You are on page 1of 3

Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TÀI

SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN
HOSE
2.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
2.1.1 Khái niệm
Công ty cổ phần có đặc trưng điển hình của công ty đối vốn, vốn của công ty được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông,
cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho
đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân, tối thiểu
phải có 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại
chứng khoán khác của công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng lại số cổ phần
mà mình nắm giữ cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và
khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020
Ngoài tìm hiểu về khái niệm công ty cổ phần, bài nghiên cứu này còn nhắc tới công ty
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Theo
Luật chứng khoán 2019, điều 4, khoản 24 “Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng
khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng
khoán niêm yết”
2.1.2 Đặc điểm
Công ty cổ phần niêm yết có những đặc điểm pháp lí xuất phát từ Luật doanh nghiệp
2020, Luật chứng khoán 2019, Luật đầu tư 2014 và các luật ban hành có liên quan
khác.
Ưu điểm
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên là tồn tại độc lập, tách biệt với các
cổ đông, cá nhân, pháp nhân khác của công ty. Tạo lập được sự tin tưởng, rõ
ràng với khách hàng do pháp nhân không thay đổi bất thường, hoạt động được
kép dài, không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân xấu xảy ra với thành viên.
Nên tài sản cố định hay là tổng tài sản được tách bạch, bảo vệ bởi doanh
nghiệp. Tự do bán, mua, trao đổi, thế chấp tài sản cố định bằng các giao dịch,
hợp đồng lấy danh nghĩa, uy tín của công ty cổ phần.
- Nhờ vào việc công ty có quyền và nghĩa vụ của riêng mình khác biệt với cổ
đông nên khi họ chuyển dịch vốn vào công ty cổ phần và vốn đó trở thành tài
sản của công ty. Vốn thuộc quyền sở hữu của công ty là sự giới hạn rủi ro của
cổ đông với toàn bộ số vốn họ đầu tư. Chính điều này giúp công ty thu hút
được nhiều hơn người góp vốn trực tiếp làm tăng vốn điều lệ, mua sắm tài sản
cố định.
- Với uy tín và độ đảm bảo an toàn được nâng cao của công ty niêm yết do phải
tuân thủ theo các qui định của LDN 2020, LCK 2019 và khi phát hành cổ phiếu
ra sàn chứng khoán chịu sự giám sát của thị trường và sự quản lí của nhà nước
bắt buộc các công ty cổ phần xây dựng niêm yêt thực hiện hệ thống quản trị nội
bộ chặt chẽ và công khai minh bạch các thông tin. Quản lí sẽ chặt chẽ hơn về
tài sản nhất là tài sản cố định.
- Việc chuyển nhượng, thừa kế cổ phần một cách tự do của cổ đông nhưng phải
theo qui định. Đó là lợi thế của công ty cổ phần so với công ty TNHH nên
người sẽ muốn đầu tư vào công ty cổ phần hơn.
- Cấu trúc vốn đa dạng, linh hoạt. Ngoài cổ phiếu phổ thông cần phải có ra, công
ty cổ phần còn có các loại cổ phần ưu đãi (biểu quyết, cổ tức, hoàn lại) và trái
phiếu cùng với các chứng khoán khác được có quyền và nghĩa vụ theo từng
loại mà nhà đầu tư sở hữu. Đáp ứng được nhu cầu về sự đa dạng của người đầu
tư và khả năng dịch chuyển vốn linh hoạt nhưng song song đó lợi ích không bị
thay đổi bởi sự chuyển dịch đó. Việc quản lí và sử dụng tài sản cố định cũng
không bị ảnh hưởng bởi tính ổn định về việc vốn của công ty.
- Tính độc lập về sở hữu và quản lí. Giám đốc hoặc tổng giám đốc được bổ
nhiệm và chịu sự giám sát bởi hội đồng quản trị, GĐ điều hành, quản lý mọi
hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty cổ phần. Việc quản lí được tập
trung hóa cao vào ban giám đốc. Ban giám đốc có thể là người trong HĐQT
hoặc thuê ngoài. Nhờ đó, công ty có thể thu hút nhiều người có chuyên môn,
nhận thức, trình độ về ngành xây dựng, biết cách quản lí, sử dụng tài sản cố
định qua đầu tư có lợi nhuận với một số máy móc thiết bị liên quan đến ngành
xây dựng. Hay là lựa chọn thuê TSCĐ làm tăng suất làm việc và khấu hao nó
như thế nào cho hợp lí.
- Hầu hết các quyết định mang tính quan trọng trong công việc kinh doanh đều
phải thông qua cổ đông. Khi công ty quyết định mua sắm tài sản cố đinh có giá
trị từ 35% so với tổng giá trị tài sản báo cáo tài chính gần nhất. Mặc dù công ty
coi đó là tài sản cá nhân của mình, thực tế thì cổ đông có thẩm quyền quyết
định để hội đồng quản trị thông qua đó quản lý, nhân danh công ty để quyết
định mua hay bán tài sản cố định.
Khuyết điểm
- Giám đốc bị hạn chế bởi cổ đông do phải tối ưu hóa lợi nhuận của chủ sở hữu
cổ phần. Nếu đa số những người sở hữu có xu hướng chỉ muốn sử dụng vốn
CSH để đầu tư TSCĐ, rất thận trọng trong việc đổi TSCĐ mà người quản lí
muốn mạnh dạn thay đổi cấu trúc tài sản, nắm giữ mức dự trữ ít lại, mượn nợ
nhiều hơn để đầu tư toàn bộ máy móc, nhanh chóng thay đổi công nghệ với số
lượng lớn, mặc dù tiềm năng đối mặc với rủi ro trong kinh doanh rất cao.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy


Công ty cổ phần có rất nhiều thành viên do đó cần có qui định quản lí chặt chẽ giúp dễ
kiểm soát, điều hành thuận lợi hơn.
Theo qui định chung LDN 2020 về cơ cấu tổ chức quản lí công ty cổ phần theo điểu
137 có 2 mô hình. Nhưng đây là công ty cổ phần niêm yết nên gồm có: Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và vài
thành viên bắt buộc khác theo Luật Chứng Khoán
2.2 Thực trạng chung quản lí và sử dụng tài sản cố định
2.2.1 Cơ cấu tài sản cố định
2.2.2 Tình hình quản lí tài sản cố định
2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng
2.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động

You might also like