You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ
NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

Họ tên SV: Nguyễn Ngọc Huyền


Mã SV: 83483
Lớp: KTN60CL
Nhóm:. 3
Người hướng dẫn: Đoàn Thị Thu Hằng

HẢI PHÒNG – 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..........................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..............................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ............3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung....................................................................................3
1.1.2. Những sự kiện quan trọng.....................................................................3
1.1.3. Quá trình phát triển...............................................................................6
1.2. Chức năng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.............................................6
1.2.1. Chức năng.............................................................................................6
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh........................................................................6
1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh.............................................................................7
1.3. Bạn hàng, đối tác, thị trường chính.............................................................7
1.3.1. Các bạn hàng, đối tác............................................................................7
1.3.2. Thị trường chính....................................................................................8
1.4. Cơ sở vật chất..............................................................................................9
1.4.1. Cơ sở hạ tầng.........................................................................................9
1.4.2. Phương tiện vận tải...............................................................................9
1.4.3. Yếu tố kỹ thuật......................................................................................9
1.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự........................................................................10
1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý........................................................................10
1.6. Kết quả kinh doanh...................................................................................11
1.7. Định hướng hoạt động...............................................................................12
1.7.1. Các mục tiêu chủ yếu của công ty.......................................................12
1.7.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn................................................12
1.7.3. Các mục tiêu phát triển bền vững.......................................................13
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ............................................................................14
2.1. Nhận xét chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam...................14
2.1.1. Tình hình của hoạt động xuất khẩu.....................................................14
2.1.2. Tình hình của hoạt động nhập khẩu....................................................17
2.2. Vận chuyển hàng hóa tổng hợp.................................................................19
2.2.1. Các mặt hàng vận chuyển...................................................................19
2.2.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu......................................20
KẾT LUẬN.........................................................................................................21
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...........................22
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DXP DOAN XA PORT
CTCP Công ty Cổ phần
XN Xí nghiệp
GDCK Giao dịch chứng khoán
HĐQT Hội Đồng Quản Trị
BGTVT Bộ giao thông vận tải
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
DWT Đơn vị trọng tải của tàu
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số
Tên bảng Trang
bảng
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đạt
1.3 11
được trong năm 2020

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hình Tên hình Trang

1.1 Logo Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 3

1.2 Sơ đồ tổ chức 10
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng năm 2020 so
2.1 15
với năm 2019
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng chủ lực năm
2.2 18
2020 so với năm 2019
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành vận tải là một ngành kinh tế đặc biệt, phát sinh trong quá trình phát triển
của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và hoạt động với quy mô lớn. Nó không trực
tiếp sản xuất ra hàng hoá, của cải cho xã hội nhưng nó làm nhiệm vụ vận chuyển
sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vì vậy nó thúc đẩy sản xuất và trở
thành một trong những bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản suất. Sản xuất
của ngành vận tải là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu hợp thành Xí
nghiệp vận chuyển,bốc xếp, xưởng sửa chữa,… Trong đó vận tải biển là hình
thức vận tải tốn nhất. Đầu tư vào xây dựng, bảo dưỡng và vận hành là tốn kém
nhất, chỉ có chi phí nhiên liệu cho xe là thấp nhất. Ngoài ra khả năng chịu tải của
xe rất lớn có thể vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng. Vận tải đường
biển rộng khắp, toàn cầu, giao hàng nhanh chóng đến tận tay người tiêu dùng.
Một thành phần không thể thiếu trong vận tải biển là khả năng di chuyển, tổ
chức hợp lý sức tải của tàu, độ bền. Cảng có tầm quan trọng lớn, nơi mà việc di
chuyển hàng hóa từ đường thủy sang các phương tiện vận tải khác quyết định
việc phân phối hàng hóa, năng lực vận tải lớn của công nghiệp biên mậu. Do
nước ta có bờ biển dài và nhiều vũng, vịnh nên giao thông hàng hải đóng vai trò
then chốt trong mạng lưới giao thông quốc gia. Khối lượng vận chuyển Đặc biệt
là vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó việc tổ chức xếp dỡ hàng hóa
cho các phương tiện vận tải là nhiệm vụ quan trọng của cảng biển, cảng là trung
tâm vận tải, là nơi giao thoa giữa các cảng, vận chuyển bằng các phương thức
vận tải.Một lần nữa, đây có thể là điểm đầu hoặc điểm cuối của lộ trình này.
Đồng thời là nơi kết nối hệ thống giao thông quốc gia với hệ thống thông tin liên
lạc quốc tế. Như vậy, cảng bao gồm một loạt các thiết bị, máy móc và thiết bị
xếp dỡ. với các công trình lâu bền, nhà máy đóng tàu, kho bãi… dịch vụ vận
chuyển, bốc xếp từ tàu vào bờ và ngược lại đảm bảo an toàn cho người và hàng
hóa, phương tiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tàu cập bến và làm công việc xếp
dỡ hàng hóa. Cảng ra vào chiếm một phần lớn trong toàn bộ thời gian giao
thương của con tàu. Công tác xếp dỡ tại cảng được tổ chức tốt làm tăng năng
suất vận chuyển của đội tàu. Mang lại hiệu quả thương mại cao đóng góp vào
nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác xếp dỡ tại cảng có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với ngành GTVT nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói
chung.
Hải Phòng từ lâu được biết đến là cảng biên lớn nhất miền Bắc, đầu mối giao
thông lớn với hệ thống đường thủy, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và
quốc tế, là cửa chính ra biên của Thủ đô. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là đầu mối
giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang -
vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Vì vậy, trong chiến lược phát
triển kinh tế: xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng được xác định là
cực phát triển của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng, Quảng
Ninh); Là trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật của vùng Duyên hải Bắc Bộ và
là một trong những trung tâm phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm của miền
Bắc và cả nước
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
1.1.1. Giới thiệu chung.
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
Tên giao dịch quốc tế: DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DOAN XA PORT
Trụ sở chính: Số 15 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng.
Điện thoại : 0225 3765 029
Fax: 0225 3765 029
Email : contact@doanxaport.com.vn
Website : http://www.doanxaport.com.vn
Đơn vị chủ quản: Cục Hàng hải Việt Nam
Logo công ty:

Hình 1.1: Logo Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá

1.1.2. Những sự kiện quan trọng.


– Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tiền thân là Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá, là
đơn vị trực thuộc Cảng Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số
334/TCCB-LĐ ngày 28/06/1995 của Cục Hàng Hải Việt Nam.
– Ngày 19 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
1372/QĐ-TTg, quyết định việc chuyển Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá thành Công
ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá với vốn điều lệ là 35.000.000.000 đồng trong đó Vốn
nhà nước là 17.850.000.000 đồng chiếm 51%.
– Công ty tăng từ 35 tỷ đồng ngày 01/11/2001 lên 54,5 tỷ đồng ngày 31/12/2006
(bao gồm cả lợi nhuận chưa phân phối).
– Ngày 12 tháng 12 năm 2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
chứng nhận: Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá được niêm yết cổ phiếu phổ thông
tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 12/12/2005 với mã
chứng khoán là DXP.
– Ngày 13 tháng 11 năm 2006, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước chứng nhận:
Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá được niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 13/11/2006. Ngày giao
dịch đầu tiên tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh là ngày 11/12/2006.
– Ngày 25 tháng 12 năm 2007, Công ty phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn
điều lệ lên 52.500.000.000 đồng từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế
năm 2007 theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ngày 20 tháng 11 năm
2007, trong đó Vốn nhà nước là 26.775.000.000 đồng chiếm 51%. Ngày
25/01/2008 cổ phiếu phát hành thêm được chính thức giao dịch tại Sở GDCK
thành phố Hồ Chí Minh.
– Ngày 21 tháng 05 năm 2009, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
chứng nhận: Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá được niêm yết cổ phiếu phổ thông
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 21/05/2009. Ngày giao dịch
đầu tiên tại Sở GDCK Hà Nội là ngày 08/06/2009
– Ngày 16 tháng 05 năm 2011, Công ty phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1
từ quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ từ 52.500.000.000 đồng lên
78.749.720.000 đồng theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên
năm 2011 ngày 18 tháng 03 năm 2011. Số lượng cổ phiếu phát hành thêm được
niêm yết bổ sung tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 06/09/2011.
– Ngày 30 tháng 05 năm 2011, Công ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng
Huân chương Lao động Hạng nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
– Thành lập chi nhánh CTCP Cảng Đoạn Xá – XN Dịch vụ Vận tải Đa Phương
Thức theo quyết định số 17/QĐ-HĐQT ngày 22 tháng 09 năm 2011
– Thành lập chi nhánh CTCP Cảng Đoạn Xá – XN Dịch vụ Xếp dỡ và Giao
nhận theo quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày 22 tháng 09 năm 2011.
– Tháng 8 năm 2011, dựa trên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng
doanh số, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm trở lại đây (2008-2010),
khả năng quản lý vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn, hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008, Công ty đã được Tạp chí kinh tế
thế giới có uy tín Forbes vinh danh là 200 công ty vừa và nhỏ tốt nhất Châu Á,
trong đó Việt Nam có 10 công ty lọt vào danh sách trên.
– Tháng 1 năm 2013, Công ty đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua do
đã có thành tích xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi
đua yêu nước ngành Giao thông vận tải năm 2012.
– Tháng 1 năm 2014, Công ty được tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2013 của Bộ
Giao thông Vận tải theo quyết định số 47/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Tháng 5/2015 Tổng công ty Hàng Hải Việt nam đã thoái vốn và không còn là
cổ đông của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá.
– Ngày 29 tháng 07 năm 2016, Công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ
lệ 2:1 và phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 2:3 theo nội dung của Nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 để tăng vốn chủ sở hữu từ
78.749.720.000 đồng lên 236.246.560.000 đồng. Tổng số cổ phiếu phát hành
thêm trong năm 2016 chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội từ ngày 15/09/2016.
– Thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tại thành phố Hà Nội
theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh ngày 17/10/2016.
– Ngày 10 tháng 07 năm 2017, Công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm
2016 với tỷ lệ 10% theo nội dung của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2017.
1.1.3. Quá trình phát triển
Công ty được thành lập từ năm 2001 cho đến nay đã trải qua 11 năm xây dựng
và phát triển. Công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị hiện đại,
xây dựng quy trình công nghệ xếp dỡ giúp nâng cao khả năng khai thác, tăng
sản lượng thông qua cảng. Ngoài việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
Công ty còn chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu Cảng Đoạn
Xá.
1.2. Chức năng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
1.2.1. Chức năng.
- Xếp dỡ hàng hoá thông qua cảng
- Lai dắt, hỗ trợ tàu ra vào cảng trong khu vực
- Kinh doanh kho bãi
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ
- Cung ứng các dịch vụ phục vụ chủ tàu và khách hàng thông qua cảng
- Cung ứng điện nước, sửa chữa cơ khí, vệ sinh container
- Trung chuyển hàng hóa quốc tế
- Các dịch vụ khác có liên quan ....
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh.
- Bốc xếp hàng hoá.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải bao gồm: dịch vụ giao
nhận hàng hoá, dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ
nâng cẩu hàng hoá, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải đường biển,
môi giới thuê tàu biển.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá.
- Vận tải hành khách ven biển và viễn dương vận tải hàng hoá ven biển và viễn
dương.
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác - dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa.
- Vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ.
1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh.
Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai
thác cảng biển, đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Đây là lĩnh vực khiến doanh nghiệp có nhiều sự cạnh tranh đặc biệt là các trung
tâm thương mại hàng hải, ngoài Hải Phòng còn có ở thành phố Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu, Đà Nẵng...
1.3. Bạn hàng, đối tác, thị trường chính.
1.3.1. Các bạn hàng, đối tác.
- HMM (Hyundai Merchant Marine): là hãng tàu container lớn nhất Hàn Quốc
và xếp hạng thứ 8 thế giới, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên đại
dương.
HMM hình thành mạng lưới toàn cầu với 4 trụ sở quốc tế, 27 công ty con, 76 chi
nhánh, 5 văn phòng ở nước ngoài và 10 văn phòng đại diện.
 Chi nhánh công ty ở Việt Nam cụ thể ở Hải Phòng:
Địa chỉ : Số 15 Hoàng Diệu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 84-225-3569215
Fax: 84-225-356921
- Tập đoàn Hòa Phát: là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Hòa Phát chuyên về các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng,
điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp.
Tập đoàn Hòa Phát có 11 Công ty thành viên với 25.424 CBCNV, hoạt động trải
rộng trên phạm vi cả nước và 01 văn phòng tại Singapore.
 Chi nhánh Tập đoàn tại Hải Phòng:
Địa chỉ: Số 77 Tô Hiệu, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3851 265
Fax: 035.868.6285
- Công ty Cổ phần vận tải và bao bì Traco: là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu trong ngành Giao nhận vận chuyển quốc tế (Logistics) và Sản xuất bao
bì carton.
 Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng:
Địa chỉ: Số 271 Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 0225.3822.440
Fax: 0225.3745.679
- Công ty Doosan: là một tập đoàn đa ngành lớn và lâu đời của Hàn Quốc,  tập
trung vào sản xuất hàng hóa tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, thương mại và xây
dựng.
 Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng:
Doosan Vina Hải Phòng
Địa chỉ: Số KM92, Quốc lộ 5, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253712705
- Công ty Posco (Pohang Iron and Steel Company):  là một công ty đa quốc
gia chuyên về sản xuất thép lớn thứ tư trên thế giới. Ngoài sản xuất sắt thép,
POSCO cũng có mặt trong thiết kế xây dựng và xây dựng. Công ty có trụ sở
chính được đặt tại thành phố Pohang, Hàn Quốc.
 Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng:
Địa chỉ: Số KM9, Quốc lộ 5, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253850100
- Công ty Cổ phần Giao Nhận Vận Tải DH (DH Logisitcs Corp): là một đại lý
vận hành dịch vụ vận tải không tàu cho tuyến Hải Phòng - Hongkong và
Singapore.
 Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng:
DH logistics Hải Phòng
Địa chỉ: Phòng 510, TD plaza, Lô 3& 4, 20A Lê Hồng Phong, quận Ngô
Quyền , thành phố Hải Phòng
DH Trucking:
Địa chỉ: 1158 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02422044488
Fax: 02432595529
1.3.2. Thị trường chính.
Các nghiệp vụ kinh doanh chính của Cảng Đoạn Xá là các hoạt động liên quan
đến khai thác cảng biển và các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ đại lý và giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đại lý tàu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tàu nước ngoài về gom
hàng và dàn xếp các công việc phục vụ tàu tại Cảng trong thời gian tàu ở Việt
Nam. Còn nghiệp vụ giao nhận đảm bảo công việc vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu từ điểm đầu đến điểm kết cho chủ hàng. Nghiệp vụ này bao gồm :
gom hàng lẻ, nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký hãng tàu, làm
thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa với tư cách là người kinh doanh độc lập.
1.4. Cơ sở vật chất.
1.4.1. Cơ sở hạ tầng.
- Cầu tàu dài 225m, độ sâu trước bến -8,4m, tiếp nhận tàu đến 40.000DWT
(giảm tải) vào bốc dỡ hàng.
- Diện tích kho bãi: hệ thống kho kín rộng 1000m2 và bãi rộng 80.000m2 để xếp,
chứa hàng container và các loại hàng hóa khác, tổng sức chứa 76.800m2. Lợi thế
đó cảng thu hút được nhiều tàu hàng vào làm hàng và trú ngụ lưu kho hàng
container.
1.4.2. Phương tiện vận tải.
Các phương tiện chính: xe nâng hàng, xe vận tải container, cần trục, đế chuyền.
- Phương tiện xếp dỡ gồm: 03 cần trục chân đế 40 tấn; 08 xe nâng container
(reachstacker) có sức nâng đến 45 tấn; 06 xe nâng hàng từ 3,5 đến 25 tấn; đội xe
vận tải container 23 chiếc.
1.4.3. Yếu tố kỹ thuật.
- Trước đây các tàu có trọng tải đến 8.000DWT nhưng hiện nay cỡ tàu vào cảng
lên đến 40.000DWT.
- Cảng có độ sâu luồng lạch thấp -4.5 với độ sa bồi lớn.

1.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.


1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức

Mô hình quản trị bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Ban điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan thẩm quyền cao nhất quyết định
mọi vấn đề quan trọng của công ty.
- Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích quyền lơị của công ty (trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ
quyết định).
- Ban kiểm soát: kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành
công ty nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các cổ đông.
- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt
động kinh doanh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của công ty.
- Phó tổng giám đốc: là người giúp cho tổng giám đốc trong việc quản lý các
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các phòng chức năng: giúp Ban điều hành quản trị các phòng ban chức năng
Số lượng cán bộ công nhân viên: Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng số cán bộ
công nhiên viên là 219 người ( tại ngày 01/01/2020 là 200 người).
1.6. Kết quả kinh doanh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đạt được trong năm 2020:

Bảng 1.3
Từ bảng cho thấy tổng lợi nhuận kế toán trước trước thuế và sau thuế đều tăng
so với thực hiện năm 2019 và vượt mức kế hoạch đề ra.
- Chỉ tiêu tổng doanh thu năm 2020 giảm 1,22% so với năm 2019 và bằng
114,33% so với kế hoạch đề ra.
- Chỉ tiêu tổng chi phí giảm 16,71% so với năm 2019 và bằng 93,9% so với kế
hoạch.
- Chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 tăng 29,36% so với thực
hiện năm 2019 và bằng 158,03% so với kế hoạch.
- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 37,98% so với thực hiện năm 2019.
Điều này không thể phủ nhận đến sự hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp
trong năm 2020: giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng
doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Vì vậy, thuế suất năm 2020 công ty
áp dụng là 14%.
1.7. Định hướng hoạt động.
1.7.1. Các mục tiêu chủ yếu của công ty.
- Mục tiêu của Công ty là trở thành một Cảng phát triển ổn định, bền vững và có
uy tín trong ngành khai thác Cảng.
+ Củng cố tổ chức, đào tạo bổ sung lực lượng trẻ, nâng cao tay nghề công nhân
viên đồng thời tăng cường công tác quản lý và quản trị công ty.
+ Xây dựng các chính sách Marketing cụ thể, hiệu quả góp phần mở rộng nguồn
hàng, phát triển thị phần.
+ Đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết
bị xếp dỡ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng các dịch vụ.
+ Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ vệ tinh
của Cảng như dịch vụ bến bãi, xếp dỡ, vận chuyển container, dịch vụ đại lý, lại
dắt, hỗ trợ tàu biển, dịch vụ logictics, dịch vụ cung ứng cho tàu để tăng doanh
thu và lợi nhuận cho Công ty.
1.7.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn.
- Khai thác tối đa nguồn lực hiện tại của Công ty
- Đầu tư hoàn chỉnh và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng và dây chuyền
xếp dỡ container và hàng rời.
- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh phù hợp hướng phát triển của ngành, của
Nhà nước và của khu vực.
- Xây dựng các chính sách Marketing cụ thể, hiệu quả góp phần mở rộng nguồn
hàng, phát triển thị phần.
- Hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành
và quản lý doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát trong điều hành sản xuất kinh doanh đồng
thời xây dựng đội ngũ lao động có tri thức, giỏi nghiệp vụ, có văn hoá ứng xử
trong hiện tại và tương lai.
1.7.3. Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và
chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty: Công ty
đảm bảo rằng vấn đề trách nhiệm với môi trường, xã hội và cộng đồng luôn
song hành và gắn liền với hệ thống quản lý, văn hóa của Công ty.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

2.1. Nhận xét chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Năm 2020 được đánh giá là một năm nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung
và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng bởi những tác động của dịch Covid-19.
Thế nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt được nhiều kết quả tích
cực.
2.1.1. Tình hình của hoạt động xuất khẩu.
- Trong năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng 7,0% so
với năm 2020. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm
1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng
2,1 điểm phần trăm so với năm trước).
- Cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng
tăng 18,39 tỷ USD so với năm trước. Trong đó: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác tăng 8,89 tỷ USD, tương ứng tăng 48,6%; máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện tăng 8,66 tỷ USD, tương ứng tăng 24,1%; gỗ và sản phẩm gỗ
tăng 1,72 tỷ USD, tương ứng tăng 16,2%; sắt thép các loại tăng 1,05 tỷ USD,
tương ứng tăng 25,1%...
Bên cạnh đó có một số nhóm hàng giảm mạnh như: hàng dệt may giảm 3,02 tỷ
USD, tương ứng giảm 9,2%; giày dép các loại giảm 1,52 tỷ USD, tương ứng
giảm 8,3%; xăng dầu các loại giảm 1,03 tỷ USD, tương ứng giảm 51,2%...
Hình 2.1: Mức tăng/giảm trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng năm 2020 so
với năm 2019

Điện thoại các loại và linh kiện: Trong năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này đạt
51,18 tỷ USD, giảm 0,4% so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này
sang thị trường Trung Quốc đạt 12,34 tỷ USD, tăng mạnh 48,8%; sang EU (28
nước) đạt 10,06 tỷ USD, giảm 18,6%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 8,79 tỷ
USD, giảm 1,2%; sang Hàn Quốc đạt 4,58 tỷ USD, giảm 11%... so với năm
trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng
này trong cả năm 2020 đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019.
Trong năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đạt 11,09 tỷ USD,
tăng 16% so với năm trước; sang thị trường Hoa Kỳ đạt 10,39 tỷ USD, tăng
mạnh 71,7%; sang thị trường EU (28 nước) đạt 6,51 tỷ USD, tăng 28,7%; sang
Hồng Kông đạt 4,19 tỷ USD, tăng 38,2%...
Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2020 lên 29,81 tỷ
USD, giảm 9,2% so với năm trước.
Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này cho Hoa Kỳ với trị giá đạt
gần 14 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm trước và chiếm 46,9% tổng trị giá xuất
khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 3,68 tỷ USD,
giảm 15%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3,53 tỷ USD, giảm
11,4%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 2,86 tỷ USD, giảm 14,8%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Tính cả năm 2020 trị giá xuất
khẩu nhóm hàng này đạt 27,19 tỷ USD, tăng 48,6% so với năm trước.
Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang: Hoa Kỳ với 12,21 tỷ USD, tăng mạnh
141,5%; EU (28 nước) đạt trị giá 3,49 tỷ USD, tăng 28,5%; Hàn Quốc với 2,05
tỷ USD, tăng 25,9%; Nhật Bản với 2,05 tỷ USD, tăng 5,6%; Trung Quốc với
1,94 tỷ USD, tăng 22,2%... so với năm 2019.
Thủy sản: Trong năm 2020 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,4 tỷ USD, giảm
1,5% so với năm trước.
Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang 4 thị trường chính là Hoa Kỳ đạt 1,6 tỷ
USD, tăng 10,4%; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 1,8%; EU đạt 1,3 tỷ USD,
giảm nhẹ 0,8% và Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,8%.
Gạo: Trong năm 2020, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 6,2 triệu tấn, giảm  1,9%
về lượng so với năm trước nhưng do đơn giá bình quân xuất khẩu tăng nên trị
giá đã tăng 11,2%, đạt 3,12 tỷ USD. Đặc biệt, lượng gạo xuất sang thị trường
Trung Quốc tăng mạnh 70%, với 811 nghìn tấn; và xuất sang thị trường dẫn đầu
Philippin 2,2 triệu tấn; tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước.
Đá quý, kim loại quý & sản phẩm: Trong năm 2020, trị giá xuất khẩu nhóm
hàng này đạt tới 2,67 tỷ USD, tăng mạnh 28,7% so với năm trước. Trong đó:
xuất sang Hồng Kông là 2,1 tỷ USD, trong khi con số của cùng kỳ năm trước chỉ
là 50 triệu USD; xuất sang Thụy Sĩ là 103 triệu USD, giảm mạnh so với con số
1,4 tỷ USD của năm ngoái.
2.1.2. Tình hình của hoạt động nhập khẩu.
- Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm
2019. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, xuất
khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm
2019, chiếm tỷ trọng 93,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhập
khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng tăng
mạnh tới 16,3%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh
mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ
chiếm 6,4%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2019.
- Tổng trị giá nhập khẩu năm 2020 tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD so
với năm trước. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 12,63
tỷ USD, tương ứng tăng 24,6%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,03 tỷ
USD, tương ứng tăng 13,9%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 731 triệu USD, tương
ứng tăng 11,2%...
Hình 2.2: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng chủ lực năm 2020 so với
năm 2019

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trong năm 2020 nhập khẩu nhóm
hàng này đạt tới xấp xỉ 64 tỷ USD, tăng 24,6%  so với cùng kỳ năm trước và
chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 24% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trong năm qua, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh và đã vượt Hàn Quốc trở
thành thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam. Cụ thể, nhập
từ Trung Quốc với 18,5 tỷ USD, tăng tới 52% (tương ứng tăng 6,3 tỷ USD);
nhập từ Hàn Quốc với 14,1 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,7%; ngoài ra nhập từ Đài
Loan với 7,7 tỷ USD, tăng tới 38% (tương ứng tăng 2,1 tỷ USD) so với năm
trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này
trong năm 2020 lên 37,25 tỷ USD, tăng nhẹ 1,4% so với năm trước.
Trung Quốc cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2020 với trị giá
hơn 17 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2019. Bên cạnh đó, các thị trường chủ
lực khác đều suy giảm như thị trường Hàn Quốc với 6 tỷ USD, giảm 2,6%; nhập
từ Nhật Bản với 4,4 tỷ USD, giảm 5,9%; nhập từ Đức với 1,5 tỷ USD, giảm
12,4% so với năm trước.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt,
vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trong năm 2020 qua, tổng trị
giá nhâ ̣p khẩu của nhóm hàng này là 21,54 tỷ USD, giảm 10,7% (tương ứng
giảm 2,6 tỷ USD) so với năm 2019. Năm 2020, Trung Quốc là thị trường lớn
nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51% với 10,9 tỷ
USD, giảm 5,3% so với năm trước. Ngoài ra, nhập khẩu nhóm hàng này còn có
xuất xứ từ Hàn Quốc với 2,3 tỷ USD, giảm 21%; từ Đài Loan với hơn 2 tỷ USD,
giảm 14,4%; từ Hoa Kỳ với 1,7 tỷ USD, giảm 18%.
Điện thoại các loại và linh kiện: Tính cả năm 2020, trị giá nhập khẩu nhóm
hàng này đạt 16,64 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm 2019. Trong năm 2020,
Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và
linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 15,56 tỷ USD, chiếm 93% tổng trị
giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó: từ Trung Quốc là 7,8 tỷ USD, tăng
2,9% so với năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 7,76 tỷ USD, tăng 31,1%…
Phế liệu sắt thép: Năm 2020, lượng phế liệu sắt thép nhập về Việt Nam đạt 6,3
triệu tấn, tăng 11,4%; với trị giá đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với năm
2019. Phế liệu sắt thép có nguồn gốc xuất xứ từ 2 thị trường chính là Nhật Bản
và Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng tới 70%. Lượng nhập từ Nhật Bản là 3,4 triệu tấn,
tăng 55% và từ Hoa Kỳ hơn 1 triệu tấn, giảm 16,5%.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Tính chung năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 105
nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm tới 24,5% so với cùng kỳ năm
trước.

2.2. Vận chuyển hàng hóa tổng hợp.


2.2.1. Các mặt hàng vận chuyển.
Hàng thủy sản, Hàng rau quả, Cà phê, Hạt tiêu, Sắn và các sản phẩm từ sắn,
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Quặng
và khoáng sản khác, Than đá, Dầu thô, Xăng dầu các loại, Hóa chất, Sản phẩm
hóa chất, Phân bón các loại, Chất dẻo nguyên liệu, Sản phẩm từ chất dẻo, Cao
su, Sản phẩm từ cao su, Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm mây, tre, cói và
thảm, Gỗ và sản phẩm gỗ, Giấy và các sản phẩm từ giấy, sợi dệt các loại.
Hàng dệt, may, vải mành, vải kỹ thuật khác, Giày dép các loại, Nguyên phụ liệu
dệt, may, da, giày, Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh,
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm, Sắt thép các loại, Sản phẩm từ sắt thép, kim
loại thuờng khác và sản phẩm, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Điện
thoại các loại và linh kiện, Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, Máy móc,
thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, Dây điện và dây cáp điện, Phương tiện vận tải
và phụ tùng, Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận.
2.2.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ giao nhận đảm nhận công việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
từ điểm đầu đến điểm cuối cho chủ hàng. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc
cụ thể như gom hàng lẻ, nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký
hãng tầu, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa với tư cách là người kinh
doanh độc lập.
Dịch vụ gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi
nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container FCL và hàng lẻ LCL).
- Các thị trường mạnh bao gồm: USA, EUS, JAPAN, ASIA.
- Giá cạnh tranh và thời gian chuyển tải là một phần tạo nên uy tín và thương
hiệu của mỗi công ty và luôn gắn với bảo hiểm trách nhiệm người vận tải.
- Chia hàng lẻ nhập khẩu.
- Cung cấp dịch vụ hàng nhập từ các nơi trên thế giới về Việt Nam (đặc biệt từ
thị trường Trung Quốc).
- Dịch vụ hàng nguyên Container
- Dịch vụ hàng các nước khu vực như Lào, Cam-pu-chia.

KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá là một tổ chức doanh nghiệp nhà nước chiếm
53% cổ phần và được hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Qua đợt thực tập cơ sở ngành em thấy rõ được khả năng tổ chức, phân chia công
việc thành từng giai đoạn rõ ràng cho từng bộ phận riêng, quản lý và chịu trách
nhiệm rất tốt. Các thiết bị máy móc của công ty đều được trang bị đầy đủ, hiện
đại hóa, sử dụng các khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến để mang lại hiệu quả
tốt nhất trong công việc. Các cán bộ công nhân viên đều vui vẻ, hòa đồng và
nhiệt tình giúp đỡ cho các thực tập viên.
Bên cạnh đó thì công ty vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế như: thiếu chuyên
nghiệp, không đảm bảo an toàn tính mạng qua các biểu hiện công nhân đi làm
không đội mũ bảo hiểm tại công trường.
Từng bước ngày càng phát triển hoàn thành mục tiêu của Công ty là trở thành
một Cảng phát triển ổn định, bền vững và có uy tín trong ngành khai thác Cảng,
công ty cần rà soát lại quy hoạch cảng biển, đánh giá chất lượng các đội tàu biển
trong cả nước, đồng thời tăng cường nâng cao kết cấu hạ tầng giữa các cảng
biển cũng như dịch vụ hậu cần vận tải.

NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Báo cáo
:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
2. Đánh giá chất lượng Báo cáo (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trên các mặt:
lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

Hải Phòng, ngày tháng năm 20


Điểm đánh giá của GVHD Giảng viên hướng dẫn

You might also like