You are on page 1of 59

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Môn thi đầu vào cho hai chương trình thạc sĩ:
Biến đổi khí hậu và Khoa học bền vững
1. Anh/chị hãy trình bày các hiểu biết của mình về biến đổi khí hậu: biểu
hiện, nguyên nhân và các tác động.
2. Anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về ứng phó với biến đổi
khí hậu (thích ứng và giảm nhẹ) trong thực tế ở Việt Nam.
3. Anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về tăng trưởng xanh, và
phân tích các nhiệm vụ chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt
Nam hiện nay.
4. Phân tích những xu hướng phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí
hậu hiện nay (xã hội Carbon thấp, xã hội tái chế tài nguyên, xã hội hài hoà
với thiên nhiên).
5. Anh/chị hãy phân tích một số ví dụ cụ thể về tác động của biến đổi khí
hậu ở Việt Nam.
6. Anh/chị hãy phân tích những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực
hiện Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
Xem thêm
7. Anh/chị hãy trình bày các hiểu biết của mình về sự phát triển theo quan
điểm truyền thống (chú trọng tăng trưởng kinh tế). Anh/chị hãy nêu những
thách thức về môi trường toàn cầu trong những năm cuối của thế kỉ XX.
8. Anh/chị hãy phân tích định nghĩa và sơ đồ phát triển bền vững của Liên
Hiệp Quốc. Từ đó, anh/chị liên hệ với thực tế phát triển ở Việt Nam.
9. Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy giải thích tại sao biến đổi khí hậu
được xem là thách thức lớn nhất của phát triển bền vững trong thế kỷ
XXI.

1
Khung đáp án
1. Anh/chị hãy trình bày các hiểu biết của mình về biến đổi khí hậu: biểu hiện,
nguyên nhân và các tác động. Anh/chị hãy phân tích một số ví dụ cụ thể về tác
động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Biểu hiện: sau 200 năm nghiệt độ tăng 0.7, mực NBD 20cm
- Nguyên nhân: BĐKH hiện đại chủ yếu do hoạt động KINH TẾ XÃ HỘI của
con người (nhiên liệu hoá thạch).
- Biểu hiện chính:
o Nhiệt độ TB và độ bất thường của thời tiết khí hậu tăng
o NBD (xâm nhập mặn) ( do băng tan và giãn nở của nước biển)
o Lượng mưa thay đổi (bất lơi cho sự phát triển)
o Thiên tai và các hiện tương cực đoan gia tăng về tần suất và cường độ
và độ bất thường
2. Anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về ứng phó với biến đổi khí
hậu (thích ứng và giảm nhẹ) trong thực tế ở Việt Nam.
- ứng phó= thích ứng + giảm nhẹ…
3. Anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về tăng trưởng xanh, và phân
tích các nhiệm vụ chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam hiện
nay.
- Có nhiều định nghĩa về TTX
- Các tiêu chí cơ bản
o Giảm phát thải
- Có 3 nhiệm vụ chính
o Giảm phát thải KNK
o Xanh hoá sản xuất
o Xanh hoá lối sống
- Thuận lợi
4. Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy giải thích tại sao biến đổi khí hậu được
xem là thách thức lớn nhất của phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Anh/chị
hãy phân tích những xu hướng phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí
hậu hiện nay.

2
- Tại sao BĐKH tác động ngày càng gia tăng tới tất cả các lĩnh vực trong
phạm vi toàn cầu…
- Ba xu hướng PTBV trong BĐKH:
o Xã hội các bon thấp
o Xanh hoá sản xuất
o Xanh hoá lối sống
- Tổng hợp nhất: Kinh tế sạch/tăng trưởng xanh – con đường PTBV trong bối
cảnh BĐKH.
5. Anh/chị hãy phân tích định nghĩa và sơ đồ phát triển bền vững của Liên Hiệp
Quốc. Từ đó, anh/chị liên hệ với thực tế phát triển ở Việt Nam.
- Định nghĩa PTBV RIO-92
- Sơ đồ PTBV: RIO + 10 và của UNESCO
6. Anh/chị hãy phân tích những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện
Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Khó khăn
7. Anh/chị hãy trình bày các hiểu biết của mình về sự phát triển theo quan điểm
truyền thống (chú trọng tăng trưởng kinh tế) và những thách thức về môi
trường toàn cầu trong những năm cuối của thế kỉ XX.
- Cho tới trước những năm 90 của thế kỉ XX, sự phát triển của thế giới vẫn
tập trung vào tăng trưởng kinh tế / GDP. Các vấn đề về xã hội, môi trường
chưa được chú trọng thoả đáng phát triển nâu.
- Các vấn đề môi trường toàn cầu bao gồm:
o Biến đổi khí hậu toàn cầu
o Suy thoái tầng ozone
o Suy thoái tài nguyên nước ngọt
o Suy thoái tài nguyên đất (ô nhiễm và hoang mạc hoá)
o Suy thoái rừng
o Suy thoái đa dạng sinh học
o Ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên biển
o Ô nhiễm bởi các chất thải nguy hại

3
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Môn thi đầu vào cho hai chương trình thạc sĩ:
Biến đổi khí hậu và Khoa học bền vững

Chuyên đề 1
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Phát triển bền vững, chiến lược phát triển toàn cầu của thế kỷ 21
1.1. Những thách thức về môi trường toàn cầu
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ (KHCN) hiện đại
của thế giới (đặc biệt là 5 cuộc cách mạng - GRINE: Công nghệ sinh học, Tự động hóa,
Công nghệ thông tin, Công nghệ nano và Môi trường/Năng lượng) đang tiếp tục phát triển
với nhịp điệu ngày một nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi
nhanh chóng, sâu sắc và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân con
người. KHCN đó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời gian đưa kết quả nghiên cứu
vào ứng dụng ngày càng thu hẹp, vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Thế giới đang
hướng tới nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa.
Bên cạnh những thành tựu rực rỡ về KHCN, loài người cũng đang đối mặt với những thách
thức to lớn về chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là môi trường.
Với những tác động này, dấu chân sinh thái của chúng ta hiện nay đã lớn hơn sức tải sinh
học của Trái đất, dấu chân cacbon cũng đã vượt quá ngưỡng an toàn cho hệ thống khí
quyển. “Loài người đang đứng trước một thời điểm quyết định của lịch sử. Thế giới phải
đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và
sự suy thoái không ngừng của các hệ sinh thái. Sự cách biệt giữa người giàu và người
nghèo đang tăng lên” (Agenda 21). Điều này buộc thế giới phải thay đổi suy nghĩ và hành
động để “Cứu lấy Trái đất” – ngôi nhà chung của chúng ta.
a. Biến đổi khí hậu
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu có ảnh hưởng tới
môi trường toàn cầu. Theo dự báo của IPCC, nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 sẽ tăng
khoảng 1 - 3,5oC và năm 2100 sẽ là năm nóng nhất trong 10.000 năm qua. Mực nước biển
sẽ tăng khoảng 70 -100 cm/100 năm, sẽ dẫn đến việc mất đất của hàng triệu người dân
sống ở vùng đất thấp, quan trọng hơn nữa là có thể mất đi cả những nền văn hóa.
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sông hồ, đầm lầy qua sự thay đổi nhiệt độ nước
và mực nước dẫn tới những thay đổi lớn của thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy
rừng, El Nino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn
hán lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế các nước, đặc biệt là cho các nước
nghèo và chậm phát triển. Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước,
sản lượng sinh học và số lượng các động thực vật trong hệ sinh thái nước ngọt, làm tăng
bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền nhiễm (IPCC, 2001, 2007).
4
Một yếu tố quan trọng trong đánh giá hậu quả của thay đổi khí hậu là độ trơ của hệ
thống khí hậu: sự thay đổi của khí hậu xảy ra từ từ và khi sự thay đổi đáng kể xảy ra thì
khó đạt lại trạng thái ban đầu. Do đó thậm chí khi nồng độ các chất gây ra hiệu ứng nhà
kính đã được ổn định thì sự ấm lên của Trái đất vẫn tiếp tục xảy ra trong vài thập kỷ và
mực nước vẫn tiếp tục tăng lên trong hàng thế kỷ tiếp sau.
Nguyên nhân chính của sự BĐKH là do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp, giao thông và sinh hoạt (chủ yếu do sử dụng một lượng lớn chất đốt trong khu vực
năng lượng và giao thông) và do nạn phá rừng. Tất cả các hoạt động này đã làm tăng nồng
độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (CO 2, NOx, CH4, H2S, bụi và hơi nước) trong khí
quyển.
b. Suy thoái tầng ozon
Tầng ozon đang bị suy thoái: Ở khu vực cận cực Bắc (Bắc Mỹ, Canađa, Châu Âu, Liên Xô
cũ) đã bị mỏng tới 40% khiến cho mùa xuân đến sớm và mùa đông đến muộn. Ở Nam cực,
tầng ozon giảm 50% tạo nên các lỗ hổng rộng hơn 20 triệu km 2.
Sự suy thoái tầng ozon cũng góp phần làm tăng nhiệt độ của Trái đất, thay đổi chế độ
khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó sự suy thoái tầng ozon cũng tác động lên hệ sinh thái làm
giảm sản lượng sinh học của chúng, làm tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất
lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp lạnh, phân bón hóa học, máy bay, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đã thải vào khí
quyển các chất như CFC, CH 4, N2O, NO có khả năng hóa hợp với ozon; ngoài ra còn do
các nguồn khí tự nhiên khác từ núi lửa, sấm chớp.
c. Suy thoái tài nguyên đất
Do các hoạt động chặt phá rừng, hoạt động quản lý đất, canh tác đất quá yếu kém, sự mở
rộng diện tích chăn thả không có quy hoạch, sự lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, khai
hoang các vùng đất ven để trồng trọt, thải rác bừa bãi, do các chất gây ô nhiễm và do kế
hoạch sử dụng đất không hợp lý đã dẫn đến sự suy thoái của đất đai trên toàn thế giới.
Nhiều vùng đất canh tác trở thành đất hoang hóa do hiện tượng sa mạc hóa do thiếu nước,
do canh tác và quản lý không hợp lý. Đặc biệt tại các nước chậm phát triển, áp lực về tăng
dân số và sản lượng lương thực thấp không đủ cung cấp cho nhu cầu sống tối thiểu đã làm
cho vấn đề chặt phá rừng, canh tác trên các vùng đất dễ bị rửa trôi, sạt lở để mở rộng diện
tích càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng.
Theo UNEP/ISRIC (1991) có khoảng 1900 triệu ha đất trên thế giới bị thoái hóa. Vùng
ảnh hưởng lớn nhất là Châu Á - Thái Bình Dương với khoảng 550 triệu ha. Chỉ riêng
Trung Quốc, từ 1957 đến 1990, diện tích đất có thể trồng trọt được đã giảm xuống bằng cả
diện tích đất trồng trọt của Đan Mạch, Pháp, Đức và Hà Lan. Ở Châu Phi có khoảng 500
triệu ha đất bị xuống cấp từ năm 1950. Sản lượng nông nghiệp của Châu Phi có thể giảm đi
50% trong vòng 40 năm nếu sự xuống cấp của đất đai vẫn giữ như ở mức hiện tại (Scotney
and Pykhus, 1998).
Ở nước ta, thoái hóa đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ từ đồng bằng đến trung
du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô cạn, sạt lở đất, mặn hóa, phèn hóa,
v.v... Thoái hóa đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm
5
tăng diện tích đất bị hoang mạc hóa.
Hiện nay có tới 47% mặt đất trên Trái đất là các vùng đất khô (bao gồm các vùng đất bán
khô như Karoo và châu Phi; các vùng thảo nguyên sa mạc như các thảo nguyên ở Âu Á và
các bình nguyên Bắc Mỹ cũng như các vùng thảo nguyên ở Địa Trung Hải).
Hậu quả là khoảng 20% hệ sinh thái vùng đất khô bị suy thoái, mỗi năm mất hơn 40 tỉ
USD về sản lượng nông nghiệp... Ngày Đa dạng sinh học (22/5/2006) đã đưa ra lời kêu gọi
các hành động bảo vệ đa dạng sinh học các vùng đất khô cằn. Đây cũng chính là lý do để
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhìn nhận trong quyết định của mình khi tuyên bố năm 2006
là năm quốc tế về Sa mạc và Sa mạc hóa.
Theo đó, các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học có nghĩa vụ đối với bảo tồn và sử
dụng bền vững đa dạng sinh học các vùng đất khô hạn và hành động để đảm bảo chia sẻ
công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên di truyền trong các hệ sinh
thái này.
Các hành động cần thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của con người và do đó giảm tốc
độ mất đa dạng sinh học các vùng đất khô cằn được đưa ra cho năm nay gồm: Giảm chăn
thả quá mức ở các hệ sinh thái nhạy cảm; Giảm chất ô nhiễm do thâm canh gây ra; Giảm
tốc độ chuyển các đồng cỏ và thảo nguyên thành các khu đô thị và nông nghiệp; Tiến hành
các bước nhằm kiểm soát sinh vật lạ xâm lấn vào các hệ sinh thái này; Hỗ trợ xây dựng các
thể chế nhằm xóa đói giảm nghèo và cho phép người nghèo thực thiện sinh kế bền vững;
Huy động các nguồn tài chính và kỹ thuật, đặc biệt cho các nước đang phát triển nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu Đa dạng sinh học đến 2010.
d. Phá và sử dụng không bền vững rừng
80% diện tích rừng nguyên sinh bao phủ Trái đất đã bị mất đi, bị chặt phá hoặc bị xuống
cấp (WRI, 1997).
Trên phạm vi toàn cầu, chỉ tính riêng giai đoạn 1990-1995 đã có 56 triệu ha rừng bị
biến mất. Kể từ năm 1960 đến nay 1/2 diện tích rừng trên thế giới bị chặt trắng. Rừng nhiệt
đới bị giảm diện tích từ 11,8 triệu ha/năm trong thập kỷ 70 lên 15,4 triệu ha trong thập kỷ
80 với tốc độ khoảng 0,7%/năm. Riêng ở Đông Âu, sự mất năng suất rừng ước tính chừng
30 triệu USD/năm.
Nguyên nhân của việc chặt phá rừng là do sự nghèo đói, sự gia tăng dân số, sự phát
triển kinh tế, sự đô thị hóa và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
e. Suy thoái đa dạng sinh học
Sự phong phú về môi trường của Trái đất đã tạo nên sự đa dạng lớn của các hệ sinh thái bao
gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, các rạn san hô và rừng ngập mặn... Rừng
ẩm nhiệt đới là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao nhất, chiếm khoảng 7%
tổng diện tích của bề mặt Trái đất nhưng chúng chứa ít nhất là 50%, thậm chí đến 90% số
loài động thực vật.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ qua, con người đã tác động vào thiên nhiên một cách
tàn bạo và làm ĐDSH bị suy thoái một cách trầm trọng. Trước đây, rừng bao phủ khoảng
một nửa diện tích bề mặt Trái Đất. Hiện nay rừng chỉ còn chiếm chưa đầy 1/3 diện tích đất
liền cả thế giới (khoảng 4 tỷ ha). Diện tích rừng đang thu hẹp lại rất nhanh trên toàn thế giới.
6
Hàng tuần có hơn 400.000 ha rừng bị phát quang hoặc suy thoái. Chỉ tính riêng từ năm 1980
đến 1995, thế giới đã mất đi khoảng 200 triệu ha rừng (tương đương với diện tích
Inđônêsia).
Do sự suy thoái của môi trường sống và sự khai thác quá mức, nhiều loài động thực vật
đã trở nên khan hiếm, thậm chí bị tuyệt chủng. Theo nhà sinh thái học Norman Myers thì
khoảng 600.000 loài đã bị tiêu diệt trong khoảng từ năm 1950 đến nay, và cứ 3 loài đang tồn
tại thì có 2 loài có nguy cơ bị suy thoái. Ước tính khoảng 5-10% các loài của rừng nhiệt đới
sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới. Sự suy thoái đa dạng loài và hệ sinh thái đang làm
tổn thất đa dạng di truyền. Ví dụ, trên toàn thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất
di truyền độc đáo đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sự đe dọa không chỉ riêng đối với động và
thực vật hoang dại mà trong nhiều thập kỷ gần đây, cuộc cách mạng xanh và nền nông
nghiệp - công nghiệp hóa đã làm biến mất nhiều giống, loài địa phương quý hiếm. Khoảng
1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđônêsia. Hiện tượng này
cũng xảy ra với vật nuôi trên toàn cầu. Đã có 474 giống vật nuôi được coi là hiếm trong tổng
số 617 giống vật nuôi đã tuyệt chủng từ năm 1892 đến nay.
Nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là:
- Mất nơi sinh sống do những lý do khác nhau, đặc biệt là do phát triển kinh tế;
- Khai thác quá mức, trong đó có buôn bán trong nước và quốc tế động vật hoang dã
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người về thực phẩm, dược liệu, làm cảnh…;
- Ô nhiễm đất, nước, không khí;
- Nhập nội các loài động thực vật.
g. Suy thoái tài nguyên nước ngọt
Tiêu dùng nước ngọt trên phạm vi toàn cầu đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 1990-1995.
Có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống ở những vùng bị thiếu nước, nơi mà nhu cầu sử
dụng nước cao hơn 10% nguồn nước có thể tái tạo được. Với mức độ tiêu thụ như hiện nay
thì cứ 3 người có 2 người trên Trái đất sẽ phải sống thiếu nước vào năm 2025 (WMO,
1997).
Tình trạng suy giảm nguồn nước ngọt trên thế giới cả về chất lượng và số lượng sẽ là
vấn đề nổi cộm về môi trường và sự phát triển trong thế kỷ XXI. Khoảng 20% dân số thế
giới sẽ không có nước sạch để uống và khoảng 50% dân số sống trong điều kiện nước
không đủ vệ sinh.
Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do nước thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt là một vấn đề môi trường bức xúc hiện nay. Hàm lượng chất
rắn lơ lửng của các con sông châu Á đã tăng lên 4 lần kể từ cuối thập kỷ 70, gấp 4 lần
trung bình thế giới và gấp 20 lần hàm lượng chất rắn lơ lửng ở các sông tại các nước
OECD. Việc sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón tràn lan dẫn đến ngày càng có
nhiều các chất hóa học xâm nhập vào các nguồn nước ở nhiều nơi gây ô nhiễm. Ô nhiễm
nitrat do sử dụng quá nhiều phân bón ngày nay là một vấn đề quan trọng trong kiểm soát
chất lượng nước. Chất thải công nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm nước chính tại nhiều
khu vực, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, cadimi và một số hợp chất
hữu cơ. Ô nhiễm nguồn nước mặt cũng thường kéo theo ảnh hưởng đến tầng nước ngầm

7
như ở Merida, Mexico, Srilanka và nhiều thành phố khác ở Ấn Độ.
Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước như
sự nhiễm mặn của nước ngầm vùng ven biển.
Ở Việt Nam, nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu của các con sông còn khá tốt,
nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do
nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đang
trực tiếp chảy ra sông, hồ. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và
đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên
nhân chính là do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.
h. Ô nhiễm bởi các chất thải nguy hại
Rác thải rắn nguy hại gồm các chất có khả năng tồn lưu và phát tán trong không khí, đất và
nước (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc màu da cam, các chất thải bệnh viện, chất có
phóng xạ, muối, kim loại nặng) thải ra môi trường ngày càng nhiều (Anh 11 triệu tấn/năm;
Pháp 3 triệu tấn/năm; Mỹ 72 triệu tấn/năm). Các chất này đã gây ra ô nhiễm trực tiếp hay
gián tiếp cho môi trường (nhất là khi xử lý) hoặc gây bệnh (rác thải bệnh viện).
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về sử
dụng thuốc trừ sâu. Trong thập kỷ 80của thế kỷ trước, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng tại
các nước Inđônêsia, Pakistan, Srilanka đã tăng hơn 10% hàng năm. Lượng phân hóa học
được sử dụng tại đây dự kiến sẽ tăng với tốc độ khoảng 4,3% hàng năm. Tuy nhiên, do đất
nông nghiệp hàng năm đang giảm đi 0,25%, nhu cầu lương thực lại tăng lên, nên có thể dự
báo rằng nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Thuốc trừ sâu đang gây tác hại sâu sắc đến chất
lượng môi trường và sức khỏe con người. WHO ước lượng rằng mỗi năm có 3% lực lượng
lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Vào đầu thập
kỷ 90, ở Châu Phi mỗi năm có khoảng 11 triệu trường hợp nhiễm độc, ở Malaysia 7% nông
dân bị ngộ độc hàng năm và 15% người bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời.
Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng hàng trăm loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, diệt cỏ, diệt chuột.
Trong đó có nhiều loại thuộc các hợp chất lân hữu cơ, cacbamat và pyrethroid. Kết quả
nghiên cứu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đậu đỗ, hoa quả cũng như trong đất và
không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Về đất, có vùng 39% số mẫu xem xét quá tiêu
chuẩn từ 2 - 50 lần, 55% mẫu không khí quá tiêu chuẩn từ 2 - 10 lần.
i. Ô nhiễm và suy thoái tài nguyên biển
Môi trường tự nhiên ở các vùng ven biển, bao gồm vùng đầm lầy, vùng cửa sông, vùng
rừng ngập mặn đã bị xuống cấp do quá trình phát triển nông nghiệp và đô thị, các hoạt
động công nghiệp, xây dựng đường sá và hải cảng.
Nước ở vùng ven biển bị ô nhiễm bởi các nguồn từ đất liền, đặc biệt là nước thải từ
các thành phố lớn đã gây ra hiện tượng phù dưỡng. Tác động của các hoạt động của con
người lên môi trường biển thể hiện ở cả ba khía cạnh: ô nhiễm, tăng nhiệt độ, nâng cao
mực nước biển.
Phá hủy vùng đầm lầy và vùng rừng ngập mặn, những vùng hoạt động như tầng lọc tự
nhiên đối với trầm tích làm cho hàm lượng nitơ cao và thúc đẩy sự tích lũy các chất dinh
dưỡng. Các nguồn ô nhiễm khác chủ yếu do rò rỉ hoặc tràn dầu từ các tầu thuyền, các dàn

8
khoan hoạt động khai thác thăm dò dầu và khoáng chất. Một số chất ô nhiễm tồn dư lâu dài
đã ảnh hưởng đến các tầng sâu của đại dương. Sự phá hủy các bãi san hô do ô nhiễm, do
khai thác bừa bãi, do bị vùi lấp bởi các hoạt động khai thác mỏ. Hơn một nửa bãi san hô
trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, có hơn 80% trong số đó ở các
vùng đông dân cư (WRI, ICLARM, WCWC, UNEP, 1998).
Ngoài ra sự suy thoái tài nguyên biển còn thể hiện ở khía cạnh các tài nguyên biển bị
khai thác một cách quá mức. Hơn 2/3 các nguồn cá biển trên thế giới bị đánh bắt ở ngoài
mức năng suất tối đa của chúng.
Nguyên nhân chủ yếu của sự suy thoái tài nguyên và môi trường biển là do sự khai
thác quá mức cá và các sản phẩm biển khác (rừng ngập mặn, các bãi san hô); quản lý chất
thải trên đất liền không tốt, đặc biệt là sự phát triển dân số tại các vùng ven biển ngày một
gia tăng; ô nhiễm dầu và sự suy thoái rừng đầu nguồn.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260km với nhiều hệ sinh thái đặc thù và đa dạng sinh
học cao. Trong những năm qua, do khai thác quá mức và sử dụng các biện pháp đánh bắt
có tính hủy diệt làm cho các nguồn lợi thủy sản bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến việc khai
thác gần bờ đạt hiệu quả thấp.
Việc nuôi trồng thủy sản ven biển tràn lan đi liền với nạn phá rừng ngập mặn đã làm
suy thoái mạnh các hệ sinh thái ven biển. Chỉ trong vòng 20 năm qua, diện tích rừng ngập
mặn giảm hơn một nửa. Hậu quả là lũ quét, triều cường, sóng biển dẫn tới sạt lở bờ biển,
làm cho các loài sinh vật bị mất nơi cư trú và suy giảm mạnh về chủng loại và số lượng.
Các vấn đề môi trường nêu trên có sự tương tác lẫn nhau theo chiều các mũi tên (hình
dưới)

Mối tương tác của các vấn đề môi trường

Tác động mạnh


Suy thoái tầng OZON
Tác động yếu hơn
Tác động như nhau

BĐKH Suy thoái ĐDSH

Suy thóa đất và HM hóa ST TN nước ST Rừng

KINH TẾ XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG

Bên cạnh các thách thức về mặt môi trường, thế giới còn phải đối mặt với hành loạt
9
các thách thức về KT-XH, bao gồm:
- Tăng dân số
- Bất bình đẳng về thu nhập
- Nghèo đói
- Thất học
- Dịch bệnh
- Đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị
- Nạn tham nhũng…
Tất cả các vấn đề nêu trên có sự tương tác và quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều
chiều và thay đổi theo không gian và thời gian. Đó là những thách thức ngày một gia tăng,
đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của nhân loại, của Trái đất và buộc cộng đồng thế giới phải
chuyển từ chiến lược phát triển lấy sự tăng trưởng kinh tế là trọng tâm sang chiến lược
PTBV – đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, công băng xã hội và bảo vệ môi
trường.

1.2. Phát triển bền vững - chiến lược phát triển của thế kỷ 21
1.2.1. Các hội nghị của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững
a. Hội nghị quốc tế về môi trường và con người năm 1972
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường được tổ chức tại Stockhom,
Thụy Điển từ 5 đến 16 tháng 6 năm 1972. 113 nước đã tham gia Hội nghị. Hội nghị được
đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải
quyết các vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của Hội nghị lịch sử này là sự
thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng được thành lập.
i). Các nội dung chính của Hội nghị:
- Thảo luận chung
- Tuyên bố về con người và môi trường
- Lập kế hoạch và quản lý nhân lực cho chất lượng môi trường
- Các vấn đề môi trường trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Xác định và quản lý các chất ô nhiễm nghiêm trọng toàn cầu
- Các khía cạnh về văn hóa, xã hội, thông tin và giáo dục trong các vấn đề môi trường
- Môi trường và phát triển
- Các gợi ý về tổ chức toàn cầu của các đề xuất hành động
- Chấp thuận kế hoạch hành động
- Chấp thuận báo cáo Hội nghị

10
ii) Các kết quả chính của Hội nghị
- Tuyên bố Hội nghị quốc tế về môi trường và con người năm 1972
- Kế hoạch hành động về môi trường và con người
- Nghị quyết về tổ chức tài chính và thể chế
- Các nghị quyết khác: Ngày Môi trường thế giới (ngày 5 tháng 6 hàng năm), Thử
nghiệm vũ khí hạt nhân, Hội nghị lần thứ hai của Liên Hợp Quốc về môi trường và con
người.
- Khuyến nghị cho các chính phủ trong việc thực hiện tại các nước

b. Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển năm 1992
Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển được tổ chức từ ngày 3 đến
14/6/1992. Hội nghị có sự tham dự của 172 Chính phủ (108 lãnh đạo nhà nước/chính phủ),
2.400 đại diện các tổ chức phi chính phủ, 17.000 người tham dự Diễn đàn Toàn cầu do các
tổ chức phi chính phủ tổ chức.
i) Nội dung chính của Hội nghị
- Khẳng định lại tuyên bố của hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người, thông
qua tại Stockholm ngày 16-6-1972 và tìm cách phát huy tuyên bố ấy.
- Nhằm thiết lập một sự chung sức toàn cầu mới và thông qua việc tạo dựng những cấp
độ hợp tác giữa các quốc gia, những thành phần chính trong các xã hội và nhân dân.
- Hoạt động đề đạt những hiệp định quốc tế tôn trọng quyền lợi của mọi người và bảo
vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu.
- Công nhận bản chất toàn bộ và phụ thuộc lẫn nhau của trái đất, ngôi nhà chúng ta.
ii) Kết quả chính của Hội nghị
- Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển
- Chương trình Nghị sự 21
- Các nguyên tắc bảo vệ rừng
- Công ước Đa dạng sinh học
- Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (tiền đề cho Nghị định thư
Kyoto)
c. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg,
Nam Phi từ 2-4/09/2002 với 166 nước tham gia và hơn 20.000 đại biểu chính thức. Hội nghị
thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc
11
đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã
vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm
xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay
thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị
cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển.
Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển
bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết
thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Các đại diện của các quốc
gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc
gia trước năm 2005.
d. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững năm 2012
Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đã diễn ra từ ngày 13-
22/6/2012 (Hội nghị Rio+20) tại Rio de Janeiro, Braxin. Hội nghị Rio+20 có ý nghĩa rất to
lớn đối với nỗ lực chung nhằm hướng tới một tương lai bền vững của thế giới. Tham gia Hội
nghị có đại diện của 191 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, trong đó có 79 Nguyên
thủ với trên 150 ngàn đại biểu. Hội nghị là mốc quan trọng để nhìn lại quá trình 20 năm thực
hiện phát triển bền vững; đánh giá những hạn chế, khó khăn, xác định các thách thức mới và
giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
Kết quả chính của Hội nghị
- Kết quả lớn nhất mà Hội nghị đạt được là đã thông qua Văn kiện quan trọng, phản
ánh những nội dung, biện pháp nhằm giải quyết một số vấn đề chính liên quan đến 3 trụ cột
của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt trong đó xác định định định
hướng phát triển kinh tế Xanh- phương thức thực hiện phát triển bền vững và xóa nghèo và
khung thể chế cho phát triển bền vững, đưa ra khung hành động và các phương thức, biện
pháp để thực hiện phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Tuy nhiên văn kiện mới chỉ dừng
lại ở tính định hướng, chưa có những cam kết mang tính ràng buộc hay có tính trách nhiệm
cao.
- Hội nghị cũng là dịp để các quốc gia đưa ra các cam kết chính trị mới cho phát triển
bền vững và tăng cường quan hệ hợp tác phát triển để cùng nhau vượt qua các thách thức
nhằm hướng tới một tương lai bền vững. Hội nghị đã nhận được khoảng 700 cam kết cho
các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu của Hội nghị với các cam kết về tài chính vào
khoảng 513 tỷ USD từ các chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự. Trong đó, Bộ trưởng
ngoại giao Mỹ thông báo hỗ trợ 20 triệu USD cho các dự án năng lượng sạch ở châu Phi,
Tổng thống Braxin cam kết đóng góp 6 triệu USD cho Quỹ của UNEP để hỗ trợ các nước
đang phát triển, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu thông báo sẽ huy động 400 triêu Euro để hỗ trợ
các dự án năng lượng bền vững v.v.

12
- Hội nghị Rio+20 được coi là Hội nghị thượng đỉnh có sự tham gia đầy đủ nhất của
các bên liên quan trong lịch sử.
1.2.2. Khái niệm, nội dung, mô hình và các nguyên tắc phát triển bền vững
1.2.2.1. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững
Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lần đầu tiên được sử
dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể
của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật
ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự
phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987,
trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển
lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV là: “Sự phát triển đáp ứng
được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai
trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”.
Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio – 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại
Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới
những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và
đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát
triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể (Bảng 12.1).
Nếu phân tích kỹ hơn thì giữa phát triển truyền thống và PTBV có hàng loạt điểm khác biệt
có tính chất nguyên tắc.
Từ phát triển đến phát triển bền vững

Tiêu chí Từ phát triển Đến phát triển bền vững

Trụ cột Kinh tế (xã hội) Hài hòa kinh tế - xã hội


-môi trường

Trung tâm Của cải vật chất/hàng hóa Con người

Điều kiện cơ bản Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên con người

Chủ thể quản lý Một chủ thể (nhà nước) Nhiều chủ thể

Quan hệ với tự nhiên Khai thác/cải tạo tự nhiên Bảo tồn/sử dụng hợp lý tự
nhiên

Giới Nam quyền Bình đẳng nam, nữ

Tính chất Kinh tế truyền thống Kinh tế tri thức

Cách tiếp cận Đơn ngành/liên ngành thấp Liên ngành cao

13
1.2.2.2. Sơ đồ và mô hình phát triển bền vững

WCED, 1987 Jacobs và Sadler, 1990

Hệ kinh tế Hệ tự nhiên

PTBV
Hệ xã hội

Việt Nam, 2004 UNESCO

Elliott 2007 Anthony Charles, 2001


Ecological
PTBV Sustainability
Hệ thống kinh tế
- Giảm nghèo
- Tăng cường bình đẳng
- Tăng sản vật và dịch
vụ có lợi

Sustainability
Institutional
Hệ thống xã hội Hệ thông môi trường
- Đa dang VH - Đa dạng di truyền
- Bền vưng thể chế - Thích ứng
- Công bằng XH - Năng xuất sinh học
- Sư tham gia
Economical Societal
Sustainability Sustainability

Một số sơ đồ phát triển bền vững.

14
1.2.2.3. Nguyên tắc phát triển bền vững
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tại Hội
nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janeiro, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội,
môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi đó là trách
nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua Tuyên bố Rio
gồm 27 nguyên tắc cơ bản về PTBV và Chương trình nghị sự 21, xác định các hành động
cho sự PTBV của toàn thế giới trong thế kỷ thứ XXI. Đây là những nguyên tắc chung nhất
để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc PTBV cho phù hợp với
điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và thể chế chính sách riêng của nước mình, sau
Hội nghị này nhiều nước đã xây dựng Chương trình nghị sự 21 quốc gia.
1.3. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Phát triển bền vững không chỉ là một chiến lược, một lối sống, một quan niệm đạo đức mà là
một quá trình hòa nhập sự phát triển mọi mặt của con người, xã hội loài người với thiên
nhiên. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ (Millennium Summit of the United Nations)
diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New
York, Mỹ, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ/PTBV cũng đã được nhất trí với 8 mục tiêu
sẽ được thực hiện đến trước năm 2015 là:
- Xóa tình trạng nghèo đói cùng cực;
- Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;
- Khuyến khích bình đẳng về giới và nâng cao địa vị của phụ nữ;
- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
- Nâng cao sức khỏe sinh sản;
- Phòng chống HIV/AIDs, sốt rét và các bệnh khác;
- Bảo đảm bền vững về môi truờng; và
- Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển.
Để thực hiện các mục tiêu này, 18 chỉ tiêu đã được đề xuất với các tiêu chí đánh giá cụ
thể. Trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là sẽ giảm một nửa số người sống trong tình trạng
nghèo đói cùng cực đến trước năm 2015.
Chương trình nghị sự 21 quốc tế đã xác định một cách rõ ràng vai trò hết sức quan
trọng đối với sự thành công của PTBV là sự đóng góp, tham gia của tất cả các thành viên
xã hội vào quá trình đó. Tuy nhiên, Chương trình nghị sự 21 đã chỉ ra các nhóm xã hội
chính cần tham gia một cách tích cực nhất vào quá trình phát triển để đạt được mục tiêu
PTBV. Đó là: Giới doanh nhân, Nông dân, Chính quyền địa phương, Cộng đồng các nhà
khoa học, Các dân tộc ít người, Phụ nữ, Các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nhiều nước:
Đây là các nhóm xã hội có vai trò rất quan trọng cần được huy động tham gia vào các
hoạt động nhiều mặt của tiến trình PTBV.
1.4. Hai mươi năm phát triển bền vững toàn cầu
Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về Phát triển bền vững (Rio+20) đã nhóm họp tại Rio
de Janeiro, Brazil từ 20-22 tháng 6 năm 2012 với sự tham dự của các phái đoàn từ 193 quốc
15
gia bao gồm hơn 130 vị lãnh đạo chính phủ và nhà nước và hàng chục nghìn đại biểu là giám
đốc doanh nghiệp, đại diện các tổ chức dân sự. Hội nghị đã đánh giá những tiến triển mà thế
giới đã đạt được để hướng tới phát triển bền vững và loại bỏ đói nghèo đồng thời cũng định
hình và thông qua các khuôn khổ chính sách và chiến lược mới nhằm thiết lập các nguyên
tắc phát triển bền vững và phổ quát toàn cầu.
Với chủ đề “Tương lai chúng ta muốn”, Hội nghị Rio+20 được đánh giá là một trong
những sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ 21 khi đặt ra mục tiêu tìm kiếm sự đồng thuận về
nhiều vấn đề, đặc biệt về các Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, năm kết thúc tiến
trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban
Ki - Moon, tại Rio +20, tầm nhìn của thế giới phải được chỉ rõ ràng về một nền kinh tế xanh
bền vững để bảo vệ môi trường đồng thời gia tăng công việc thu nhập khá và xóa đói giảm
nghèo.
Sau hai thập kỷ phát triển, các quốc gia trên thế giới đã đạt được những bước tiến ngoài
mong đợi với sự ra đời của một loạt thể chế tài chính quốc tế và các tổ chức khu vực hỗ trợ
cho công cuộc phát triển chung. Đã có nhiều ví dụ về phát triển bền vững thành công trong
các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp, quy hoạch đô thị, sản xuất và tiêu dùng:
- Tại Kenya, cơ chế tài chính đổi mới đã kích thích đầu tư mới vào nguồn năng lượng
tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, năng lượng từ xử lý chất thải, khí
sinh học và tạo thu nhập và việc làm.
- Ở Trung Quốc, bước chuyển sang một chiến lược tăng trưởng ít các-bon dựa trên sự
phát triển của năng lượng tái tạo. Các nguồn năng lượng đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập
và doanh thu dòng, hứa hẹn ngành công nghiệp ít các-bon.
- Tại Uganda, quá trình chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ đã tạo ra doanh thu và thu
nhập cho nông dân và lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
- Tại Brazil, sáng tạo các biện pháp quy hoạch đô thị, bao gồm một hệ thống Buýt
nhanh đã giúp cho  thành phố Curitiba có tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng
cao nhất trên trong nước với mức giá thấp nhất do ô nhiễm không khí.
- Tại Nê Pan, lâm nghiệp cộng đồng - dẫn đầu là nhóm người sử dụng rừng địa
phương, góp phần phục hồi tài nguyên rừng sau khi đã giảm đều trong những năm 1990.
- Tại Canada, EcoLogo - một trong những nhãn hiệu chứng nhận có uy tín nhất về môi
trường của Bắc Mỹ - đã thúc đẩy hàng ngàn sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về
môi trường.
- Tại Pháp, ước tính có khoảng 90.000 việc làm được tạo ra trong các lĩnh vực kinh tế
xanh từ năm 2006 đến 2008, chủ yếu là trong các lĩnh vực bảo tồn năng lượng và phát triển
năng lượng tái tạo.
16
- Tại Haiti, sáng kiến Bờ biển Sud, dự kiến sẽ đem lại lợi ích cho khoảng 205.000
người, thông qua việc phục hồi và phát triển bền vững của một vùng đất bị suy thoái nghiêm
trọng với diện bằng một nửa kích thước của Londonv.v.
Bên cạnh những thành tựu này, cũng còn nhiều khó khăn thách thức trong tiến trình
PTBV. Tại Hội nghị, Tổng bí thư LHQ, Ban Ki-moon phát biểu “Rio + 20 không phải là sự
kết thúc mà là khởi đầu. Nay đã tới lúc để tất cả mọi người nghĩ tới vấn đề toàn cầu và có
tính lâu dài vì thời gian nay không còn ở phía chúng ta”, rằng “Thiên nhiên không chờ đợi”,
“Thiên nhiên không thương lượng với Con người”.
Vấn đề được đặt ra ở mức nghiêm trọng như vậy là do hiện nay thế giới còn đang đối
mặt với những thách thức nghiêm trọng:
- Dân số thế giới đã đạt 7 tỷ người, trong đó có tới 1,4 tỷ người đang sống với mức
1,25 USD/ngày hoặc ít hơn (chiếm 1/5 dân số thế giới).
- Diện tích rừng đã giảm khoảng 40% trong vòng 300 năm qua
- 50% diện tích đất ngập nước đã biến mất từ năm 1900.
- 60% các hệ sinh thái trên trái đất cũng như nguồn lợi từ các hệ sinh thái đó đang suy
giảm.
- Môi trường vẫn tiếp tục suy thoái. Sau 40 năm ra đời Chương trình Môi trường Liên
Hợp quốc (1972 - 2012), 20 năm thực hiện "Tuyên bố Rio" (1992 - 2012), các quốc gia dù
vẫn nhiệt thành tham gia nhưng sự phân hóa quan điểm ngày càng lộ rõ, và chất lượng môi
trường vẫn không có chuyển biến đáng kể, nếu không muốn nói là xấu dần. Các vấn đề bức
bách về an ninh phi truyền thống như an ninh con người, an ninh lương thực, sự cách biệt
giàu nghèo và xuống cấp về môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Do ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế-tài chính cộng thêm những khó khăn về nợ công ở châu Âu hiện nay
nên nguồn tài chính cung cấp cho các dự án môi trường đang ngày càng cạn kiệt. Điều này
khiến các chuyên gia môi trường lo ngại, chỉ trong 1-2 năm tới, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ
càng trở nên cấp thiết, thậm chí là đáng báo động.
- Hơn 1 tỷ người đang rơi vào tình trạng nghèo đói và thiếu lương thực tập trung chủ
yếu ở châu Phi và châu Á ; Khỏang 900 triệu người phải sống trong các khu ổ chuột với tốc
độ phát sinh 25 triệu người/năm.
- Sự lãng phí và tiêu dùng không bền vững của xã hội đã góp phần đáng kể vào lượng
lương thực và thực phẩm đang bị vứt bỏ.
- BĐKH tiếp tục gia tăng, nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm đã tăng 0,58 độ F
(0,32 độ C) kể từ năm 1992, nồng độ khí nhà kính có khả năng giữ nhiệt gây ra hiệu ứng nhà
kính trên toàn cầu đã tăng 10%, từ 358 ppm trong tháng 4/1992 lên 394 ppm trong tháng

17
4/2010 và hơn 1/3 số loài động, thực vật có thể bị tuyệt chủng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục
không được kiểm soát.
- Thảm họa gia tăng. Theo số liệu thống kê, do những xáo trộn về môi trường do ô
nhiễm con người gây ra, chỉ trong thập kỷ đầu thế kỷ 21, đã có gần 4.000 thảm họa tự nhiên,
ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 2 tỷ người trên Trái Đất. Và nếu không có những cải cách
tức thời, con số thảm họa này sẽ tăng gấp đôi trong ít nhất 10 năm tới. Theo Liên hợp quốc,
từ năm 1992, thiên tai đã ảnh hưởng đến 4,4 tỷ người trên toàn thế giới, làm 1,3 triệu người
bị chết, và gây thiệt hại 2.000 tỷ USD.
- Các cuộc khủng hoảng thời hiện đại. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế đang đẩy
hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp, đói nghèo, thì các cuộc khủng hoảng về lương thực,
nước, năng lượng, vệ sinh, bệnh dịch, hệ sinh thái và khí hậu… vẫn chưa tìm ra lối thoát…
Nhân loại cũng sẽ phải chịu chi phí lớn hơn nhiều trong tương lai trong một hành tinh
bị suy thoái nếu không giải quyết những thách thức quan trọng hiện nay. Vì vậy, "Phát triển
bền vững không phải là một lựa chọn! Đó là con đường duy nhất cho phép tất cả nhân loại
chia sẻ một cuộc sống tươm tất trên hành tinh duy nhất của chúng ta. Rio+ 20 cung cấp cho
thế hệ chúng ta cơ hội để lựa chọn con đường này"  (Sha Zukang, Tổng thư ký của Hội nghị
Rio+ 20).
Đánh giá chung, có thể nói Hội nghị đã không thành công như mong muốn. Sau ba
ngày thảo luận, một Văn kiện không mang tính ràng buộc pháp lý có tựa đề Tương lai mà
chúng ta mong muốn được xem như tuyên bố chung của Hội nghị đã đươc thông qua, bao
gồm một số điểm chính như sau:
- Đặt nền tảng cho nền kinh tế xanh nhằm cải thiện phúc lợi con người, công bằng xã
hội, giảm các rủi ro môi trường. Kinh tế xanh trong bối cảnh PTBV và xóa nghèo là một
trong những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu PTBV; kinh tế xanh cần phải góp
phần xóa nghèo cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, cải thiện đời sống của con
người cũng như tạo ra cơ hội việc làm và công việc ổn định cho tất cả mọi người, đồng thời
duy trì chức năng lành mạnh của các hệ sinh thái Trái đất.
- Quyết tâm tăng cường Khung thể chế PTBV theo hướng:
+ Thúc đẩy việc tích hợp một cách cân bằng 3 khía cạnh của PTBV;
+ Tăng cường sự gắn kết, hiệu quả, hiệu suất, tính minh bạch, sự điều phối và hợp tác;
giảm sự phân tán và chồng chéo,;
+ Thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao;
+ Tăng cường sự tham gia và hợp tác hiệu quả của xã hội dân sự và các bên liên quan.

18
- Quyết định thành lập một diễn đàn chính trị cấp cao liên chính phủ toàn cầu, trên cơ
sở kế thừa những điểm mạnh, kinh nghiệm, nguồn lực và các phương thức tham gia của Ủy
ban Phát triển bền vững.
- Phát động một quá trình đàm phán liên chính phủ nhằm xác định hình thức và các
khía cạnh về tổ chức của diễn đàn cấp cao này với mục tiêu triệu tập diễn đàn cấp cao đầu
tiên vào thời điểm bắt đầu kỳ họp lần thứ 68 của Đại Hội đồng.
- Đề ra khung hành động và hoạt động tiếp theo cho các lĩnh vực liên quan đến PTBV.
Có thể nói, thành quả lớn nhất của Hội nghị là 692 cam kết trị giá 513 tỉ USD từ các
chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức dân sự dành cho các dự án PTBV. Trong đó, 323 tỷ USD
sẽ được dành cho sáng kiến của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon mang tên “Năng lượng
Bền vững cho tất cả”, với việc tìm cách giành được sự tiếp cận toàn cầu với nguồn năng
lượng bền vững vào năm 2030. Các cam kết khác bao gồm dự án các trường học từ 140
nước trồng 100 triệu cây xanh, dự án hỗ trợ 5.000 nữ doanh nhân trong các ngành công
nghiệp xanh ở châu Phi, dự án tái chế 800.000 tấn nhựa polyvinyl chloride (PVC) mỗi năm
ở châu Âu vào năm 2020 (The future we want: RIO+20 outcome Documents, 2012).
Lý do của sự không thật thành công của RIO+20 so với các Hội nghị trước có thể do
ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế/tài chính hiện nay, cả với các nước phát triển
nhất (các nguyên thủ của Mỹ, Đức, Anh, Ý… đều không đến tham dự Hội nghị), vấn đề nợ
công của các nước châu Âu và những bất đồng trong cuộc chiến chống BĐKH chưa được
giải quyết…
Tham dự hội nghị lần này, đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn
đầu cùng nhiều đại biểu đến từ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đã có một số tham luận và
tích cực tham gia đóng góp cho dự thảo báo cáo của LHQ về phát triển bền vững sẽ được
trình bày tại Rio+20, đồng thời cũng đang xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh với mục
tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, cụ thể là kế hoạch hành động
quốc gia giai đoạn 2011-2015 về phát triển bền vững để trình Chính phủ phê duyệt trong
thời gian tới.
Gần đây, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) đã họp tại
Hà Nội với. Tuyên bố Hà Nội về PTBV - IPU 132 (4.2015)
nhằm “Thực hiện 17 mục tiêu với 169 chỉ tiêu cụ thể cho các vấn đề về phát triển bền vững
cho giai đoạn tới, bao gồm:
- Kết thúc đói nghèo,
- Cải thiện sức khỏe và giáo dục,
- Làm cho các thành phố bền vững hơn,
- Chống biến đổi khí hậu và
- Bảo vệ đại dương và rừng”...
19
1.5. Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
1.5.1. Các định hướng PTBV trong bối cảnh BĐKH
Trong bối cảnh BĐKH. PTBV được triển khai theo 3 xu hướng:

- Xây dựng xã hội cácbon thấp: Duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối
thiểu hoá sử dụng năng lượng và tài nguyên; Tối thiểu hoá áp lực về môi trường với việc sử
dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; Đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát
triển kinh tế.

- Xây dựng xã hội tái chế tài nguyên;


- Xây dựng xã hội hài hoà với tự nhiên.
1.5.2. Chương trình nghị sự 2030: Từ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến mục tiêu PTBV
Về Chương trình nghi sự 21, Hội nghị PTBV của LHQ, 2015 khi tổng kết 20 năm PTBV
toàn cầu đã nhấn mạnh qua hơn 20 năm phát triển theo hướng bền vững (1992-2012), mô
hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên,
nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, mất cân bằng sinh thái
và BĐKH1. Theo đó, sau 2 năm chuẩn bị với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng quốc tế,
“Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong 15 năm tới” (2016 -
2030) được khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 70 (ngày 25-9-2015) thông qua.
Chương trình gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với 169 mục tiêu cụ thể (targets)
như: kết thúc đói nghèo, cải thiện sức khỏe và giáo dục, bình đẳng giới, trao quyền cho tất cả
phụ nữ và trẻ em gái, làm cho các thành phố bền vững hơn, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đại
dương và rừng với lộ trình thực hiện tới năm 2030 (Hình 2).
Chương trình nghị sự sau 2015 sẽ cung cấp một khuôn khổ toàn cầu mới để tất cả các quốc
gia tập trung, điều phối và hợp nhất tốt hơn các nỗ lực của mình với các hoạt động hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo ở mọi hình thức. 17 mục tiêu phát triển
bền vững mới là hệ thống tổng quát các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số dự kiến cho các quốc gia
thành viên UN sẽ sử dụng để xây dựng các kế hoạch và chính sách phát triển quốc gia trong
vòng 15 năm tới.

1
Komiyama, H.; Takeuchi, K.; Shiroyama, H.; Mino, T.,(Editors) 2011. Sustainability science: A
Multidisciplinary approach. UN University Press. Tokyo - New York – Paris; Sumi, A; Mimura, N;
Masui, T., 2011. Climate change and Global Sustainability: A Hoclistic Approach. UN University
Press. Tokyo-New York-Paris
20
Hình 2. 17 mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn 2016-20302

Việt Nam, trong thời gian qua, đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Agenda 2030,
gồm 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể. Kế hoạch đã được trình Quốc hội và hy
vong sẽ được phê duyệt vào tháng 4 năm 2017.

i) Sự khác biệt của Chương trình nghị sự 2030


- Có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện, vì lợi ích của mọi người dân
trên toàn thế giới, cho các thế hệ hôm nay và mai sau;
- Chương trình đã đưa ra tầm nhìn cho giai đoạn 15 năm tới với 17 mục tiêu chung
PTBV và 169 mục tiêu cụ thể, định hướng phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn
cầu và các hành động tiếp nối;
- Chương trình nghị sự năm 2030 đề xuất phương pháp tiếp cận toàn diện, cân bằng và
tích hợp các khía cạnh phát triển bền vững đối với các chiến lược phát triển (5P: con người,
Đối tác, Thịnh vượng, Hành tinh).
ii) Các nguyên tắc của CTNS 2030. Có 5 nguyên tắc:
- Quyền làm chủ quốc gia: Quyền làm chủ quốc gia là rất quan trọng để đảm bảo
chương trình nghị sự được thiết lập và thực hiện ở cấp quốc gia.
- Cách tiếp cận bao trùm và cùng tham gia: Quá trình xây dựng chương trình nghị sự
2030 toàn cầu có sự tham gia toàn diện của tất cả các nhóm trong xã hội, phản ánh tầm quan
trọng của việc huy động người dân tham gia để đảm bảo chương trình nghị sự mới thật sự
"lấy con người làm trung tâm".
- Tính phổ quát: Các mục tiêu và các chỉ tiêu toàn cầu huy động toàn thế giới, các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển tham gia.

2
UN, 2015b. Transforming our world: the 2030 Agenda for Sustainable Development
21
- Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước:
Nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tất cả các hình thức bất bình đẳng và phân biệt đối
xử giữa các nhóm dân cư khác nhau.
- Cách tiếp cận dựa trên nhân quyền: Phát triển lấy con người làm trung tâm, phát triển
tập trung vào văn hóa và bản sắc, tôn trọng và kết hợp kiến thức truyền thống, chú ý đến sự
tham gia rộng rãi của người dân, hòa nhập, trách nhiệm, không phân biệt đối xử, giảm bất
bình đẳng, trao quyền, thượng tôn pháp luật, dân chủ, an toàn cá nhân, quản trị tốt, tiếp cận
công lý, tiếp cận thông tin, vai trò tích cực đối với xã hội dân sự, hệ thống an sinh xã hội và
hợp tác quốc tế có hiệu quả.
- Cách tiếp cận tích hợp để phát triển bền vững: Tích hợp chính sách nghĩa là cân bằng
cả ba khía cạnh PTBV: tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
iii) Giữa MDGs và SDGs có những sự khác biệt rõ rệt:
- Về các lĩnh vực, mục tiêu, quy mô và tàì chính: SDGs dựa trên 6 lĩnh vực: Nhân
phẩm, Con người, Thịnh vượng, Hành tinh của chúng ta, Công lý và Quan hệ đối tác. Như
vậy, SDGs có nhiều hơn 2 lĩnh vực so với MDGs là Công lý và Thịnh vượng. MDGs có 08
mục tiêu, SDGs có 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể. Quy mô tài chính để thực hiện
MDGs ở cấp tỷ USD, trong khi tài chính cho SDGs cần hàng nghìn tỷ USD (ví dụ tài chính
cho giảm nghèo đói cần khoảng 66 tỷ 3 USD/năm, trong khi đó tài chính cho xây dựng cơ sở
hạ tầng cần khoảng 7 ngàn tỷ).
- Về tổ chức triển khai thực hiện: Trong thực hiện MDGs, trước 2015, có hai quá trình
song song: i) Thực hiện MDGs: tập trung nhiều vào khía cạnh xã hội với xóa nghèo; ii) Phát
triển bền vững: Tập trung vào sự bền vững về môi trường. Trong đó, Chính phủ đóng vai trò
chính và Tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Hiện nay, trong thực hiện SDGs chỉ có một CTNS 2030 toàn diện, phổ quát duy nhất, với
các mục tiêu: i) Hoàn tất công việc còn đang dở của MDGs và không để ai bị bỏ lại phía
sau; ii) Tiếp tục thực hiện phát triển bền vững với quan điểm tích hợp và cân bằng tất cả
các khía cạnh chính; với cách tiếp cận “toàn thể xã hội” và “toàn thể chính phủ” và Huy
động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong nước để thực hiện CTNS 2030.
Chương trình nghị sự sau 2015 sẽ cung cấp một khuôn khổ toàn cầu mới để tất cả các quốc
gia tập trung, điều phối và hợp nhất tốt hơn các nỗ lực của mình khi hoạt động hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững, trong khi xóa đói giảm nghèo ở mọi hình thức. 17 mục tiêu
phát triển bền vững mới là hệ thống tổng quát các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số mà dự kiến các
quốc gia thành viên UN sẽ sử dụng để xây dựng các kế hoạch và chính sách phát triển quốc
gia trong vòng 15 năm tới (Văn phòng Phát triển bền vững (Trương Quang Học chủ biên),
2016).

22
2. Phát triển bền vững ở Việt Nam
2.1. Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế về phát triển bền vững
Việt Nam đã sớm tham gia vào tiến trình chung của thế giới trong việc xây dựng Chương
trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững. Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham
dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero (Braxin) đã
ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát triển, Chương trình Nghị sự 21 toàn
cầu, cam kết xây dựng Chiến lược PTBV quốc gia và chương trình nghị sự 21 địa phương.
Năm 2000, Việt Nam cam kết thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới. Việt Nam
cũng đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002 tổ chức
tại Johannesburg, Nam Phi và nhiều cam kết quốc tế khác nhằm bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững đất nước.
Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng
đến 2020 (02.12.2003). Hội đồng PTBV quốc gia cũng đã được thành lập theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 1032/QĐ-TTg ngày 27/9/2005. Hội đồng do Phó Thủ tướng
Chính phủ làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Chủ tịch thường trực. Cơ
quan Thường trực giúp việc cho Hội đồng PTBV là Văn phòng PTBV, đặt tại Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
Hòa nhập với cộng đồng quốc tế, trong quá trình đổi mới kinh tế và xã hội, PTBV, với
những nội hàm phát triển toàn diện và có hiệu quả về kinh tế, đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, luôn luôn là mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ
kế hoạch của đất nước.
Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010), mà nội
dung tập trung vào những nhân tố phát triển bền vững: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,
quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
2.2. Thể chế phát triển bền vững ở Việt Nam
2.2.1. Chính sách phát triển bền vững
a. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam
Để thực hiện Mục tiêu PTBV như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện
cam kết quốc tế về PTBV, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng Chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)(17.8.2004). Đây là
chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn, làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa
phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động, nhằm bảo đảm
phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ XXI.
Định hướng Chiến lược về PTBV ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang
phải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực
hoạt động ưu tiên để thực hiện Mục tiêu PTBV.
23
Với những định hướng chiến lược phát triển dài hạn, văn bản Định hướng Chiến lược PTBV
ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn về con
đường PTBV ở Việt Nam.
CTNS 21 của Việt Nam là khung chiến lược để xây dựng các chương trình hành động. Trên
cơ sở phân tích thực trạng phát triển của Việt Nam dưới góc độ bền vững, CTNS đã đưa ra
những nguyên tắc PTBV, mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, các lĩnh vực hoạt động ưu tiên,
phương tiện và giải pháp, nhằm đạt được sự PTBV trong thế kỷ XXI. Dưới đây sẽ lần lượt
điểm qua các nét chính được đề cập đến trong CTNS.
b. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

i) Quan điểm
- Con người là trung tâm của PTBV. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất
và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để PTBV
đất nước.
- PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa phát triển KT với phát triển XH và bảo vệ TN, MT, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và
địa phương; các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người
dân.
- Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để
phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi,
tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và
cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng lối sống thân thiện môi
trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho PTBV đất nước. Công nghệ hiện
đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản
xuất.
ii) Mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công
bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
iii) Mục tiêu cụ thể
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; giữ vững ANLT, ANNL, ANTC. Chuyển đổi mô
hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện
TTX, phát triển KT các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.
- Xây dựng XH dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; nền VH tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn
diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ PL.
24
GD và ĐT, KH và CN trở thành động lực PT quan trọng. Giữ vững ổn định CT - XH, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động KT đến MT. Khai thác hợp lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn TNTN, đặc biệt là TN không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và
khắc phục ON, suy thoái MT, cải thiện chất lượng MT, BV và PT rừng, bảo tồn ĐDSH. Hạn
chế tác hại của thiên tai; chủ động thích ứng có hiệu quả với BĐKH, nhất là nước biển dâng.
iv) Các định hướng ưu tiên nhằm PTBV giai đoạn 2011-2020
Về kinh tế
- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát
triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
- Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
- Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
- Phát triển bền vững các vùng và địa phương
Về xã hội
- Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội;
- Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số
- Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam
- Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao
động theo vùng
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích
hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương
- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe;
bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động
- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Về môi trường
- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển
- Bảo vệ và phát triển rừng
- Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp
- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
25
- Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai
v) Các nhóm giải pháp
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững; nâng cao chất lượng quản
trị quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước
- Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững
- Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và
cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững
- Phát triển nguồn nhân lực cho thực hiện phát triển bền vững
- Tăng cường vai trò và tác động của khoa học và công nghệ, đẩy mạnh đổi mới công
nghệ trong thực hiện phát triển bền vững
- Mở rộng hợp tác quốc tế
c. Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2011-2015(2012)
Các nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch:
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế PTBV, nâng cao chất lượng quản trị quốc gia
đối với phát triển bền vững đất nước
i) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý
đầy đủ cho việc thực hiện Chiến lược PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
ii) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch quản trị quốc gia và
phòng chống tham nhũng trong bộ máy quản lý nhà nước. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ
máy các cấp để thực hiện PTBV.
ii) Lồng ghép các quan điểm, nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững trong các
chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
iv) Xây dựng và thực hiện các chương trình/kế hoạch hành động các cấp về phát triển
bền vững.
v) Tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa các Bộ, ngành, các bên liên quan trong
việc thực hiện các hoạt động nhằm phát triển bền vững.
vi) Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT.
2. Từng bước thực hiện tăng trưởng xanh
i) Xây dựng và ban hành chiến lược tăng trưởng xanh.
ii) Xây dựng khung pháp lý, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh.
iii) Nghiên cứu, hình thành Trung tâm tăng trưởng xanh mang tầm khu vực.
iv) Nghiên cứu, tính toán chỉ tiêu GDP xanh để công bố theo lộ trình.
3. Tăng cường giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững
i) Xây dựng và ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV cấp địa phương.

26
ii) Nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững của chiến
lược để công bố theo lộ trình.
iii) Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững.
4. Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững
i) Tăng nguồn chi từ Ngân sách nhà nước cho việc xây dựng hoàn thiện hệ thống thể
chế, chính sách, kế hoạch hành động về PTBV, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ
PTBV, giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức; nâng cao năng lực quản lý và thực hiện
phát triển bền vững.
ii) Thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của
các tổ chức quốc tế cho các hoạt động phát triển bền vững.
iii) Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực từ mọi thành
phần trong xã hội, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp cho phát triển bền vững.
iv) Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển bền vững quốc gia.
5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững
i) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển bền vững.
ii) Tăng cường/Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông
như truyền hình, đài phát thanh, báo chí trong việc nâng cao nhận thức của người dân về các
chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phổ biến nội dung,
thông tin về phát triển bền vững.
iii) Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Sinh viên, … trong công tác
truyền thông về phát triển bền vững.
iv) Đưa nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo
dục và đào tạo.
6. Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững
i) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững cho
cán bộ quản lý các cấp, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng doanh nghiệp.
ii) Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý phát triển bền
vững.
7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính
phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững
i) Xây dựng chương trình cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững đất
nước.
ii) Xây dựng chương trình tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư
trong thực hiện phát triển bền vững.

27
iii) Tăng cường năng lực các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề
nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong tư vấn phản biện, kiến nghị chính
sách về PTBV.
8. Phát triển nguồn nhân lực cho thực hiện phát triển bền vững
i) Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu PTBV với cơ
cấu hợp lý theo ngành và theo lĩnh vực PTBV.
ii) Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam; xây dựng các trường đại
học xuất sắc, đại học trọng điểm để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
9. Tăng cường vai trò của khoa học và công nghệ trong thực hiện PTBV
i) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục
vụ PTBV.
ii) Thực hiện nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết
kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, chuyển giao các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện
môi trường.
iii) Phát triển và tăng cường năng lực hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, tư
vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ PTBV.
10. Mở rộng hợp tác quốc tế
i) Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin trên các lĩnh vực để thực hiện PTBV.
ii) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế để thực hiện các
mục tiêu PTBV.
iii) Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực như tiểu vùng sông Mê Kông GMS,
ASEAN, APEC, ASEM… cũng như các diễn đàn thế giới để giải quyết những vấn đề liên
quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội… để thúc đẩy phát triển bền
vững.
Kế hoạch đã có Danh mục 38 nhiệm vụ, đề án, chương trình để thực hiện.
2.2.2 Tổ chức thực hiện phát triển bền vững
a. Hội đồng phát triển bền vững
i) Thành lập
- Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia: được thành lập theo Quyết định 1032/QĐ-
TTg ngày 27/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo thống nhất việc thực hiện trong phạm vi cả nước Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam. (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Tháng 2/2009, Thủ tướng
chính phủ có quyết định điều chỉnh tổ chức của Hội đồng PTBVQG. Theo quyết định này,
Hội đồng được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Quốc gia về Thập kỷ giáo dục vì sự
phát triển bền vững của Việt Nam thành một bộ phận trong Hội đồng PTBVQG (văn bản
đính kèm: Quyết định 1032/QĐ-TTg ngày 27/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Hội đồng PTBV quốc gia, Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 về việc
28
điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia,
Quyết định 663/QĐ-TTg ngày 26/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Danh sách thành viên
Hội đồng PTBV quốc gia, Quyết định 486/QĐ-HĐPTBVQG ngày 31/12/2009 của Phó Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân về Quy chế và Tổ chức hoạt động của Hội đồng Phát
triển bền vững quốc gia)
- Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh: được
thành lập trên cơ sở Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia để tham mưu và tư vấn cho
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh
theo Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 31/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ (văn bản đính kèm:
Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 31/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng
Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Quyết định 873/QĐ-TTg
ngày 16/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Danh sách thành viên của Hội đồng Quốc gia
về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Quyết định 112/QĐ-
HĐQGPTBV&NCNLCT ngày 3/10/2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh). Hội đồng do Phó thủ
tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch.
- Ban chỉ đạo phát triển bền vững Bộ ngành và địa phương
Sau khi Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam (Quyết định 432/QĐ-TTg ngày
12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền
vững giai đoạn 2013-2015 (Quyết định 160/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ) được ban hành, các Bộ ngành và địa phương đã triển khai các hoạt động nhằm thực
hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển
bền vững, trong đó có việc triển khai thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành, địa
phương hoặc kiện toàn lại Ban chỉ đạo PTBV ngành, địa phương đã được thành lập từ trước.
Các Bộ ngành đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững và Văn phòng/Tổ giúp việc cho
Ban chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Ngân hàng nhà
nước. Các tỉnh/thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững: Lạng Sơn; Phú Thọ;
Sơn La; Yên Bái; Thái Bình; Ninh Bình; Hà Nội; Quảng Ninh; Hà Nam; Hải Phòng; Phú
Yên; Ninh Thuận; Bình Phước; Trà Vinh; Vĩnh Long; Cần Thơ; Cà Mau; Bạc Liêu. Các
tỉnh/thành phố đã thành lập Văn phòng/Tổ chuyên trách về phát triển bền vững: Lạng Sơn;
Tuyên Quang; Yên Bái; Sơn La; Ninh Bình; Hà Nội; Hải Phòng; Phú Yên; Bình Phước; Bạc
Liêu; Cần Thơ; Vĩnh Long.
- Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, được Văn phòng Chính phủ phê duyệt thành lập tại

29
Công văn số 6334/VPCP-KGVX ngày 08/09/2010. VSCSD đã chính thức ra mắt ngày
17/12/2010 với 35 doanh nghiệp là thành viên sáng lập và 15 người trong Ban điều hành. 
- Văn phòng phát triển bền vững Quốc gia
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Văn phòng PTBV tại Quyết định số 685/QĐ-BKH
ngày 28/6/2004 để giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức và hướng dẫn thực hiện
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Theo Quyết định 248/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng PTBV đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là bộ phận giúp việc
cho Hội đồng PTBV quốc gia về thư ký và hỗ trợ hành chính.
- Văn phòng phát triển bền vững Bộ/ngành và địa phương
Các Bộ ngành đã thành lập Văn phòng/Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Ngân hàng nhà nước. Các tỉnh/thành phố đã
thành lập Văn phòng/Tổ chuyên trách về phát triển bền vững: Lạng Sơn; Tuyên Quang; Yên
Bái; Sơn La; Ninh Bình; Hà Nội; Hải Phòng; Phú Yên; Bình Phước; Bạc Liêu; Cần Thơ;
Vĩnh Long.
2.3. Hai mươi năm phát triển bền vững ở Việt Nam
2.3.1. Thành tựu và hạn chế
a. Thành tựu
Trong những năm qua, nhất là sau khi ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền
vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả ba trụ cột về kinh tế, xã hội và
môi trường của PTBV và đã được tổng kết trong các Hội nghị Phát triển bền vững toàn quốc
lần thứ nhất (12/2004), lần thứ hai (5/2006) và lần thứ ba (1/2011).
i) Về kinh tế
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số các nước đang phát triển đã
đạt được những thành tựu nổi bật trong cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng và giảm nghèo.
Trong mười năm gần đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định. Tốc
độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 7,85% trong giai đoạn 2000 - 2008. Quy mô của nền kinh
tế và năng lực sản xuất các ngành đều tăng. GDP tính theo giá so sánh năm 2010 gấp hơn 2 lần
so với năm 2000. GDP theo giá thực tế tính bằng đô la Mỹ ước đạt 101,6 tỷ đô la Mỹ, gấp hơn
3,2 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người đạt trên 1200 đô la Mỹ trong năm 2011 (theo giá
danh nghĩa), tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Việt Nam đã từ vị trí nhóm nước nghèo bước sang
nhóm nước có mức thu nhập trung bình.
Về nông nghiệp, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất
lương thực, thủy sản, cây công nghiệp. Việt Nam đã vươn lên từ một nước thiếu lương thực
trở thành một nước không những có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với mức tăng dân

30
số mỗi năm khoảng một triệu người, bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, mà còn là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi vượt trội,
từ một nước có tỷ trọng nông nghiệp trên 40% GDP hai mươi năm trước, nay tỷ trọng công
nghiệp - dịch vụ đã chiếm tới 80% GDP. Các vùng kinh tế cũng được phát triển mạnh mẽ.
Trong quá trình này, cùng với cải cách khu vực nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân trong và
ngoài nước cũng đã được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ (hiện sản xuất đến 2/3
GDP cả nước và chiếm phần lớn lực lượng lao động trong nền kinh tế) với sức cạnh tranh ngày
càng cao.
Trong quá trình cải cách thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khai thác các cơ
hội thị trường quốc tế để thúcđẩy tăng trưởng xuất khẩu. Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam
đã có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký hơn 90 hiệp định kinh tế
về thương mại song phương và trên 84 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương
mại trong khuôn khổ Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA); trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tham gia tích cực vào Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tự do hóa thương mại và đầu tư đã đưa Việt
Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở khá lớn. Nếu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mới đạt
hơn 48 tỷ đô la Mỹ thì năm 2011 con số này đã tăng lên 96 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 2 lần. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã đạt những kỷ lục cam kết mới, với tổng vốn đã cam kết vượt hơn 200 tỷ
đô la Mỹ và con số vốn thực hiện ngày càng lớn, chiếm khoảng trên dưới 20% vốn đầu tư chung
của cả nước, một tỷ lệ cao so với nhiều nước, kể cả Trung Quốc.
ii)Về xã hội
Công tác xóa đói giảm nghèo, dân số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục
- đào tạo và tạo việc làm cho người lao động đều đạt được những thành tựu bước đầu đáng
khích lệ. An sinh xã hội được chú trọng nhằm đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của nhân
dân, đặc biệt trong tình hình lạm phát cao, nhiều thiên tai. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu
phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn phổ cập của quốc gia vào năm 2000, chất lượng giáo dục
dần được nâng cao, cơ sở vật chất trong hệ thống giáo dục được tăng cường. Tỷ lệ nghèo giảm
mạnh từ 28,9% năm 2002 xuống còn 9,45% năm 2010, bình quân cả nước mỗi năm giảm 2%
số hộ nghèo. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 2,0 lần trong cùng thời kỳ, đời sống người
nghèo được cải thiện, bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều đổi mới. Điều kiện ở của người dân
được cải thiện đáng kể, Việt Nam tiếp tục thực hiện hoạt động xóa nhà đơn sơ cho người nghèo,
hỗ trợ vật liệu hoặc tiền cho đồng bào sống ở vùng nghèo, đặc biệt khó khăn cải thiện nhà ở.
Đến năm 2009, tỷ lệ nhà đơn sơ trên toàn quốc chỉ còn 7,8%.
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm giảm dần, giai đoạn 1999 - 2009 là 1,2% và giữ
ở mức 1,14% năm 2010. Quy mô, mạng lưới khám chữa bệnh được mở rộng trên khắp cả
31
nước. Bên cạnh hệ thống y tế của nhà nước, y tế tư nhân cũng ngày càng phát triển. Chất lượng
khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế và công tác y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh được nâng cao.
Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm xuống còn 25 phần nghìn, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống
còn 18% năm.
Việt Nam có các chỉ số về bình đẳng giới khá cao so với các quốc gia có cùng mức độ
phát triển và thu nhập. Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2009 của Liên Hợp Quốc,
trong số 155 quốc gia, chỉ số Phát triển liên quan đến giới (GDI) của Việt Nam đứng thứ 94.
Giá trị tuyệt đối của GDI cũng liên tục tăng trong thời gian qua: năm 1998 là 0,668, năm 2004
là 0,689 và năm 2009 là 0,723. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 62 về chỉ số Vai trò
của giới (GEM) trong số 109 nước xếp hạng.
Trong công tác quản lý, lãnh đạo, phụ nữ ngày càng bình đẳng hơn trong việc tự ứng
cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vị trí lãnh đạo ở
các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Số lượng cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan
hành chính nhà nước từ cấp huyện tới Trung ương chiếm khoảng 31,1%, ở cấp xã, cán bộ
chuyên trách là nữ chiếm 16,27% trong tổng số cán bộ chuyên trách, do đó phụ nữ đã có tiếng
nói trong phát triển kinh tế - xã hội cấp cơ sở.
Trong 5 năm gần đây, ước tính có trên 8 triệu lao động đã được giải quyết việc làm, số
lao động qua đào tạo được nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố giảm xuống còn 4,2%. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo trong tổng lao động toàn xã hội đạt 40%. Trong điều kiện phát triển kinh
tế bình quân đạt 7%/năm liên tục 20 năm qua, các chỉ tiêu phát triển xã hội được cải thiện, tuổi
thọ đạt hơn 75 tuổi. Nhờ vậy, Chỉ số Phát triển con người của Việt Nam (HDI) được cải thiện,
từ mức 0,457 năm 1990, tăng lên 0,528 năm 2000 và đạt 0,593 năm 2011 trên cùng một chuẩn
mức thống nhất từ năm 2009. Tuy nhiên Chỉ số Phát triển con người của Việt Nam vẫn chỉ ở
mức trung bình: năm 2008, Việt Nam tăng hạng lên 105/177, năm 2011, xếp hạng 128/187
nước được khảo sát.
iii) Về môi trường
Nhận thức về BVMT và PTBV đã được nâng lên. Vấn đề BVMT đã được lồng ghép
vào các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã được xây dựng khá đầy đủ và toàn diện
với các văn bản khung là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật Đa dạng sinh học năm 2008
được ban hành. Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đang ngày càng được bổ sung, hoàn
thiện. Pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản, hóa chất,
khoáng sản... đang dần được bổ sung, sửa đổi trong thời gian qua theo hướng quy định đầy đủ,
cụ thể hơn về BVMT. Việt Nam đã xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh
học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị
định thư Cartagena về An toàn sinh học”. Theo đó, hàng loạt các quy hoạch hệ thống các khu

32
bảo tồn ĐDSH đã được xây dựng và thực thi.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương
đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Bộ Tài nguyên và Môi trường được
thành lập (năm 2002), với chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Tại các Bộ,
ngành chủ chốt đều có Vụ Môi trường hoặc bộ phận quản lý về môi trường. Hầu hết các tỉnh,
thành phố đã thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đã có 672/674 quận, huyện trên cả nước thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường (trừ
huyện đảo Bạch Long Vĩ và Trường Sa). Ở hầu hết các xã, phường đều đã có cán bộ địa chính
kiêm nhiệm công tác BVMT. Ở nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban quản
lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh... cũng đã thành lập các phòng, ban, bộ phận
hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường.
Kinh phí cho công tác BVMT đã được tăng cường. Chi ngân sách cho BVMT đã tăng
dần trong những năm qua, đạt 1% tổng chi ngân sách và đến năm 2010 đạt khoảng 6.000 tỷ
đồng, gấp ba lần so với năm 2004. Trong giai đoạn 2000 - 2009 đã huy động được nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho BVMT đạt khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ (bao gồm cả lâm
nghiệp, cấp thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường), trong đó vốn vay đạt khoảng
2,4 tỷ đô la Mỹ, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 0,79 tỷ đô la Mỹ.
Nhiều nội dung về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ. Việc lồng ghép các vấn đề về môi trường từ giai đoạn lập
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án đã góp phần hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một số dự án lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm đã bị từ chối cấp
phép đầu tư. Việt Nam đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp
nước sạch cho 76% dân số đô thị. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị đã được tăng lên, ước đạt
80 - 82% ở các vùng nội thị, 70 - 72 % tính chung cho các đô thị (năm 2003 là 60 - 70%), tỷ lệ
chất thải rắn bệnh viện được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%.
Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ số xã áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp trên
toàn quốc đạt khá cao, khoảng 60 - 65%, tỷ lệ xã được phổ biến, tập huấn các quy định về phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật đạt khoảng 75%. Vệ sinh môi trường nông thôn dần được cải
thiện, với khoảng 53% đường nông thôn đã được kiên cố hóa, 8 - 10% hộ gia đình dùng khí
sinh học, số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 63% (năm 2003 là 28 - 30%), tỷ lệ
dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 83% (năm 2003 là 40%). Tỷ lệ diện tích đất
có rừng che phủ đã tăng từ 34,4% năm 2003 lên 39,5% năm 2010.
Về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, đã thiết lập được 164 khu vực bảo vệ trên cạn, bao
gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo tồn văn hóa và lịch sử và 20
khu rừng nghiên cứu thực nghiệm; Chính phủ cũng đã phê duyệt 45 khu bảo tồn đất ngập
nước nội địa (năm 2008) và hệ thống 16 khu bảo tồn biển (2010).

33
b. Hạn chế
i)Về kinh tế
Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều
rộng, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư trong và ngoài nước và khai thác các nguồn tài nguyên
thô, tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao cả trên thị
trường trong và ngoài nước. Năng suất lao động xã hội còn thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực. Hàm lượng khoa học và đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp còn ở mức rất hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp. Chưa kết hợp thật nhuần
nhuyễn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi
trường. Tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô,
hoặc công nghiệp gia công với tỷ lệ giá trị gia tăng thấp.
ii)Về xã hội
Tình trạng tái nghèo ở một số vùng như vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng bị thiên tai vẫn còn cao. Giải quyết việc làm chưa tạo được sự bứt phá về năng suất lao
động, chưa tạo được nhiều việc làm bền vững, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên còn cao ở mức 7%
năm. Thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ. Ở nông thôn, tình trạng thiếu việc làm còn
trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp, nhất là ở các khu vực đô thị hóa, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất. Cơ cấu dân số biến động mạnh, mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng nghiêm
trọng. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập; sản xuất, quản lý và sử dụng
thuốc chữa bệnh còn nhiều yếu kém, thiếu sót. Tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm vẫn còn cao, chưa có khả năng kiểm soát. Hệ thống an
sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đang trong quá trình phát triển nên chưa bao phủ rộng khắp, đặc
biệt là khu vực nông thôn và khu vực phi kết cấu. Hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ,
chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập.
iii) Về môi trường
Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều mặt yếu kém; tài nguyên thiên nhiên vẫn đang bị
khai thác lãng phí và sử dụng kém hiệu quả, các vấn đề môi trường như ô nhiễm môi trường
nước, không khí; suy giảm đa dạng sinh học; tỷ lệ thu gom chất thải rắn chưa đạt yêu cầu, khai
thác khoáng sản bừa bãi gây bức xúc trong nhân dân. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường còn chưa đồng bộ và chưa theo kịp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Về chế
tài xử phạt các vi phạm pháp luật về môi trường chưa đủ mạnh để xử phạt và răn đe các hành vi
vi phạm pháp luật về môi trường. Lực lượng cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường còn
thiếu và yếu về chất lượng. Nhận thức về bảo vệ môi trường và PTBV ở các cấp, các ngành và
nhân dân chưa đầy đủ. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên
vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến. Trong tương lai, Việt Nam là một trong những nước chịu
tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và thường
xuyên bị thiên tai, làm cho việc đảm bảo môi trường bền vững đòi hỏi nỗ lực hơn nhiều trong
34
thời gian tới. Việc đảm bảo bền vững về môi trường là thách thức lớn đối với Việt Nam ở tất cả
các khía cạnh về môi trường. Nỗ lực của một quốc gia riêng lẻ là chưa đủ, nhất là khi quá trình
công nghiệp hóa đi sâu, thì chi phí để phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và tình
trạng nước biển dâng cần phải có sự hợp tác chặt chẽ của nhiều nước.
Đánh giá một cách tổng thể, trong thời gian qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh
tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và
nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Những thành quả đạt được về kinh tế đã
tạo nguồn lực cho việc giải quyết thành công hàng loạt các vấn đề xã hội: xoá đói giảm
nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ nhằm nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống người dân. Tổng kết 10 năm thực hiện
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 cho thấy, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ,
thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc
khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất
quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển
có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện;
đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập quốc tế.
Các hoạt động phát triển KT - XH trong thời gian qua đã bước đầu gắn kết với BVMT về
các mặt thể chế chính sách, tổ chức - quản lý, xã hội hoá và hợp tác quốc tế. Việc thực hiện đánh
giá môi trường chiến lược theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường trong thời gian qua đã
giúp lồng ghép tốt hơn các vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động phát triển kinh tế và
xã hội nhằm đảm bảo tính bền vững của sự phát triển. Bằng việc lồng ghép các mục tiêu PTBV
vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển KT - XH nói chung và của
các ngành nói riêng, đồng thời huy động sự tham gia của toàn dân kết hợp với sự hỗ trợ quốc tế,
tính bền vững của sự phát triển hay nói cách khác là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3
mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sao cho vừa đáp ứng được
những yêu cầu của hiện tại, vừa không gây tổn hại đến lợi ích và việc đáp ứng các nhu cầu của
những thế hệ mai sau, bước đầu được xác lập và khẳng định mạnh mẽ trong thực tế.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển
chưa bền vững.
Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm
nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.
(Nguồn: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thực hiện PTBV ở Việt Nam, 85
trang, 2012)

35
Chuyên đề 2
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
1. Biến đổi khí hậu
1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu toàn cầu
1.1.1. Xu hướng trong thời gian qua và tình hình hiện nay
Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74 oC, mực nước biển tăng khoảng
20 cm so với năm 1850, cao nhất trong khoảng 10.000 năm qua. Thiên tai và các hiện tượng
thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán… đang xảy ra với cường độ, tần suất, độ bất thường
và độ khốc liệt ngày càng gia tăng.
1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH
Biến đổi khí hậu có thể do hai nguyên nhân: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do
con người (nhân tác). BĐKH xảy ra trong quá khứ là do các nguyên nhân tự nhiên nhưng
BĐKH hiện nay là do con người gây ra.
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã có sự nhất
trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao
thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính
(N2O, CH4, H2S và nhất là CO 2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ
thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu (Al Gore, 2006).
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu
Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai của các
mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội (sự phát triển của dân số, kinh tế, công nghệ, năng lượng,
nông nghiệp...), phát thải khí nhà kính (sử dụng năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo),
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự
báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra giả định về mối ràng buộc giữa phát triển và
hành động, giữa phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.
Để xây dựng kịch bản BĐKH trước hết cần xây dựng kịch bản phát thải KNK và kịch
bản nồng độ khí CO2 trong khí quyển.
Để tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phương án giảm khí nhà kính, IPCC dự
tính lượng phát thải CO2 theo 6 kịch bản về phát thải khí nhà kính tương lai, kịch bản về
nồng độ CO2 và tiếp theo là kịch bản về biến đổi các yếu tố khí hậu toàn cầu

36
Các kịch bản về biến đổi các yếu tố khí hậu toàn cầu

Các kịch bản nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất tăng và
mực nước biển dâng quy mô toàn cầu cuối thế kỷ XXI (Bộ TN&MT, 2009).

Mức tăng nhiệt độ (oC) Mức nước biển dâng


(năm 2090-2099 so với (m)
năm (năm 2090-2099 so
1980-1999) với năm 1980-1999)

Các kịch bản Trung Phạm vi dao Phạm vi dao động


bình động

Mức năm 2000 0,6 0,3 – 0,9 -

Kịch bản B1 1,8 1,1 – 2,9 0,18 – 0,38

Kịch bản AIT 2,4 1,4 – 3,8 0,20 – 0,45

Kịch bản B2 2,4 1,4 – 3,8 0,20 – 0,43

Kịch bản A1B 2,8 1,7 – 4,4 0,21 – 0,48

Kịch bản A2 3,4 2,0 – 5,4 0,23 – 0,51

Kịch bản 4,0 2,4 – 6,4 0,26 – 0,59


A1F1

Ứng dụng các kịch bản phát thải khí nhà kính (SRES) nêu trên vào các mô hình khí
hậu toàn cầu cho thấy, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất có thể đạt 16,2 oC (ở mức thấp
nhất) đến 17,4 - 17,8oC (ở mức cao nhất) vào năm 2100 (IPCC, 2001) .
Theo IPCC - 2007, ứng với hàm lượng khí CO2 như trên, nhiệt độ trung bình bề mặt toàn
cầu sẽ tăng 2,0 - 4,5oC vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850), tương ứng với

37
mức tăng nhiệt độ nói trên, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng 0,18 - 0,59 m vào thời
kỳ 2090 - 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 .
Mức tăng nhiệt độ và mực nước biển không đồng đều giữa các vùng. Ở vùng phía Bắc
của Bắc Mỹ, Bắc Á và Trung Á, nhiệt độ tăng nhiều hơn, trong khi ở vùng Nam Á và Đông
Nam Á, mức tăng ít hơn, nhất là mùa hè và phía Nam của Nam Mỹ, nhất là mùa đông. Trên
đại dương, nhiệt độ tăng ít hơn ở Bắc Đại Tây Dương và vùng biển quanh Nam Cực.
Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết cực đoan theo các kịch bản cho thế kỷ XXI chắc
chắn hoặc rất có thể sẽ xảy ra. Đó là: nóng hơn, số ngày nóng, đêm nóng nhiều hơn, số đợt
nóng, sóng nóng tăng lên, số ngày lạnh, đêm lạnh ít đi trên hầu khắp các vùng lục địa. Số sự
kiện mưa lớn hoặc tỷ lệ mưa lớn trong tổng lượng mưa tăng lên ở hầu hết các vùng; các vùng
chịu ảnh hưởng của hạn hán tăng lên, cường độ hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới tăng lên,
các sự kiện cực trị cao của mực nước biển (không kể sóng thần) tăng lên (Nguyễn Đức Ngữ,
2008, VACNE, 2011).
1.1.4. Biểu hiện chính của BĐKH
BĐKH có những biểu hiện/dấu hiệu chính như sau:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên;
- Lượng mưa thay đổi;
- Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở các Cực và các đỉnh núi cao;
- Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn
hán...) xảy ra với tần suất, độ bất thường và có thể cả cường độ tăng lên.
1.1.5.Tác động của BĐKH
Với những biểu hiện nêu trên, BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường
bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe con người
trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng
ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là
các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Trong đó, những người nghèo, những
người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm
trọng nhất về phát triển con người do BĐKH gây ra (Crutzen, 2005).
Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị
nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và
Nam Cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21
thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332
triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt.
Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc,
Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Inđônêsia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và
Philippin.
Nước biển dâng lên còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu hơn trong nội địa
và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước
ngọt.
Tài nguyên nước và sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo dự
38
đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm nước,
khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng suất trong
sản xuất nông nghiệp giảm.
Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh học và
số lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt, làm gia tăng bệnh tật, nhất
là các bệnh mùa hè do vectơ truyền. Trong thời gian 20-25 năm trở lại đây, có thêm khoảng
30 bệnh mới xuất hiện. Tỷ lệ bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng,
trong đó sẽ có thêm khoảng 400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh sốt rét (Al
Gore, 2006, Stern, 2007).
Do BĐKH, tình trạng thiên tai trên thế giới đang ở mức báo động cao, trong vòng ba
thập kỷ qua, số lượng thiên tai đã tăng lên gấp ba lần. Số lượng nạn nhân do thiên tai gây ra
lại tăng gấp đôi sau mỗi chu kỳ 10 năm. Theo số liệu thống kê, thiệt hại về kinh tế do thay
đổi thời tiết và lũ lụt đã tăng gấp 10 lần trong vòng 50 năm qua. Số nạn nhân của lũ lụt do
ảnh hưởng của BĐKH trong 5 năm 1983-1987 là 31 triệu người, tăng lên đến 130 triệu
người trong 5 năm của thập kỷ sau 1993-1997 (WWC, 2003; Hotz, 2006). Riêng cơn bão
Mitch (1999) đã làm chết 11.000 ở trung Mỹ; cơn bão Katrina (2005) đã làm chết hơn 1.800
người ở hai bang ven biển phía Nam của Hoa Kỳ và gây tổn thất lên tới 300 tỷ USD. Ở Việt
Nam, trong 10 năm qua, tổn thất do thiên tai gây ra trung bình mỗi năm là 1,5 GDP và
khoang 450 người bị thiệt mạng.
1.1.6. Các nỗ lực quốc tế để ứng phó với BĐKH
1.1.6.1.Các công ước và Nghị định thư
a. Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC)
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH đã được 155 nước trong đó có Việt
Nam ký kết tham gia tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của LHQ tại Rio de Janeiro (1992).
Mục tiêu của Công ước nhằm đạt được sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở mức có
thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải
đạt được trong khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên
với BĐKH và không gây hại cho sản xuất lương thực; tạo khả năng phát triển kinh tế một
cách bền vững. Để đạt được mục tiêu này, Công ước đưa ra những biện pháp dựa trên
nguyên tắc về tính công bằng; trách nhiệm chung nhưng có phân biệt; khả năng tương thích
cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của các nước phát triển và đang phát triển; nhu cầu về
các biện pháp phòng ngừa; sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở.
Công ước tạo ra một khuôn khổ chung nhằm đẩy mạnh những lỗ lực toàn cầu để giải
quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH. Tham gia Công ước, Chính phủ các nước cam kết:
- Tập hợp và chia sẻ các thông tin về tình trạng phát thải khí nhà kính, các chính sách
quốc gia và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện liên quan;
- Xây dựng chiến lược quốc gia để giải quyết vấn đề phát thải KNK và thích ứng với
những tác động dự báo, bao gồm cả việc hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho các nước đang
phát triển;
- Hợp tác chuẩn bị và thực hiện các biện pháp thích ứng BĐKH.
Công ước có hiệu lực ngày 19/3/1994. Cho đến nay đã có 189 nước trên toàn thế giới
39
tham gia phê chuẩn Công ước quốc tế này.
b. Nghị định thư Kyoto (KP)
Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện UNFCCC, Hội nghị các Bên
lần thứ 3 của UNFCCC tại Tokyo, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua Nghị định
thư Kyoto. Mục tiêu chính của Nghị định thư là hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện
phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính
định lượng nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của UNFCCC.
Thành quả chính của Nghị định thư Kyoto là xác định những chỉ tiêu giảm phát thải
của các nước công nghiệp và thành lập ba cơ chế linh hoạt để các bên tham gia Nghị định
thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là:
- Cơ chế cùng thực hiện (JI);
- Cơ chế phát triển sạch (CDM);
- Buôn bán phát thải quốc tế (IET).
Trong đó CDM là cơ chế có liên quan trực tiếp đến các nước đang phát triển và là cơ
chế được xếp vào loại ưu tiên.
Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005 và hết hạn vào năm
2012.
1.1.6.2.Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC
Sau khi UNFCCC được ký kết, hàng năm Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị các bên
tham gia Công ước (COP). Cho đến nay đã có 19 hội nghị được tổ chức.
Danh sách Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC được tổ chức

COP 1 Berlin 1995 COP 11/CMP1 Montreal 2005


COP 2 Geneva 1996 COP 12/CMP2 Nairobi 2006
COP 3 Kyoto 1997* COP 13/CMP3 Bali 2007*
COP 4 Buenos Aires 1998 COP 14/CMP4 Poznan 2008
COP 5 Bonn 1999 COP 15/CMP 5 Copenhagen,
COP 6 The Hague 2000 2009*

COP 6 bis Bonn 2001 COP 16/CMP 6 Cancun, 2010

COP 7 Marrakesh 2001 COP 17/CMP 7 Durban, 2011*

COP 8 Delhi 2002 COP 18/CMP 8 Doha, 2012

COP 9 Milan 2003 COP 19/CMP 9 Warsaw, 2013

COP 10 Buenos Aires 2004 COP 20/CMP 10 Lima, 2014

- In đậm nghiêng*: các COP quan trọng


Các hội nghị quan trọng gần đây gồm:
- COP 15: chặng cuối cùng của Lộ trình Bali, được tổ chức tại thủ đô Đan Mạch,
40
Copenhagen từ ngày 7 đến 19 tháng 12 năm 2009 với 192 quốc gia tham dự trong đó có hơn
100 nguyên thủ quốc gia. Sau 13 ngày tranh luận căng thẳng, một thỏa thuận chính trị,
không mang tính ràng buộc pháp lý, được gọi là "Hiệp ước Copenhagen" (Copenhagen
Accord) do một nhóm nước gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Braxin đưa ra.
Bản thỏa thuận Copenhagen, không mang nghĩa vụ pháp lý, có những điểm nổi bật sau:
+ Các nước nhất trí phối hợp đấu tranh chống BĐKH và có hành động nhằm ngăn nhiệt
độ Trái đất tăng thêm 2oC.
+ Các nước đang phát triển sẽ báo cáo hai năm một lần về những hành động tự nguyện
để giảm phát thải.
+ Các nước giàu hơn đồng ý tài trợ 30 tỷ USD trong quỹ khẩn cấp trong ba năm tới
nhằm giúp các nước nghèo hơn đối phó với BĐKH.
+ Các nước giàu cũng đặt mục tiêu huy động 100 tỷ USD/năm từ năm 2020.
Các điểm "hạn chế" trong bản thỏa thuận:
+ Là một thỏa thuận không mang tính bắt buộc các quốc gia phải cắt giảm khí thải.
+ Hủy kế hoạch bảo vệ rừng nhiệt đới - giảm khí thải từ chặt phá rừng.
+ Không giám sát việc cắt giảm khí thải.
Và như vậy, một bản thỏa thuận mới gồm bốn vấn đề cấp thiết hy vọng được đặt ra và
giải quyết tại Hội nghị đều không đạt được:
+ Bao nhiêu nước công nghiệp sẵn sàng giảm lượng phát thải khí nhà kính?
+ Bao nhiêu quốc gia đang phát triển mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ sẵn sàng hành
động để hạn chế tốc độ gia tăng lượng khí phát thải?
+ Các nước đang phát triển cam kết giảm lượng phát thải sẽ được trợ giúp ra sao và
công tác thích ứng với tác động của BĐKH sẽ được tài trợ thế nào?
+ Vấn đề tài chính sẽ được quản lý ra sao?
Bản tuyên bố chính trị kết thúc Hội nghị đã gây thất vọng cho nhiều nước về mục tiêu
chống BĐKH, ngoài ra nó còn bộc lộ sự phân hóa sâu sắc giữa các nước đang phát triển và
các nước công nghiệp phát triển.
- COP 17: Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) đã họp
từ ngày 26/11 – đến ngày 9/12/2011 tại thành phố biển Durban của Nam Phi với sự tham dự
của gần 20.000 đại biểu của 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là thành viên của
UNFCCC.
Cũng trong bầu không khí căng thảng như các COP trước đó, vào thời điểm cuối cùng,
Hội nghị cũng đã đạt được sự nhất trí về một chương trình, một lộ trình mới cho các nước
trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong thập kỷ tới gồm hai điểm quan trọng:
i) Bắt đầu thương lượng về một thỏa thuận mới, theo đó tất cả các nước thực hiện cam
kết kiểm soát phát thải KNK theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực
muộn nhất là vào năm 2020.
ii) Gia hạn Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012) thêm 5 năm nữa,
41
tức là đến năm 2017 và đến năm 2020 (tại COP 18)
- COP 20 tại Lima, Peru
Kết quả cuối cùng là đã ra được bản “Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu” nằm
trong Khuôn khổ công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, chịu sự chi phối
của các nguyên tắc của Công ước.
Thỏa thuận khẳng định thích ứng với BĐKH tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2015
và sẽ áp dụng cho tất cả các nước, gồm 5 trụ cột chính là thích ứng; giảm nhẹ; tăng cường
năng lực, chuyển giao công nghệ; tài chính và minh bạch trong các hoạt động ứng phó và hỗ
trợ.
Theo thỏa thuận, các nước phải thông qua chương trình quốc gia cắt giảm khí thải
gây hiệu ứng nhà kính trước hạn chót 31/5/2015. LHQ sẽ xem xét các cam kết này trước
Hội nghị về BĐKH toàn cầu của LHQ lần thứ 21 (COP 21) tại thủ đô Paris (Pháp) vào cuối
năm sau.
Theo đó, LHQ sẽ đánh giá tác động kết hợp của các cam kết trong quá trình chống
BĐKH và xác định xem liệu các cam kết này có đủ để kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng dưới
2oC so với thời tiền công nghiệp hay không.
1.2. Những cố gắng của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH
1.2.1. Tham gia và thực hiện các công ước quốc tế
Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước Khung của
Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC) năm 1992, Nghị định thư Kyoto (KP) năm 1998. Bộ
Tài nguyên và Môi trường được giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham
gia và thực hiện UNFCCC, KP. Chính phủ đã ban hành các chỉ thị, quyết định, nghị quyết
giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai
thực hiện các cam kết này.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của khu vực và toàn cầu
về BĐKH. Việt Nam đã tham gia tất cả các Hội nghị của các bên (từ COP đến COP 17) về
biến đổi khí hậu và có quan hệ hợp tác thường xuyên với Ban Thư ký UNFCCC, Ban Chấp
hành Quốc tế về Cơ chế phát triển sạch (CDM, KP), Ban liên Chính phủ về BĐKH, với các
nước và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan. Việt Nam cũng đã triển khai một số
chương trình nghiên cứu, dự án về BĐKH, về Cơ chế phát triển sạch có kết quả.
1.2.2. Xây dựng thể chế/chính sách và tổ chức thực hiện để ứng phó với BĐKH
Trong thời gian qua, Việt nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy để thực
hiện các cam kết quốc tế, để ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững đất nước, bao gồm:
i) Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu 12/2008),
ii) Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020 (2009)
iii) Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu (12/2012),
iv) Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng (6/2009 và 2012),
v) Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-
42
2015 (Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu) (2011),
vi) Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (04/2012)
vii) Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam, thời kỳ 2011-2020 và Tầm nhìn đến
năm 2050 (Dự thảo)…
Trên tinh thần của các văn bản này, hiện nay, các Bộ ngành và địa phương đang xây dựng
các Kế hoạch Ứng phó với BĐKH của mình đề triển khai các hoạt động cụ thể nhằm thích
ứng và giảm nhẹ BĐKH trong thực tế. Đến nay phần lớn các Bộ, ngành và hơn 40 tỉnh đã có
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được phê duyệt.
Để tổ chức thực hiện các văn bản này, đã thành lập:
- Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu; Ban điều hành Chương trình (03/2010) và Văn phòng Ban điều hành Chương trình
(06/2010), và gần đây là Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu (01/2012)… để chỉ đạo và
điều hành mọi hoạt động ứng phó với BĐKH ở pham vi quốc gia;
- Ban Chỉ đạo/Ban điều hành và Văn phòng ở các Bộ, tỉnh để chỉ đạo, điều hành Kế
hoạch hành động ở các Bộ , ngành và địa phương.
Bên cách đó, các tổ chức xã hội dân sự gồm các tổ chức chính trị-xã hội (các đoàn
thể quần chúng), các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ (NGO) …đều
đã được huy động tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH và PTBV theo tổ chức, đặc
thù và thế mạnh của mình đặc biệt là trong phòng tránh thiên tai, phát triển cộng đồng ở cấp
xã, thôn, bản. Điển hình là mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí
hậu (VNGO&CC) với sự khởi xướng của 4  tổ chức phi chính phủ (Trung tâm Phát triển
Nông thôn Bền vững - SRD, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Bảo tồn Sinh vật biển -
MCD, Trung tâm Phát triển, Đào tạo và Nghiên cứu Môi trường - CERED và Viện Nghiên
cứu Xã hội – ISS). Mạng lưới đã thu hút sự tham gia của trên 100 tổ chức phi chính phủ và
là một diễn đàn mở để các thành viên có thể trao đổi thông tin, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau
trong việc kết nối với Quốc hội, các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức xã hội và các nhà
tài trợ (Báo cáo của Việt Nam tại Hội nghị RIO+20, Thực hiện PTBV ở Việt Nam, 2012).
Nhiều điển hình về ứng phó với BĐKH đã được xây dựng và triển khai trong các lĩnh vực
trên khắp các vùng miền của cả nước (Trương Quang Học, chủ biên, 2011).
1.2.3. Ứng phó với BĐKH
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu. đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 02/12/2008 và trở thành định hướng và chiến lược cơ bản quốc
gia để ứng phó với BĐKH.…
Mục tiêu chiến lược của Chương trình là “Đánh giá được mức độ tác động của
BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được
kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn
ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ
hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế
trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất”.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình bao gồm:
43
- Đánh giá được mức độ biến đổi của khí hậu Việt Nam do BĐKH toàn cầu và mức
độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương;
- Xác định được các giải pháp ứng phó với BĐKH;
- Tăng cường được các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập các cơ sở khoa
học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với BĐKH;
- Củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH;
- Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn
nhân lực;
- Tăng cường được hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế
trong ứng phó với BĐKH;
- Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, phát triển ngành và địa phương;
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương
ứng phó với BĐKH; triển khai các dự án, trước tiên là các dự án thí điểm.
Chương trình có 9 nhiệm vụ cơ bản:
- Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam;
- Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH;
- Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH;
- Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH;
- Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực;
- Tăng cường hợp tác quốc tế;
- Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương;
- Xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó với
BĐKH;
- Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên
phạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: giai đoạn Khởi động (2009-2010), giai đoạn Triển
khai (2011-2015) và giai đoạn Phát triển (sau 2015).
Ứng phó với BĐKH bao gồm hai nhóm hoạt động: Thích ứng với BĐKH và Giảm
nhẹ BĐKH.
Thích ứng (Adaptation) (với biến đổi khí hậu) là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc kinh tế - xã hội đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng
các cơ hội do nó mang lại. Dựa trên tác động của BĐKH, tính dẽ bị tổn thương do BĐKH,
khả năng thích ứng và rủi ro có thể gặp phải mà từng bộ ngành, từng địa phương có những
kế hoạch và giải pháp thích ứng cho phù hợp…

44
Giảm nhẹ (mitigation) (biến đổi khí hậu) là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải KNK. Các nhóm giải pháp giảm nhẹ bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (nhằm tiết kiệm năng lượng);
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới & năng lượng tái tạo;
- Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và hấp thụ KNK/cacbon: Phát triển trồng rừng
và bảo vệ rừng;
- Phát triển nông nghiệp theo các phương thức canh tác bền vững
- Tăng cường thu hồi khí nhà kính.
Đối với Việt Nam hiện nay, thích ứng là giải pháp chủ yếu, nhưng đứng về lâu dài
phải tập trung vào giam nhẹ BĐKH/phát thải KNK theo chiến lược toàn cầu.
1.2.3. Phát huy sức mạnh nội lực và hơp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH
Hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay, vừa là một điều kiện khách quán, vừa là một yêu cầu
chủ quan để các quốc gia phát triển. Việt Nam luôn chủ chương kết hợp sức mạnh dân tộc
với súc mạnh thời đại, kết hợp nội lực với hợp tác quốc tế. Trong công tác đối ngoại, Việt
Nam luôn giữ quan điểm nhất quán: “…chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối
tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Nhờ đó trong thời gian
qua chúng ta đã tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế hiệu quả trong ứng phó với BĐKH cả về
mặt tài chính cũng như chuyên giao KH-CN.
Các tổ chức quốc tế song phương và đa phương như Chương trình Phát triển của Liên
Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) Việt Nam, Ngân hàng
Thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB)…, Cơ quan Hợp tác phát triển của Thụy Điển
(SIDA), Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA), Pháp, Úc, Đức, Phần Lan, Hoa Kỳ… đã hỗ trợ tích cực cho Chính phủ Việt
Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, nghiên cứu phát triển các bon thấp và
xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh…Tổng số kinh phí quốc tế hỗ trợ cho chúng ta hiện
nay liên quan tới BĐKH là gần 5 tỷ USD và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế không dừng lại ở việc cung cấp vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA, mà các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế còn đóng góp nhiều ý kiến tư vấn
chính sách, làm cho các chính sách của Việt Nam ngày càng bắt nhịp với xu thế chung trên
thế giới. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế đã và đang tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam
tham gia vào các diễn đàn, hội nghị khu vực và quốc tế nhằn nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
1.2.4. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
1.2.4.1. Quan điểm của Chiến lược
- Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng
sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những
nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý
nghĩa sống còn.

45
- Ứng phó với BĐKH của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới
nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh
tranh và sức mạnh quốc gia.
- Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để
ứng phó hiệu quả với BĐKH, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm.
1.2.4.2. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên,
phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm
an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực
cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
1.2.4.3. Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm
nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
trong bối cảnh BĐKH;
- Chuyển đổi từ nền kinh tế với công nghệ lạc hậu thành nền kinh tế các-bon thấp, tăng
trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát
triển kinh tế - xã hội;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKH của các bên liên
quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể
chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát
triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ
thống khí hậu.
- Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH; tăng cường các
hoạt động ngoại giao của VN để ứng phó hiệu quả với BĐKH.
1.2.4.4. Nhiệm vụ chiến lược
- Nhiệm vụ chiến lược 1: Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu
- Nhiệm vụ chiến lược 2: Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước trong bối
cảnh biến đổi khí hậu
- NVCL 3: Thích ứng với nước biển dâng phù hợp các vùng dễ bị tổn thương
- NVCL 4: Bảo vệ, phát triển bền vững rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó hiệu
quả với biến đổi khí hậu
- Nhiệm vụ chiến lược 5: Giảm nhẹ phát thải và tăng cường hấp thụ khí nhà kính góp
phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
- Nhiệm vụ chiến lược 6: Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với
biến đổi khí hậu
- Nhiệm vụ chiến lược 7: Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
- NVCL 8: Phát triển khoa học công nghệ và tăng cường HTQT ứng phó với BĐKH
- Nhiệm vụ chiến lược 9: Đảm bảo các nguồn lực tài chính
46
1.2.4.5. Phân kỳ thực hiện
- Giai đoạn từ nay tới 2012: Các hoạt động thích ứng cấp bách, không thể trì hoãn cần
phải được triển khai thực hiện; chú trọng các hoạt động nâng cao năng lực, tăng cường khoa
học - công nghệ và rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách thích ứng với BĐKH
và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế.
- Giai đoạn 2013 - 2025: Với định hướng cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát
triển theo hướng hiện đại, các hoạt động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính được đồng thời tiến hành gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Giai đoạn 2026 - 2050: Trong giai đoạn này, giảm phát thải KNK trở thành tiêu chí
trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các nhiệm vụ Chiến lược sẽ được rà soát,
điều chỉnh, bổ sung với định hướng phát triển mới nhằm xây dựng và củng cố nền kinh tế
các-bon thấp có khả năng chống chịu và thích ứng cao với các tác động của BĐKH.
1.2.4.6. Các chương trình, hoạt động ưu tiên
1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng kế hoạch
mở rộng cho giai đoạn 2016 – 2025.
2. Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đến
năm 2020.
4. Chương trình Đồng bằng sông Cửu Long và Chương trình Đồng bằng sông Hồng về
quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Đề án kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm thiểu
phát thải khí nhà kính.
6. Chương trình ứng phó với biến đổi khí hâ ̣u cho các đô thị lớn của Việt Nam.
7. Chương trình nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển, đê sông phù hợp với điều kiện
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
8. Đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với điều kiện biến
đổi khí hậu và nước biển dâng.
9. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các đảo dân sinh ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng.
10. Đề án xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả
với biến đổi khí hậu.
1.2.5. Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020
Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 -
2020 tại Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ.
1.2.5.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đến năm 2020
1. Tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai

47
2. Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước
3. Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông,
đê biển và an toàn hồ chứa
4. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp
5. Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu
6. Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã
hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
xây dựng cộng
7. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực
8. Phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đánh giá
tác động, xác định các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
9. Hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế
về biến đổi khí hậu
10. Huy động các nguồn lực và tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
1.2.5.2. Chương trình, dự án cụ thể:
a. Danh mục các đề án, dự án, nhiệm vụ của Kế hoạch giai đoạn 2012-2020
Gồm 65 nhiệm vụ phân cho các bộ ngành cụ thể chịu trách nhiệm và các bộ ngành phối hợp
thực hiện.
Ví dụ, 63. Triển khai các hoạt động vận dộng quốc tế, kêu gọi đầu tư cho các hoạt động về
biến đổi khí hậu.
- Cơ quan thực hiện: Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi
trường, Kế hoạch và Đầu tư.
- Thời gian thực hiện: 2013 - 2020.
b. Danh mục các đề án, dự án, nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2012-2015:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015.
2. Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đến năm
2020.
4. Chương trình đồng bằng sông Cửu Long và Chương trình đồng bằng sông Hồng về
quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Đề án kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính.
6. Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đô thị lớn của Việt Nam, ưu tiên
thực hiện các dự án chống ngập úng các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.
7. Chương trình nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và
từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đê sông hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và các sông

48
khu vực Bắc Trung Bộ theo chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp
với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
8. Đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với điều kiện biến đổi
khí hậu và nước biển dâng.
9. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các đảo dân sinh ứng phó hiệu quả với biến đổi
khí hậu và nước biển dâng.
10. Đề án xây dựng thí điểm mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

2. Tăng trưởng xanh

2.1. Kinh tế xanh, con dường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
2.1.1. Khái niệm về kinh tế xanh
Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, nhiều tổ chức quốc tế như LHQ,
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới
(WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)..., cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã triển
khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát
khỏi khỏi tinh trang suy thoái hiện nay. Nhận thức về “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” là
gì và nội hàm bao gồm những nội dung nào còn là vấn đề đang được thảo luận.
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP, 2011) định nghĩa "kinh tế xanh" là
nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng
kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Một nền Kinh tế xanh được đặc trưng
bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn
vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông ít phát
thải cácbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nông-
lâm-ngư nghiệp bền vững. Hiểu một cách đơn giản, Kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải
cácbon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra việc làm và công bằng xã hội.
Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hiệp Quốc (GEI) quan niệm tăng trưởng xanh
hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng
để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng
thời giảm phát thải khí nhà kính (KNK), khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn,
tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung
cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện
điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho
sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(UNESCAP), tăng trưởng xanh có 6 nội dung chính: Sản xuất và tiêu dùng bền vững; Xanh
hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh; Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; Cải
tổ thuế và ngân sách xanh; Đầu tư/bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; Xây dựng
và thực hiện các chỉ số hiệu quả về sinh thái.
49
2.1.2. Kinh tế xanh, con đường hướng tới PTBV
Kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế dựa trên PTBV và kiến thức
về kinh tế học sinh thái. Các hoạt động trong nền kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị
có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu
tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng
nhất), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.
Trong kinh tế xanh, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng
trưởng, đổi mới nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Khi mà sinh kế của một bộ phận người dân
có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối
tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như BĐKH, việc chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh cũng góp phần cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể được xem như là một
hướng đi tốt để phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh còn là định hướng mới thúc đẩy kinh
tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự
nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ
thuộc vào, cho thế hệ hiện nay cũng như cho những thế hệ mai sau.
Như vậy, khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng
được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho PTBV. Nói cách khác, kinh tế xanh
không thay thế PTBV mà là chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu PTBV.

A B
Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) (A) và Kinh tế xanh, con đường PTBV
(European Environment Agency, eea.europa.eu) (B)

2.1.3. Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo


Hướng tới nền kinh tế xanh được coi như là một trong những phương thức nhằm xóa đói
giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống. Một nền kinh tế xanh củng cố tăng
trưởng kinh tế vì người nghèo thông qua việc bảo vệ và tích lũy vốn tự nhiên, mà sinh kế của
người nghèo phụ thuộc. Trong một kịch bản đầu tư xanh, 2% GDP toàn cầu được phân bổ để
“làm xanh” các lĩnh vực năng lượng, giao thông, xây dựng, chất thải, nông nghiệp, thủy sản,
nước và rừng. Kinh tế xanh sẽ cung cấp các nguồn năng lượng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ
50
người hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu người khác hiện đang không được tiếp cận
với các dịch vụ năng lượng hiện đại. Công nghệ năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời,
năng lượng gió và các chính sách hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc
cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho
những người hiện đang không có khả năng tiếp cận với năng lượng. Hội nghị thượng đỉnh
của LHQ về PTBV, Rio+20 năm 2012, đã nhất trí thông qua một văn kiện quan trọng có tựa
đề “Tương lai mà chúng ta mong muốn”, và đặc biệt, đã quyết định dành 323 tỷ USD cho
sáng kiến của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon mang tên “Năng lượng bền vững cho tất cả”,
với mục đích đảm bảo cho hơn 1,3 tỷ người tại các nước nghèo được tiếp cận năng lượng
sạch và hiệu quả vào năm 2030.
2.1.4. Kinh tế xanh giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Theo tính toán, chỉ cần đầu tư khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào việc nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng trong các ngành và phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm cả nhiên liệu
sinh học thế hệ hai, mức độ tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới có thể giảm đi 36% vào
năm 2030 và lượng khí CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm từ 30,6 tỷ tấn năm 2010
xuống 20 tỷ tấn năm 2050. Thêm vào đó, nhờ vào nông nghiệp xanh, kịch bản kinh tế xanh
ước tính có thể giảm nồng độ KNK xuống 450ppm vào năm 2050, một mức độ được cho là
hợp lý và đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng 20C.
2.1.5. Kinh tế xanh duy trì và tăng cường vốn tự nhiên
Theo UNESCO (2011), các khoản đầu tư xanh trong các lĩnh vực lâm nghiệp và
nông nghiệp sẽ giúp đảo ngược xu thế suy giảm đất lâm nghiệp hiện nay, tái tạo khoảng
4,5 tỷ ha nguồn tài nguyên quan trọng này trong vòng 40 năm tới. Đầu tư vào nông nghiệp
xanh vừa nâng cao năng suất, sản xuất ra nhiều lương thực hơn vừa giúp giảm lượng đất sử
dụng cho nông nghiệp và chăn nuôi 6% và cải thiện chất lượng đất nông nghiệp lên 25% vào
năm 2050.
Ngoài ra, đầu tư để tăng nguồn cung cấp nước, mở rộng khả năng tiếp cận, cũng
như cải thiện quản lý sẽ cung cấp thêm 10% nguồn cung nước toàn cầu cả trước mắt và lâu
dài, thêm vào đó có thể góp phần duy trì nguồn tài nguyên nước ngầm và nước mặt.
2.1.6. Kinh tế xanh - xu thế tất yếu
Các sáng kiến được các cơ quan Liên hợp quốc thúc đẩy hướng tới nền kinh tế xanh như:
Nông nghiệp thông minh với khí hậu (FAO phát động), Đầu tư công nghệ sạch (WB), việc
làm xanh (ILO), Kinh tế xanh (UNEP), Giáo dục vì sự phát triển bền vững (UNESCO),
Xanh hóa khu vực y tế (WHO), Thị trường công nghệ xanh (WIPO), Tiêu chuẩn
công nghệ thông tin xanh (ITU), Giải pháp năng lượng xanh (UN WTO), Sản xuất sạch hơn
và hiệu quả sử dụng tài nguyên (UNEP và UNIDO), các thành phố và biến đổi khí hậu (UN-
HABITAT), Tái chế tàu biển (IMO),… đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Theo tính toán của UNEP, năm 2009, cộng đồng EU và Mỹ đã tạo ra 2 - 3,5 triệu việc làm
khi xây dựng các tòa nhà xanh, Trung Quốc tạo nên 10 triệu việc làm trong lĩnh vực tái chế
và năng lượng tái tạo với doanh thu 17 tỷ USD/năm. Ngân hàng thế giới đánh giá nhu cầu
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xanh trong xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước
đang phát triển có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi

51
với biến đổi khí hậu. Những dữ liệu thực tế này cho thấy, gieo mầm kinh tế xanh, tạo nên
tăng trưởng xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai.
Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền
vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với
các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển
kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “ô nhiễm trước, xử lý sau”, “kinh tế
nâu”.
Hội nghị của LHQ về PTBV, Hội nghị Rio+20 (6.2012) đã đặt được nền móng cho kinh tế
xanh. Toàn bộ 30 tổ chức quốc tế chuyên ngành trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, do UNEP
phối hợp cùng với các quốc gia đi đầu trong làn sóng xanh toàn cầu, như Nhật Bản, Trung
Quốc và Hàn Quốc, các nước EU, đặc biệt là Đức và các nước Bắc Âu, để cùng nhau đưa ra
thông điệp chung "cộng đồng thế giới cần chuyển dịch nhanh sang nền kinh tế xanh toàn cầu
để cứu trái đất và nhân loại”.
2.2. Chiến lược quốc gia (của Việt Nam) về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
đang mở ra cơ hội cho Việt Nam xây dựng mô hình PTBV trong bối cảnh biến đổi toàn cầu,
“Kinh tế xanh”. Đây vừa là cơ hội để Việt Nam phát triển, song cũng đặt ra rất nhiều khó
khăn thách thức để có thể bắt kịp, đón đầu và hội nhập với làn sóng kinh tế xanh đang lan
rộng khắp thế giới hiện nay.
2.2.1. Sự lựa chọn đúng đắn
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng
nhưng phát triển chưa bền vững; phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình
tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Nhiều nguồn
tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường
sinh thái ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động…Vì
thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầu cấp thiết và hiện thực hóa con
đường phát triển kinh tế một cách bền vững và xóa đói, giảm nghèo.
Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này để phát triển đất nước và hội nhập với trao lưu
quốc tế, Chính phủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết
định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi
khí hậu; Quyết định số 432/Qđ-TTg ngày 12.4.2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 1393/Qđ-TTg ngày 25.9.2012 phê
duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm
2050; Quyết định số 339/Qđ-TTg ngày 19.2.2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội
hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng
xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là một nội dung quan trọng của PTBV, đảm bảo phát
triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc
gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi các mô
hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu
52
quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến,
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
giảm phát thải KNK, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
2.2.2. Mục tiêu: Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đã xác định 3 mục tiêu là: i)
Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng
cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô
nhiễm môi trường; ii) Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH, và iii)
Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp
xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống thân thiện với môi
trường.
2.2.3. Nhiệm vụ: Để thực hiên các mục tiêu trên, Chiến lược cũng đã đề ra ba nhóm nhiệm
vụ quan trọng là:
a) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo. 2011-2020: Giảm CĐPTKNK 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng
lượng tính trên 1 đơn vị GDP 1-1,5%/năm: Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt
động năng lượng 10-20% so với phương án phát triển bình thường;
+ Đến 2030: Giảm mức PTKNK mỗi năm ít nhất 1,5-2%; giảm lượng phát thải KNK
trong các hoạt động năng lượng từ 20-30% so với phương án phát triển bình thường.
+ Định hướng đến 2050: Giảm mức PTKNK mỗi năm 1,5-2%
b) Xanh hóa sản xuất
i) Thực hiện chiến lược “công nghiệp hóa sạch”, thông qua việc:
- Điều chỉnh qui hoạch
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
- Khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh
ii) Chỉ tiêu chủ yếu đến 2020: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh
trong GDP: 42-45%; áp dụng công nghệ sạch hơn 50%; tỷ lệ các cơ sở SX-KD đạt tiêu
chuẩn về môi trường là 80%
c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
i) Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững
- Duy trì lối sống hòa hợp với thiện nhiên ở nông thôn
- Tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững
- Các chỉ tiêu chủ yếu đến 2020:
ii) 60% đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định;
40% đối với đô thị loại 4,5 và các làng nghề
- Cải thiện môi trường khu vực ô nhiễm nặng: 100%
- Tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo quy định
- Diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn tương ứng ở các đô thị, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt
tiêu chí đô thị xanh đạt 50%
2.2.4. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện
2. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng
3. Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải

53
4. Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo,
năng lượng mới trong SX và tiểu thụ năng lượng của quốc gia.
5. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền
vững, nâng cao tính cạnh tranh của SX nông nghiệp.
6. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành SX
7. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
8. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh
9. Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng,
thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị.
10. Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn.
11. Đô thị hóa bền vững
12. XD nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường
13. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.
14. Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược TTX
15. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
16. Nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ
thuật và thông tin dữ liệu về TTX.
17. Hợp tác quốc tế
2.2.5. Các chương trình ưu tiên:
Chương trình ưu tiên đã được xác định
1. Đề án xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh;
2. Khung tiêu chí xác định chương trình, dự án tăng trưởng xanh;
3. Khung hướng dẫn lồng ghép tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
ngành, địa phương;
4. Khung chính sách công nghiệp xanh;
5. Khung chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn xanh;
6. Khung chính sách đô thị xanh;
7. Khung chính sách thuế, tài khóa xanh gồm cả biểu thuế trợ giá;
8. Khung chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ xanh;
9. Khung theo dõi, đánh giá, báo cáo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh;
10. Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, giai đoạn 2011-2015.
2.3. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020
Kế hoạch đã được ban hành tại Quyết định Số 403/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/3/2014.
Kế hoạch gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động. Bốn chủ đề
chính gồm:
1. Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương gồm 8 hành động;
2. Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo, gồm 20 hoạt động;
3. Thực hiện xanh hóa sản xuất; thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững, gồm
25 hoạt động;
4. Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững, gồm 13 hoạt động.
Mỗi nhóm hoạt động do một bộ điều phối và mỗi hoạt động bao gồm các nội dung chính: i)
Nội dung hoạt động; ii) Lĩnh vực hoạt động; iii) Cơ quan chủ trì; iv) Cơ quan phối hợp; v)
Mức độ ưu tiên; vi) Thời gian; và vii) Nguồn lực tài chính.
54
Theo đó, các chương trình hành động đang được xây dựng và triển khai ở các Bộ, ngành và
địa phương trên phạm vi toàn quốc.
2.4. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong tăng trưởng xanh
2.4.1. Cơ hội
Kinh tế xanh là một cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với xu hướng phát triển xanh
toàn cầu:
i) Việt Nam có những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên vị thế, dân số, xã
hội - những tiền đề tốt cho nền Kinh tế xanh. Việt Nam có nhiều tiềm năng để:
- Phát triển nông nghiệp và để trở thành nhân vật chủ chốt, có "quyền lực xanh" trong vai
trò đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới trong tương lai.
- Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biển,
năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối…), yếu tố quan trọng nhất trong Kỷ nguyên
Năng lượng - Khí hậu sắp tới.
- Đa dạng hóa nền kinh tế, dựa trên sự đa dạng về địa hình, khí hậu và tài nguyên/các hệ
sinh thái để khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên.
- Phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo và
đa dạng (28 di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, 128 khu bảo tồn trên cạn, 5 khu Ramsa, 8
khu dự trữ sinh quyển thế giới…).
- Phát triển vốn tự nhiên, với tính đa dạng sinh học cao (xếp thứ 16 trên thế giới), với độ
che phủ của rừng hiện nay xấp xỉ 40%, với vùng núi rừng phía Bắc và dãy Trường Sơn chạy
doc đất nước, đảm bảo các dịch vụ HST cho sự phát triển KT-XH-VH, đảm bảo an ninh
nguồn nước, cung cấp nơi cư trú và duy trì văn hóa bản địa, kiểm soát thiên tai như lũ lụt, lở
đất, xói mòn và bồi tụ đất đai.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong các hoạt động phát triển KT-XH vừa qua, vốn tự
nhiên của chúng ta còn bị lãng phí nhiều và chưa được đánh giá đúng mức.
ii) Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm vừa qua (Hình 2) đã tạo ra
nội lực bên trong cho một xu thế phát triển mới. Những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi
trường và suy giảm tài nguyên trong thời gian qua đã thức tỉnh các cấp lãnh đạo và người
dân ủng hộ hướng phát triển mới - nền kinh tế xanh để tạo đà cho sự đồng thuận cao của xã
hội loại bỏ phát triển “kinh tế nâu”. Việt Nam đã rất thành công trong việc thực hiện các
Mục tiêu Thiên niên kỷ và là một trong số it nước có khả năng hoàn thành các Mục tiêu này
(đặc biệt là Mục tiêu giảm nghèo) đúng thời gian (2015).

55
12
10.69 10.38 10.22
10 8.85
8.48 8.29
8.44 8.23 8.46 7.77.52
8 7.18
Tăng trưởng (%)

6.63 6.99
6.11 6.42
6.8
6 6.18 5.52 5.53
5.89
5.32 4.525.03
4.02 3.69 3.76 4.07 4.01
4 2.78 2.72
1.83
2

0
2005 kinh2006
Tăng trưởng tế chung2007 2008vực chính
và các lĩnh 2009 của Việt
2010 Nam,2011 2012
2005-2012
(Nguồn: từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Nông-lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ GDP

iii) Việt Nam có tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng;
môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi, theo hướng đẩy mạnh “Tái cơ cấu nền kinh
tế gắn với mô hình tăng trưởng”, và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
iv) Nguồn lực lao động của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”, có truyền thống
cần cù lao động, sống giản dị và hài hòa với thiên nhiên theo truyền thống văn hóa phương
Đông, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - công nghệ và kỹ năng quản lý để phát triển
nhân lực xanh.
v) Việt Nam đã, đang và sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế (UNDP,
WB, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Nhật, Pháp, Hoa Kỳ…) trong ứng phó với BĐKH nói
riêng và tăng trưởng xanh nói chung.
Tất cả những yếu tố tích cực đó đang hội tụ lại thành bàn đạp cho Việt Nam xây dựng nền
Kinh tế xanh và khẳng định sự lựa chọn “Tăng trưởng xanh” là phương án tối ưu cho sự phát
triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo của đất nước.
2.4.2. Thách thức
Tuy nhiên, con đường tiến tới nền kinh tế xanh của Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều khó
khăn, thách thức:
i) Nhân thức và trình độ phát triển nói chung còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều nước sau
những năm chiến tranh kéo dài đang để lại những di hại không nhỏ, cần có thời gian và
nguồn lực lớn để khắc phục.
ii) Hệ thống pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi chưa đồng bộ, chưa thật phù hợp
với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý
còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát triển trong liên kết của đất nước trong hội nhập.
56
iii) Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, còn nhiều lãng phí, tài nguyên thiên nhiên (vốn
tự nhiên) nhất là tài nguyên sinh vật bị suy thoái nghiêm trọng, tài nguyên không tái tao cạn
kiệt.
iv) Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Do đó, chất lượng sản
phẩm thấp, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, gia tăng phát thải
KNK.
v) Các ngành kinh tế “nâu” đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
vi) Các ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt
trời, sinh khối, địa nhiệt… chưa phát triển. Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn
đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế… còn yếu kém.
vii) Là một trong số rất ít quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH; tính dễ tổn
thương trước thảm họa và tác động khí hậu ngày càng gia tăng.
viii) Lối sống và mô hình tiêu dùng của một bộ phận nhân dân còn lãng phí, hủy hoại
tài nguyên, không thân thiện và hài hoà với thiên nhiên.

2.5. Biến đổi khí hậu sau COP 21. Mặc dù cuộc chiến chống BĐKH đã diễn ra hơn 20 năm, nhưng
nồng độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển, nguyên nhân gây ra BĐKH, vẫn liên tục gia tăng và
đã đạt mức 400 ppm vào năm 2015, vượt hơn giới hạn an toàn của chỉ số này là 350 ppm. Theo đó,
các dấu hiệu của BĐKH (nhiệt độ trung bình, độ bất thường của thời tiết, khí hậu, mực nước biển
dâng, thiên tai…) ngày càng gia tăng và tác động mạnh mẽ tới tự nhiên và sự phát triển KT-XH, gây
ra những tổn thất ngày càng lớn trên phạm vi toàn cầu.
Sau 20 phiên họp thường niên của các Bên nước tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH
(COP), mãi tới phiên họp lần thứ 21 (COP 21) (12-2015) tại Pa-ri (Pháp), cộng đồng quốc tế mới đi
tới nhất tri và thông qua được “Thỏa thuận về khí hậu” với mục tiêu đầy tham vọng nhằm giới hạn
nhiệt độ Trái đất đến cuối thế kỷ chỉ tăng thêm ở mức dưới 2 oC, và cố gắng dưới 1, 5oC so với thời
kỳ tiền công nghiệp3.
Đây là Thỏa thuận đánh dấu bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên hợp quốc sau hơn 2 thập
kỷ, nhằm thuyết phục chính phủ các nước hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, hạn chế gia
tăng nhiệt độ của trái đất. Từ đây, sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu - kỷ nguyên
phát triển phát thải các-bon thấp, với các mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường; hạn
chế, tiến tới xóa bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo. Quá trình ấy có sự tham gia tích cực của các thành phần trong xã hội, từ các nhà hoạch định
mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu - kỷ nguyên phát triển phát thải các-bon thấp, với
các mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường; hạn chế, tiến tới xóa bỏ sử dụng nhiên
liệu hóa thạch, thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Quá trình ấy có sự tham gia
tích cực của các thành phần trong xã hội, từ các nhà hoạch địnhchính sách, nhà khoa học, công
nghệ, giáo dục, hoạt động văn hoá, doanh nghiệp, cả xã hội và cộng đồng, v.v.

Ở Việt Nam, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vừa được Chính phủ phê
duyệt, gồm 5 nhóm nhiệm vụ: i) Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; ii) Nhiệm vụ thích ứng
với biến đổi khí hậu; iii) Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực; iv) Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai,
minh bạch; v) Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế4.
3
Chinh phủ Việt Nam, 2016. Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
4
Chinh phủ Việt Nam, 2016. Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
57
Cùng với kết quả đạt được, thời gian tới, việc thực thi Thỏa thuận Pa-ri vừa mở ra thời cơ cho nước
ta trong hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tạo động lực để chúng ta thay đổi mô hình
tăng trưởng và cơ hội tranh thủ các nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực) để hướng tới một nền kinh tế
các-bon thấp; đồng thời, đặt ra những khó khăn, thách thức gay gắt. Trong tương lai gần, biến đổi
khí hậu sẽ tiếp tục tác động, gây hậu quả nặng nề đối với đời sống người dân và cả nền kinh tế, nhất
là ở các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi. Điều đó
đòi hỏi chúng ta, một mặt cần huy động nhiều nguồn lực hơn cho thích ứng và khắc phục hậu quả do
thiên tai gây ra; mặt khác, vẫn phải nỗ lực đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội,
xóa đói giảm nghèo. Trong khi đó, việc chi phí đầu tư cho cải tiến, đổi mới công nghệ, phát triển
năng lượng tái tạo để thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch (theo cam kết) không hề nhỏ, tạo áp lực
lớn đối với tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, thực hiện nghĩa vụ của một bên tham gia
Thỏa thuận, Việt Nam phải thay đổi cách thức tiến hành kiểm kê khí nhà kính cũng như chế độ báo
cáo theo phương thức: chuyển từ mục tiêu mang tính tương đối sang các tiêu chí có tính định lượng
rõ ràng, với các tiêu chuẩn cao hơn. Điều đó cũng sẽ kéo theo nhu cầu lớn về nguồn lực. Đây là
những thách thức rất lớn đối với nước ta.

58
Hướng dẫn các chủ đề ôn thi

1. Phát triển truyền thống và các vấn đề môi trường toàn cầu
2. Phát triển bền vững, chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ 21: Định nghĩa và sơ đồ
phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
3. Phát triển bền vững của Việt Nam: Những thành tựu và tồn tại trong hơn 20 năm
PTBV
4. Biến đổi khí hậu: Thực trạng, biểu hiên, nguyên nhân, tác động và các cam kết quốc
tế để ứng phó
5. Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam
6. Biến đổi khí hậu – thách thức lớn nhất cho phát triển bền vững
7. Phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH; Phân tích các nôi dung chính của Chiến
lược quốc gia (của Việt Nam) về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050
8. Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC lần thứ 21 (COP 21) đã có những kết quả
quan trọng gì. Điều này sẽ đem đến những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam?
9. Chương trình nghị sự 2030 (giai đoạn 2016-2030) có những điểm mới gì so với giai
đoạn trước (1992-2015)?

59

You might also like