
 Dân tộc Thái vùng Tây Bắc:

- Theo đúng truyền thống, thì lúa nếp là gạo, xôi là cơm trong bữa ăn của dân
tộc Thái. Mặc dù hiện nay truyền thống đó đã phần nào thay đổi và người
Thái đã biết dùng gạo tẻ.

4
- Phương pháp chế biến mỏn ăn của người Thái chỉ dựa vào kinh nghiệm từ
ngàn xưa, được lưu giữ từ đời này qua đời khác, không có trường lớp nào
truyền day.
- Chính điều này đã khiếncho những món ăn của người Thái không thể lẫn với
bất kỳ dân tộc nào khác.
- Khi chế biến các món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất
chú trọng tới việc điều phối các vị đắng cay - mặn - chát. Những vị này được
phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác
ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,....
- Người Thái ưa cái đậm, cái mạnh và cái vững. Vì thế, món ăn được ưa
chuộng là món nướng rồi lại đồ. Đó là món lam nhọ. Lam là nướng, nhọ là
nhừ (dư).
- Kỹ thuật nấu đặc trưng: Nấu cách thủy.
- Những món ăn của dân tộc Thái thoáng qua thì thấy mộc mạc, giản dị song
quan sát kỹ thì lại rất cầu kỳ. Cầu kỳ cả trong nguyên liệu lẫn cách chế biến.
Có thể nói, những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ
thuật và nghệ thuật.

 Dân tộc Nùng vùng Tây Bắc:

Người Nùng chủ yếu ăn cơm gạo tẻ và được nấu tương tự như các dân tộc
khác. Ngoài ra, họ rất thích ăn loại chảo gạo tẻ đặc gọi là "chúc cạn. Vào mùa
hè bữa trưa ngoài nồi cơm tẻ, ở các gia đình thường có thêm một nồi cháo
đặc. Cơm nếp không được dùng thường xuyên như người Thái nhưng người
Nùng cũng là một dân tộc hay ăn cơm nếp. Cách thức chế biến rau xanh, thịt
cá cũng có những nét độc đáo. Người Nùng ít ăn món luộc, các món rau
thưởng được xảo khan với mỡ, Thịt, cá thi phổ biến là món rán, nấu, hầm
cách thuỷ, ít làm món kho mặn. Đặc biệt, người Nüng không ăn thịt trâu, thịt
bò, thịt chó.

 Dân tộc H'Mông vùng Tây Bắc:

Đối với đồng bào Mông, hång ngày, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa chính là
trưa và tối. Lương thực chủ yếu của họ là ngô. Vì thế, đồ bột ngô ăn thay
cơm gạo là một đặc điểm trong ẩm thực của người Mông, đồng bào gọi là
"mà cử" (com ngô). Bột ngô được ăn cùng với nước canh, rau, thịt và các
thức ăn khác. Món ăn của người Mông mang đậm chất du canh du cư. Món
cơm mèn mén bằng bắp ngô là món mà không hư thiu. một người Mông có
thể mang đi để dành ăn hàng tháng mà Bên cạnh đó, món ăn phổ thông được
đồng bào Mông ưa dùng là đỗ tương xay thành bột đun sôi, cho it nước chua
và rau vào nấu chín làm canh. Các loại thịt thì được nấu nướng hoặc ham nhừ
với gia vị. Một nét đặc trưng trong cách chế biến thức ăn của dân tộc H'Mông
là thịt để dành lâu ngày được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên gác bếp.
Đông bào H'Mông cũng sử dung các loại rau từ tự nhiên. Các loại rau rừng
như bò khai, rau ngót rừng, các loại nấm, mãng, hoa chuối, lõi non thân.

5
 Các đặc sản ẩm thực của vùng.
Từ lâu Tây Bắc đã nổi tiếng là nơi có nhiều đặc sản độc đáo. Đối với những du
khách miền xuôi, nơi đây quả là thiên đường ẩm thực với võ vàn những mòn ăn phong
phú hấp dẫn. Xin giới thiệu mọi người một số thông tin về những món ăn ngon thuộc
hàng đặc sản Tây Bắc Bộ, những sản vật đã làm nên đặc trưng của riêng núi rừng nơi
đây. Món ăn đầu tiên phải nhắc đến là đặc sản chế biến từ trâu là:

MÓN CANH DA TRÂU


Những tấm da trâu- phần không thể
thiếu trong việc chế biến món canh
da trâu

RƯỢU SÂU CHÍT


Đây là loại rượu phổ biến nhất ở vùng
phía tây bắc tổ quốc...các dân tộc như
Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy…đều sử
dụng nó....
Về tên gọi theo như người dân địa
phương thì Thức uống này còn có tên
gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông
trùng hạ thảo.

CƠM LAM

6
Có lẽ những ai đã từng đến Tây
Bắc thì không thế quên được
hương vị của cơm lam, một chút
nhẹ nhàng thanh thoát tinh tế khác
hẳn cơm lam ở hà nội hay đâu đó.

7
CHÉO – MÓN ĂN ĐẬM ĐÀ HƯƠNG VỊ TÂY BẮC:

Hầu như không có bữa ăn nào quan


trọng của người Thái lại thiếu được
Chéo, giống như một dạng muối
vừng với người Kinh.,1 loại gia vị
hấp dẫn một thứ bột mùi thơm hăng
hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và
phảng phất chất núi rừng, thơm cay
nồng nàn như hương hồi, quế.

Và còn rất nhiều món thú vị khác như: Món cá nướng, Món gà luộc chấm
chéo tắp, thịt khô, mắc khén, mác mật, táo mèo,.....
Tây Bắc còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng khác mà khó có thể liệt kê hết được.
Nếu cỏ dịp ghé thăm Tây Bắc, bạn nên thử qua tất cả những món này, hoặc mua về
làm quà cho người thân cũng rất thích hợp. Những món đặc sản này không chỉ mới lạ,
thực tế mà còn giàu ý nghĩa khi không chỉ là món ăn mà nhiều khi còn có tác dụng lớn
trong việc tăng cường sức khỏe cho bạn và gia đình nữa.
1.2. Về trang phục thuyền thống:
Mỗi dân tộc đều có cách làm đẹp riêng, phù hợp với phong tục tập quán, quan
niệm thẩm mỹ, địa bàn cư trú…, nhưng tất cả đều phục vụ mục đích: làm tăng sự khỏe
mạnh, duyên dáng, nổi bật chủ thể con người giữa thiên nhiên hùng vĩ. 
 Dân tộc Tày:

Có dịp đi tour du lịch đến vùng Tây


bắc, hẳn bạn sẽ bắt gặp những trang
phục nhiều màu sắc khá đẹp của các
dân tộc. Nhưng chắc chắn đến Hà
Giang, tận mắt ngắm những trang
phục của người Tày, hẳn bạn sẽ
thấy ấn tượng hơn cả, bởi nét giản
dị đặc trưng, nhưng tinh tế, có chút
nền nã và có điểm nhấn rất riêng.

8
So với những trang phục của các dân tộc khác thì người Tày ăn mặc khá giản dị,
họ không chọn màu sặc sỡ như người Mông, người Dao,…và rất ít hoa văn trang trí.
Những bộ quần áo đều được dệt thủ công khéo léo, bền chắc.
Với nam giới, người Tày thường mặc quần chân què, phần đũng được may rộng,
áo ngắn năm thân, cổ đứng. Bên cạnh đó cũng có một số người mặc áo dài có vạt áo
dài quá đầu gối và loại áo tứ thân xẻ ngực, cổ tròn.

Với nữ giới, họ mặc áo cánh, áo dài năm thân, thắt lưng, quần váy, khăn đội đầu
mỏ quạ, đi giày vải. Những ngày có lễ hội, những cô gái người Tày thường mặc áo có
cánh màu trắng bên trong điều này để phân biệt với người Nùng mặc áo chàm.
Thêm một điều độc đáo nữa ở trang phục phụ nữ người Tày là nón được thiết kế
độc đáo, được lợp từ tre vót nan có mái nóng rộng, đi kèm đó là nhiều đồ trang sức
như vòng tay, cổ bằng bạc, có khi họ còn đeo túi vải bên mình.
Với người Tày họ cũng chú ý tới những họa tiết trong trang phục. Đó là những
sự cách điệu khá giản dị gồm các hình họa, hình rau bầu, bí, hoặc nhiều cây khác. Vì
trang phục chỉ màu chàm và trắng nên những họa tiết được họ tinh tế gài vào từng
đoạn.

9
Ngày nay, khi ở cuộc sống lao động đời thường những người Tày đã mua và sử
dụng nhiều quần áo may sẵn. Nhưng đến những lễ hội thì họ chọn trang phục truyền
thống của mình, đó cũng chính là nét độc đáo trong văn hóa bao đời của dân tộc Tày.
 Dân tộc Nùng:

Bộ y phục của người Nùng được cắt


may từ vải đen nhuộm chàm, phần lớn
chúng không có nhiều hoa văn và đường
nét. Đặc biệt, nam nữ người Nùng đến tuổi
trưởng thành đều bịt một chiếc răng bằng
vàng ở hàm trên và như thế được xem là
làm đẹp, là người sang trọng.
Từ xưa tới nay, cả nam và nữ đều
mặc một loại quần cạp to, ống rộng, dài tới
tận mắt cá chân và các đường viền chỉ màu
tập trung rõ nhất ở tà và gấu áo.

Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang hông, tứ thân, may áo gần
sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc
2 túi.
Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo được may
rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động được thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ
Nùng được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước
ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm.

10
Ngày nay, họ mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân. Áo ngắn 4 thân có cổ áo tròn, xẻ
ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạt trước, cài 9 hàng cúc vải ở nẹp áo. Loại áo
này phần lớn dùng mặc trong nhà, đi lao động hay mặc trong áo dài năm thân. Chỉ
riêng nhóm Nùng Dín thì áo ngắn 4 thân lại là loại áo mặc chính, còn loại áo 5 thân
may ngắn, chỉ vừa che kín bụng, dùng mặc trong nhà, khi đi ngủ, mặc lót trong loại áo
4 thân khi đi ra khỏi nhà.
Màu sắc trên trang phục dân tộc Nùng cũng khá đa đạng, từ màu xanh nhạt, đến
xanh thẫm, tím than, xanh đen rồi phổ biến nhất là màu chàm.
Bên cạnh áo, váy cũng là một bộ phận quan trọng, tạo nên nét đặc sắc của trang
phục truyền thống Nùng. Váy của người Nùng phân rõ thành cạp váy, giải buộc váy, 
thân váy và gấu váy. Nhiều khi họ gọi cạp váy là đầu váy, còn gấu váy là chân váy.
Thân váy được ghép lại từ 4 mảnh, gấu váy được đáp thêm vải khác màu, vừa cho gấu
váy cứng vừa làm đẹp. Khi mặc, người ta gấp phần váy thừa ra phía trước hoặc phía
hông. Khi đi chợ, đi thăm viếng, người ta để gấu váy phủ thấp chấm mắt cá chân, còn
khi đi làm thì kéo gập váy lên cao cho tiện và sạch sẽ hơn.
 Dân tộc Thái:
Để tạo ra một bộ y phục Thái, không chỉ là công sức trồng bông, chăn tằm, dệt
vải, nhuộm màu, cắt may, thêu, người Thái còn phải giỏi nghề kim hoàn tạo ra các đồ
trang sức đeo trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm, xà tích, cúc bạc...

Khuyên tai của dân tộc Thái đen


Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái thể hiện rõ nhất bản
sắc văn hóa dân tộc. Một bộ trang phục nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa
chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp
(pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích..
Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may
bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá
đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa
luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ
Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành

11
biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường,
chỉ khi chết mới mặc mặt phải.    

Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm
hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là "piêu"
thêu hoa văn nhiều mô-típ trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống
phụ nữ Thái Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc khi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là "Tằng
cẩu";khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy ; chưa chồng không búi tóc.
Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong
phú đa dạng về màu và mô-típ hơn Thái Trắng.
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn piêu
được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái. Piêu
tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làm quà biếu,
đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin.  Khăn Piêu là đặc trưng của người dân tộc Thái
với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc
sỡ, nó thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính thật quyến rũ.

chiếc khăn piêu của người thái


So với nữ thì nam phục Thái đơn giản hơn, ít chứa đựng sắc thái tộc người và
cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại
khăn.
Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ
ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo
không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái

12
mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên
hông áo...

Trang phục Thái phản ánh rõ nét đặc điểm của cư Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc
dân nông nghiệp trồng trọt, sự chinh phục, tìm tòi các dân tộc.
nguyên liệu trong thiên nhiên để tạo ra trang phục đáp
ứng cho nhu cầu cuộc sống. Trang phục vượt qua cả
giá trị vật chất thuần túy của nó thể hiện lối sống, quan
niệm thẩm mỹ, đạo đức, tư tưởng xã hội, tín ngưỡng...
Nó phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và
thiên nhiên, đồng bào Thái nơi đây đã đưa vào trang
phục của mình những hoa văn là cả một thế giới động,
thực vật phong phú. Do xen kẽ của các nhóm Thái
khác nhau mà trang phục của họ phần nào cũng thể
hiện ảnh hưởng của nhau. Nhưng tất cả họ đều rất tự
hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo
tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền
thống tộc người. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt

 Dân tộc Dao:


So với các dân tộc khác thì dân tộc Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản
sắc của mình với chất liệu bằng vải bông nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than
hoặc để trắng. Tộc người Dao đỏ đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực;
Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân; Dao quần trắng nổi bật là yếm rất
to che kín cả ngực và bụng, ngày cưới cô dâu mặc quần trắng; Dao làn tuyển mặc áo
dài, đội mũ nhỏ...

Một bộ trang phục hoàn chỉnh của bằng núm bông hoa đỏ như nắm tay nổi
người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ bật trên nền áo chàm xanh đằm thắm.
trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Duy
nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có
người Dao Tiền là mặc váy (váy của
người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của
người Dao Tiền phía nam). Áo của người
Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một
xỏ tà. Thường trên đó họ dùng họa tiết
hình gấu, chó. Đây cũng là ý niệm xa xưa
gián tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao.
Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc
- đã có công giết giặc được vua gả công
chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc
Dao ngày nay, áo thường có bộ khuy quý
bằng bạc hình tròn chạm khắc tinh vi. Cổ
áo của người phụ nữ Dao được trang trí

13
14
Yếm của người Dao khá đơn giản, chỉ là một vuông lụa trắng đính một miếng
vải hình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình hoa văn móc câu hay răng cưa hình
chim. Để bộ trang phục thêm hoàn mỹ, họ thường dùng nhiều loại khăn vấn đầu (có 3
loại khăn: khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài). Trong đám hát ví, họ thường dùng
khăn thêu trắng dài chừng 1,2m, rộng 30-40cm, hai đầu gồm hai mảng hoa văn hình
vuông tạo thành cảm giác mềm mại. Ngoài trang phục chính, người phụ nữ Dao còn
ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: Vòng cổ,
nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những
cô gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạc đường
kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.

Vào dịp lễ hội, người phụ nữ Dao


còn giữ tục chải đầu bằng sáp ong cho
mái tóc nuột nà, uốn lượn. Đây cũng là
một bí quyết giúp mái tóc của những cô
gái Dao khỏe về sức sống, đẹp trong con
mắt mọi người. Trong không khí tưng
bừng của ngày Tết, lễ hội, người ta dùng
điệu hát lời ca làm cuộc sống thêm thăng
hoa. Đáng chú ý là bộ trang phục của cô
dâu, phải mất 3 năm cô gái Dao mới
hoàn thành bộ trang phục cho mình.
Trang phục chú rể kín đáo, ít phô bày,
thường được may bằng các loại vải màu
sậm phần nào thể hiện nam tính. Riêng
trang phục của ông thầy cúng có khác
đôi chút, mũ được làm bằng bìa cứng,
gồm nhiều bức tranh ghép lại cắt dán
theo hình quả núi dài khoảng 25cm. Áo
màu đen được thêu hoa văn màu đỏ.

 Dân tộc H’Mông:


Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Quần áo của
người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trong tạo
hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Trang phục nam Hmông độc đáo khác nhiều tộc
người trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo
dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa
văn với kiểu váy rộng và đẹp.    
Trang phục nam:   
Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi
rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên,
hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không

15
trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam
giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn,
có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi
mang vòng bạc cổ, có khi không mang.

Trang phục nữ:


Người H’Mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự
khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân,
xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ôống tay áo
thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ
và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên
nền chàm). Phụ nữ Hmông còn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống
ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa
văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp,
rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân
biệt các nhóm Hmông (Hóa, Xanh, Trắng, Đen... ). Đó là các loại váy trắng, váy đen,
váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải
được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang
trước bụng phủ xuống chân là 'giao thoa' giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật;
phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật
là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người Hmông. Phụ nữ thường để tóc
dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang
sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

16
Phụ nữ Hmông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu
hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.
Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong,
áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.
Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ
ngực.
Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmông Xanh đã có chồng cuốn tóc
lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái
sừng.
Trang trí trên y phục của người H’Mông chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa
văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập.
. Văn hoá ở, đi lại:
2.1. Văn hoá ở:

Các dân tộc ở vùng Tây Bắc nước ta phổ biến là sống trong kiến trúc nhà sàn.
Cấu trúc nhà sàn tuy có đôi nét khác biệt giữa các dân tộc nhưng về đặc điểm cư trú
của các làng bản nhà sàn cơ bản lại có nhiều nét tương đồng, đó là họ thường cư trú
quần tụ theo từng tộc người, từng họ bên những dải đất bằng gần những con suối,
những cánh đồng bằng phẳng, lưng nhà tựa vào thế đất cao.

Sở dĩ, từ xa xưa họ phải ở trong kiến trúc nhà sàn là vì phải chống lại thú dữ và
một phần để tránh lũ lụt. Đồng thời, ở đông đúc gần nhau trong một không gian cư trú
là để dành đất cho canh tác và tạo nên sức mạnh đề phòng sự cướp phá, thôn tính lẫn
nhau giữa các tộc người, dòng họ. ở gần nhau cũng nhằm thắt chặt mối liên hệ huyết
thống giữa các thế hệ trong một gia đình, dòng họ.

 Nhà ở của các dân tộc Thái, Lào, Mường, Khơmú, Xinhmun, Kháng, Cống
đều bằng nhà sản. Còn người Hmông, Dao thì ở nhà trệt, mái thấp, tường
trình.
 Nhà sàn Thái có mái đầu hồi khum khum hình mai rùa, trên đỉnh đầu hồi ấy
có 2 vật trang trí, gọi là “Sừng cuộn” (Khau cút), đầu trên là một vòng tròn
xoáy trôn ốc, giống như ngọn rau đớn (Phắc cút).
 Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng.

17
 Bản nào ở chân núi đá thì dùng mạch nước ngầm làm nước ăn, gọi là “Mỏ
nước” (Bó nặm)

 Một số kiến trúc nhà sàn

 Nhà sàn của người Thái:

Nhà sàn của người Thái ở vùng núi Tây Bắc được đánh giá là một công trình
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà sàn của dân tộc Thái bao giờ cũng làm số gian
lẻ, hai đầu hồi (gọi là tụp cống) khum khum như hình mai rùa.

Tuy cùng là dân tộc Thái nhưng nhà của người Thái đen và Thái trắng lại có
những nét đặc trưng riêng. Nhà sàn của người Thái đen có hình mai rùa, cấu trúc lợp
liền hai mái và hai trái thành một liên kết. Nhà của người Thái Trắng lại làm giống với
nhà sàn của người Mường, Tày theo nguyên tắc 4 mái, 2 mái chính và hai mái trái
thành khu tách biệt rõ ràng. Đặc điểm dễ phân biệt nhất chính là đôi sừng trâu cụt
(khau cút) được trang trí trên nóc nhà chỉ có ở nhà sàn của người Thái đen.
 
Nhà sàn của người Thái mang những nét
kiến trúc bình dị, mộc mạc riêng. Tuy có
sự khác biệt trong kiến trúc, nhưng nhà
của người dân tộc Thái luôn có hai cầu
thang, một dành cho nam và một dành
cho nữ, số bậc thang là phải số lẻ. Số
gian nhà nhiều ít tùy ý nhưng bắt buộc
phải là số lẻ vì người Thái quan niệm số
chẵn là số chết chóc, số lẻ là số phát
triển.

Nhà sàn của người dân tộc thái được xây dựng tỷ mỉ, kì công. Chất liệu chủ yếu
là gỗ rừng và họ nhà tre…. Trước khi làm nhà, người Thái thường tích đủ số gỗ rồi
mới làm. Gỗ được chọn theo nhiều quy tắc khá khắt khe. Sauk hi lấy gỗ từ rừng về, họ
sẽ ngâm gỗ khoảng 2-3 năm để tránh mối mọt rồi mới làm. Nhà được dựng không
dùng bất kì một chiếc đinh, mẩu sắt nào. Khi làm nhà, người thái thường sử dụng đòn
dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột, việc làm này khiến cho nhà sàn bền chắc
hơn, tồn tại tới trăm năm. Chính vì lý do đó mà nhà sàn của người Thái thường rất đẹp
và rất bền.

Ngày nay, khi không còn sừng trâu thuật làm nhà của người kinh và sử dụng
như trước, nhưng người Thái đen vẫn làm chủ yếu các vật dụng hiện đại để xây nhà
biểu tượng hay thanh bắt chéo trên mái chứ không khai thác gỗ như trước đây
nhà với ý nghĩa như khau cút, để mang lại nữa. nhưng những đặc trưng trong ngôi
may mắn cho gia đình. Mẫu nhà của người nhà sàn thì vẫn luôn được tộc người này
dân tộc Thái có sự biến đổi nhiều do hoàn gìn giữ và cố gắng lưu truyền tới đời sau.
cảnh. Người Thái chuyển dần sang kỹ

18
 Nhà sàn của người Mường

Nhà sàn của người Mường khác với nhà sàn của những dân tộc khác. Những
ngôi nhà này khác từ các chọn hướng, kỹ thuật dựng nhà tới các bố trí các đồ đạc
trong nhà.
Người Mường rất coi trọng việc chọn hướng nhà.  Với họ, nhà làm đúng hướng
sẽ đem tới tài lộc, không được làm nhà ngược hướng với đồi núi. Thậm chí việc chọn
nhà còn được tổ chức thành nghi lễ và do thầy cũng, thầy mo thực hiện, lựa chọn theo
hướng nhà của người nam giới trụ cột hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình.

Cách bố trí không gian sống trong ngôi nhà của người dân tộc Mường cũng rất
đặc biệt. Nhà sàn được chia thành nhiều gian, nhà càng giàu càng có nhiều gian.
Người chưa có vợ, chồng thì ở gian giữa, bố mẹ ở gian ngoài, khách ở gian ngoài
cùng. Còn ăn cơm có khách thì ăn ở gian ngoài, không có khách chỉ có gia đình thì ăn
cơm ở gian giữa. Nếp sống sinh hoạt trong nhà dù là việc gì cũng lấy cửa sổ (voóng)
làm hướng chính. Mỗi cửa sổ đều có tên gọi riêng và gắn với chức năng riêng trong
ngôi nhà. Trong nhà có rất nhiều cửa sổ, thường mỗi gian có từ một đến 2 cửa sổ.

19
Nhà sàn của người Mường cũng có 2 cầu thang, một trước nhà, một sau nhà gần
bếp, vại nước để tiện nấu nướng cho phụ nữ. Cầu thang trước nhà có đặt một chum
nước để khách tới chơi thì rửa chân tay sạch sẽ rồi mới được lên nhà.

Nhà sàn của người Mường giản dị, thoáng đãng, nhưng luôn mang giá trị tinh
thần riêng trong lòng tộc người này.
Mái nhà sàn của người Mường đã trở thành một nét đẹp văn hóa tinh thần để mỗi
người con đi xa lại nhớ về và thấy tự hào.

 Nhà sàn của người Dao

Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền
Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên
núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao
rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.

Người Dao còn có nhiều loại nhà khác nhau, mỗi loại mang một đặc điểm riêng
làm phong phú cho kho tàng kiến trúc nhà ở của người dân tộc thiểu số của nước ta,
gồm nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất. Tuy nhiên, dù là loại nhà nào thì vật liệu
làm nhà chính vẫn là gỗ, tre, dây rừng, lá gồi, cỏ tranh…

Với kiểu nhà đất, loại nhà này đã được sử dụng từ lâu. Nhà đất của người Dao
thường có ba hoặc 5 gian đứng (không có chái). Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo
đơn giản, mỗi vỉ kèo chỉ có hai hoặc ba cột hoặc 1 quá giang và 1 kèo đơn.

20
Một ngôi nhà của người Dao ở vùng Tây Bắc

Với kiểu nhà sàn, người Dao cất nhà trên các gò đất thấp, dưới chân núi hay
trong các thung lũng gần ruộng, nương. Nhà sàn có thông gió từ trên mái và dưới sàn
để tránh ẩm. Mái nhà có những tấm xà lớn được trang trí và lợp bằng lá cỏ tạo nên nét
độc đáo của nhà sàn người Dao. Mái này được xử lý tự nhiên bằng khói bếp nhờ vào ô
sưởi vuông trong nhà. Chính vì vậy mà mái rất lâu mới bị mục nát và phải thay bỏ.
 
Với kiểu nhà nửa sàn nửa đất,
người Dao kết hợp những ưu điểm của
2 loại hình nhà ở trên để thích hợp với
cuộc sống du canh, du cư của mình.
Kiểu nhà này là một bước phát triển
của loại hình nhà nền đất, vừa chắc
chắn lại có thể di chuyển được khi
chuyển nhà.

Mặc dù có 3 kiểu nhà khác nhau nhưng các kiểu nhà truyền thống của người Dao
đều có nét chung là bên trong nhà luôn bố trí một gian đặc biệt, có vách chắn theo
chiều dọc ngôi nhà, là một buồng đê rượu hoặc thịt ướp chua. Gian nhà này chỉ xuất
hiện trong các ngôi nhà của người dân tộc thiểu số Dao.

2.2. Văn hoá đi lại:

21
Cần phải nói ngay rằng, chỉ cách ngày nay khoảng 40-50 năm, giao thông và vận
chuyển ở vùng các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc hầu như không có gì, ngoại
trừ một vài tuyến quốc lộ ( 6, 4, 2, 1,…) do người Pháp, và sau 1954 do chính phủ
Việt Nam xây dựng. Những tuyến quốc lộ này chủ yếu là đường giao thông liên tỉnh,
hoặc từ các thị xã miền núi lưu thông về thủ đô. Đường giao thông đến thời điểm vừa
nêu chỉ đến được các thị trấn của các huyện miền núi là chính. Từ huyện về các xã,
hầu như chỉ có đường đất, đường cấp phối, hoặc rải đá. Đường liên xã, liên thôn bản
hầu như chưa có, vận chuyển, đi lại chủ yếu bằng đường mòn dân sinh. Vì thế phương
tiện vận chuyển đến khi đó vẫn là gùi, dậu, cuôi,… dùng để gồng gánh, bè mảng,
thuyền để vận chuyển trên sông suối. Vùng cao các tộc người dùng ngựa thồ hàng và
di chuyển, một số nơi vùng thấp có địa hình thuận lợi hơn, đã xuất hiện xe quệt dùng
trâu kéo. Điều đó cho phép khẳng định, từ thế kỷ XVIII về trước, giao thông và
phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc thấp kém hơn
rất nhiều so với thời điểm chúng ta đã đề cập ở trên.

Trong khoảng thế kỷ X – XVIII các dân tộc vùng miền núi phía Bắc di chuyển
bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay
sông Lam… (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống…) đã
biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối
lớn. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước,…
(dâu, xao,…), tuyệt đối không dùng gỗ trám làm thuyền, nhất là thuyền dùng để đánh
cá. Điều này cũng đã được Phạm Thận Duật ghi lại tronghưng Hóa ký lược, vào thế
kỷ XVIII: Nếu lấy gỗ trám làm thuyền, làm mái chèo,… đánh cá, cá sợ chạy hết, hỏng
ăn. Ngộ độc gan cá, mật cá lấy trám sắc uống là khỏi, …(5). Nhiều tài liệu cho biết, từ
xa xưa người La Ha, người Kháng, người Thái,…đã nổi tiếng với việc chèo
thuyềnđuôi én (hứa hang ẻn) trên sông Đà, sông Mã… Khác với Tây Nguyên, ngoài
dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, mảng tương đối phổ biến. Cư trú
ven sông suối, trai bản trên đến với gái bản dưới đều bằng cách đi thuyền, đi mảng
theo các dòng sông. Sông suối là những con đường lưu thông chủ đạo ở miền núi phía
Bắc trong nhiều thế kỷ trước. Cách ngày nay một vài thế kỷ, trước khi lấy vợ, mọi
thanh niên người Thái, Kháng, La Ha, … phải tự mình vào rừng lấy gỗ, làm cho được
một chiếc thuyền đuôi én (độc mộc), dùng làm phương tiện đi lại của riêng họ.
Thuyền đuôi én của cư dân các dân tộc sống ven sông Đà được đục đẽo, chế tạo từ
một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn. Phần đuôi thuyền được thiết
kế cong hẳn lên và có dáng dấp hình đuôi chim én (nộc ẻn). Thuyền đuôi én có loại 2
mái chèo, loại 6 mái chèo, loại 12 mái chèo,… Loại lớn nhất có thể tải được hàng
chục tạ hàng hóa.

Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương ven sông Đà, nên họ tương đối
giỏi trong chế tạo và sử dụng thuyền độc mộc đuôi én. Thuyền của họ làm ra không
những chỉ để vận chuyển đi lại, mà còn để bán cho các tộc người láng giềng khác.
Thành ngữ Thái có câu:Thuyền tốt không bằng thuyền của người Kháng; dao tốt
không bằng dao của người Lào (Hứa đi báu to hứa Xả; pạ đi báu to pạ Lào).

22
Thường ngày, người vùng thấp (Mường, Thái, Cao Lan, Sán Chay, Lào, Lự, Bố
Y, Giáy,… ) thường dùng bung, sọt,… để gánh, dùng gùi để cõng lúa ngô, củi đuốc...
Đặc biệt người Man Thanh (Thái Thanh ở Nghệ An) thường gùi bằng trán, nhưng có
ách bằng gỗ đỡ ở trên vai. Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, Tạng - Miến,…
vùng cao thì thường dùng lù cở (giống gùi) cõng hàng trên lưng, hoặc dùng quẩy tấu
(một loại sọt) đeo bằng hai vai. Các loại tre, gỗ,… họ thường khiêng, vác hoặc dùng
sức người, sức trâu để kéo. Đối với voi rừng săn được, người Tây nguyên có thẻ giết
để lấy thịt chế biến món ăn. Ngược lại khi đã thuần dưỡng thành voi nhà, họ tuyệt đối
kiêng ăn thịt, chẳng may voi nhà chết, họ tổ chức mai táng rất chu đáo, cẩn thận.

Ở vùng người Tày, người Nùng khu vực miền núi Đông Bắc, trong khoảng thời
gian chúng ta đang đề cập, phương tiện vận chuyển của các cư dân này chủ yếu là:
dậu, xoỏng, cuôi,…dùng để gánh. Trong đó dậu dùng để gánh thóc, xoỏng dùng để
gánh ngô, cuôi dùng để gánh phân ra ruộng. Tùy nơi mà dậu, xoỏng, cuôi,… được làm
quai ngắn hay dài, hoặc cho vào quang để gánh. Những nơi gần sông, suối họ vận
chuyển, đi lại bằng thuyền hoặc dùng mảng. Một vài nơi hẻo lánh, họ cũng dùng ngựa
để thồ hàng và đi lại.

Cũng có phương tiện và cung cách vận chuyển gần tương tự người Tày, Nùng,
nhưng người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận
chuyển phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà… Xe quệt của họ
đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai
càng quệt. Loại xe quệt này có thể dùng để vận chuyển hàng hóa ở cả đường mòn, bờ
ruộng, trên đồi, và cả dưới hẻm nhỏ,… Đây là loại phương tiện xuất hiện khá sớm và
khá phổ biến đối với người Sán Dìu. Người Hmông, Hà Nhì, Dao… thường cưỡi ngựa
và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Đây vừa là sở thích,
vừa là cung cách vận chuyển, lưu thông, di chuyển ưu việt nhất ở cùng núi hiểm trở.
Đáng chú ý nhất là người Hmông ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy
Phanxiphăng (Sa Pa), huyện vùng cao Mường Khương (Lào Cai),… dùng ngựa thồ
như một cách vận chuyển và di chuyển duy nhất phổ biến ở khắp các bản làng.

3. Tôn giáo, tín ngưỡng:

3.1. Tôn giáo vùng Tây Bắc:

Hầu hết các dân tộc thiểu số ở khu vực này đều theo tín ngưỡng đa thần với việc
thờ cúng các vị thần như: thờ cúng Trời (người Mông gọi là Vua Trời, người Thái gọi
gọi là Phi Đẳm, người Tày gọi là Phi Then, người Nùng gọi là Phi Phạ,...); thờ cúng
linh hồn tổ tiên (ma nhà); thờ cúng ma bản, mường; thờ cúng các loại ma khác, như:
ma chủ đất, ma chủ nước,...
Những năm gần đây, cùng với sự mở rộng truyền giáo của các tôn giáo lớn và sự
xuất hiện của nhiều hiện tượng tôn giáo mới, đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo
của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc đã có nhiều biến động lớn. Hiện
nay, ở khu vực Tây Bắc có sự hiện diện của các tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Công
giáo, Tin lành và khoảng 20 hiện tượng tôn giáo mới. Sự du nhập và phát triển của

23
các tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin lành vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã kéo theo
nhiều biến đổi trong quan hệ dân tộc, tôn giáo ở khu vực này.

 Phật giáo:
Về những tác động của Phật giáo đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo,
mặc dù Phật giáo chưa phát triển sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh
miền núi phía Bắc, nhưng tinh thần, đạo đức Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến đời
sống tinh thần, văn hóa của đồng bào.
Lễ nghi và hoạt động Phật sự gần gũi với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và một số
hình thức tín ngưỡng khác của đồng bào dân tộc thiểu số (như lễ Cấp sắc của người
Dao...). Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo phù hợp với truyền
thống văn hóa dân tộc và đời sống xã hội, nên mối quan hệ giữa Phật giáo đối với
nhân dân nói chung, nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng ngày
càng gắn bó, tốt đẹp, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, việc phát triển của Phật giáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp
nhiều khó khăn, nhất là ở các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai
Châu ... do thiếu cơ sở sinh hoạt và một số vấn đề trong hoằng pháp. Hầu hết chức sắc
Phật giáo là người Kinh, hầu như chưa có người dân tộc thiểu số, khi hoằng pháp tại
các vùng đồng bào dân tộc thiểu số họ gặp khó khăn vì “ngôn ngữ bất đồng”, cùng với
những khác biệt về nếp sống, sinh hoạt, văn hóa, phong tục, tập quán ở mỗi vùng đồng
bào dân tộc thiểu số là những bất lợi trong việc hòa nhập của tăng, ni với đồng bào
dân tộc thiểu số.

 Công giáo

Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỉ XVI (1533). Hơn thế kỉ sau,
Công giáo bắt đầu truyền vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây
Nguyên. Năm 1876, Công giáo được truyền lên vùng Tây Bắc, trước hết là ở Lạng
Sơn rồi sau đó mới mở rộng ra các vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Hà Giang,... Mặc dù Công giáo truyền lên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở Tây Bắc từ rất sớm, nhưng đem lại kết quả rất ít. Đến năm 1954, cả vùng Tây Bắc
có chưa đầy một trăm người, chủ yếu là người Mông theo đạo Công giáo ở vùng Sapa
- nơi nghỉ mát của các quan chức, tư sản người Pháp.
Về ảnh hưởng của Đạo Công giáo đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Về
cơ bản đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc theo đạo Công giáo vẫn
giữ được một số phong tục, tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
mình, chấp hành chính sách, pháp luật tốt. Những việc làm tích cực của nhiều chức
sắc Công giáo như tại các buổi giảng lễ cho tín đồ, các chức sắc thông tin đến tín đồ
các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu, vận động, quyên góp ủng hộ đồng bào nghèo và đồng bào bị
thiên tai lũ lụt… tạo điều kiện tốt để người theo đạo Công giáo thực hiện sống “Tốt
đời – Đẹp đạo”.

24
Chức sắc, tín đồ Công giáo thực hiện đời sống đạo thuần túy theo giáo lý, giáo
luật của Công giáo nên không có các hoạt động mê tín dị đoan, tập quán lạc hậu như
bói toán, đốt vàng mã quá mức trong các buổi lễ, tết, góp phần xây dựng nếp sống văn
hóa, đạo đức tốt đẹp của xã hội ở các địa phương.
Tình hình khôi phục và phát triển hội đoàn của Công giáo ở các địa phương đã
ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội ở vùng giáo, lực
lượng thanh thiếu niên là người Công giáo dành phần lớn thời gian vào các hoạt động
của hội đoàn, gây khó khăn trong việc tập hợp và sinh hoạt của tổ chức, đoàn thể.

 Đạo Tin Lành

Đạo Tin Lành có mặt ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do tổ chức Hội
Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo - The Christian and Missionary of Aliance - quen
gọi là Hội Truyền giáo CMA, thuộc Tin Lành Bắc Mỹ truyền vào. Sau khi xây dựng
được một số cơ sở ở vùng đồng bằng và lập tổ chức giáo hội (Hội Thánh Tin Lành
Việt Nam), năm 1930, đạo Tin Lành mới bắt đầu tổ chức những hoạt động truyền giáo
lên vùng Tây Nguyên. Về sau, các tổ chức Tin Lành khác như Hội Truyền giáo Cơ
Đốc, Cơ Đốc Phục Lâm, Ngũ Tuần,... tiếp tục lên truyền giáo xây dựng cơ sở ở vùng
này. Kết quả là theo thời gian lần lượt các dân tộc thiểu số ở đây đã theo đạo Tin
Lành. Đến năm 1954, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên có 6.000 tín đồ là đồng bào dân tộc
thiểu số.
Ở khu vực Tây Bắc, đạo Tin Lành cũng truyền lên vùng đồng bào dân tộc thiểu
số từ những năm 1940 nhưng chỉ có một số ít người rải rác ở Sơn La, Hòa Bình, Lạng
Sơn,... theo đạo. Sau năm 1954, hầu hết quần chúng bỏ đạo, trở về với tín ngưỡng cũ,
chỉ còn một cơ sở Tin Lành trong đồng bào Dao ở Lạng Sơn. Đến năm 1958, cơ sở
này trở thành chi hội chính thức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và tồn
tại cho đến ngày nay với 1.533 tín đồ ở 9 xã của huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn.
Về mặt tích cực, đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc theo đạo
Tin lành tiếp thu và thực hiện những giá trị tôn giáo tiến bộ của Tin lành vào đời
sống.  Ở nhiều nơi đồng bào dân tộc theo đạo Tin lành chăm chỉ lao động sản xuất,
tìm cách phát triển kinh tế gia đình, đồng thời giúp đỡ những người cùng theo tôn giáo
thực hiện. Vì giáo lý của đạo Tin lành khuyến khích tín đồ hăng hái làm việc để phát
triển kinh tế, coi lao động là trách nhiệm, nghĩa vụ hàng ngày để hiện thực hóa đức tin
của tín đồ trước Chúa.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa quan niệm, sinh hoạt của những người theo đạo Tin
lành với những người không theo đạo Tin lành tạo ra nhiều tình huống phức tạp, mâu
thuẫn, thậm chí xung đột trong các mối quan hệ giữa vợ - chồng, các thành viên trong
gia đình, dòng họ, thôn, bản... .
3.2. Tín ngưỡng vùng Tây Bắc:

 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

25
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng, một tập tục truyền thống có vị trí hết sức đặc
biệt trong đời sống tinh thần của nhiều cộng đồng dân tộc trên thế giới. Ý thức “con
người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác với niềm tin rằng tổ tiên mình thiêng liêng, đi vào cõi vĩnh hằng nhưng
vẫn ở bên cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp tai ương, khó khăn; vui mừng
khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở
trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...
Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến không chỉ ở người Kinh
mà còn được lưu giữ trong một số cộng đồng các tộc người thiểu số. Với người
Mường, thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng phổ biến. Trong gia đình người
Mường, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất, đó là gian voóng (gian khách),
đây là nơi linh thiêng nên kiêng kỵ không được nằm hướng chân về phía bàn thờ từ tất
cả các phía trong nhà. Giống như người Kinh, việc thờ cúng tổ tiên ở người Mường do
con trai trưởng của gia đình thực hiện. Người Mường không cúng giỗ tổ tiên, ông bà,
cha mẹ vào ngày mất hàng năm mà chỉ cúng vào ngày 29, 30 và sáng sớm mùng một
tết Nguyên Đán.
Với người Mông, cũng giống như các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi
phía bắc, người Mông có đời sống văn hóa, tín ngưỡng khá phong phú. Trong cộng
đồng người Mông, ý thức về tổ tiên và sự thờ cúng tổ tiên không rõ nét như cộng đồng
người Kinh, người Mường và một số dân tộc khác. Người Mông không lập bàn thờ tổ
tiên, cũng không cúng giỗ tổ tiên giống như người Kinh. Lễ cúng tổ tiên chỉ được
người Mông thực hiện mỗi khi gia đình có công việc hệ trọng như lễ cưới, lễ cơm
mới, tết dân tộc... Mỗi khi cần cúng lễ tổ tiên, người Mông mới lập bàn thờ. Bàn thờ
tổ tiên có thể là 1 chiếc bàn, ghế dài đặt ngay dưới bàn thờ thần bảo hộ gia đình (chính
giữa nhà). Tổ tiên, theo quan niệm của đa số các gia đình, dòng họ Mông là tổ tiên 3
đời trực hệ (một số ít dòng họ thờ tổ tiên đến 5 đời như dòng họ Thào). Đối với tộc
người Thái, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia đình, dòng họ được thể hiện khá rõ
nét. Trong quan niệm của người Thái, con người là sự kết hợp của thể xác và linh hồn.
Khi người chết thì hồn sẽ biến thành ma (phi). Trong thế giới vạn vật hữu linh của
người Thái có rất nhiều loại ma cai quản khắp nơi, nhưng với người chết thì ma sẽ
được cúng đưa về trú ngụ ở 3 nơi, đó là ma nhà (phi hươn), ma ở mộ (phi pá heo) và
ma tổ tiên dòng họ ở trên trời (phi đẳm mường phạ, mường Then). Theo tập quán, vào
dịp tết cơm mới (tết lớn nhất trong năm diễn ra vào khoảng tháng 10 âm lịch), tất cả
các gia đình người Thái đều làm lễ cúng lên tổ tiên vì họ cho rằng, mùa màng có được
bội thu là nhờ một phần công lao của tổ tiên đã phù hộ. Ngoài ra, lễ cúng tổ tiên còn
được thực hiện vào dịp tết nguyên đán hằng năm.
Với người Tày, thờ cúng tổ tiên là hình thái tín ngưỡng tiêu biểu nhất trong đời
sống tâm linh. Trong gia đình người Tày, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng
nhất, chính giữa của mỗi nhà. Cũng giống như người Kinh và người Mường, thờ cúng
tổ tiên là trách nhiệm của con trưởng trong gia đình người Tày. Người Tày cúng lễ tổ
tiên vào các dịp lễ, tết và mỗi tháng 2 lần vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch.
Với người Nùng, thờ cúng tổ tiên cũng được thực hiện trong từng gia đình,
không phân biệt gia đình đó thuộc chi trưởng hay chi thứ. Sau khi bố mẹ qua đời,

26
vong linh được rước về thờ tại nhà của các con. Giống như nhiều dân tộc khác, bàn
thờ tổ tiên trong gia đình người Nùng được đặt ở nơi trang trọng nhất, thường ngang
với sàn nhà ở gian giữa, nằm giữa 2 cột chính. Tổ tiên được người Nùng cúng lễ mỗi
tháng 2 lần, vào ngày rằm và mùng một và vào các dịp lễ, tết hàng năm. Tổ tiên trong
quan niệm của người Nùng không phân biệt bao nhiêu đời, từ bố mẹ trở lên đều được
thờ tại bàn thờ của gia đình.
Thờ cúng tổ tiên cũng được người Dao đặc biệt quan tâm. Người Dao thờ tổ tiên
trong 5 đời trực hệ. Trong nhà bất cứ người Dao nào (đặc biệt là Dao đỏ), dù nghèo
túng cũng phải có bàn thờ tổ tiên. Tổ tiên trong quan niệm của người Dao được coi
như thần bản mệnh, vì vậy trong gia đình mỗi khi có công việc lớn như cưới xin, làm
nhà, ốm đau... họ đều cầu cúng để tổ tiên phù hộ. Ngoài ra, người Dao thường thờ
cúng tổ tiên vào dịp từ 25 tháng 12 đến 15 tháng giêng với ý nghĩa mời tổ tiên về ăn
tết cùng con cháu sau một năm lao động và mong tổ tiên phù hộ cho một năm mới
mùa màng bội thu.
 Tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng
Ngoài thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở
khu vực miền núi phía bắc còn có một số tín ngưỡng chung của cộng đồng.
Người Mường có một hệ thống tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng khá phong
phú như thờ Quốc Mẫu Vua Bà, thờ thần núi Tản Viên, thờ thần đất, thờ thành hoàng
làng. Thần núi Tản Viên được người Mường tôn kính gọi là Bua Thơ, Pua Ba Vi (vị
vua ở núi Ba Vì), được thờ khá phổ biến trong các gia đình người Mường và được thờ
làm thành hoàng ở nhiều bản, mường của người Mường.
Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng cũng là một loại hình tín ngưỡng phổ biến của
người Mường, đây là vị thần bảo trợ, che chở cho bản mường. Thành hoàng mường có
thể là một hay nhiều vị thần được thờ tại quán, miếu hay các đền thờ.
Người Tày, người Nùng cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác trong khu
vực, cũng có những tín ngưỡng chung của cộng đồng. Trong phạm vi thôn bản, người
Tày thờ thổ công (Cốc bản), thổ địa, thờ các vị thánh trong vùng mà họ gọi là thấn
(thần), đây là các vị thần chung của bản, mường, là người bảo vệ cho làng bản, mùa
màng (có nhiều cách gọi tên các vị thần bản, mường như: Mường Pha Hán, Man Phia
Tiên, Nàng tiên chúa Ngọc Cần...). Các vị thần chung của cộng đồng được người
Nùng cúng lễ vào dịp tết Nguyên đán và mùa xuân hàng năm.
Người Dao có tục thờ Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại, được coi là thủy tổ của
dân tộc Dao, được nhắc tới trong truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ.
Giống như thần núi Tản Viên của người Mường, Bàn Hồ hay Bàn Vương của người
Dao ngoài việc được thờ trong các gia đình, dòng họ còn được thờ chung ở các đền
thờ công cộng của bản, mường.
 Tín ngưỡng liên quan đến vòng đời
Nghi lễ vòng đời là những nghi lễ thể hiện tín ngưỡng liên quan đến cá nhân con
người từ khi sinh ra đến khi chết. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc

27
họ, cộng đồng thực hiện cho mỗi con người qua các giai đoạn như sinh nở, trưởng
thành, lễ hỏi, cưới, chữa bệnh, tang ma…
 Giai đoạn sinh nở
Với đa phần các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc, người phụ nữ
phải kiêng kỵ rất nhiều thứ: phụ nữ Mường khi mang thai phải kiêng không ăn ốc,
không uống nước đựng trong ống bương chặt vát đầu, không ăn cá nướng, cá nấu
canh, không được dẫm chân lên vỏ cây dùng làm quan tài, không ngồi ở bậc thang lên
sàn nhà, không bước qua dây buộc trâu, không được tham gia vào các lễ hội và các
nghi thức cúng tế của làng, xóm, không được sinh con ở nhà mẹ đẻ... Khi sinh con
xong phụ nữ các dân tộc thiểu số cũng phải kiêng kỵ rất nhiều thứ như: phải nằm cạnh
bếp lửa, ăn cơm lam trong ống nứa, khách lạ không được đến thăm... Thậm chí, ở một
số dân tộc (Thái, Mường...) không chỉ người phụ nữ mang thai, sinh nở phải kiêng kỵ
mà chồng của người phụ nữ mang thai cũng phải kiêng một số việc nhất định.
Đứa trẻ mới được sinh ra cũng được thực hiện rất nhiều nghi lễ như lễ gọi hồn
(trẻ em người Mông khi được 3 ngày), lễ đầy cữ (trẻ em người Thái khi được 10
ngày), lễ cúng mụ (trẻ em người Mường con trai được 7 ngày, con gái được 9 ngày),
lễ đặt tên (trẻ em người Thái khi được 2 - 3 tháng), lễ cúng báo ma nhà (trẻ em người
Thái), lễ mừng cháu (trẻ người Mường khi được đầy tháng), lễ mừng tuổi (trẻ người
Mông khi được 1 tuổi), lễ tạ ơn bà Mụ (trẻ em người Mường được 12 tuổi)... Khi trẻ
hay quấy khóc hoặc ốm, đau, thày mo, thày cúng sẽ được mời đến làm lễ gọi hồn cho
trẻ và xua đuổi tà ma. Khi cho trẻ đi chơi xa, gia đình thường lấy nhọ nồi bôi lên mặt
trẻ và đem theo một con dao để ma quỷ và vía dữ trên đường không dám đến gần,
không nhận dạng bắt vía làm hại trẻ.
 Hôn nhân
Hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc cũng
có rất nhiều nghi lễ, phong tục, tập quán mang sắc thái đặc thù riêng của mỗi dân tộc.
Tuy nhiên, nhìn chung, đa số hôn nhân của các dân tộc đều trải qua các bước cơ bản
như: dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới.
Lễ dạm ngõ của đồng bào các dân tộc thường có các ông mối, bà mối (là người
tốt, tinh thông tục lệ, giỏi giang việc giao dịch, gia đình hạnh phúc, đông con, nhiều
cháu) là người thay mặt nhà trai đến đặt vấn đề với nhà gái (người Thái, người
Mường, người Mông...).
Lễ ăn hỏi thường bao gồm rất nhiều lễ vật như: gạo, thịt, rượu, gà, trầu, cau,
vòng bạc... Số lượng lễ vật khác nhau tùy từng dân tộc, từng địa phương. Lễ cưới của
các dân tộc được tiến hành với rất nhiều thủ tục, nghi lễ và những kiêng kỵ khác nhau.
Người Mường kiêng cưới hỏi vào các tháng ba, tháng bảy, tháng năm, tháng
sáu; ngày cưới hỏi phải là những ngày đầu hoặc giữa tháng; đón dâu phải đi theo
đường chính, không ai được bỏ về giữa chừng... Những người đi đón dâu về đến chân
cầu thang phải lần lượt rửa chân sau đó mới được lên nhà; cô dâu và phù dâu không
được bước vào bậc thang thứ nhất...

28
Người Mông có tục “bắt vợ”; trong đám cưới của người Mông, số người của
đoàn đưa dâu về đến nhà trai phải là số chẵn; trước khi được đón vào nhà trai, cô dâu
phải làm lễ nhập hồn...
Người Thái và người Mường có tục ở rể (nay ở nhiều vùng không còn tục này và
đã được quy đổi thời gian ở rể thành giá trị hiện vật hoặc bằng tiền).
Hầu hết các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc đều theo tín
ngưỡng đa thần. Vì vậy, khi ốm đau, bệnh tật, họ thường cầu cúng các loại thần linh
phù hộ và đuổi trừ tà ma.
Người Thái quan niệm, con người sống được là nhờ có linh hồn (khuôn, văn)
ngụ trong thể xác. Khi các linh hồn ngụ ở trong thể xác thì chúng bảo vệ cho thể xác
không bị ốm đau, bệnh tật. Khi hồn tách khỏi cơ thể hay rời bỏ một bộ phận nào đó
của cơ thể con người thì lập tức bộ phận đó sẽ bị đau ốm. Vì thế, người ta phải cúng
để gọi hồn trở về nhập vào đúng vị trí của nó.
Người Mường quan niệm, mỗi con người khi sinh ra đều có hồn, có vía. Vì vậy,
sau khi trẻ nhỏ được sinh ra một tuần, người ta tổ chức lễ giữ vía cho trẻ gọi là lễ nạ
mụ. Mỗi khi ốm đau, bệnh tật, người ta làm lễ giữa vía (gọi là woái thắn) để tẩy rửa
bệnh tật, cầu khoẻ mạnh.
Với người Mông, người đau ốm là do hồn đi chơi vắng hoặc có một loại ma nào
đó bắt mất hồn, hoặc có thể do con người xúc phạm đến tổ tiên. Vì vậy, khi trong nhà
có người bị ốm đau, bệnh tật, gia chủ cũng sẽ mời thầy cúng để tìm hiểu nguyên nhân,
sau đó sẽ làm lễ đuổi ma hoặc lễ tạ lỗi cho người ốm.
 Tang ma
Tang ma là một trong những phong tục chứa đựng nhiều nghi lễ tín ngưỡng,
mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía
bắc.
Với người Thái, khi có người chết nhất thiết phải có hai người dẫn đường hát
cúng đưa hồn người chết về mường trời. Khi đưa tang, quan tài không được đưa đi lối
cửa và cầu thang thông thường mà phải phá vách nhà, làm cầu thang mới đưa quan tài
xuống sân. Trên đường đưa tang, con gái, con dâu phải quỳ xuống, hướng mặt về phía
huyệt mộ để người khiêng đưa quan tài đi qua trên đầu 2 lần… Người Thái không có
tục bốc mộ như người Kinh, huyệt mộ được đào sâu chôn chặt một lần. Mộ chôn được
đánh dấu bằng 2 hòn đá (hòn mồ) ở 2 đầu. Nếu người chết đã có gia đình, người ta sẽ
cắm cây cột mồ (chào phạ) (những người chết chưa lập gia đình, có tuổi đời khoảng từ
17 - 18 trở lên, nếu gia đình có điều kiện cũng có thể làm cây cột mồ). Con cháu bên
ngoại chỉ để tang trong ngày làm đám, con cháu bên nội để tang từ 3 - 12 tháng, con
đẻ để tang 7 tháng, vợ để tang chồng bằng cách hạ búi tóc tẳng cẩu xuống sau gáy,
thời gian để tang chồng từ 2 - 3 tháng đến một năm.
Với người Mường, chết không phải là hết mà khi đó hồn người tiếp tục sống
một cuộc sống ở thế giới khác. Với những người trẻ tuổi và người chết bất đắc kỳ tử,
tang lễ thường được tổ chức đơn giản, còn những người chết bình thường, tang lễ

29
được tổ chức theo những nghi thức rất cầu kỳ. Người chết sẽ được tắm bằng nước lá
thơm, được mặc quần, áo mới xổ gấu, xổ vạt. Việc phát tang được chọn giờ cẩn thận,
quần áo mặc trong tang lễ cũng được quy định chặt chẽ cho con trai, con gái, con dâu,
cháu chắt. Người chết không được đưa đi chôn ngay mà nhất thiết phải tổ chức những
đêm mo. Tuỳ theo địa vị kinh tế, xã hội của gia chủ, tuỳ tuổi của người chết mà có
những đêm mo đơn giản hay cầu kỳ. Khi đưa tang, quan tài được đặt trên hai đòn
khiêng, trên quan tài là một bát nước và một ngọn đèn. Trong quá trình đưa tang tuyệt
đối không được để đổ bát nước và tắt đèn. Trước khi đưa quan tài xuống huyệt, ông
mo làm lễ gọi hồn, sau đó hạ quan tài vào huyệt, con trai trưởng xúc ba xẻng đất, rồi
tất cả mọi người có mặt ném đất xuống lấp mộ. Các công cụ sản xuất, dày dép, quần
áo sẽ được để lại bên mộ. Sau ba tháng gia đình làm lễ nhuộm quần áo tang. Sau ba
năm mãn tang, quần áo được đem đốt. Từ đây không cúng, giỗ nữa mà chỉ cúng vào
dịp lễ, tết. Người Mường không có tục cải táng như người Kinh. Trường hợp bất đắc
dĩ người Mường mới phải chuyển mộ.
Đám tang của người Mông cũng là một hiện tượng văn hoá đặc sắc với nhiều
nghi lễ khác nhau. Người Mông quan niệm, thế giới gồm 3 tầng: tầng trời là thế giới
tổ tiên; tầng giữa là thế giới con người và tầng dưới lòng đất là địa ngục, âm phủ. Con
người có 3 linh hồn, khi chết 3 linh hồn lìa khỏi xác và đi đến 3 nơi khác nhau: linh
hồn gốc đi sang thế giới tổ tiên; linh hồn thứ hai sẽ bay lên trời sống; linh hồn thứ ba
đầu thai để sống ở trần gian (khi còn sống con người làm nhiều điều tốt, hồn sẽ được
đầu thai làm người, nếu làm nhiều điều ác thì hồn sẽ bị đầu thai làm con vật như trâu,
bò, chó, ngựa). Nghi lễ tang ma của người Mông có liên quan chặt chẽ đến quan niệm
về thế giới 3 tầng, về 3 linh hồn của con người với một loạt các nghi lễ cơ bản như: lễ
cúng chỉ đường (khúa kê - thầy cúng kể về nguồn gốc vũ trụ và loài người, kể về
nguyên nhân cái chết, kể về chặng đường đi đến thế giới tổ tiên với nhiều khó khăn,
thử thách); lễ viếng, lễ chí xáy (hát đối đáp với người đến viếng kể lại công ơn của
người chết, xin khách bỏ qua những lỗi lầm, sai sót trước đây của người đã chết...).
Khi người chết được đưa ra bãi tha ma, người Mông làm lễ hiến tế trâu, bò cho người
chết rồi mổ thịt trâu, bò, làm cỗ, tổ chức ăn uống ngay trên bãi quanh xác người chết.
Sau khi người chết được ba ngày, tang chủ làm lễ cúng cơm ma xi, sau 13 ngày, làm
lễ thả hồn (Uô plix) và 13 ngày sau khi chôn, con trai trưởng làm lễ ma trâu (nhu đá)
cho người chết. Lễ vật dâng cúng trong lễ ma trâu là trâu hoặc bò. Trong lễ ma trâu,
con cháu trong dòng họ tụ tập ăn uống, nghe trưởng họ kể về sự tích và cùng nhau
nhắc nhở về các tục lệ của dòng họ.
 Tín ngưỡng hầu đồng
Những ngôi đền của vùng Tây Bắc từ bao đời nay được du khách thập phương
biết đến là linh thiêng, nơi gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các vị tướng có công
điều binh khiển tướng tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ vùng biên ải như đền Mẫu Âu Cơ (Phú
Thọ), đền Mẫu Đông Cuông(Yên Bái), đền Bảo Hà, đền Cô Tân An, đền Đôi Cô Cam
Đường, đền Thượng, đền Mẫu Sơn, đền Hàng Phô (Lào Cai)... từ lâu đã trở thành
không gian thấm đẫm điệu chầu văn.
Xung quanh những ngôi đền này là khung cảnh núi rừng bát ngát , dòng sông
Hồng đỏ nặng phù sa chảy lững lờ giữa những thảm rừng xanh ngát thật thơ mộng và

30
hữu tình như những búc tranh thủy mặc .Cảnh trên bến ,dưới thuyền và núi non trùng
điệp làm cho không gian diễn xướng của châu văn và tìn ngưỡng hâu đông nơi đây có
những nét riêng so với miền xuôi.

Hầu đồng là tín ngưỡng đặc biệt ở những ngôi đền thiêng vùng Tây Bắc.

Dù mùa nào, thời gian nào trong ngày, âm hưởng chầu văn gắn với tín ngưỡng
hầu đồng ở những ngôi đền thiêng vùng Tây Bắc cũng vang vọng làm say đắm lòng
người. Từ khắp mọi miền, du khách thập phương cùng con nhang đệ tử bấy lâu nay
ngưỡng vọng sự ling thiêng và công đức của Mẫu, của các vị thánh thần, quan tướng
cùng những thanh đồng về đây hành lễ. Những giá đồng được tiến hành theo đúng
nghi lễ và tín ngưỡng.
Không gian cung thờ, phủ điện lộng lẫy sắc màu là nơi tín ngưỡng hầu đồng
thăng hoa. Những giá đồng thường thấy ở những ngôi đền vùng Tây Bắc như giá đồng
Cô Bé Thượng Ngàn, giá Cô Đôi Thượng Ngàn, giá Mẫu Đông Cuông, giá ông quan
Hoàng Bảy...
Ở những giá đồng, những thanh đồng như những nghệ sĩ đang biểu diễn một
nghệ thuật tâm linh đặc biệt trong tín ngưỡng của người Việt. Sắc màu rực rỡ của
trang phục, những động tác nhịp nhàng, uyển chuyển như đang hô mưa gọi gió của
những thanh đồng như đưa người xem chìm vào cõi linh thiêng, hư ảo và nhuộm màu
sắc tâm linh.
Nhất là khi những giá đồng được tiến hành vào đêm khuya, không gian xung
quanh vắng lặng, câu hát và âm điệu chầu văn nghe càng rõ nét hơn và thấm được hơn
trong lòng người. Một không gian tâm linh thật đặc biệt chỉ có ở vùng Tây Bắc xa xôi.
Điệu chầu văn và tín ngươỡng hầu đồng ngược đường xa thẳm lên vùng Tây Bắc
từ khi nào khs mà biết được. Chỉ biết rằng, nơi những ngôi đền thiêng của sơn ngàn,
tín ngưỡng ấy đã thăng hoa trong cảm xúc của con người, hòa điệu cùng mây núi,
cùng suối ngàn và đất trời Tây Bắc.

31
 KẾT LUẬN: Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi
phía bắc có đời sống tín ngưỡng khá phong phú, đa dạng. Hệ thống tín
ngưỡng của đồng bào các dân tộc chứa đựng nhiều giá trị văn hóa mang đậm
bản sắc tộc người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của
đồng bào cũng còn tồn tại nhiều những hủ tục lạc hậu gây cản trở không nhỏ
cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự chuyển đổi đức tin trong một bộ phận đồng bào các dân tộc
thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc những năm gần đây.

4. Giáo dục, lễ hội:


4.1. Thực trạng giáo dục Tây Bắc:
Giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong vùng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hệ thống
trường lớp tuy đã được tập trung đầu tư, nhưng tình trạng thiếu phòng học, phòng học
tạm bợ, dột nát vẫn cần được khắc phục, nhất là đối với bậc học mầm non. Tình trạng
thiếu thiết bị dạy học, thiếu nước sạch, công trình vệ sinh của cơ sở giáo dục đào tạo ở
vùng cao vẫn còn phổ biến; hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được bổ sung, nhưng cơ cấu vẫn còn nhiều bất cập,
vừa thiếu, vừa thừa. Đời sống giáo viên vùng cao còn hết sức khó khăn, chất lượng
dạy học còn hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cuộc sống trẻ em trong độ tuổi đến
trường còn rất vất vả, nên khả năng theo học hết sức khó khăn. Những bất cập về ngôn
ngữ, chương trình giáo dục, đào tạo đang tác động không nhỏ đến kết quả học tập. Tỷ
lệ học sinh bỏ học vẫn còn lớn. Cơ cấu ngành và chất lượng đào tạo, dạy nghề chưa
phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tỷ lệ lao động có việc làm và thu
nhập theo ngành nghề đào tạo còn thấp.
4.2. Lễ hội ở Tây Bắc
 Lễ hội hoa ban
Lễ hội hoa Ban là một lễ hội của người Thái được tổ chức vào ngày mùng 5
tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội là dịp thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn của đồng
bào tưởng nhớ công lao to lớn của các vị thần cũng như cầu cho quốc thái, dân an, bản
mường no ấm, mùa màng bội thu,…

32
Lễ hội thường được tổ chức ở hang
Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi
hang. Lễ hội hoa ban thể hiện nét văn
hóa tín ngưỡng tâm linh của đồng bào
Thái: thỉnh bái vị thần tối cao trong
quan niệm người Thái – thần “Then”,
thỉnh bái “nàng Ban” – nữ nhân vật
huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắn và
tình yêu thủy chung cũng như thỉnh bái
ma trời, ma mường, ma núi, ma sông,
…Cũng vào dịp lễ hội này, trai gái
trong bản có cơ hội gặp gỡ, hò hẹn, nên
duyên với nhau.

 Lễ hội Lồng Tồng


Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Tày được
tổ chức hàng năm từ những ngày đầu tháng giêng kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch.
Lễ hội với mục đích cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội
thu, đời sống ấm no.
Hội được tổ chức trên một thửa trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều
ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Lễ màu sắc sặc sỡ.
hội Lồng Tồng là một lễ hội lớn, người
dân bản chuẩn bị rất kỹ trước ngày hội.
Nhà cửa, xóm làng đều được quét dọn
sạch sẽ, dân bản chuẩn bị sẵn lương
thực để đón khách. Vào ngày hội xuống
đồng, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm
cỗ bày biện những món ăn truyền thống
như bánh chưng, bánh giày, bánh bỏng,
chè lam,…Ngoài ra trên mâm cỗ có
thêm hai đôi quả bằng vải màu, bên

 Lễ hội cầu an bản Mường


Lễ hội cầu an bản Mường được tổ chức hàng năm vào cuối tháng giêng, đầu
tháng hai âm lịch. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn các vị thần khai sinh ra
bản Mường cũng như cầu mong sự ấm no, an ổn, hạnh phúc của nhân dân.
Lễ hội này thường được tổ chức tại một bãi rộng, nơi có nguồn nước, nhiều khi
là nguồn nước thiêng hoặc ở bìa rừng nơi có nhiều cây cối xanh tươi. Có nơi, người ta
tổ chức lễ ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở vườn và ở đầu
ruộng . Gắn với lễ hội có tục giết trâu để cảm tạ thần linh. Có thể mổ từ một đến bốn

33
con trâu để tế thần. Cỗ cúng thường có 3 mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu, gạo và
rượu.Từ lúc sáng sớm dân trong bản đã tấp nập chuẩn bị vật cúng tế, nhà cửa được
dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ để diễn ra lễ hội. Phần lễ được kéo đến tận buổi chiều, đến
khi mặt trời khuất núi mới là thời gian diễn ra những hoạt động văn nghệ, ca hát cùng
các trò chơi dân gian. Trong tiếng cồng, tiếng chiên, trai gái hát đối đáp giao lưu với
nhau, tiếng nói cười làm rộn cả khoảng đất trời núi rừng.

 Lễ hội cầu mưa


Lễ hội cầu mưa là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người đồng bào
dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối
tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch. Lễ hội có ý nghĩa cầu mong thời tiết ôn hòa, mùa
màng bội thu, sức khỏe phơi phới, gia đình ăn nên làm ra,…

34
Lễ hội cầu mưa
Lễ hội cầu mưa có 2 phần lễ và hội, phần lễ thực hiện nghi thức cúng thần linh cai
quản mưa nắng không mang yếu tố dị đoan mà chỉ mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo
con người. Phần hội hấp dẫn hơn với những trò chơi dân tạo nên những tiếng cười
thoải mái sâu sa hơn là giáo dục nhân cách, phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp,
của đạo đức truyền thống mà người Thái đã có. Người ta vui vẻ chơi ném còn, uống
rượu cần, ca hát những bài hát tiếng dân tộc truyền thống.
Ngoài ra còn có rất nhiều lễ hội như: lễ hội “Bung Lổ”, lễ hội trùm chăn, lễ hội
đền Bắc Hà, lễ hội Hạn Khuống, Lễ hội cầu an bản Mường,…

5. Phong tục tập quán:


5.1. Ngày Tết truyền thống của một số dân tộc vùng Tây Bắc.
 Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Theo quan niệm của người Mông, ngày Tết là ngày vui, ngày sum họp của các
thành viên trong gia đình, Tết còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi sau một
năm lao động vất vả. Tết đến mang lại niềm vui cho bản, gia đình và mọi người. Ngày
Tết ở đây được tổ chức trước tết Nguyên Đán của người Việt một tháng, người Mông
trắng gọi là chia sung lầu – Tết tháng 12.
Việc trang trí bàn thờ ngày tết phải có giấy bản và lông gà. Người Mông cắt giấy
bản, dán các dụng cụ lao động với ý nghĩa thông báo năm mới đến rồi, con người và
mọi vật đã làm việc vất vả, cần được nghỉ ngơi, vui chơi, ăn tết, …
Tết đến, trên khắp các thôn bản người Mông sinh sống đều nhộn nhịp hơn hẳn
những ngày thường, nhà nhà đều mổ lợn, mua sắm các dụng cụ cần thiết, mặc trên
mình những bộ trang phục đẹp nhất để ăn tết, vui tết và đi chơi tết. Đây là tết to và lớn
nhất trong năm năm của người Mông, mang ý nghĩa tổng kết thành quả lao động của
năm cũ, báo cáo với tổ tiên, Tết này dâng lễ lệ vật cúng tổ tiên, cầu năm mới gia đình
làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn hơn năm cũ, cầu cho mọi người được khỏe mạnh,
là dịp mọi người được vui chơi tết, ghé thăm an em họ hàng.
Vào dịp Tết người Mông thường làm món thịt chuột sấy khô để đãi khách.
Trước Tết, các gia đình đều vào rừng chặt cây trúc về để quét dọn bàn thờ tổ tiên
và quét nhà với ý nghĩa quét đi những cái bẩn, cái xấu của năm cũ, để cầu mong mọi
sự tốt lành. Ngày Tết mọi người cũng phải tắm gội sạch sẽ để xua tan cái bẩn, bệnh
tật, sự xui xẻo của năm cũ, …
Trong ngày tết của người Mông thì diễn ra rất nhiều hoạt động sinh hoạt, văn
hóa sôi động. Các cụ già thì chúc tụng sức khỏe, các đôi trai gái thì tìm hiểu, giao lưu,
mở hội vui chơi trò dân gian, hát giao duyên.
 Phong tục đón Tết của đồng bào Thái trắng ở Tây Bắc

35
Năm nào cũng vậy, mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào dân tộc thái trắng Tây
Bắc lại tất bật, náo nhiệt đón năm mới.Cách đón tết của đồng bào cũng rất riêng và
độc đáo, mang đạm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Tết đến xuân về, tại các gia đình đồng bào Thái trắng Tây Bắc, ai nấy đều hối
hả sửa sang lại nhà cửa, quét dọn, trang trí và sắp xếp lại đồ đạc làm cho ngôi nhà của
mình đẹp mắt, ấm cúng. Những nồi rượu ủ từ lá men rừng cũng được và con chưng
cất suốt cả ngày đêm cuối tháng Chạp. Tất cả các công việc đồng áng hay nương rẫy
được khẩn trương kết thúc để nhìn lại những thành quả của một năm lao động sản
xuất.
Đặc biệt, ngày Tết của đồng bào Thái trắng Tây Bắc không thể thiếu các loại
bánh truyền thống như: Bánh chưng, được gói từ gạo nếp, nhân đỗ, thịt lợn. Nhưng
bánh chưng của đồng báo không phải như bánh tét miền nam hay bánh vuông miền
bắc mà là những chiếc bánh chưng gù. Bánh bỏng, được làm từ xôi nếp, phơi khô rán.
Còn bánh “khảu tắt”, một loại bánh đặc trưng được chế biến từ gạo ngâm, ăn ngon
được nhiều người ưa chuộng chỉ có ở người Thái.
Làm bánh ngày Tết không chỉ đơn thuần là món ăn truyền thống mà còn thể
hiện sự khéo tay, chăm chỉ, chu đáo của phụ nữ dân tộc Thái.
Ngày 30 Tết, ngay từ sáng sớm nhà nào cũng mổ một con lợn. Bốn chân và đầu
đuôi để cúng tổ tiên, phần nạc làm thịt sấy,ba chỉ ướp muối, còn phần vừa mỡ vừa nạc
làm lạp sường, làm nem thính, … Tất cả các món ăn truyền thống không chỉ ăn ngay
trong mấy ngày Tết, mà còn treo gác bếp để ra giêng. Khi lá vả, lá sung lên non, lấy
ăn ghém mới là món ngon, đúng mùa. Nhà nào có nhiều thịt, để được lâu được coi là
Tết to. Các món ăn truyền thống được các mẹ, các chị khéo tay chế biến với mắc khén
(Tiêu rừng), ớt bột, thảo quả, hương thơm quyến rũ.
Với đồng bào Thái trắng, mâm cỗ cúng tổ tiên được đồng bào rất coi trọng.
Ngoài mâm cỗ thủ và bốn chân lợn, bánh trái ngày Tết, dân tộc Thái còn có “bók
piếng”, tức là một loài hoa bông nhỏ màu trắng không héo để thờ cúng trên bàn thờ
quanh năm và hai cây mía (cả lá) dựng hai bên bàn thờ.
Theo quan niệm của người Thái, hai cây mía tượng trưng cho chiếc thanh để tổ
tiên về ăn Tết cùng với con cháu. Nhà nào cũng sắm đầy đủ lễ theo truyền thống: các
loại bánh trái hoa quả, có thủ lợn, xôi, rượu … Việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết của dân
tộc Thái vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện sự sung túc, no đủ, đồng thời thể
hiện lòng thành con cháu nhớ về cuội nguồn, tổ tiên. Khi thu mâm cỗ hóa vàng thì
mời anh em bản mường về chung vui bữa cơm đầu xuân, năm mới. Tết đến xuân về,
khắp bản trên mường dưới, bà con quay quần bên nhau nghe tiếng tính tẩu hòa với
điệu khắp dân ca da diết, cùng thưởng thức món ngon truyền thống, mời nhau những
chén rượu hồng, chúc cho mọi người khỏe mạnh, bản mường yên vui.
5.2. Một số nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Tây Bắc.

 Dân tộc Thái cưới vợ sau 3 năm ở rể.

36
Nghe thật lạ nhưng với dân tộc Thái, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta
thường rủ bạn bè mang những chiếc khèn đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn của cô gái.
Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chon được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để
lo chuyện hôn nhân.
Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà con gái 3 tháng trước khi làm lễ
cưới chính thức. Aanh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới
và chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc. Sau thời gian thử thách ba
tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà báo cho bố mẹ
mình biết. Lần này anh ta sẽ mang tư trang của mình đến nhà gái ở đó suốt ba năm.
Lễ thành hôn chính thức được tổ chức sau 3 năm. Sau 3 năm đó, nếu đồng ý lấy
chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng tram cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai
mang đến. Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phàn kháng bằng
cách tự cắt tóc mình.
Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép
đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải chuẩn
bị nhiều quà biếu nhà chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo
đẹp biếu bố chồng và một chiếc khăn piêu biếu cô bác bên chồng (mai một dần).
 Tục vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông.
Vào những ngày xuân, trai thanh nữ tú ở khắp các bản làng thường tụ tập nơi bãi
đất trống, dưới chân đồi để tổ chức các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, kéo
co, hát giao duyên hay thổi khèn … Người ta mời nhau uống rượu, chúc tụng nhau
một năm gà lợn đầy nha, thóc đầy sân.
Đây cũng là nơi trai gái gặp gỡ nhau rồi tìm nhau qua điệu khèn dặt dìu, trao
nhau những ánh mắt tình tứ. Khi đã ưng chàng trai nào, cô gái sẽ đưa mắt, rồi e thẹn
tách khỏi đám đông chờ đợi. Chàng trai lúc này lập tức đi theo tiếng gọi mời. Họ
nhanh chóng tiếp cận, vỗ nhẹ vào mông cô gái và trao nhau lời ngọt ngào. Thiếu nữ
lúc nào cũng thẹn thùng vỗ lại vào mông chàng trai, coi như một lời đồng ý. Cứ như
vậy, họ vừa đi, vừa vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương cho đến khi vỗ đùi
chin cặp, tức là hai bên đã chấp thuận nhau, chỉ chờ ngày tìm người làm mai mối, đưa
nhau về nhà làm lễ cúng gia tiên, nên vợ nên chồng. Nếu trong cuộc vui, hai bên chưa
thực lòng ưng thuận, chưa vỗ đủ chín cặp, họ sẽ hẹn nhau chờ đến ngày hôm sau, gặp
nhau tâm sự và vỗ tiếp cho đủ. Còn nếu không vỗ đủ và không có cơ hội gặp nhau lần
nữa, họ sẽ không thể thành đôi. Mỗi người lúc này sẽ lại đi tìm một chàng trai hay cô
gái khác đến khi vừa ý, hợp duyên.
Ngoài ra ở dân tộc Mông còn có một điều đặc biệt trong lễ cưới hỏi đó là những
người cùng họ không được ghép lấy nhau. Người Kinh chúng ta xa 3 đời là có thể kết
hôn với nhau nhưng người Mông xa bao nhiêu đời cũng không được phép lấy nhau.
Theo quan niệm truyền thống của người Mông, đã cùng mang tên họ giống nhau thì
đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Ngoài ra, ở nhiều nơi chú rể người
Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng một Tết Nguyên Đán, phải tự
nguyện làm hết tất cả mọi việc trong nhà, từ nấu cỗ đến rửa bát, … Sau đó khách đến

37
chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và người khách uống rượu
càng say thì người vợ càng vui vì được coi là hiếu khách và yêu quý chồng. Thế mới
có chuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ
sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì.
5.3. Tục kéo vợ của người Dao đỏ:
Thường vào mùa xuân là lúc những chàng trai người Dao đỏ đi kéo vợ. Những
chàng trai bản người Dao thường kéo vợ rầm rộ nhất bắt đầu từ ngày 1 Tết âm lịch
đến hết rằm tháng Giêng, bởi những thủ tục vào ngày Tết cũng thường đơn giản,
không bị bắt vạ.
Tuy nhiên không phải cứ thích ai thì mặc nhiên được kéo về nhà mà thường các
đôi trai gái đã tìm hiểu, phải lòng nhau. Tục kéo vợ cũng chỉ là một hình thức để cho
mọi người quanh bản biết, là cái cớ để người con gái chính thức bước chân về nhà
chồng.
Thường trai gái sẽ hẹn nhau ở trên đồi, trên nương. Chàng trai sẽ tự mình kéo
hoặc nhờ một vài người bạn đến điểm hẹn để giúp sức. Theo phong tục, khi được kéo,
cô gái càng tỏ ra chống đối quyết liệt thì sau gia đình sẽ con cái đầy nhà, vợ chồng
thuận hòa hạnh phúc. Khi đám kéo chỉ cần một người trong bản nhìn thấy sẽ loan tin
cho cả bản biết, lúc đó đôi trai gái đó đã nên vợ chồng.
Sau khi bị kéo về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong nhà 3 ngày và vẫn
sinh hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời
hạn cô gái sẽ thông áo cho bố mẹ đến làm thủ tục cưới.
5.4. Tục ngủ thăm của người Mường.
Ngủ thăm là một tục lệ lâu đời của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc như
Thái, Dao, Mương, Mông, … Tuy nhiên, ngày nay, tập tục ngủ thăm này đã bị mai
một và nhiều nơi không còn tồn tại. Nhưng với người dân tộc Mường ở bản Mọc, xã
Đồng Nghê (Hòa Bình), tục cạy cửa ngủ thăm vẫn còn được lưu giữ.
Các chàng trai bản Mọc bắt đầu biết cạy cửa từ lúc mới 14 tuổi. Tất cả con trai
trong bản đều nắm rõ nhà nào có con gái mới lớn, then cửa chỗ nào, bên trong có gậy
chống hay không, nhà có mấy con chó, … Bất kể nhà nào, cứ có con gái chưa chồng
từ 14 tuổi trở lên, con trai đều có thể đến cạy cửa ngủ thăm. Nhiều nhà còn tự hào vì
con gái mình có nhiều người đến ngủ thăm.
Khi đêm xuống, các chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn
để chui vào tán tỉnh. Vào được rồi, chàng ta sẽ nằm xuống bên cạnh cô gái và phải để
tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự
ở tư thế chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau.
Tuy nhiên, một chàng trai sau khi cạy cửa vào được nhà, chui được vào màn
nhưng chưa chắc đã được các thiếu nữ cho ngủ thăm. Có cô gái dửng dưng, có cô cự
tuyệt, có cô hét toáng lên khiến một số chàng chưa đủ kinh nghiệm non gan chạy "mất
dép".

38
Theo phong tục của người dân nơi đây, người lạ muốn cạy cửa ngủ thăm thì phải
xin phép trưởng bản trước, nếu không sẽ bị trai bản đánh chết.
Người Mường xưa cho rằng, tình cảm không chỉ là chuyện riêng tư của đôi trai
gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần (thần đất, quán xuyến công việc của
mỗi nhà), tổ tiên và gia đình. Do đó người con trai (từ 15 tuổi trở lên) phải cạy cửa
vào tận giường tâm tình cùng người con gái trước sự chứng kiến của ba bề, bốn bên.
Hành động cạy cửa cũng chính là dịp để thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng
trai. Việc “vào tận nhà, xà tận giường” đối tượng cũng chính là dịp để người con trai
tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà mình có thể lấy làm vợ... Sau vài đêm đêm
tìm hiểu như thế, cô gái sẽ có quyền quyết  định cho chàng trai “ngủ thật” hay không.
Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau vài lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo
sang hỏi cô gái làm vợ.
Giờ đây, mặc dù đời sống văn hóa có nhiều đổi thay, nhưng tối tối bản Mọc vẫn
nhộn nhịp bước chân các chàng trai đi cạy cửa ngủ thăm. Đó là một nét văn hóa riêng,
độc đáo của người Mường nơi đây.
5.5. Phong tục tang lễ của đồng bào Tây Bắc
 Tang lễ của người H’mông
Phong tục tập quán vùng miền của các dân tộc trong nước đều khác nhau. Đặc
biệt, tang lễ của người H’mông là một điển hình trong văn hóa tâm linh của họ. Người
mông coi trọng nghi lễ thờ cúng đồng thời họ phải tổ chức ma chay thật chu đáo và
cẩn thận như một nét văn hóa được gìn giữ từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, mỗi
dòng họ của người Mông họ lại tổ chức tang lễ khác nhau nhưng vẫn có điểm chung.
Người mất sẽ được treo xác trong nhà, là thủ tục truyền thống của họ trước khi đi
chôn, thời gian treo xác trong nhà là theo số lượng con cháu của người chết và cũng
để người khác thăm viếng.
Người chết không được đưa vào quan tài ngay mà chỉ tắm rửa, thay quần áo mới
rồi được đưa lên cáng đan bằng tre, treo lên trần giữa gian nhà, độ cao ngang chừng 1
mét. Họ không đưa người chết vào quan tài là vì họ cho rằng đây là hành động trái với
đạo lý, người chết sẽ về quấy nhiễu, mang tai họa, chứ không đem lại may mắn cho
con cháu.
Để khử mùi trong những ngày treo xác trong nhà họ dùng các loại lá xông khói
hoặc thuốc xịt khử mùi có bán ngoài chợ để về xịt trong thời giant reo xác trong nhà.
Thủ tục tiếp theo là đem xác ra ngoài phơi nắng, ở sườn dốc của đồi núi. Họ nói rằng
người chết là “con ma” và sẽ được phơi ở đây đến chiều. Phía bên dưới chân núi là
một con suối chảy ngang, những người đàn ông trong làng thì đang mổ một con trâu,
đó là con trâu của chính gia đình người chết. Thủ tục mổ châu là để chia thịt cho xóm
làng, bà con thân thuộc trong dòng họ của “con ma” cũng mong muốn là người chết
ấm no sung túc khi qua thế giới bên kia có bò, trâu và nương rẫy để sinh sống.
Hầu hết những người trong xóm làng sẽ ra ngoài trời viếng thăm và dự buổi lễ
phơi “con ma” cuối cùng trước khi đưa lên đỉnh núi chôn cất. Dân làng đứng ngồi

39
xung quanh rất trật tự, cùng nhau uống rượu, trò chuyện, rồi cùng chia thịt trâu chờ
đến khi gần tắt nắng trong ngày, họ mới đưa người chết đi chôn.
Người H’mông luôn giữ gìn giá trị văn hóa tâm linh tuy nhiên việc tổ chức tang
lễ theo nghi thức truyền thống của họ để người chết lâu ngày trong nhà không cho vào
quan tài là không phù hợp với nếp sống văn minh và an toàn vệ sinh môi trường,
phòng tránh những căn bệnh lây lan sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
và phát tán bệnh dịch.
Một số chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền xây dựng nếp sống văn
hóa mới, nhằm tổ chức lễ tang ngắn ngày và ngay sau khi người chết phải được bỏ
vào quan tài để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó cho
địa phương các nơi có đồng bào người Mông sinh sống.
 Nghi lễ ma chay của người Thái đen
Nghi lễ ma chay và các tập tục liên quan đến ma chay của người Thái đen ở
Tuần Giáo – Điện Biên là một trong những nét văn hóa của dân tôc phản ánh quan
niệm về tôn giáo tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa người với
người. Một đám ma thông thường diễn ra theo các trình tự sau:
Khi trong nhà có người ra đi, người nhà phải tắm rửa bằng nước thơm và thay
quần áo cho người chết. Nước thơm dùng để tắm cho người chết thường được đun lên
và cho một ít hoa thơm có trong gia đình như: hoa bưởi, hoa ban… Người Thái cho
rằng dùng nước có ướp các loại hoa trên sẽ có mùi thơm dịu và có tác dụng khử các
mùi hôi tanh. Người ta gội đầu, chải, búi tóc và thay quần áo cho người quá cố. Đối
với nhà nghèo, đồ thay cũng chỉ là những bộ quần áo hàng ngày, còn đối với gia đình
giàu có thì đồ thay được chuẩn bị từ trước. Thông thường, người ta sẽ mặc theo thứ tự
áo trắng ở trong, áo đen ở ngoài.
Tiếp đó người ta đặt người quá cố xuống đệm và lấy vải trắng cuốn quanh người,
vải đỏ phủ lên trên. Lấy một ít đồng bạc trắng cho vào tay người chết, làm như vậy
khi lên trời họ sẽ có chút tiền để tiêu.
Sau đó người nhà sẽ mổ một con vịt, chặt đầu, hai cánh và hai chân buộc lại rồi
để cạnh người chết, nếu để lâu họ thường treo gác bếp. Với quan niệm khi người chết
lên trời sẽ phải đi qua sông và tiếng kêu của con vịt sẽ giúp đưa đường cho người chết
qua sông để mau lên trời về với tổ tiên.
Sau khi làm xong các thủ tục trên, người nhà sẽ gọi người chết một lần nữa xem
còn sống không. Nếu không thưa thì họ ra sân trước nhà kêu thật to: “Trời ơi! Bố (mẹ)
tôi chết rồi”, khi đó những người trong gia đình mới được khóc.
Trong đám ma, người Thái đen quan niệm: họ hàng gần xa với tang chủ chia làm
hai loại. Một loại được mang khăn tang (bả hua đón) và một loại không mang khăn
tang (bả hua đăm) Trong số “bả hua đón”, người ta cử ra 3 người làm “po pả” (chủ
đám tang). Hiện nay, chủ đám tang thường là Trưởng bản. “Po pả” sẽ phân công công
việc cho mọi người. Một số đi bắt rể gốc (khươi cốc), rể thứ về chịu tang. (Khươi cốc:
thông thường trước khi qua đời, người ta sẽ chọn cho mình trong số các con rể một

40
người làm nhiệm vụ đưa đường. Nếu không kịp chọn thì sẽ cử ra một trong số các con
rể mà người quá cố yêu quý nhất).
Trong đám ma của người Thái đen thì Khươi cốc có nhiệm vụ rất quan trọng như
làm cơm phục vụ những người đến viếng, đọc số “pắp sống” (sổ đưa ma), bàn giao tài
sản cho người chết…
Trong đời sống hàng ngày, người quá cố ngủ ở đâu thì khi chết, thi thể họ sẽ
được đặt ở chỗ đó. Người ta khâm liệm cho người chết dưới xà ngang giữa hai cột cái
trong nhà, đó là cột “khau hẹ” và “khau chảu xửa”. Theo quan niệm của người Thái
đen, ma nhà trú ngụ trên xà ngang đó, khâm liệm ở đây để ma nhà biết mà đi. Trước
khi đặt người chết vào quan tài, mỗi con dâu phải có một đôi khăn mặt (một chiếc
màu trắng, một chiếc màu đỏ) để phủ mặt người chết. Tiếp theo, con cháu lấy chuôi
dao gõ mạnh vào cột “chảu xửa”. Dưới gầm sàn nơi liệm người chết, người ta cũng
dùng đinh đóng xuống. Trên mái nhà đối diện với nơi đặt người chết, người ta thường
dỡ một viên ngói hoặc lấy ngọn giáo chọc thủng. Làm như vậy, người Thái đen cho
rằng họ đã mở cửa đất, cửa trời cho người chết về với tổ tiên.
Trong đêm thứ nhất của ngày khâm liệm, mỗi gia đình trong bản đều cử người
túc trực ở nhà người chết. Trong đêm này, người ta thường tổ chức thi đánh cờ, đọc
truyện cổ tích, truyện dựng bản mường và bài “sống sán” (bài dẫn đường cho người
chết lên trời) làm cho không khí bớt phần lạnh lẽo.
Theo người Thái đen, người chết để trong nhà bao lâu sẽ do “lung tà” (người
đứng đầu bên ngoại) quyết định. Thông thường họ sẽ tránh chôn người chết vào các
ngày: ngày mất của những người trong gia đình và ngày “mừ tấu” (đây là ngày không
có gì, nếu chôn người chết vào ngày này thì con cháu ở lại sẽ không làm ăn được).
Tuy nhiên hiện nay, để thực hiện theo nếp sống văn hoá, người Thái sẽ không để
người chết trong nhà quá lâu.
Theo phong tục, thường trước khi qua đời, người chết đã dặn nên chôn cất ở đâu
trong bãi tha ma của bản. Nếu chưa kịp dặn thì con cái hoặc Khươi cốc sẽ chọn. Khi
chọn được chỗ ưng ý, Khươi cốc sẽ dọn sạch một khoảng nhỏ bằng chiếc chiếu và làm
nghi lễ xin phép thổ địa bằng cách lấy một con gà luộc, một nắm xôi và một chút tro
bếp mang theo từ nhà đặt giữa khoảng đất lót lá cây, rồi lấy thanh kiếm cắm trước
những lễ vật trên sao cho phía lưỡi kiếm quay về phía mình và khấn những lời xin
phép thổ địa trao đất cho người chết. Tiếp theo, Khươi cốc tung hai thanh tre vào lưỡi
kiếm. Nếu hai thanh tre rơi xuống một thanh xấp, một thanh ngửa thì việc chọn nơi
chôn cất đã xong. Ngược lại phải đi tìm nơi khác. 
Trước khi đưa người chết đi chôn, người ta làm nghi lễ từ biệt con cháu, đó là
khiêng quan tài đi một vòng quanh nhà, dâng lên hạ xuống ba lần chào con cháu mong
ở lại mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đi đầu là Khươi cốc tay cầm bó đuốc, đeo dao, lưng
đeo cờ v.v… Bó đuốc phải được châm lửa từ bếp, trên đường đi nếu bị tắt phải chạy
về nhà châm tiếp không được xin người khác. Nếu người khác cho lửa thì hồn của
người đó sẽ đi theo người chết. Còn nếu lửa bị tắt phải quay về nhà lấy thì mọi thứ
người đó mang theo phải để lại rừng vì sợ ma người chết về theo.

41
Khi đi đến chỗ chôn, người ta đặt quan tài cạnh miệng huyệt và làm một mâm
cơm mời người chết ăn bữa cuối cùng. Mâm cơm thường có xôi, gà và rượu. Trước
khi hạ huyệt Khươi cốc cầm đuốc và dao hua trong huyệt để xua đuổi hồn của người
khác không cho đi theo người chết.
Sau khi chôn xong sẽ làm nhà mồ. Nhà mồ người Thái đen cao đến thắt lưng
được lợp bằng cây cỏ gianh tươi. Ngày nay, nhà mồ thường lợp bằng ngói, không đào
rãnh sâu mà thay vào đó họ sẽ rào xung quanh cẩn thận, có cổng ra vào, xung quanh
được cắm lá cờ nhỏ, hai bên đầu sàn cắm cờ lớn. Nếu người chết là đàn ông thì nhất
thiết phải có thêm cờ lớn, tiếng Thái gọi là “chao phạ” dài khoảng từ 8 đến 12 sải tay.
Độ dài của “chao phạ” phụ thuộc vào tuổi và uy tín của người chết. Nếu người chết là
nữ còn có một ô màu đen. Thang lên xuống của nhà mồ có số bậc là chẵn. Trong nhà
mồ thường có các đồ dùng của người chết như: chiếu, chăn, đệm, gối, “bem” (đồ đựng
quần áo)…Ngoài nhà mồ treo đầu, chân, cánh vịt. Xung quanh nhà mồ trồng cây
chuối, dứa, sả… Các con cháu dâu mỗi người gom một ít củi nhỏ để trong nhà mồ để
người chết có thể dùng củi đó nhóm lửa cho linh hồn bớt cô quạnh. 
Sáng sớm hôm sau, người ta phải tổ chức ngay lễ “Au phi khửn hươn” (mời ma
người chết về nhà để trở thành ma nhà). Lễ này phải được tiến hành càng nhanh càng
tốt vì nếu để lâu người chết bơ vơ giữa rừng sợ ác thần bắt mất. Nghi lễ này phải mời
thầy mo đến cúng. Lễ cúng thường có xôi, gà, rượu, thịt…mang ra chỗ chôn cúng,
mời hồn người chết về và mang theo một nắm đất nơi chôn người chết. Khi về đến
nhà, người nhà sẽ phải mổ lợn cúng lần nữa để nhập hồn người chết vào và đưa lên
bàn thờ thờ cùng tổ tiên.
Sau khi hoàn tất các công việc Khươi cốc sẽ tổ chức một bữa cơm để xin lỗi gia
đình vì công việc mà Khươi cốc phải đảm nhiệm trong lần này và hứa với mọi người
trong gia đình sẽ không có lần tiếp theo.
6. Nghệ thuật:
6.1. Những điệu múa dân gian Tây Bắc:
Người Việt Nam nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng từ xa xưa đã rất ưa
thích múa. Những điệu múa dân gian vùng Tây Bắc vừa mang đậm bản sắc văn hóa
các tộc người, lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy. Trong
mỗi điệu múa còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân miền
núi.
 Múa xoè Tây Bắc:
Nói đến nghệ thuật dân gian của người Thái không thể không nói đến điệu múa
xòe đặc trưng. Những cuộc tụ họp đông vui có thể múa xoè quanh đống lửa, quanh hũ
rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, trai, gái trong tiếng chiêng, tiếng trống
rộn ràng.

42
Theo các già làng cho biết có tới 32 điệu xoè, nay chỉ còn giữ được một số điệu.
Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xoè điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Xoè nón thì thật
duyên dáng và hấp dẫn... Các cô gái Thái trong điệu xoè nón với chiếc nón trong tay
lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bông hoa trắng muốt. Có lúc nón lao
nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay trên vai, nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn
xoay tròn trước ngực rồi lại dập dờn như cánh bướm mùa xuân.
Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân gian của người Thái Tây Bắc sống
mãi với thời gian, là món ăn tinh thần không thể thiếu. Để rồi qua mỗi điệu múa, đêm
xòe, mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin bước vào một ngày mới tốt đẹp hơn.
Cũng vì vậy các điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu, là niềm tự hào của
người Thái Tây Bắc và dân tộc Việt Nam.
 Múa sạp
Múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui,
trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho
múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre
nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m). Khi múa, người ta đặt hai sạp cái
để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song,
cách đều nhau chừng hai gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập
sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội
hình càng phong phú sinh động.

43
Múa sạp dân tộc Mường
Tốp đập sạp: mỗi đôi trai gái ngồi hai đầu một cặp sạp con và gõ theo nhịp 4/4,
cứ ba lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh,
tiết tấu cho múa, vừa gõ vừa hát.
Tốp múa: lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc
khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt nhẹ nhàng,
uyển chuyển, lúc dồn dập quay, nhảy, bay trên sạp; đội hình uốn lượn quấn quýt, biến
đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao
khi hai sạp con chập vào nhau thì không bị kẹp chân vào. Cứ hễ hai tốp gõ sạp và
nhảy múa thay nhau trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng, sôi động. Cuộc vui kéo
dài không biết chán, cuốn hút mọi người rất hào hứng, say sưa.
 Múa khèn
Múa khèn là múa dân gian dân tộc Mông trong các cuộc vui, trong hội hè và
phiên chợ xuân, là điệu múa của nam giới, rất độc đáo, có tinh thần thượng võ, tính
cách mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật
và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắt quãng.
Động tác múa khèn phong phú, đa dạng. Người ta thống kê được 33 động tác, tổ hợp
múa khèn.

44
Múa khèn dân tộc Mông
Có thể nhiều chàng trai Mông cùng nhau múa khèn trên bãi cỏ, đất bằng phẳng
với những vũ đạo đẹp mắt, những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn
vừa lăn mình trên đất. Ngoài ra có nhiều nghệ nhân có trình độ múa khèn điêu luyện,
biểu diễn nhiều mô típ siêu việt, độc đáo: múa khèn trên một gốc cây lớn cưa bằng,
trên 4 cọc trồng hình vuông hay trên cây gỗ tròn bắc qua suối...
Múa khèn Mông với các vũ điệu đẹp, tài hoa, dũng mãnh và trữ tình, có sức sống
mãnh liệt, lâu bền của văn hoá Mông, được nhân dân trong, ngoài nước yêu thích,
ngưỡng mộ.
Các dân tộc khác ở Tây Bắc cũng có những điệu múa dân gian riêng, như điệu
tăng bu (dỗ ống) của dân tộc La Ha với những cô gái nhún nhảy mềm mại uyển
chuyển trong tiếng đệm rộn ràng của một dàn ống tre đục rỗng mắt, hay những vũ
điệu đầy sức hấp dẫn với các động tác lắc mông, lượn eo uyển chuyển của dân tộc
Khơ Mú, Xinh Mun thật sinh động và quyến rũ, hay điệu múa chuông nổi tiếng của
dân tộc Dao.
Những điệu múa dân gian Tây Bắc vốn là sinh hoạt văn hóa mang tính cộng
đồng cao đã tồn tại lâu đời trong đời sống tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số.
Múa dân gian Tây Bắc hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bởi trong đó chứa đựng
nhiều giá trị nhân văn, nhiều khát vọng của con người. Múa như ngọn lửa diệu kỳ
cháy mãi lên ca ngợi những gì là tốt đẹp nhất của tình yêu và cuộc sống.
.2. Sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng:

45
Nghệ thuật hát Then được sử dụng vào những dịp khác nhau trong đời sống xã
hội của người Thái, bao gồm trong nghi lễ như: Then cấp sắc, Then cầu con, Kin Pang
Then và các làn điệu Then trong các cuộc vui, hội hè... Đây cũng là di sản giữ vai trò
quan trọng trong đời sống hôm nay, lưu giữ những nét đẹp của văn hóa truyền thống,
đáp ứng nhu cầu tâm linh, phản ánh nhân sinh quan, đạo đức, lối sống, các nghi lễ liên
quan đến vòng đời và môi trường sống của cư dân miền núi; đồng thời, bảo lưu các
hình thức nghệ thuật âm nhạc dân gian, dân ca, dân vũ đặc trưng của người Thái.
Nghệ thuật Then Thái là loại hình nghệ thuật tổng hợp vì đây là di sản chứa
đựng cả kho tàng về tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian cũng như mang
đậm sắc màu về tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái, đặc biệt là người Thái
Trắng. Đó là những tri thức về quan niệm thế giới quan, nhân sinh quan của người
Thái; qua việc thực hành nghi lễ Then, đồng nghĩa với việc bảo tồn, gìn giữ những tập
tục tốt đẹp của dân tộc. Điều đáng nói là nghệ thuật Then Thái có sự kết hợp hài hòa
và tinh tế giữa khả năng đặc biệt của chủ thể thực hành di sản về việc ứng biến các
giai điệu Then phù hợp với ngữ cảnh, nội dung nghi lễ hòa lẫn với âm thanh trầm
bổng của Tính Tẩu.

Với loại hình nghệ thuật Then Thái, thầy Then là những người đặc biệt trong
cộng đồng, có năng lực giao tiếp với thế giới siêu nhiên, có khả năng hát Then, đàn
tính. Lễ được tổ chức do thầy Then làm chủ lễ (chủ lễ gọi là Chảu Then). Lời khấn, lời
hát trong nghi lễ của thầy Then không lưu giữ bằng văn bản mà nằm trong tâm thức
của các ông (bà) Then và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan
niệm của người Thái Trắng, trên Mường Trời có Mường Một - Mường dành riêng cho
các Then (quan hộ giá cho các Then trần gian); các quan Then có nhiệm vụ giám sát,
phán xét những việc đúng, sai, giúp đỡ người trần gian có cuộc sống yên ổn, ấm no,
hạnh phúc.

46
Việc Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được
UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
vào tháng 12/2019 đã góp phần tôn vinh giá trị sáng tạo nghệ thuật dân gian của
những chủ thể văn hóa đối với di sản Then trong tổng thể những giá trị di sản văn hóa
phi vật thể của tỉnh Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung và góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng văn hóa quốc tế. Qua đó, thúc đẩy sự quan tâm, bảo vệ di sản và
sự kết nối, trao đổi văn hóa giữa các tộc người Tày, Nùng, Thái với các nhóm cộng
đồng khác ở Việt Nam cũng như giữa các quốc gia, dân tộc có di sản tương đồng với
Then.
III. Kết luận:
Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu
ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của
những thân phận người Tiếng hát làm dâu, một một vùng đất mang nhiều vẻ đẹp văn
hóa độc đáo và hấp dẫn. Bằng những nét văn hóa rất riêng ấy, Tây Bắc đã góp phần
làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.

47

You might also like